Khóa luận Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở TP.Hồ Chí Minh và đề xuất các phương hướng tái sử dụng

MỞ ĐẦU 1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề cấp bách trên mỗi quốc gia, và cả thế giới và có rất nhiều phương án để khắc phục, giảm thiểu hậu quả quả của ô nhiễm môi trường gây ra. Trong đó việc xử lý và thu gom CTRSH gặp nhiều khó khăn cả về phương tiện và phương pháp, hiện nay phổ biến là việc thực hiện 3R (Reduce: giảm thiểu, Reuse: sử dụng lại, Recycle: tái chế) đang được áp dụng tại một số thành phố lớn trên thế giới trong đó có TP.HCM. Tại TP.HCM mỗi ngày có khoảng 7000 tấn CTR các loại thải ra môi trường, trong đó CTRSH chiếm khoảng 70%, số còn lại là chất thải rắn công nghiệp,y tế và xây dựng. Mặc dù đã có những đơn vị tổ chức thu gom nhưng lại không đồng bộ trong việc quản lý dẫn đến nhiều vấn đề bất cập, làm giảm hiệu quả thu gom và gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Mặt khác, với một lượng CTR khá lớn như trên và có xu hướng ngày càng tăng cùng với tốc độ phát triển nếu không có một giải pháp phối hợp đồng bộ, thu gom không hợp lí thì CTR sẽ là mối hiểm họa đối với môi trường như việc gây cản trở giao thông, mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm môi trường do lượng CTR tồn đọng gây mùi hôi, nước rỉ rác. Trước tình hình trên đề tài “Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở TP.Hồ Chí Minh và đề xuất các phương hướng tái sử dụng”được thực hiện với mong muốn góp một phần vào giải quyết các vấn đề khó khăn hiện nay trong công tác thu gom CTRSH củaTP.HCM, đồng thời góp phần vào sự phát triển bền vững của TP.HCM. 2.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Khảo sát hiện trạng quản lý CTRSH trên địa bàn TP.HCM. Đề xuất các phương hướng tái chế,tái sử dụng thích hợp với điều kiện TP.HCM. 3.NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Tổng quan về CTR. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường TP.HCM. Hiện trạng quản lý CTRSH ở TP.HCM. Đề xuất các phương pháp tái chế,tái sử dụng thích hợp với điều kiện ở TP.HCM. 4.PHẠM VI NGHIÊN CỨU Trong phạm vi địa bàn TP.HCM. Đối tựợng nghiên cứu: CTRSH. Giới hạn nghiên cứu: hiện trạng quản lý CTRSH ở TP.HCM,các phương hướng tái sử dụng. 5.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1 Phương pháp luận - Thu thập thông tin đầy đủ về khối lượng và các quy trình thu gom,vận chuyển CTRSH trên địa bàn TPHCM. -Đề xuất các phương pháp tái sinh,tái chế CTRSH góp phần bảo vệ môi trường. 1.5.2 Phương pháp cụ thể - Thu thập các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, môi trường và nắm rõ tình hình thu gom, vận chuyển CTRSH trên địa bàn TP.HCM. - Phương pháp thống kê,tổng hợp tài liệu. 6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN 6.1 Ý nghĩa khoa học -Thu thập được cơ sở dữ liệu tương đối đầy đủ về hệ thống quản lý CTRSH của TP.HCM - Đề xuất các phương hướng tái chế,tái sử dụng. 6.2 Ý nghĩa thực tiễn -Giải quyết được vấn đề thu gom,vận chuyển CTR. -Nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý CTRSH,tái chế và tái sinh. 7.CẤU TRÚC ĐỀ TÀI -Phần mở đầu -Chương 1:Tổng quan về CTR -Chương 2:Tổng quan về TP.HCM và hiện trạng hệ thống quản lý CTRSH. -Chương 3:Đề xuất các phương hướng tái sinh tái sử dụng. -Phần Kết luận-Kiến nghị

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2717 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Khảo sát tình hình thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở TP.Hồ Chí Minh và đề xuất các phương hướng tái sử dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
từ nguồn thải sinh hoạt Nguồn thải Thành phần chất thải Khu dân cư và thương mại Chất thải thực phẩm Giấy,Carton Nhựa Vải Cao su Rác vườn Gỗ Các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh… Nhôm Kim loại chứa sắt Chất thải đặc biệt Chất thải thể tích lớn Đồ điện gia dụng Hàng hóa (white goods) Rác vườn thu gom riêng Pin Dầu Lốp xe Chất thải nguy hại Chất thải từ viện nghiên cứu, công sở Giống như trình bày trong mục chất thải khu dân cư và khu thương mại. Chất thải từ dịch vụ Rửa đường và hẻm phố: Bụi, rác, xác động vật, xe máy hỏng. Cỏ, mẫu cây thừa, gốc cây, các ống kim loại và nhựa cũ. Chất thải thực phẩm, giấy báo, carton, giấy loại hỗn hợp, chai nước giải khát, can sữa và nước uống, nhựa hỗn hợp, vải, giẻ rách… (Nguồn: TS.Nguyễn Trung Việt – TS.Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Giáo trình quản lý chất thải rắn, Công ty Môi trường Tầm nhìn xanh) Bảng 2.2:Khối lượng CTRSH được thu gom và xử lý trong giai đoạn từ 2001-tháng 06/2008 STT Năm Khối lượng CTRSH (tấn/năm) Tỉ lệ gia tăng hàng năm 1 2001 1.368.000 13,7% 2 2002 1.547.994 12% 3 2003 1.731.387 11% 4 2004 1.764.019 2% 5 2005 1.746.485 1% 6 2006 1.895.890 8,6% 7 2007 1.956.756 3,2% 8 06/2008 1.014.777 Dự kiến 3,7% (Nguồn: Báo cáo kết quả thực hiện chương trình xử lý rác của thành phố giai đoạn 2001-2005, 2006-06/2008) Hình 2.4: Biểu đồ diển biến CTRSH từ năm 2001-06/2008 Hình 2.4 cho thấy khối lượng CTRSH được thu gom xử lý trong giai đoạn 2001-tháng 06/2008 ngày càng tăng. Điều này chứng tỏ rằng công tác thu gom, xử lý CTRĐT ngày càng có hiệu quả, chứng tỏ năng suất thu gom, xử lý cao hơn so với trước đây, tức là vấn đề môi trường ngày càng được quan tâm ở các cấp. Tuy nhiên, cũng cần phải thừa nhận 1vấn đề là khối lượng CTRSH cũng ngày một gia tăng, đòi hỏi các cơ quan chuyên trách và cộng đồng cần nỗ lực hết mình để làm nên một môi trường xanh sạch. 2.5.4Đặc điểm CTRSH tại TP.HCM CTRSH ở TP.HCM rất đa dạng về chủng loại Bảng 2.3:Thành phần và tính chất thường thấy của CTRSH Thành phần Tính chất % Trọng lượng % Độ ẩm Trọng lượng riêng (Kg/m3) KGT TB KGT TB KGT TB Chất thải thực phẩm 6-25 15 50-80 70 128-80 228 Giấy 25-45 40 4-10 6 32-128 81,6 Carton 3-15 4 4-8 5 38-80 49,6 Chất dẻo 2-8 3 1-4 2 32-128 64 Vải vụn 0-4 2 6-15 10 32-96 64 Cao su 0-2 0,5 1-4 2 96-192 128 Da vụn 0-2 0,5 8-12 10 96-256 160 Sản phẩm vườn 0-20 12 30-80 60 84-224 104 Gỗ 1-4 2 15-40 20 128-20 240 Thủy tinh 4-16 8 1-4 2 160-480 193,6 Đồ hộp 2-8 6 2-4 3 48-160 88 Kim loại màu 0-1 1 2-4 2 64-240 160 Kim loại đen 1-4 2 2-6 3 128-1120 320 Bụi, tro, gạch 0-10 4 6-12 8 320-960 480 TỔNG HỢP 10 15-40 20 180-420 300 Nguồn: Solid waste, Engineering Principles and Management Issues, Tokyo, 1997 Chú thích: KGT – Khoảng giá trị; TB – Trung bình Bảng 2.4:Thành phần CTRSH của TP. HCM từ nguồn phát sinh đến nơi thải bỏ cuối cùng STT Thành phần % Khối lượng Hộ gia đình Rác chợ Điểm hẹn TTC BCL 1 Thực phẩm 61,0 – 96,6 20,2– 10,0 72,8 – 76,2 73,3 – 83,5 73,4–74,7 2 Giấy 1,0 – 19,7 0 – 11,4 3,0 – 10,8 2,4 – 3,6 2,0 – 4,0 3 Carton 0 – 4,6 0 – 4,9 0 – 0,4 0 0 4 Vải 0 – 14,2 0 – 58,1 1,2 – 3,4 3,5 – 8,0 2,4 – 6,8 5 Túi Nilon 0 – 36,6 0 – 6,5 6,0 – 10,8 3,0 – 1,2 5,6 – 6,0 6 Nhựa 0 – 10,8 0 – 4,3 0,4 – 3,2 0 – 1,6 0 – 0,6 7 Da 0 0 – 1,6 0 0 – 3,6 0 – 2,4 8 Gỗ 0 – 7,2 0 -5,3 0,2 – 1,6 0 – 6,6 0,4 – 4,8 9 Cao su mềm 0 0 – 5,6 0 – 1,6 0 -1,7 0 – 0,8 10 Cao su cứng 0 – 2,8 0 – 4,2 0 – 4,0 0 0,6 – 1,2 11 Lon đồ hộp 0 – 10,2 0 – 2,1 0 – 0,6 0 – 0,2 0,1 12 Kim loại màu 0 – 3,3 0 – 5,9 0 – 0,4 0 – 0,9 0,4 – 0,8 13 Thủy tinh 0 – 25 0 – 4,9 0 – 2,0 0,2 – 0,6 1,4 – 3,2 14 Sành sứ 0 – 10,5 0 – 1,5 0 – 2,8 0 – 0,6 0,4 – 0,6 15 Xà bần, tro 0 – 9,3 0 – 4,0 0 – 0,6 0 – 9,9 0 – 1,4 16 0 – 1,3 0 – 6,6 0,1 – 1,2 0,2 – 1,2 0 17 Lon đựng sơn 0 0 0 – 1,2 0 0 18 Bã sơn 0 0 0 – 1,6 0 0 19 Sơn 0 0 0 0 – 0,6 0 20 Bông băng 0 0 0 0 – 3,4 0 21 Than tổ ong 0 0 – 2,4 0 0 0 22 Pin 0 0 0 – 1,2 0 0 – 0,2 (Nguồn: Sách khóa đào tạo ngắn hạn QLCTR đô thị dành cho cán bộ kỹ thuật, trường Đại học Văn Lang khóa I-2004) 2.5.5Hệ thống lưu trữ tại nguồn Hiện tại, các gia đình thường sử dụng thùng chứa CTR bằng nhựa, một số gia đình sử dụng thùng chứa bằng kim loại hoặc các giỏ tre nứa. Phổ biến nhất hiện nay, người dân sử dụng chung một thùng chứa hoặc chứa trong các loại túi xốp, nilon chứa CTR. Ở nhiều nơi các hộ sử dụng chung một thùng chứa hoặc chứa trong các loại túi rồi để thành đống tại một điểm nhất định. Các loại chất thải không có giá trị hoặc có giá trị thấp được lưu trữ trong thùng chứa trong các túi nilon khi đến thời gian giao rác thì đem ra để trước cửa cho công nhân thu gom dễ dàng thu gom. Đối với các hộ không có ở nhà trong thời gian thu gom thì họ để sẳn trước cửa nhà, khi nào công nhân đến thì lấy luôn., chính hành động này tạo điều kiện cho những người thu nhặt ve chai có thể bươi móc gây ô nhiễm, làm mất vẻ mỹ quan đô thị. Với các chất thải có giá trị thì thường được người dân lưu trữ trong nhà và bán cho những người thu mua phế liệu. Một số gia đình khá giả thì lại bỏ chung vào rác thải sinh hoạt hàng ngày. Tại các chợ, do diện tích kinh doanh có hạn nên đa số các tiểu thương buôn bán đều tận dụng khoảng trống làm nơi chứa hàng, rất ít nơi có thùng rác tiếp nhận rác, hầu hết rác phát sinh đều được bỏ ngay tại các lối đi trong chợ, công nhân vệ sinh sẽ vào tận bên trong để lấy rác. Tại các cơ quan, trường học, bệnh viện thì rác được chứa trong các thùng rác nhỏ và trung bình, đăng ký thu gom với các công ty dịch vụ công ích và các người thu gom tư nhân mỗi ngày đến lấy rác đưa đi. 2.5.6Công tác thu gom CTRSH từ hộ gia đình,cơ quan,trường học Hiện nay trên địa bàn TP.HCM đang tồn tại song song 2 hệ thống tổ chức thu gom rác sinh hoạt: hệ thống thu gom công lập và hệ thống thu gom dân lập. Hệ thống công lập gồm 22 Công ty Dịch vụ công ích của các Quận. Hệ thống này đảm nhận toàn bộ việc quét dọn vệ sinh đường phố, thu gom rác chợ, rác cơ quan và các công trình công cộng, đồng thời thực hiện dịch vụ thu gom rác sinh hoạt cho khoảng 30% số hộ dân trên địa bàn, sau đó đưa về trạm trung chuyển hoặc đưa thẳng tới bãi rác. Một số đơn vị ký hợp đồng với Công ty Môi trường Đô thị để vận chuyển rác trên địa bàn. Hệ thống thu gom dân lập bao gồm các cá nhân thu gom rác, các nghiệp đoàn thu gom và các Hợp tác xã vệ sinh môi trường. Lực lượng thu gom dân lập chủ yếu thu gom rác hộ dân (thông qua hình thức thỏa thuận hợp đồng dưới sự quản lý của UBND Phường), trên 70% hộ dân trên địa bàn và các công ty gia đình (Nguồn: Điều tra chỉ số hài lòng về dịch vụ thu gom 2008, Cục Thống kê và Viện Nghiên cứu Phát triển). Lực lượng thu gom rác dân lập chịu trách nhiệm quét dọn rác trong các ngỏ hẻm, sau đó tập kết rác đến các điểm hẹn dọc đường hoặc bô rác trung chuyển và chuyển giao rác cho các đơn vị vận chuyển rác. Đối với hộ gia đình thì CTRSH chứa trong các thùng chứa các loại, túi nilon… đặt sẵn trước cửa hoặc để trong nhà chờ người thu gom đến gọi thì mang ra. Công tác thu gom rác tại các hộ gia đình, các tổ chức, cơ quan, chợ, các trung tâm thương mại do 3 đơn vị thực hiện là Công ty Môi trường đô thị và 22 Công ty Dịch vụ Công ích quận huyện. Đối với quận Tân Phú, Bình Tân chưa có Công ty Dịch vụ Công ích nên Công ty Môi trường đô thị đảm nhận công tác thu gom, vận chuyển. Lực lượng thu gom vận chuyển rác ở các quận 2, 4, 6, Gò Vấp và Thủ Đức thì 60% rác từ hộ dân do lực lượng thu gom rác dân lập thực hiện, 40% còn lại do các hợp tác xã và Công ty Dịch vụ Công ích quận huyện thực hiện. -Quy trình thu gom thủ công: Công nhân xuất phát từ địa điểm tập trung thùng, công nhân đẩy thùng 660L đi thu gom hết các hộ ở một bên tuyến đường sau đó quay về bên còn lại của tuyến đường để thu gom tiếp. Nếu tuyến thu gom có một người thì người công nhân có thể đẩy từ 1 tới 2 thùng 660L, tuyến có 2 người có thể đẩy từ 2-3 thùng 660L đến khoảng giữa tuyến đường, đẩy từng thùng đi thu gom rác hộ dân dọc theo 2 bên đường đến khi đầy, sau đó đẩy các thùng đến điểm hẹn. Hình 2.5:Thùng đựng rác -Quy trình thu gom cơ giới: Một xe lam chạy chậm dọc theo lề đường của các tuyến được quy định trước, một công nhân đi nhặt các túi rác bỏ vào trong xe. Xe đầy, chạy về trạm trung chuyển đổ rồi tiếp tục đi thu gom cho tới hết tuyến quy định. Hiện nay toàn thành phố có khoảng 2800 xe 3-4 bánh hoạt động trong công tác thu gom. Hình 2.6: Xe lam thu gom rác thủ công Đối với các khu vực phát sinh chất thải lớn: Công ty cho xe tới thu gom một hoặc vài cơ sở vào ngày thoả thuận trước rồi vận chuyển về trạm trung chuyển để xe lớn vận chuyển đi bãi chôn lấp. Bảng 2.5:Số lượng lao động thu gom CTRSH tại các quận/huyện của thành phố Hồ Chí Minh (năm 2006) STT Quận/Huyện Lao động thu công (người) Công lập Dân lập 1   Quận 1 270 73 2   Quận 2 30 50 3   Quận 3 131 370 4   Quận 4 68 130 5   Quận 5 140 200 6   Quận 6 158 185 7   Quận 7 86 120 8   Quận 8 150 125 9   Quận 9 33 160 10   Quận 10 136 140 11   Quận 11 100 250 12   Quận 12 32 110 13  Quận Phú Nhuận 96 288 14 Quận Bình Thạnh 236 220 15 Quận Tân Bình 325 464 16 Quận Tân Phú 96 130 17 Quận Thủ Đức 32 115 18 Quận Bình Tân 120 95 19 Quận Gò Vấp 74 165 20 Huyện Hóc Môn 23 40 21 Huyện Nhà Bè 30 85 22 Huyện Bình Chánh 96 215 23 Huyện Củ Chi 60 50 24 Huyện Cần Giờ 19 - Tổng cộng 2.541 3.780 (Nguồn: Tổng hợp của các quận, huyện, thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường, 2006) Lực lượng rác dân lập sử dụng phương tiện cá nhân đến thu gom rác tại các nguồn thải (chủ yếu là hộ dân) theo giờ đã thỏa thuận với chủ nguồn thải hay theo giờ họ quyết định. Sau khi thu gom tại nguồn thải họ phân loại một số chất thải rắn có thể tái chế đem bán phế liệu. Sau đó, một số rác dân lập đẩy xe (thùng) đến điểm hẹn đổ vào xe cơ giới theo giờ quy định của đơn vị vận chuyển, một số khác đến đổ rác trực tiếp tại bô rác gần nhất. Tại các điểm hẹn, chất thải rắn từ xe đẩy tay sẽ được đưa lên các xe ép nhỏ (2-4 tấn) và đưa về trạm trung