Khóa luận Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam

Trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã xác định phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của đất nước, đồng thời đưa ra những chủ trương,chính sách và hành lang pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Những giải pháp trên đây của người viết chỉ mới dựa trên những quan sát thực tiễn những điểm mạnh và điểm yếu của du lịch Việt Nam trong thời gian qua và hy vọng sẽ góp được một số giải pháp nhỏ vào việc phát triển của nền du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

doc91 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1384 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
viên du lịch là đối tượng trực tiếp tiếp xúc với khách du lịch chính vì thế ấn tượng để lại cho du khách khá lớn. Thái Lan, Singapore và Malaysia đã thành công trong việc cung cấp đội ngũ lao động du lịch chuyên nghiệp và tận tình, hiếu khách và chu đáo trong phục vụ, hiệu quả trong công tác tổ chức và thực hiện các tour, các chương trình du lịch. Chính vì thế có thể khẳng định rằng nhân lực là một nhân tố quan trọng quyết định sự phát triển đáng kể của du lịch các quốc gia này trong thời gian qua 2.3 Các quốc gia đảm bảo được các điều kiện cơ sở hạ tầng. Bên cạnh yếu tố nhân lực, du lịch của Thái Lan, Malaysia và Singapore đạt được nhiều thành tựu nhất trong khu vực còn phụ thuộc vào yếu tố sẵn có một cơ sở hạ tầng hiện đại và khai thác thêm loại hình dịch vụ du lịch mới. Cơ sở hạ tầng trong du lịch là hệ thống nhà hàng khách sạn phục vụ du lịch, các địa điểm, các khu du lịch liên hợp, ngòai ra còn liên quan tới hệ thống đường xá, giao thông liên lạc, hàng không và đường sắt. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển sẽ đem đến cho du khách sự thuận tiện nhất trong việc đi lại, nghỉ ngơi và liên lạc. Tuy nhiên du khách cũng luôn mong muốn đến với nhiều vùng đất mới, tham gia nhiều tour du lịch mới lạ, thưởng thức nhiều chương trình du lịch hấp dẫn. Chính vì thế phát triển du lịch chính là tạo thêm được nhiều loại hình dịch vụ du lịch mới nhằm thu hút du khách và khai thác triệt để các nguồn tiềm năng quốc gia về du lịch trên nền tảng một hệ thống cơ sở hạ tầng đã phát triển và một đội ngũ nhân lực du lịch chuyên nghiệp và hiếu khách. Trên cơ sở lý luận trên, áp dụng vào thực tế các quốc gia như Thái Lan, Singapore và Malaysia chúng ta thấy rất hợp lý và rất đáng để học tập kinh nghiệm. Singapore, đất nước nhỏ bé của 54 hòn đảo, trong đó có tới 20 hòn đảo có người ở thì hệ thống giao thông vận tải và liên lạc, sân bay là một vấn đề rất khó khăn. Tuy nhiên trung tâm kinh tế khu vực Đông Nam á này đã đầu tư rất lớn vào xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm thuận tiện nhất việc giao lưu kinh tế giữa các đảo và phục vụ nhu cầu du lịch của du khách ngày càng gia tăng. Giao thông hằng ngày giữa các địa điểm du lịch được đảm bảo bằng hệ thống xe bus, xe đưa đón từ sân bay, xe taxi, tàu hỏa và các loại tàu siêu tốc, các dịch vụ cho thuê xe tự lái. Các dịch vụ này hoạt động suốt ngày đêm và có mặt ở khắp nơi, chi phí rẻ và rất thuận tiện. Tàu siêu tốc là phương tịên giao thông thuận tiện nhất để đi du lịch các nơi ở Singapore. Hệ thống sân bay ở Singapore cực kỳ hiện đại và phạm vi hoạt động rất rộng lớn. Hàng không Singapore được giao cho các công ty tư nhân đảm nhận kinh doanh như Star Alliance, Tiger Airways, Virgin Atlantic Airways....và hiện nay Singapore đang có tất cả những loại máy bay hiện đại nhất trên thế giới. Tháng 7 vừa qua hãng hàng không đã quyết định mua thêm 21 máy bay A350s và 9 máy bay A380s để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của du khách đến quốc gia này.Về xây dựng các công trình mới thì Singapore đã có một hệ thống khách sạn nhà hàng hiện đại bậc nhất châu á, riêng trong năm qua quốc gia này còn đầu tư thêm 60 triệu đôla để xây dựng cơ sở hạ tầng cho công nghiệp và du lịch trong đó đáng chú ý là 18 triệu đôla đầu tư để xây dựng đại lộ Orchard, một trong những đường phố mua sắm lớn bậc nhất trên thế giới. Cơ sở này ra đời sẽ thu hút được nhiều hơn nữa số du khách vào Singapore bởi đất nước này nổi tiếng với nhiều mặt hàng điện tử hiện đại. Song song với việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông liên lạc ngày càng hiện đại và thuận tiện hơn, du lịch Singapore đã khám phá nhiều tiềm năng du lịch mới hấp dẫn du khách nhiều hơn nữa. Sigapore đã nổi tiếng với các khu du lịch nhân tạo như các công viên chim thú, vườn bướm, khu thủy cung... bên cạnh đó quốc gia này hiện nay đang khai thác thêm các loại hình mới như cho xây dựng các khu sắc tộc như phố Tiểu ân, phố Tàu, phố Geylang Serai... là hình ảnh thu nhỏ nhưng vô cùng ấn tượng của Trung hoa hay Malaysia...Một hình thức du lịch cũng vừa mới được đưa vào hoạt động là tham quan đời sống ngoại ô và tham gia các nghệ thuật công cộng. Có thể nói địa điểm nào ở Singapore bây giờ cũng có thể trở thành địa điểm du lịch và khả năng khai thác quản lý các khu du lịch của chính quyền Singapore rất tốt bởi ở đâu, du lịch cũng mang lại lợi nhuận lớn và ấn tượng cho người xem. Dịch vụ du lịch mới nhất ở Singapore hiện nay là các tour tham quan theo chủ đề. Du khách được đi xem phim, thăm các lâu đài cổ, hay có thể đi chơi golf ở những sân golf hiện đại nhất thế giới. Những tour du lịch như vậy đem đến cho du khách cảm giác được tham gia vào chính cuộc sống nơi đây, chứ không đơn thuần chỉ là đi du lịch... Singapore là hình mẫu quốc gia hiện đại về phát triển kinh tế cũng như phương thức khai thác các tiềm năng du lịch. Du lịch Singapore ngày càng phát triển và thu hút được sự chú ý của du khách trên toàn thế giới hoàn toàn bằng chính chất lượng các dịch vụ du lịch của mình. Thái Lan lại nổi bật hơn bởi sự đa dạng của các loại hình dịch vụ du lịch trên một nền tảng cơ sở hạ tầng tương đối đồng bộ và phát triển. Thái Lan có hơn 4070 km đường sắt, 64600km đường bộ, 5 hãng hàng không và 3999 km đường sông. Ngoài ra Thái lan còn có các cảng biển.Thái Lan có dự án xây dựng một sân bay quốc tế lớn nhất khu vực tại Bangkok là sân bay Suranabhumi và đến nay đã hoàn thành. Sân bay này làm tăng thêm khả năng đón khách du lịch của Thái Lan với 112 chuyến bay mỗi giờ, đón 45 triệu khách một năm, góp phần khẳng định vị thế của Thái Lan trong lĩnh vực hàng không và du lịch. Hệ thống nhà hàng khách sạn của Thái Lan rất phát triển với hàng trăm khách sạn có tên tuổi trên khắp thế giới, bên cạnh đó cơ quan du lịch quốc gia này còn đề ra các tiêu chuẩn phân loại và