Khóa luận Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tư vấn quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289

Là một Nước đang phát triển và đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt nam đang thiếp cận với phương thức quản lý dự án ở khu vực tư và khu vực công, thông qua việc thiếp nhận nguồn vốn FDI và ODA vào Việt nam. Trong điều kiện hiện nay, việc chuyển đổi ban quản lý dự án thành các tổ chức tư vấn độc lập là một việc làm rất cần thiết và được Chính phủ, các bộ ngành quan tâm. Việc thuê tư vấn quản lý dự án rất có lợi không những nâng cao chất lượng công trình mà còn tiết kiện được chi phí chống lãng phí trong xây dựng. Thực tế cho thấy, trong những năm qua Công ty cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao năng lực của mình để ngày càng hoạt động chuyên nghiệp và có hiệu quả hơn. Công ty đã dành được nhiều thành công trong mọi hoạt động như nguồn nhân lực ngày càng có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao, hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả tạo được bước phát triển vững chắc.

doc83 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1493 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tư vấn quản lý của Công ty Cổ phần Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch hàng 1.737.971.593 5.Phải trả CBCNV III.Hàng tồn kho 451.815.659 6.Người mua trả tiền trước 100.000.000 1.Nguyên vật liệu 235.210.354 7.Phải trả khác 2.Chi phí sản xuất kinh doanh 129.689.702 II. Nợ dài hạn 250.000.000 3.Thành phẩm hàng hoá tồn kho 86.915.603 IV.Tài sản lưu động khác 134.586.631 B.Nguồn vốn CSH 2.869.389.786 B.Tài sản cố định 1.531.006.640 1.Nguồn vốn kinh doanh 2.501.598.393 I.Tài sản cố định 1.258.648.012 2.Lãi chưa phân phối 343.227.163 1.Nguyên giá TSCĐ 1.172.635.162 3.Quỹ khen thưởng phúc lợi 24.564.230 2.Giá trị hao mòn luỹ kế 86.012.850 II.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 272.358.628 Tổng tài sản. 4.120.875.634 Tổng nguồn vốn 4.120.875.634 Nguồn phòng kế toán ** Kết quả tài chính năm 2007. Bảng 2.10. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007. Đơn vị: Triệu đồng. STT Chỉ tiêu Số tiền 1 Doanh thu 6.638.235.484 2 Giảm trừ doanh thu 21.387.631 3 Doanh thu thuần 6.616.847.853 4 Giá vốn hàng bán 5.781.932.437 5 Lãi gộp 834.915.416 6 Chi phí quản lý kinh doanh 498.631.117 7 Lãi từ hoạt động kinh doanh 336.484.299 8 Lãi từ hoạt động tài chính 987.283. 9 Lãi từ hoạt động khác 198.100 10 Lợi nhuận trước thuế 337.669.682 11 Thế TNDN phải nộp 108.054.298 12 Lợi nhuận sau thuế 229.615.384 Nguồn phòng kế toán Bảng 2.11. Cân đối kế toán năm 2007 Đơn v ị: Triệu động Tài Sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền A.Tài sản lưu động 2.958.344.866 A.Nợ phải trả 1.302.254.182 I.Nợ ngắn hạn 952.254.182 I.Tiền 276.928.414 1.Vay ngắn hạn 450.000.000 1.Tiền mặt 92.782.253 2.Phải trả cho khách hàng 154.843.215 2.Tiền gửi ngân hàng 184.146.161 3.Thuế VAT 30.564.231 II.Các khoản phải thu 1.956.450.131 4.Thuế TNDN 108.054.298 1.Phải thu khách hàng 1.956.450.131 5.Phải trả CBCNV III.Hàng tồn kho 526.065.524 6.Người mua trả tiền trước 150.000.000 1.Nguyên vật liệu 270.818.266 7.Phải trả khác 58.792.438 2.Chi phí sản xuất kinh doanh 145.682.467 II. Nợ dài hạn 350.000.000 3.Thành phẩm hàng hoá tồn kho 109.564.791 IV.Tài sản lưu động khác 198.900.797 B.Nguồn vốn CSH 3.378.876.675 B.Tài sản cố định 1.722.785.991 1.Nguồn vốn kinh doanh 3.121.720.005 I.Tài sản cố định 1.535.831.135 2.Lãi chưa phân phối 229.615.384 1.Nguyên giá TSCĐ 1.278.938.967 3.Quỹ khen thưởng phúc lợi 27.541.286 2.Giá trị hao mòn luỹ kế 65.892.468 II.Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 368.954.556 Tổng tài sản. 4.681.130.857 Tổng nguồn vốn 4.681.130.857 Nguồn phòng kế toán Tín dụng và hợp đồng: Tên và địa chỉ ngân hàng cung cấp tín dụng : - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội. STK: 1007-24452-630-0 - Ngân hàng Đầu tư và phát triển Bắc Kạn . STK: 7302.04.04 - Ngân hàng công nghiệp và phát triển nông thôn Bắc Hà Nội. STK: 431101.054005 2.4.1.4.Tổ chức quản lý ** Mô hình tổ chức. Hội Đồng Quản Trị Tổng Giám Đốc Giám Đốc chi nhánh P. Giám Đốc tài chính P. Giám Đốc kế hoạch Phòng thường trực Phòng Xe, Máy Phòng Hành chính Phòng Thiết kế kỹ thuật Phòng Kế toán Phòng Kế hoạch Ban CH các công trình Các văn phòng đại diện Bộ phận Vật tư Bộ phận Marke ting Bộ phận Vật tư Bộ phận Cơ giới Bộ phận KD vận tải Bộ phận TK lập dự án Bộ phận Xây dựng Sơ đồ 1: Tổ chức quản lý. ** Hội đồng quản trị: Là cơ quan quyền lực cao nhất được các cổ đông bầu ra thông qua đại hội đồng cổ đông có trách nhiệm tập thể trong việc quản lý mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong phạm vi pháp luật và điều lệ của công ty quy định. Trong đó có: Ban kiểm soát do các cổ đông bầu ra thông qua đại hội cổ đông có trách nhiệm trước cổ đông và phát luật về việc kiệm tra, giám sát hoạt động của Giám Đốc, bộ máy tiến hành hoạt động của công ty và việc chấp hành điều lệ công ty cũng như nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị và đại hội đồng cổ đông trong quá trình sản xuất kinh doanh. ** Tổng Giám Đốc: Do hội đồng quản trị quyết định là người trực tiếp tham gia điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước hội động quản tri và trước phát luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. ** Giám Đốc chi nhánh: Do tổng Giám Đốc quyết định cự ra để phụ trách một khu vực thị trường nhưng dưới sự kiệm soát của tổng công ty. ** Phó Giám Đốc kế hoạch: Có nhiệm vụ giúp việc cho Giám Đốc về các lĩnh vực như lên kế hoạch kỹ thuật thi công, tham mưu về hướng phát triển của công ty về các mặt kỹ thuật trong đó có các phòng: Phòng kế hoạch: Có chức năng tiệp cận với các nhà mời thầu, lập hồ sơ xin thầu, về khía cạnh tài chính, thẩm định tài chính dự án đấu thầu và các dự án công trình, đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu, mở rộng thị trường, tìm đối tác để tiêu thụ sản phẩm. Phòng thiết kế kỹ thuật: Có chức năng đưa ra các giải pháp kỹ thuật thiết kế, hoạch định năng lực thi công, giám sát thi công, chịu trách nhiệm về chất lượng của công trình thi công, quản lý máy móc thiết bị và các chức năng khác phục vụ lãnh đào và các phòng ban khác trong công ty. Phòng thường trực: Là phòng hoạt động các nhiệm vụ kinh doanh trực tiếp giám sát mọi công trình mà công ty đang hoạt động. ** Phó Giám Đốc tài chính: Có nhiệm vụ giúp việc Giám Đốc trong lĩnh vực kinh doanh và xuất nhập khẩu, khuếch trương hình ảnh của công ty, cung cấp các thông tin về các nhà thầu khác như đối thụ cạnh tranh, phân tích các khía cạnh tài chính của các bài thầu, đưa ra giá dự thầu, đề xuất các phương hướng phát triển công ty trong tương lai, tổ chức hành chính công ty, tổ chức các tổ đội sản xuất, tổ chức nhân sự, tham mưu về kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai. Trong đó có các phòng: Phòng kế toán: Có nhiệm vụ hoạch toán, tập hợp các số liệu, thông tin tài chính của các công trình, hạnh mục công trình nhằn đưa ra một giải pháp tối ưu, mang lại hiệu quả kinh tế cao, chi tất cả khoản chi trong công ty. Phòng hành chính: Có chức năng tổ chức nhân sự của công ty, điều động nhân sự, đưa ra các kế hoạch tổ chức trong thời gian tới của công ty và công tác kế hoạch tiền lương cho công nhân viên. Phòng xe, máy: Là phương tiện cho công việc hoạt động thi công các công trình. ** Ban chấp hành các công trình: Trong đó có các bộ phận như bộ phận xây dựng, bộ phận thiết kế lập dự án, bộ phận kinh doanh vận tải. ** Các phòng ban đại diện: Trong đó có bộ phận cơ giới, bộ phận vật tư, bộ phận Marketing. Vậy Công ty Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 kinh doanh đa ngành nghề, trên nhiều lĩnh vực và trải rộng ở khu vực Miền Bắc. Trên cơ sở đó để cho việc quản lý các thông tin được thông hành, công ty đã được thông hành trên các khâu, nhóm quản lý bộ máy và các phòng ban chức năng với mô hình tổ chức quản lý như vậy thì có những ưu và nhược điểm như sau. Ưu điểm: Biến tổ chức từ hệ thống lớn thành các bộ phận nhỏ và các hệ thống tổ chức nhỏ và đơn giản hơn, để rễ quản lý và xác định rõ ràng. Nhược điểm: Việc hoạt động toàn bộ hệ thống có được tốt hay không thì phải phụ thuộc vào các bộ phận chức năng trong công ty. 2.4.1.5. Tác nghiệp Theo tính chất tác nghiệp của hoạt động tư vấn quản lý dự án năng lực hoạt động thể hiện ở các khía cạnh sau: + Năng lực tìm kiếm, phát triển thị trường Công ty phải mang thông tin, quảng cáo về dịch vụ của mình tới khách hàng, các đối tác liên kết, liên doanh, các tổ chức tài trợ… Bên cạnh đó, ngay trong quá trình thực thi một dự án, hiệu quả hoạt động tư vấn cũng là một cách giới thiệu tốt nhất cho dịch vụ tư vấn của Công ty với khách hàng và các hãng tư vấn đối tác. với xu hướng hiện nay, hình ảnh về trình độ chuyên môn, kỹ năng kết hợp với quan hệ công tác lâu dài là “điểm nhấn”cho sự lựa chọn tổ chức tư vấn. + Năng lực tham dự về đấu thầu. Công tác chuẩn bị hồ sơ dự thầu phải được phân công, giao phó cho một bộ phận chuyên gia giỏi nhất, kết hợp với kết quả của quá trình xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về nội bộ, các quy định về trình tự, nội dung và các điều khoản trong hồ sơ dự thầu tư vấn của các tổ chức, hiệp hội tư vấn quốc tế cũng như nhà tài trợ. + Năng lực đàm phán ký kết hợp đồng. Công ty phải có sự chuẩn bị tốt trong công tác thương thảo hợp đồng. Ký kết hợp đồng có tác dụng xác định phạm vi, trách nhiệm quyền hạn của mỗi bên, ngoài ra còn là cơ sử đánh giá khả năng của Công ty theo quan điểm của khách hàng. Các điều khoản của hợp đồng sẽ được các bên nhất trí theo từng thành phần. Các điều khoản trong hợp đồng sẽ phải quy định chi tiết nội dung và các cơ sở pháp lý, nhằm bảo vệ quyền lợi các bên và hạn chế tối đa những bất đồng nảy sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sau này. + Năng lực tổ chức thực hiện. Biểu đồ bố trí nhân lực cung cấp cho dự án để được phê chuẩn trong hợp đồng. Tuy nhiên, trên thực tế khi Công ty cùng một lúc triển khai nhiều dự án với các mức độ phức tạp khác nhau, sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt chuyên gia, song song với nó là các yếu tố bất khả kháng. Để giữ được uy tín và mối quan hệ với khách hàng Công ty vấn có sự thay đổi, hối hợp với khách hàng và các đối tác liên doanh trong từng giai đoạn của dự án. Trong trường hợp nhất thiết cần phải chỉnh sửa kế hoạch tổ chức thực hiện, Công ty sẽ phải cân đối giữa mức độ quan trọng và phức tạp của các dự án để đưa ra các giải pháp thích hợp. Đồng thời kết hợp với một kế hoạch dự trù về thay thế và điều chuyển chuyên gia được nghiên cứu, chuẩn bị tốt sẽ đảm bảo hoàn thành dịch vụ đạt chất lượng cao nhất và quyết định sự thành công của từng dự án. 2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động tư vấn quản lý dự án 2.4.2.1. Quá trình thực hiện Sau khi có hợp đồng tư vấn quản lý dự án, Công ty tổ chức thực hiện theo quy trình sau. Bước 1: Phòng quản lý dự án được giao nhiệm vụ làm chủ trị dự án, với các nhiệm vụ sau; + Điều hành chung + Thẩm tra hồ sơ dự án + Lập hồ sơ mời thầu + Tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu + Tư vấn giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị + Thanh và quyết toán các hợp đồng đã ký kết + Lập báo cáo định kỳ kế hoạch sự dụng vốn cho chủ đầu tư + Thanh, quyết toán vốn đầu tư Bước 2: Lựa chọn ban dự án Dự án được thực hiện thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào sự quản lý điều hành của ban quản lý dự án. Do đó không phải ai cũng có thể làm được ban quản lý dự án mà phải đáp ứng những yêu cầu nhất định. Việc lựa chọn ban dự án tuỳ thuộc vào từng dự án cụ thể, Công ty sẽ có sự lựa chọn phù hợp. Nhưng trước hết muốn được làm ban dự án phải có đầy đủ điều kiện và năng lực được quy định tại Nghị định 16/2005/NĐ – CP. Theo quy định tại Điều 55 của Nghị định 16/2005/NĐ – CP, Công ty có 15 người đáp ứng yêu cầu cho ban quản lý dự án hạng 2. Trách nhiệm của ban dự án về cơ bản có thể chia thành ba nhóm lớn; Đối với cấp trên: Ban dự án phải bảo đảm bảo tồn mọi nguồn lực và quản lý hiệu quả dự án được giao.Cần báo cáo đầy đủ trung thực những thông tin về tình trạng hiện tại, chi phí, tiến độ và triển vọng của dự án. Đối với dự án: Ban dự án cần phải thực hiện những nhiệm vụ sau; ** Điều hành dự án, đảm bảo hoàn thành theo đúng mục tiêu, thời hạn đã quy định trong phạm vi nguồn lực và chi phí đã được duyệt. ** Điều hành nhóm quản lý dự án, phối hợp mọi người trong nhóm theo hướng phát huy tối đa năng lực của từng nhân viên. ** Có trách nhiệm phục vụ khách hàng. ** Quản lý dự án theo đúng lịch trình thời gian, quản lý chi phí, nhân lực, thông tin và quản lý chất lượng. ** Quản lý những thay đổi. Đối với thành viên dự án: Là một tổ chức tạm thời và có thời hạn nên ban dự án cần đặc biệt quan tâm đến mọi thành viên trong nhóm. Khi dự án sắp kết thúc, ban dự án có kế hoạch giúp đỡ, tạo điều kiện cho mọi người tìm công việc mới hoặc trợ về đơn vị cũ theo nguyện vọng cũng như yêu cầu của công việc. Bước 3: Giao nhiệm vụ cho các phòng tham gia; như phòng thiết kế xây dựng và phòng thiết kế đường dây và trạm. Để có thể đảm nhận và thực hiện tốt các công việc của quản lý dự án phải có sự phối hợp giữa các phòng trong Công ty. Bởi vậy, phòng thiết kế xây dựng và phòng thiết kế đường dây và trạm được giao các nhiệm vụ đó là thẩm tra thiết kế hồ sơ. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến các công việc sau. Ngoài ra, trong giai đoạn thi công xây dựng, một số cán bộ chuyên môn của các phòng thiết kế như điện, nước, môi trường…cũng được huy động để tham gia giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị. Giám đốc Công ty 2.4.2.2. Mô hình hoạt động Phó quản lý dự án Ban quản lý Tổ tư vấn giám sát Tổ KT- KH Tổ đầu tư Tổ thẩm tra Sơ đồ 2: Mô hình hoạt động tư vấn quản lý dự án Trong đó có các chức năng, nhiệm vụ của các tổ cụ thể như sau. - Tổ thẩm tra: + Thẩm tra hồ sơ dự toán + Thẩm tra hồ sơ thiết kế - Tổ đầu tư: + Lập hồ sơ mời thầu + Tổ chức đấu thầu và lựa chọn nhà thầu - Kính tế - kế hoạch: + Thanh, quyết toán các hợp đồng đã ký và vốn đầu tư + Lập báo cáo định kỳ kế hoạch sự dụng vốn cho chủ đầu tư - Tổ tư vấn giám sát: + Quản lý chất lượng + Quản lý khối lượng + An toàn lao động + Vệ sinh môi trường Mô hình hoạt động tư vấn quản lý dự án của Công ty thực hiện theo mô hình chủ nhiệm điều hành dự án. Đây là mô hình tổ chức trong đó chủ đầu tư giao cho ban quản lý dự án điều hành dự án chuyên ngành làm chủ nhiệm điều hành hoặc thuê tổ chức tư vấn có năng lực chuyên môn để điều hành dự án và họ được đại diện toàn quyền trong mọi hoạt động thực hiện dự án. Chủ nhiệm điều hành dự án sẽ là người quản lý, điều hành và trịu trách nhiệm về kết quả đối với toàn bộ quá trình thực hiện dự án. Mọi quyết định của chủ đầu tư về dự án mà liên quan đến các đơn vị thực hiện sẽ được triển khai thông qua chủ nhiệm điều hành dự án. Mô hình này hoạt động hiệu quả đối với các dự án quy mô lớn và phức tạp. 2.4.2.3. Kết quả hợp đồng Do hoạt động tư vấn quản lý dự án đang mới và mới có cơ sở pháp lý nên Công ty có một số các công trình đã và đang thực hiện tại Lào Cai, Sơ La và các tỉnh khác như: Bảng 2.12. Một số kết quả hợp đồng TT Tên công trình, dự án. Giá trị (triệu đồng) Tên cơ quan ký hợp đồng Thời gian 1 Khảo sát lập dự án đường giao thông nông thôn loại A khu tái định cư huyện Sông Mã tỉnh Sơn La 20.000 Ban công tác Sông đà tỉnh Sơn La 2005 2 Quy hoạch giai đoạn I khu đô thị mới huyện Bát Xát – Lào Cai (song song đường Đông Thái) 5.000 Uỷ Ban Nhân Dân huyện Bát Xát 2005 3 Khảo sát, TKKT CT đường 35m cửa khẩu Bát Xát – Lào Cai 50.000 Ban QLDA CT XDCB huyện Bát Xát 2005 4 Khảo sát, TKKT Chợ trung tâm huyện Bát Xát – Lào Cai 10.000 Ban QLDA CT XDCB huyện Bát Xát 2005 5 Khảo sát, TKKT UBND thị trấn huyện Bát Xát – Lào Cai 15.000 Ban QLDA CT XDCB huyện Bát Xát 2005 6 Khảo sát, TKKT Đài phát thành thị trấn Bát Xát – Lào Cai 1.000 Ban QLDA CT XDCB huyện Bát Xát 2005 7 Khảo sát, thiết kế và lập dự án Nhánh N1 đường TTCX Bản Vược Huyện Bát Xát – Lào Cai 1.000 Ban QLDA CT XDCB huyện Bát Xát 2005 8 Đo đạc; quy hoạch thị trấn Bát Xát – Lào Cai 5.000 Ban QLDA CT XDCB huyện Bát Xát 2005 9 Khảo sát, thiết kế kỹ thuật công trình kiên cố hoá 33 trường học huyện Bát Xát – Lào Cai 1.000 Ban QLDA CT XDCB huyện Bát Xát 2005 10 Khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập dự toán công trình trụ sở UBND xã Tòng Sành – Lào Cai 100 Ban QLDA CT XDCB huyện Bát Xát 2006 11 Khảo sát, thiết kế kỹ thuật và lập dự toán công trình chủ sở UBND xã Nậm Pung – Lào Cai 95 Ban QLDA CT XDCB huyện Bát Xát 2006 12 Tư vấn giám sát thi công gói thầu 01 - Điện chiếu sáng - Thuộc dự án quảng trường trung tâm tỉnh Hưng Yên 9.600 Ban QLDA Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên 2006 13 Tư vấn giám sát thi công trường tiểu học Duy Tiên – Hà Nam UBND xã Duy Tiên – Hà Nam 2006 14 Tư vấn thiết kế san gạt mặt bằng, phần móng, lập dự toán công trình Trạm y tế xã Pa Cheo- Bát Xát – Lào Cai 1.700 BQLDA - XDCB Bát Xát 2007 15 Tư vấn thiết kế san gạt mặt bằng, phần móng, lập dự toán công trình Trạm y tế A Lù – Bát Xát – Lào Cai 1.700 BQLDA – XDCB Bát Xát 2007 16 Tư vấn thiết kế san gạt mặt bằng, phần móng, lập dự toán công trình Trạm y tế xã A Mú Sung – Bát Xát – Lào Cai 1.700 BQLDA – XDCB Bát Xát 2007 17 Tư vấn thiết kế san gạt mặt bằng, phần móng, lập dự toán công trình Trạm y tế xã Nậm Pung – Bát Xát – Lào Cai 1.700 BQLDA – XDCB Bát Xát 2007 18 Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, hồ sơ TKKT và tổng dự toán thi công CT nhà văn hoá tại các điểm TĐC Mai Sơn – Sơn La 5.800 BQLDA di dân TĐC Mai Sơn 2007 19 Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, hồ sơ TKKT và tổng dự toán thi công CT Cấp nước Huổi Nguồn – Pháo Phong Không - Quỳnh Nhai – Sơn La BQLDA – XDCB Quỳnh Nhai 2007 20 Lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, hồ sơ TKKT và tổng dự toán thi công CT lớp mầm Non tại các điểm TĐC Mai Sơn – Sơn La 5.200 Uỷ ban Nhân dân Huyện Mai Sơn 2007 21 Lập BCKTKT, hồ sơ thiết kế KTTC và tổng dự toán các công trình kiên cố hoá trường lớp học đợt 3 tại các xã: Cò Nòi, Chiềng Lương, Thị trấn Hát Lót - Huyện Mai Sơn Uỷ ban nhân dân Huyện Mai Sơn 2007 22 Tư vấn lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật. Trường phổ thông cơ sở (2trường) thị trấn huyện ly Quỳnh Nhai tại Phiêng Lanh. Huyện Quỳnh Nhai. 7.000 Ban QLDA di dân TĐC huyện Quỳnh Nhai 2007 23 Khảo sát, lập BCKTKT thiết kế bản vẽ thi công. Tổng dự toán công trình: Điểm TĐC Nậm Lò khu TĐC Cà Nàng huyện Quỳnh Nhai Ban QLDA di dân TĐC huyện Quỳnh Nhai 2008 24 Tư vấn khảo sát, lập báo cáo KTKT và tổng dự toán dự án Xây dựng trụ sở làm việc Ban QLDA tái định cư huyện Quỳnh Nhai. Ban QLDA di dân TĐC huyện Quỳnh Nhai 2008 25 Khảo sát, lập BCKT thiết kế BVTC và tổng dự toán công trình: Kiến trúc điểm TĐC 3 xã Mường Chiên, Pha Khinh, Pắc Ma huyện Quỳnh Nhai Ban QLDA di dân TĐC huyện Quỳnh Nhai 2008 26 Tư vấn khảo sát, lập BCKT thiết kế BVTC và tổng dự toán công trình Đường nội bộ điểm TĐC Ten Tre khu TĐC xã Mường Sại, huyện Quỳnh Nhai Ban QLDA dư dân TĐC huyện Quỳnh Nhai 2008 27 Tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công. Tổng dự toán công trình: trung tâm hành chính xã Chiềng Bằng Ban QLDA di dân TĐC huyện Quỳnh Nhai 2008 Nguồn phòng kỹ thuật 2.5. Kinh nghiệm quản lý dự án chuyên nghiệp ở các nước và bài học đối với Công ty 2.5.1. Kinh nghiệm quản lý dự án chuyên nghiệp ở các Công ty khác Quản lý dự án là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác quản lý hiện đại, đặc biệt là đối với những dự án lớn, phức tạp và đòi hỏi nhiều kỹ năng đa dạng. Và thuê tư vấn quản lý dự án rất có lợi nên các nước trên