Khóa luận Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế

Ngành công nghiệp sản xuất thép của Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng là một ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế nước nhà. Trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, ngành thép đã có những bước tăng trưởng tốt, đáp ứng được phần lớn nhu cầu thép xây dựng của đất nước và xuất khẩu được một phần sang các thị trường trong khu vực. Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp thu công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới áp dụng vào nền kinh tế nước nhà, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trong chừng mực nào đó đã thực hiện được sự đi tắt đón đầu trong một số ngành kinh tế. Nhờ thế mà ngành thép Việt Nam nói riêng và các ngành hàng khác nói chung có điều kiện tham gia ngày càng tích cực hơn vào phân công lao động quốc tế, mở ra nhiều cơ hội mà quá trình này mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của việc hội nhập kinh tế quốc tế thì chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi hoà vào dòng chảy chung của nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh thực hiện các cam kết hội nhập của Việt Nam, việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước với nhau và với các công ty nước ngoài là không thể tránh khỏi. Tại Việt Nam, nền kinh tế của ta vẫn ở trình độ thấp, đang trong thời kỳ chuyển đổi và còn nhiều hạn chế như chất lượng nhân công thấp, thiếu thông tin cập nhật, khả năng cạnh tranh kém.nên gặp phải không ít rủi ro trong quá trình này. Hơn nữa, ngành thép của ta vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém như tình trạng phát triển mất cân đối và còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn thép cao cấp và nguyên liệu nhập khẩu. Để từng bước giảm bớt lượng ngoại tệ dùng cho nhập khẩu thép và xây dựng ngành công nghiệp thép đủ sức cạnh tranh khi hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, chúng ta cần phải vạch ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải và dần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất thép Việt Nam. Với những giải pháp đang được nghiên cứu và triển khai thực hiện, hy vọng ngành thép Việt Nam sẽ sớm vượt qua những khó khăn hạn chế ban đầu để vươn tới xây dựng một ngành công nghiệp thép lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới khi mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động khắp toàn cầu. Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế cần thiết và tất yếu để phát triển nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Đây cũng là một quá trình đan xen của những cơ hội và thách thức, là sự tổng hoà của những tác động tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế mỗi quốc gia khi tham gia vào quá trình này. Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép cần nhận thức rõ về quá trình này, nắm bắt kỹ các cam kết và lộ trình trình hội nhập để chuẩn bị vào cuộc một cách chủ động, tận dụng được tốt các cơ hội và giảm thiểu được những rủi ro.

doc94 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1734 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ngành thép Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng phát triển và tìm ra những giải pháp thích hợp để ngành thép của nước nhà có thể hội nhập thành công là một vấn đề sống còn đối với toàn ngành. I. Phương hướng phát triển ngành thép trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế 1. Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 Với các cam kết bắt đầu giảm thuế suất nhập khẩu từ 1/7/2003, ngành thép Việt Nam hiện đang phải chịu nhiều áp lực cả ở thị trường trong và ngoài nước. Trước tình hình đó, Tổng công ty thép (VSC) - con chim đầu đàn của ngành thép cả nước đã xây xựng “Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010” vào tháng 12/2000 nhằm vạch rõ hướng phát triển thích hợp cho ngành sản xuất thép nước nhà. Quy hoạch được dựa trên tình hình thực tế của ngành thép những năm qua nên khá phù hợp với thời kỳ mới, bao gồm những nội dung chính dưới đây: Ngành sản xuất thép phải duy trì được sự tăng trưởng cao, ổn định bền vững trên cơ sở đảm bảo hiệu quả để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước; từng bước phát triển thành một trong những ngành công nghiệp trụ cột của nền kinh tế. Kết hợp chặt chẽ giữa phát huy nội lực và tranh thủ, tận dụng hiệu quả các nguồn ngoại lực như vốn và công nghệ, trong đó nội lực là lâu dài, cơ bản. Kết hợp hài hoà giữa yêu cầu giữ vững độc lập tự chủ về kinh tế với xu thế hội nhập; tự chủ nhưng không bỏ qua các cơ hội có được nhờ xu thế hợp tác và phân công lao động quốc tế để đẩy nhanh tốc độ phát triển ngành thép Việt Nam. Phát triển cân đối giữa luyện thép và cán kéo gia công; giảm dần tiến tới cơ bản tự đáp ứng được nguồn phôi cho sản xuất thép cán kéo. Kết hợp giữa đa dạng hoá chủng loại, quy cách sản phẩm để phục vụ nhu cầu thị trường với phát triển có lựa chọn một số nhóm sản phẩm chủ yếu. Đảm bảo vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế nhà nước và thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong ngành công nghiệp thép; tạo điều kiện củng cố, phát triển ngành thép Việt Nam trở thành một ngành mũi nhọn của đất nước. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác đầu tư vào sản xuất thép. Kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa mục tiêu phát triển sản xuất thép với việc khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm nguồn tài nguyên trong nước (trước hết là quặng sắt). Về bước đi, trong khả năng huy động nguồn vốn nhìn chung còn khó khăn thì bước đi thích hợp để phát triển ngành thép trong 10 năm tới như sau: Kết hợp đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá, đổi mới công nghệ, nâng cao công suất và năng lực cạnh tranh của các cơ sở hiện có với xây dựng mới các nhà máy hiện đại, quy mô thích hợp, đạt trình độ công nghệ quốc tế. Tuỳ theo quy mô và điều kiện, kết hợp sử dụng các loại công nghệ sản xuất khác nhau: sản xuất lò điện, các công nghệ luyện kim không dùng than cốc trên cơ sở sử dụng nguyên liệu trong nước, công nghệ lò cao, lò chuyển khép kín. Tăng dần tỷ trọng thép chất lượng cao trong các nhà máy hiện có nhằm tăng giá trị sản xuất nhờ tăng chất lượng chứ không đơn thuần nhờ tăng sản lượng; hình thành từng bước ngành sản xuất thép đặc biệt của Việt Nam khi nhu cầu đủ lớn. Trong giai đoạn 2001- 2005 cần tích cực tìm kiếm nguồn vốn để đầu tư một số nhà máy thép tấm cán nóng, cán nguội nhằm đáp ứng nhu cầu và chiếm lĩnh thị trường trong nước. Tiến hành ngay việc chuẩn bị đầu tư xây dựng nhà máy thép liên hợp khép kín theo nhiều giai đoạn (1,5 triệu - 4,5 triệu tấn/năm). Trên cơ sở nguồn quặng sắt mỏ Thạch Khê và một phần quặng nhập khẩu, tạo điều kiện để có thể triển khai xây dựng công trình