quản lý các khách sạn, do đó chất lượng phục vụ tại các khách sạn của Thái Lan được đánh giá là rất tốt. Với hệ thống cơ sở hạ tầng lớn như vậy, Thái Lan đã mở rộng hơn các khu du lịch ra các vùng trên khắp cả nước, đồng thời khai thác thêm nhiều tiềm năng dịch vụ du lịch để thỏa mãn hơn nữa nhu cầu của du khách. Một loại hình du lịch mới ở Thái Lan là du lịch hành trình với các chuyến hành trình như quan sát nơi ở của các loài chim thú, leo núi đá, đi bộ qua các địa danh lịch sử....Những chuyến hành trình này rất được những người ưa mạo hiểm và khám phá hưởng ứng. Với những người già hay phụ nữ đi du lịch có thể kết hợp du lịch với khám chữa bệnh và chăm sóc sức đẹp tại các bệnh viện du lịch hiện đại. Các bệnh viện này chủ yếu áp dụng các phương pháp chữa bệnh cổ truyền của người Thái, nâng cấp kết hợp chúng với các phương thức hiện đại để khám, chữa bệnh và đem lại sự thoải mái cao nhất cho bệnh nhân là các khách du lịch. Lọai hình du lịch này góp phần kéo dài ngày lưu trú trung bình của du khách tại Thái Lan và thông qua đó đem lại nguồn doanh thu lớn cho ngành du lịch. Cũng để chữa bệnh và giúp con người cảm thấy thoải mái hơn, người Thái cho ra đời một loại hình du lịch kết hợp với tập Thiền. Với một truyền thống Phật giáo rất lâu đời, người Thái đã biết vận dụng bài tập Thiền cho khách du lịch giúp họ vừa được đi du lịch, vừa nâng cao sức khỏe và cân bằng được tâm lý thông qua những bài tập Thiền cổ truyền của người theo đạo Phật ở Thái lan. Có thể nói các chương trình du lịch mới ở Thái Lan rất đa dạng, chúng không những thu hút sự quan tâm của khách du lịch mà còn góp phần khám phá ra nhiều giá trị tiềm ẩn của quốc gia giàu truyền thống văn hóa này. Hiệu quả hơn nữa chúng góp phần tạo thêm rất nhiều công ăn việc làm cho người lao động trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Du lịch Thái Lan vẫn sẽ dẫn đầu du lịch khu vực trong thời gian sắp tới bởi khả năng khai thác các tiềm năng du lịch, bổ sung thêm các dịch vụ du lịch của quốc gia còn rất nhiều và mang lại hiệu quả rất cao. Du lịch Malaysia cũng không kém cạnh gì du lịch Thái Lan trong việc mở rộng các loại hình du lịch mới. Với điều kiện cơ sở hạ tầng hiện đại Malaysia, đất nước của Đạo Hồi lớn thứ hai Đông Nam á có rất nhiều khả năng để khai thác thêm những miền, những khu vực du lịch mới. Đất nước này có đến 40 sân bay thuộc tổng công ty hàng không quốc gia, đủ khả năng chào đón một lượng khách khổng lồ du lịch vào đất nứơc. Bên cạnh đó đường bộ, đường sắt và đường thủy luôn sẵn sàng phục vụ nhu cầu đi lại của du khách trong nội địa. Các phương tiện giao thông như xe buýt, tàu điện ngầm tốc độ cao.. .phục vụ du khách 24/24, quý khách muốn tham quan các đảo đã có hệ thống tàu thủy và cảng biển rất lớn và hiện đại như Penang, Port Klang, Kuantan.... Giao thông liên lạc có thể phục vụ du khách đến tận vùng xa xôi nhất của Malaysia bất kỳ thời điểm nào. Hệ thống khách sạn ở Malaysia hiện đại không kém Singapore,riêng ở Kuala Lumpur có tới gần 20 khách sạn 5 sao và tại các khu du lịch khác các khách sạn cũng rất hiện đại, giá cả vừa phải và cũng chính là các cơ quan tổ chức tour du lịch cho du khách khi đến quốc gia này. Du lịch tại Malaysia thường được tổ chức trọn gói rất thuận tiện cho du khách tham gia nhiều chương trình hấp dẫn khắp. Malaysia có đến 18 khu du lịch ở khắp mọi nơi trên toàn quốc, mỗi khu du lịch lại khai thác một thế mạnh riêng như khu vực biển, khu vực rừng núi, khu vực văn hóa, khu vực làng nghề...Thời gian gần đây Malaysia khám phá ra nhiều giá trị du lịch tiềm ẩn và ngay lập tức cho khai thác. Năm 2007 là năm du lịch Malaysia, chính vì thế cơ quan du lịch của quốc gia này đang cố gắng đem đến cho du khách những dịch vụ du lịch mới nhất và tốt nhất. Chương trình đã chú trọng khai thác những miền đất du lịch mới như thành phố lịch sử Mallaca, thành phố văn hóa Sarawak, mở rộng những chuyến thám hiểm tới ngọn núi Kinabalu ở Sabah với độ cao 4093m, hay tham quan khu rừng nhiệt đới cổ nhất khu vực Negara ở Pahang...Ngay ở Kuala Lumpur trong năm tới cũng ra đời nhiều hình thức giải trí hấp dẫn. Du khách có thể tới tham quan khu chợ Trung hoa nhiều màu sắc( China Town) hay giải trí với việc shopping ở khu chợ trung tâm (Central Market) với nhiều mặt hàng phong phú có chất lượng và giá cả phải chăng. Malaysia đang cố gắng mang đến cho thế giới một cái nhìn về du lịch là hình ảnh của một châu á thực sự ( Truly Asia) chính vì thế các khu bảo tàng văn hóa và nghệ thuật được đầu tư rất lớn và du khách không nên bỏ qua những cái tên như Galeri Petronas, Islamic Art Museum hay National Art Galery... Du lịch Malaysia đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong những năm qua và trong thời gian tới với chiến lược đầu tư vào du lịch tăng mạnh, khai thác thêm nhiều trung tâm, dịch vụ du lịch hấp dẫn lượng khách đến Malaysia sẽ tăng cao hơn và nâng vị trí du lịch của Malaysia cao hơn nữa trên bản đồ du lịch thế giới. Mỗi quốc gia, một màu sắc, một nét hấp dẫn riêng nhưng sự thành công thì đến với cả ba quốc gia với cùng một nguyên nhân quan trọng đó là biết cách khai thác các tiềm năng du lịch triệt để trên một nền tảng cơ sở hạ tầng vững chắc, hiện đại, cực kỳ thuận tiện cho du khách. Cả Thái Lan, Malaysia và Singapore còn có nhiều vẻ đẹp tiềm ẩn và sức mạnh đột phá mạnh mẽ, chính vì vậy du lịch khu vực ASEAN sẽ càng nóng hơn và ba quốc gia này vẫn rất hứa hẹn đối với du khách. 2.4. Các quốc gia tạo ra nhiều loại hình du lịch mới Như đã đề cập ở trên, du lịch các quốc gia Thái Lan, Malaysia, Singapore luôn đem đến cho du khách nhiều cảm giác mới lạ do được tận hưởng những hình thức giải trí, những dịch vụ du lịch mới. Du lịch là một ngành kinh tế khác với những ngành khác là đem lại cho con người những cảm nhận trực tiếp về sản phẩm của nó, chính vì thế không thể để cho du khách thưởng thức mãi một món. Điều này dẫn đến việc yêu cầu khai thác những tiềm năng du lịch mới, khám phá những vùng đất mới, đưa vào những hình thức giải trí cũng như chăm sóc du khách mới…là điều bắt buộc trong chiến lược phát triển du lịch các quốc gia. Cả ba quốc gia trên đã làm được rất tốt điều này bằng khai thác chính những tiềm năng du lịch còn tiềm ẩn của quốc gia mình như cho ra đời các tour du lịch chăm sóc sức khoẻ, du lịch thiền, du lịch gia đình, mở rộng chúng ra trên phạm vi cả nước. Những dịch vụ mới này phát huy hiệu quả du lịch trên cả hai phương diện: một mặt giúp thu hút nhiều hơn lượng khách du lịch quốc tế vào các quốc gia, mặt khác khai thác được hết những giá trị to lớn