Khóa luận Nghiên cứu đề xuất hạ giá từng bước Việt Nam đồng để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 PHẦN I. CƠ SỞ LÍ LUẬN 2 1.1 TỶ GIÁ 2 1.1.1 Khái Niệm: 2 1.1.2 Vai Trò Của Tỉ Giá: 2 1.1.3 Quá Trình Hình Thành Của Tỉ Giá: 3 1.1.3.1 Tỉ Giá Ngang Giá Vàng Trong Chế Độ Bản Vị Vàng: 3 1.1.3.2 Tỷ Giá Hối Đoái Trong Chế Độ Tiền Tệ Bretton Woods: 4 1.1.3.3 Tỉ Giá Hối Đoái Sau Chế Độ Tiền Tệ Bretton Woods: 5 1.1.4 Các Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái: 6 1.1.4.1 Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Cố Định. 6 1.1.4.2 Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Thả Nổi Tự Do. 6 1.1.4.3 Chế Độ Tỷ Giá Hối Đoái Hỗn Hợp Giữa Cố Định Và Thả Nổi. 7 1.1.4.3.1 Hệ Thống Dãi Băng Tỷ Giá . 7 1.1.4.3.2 Hệ Thống Tỷ Giá Con Rắn Tiền Tệ . 9 1.1.4.3.3 Hệ Thống Tỷ Giá Thả Nổi Có Quản Lý . 11 1.1.4.3.4 Chế Độ Tỷ Giá Chuẩn Tiền Tệ: 11 1.1.5 Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Tỉ Giá 11 1.1.5.1 Cung Cầu Về Ngoại Tệ: 11 1.1.5.2 Tỷ Lệ Lạm Phát Tương Đối: 12 1.1.5.3 Lãi Suất Tương Đối: 12 1.1.5.4 Lãi Suất Thực: 12 1.1.5.5 Thu Nhập Tương Đối: 13 1.1.5.6 Kiểm Soát Của Chính Phủ: 13 1.1.5.7 Kỳ Vọng: 14 PHẦN II. QUÁ TRÌNH TỰ DO HÓA LÃI SUẤT Ở VIỆT NAM: 15 1.2 Lãi Suất ở Thời Kỳ Thực Thi Cơ Chế Quản Lý Nền Kinh Tế Theo Phương Thức Quản Lý Kế Hoạch Hóa Tập Trung (Trước Năm 1988): 15 1.2.1 Lãi Suất Thời Kỳ Nền Kinh Tế Bắt Đầu Chuyển Sang Nền Kinh Tế Thị Trường Phát Triển Theo Định Hướng Xã Hội Chủ Nghĩa Có Sự Quản Lý Của Nhà Nước (Từ Năm 1988 Đến Nay). 15 1.2.1.1 Cơ Chế Thực Thi Chính Sách Lãi Suất Cố Định (1989-5.1992): 16 1.2.1.2 Cơ Chế Điều Hành Khung Lãi Suất (6.1992-1995): 16 1.2.1.3 Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Trần (1996-7.2000): 16 1.2.1.4 Cơ Chế Điều Hành Lãi Suất Cơ Bản Kèm Biên Độ (8.2000-5.2002): 17 1.2.1.5 Cơ Chế Lãi Suất Thỏa Thuận (6.2002 – Nay): 17 1.3 THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Ở VIệT NAM TRONG THỜI GIAN GẦN ĐÂY 17 1.3.1 Thời Kỳ Từ Sau Cuộc Khủng Hoảng Tài Chính – Tiền Tệ Khu Vực Đến Trước Khi Việt Nam Gia Nhập WTO ( 1999 -2006): 17 1.3.1.1 Diễn Biến Tỷ Giá USD/VND Trong Giai Đoạn Này: 17 1.3.1.2 Tác Động Của Tỷ Giá Đến Phát Triển Kinh Tế Việt Nam: 24 1.3.2 Thời Kỳ Từ Tháng 11/2006 – Nay (Từ Khi Gia Nhập WTO ). 30 1.3.2.1 Các Giai Đoạn Nới Rộng Biên Độ Dao Động Tỷ Giá: 30 1.3.2.2 Tác Động Của Tỷ Giá Đến Phát Triển Kinh Tế Việt Nam (Giai Đoạn Từ Khi Việt Nam Gia Nhập WTO): 49 1.4 ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA. 57 1.4.1 Những Thành Quả Đạt Được. 57 1.4.2 Những Tồn Tại Của Chính Sách Tỷ Giá Hối Đoái ở Việt Nam Hiện Nay. 59 1.4.2.1 Việc Xác Định Tỷ Giá Chưa Thích ứng Với Cung Cầu Ngoại Tệ 59 1.4.2.2 Hoạt Động Dự Báo Tỷ Giá Hầu Như Không Tồn Tại 60 1.4.2.3 Thụ Trường Chợ Đen Vẫn Tồn Tại Ngoài Tầm Kiểm Soát Của Chính Phủ. 62 1.4.3 Nguyên Nhân Của Những Tồn Tại. 62 1.5 BÁO CÁO HARVARD: 62 1.5.1 Giới Thiệu Sơ Lược Về Nhóm Nghiên Cứu Harvard 62 1.5.2 Mục Đích Ra Đời CỦa Bản Báo Cáo Havard: 63 1.5.3 NỘi Dung Chính Của Bản Báo Cáo Harvard: 63 1.5.3.1 Năm Nội Dung Chính Của Bản Báo Cáo Havard: 63 1.5.3.2 Nội Dung Chính Của Bản Báo Cáo Số 4: 65 1.6 KINH NGHIỆM ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN: 67 1.6.1 Kinh Nghiệm Của Trung Quốc: 67 1.6.1.1 Thực Tiễn Điều Hành Chính Sách Tỷ Giá Của Trung Quốc Trong Quá Trình Cải Cách Và Chuyển Đổi Nền Kinh Tế. 69 1.6.1.2 Tại Sao Trung Quốc Lại Thành Công Trong Việc Điều Hành Chính Sách Tỷ Giá 80 1.6.1.3 Một Số Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Điều H Ành Chính Sách Tỷ Giá Của Trung Quốc. 85 1.6.2 Kinh Nghiệm Điều Hành Tỷ Giá ở Thái Lan. 89 1.6.3 Kinh Nghiệm Điều Hành Tỷ Giá ở Malaysia. 