thế giới đều áp dụng hình thức này. Các nhà tư vấn có tính chuyên nghiệp cao, có tập thể cán bộ năng lực đảm bảo việc quản lýmột dự án với nhiều giai đoạn khác nhau. Mặc dù đều áp dụng hình thức tư vấnquản lý dự án nhưng với mỗi nước lại có những quy định và cách thức thực hiện riêng. Tại Trung Quốc, sau khi chuyển đổi hoạt động tư vấn xây dựng theo cơ chế thị trường, người ta rất coi trọng hình thức tư vấn quản lý dự án độc lập mà họ gọi là “chế độ giảm lý công trình”. Áp dụng theo thông lệ quốc tế, Bộ xây dựng Trung Quốc đã quy định cụ thể về việc những dự án đầu tư xây dựng sự dụng vốn nhà nước đều phải uỷ thác cho đơn vị giám lý làm quản lý dự án, đồng thời quy định cụ thể các vấn đề khác liên quan như hợp đồng uỷ thác giám lý, nội dung và căn cứ để giám lý, yêu cầu về năng lực và đạo đức nghệ nghiệp của đơn vị giám lý, trách nhiệm của đơn vị giám lý khi vi phạm hợp đồng. Còn ở một số nước tiên tiến ngoài những quy định về nội dung của hoạt động tư vấn quản lý dự án, còn cấp chứng chị “trong sạch” nhằm nâng cao đạo đức nghề nghiệp của nhà tư vấn. Đây là một kinh nghiệm Việt Nam cần học nhưng để làm được điều đó không phải dễ, bởi thế cần sự nỗ lực, quyết tâm của cả nước. Nê Pan: Chính phủ chỉ giữ vai trò khách hàng và bảo hộ những lợi ích công khi đóng vai trò soạn thảo chính sách và chức năng giám sát. Đồng thời một uỷ ban phụ trách ngành dịch vụ tư vấn bao gồm đại diện của chính phủ và ngành tư vấn được thành lập. Như vậy Việt Nam cần học hỏi kinh nghiệm quản lý dự án của các nước. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là Việt Nam tiếp nhận phương thức quản lý dự án một cách chủ động hay một cách tư nhiên cùng với quá trình giao lưu với bên ngoài. Hiển nhiên là phương án thứ nhất là tốt hơn. Tuy nhiên, chúng ta cần thấy hết cả mặt được và chưa được của xu hướng này cũng như khoảng cách và những thách thức khi chúng ta lựa chọn các giải pháp áp dụng quản lý dự án một cách chủ động. Một số khảo sát được tiến hành về tỷ lệ thành công của các dư án như sau; Trên một nửa các dự án nhằm đổi mới quy trình sản xuất, kinh doanh gặp thất bại. Chỉ có hơn một phần ba các ý tượng dự án về kinh doanh sự dụng Thương mại điện tử gặt hái được kết quả như mong muốn. Rất nhiều dự án về cải tiến hệ thống phải tiêu tốn hơn mức ngân sách dự kiến và phải kéo dài thời gian thực hiện. Rất nhiều dự án trong lĩnh vực cơ khí và xây dựng tạo ra nhiều vấn đề phát sinh ngoài dự kiến và đem lại ít kết quả và lợi ích hơn so với kế hoạch đặt ra ban đầu. 2.5.2. Bài học đối với các Công ty tư vấn quản lý dự án Việt Nam Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm quản lý dự án chuyên nghiệp của cả nước, ta rút ra một số vấn đề cần quan tâm sau; - Thứ nhất; Quản lý dự án chỉ có thể, có hiệu quả trên cơ sở phát triển và định hướng chiến lược đúng đắn. - Thứ hai; Lựa chọn một cách tiếp cận phù hợp cho mô hình quản lý dự án sẽ là một trong các yếu tố cơ bản quết định sử thành công hay thất bại của một dự án. Đối với vấn để này, câu hỏi đặt ra với các chủ dự án không chỉ đơn thuận có nên giao cho một đơn vị nào đó sắn có trực thuộc tổ chức của mình đứng ra tổ chức thực hiện dự án hay thiết lập một cơ cấu mới nằm ngoài bộ máy để làm công tác việc này, mà quan trọng là khả năng tạo ra sự liên kết và thích hợp giữa các cơ cấu đó để tối đa hiệu quả sự dụng. - Thứ ba; Trong môi trường năng động, không gian mở và mức độ cạnh tranh các nguồn lực ngày càng hạn chế và khan hiếm đang trợ nên gay gắt hơn, cần đổi mới và nhận thức lại cả phương pháp và cách tiếp cận quản lý dự án truyền thống để từ đó đưa ra cách các phương pháp tiếp cận mới. Chính vị thế, việc quản lý dự án ở Việt Nam cần đặc biệt chú trọng đến một số nội dung hết sức cơ bản như sau: Thiết lập được hệ thống thông tin đủ mạnh tạo cơ sở cho đánh giá và nhìn nhận tổng để các vấn đề ngay từ khi chuẩn bị dự án cũng như trong suất quá trình triển khai thực hiện và vận hành dự án. Xây dựng một vân hoá hợp tác và tinh thần làm việc theo nhóm và cao hơn là đảm bảo một cách tiếp cận đồng bộ, liên kết và đảm bảo sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trong quá trình thiết kế và thực hiện dự án. Cần xây dựng một môi trường học tập và liên tục cải tiến trong mỗi dự án. Trong một môi trường liên tục biến động như hiện nay, việc ứng phó với các thách thức hay các cơ hội nảy sinh đảm bảo khả năng quản lý các rủi ro cho các dự án sẽ đòi hỏi việc thiết lập một hệ thống cho phép lưu trữ, phân tích và chia sẻ một cách hiệu quả các bài học kinh nghiệm của dự án. Do quản lý dự án là một kỹ năng chuyên biệt, để đảm bảo việc nâng cao hiệu quả quản lý dự án, cần chuyên nghiệp hoá hoạt động quản lý dự án. Điều này có thể được triển khai trên cơ sở coi quản lý dự án như một nghiệp chuyên môn cần được cấp chứng chỉ, đưa quản lý dự án thành một môn học trong các trường Đại Học bên cạnh việc tổ chức các khoá đào tạo ngắn hạn về kỹ năng quản lý dự án để dần dần xây dựng một đội ngũ quản lý dự án chính quy và lành nghề. Đây cũng chính là một hình thức nhằm tiết kiệm nguồn lực cho xã hội, tình trạng mỗi một tổ chức khi thực thi một dự án lại phải hình thành một bộ máy riêng, giải tán nó khi kết thúc dự án và không có một cơ chế nào để tận dụng các kinh nghiệm về quản lý dự án của các dự án trước đó. CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁT NHẰM MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN QUẢN LÝ Ở CÔNG TY - ĐẦU TƯ & XÂY DỰNG 289 3.1.Chú trọng đào tạo và nâng cao năng lực cá nhân nhà tư vấn quản lý dự án Tư vấn là nghề cung cấp trí thức để đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của xã hội (Theo hiệp hội tư vấn quốc tế). Hơn ai hết, nhà tư vấn phải học hỏi suất đời, học trong sách vở, học qua thông tin, qua kinh nghiệm thực tiễn, học tới mức đặt trình độ uyên bác. Để có lực lượng lao động tinh nhuệ đáp ứng được nhu cầu công việc Công ty phải tập và thực hiện một chương trình đào tạo nội bộ về chuyên môn, kỹ năng giao dịch, đàm phán, thuyết trình…,đào tào về quản lý dự án, đấu thầu, giám sát tại các cơ sở đào tạo được cơ quan có thầm quyền công nhận. Công tác xây dựng đội ngũ kỹ sư tư vấn, chủ nhiệm dự án của Công ty phải được thống nhất và thông tin tới từng thành viên trong Công ty cả về chủ trương, nội dung và phương pháp. Bời vì, hơn bất kỳ doanh nghiệp nào, là một Công ty tư vấn kỹ thuật - chất lượng lao động của cán bộ quyết định sự tồn tại và phát triển của Công ty. Kế hoạch đào tạo và tuyển dụng phải đảm bảo nguồn nhân lực có tính kế thừa và phát triển. Nghĩa là; Thứ nhất là về mặt chủ trương, từ cấp quản lý