của tiềm năng tự nhiên và nhân văn quốc gia. Chính vì vậy bài học về khai thác, sáng tạo những sản phẩm du lịch mới rất nên được các quốc gia khác quan tâm và áp dụng phát huy nó một cách rầm rộ và đảm bảo hiệu quả. 2.5. Các quốc gia đã thu hút được một lượng lớn đầu tư nứơc ngoài vào lĩnh vực du lịch. Để phát triển ngành kinh tế nào cũng cần đến vốn và thu hút các nguồn vốn cũng là một biện pháp rất hữu hiệu để cung cấp cơ sở cho sự phát triển đó. Du lịch ASEAN không phải là ngoại lệ. Với nhận thức về tầm quan trọng của phát triển du lịch đối với nền kinh tế quốc dân, cả ba quốc gia trên đã huy động mọi nguồn vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng phát triển du lịch, xây dựng các chương trình du lịch mới, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ du lịch, hiện đại hóa vật chất thiết bị cho các khu du lịch và nâng cấp hệ thống điện nước, giao thông liên lạc. Các nguồn vốn đầu tư đã được phân bố đồng đều cho tất cả những lĩnh vực phục vụ cho sự phát triển của du lịch và nhằm mục đích là thoả mãn cao nhất những nhu cầu của du khách. Vốn đầu tư cho phát triển du lịch tại ba quốc gia trên có thể đến chủ yếu từ nguồn ngân sách quốc gia như tại Singapore hay huy động thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào liên doanh phát triển hoặc thông qua các dự án sử dụng vốn FDI như tại Thái Lan và Malaysia. Các nhà đầu tư cũng phải nhìn thấy đựơc những tiềm năng to lớn của các quốc gia trên từ ngành du lịch nên mới quyết định gia tăng tài sản của mình bằng cách đầu tư vào du lịch. Chính thị trường mở và có nhiều chính sách ưu đãi về đầu tư mà du lịch các quốc gia trên mới có thê thu hút được lượng lớn vốn đầu tư như vây. Quả thật,nếu không có những chiến lược thu hút vốn đầu tư trong những năm qua chắc chắn du lịch Thái Lan, Malaysia không thể phát triển được như ngày hôm nay. 2.6. Các quốc gia đã chú trọng thích đáng tới công tác xúc tiến và quảng bá du lịch Quảng cáo và xúc tiến thương mại là hai biện pháp rất quan trọng để làm tăng chất lượng sản phẩm, ngoài ra chúng còn góp phần hấp dẫn khách hàng và gia tăng tính cạnh tranh cho dịch vụ và chủ thể của nó. Trong chương trình Marketing du lịch, các quốc gia trên đã liên tục cho ra đời những chương trình quảng bá du lịch hấp dẫn và có ấn tượng đối với du khách. Du khách đến từ mọi miền quốc gia trên thế giới, chính vì thế phải có các biện pháp để truyền được đến cho họ những nét nổi bật nhất trong vẻ đẹp du lịch. Sự hỗ trợ của Internet trong những chương trình này thật hiệu quả. Các website về du lịch được thiết kế rất ấn tượng và đầy đủ lượng thông tin cần thiết cho du khách tìm hiểu trước khi đến một quốc gia. Thống kê sơ bộ thì du lịch Thái Lan có đến gần 10 website giới thiệu về các thông tin liên quan đến du lịch, Malaysia, Singapore có số lượng website tương đối. Ngoài các Website giới thiệu du lịch quốc gia tổng thể, các địa phương có hoạt động du lịch sôi nổi cũng có trang web giới thiệu đầy đủ các thông tin. Website chính có rất nhiều ngôn ngữ khác nhau để du khách có thể lựa chọn và thông qua chúng tại bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng có thể biết được vẻ đẹp của vùng du lịch nóng Đông Nam á. Xúc tiến và quảng bá du lịch tại các quốc gia trên luôn được thiết kế thành các chương trình hành động rất cụ thể có mục tiêu và phương thức hành động rõ ràng. Cả Thái Lan, Malaysia và Singapore đều có những chương trình quảng bá du lịch rộng rãi gắn liền với những khẩu hiệu du lịch rất có ý nghĩa. Chương trình du lịch mới nhất của Thái Lan được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội quốc gia lần thứ 9 đã đề ra mục tiêu chính sách quảng bá du lịch trong thời gian tới là thúc đẩy sự bảo tồn các di sản dân tộc, tăng cường hợp tác với các quốc gia khác trong khu vực, phát triển cả du lịch nội địa và du lịch quốc tế, đa dạng hoá các hình thức và chức năng của du lịch, chú trọng hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mêkông và khai thác thêm thị trường mới, phát triển hơn nữa du lịch sinh thái, du lịch khám chữa bệnh, du lịch tự nhiên… Chương trình gắn liền với khẩu hiệu rất giản dị nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa thiết thực “ Đến với Thái Lan- mảnh đất của nụ cười”( Welcome to Thailand: Land of Smile). Để đạt được thành công đối với các chương trình du lịch, các quốc gia cũng có những khoản đầu tư thích đáng vào các chương trình quảng cáo, giới thiệu trên các kênh truyền hình toàn cầu, tham gia các cuộc triển lãm hội chợ về du lịch trên toàn thế giới… Bằng nhiều bước đi cụ thể và có tính đột phá trong công tác Marketing du lịch như vậy, các quốc gia tiêu biểu trên đã thực sự thu hút được sự chú ý và ấn tượng sâu sắc đối với du khách trên toàn cầu. Điều này cũng khẳng định được vai trò của Marketing trong công tác phát triển du lịch không chỉ với ba nước trên mà các quốc gia còn lại cũng rất nên chú ý. 2.7. Các quốc gia hợp tác chặt chẽ với các quốc gia khác trong khu vực Du lịch ngày nay không còn là vấn đề của một quốc gia riêng lẻ nữa mà để đảm bảo được một sự phát triển đồng bộ và cạnh tranh được với các khu vực khác có sự hợp tác chặt chẽ hơn, du lịch ASEAN và đặc biệt là ba quốc gia trên đã có những sự hợp tác nhất định để gia tăng lượng khách du lịch nội khối và thu hút khách ngoại khối. Dựa trên nền tảng đã có sự hợp tác chặt chẽ về kinh tế và một số lĩnh vực khác, hợp tác về du lịch có nhiều thuận lợi và có nhiều bứơc đi cụ thể. Để gia tăng lượng khách nội khối, việc dỡ bỏ các rào cản về thông quan, các thủ tục về visa… phải được thực hiện đầu tiên và ba quốc gia trên là ba nước dẫn đầu. Bên cạnh đó sự hợp tác về du lịch còn diễn ra trên các lĩnh vực thu hút đầu tư, đảm bảo an ninh quốc gia và khu vực, hợp tác về phát triển nguồn nhân lực… để tạo nên một sự phát triển cân bằng giữa các quốc gia, phối hợp đưa ra các chương trình du lịch xuyên quốc gia. Hiện nay các quốc gia trong khu vực phát triển du lịch chưa thật đồng đều, ba quốc gia trên phát triển nhanh và mạnh hơn, Indonesia, Việt Nam, Campuchia thuộc tốp giữa, các nước còn lại tốc độ phát triển chậm và thấp hơn. Chính vì vậy các quốc gia phải đẩy mạnh hơn nữa các chương trình hợp tác phát triển du lịch, trao đổi kinh nghiệm phát triển cho nhau để mục tiêu cuối cùng là biến ASEAN thành một khu vực du lịch phát triển hàng đầu trên thế giới. Thái Lan, Malaysia và Singapore thực sự là ba quốc gia điển hình cho phát triển du lịch quốc tế trong khu vực. Những bài học thành công từ ba quốc gia trên đều xuất phát từ tiềm lực thực có của chúng kết