Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại Công ty Điện Lực Nghệ An

Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Điện năng là một mặt hàng có tính chất đặc thù cao, mặc dù không phải chịu sự cạnh tranh của thị trường nhưng lại mang tính chất chính trị. Sự ổn định và phát triển của lưới điện liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của cả đất nước, của cả khu vực. Để đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, ngành điện đã vay vốn từ các nguồn đầu tư rất nhiều cho trang thiết bị cơ sở hạ tầng của ngành điện. Do vậy, công việc của CBNV trong ngành tương đối ổn định và thu nhập thực tế qua các năm đều tăng. Đối với Công ty Điện lực Nghệ An mức thu nhập bình quân năm 2004 đạt 2,152 triệu đồng đây là mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước.

doc90 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1627 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương tại Công ty Điện Lực Nghệ An, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăm 2002 so với năm 2002 tăng 74 người (tăng7.05%); năm 2004 so với 2003 tăng 98 người (tăng 8,73%). Nguyên nhân chủ yếu của việc gia tăng này là do việc mở rộng quy mô sản xuất: phát triển thêm một số chi nhánh vùng miền núi, tăng thêm trạm biến áp 110KV. Số lao động trực tiếp qua các năm đều tăng nhưng so với tốc độ chậm. Số lao động gián tiếp cũng tăng nhưng với tốc dộ nhanh hơn, dẫn đến cơ cấu về lao động trực tiếp trong tổng số lao động có chiều hướng giảm, song tỷ lệ này là rât nhỏ. Về giới tính: tỷ lệ lao động nữ qua các năm: năm 2002 là 23%; năm 2003 là 24% ; năm 2004 là 24%. Về trình độ: Năm 2002 số lao động có trình độ Đại học-Cao Đẳng đã chiếm 22% trong tổng số CBCNV đến năm 2004: Số lao động có trình độ Đại học-Cao đẳng đã chiếm dến 27% trong tổng số CBCNV (tăng 5% trong cơ cấu) Bảng 2.2. Biểu thống kê về trình độ của cán bộ và công nhân Điện lực Nghệ An năm 2004. Stt Tên đơn vị Tổng số Cơ cấu trình độ ĐH,CĐ THCN LĐ phổ thông 1 Ban Giám đốc 4 4 0 0 2 P. kế hoạch 6 6 0 0 3 P.TC- LĐ 9 9 0 0 4 P. Vật t 16 2 14 0 5 P. Tài vụ 13 12 1 0 6 P. kỹ thuật 10 10 0 0 7 P. Điện nông thôn 6 5 1 0 8 P. Hành chính 17 16 1 0 9 P. kinh doanh 16 16 0 0 10 P. Điều độ- thông tin. 17 15 2 0 11 P. An toàn 9 6 3 0 12 P. T vấn, thiết kế. 6 6 0 0 13 P. Xây dựng cơ bản 25 21 4 0 14 PX vật t 29 4 24 1 15 Tổ cơ khí 17 2 15 0 16 Tổ bảo vệ 7 0 4 3 17 PX thí nghiệm 21 11 10 0 18 PX, xây lắp điện 49 8 41 0 19 17 chi nhánh 765 132 633 0 20 PX. 110KV 29 7 22 0 21 PX. Công tơ 29 6 23 0 22 Thuỷ điện Kỳ Sơn 14 5 9 0 23 7 trạm điện 110KV 85 14 71 0 24 Trung tâm dịch vụ điện 11 5 6 0 25 Công đoàn 2 2 0 0 26 Nhà nghỉ Cửa lò 9 2 7 0 Tổng 1221 326 891 4 Theo báo cáo của doanh nghiệp năm 2004 Công ty Điện lực Nghệ An đã tuyển dụng 167 người, giải quyết nghỉ chế độ 69 người. Trong số tuyển dụng có 47 kỹ sư, 36 cử nhân kinh tế, 52 công nhân kỹ thuật, số còn lại là lao động phổ thông. Qua bảng 2.2 chúng ta thấy việc bố trí các cán bộ quản lý chuyên viên, nhân viên kỹ thuật, nhân viên phục vụ – bảo vệ, công nhân ở các phòng ban, chi nhánh, phân xưởng, tổ đội của Công ty Điện lực Nghệ An là tương đối hợp lý, đáp ứng được yêu cầu công việc và nhiệm vụ của từng nơi. Về độ tuổi: ở Công ty Điện lực Nghệ An số công nhân viên đang ở độ tuổi làm việc tốt (từ 30 đến 45 tuổi) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số CBCNV, cụ thể Năm 2002: Độ tuổi dưới 30 chiếm 33%, độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm 49%, độ tuổi trên 45 chiếm 18% trong tổng số CBCNV. Năm 2003: Độ tuổi dưới 30 chiếm 35%, độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm 49%, độ tuổi trên 45 chiếm 16% trong tổng số CBCNV. Năm 2004: Độ tuổi dưới 30 chiếm 36%, độ tuổi từ 30 đến 45 chiếm 50%, độ tuổi trên 45 chiếm 14% trong tổng số CBCNV. Nhìn chung, qua 3 năm (từ 2002 đến 2004) lực lượng lao động của Công ty Điện lực Nghệ An đã có những chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Tỷ trọng lao động trực tiếp tăng (tuy tốc độ chậm hơn của lao động gián tiếp); lao động trong độ tuổi có khả năng lao động tốt nhất cũng tăng. Đây là một điều kiện tốt tạo khả năng tăng năng suất lao động, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao phù hợp với tiến trình phát triển. 2.2.3 Vốn Cũng như yếu tố lao động, vốn cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Khối lượng và cơ cấu vốn phản ánh quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Do yếu tố mở rộng và hoàn thiện mạng lưới điện trong cả tỉnh, nhu cầu về vốn tăng mạnh qua các năm: Năm 2003 so với 2002 tăng 109 652 triệu đồng (tăng 42,6%). Năm 2004 so với 2003 tăng 9 865 triệu đồng (tăng 2,7%). Vốn của Công ty Điện lực Nghệ An chủ yếu do ngân sách cấp, số còn lại do đơn vị tự bổ sung hoặc Công ty Điện lực I bổ sung, trong trường hợp nhu cầu về vốn tăng mạnh Nhà nước sẽ bảo lãnh cho đơn vị vay vốn từ nước ngoài nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và phát triển lưới điện. Vốn cố định năm 2003 là 266 666 triệu đồng. Năm 2004 là 275 463 triệu đồng tăng so với 2003 là 3,34%. Bảng 2.3. Giá trị và cơ cấu vốn của Điện Lực Nghệ An 3 năm qua Bảng 2.3: Giá trị và cơ cấu của Điện Lực Nghệ An 3 năm qua Chỉ tiêu Năm So sánh 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 Giá trị Cơ Giá trị Cơ Giá trị Cơ Tuyệt Tơng Tuyệt Tơng cấu cấu cấu đối đối đối đối 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Tổng vốn 257,151 100.00% 366,803 100.00% 376,668 100.00% 109,625 142.64% 9,865 102.69% 1. Phân loại theo tính chất Tài sản lu động 66,318 25.79% 100,237 27.33% 101,205 26.87% 33,919 151.15% 968 100.97% Tài sản cố định 190,833 74.21% 266,566 72.67% 275,436 73.12% 75,733 139.69% 8,870 103.33% 2. Phân loại theo hình thức sở hữu Vốn chủ sở hữu 84,053 32.69% 117,425 32.01% 126,306 33.53% 33,372 139.70% 8,881 107.56% Nợ phải trả. 173,098 67.31% 249,378 67.99% 250,362 66.47% 76,280 144.07% 984 100.39% Vốn lưu động: Năm 2003 là 100 237 triệu đồng so với 2002 tăng 51,1%. Năm 2004 là 101 205 triệu đồng so với 2003 tăng 0.97% Về cơ cấu ta thấy vốn cố định chíêm đa số trong tổng số vốn (chiếm trên 70%). Đây là một đặc điểm của ngành điện., tài sản của ngành chủ yếu là lưới điện, các trạm biến áp và các trạm phân phối tỷ trọng của nó chiếm tỷ trọng trong tổng số vốn là rất lớn. 2.2.4. Tình hình trang bị tài sản cố định. Công