cao nhất đến từng cán bộ trong bộ máy tổ chức phải nhận thức được rằng: tự đào tạo, đào tạo lại và nâng caobậc đào tạo cá nhân cả về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và đào đức là yêu cầu không thể thiếu được của một nhà tư vấn. Bắt đầu từ nguồn cán bộ hiện có, Công ty cần có một kế hoạch phân tích và đánh giá theo mô hình sau; Theo độ tuổi kinh nghiệm và chuyên ngành: Gìa:> 20 năm, 20 năm > Trung niên>10 năm, Trẻ: < 10 năm Trong công việc: lực lượng già có kinh nghiệm chuyên môn, xã hội phong phú, học vấn và kỹ năng nghiên cứu sâu sắc sẽ tham gia vào làm cố vấn, chỉ đạo kỹ thuật…truyền đạt kinh nghiệmcho đội ngũ kế cận “Trung niên”trong từng công việc cụ thể. Thế hệ “Trung niên” là lực lượng hoạt động chủ chốt Công ty, do đó thế hệ này cần được chú ý đào tạo về kỹ năng lãnh đạo, tập hợp và quản lý nhóm, khả năng đối ngoại, cũng như: ngoại ngữ, tin học, phát luật, tài chính…Lực lượng trung niên là những người có bản lĩnh, kinh nghiệm chuyên môn sâu, năng động sáng tạo, thích nghi nhanh với các điều kiện để hoàn thành nhiệm vụ, có kỹ năng làm việc theo nhóm… Lực lượng trẻ là người thực hiện các nhiệm vụ tác nghiệp cần có các yêu cầu trình độ chuyên môn căn bản tốt, phẩm chất tư duy độc lập sang tạo,có kiến thức tổng hợp về khoa học công nghệ, pháp luật, tài chính…Với ưu thế năng động và nền tảng kiến thức vững chắc, tiếp thu và ứng dụng nhanh, nếu được những người đi trước dẫn dắt đào tạo đúng hướng sẽ tạo thành một sức mạnh tiềm tàng của Công ty, tạo bước biến đổi về chất của thế hệ tương lai của Công ty. Điều chuyển các kỹ sư trẻ qua các dự án ở các vị trí khác nhau – là cách tốt nhất để tạo môi trường đào tạo cho lực lượng này.Qua đó sẽ xây dựng được một bộ phận kỹ sư tư vấn có kiến thức đa năng, song song với chuyên sâu lĩnh vực chuyên ngành và khả năng thích nghi với các điều kiện môi trường mới rất cao. Chú trọng đào tạo ngay trong quá trình làm việc, song với sự phát triển và đòi hỏi sự ứng dụng tiến bộ của khoa học công nghệ ngày càng gay gắt. Đào tạo thông qua các khoá ngắn ngày theo chủ đề và thực tiến công việc, để nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như ngoại ngữ, tài chính,phát luật và các kỹ năng khác. Để làm được điều đó Công ty phải có quy hoạch, kế hoạch tuyển dụng và đào tạo bồi dưỡng hợp lý từ hiện tại đến tương lai. Đặc biệt hiện nay để áp ứng yêu cầu của hoạt động tư vấn quản lý dự án - Một hoạt động mới lại đòi hỏi yêu cầu cao về trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng tác nghiệp. Để có thể hoạt động hiệu quả Công ty phải lập và thực hiện một chương trình đào tạo nội bộ về chuyên môn, kỹ năng giao dịch, đàm phán, thuyết trình…, đào đào về quản lý dự án, đấu thầu, giám sát tại các cơ sở đào tạo được cơ quan có thẩm quyền công nhận. Trong hoạt động đào tạo Công ty chưa chú ý đến việc nâng cao kỹ năng sự dụng vi tính và khả năng ngoài ngữ, chủ yếu là tiếng anh của các kỹ sư tư vấn. Những kỹ năng này thường do các kỹ sư, đặc biệt là do các kỹ sư trẻ tự học. Vì vậy, việc sử dụng vi tính và dịch tài liệu các kỹ sư trẻ thường thành thạo hơn lớp người lớn tuổi. Tuy nhiên, khả năng ngoại ngữ của các cán bộ tư vấn của Công ty đa số chỉ dựng lại ở mức dịch tài liệu còn khả năng giao tiếp là rất yếu. Tây là một hạn chế của Công ty khi phải tiếp xúc với những dự án có sự hợp tác với tư vấn nước ngoại. Đất nước ta đang đẩy mạnh việc mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, nếu năng lực của Công ty, nhất là khả năng ngoại ngữ, không đáp ứng được yêu cầu công việc thì sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội phát triển. Lúc đó Công ty phải đối mặt với nhiều thách thức lớn, nếu không vượt qua sẽ bị đạo thải. Chính vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động tư vấn quản lý dự án và hội nhập kinh tế quốc tế, để có lợi thế trong các dự án có tư vấn nước ngoài Công ty phải đầu tư tổ chức các khoá học nâng cao các kỹ năng cho các cá nhân nhà tư vấn; kỹ năng đàm phán, thuyết trình,… đặc biệt phải nâng cao khả năng tiếng anh của cán bộ tư vấn, chứ cứ để tình trạng hiện nay kéo dài không bao lâu nữa Công ty sẽ không theo kịp sự phát triển của xã hội. Một vấn đề rất quan trọng mà Công ty không thể không chú trọng trong công tác đào tạo đó là; Đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu không ngừng rèn luyện phẩm chất đào đức, đảm bảo tính độc lập khách quan của hoạt động tư vấn quản lý dự án. Bản lĩnh nghề nghiệp và phẩm chất đạo đức tốt là điều kiện để nhà tư vấn không bị lệ thuộc vào ý kiến chủ quan của khách hàng, cũng như nhánh được các tác động xấu nghề nghiệp đến cá nhân…Từ đó sẽ nâng cao vị thế của nhà tư vấn trong công việc, trong xã hội và góp phần tạo dựng uy tín của Công ty trong và ngoài nước. Để xây dựng, hình thành và phát triển đội ngũ các nhà tư vấn quản lý dự án đòi hỏi nỗ lực và quyết tâm của tập thể Công ty từ lãnh đạo đến cán bộ phòng ban chức năng cùng toàn thể đội ngũ lao động của Công ty. 3.2. Các giải phát nâng cao hiệu quả của công tác tuyển dụng Quản lý dự án là kỹ năng chuyên biệt, do đó để hoạt động tư vấn quản lý dự án được hiệu quả, Công ty phải sở hữu một đội ngũ lao động giỏi chuyên môn, nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công việc. Để đáp ứng được yêu cầu này, Công ty cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyển dụng. Như thế Công ty mới có thể có trong tay một đội ngũ lao động chuyên nghiệp làm việc hiệu quả. Xuất phát từ tầm quan trọng của công tác tuyển dụng ở Công ty nên có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tuyển dụng. 3.2.1. Các giải pháp trong công tác tuyển mộ Trong mục tiêu nâng cao hiệu quả tuyển dụng, nâng cao hiệu quả cho công tác tuyển mộ là một giải phát cần quan tâm. Tuyển dụng lựa chọn và sàng lọc những người có đủ điều kiện vào làm việc tại một vị trí nào đó trong tổ chức. Do đó công tác tuyển mộ ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tuyển dụng. Thứ nhất: Sự quan tâm hơn nữa của ban lãnh đạo là giải pháp quan trọng quyết định tuyển dụng hiệu quả hay không. Trước hết cần có sự quan tâm của ban lãnh đạo để chỉ thị cho nhân viên phụ trách tuyển dụng, đồng thời cần có sự đầu tư thích đáng cho công tác thu hút và tuyển chọn lao động, quan tâm theo dõi tiến trình thực hiện tuyển dụng của Công ty. Thứ hai: Phát huy tối đa hiệu quả kênh tuyển mộ đã lựa chọn là tuyển mộ ở các trường Đại học như; Đại học xây dựng, Đại học giao thông vận tải, Đại học kiến trúc và một số cơ sở đào tạo khác. Đây là kênh tuyển mộ đối với Công ty vì nhu cầu tuyển dụng của Công ty chủ yếu ở bộ phần lao động trực tiếp. Bởi vậy để khai thác hiệu quả của nguồn nhân lực này, thì có một số giải phát như sau; Đầu tư cho quảng bá hình ảnh của Công ty tại các trường Đại học thông qua các hoạt động tài trợ. Đây là một giải phát có hiệu quả, thông qua các hoạt động tài trợ vừa có thể quảng cáo cho hình ảnh của Công ty, vừa đặt mỗi quan hệ lâu dài với các khoa, các trường tạo thuận lợi cho các hoạt động về sau vừa tốn ít chi phí vừa rất hiệu quả. Mọi hoạt động tài trợ cho các khoa của các trường tổ chức Công ty đều nên tham gia dù lớn hay nhỏ để tăng thêm doanh tiếng cho Công ty. Tổ chức tài trợ các giải bong đá cấp trường; Vừa tiết cận gần với các ứng viên trong tương lai, vừa có thể tạo ấn tượng tốt trong mắt các sinh viên – những người có thể trợ thành ứng viên tương lai của Công ty. Hoạt động này không tốn nhiều chi phí, Công ty có thể tổ chức cùng với các Công ty có cùng quy mô khác giảm thiểu tối đa chi phí. Tham gia vào hội chợ việc làm dành cho sinh viên được tổ chức bởi các trường Đại học, thông qua đây tăng tiệp xúc với sinh viên, đặc biệt là qua đây thu nhận những sinh viên năm cuối vào thực tập, đồng thời có thể thu nhận đơn đăng ký dự tuyển nếu gần dịp tuyển dụng của Công ty. Hoạt động này rất dễthực hiện lại rất ít chi phí mà lại có thể thu được hiệu quả qua quảng bá cho hình ánh của Công ty. Tham gia vào các cuộc hội thảo do các trường tổ chức, qua đây tìm hiểu những mối quan tâm của sinh viên, đồng thời có thể giới thiệu về Công ty. Tiếp tục khuyến khích sinh viên thực tập, đây là một cách làm hay đối với công tác tuyển dụng. Thứ nhất: Sẽ tăng uy tín của Công ty, những sinh viên thực tập sẽ có những thông tin đối với những người xung quanh họ, đồng thời khi có thông báo tuyển dụng họ có thể đưa tin cho Công ty, tăng thêm đối tượng dự tuyển cho Công ty. Thứ hai: Công ty có thể có chiến lược thông qua thu nhận sinh viên thực tập, Công ty sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho sinh viên thực tập, sau đó quan sát, theo dõi việc thực hiện công việc của những sinh viên này để kiểm tra khả năng. Từ đó phát hiện ra những người có năng lực và tuyển dụng khi có nhu cầu. Thứ ba: Tiếp tục khuyến khích kênh tuyển mộ từ phía nội bộ của Công ty và thực hiện tốt việc khai thác nguồn nhân lực. Thứ bốn: Khai thác kênh tuyển mộ mới, thông báo tuyển dụng rất phổ biến trên Internet. Do đây là công cụ tìm kiếm rất tiện ích đối với người tìm kiến thông tin ngày nay, trong đó có một lượng lớn người tìm việc ở trong các trang của; www.vietnamworks.com, www.tuyendung.com, www.kiemviec.com,... Công ty nên tìm hiểu về các công cụ này để khai thác sự dụng hợp lý, hiệu quả, đặc biệt là các trang web tuyển dụng miễn phí. Đồng thời báo chí cũng là kinh tuyển dụng tương đối phổ biến, và được sử dụng rộng rãi. Công ty cũng nên xem xét tìm hiểu cân đối giữa hiệu quả và chi phí tuyển dụng. Thứ năm: Cải tiến nội dung thông báo tuyể dụng, bảng thông báo không chỉ mang thông tin thông báo về nhu cầu tuyển dụng của Công ty mà phải gồm những thông tin chủ yếu như; Thông tin quảng bá vắn tắt về Công ty Các vị trí cần tuyển Thông tin về công việc cần tuyển Yêu cầu của các vị trí đó là chuyên môn, nghiệp vụ, về ngoại ngữ, vi tính, về tính cách cá nhân, kinh nghiệm(nếu có). Thông tin về mức thu nhập Thông tin về môi trường, điều kiện làm việc Cơ hội thăng tiến Thời gian hạn nộp hồ sơ và địa điểm nộp hồ sơ Đó là những thông tin về nội dung bản thông báo, để tăng sự hấp dẫn các ứng viên tham gia thì Công ty phải tổ chức thiết kế hình hoạ cũng như lựa chọn chất liệu thể hiện trong phạm vi chi phí cho phép. 3.2.2. Các giải phát trong công tác tuyển chọn Tuyển chọn là khâu quan trọng nhằm giúp cho các nhà quản trị nhân lực đưa ra được các quyết định tuyển dụng một cách đúng đắn nhất. Quyết định tuyển chọn có ý nghĩa rất quan trọng đối với chiến lược kinh doanh và đối với các tổ chức, bởi vì quá trình tuyển chọn tốt sẽ giúp cho các tổ chức có những con người có kỹ năng phù hợp với sự phát triển của tổ chức trong tương lai. Công ty cũng đã nhận thấy tầm quan trọng của công tác tuyển chọn, do đó Công ty không ngừng tìm các giải pháp nâng cao hiệu quả tuyển chọn. Tuy nhiên để hiệu quả hơn, Công ty cần có sự điều chỉnh các bước trong tuyển dụng do các bước trong quá trình tuyển chọn của Công ty chưa rõ rang, cụ thể. Một kiến nghị các bước cho công tác tuyển chọn theo quy trình sau: Tiếp đón ban đầu và thu nhận hồ sơ Thí sinh lọt vào vòng sau Sơ tuyển hồ sơ Phỏng vấn sơ tuyển Thí sinh lọt vào vòng sau Thí sinh lọt vào vòng sau Kiểm tra năng lực Thí sinh lọt vào vòng sau Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp Thí sinh lọt vào vòng sau Thử việc Ký hợp đồng lao động và bố trí sự dụng lao động Sơ đồ 3. Đề xuất quy trình tuyển chọn đối với tuyển dụng Bước 1: Tiếp đón ban đầu và thu nhận hồ sơ Bước 2: Sơ tuyển hồ sơ Bước 3: Phỏng vấn hồ sơ Bước 4: Kiểm tra năng lực Bước 5: Phỏng vấn bởi người lãnh đạo trực tiếp Bước 6: Thử việc Bước 7: Ký kết hợp đồng lao động và bố trí sử dụng lao động Ngoài ra, sau giai đoạn nộp hồ sơ để thực hiện đánh giá ứng viên cho đúng quy trình và dễ kiểm soát theo dõi, bộ phận tuyển dụng nên lập bản đánh giá cho từng ứng viên. 3.3. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác, liên doanh với các đối tác trong và ngoài nước Để nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như để hoạt động ngày càng hiệu quả, Công ty cần có chiến lược hợp tác, liên kết mọi lĩnh vực, với mọi tổ chức chính trị, khoa học, đào tạo, xã hội có liên quan đến phạm vi hoạt độnghiện tại cũng như tương lai của Công ty. Tăng cường phát triển hợp tác, liên doanh với các tổ chức tư vấn, các tổ chức xây lẳptong nước để hoàn thiện các kỹ năng vốn là thế mạnh của mình,phát triển các kỹ năng cần thiết khác để phục vụ nhu cầu quản lý thực thi dự án. Các tài liệu về quy hoạch không gian vùng lĩnh thổ,phát triển kinh tế xã hội… Là kết quả nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu, hoạch định chính sách của Bộ xây dựng và các Bộ khác thuộc Chính phủ.Công tác điều tra thu thập số liệu khí hậu, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình…Là sản phẩm của các Công ty dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia và khu vực. Phân tích tài chính, các trường Đại học đa ngành…Các trường Đại học chuyên ngành, các viện khoa học công nghệ ngành xây dựng… Là nơi nghiên cứu và trao đổi kinh nghiệm thông tin về các ứng dụng vất liệu công nghệ mới…vv. Tăng cường hợp tác với các viện, trường Đại học, tổ chức đào tạo trong và ngoài nước, từng bước đào tạo theo nhu cầu phát triển