hợp, tranh thủ với sự hỗ trợ từ các nguồn lực từ bên ngoài và sự hợp tác chặt chẽ với các quốc gia khác trong và ngoài khu vực. Những bài học này hoàn toàn có thể áp dụng cho các quốc gia khác có tốc độ phát triển du lịch đang chậm hơn trong khối và với sự “thống nhất trong đa dạng như hiện nay”, du lịch ASEAN sẽ ngày càng phát triển cân bằng hớn, vững chắc hơn. Chương III: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động du lịch quốc tế của Việt Nam 1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam Du lịch Việt Nam đã, đang trên đà phát triển nhanh và đang tích cực hội nhập với ngành du lịch toàn cầu. Trước sự phát triển vượt bậc của các quốc gia khác trong khu vực, du lịch Việt Nam cũng thu nhận được nhiều bài học quý báu, nhưng cũng phải đối mặt với nguy cơ tụt hậu ngày càng xa và không thể cạnh tranh được với các nền du lịch khác trong xu thế toàn cầu hoá. Du lịch quốc tế của Việt Nam bên cạnh những hiệu quả kinh tế và xã hội rõ rệt cũng tồn tại nhiều tác động tiêu cực gây ảnh hưởng tới vẻ đẹp văn hóa truyền thống quốc gia và hình ảnh phát triển của dân tộc trong con mắt bạn bè quốc tế. Chính vì thế để thực sự phát triển du lịch quốc tế đúng hướng với đặc thù du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, chịu tác động của nhiều yếu tố khác nhau, Đảng và Nhà nước ta đã có những quan điểm, định hướng cụ thể về phát triển du lịch: 1.1 Quan điểm 1.1.1 Phát triển du lịch thành một thành phần kinh tế mũi nhọn Quan điểm này, trước hết xuất phát từ điều kiện muốn đưa du lịch thành một ngành kinh tế trọng điểm, phải đặt nó trên lợi thế phát triển để so sánh. Du lịch nước ta có thể và có khả năng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn là vì: Sự phát triển của nó đã dựa trên nguồn tài nguyên du lịch to lớn của đất nước,đây chính là lợi thế mà nhiều ngành không có. Hơn nữa nhưng quan điểm này còn dựa vào xu hướng có tính quy luật về phát triển kinh tế trong điều kiện có sự tác động của cuồc cánh mạng khoa học-công nghệ là: tỷ trọng thu nhập dịch vụ, du lịch tăng lên nhanh chóng trong cơ cấu thu nhập quốc dân. Qua thực tiễn hoạt động của ngành du lịch và các ngành kinh tế khác ở nước ta đã bộc lộ ngày càng rõ hơn xu hướng phát triển có tính quy luật này. Một số nước trong khu vực Đông Nam á , tài nguyên du lịch cũng tương tự như của nước ta nhưng do đất nước của họ không bị chiến tranh, du lịch không bị kìm hãm trong cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp, nên đã phát triển sớm hơn du lịch nước ta. Đến nay, ngành du lịch của họ đã giữ vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, thậm chí du lịch là ngành kinh tế chủ yếu. Căn cứ những lí luận và thực tiễn đó, đại hội đảng toàn quốc lần thứ 9 nêu rõ: “…phát triển du lịch thật sự thành một ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái, truyền thống văn hoá lịch sử…” Quan điểm xây dựng du lịch thành ngành mũi nhọn, nếu xem xét về mặt lôgic thì phát triển du lịch đạt hiệu quả nhiều mặt, nhiều thành phần kinh tế tham gia, phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa, phát triển du lịch nhanh và bền vững, thì tất yếu du lịch nước ta sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Các quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước về sự phát triển du lịch trên đây có quan hệ mật thiết với nhau, hợp thành một hệ thống quan điểm lý luận có tác dụng chỉ đạo phát triển du lịch nước ta đạt đến vị trí ngang tầm so với nguồn tài nguyên của nó 1.1.2. Phát triển du lịch nhanh và bền vững, đạt hiệu quả nhiều mặt Việc phát triển kinh tế và xã hội ở nước ta đang nằm trong bối cảnh lịch sử vừa có nhiều thuận lợi và cũng không ít khó khăn, thời cơ và nguy cơ đan xen nhau,ảnh hưởng lớn suốt quá trình phát triển du lịch Việt Nam. Tuy nhiên yêu cầu phát triển du lịch để tránh khỏi nguy cơ tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới là một việc làm cấp bách.Bên cạnh đó, ngành du lịch cũng như nhiều ngành kinh tế nước ta đang hoạt động trong môi trường cạnh tranh gay gắt, lại sắp gia nhập vào thị trường kinh tế lớn nhất thế giới WTO nên phải có yêu cầu phát triển bền vững để du lịch nước ta ngày càng đủ sức cạnh tranh với thị trường du lịch bên ngoài và hạn chế được tối đa những ảnh hưởng tác động xấu. Quan điểm du lịch đạt hiệu quả về nhiều mặt xuất phát từ ngành kinh tế mang tính tổng hợp do đó phát triển du lịch sẽ thúc đẩy nhiều ngành kinh tế khác phát triển theo. Quan điểm trên rất phù hợp với thực tế hiện nay ở nước ta: Phân công lao động xã hội chưa thực sự sâu sắc, mức sống của người dân còn thấp, giải quyết công ăn việc làm đang là yêu cầu bức xúc của xã hội nên du lịch phát triển sẽ góp phần tích cực giải quyết vấn đề chung đó. Kết hợp cả hai yếu tố trên có thể thấy phát triển du lịch nhanh và bền vững, đạt hiệu quả trên nhiều mặt là một yêu cầu không dễ dàng thực hiện, nó phải có một chiến lược cụ thể cho từng giai đoạn và hoàn thành từng bước một cách chắc chắn mới thật sự mang lại kết quả cho toàn ngành du lịch. 1.1.3. Phát triển cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Quan điểm phát triển du lịch này vừa bắt nguồn từ đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước” lại phù hợp với xu thế phát triển du lịch thế giới và đón trước thời cơ của làn sóng du lịch thế giới đang đổ dồn về khu vực châu á - Thái Bình Dương đặc biệt là khu vực Đông Nam á. Phát triển du lịch nội địa xuất phát từ đời sống vật chất và văn hoá của nhân dân ta ngày càng được cải thiện, yêu cầu đòi hỏi đi nghỉ ngơi, thăm quan phong cảnh, vui chơi giải trí …của các tầng lớp nhân dân ngày càng tăng. Phát triển du lịch nội địa với thị trường gần 100 triệu dân, có sức mua đang lên trong 10 năm tới, nhằm thoả mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, tái sản xuất sức lao động xã hội, tuyên truyền giáo dục nâng cao hiểu biết về truyền thống văn hoá, lịch sử, môi trường cho nhân dân, góp phần nâng cao dân trí, giáo dục truyền thống yêu quê hương đất nước và tăng cường hiệu quả kinh doanh du lịch là một yêu cầu tất yếu và phải triển khai thực hiện nhiều chương trình, phối hợp giữa các vùng miền trong cả nước. Về phát triển du lịch quốc tế, thu hút khách nước ngoài, Việt Nam phải học tập những bài học kinh nghiệm của chính các quốc gia trong khu vực để đưa ra những chiến lược, những chương trình hành động có tính chất quyết định và ấn tượng với du khách. Quan điểm của Tổng cục du lịch Việt Nam trong “chiến lược phát triển du lịch Việt Nam 2001- 2010” đã nêu ra quan điểm phát triển thị trường du lịch quốc tế là “ khai