ty Điện lực Nghệ An đang trong quá trình đầu tư phát triển, hiện đại hoá lưới điện một cách có hệ thống, đồng bộ nhằm đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tình hình trang bị tài sản của Công ty Điện lực Nghệ An được phản ánh qua bảng sau: Bảng 2.4: Tình hình trang bị TSCĐ của Điện lực Nghệ An qua 3 năm Bảng 2.4: Tình hình trang bị TSCĐ của Điện lực Nghệ An qua 3 năm Đơn vị tính: triệu đồng Stt Hạng mục Năm So sánh 2002 2003 2004 2003/2002 2004/2003 Giá trị Cơ Giá trị Cơ Giá trị Cơ Tuyệt wơng Tuyệt Tương cấu cấu cấu đối đối đối đối 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng giá trị tài sản cố định 190833 266566 275463 75733 139.69% 8897 103.34% I Phân loại theo đặc tính 190833 100.00% 266566 100.00% 275463 100.00% 75733 139.69% 8897 103.34% 1 Đất 69.8 0.04% 69.8 0.03% 127.31 0.05% 0 100.00% 57.51 182.39% 2 Nhà xởng- Vật kiến trúc 9720.65 5.09% 10666.93 4.00% 10793 3.92% 946.28 109.73% 125.9 101.18% 3 Phơng tiện vận tải 6750.21 3.54% 8023.14 3.01% 8454.9 3.07% 1272.93 118.86% 431.7 105.38% 4 Máy móc- thiết bị động lực 15435.3 8.09% 120010.3 45.02% 121813 44.22% 104575 777.51% 1803 101.50% 5 Máy móc- thiết bị công tác 8386.3 4.39% 4825.6 1.81% 5943.1 2.16% -3560.7 57.54% 1117 123.16% 6 Thiết bị truyền dẫn điện 142830 74.85% 116068.3 43.54% 120611 43.78% -26761 81.26% 4542 103.91% 7 Thiết bị , dụng cụ quản lý 5519.09 2.89% 3473.39 1.30% 3649.9 1.33% -2045.7 62.93% 176.5 105.08% 8 Tài sản cố định khác 2111.19 1.11% 3428.55 1.29% 4071.3 1.48% 1317.36 162.40% 642.7 118.75% II Phân loại theo nguồn hình thành 190833 100.00% 266566 100.00% 275436 99.99% 75733 139.69% 8870 103.33% 1 Nguồn vốn ngân sách cấp 147361 77.22% 172605.8 64.75% 214030 77.70% 25245.1 117.13% 41424 124.00% 2 Nguồn vốn tự bổ sung 28761.9 15.07% 36090.21 13.54% 41604 15.10% 7328.36 125.48% 5514 115.28% 2.1 Nguồn vốn Công ty bổ sung 28204.2 14.78% 34322.29 12.88% 39771 14.44% 6118.13 121.69% 5448 115.87% 2.2 Nguồn vốn đơn vị bổ sung 557.7 0.29% 1767.92 0.66% 1833.2 0.67% 1210.22 317.00% 65.23 103.69% 3 Nguồn vốn vay 14710.6 7.71% 57870.04 21.71% 19829 7.20% 43159.4 393.39% -38040.9 34.26% Giá trị tài sản cố định của đơn vị tăng mạnh qua 3 năm: Năm 2003 so với năm 2002 tăng 39.7 %. Đặc biệt là máy móc thiết bị động lực tăng 777.5% do việc tiếp nhận các trạm biến áp của khách hàng về cho điện lực quản lý. Các trạm biến áp và các trạm phân phối hiện chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị tài sản. Bên cạnh đó nguồn tài sản cố định còn do dự án vay vốn của ngân hàng thế giới (WB) để cải tạo lưới điện Thành phố Vinh. Năm 2004 so với 2003 tỷ lệ tăng tài sản cố định có giảm hơn do chỉ đầu tư cho các chi nhánh mới thành lập và phục vụ cho công tác quản lý. Trong tổng số vốn đầu tư ta thấy, nguồn vốn ngân sách cấp chiếm tỷ trọng khá lớn. Bên cạnh nguồn vốn tự bổ sung và nguồn vốn vay chiếm tỉ trọng còn nhỏ. Năm 2004 vốn vay chiếm tỉ trọng lớn do dự án cải tạo lưới điện Thành phố Vinh được ngân hàng thế giới cho vay để nâng cấp, cải tạo toàn bộ hệ thống lưới điện hạ thế thành hệ thống thông cáp ngầm. Như vậy, trong 3 năm qua Công ty Điện lực Nghệ An đã không ngừng mở rộng sản xuất và hiện đại hoá trang thiết bị, đặc biệt là máy móc thiết bị động lực và thiết bị truyền dẫn điện (riêng thiết bị truyền dẫn điện năm 2003 có giảm nhưng năm 2004 lại tăng 4 542,38 triệu đồng) 2.2.5. Thị trường và sản phẩm. 2.2.5.1. Thị trường: Công ty Điện lực Nghệ An chịu trách nhiệm về quản lý và phân phối điện năng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Đây là địa bàn rộng lớn và phức tạp, dân cư đông và phân tán. Với một thị trường rộng lớn như vậy Công ty Điện lực Nghệ An luôn phải lo cho khách hàng về chất lượng phục vụ, không để xảy ra tình trạng mất điện, cháy điện, chập điện… Công ty Điện lực Nghệ An gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý điện một số địa bàn hiện tượng lấy cắp điện, không nộp tiền điện vẫn còn xảy ra. Công ty Điện lực Nghệ An đang phân đấu quyết tâm phát triển thị trường Điện đến mọi nơi trên địa bàn tỉnh và vươn ra tỉnh bạn. 2.2.5.2. Sản phẩm. Trong cung ứng và sử dụng điện năng còn rất nhiều thiết bị để phục vụ vì vậy Nghành Điện luôn quan tâm đến việc sản xuất như: cột điện, dây điện, cáp điện, dây điện, các loại sứ, các loại máy đo cường độ dòng điện, máy biến áp, ... và các thiết bị chuyên dùng cá nhân dành cho những công nhân phải tiếp xúc với điện như quần áo bảo hộ, cách điện, ... 2.3 Một số kết quả sản xuất, kinh doanh trong những năm qua và nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới. 2.3.1. Kết quả sản xuất kinh doanh trong 3 năm từ 2002 đến 2004. Hoạt động sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp xét đến cùng đều nhằm vào mục tiêu lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất biểu hiện đầy đủ nhất hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Thực sự có lợi nhuận doanh nghiệp mới có thể tồn tại, mới có điều kiện mở rộng sản xuất, cải thiện và nâng cao đời sống cho người lao động, góp phần tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của toàn xã hội. Ngành Điện hiện là một ngành độc quyền được Nhà nước bảo hộ, từ sản xuất đến tiêu thụ phải đi qua nhiều trung gian khác nhau, do vậy, không thể hạch toán cụ thể qua từng khâu được. Để có thể hạch toán được lãi lỗ, phải thực hiện hạch toán ở cấp tổng Công ty. Bảng 2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị trong 3 năm. Bảng 2.5. Kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị trong 3 năm gần đây. Đơn vị tính: đồng Stt Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh 2003- 2002 So sánh 2004- 2003 Số tiền (%) Số tiền (%) 1 Tổng doanh thu 229,065,190,020 304,205,734,866 414,582,740,558 75,140,544,846 32.80% 110,377,005,692 36.28% 2 Doanh thu bán Điện 224,884,042,530 299,332,467,048 409,460,862,102 74,448,424,518 33.11% 110,128,395,054 36.79% 3 Doanh thu từ hoạt động khác 4,181,147,491 4,873,267,818 5,121,878,456 692,120,327 16.55% 248,610,638 5.10% 4 Tổng chi phí 201,466,567,136 275,446,669,697 374,721,207,471 73,980,102,561 36.72% 99,274,537,774 36.04% 5 Nộp Ngân sach 12,661,032,995 16,863,244,510 19,421,332,890 4,202,211,515 33.19% 2,558,088,380 15.17% 6 Thu nhập bình quân 1,882,212 1,997,600 2,152,000 115,388 6.13% 154,400 7.73% Qua bảng trên ta thấy tổng doanh thu của đơn vị đều tăng qua các năm. Năm 2003 so với 2002 tăng 32,8%, năm 2004 so với 2003 tăng 36,28%. Đạt được như vậy chủ yếu là do doanh thu từ bán điện. Cùng với sự tăng nhanh của tổng doanh thu, thu nhập của nhiều lao động đang từng bước được cải thiện góp phần tích cực trong việc tạo động lực làm việc, nâng cao năng suất lao động. Năm 2004 thu nhập bình quân của người lao động trong Công ty đạt 2 152 000đồng, tăng7,73% so với năm 2003. Bằng sự sáng tạo và năng động của ban lãnh đạo Công ty Điện lực Nghệ An, 3 năm qua đã đạt được một số thành tựu nhất định: Lưới điện nông thôn đã từng bước được ổn định; giá điện nông thôn đã giảm đến mức sàn Nhà nước quy định, các trạm biến áp đã được duy tu bảo dưỡng vận hành tốt. 2.3.2 Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tới. Trong hoạt động kinh doanh mục tiêu lớn nhất là làm thế nào để đáp ứng, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Ngược lại ngành Điện phải kêu gọi người tiêu dùng tiết kiệm khi sử dụng loại hàng hoá của mình, đó là một nghịch lý. Tuy nhiên, với chức năng và nhiệm vụ của mình lãnh đạo Công ty Điện lực Nghệ An đã đề ra chiến lược phát triển và nhiệm vụ trong những năm tới như sau: - Kế hoạch năm 2005 phân đấu tiêu thụ đạt 725 triệu kWh điện thương phẩm , thành lập thêm 1 trạm 110kV. - Chuẩn bị phương án hoạt động cho một số ngành khác như viễn thông điện lực ,truyền hình cáp điện lực sẽ được đưa vào thành một ngành kinh doanh phụ trợ trong thời gian tới . Hệ thống này sử dụng đường dây điện để truyền tải tín hiệu nên chi phí ban đầu rất thấp , có khả năng cạnh tranh trên thị trường. Thiết kế các công trình điện, các TBA và các mạng lưới điện hạ thế. Tiến hành chiến lược marketing cho các ngành mới đưa vào kinh doanh. Thực hiện giảm giá bán điện nông thôn. Giảm thiểu bán điện nông thôn qua các cai thầu điện. Đưa việc bán điện tận hộ dân về đến các vùng nông thôn – miền núi. Nghiên cứu chu kỳ ghi chữ tốt nhất để giảm thiểu tổn thất điện năng. Xây dựng lực lượng nhân sự đủ mạnh, đội ngũ lao động có tay nghề cao, cán bộ quản lý giỏi; Tiếp tục đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ có năng lực, đào tạo lại và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho số công nhân trực tiếp sản xuất trong đơn vị. Từng bước nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên, thu nhập bình quân tăng 10% đến 15%/năm, thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ cho người lao động. Đẩy mạnh cơ chế công khai hoá, dân chủ hoá, tiến tới cổ phần hoá doanh nghiệp. 2.4 Thực trạng công tác tổ chức tiền lương tại Công ty Điện lực Nghệ An. 2.4.1 Lập kế hoạch quỹ lương Đối với Công ty Điện lực Nghệ An việc lập kế hoạch quỹ lương là do Công ty Điện lực I xem xét, tính toán và giao xuống dựa trên lương nền của doanh nghiệp. công thức xác định như sau: Hệ số tổng hợp Lương nền Số CBNV QLkh = bình quân toàn ´ doanh nghiệp ´ theo định biên đơn vị Trong đó - Hệ số tổng hợp Tổng hệ số của tất cả công nhân viên trong đơn vị bình quân = toàn đơn vị Tổng hệ số CBNV trong đơn vị Lương nền doanh nghiệp: là mức lưonưg tối thiểu của Tổng Công ty quy định tuỳ theo từng thời kỳ. Hiện nay, lương nền doanh nghiệp mà Công ty Điện lực Nghệ An áp dụng là 460.000 đông. Quỹ tiền lương Công ty phân bổ bao gồm: Lương cứng: (V1) là lương cơ bản trả theo lương tối thiểu Nhà nước quy định (hiện nay là 290. 000 đồng) Lương mềm (V2) là lương trả theo kết quả sản xuất kinh doanh Tiền thưởng vận hành an toàn ( VHAT) - Tiền lương phân phối thêm (Nếu có) Tiền lương làm thêm giờ (Nếu có ) Những yếu tố này sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau. 2.4.2 Tình hình trả lương tại Công ty Điện lực Nghệ An. Công ty Điện lực Nghệ An thực hiện thanh toán lương theo 2 hình thức: Thanh toán theo thời gian đối với khối kinh doanh điện (thanh toán theo quỹ lương cấp phát) Thanh toán lương sản phẩm đối với khối sản xuất: Phân xưởng xây lắp và phân xưởng cơ khí. Căn cứ vào bảng chấm công theo dõi hàng ngày của Tổ, Đội và các khoản như: lương cấp bậc, hệ số lương, ngày công thực tế để tính lương cho từng công nhân viên trong tổ đội sản xuất. 2.4.2.1 Thanh toán lương cho khối kinh doanh Điện( bao gồm các phòng ban , các chi nhánh và các trạm điện ). áp dụng hình thức trả lương theo thời gian có thưởng: Căn cứ vào bảng chấm công, hệ số lương cấp bậc (hoặc chức vụ) hệ số trách nhiệm và việc xếp loại CBCNV mà Công ty Điện lực Nghệ An trả lương cho nhân viên cụ thể như sau: Bảng 2.6: Bảng thanh toán lương tháng 3/2005 – CN Điện Tương Dương Lương mềm( 5 chỉ tiêu): 383915 đồng. Tỷ lệ đạt 96,5 %. Bảng 2.6: Bảng thanh toán lương tháng 3 năm 2005-Chi nhánh Điện Tương Dương Stt Họ và tên Công Hệ số Lương cấp bậc Lương năm chỉ tiêu (V2) Chức vụ Trách Khu vực Lưu động Tiền ăn ca Tổng Hệ Các khoản trừ (BHYT, BHXH, KPCĐ) Còn nhận nhiệm số Xếp loại Tiền Công Tiền T-H 1 Phạm Văn Hiệp 23 4.38 1,270,200 B 1,696,452 184,000 116,000 299,000 3,623,389 5.18 122,475 3,500,914 2 Trần Đình Tú 23 2.02 585,800 A 938,859 138,000 116,000 299,000 2,104,286 2.72 64,908 2,039,378 3 Trần Minh Sơn 23 2.84 823,600 B 1,099,983 116,000 10 26,360 299,000 2,402,379 3.24 76,846 2,325,533 4 Hồ Văn Tuy 23 2.67 774,300 B 1,034,139 116,000 10 26,360 299,000 2,284,994 3.07 72,744 2,212,250 5 Nguyễn Đức Trung 23 2.18 632,200 B 844,353 29,000 116,000 10 26,360 299,000 1,975,649 2.58 61,209 1,914,440 6 Phùng Thanh bình 23 1.78 516,200 B 689,426 116,000 10 26,360 299,000 1,670,449 2.18 51,267 1,619,182 7 Phạm Bá Hà 23 1.78 516,200 B 689,426 116,000 299,000 1,670,449 2.18 51,267 1,619,182 8 Võ Quang Điện 23 1.7 493,000 B 658,440 29,000 116,000 10 26,360 299,000 1,617,849 2.1 49,363 1,568,486 9 Nguyễn Hồng Sơn 23 2.18 632,200 B 844,353 116,000 10 26,360 299,000 1,946,649 2.58 60,919 1,885,730 10 Nguyễn Bá Tuấn 23 1.62 469,800 B 627,455 116,000 10 26,360 299,000 1,559,970 2.02 47,407 1,512,563 11 Hoàng Anh Tuấn 23 1.78 516,200 B 689,426 116,000 10 26,360 299,000 1,670,449 2.18 51,267 1,619,182 12 Bùi Thị Hồng 23 1.47 426,300 B 569,357 116,000 10 26,360 299,000 1,456,395 1.87 43,787 1,412,608 13 Nguyễn Đình Năng 23 1.47 426,300 B 569,357 116,000 10 26,360 299,000 1,456,395 1.87 43,787 1,412,608 14 Nguyễn Van Tuấn 23 1.47 426,300 B 569,357 116,000 10 26,360 299,000 1,456,395 1.87 43,787 1,412,608 15 Phan Đình Định 23 1.47 426,300 B 569,357 116,000 10 26,360 299,000 1,456,395 1.87 