93 PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN TRANH LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM 97 1.7 Ý KIẾN TÁN ĐỒNG VIỆC PHÁ GIÁ VND 97 1.8 Ý KIẾN KHÔNG TÁN ĐỒNG VIỆC PHÁ GIÁ VND 99 1.9 Ý KIẾN CỦA CHÍNH PHỦ 100 1.10 Ý KIẾN CỦA NHÓM THUYẾT TRÌNH 100 PHẦN KẾT LUẬN 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO 104

doc116 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Nghiên cứu đề xuất hạ giá từng bước Việt Nam đồng để kích thích kinh tế của nhóm nghiên cứu Harvard, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thu 1 USD xuất khẩu    2,40 2,31  3,02  3,67 5,80  6,32 Tổn thất ứng với 1 USD xuất khẩu 0,85 0,49  0,22  0,73 2,08   1,0 Nguồn: N. Lardy 1992; Wong 1998. Để cải thiện tình hình, năm 1994, Chính phủ Trung Quốc quyết định phá giá mạnh đồng NDT. Biên độ phá giá lên tới 50%: từ mức 5,8 NDT/1USD năm 1993 xuống 8,7 NDT/1USD kể từ ngày 1/1/1994. Đồng thời với việc điều chỉnh và phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ, Trung Quốc huỷ bỏ chế độ tỷ giá ấn định của Nhà nước để chuyển sang chế độ tỷ giá đ ược thả nổi có quản lý. Và để giảm bớt những tác động của chính sách tỷ giá lên thị trường tiền tệ, Trung Quốc đã ban hành một loạt các quy định hỗ trợ như : Thực hiện chế độ ngân hàng kết hối, Xoá bỏ sự ghìm giá và tăng giá ngoại hối của các công ty, Xây dựng thị trường giao dịch ngoại tệ liên ngân hàng, Cải tiến cơ chế hình thành tỷ giá hối đoái; Cải tiến và hoàn thiện quản lý thu chi Kết toán ngoại hối, Xoá bỏ kế hoạch mang tính mệnh lệnh đối với thu chi ngoại hối… Kết hợp với việc kiểm soát chặt chẽ của ngân hàng trung ương Đối với các hoạt động ngoại hối ở các ngân hàng thương mại bằng cách quy định ngân hàng nào được phép chuyển đổi và với số lượng là bao nhiêu. Các ngân hàng này có toàn quyền hoạt động trong thị trường ngoại hối. Đối với các công ty nước ngoài, Trung Quốc yêu cầu phải có bảng cân đối ngoại tệ hàng năm. Đối với các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài phải có giấy phép đổi ngoại tệ mạnh sang Nhân dân tệ. Còn đối với doanh nghiệp nhà nước, Nhà nước yêu cầu phải nộp 100% ngoại tệ thu được thay vì 50% như trước đây... Kết quả của một loạt những điều chỉnh kết hợp thả lỏng và xiết chặt từng bộ phậntrong chính sách tỷ giá và tiền tệ vào thời điểm này đã có tác động tích cực nhanh chóng khôi phục lại đà tăng trưởng trong XNK và nền kinh tế Trung Quốc (xem bảng). Bảng 2.14 : Tình hình kinh tế Trung Quốc những năm 1994 - 1997. Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 Tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu (tỷ USD) 236,73 280,90 289,90 325,05 Tốc độ tăng trưởng của XN khẩu (% năm) 20,97 18,65 6,41 12,12 Cán cân tài khoản vốn (Triệu USD) 32645 38647 39966 22978 Lạm phát (% năm) 24,24 16,90 8,32 2,80 Tỷ giá hối đoái (trung b.nh NDT/USD) 8,6187 8,3514 8,3142 8,2898 Tốc độ tăng trưởng (% năm) 12,70 10,50 9,50 8,80 Nguồn: IMF Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đã phải chấp nhận trả giá bằng một mức lạm phát cao không mong muốn năm 1994 là 24,24%, cao hơn năm 1993 24,24/ 14,58 = 66, 25%, lớn hơn mức ảnh hưởng thông thường của tỷ giá hối đoái đến mức giá cả hàng hoá - dịch vụ của một nước (Theo thống kê của các nhà kinh tế là <50%). Thực tế này có thể được giải thích do sự cộng hưởng của các tác động của chính sách tiền tệ trước đó (xem bảng 2.15). Bảng 2.15 : Tình hình diễn biến của chính sách tiền tệ giai đoạn 1990 - 1997. Năm 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 Lãi suất ngân hàng (% năm) 7,92 7,20 7,20 10,08 10,98 10,44 9,00 8,55 Mức cung tiền (M1) 701,0 898,8 1171,4 1676,1 2154 2597 3066,3 3834 Tỷ lệ tăng trưởng của M1(%) 20,15 28,22 30,33 43,08 28,51 20,57 18,07 25,00 Nguồn: IMF Nhưng sự trả giá này chỉ có tính chất ngắn hạn và đã được Chính phủ Trung Quốc kịp thời điều chỉnh bằng chính cách thắt chặt tiền tệ (tốc độ tăng cung tiền giảm và lãi suất tăng, xem bảng 2.15), năm sau lạm phát đã giảm xuống và nhanh chóng trở lại ổn định. Điều chỉnh và phá giá mạnh đồng Nhân dân tệ thời gian này của Chính phủ Trung Quốc không chỉ thu được những lợi ích trong ngắn hạn, nhanh chóng đẩy mạnh xuất khẩu, chiếm lĩnh nhiều thị phần quan trọng trên thị trường quốc tế ; mà còn tạo cơ sở để Trung Quốc có thể trở lại duy trì chính sách tỷ giá ổn định trong một thời gian dài, giảm thiểu những rủi ro hối đoái và tạo môi trường hấp dẫn thu hút mạnh các nguồn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã vươn lên đứng đầu các nước đang phát triển về mức độ thu hút đầu tư nước ngoài cả trực tiếp và gián tiếp (xem bảng 2.16). Đây cũng chính là cơ sở tạo ra khả năng góp phần giảm sốc cho nền kinh tế Trung Quốc trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực. Tính đến tháng 7.1997, tương quan trong mức giá của Trung Quốc và Mỹ đã kéo giá trị của đồng Nhân dân tệ suy giảm ở mức khoảng 41,76% (52,36% - 10,30% thời kỳ 94 - 17, xem bảng 7). So với mức phá giá 50,14% năm 1994, đồng Nhân dân tệ vẫn bị đánh giá thấp khoảng 6,38% (8,38% - 2% đã điều chỉnh theo mức lạm phát của Mỹ và Trung Quốc từ 1994 - 1997). Vì vậy, việc tiếp tục duy trì sự ổn định của đồng Nhân dân tệ cho đến nay là hoàn toàn có khả năng thực hiện được và không vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế Trung Quốc. Nền kinh tế Trung Quốc vẫn tiếp tục có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và sản xuất cao nhất so với các nước trong khu vực và Thế giới (xem bảng 2.18). Bảng 2.16 : Tình hình tỷ giá và đầu tư nước ngoài tại Trung Quốc 1994 - 1997 Chỉ tiêu 1994 1995 1996 1997 Tỷ giá hối đoái trung bình năm NDT/USD 8,4462 8,3174 8,2982 8,2798 Đầu tư trực tiếp (triệu USD) 317897 33849 38066 41673 Vốn từ các công ty - thị trường (Triệu USD) 3543 789 1744 6804 Nguồn: IMF Bảng 2.17 : Tình hình lạm phát của Mỹ và Trung Quốc 1994 - 1997 Tỷ lệ lạm phát 1994 1995 1996 1997 Mỹ(%) 2.60 3.00 2.70 2.30 Trung Quốc(%) 24.24 16.90 8.32 2.80 Nguồn: IMF Bảng 2.18 : Tình hình kinh tế Trung Quốc sau khi xảy ra cuộc khủng hoảng. Chỉ tiêu 1998 1999 2000 Tốc độ tăng trưởng GDP (%) 7,8 7,1 7,0 Xuất khẩu (tỷ USD) 181,8 191,9 210,0 Tốc độ tăng trưởng XK (%/ năm trước) 0,5 5,5 10,0 Nhập khẩu (tỷ USD) 138,3 161,4 180,0 Tốc độ tăng trưởng NK (%/ năm trước) -1,7 16,7 11,0 Suất siêu (Tỷ USD) 43,5 30,5 30,0 Dự trữ ngoại tệ (Tỷ USD) 145,0 154,7 160,0 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Tỷ USD) 45,6 40,0 50,0 Nguồn: IMF Nói như vậy, không có nghĩa là cuộc khủng hoảng không có tác động gì đến nền kinh tế Trung Quốc .Nhưng thực tế là những tác động của nó đối với nền kinh tế Trung Quốc và cả nền kinh tế Thế giới sẽ là ít nghiêm trọng hơn nếu Chính phủ Trung Quốc duy trì ổn định giá trị của đồng Nhân dân tệ so với việc để mặc cho đồng Nhân dân tệ bị phá giá trước làn sóng tấn công của cuộc khủng hoảng (ít nhất l à trong thời gian diễn ra cuộc khủng hoảng). Để giảm bớt sức ép điều chỉnh và phá giá đồng Nhân dân tệ; trong thời gian này, Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện một sự phối hợp khá linh hoạt và mềm dẻo giữa chính sách tỷ giá với chính sách tiền tệ, tài chính. Sau khi có nhiều biện pháp quản lý chặt ngoại hối đầu những năm 90, từ năm 1994 - 1996 Trung Quốc đã có những điều chỉnh quản lý ngoại hối lỏng hơn như : Cho phép các công ty xuất khẩu tăng tỷ lệ giữ ngoại tệ, các công ty nước ngoài từng bước được giao dịch, mua bán các loại ngoại tệ mạnh, tạo điều kiện để đồng Nhân dân tệ xâm nhập nhanh hơn vào thị trường tiền tệ Thế giới… Ngày 1/12/1996, đồng NDT Trung Quốc đã chính thức được Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) công nhận là đồng tiền chuyển đổi tự do ở các tài khoản vãng lai, tức có liên quan đến các khoản thanh toán về mậu dịch hàng hoá - dịch vụ cũng như các khoản lợi nhuận các công ty nước ngoài chuyển về nước. Năm 1998, để bảo vệ đồng NDT trước tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, một lần nữa Trung Quốc lại quay lại kiểm soát chặt chẽ thị trường ngoại hối, giảm nguy cơ đầu cơ và găm giữ giảm những dự kiến về phá giá đồng NDT. Song song với việc quản lý chặt trên thị trường ngoại hối, để giảm bớt sức ép đối với xuất khẩu và sự tăng trưởng của nền kinh tế, Chính phủ Trung Quốc đã phối hợp với các chính sách tiền tệ nới lỏng và kích cầu. Trong năm 1998, Trung Quốc đã liên tiếp 3 lần hạ lãi suất tiền cho vay và tiền gửi bằng đồng NDT, lãi suất tái chiết khấu cũng giảm 1,91%, đồng thời với việc giảm cả lãi suất với các tiền gửi bằng ngoại tệ. Kết hợp với chính sách lãi suất là chính sách hạ thấp tỷ lệ dự bắt buộc, tăng hoạt động nghiệp, vụ thị trường mở của ngân hàng trung ương, chính sách hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp, kích thích tiêu dùng của các tầng lớp dân cư…(xem bảng 2.19). Bảng 2.19 : Tình hình lãi suất và một số chỉ số của thị trường tiền tệ 1998. Chỉ tiêu 20/03/98 01/07/98 06/12/98 Lãi suất tiền cho vay giảm (%) 1,6 0,49 0,27 Lãi suất tiền gửi giảm (%) 0,6 1,12 0,55 Lãi suất tiền gửi USD (%) 4,875 4,250 3,755 Nguồn: IMF Tác động của một loạt những phối hợp trong chính sách để điều chỉnh này là cách gián tiếp giảm giá đồng NDT, giảm sức ép phá giá đồng NDT đang ngày càng đè nặng lên chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Tại Sao Trung Quốc Lại Thành Công Trong Việc Điều Hành Chính Sách Tỷ Giá Câu chuyện phá giá đồng nhân dân tệ được bắt nguồn từ đầu những năm 1990. Khi đó, 1 USD chỉ "ăn" từ 5,8 đến 5,9 nhân dân tệ. Tuy nhiên, bước sang 1993, Bắc Kinh cảm thấy phải có biện pháp hỗ trợ mạnh cho xuất khẩu, một đòn bẩy quan trọng cho tăng trưởng kinh tế ở đất nước hơn 1 tỷ dân này. Trung Quốc đã quyết định định giá lại đồng bản tệ, mà thực chất là làm cho nhân dân tệ trượt giá tới 50%. Kể từ 1994 đến nay, Trung Quốc ấn định tỷ giá ngoại tệ ở mức 8,2-8,3 nhân dân tệ ăn 1 USD và coi đây là cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát. Tuy nhiên, dưới con mắt của các chuyên gia tài chính quốc tế, thực chất đây là một tỷ giá cố định. Những năm đầu tiên sau khi đồng nhân dân tệ bị "cột chặt" vào USD, dư luận thế giới vẫn chưa quan tâm nhiều đến tác động của nó đối với thương mại toàn cầu. Bởi lúc đó, các nước G7 vẫn xoáy "mũi dùi" vào việc Nhật Bản định giá thấp đồng yên so với đôla Mỹ. Tới nửa cuối 2001, kinh tế xứ hoa anh đào vẫn chưa thoát khỏi bĩ cực và để đánh lạc hướng dư luận, Tokyo đã khởi xướng phong trào đòi định giá lại đồng nhân dân tệ. Dư luận quốc tế bắt đầu chuyển hướng mạnh sang vấn đề này kể từ 2003, khi mà các nước G7 cảm thấy mình ngày càng bị thiệt thòi vì chuyện đồng nhân dân tệ phá giá. Tác động lớn nhất, theo các nước G7, chính là về mặt thương mại. Nguyên nhân chủ yếu khiến Nhật, Mỹ và một số nước trên thế giới yêu cầu RMB phải nâng giá vì Trung Quốc đã xuất khẩu thành công, nhiều năm liền suất siêu cao, ưu thế sức lao động của Trung Quốc chưa hề bị lung lay và hiện Trung Quốc là quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trên thế giới Việc đánh tụt giá đồng nhân dân tệ đã giúp hàng hoá xuất khẩu của Trung Quốc rẻ đi rất nhiều, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường quốc tế. Nhờ vậy, trong nhiều năm qua, Trung Quốc liên tục thặng dư thương mại. Trong tổng số 500 tỷ USD thâm hụt thương mại của Mỹ, có tới 130 tỷ USD bắt nguồn từ quan hệ buôn bán với Bắc Kinh. Nhật Bản, EU đều thặng dư thương mại nhưng khi giao thương với Trung Quốc lại bị thâm hụt nặng nề. Việc định giá thấp đồng nhân dân tệ cũng mang lại nhiều lợi thế cho Trung Quốc trong thu hút đầu tư. Trung Quốc đã thay thế Mỹ trở thành nước thu hút FDI (vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài) lớn nhất thế giới. Nếu như trước năm 2001, khi Trung Quốc chưa gia nhập WTO, số vốn FDI đổ vào đất nước này mới là 6,5 tỷ USD thì đến năm 2002 đã là 52 tỷ USD.. Trong khi đó, thu hút FDI của Mỹ lại liên tục giảm. Nếu như năm 2001 đạt 144 tỷ USD thì đến năm 2002 chỉ còn 86,6 tỷ USD. EU và Nhật Bản cũng rơi vào tình trạng tương tự. Cùng với tình trạng sụt giảm FDI, khó khăn về việc làm cũng gia tăng. Mỹ cho rằng kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, Mỹ đã bị mất 2,6 triệu việc làm và tỷ lệ thất nghiệp tại đây đã lên tới 5-6%. Tỷ lệ thất nghiệp ở Nhật Bản và EU cũng tăng cao, lần lượt là 5-6% và 8-9%. Cũng nhờ câu chuyện định giá đồng nội tệ, Trung Quốc đã tăng được một lượng lớn dự trữ ngoại tệ. Những tổn thất kể trên đang thôi thúc các quan chức G7 tạo sức ép đối với Bắc Kinh trong việc tìm lại giá trị thực cho đồng nhân dân tệ. Liên tục trong các cuộc họp với Trung Quốc, G7 đều cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế Trung Quốc những năm qua rất lớn và do đó, giá