Khóa luận Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nước Nam ta có một người vốn chưa từng đỗ Trạng nguyên mà tài năng khí phách lại lừng danh hiển hách ở đời, từng được phong là “lưỡng quốc trạng nguyên”, được người đời xếp vào hạng “nhân vật đệ nhất trong nước” (Đỗ Uông), được triều đình nhà Lê phong là “trung nghĩa nội luỹ, Kiệt tiết tuyên lực công thần, Kim tử vinh lộc đại phu” (Bùi Duy Tân, Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan tác giả - tác phẩm, Sở văn hoá thông tin Hà Tây, tr.34), dân xứ Đoài thì yêu mến, trân trọng, ngợi ca gọi ông là “Thần Nông” (Bùi Duy Tân, sđd). Người đó không ai khác chính là Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan. Con người ấy vừa lão thực, giản dị mà trung hiếu, nhân hậu vô ngần. Cả cuộc đời ông dành cho dân, cho nước, tận tâm tận lực vì sự nghiệp Trung hưng, dốc lòng phò tá giúp vua mà không màng danh lợi. Và ở đâu Phùng Khắc Khoan cũng hiện diện với tầm vóc, phẩm chất của một nhà quân sự tài năng, đa mưu túc kế, của một danh nhân, thi sĩ, nhân cách lớn ở đời. 6. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp. Khoá luận tốt nghiệp gồm 3 phần. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung sẽ bao gồm hai chương như sau: Chương 1: Ngôn ngữ 88 bài thơ trong “ngôn chí thi tập” của Phùng Khắc Khoan dưới góc nhìn định lượng. Trong chương 1 chủ yếu đi vào khái quát 88 bài thơ của Trạng Bùng trên phương diện thống kê về thể loại, đề tài, vốn từ ngữ cùng với một vài nhận xét trong cách biểu đạt ngôn từ và hệ thống các điển cố, điển tích nhằm đưa ra kết luận ban đầu về phong cách thơ “ngôn chí” của ông. Chương 2: Giá trị thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan trong tiến trình thơ chữ Hán trung đại Việt Nam nhằm làm nổi bật lên được giá trị về nội dung cũng như những đóng góp về thể tài trong “ngôn chí thi tập” nói riêng và thơ chữ Hán của ông nói chung. Bên cạnh đó đưa ra những nhận xét đánh giá của các học giả đương đại cũng như của giới nghiên cứu về thơ chữ Hán Trạng Bùng để có cái nhìn đúng đắn hơn, sâu sắc hơn về con người từng được hậu thế tôn làm “Thần nông” này. Cuối khoá luận còn có Thư mục tài liệu tham khảo và Phụ lục có bảng thống kê cụ thể hơn trong khảo sát ngôn ngữ 88 bài thơ này.

doc67 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2173 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong cuốn Ảnh hưởng của Hán văn Lý Trần qua thơ và ngôn ngữ thơ Nguyễn Trung Ngạn qua Giới Hiên thi tập là: 0,32 (trong đó L = 1292, N = 3981. Cũng theo số liệu thống kê của cô Phan Thị Thu Hiền về độ phong phú từ vựng trong Thanh Hiên thi tập (Nguyễn Du) là 0,27 ( trong đó L = 1193, N = 4451), và của cô Phùng Thanh Hiếu trong tập Ức Trai thi tập (Nguyễn Trãi) là 0,29 (trong đó L = 1391, N = 4826). Điều đó có nghĩa là ở mỗi tác phẩm của mỗi tác giả khác nhau thì độ phong phú từ vựng cũng khác nhau. Chỉ số P luôn nhỏ hơn 1 vì bản thân L luôn nhỏ hơn N và khi nó càng tiến gần số 1 thì độ phong phú của vốn từ vựng lại ngày càng tăng lên đồng thời khi độ dài văn bản càng tăng thì độ phong phú của P lại càng giảm đi. Nó cũng là cái lý đương nhiên vì N càng tăng thì khả năng tìm từ mới thay thế càng giảm đi. Có thể thấy độ phong phú về từ vựng của các tập ngày càng giảm đi theo thời kỳ. Điều đó không hề có nghĩa là vốn từ trong tập “ngôn chí thi tập” nói riêng và thơ Trạng Bùng nói chung trong thơ Phùng Khắc Khoan kém phong phú. Hơn thế nữa đây mới chỉ là khảo sát qua 88 bài thơ mà giáo sư Bùi Duy Tân tuyển chọn cho cuốn sách của mình. Thực tế cho thấy 88 bài thơ với chỉ số P = 0,30 cùng độ dài văn bản 4674 lượt chữ hán là khá đáng kể. Ngoài cách tính độ phong phú từ vựng đã nói ở trên thì nó còn được đo bằng tỷ lệ của những chữ Hán có tần số xuất hiện 1 lần (theo Nguyễn Tài Cẩn). Dựa vào thống kê của các tác giả đi trước có thể lập được bảng thống kê sau: (công thức: tần số chữ hán có tần số xuất hiện 1 lần / số lượng chữ Hán khác nhau) Giới Hiên thi tập (toàn tập) Ức Trai thi tập (toàn tập) Ngôn chí thi tập (giới hạn trong 88 bài thơ) Thanh Hiên thi tập (toàn tập) 610 — = 47,21% 1292 639 — = 46,00% 1389 657 — = 46,33% 1418 546 — = 45,77% 1193 Bảng 7: Tỉ lệ chữ Hán dùng một lần trong các tập thơ. Qua bảng thống kê trên thấy tỉ lệ chữ Hán xuất hiện một lần trong các tập thơ trên cũng gần tương đương nhau. Chỉ có Giới Hiên thi tập là có tỉ lệ cao nhất. Mới chỉ khảo sát 88 bài thơ trong tổng số 240 bài ở “ngôn chí thi tập”Đây nữa của Phùng Khắc Khoan đủ thấy kho từ vựng của ông là khá phong phú, thể hiện trên nhiều khía cạnh khác nhau. Trong từng nội dung cụ thể hay bất kỳ một vấn đề nào cần đề cập, ông đều luôn cố gắng tìm ra những từ có khả năng biểu cảm cao hơn, chính xác hơn đồng thời cũng không kém phần phong phú, đa dạng, rõ ràng. 1.4. HỆ THỐNG ĐIỂN CỐ 88 BÀI THƠ TRONG NGÔN CHÍ THI TẬP Xuất thân trong một gia đình Nho học, có cha làm quan và nghiêm khắc trong việc dạy dỗ con cái. Hơn thế nữa trong thời gian niên thiếu ông theo học Trạng Trình, trưởng thành thì làm quan to và đi sứ nhiều nên thông thuộc nhiều Thi, Thư, Lễ, Nhạc am hiểu nhiều sự tích, thần tích. Mục đích của “ngôn chí thi tập”Sửa rốt cuộc cũng chỉ nhằm nói lên cái chí học hành, răn dạy con cháu phải biết noi gương bậc thánh hiền. Chính vì thế mà 88 bài thơ này hầu như ông đưa vào đó rất nhiều hình tượng các nhân vật. Điều này thể hiện ngay trong việc xuất hiện nhiều tên nhân vật nổi tiếng: Khổng Tử, Y Doãn, Phó Duyệt, Trương Lương... như đã nói ở phần danh từ trên. Điều đó có nghĩa thơ ông sử dụng rất nhiều hình tượng các nhân vật, cùng các điển tích điển cố. Việc thống kê điển tích điển cố xuất hiện trong 88 bài thơ sẽ góp phần hữu ích trong nhận định phong cách thơ Trạng Bùng. Khảo sát 88 bài thơ thì thấy có 86 điển tích. Như vậy trung bình mỗi bài ông sử dụng một điển cố. Thông thường khi thống kê điển cố trong một tập thơ người ta thường chia các điển tích ấy theo từng nhóm bằng cách căn cứ vào nguồn gốc, xuất xứ mà chia thành: Kinh, Sử, Tử, Tập (cụ thể từng điển cố xin xem ở Bảng thống kê các điển cố ở Phần phụ lục). Dưới đây là khái quát về các điển cố: 1.4.1. ĐIỂN CỐ THUỘC KINH BỘ Điển cố thuộc Kinh bộ là những câu chữ được trích dẫn trọn vẹn hoặc không trọn vẹn từ các sách kinh điển của Nho gia như: Tứ thư (Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử), Ngũ Kinh (Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Xuân Thu, Kinh Lễ, Kinh Dịch). 