trong giai đoạn 2006 - 2010. Nghiên cứu sớm khai thác mỏ Quý Xa và tận dụng các mỏ nhỏ phục vụ mở rộng Gang thép Thái Nguyên. Về vốn: Kết hợp huy động nhiều nguồn, trong đó những năm đầu vốn vay từ nguồn tín dụng đầu tư của Nhà nước là chính, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn vay nước ngoài dưới hình thức tín dụng người bán. Sau này, khi thị trường vốn phát triển sẽ tăng tỷ lệ huy động từ các nguồn khác. Chú trọng công tác đào tạo nhân lực và phát triển khoa học công nghệ phục vụ phát triển ngành. “Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010” cũng chỉ rõ một số mục tiêu mà ngành thép Việt Nam đang cố gắng phấn đấu thực hiện trong những năm tới đây: Về sản lượng Đến năm 2010, Việt Nam phấn đấu sẽ phát triển được khâu luyện thép và tự túc được 50 - 60% nhu cầu về phôi thép. Năm 2020, tiến tới đáp ứng hầu hết nhu cầu phôi thép. Về thép cán thông dụng các loại, ngành thép phấn đấu đáp ứng 75 - 80% nhu cầu của xã hội vào năm 2010 và 85 - 90% vào năm 2020. Về chủng loại sản phẩm Năm 2010, đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế đối với các chủng loại, quy cách sản phẩm thông dụng nhất (cả thép dẹt và thép dài); sau năm 2010 sẽ cung cấp cho thị trường các sản phẩm cán ống; riêng về thép chế tạo cơ khí, thép đặc biệt cho quốc phòng, sẽ tập trung phát triển một số chủng loại có nhu cầu tương đối lớn, ổn định đồng thời kết hợp với nhập khẩu một phần. Về trình độ công nghệ sản xuất Năm 2010, trình độ sản xuất chung của ngành phấn đấu đạt mức tiên tiến trong khu vực với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, có sức cạnh tranh cao về chất lượng và giá cả. Về vấn đề nguyên liệu Trong giai đoạn 2001- 2005 sẽ tiến hành xây dựng mỏ quặng sắt Quý Xa để cung cấp quặng cho Gang thép Thái Nguyên. Phấn đấu trước năm 2010 sẽ đầu tư khai thác mỏ quặng sắt Thạch Khê lớn nhất nước để cung cấp quặng cho nhà máy liên hợp khép kín quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Về thị trường Mục tiêu chính về thị trường mà ngành thép phải đạt được đó là từng bước thay thế hàng nhập khẩu; chiếm lĩnh và làm chủ thị trường trong nước về các loại thép thông dụng, đồng thời chú trọng xuất khẩu (trước hết là sang Lào, Campuchia và các nước trong khu vực). Chỉ nhập khẩu các mặt hàng đòi hỏi kỹ thuật cao trong nước chưa sản xuất được hoặc chưa đáp ứng đủ nhu cầu trong nước. Trong quy hoạch này, Tổng công ty thép Việt Nam còn nêu rõ những nhiệm vụ mà ngành thép cần thực hiện trong thời kỳ 2001- 2010: Giai đoạn 2001-2005 Mục tiêu chủ yếu là tăng thị phần, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước về các sản phẩm thép cán thông dụng, nâng cao sức cạnh tranh để đứng vững trên thị trường trong quá trình hội nhập quốc tế. Giai đoạn 2006-2010 Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư để tạo sự chuyển biến cơ bản về năng lực nội sinh, tăng cường tiềm lực, tạo tích luỹ, chuẩn bị tích cực cho bước nhảy vọt sau năm 2010 và tham gia hội nhập quốc tế ở vị thế tốt hơn, đủ sức cạnh tranh trong và ngoài nước. So với thời kì 1991- 2000, quy hoạch ngành thép trong thời kỳ hội nhập hiện nay có một số điểm khác như: Chuyển từ liên doanh là chủ yếu sang vay vốn tự đầu tư với sự hỗ trợ tối đa của Nhà nước. Bắt đầu thực hiện đầu tư các dự án có qui mô lớn và rất lớn (trên hàng trăm triệu USD đến hàng tỉ USD). Chuyển mạnh sang đầu tư xây dựng các nhà máy sản xuất phôi thép, sản xuất thép tấm và băng cuộn cán nóng làm phôi cho nhiều nguồn gia công khác. Thay đổi cơ cấu sản phẩm từ sản xuất sản phẩm dài sang sản phẩm dẹt. Vốn tăng 10 lần so với giai đoạn 1991- 2000. 2. Định hướng của Đảng và Nhà nước về phát triển ngành thép Việt Nam trong thời kỳ hội nhập Căn cứ quyết định 134/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến năm 2010", Đảng và Nhà nước đưa ra một số định hướng phát triển cho ngành thép như sau: Về cơ cấu vốn đầu tư Phát triển cân đối giữa hạ nguồn (cán, kéo, gia công sau cán) và thượng nguồn (khai thác quặng sắt sản xuất phôi), từng bước tự đáp ứng về cơ bản phôi thép cho sản xuất cán, kéo. Kết hợp đa dạng hoá chủng loại, quy cách sản phẩm để phù hợp với nhu cầu thị trường với việc phát triển có chọn lọc, hợp lí một số sản phẩm chất lượng cao cho chế tạo cơ khí, đóng tàu, sản xuất ô tô và thép đặc biệt cho công nghiệp quốc phòng. Phát triển sản xuất thép và khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên trong nước (trước hết là quặng sắt) phải đảm bảo hợp lí có hiệu quả. Về công nghệ Sử dụng công nghệ hiện đại, tự động hoá ở mức cao, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, điện năng, đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường; để sản xuất được thép có chất lượng cao, giá thành hạ, tăng năng suất lao động, đủ sức cạnh tranh với thép trong khu vực và quốc tế. Công nghệ lựa chọn đảm bảo lâu bền, linh hoạt (dễ nâng cấp, hiện đại hoá khi cần thiết); Thay thế công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả và có tác động xấu đến môi trường. Huy động các nguồn vốn đầu tư Huy động mọi nguồn vốn, mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển ngành, tranh thủ đầu tư nước ngoài một cách hợp lí (trước hết là công nghệ, thiết bị); đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp trong nước tham gia sản xuất thép. Về phát triển nguồn nguyên liệu Trong kế hoạch 5 năm 2001-2005 tập trung nghiên cứu để có kết luận chắc chắn về khoa học và trữ lượng thương mại, khả năng khai thác và sử dụng các nguồn quặng sắt trong cả nước, trọng tâm là 2 mỏ quặng Quý Xa và Thạch Khê. Khai thác tối đa các mỏ quặng sắt nhỏ khác để sản xuất gang, tận thu nguồn thép phế liệu trong nước, đồng thời tìm nguồn thép phế liệu ổn định để sản xuất phôi bằng lò điện có hiệu quả. Về thị trường Ngành thép làm chủ trong nước về chủng loại, chất lượng, quy cách các loại thép thông dụng, giá cả và tìm được thị trường xuất khẩu; từng bước đáp ứng nhu cầu về thép tấm, thép lá và thép đặc biệt phục vụ cơ khí chế tạo. Phấn đấu đến năm 2010 sản xuất thép đáp ứng được 75%-80% nhu cầu tiêu dùng thép trong nước, trong đó riêng Tổng Công ty thép Việt Nam (kể cả phần trong các liên doanh) chiếm tỉ trọng trên 50% về thép xây dựng và khoảng 70% về thép tấm, thép lá. Về phát triển nguồn nhân lực Chú trọng công tác đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ kĩ sư luyện kim, cán bộ quản lí ngành, công nhân kỹ thuật lành nghề; đầu tư nghiên cứu khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành thép. II. Một số giải pháp để ngành thép Việt Nam hội nhập thành công 1. Đối với toàn ngành thép Thép là vật liệu xây dựng chủ yếu của ngành công nghiệp, có vai trò quyết định tới sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong những năm qua, ngành thép đã có nhiều cố gắng khai thác, cải tạo và mở rộng những cơ sở sản xuất cũ và liên doanh với nước ngoài, tăng năng