43,787 1,412,608 Tiền lương trả cho một công nhân viên: Hệ số xếp loại các khoản truy lĩnh lương tiền lương TLi = V1 + V2 ´ thành tích + phụ cấp + (nếu có) + làm thêm giờ Trong đó *) TLi: tiền lương của CBNV i nào đó *) V1(lương cứng ): được tính theo lương tối thiểu mà Nhà nước quy định hiện hành Hệ số lương cấp bậc chức vụ x 290 000 Công thực V1= ´ tế sản xuất Công chế độ Với: - Công chế độ: là công được tính bằng tổng số ngày trong tháng trừ đi ngày nghỉ lễ, thứ 7, chủ nhật - Công thực tế sản xuất: là công chế độ trừ đi ngày công người lao động nghỉ ốm đau, nghỉ phép… *) V2: (mức lương mềm 5 chỉ tiêu) Cuối tháng phòng kinh doanh cung cấp số liệu các chỉ tiêu đạt được của các chi nhánh cho phòng tổ chức lao động. Phòng tổ chức lao động sẽ căn cứ vào đó để tính tiền lương V2 các chỉ tiêu kinh tế kĩ thuật như sau: Chỉ tiêu tổn thất điện năng: Thực hiện giảm a%, được tăng 2a% tiền lương Thực hiện tăng a%, bị giảm 5a% tiền lương Chỉ tiêu này khi tăng không quá 5%, khi giảm không quá 10%. Chỉ tiêu giá bán điện bình quân Trong hoạt động kinh doanh bán Điện, khách hàng càng sử dụng nhiều thì giá điện lại càng tăng ( chẳng hạn giá bán lẻ điện sinh hoạt hiện nay tại Công ty Điện lực Nghệ An đang áp dụng như sau: 100 KWh đầu tiên giá là 550đ/KWh, 50 KWh tiếp theo là 900/KWh 50 KWh tiếp theo nữa giá là 1210đ/KWh 100 KWh tiếp theo giá là 1340/KWh Từ KWh 301 trở đi giá là 1400đ/KWh Do vậy, giá bán điện bình quân ở các đơn vị kinh doanh là khác nhau. Thực hiện giá bán điện bình quân cao hơn là c đồng, được tăng c% tiền lương. Thực hiện giá bán điện bình quân giảm hơn là c đồng, bị giảm 2c% tiền lương. Chỉ tiêu này khi tăng không quá 2% và khi giảm không quá 4% . Chỉ tiêu thu nộp tiền điện. Thực hiện tăng b%, được tăng 1.5 b% tiền lương Thực hiện giảm b%, bị giảm 2b% tiền lương Chỉ tiêu này khi tăng không quá 3% khi giảm không quá 6%. Chỉ tiêu điện thương phẩm Thực hiện tăng d%, được tăng d% tiền lương. Thực hiện giảm d%, bị giảm 2d% tiền lương. Chỉ tiêu này khi tăng không quá 2%, khi giảm không quá 4%. Chú ý; các chỉ tiêu trên tăng, giảm dưới 0,1 thì không được tính tăng giảm lương mềm (V2) Chỉ tiêu vận hành an toàn (VHAT) Từ quá trình sản xuất đến tiêu thụ điện năng, nếu các đơn vị không để xảy ra sự cố hay nói cách khác là vận hành an toàn thì hàng tháng sẽ được Điện lực trả thêm một khoản tiền đó là thưởng vận hành an toàn. Trong trường hợp, các đơn vị để xảy ra sự cố về điện thì khoản thưởng vận hành an toàn sẽ bị cắt, giảm. Giảm thưởng VHAT dưới 20%, giảm 2% lương V2. Giảm thưởng VHAT từ 20% đến 50%, giảm 4% lương V2. Giảm thưởng VHAT trên 50%, nhưng không thuộc sự cố nghiêm trọng hoặc xảy ra tai nạn lao động nặng, giảm 6% lương V2. Trường hợp cá nhân vi phạm, làm giảm tiền lương của đơn vị tuỳ theo mức độ sai phạm, do hội đồng lương của đơn vị xem xét quyết định giảm tiền lương V2 từ 10% đến 100%. Thưởng khuyến khích thêm Đơn vị nào hoàn thành tất cả các chỉ tiêu trên so với kế hoạch giao được thưởng thêm 1%lương V2. đơn vị nào hoàn thành tất cả các chỉ tiêu trên và ít nhất có từ 2 chỉ tiêu trở lên đạt 101% trở lên được thưởng thêm 2% lương V2. Công thức tính tiền lương V2. Hệ số lương lương nền Tỷ lệ % đạt cấp bậc, chức vụ x được tính(V3) Công thực theo các V2 = x tế sản x chỉ tiêu Công chế độ xuất trong kinh tế tháng kỹ thuật Trong đó: Lương nền được tính theo công thức (thực hiện theo quý) Tiền lương kế hoạch Tiền lương quý công ty phân bổ - 3 ( V1 + phụ cấp ) V3= x 0,3 Hệ số cấp bậc bình quân x lao động theo định mức được duyệt Tiền lương kế hoạch quý công ty phân bổ được xác định dựa trên mức lương nền doanh nghiệp, công thức xác định: Tiền lương kế hoạch Lương nền Số lao động hệ số quý công ty phân bổ = doanh nghiệp x định biên x bình quân x3 VD: ở bảng 2.6 chúng ta thấy hệ số lương của ông Phạm Văn Hiệp là 4,38; trong tháng 3/2005 ngày công thực tế ông làm việc là 23 ngày (Ngày công chế độ của tháng 3 là 22 ngày) Tiền lương V1 của ông là: V1= (đồng) Lương V2 do công ty tính được là 383.951 (đồng), đơn vị của ông là chi nhánh điện Tương Dương chỉ đạt tỷ lệ 96,5 % Vậy tiền lương V2 của ông sẽ là: V2= (đồng) Hệ số xếp loại thành tích cá nhân Loại A: có hệ số là 1,2. Những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không vi phạm nội quy kỉ luật, quy trình, quy phạm quản lý, vận hành, kinh doanh bán điện, có tinh thần trách nhiệm cao, ý thức tốt, ngày công đủ 100% Loại B: Có hệ số là 1,0. Những người hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, không vi phạm nội quy kỉ luật, quy trình, quy phạm quản lý, vận hành, kinh doanh bán điện, đảm bảo đủ thời gian công tác Loại C: Có hệ số là 0,9. Những người hoàn thành nhiệm vụ ở mức độ thấp, thời gian làm việc đẩm bảo , có vi phạm nội quy kỷ luật lao động, quy trình, quy phạm an toàn ở mức độ nhẹ. Loại D: Có hệ số là 0,7. Là những người bị kỷ luật có khiển trách bằng văn bản trở lên, vi phạm nghiêm trọng quy trình, quy phạm quản lý vận hành. ở bảng 2.6. Chúng ta cũng thấy ông Phạm Văn Hiệp trong tháng 3/2005 được xếp loại thành tích là loại B, hệ số là 1,0 do vậy khi nhân với lương V2 của ông nó không bị thay đổi. * Các khoản phụ cấp - Phụ cấp chức vụ: (PCcv) là khoản mà Công ty trả cho các cán bộ quản lý, giữ chức vụ khác nhau trong đơn vị. PCcv= Hệ số phụ cấp x lương nền doanh nghiệp Hiện nay, tại Điện Lực Nghệ An đang áp dụng hệ thống hệ số phụ cấp chức vụ như sau. + Trưởng phòng, trưởng chi nhánh hoặc chức vụ tương đương, hệ số là 0,4. + Phó phòng, phó chi nhánh hoặc chức vụ tương đương hệ số là 0,3. Trong bảng 2.6. Ta thấy: Ông Phạm Văn Hiệp, chức vụ trửơng chi nhánh. Vậy phụ cấp chức vụ của ông là: PCcv=0,4 x 460.000=184.000 (đồng) Trong đó: 460.000 (đ) là lương nền doanh nghiệp. Phụ cấp trách nhiệm (PCttn) : Được trả nhằm bù đắp cho những người vừa trực tiếp sản xuất hoặc làm công tác quản lý không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm hoặc những người làm công việc đòi hoỉ trách nhiệm cao chưa được xác định trong mức lương. PCttn= Hệ số phụ cấp x tiền lương tối thiểu nhà nước quy định Hệ số phụ cấp trách nhiệm gồm 3 mức: 0,1; 0,2; 0,3. Tuỳ vào mức độ quan trọng của trách nhiệm mà Công ty xét hệ số cho người lao động. ở bảng 2.6. ông Nguyễn Trung Đức có hệ số trách nhiệm là 0,1. Trong tháng 3/2005 phụ cấp trách nhiệm của ông là: PCttn= 0,1 x 290.0000= 29.000 (đ) Phụ cấp khu