88 bài thơ ngôn chí số lượng điển cố thuộc Kinh không nhiều nhưng tương đối phong phú, đa dạng. Có 17 điển cố thuộc Kinh bộ, trong đó phần lớn thuộc Kinh thi, Mạnh tử. Bản thân Phùng Khắc Khoan là một nhà Nho nên tư tưởng của ông tất yếu phải chịu ảnh hưởng lớn của lễ giáo Trung hoa. Ông tôn thờ chế độ quân chủ vua tôi, hết lời ngợi ca thế giới trong đạo thánh hiền và văn hóa của Thi, Thư, Lễ Nhạc với trang phục y quan cầu kỳ tôn nghiêm, để phân biệt quan hệ trên dưới hay phẩm vị một cách rõ ràng. Phùng Khắc Khoan từng ngợi ca “lễ nhạc y quan thiên lí cộng, miện lưu cung điện ngũ vân đê” – tuy cách nghìn dặm nhưng mũ áo bao trùm vẫn giống nhau, mũ miện cung điện nhà vua có mây năm sắc (Quảng Tây lưu đề). Ông mượn những lời nói của Khổng Tử trong Luận ngữ hay những câu thơ hoặc dựa vào ý đó để bộc lộ cái chí lớn của mình, muốn noi gương người xưa giữ trọn tấm lòng trinh bạch, cũng là để nối truyền tư tưởng Nho gia, tiếp thu tinh hoa cái đạo của người quân tử. 1.4.2. ĐIỂN CỐ THUỘC SỬ BỘ Điển cố chiếm số lượng nhiều nhất trong 88 bài thơ thì phải kể tới các điển cố thuộc về Sử bộ, lên tới 38/ 86 tổng số 2 lần điển cố thuộc về số, gấp 2 lần điển cố thuộc Kinh, Tử, Tập. Điển cố thuộc Sử bộ là những câu văn, tích truyện, nhân vật, địa danh lấy từ các sách như : sử ký, Hán thư, Tam Quốc, Hậu Hán thư... hay các câu chuyện được lưu truyền trong nhân thế và đa phần trích từ trong sử ký. Phùng Khắc Khoan đưa vào trong vần thơ của mình câu chuyện của rất nhiều nhân vật nổi tiếng như: Đào Khản, Trương Lương, Ban Siêu, Y Doãn, Ôn Công, cho tới Chu Công, Trình Tử...hay tên các địa danh mà bản thân địa danh ấy đã mang trong mình một câu chuyện lịch sử lâu đời: Vũ Môn, núi Hoa Nhạc, của những Bồng Hồ, Thiên Thai... Mỗi điển cố là một câu chuyện Trạng Bùng muốn nhắc lại để ghi nhớ, để dặn mình thực hiện cái chí khí, hoài bão nam nhi đại trượng phu như người xưa từng làm. 1.4.3. ĐIỂN CỐ THUỘC VỀ TỬ BỘ Điển cố thuộc Tử bộ là những điển cố mượn từ các kho sách của bách gia chư tử. Nhiều nhất là ở các sách của Nho – Đạo – Phật rồi đến các sách của Mặc gia, Binh gia, Pháp gia... Bên cạnh những điển cố lấy từ Kinh, Sử, Trạng Bùng cũng không quên sử dụng các điển cố từ Tử tập để cho tập thơ thêm phong phú, đa dạng. Tuy nhiên số lượng điển cố tới này cũng không nhiều hơn so với Kinh bộ, chỉ có 16/ 86 điển cố. Có những điển liên quan lấy ở trong sách Trang tử như hình tượng con cá côn hóa chim bằng phấn, “nhậm thiên nghê” (chỉ phận tự nhiên do trời đặt) hay các thuật ngữ liên quan tới nhà Phật như “y bát”, “hương hỏa tam sinh”... Nhiều nhất vẫn là các điển trích từ câu chữ hay mượn hình tượng của Nho gia như: kinh luân, bạch diện thư sinh, thanh vân đắc lộ, tử cấm..... chỉ việc học hành khoa cử. Cũng có khi dẫn lời nói của bậc thánh Khổng Tử, Mạnh Tử, lão Tử... mà thông thường Trạng Bùng dẫn lời của Khổng Tử là nhiều. 1.4.4. ĐIỂN CỐ THUỘC TẬP BỘ Điển cố thuộc về Tử bộ là những điển được trích dẫn từ các câu chữ, ý tưởng, từ.. lấy từ các sách về thơ văn, khúc từ như Ly tao, Đường thi, Tống từ, Sở từ, hoặc của các nhà thơ nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ... Điển cố thuộc về tử tập chiếm ít nhất trong số các điển cố Trạng Bùng đã đưa vào dòng thơ “ngôn chí” mình, chỉ có 15 điển cố. Trong 15 điển cố này thì có đến phần lớn nhắc đến Đường thi với các nhà thơ lớn như: Lý Bạch, Lý Trình... hoặc có điển lấy từ câu chữ của Chu Đôn Di hay các khúc nhạc nổi tiếng: nhạc Thiều, Giá cô thiên, Tấn viên xuân.... Sự am hiểu về văn hóa, phong tục Trung Hoa cộng với kiến thức sâu rộng thơ văn tiên nhân đã giúp cho ông đưa vào trong thơ của mình khối lượng đáng kể các điển tích có giá trị to lớn về cả giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. * Nhận xét chung về giá trị các điển cố trong 88 bài thơ. Một lần nữa thơ văn của Phùng Khắc Khoan vẫn nằm trong mạch phong cách chung của các tác giả bấy giờ. Hầu như trong lịch sử thơ văn trung đại Việt Nam không có một nhà thơ nào không sử dụng các điển cố, điển tích, tiêu biểu nhất là Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Bỉnh Khiêm... về sau thì có thêm Nguyễn Du. Riêng Nguyễn Du thì số lượng ông dùng các điển cố có thể nói rất nhiều. Trong 250 bài thơ chữ Hán của mình ông dùng tới 426 điển cố bao gồm cả Kinh, Sử, Tử, Tập, bài nhiều nhất lên tới 14 điển cố. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi họ hầu hết là những danh Nho nổi tiếng, đều theo học cửa Khổng sân Trình, luôn muốn tận lực tận tâm cho sự nghiệp phò vua giúp nước. Giống như Nguyễn Du, Phùng Khắc Khoan cũng đi sâu vào các điển cố thuộc Sử bộ hơn là Kinh, Tử, Tập. Chỉ là khái quát hệ thống điển cố trong 88 bài thơ thuộc “ngôn chí thi tập” cũng đã phần nào thấy được kiến thức sâu rộng, sự am hiểu thông thuộc sự tích của Trạng Bùng và có cái nhìn bao quát hơn về hệ thống kinh điển ông tiếp thu được qua năm tháng, cuộc đời, về lý tưởng sống, khát vọng được cống hiến của ông và về cả hình tượng những con người ông yêu quý.Phần này có thể nhận xét thêm được khoảng 2 trang nữa ko? Có thể minh họa bằng những câu thơ trong Ngôn chí thi tập TIỂU KẾT Từ các bảng thống kê về thể loại, luật thơ, vần thơ hay những chỉ số về từ ngữ, các nhóm từ loại cùng hệ thống điển cố, điển tích qua 88 bài thơ trong ngôn chí thi tập có thể nhận thấy về cơ bản ngôn ngữ thơ chữ Hán của Trạng Bùng vẫn nằm trong mạch chung vủa ngôn ngữ thơ chữ Hán trung đại Việt Nam bấy giờ. Đặt nó trong mối tương quan so sánh với các tập thơ khác của một số tác giả như Nguyễn Trãi, Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Du… mới thấy vốn từ của quả khiến cho người đời kính nể lắm lắm. bảng thống kê nhóm phần thực từ là bằng chứng thuyết phục nhất khắng định phong cách cũng như cách lựa chọn vốn từ của Phùng Khắc Khoan cho “đứa con tinh thần” của mình. Khoá luận mới chỉ đi vào khảo sát 88 bài thơ nhưng qua đó cũng có thể thấy được sự riêng biệt cũng như phong cách của Phùng Khắc Khoan trong suốt tập thơ đồ sộ này. Việc khảo sát sơ bộ về ngôn ngữ cũng như việc thống kê các điển tích điển cố sẽ góp phần giúp chúng ta hiểu hơn về giá trị toàn bộ thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan và phong cách thơ văn ông trong tiến trình chung của nền Hán văn bấy giờ. CHƯƠNG 2 GIÁ TRỊ THƠ CHỮ HÁN CỦA PHÙNG KHẮC KHOAN TRONG TIẾN TRÌNH NỀN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Lịch sử của nền văn học nước ta gắn liền với lịch sử dân tộc, gắn liền với những sự kiện của đất nước. Thời Bắc thuộc tiếng Hán theo nhiều ngả đường đã truyền vào Việt Nam. Và bắt đàu từ thế kỷ XI, cùng với việc xây dựng và củng cố thêm một bước nhà nước phong kiến độc lập ở nước ta, Nho học dần dần được đẩy cao và giữ vị trí độc tôn. Việc học ngôn ngữ - văn tự Hán được các triều đại Việt Nam chủ động đẩy mạnh. Các sáng tác văn học chủ yếu là sáng tác bằng chữ Hán, đây cũng chính là mảng văn học đạt được nhiều thành tựu nhất trong nền văn học trung đại Việt Nam với những tên tuổi nổi tiếng như Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Lê Quý Đôn, Nguyễn Công Trứ… Trên từng bộ phận văn học chữ Hán đều để lại những tác phẩm nổi tiếng, có giá trị lớn, có ảnh hưởng vô cùng sâu rộng vào trong tiềm thức người dân nước Nam ta. Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan được coi là một trong những tập thơ có giá trị lớn trong việc bộc lộ ý chí, hoài bão, tâm hồn, khí phách của một sĩ phu thời loạn. Việc tìm hiểu về giá trị Ngôn chí thi tập nói riêng và thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan nói chung sẽ góp phần khẳng định thêm về tài năng cùng với đóng góp nhất định của ông trong nền văn học nước nhà. 2.1 GIÁ TRỊ THƠ CHỮ HÁN PHÙNG KHẮC KHOAN TRONG NỀN VĂN HỌC CHỮ HÁN TRUNG ĐẠI VIỆT NAM Nằm trong mạch nguồn chung của nền văn học viết bấy giờ, nội dung thơ chữ Hán của Trạng Bùng không còn quá mới mẻ và xa lạ, các thể tài trong thơ ông cũng không nằm ngoài quy luật, quan niệm cũ. Ông nối tiếp truyền thống tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi, hấp thụ được sự uyên thâm bác học từ người thầy khả kính của mình, từ đó làm nên một sự ngiệp công danh đồ sộ, sự nghiệp văn chương không thua kém gì các bậc tiền nhân thuở trước. Ngôn chí thi tập nói riêng và thơ chữ Hán của Trạng Bùng nói chung đã đóng góp một giá trị không nhỏ trong nền thơ chữ Hán trung đại nước ta bấy giờ. Đó là vần thơ của một đại sĩ phu yêu nước, một con người dạn dày nắng mưa, từng khổ ải bao lần, của con người suốt đời tận tuỵ trung thành với sự nghiệp phù Lê diệt Trịnh, luông mang trong mình hoài bão khát vọng lớn ở đời. Sự nghiệp văn chương của Phùng Khắc Khoan nằm ở ngay trong sự nghiệp sự nghiệp chính trị bang giao cho triều đình, đất nước. Cũng như Nguyễn Trãi, ông viêt văn, làm thơ để làm đẹp cho đời, để bộc bạch nỗi niềm tâm sự, bộc lộ khí phách cứng cỏi, nghị lực phi thường, tâm hồn nhạy cảm của sĩ phu thời loạn đồng thời cũng chính là để phục vụ cho đại nghiệp Trung hưng. Phong cách thơ văn của ông so với các nhà thơ khác như Nguyễn Trung Ngạn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm… không khác là mấy nhưng vẫn bật lên giá trị độc đáo riêng, vẫn khiến cho hậu thế mỗi lần đọc thơ ông là một lần trầm trồ, khen ngợi. Đọc Ngôn chí thi tập cùng với các tập thơ chữ Hán khác của Trạng người ta bắt gặp ở đó một tâm hồn rộng mở, một tấm lòng kiên trinh đêm ngày lo cho dân cho nước. Giá trị lớn nhất mà thơ ông đóng góp cho văn học Việt Nam là giá trị về nội dung, giá trị mang lại tình giao hảo giữa dân tộc ta và các dân tộc khác, bên cạnh đó là giá trị nghệ thuật cùng các điển cố điển tích. a) GIÁ TRỊ NỘI DUNG Phùng Khắc Khoan là một trong những đại biểu nổi bật của xu hướng đạo lý trong văn học. Mặc dù chịu ảnh hưởng nhiều của Nguyễn Bỉnh Khiêm nhưng thơ văn đạo lý của Phùng Khắc Khoan vẫn có sắc thái riêng bởi Trạng Trình là con người có “chí ở ẩn dật” thì Phùng Khắc Khoan lại có “chí ở hành đạo”. Và nếu như “thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ yếu thể hiện sự bất lực của nhà thơ và của số đông nho sĩ trước những khó khăn của thời cuộc, thơ văn Phùng Khắc Khoan thì ngược lại, khẳng định niềm tin vào sinh lực của dân tộc, khả năng con người có thể đổi loạn thành trị, cứu nguy thành an, dựng lại chế độ đang suy vi đổ nát” (Đinh Gia Khánh, Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ thế kỷ XVIII, Nxb GD, 1998, tr. 464). Và xuyên suốt trong toàn bộ thơ văn của ông là “một ý chí phấn đấu không mệt mỏi để thực hiện lý tưởng “trí quân trạch dân” của kẻ sĩ phu thời loạn” (Đinh Gia Khánh, sđd) Ngôn chí thi tập là một trong những tập thơ Phùng Khắc Khoan dành cho nhiều tâm huyết. Trước hết đó là tiếng nói chân thành về con người nhà thơ, là sự bộc bạch nỗi niềm về nhân cách cũng như quan niệm sống của một sĩ phu trải đời trong những năm tháng biến cố của cuộc diễn cuộc Trung hưng rồi sự suy thoái của vương triều Lê Trịnh. Đây cũng chính là tập nhật ký của cuộc đời ông. Ngay từ khi mới 16, 17 tuổi ông đã nói đến tài năng, ý chí, đã có quan niệm rõ ràng cho kẻ nam nhi: “nam nhi tự hữu hiển dương sự, khẳng tác ngang tàng nhất trượng phu” – tài trai tự có công việc làm nổi tiếng thơm cha mẹ, há đâu lại làm kẻ trượng phu ngang tang (Tự thuật). Sinh và lớn lên trong thời cuộc xã hội phong kiến lâm vào tình trạng mâu thuẫn nhưng bao giờ cũng thế, Phùng Khắc Khoan luôn ý thức được một cách sâu sắc nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Tư tưởng của Phùng Khắc Khoan còn mang nặng hệ tư tưởng Nho giáo cho nên ông quan niệm một cách rõ ràng về kẻ nam nhi. Đã sinh ra trên đời là kẻ nam nhi thì phải biết tu thân luyện chí, ngẩng đầu lên không thẹn với cổ nhân, cúi xuống không thẹn với vua tôi, phụ mẫu: “Đản đắc công danh thuỳ vĩnh cửu, sở sinh bất thiểm thị nam nhi” - chỉ ai lập được công danh có tiếng lưu truyền vĩnh cửu, không để cha mẹ phải thẹn thế mới xứng là nam nhi (Khiển muộn, kỳ nhất). Và trước sau đều cho rằng: “Cổ lai chỉ kiến độc thư vinh, hữu trí tu tri sự cách thành” – xưa nay chỉ thấy người có học được hiển vinh, nên biết rằng có chí ắt làm nên sự nghiệp (Khiển muộn - kỳ nhị) Khác với Nguyễn Du, Phùng Khắc Khoan dốc lòng tin tưởng vào chế độ khoa cử, tin rằng nam nhi chỉ tiến thân bằng con đường thi cử mới có thể làm nên công danh ở đời: Sĩ sinh tư thế nghiệp vi nho Học vị chuyên cầu tác thắng du (Kẻ sĩ sống ở đời nghiệp là Nho Chăm học chuyên tâm làm nên sự ưu du) (Cầu hứng học du) Với Nguyễn Du càng những năm tháng cuối đời càng nhận ra Nho học chữ nghĩa, thơ phú không còn đem lại giá trị cho cuộc sống thì Phùng Khắc Khoan vẫn tiếp trục động viên, khuyến khích kẻ sĩ hãy dốc chí cầu đạo. tư tưởng này của ông cũng giống như tư tưởng của Nguyễn Trãi khi xưa. Ức Trai luôn có một quan niệm nhất quán về người quân tử: Khó bền mới phải người quân tử Mạnh gắng thì nên kẻ trượng phu (Mạn thuật) Bản thân Phùng Khắc Khoan từng học hành thi đỗ, ra làm quan to nhưng suốt đời dốc tâm vào việc học, không ngừng kiên nhẫn học hỏi, tu dưỡng chuẩn bị cho mọi bước đi của mình, Con người ấy đã từng: Chung dạ khiêu đàng thư dữ công Bất tri xuân dữ nhập môn lư (Suốt đêm ngồi khêu đèn, ngồi bàn với quyển sách Không biết xuân đã vào đầy cả nhà rồi) (Túc tố bộ tiền vận) Và: Nghiên ma đạo nghĩa tâm vi lệ Đoàn luyện văn chương tự lực đào (Lấy tâm làm đá mài để nghiên ma đạo nghĩa Dùng sức như thợ gốm để rèn luyện văn chương) (Tự thuật) Luôn mang trong mình tâm trạng chung của trí thức dân tộc “muốn nhập cuộc để an nguy trị loạn vực lại kỷ cương đạo đức đã một thời suy sút, vãn phục xã hội lý tưởng “vua thánh tôi hiền thái bình thịnh trị”” (Bùi Duy Tân, sđd, tr 42), Phùng Khắc Khoan đã bất chấp tình hình xã hội binh đao khói lửa, chiến tranh liên mien để đi thi, ra làm quan phục vụ đất nước. Cái khác nhau giữa một trí thức chân chính với một tí