lực sản xuất và sản lượng thép hằng năm với tốc độ khá nhanh. Tuy nhiên, so với yêu cầu của đất nước thì mức sản xuất hiện nay còn rất thấp., do vậy phát triển ngành thép nhanh và bền vững là một yêu cầu khách quan, cấp bách và có ý nghĩa chiến lược. Để đạt được các mục tiêu mà ngành thép đã đặt ra trong thời kỳ mới và nâng cao khả năng cạnh tranh, đủ sức hội nhập với khu vực và thế giới, ngành thép cần thực hiện một số giải pháp như: Ngành thép sẽ phải phát triển cân đối giữa hạ nguồn bao gồm các công đoạn như cán, kéo và gia công sau cán với thượng nguồn bao gồm khai thác quặng sắt, sản xuất gang, sản xuất phôi thép. Từng bước tiến tới tự đáp ứng phần lớn phôi thép cho nhu cầu cán kéo trong nước. Kết hợp chặt chẽ và hài hoà giữa việc phát triển sản xuất, đa dạng hoá sản phẩm và khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước. Phát triển có chọn lọc một số sản phẩm thép chất lượng cao và thép đặc thù trên cơ sở tiềm lực về vốn và công nghệ. Ngành thép cũng cần chú trọng các dự án thượng nguồn, sản xuất phôi thép bằng lò điện, trước mắt dùng nguyên liệu trong nước và xuất khẩu. Trước mắt, để đủ sức hội nhập, ngành thép cần thực hiện các biện pháp trong phát triển ngành thép với hạt nhân chính là Tổng công ty thép Việt Nam. Cụ thể, trong 5 năm 2001- 2005, Tổng công ty thép Việt Nam sẽ đầu tư chiều sâu, đổi mới thiết bị hiện có, đó là: Cải tạo và mở rộng công ty Gang thép Thái Nguyên với sự giúp đỡ của Trung Quốc để nâng công suất phôi thép lên 240.000 tấn/năm vào năm 2003; Xây dựng mới nhà máy thép nguội ở Khu công nghiệp Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) công suất 500.000 tấn phôi thép/năm và 300.000 tấn thép thanh, thép hình, vốn đầu tư 150 triệu USD, bắt đầu sản xuất năm 2004; Xây dựng mới nhà máy luyện cán thép ở miền Bắc (Quảng Ninh), công suất 500.000 tấn phôi thép/năm và 300.000 tấn thép thanh, vốn đầu tư 140 triệu USD, bắt đầu sản xuất năm 2005; Xây dựng nhà máy cán tấm nóng công suất 1 triệu tấn/năm, vốn đầu tư 400 triệu USD, bắt đầu sản xuất năm 2006. Vào giai đoạn 2006 đến 2010, Tổng công ty thép tiếp tục xây dựng bước 1 nhà máy thép liên hợp (nhà máy cán tấm nóng và nhà máy cán tấm nguội); triển khai xây dựng bước 2 nhà máy thép liên hợp (lò cao, lò thổi oxy, đúc liên tục và các cơ sở hạ tầng phụ trợ...); đầu tư xây dựng khâu luyện thép ở công ty thép Vinakyoei. Nhìn chung, các giải pháp cần thiết để các doanh nghiệp sản xuất thép trong toàn ngành có thể hội nhập thành công đó là: 1.1 Đầu tư cho một tầm nhìn lâu dài, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm Các Mác đã từng nói: “Tiêu thụ là bước nhảy nguy hiểm của hàng hoá, nếu bước nhảy đó không thành công thì kẻ bị té mang thương tích không phải là hàng hoá mà chính là người sản xuất ra hàng hoá đó – doanh nghiệp”. Để tránh cho mình khỏi “bước nhảy nguy hiểm” này, mỗi doanh nghiệp sản xuất thép cần phải biết nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình, nhất là trong giai đoạn hội nhập hiện nay. 1.1.1 Chiến lược sản phẩm Vào thời điểm hiện tại, ngành thép Việt Nam đang quá dư thừa các sản phẩm thép xây dựng, thiếu các sản phẩm thép đặc chủng và nguồn phôi thép nguyên liệu. Đối với các doanh nghiệp riêng lẻ, tuỳ theo khả năng tài chính thực tế và chiến lược phát triển của mình mà cần đề ra kế hoạch sản phẩm thích hợp. Các doanh nghiệp lớn cần xây dựng các dự án đầu tư chiều sâu để phát triển và nâng cao năng suất các sản phẩm đem lại lợi nhuận cao của mình. Ví dụ như công ty Gang thép Thái Nguyên đang đầu tư mạnh để tiến tới tự túc hoàn toàn về phôi vào những năm 2005 – 2010, công ty Thép miền Nam đầu tư sản xuất thép cacbon chất lượng cao và thép hợp kim trong các lò điện hiện đại. Với các doanh nghiệp đã có đủ thế và lực như hai công ty trên thì việc đầu tư tăng cường sản xuất phôi thép và trong tương lai gần sẽ có các sản phẩm thép cao cấp là một hướng đi đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành thép thế giới. Trong khi đó, các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện để chuyển hướng các loại loại sản phẩm cũ là thép thông thường, thép xây dựng thì có thể phát triển sản phẩm theo hướng: chọn những sản phẩm thép dài mà doanh nghiệp có thế mạnh, không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng các sản phẩm đó để có thể cạnh tranh với các sản phẩm khác cùng loại đang có mặt trên thị trường và tìm hướng xuất khẩu ra nước ngoài. Như vậy, các doanh nghiệp trong nước cần chuyển dịch dần cơ cấu sản phẩm theo hướng giảm tỷ trọng các sản phẩm thép thiếu tính cạnh tranh trên thị trường, tăng dần sản lượng những sản phẩm có chất lượng cao, thị trường ổn định. Nhìn chung, tất cả các doanh nghiệp sản xuất thép đều cần nhận thức rõ tầm quan trọng trong việc xây dựng một chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường dựa trên nội lực thực có của mình. Do đó, các doanh nghiệp cần phải khai thác có hiệu quả các lợi thế so sánh quốc gia trong lựa chọn sản phẩm kinh doanh, chú trọng đến khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, hiện đại hoá khâu thiết kế sản phẩm, chọn lựa hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trên thế giới phù hợp với doanh nghiệp để nâng cao chất lượng sản phẩm. 1.1.2 Chiến lược hạ thấp chi phí Chiến lược hạ thấp chí phí tức là việc doanh nghiệp tìm cách giảm các chi phí đầu vào và các chi phí trung gian khác để hạ giá thành, nâng cao lợi nhuận và có đủ khả năng bán hàng ra với giá cạnh tranh. - Về nguyên liệu đầu vào Để phát triển ngành công nghiệp thép, bên cạnh các điều kiện về nguồn vốn, lựa chọn công nghệ, thiết bị địa điểm nhà máy phù hợp thì việc cung cấp nguyên liệu đầu vào sao cho đảm bảo về số lượng, chất lượng giá cả cạnh tranh quốc tế trong điều kiện tự do hoá thương mại, hội nhập khu vực, hội nhập quốc tế có vai trò hết sức quan trọng. Việt Nam tuy giàu tài nguyên nhưng chất lượng còn kém, điều kiện khai thác còn khó khăn, chủng loại chưa phải đã đủ để cung cấp cho cả ngành thép nên hàng năm ngành thép vẫn phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên liệu đầu vào. Vì vậy các công ty nói riêng và ngành thép nói chung cần có sự quan tâm nhất định đến khâu này: Đầu tư cho công tác thăm dò bổ sung một số điểm quặng sắt ở các vùng núi phía bắc: Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên... nhằm cung cấp thêm nguyên liệu cho nhà máy Gang thép Thái Nguyên. Bên cạnh đó cần tìm kiếm thăm dò các điểm quặng ở các vùng lân cận các nhà máy thép lớn khác. Nghiên cứu, tìm kiếm những biện pháp tích cực để cải tiến chất lượng quặng khai thác được thông qua các viện nghiên cứu trong nước hoặc học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia sản xuất thép phát triển. Đối với những loại nguyên liệu mà trong nước không có hoặc rất ít thì phải nhập khẩu, nghiên cứu nắm bắt thị trường để có nguồn cung cấp nguyên