trị đồng nhân dân tệ cũng phải tăng tương ứng. Và ngay cả tại các diễn đàn không chính thức, chính phủ và doanh nghiệp của các nước này cũng tìm nhiều biện pháp ép Bắc Kinh thuận theo ý nguyện của mình. Những người có quan điểm cực đoan thì cho rằng, đồng nhân dân tệ đang được định giá thấp 20-40% so với giá trị thực và lẽ ra 1 USD chỉ có thể đổi được 6-7 nhân dân tệ. Tuy nhiên, Trung Quốc lại cự nự rằng, kinh tế nước mình đã rơi vào thiểu phát trong suốt thời gian dài, ngay cả khi tốc độ tăng trưởng GDP rất cao. Nếu làm tăng giá đồng nhân dân tệ thì sẽ càng làm tăng tình trạng bất hợp lý này và ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất, đời sống của người dân khi doanh nghiệp phải cơ cấu lại. Bắc Kinh cũng cho rằng tiềm lực của mình trên thị trường tài chính chưa đủ mạnh, kim ngạch thương mại mới chiếm 5% toàn cầu. Một lý do khác được đưa ra là hệ thống tài chính ngân hàng của Trung Quốc đang rất yếu kém. Nếu xét theo tiêu chí tỷ lệ nợ khó đòi thì ngành ngân hàng Trung Quốc có quy mô tồn đọng lớn thứ 2 Đông Á, sau Nhật Bản. Kể từ sau khủng hoảng 1997-1998 đến 2003, nợ tồn đọng tại các ngân hàng đã là 200 tỷ USD, nợ có vấn đề tại các định chế tài chính cũng lên tới 300 tỷ USD. Trung Quốc đã phải chi 200 tỷ USD và thời gian tới phải bỏ ra thêm 500 tỷ USD để tái cấp vốn cho các ngân hàng. Và vì vậy, theo Bắc Kinh, nếu đồng nhân dân tệ tăng giá sẽ càng làm cho hệ thống tài chính ngân hàng bất ổn hơn, trong khi đó, mục tiêu hàng đầu của Trung Quốc là ổn định để phát triển bền vững. Mặc dù bị Mỹ gây sức ép phải định giá lại đồng bản tệ song Trung Quốc vẫn giữ nguyên lập trường: Không nâng giá đồng NDT. Có 4 lý do dẫn đến quyết định này Thứ nhất: người Trung Quốc bị hạn chế tới Mỹ cũng như nhiều quốc gia lớn khác, do đó, các cơ hội đầu tư và chi tiêu bị hạn chế. Thứ hai: tỷ giá thả nổi thế chấp nhà cũng như sự thiếu vắng của hệ thống cho vay tín dụng cá nhân làm giảm khả năng kiểm soát lạm phát và cho vay của Trung Quốc. Thứ ba: thuế thu nhập cao khiến lợi nhuận đối với các ngành xuất khẩu gần như bằng không. Đây là những ngành có thể dễ dàng chuyển nhà máy sang các quốc gia khác khi giá lao động hay đồng nhân dân tệ tăng quá cao. Thứ tư: ũng là điều quan trọng nhất, khoảng cách thu nhập giữa 900 triệu dân sống ở nông thôn và 500 triệu dân thành thị sẽ lên đến mức chưa từng có 1:4. Theo đó, thu nhập bình quân thực tế tại nông thôn chưa đến 1.900 NDT/năm (khoảng 230USD). Nếu không được kiểm soát, một trong 4 vấn đề trên có thể gây ra thảm họa với nền kinh tế của Trung Quốc. Do người Trung Quốc bị hạn chế ra nước ngoài nên các công ty Trung Quốc không thể bán sản phẩm trực tiếp tới tay người tiêu dùng, không tiếp cận được với các công nghệ tối tân cần thiết để duy trì sức cạnh tranh, không được đầu tư quá nhiều vốn vào thị trường nào đó. Những hạn chế này sẽ tạo ra mức cầu quá lớn đối với đồng nhân dân tệ nếu Trung Quốc thả nổi đồng tiền. Tất cả mọi người sẽ phải dùng nhân dân tệ để đầu tư và chi tiêu tại Trung Quốc trong khi hầu như không có một người dân Trung Quốc nào có thể mua ngoại tệ để chi dùng ở nước ngoài. Điều này sẽ làm giá trị đồng nhân dân tệ tăng giả tạo và ngăn cản đầu tư vào các nhà máy mới trong khi còn hàng triệu người ở Trung Quốc còn chờ việc. Khi các quốc gia còn hạn chế tiếp nhận người Trung Quốc, Bắc Kinh sẽ không đồng ý thả nổi đồng bản tệ. Ngoài lý do trên, còn một vấn đề vô cùng quan trọng đang tồn tại trong hệ thống thế chấp nhà ở Trung Quốc. Để tất cả mọi người đều có nhà ở, Trung Quốc đang thực thi một hệ thống cho vay thế chấp có tỷ lệ lãi suất thấp. Nếu không ấn định tỷ lệ lãi suất theo mức thị trường, Trung Quốc không thể ngăn chặn lạm phát bất động sản - một vấn đề khiến đồng nhân dân tệ tiếp tục phải giảm giá trị. Về vấn đề thuế thu nhập, Trung Quốc hiện là nước tính thuế cao nhất thế giới. Trong vòng 15 năm qua, người nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc đều được hưởng giá lao động thấp. Tuy nhiên, do thuế thu nhập cao nên các doanh nghiệp hầu như không để lại lợi nhuận để tái đầu tư tại Trung Quốc. Điều này có nghĩa, các công ty đa quốc gia sẽ mua hàng tại các nhà máy của họ tại Trung Quốc với giá vừa đủ để trang trải chi phí và dành hết lợi nhuận cho các công ty phân phối của họ ở những nơi có thuế thu nhập thấp hơn nhiều. Để kiểm soát đồng bản tệ, Trung Quốc cần thiết phải yêu cầu các công ty nước ngoài sử dụng ngoại tệ để trả lương cho lao động trong nước. Đó chính là lý do Trung Quốc hiện đang là quốc gia nắm lượng USD cao thứ hai ngoài Mỹ. Trong trường hợp, Trung Quốc thả nổi NDT, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được tự do mua NDT và thành lập liên doanh với Trung Quốc, việc này sẽ tạo ra mức cầu khổng lồ đối với đồng NDT và tạo ra giá trị ảo của đồng tiền. Vấn đề lớn nhất mà Trung Quốc đang gặp phải đối với việc ổn định kinh tế và chính trị đó là hiện còn 900 triệu người dân nông thôn nước này đang sống trong cảnh nghèo. Để cải thiện tình hình này, Trung Quốc phải giữ giá lao động thấp để cạnh tranh và tạo ra nhiều việc làm mới cho người dân. Do đó, giá trị đồng NDT sẽ không thay đổi cho tới khi ít nhất một nửa dân số sống bằng nghề nông được đưa vào làm việc trong các ngành công nghiệp. Do giải quyết tốt 4 vấn đề trên nên Trung Quốc không có lý do gì để xem xét lại giá trị đồng tiền. Một Số Kinh Nghiệm Rút Ra Từ Điều H Ành Chính Sách Tỷ Giá Của Trung Quốc. Những phân tích trên đây cho thấy sự thành công của Trung Quốc trong công cuộc cải tổ và chuyển đổi nền kinh tế trong 20 năm qua, có phần đóng góp quan trọng trong cách điều hành linh hoạt và chủ động chính sách tỷ giá hối đoái của Chính phủ Trung Quốc . Mặc dù, Trung Quốc chưa phải là một nước có nền kinh tế thị trường phát triển hoàn thiện, nhưng thực tiễn điều hành chính sách tỷ giá của Trung Quốc trong những năm qua đã thể hiện sự phân tích sâu sắc những b ài học của nền kinh tế thị trường từ các nước phát triển và vận dụng một cách linh hoạt v ào hoàn cảnh thực tế của Trung Quốc. Do tính chất và nhiều điều kiện tương đồng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Trung Quốc và Việt Nam; những kinh nghiệm của Trung Quốc sẽ là những bài học thực sự có ý nghĩa đối với Việt Nam để tiếp tục đẩy nhanh quá trình tăng trưởng bền vững. Một số thành tựu của Trung Quốc đạt được nhờ chính sách tỷ giá: Việc kiểm soát ngoại hối được thực hiện nhằm đảm bảo chế độ giao nộp ngoại tệ của các đơn vị kinh tế, đảm bảo dự trữ ngoại hối. Trong thời kỳ 1985-1994, do sản xuất trong nước phát