thức xu thời chính là ở chỗ muốn lo cho dân cho nước hay muốn bòn rút đẽo gọt sức lao động của dân, thống trị đàn áp nhân dân. Ông tự hào bởi nhân cách thanh liêm của mình: Bình sinh chính trực hựu trung thành Tráng chí cao huyền nhật nguyệt minh (Ta bình sinh chính trực lại trung thành Cái chí anh hùng mạnh rõ ràng như Mặt trời, mặt trăng sáng) (bệnh trung hoài thủ) Và nếu như Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn “xét theo lý ở trời, đời loạn thì ở ẩn”, Phùng Khắc Khoan lại không đồng ý với cách về ở ẩn đó. Con người ấy “trước sau vẫn chủ trương xuất sĩ, điều đó có vể như là trái với lẽ hành tang, nhưng thực ra lại thể hiện rõ tính cách tích cực của một trí thức chân chính, thấy rõ trách nhiệm của mình” (Đinh Gia Khánh, sđd, tr.467). Thời gian Phùng Khắc Khoan theo học Trạng Trình không phải là ít, lại từng là một trong số những ịoc trò xuất sắc nhất nhưng ông chọn con đường đi hoàn toàn khác với thầy mình. Trước sau nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn luôn là một quốc lão, quốc sư, một bề tôi trung thành với nhà Mạc, Phùng Khắc Khoan lại ngược con đường lặn lội vào Thanh Hoá tham gia sự nghiệp Trung hưng, muốn khôi phục lại cơ đồ nhà Lê đang ngày càng đổ nát. Ông phủ nhận nhà Mạc nhưng không bi quan tước thời thế như nhiều sĩ phu cùng thời và thực chất ông chưa từng tán thành thái độ ẩn đạt, không chịu ẩn dật: Ngã thị quốc gia chân trụ thạch Khu khu hà tất vấn nham quynh (Ta là trụ thạch chân chính của quốc gia Hà tất phải bo bo đi hỏi tìm nhà người ẩn cư nơi núi Trong hoàn cảnh loạn lạc chiến tranh ông vẫn nuôi một niềm tin hy vọng vào công cuộc Trung hưng, mơ ước nhà Lê sẽ xây dựng được một xã hội thái bình thịnh trị, người dân ấm no hạnh phúc. Xưa Nguyễn Trãi từng ấp ủ lý tưởng xã hội lấy nhân nghĩa làm đầu, thái bình thịnh trị, bản thân Nguyễn Bỉnh Khiêm theo nhà Mạc cũng ước ao “năm nào lại thấy thái bình thịnh trị giúp nước phò vua được thoả tâm” thì nay Phùng Khắc Khoan cũng không nằm ngoài điều đó. Bậc đại trượng phu ở đời nào cũng đều chung một nhân cách lớn như vậy. Phùng Khắc Khoan không chỉ ngồi một chỗ ước mơ một xã hội thịnh trị mà ông còn ra sức làm để thực hiện mơ ước lý tưởng đó: Thiệp thuỷ đăng san lao khẳng đạn Xuyên nhai việt hác hiểm hà nan (Lội nước trèo non, lao khổ chẳng sợ Xuyên sơn vượt thác hiểm trở coi thường) (Quá Quảng Bình bôn thoan) Ông muốn dâng lên cho vua một thứ linh đan xủa Nguyễn Trãi: Nhược ngôn y quốc y dân thư Nhân nghĩa vị đan thướng thánh hoàng (Còn nói tới phương thuốc chữa bệnh cho nước khỏi hoạn, cho dân khỏi khổ. Xin dâng cho nhà vua thứ thuốc linh đan) (Đoan ngọ dược) Khi xưa dù lui về ở ẩn nhưng Nguyễn Trãi vẫn đau đáu trong mình một niềm thương dân ái quốc: Nuỵ ốc thê thân kham độ lão Thượng sinh tại niệm độc tiên ưu (Nhà nhỏ nương than có thể qua tuổi già Lúc nào cũng nghĩ đến dân, riêng ôm mối tiên ưu) (Mạn hứng) Bởi vì ông chỉ : Bui có một lòng trung lẫn hiếu Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng (Thuật hứng V) Thì một trăm năm sau Phùng Khắc Khoan cũng mang nặng trong mình một nỗi niềm lo lắng cứu nước thương đời, đêm ngày ấp ủ tấm lòng ưu thời mẫn thế: Ưu quốc tâm hoài thiên vạn trạng Ái than mộng nhiễu nhị tam canh (Tấm lòng lo việc quốc gia có muôn ngàn vẻ Chiêm bao quanh quẩn bên cha mẹ lúc canh hai, canh ba) (Thu dạ hữu hoài) Ông từng băn khoăn trăn trở khi đứng giữa hai đường công danh, theo nhà Mạc hay theo nhà Lê: Tế thòi tố hữu hiền nhan chí Trạch chủ đa tâm trí giử minh (Ta cũng có cái chí người hiền ra giúp đời Ta còn thẹn thiếu cái chí người khôn biết chọn chúa) (Khiển muộn) Và một lòng mong muốn: Thời lai hảo bả nhân phong xuất Quân thử thanh âm cập tứ phương (Thời cơ đến sẽ đem gió nhân huệ ra Chia đều bóng mát cho cả quần chúng bốn phương) (Vịnh) Con người ấy “nguyện đem hết lòng son báo đáp nhà vua minh thánh” (Vịnh) Điểm qua một vài nét cơ bản về nội dung thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan cũng đã đủ thấy quan niệm hành đạo trong thơ ông là tương đối nhất quán. Từ những bài thơ đầu tay cho tới khi tóc hai màu điểm bạc con người ấy không lúc nào không “bày tỏ chí khí, bộc lộ can trường, mong muốn đem tài năng của mìn ra an nguy trị loạn, dựng lại kỷ cương, phục hồi lễ giáo đã suy sút một thời”, đó là tiết tháo của một bậc trượng phu suốt đời “không ngoài việc giúp đời đỏi loạn thành trị, biến nguy thành an” (Đinh Gia Khánh, sđd, tr.472). Trên 50 năm là thần tử triều đình, là tài trai đất Việt, Phùng Khắc Khoan xứng đáng với vinh phong nội luỹ công thần và hẳn con người ấy lúc nhắm mắt cũng toại nguyện với tố chí bình sinh từng ôm ấp. Bên cạnh những bài thơ bộc lộ chí khí nam nhi nhập thế, an nguy trị loạn hay văn chương lo nước thương đời, Phùng Khắc Khoan còn để lại cho hậu thế một khối lượng lớn các tác phẩm văn chương bang giao vệ quốc, có giá trị kết thâ tình hoà hảo giữa hai nước Việt – Hoa, tiêu biểu nhất phải kể tới “Mai lĩnh sứ hoa thi tập”. Đây là tập thơ đi sứ có giá trị to lớn trong nền thơ văn đi sứ nước ta bấy giờ, và không nằmg ngoài cảm hứng chung của thời đại là nặng về tính chất xướng hoạ, tụng ca. Trong tổng số 140 bài thơ đi sứ của ông có đày đủ cả ba mảng: Bắc sứ đẳng trình tự thuật thi – thơ tự thuật trên đường đi sứ; Vạn thọ thánh tiết khánh hạ thi tập - tập thơ chúc mừng vạn thọ thánh tiết, và Triều Tiên quốc sứ thần xướng hoạ thi – thơ xướng hoạ với sứ thần nước Triều Tiên. Ở mảng nào ông cũng tỏ ra là một người xuất sắc, có thể nhả ngọc phun châu ngay trên mảnh đất không phải là quê hương đất nước của mình. Thơ đi sứ của Phùng Khắc Khoan từng được Đỗ Uông, một đồng liêu viết tựa cho tập thơ của cụ và khen “ông vốn là một người kiên trinh chất phác, nổi tiếng hay tiếng tốt đã lâu cho nên ông đi sứ nói những lời trung hậu, ôn hoà làm toàn vẹn được mệnh vua, làm mạnh mẽ được uy nước… làm nhân hậu dân sinh, trường thọ quốc mạch” (Bùi Duy Tân, sđd, tr.49). Nhận lệnh đi sứ của nhà vua, ông ý thức được trách nhiệm to lớn của mình là phải “củng cố quan hệ hoà hiếu Nam - Bắc và ngăn ngừa tham vọng can thiệp vào công việc nội bộ nước ta của nhà Minh” (Đinh Gia Khánh, sđd, tr. 310). Đi sứ là công việc khó khăn vất vả, phải gánh vác trên vai vận mệnh của cả đất nước, dân tộc cho nên người đi sứ phải là người thuộc bậc “thơ hay phú giỏi, bác cổ thông kim, ứng đối linh hoạt làm cho người nước ngoài phải kính nể” và phải “có bản lĩnh khí phách dân tộc lại có ý chí quả quyết và hành động dũng cảm” ( Lý Toái Quang – Phùng Khắc Khoan: Quan hệ sứ giả - nhà thơ - mở đầu tình hữu nghị Hàn - Việt. Theo dòng khảo luận văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHQGHN, 2005, tr.310, Bùi Duy Tân). Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan hội tụ được tất cả những yếu tố đó khiến cho các đại thần nhà Minh phải e dè kiêng nể, trọng thị, thậm chí tâm phục, khiến cho cả Hoàng đế Minh Thần Tông phải trầm trồ khen ngợi. Nếu như trong thơ đi sứ Nguyễn Du chứa đày sự ngỡ ngàng khi thấy hình ảnh một Trung Hoa vương giả thịnh trị từng nghe trên sách vở hoàn toàn khác với Trung Hoa khốn khổ lầm than đang bày ra trước mắt ông và ông chỉ muốn nhắn gửi tới ông vua ấy về nỗi đói khổ của nhân dân thì trong thơ đi sứ của Phùng Khắc Khoan lại hết lòng ngợi ca Hoàng đế phương Bắc: Nghi hướng đế tiền ca đức để Giao ngô dân uấn phụ dân tài (Muốn đến trước đức vua ngợi ca công đức của ngài Ngài đã giải nỗi buồn giận cho dân và làm cho dân giàu có) (Đáo An Nam ngẫu thành) Và ngợi ca một xã hội trong đạo thánh hiền, trong nền văn hoá của Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Phùng Khắc Khoan không những làm thơ ngâm vịnh tặng tiễn các vị đại thần mà còn làm hẳn chùm thơ 35 bài chúc thọ vua Minh Thần Tông với nhan đề “Vạn thọ thánh tiết khánh hạ thi tập”. Điều này khác hẳn với thơ đi sứ của Nguyễn Du về sau. Trong Bắc hành tạp lục hoàn toàn không có phần khánh tiết và xướng hoạ, ngòi bút của Nguyễn Du “không hề thấy ghi lại dù chỉ một lần tiếp xúc với đám người sang trọng đó” khi mà “thơ văn thù tạc xưa nay vẫn là món quà đầu miệng của các ông đi sứ bộ nước ta sang đất bắc sao Nguyễn Du tuyệt đối không làm” (Nguyễn Huệ Chi, 2003, tr 66). Có lẽ thời đại của Nguyễn Du khác với thời Phùng Khắc Khoan. Đại thi hào xưa nay “chỉ nghe nói ở Trung Hoa ai cũng no ấm, ngờ đâu Trung Hoa có người thế này” (Thái bình mại giả ca) nên ông có phần chán nản thất vọng. Còn thơ văn của Nguyễn Trung Ngạn, Phùng Khắc Khoan thì luôn ắp đầy tình hữu nghị hay thù tạc, bang giao. Một phần vì Trạng Bùng đi sứ để đến yêu cầu vua Trung Quốc công nhận triều đình nhà Lê nên phần nào buộc ông làm nên những vần thơ vậy chăng? Nhưng hơn tất cả đó là ý thức trách nhiệm về đát nước, dân tộc mình. Vì vậy mà trong thơ đi sứ Phùng Khắc Khoan đều sử dụng đông đảo vốn từ nói về nội dung, nghi thức, trọng trách sứ mệnh cao cả vinh quang của sứ thần khiến cho câu thơ vừa có sức hút vừa bộc lộ cái hồn cái tài trong thơ ông. Ngợi ca đất nước Trung Hoa là thế nhưng Phùng Khắc Khoan chưa bao giờ quên mang trong mình nìêm tự hào về văn minh, lễ nghĩa của dân tộc. Suốt những tháng năm đi xứ xa nhà vất vả, trái tim ông vẫn nặng lòng tình cảm quê hương, đất nước: Hoàng hoa mệnh xuất cửu trùng tôn Yên Bắc an Nam mộng lý hồn (Hạ thần chịu mệnh nhà vua ra đi sứ Mộng hồn thường lẩn quất ở Yên Kinh lẫn An Nam) (Vạn thọ thánh tiết thi) Đứng trên nước người được ngắm nhìn cảnh đẹp của thiên nhiên xứ sở ấy mà nhà thơ không nguôi thương nhớ quê nhà: Hồi thủ Thiên Tân Nam đẩu vọng Ngũ canh vô mộng bất tư gia (Quay đầu về Thiên Tân, trông sao Nam đẩu Suốt năm canh chẳng giấc mộng nào là không nhớ nhà) (Côn quán tức sự) Ông nhớ cảnh đất nước xinh tươi và hẹn ngày về trong mùa xuân tới: Quy quốc giai kỳ xuân nhật thị Tân hồng nộn lục sắc ban ban (Ngày hẹn về nước rất tốt, đúng vào mùa xuân Hoa đỏ mới, lá xanh non, màu sắc thật tươi sáng) (Tự xướng tự họa) Nhìn cảnh vật bình dị thân thuộc, ông nhớ nao lòng bầu trời quê hương xứ sở. Công việc đi sứ bộn bề trăm chiều, gian lao vất vả ông vẫn luôn động viên mình già cũng phải gắng sức như trai. Hết thu sang đông mà không nguôi nhớ về đất nước: Thử vãng hàn lai thu hựu đông… Cộng thiên lý chiếu tri tâm nguyệt Bạch vân vọng gia thập Nam phong (Nực đi rét lại, hết thu sang đông Mặt trăng biết tâm sự, xa xa ngàn dặm vẫn chiều nhau Trông đám mây trắng nhớ đến nhà tưởng đến đất nước Nam) (Công quán đông dạ thu hoài) Phải có một tấm lòng yêu nước thương đời tha thiết thì Phùng Khắc Khoan mới có thể viết lên được những vần thơ thuần phác trung hậu đến ngần vậy. Đi đâu ông cũng mang trong mình nỗi nhớ nhung tha thiết, niềm tự hào về quê hương đất nước. Hơn thế nữa trong sự nghiệp đi sứ con người ấy không những mang lại mối quan hệ than tình hoà hảo giữa hai nước Trung - Việt mà còn là sứ giả - nhà thơ đầu tiên mở đầu cho tình hữu nghị Hàn - Việt. Cuộc gặp gỡ giữa Lý Toái Quang – Phùng Khắc Khoan thực sự “là cột mốc quan trọng đánh dấu sự khai sáng quan hệ giao hảo Hàn - Việt” (Bùi Duy Tân, sđd, tr268). Quan hệ giữa hai sứ giả - nhà thơ này được xây dựng trên tinh thần “tứ hải giai huynh đệ”. Sự gặp gỡ ấy đúng là một mối duyên kỳ ngộ giữa những con người rất mực tài hoa dĩnh đạc này. Tài năng khí phách lại khiêm tốn nhã nhặn cứng cỏi mà nhún nhường ông được coi là một trong dưm ba sứ giả có nhiều huyền thoại nhất trong thời gian đi sứ. Mỗi bài thơ ông sáng tác trong thời gian đi sứ đều có “nội dung phong phú có tinh thần chiến đấu cao, có tinh thần nhân ái hoà nghị, tinh diệu tiêu tao, điển nhã” (Bùi Duy Tân, sđd, tr.50). Đó là phong thái của một nhà đạo đức “nhàn nhã không một chút gì tỏ ra trạng thái vội vàng bối rối” (Đinh Gia Khánh, sđd, tr.472). b) GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT Thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan hầu hết được làm theo luật đường và thiên về thất ngôn bát cú. Trong số đó vẫn có xen vào những bài cổ thể, trường thiên hay lục ngôn tứ tuyệt. Sự ảnh hưởng của khoa cử, Nho học khiến cho Phùng Khắc Khoan và nhiều nhà thơ bấy giở coi Đường thi là “khuôn vàng thước ngọc” để ra đời những sáng tác của mình. Ở bất kỳ một tác phẩm nào của nền Văn học trung đại Việt Nam chúng ta cũng có thể bắt gặp bóng dáng Đường thi trong đó.Từ Nguyễn Trung Ngạn (thời Trần), Nguyễn Trãi (thời Lê), cho tới Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến… Phùng Khắc Khoan lựa chọn thể tài Kim thể trong thơ chữ Hán của mình cũng không có gì là mới mẻ so với các tác giả bấy giờ nhưng vẫn “có một phong thái hồn hậu, chất phác và mực thước. Dường như nhà thơ nghĩ sao nói vậy, mộc mạc chân thành mà vẫn dồi dào thanh nhã” (Phan Huy Chú). Những dòng thơ tải đạo, ngôn chí của ông luôn có nội dung lạc quan, khí sắc mà “không phải loại thơ khô khan đơn điệu mặc dầu mang tính chất đạo lý, và chính cái đạo mạo, cái mực thước của nhà nho đôi khi đã làm mất đi phần nào cái chất tươi trẻ, phóng khoáng cần thiết trong thơ” (Đinh Gia Khánh, sdd, trang 472). Tuy nhiên thơ Phùng Khắc Khoan còn bị hạn chế bởi quan niệm nhân sinh ý thức của hệ tư tưởng phong kiến nhất là tư tưởng trung quân ái quốc của Nho giáo. Đóng góp to lớn của thơ chữ Hán Phùng Khắc Khoan và sự phát triển Văn học trung đại còn phải kể đến việc dung từ ngữ lối khoa cử, quan trường. Phùng Khắc Khoan đã đưa vào trong từ điển thuật ngữ Nho học hang loạt cụm từ đáng giá: chí học, hiển dương, truyền đạo, đạo môn cao yết, tâm thánh hiền, lạc danh giáo… Không những thế ông còn mạnh dạn trong việc sử dụng ngôn ngữ dân tộc để viết vãn ca và