thác khách từ các thị trường ở khu vực Đông á - Thái Bình Dương, Tây Âu, Bắc Mỹ, chú trọng các thị trường ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc....”,mục tiêu đến năm 2010 sẽ thu hút được 5,5 đến 6 triệu khách quốc tế. Kết hợp phát triển du lịch quốc tế và du lịch nội địa là chiến lược đúng hướng bởi trước bài toán hội nhập đang ngày càng nóng bỏng như hiện naydu lịch Việt Nam không còn con đường nào khác ngoài xu hướng phải mở cửa và cạnh tranh với du lịch của tất cả các nước khác, định hướng này quán triệt trong tất cả các chương trình hành động về du lịch quốc gia của Việt Nam . Muốn đạt được điều đó, khi thực hiện quan điểm cơ bản này, cần tránh tư tưởng xem nhẹ mặt này hay mặt khác. Với tiềm năng du lịch to lớn của nước ta, nếu khai thác tốt sẽ đáp ứng yêu cầu của khách du lịch trong và ngoài nước. 1.1.4. Phát triển du lịch với nhiều thành phần kinh tế tham gia, có sự quản lý thống nhất của Nhà nước . Chủ trương phát triển kinh tế ở nước ta mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã nêu ra “…tiếp tục xây dựng nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước…”. Do vậy, quan điểm phát triển du lịch trên là sự cụ thể hoá chủ trương phát triển kinh tế chung trong lĩnh vực dịch vụ du lịch. Một trong những kinh nghiệm quan trọng của nhiều nước trên thế giới và khu vực trong phát triển nhanh và vững chắc ngành du lịch là có nhiều thành phần tham gia hoạt động trong lĩnh vực này. ở nước ta, mấy năm qua thực hiện chủ trương đó trong phát triển du lịch, nên đã khơi dậy được nhiều tiềm năng tham gia vào hoạt động du lịch. Thành tựu mà ngành du lịch đã đạt được trong những năm gần đây có sự đóng góp tích cực của nhiều thành phần kinh tế cả nhà nước lẫn tư nhân, các doanh nghiệp lữ hành có vốn nước ngoài, các công ty cổ phần lẫn thành phần kinh tế hợp tác xã hay kinh tế hộ gia đình.... Các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch có sự quản lý thống nhất của Nhà nước là hai mặt của một vấn đề thống nhất với nhau: Vừa huy động được nhiều nguồn lực, đa dạng hóa những phương thức đầu tư và khai thác du lịch, tạo tính cạnh tranh đối với chính các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nội địa vừa làm cho du lịch nước ta phát triển đúng hướng, ổn định thị trường kinh doanh dịch vụ du lịch và du lịch phát triển thống nhất đồng bộ với nhau. 1.2 Định hướng Trên quan điểm phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước như trên, Tổng cục du lịch Việt Nam trong hội nghị quyết định chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2001-2010 đã vạch rõ định hướng phát triển du lịch trong thời gian tới là “ tập trung phát triển du lịch văn hóa, lịch sử, cảnh quan môi trường, tạo sự hấp dẫn đặc thù; gìn giữ và hát huy bẳn sắc dân tộc và nhân phẩm của người Việt Nam; nâng cao chất lượng và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch, thu hút nhiều du khách quốc tế, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân, tạo việc làm cho xã hội, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước..” Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng nhấn mạnh “...phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình dộ phát triển du lịch của khu vực, xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất, hình thành các khu du lịch trọng điểm, đẩy mạnh hợp tác, liên kết với các nước” Như vậy theo những quan điểm và định hướng trên, nước ta đã ngày càng xem trọng vai trò của ngành du lịch, di lịch không chỉ là một ngành xuất khẩu tại chỗ đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn, tạo công ăn việc làm mà còn thông qua du lịch giới thiệu văn hóa, con người Việt Nam với thế giới. Du lịch phục vụ chính sách mở cửa của Đảng và nhà nước, thúc đẩy nhanh sự gia nhập của Việt Nam vào cộng đồng các dân tộc và các quốc gia trên thế giới 1.3 Mục tiêu Để đạt được những định hướng trên, mục tiêu phát triển du lịch quốc tế của Việt Nam trước mắt là: - Phấn đấu tốc độ tăng trưởng của ngành du lịch bình quân thời kỳ 2001-2010 đạt 11-11.5 %/ năm, cụ thể là sẽ thu hút được từ 3 đến 3,5 triệu lượt khách quốc tế, 15 đến 16 triệu lượt khách nội địa, thu nhập du lịch đạt trên 2 tỷ USD. Đến năm 2010 khách quốc tế vào Việt Nam du lịch đạt từ 5,5 đến 6 triệu người, khách nội địa từ 25 đến 26 triệu người, thu nhập du lịch đạt 4 đến 4,5 tỷ USD Với mục tiêu trên, trong năm 2005 du lịch Việt Nam đã nỗ lực phấn đấu thu hút được 3.467.757 lượt người, tăng 18,4 % so với cùng kỳ năm 2004. - Kết hợp chặt chẽ với các cơ quan bộ ngành và địa phương để đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch, tăng nguồn thu ngoại tệ. - Xây dựng mới, trang bị lại cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch: Xây dựng 4 khu du lịch tổng hợp quốc gia và quốc tế, các khu du lịch có ý nghĩa vùng và địa phương. Đến năm 2005 cần có 80.000 phòng khách sạn, đến năm 2010 là 130.000 phòng khách sạn (xây dựng mới cho thời kì 2001-2005 là 17.000 phòng, cho thời kì 2006-2010 là 50.000 phòng). Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2005 cần 1,6 tỷ USD, trong đó đầu tư cho kết cấu hạ tầng khu du lịch là 1,58 tỷ USD. - Tạo thêm nhiều việc làm cho xã hội: Đến năm 2010 tạo thêm 1,4 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp cho xã hội.Trong đó, đến năm 2005 tạo 220.000 việc làm trực tiếp trong ngành du lịch và đến năm 2010 tạo 350.000 việc làm trực tiếp. - Du lịch còn phải đảm bảo các mục tiêu về phát triển du lịch quốc tế bền vững, tăng tốc độ phát triển du lịch đồng thời phải bảo vệ môi trường, gìn giữ các giá trị truyền thống, giữ vững an ninh quốc phòng và trật tự xã hội, bảo tồn các phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam. 2. Một số giải pháp đối với phát triển du lịch quốc tế Việt Nam 2.1 Về phía các địa phương Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch nước ta đã chia du lịch thành ba vùng du lịch: vùng du lịch Bắc Bộ,vùng du lịch Bắc Trung bộ, vùng du lịch Nam Trung bộ và vùng Nam bộ. Trong mỗi vùng du lịch có các trung tâm động lực động lực tăng trưởng du lịch và có những sản phẩm du lịch đặc trưng. Năm 1996, trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kì 1995-2010 được Chính phủ phê duyệt, ngành du lịch đã phối hợp với các Bộ, Ngành, Địa phương xây dựng quy hoạch ba vùng và 25 tỉnh, thành phố đã hoàn thành quy hoạch phát triển du lịch. Những việc làm đó tạo diều kiện thuận lợi cho việc tổ chức thực hiện quy hoạch vùng du lịch trọng điểm. Tại mỗi khu vực lại xác định một số loại hình du lịch riêng biệt, ví dụ như du lịch khu vực Bắc