của cán bộ và đặt hàng các yêu cầu đào tạo chuyên biệt của mình cho tổ chức đó; những kỹ năng đặc biệt cho chủ nhiệm dự án trong các hoạt động tác nghiệp… Tăng cường và củng cố quan hệ hợp tác với các hãng tư vấn nước ngoài trong các dự án sử dụng vốn ODA… Đây là con đường tất yếu để phát triển hoạt động tư vấn quản lý dự án của các nước đang phát triển và của Công ty. Giải quyết đồng thời việc làm, rèn luyện đội ngũ cán bộ và là cơ hội học hỏi kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, tổ chức quản lý – vươn lên trưởng thành đảm nhận các phần công việc trong một dự án,tổng thầu quản lý dự án tại Việt Nam. Tiến tới thay thế các hãng tư vấn nước ngoài trong lĩnh vực tư vấn kỹ thuật,từng bước chuẩn bị lực lượng vươn ra thị trường khu vực, hội nhập với hoạt động tư vấn trên thế giới. Từng bước xây dựng và thiết lập mối quan hệ hữu cơ với các hiệp hội quốc tế, các tổ chức tài chính, các nhà tài trợ lớn ở Việt Nam. Là tiền đề cho việc quảng bá các sản phẩm của Công ty, từ đó nâng cao vị thế của Công ty trên trường quốc tế. Từng bước xây dựng và thiết lập mối quan hệ hữu cơ với các cơ quan quản lý Nhà nước sự dụng của Chính phủ, các hiệp hội chuyên ngành Việt Nam. Với các cơ quan Nhà nước sử dụng tư vấn sẽ giảm được chi phí và nâng cao hiệu quả công trình. Đối với hiệp hội tư vấn xây dựng Việt Nam sẽ là quan hệ gắn bó trao đổi thông tin, đào tạo các lĩnh vực chuyên môn, và là cầu nối, cơ quan đại diện bảo vệ quyền lợi tập thể của Công ty và các tổ chức tư vấn Việt Nam trong nước và quốc tế. Như vậy, để tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt hiện nay, Công ty không chỉ dựa vào năng lực của mình mà cầm có sự hợp tác, phối hợp với các tổ chức khác. 3.4. Đầu tư hiện đại hoá công nghệ thiết bị, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin Tăng cường cập nhật và ứng dụng công nghệ mới, hiện đại: Thông qua hợp đồng trong và ngoài nước, giữa các tổ chức, doanh thiệp với nhau để học tập, đổi mới công nghệ. Hoàn thiện hệ thống thông tin tư liệu; Tự xây dựng tổ chức thu thập thông tin, dữ liệu của đơn vị và khai thác các thông tin trên thế giới, cập nhật việc nghiên cứu, áp dụng tiêu chuẩn quốc tế cần thiết trong công tác tư vấn. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin Việc áp dụng công nghệ thông tin sẽ làm biến đổi mọi mặt trong hoạt động của Công ty, giúp Công ty đạt được các mục tiêu: Nâng cao chất lượng hoạt động của Công ty. Giúp hạ thấp chi phí quản lý và chi phí dịch vụ. Xoá bỏ các trở ngại do khoảng cách địa lý trong công việc kinh doanh. Tạo ra các công việc mới, với mức lương cao, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường của Công ty. Sự lãnh đạo của Công ty nhịp nhàng, đáp ứng nhanh nhạy với sự biến đổi của thị trường. Mặt khác, hiện đại ứng dụng tin học trong Công ty vẫn mang tính tự phát, theo nhu cầu của từng phòng chứ chưa có một kế hoạch phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin trong toàn thể Công ty. Trên cơ sở phân tích hiện trạng sự dụng công nghệ thông tin tại Công ty như số lượng máy tính, các thiết bị ngoại vi, các phần mềm ứng dụng… cũng như kỹ năng sử dụng máy tính trong quá trình tác nghiệp của cán bộ, cho thấy để có thể xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về tài liệu, hồ sơ đáng thực hiện, cũng như các văn bản, tài liệu liên quan đến hoạt động tư vấn …kết hợp nâng cao chức năng của công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là cần thiết. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác tư vấn đầu tư và xây dựng giúp cho đội ngũ cán bộ tư vấn, thiết kế nâng cao được trình độ, hoà nhập với trình độ tư vấn thiết kế của khu vực và thế giới. Xây dựng một quy trình công nghệ khép kín có thể áp dụng trong Công ty Đầu tư – Tư vấn & Xây dựng 289 gồm nhiều giai đoạn với các nội dung sau: Trên cơ sở sẵn có về trang thiết bị tin học, bổ sung và nâng cấp trang thiết bị phần cứng, gồm máy vi tính, thiết bị đầu vào như: scanner, dizitizer…Thiết bị đầu ra, máy vẽ… Và hệ thống mạng: Lan, Wan…vv. Xây dựng các cơ sở dữ liệu về tư vấn đầu tư và xây dựng. Bộ xung và xây dựng phần mềm tiên tiến đảm đương các nhiệm vụ thiết kế xây dựng, quản lý và hoạt động hành chính văn phòng của Công ty. Để có thể thực hiện được cần phải đánh giá, phân tích hệ thống và xác định khả năng tin học hoá trong từng bộ phận chức năng của Công ty như; (1) Đánh giá và phân tích hệ thống. (2) Xác định khả năng tin học hoá trong từng bộ phận chức năng của Công ty (3) Đánh giá xác định khả năng và quy mô kế hoạch đạo tạo, bỗi dưỡng kiến thức kỹ năng tin học cho đội ngũ cán bộ (4) Kế hoạch triển khai hệ thống; xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin * Về kinh phí đầu tư: - Nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: 450 triệu đồng - Đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và chuyên môn: 100 triệu đồng - Mua phần mềm tư vấn, quản lý, điều hành mạng: 250 triệu đồng Cộng: 800 triệu đồng * Phân bộ kinh phí hàng năm: - Năm 2009: 500 triệu đồng - Năm 2010: 300 triệu đồng Bắt đầu từ việc nâng cấp, bộ sung các thiết bị phần cứng như máy tính, máy in khổ lớn, máy quét, máy phóng… Nghiên cứu và áp dụng hệ thống mạng nội bộ phù hợp với tổ chức và bộ máy của Công ty theo hướng: Ngoài máy chủ đặt tại mỗi phòng nên có một máy chủ. Máy chủ đặt tại mỗi phòng sẽ được nối với các máy trạm và các thiết bị ngoại vi. Xây dựng các cổng kết nối mạng quốc gia, mạng quốc tế tại các máy chủ và các máy tính cá nhân của lãnh đạo Công ty và cán bộ dự án. Cài đặt và vận hành các phần mềm ứng dụng phục vụ công tác nghiên cứu, khảo sát, thiết kế và quản lý các hoạt động tư vấn. Đào tạo và cập nhật thông tin về công nghệ tin học cho các kỹ sư và cán bộ dự án trong Công ty. Kết hợp với các chuyên gia tin học từng bước xây dựng các phần mềm tính toán thiết kế và quản lý dự án theo đặc thù của nước ta. * Hiện đại hoá máy móc, thiết bị: Công cụ lao động của các nhà tư vấn ngày nay là máy tính, máy móc thiết bị kỹ thuật cao… Và các phần mềm ứng dụng cho các phần việc lập dự án, khảo sát, thiết kế, tài chính - kế toán. Đầu tư đổi mới trang thiết bị, phương tiện hành nghề tư vấn theo phương châm có chọn lọc, theo nhu cầu phát triển và nguồn lực hiện có trên cơ sở xây dựng kế hoạch tình thế và chiến lược phát triển, lâu dài cho các loài hình dịch vụ tư vấn của Công ty. Hoạt động của Công ty không thể thiếu phần phân tích các số liệu, điều kiện tự nhiên của vụng dự án. Hệ thống phòng thí nghiệm và phân tích kết hợp phục vụ nghiên cứu, cùng với thiết bị phân tích mẫu, thí nghiệm cầm tay, gọn nhẹ, di