diễn nôm kinh truyện Hán. Thời đại của Phùng Khắc Khoan việc sử dụng thể lục bát trong ngôn ngữ thơ dân tộc thực sự còn là điều mới mẻ nhưng chính ông đã dùng thể thơ đó để viết trọn tác phẩm Lâm tuyền vãn dài đến non 200 câu. Có thể coi đó là tác phẩm đầu tiên dùng chuyên thể lục bát trong bộ phận văn học chữ Nôm (Đinh Gia Khánh, sđd). Là một nhà nho chính thống, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng Nho gia nhưng không vì thế mà ông có thái độ bảo thủ, cực đoan với chữ Nôm – cái chữ mà nhiều người thời đó gọi là thứ chữ nôm na mách qué. Đọc thơ chữ Hán của Trạng ta vẫn bắt gặp ở đó một tâm hồn rộng mở, khao khát yêu đời cùng với những tứ thơ hay đầy ắp hình ảnh mỹ lệ làn xúc động, rung cảm lòng người. c) GIÁ TRỊ CỦA HỆ THỐNG ĐIỂN CỐ TRONG 88 BÀI THƠ THUỘC NGÔN CHÍ THI TẬP Sử dụng điển cố trong thơ chính là lấy việc cũ người xưa, cổ ngữ làm phương tiện để ví von, nhằm nói rõ sự vật, sự việc hay biểu cảm tâm trạng khát vọng của nhà thơ. Tác dụng của điển cố, điển tích trong thơ cũng tương tự như tác dụng của các biện pháp so sánh, ẩn dụ, hoán dụ để tăng cường hình ảnh ước lệ tượng trưng. Dọc theo chiều dài của lịch sử Văn học trung đại Việt Nam ta thấy hầu hết các nhà thơ, nhà văn thường vận dụng điển cố, điển tích để bày tỏ tình cảm trước thế giới thiên nhiên, nhân tình thế thái và bộc lộ hoài bão, khát vọng ý chí lớn lao. Vô hình chung nó trở thành một mật mã hoá nghệ thuật quan trọng đòi hỏi người làm thơ, đọc thơ phải giải mã, phải hiểu mới có thể thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của các bậc tiên nhân. Ở Trung Quốc ngày xưa đã từng có rất nhiều tác giả giỏi sử dụng các điển cố, điển tích thơ như: Lý Thường Ẩn, Dữ Tín, Chu Bá Ngạn… Ở nước Nam có Nguyễn Trãi, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan… và không thể không kể đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du. Tuy nhiên không ít ý kiến cho rằng việc sử dụng thi liệu, điển tich văn học Trung Quốc đã làm mờ nhạt tính sáng tạo và tính dân tộc của văn học Việt Nam. Trên thực tế, không thể không thừa nhận những thành công do việc dùng các thi liệu đó đem lại và tất nhiên những hạn chế đó là không thể tránh khỏi được. Khảo sát 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan thì có tới 86 điển cố được ông đưa vào, nhưng không vì thế mà thơ kém hay, trái lại vẫn thể hiện được cái hồn, cái tài của tác giả. Thơ văn Nguyễn Trãi khi xưa thường hay nhắc đến Khổng Dung, Đào Tiềm, Lý Bạch, Tô Thức, đặc biệt ông hay ví mình với Đỗ Phủ. Nguyễn Trãi mang “trong mình niềm chung của Tử Mỹ, nỗi lo nước thương đời của Thiếu Lăng, ông tự thấy dám gánh trách nhiệm như Đỗ Phủ và từng mong thơ mình có được cái thần như thơ Đỗ Phủ” (Đing Gia Khánh, sđd, tr.223). Phùng Khắc Khoan lại mang trong mình hoài bão của những Y Doãn, Phó Duyệt, Ban Siêu… Ông từng ngợi khen: “Y phó công danh thiên cổ trọng” – công danh của Y Doãn, Phó Duyệt mãi mãi vẫn còn được coi trọng. (khiển muộn, kì nhị ) cũng từng thẹn với mình “đầu bút hà công cảm thiết ban” – ném bút theo việc quân, lập công gì mà dám nói như Ban Siêu thuở xưa (khiển muộn)… và nhận mình không kém gì Trương Lương thuở trước. Nếu như Nguyễn Du chủ yếu mượn thi liệu trong Đường thi mang nặng tấm lòng buồn thương như: lệ ướt đầm khăn, lệ ướt đầm vạt áo, trong thơ Vương Bột, hình ảnh ngọn cỏ bồng, người lữ khách, màu mây trắng…, Nguyễn Trãi hay nói về “ba luống cúc” và ý tưởng “trở lại cuộc sống điền viên của Đào U Minh hay thuyền nổi dòng thu của Tô Đông Pha” (Lê Thị Dương, sđd) thì Phùng Khắc Khoan lại đặc biệt ưa sử dụng hình tượng “cá kình, cá ngê” hay hình ảnh con cá côn hoá chim bằng để gián tiếp nói lên hoài bão, ý chí, khát vọng của mình hoặc là hình ảnh cây mai tượng trưng cho nhà nho thi đỗ. Ông cũng hay dung những điển trong sách Mạnh Tử nhằm mong muốn người dân có cuộc sống yên bình “duy dữ dân tụ vô sở cải” - Nơi đây chỉ còn nhân dân vẫn xum họp như xưa và không có gì thay đổi. So sánh cách sử dụng thi lượng xưa trong thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan với Nguyễn Trãi, Nguyễn Du phần nào giúp chúng ta hiểu hơn về tính cách, phong thái của vị Trạng tài hoa nơi thôn xóm kẻ Bùng ấy. Ngôn chí thi tập là tập thơ Phùng Khắc Khoan làm mục đích để nói lên cái chí học, khát vọng của đại trượng phu thời loạn và răn đe, khuyên nhủ kẻ sĩ đời sau. Việc sử dụng các điển tích, điển cố mang đậm tính chất giáo hoá mà lại phong phú đa dạng không khô khan đơn điệu khiến cho thơ ông càng có tầm vóc giá trị cao. Chắc hẳn Ngôn chí thi tập sẽ mất hẳn đi tính hình tượng, tính thuyết phục cũng như giá trị biểu cảm nếu như không dùng thi liệu điển cố xưa. Là một nhà Nho chính thống hơn ai hết Phùng Khắc Khoan không những am tường thông thuộc kinh điển mà còn hiểu được giá trị đích thực trong việc sử dụng thi liệu, hình tượng bậc tiền nhân. Chính trong bài tựa cho tập Ngôn chí, ông đã viết “Ngoài ra những bậc phun châu nhả ngọc, bày gấm phô vóc mà rong ruổi trong làng thơ thì không thể một hai kể hết được. Nếu không thể có tài cao, có lời nói cổ thì sao lại đủ để theo gót các bậc tiền bối vậy ru”. Sự khoe bày chữ nghĩa, câu nệ điển xưa đã trở thành một xu thế thịnh hành trong làng thơ thời Lê trung hưng bấy giờ 2.2 TỔNG THUẬT MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ CON NGƯỜI, THƠ VĂN TRẠNG BÙNG PHÙNG KHẮC KHOAN Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã để lại cho hậu thế một sự nghiệp hiển vinh về tài kinh bang tế thế, bang giao hữu nghị, một khối lượng tác phẩm văn chương đáng nói ở đời. Ngay khi còn sống ông đã được rất nhiều người ngợi ca kính nể. những mỹ từ tặng riêng cho con người ông, thơ văn ông quả không ít chút nào. Từ những bậc danh cao trọng vọng trong nước như thánh Quát thần Siêu, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, những bậc đồng liêu như Đỗ Uông, Văn Giai đén những vị sứ nước ngoai như Trương Vị (nhà Minh), Lý Chi Phong (Triều Tiên). Ngay cả ông vua Thần Tông Vạn Lịch cũng không ngớt lời khen ngợi. Việc tổng thuật một vài ý kiến đánh giá về Phùng Khắc Khoan của một học giả xưa và nay sẽ thực sự giúp cho chúng ta hiểu hơn về ông về những gì Trạng Bùng từng cống hiến cho quê hương đất nước, về vị trí của ông trong triều đình quan lại, trong làng thơ văn trung đại bấy giờ. Ngay từ bé Phùng Khắc Khoan đã tỏ ra mình là một người thông, nhanh trí, đĩnh đạc, nổi tiếng hay thơ hiếu học. Lớn lên một chút thì theo học Trạng Trình và trở hành một trong số học trò Bỉnh Khiêm yêu quý nhất. Vũ Khâm Lân trong bài phả kí về Nguyễn Văn Đạt (Tức Nguyễn Bỉnh Khiêm) đã từng ghi “ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều học trò nhưng chỉ có Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Chánh, Nguyễn Dữ và Bùi Thị Cử