chuyển. Tại trạm trung chuyển, một số công nhân thu gom sẽ thu nhặt lại một lần nữa chất thải rắn có thể tái chế, sau đó xe tải và xe ép lớn (từ 7-10 tấn) tiếp nhận chất thải rắn và vận chuyển ra bãi chôn lấp Lực lượng thu gom dân lập chiếm gần 60% lực lượng thu gom của toàn Thành phố, là lực lượng thu gom chủ yếu trong các đường nhỏ, đường hẻm mà xe cơ giới không vào được. Mặc dù còn nhiều mặt hạn chế trong công tác thu gom nhưng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của lựclượng rác dân lập trong công tác bảo vệ môi trường cho Thành phố. Đối với hệ thống thu gom rác công lập thì vấn đề tổ chức thu gom đã đi vào nề nếp, từng bước ổn định. Đây là lực lượng nòng cốt có trách nhiệm duy trì các hoạt động thu gom rác khu vực công cộng, quét dọn đường phố. Còn với lực lượng thu gom rác dân lập do được hình thành một cách tự phát từ rất lâu nên lực lượng này thường làm việc một cách độc lập và thường không ký hợp đồng thu gom bằng văn bản với các hộ dân. Chính quyền địa phương hầu như không thể quản lý được lực lượng này, vì thế đã gây nhiều khó khăn trong công tác quản lý chung của Thành phố. Theo quyết định 88, từ đầu tháng 5.2009 bắt đầu tăng phí thu gom rác (hộ trong hẻm đóng 15.000 đồng/tháng, hộ mặt tiền đóng 20.000 đồng/tháng) Thu gom bằng xe bagác máy, có khả năng cơi nới thêm Thu gom bằng thùng 650l mua từ dự án 415. Thu gom bằng xe bagác có cơi nới Thu gom bằng thùng 660l Hình 2.7: Hiện trạng phương tiện thu gom CTRSH tại Quận 6 2.5.7Công tác quét dọn đường phố, vệ sinh công cộng Hiện nay, công tác quét thu gom rác đường phố được thành phố phân cấp cho UBND quận, huyện thực hiện, Sở TNMT ban hành quy tringh kỹ thuật, quận huyện sẽ xác định diện tích được quét, sau đó xây dựng kế hoạch, kinh phí quét dọn báo cáo Sở Tài chính ghi vốn thực hiện. Hình 2.8:Thu gom CTRSH ở TPHCM Việc quét dọn, thu gom rác đường phố trên địa bàn thành phố được thực hiện vào ban đêm, thời gian từ 18h-22h và kết thúc trước 6h sáng hôm sau. Đối với 1 số quận trung tâm như quận 1, 3, 10 được quét dọn ban ngày để đảm bảo mỹ quan chất lượng vệ sinh đường phố. Diện tích quét thu gom rác đường phố toàn thành phố năm 2006 là 10,5 tỷ m2 với tổng chi phí là 113,1 tỷ đồng, năm 2007 là 9,5 tỷ m2 với tổng chi phí là 148,6 tỷ đồng. 2.5.8.Hệ thống trung chuyển và vận chuyển CTRSH Công tác trung chuyển, vận chuyển rác do Công ty Môi trường đô thị thành phố, 22 công ty DVCI quận huyện và hợp tác xã công nông thực hiện. Nhằm từng bước nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện việc thu gom vận chuyển và xử lý rác của thành phố đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh, mỹ quan đô thị, tiết kiệm chi phí, tiến tới xã hội hóa công tác này. Các quận/huyện: quận 1, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân, các huyện Củ Chi, Cần Giờ được các cơ quan quận huyện bố trí kinh phí trực tiếp và quản lý; Tổ chức đấu thầu thực hiện như quận Tân Phú, Bình Tân; các quận huyện còn lại thành phố giao cho Sở TNMT nhận khoán và đặt hàng thông qua ký kết hợp đồng với Công ty MTĐT tổ chức thực hiện. Công tác trung chuyển, vận chuyển rác về các BCL được thực hiện với khoảng 500 xe cơ giới (gồm: xe tải, xe ép kín, xe xúc rác) lấy rác ở 380 điểm hẹn, 46 bô rác , tổ chức trung chuyển đến 6 trạm ép kín (Quang Trung, Tống Văn Trân, Lê Đại Hành, Võ Thị Sáu, Phan Văn Trị, Thanh Đa) hoặc vận chuyển thẳng đến các nói xử lý với lực lượng gồm gồm 2500 lao động trực tiếp, 300 quản lý, kinh phí khoảng 300 ty đồng/năm. Bãi chôn lấp Xe ép > 4T và Xe tải < 7T Xe tay, thùng 660L Xe ép > 4Tấn + Xe tay + Thùng 660L Xe ép > 4Tấn Xe container Xe ép > 4Tấn Xe tay Thùng 660L CTRSH Điểm hẹn TTT ép rác kín Bô trung chuyển rác (hở) Xe ép > 4Tấn Hình 2.9:Sơ đồ tổng hợp hệ thống thu gom, vận chuyển CTRSH của TP.HCM CTR được thu gom từ nguồn thải bằng các loại xe đẩy tay, thùng 660L, xe lam, xe ba gác tự chế… tập trung đến các điểm hẹn, chuyển lên các xe ép (trên 4 tấn) chở về trạm ép rác kín hoặc hở tùy theo từng địa phương, tại trạm trung chuyển sẽ được phân loại và thu lại các thành phần có khả năng tái chế, phần còn lại sẽ được xe contianer (hoặc xe ép lớn trên 4 tấn) đưa đến BCL. Hình 2.10: Xe trung chuyển rác thải TPHCM Để tránh tình trạng kẹt xe vào thời điểm ban ngày, CTR được thu gom vào ban đêm hoặc vàolúc sáng sớm. Khi áp dụng phương pháp thu gom thủ công thì chất thải rắn được đặt vô các thùng bằng plastic hoặc các loại thùng giấy và được đặt dọc theo đường phố để thu gom. Việc thu gom chất thải thông thường được thực hiện bởi 1 nhóm có 3 người, trong một vài trường hợp có thể đến 4 người: gồm 1 tài xế từ 2 đến 3 người mang rác từ các thùng chứa trên lềđường nơi thu gom đổ vào xe thu gom rác. Phương tiện thu gom rác hiện nay vẫn chưa thống nhất, mỗi địa bàn sử dụng phương tiện thu gom khác nhau, có khi một địa bàn sử dụng cùng lúc nhiều loại phương tiện tùy vào mức độ tiện dụng và tổ chức thu gom sử dụng. Các loại phương tiện tại TPHCM rất đa dạng, chủ yếu là các loại xe thô sơ, điển hình như các loại xe đẩy tay, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam. Ngoài ra còn có các loại xe khác như xe tải, xe công nông cải tiến, xe máy cày cải tiến,… Chính các phương tiện thu gom thô sơ này đã không bảo đảm yêu cầu vệ sinh môi trường, gây bốc mùi, để rơi vải rác dọc đường vận chuyển. Theo số liệu của Phòng Quản lý chất thải rắn vào năm 2005, TPHCM có tổng cộng 3675 xe thu gom các loại như xe thùng 660L, xe ba gác đạp, ba gác máy, xe lam,… Dung tích chứa của các phương tiện này đều bị lực lượng thu gom tận dụng tối đa, thậm chí quá tải do phần lớn các phương tiện đều bị cơi nới cao lên. Các loại phương tiện như xe lam, lavi, xe ba gác máy (do lực lượng rác dân lập sử dụng),…có khả năng thu gom rác với khối lượng lớn gấp 1,5 – 2 lần so với các loại thùng 660L và vận tốc vận chuyển cũng nhanh hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện này là tự chế, không theo quy chuẩn hay thiết kế đảm bảo đạt tiêu chuẩn môi trường nên các phương tiện này thường không bảo đảm vệ sinh môi trường trong khi thu gom. Đa số lực lượng thu gom công lập sử dụng phương tiện thu gom là xe thùng 660L thu gom chủ yếu trên các tuyến đường chính, còn các phương tiện như xe ba gác, xe lam được lực lượng dân lập sử dụng thu gom trên các đường nhỏ, các hẻm trong Thành phố. Ngoài xe thùng 660L có cấu trúc như nhau trên toàn địa bàn Thành phố và được thiết kế dành riêng cho việc thu gom CTR, các loại phương tiện còn lại đều do người thu gom cải tiến từ các loại xe mà không qua kiểm định của cơ quan chức năng. Tùy vào từng địa phương và khối lượng phát thải tại nguồn mà có thể vận chuyển thẳng đến TTC và BCL mà không cần qua các điểm hẹn, như là thu gom rác tại các chợ lớn, chợ đầu mối, rác sinh hoạt từ các bệnh viện, khách sạn… 2.5.9Hiện trạng xử lý CTRSH tại TP.HCM Chôn lấp (landfilling) là hành động đổ chất thải vào khu đất đã được chuẩn bị từ trước . qua trình chôn lấp bao gồm cả công tác giám sát chất thải chuyển đến thải bỏ , nén bỏ, nén ép chất thải và lắp đặt các thiết bị giám sát chất lượng môi trường xung quanh . Chôn lấp là phương pháp thải bỏ kinh tế và chấp nhận được về mặt môi trường .hiện tại CTR ở TP.HCM chủ yếu được xử lý bằng hình thức chôn lấp.Ngay cả khi áp dụng các biện pháp giảm lượng chất thải, tái sinh, tái sử dụng và cả các kỹ thuật chuyển hóa chất thải, việc thải bỏ phần chất thải còn lại ra bãi chôn lấp vẫn là một khâu quan trọng trong chiến lược quản lý thống nhất chất thải rắn. Một bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt được gọi là bãi chôn lấp hợp vệ sinh khi được thiết kế và vận hành sao cho giảm đến mức thấp nhất các tác động đến sức khỏe cộng đồng và môi trường. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh được thiết kế và vận hành có lớp lót đáy, các lớp che phủ hàng ngày và che phủ trung, có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ, hệ thống thu gom và xử lý khí thải, được che phủ cuối cùng và duy tu,bảo trì sau khi đóng bãi chôn lấp. BCL Đông Thạnh Hiện tại BCL Đông Thạnh không còn tiếp nhận rác, chỉ còn nhận CTR xây dựng (xà bần) mà Công ty MTĐT thu gom, vận chuyển. Năm 2007, khối lượng xà bần được tiếp nhận tại BCL Đông Thạnh là khoảng 261.344 tấn, cho tới tháng 06/2008 thì tăng đến hơn 300.000 tấn. Dù BCL Đông Thạnh đã ngưng tiếp nhận rác từ 2002 tuy nhiên Sở TNMT vẫn phải xử lý nước rỉ rác từ bãi rác và tiếp tục kiểm soát ô nhiễm môi trường tại đây. Hình 2.11:Xử lý rác ở bãi rác Đông Thạnh Về xử lý nước rỉ rác: được thực hiện bởi công ty TNHH Môi trường Quốc Việt theo hình thức hợp đồng mua nước sạch. Công nghệ được áp dụng là công nghệ sinh học kết hợp hóa lý. Nươc rỉ rác sau khi xử lý được nghiệm thu đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra sông Rạch Tra. Năm 2007, tổng lượng nước rỉ rác được Công ty Quốc Việt xử lý và xả thải ra sông là 123.000 m3. Vể xử lý ô nhiễm môi trường: do BCL Đông Thạnh đã đóng cửa ngưng tiếp nhận rác sinh hoạt, chỉ tiếp nhận rác thải xây dựng nên tình hình OMT, đặc biệt về mùi tại BCL là không còn, tuy nhiên để kiểm soát và khống chế các loại côn trùng gây bệnh, Sở TNMT chỉ đạo Công ty MTĐT tổ chức phun thuốc diệt ruồi định kỳ tại BCL với tần suất 1 tuần/lần. BCL Gò Cát BCL Gò Cát đã đóng cửa ngưng tiếp nhận rác từ ngày 31/07/2007. Tuy ngưng tiếp nhận rác nhưng việc xử lý môi trường và kiểm soát ô nhiễm tại đây cũng được tiến hành chặt chẽ như ở BCL Đông Thạnh: Hình 2.12:Quy trình xử lý rác ở bãi rác Gò Cát Về xử lý CTRSH: Tính đến ngày 31/07/2007, tổng khối lượng rác mà BCL tiếp nhận xử lý đạt 5,6 triệu tấn. Về xử lý nước rỉ rác phát sinh và công nghệ xử lý: Hiện nay, nước rỉ rác được thu gom và xử lý bởi 2 hệ thống xử lý nước rỉ rác, 1 hệ thống là của chính phủ Hà Lan viện trợ xây dựng với công suất tối đa là 400 m3/ngày nhưng do trục trặc kỹ thuật nên chỉ xử lý được 60m3/ngày. Để khắc phục việc này, thành phố cho phép xây dựng nhà máy xử lý nước rỉ rác do công ty SEEN thực hiện với công suất 200 m3/ngày để xử lý lượng nước rỉ rác còn lại. Tổng lượng nước rỉ rác đã được xử lý và xả thải tính từ năm 2006 đến tháng 06/2008 tại BCL Gò Cát là 28.000 m3. Về xử lý ô nhiễm môi trường: để khống chế tối đa về mùi còn lại sau khi đóng bãi, hàng ngày công ty MTĐT phun chế phẩm khử mùi tại đây. Khu liên hiệp xử lý CTR Tây Bắc, Phước Hiệp, Củ Chi Hình 2.13:Chôn lấp chất thải tại bãi rác Phước Hiệp Tại khu liên hiệp xử lý CTR Tây Bắc, Phước Hiệp, Củ Chi có các BCL hợp vệ sinh sau: BCL số 1: Diện tích là 16 ha, công suất 3.000 tấn/ngày, tổng lượng rác tiếp nhận 2,7 triệu tấn. Hiện tại thì bãi đã lấp đầy hoàn toàn và đã đóng bãi. BCL số 1A: Diện tích là 9,7 ha, công suất 3.000 tấn/ngày đã tiếp nhận 900 tấn rác, hiện đã đóng bãi. BCL số 2: bắt đầu tiếp nhận rác vào ngày 16/02/2008 tính đến thời điểm tháng 07/2008 tổng khối lượng rác tiếp nhận tại BCL số 2 gần 500.000 tấn. Vấn đề thu gom và xử lý nước rỉ rác: Sở TNMT đã có nhiều dự án nhằm để ngày càng nâng cao chất lượng xử lý nước rỉ rác ở các BCL việc từng bước áp dụng các công nghệ tiên tiến, phù hợp đặc điểm, tính chất và khối lượng. Về kiểm soát ô nhiễm môi trường: Việc kiểm soát mùi hôi được công ty MTĐT thực hiện với việc sử dụng chế phẩm khử mùi Enchoice va Ecozyme, phun xịt thường xuyên nhiều lần trong ngày. Kiểm soát côn trùng tại bãi được thực hiện 3 lần/tuần. Nếu tính đúng, đủ chi phí xây dựng, vận hành ở bãi rác Phước Hiệp thì giá thành xử lý mỗi tấn rác khoảng 20 USD. Trong đó, chi phí xây dựng khoảng 160.000 đồng-180.000 đồng/tấn, chi phí xử lý nước rỉ rác khoảng 90.000 đồng/m³, chi phí phủ đỉnh khoảng 140.000 đồng/tấn, chi phí giám sát chất lượng môi trường khoảng 10.000 đồng/tấn, chi phí bảo trì khoảng 30.000 đồng/tấn (ước tổng kinh phí là 430.000 đồng/tấn, tương đương 20USD/tấn). Đó là chưa kể đến chi phí cho việc xây dựng hệ thống đường sá tới bãi rác. Như vậy, nếu lấy chi phí xử lý rác là khoảng 20 USD/tấn nhân với 3.000 tấn rác/ngày thì chỉ tính riêng ở Phước Hiệp, mỗi ngày thành phố đã phải tốn đến 60.000 USD tiền xử lý rác. Tại Đa Phước, với chi phí xử lý một tấn rác là 16,4 USD thì mỗi ngày thành phố phải trả cho chủ đầu tư khoảng 48.000 USD. Đây thực sự là một gánh nặng cho thành phố trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế và thành phố lại rất cần tiền để đầu tư xây dựng nhiều công trình quan trọng khác. Khu liên hiệp xử lý CTR Đa Phước Hình 2.14:Xử lý rác thải tại bãi rác Đa phước Dự án xử lý CTR Đa Phước đã tiếp nhận rác vào ngày 01/07/2007 khối lượng tiếp nhận rác hàng ngày đã lên đến 3.000 tấn/ngày. Các hạng mục công trình cơ bản phục vụ công tác chôn lấp đã được xây dựng hoàn thiện như cầu dẫn vào khu vực chôn lấp, đường dẫn, trạm cân, hồ chứa nước rỉ rác, đê bao kiên cố, hệ thống xử lý nước rỉ rác tạm. Các hạng mục đang hoàn thiện như trạm rửa xe, sàn trung chuyển, nhà máy tái chế, nhà máy chế biến compost, trạm xử lý nước rỉ rác với công suất 1.200 m3/ngày. Tổng khối lượng rác tiếp nhận đến tháng 06/2008 là 524,5 ngàn tấn CHƯƠNG 3:ĐỀ XUẤT CÁC PHƯƠNG HƯỚNG TÁI SỬ DỤNG 3.1Giải pháp tái chế Tại TP.HCM, thị trường tái chế phế liệu đã được hình thành và phát triển từ hơn 30 năm qua.Thống kê hiện nay có khoảng hơn 400 cơ sở tái chế vừa và nhỏ trong các lĩnh vực tái chế rất đadạng như: tái chế nhựa, giấy, thủy tinh, kim loại, cao su, vải… tập trung nhiều ở các khu vực như:Bình Tân, Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Quận 11, 9… với khối lượng chất thải được tái chế hàng ngày ước khoảng 2000 - 3000 tấn tương ứng khoảng 600 - 800 triệu đồng lợi nhuận mỗi