vực (PCkv) được trả cho người lao động làm việc ở những vùng, miền núi, xa xôi. Công thức xác định là: PCkv= Hệ số phụ cấp x tiền lương tối thiểu nhà nứơc quy định. Chi nhánh Điện Tương Dương trên địa bàn một huyện miền núi, do vậy, hàng tháng cán bộ công nhân viên đều được hưởng phụ cấp khu vực với hệ số phụ cấp là 0,4. Qua bảng 6 ta thấy phụ cấp khu vực của mỗi CBCNV chi nhánh điện Tương Dương tháng 3/ 2005 là: PCkv= 0,4 x 290.000=116.000 (đ) Phụ cấp lưu động (PClđ): Nhằm bù đắp cho những người làm một số công việc phải thường xuyên thay đổi nơi làm việc, sinh hoạt không ổn định và có nhiều khó khăn. Hệ số tiền lương tối thiểu PClđ= phụ cấp x Nhà nước quy định x (Ngày công thực tế) / 22 Hệ số phụ cấp lưu động bao gồm 3 mức: 0,2; 0,4; 0,6. Trong bảng 2.6. Hệ số phụ cấp lưu động được áp dụng cho CNV ở đây là 0,2. Ông Nguyễn Trung Đức trong tháng 3/2005 có ngày công làm việc thực tế là 10 ngày, phụ cấp lưu động của ông là : PClđ = 0,2 x 290.000x = 26.360 (đ) Phụ cấp độc hại nguy hiểm (PCđn) Hệ số tiền lương tối thiểu PCđn = phụ cấp x nhà nước quy định x (Ngày công thực tế) / 22 Phụ cấp làm ca 3 (PC3) Hệ số tiền lương tối thiểu PC3 = phụ cấp x Nhà nước quy định x (Ngày công thực tế) / 22 x 35% Tiền ăn ca. Theo quy định của Điện Lực Nghệ An là 13. 000 (đ/ngày) * Truy lĩnh lương: Là tiền lương chênh lệch do năng lượng mà chưa kịp tính vào tháng trước. Lương truy lĩnh = Lương nền x hệ số chênh lệch x số tháng được doanh nghiệp truy lĩnh Trong đó: Hệ số chênh lệch= Hệ số lương sau khi được nâng – hệ số lương cũ. Tất cả những khoản trên được tập hợp vào bảng thanh toán tiền lương, riêng thưởng VHAT lập bảng thanh toán riêng. * Chế độ thưởng VHAT. Tiền thưởng vận hành an toàn Công ty xét duyệt dựa vào mức lương nền an toàn của Công ty Điện Lực I quy định và mức độ VHAT. Công thức xác định như sau: Hệ số Mức lương Tỷ lệ VHAT = ( lương cấp bậc + Phụ cấp) x nền an toàn x % theo chức vụ chức vụ chức danh Trong đó: Tỷ lệ % theo chức danh được xác định theo các chức danh đã có trong quy chế thưởng VHAT của Công ty Điện lực I và Điện Lực Nghệ An. Mức lương nền an toàn do Tổng công ty quy định theo từng thời kỳ nhằm tính thưởng cho CBCNV trong quá trình vận hành an toàn. Trong bảng 2.7 chúng ta thấy: Lương nền an toàn được Công ty xác định hiện nay là 440.000(đ). Chi nhánh điện TP Vinh trong tháng 3/2005 không đạt yêu cầu vận hành an toàn, giảm thưởng 30% toàn chi nhánh, riêng trưởng chi nhánh và 2 phó chi nhánh mức giảm thưởng gấp đôi. VD: Ông Thận trưởng chi nhánh điện TP Vinh trong tháng 3/2005 nhận thưởng VHAT. VHAT= 4,1 x 440.000 x (đ) Điện Lực Nghệ An-Chi nhánh điện Vinh Bảng 2.7: Thanh toán tiền vận hàng an toàn tháng 3-2005 Lương nền an toàn: 440000 Giảm thưởng:30% Stt Họ và Tên Chức danh Hệ số Công Tỷ lệ% Tiền thởng Giảm thởng Tổng 1 Phạm Thận T. Chi nhánh 4.1 23 17% 320,620.00 192,372.00 128,248.00 2 Trơng Xuân Vượng P. Chi nhánh 4.38 23 17% 342,516.00 205,509.60 137,006.40 3 Hoa Xuân Thắng P. Chi nhánh 2.26 23 17% 176,732.00 106,039.20 70,692.80 4 Lu Văn Lân KTV 2.67 23 15% 184,230.00 110,538.00 73,692.00 5 Hồ Thị Thu Vật t 3.28 23 15% 226,320.00 135,792.00 90,528.00 6 Lê Thị Thuỷ NVKT 3.23 23 15% 222,870.00 133,722.00 89,148.00 7 Nguyễn Phơng Thuý NVKT 1.94 23 15% 133,860.00 80,316.00 53,544.00 8 Lê Hải Yừn Vi tính 1.82 23 15% 125,580.00 75,348.00 50,232.00 9 Tạ Thị Hồng Lĩnh Vi tính 1.78 23 15% 122,820.00 73,692.00 49,128.00 10 Nguyễn Minh Loan KTV 2.74 23 17% 214,268.00 128,560.80 85,707.20 11 Phạm Hồng Dũng TT.K.Doanh 3.23 23 15% 222,870.00 133,722.00 89,148.00 12 Nguyễn Thị Xuyến Thủ quỹ 3.28 23 15% 226,320.00 135,792.00 90,528.00 13 Trần Xuân Cẩn kinh doanh 2.68 23 15% 184,920.00 110,952.00 73,968.00 14 Phan Thị Phợng kinh doanh 2.67 23 15% 184,230.00 110,538.00 73,692.00 15 Trần Thị Hờng TN cơ quan 2.68 23 15% 184,920.00 110,952.00 73,968.00 16 Đặng thị Loan TN cơ quan 2.68 23 15% 184,920.00 110,952.00 73,968.00 17 Trịnh Thị Hiền Tap vụ 2.3 23 15% 158,700.00 95,220.00 63,480.00 18 Nguyễn Thị Thảo TN cơ quan 2.06 23 15% 142,140.00 85,284.00 56,856.00 19 Hoàng Thị Lài TN cơ quan 1.82 23 15% 125,580.00 75,348.00 50,232.00 20 Ngô Minh Thắng Hợp đồng 1.82 23 15% 125,580.00 75,348.00 50,232.00 21 ĐInh Thị Tuyết Mai TD nợ 1.58 23 15% 109,020.00 65,412.00 43,608.00 *Quỹ lương phân phối thêm. Tổng Quỹ lương của doanh nghiệp được Công ty quyết toán vào cuối quý: so sánh giữa tiền lương được chi theo quyết toán với số tiền lương thực tế đã chi trong quý, xác định được tổng quỹ lương thừa trong quý, kế toán tiền lương lập báo cáo gửi phòng tổ chức lao động để trình giảm đốc quỹ tiền lương thừa của quý. Sau khi được giám đốc duyệt, phòng tổ chức lao động sẽ tính hệ sô phân phối lương thêm trong quý ( bảng 8) Hệ số lương Tổng quỹ lương còn lại của quý phân phối = thêm Tổng số tiền lương đã chi trong quý Sau khi tính được hệ số phân phối thêm, số tiền lương thêm của CBCNV được tính như sau: Hệ số lương Lương nền Ngày công Cấp bậc x doanh nghiệp tham gia sản Lq = x xuất thực tế x Hệ số phân 22 trong quý phối thêm Xem bảng 2.8 thấy : Năm 2004, Quỹ lương phân phối thêm của Công ty cho phòng tổ chức là 11.673.369 (đ), hệ số lương phân phối thêm là 0,17 và mức lương nền doanh nghiệp là 460.000 (đ) Ông Đinh Xuân Châu, có hệ số lương là 4,5; công thực tế làm trong năm 2004 là 254 (ngày công); tiền lương phân phối thêm là: Lq= Bảng 2.8: Bảng thanh toán tiền quỹ lương năm 2004. Điện Lực Nghệ An-Phòng tổ chức lao động Lương nền: 460.000 Hệ số phân phối thêm: 0,17 Stt Họ và tên Hệ số Công TT Thành tiền Công Đoàn Còn nhận 1 Đinh Xuân Châu 4,5 254 4062845 40628 4022217 2 Lê Văn Vân 2,98 254 2690507 26905 2663601 3 Trần Thị Thuỳ Anh 2,02 254 1823766 18238 1805529 4 Hoàng Mạnh Cường 1,78 254 1607081 16071 1591010 5 Đào Thị Hằng 1,78 254 1607081 16071 1591010 Tổng 13,06 1.270 11.791.280 117.913 11.673.368 (Nguồn: Phòng tổ chức) 2.4.2.2. Thanh toán tiền lương cho khối công nhân sản xuất CNV sản xuất là một bộ phận trực thuộc Điện Lực Nghệ An, không hưởng lương sản xuất kinh doanh điện, bao gồm: CBCNV phân xưởng xây lắp, phân xưởng cơ khí và một số bộ phận khác. Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị và tình hình thực tế sản xuất của Điện Lực Nghệ An, Giám đốc ĐL Nghệ An ban hành quy chế thanh toán tiền lương cho CBCNV sản xuất như sau: Những quy định chung: Nguồn quỹ lương được hình thành từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ của đơn vị sản xuất. Các khoản tài chính thu về từ quá trình hoạt động sản xuất đều phải nộp về phòng tài chính kế toàn. Khi phân phối phải đúng quy định hiện hành của nhà nước, của tổng Công ty Điện Lực Việt Nam, Công ty Điện Lực I và Điện Lực Nghệ An. Hàng tháng các đơn vị phải lập bảng thanh toán tiền lương, phụ cấp lương cho CBCNV, theo hướng dẫn của Điện Lực Nghệ An. Cán bộ quản lý của đơn vị, bộ phận nào, thì phải gắn liền với chế độ thanh toán lương với hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị đó. Hướng dẫn phân phối tiền lương Tiền lương được trả theo tổ sản xuất xây lắp, đại tu, sửa chữa lớn Đơn vị được tạm ứng 80% giá trị nhân công đã thực hiện (Tổng giá trị tiền lương ) trên các hạng mục công trình đang thi công dở dang, hoặc chờ thanh quyết toán để chi trả lương hàng tháng cho CBCNV. Khi quyết toán đơn vị được thanh toán 100% giá trị nhân công theo bảng quyết toán của cấp có thẩm quyền phê duyệt, trừ phần đã tạm ứng hàng tháng. Ngoài ra đơn vị được hưởng các khoản thu nhập khác như sau: Tiền ăn ca ( theo quy định hiện hành) Tiền thưởng VHAT ( theo quy định hiện hành đã trình bày ở trước) Chi phí nghiệm thu được thanh toán 100% giá trị theo bảng quyết toán của cấp có thẩm quyền phê duyệt. Vậy, tổng các khoản mà tổ được thanh toán trong bảng lương gồm: Lương Phụ cấp Phụ cấp Trừ nghỉ Lương Tiền TL = cơ bản + trách nhiệm + lưu động + phép + tăng + ăn nền tối thiểu năng suất ca Lương cơ bản nền tối thiểu = Lương tối thiểu nhà nước quy định x hệ số cấp bậc bình quân. Phụ cấp trách nhiệm = hệ số phụ cấp x lương tối thiểu nhà nước quy định. Bảng 2.9: Bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 3 năm 2005. Phân xưởng Xây Lắp Điện. Bảng 2.9: Bảng tổng hợp thanh toán lương tháng 3 năm 2005. Stt Tên tổ Số người Lơng CB nền 290000 Phụ cấp TN Tiền lưu động Tiền ngày phép Lương năng suất Tiền ăn ca Tổng Cộng Các khoản phải trừ Còn nhận BHXH 5% BHYT 1% KPCĐ 1% 1 Tổ sản xuất 1. 14 6,815,000 29,000 638,000 0 6,408,450 3,042,000 3,042,000 482,995 91,292 134,816 2,332,897 2 Tổ sản xuất 2. 12 6,871,418 29,000 664,364 129,709 6,461,503 3,120,000 3,120,000 360,615 72,123 137,233 2,550,029 3 Tổ Văn phòng 3 2,172,100 138,000 0 0 2,042,523 858,000 858,000 109,475 21,895 42,213 684,417 4 Tổ SCTX 19 5,822,251 0 1,044,000 0 5,474,924 5,148,000 5,148,000 418,180 83,636 118,394 4,527,790 Cộng toàn bộ 48 21,680,759 196,000 2,346,346 129,709 20,387,399 12,168,000 12,168,000 1,371,265 268,946 432,656 10,095,133 Nguồn phòng tổ chức lao động Từ đó tổ chia lương cho cán bộ công nhân viên như sau: -Tính tổng số công lao động của tất cả CNV trong tổ trong tháng đó, -Lấy lương năng suất của cả tổ chia cho tổng số công lao động của cả tổ. -Lương của từng cán bộ công nhân viên trong tổ được thanh toán là: TLi=hệ số cấp bậc X lương tối thiểu nhà nước quy định + công thực tế X Lương năng suất Tổng công lao động của cả tổ + Phụ cấp trách nhiệm (nếu có) + Phụ cấp lưu động (nếu có) + Trừ nghỉ phép (nếu có) + Tiền ăn ca. Bảng 2.10: Bảng thanh toán lương tháng 3-2005 Tổ sản xuất 1– phân xưởng xây lắp điện. Bảng 2.10: Bảng tổng hợp thanh toán lơng tháng 3 năm 2005. Stt Họ và tên Hệ số Công thực tế Lơng cơ bản Phụ cấp trách nhiệm Nghỉ phép Lơng năng suất Phụ cấp lu động Tiền ăn ca Tổng cộng 1 Đinh Văn Công 3.05 22 884,500 29,000 0 582,586 58,000 286,000 1,840,086 2 Trần Văn Toản 3.05 22 884,500 0 0 582,586 58,000 286,000 1,811,086 3 Nguyễn Hoài Thanh 2.49 22 722,100 0 0 582,586 0 286,000 1,590,686 4 Phan Hồng Thanh 2.04 22 591,600 0 0 582,586 0 286,000 1,460,186 5 Trần Sỹ Chung 2.04 22 591,600 0 0 582,586 58,000 286,000 1,518,186 6 Nguyễn Văn Hùng 2.04 20 537,818 0 0 529,624 0 260,000 1,327,442 + Cán bộ CBNV sữa chữa, sản xuất cơ khí: Hàng tháng phân xưởng tổng hợp giá trị đã thực hiện trình phòng kế hoạch xác định doanh thu, phòng tài chính kế toán xác định các khoản chi phí (vật liệu chính, vật liệu phụ, điện, nước, BHXH, BHYT, KPCĐ, khấu hao…), Phòng tổ chức cân đối til V1,V2, các khoản phụ cấp lương (Nếu có) Tiền ăn ca, tiền thưởng VHAT trong sản xuất được áp dụng đúng quy định hiện hành. Cách trả lương tương tự như khối xây lắp, đại tu, sửa chữa lớn. 2.4.3 Tình hình trích nộp, trích lập các quỹ. * Quỹ BHXH. Quỹ BHXH được hình thành từ nguồn đóng góp của người sử dụng lao động và người lao động, theo q uy định chung là 20% tiền lương chính cộng với phụ cấp chức vụ và phụ cấp khu vực. Tại Công ty Điện lực Nghệ An việc trích nộp và sử dụng quỹ BHXH như sau: Người sử dụng lao động đóng 15% lương cơ bản hàng tháng và được hạch toán vời chi phí sản xuất. Người lao động đóng 5% lương cơ bản thông qua tiền lương bằng phương pháp khấu trư. Toàn bộ số tiền 20% trên hàng tháng phòng tài chính kế toán có nhiệm vụ chuyển cho cơ quan BHXH tỉnh theo số lượng CBNV thực tế làm việc trong tháng. Phần chi trợ cấp BHXH: Căn cứ vào giấy chứng nhận ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…Phòng tài chính kế toán tập hợp quyết toán với cơ quan BHXH tỉnh theo dõi số tiến BHXH đã nộp và số tiền được duyệt quyết toán. Qua số liệu ở bảng 10 ta thấy năm 2004 Công ty Điện lực Nghệ An đã nộp cho cơ quan BHXH tỉnh là 1.386,52 (Triệu đồng) tăng 8,89% so với năm 2003. Bảng 10: Tình hình trích nộp các quỹ của Công ty Điện lực Nghệ An. Đơn vị tính: triệu đồng Stt Chỉ tiêu 2002 2003 2004 So sánh % 2003/2002 2004/2003 1 BHXH 1211.12 1273.34 1386.52 105.14 108.89 2 BHYT 181.67 191.00 207.98 105.14 108.89 3 KPCĐ 412.62 367.20 430.37 88.99 117.20 *Chế độ bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn - Người sử dụng lao động trich 2% lương cơ bản hàng tháng thanh toán cho BHYT còn người lao động trích nộp 1% từ tiền lương cơ bản của mình để cơ quan y tế địa phương chăm lo cho sức khoẻ, khám chữa bệnh cho CBNV khi họ phải vào viện - Người sử dụng lao động đóng 2% lương thực trả hàng tháng cho kinh phí công đoàn. Người lao động có trách nhiệm đóng 1% còn lại được trích trong tiền lương thanh toán. Trong đó: 1,6%: nộp cho công đoàn ngành điện lực (Công ty Điện lực I) 0,4 %: nộp cho liên đoàn lao động tỉnh 1% để lại chi lương cho chuyên trách công đoàn và các hoạt động công đoàn tại cơ sở. Tóm lại, trong tính toán và hạch toán tiền lương cũng như trích nộp các khoản kinh phí theo đúng quy định của Nhà nước, Công