động, tiên tiến hiện đại. Các thiết bị khoan khảo sát địa chất công trình, địa chất thuỷ văn cần được bộ sung các loại có tính năng hiện đại như máy đo đạc điện tử, máy khoan giếng kết hợp camera… Sẽ góp phần nâng cao chất lượng hồ sơ tư vấn của Công ty. Hệ thống máy thiết bị phân tích, thí nghiệm đầy đủ và hiện đại ngoài tác dụng phục vụ trực tiếp đảm bảo số liệu khảo sát trung thực, chính xác làm đầu vào cho các hoạt động tư vấn quản lý dự án. Việc áp dụng công nghệ thông tin trong công tác đầu tư xây dựng giúp cho đội ngũ cán bộ tư vấn, thiết kế nâng cao được trình độ, hoà nhập với trình độ tư vấn thiết kế của khu vực và trên thế giới. 3.5. Một số kiến nghị về hoàn thiện chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước có liên quan đến hoạt động tư vấn quản lý dự án. Muốn tăng cường hoạt động tư vấn xây dựng nói chung và hoạt động tư vấn quản lý dự án phải có sự nỗ lực của Công ty, song phần có tác dụng quyết định là các chính sách, thể chế cụ thể phù hợp của Chính phủ, các Bộ ban ngành liên quan. Trong thời gian gần đây các văn bản phát quy của chính phủ cũng đã thực hiện được tầm quan trọng của tư vấn xây dựng. Cụ thể là: NĐ 16/ 2005/ NĐ – CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình. NĐ 209/ 2004/ NĐ – CP quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng. NĐ 112/ 2006/NĐ – CP sửa đổi và bổ sung các quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình… Đồng thời cũng đang từng bước sửa đổi theo sát tình hình thực tế diễn ra trong quá trình đầu tư và xây dựng. Tuy nhiên, trong thực tế đòi hỏi cấp bách về các chính sách, văn bản được thể chế hoá hình thành khung pháp lý cho hoạt động tư vấn. Một số kiến nghị nhằm tạo môi trường và thúc đẩy sự phát triển của hoạt động tư vấn nói chung và hoạt động tư vấn quản lý dự án nói riêng. Tư vấn xây dựng là một loại hình dịch vụ đặc biệt. Phải có tiêu chuẩn khắt khe hơn đối với cơ chế quản lý, và cấp giấy phép hành nghề tư vấn thiết kế. Bởi nhiều tổ chức tư vấn thiết kế hiện nay rất yếu về chuyên môn, thẩm chí không đủ khả năng chuyên môn cũng được cấp phép hoạt động. Cần rà soát lại tình trạng cấp phép dịch vụ tư vấn, không nên để loại dịch vụ này mọc lên nhiều, dẫn đến việc không thể kiểm soát được. Điều này không những làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công trình, mà còn làm lãnh phí, thất thoát nhiều tiền của Nhà Nước. Rứt khoát đối với những dự án, chúng ta phải có đấu thầu tư vấn. Vì rằng khi đánh giá, nên đưa tiêu chuẩn năng lực, kinh nghiệm và giải pháp kỹ thuật lên hàng đầu, giá thiết kế là thứ hai vì rằng tỷ trọng giá thiết kế là quá nhỏ chỉ tương đương sai số trong tổng dự toán. Đơn vị tư vấn nào đưa ra được kết cấu, biện pháp thi công có tổng dự toán nhỏ nhất mà vẫn đảm bảo chất lượng và nhiệm vụ công trình, dám chịu trách nhiệm về chất lượng đồ án của mình sẽ được lựa chọn. Đồng thời không đánh giá thiết kế phí theo giá trị xây lắp của công trình, bởi việc này làm cho giá thành công trình tăng lên một cách không cần thiết, gây lãng phí. Ngoài ra, Chính Phủ nên quy định cụ thể về việc những dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước đều phải thuê tư vấn quản lý dự án, quy định cụ thể các vấn đề khác liên quan như hợp đồng tư vấn quản lý dự án, đào đức nghề nghiệp của tổ chức tư vấn quản lý dự án. KẾT LUẬN Là một Nước đang phát triển và đang đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế thế giới, Việt nam đang thiếp cận với phương thức quản lý dự án ở khu vực tư và khu vực công, thông qua việc thiếp nhận nguồn vốn FDI và ODA vào Việt nam. Trong điều kiện hiện nay, việc chuyển đổi ban quản lý dự án thành các tổ chức tư vấn độc lập là một việc làm rất cần thiết và được Chính phủ, các bộ ngành quan tâm. Việc thuê tư vấn quản lý dự án rất có lợi không những nâng cao chất lượng công trình mà còn tiết kiện được chi phí chống lãng phí trong xây dựng. Thực tế cho thấy, trong những năm qua Công ty cũng đã có nhiều nỗ lực nhằm nâng cao năng lực của mình để ngày càng hoạt động chuyên nghiệp và có hiệu quả hơn. Công ty đã dành được nhiều thành công trong mọi hoạt động như nguồn nhân lực ngày càng có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cao, hoạt động kinh doanh ngày càng hiệu quả tạo được bước phát triển vững chắc. Tuy nhiên, trong khi tổ chức thực hiện các hoạt động của Công ty cũng còn tộn tại một số hạn chế cần khắc phục trong thời gian tới. Cho nên, Công ty phải có những giải pháp tích cực hơn nữa mới có thể phát triển trong môi trường cạnh tranh đầy khắc nghiệt này. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. GS.TS. Đặng Đình Đào – GS.TS. Hoàng Đức Thân, giáo trình Kinh tế thương mại, Đại Học Kinh tế Quốc dân, 2003, Lưu hành nội bộ. 2. GS.TS. Lê Công Hoan, giáo trình quản lý xây dựng, Đại học Kinh tế Quốc dân, 2005, Lưu hành nội bộ. 3. Th.S. Từ Quang Phương, giáo trình Quản lý dự án, NXB giáo dục, 2001. 4. Th.S. Nguyễn Văn Điềm & PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quân, giáo trình quản trị nhân lực, NSB Lao động – Xã hội, 2006. 5. Sách: Tư vấn sản xuất, kinh doanh dịch vụ mô hình và giải phát, nhà suất bản Lao động – Xã hội. 6. Sách: Quản lý dự án công trình xây dựng, nhà xuất bản Lao động – Xã hội. 7. Michael, C.Thomsett, Cẩm nang về quản lý dự án, Ngô Mạnh Hùng,2006. 8. Báo: Phát triển kinh tế tháng 12/2007. 9. Luật xây dựng. 10. Nghị định 16/2005/NĐ – CP quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, ngày 16/12/2005. 11. Nghị định 209/2004/NĐ – CP quy định về quản lý chất lượng công trình xây dựng, ngày 16/12/2004. MÔ HÌNH MỘT SỐ DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ – TƯ VẤN VÀ XÂY DỰNG 289 ĐÃ THỰC HIỆN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1.1.Vai trò của dịch vụ tại các quốc gia trên thế giới.....................3 Bảng 2.1.Nguồn nhân lực của Công ty 32 Bảng 2.2.Máy đào, máy xúc 34 Bảng 2.3. Máy ủi, San, Cạp đất 35 B ảng 2.4. Các thiết bị khác của Công ty 35 B ảng 2.5. Doanh thu của Công ty 37 Bảng 2.6. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2005. 38 Bảng 2.7.Cân đối kế toán 2005. 39 Bảng 2.8. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006. 40 Bảng 2.9.Cân đối kế toán năm 2006 41 Bảng 2.10. Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007. 42 Bảng 2.11. Cân đối kế toán năm 2007 43 Bảng 2.12. Một số kết quả hợp đồng 52 Sơ đồ 1: Tổ chức quản lý. 44 Sơ đồ 2: Mô hình hoạt động tư vấn quản lý dự án 50 Sơ đồ 3. Đề xuất quy trình tuyển chọn đối với tuyển dụng 66

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc11424.doc
Tài liệu liên quan