ngày,tạo việc làm cho 10000 – 15000 người. Tuy nhiên, do công tác quản lý CTR hiện nay có thể nói là vấn đề hết sức nan giải và bấtcập. Cấu trúc hệ thống quản lý chưa chặt chẽ; đội ngũ cán bộ, trang thiết bị yếu và thiếu; hệ thống văn bản pháp lý chưa đầy đủ và một số đã không còn phù hợp với thực tế. Vì vậy quá trình phát triển,hoạt động tái chế gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nên hiện nay hoạt động này bị hạn chế phát triển và buộc phải di dời khỏi khu dân cư và vào các khu công nghiệp tập trung. Hoạt động tái chế tại TP.HCM rất đa dạng và phong phú. Xuất phát từ việc tận dụng các chất thải có thể tái sử dụng được nên trong rác có thành phần nào tái sử dụng được là tương ứng với việc hình thành một loại hình tái chế. Hoạt động tái chế CTRSH được thông qua hệ thống thu gom CTRSH theo mạng lưới 3 cấp gồm:người thu gom,đồng nát và buôn bán phế liệu. Tái chế vật liệu:bao gồm các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ rác,xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm khác. Tái chế nhiệt:bao gồm các hoạt động năng lượng từ rác thải. Cũng có thể coi hoạt động tái chế như hoạt động tái sinh lại CTRSH thông qua: Tái sinh sản phẩm chuyển hóa sinh học:thông qua quá trình lên men,phân hủy chuyển hóa sinh học thu hồi các sản phẩm như:phân bón,khí metan,protein,các loại cồn và nhiều HCHC khác. Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa:từ các sản phẩm chuyển hóa bằng quá trinh sinh học có thể tái sinh năng lượng bằng quá trình đốt tạo thành hơi nước và phát điện. Lợi ích của việc tái chế: Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Giảm lượng rác thải thông qua việc giảm chi phí đổ bỏ,giảm tác động môi trường do việc đổ bỏ tạo ra,tiết kiệm diện tích chôn lấp. Có thể thu lợi nhuận từ hoạt động tái chế,hoạt động tái chế lúc này sẽ mang tính kinh doanh và vì thế có thể giải thích tại sao các vật liệu có thể tái chế hiện được thu gom ngay tại nguồn phát sinh cho tới khâu xử lý và tiêu hủy cuối cùng. Hình 3.1:Sơ đồ đường đi các nguyên liệu tái chế 3.1.1Tái sinh và tái sử dụng nhôm So với những thành phần chất thải có khả năng tái chế như giấy, thủy tinh, nhựa thì lon nhôm là loại chất thải được tái chế thành công nhất. Điều này có thể được giải thích là do nguyên liệu sản xuất giấy, thủy tinh và nhựa khá nhiều và rẻ tiền. Trong khi đó, quặng nhôm phải được nhập từ nước ngoài nên chí phí cao và tốn thời gian chờ đợi. Hơn nữa,các nhà máy sản xuất nhôm nhận thấy rằng nguồn cung cấp nguyên liệu trong nước thuận tiện hơn. Tái chế lon nhôm mang lại hiệu quả kinh tế do: - Việc tái chế tạo ra nguồn nguyên liệu trong nước ổn định; - Năng lượng cần thiết để sản xuất 1 lon nhôm từ nhôm tái chế ít hơn so với từ nhôm nguyên chất 5% - Lon nhôm được tái chế là loại nguyên liệu đồng nhất, có thành phần xác định biết trước và hầu như không có tạp chất; - Tái chế cho phép các nhà máy sản xuất lon nhôm cạnh tranh với các nhà máy sản xuất bao bì thủy tinh và kim loại. Những người thu mua lon nhôm đều yêu cầu tất cả lon nhôm không bị nhiễm bẩn bởi đất, cát và chất thải thực phẩm. Lon nhôm phải được ép và đóng thành kiện với kích thước, khối lượng theo quy định của cơ sở sản xuất, ví dụ 0,9 m x 1,2 m x 1,5 m, không chứa nước, chất bẩn, các loại lon khác hoặc nhôm dạng lá. Hình 3.2:Thiết bị ép và đóng kiện lon nhôm 3.1.2Tái sinh và tái sử dụng giấy,carton Giấy là thành phần chiếm tỷ lệ khá cao trong các thành phần của CTRSH TP. HCM. Cả giấy và carton chiếm từ 1,2 - 4,6%. Do đó, việc thu hồi và tái sử dụng giấy sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế nhờ giảm được lượng rác đổ về BCL, tái sử dụng nguồn sợi sẵn có,giảm tác động đến rừng do hạn chế do hạn chế việc khai thác gỗ làm giấy và giảm năng lượng tiêu thụ cần thiết để sản xuất giấy.Các nhà máy giấy thường tái chế lại các sản phẩm bị hỏng và phế liệu từ các nhà máy sản xuất sản phẩm giấy vì phế liệu được biết rõ thành phần và thường giấy chưa in nên có thể thay thế nguyên liệu sản xuất giấy trực tiếp. Các loại giấy có thể tái chế bao gồm: - Giấy báo; - Thùng carton hỏng; - Giấy chất lượng cao; - Giấy loại hỗn hợp. Giấy báo. Giấy báo tẩy mực được dùng để sản xuất ấn phẩm mới, giấy vệ sinh và giấy chất lượng cao. Phần còn lại hầu như được sử dụng để sản xuất thùng carton và các sản phẩm xây dựng (như carton xốp, trần nhà, vách ngăn,…). Thùng carton. Giấy carton là một trong những nguồn giấy phế liệu riêng biệt để tái chế.Nguồn phát sinh giấy carton đáng kể nhất là từ siêu thị và các cửa hàng bán lẻ. Thùng carton được ép thành kiện và chuyển đến cơ sở tái chế làm vật liệu cho lớp đáy hoặc lớp giữa của các dạng bao bì carton. Giấy chất lượng cao. Giấy chất lượng cao bao gồm giấy in, giấy trắng, giấy màu từ sách(giấy viết, bản đánh máy và giấy tờ tài chính khác), gáy sách hay phần giấy phế liệu cắt xén từ sách, giấy vẽ tranh. Các loại giấy này có thể thay thế trực tiếp bột gỗ hoặc có thể tẩy mực để sản xuất giấy vệ sinh hoặc các loại giấy chất lượng cao khác. Giấy lộn hỗn hợp. Giấy lộn hỗn hợp bao gồm giấy báo, tạp chí và nhiều loại giấy khác.Giấy hỗn hợp được dùng để sản xuất thùng carton và các sản phẩm ép khác.Thị trường tiêu thụ giấy phế liệu chịu ảnh hưởng đáng kể bởi nền kinh tế chung của khu vực vì phần lớn giấy chất lượng thấp được sử dụng để sản xuất các sản phẩm xây dựng và thùng chứa hàng tiêu dùng. Các nhà máy tái sử dụng giấy phế liệu yêu cầu giấy không bị nhiễm bẩn các thành phần khác như cát, đất, kim loại, thủy tinh, chất thải thực phẩm,… Một số cơ sở khác bắt buộc phải phân loại riêng giấy in laser với các loại giấy in khác vì mực in laser không thể tẩy sạch được. Bên cạnh đó, giấy phải được ép đóng thành kiện để giảm thể tích. Hình 3.3 Thiết bị ép và đóng kiện giấy phế liệu. 3.1.3Tái sinh và tái sử dụng nhựa Các sản phẩm nhựa ngày càng chiếm lĩnh thị trường vì chúng có khả năng thay thế các sản phẩm chế tạo từ kim loại, thủy tinh và giấy. Do đặc tính nhẹ nên chi phí vận chuyển các sản phẩm nhựa bao giờ cũng rẻ tiền hơn so với kim loại và thủy tinh. Sản phẩm nhựa đa dạng về hình dạng, thích hợp với các loại thực phẩm ướt cũng như sử dụng trong các lò vi ba. Cùng với sự phát triển các mặt hàng tiêu dùng bằng nhựa, nhựa phế thải, đặc biệt là nilon ngày càng chiếm tỷ trọng đáng kể trong thành phần CTRSH. Kết quả phân tích thành phần CTRSH tại các hộ gia đình ở TP. HCM cho thấy nhựa và nilon chiếm tỷ trọng thứ 2 sau rác thực phẩm (nhựa chiếm 1,2-4,2% và túi nilon chiếm 3,5-13,4%). Như vậy, nếu thu hồi và tái chế lượng phế liệu này sẽ giảm đáng kể lượng thể tích chôn lấp cần thiết. Hầu hết các nhà sản xuất các sản phẩm bao bì nhựa hiện nay đều ký hiệu sản phẩm của họ theo số thứ tự từ 1 đến 7, đặc trưng cho hầu hết các loại nhựa sản xuất để tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân loại và tái chế. Hình 3.4 Các loại nhựa được thu hồi để tái chế. Polyethylene Terephthalate (PETE). PETE được tái chế đầu tiên để sản xuất các loại sợi polyester dùng trong sản xuất túi ngủ, gối, chăn và quần áo mùa đông. Sau này, PETE còn được sử dụng để chế tạo thảm, các sản phẩm đúc, băng chuyền, bao bì thực phẩm và các sản phẩm khác, nhựa kỹ thuật còn dùng trong công nghiệp sản xuất ô tô. High density Polyethylene (HDPE). Đặc tính của HDPE thay đổi rất nhiều tùy thuộc vào sản phẩm cần chế tạo. Các bình sữa thường được sản xuất từ loại nhựa có độ nóng chảy thấp. Trong khi đó, HDPE cứng có độ nóng chảy cao nên cho phép nhựa chảy dễ dàng vào các khuôn đúc. Tính chất của HDPE dạng hạt phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu ban đầu. Do đó, để kiểm soát chất lượng của nhựa hạt tái chế, các nhà sản xuất không trộn lẫn những loại nhựa khác nhau hoặc không trộn cùng loại nhựa nhưng khác độ nóng chảy với nhau. HDPE tái chế thường dùng để sản xuất can chứa bột giặt và thùng chứa dầu nhớt. Các loại thùng chứa này thường có ba lớp, trong đó lớp giữa được chế tạo bằng nguyên liệu tái chế. HDPE tái chế còn được dùng để chế tạo các loại khăn phủ, túi chứa hàng hóa, ống dẫn, thùng chứa nước và đồ chơi trẻ em. Polyvinyl Chloride (PVC). PVE được sử dụng rộng rãi làm bao bì thực phẩm, dây điện,chất cách điện và ống nước. Mặc dù PVC là loại nhựa có chất lượng cao hầu như không cần pha trộn phụ gia, hiện nay rất ít các phế liệu PVC được tái chế vì chi phí thu gom và phân loại khá cao. Các sản phẩm từ nhựa PVC tái chế bao gồm bao bì hàng tiêu dùng,màn cửa, tấm lót xe tải, thảm trải phòng thí nghiệm, tấm lót sàn nhà, lọ hoa, đồ chơi trẻ em, ống nước,… Low-density polyethylene (LDPE). Các bao nhựa được phân loại bằng tay, tách các tạp chất bẩn và tái chế. Tuy nhiên, một trong những khó khăn là do mực in trang trí trên các bao bì cũ không tương thích với màu của hạt nhựa tái chế. Do đó, giải pháp thích hợp là dùng nhựa tái chế để sản xuất các sản phẩm có màu sậm. Polyethylene (PP). PP thường được dùng để sản xuất pin ô tô, nắp thùng chứa, nhãn hiệu của chai lọ và một phần nhỏ để sản xuất bao bì thực phẩm. Nhãn và nắp chai PP thường được tái chế cùng với các sản phẩm từ nhựa PE. Phần lớn PP được dùng để chế tạo những đồ dùng để ngoài trời, hộp thư, tường rào. Các nhà máy sản xuất pin cũng thu hồi PP để sản xuất các pin mới. Polystyrene (PS). Các sản phẩm quen thuộc của PS bao gồm bao bì thực phẩm, đĩa, khay đựng thịt, ly uống nước, bao bì đóng gói sản phẩm, đồ dùng nhà bếp, hộp đựng yogurt,…PS tái chế được dùng để sản xuất văn phòng phẩm, khay thức ăn, chất cách điện và đồ chơi. Các loại nhựa khác. Các nhà sản xuất sử dụng nhựa hỗn hợp để tái chế thành loại hạt nhựa dùng để sản xuất các mặt hàng không yêu cầu khắt khe về đặc tính nhựa sử dụng chẳng hạn như bàn ghế ngoài sân, chỗ đậu xe, hàng rào, … Vì không cần phân loại riêng phế liệu nhựa nên các nhà sản xuất dễ dàng thu mua được loại phế liệu này với chi phí thấp. Tuy nhiên, các loại phế liệu PETE phải được tách riêng hỗn hợp nhựa này vì chúng có nhiệt độ nóng cao hơn các loại nhựa khác.Các loại nhựa phế liệu sau khi thu gom được phân loại bằng tay theo màu sắc và loại bỏ các thành phần nhựa không đạt yêu cầu. Quy trình công nghệ thu hồi và tái chế nhựa được trình bày tóm tắt trong Hình 2.6. Phế liệu nhựa được phân loại thành từng loại như PE, PP, PS, …, sau đó được làm sạch bằng nhiều cách tùy theo loại phế liệu. Sau đó, phế liệu được xay, bằm, rửa sạch và phơi khô. Tùy theo yêu cầu sản phẩm, các mẫu nhựa sau khi phơi khô sẽ được trộn màu và đưa vào máy tạo hạt để tạo thành hạt nhựa nguyên liệu nhựa. Về mặt môi trường, các cơ sở tái chế nhựa luôn thải ra mùi hôi do nhựa bị nấu chảy.Ngoài ra, trong quá trình tạo hạt, nhựa dẻo phải đi qua một vỉ lọc và vỉ lọc này luôn bị bít kín bởi chất bẩn (thường hai tiếng phải thay một vỉ để tiết kiệm, các cơ sở này thường tập trung các vỉ này lại và đốt cho cháy hết phần chất bẩn, việc đốt vỉ này tạo ra những luồng khói đầy bụi và khí độc. Bên cạnh khí thải, các cơ sở này thường làm tắc nghẽn hệ thống thoát nước do hoạt động xay rửa phế liệu. Do đó cần có biện pháp quản lý chặt chẽ. Một cách tổng quát, các cơ sở tái chế nhựa yêu cầu nhựa phế liệu phải được phân loại trước theo tiêu chuẩn quy định của cơ sở, không được lẫn các chất bẩn, nước và phải được đóng thành kiện theo kích thước và khối lượng quy định. Nếu không thỏa mãn các tiêu chuẩn trên, giá thu mua phế liệu sẽ bị giảm. Hình 3.5:Sơ đồ quy trình công nghệ tái chế hỗn hợp chất thải nhựa 3.1.4Tái sinh và tái sử dụng thủy tinh Trong thành phần CTRSH tại các hộ gia đình, thủy tinh chiếm khoảng 0-0,4%. Trong đó,chủ yếu là miểng chai. Các loại chai lọ nguyên hầu như được người dân bán lại cho những người thu mua phế liệu. Những lợi ích của việc thu hồi và tái chế thủy tinh có thể kể đến bao gồm tái sử dụng nguyên liệu, tiết kiệm năng lượng, giảm diện tích chôn lấp cần thiết và trong một số trường hợp cụ thể, làm phân compost có chất lượng tốt hơn (sạch hơn), thủy tinh còn là thành phần làm tăng chất lượng nhiên liệu sản xuất từ chất thải. Hầu hết thủy tinh được dùng để sản xuất các loại chai lọ thủy tinh mới, một phần nhỏ dùng để chế tạo bông thủy tinh hoặc chất cách điện bằng sợi thủy tinh, vật liệu lát đường và vật liệu xây dựng như gạch, đá lát tường, đá lát sàn nhà và bêtông nhẹ.Các cơ sở sản xuất chai thủy tinh dùng miểng chai cùng với các nguyên liệu khác (như cát, soda, đá vôi) vì nhiệt độ nấu chảy có thể được giảm đáng kể. Do đó, các cơ sở này đồng ý trả giá miểng chai cao hơn so với nguyên liệu thô vì có thể tiết kiệm được năng lượng và tăng tuổi thọ của lò nấu thủy tinh. Điều bất lợi khi sử dụng miểng chai làm nguyên liệu là hầu như các loại miểng chai đều bị nhiễm bẩn nên gây ảnh hưởng đến chất lượng và màu sắc của sản phẩm.Các nhà máy chế biến sợi thủy tinh cũng sử dụng một phần miểng chai trong quy trình chế biến như do yêu cầu chất lượng nguyên liệu khắt khe hơn nên hầu hết miểng chai sử dụng được thu mua từ các cơ sở sản xuất thủy tinh khác.Các loại phế liệu thủy tinh không thể phân loại theo màu được dùng để sản xuất vật liệu lát đường và các vật liệu xây dựng khác. Tuy nhiên, việc tái sử dụng miểng chai để sản xuất vật liệu lát đường cũng gặp trở ngại vì chi phí vận chuyển và sản xuất cao. Hơn nữa sản phẩm mới này cũng không có chất lượng cao hơn so với sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu cổ điển. 3.1.5Tái sinh và tái sử dụng kim loại Kim loại đen. Sắt, thép thu hồi từ CTRSH chủ yếu là các dạng lon thiếc và sắt phế liệu. Các lon thép hoặc bao bì thép (thường gọi là lon thiếc vì được tráng một lớp thiếc bên ngoài để chống gỉ) được phân loại riêng, ép và đóng thành