liệu với giá phải chăng và chất lượng đảm bảo. Đẩy mạnh công tác phá dỡ tàu thuyền cũ và thu gom phế liệu sắt thép vụn. Lập công văn đề nghị Nhà nước hỗ trợ các biện pháp đẩy mạnh sản xuất phôi trong nước cũng như thuận tiện hoá, khuyến khích khâu nhập khẩu nguyên liệu cho sản xuất thép. - Về các chi phí trung gian khác Các chi phí trung gian bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí điện năng, chi phí nhân công... Do đó, để hạ thấp các chi phí này, cần chú ý những điểm sau: Xây dựng các nhà máy gần các thị trường có nhu cầu tiêu thụ lớn như các thành phố lớn, các khu đô thị để giảm thiểu các chi phí về vận chuyển, phí cầu đường hoặc gần các cảng biển để tiện cho việc nhập khẩu nguồn nguyên liệu hay xuất khẩu hàng hoá. Cải tạo các cảng cũ và cho xây dựng mới các cảng nước sâu hoặc cảng chuyên dùng để có thể tiếp nhận được tàu có công suất 3 đến 5 vạn tấn. Nếu sử dụng các cảng cũ, chỉ có thể tiếp nhận được những tàu có trọng tải nhẹ làm chi phí chuyên chở cao, gây ảnh hưởng đến cả việc xuất hàng và nhập nguyên liệu thép. Hiện nay, một số dự án xây dựng nhà máy luyện thép mới ở cảng Cái Lân (Quảng Ninh) và Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng là vì muốn hạ thấp các chi phí vận chuyển. Sử dụng các loại máy móc tốt, có chi phí khấu hao tài sản cố định thấp, ít tốn điện năng và các nguồn nguyên liệu khác như than, dầu... Khuyến khích các phát minh sáng chế, ứng dụng khoa học kỹ thuật phát sinh trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm được các chi phí trung gian nói trên. Ngày nay, chi phí về điện cho sản xuất thép rất tốn kém bởi giá điện phục vụ sản xuất ở Việt Nam rất cao, cần tìm kiếm và sử dụng các nguồn năng lượng thay thế phù hợp khác như năng lượng mặt trời hay khí gas... Đồng thời, cần kiến nghị với Chính phủ về việc hỗ trợ cho ngành sản xuất thép trong nước về giá mua điện, than, gas, quặng sắt... 1.1.3 Chiến lược chuyên biệt hoá sản phẩm Các doanh nghiệp cần chú ý luôn tìm mọi cách để sản phẩm của mình có tính khác biệt, độc đáo hay dễ nhận biết ở một điểm nào đó so với sản phẩm cùng loại của các công ty khác (như kiểu dáng sản phẩm, biểu tượng hoặc tên công ty in hiện trên sản phẩm bán ra...). Hiện nay, các doanh nghiệp thép cần sớm áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng ISO trong quá trình sản xuất để sản phẩm thép của mình dễ dàng hơn trong tiêu thụ và xuất khẩu. Năm 2003, một số liên doanh thép Vinakyoei, VPS, Vinaausteel, Natsteelvina và các nhà máy cán thép Lưu Xá, Gia Sàng, Thủ Đức, Nhà Bè đã được cấp chứng chỉ ISO 9002. Các đơn vị thành viên và các đơn vị liên doanh với Tổng công ty thép Việt Nam đều có nhãn mác riêng trên sản phẩm và đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước bảo hộ về sở hữu công nghiệp. 1.1.4 Chiến lược marketing Đối với ngành thép Việt Nam hiện nay, đồng thời với việc đầu tư đổi mới sản xuất làm đa dạng hoá sản phẩm thì công tác đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng là vô cùng quan trọng. Đây cũng chính là giải pháp làm tăng khả năng cạnh tranh của các sản phẩm trên thị trường nội địa cũng như thế giới. Chiến lược marketing bao gồm việc làm tốt công tác thị trường; tạo được một đội ngũ những người phát triển thị trường nhanh nhạy rộng khắp và luôn đề ra được những kế hoạch phát triển thị trường; phát triển mạng lưới tiêu thụ, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống phân phối; nắm bắt và phản ứng nhanh trước các thay đổi của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, trong thời gian tới các công ty trong lĩnh vực sản xuất thép cần chú trọng tới các công việc sau: Nghiên cứu đầu tư hiện đại hoá các trung tâm bán thép, chợ thép ở các khu vực truyền thống như tại các đô thị lớn hoặc các cảng biển... Các trung tâm này sẽ là đầu mối bán buôn cho khách hàng từ tỉnh về lấy thép phân phối cho các hệ thống bán lẻ. Đầu tư trang thiết bị cần thiết cho các cửa hàng bán thép lớn để có điều kiện dịch vụ tốt nhằm thu hút khách hàng tiêu dùng các sản phẩm của Việt Nam tuy chất lượng có thua kém nước ngoài song dịch vụ lại tốt hơn. Luôn tạo ra tâm lý so sánh làm nổi bật ưu thế của các sản phẩm thép nội địa so với hàng nhập ngoại. Đây cũng chính là yếu tố quan trọng để thúc đẩy ngành thép phát triển hơn nữa. Đầu tư trang thiết bị vận tải (hoặc thành lập các công ty cổ phần dịch vụ vận tải với các cổ đông chủ yếu là các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị) để làm tốt công tác dịch vụ thép từ nhà máy đến kho, đến khách hàng. Tăng cường công tác tiêu chuẩn hoá dịch vụ và quản lý chất lượng sản phẩm trong quá trình tiêu thụ và bảo quản nâng cao năng suất và chất lượng dịch vụ. Triển khai áp dụng tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9002 cho các doanh nghiệp lưu thông VSC cũng như các đơn vị lưu thông khác. Đầu tư cho quảng cáo, thông tin chi tiết về sản phẩm đến người tiêu dùng là rất cần thiết. Tổ chức hội chợ, các buổi gặp mặt đại lý, khách hàng... nhằm giới thiệu về các mặt hàng, giúp người có nhu cầu tiêu thụ thép nắm bắt được thông tin về giá cả, dịch vụ của công ty. Để làm tốt công tác này thì cần có sự giúp sức của công tác thu thập, quản lý và xử lý thông tin như việc lập các phòng ban chuyên về mảng marketing, giao tế công chúng... Đây chính là cầu nối quan trọng giữa nhà sản xuất, nhà phân phối và người tiêu dùng. Lập các trang web cập nhật và quảng cáo mạnh trên mạng các thông tin về sản phẩm và danh tiếng của công ty. 1.1.5 Chiến lược đổi mới công nghệ Thực trạng của thiết bị kỹ thuật trong nhà máy thép ở Việt Nam nói chung hiện nay là đều được đầu tư từ vài chục năm trưóc nên đều cũ, lạc hậu, công suất quá nhỏ, hiệu quả thấp không có sức cạnh tranh. Trình độ công nghệ và mức đồng bộ, tiên tiến của trang thiết bị đều thua kém các nước khác. Vì vậy đây là một vấn đề cấp bách buộc ngành thép phải có biện pháp cải tiến, nâng cấp các thiết bị. Xây dựng kế hoạch để từng bước đổi mới dây chuyền công nghệ, thay thế dần công nghệ cũ bằng công nghệ mới để tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hoá. Với các công ty mà khả năng tài chính còn nhiều hạn chế, trước tiên nên lựa chọn các khâu quan trọng trong dây chuyền sản xuất có ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả sản phẩm để tiến hành hiện đại hoá trước. Đảm bảo thiết bị đồng bộ, hiện đại, đạt trình độ chung trên thế giới, giá cả hợp lý, kèm theo chuyển giao công nghệ đầy đủ, dễ nắm bắt, dễ sử dụng. Có thể nhập và sử dụng một số thiết bị đã qua sử dụng theo đúng quy định của Bộ Khoa học công nghệ và môi trường để tiết kiệm vốn đầu tư song vẫn đảm bảo chỉ tiêu kĩ thuật tiên tiến. Song song với đầu tư, nâng cấp trang thiết bị hiện đại là phải tiến hành các biện pháp bảo vệ môi trường. Phải có những biện pháp tích cực để làm sao vừa đảm bảo sự bắt nhịp trình độ khoa học kỹ thuật, vừa không ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. 