Bộ, cái nôi của truyền thống dân tộc, du lịch cội nguồn, du lịch làng nghề và tham quan các khu di tích cổ là thế mạnh của vùng này. Tour du lịch Phú Thọ- Lào Cai – Yên Bái là tour trọng điểm của nhiều du khách trong và ngoài nước hiện nay bởi tour này thu hút được người tham gia vào các chương trình lễ hội tham quan mang nhiều ý nghĩa và tour được thực hiện khá chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các tỉnh. Vào miền Trung, với lợi thế có bờ biển chạy dọc các tỉnh nên tại các địa điểm có bãi biển đẹp và có tiềm năng đàu tư, các tour du lịch biển rất được quan tâm và thu hút rất nhiều du khách vào mùa hè. Đi vào miền khu vực phía Nam, du lịch lại tập trung khai thác những vẻ đẹp tự nhiên, các tour tham quan miệt vườn, những vườn cây con sông của vùng đất miền Tây rất thu hút sự chú ý của du khách. Là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước miền Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang đưa vào chương trình 4U Tours- một chương trình kinh doanh du lịch cao cấp dành cho khách nước ngoài. Chương trình này được thiết kế theo yêu cầu của du khách và rất chú ý đến chất lượng của nơi ăn ở, hướng dẫn viên du lịch và đảm bảo cho du khách một chuyến đi hoàn hảo nhất bằng công tác tổ chức tất chuyên nghiệp và chu đáo…. Tuy nhiên du lịch tại các địa phương hiện nay còn gặp một số vướng mắc trong khâu tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch, đầu tư vào phát triển du lịch tại các địa phương chưa chi tiết, còn diễn ra tình trạng đầu tư quá ồ ạt dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng tới cảnh quan thiên nhiên và môi trường, gây thiệt hại cho cả nhà đầu tư và cả địa phương có dự án.Bên cạnh đó, du khách quốc tế tới tham quan tại các địa phương thường bị nâng mức giá phục vụ như giá phòng, giá vé…Ngoài ra thái độ của người dân địa phương còn thiếu thân thiện và hạn chế trong việc giao tiếp để lại ấn tượng xấu trong lòng du khách. Các địa phương làm du lịch còn chưa chú trọng mở rộng các loại hình du lịch mới, chỉ khai thác loại hình du lịch có sẵn, giống nhau và hoạt động chủ yếu theo mùa dẫn đến hiệu quả không cao và ảnh hưởng tới sự phát triển bền vững của tài nguyên du lịch, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của du khách khi tới tham quan những địa danh du lịch tại các địa phương. Từ những tồn tại trên, các địa phương khai thác các tiềm năng du lịch trên khắp nước ta cần chú ý chấn chỉnh lại công tác tổ chức hoạt động du lịch theo những hướng như sau: Lên các chương trình tổ chức hoạt động du lịch rõ ràng, có sự quản lý chặt chẽ của các cấp chính quyền địa phương và nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp theo chỉ đạo của nhà nước và theo cách riêng của từng địa phương. Kiểm tra chặt chẽ các cơ sở, hộ gia đình đăng ký kinh doanh du lịch, tránh tình trạng nâng giá bừa bãi đối với du khách quốc tế. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức của người dân trong công tác đón tiếp du khách trong và ngoài nước, cần có thái độ tôn trọng du khách, nhiệt tình, niềm nở với du khách để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng mọi người. Đây chính là một cách thức hiệu quả để giữ chân du khách và hấp dẫn du khách quay trở lại. Khai thác thêm nhiều hình thức du lịch trên cơ sở tài nguyên có sẵn bằng cách thu hút vốn đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau, hợp tác với các tỉnh, khu vực khác tạo những tour du lịch liên tỉnh, hoàn chỉnh cho du khách. Các giải pháp phát triển du lịch tại các địa phương qua quy hoạch các vùng trọng điểm là một giải pháp mang tính chất lâu dài và hướng vào việc phát triển du lịch đồng bộ có chọn lọc và định hướng của Việt Nam. 2.2 Về phía các công ty lữ hành, kinh doanh dịch vụ du lịch Hoạt động lữ hành là đặc thù của công nghiệp du lịch.Trên thế giới hoạt động lữ hành đã có từ lâu, mang tính liên quốc gia,đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm,và đã trở thành một ngành công nghiệp .Các công ty lữ hành liên kết các dịch vụ riêng lẻ thành sản phẩm du lịch tổng hợp,hấp dẫn chào đón du khách thị trường du lịch trong và ngoài nước.Chúng kích thích nhu cầu du lịch của mọi người, nghiên cứu thị hiếu của họ và tổ chức cho du khách một chuyến du lịch thú vị. Tính đến hết năm 2005, ở nước ta có một hệ thống các công ty lữ hành, bao gồm 500 trăm doanh nghiệp lữ hành quốc tế, khoảng trên 10.000 doanh nghiệp đăng kí kinh doanh lữ hành nội địa và đội ngũ hướng dẫn viên trên 5000 người (1) . Đội ngũ này là chuyên gia tổ chức nghiên cứu thị trường,chuẩn bị các chuyến du lịch tuyến với những chương trình phù hợp, tích cực tham gia các hoạt động như hội chợ triển lãm, hội thảo, hội nghị…khai thác thu hút khách vào Việt Nam và tổ chức cho người Việt có nhu cầu đi du lịch ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hoạt động du lịch ở nhiều nước thông qua sự phối hợp với các công ty lữ hành tại các quốc gia khác để tổ chức đua đón khách,tạo mọi điều kiện thuận lợi và chất lượng dịch vụ tốt nhất cho du khách. Các công ty lữ hành Việt Nam đang đứng trước nhiều nguy cơ cạnh tranh khốc liệt khi nước ta trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, nhiều công ty lữ hành nước ngoài sẽ vào Việt Nam và kinh doanh dịch vụ mang lại lợi nhuận cao này. Trước thực tế trên, các doanh nghiệp lữ hành nước ta phải chú ý các vấn đề sau: 2.2.1. Mở rộng thị trường khai thác khách du lịch Trong các biện pháp để nâng cao chất lượng các công ty lữ hành quốc tế cần chú ý nhất công tác đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, xác định rõ thị trường mục tiêu, trọng điểm, trên cơ sở đó tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam tại các thị trường này để thu hút khách du lịch. Những thị trường cần quan tâm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến trong thời gian tới là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ASEAN, Pháp, Đức, Anh, Italia, các nước Bắc Âu, Tây Ban Nha, Ausatralia, Mỹ ( Theo Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006-2010). Trước mắt du lịch Việt Nam cần sớm thiết lập văn phòng đại diện tại các thị trường trọng điểm tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Pháp và Mỹ. Các văn phòng đại diện du lịch của Việt Nam có thể kết hợp với các văn phòng của hàng không Việt Nam và các văn phòng đại diện thương mại để khai thác, nghiên cứu các thị trường từ đó đưa ra chiến lược du lịch phù hợp và tổ chức đưa đón khách chu đáo tận tình. 2.2.2. Đào tạo lực lượng nhân viên lữ hành Đội ngũ nhân viên du lịch lữ hành như phiên dịch, phục