là giỏi hơn cả”. Phùng Khắc Khoan học giỏi lại tinh thông thuật số, từng đỗ đầu khoa thi Hương lần thứ hai năm Đinh Tỵ (1557).Về sau có đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ nhưng người đời vì kính phục con người tài hoa đức độ này nên cứ tôn xưng ông là Trạng- một Trạng Bùng đáng kính. Trong sự nghiệp Trung hưng Phùng Khắc Khoan luôn khẳng định được hoài bão, tố chí của mình, khao khát được dốc tài dốc sức cùng kẻ sĩ bấy giờ chung tay khôi phục, xây dựng lại nhà Lê đang suy bi đổ nát ông từng được Trịnh Kiểm khen “một nhân tài như Phùng Khắc khoan khônng cầu mà gặp, thực là trời đã đưa đến cho ta, nếu gặp trước đây vài năm, công cuộc Trung hưng có lẽ xong sớm được vài năm vậy” (Bùi Duy Tân, Sdd) và thưòng ví ông như là Trương Tử Phòng. Ông không những được người bạn đồng liêu ngợi ca kính nể mà còn khiến cho rất nhiều học giả đời sau thán phục. Đỗ Uông trong bài Tựa viết cho tập Mai lĩnh xứ hoa thi tập của Phùng Khắc Khoan đã khen Trạng Bùng là người “làm trọn vẹn được mệnh vua làm nổi bật được oai nước… làm hồn hậu dân sinh, thọ quốc mạch” (Bùi Duy Tân Sdd). Nhà bác học Lê Quý Đôn cũng viết “Phùng Khắc Khoan phụng mệnh đi sứ, tuổi đã ngoài 70…Biện bạch quang minh chính đại, đạo đạt được mệnh lệnh của vua, làm mạnh mẽ được thể chế trong nước… như thế chả phải là được linh khí của núi sông giúp đỡ đấy ư” (Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, bản dịch, tr 276-277,NXBKHXH). Phan HUy Chú thì nhận xét “ông là người cương quyết sáng suốt, có tài, cái gì cũng biết được chỗ cốt yếu” (Bùi Duy Tân, Sdd, tr 35). Trịnh Tùng kính trọng Phùng Khắc Khoan luôn gọi ông là Phùng tiên sinh, “người trong nước đều gọi là Trạng Nguyên vì kính mến tài năng của cụ (Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, NXB….bản dịch tập1-tr213). Phạm Đình Hổ thường nói Phùng Khắc Khoan “là một con người hành động, đạo lí trong thơ văn Phùng Khắc Lhoan là đạo lí hành động” và ông coi mỗi mhành phù Lê diệt Mạc của Trạng Bùng là hành động “ty trọc đãi thanh” (nghĩa là biết tránh triều đại đại bất nghĩa, đón triều đại đại nghĩa” ( dẫn theo Đinh Gia Khánh, sdd, tr 468). Bao nhiêu người đặt bút ghi bia sự nghiệp sáng tác của ông từ kính nể trân trọng và sưu tầm, tuyển chọn, sắp xếp thơ văn ông. Đó là con người “vốn có tài hào kiệt, đĩnh đạc vào bậc tướng văn tướng võ, là nhân vật đệ nhất trong nước” (Đỗ Uông), là ngưới có tài “văn chương lừng đất Bắc, chính sự vững trời Nam” (Cao Bá Quát) [dẫn theo Bùi Duy Tân, tr 51]. Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan không chỉ nổi tiếng ở trong nước được nhân dân ta yêu quý, tôn thờ mà còn được cả nhân dân, sứ thần nước bạn kính nể trân trọng. mang trong mình trọng trách đi sứ, Phùng Khắc Khoan vừa giới thiệu cho moi người về nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam vừa xây dựng mối giao hảo đẹp đẽ kết được tình bạn thâm sâu giữa các dân tộc. Ông đi tới đâu người dân Trung Hoa cũng gọi là bậc lão thành. Với 35 bài thơ ông chúc thọ Minh Thần Tông, Phùng Khắc Khoan đã được chính Thiên hoàng đế ngự bút phê: “người hiền tài thời nào mà không có, Trẫm xem tập thơ này đủ thấy rõ tấm lòng trung khổ của Phùng Khắc Khoan, thật đáng khen ngợi lắm” (Bùi Duy Tân, Theo dòng khảo luận văn học trung đại Vịêt Nam, sdd, tr226).Nhà vua đã lập tức cho khắc 35 bài thơ này thành bản in để lưu hành trong thiên hạ. Có thể xem đây là tập thơ đi sứ đầu tiên của nước ta được khắc in trên đất nước Trung Hoa. Với phong thái đĩnh đạc cốt cách của một sứ thần tài hoa Phùng Khắc Khoan để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng quan đại thần Trung Hoa, Triều Tiên bấy giờ đặc biệt là Lý Toái Quang. Lý Toái Quang là sứ thần Triều Tiên tự Nhận Khanh, hiệu Chu Phong, ông học rộng đỗ đạt cao lại là một nhà thực học đại tài. Trong thời gian đi sứ ở Yên Kinh (tức Bắc Kinh bây giờ) ông đã gặp Phùng Khắc Khoan. Cuộc tao ngộ giữa hai tâm hồn rộng lớn, ham học hỏi ấy đã tạo nên một tình bạn tri âm tri kỉ, là đề tài cho cả một trùm thơ thù xướng tiễn biệt giữa hai đại thần chánh sứ. Cả 9 bài xướng hoạ của Lý Chi Phong, Phùng Khắc Khoan đều có 9 bài hoạ lại. Cảm phục yêu mến Trạng Bùng chính Lí Chi Phong là người đã viết bài tựa cho tập thơ Vạn thọ thánh tiết của Trạng Bùng. Ông không những am hiểu lề lối phong tục của Việt Nam mà còn rất ham học hỏi, thơ Lý Toái Quang bộc lộ rõ niềm tâm phục nể trọng, và ở đó hình ảnh Phùng Khắc Khoan hiện rõ lên từ vóc dáng phong cách đến đức độ, học vấn tài năng. Ông viết “sứ thần họ Phùng, tên là Khắc Khoan, tự hiệu là Nghị Trai, tuổi ngoài 70 hình dáng lạ lùng, răng nhuộm đen, tóc vấn thành búi, áo dài, ống tay rộng, khăn đội lên đầu thì lấy cả khổ vải đen chùm lên đầu, như dáng khăn ông sư để một nửa rủ về đằng sau, xuống quá vai. Ông Phùng người tuy già sức còn khoẻ, thường đọc sách viết sách luôn” và nhận xét về những bài thơ mừng tiết vạn thọ của Phùng Khắc Khoan “tập thơ ấy lời lẽ du dương ý tứ hồn hậu, khác gì nhả ngọc phun châu, âm điệu ròn rã như tiếng vàng tiếng ngọc. Đó chẳng phải như người ta gọi dị nhân hay sao?... tôi sinh ra ở phương Đông được tiếp chuyện ông, xem văn từ của ông, giật mình hoảng hốt như cưỡi xe mây, thần hồn nhởn nhơ nơi biển lửa, đâu dám thoái thác từ chối viết tựa cho thơ ông” (Bùi Duy Tân, Theo dòng khảo luận văn học TĐVN, sdd, tr 278). Thế đủ biết ở nơi đâu, ở vị trí nào Phùng Khắc Khoan cũng hiện diện lên với tầm vóc lớn lao, khí phách phi thường ắp đầy tấm lòng kiên trinh nghị lực. Các học giả đương đại ngày nay cũng bỏ ra rất nhiều công sức để khảo cứu thơ văn Trạng Bùng như Trần Văn Giáp, Bùi Văn Nguyên, Trần Lê Sáng, Bùi Duy Tân, Ngọc Liễn… trong số các học giả ấy đóng góp lớn nhất phải kể đến Giáo sư Bùi Duy Tân cùng các đồng nghiệp của mình, Giáo sư Đinh Gia Khánh, Trần Lê Sáng… Sự khảo sát tỉ mỉ về gia thế, giai thoại, về toàn bộ hệ thống văn bản chữ Hán, cũng như chữ Nôm của Giáo sư Bùi Duy Tân đã giải đáp được nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu về văn học Trung đại Việt Nam nói chung và về Phùng Khắc Khoan nói riêng. Nói về Phùng Khắc Khoan Giáo sư dành cho ông sự kính nể tôn thờ, với những ngôn từ đẹp nhất “Phùng Khắc Khoan xứng đáng là sứ thần hiển vinh bậc nhất trong lịch sử bang giao nước ta thời Trung đại” và “cái hay cái đẹp trong thơ ông chủ yếu là hệ quy chiếu của tinh thần nhân bản, nhập thế truyền thống. Từ đó, niềm ưu ái trong thơ ông, cũng như nhiều thi nhân đất Việt mãi mãi là tấm lòng son, khả kính ngàn đời” (Bùi Duy Tân, sdd). Trần Lê Văn thì luôn tin “vẻ mặt ông còn tạc, còn in vào cổ tích ca dao, cây đa bóng mát”. Giáo sư Đinh Gia Khánh thì gọi ông là “một nhân cách không chịu nổi chìm theo thế nhân” . TIỂU KẾT Phùng Khắc Khoan là một trong những đại biểu nổi bật