1.1.6 Chiến lược con người Cần nâng cao trình độ, năng lực kinh doanh, điều hành, quản lý doanh nghiệp nhất là của giám đốc và đội ngũ cán bộ quản lý khác. Nâng cao trình độ tay nghề cũng như trình độ và kiến thức về khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin của đội ngũ kỹ thuật viên và người người lao động như khuyến khích hình thức đưa đi đào tạo ở nước ngoài và mời chuyên gia kèm cặp bổ túc tại nhà máy. Con người là nhân tố quyết định sự phát triển của ngành thép, vì vậy công tác đào tạo cần được quan tâm trên hết. Chú trọng đến những sáng kiến cải tiến của người lao động ở các khâu khác nhau trong hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời, cần có các biện pháp khuyến khích lao động làm việc tốt hơn. Đối với các cơ sở cũ đang dư thừa nhiều lao động, cần có biện pháp sắp xếp lại, tinh giảm biên chế, tiến hành đào tạo, bổ túc và nâng cao trình độ cho số lao động còn trong dây chuyền. Mở thêm ngành nghề để thu hút số lao động dôi dư, đồng thời vẫn phải tuyển dụng lao động trẻ, khoẻ đã qua đào tạo để thay thế dần lớp cán bộ, công nhân lớn tuổi. 1.1.7 Chiến lược vốn Vốn là vấn đề được quan tâm của các ngành nói chung và của ngành thép nói riêng. Các doanh nghiệp sản xuất thép của Việt Nam hiện nay hầu hết là các doanh nghiệp quốc doanh, vốn phần lớn là do nhà nước cấp vì vậy các doanh nghiệp này đều rơi vào tình trạng khó khăn trong vấn đề tự chủ về vốn. Các doanh nghiệp tư nhân hay liên doanh thì cũng trong tình trạng nguồn vốn huy động được thấp. Do vậy, trên cơ sở chiến lược kinh doanh dài hạn và các mục tiêu trước mắt mà mỗi công ty trong ngành thép cần xây dựng chiến lược huy động vốn cho mình. Với việc xây dựng được các phương án kinh doanh khả thi, các công ty thép có thể huy động được nguồn vốn kinh doanh ngắn và trung hạn từ các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, các công ty này có thể phát triển theo hướng liên doanh liên kết để tận dụng được nguồn vốn từ bên ngoài. Trong tương lai, cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu, trái phiếu là một hướng đi mở đầy triển vọng để huy động được một nguồn vốn rẻ và ổn định, giúp doanh nghiệp sản xuất thép thực hiện những dự án kinh doanh lớn đòi hỏi thời gian dài. 1.1.8 Chiến lược trong hội nhập kinh tế quốc tế Khi Việt Nam hội nhập mạnh hơn vào nền kinh tế quốc tế, ngành thép của ta nói chung sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và rủi ro tiềm ẩn. Do vậy, cần lập ra các cơ quan hoặc các phòng thông tin chuyên nghiên cứu những cam kết hội nhập cụ thể có ảnh hưởng đến ngành thép của ta, từ đó sẽ có thể tìm ra những cách ứng phó kịp thời. Tại các cơ quan đại diện thương mại của ta tại nước ngoài như các cơ quan xúc tiến thương mại, nên lập riêng các bộ phận chuyên trách hoặc các phòng ban nghiên cứu về thị trường xuất nhập khẩu nhằm mở rộng quan hệ làm ăn. Trước mắt, thách thức lớn của ngành thép Việt Nam là việc thực hiện các cam kết trong AFTA theo đó thuế nhập nhẩu thép sẽ giảm xuống từ 0 - 5% vào năm 2006. Thời điểm này không còn xa nên việc nắm bắt được các thông tin thị trường thép tại các quốc gia ASEAN là đặc biệt quan trọng. Do đó, ngành thép cần đại diện cho các doanh nghiệp trong nước mở các trung tâm thông tin hoặc nghiên cứu thị trường tại các quốc gia đó. Với những thông tin quý giá thu hoạch được và được cung cấp cập nhật thường xuyên, tin rằng các doanh nghiệp sản xuất thép của ta sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm cách ứng phó với sự cạnh tranh từ các nước trong khối, đề ra được những biện pháp thâm nhập thị trường nước ngoài hiệu quả. 1.2 Tiến tới hợp tác, liên kết với nhau để tạo thế và lực cho ngành thép Việt Nam Ngành thép là một ngành công nghiệp nặng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài từ 10 – 15 năm. Trong khi đó, ngành thép Việt Nam là ngành kinh tế nhiều thành phần bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các công ty trách nhiệm hữu hạn, các công ty cổ phần, công ty tư nhân... Đương nhiên là việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp nay là không thể tránh khỏi và có thể nói cạnh tranh chính là động lực để phát triển không chỉ trong ngành sản xuất thép mà còn trong các ngành kinh tế khác... Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành thép cần luôn ý thức được rằng cạnh tranh và hợp tác là hai nội dung tuy có nội hàm khác nhau nhưng lại có quan hệ rất mật thiết với nhau. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế hiện nay, để giành giật được thị trường tiêu thụ, nhiều trường hợp các doanh nghiệp phải hợp sức lại mới đủ năng lực canh tranh để cùng tồn tại và phát triển. Đặc biệt giải pháp hợp tác này rất thích hợp trong môi trường cạnh tranh quốc tế hiện nay của ngành thép khi mà cung lớn hơn cầu và giá cả không thống nhất, thậm chí có doanh nghiệp còn bán thép dưới giá thành sản xuất để tránh tình trạng tồn kho như trong năm 2003. Do đó, xin đề nghị một số hướng đi cụ thể như sau: - Thống nhất giá chung hoặc khung giá giao động chung cho các sản phẩm thép đồng loại, chống sự chênh lệch giá dẫn tới sự thiệt hại chung khi cuộc chiến giá cả giữa các doanh nghiệp nổ ra. - Nghiên cứu và tiến tới sát nhập hoặc liên kết chặt chẽ giữa hai hoặc nhiều công ty nhằm tạo ra những tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực sản xuất thép tại Việt Nam. Bằng cách này, các doanh nghiệp có thể tận dụng được vốn, công nghệ , trình độ quản lý của nhau đồng thời đẩy mạnh được sản xuất, nâng cao danh tiếng và thương hiệu. Như vậy, trong thời gian tới đây, các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất thép Việt Nam cần chú ý đến vấn đề hợp tác, cùng chạy tiếp sức với nhau thay vì mạnh ai nấy chạy – một điểm yếu phổ biến của các doanh nghiệp Việt Nam. Mỗi doanh nghiệp đều phải nỗ lực cạnh tranh nhưng đồng thời cũng sẵn sàng hợp tác, giúp đỡ các doah nghiệp khác. Nếu làm được điều đó, các doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép nước ta sẽ tận dụng được hai ưu điểm của cạnh tranh và hợp tác: cạnh tranh để có được sản phẩm tốt nhất và giá hạ nhất (điều kiện sống của doanh nghiệp), hợp tác để hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài Tổng Công ty thép phát triển (điều kiện sống của hệ thống doanh nghiệp). 