vụ du khách hiện nay ở nước ta có trên 5000 người, chất lượng cũng được chú ý nâng lên trong vài năm nay nhưng còn chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động lữ hành quốc tế vì trình độ ngoại ngữ còn kém , sự hiểu biết về đất nước và con người Việt Nam, về các sinh hoạt văn hoá của dân tộc, nguồn gốc lịch sử chưa thật sâu sắc. Do vậy, trong giao tiếp, giới thiệu, tổ chức công tác lữ hành chưa làm nổi bật lên tính đặc thù của sản phẩm du lịch cũng như nền văn hóa và con người Việt Nam với du khách trong và ngoài nước. Nếu mặt yếu kém này không đựơc khắc phục một cách khẩn trương thì sẽ ảnh hưởng tới nhiều mặt hoạt động lữ hành, cản trở đến phát triển của ngành du lịch Việt Nam trong tương lai. Trong phuơng hướng chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho các công ty lữ hành cần hướng vào việc đào tạo một đội ngũ cán bộ, nhân công thành thạo, chuyên nghiệp về kỹ năng nghề nghiệp, giỏi ngoại ngữ, am hiểu tiềm năng du lịch các dân tộc của quốc gia, đủ năng lực quản lý kinh doanh để đem đến cho du khách một cái nhìn toàn diện nhất về hình ảnh đất nước Việt Nam giàu tiềm năng du lịch. Trước mắt Việt Nam đang nhận được một dự án có ý nghĩa rất thiết thực để nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên du lịch đấy là chương trình phát triển nguồn nhân lực do EU tài trợ thông qua hiệp định tài chính ký tháng 11/2001 với tổng chi phí lên tới 12 triệu Euro trong đó cộng đồng châu Âu tài trợ 10,8 triệu Euro, phần còn lại do chính phủ Việt Nam đóng góp. Mục tiêu tổng thể của dự án là “ nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch Việt Nam” giúp chính phủ và các doanh nghiệp du lịch có khả năng “duy trì bền vững số lượng và chất lượng” đào tạo sau khi dự án kết thúc. Đối tượng được tham gia dự án rất đa dạng bao gồm từ các nhân viên lao động nghề, các giáo viên, các đào tạo viên, các trường du lịch, các doanh nghiệp đến các bộ quản lý nhà nước về du lịch cũng như các bộ ngành liên quan từ trung ương đến địa phương và những người có liên quan đến du lịch. Kết quả đạt được của dự án này có vẻ rất khả quan và có nhiều tác động tích cực tới chất lượng nguồn nhân lực du lịch Việt Nam. Dự án sẽ xây dựng nên một cơ cấu tổ chức thống nhất cấp quốc gia để triển khai hệ thống công nhận kỹ năng nghề tại các doanh nghiệp du lịch theo đúng định hướng của ngành. Xây dựng áp dụng và triển khai chương trình phát triển đào tạo viên được công nhận đối với một số kỹ năng nghề quan trọng, quan tâm tới việc tăng cường hợp khu vực trong lĩnh vực đào tạo nghề du lịch, và một nội dung quan trọng khác rất được quan tâm đấy là đào tạo quản lý du lịch nhà nước về kỹ năng quản lý du lịch và các nội dung liên quan tới phát triển du lịch. Với đà phát triển như hiện nay, du lịch Việt Nam đang cần một số lượng lớn nhân viên du lịch có chuyên môn và trình độ cao. Chính vì thế rất cần thiết phải mở rộng và nâng cao chương trình đào tạo cho nhân lực du lịch và người viết xin có một số kiến nghị sau: - Thành lập nên trường Đại học Du lịch Việt Nam, trên cơ sở sát nhập các khoa đào tạo hệ đại học du lịch của các trường đại học hiện nay để tập trung một đầu mối đào tạo chuyên ngành du lịch từ đại học đến trên đại học. Có như vậy mới có thể tập trung chuẩn hóa giáo trình giảng dạy thống nhất cho cả nước về chuyên ngành du lịch. Đồng thời có điều kiện để đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và các chuyên gia về du lịch tương xứng trình độ quốc tế về lĩnh vực du lịch hiện nay. - Khẩn trương xây dựng một số trường du lịch theo mô hình “trường-khách sạn” ở một số vùng du lịch trọng điểm, loại hình trường này coi trọng việc thực hành nghề nghiệp vì lâu nay mặt này còn yếu. Các sinh viên du lịch chưa được thực hành nhiều mà yêu cầu của ngành này là phải tiếp cận với thực tế công việc mới có thể nắm vững và phát triển được các kỹ năng của bản thân. Trên cơ sở hoạt động thực tiễn của loại hình “trường-khách sạn tại Nghĩa Đô (Hà Nội) do tổng cục du lịch thành lập, cần tổng kết kinh nghiệm để nhân rộng mô hình đào tạo loại này. - Đầu tư mở rộng quy mô các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng hiện có, để trong cùng một thời gian đào tạo, bồi dưỡng được số lượng cán bộ công nhân nhiều hơn. Chú trọng đến đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ, thường xuyên tổ chức phối hợp với các bộ phận tại cơ sở địa điểm du lịch ( nhà hàng, khách sạn, resort...) để nâng cao kĩ năng nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên phục vụ tại đây. Ngoài ra các cơ quan bộ ngành địa phương phải có các biện pháp hướng dẫn , quy định về công tác phục vụ khách du lịch cả trong và ngoài nước đối với người dân tham gia hoạt động du lịch, học tập mô hình của người dân Singapore tự xem bản thân mỗi người là một hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về các địa điểm du lịch tại quốc gia mình cho các du khách. Nâng cao được chất lượng đội ngũ nhân viên phục vụ du lịch là một bước đi quan trọng để nâng cao tổng thể chất lượng du lịch Việt Nam. 2.2.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá các loại hình, tuyến du lịch Các sản phẩm du lịch của Việt Nam hiện nay đang kém đa dạng và chất lượng hơn các quốc gia phát triển du lịch trong khu vực. Chính vì thế các công ty lữ hành Việt Nam muốn hấp dẫn nhiều hơn du khách quốc tế thì nhất thiết phải đầu tư nhiều hơn nữa vào phát triển các loại hình du lịch, chú trọng đến các sản phẩm du lịch sinh thái và văn hoá lịch sử, nâng cấp các tour và mở rộng hơn các tour du lịch chuyên đề. Một số tour du lịch chuyên để mà Việt Nam nên chú trọng trong thời gian tới là: Tour du lịch chuyên đề các di tích lịch sử, chứng tích chiến tranh. Tour du lịch chuyên đề các làng nghề dân tộc và các khu bảo tồn văn hóa Tour du lịch chuyên đề các dân tộc Việt Nam Các công ty lữ hành Việt Nam cần tìm ra các thế mạnh, nét đặc thù của mình để nắm bắt thị trường, tổ chức các tour du lịch phù hợp và đa dạng hoá hơn nữa các hoạt động của mình. 2.2.4. Đẩy mạnh công tác xúc tiến tuyên truyền quảng bá du lịch Đây là biện pháp quan trọng để tạo lập và nâng cao hình ảnh Du lịch Việt Nam cả trong và ngoài nước nhằm thu hút khách du lịch. Các biện pháp quảng bá du lịch ở đây chính là tìm mọi cách để giới thiệu hình ảnh đất nước con người Việt Nam đến với bạn bè trên thế giới. Làm được điều này không hoàn toàn đơn giản bởi nó gắn với một chiến lược mang tầm quốc gia. Tuy nhiên trong thời gian qua công tác này ở Việt Nam được thực hiện khá tốt và thu được nhiều hiệu quả. Việt Nam đã thực hiện các năm du lịch trên phạm vi cả nước để thúc đẩy các vùng miền tham gia tích cực hơn vào công tác giới thiệu các tiềm năng của các vùng miền. Đồng thời tham gia tổ chức nhiều hội chợ du lịch quốc tế ở nước ngoài để giới thiệu những vẻ đẹp và sự hấp dẫn của du lịch Việt Nam.Kết hợp linh hoạt các hình thức tuyên truyền như: hội trợ, triển lãm, diễn đàn… và thông qua các phương tiện thông tin tuyên truyền khác như truyền hình, Internet, báo chí ....