kiện trước khi chuyển đến các cơ sở tái chế.Các lon, vỏ hộp này đầu tiên được cắt vụn tạo điều kiện cho quá trình tách thực phẩm thừa và giấy nhãn bằng quá trình hút chân không. Nhôm và những kim loại màu khác được phân loại bằng phương pháp từ tính. Thép sau khi làm sạch các tạp chất nói trên được khử thiếc bằng cách gia nhiệt trong lò nung để làm hóa hơi thiếc hoặc bằng quá trình hóa học sử dụng NaOH và tác nhân oxy hóa. Thiếc được thu hồi từ dung dịch bằng quá trình điện phân tạo thành thiếc dạng thỏi.Thép đã khử thiếc được dùng để sản xuất thép mới. Các phế liệu được khử thiếc bằng phương pháp gia nhiệt không thích hợp để sản xuất thiếc vì quá trình gia nhiệt làm cho một phần thiếc khuếch tán vào thép và làm cho thép mới không tinh khiết. Kim loại màu Kim loại màu chiếm từ 0-0,1% trong thành phần CTRSH từ hộ gia đình. Những phế liệu kim loại màu được thu hồi từ đồ dùng để ngoài trời, đồ dùng nhà bếp, thang xếp, dụng cụ, máy móc, từ chất thải xây dựng (dây đồng, máng nước, cửa, …). Hầu như phế liệu kim loại màu đều được tái chế nếu chúng được phân loại và tách các tạp chất khác như:nhựa, cao su, vải,… 3.1.6 Tái sinh và tái sử dụng cao su Cao su được thu hồi để tái chế lốp xe, làm nhiên liệu và nhựa rải đường. Cũng như các thành phần phế liệu khác, cao su sau khi phân loại cũng được ép thành kiện để giảm thể tích trước khi chuyển đến cơ sở tái chế. 3.1.7 Tái sinh và tái sử dụng pin gia dụng Hầu như những người tiêu dùng đều không nhận thức rằng pin gia dụng là một nguồn chất thải độc hại. Việc tái chế pin gia dụng rất khó vì hầu như có ít công ty có công nghệ thích hợp để tái chế pin gia dụng. Thêm vào đó, pin tiểu (đặc biệt là loại đồng hồ đeo tay,pin viết chỉ bảng,…) rất khó phân loại và có thể gây độc do hơi thủy ngân. Các loại pin kiềm và carbon-kẽm không thể tái chế được và vì có chứa thủy ngân nên chúng phải được thải bỏ theo quy định đối với chất thải nguy hại. Chỉ có pin Ni-Cd hoặc pin oxyt thủy ngân và oxýt bạc mới có thể tái chế được. 3.1.8 Tái sinh và tái sử dụng rác thực phẩm Rác thực phẩm có thể được phân loại để sản xuất phân compost và khí methane. Trong thành phần CTRSH tại các hộ gia đình ở TP.HCM, rác thực phẩm chiếm khoảng 63-69%. Do đó, nếu có thể tái sử dụng toàn bộ lượng rác thải này thì vấn đề nan giải về diện tích chôn lấp và những khó khăn trong giải quyết các vấn đề môi trường tại các BCL sẽ hầu như không đáng kể. Hầu hết các hệ thống sản xuất phân compost đều bắt đầu từ việc phân loại các vật liệu có khả năng tái chế, kim loại, những chất độc hại, sau đó nghiền nhỏ đến kích thước thích hợp và tách các thành phần tạp chất khác (nếu cần). Sản phẩm của quá trình composting thường dùng làm chất cải tạo đất. Tuy nhiên, do quá trình phân loại không triệt để, trong thành phần rác thực phẩm làm phân compost thường lẫn thủy tinh và nilon làm sản phẩm kém giá trị. Ở một số nơi, sản phẩm compost thường được dùng làm vật liệu che phủ BCL. Methane được sản xuất từ rác thực phẩm nhờ quá trình phân hủy kỵ khí trong điều kiện không kiểm soát chặt chẽ tại các BCL hợp vệ sinh hay trong điều kiện kiểm soát của các thiết bị kỵ khí. Khí methane được ưa chuộng vì là loại nhiên liệu sạch và có thể lưu trữ được. Phần chất rắn còn lại trong các thiết bị phân hủy kỵ khí này có thể dùng sản xuất phân compost hoặc vật liệu che phủ BCL. 3.2Ủ phân compost Hình 3.6:Quy trình kỹ thuật ủ compost và sản xuất phân bón Hiện tại có nhiều định nghĩa về quá trình chế biến compost và compost. Một định nghĩa thường được sử dụng là định nghĩa của Haug, 1993. Theo Haug, quá trình chế biến compost và compost được định nghĩa như sau: Quá trình chế biến compost là quá trình phân hủy sinh học và ổn định của chất hữu cơ dưới điều kiện nhiệt độ thermorphilic. Kết quả của quá trình phân hủy sinh học tạo ra nhiệt, sản phẩm cuối cùng ổn định, không mang mầm bệnh và có ích trong việc ứng dụngcho cây trồng. Compost là sản phẩm của quá trình chế biến compost, đã được ổn định như humus,không chứa các mầm bệnh, không lôi kéo các côn trùng, có thể được lưu trữ an toàn,và có lợi cho sự phát triển của cây trồng. Các phản ứng hóa sinh Quá trình phân hủy chất thải xảy ra rất phức tạp, theo nhiều giai đoạn và sản phẩm trunggian. Ví dụ quá trình phân hủy protein bao gồm các bước: protein → peptides → aminoacids → hợp chất ammonium → nguyên sinh chất của vi khuẩn và N hoặc NH3. Đối với carbonhydrates, quá trình phân hủy xảy ra theo các bước như sau: carbonhydrate→ đường đơn → acid hữu cơ → CO2 và nguyên sinh chất của vi khuẩn. Chính xác những chuyển hóa hóa sinh xảy ra trong quá trình composting vẫn chưa được nghiên cứu chi tiết. Các giai đoạn khác nhau trong quá trình làm compost có thể phân biệt theo biến thiên nhiệt độ như sau: Pha thích nghi (latent phase) là giai đoạn cần thiết để vi sinh vật thích nghi với môitrường mới. Pha tăng trưởng (growth phase) đặc trưng bởi sự gia tăng nhiệt độ do quá trình phân hủy sinh học đến ngưỡng nhiệt độ mesophilic. Pha ưa nhiệt (thermophilic phase) là giai đoạn nhiệt độ tăng cao nhất. Đây là giai đoạn ổn định hóa chất thải và tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh hiệu quả nhất. Phản ứng hóa sinh này được đặc trưng bằng các phương trình 3-1và 3-2 trong trường hợp làm phân compost hiếu khí và kỵ khí như sau: COHNS + O2 + VSV hiếu khí → CO2 + NH3 + Sản phẩm khác + năng lượng (3-1) CHONS + VSV kỵ khí → CO2 + H2S + NH3 + CH4 + Sản phẩm khác + năng lượng (3-2) Pha trưởng thành (maturation phase) là giai đoạn giảm nhiệt độ đến mức mesophilic và cuối cùng bằng nhiệt độ môi trường. Quá trình lên men lần thứ hai xảy ra chậm và thích hợp cho sự hình thành chất keo mùn (là quá trình chuyển hóa các phức chất hữu cơ thành chất mùn) và các chất khoáng (sắt, canxi, nitơ, …) và cuối cùng thành mùn.Các phản ứng nitrate hóa, trong đó ammonia (sản phẩm phụ của quá trình ổn định hóa chất thải như trình bày ở phương trình 3-1 và 3-2) bị oxy hóa sinh học tạo thành nitrít (CO2-) và cuối cùng thành nitrate (NO3-) cũng xảy ra như sau: Nitrosomonas bacteria NH4+ + 3/2 O2 ----------------------------> NO2- + 2H+ + H2O (3-3) Nitrobactor bacteria NO2+ ½ O2 ---------------------------> NO3- (3-4) Kết hợp hai phản ứng (3-3) và (3-4), quá trình nitrate hóa xảy ra theo phương trình phản ứng sau: NH4+ + 2O2 → NO3- + 2H+ + H2O (3-5) Vì NH4+ cũng được tổng hợp trong mô tế bào, phản ứng đặc trưng cho quá trình tổng hợp mô tế bào như sau: NH4+ + 4CO2 + HCO3-+ H2O → C5H7O2N + 5O2 (3-6) Phương trình phản ứng nitrate hóa tổng cộng xảy ra như sau (kết hợp phương trình (3-5)và (3-6)): 22NH4+ + 37O2 + 4CO2 + HCO3-→ 21NO2+ C5H7O2N + 20H 2O + 42H+ (3-7) Các phương pháp ủ compost thông dụng và những ưu điểm, khuyết điểm của các phươngpháp đó sẽ được trình bày sau đây: Phương pháp ủ compost