2. Đối với Nhà nước Ngành thép là một ngành công nghiệp nặng đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài hàng chục năm. Trong thời gian đó, khấu hao tài sản cố định và chi phí lãi vay chiếm từ 10 – 30% giá thành sản xuất, do đó ngành thép rất cần sự hỗ trợ của nhà nước về nhiều mặt để có thể phát triển vững mạnh một khi sắp phải đối mặt với những thách thức mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang lại. 2.1 Đẩy mạnh về cải cách cơ chế Nhà nước cần khẳng định chiến lược ưu tiên phát triển ngành thép và tạo điều kiện cho việc triển khai ngay một số dự án, tận dụng cơ hội về thị trường hiện đang có của ngành thép. - Ưu tiên dành vốn đầu tư cho Tổng Công ty Thép Việt Nam để cho Tổng công ty phát triển hơn và có đủ sức giữ vai trò chủ đạo trong ngành thép. Đồng thời, tạo các điều kiện thích hợp nhằm thúc đẩy sự hình thành một hệ thống doanh nghiệp hùng mạnh hoặc các tập đoàn kinh tế lớn có khả năng cạnh tranh toàn cầu trong ngành thép. - Nhà nước sớm ban hành cơ chế chính sách cụ thể riêng cho ngành thép, tạo điều kiện để thực hiện quy hoạch phát triển ngành thép: + Cụ thể hoá chính sách bảo hộ của Nhà nước đối với ngành thép và Tổng Công ty thép Việt Nam nói riêng từ nay đến 2006 và giai đoạn sau 2006. + Chính sách đầu tư, tài chính, quản lý thị trường, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường... và các chính sách xã hội liên quan đến ngành thép cần được liên tục đổi mới theo hướng thuận lợi và thuận tiện hoá. + Chính sách thuế phải bảo hộ và hỗ trợ cho ngành thép. - Nhà nước có chính sách ưu đãi về giá điện, giá khí thiên nhiên, nhiên liệu, cước vận tải cho ngành thép (thấp hơn giá áp dụng cho các ngành sản xuất dịch vụ khác), nhất là đảm bảo cung cấp ổn định, lâu dài. - Nhà nước cần cho phép triển khai sớm công tác chuẩn bị để xây dựng nhà máy thép liên hợp khép kín quy mô lớn 4-5 triệu tấn/năm. - Để đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp, đề nghị nhà nước có các biện pháp hữu hiệu ngăn chặn làm hàng giả, hàng kém chất lượng, nhái nhãn mác, chống bán phá giá. Cần xem xét lại mức thuế nhập khẩu nguyên liệu đang quá cao hiện nay để tránh cho các doanh nghiệp không tự chủ về phôi thép đỡ bị thiệt hại. - Đẩy nhanh chương trình cải cách doanh nghiệp sản xuất thép thuộc khu vực nhà nước theo hướng kiên quyết giải thể những doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả, máy móc quá cũ kỹ, lạc hậu hoặc cổ phần hoá, cho thuê, bán khoán để Nhà nước có điều kiện tập trung vốn vào một số doanh nghiệp kinh doanh tốt. 2.2 Các biện pháp quản lý nhập khẩu Trước năm 1998, Nhà nước đã dần dần mở rộng quyền xuất nhập khẩu trực tiếp cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, tuy nhiên vẫn còn một số quy định về những điều kiện nhất định. Từ năm 1998 trở lại đây, sau khi chính phủ ban hành nghị định 57/1998/NĐ - CP ngày 31/7/1998 xoá bỏ hoàn toàn các quy định về các điều kiện kinh doanh, xuất nhập khẩu cho mọi thành phần kinh tế thì tất cả các doanh nghiệp nếu có đăng kí ngành nghề sản xuất và kinh doanh thép thì đều có thể tham gia xuất nhập khẩu trực tiếp. Nhưng mặt trái của chính sách trên là làm cho sản phẩm thép của ta được sản xuất tràn lan với chất lượng trung bình, không cạnh tranh được với hàng nước ngoài. Đến nay để bảo hộ cho ngành thép trong nước, chính phủ đang áp dụng một số biện pháp để quản lý nhập khẩu: - Từ năm 1996, nhà nước quy định phải có giấy phép của Bộ Thương mại khi nhập khẩu những sản phẩm thép xây dựng đã sản xuất được. - Nhà nước khuyến khích nhập khẩu những chủng loại thép trong nước chưa sản xuất được bằng cách không đánh thuế hoặc đánh với mức thuế thấp, còn với những chủng loại thép trong nước đã sản xuất được thì đánh với mức thuế cao. - Nhà nước đặc biệt quan tâm đến các biện pháp khuyến khích sản xuất thép thay thế hàng nhập khẩu thông qua biện pháp đầu tư hoặc dành những ưu đãi nhất định cho ngành thép. - Giảm thuế VAT cho các sản phẩm thép cũng là biện pháp trực tiếp làm giảm giá thành của thép nhằm hạn chế hàng từ nước ngoài vào. Trong thời gian tới bên cạnh việc tiếp tục bảo hộ ngành sản xuất thép non trẻ của nước nhà, Nhà nước cần nghiên cứu và học hỏi thêm một số biện pháp quản lý nhập khẩu tinh vi mà một số quốc gia khác trên thế giới đang áp dụng nhất là trong điều kiện hội nhập hiện nay. 2.3 Chính sách thuế Trong hơn một thập kỉ qua, Việt Nam có nhiều chuyển biến lớn cả về cục diện kinh tế lẫn chính trị: Chuyển từ nền kinh tế kế họach hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN; Việt Nam dần mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới, điều này làm thay đổi một phần đáng kể tình hình kinh tế trong nước. Hàng hoá từ nước ngoài vào; những ảnh hưởng của việc tham gia thị trường tự do ASEAN, hay việc triển khai thực hiện các điều kiện để trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào năm 2005 cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến các ngành sản xuất nói chung và ngành sản xuất thép nói riêng. Chính sách thuế quan của Nhà nước thời gian qua đã có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của ngành thép, giúp ngành thép nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Tuy nhiên, từ nay và đặc biệt là từ năm 2005, ngành thép nước ta sẽ phải chịu ảnh hưởng của hiệp định thương mại tự do hoá khu vực ASEAN (AFTA). Trong giai đoạn này, việc cấm nhập khẩu các sản phẩm thép đã sản xuất trong nước không còn thực hiện được nữa. Các hàng rào thuế quan sẽ bị dỡ bỏ, thuế suất thuế nhập khẩu sẽ giảm chỉ còn dưới 20% hoặc đến 5%. Và sản phẩm thép của khối ASEAN đã bắt đầu cạnh tranh trên thị trường Việt Nam. Để bảo hộ cho sản xuất thép trong nước, cơ chế xuất nhập khẩu thời kỳ này sẽ phải linh hoạt hơn, vẫn phải đánh thuế cao đối với những sản phẩm từ những nước ngoài khối ASEAN. Vì vậy, VSC đề nghị Nhà nước mức thuế nhập khẩu các sản phẩm thép từ các nước ngoài khối ASEAN là từ 10 – 30% tuỳ theo chủng loại thép cho đến năm 2015 sau đó sẽ giảm dần. Bên cạnh đó, Nhà nước cần tiếp tục có chính sách bảo vệ sản xuất thép trong nước bằng các chính sách thuế hợp lý: thuế VAT, thuế thu nhập công ty, thuế nhập khẩu các sản phẩm thép, đồng thời có chính sách hỗ trợ xuất khẩu thép (kể cả trợ giá xuất khẩu) trong khuôn khổ mà các cam kết quốc tế liên quan đến hội nhập cho phép. 2.4 Giải pháp đầu tư Trong giai đoạn tới, nhiệm vụ của ngành thép là đầu tư cả về cơ sở vật chất, kỹ thuật, con người nên vốn đầu tư cần là rất lớn. Dự kiến trong giai đoạn đầu 2001- 2005, để đầu tư 9 dự án thì toàn ngành thép cần đến khoảng 1.400 triệu USD. Giai đoạn tiếp theo từ 2006 - 2010, dự kiến đầu tư trực tiếp 5 dự án, trọng tâm là nhà máy thép liên hợp và mỏ Thạch Khê, nhu cầu vốn đầu tư đến 2010 là 2790 triệu USD, trong đó chủ yếu là vốn do Tổng Công ty thép Việt Nam tự thu xếp và vốn hỗ trợ của Nhà nước. Do đó, Nhà nước cần có biện pháp quản lý chặt chẽ việc đầu tư xây dựng các nhà máy thép mới trong cả nước (nhất là trong xu thế phân cấp mạnh mẽ đối với việc duyệt dự án, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án, cấp giấy phép đầu tư cho các tỉnh, các ban quản lý KCN) nhằm đảm bảo phát triển đúng quy hoạch, tập trung vốn cho các dự án trọng điểm, khắc phục tình trạng đầu tư tự phát, mất cân đối, phát triển quá mức hạ nguồn, vừa không khai thác được các nguồn lực trong nước, vừa phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Nên