của xu hướng đạo lý trong văn học. Thơ văn của ông lúc nào cũng thấp thoáng một niền tin vào tương lai tươi sáng. Niềm tin ấy xuất phát từ một quan điểm sống tích cực về chí làm trai nhưng không phải không có phần hạn chế. “ Thời Lê Trung Hưng chính là cái thời mà văn học đang trên đà xơ cứng hoá, công thúc hoá của lối văn chưong khoa cử, nghiệp trường ốc” (Phan Thị Thu Hiền, sđd). Thơ chữ Hán thời này có xu hướng đi vào sính điển, nệ cổ, chuộng cách khiến cho ngôn từ phần nào trở nên khó hiểu không còn mang sức thuần hậu, giản dị như ở thời Trần. Thế nhưng thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan vẫn là một hồn thơ đôn hậu, thuần phác và rất mực thước đạo mạo. Chúng ta không phủ nhận đi chút công thức sáo mòn trong đó nhưng cái giá trị đáng nói chính là “ý chí phấn đấu không mệt mỏi để thực hiện lý tưởng “trí quân trạch dân” của kẻ sĩ đại phu thời loạn” (Đinh Gia Khánh, sđđ, tr464). Có thể nói “thi dĩ ngôn chí” là quan niệm chủ yếu nếu không nói là duy nhất chủ đạo xuyên suốt trong các sáng tác thơ của ông. Sống trong thời buổi loạn lạc suy vi, anh hùng tranh cướp nhau tán loạn mà ông vẫn nuôi trong mình một niềm tin lạc quan vào thời thế, ấp ủ hoài bão tích cực để rồi khi có cơ hội đã dốc hết tâm trí trong sự nghiệp Trung hưng, trở thành một nội luỹ công thần vang danh như vậy. Hoàn cảnh xã hội và tâm lý thời đại, tâm lý của sĩ phu đã phần nào chi phối trong tư tưởng của ông. Tất nhiên Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan vẫn chưa thể vượt ra khỏi ý thức, khuôn khổ đạo lý nhưng giá trị lớn nhất trong thơ văn của ông chính là ở chỗ “tuyên dương một quan niệm sống tích cực chủ yếu góp phần xây dựng phẩm chất nhân ái trong văn hoá dân tộc”, rèn luyện ý chí, tu dưỡng đạo đức cho kẻ sĩ về sau. Phùng Khắc Khoan quả thức xứng đáng với nhiều mĩ từ, với sự ngưỡng mộ tôn thờ của người đời dành cho ông. PHẦN KẾT LUẬN 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập của Phùng Khắc Khoan chỉ là hơn 1/3 trong tổng số của tập thơ này. Nhưng nó là sự kết tinh là tiếng nói đôn hậu, chân thành đáp ứng hoài bão lớn, khát khao mãnh liệt của một đại sĩ phu thời loạn bấy giờ. Nó vừa mang những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ chữ Hán Việt Nam, vừa có những đặc điểm riêng tạo nên phong cách độc đáo cho riêng tác giả. Trên phương diện thể loại, 88 bài thơ này hầu hết được làm theo thể tài Kim thể với sự chuẩn xác, tinh tế của thơ Đường. Là một danh nho chính thống hơn nữa lại do ảnh hưởng của lối học khoa cử quan trường, những yêu cầu trong mỗi lần đi sứ khiến cho Phùng Khắc Khoan tuân thủ nghiêm ngặt luật thi này. Mỗi một bài thơ đều bộc lộ cái chí lớn, mỗi một câu thơ là lời ngôn chí chân thành xuất phát tự đáy lòng mà Phùng Khắc Khoan muốn nói cùng hậu thế. Trên phương diện từ ngữ, Phùng Khắc Khoan đóng góp mộ số lượng lớn các từ mang tính chất nói chí, tải đạo của bậc đại trượng phu, có giá trị phong cách nhất định. Số lượng thực từ được ông sử dụng nhiều hơn so với hư từ. Phùng Khắc Khoan gần như không sử dụng vốn từ chỉ cuộc sống lênh đênh chìm nổi, với thân phận bọt bèo hiu hẩm hay chuyện thư kiếm không thành như Nguyến Du, cũng không thiên quá nhiều về tự nhiên cây cỏ như Nguyễn Trãi mà ông tập trung vào vốn từ thuộc phạm trù quốc gia, triều đình hay chính sự, học hành. Ông khát khao mong muốn có một xã hội thái bình, nhân dân no ấm, ở đó có một ông vua nhân nghiã biết cái trị và ông cùng các nhà nho khác có thể dốc lòng thờ vua đem hết tài trí giúp vua an nguy trị loạn có thể làm nên được sự nghiệp rực rỡ như Y Doãn, Phó Duyệt, Trương Lương đời xưa. Sự chênh lệch trong cách dùng giữa thực từ với hư từ cũng là nét riêng trong thơ Trạng Bùng và vẫn trong dòng chung của nền văn học bấy giờ. Bên cạnh đó sự tích hợp từ ngữ và điển cố đã đem lại giá trị nhất định cho 88 bài thơ nói riêng và tập Ngôn chí nói chung. Sự vận dụng một cách sang tạo linh hoạt nhóm điển cố thuộc cả Kinh - Sử - Tử - Tập đã chứng tỏ sự thông kim hiếu cổ về lịch sử Trung Hoa về hệ thống Thi Thư Lễ Nhạc. Tuy nhiên nhóm điển cố thuộc sử bộ chiếm ưu thế nhiều hơn đây cũng là điều dễ hiểu bởi Phùng Khắc Khoan thường hay mượn hình ảnh những con người trong sử sách để bộc lộ cái chí của mnình và niềm cảm phục trước các bậc tiền nhân. Ông tìm thấy ở họ những nét đồng cảm về tâm hồn, cùng chung một hoài bão khát vọng lớn ở đời dù rằng cách xa nhau hàng thể kỉ. Kẻ hậu thế chúng ta khi nhìn vào sự nghiệp vinh hiển của Phùng Khắc Khoan không khỏi ngạc nhiên khi tình hình đất nước đương trong lúc binh đao khói lửa liên tiếp trong muôn dặm mà Trạng Bùng vẫn quyết tâm đi thi, làm quan, quyết tâm lặn lội vào trong Thanh Hoa để tham gia sự nghiệp trung hưng. Trên thực tế ông phủ nhận lối sống ẩn dật giấu mình trái lại chủ trương hành đạo và khẳng định niềm tin vào thế thái nhân tình vào triều đại vua tôi anh sống. Quan niệm của ông là quan niệm kẻ sĩ sinh ra trên đời phải biết tôn chúa cứu dân đọc sách thánh hiền phải biết phân biệt nghĩa lợi chi rạch ròi đúng đắn. Ngôn chí thi tập là tập thơ có giá trị top lớn tronbg nền văn học chữ Hán trung đại Việt Nam, đó là tiếng nói chân thành của nhà thơ về con người, về quan niệm nhân sinh quan, đồng thời là lời động viên khích lệ kẻ nsĩ nên biết chuyên tâm học hành và là lời phủ định một quan niệm sống tiêu cực, có cái nhìn u tối. “Thật hiếm thấy một nhà thơ nào cùng thế hệ Phùng Khắc Khoan sống trong buổi loạn lạc anh hung tranh cướp nhau toán loạn mà có được hoài bão tích cực lạc quan như thế. Những bài thơ của ông dù là tự thuật hàng năm, dù là nhắn gửi bạn bè, mừng thọ cha mẹ, dù là jkhánh chúc một nhà học làm xong, một khoa thi vừa đỗ, hay vịnh một thắng cảnh, phẩm bình một nhân vật… bao giờ cũng thể hiện hoài bão ấy” (Đinh Gia Khánh, sđd). Ngôn chí thi tập mang đạm dấu ấn của một con người luôn coi việc học là quan trọng hơn, những câu thơ giáo huấn mà không sáo rỗng cầu kì lại thể hiện sinh động tình yêu thiên nhiên đất nước, tấm lòng băn khoăn trăn trở với những ước lệ phong phú mang chiều sâu tư tưởng thẩm mĩ cao. Cùng với những tác giả Hán văn đương thời khác, Phùng Khắc Khoan đã đóng góp thêm một tiếng nói, một cái nhìn, một quan điểm tuy không còn mới mẻ nhưng độc đáo và có âm vị riêng. Di cảo của Trạng Bùng hẳn còn thu hút được rất nhiều sự quan tâm từ giới ngiên cứu và những người yêu thích thơ văn ông. Cái tên Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan sẽ mãi còn lưu danh trong sử sách, mãi còn được người đời nhắc đến với niềm cảm phục một con người tài năng khí phách đĩnh đạc khoan thai, có một tấm lòng nghĩa tình sâu nặng ưu ái chân thành với quê hương đất nước.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • dockhoa luan sua lan 2.doc
Tài liệu liên quan