ty đã sáng tạo, tìm tòi các phương pháp riêng phù hợp với đặc điểm của đơn vị mình, thiếu sót cần khắc phục mà đơn vị cần hoàn thiện để hiệu quả cao hơn. 2.5 Đánh giá chung về công tác tổ chức tiền lương tại Công ty Điện lực Nghệ An. 2.5.1 Những thành tích đã đạt được. Trong suốt chặng đường đi của mình, Công ty Điện lực Nghệ An đã không ngừng phát triển về mọi mặt trong đó có công tác tổ chức tiền lương. Nó đã thực sự lớn mạnh qua từng ngày và góp phần không nhỏ tạo nên thành công ngày hôm nay của Công ty Điện lực Nghệ An. Việc làm tốt công tác tổ chức tiền lương còn được thể hiện thông qua việc thu hút được nhiều lao động có trình độ chuyên môn, tay nghề cao về công tác tại Công ty. Bằng chứng là từ bảng phân tích trình độ lao động trước chúng ta thấy trong 3 năm qua trình độ của người lao động đã liên tục tăng và độ tuổi lao động cũng đang trẻ hoá. Việc trả lương cho hai khối kinh doanh điện và sản xuất ở Điện Lực Nghệ An là cơ bản hoàn chỉnh. Bởi đối với khối kinh doanh điện do tính chất công việc gần như không có sản phẩm, công tác định mức khó mà thực hiện được nên việc áp dụng hình thức trả lương theo thời gian là hợp lý và thuận tiện trong công tác tính toán tiền lương cho doanh nghiệp. Đối với khối sản xuất, do tính chất công việc không ổn định, có những thời kỳ công việc phải hoàn thành rất nhiều, sản phẩm hoàn thiện nhiều, lương năng suất tăng nên tiền lương mà công nhân viên được hưởng cũng tăng. Tuy nhiên cũng có những thời kỳ công việc ở các phân xưởng rất nhàn do có ít công trình phải thực hiện, đồng nghĩa với việc lương năng suất ở thời kỳ đó rất thấp. Điện Lực Nghệ An hiểu tiền lương là nguồn thu nhập cơ bản của người lao động để nuôi sống họ và gia đình họ. Vậy nên dù tiền lương năng suất thấp nhưng tiền lương cơ bản nền tối thiểu của họ ở mọi thời kỳ luôn được đảm bảo nhằm duy trì đời sống vật chất cho mọi công nhân viên trong các phân xưởng. Tóm lại, công tác tổ chức tiền lương của Công ty Điện lực Nghệ An đã thực hiện tốt, đó chính là nhờ những nỗ lực không ngừng của các cấp quả trị, tạo được một hệ thống tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi, dịch vụ…có hiệu quả. Khuyến khích được động lực làm việc của CBNV, vừa nâng cao được hiệu quả công việc của từng cá nhân, tạo không khí vui tươi, hứng khởi với tinh thần làm việc hăng say, nhiệt tình hết lòng vì tập thể. Đây chính là yếu tố quyết định cho sự phồn vinh của Công ty Điện lực Nghệ An. 2.5.2 Những tồn tại trong công tác tổ chức tiền lương của Công ty Điện lực Nghệ An và nguyên nhân của nó. Đối với Công ty Điện lực Nghệ An hình thức trả lương thời gian cũng nảy sinh những bất cập: Việc trả lương theo không gian đã gây nên tâm lý an nhàn và chây lười với nhiệm vụ, có lúc thi hành nhiệm vụ với thái độ hời hợt. Đã có những hiện tượng lãng phí ngày công, giờ công, nguyên do của nó là vì Công ty Điện lực Nghệ An hoạt động trên một địa bàn rộng lớn, lưới điện trỉa dài nên khi phân công công tác đi trên lưới rất khó kiểm tra dẫn đếnviệc rải rác có một số công nhân viên kiểm tra một cách hời hợt, “cưỡi ngựa xem hoa” để tranh thủ vể sớm. Việc kiểm tra lưới điện không kỹ gây tác hại xấu đên an toàn của người sử dụng điện vì có những so xuất về điện không được phát hiện xử lý kịp thời, sẽ gây nên các sự cố điện như cháy, chập… Ngoài ra, công tác tổ chức tiền lương tại Công ty Điện lực Nghệ An còn xảy ra tình trạng số liệu tiền lương các đơn vị đưa lên chậm nên ảnh hưỏng đến tiến độ lập báo cáo tài chính hàng tháng của đơn vị. Để trả lương cho người lao động thì việc xây dựng đơn giá tiền lương như thế nào cho hợp lý là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên đối với Công ty Điện lực Nghệ An gần như không có việc xây dựng đơn giá tiền lương. Đây là một hạn chế của Công ty Điện lực Nghệ An. Là đơn vị trực thuộc Công ty Điện lực I ; hàng tháng, quý, hàng năm Công ty căn cứ vào doanh thu kế hoạch giao cho đơn vị để trả lương. Như vậy, công tác định mức ở các đơn vị chưa được thực hiện mốt cách chặt chẽ, chỉ mang tính chất thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, chưa đảm bảo chính xác trong phân phối thu nhập của người lao động. Chương 3 Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công trình tổ chức tiền lương tại Công ty Điện lực Nghệ An Trong điều kiện hiện nay, việc đổi mới và hoàn thiện công trình tổ chức tiền lương phải đảm bảo cho việc kích thích người lao động làm việc có hiệu quả, cụ thể là với chế dộ chính sách, cách tính cũng như các hình thức trả lương như thế nào để phát huy được lòng nhiệt tình, sự sáng tạo của người lao động trong đơn vị, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất góp phần không nhỏ trong việc tăng năng suất của người lao động. Từ những thực tế của đơn vị và những kết luận về tình hình sử dụng các nguồn lực cho hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm (2002- 2004) tôi xin đề xuất một số kiến nghị như sau: 3.1 Đối với Công ty Điện lực Nghệ An 3.1.1 Để khắc phục tình trạng lãng phí ngày công, giờ công của những công nhân viên kiểm tra đi trên lưới điện Công ty nên tổ chức các đội kiểm tra hiện trường đột xuất nhằm phát hiện ra những hành vi vi phạm để có quyết định xử lý. Bên cạnh đó Công ty nên thành lập các nhóm phúc tra công tác ghi chỉ số công tơ xem có chính xác không, đây là một biện pháp quna trọng nhằm phát hiện những công nhân viên có ý đồ xấu móc nối với bên ngoài để kiếm thêm thu nhập cho mình hoặc những công nhân viên làm việc thiếu trách nhiệm không nghiêm túc gây thất thoát cho Công ty hoặc thu thừa tiền điện của người sử dụng điện. 3.1.2 Hình thức trả lương theo thời gian hiện nay của Công ty là phù hợp. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao hơn cần kết hợp sử dụng các hình thức trả lương khác nữa, chẳng hạn như hình thức khoán nhằm tăng năng suất lao động của CBNV. Đây cũng là một trong những hình thức trả lương mà Công ty đang cân nhắc sử dụng để áp dụng trả lương cho khối CBNV làm việc cho các dự án có thời hạn hoặc các công trình thi công. 3.1.3. Đối với khối sản xuất cần xây dựng hệ thống định mức lao động để việc trả lương được công bằng và chính xác hơn. Trên cơ sở thực hiện tốt công tác tổ chức sản xuất và tổ chức lao động trong từng bộ phận, phân tích công việc và các mức tiêu hao công lao động cho mỗi công việc của từng bộ phận, giải quyết tốt vấn đề phân công và hợp tác lao động. Phải tiến hành cập nhật thiết bị một cách thường xuyên để từ đó tính định mức lao động cho các đơn vị một cách cụ thể. Tạo được sự phù hợp giữa thiết bị giao và nguồn lao động. 3.1.4. Việc duy trì trả lương như hiện nay so với trước đây đã tiến bộ rất nhiều nhưng hiện nay nó vẫn chưa thực sự là đòn bẩy kích thích nhiều lao động để tăng năng suất lao động một cách hợp lý. ở một ít bộ phận công nhân viên chức tay nghề còn thấp, hoặc cùng một doanh nghiệp nhưng thu nhập lại chênh lệch, điều này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của cán bộ công nhân viên, nhất là đối với những người đã có bề dày cống hiến trong công tác. Để tiền lương thực sự là đòn bẩy kinh tế nhằm kích thích người lao động hăng say làm việc cần xem xét một số biện pháp khác như; + Vẫn thực hiện thanh toán lương 2 lần trong tháng nhưng khoảng cachs 2 lần ứng và thanh toán nên có khoảng cách phù hợp hơn. + Thông thường việc tính toán thanh toán lương cho các đơn vị thường phải chờ để lấy số liệu tính toán nên kỳ lương thường chậm hơn dự kiến. Vì vậy, Giám đốc Công ty Điện lực Nghệ An chỉ thị cho phòng kinh doanh cung cấp số liệu cho phòng tổ chức lao động tiền lương để phòng có thể lên kế hoạch thanh toán lương sớm hơn mà không phải chờ đến kỳ họp phương thức. + Cố gắng khắc phục khó khăn để có thể đưa ra 5 chỉ tiêu vào tính đơn giá tiền lương hàng tháng. Có như vậy, mới khắc phục được sự phiến diện trong khi tính toán đơn giá tiền lương cho các đơn vị sản xuất và cũng như khuyến khích CBNV cố gắng hoàn thành tốt các chỉ tiêu được giao để có thể có thu nhập cao và ổn định lâu dài. 3.1.5. Chính sách phân phối thu nhập cho người lao động công bằng và thoả đáng sẽ là động lực thúc đẩy tăng năng suất lao động, từ đó làm cho hiệu quả sản xuất kinh doanh của đơn vị tăng theo. Vì vậy các nhà hoạch định phải thiết lập được một chế độ lương bổng hợp lý, có chính sách đãi ngộ thích hợp đảm bảo vừa khuyến khích được người lao động vừa nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Tạo được sự công bằng trong trả lương giữa miền xuôi và miền núi. 3.1.6. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Mỗi cán bộ quản lý các cấp trong đơn vị phải tự mình học hỏi để có thể thay đồi cách nhìn nhận tư duy, không ngừng nâng cao năng lực trình độ quản lý nhằm đáp ứng kịp thời xu hướng phát triển của xã hội nói chung và sự phát triển của đơn vị nói riêng. Nhất là đối với những cán bộ làm công tác tổ chức tiền lương, bởi nếu có trình độ cao nhận thức đúng đắn khi họ mới mang lại công bằng cho người lao động trong việc trả lương. 3.1.7. Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng: Phải xây dựng chiến lược con người sao cho phù hợp với xu thế phát triển, đồng thời phải chuẩn hoá các chức danh cán bộ theo tiêu chuẩn nhất định, từ đó xây dựng kế hoạch kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đảm bảo đúng đồi tượng và có hiệu quả. Ngoài ra, thường xuyên kết hợp với công đoàn để giáo dục CBNV làm việc với thái độ nghiêm túc, có trách nhiệm, hoàn thành tốt công việc được giao. 3.2 Đối với cơ quan chức năng. - Khi phát sinh các vấn đề cần phải thanh tra hay kiểm toán đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp với nhau thành lập một đoàn kiểm tra với sự tham gia đầy đủ các các cơ quan có liên quan để giải quyết một cách nhanh chóng và thống nhất. Tránh tình trạng chỉ có một vấn đề nhưng nhiều đoàn kiểm tra đưa ra nhiều kết luận khác nhau ( thậm chí trái ngược nhau) gây khó khăn, phiền toái cho mọi hoạt động của đơn vị. Lời kết Với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh Điện năng là một mặt hàng có tính chất đặc thù cao, mặc dù không phải chịu sự cạnh tranh của thị trường nhưng lại mang tính chất chính trị. Sự ổn định và phát triển của lưới điện liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của cả đất nước, của cả khu vực. Để đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế hiện nay, ngành điện đã vay vốn từ các nguồn đầu tư rất nhiều cho trang thiết bị cơ sở hạ tầng của ngành điện. Do vậy, công việc của CBNV trong ngành tương đối ổn định và thu nhập thực tế qua các năm đều tăng. Đối với Công ty Điện lực Nghệ An mức thu nhập bình quân năm 2004 đạt 2,152 triệu đồng đây là mức thu nhập tương đối cao so với mặt bằng chung của cả nước. Mặc dù vậy, công tác tổ chức tiền lương ở Công ty Điện lực Nghệ An còn tồn tại một vài bất cập nhưng nhìn chung nó đã thực sự thành công và đã phát huy được vai trò là đòn bẩy kinh tế cũng như tinh thần cho mọi hoạt động của người lao động. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của Công ty Điện lực Nghệ An công tác tổ chức tiền lương đã không ngừng lớn mạnh và càng thể hiện rõ vai trò, chức năng của mình. Tương lai không xa công tác tổ chức tiền lương ở Công ty Điện lực Nghệ An sẽ còn làm được nhiều việc hơn nữa nhằm góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả của công việc, kích thích được sự nhiệt tình, tìm tòi sáng tạo trong công việc của CBNV. Từ đó, sẽ làm tăng lợi nhuận cho đơn vị cũng là tăng thu nhập cho người lao động. Công tác tổ chức tiền lương có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Và nó là vấn đề cần thiết phải quan tâm đối với bất cứ một doanh nghiệp nào có mặt trên thị trường chứ không chỉ có riêng ngành Điện lực. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo TS: Nguyễn Hữu Chí cùng tập thể cán bộ công nhân viên phòng tổ chức lao động của Công ty Điện lực Nghệ An để em hoàn thành khoá luận này. Em xin chân thành cảm ơn!. Hà nội, ngày 20 tháng 5 năm 2005. Sinh viên: Nguyễn Hải Thanh. Tài liệu tham khảo Giáo trình: Quản trị nhân lực – Nguyễn Hữu Thân Giáo trình : Kinh tế lao động – NXB Giáo dục Giáo trình: Quản trị nhân lực – Trường đại học kinh tế quốc dân Các văn bản quy định về chế độ tiền lương- bảo hiểm xã hội năm 2004 – NXB Lao động- xã hội Tài liệu “luật lao động và công đoàn” – Luật Gia Đỗ Bá Tường. Phụ lục Quyết định của Giám đốc công ty Điện Lực 1 về việc giao chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh điện điều chỉnh năm 2004. Bản hạch toán lương tháng 11 năm 2004 của phân xưởng xây lắp điện. Bảng chấm công của phân xưởng xây lắp tháng 11-2004. Bảng xác nhận giá trị nhân công thực hiện tháng 11-2004.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34146.doc
Tài liệu liên quan