khuyến khích các dự án sản xuất phôi, sản xuất các sản phẩm thép xuất khẩu và thép có chất lượng cao. Riêng đối với thép đặc biệt phục vụ nhu cầu quốc phòng và chế tạo cơ khí, nên giao cho Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư và không đặt quá cao tiêu chuẩn về hiệu quả kinh tế đơn thuần. Vốn đầu tư cho phát triển ngành thép là rất lớn, chắc là phải trông chờ nhiều vào các nguồn vốn nước ngoài, tự bản thân các doanh nghiệp không đủ sức lo. Vì vậy, Nhà nước cần bảo lãnh việc vay vốn nước ngoài, hỗ trợ tiền đặt cọc đối với việc vay mua sắm thiết bị của các dự án đầu tư hoặc cho vay vốn với lãi suất ưu đãi trong thời gian dài để doanh nghiệp yên tâm phát triển sản xuất. 2.5 Chính sách tiền tệ Sự cạnh tranh trên thị trường càng gay gắt thì nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh càng lớn, trong khi đó nguồn vốn do ngân sách Nhà nước cấp thì hạn hẹp, đòi hỏi các nhà đầu tư phải huy động một phần lớn vốn từ bên ngoài; vay ngắn hạn ngân hàng, vay Tổng Công ty, vay từ các tổ chức khác. Nhưng do ở nước ta thị trường vốn chưa phát triển mạnh mẽ nên các doanh nghiệp đa số phải vay từ Ngân hàng. Đối với một ngành sản xuất kinh doanh không có lãi cao như ngành thép, nếu vay ngân hàng thì cần có sự cân đối giữa lãi phải trả và lợi nhuận thu được. Ngành thép lại có đặc điểm là thu hồi vốn lại chậm nên nhà nước cần có chính sách lãi suất hợp lí để cho ngành thép tăng vốn vay của mình mà hoạt động kinh doanh vẫn có lãi. Nhà nước cũng nên đơn giản hoá các thủ tục cho vay đối với các doanh nghiệp sản xuất thép quốc doanh nói riêng và các doanh nghiệp sản xuất thép nói chung. Đối với các doanh nghiệp thuộc VSC thì không cần phải thông qua sự bảo lãnh của VSC mà vẫn được vay. Một vấn đề đặt ra nữa là đối với các doanh nghiệp sản xuất thép là những cơ sở phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài và là đơn vị không thu ngoại tệ nên họ phải mua ngoại tệ để nhập khẩu nguyên liệu. Vì vậy sự biến động tỉ giá có tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất thép. Sự chênh lệch tỷ giá khi mua nguyên liệu đầu vào đến khi có sản phẩm bán ra ảnh hưởng không ít đến lợi nhuận của nhà sản xuất. Nhà nước nên có ưu đãi riêng đối với ngành thép khi có những biến động như thế xảy ra để đảm bảo lợi ích cho những công ty sản xuất thép trong nước. Kết luận Ngành công nghiệp sản xuất thép của Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng là một ngành sản xuất quan trọng của nền kinh tế nước nhà. Trong những năm qua, thực hiện chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và nhà nước, ngành thép đã có những bước tăng trưởng tốt, đáp ứng được phần lớn nhu cầu thép xây dựng của đất nước và xuất khẩu được một phần sang các thị trường trong khu vực. Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp thu công nghệ hiện đại và phương thức quản lý tiên tiến của thế giới áp dụng vào nền kinh tế nước nhà, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và trong chừng mực nào đó đã thực hiện được sự đi tắt đón đầu trong một số ngành kinh tế. Nhờ thế mà ngành thép Việt Nam nói riêng và các ngành hàng khác nói chung có điều kiện tham gia ngày càng tích cực hơn vào phân công lao động quốc tế, mở ra nhiều cơ hội mà quá trình này mang lại. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực của việc hội nhập kinh tế quốc tế thì chúng ta cũng phải đối mặt với nhiều thách thức khi hoà vào dòng chảy chung của nền kinh tế thế giới. Trong bối cảnh thực hiện các cam kết hội nhập của Việt Nam, việc cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp sản xuất thép trong nước với nhau và với các công ty nước ngoài là không thể tránh khỏi. Tại Việt Nam, nền kinh tế của ta vẫn ở trình độ thấp, đang trong thời kỳ chuyển đổi và còn nhiều hạn chế như chất lượng nhân công thấp, thiếu thông tin cập nhật, khả năng cạnh tranh kém...nên gặp phải không ít rủi ro trong quá trình này. Hơn nữa, ngành thép của ta vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém như tình trạng phát triển mất cân đối và còn phụ thuộc rất lớn vào nguồn thép cao cấp và nguyên liệu nhập khẩu. Để từng bước giảm bớt lượng ngoại tệ dùng cho nhập khẩu thép và xây dựng ngành công nghiệp thép đủ sức cạnh tranh khi hội nhập với các nước trong khu vực và thế giới, chúng ta cần phải vạch ra những giải pháp hữu hiệu nhằm tháo gỡ những khó khăn đang gặp phải và dần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sản xuất thép Việt Nam. Với những giải pháp đang được nghiên cứu và triển khai thực hiện, hy vọng ngành thép Việt Nam sẽ sớm vượt qua những khó khăn hạn chế ban đầu để vươn tới xây dựng một ngành công nghiệp thép lớn mạnh, đủ sức cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới khi mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sôi động khắp toàn cầu. Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế cần thiết và tất yếu để phát triển nền kinh tế Việt Nam nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Đây cũng là một quá trình đan xen của những cơ hội và thách thức, là sự tổng hoà của những tác động tích cực và tiêu cực đối với nền kinh tế mỗi quốc gia khi tham gia vào quá trình này. Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là những doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép cần nhận thức rõ về quá trình này, nắm bắt kỹ các cam kết và lộ trình trình hội nhập để chuẩn bị vào cuộc một cách chủ động, tận dụng được tốt các cơ hội và giảm thiểu được những rủi ro. Tài liệu tham khảo “World steel in figures” by International Iron & Steel Institute - Edition 2003 “The Challenges of the Steel Industry” – Text of the speech given by Mr Ian Christmas, Secretary General, IISI at the ILAFA- 44 on 4 November 2003, in Rio de Janeiro, Brazil “Steel Statistical Yearbook 2003” by South East Asia Iron & Steel Institute Giáo trình “Quan hệ kinh tế quốc tế” – Trường đại học Ngoại thương Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 - Tổng công ty thép Việt Nam 12/2000 Báo cáo tình hình sản xuất của ngành thép Việt Nam - Tổng công ty thép Việt Nam 12/2002 Chiến lược công nghiệp Việt Nam nhìn nhận trong tiến trình gia nhập WTO - Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc 1999 của Bộ thương mại Chính sách bảo hộ đối với ngành thép trong quá trình hội nhập quốc tế - Tổng cục thuế Quyết định số 134/2001/QĐ -TTg của Thủ tướng Phính phủ về “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thép đến 2010” Nghị quyết số 07 – NQ/TW ngày 27/11/2001 của Bộ Chính trị về “Hội nhập kinh tế quốc tế” Chỉ thị số 32/1998/DT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đến 2010 Tài liệu Hội nghị toàn quốc quán triệt và và thực hiện Nghị quyết số 07 – NQ/TW của Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế – Nxb. Chính trị quốc gia Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hoá: Vấn