theo luống dài với thổi khí thụ động có xáo trộn Trong phương pháp ủ compost theo luống dài với thổi khí thụ động có xáo trộn, vật liệu ủ được sắp xếp theo các luống dài và hẹp. Không khí (oxygen) được cung cấp tới hệ thống theo các con đường tự nhiên như do khuếch tán, gió, đối lưu nhiệt….Các luống compost được xáo trộn định kỳ thường xuyên để xáo trộn đều kích thước CTR trong luống compost, trộn đều độ ẩm và hỗ trợ cho thổi khí thụ động. Việc xáo trộn được thực hiện bằng cách di chuyển luống compost với xe xúc hoặc bằng xe xáo trộn chuyên dụng. Ưu điểm - Do xáo trộn thường xuyên nên chất lượng compost thu được khá đều. - Vốn đầu tư và chi phí vận hành thấp vì không cần hệ thống cung cấp oxygen cưỡng bức. Nhược điểm - Cần nhiều nhân công - Thời gian ủ dài (3-6 tháng) - Do sử dụng thổi khí thụ động nên khó quản lý, đặc biệt là khó kiểm soát nhiệt độvà mầm bệnh. - Xáo trộn luống compost thường gây thất thoát Nitơ và gây mùi - Quá trình ủ có thể bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, ví dụ như mưa có thể gây ảnh hưởng bất lợi cho quá trình ủ. - Phương pháp thổi khí thụ động cần một lượng lớn vật liệu tạo cấu trúc và loại vật liệu tạo cấu trúc phù hợp với phương pháp này thì khó tìm hơn so với các phương pháp khác. Phương pháp ủ compost theo luống dài hoặc đống với thổi khí cưỡng bức Trong phương pháp này, vật liệu ủ được sắp xếp thành đống hoặc luống dài. Không khí (oxygen) được cung cấp tới hệ thống bằng quạt thổi khí hoặc bơm nén khí và hệ thống phân phối khí như ống phân phối khí hoặc sàn phân phối khí Ưu điểm - Dễ kiểm soát khi vận hành hệ thống, đặc biệt là kiểm soát nhiệt độ và nồng độ oxygen trong luống ủ compost. - Giảm mùi hôi và mầm bệnh - Thời gian ủ ngắn (3 – 6 tuần) - Vì sử dụng thổi khí cưỡng bức nên có thể làm luống compost cao và rộng hơn, nên nhu cầu sử dụng đất thấp hơn, và có thể vận hành ngoài trời hoặc có che phủ. Nhược điểm - Hệ thống phân phối khí dễ bị tắt nghẽn, cần phải bảo trì thường xuyên - Chi phí bảo trì hệ thống và chi phí năng lượng cho thổi khí làm tăng tổng chi phí,nên chi phí cho hệ thống này cao hơn hệ thống thổi khí thụ động. Phương pháp ủ trong container Phương pháp ủ trong container là phương pháp ủ mà vật liệu ủ được chứa trong container, túi đựng hay trong nhà. Thổi khí cưỡng bức thường được sử dụng cho phương pháp ủ này. Có nhiều phương pháp ủ trong container như ủ trong bể di chuyển theo phương ngang, ủ trong container thổi khí và ủ trong thùng xoay.Trong bể di chuyển theo phương ngang, vật liệu được ủ trong một hoặc nhiều ngăn phản ứng dài và hẹp, thổi khí cưỡng bức và xáo trộn định kỳ được áp dụng cho phương pháp này.Vật liệu ủ được di chuyển liên tục dọc theo chiều dài của ngăn phản ứng trong suốt quá trình ủ. Trong container thổi khí, vật liệu ủ được chứa trong các loại container khác nhau như thùng chứa chất thải rắn hay túi polyethylene, …vv thổi khí cưỡng bức được sử dụng cho quá trình ủ dạng mẻ, không có sự rung hay xáo trộn trong container. Tuy nhiên, ở giữa quá trình ủ, vật liệu ủ có thể được lấy ra và xáo trộn bên ngoài, sau đó cho vào container lại. Trong thùng xoay, vật liệu ủ được ủ trong một thùng xoay chậm theo phương ngang với thổi khí cưỡng bức. Ưu điểm - Ít nhạy cảm với điều kiện thời tiết - Khả năng kiểm soát quá trình ủ và kiểm soát mùi tốt hơn - Thời gian ủ ngắn hơn phương pháp ủ ngoài trời - Nhu cầu diện tích nhỏ hơn các phương pháp ủ khác - Chất lượng compost tốt hơn Nhược điểm - Vốn đầu tư cao - Chi phí vận hành và bảo trì hệ thống cao - Thiết kế phức tạp và đòi hỏi trình độ cao - Công nhân vận hành đòi hỏi trình độ cao 3.3Tái chế CTRSH thành than sạch Với công nghệ tái chế rác thải sinh hoạt thành than sạch sẽ đem lại nhiều lợi ích từ rác thải như: - Công nghệ này sẽ xử lý rác thải sinh hoạt mà không cần phải phân loại, thông qua dây chuyền sản xuất, rác sẽ được tái chế thành loại than tái sinh thân thiện với môi trường mà không gây ô nhiễm môi trường. Với một giá trị calo khoảng 4500 - 5000 kilocalo, than có thể được sử dụng trong nhiều hình thức đốt cháy. Chính vì thế mà ưu điểm của công nghệ này là: "giảm giá, vô hại và tái sinh". - Được kiểm nghiệm nghiêm ngặt về tính thân thiện với môi trường. Với tính độc tố của dioxin ở mức độ trung bình 0,019 tốt hơn cả tiêu chuẩn quốc gia được sử dụng là 1 và các tiêu chuẩn Châu Âu là 0,1. - Dây chuyền công nghệ mỗi ngày xử lý gần 300 tấn rác mỗi ngày và công suất tái chế rác thải khoảng 1000 tấn than /ngày. Đồng thời giá thành của than sạch rẻ, tuyệt đối tuân thủ các quy định bảo vệ môi trường. Hình 3.7:Mô hình dây chuyền công nghệ tái chế CTRSH thành than sạch Hình 3.8:Dây chuyền công nghệ tái chế CTRSH thành than sạch KẾT LUẬN-KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Từ việc thực hiện đề tài”Khảo sát tình hình thu gom chất thải sinh hoạt ở TP.HCM và đề xuất các phương hướng tái sử dụng” em rút ra một số kết luận sau: -Rác thải không phải là thứ bỏ đi nếu chúng ta có những phương pháp tái chế sẽ tạo ra những sản phẩm có ích mang lại hiệu quả kinh tế và góp phần bảo vệ môi trường. -Nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được với nhu cầu thực tế,kỹ sư chuyên ngành vẫn còn hạn chế về số lượng lẫn chất lượng. KIẾN NGHỊ Để công tác quản lý CTRSH và tái sử dụng có hiệu quả cần: -Triển khai rộng rãi công tác phân loại rác thải ngay tại nguồn phát sinh sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho thu gom và xử lý chất thải đô thị. -Xây dựng hướng dẫn về công tác quản lý chất thải rắn nói chung, chất thải nguy hại nói riêng và phổ biến rộng rãi các hướng dẫn này. -Tăng cường khung thể chế, kể cả phát triển hệ thống thu phí chất thải để cân bằng chi phí cho quản lý chất thải rắn. -Mở rộng chương trình nâng cao nhận thức về quản lý chất thải rắn cho cộng đồng, đặc biệt là đối với các công ty là chủ nguồn thải. -Tăng cường đáng kể nguồn lực giám sát và cưỡng chế thực hiện quy chế quản lý chất thải rắn. -Đầu tư cơ sở vật chất để xử lý và tiêu huỷ chất thải rắn theo phương thức hợp vệ sinh. Cụ thể là đầu tư hệ thống xử lý chất thải nguy hại và bãi chôn lấp an toàn cho các loại chất thải rắn. -Nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc quản lý chất thải rắn và huy động cộng đồng tự giác tham gia giải quyết vấn đề chất thải rắn. -Đầu tư hơn nữa các dây chuyền,thiết bị tái chế CTRSH TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] TS.Nguyễn Trung Việt,TS.Trần Thị Mỹ Diệu Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt [2] Nguyễn Văn Phước Quản lý và xử lý chất thải rắn NXB ĐHQGTPHCM 2007 Website: [3] [4] http.//www.gree-vn.com [5]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKLTN.doc
  • docxbia khoa luan.docx
  • docLICAMD~1.DOC
  • docLICMON~1.DOC
  • docMCLC~1.DOC
Tài liệu liên quan