để ra mắt những vẻ đẹp mới của du lịch trên nhiều phương diện như cảnh quan thiên nhiên, ẩm thực, du lịch văn hóa, lịch sử...để xúc tiến. Hai năm qua du lịch Việt Nam đã làm cho bạn bè quốc tế rất ấn tượng với hình ảnh “ nụ cười Việt Nam”, những khẩu hiệu “ Việt Nam - Điểm đến của thiên niên kỷ mới” hay mới nhất là “ Việt Nam- Vẻ đẹp tiềm ẩn”. Chính những hình thức quảng cáo như vậy đã làm cho du khách nắm bắt được mục đích chuyến du lịch của họ và khơi gợi những nhu cầu tiềm năng của du khách. Các công ty lữ hành, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch là những đơn vị cần thiết nhất phải đầu tư vào việc quảng cáo và xúc tiến các tour, các chương trình du lịch lớn để thu hút ngày càng đông đảo lượng khách quốc tế bằng cách học tập những kinh nghiệm phát triển du lịch thành công của các quốc gia bạn. Ngoài ra còn phải sử dụng nhiều hơn nữa những ứng dụng của công nghệ thông tin hiện đại để thiết kế những website hấp dẫn tiện ích cho du khách tra cứu và tìm hiểu thông tin về các tour và các địa danh du lịch. Đồng thời tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài và hỗ trợ quốc tế để phục vụ công tác xúc tiến quản bá du lịch đạt hiệu quả bằng cách thúc đẩy hợp tác song phương với các nước là thị trường trọng điểm để thu hút du khách từ các nứơc này. Trước mắt du lịch Việt Nam cần tập trung mọi nỗ lực, hợp tác tổ chức tốt Diễn đàn hợp tác kinh tế châu á- Thái Bình Dương trong đó có hội nghị các bộ trưởng Du lịch vào tháng 11/2006 để đẩy mạnh hợp tác, nâng cao vị thế và khuyếch trương hình ảnh du lịch Việt Nam trong lòng bạn bè quốc tế. 2.3. Về phía Tổng cục du lịch Việt Nam Tổng cục du lịch Việt Nam là cơ quan quản lý cao nhất các hoạt động du lịch, lữ hành tại Việt Nam. Cơ quan này đã phát huy được vai trò của mình trong việc vạch ra những định hướng phát triển du lịch nói chung và du lịch quốc tế của Việt Nam nói riêng. Trước những tồn tại của nền du lịch nước nhà, sự cạnh tranh của các nền du lịch phát triển khác trong khu vực, tổng cục du lịch Việt Nam cần có những biện pháp để nâng cao vị trí của du lịch nước nhà. Thứ nhất, Tổng cục du lịch Việt Nam phải luôn đi trước một bước về quy hoạch tổng thể các chương trình du lịch. Trong đó cần căn cứ các tiêu chí về quy hoạch, đầu tư xây dựng, kinh doanh khai thác các khu du lịch. Có như vậy các khu du lịch mới được khai thác một cách đồng bộ và bền vững Thứ hai, Tổng cục du lịch phải nâng cao vai trò quản lý của mình đối với quy hoạch phát triển du lịch tại các địa phương, phải thẩm tra cụ thể hiệu quả kinh tế và xã hội trước khi cấp phép cho một dự án khai thác du lịch. Thứ ba, Cơ quan này phải đưa ra các quy chế hoạt động chi tiết cho các doanh nghiệp kinh doanh hoạt động lữ hành, vừa tạo điều kiện, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia, vừa hạn chế, rút giấy phép của những tổ chức du lịch hoạt động sai mục đích hoặc không hiệu quả. Thứ tư tổng cục du lịch Việt Nam nên xúc tiến tiến tới thành lập các hiệp hội ngành du lịch như hiệp hội Khách sạn, hiệp hội lữ hành, hiệp hội dịch vụ vận chuyển, các tổng công ty du lịch để gia tăng sự hợp tác giữa các công ty độc lập, nâng sức cạnh tranh của ngành trước ngưỡng cửa thế kỷ mới. Trước mắt tổng cục Du lịch Việt Nam sẽ thúc đẩy toàn bộ nhân lực tiềm năng du lịch của Việt Nam đạt được các chỉ tiêu đề ra trong chương trình du lịch 2001-2010. Tổng cục sẽ ngày càng phát huy nhiều hơn nữa vai trò của mình trước thềm du lịch Việt Nam hội nhập với nền du lịch toàn cầu khi Việt Nam gia nhập WTO. 2.4. Về phía Đảng và Nhà nước. Đảng và Nhà nước là những cơ quan quản lý cao nhất mọi hoạt động kinh tế xã hội của quốc gia, chính vì vậy đối với ngành du lịch, Đảng và Nhà nước cũng có những chiến lược và bước đi rất cụ thể cho sự phát triển chung của toàn ngành. Luật du lịch ra đời và có hiệu lực từ ngày 1/1/2006 là một văn bản quan trọng nhất quán mọi đường lối phát triển du lịch. Sự ra đời của luật du lịch Việt Nam rất cần thiết để thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt của hoạt động du lịch, đem đến hiệu quả kinh tế cao. Luật du lịch đảm bảo cho khách du lịch được hưởng dịch vụ mà họ mong muốn, đưa mọi hoạt động kinh doanh du lịch vào nề nếp, là mội trường pháp lý, định hướng cho các doanh nghiệp du lịch phát triển, ngăn chặn các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến đời sống kinh tế-xã hội và môi trường. Chính vì vậy, tại hầu hết các nước có ngành du lịch phát triển đều ban hành bộ luật để quản lý toàn diện hoạt động về kinh tế du lịch, và thường xuyên điều chỉnh bổ sung để phù hợp với thực tiễn phát triển du lịch thế giới và trong nước. Bên cạnh đó, Đảng và Nhà nước cũng cần nghiên cứu và ban hành những chính sách ưu đãi, khuyến khích những nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực du lịch, đưa ra những ưu đãi về thuế, về điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp mạnh mẽ hơn trong việc đầu tư vào lĩnh vực nhiều hiệu quả này. Ngoài ra thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự hợp tác quốc tế trên nhiều mặt để tạo tiền đề cho du lịch hấp dẫn du khách nước ngoài. Du lịch Việt Nam đang ngày càng hội nhập vào nền du lịch thế giới bàng những chương trình hợp tác khai thác, đào tạo nhân lực… chính vì vậy yêu cầu Đảng và Nhà nước mở rộng và quản lý chặt chẽ sự thâm nhập của nền kinh tế nước ta vào nền kinh tế toàn cầu. Trong chiến lược phát triển đất nước đến năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã xác định phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn trong cơ cấu kinh tế của đất nước, đồng thời đưa ra những chủ trương,chính sách và hành lang pháp lý quan trọng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và hội nhập của du lịch Việt Nam vào nền kinh tế thế giới. Những giải pháp trên đây của người viết chỉ mới dựa trên những quan sát thực tiễn những điểm mạnh và điểm yếu của du lịch Việt Nam trong thời gian qua và hy vọng sẽ góp được một số giải pháp nhỏ vào việc phát triển của nền du lịch Việt Nam trong thời gian tới.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33466.doc
Tài liệu liên quan