đề và giải pháp – Vụ hợp tác kinh tế đa phương, Bộ ngoại giao 2002 Khu vực mậu dịch tự do ASEAN và tiến trình hội nhập của Việt Nam - Nguyễn Xuân Thắng, Nxb. Thống kê Một số xu hướng phát triển chủ yếu hiện nay của nền kinh tế thế giới – NXB Khoa học xã hội 2003 Lựa chọn quy trình phù hợp nhất cho ngành sản xuất thép của Việt Nam – Tổ chức JICA Nhật Bản Dự báo kinh tế thế giới – Bộ Thương mại (2003) Toàn cầu hoá kinh tế và chính sách hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam – TS. Lưu Đạt Thuyết, Nxb. chính trị quốc gia 2003 Niên giám Thống kê - Tổng cục Thống kê - 1991, 2001, 2002 Báo cáo phát triển Việt Nam 2002 – Ngân hàng thế giới tại Việt Nam Báo cáo tổng kết công tác đầu tư phát triển năm 2001 và phương hướng nhiệm vụ năm 2002- Phòng KHĐT – Tổng công ty thép Việt Nam Số liệu thống kê kinh tế – xã hội của các nước trên thế giới – Nxb. Thống kê Tạp chí “ Chiến lược chính sách công nghiệp” (các số năm 2002 – 2003) Tạp chí “Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương” ( các số năm 2003) Thời báo Kinh tế Việt Nam (các số năm 2003) Thông tin Kinh tế – Xã hội (các số năm 2003) Đầu tư (các số năm 2003) Các website: Danh mục các từ viết tắt VSC (Viet Nam Steel Cooporation): Tổng Công ty thép Việt Nam IISI (International Iron & Steel Institute): Viện sắt thép thế giới SEAISI (South East Asia Iron & Steel Institute): Viện sắt thép Đông Nam á JISF (Japan Iron & Steel Federation): Hiệp hội sắt thép Nhật Bản OECD (Organization for Economic Cooperation and Development): Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế ASEAN (Association of South - East Asian Nations): Hiệp hội các nước Đông Nam á EU (European Union): Liên minh Châu Âu WTO (World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới AFTA (Asian Free Trade Area): Khu vực mậu dịch tự do Châu á NAFTA (North American Free Trade Agreement): Hiệp định tự do mậu dịch Bắc Mỹ CIS (Commonwealth of Independent States): Cộng đồng các quốc gia độc lập ( gồm 12 Nước Liên Xô cũ) FDI (Foreign Direct Investment): Đầu tư trực tiếp nước ngoài. ODA (Oficial Development Assistant): Viện trợ phát triển chính thức CEPT (Common Effective Preference Tariff): Bảng thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung VAT (Value Added Tax): Thuế giá trị gia tăng ISO (International Standard Organization): Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế GDP (Gross Domestic Product): Tổng thu nhập quốc nội Phụ lục Bảng 1: Dự báo sản lượng thép thô thế giới đến năm 2006 Đơn vị: triệu tấn Tên nước Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 15 nước Châu Âu 162,5 170,0 167,5 Các nước Châu Âu khác 47,0 50,5 49,5 Các nước CIS 101,0 103,0 104,5 Bắc Mỹ 131,5 140,5 140,0 Nam Mỹ 40,0 42,5 42,0 Châu Phi 15,5 16,0 16,0 Trung Đông 12,5 13,0 13,0 Trung Quốc 152,0 155,0 156,0 Nhật Bản 97,5 99,5 98,5 Các nước Châu á còn lại 103,2 110,0 109,2 Châu Đại dương 8,3 8,5 8,8 Toàn thế giới 871,0 908,5 905,0 Nguồn: Dự báo kinh tế thế giới - Bộ thương mại Việt Nam – 2003 Bảng 2: Dự báo tiêu thụ thép thành phẩm thế giới Đơn vị: triệu tấn Tên nước Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 15 nước Châu Âu 143,5 150,5 148,0 Các nước Châu Âu khác 34,5 36,5 35,5 Các nước CIS 47,0 48,0 49,0 Bắc Mỹ 136,5 147,0 148,0 Nam Mỹ 27,0 29,0 28,5 Châu Phi 16,6 17,0 17,0 Trung Đông 17,5 18,0 18,0 Trung Quốc 151,0 154,0 155,0 Nhật Bản 72,0 74,0 74,0 Các nước Châu á còn lại 123,0 130,0 128,0 Châu Đại dương 6,4 6,5 6,5 Toàn thế giới 775,0 810,5 807,5 *: Ước đạt Nguồn: Dự báo kinh tế thế giới - Bộ thương mại Việt Nam – 2003 Nguồn: World steel in figures – Edition 2003 (ISII – Viện sắt thép thế giới) Bảng 3: Tình hình nhập khẩu các sản phẩm thép ở Việt Nam từ 1995 - 2002 Đơn vị: ngàn tấn Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 Sản lượng 480 900 1050 1150 1300 1400 1664 1831 Cầu 1100 1400 1700 2100 2300 2500 2730 3000 Nguồn: Thống kê của Tổng cục Hải quan từ năm 1995 - 2002 Bảng 4: Danh mục các dự án đầu tư thời kỳ 2001 – 2005 Tên dự án Hình thức Công suất dự kiến (1000t/n) Mặt hàng sản xuất Tiến độ và địa điểm Ước vốn đầu tư (triệu USD) 1 Đầu tư chiều sâu cải tạo, nâng cấp các cơ sở hiện có ở Công ty GTTN, Công ty Thép Miền Nam, Đà Nẵng Tự đầu tư, có sự giúp đỡ của Trung Quốc ổn định công suất phôi: 500 cán: 700 Thép hình, thép tròn và dây cuộn 2000-2002 tại các cơ sở hiện có Tổng số khoảng 50 2 Nhà máy thép Phú Mỹ Tự đầu tư Phôi 500 Cán 300 Phôi thép Thép tròn và dây 2001-2005 Bà Rịa – Vũng Tàu 140 3 Mở rộng Gang thép Thái Nguyên (giai đoạn 2) Tự đầu tư Phôi 300 Cán 250 Thép hình thép tròn 2002-2005 Thái Nguyên 150 4 Nhà máy thép Cán nguội Tự đầu tư Bước1: 250 Bước2: 200 Băng cuộn cán nguội, tôn mạ 2000-2005 phía Nam 180 5 Nhà máy phôi thép phía Bắc Tự đầu tư hoặc liên doanh Phôi 500 Phôi thép vuông 2000-2005 Quảng Ninh hoặc Hải Phòng 100 6 Nhà máy cán tấm nóng (giai đoạn đầu của nhà máy thép liên hợp) Tự đầu tư hoặc liên doanh 1000 Băng cuộn cán nóng 2002-20058 300 7 Cảng quốc tế Thị Vải Liên doanh Cảng ngành thép 2002-2005 56 8 Khai thác mỏ Quý Xa Tự đầu tư (hoặc liên doanh nếu có khả năng xuất khẩu) 1000 Quặng sắt 2004-2005 30 9 Nhà máy sắt xốp Liên doanh 1200 Sắt xốp đóng bánh nóng 2001-2005 350 10 Tiến hành chuẩn bị đầu tư các dự án: sắt Thạch Khê, Nhà máy thép liên hợp khép kín 2003-2005 50 Cộng 1406 Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 Bảng 5: Dự kiến công suất tăng thêm và sản lượng bố trí ở thời điểm năm 2005 Sản phẩm Năm 2000 Năm 2005 Công suất thiết bị (1000 t/n) Sản lượng (1000t) Công suất thiết bị (1000t/n) Sản lượng dự kiến (1000t) 1. Sắt xốp (HBI) - - 1200 1000 2. Phôi thép (billet) 500 350 1800 1200 3. Thép cán nóng - Sản phẩm dài (thép hình và thép tròn) - Sản phẩm dẹt (thép tấm, lá, cuộn) 2.500 2.500 - 1.400 1.400 - 4.000 3.000 1.000 2.600 2.000 600 4. Thép cán nguội - - 450 250 5. Sản phẩm gia công sau cán 500 350 600 500 Tổng cộng: -Thép cán nóng - Sản phẩm cuối cùng - Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu 2.500 3.000 1.400 1.750 70% 4.000 4.000 2.600 2.700 69,2% Nguồn: Quy hoạch phát triển ngành thép Việt Nam đến năm 2010 – Tổng công ty thép Việt Nam 2000 Bảng 6: Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty thép Việt Nam Đồng quản trị Tổng giám đốc Ban kiểm soát Cơ quan văn phòng tổng công ty CÔNG TY GANG THéP THái NGUYÊN CÔNG TY THéP MIềN NAM CÔNG TY THéP Đà NẵNG CÔNG TY Vl CHịU LửA & KHAI THáC ĐấT SéT TRúC THÔN CÔNG TY CƠ Điện luyện kim Công ty kim khí hà nội Công ty kim khí tp.hcm Công ty kim khí hải phòng Công ty kim khí bắc thái Công ty kim khí quảng ninh Công ty kd thép và vt hà nội Công ty kinh doanh thép và thiết bị công nghiệp Công ty kk và vtth miền trung Viện luyện kim đen Trường đào tạo nghề luyện kim đen Nguồn: Tổng công ty thép Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc19467.DOC
Tài liệu liên quan