triển nhanh gây nên tình trạng hàng hoá tồn đọng, Trung Quốc đã tạo nhiều “cú sốc tỷ giá” có lợi cho xuất khẩu. Cú sốc phá giá đầu năm 1994 giảm giá đồng NDT trên 35% được xem là một điển hình trong nghệ thuật “chớp thời cơ” của Trung Quốc. Nhờ các cú sốc tỷ giá, sức cạnh tranh của hàng hoá Trung Quốc được nâng lên. Trung Quốc trở thành nước liên tục xuất siêu và có mức dự trữ ngoại tệ lớn thứ 1 trên thế giới Đồ thị 2.18 cho thấy đã thật sự có một cú nhảy vọt đột biến trong hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc tại thời điểm năm 1994, tức là từ khi đồng NDT được phá giá 50%.. đến khi Trung Quốc gia nhập WTO (2001), xu hướng này luôn được giữ vững với mức thặng dư thương mại cao ổn định. Hình 2.18 Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng ở Trung Quốc, 2001 -2005 Bảng 2.20. Tăng trưởng tiền tệ và tín dụng ở Trung Quốc, 2001 -2005 Năm 2001 2002 2003 2004 2005 Tăng trưởng M2 (%) 14.4 16.8 19.6 14.6 17.6 Tăng trưởng tín dụng (%) 6.4 30.7 19.6 10.9 13.6 Tăng trưởng tiền dự trữ (%) 9.2 13.3 17.1 11.4 9.3 Tăng trưởng dự trữ ngoại hối (%) 35.3 39.7 49.0 33.4 Dự trữ ngoại hối/GDP (%) 16.5 20.3 25.1 32.0 36.6 Tỷ giá danh nghĩa 8.28 8.28 8.28 8.28 8.28 Mức tăng CPI 0.7 -0.8 1.2 3.9 1.8 Đơn vị: 100.000 RMB Bảng 2.21 Chỉ tiêu kinh tế Trung Quốc từ 1978 tới 2004 Năm Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu Xuất khẩu Exports Nhập khẩu Imports Cán cân thương mại 1978 355.0 167.6 187.4 -19.8 1980 570.0 271.2 298.8 -27.6 1985 2066.7 808.9 1257.8 -448.9 1989 4156.0 1956.1 2199.9 -243.8 1990 5560.1 2985.8 2574.3 411.5 1991 7225.8 3827.1 3398.7 428.4 1992 9119.6 4676.3 4443.3 233.0 1993 11271.0 5284.8 5986.2 -701.4 1994 20381.9 10421.8 9960.1 461.7 1995 23499.9 12451.8 11048.1 1403.7 1996 24133.8 12576.4 11557.4 1019.0 1997 26967.2 15160.7 11806.5 3354.2 1998 26849.7 15223.6 11626.1 3597.5 1999 29896.2 16159.8 13736.4 2423.4 2000 39273.2 20634.4 18638.8 1995.6 2001 42183.6 22024.4 20159.2 1865.2 2002 51378.2 26947.9 24430.3 2517.6 2003 70483.5 36287.9 34195.6 2092.3 2004 95539.1 49103.3 46435.8 2667.5 Bảng 2.22: Chỉ tiêu kinh tế Trung Quốc năm 2008      GDP (PPP) 7.800 tỉ USD   GDP (tỷ giá chính thức) 4.222 tỉ USD   Tăng trưởng kinh tế 9,80 %   Tăng trưởng công nghiệp 10,70%   GDP bình quân đầu người (PPP) 6.100 USD   Lực lượng lao động 807,70 triệu   Tỷ lệ thất nghiệp 4,%   Tỷ lệ đầu tư 40,20% GDP   Lạm phát 6%   Nợ công 15,70 GDP   Nợ nước ngoài 420,80 tỉ USD   Dự trữ vàng và ngoại tệ 2.033 tỉ USD Nguồn: World Fact Book Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy rõ : Chính sách tỷ giá là một bộ phận của chính sách tiền tệ và nằm trong mối quan hệ của hệ thống các chính sách kinh tế. Vì vậy, chính sách tỷ giá chỉ có thể đạt được những mục tiêu của mình khi quá trình điều hành được đặt ra trong mối quan hệ của hệ thống các chính sách kinh tế, đặc biệt là chính sách tiền tệ. Mục tiêu của chính sách tỷ giá và các chính sách kinh tế khác, trong đó phải tính đến mục tiêu của chính sách tiền tệ, trong ngắn hạn thường có sự mâu thuẫn với nhau. Một sự phối hợp chặt chẽ và linh hoạt trong điều hành các chính sách có thể đem lại hiệu quả cao hơn cho chính sách tỷ giá giảm thiểu được những hậu quả rủi ro đối với nền kinh tế mà nó có thể gây ra. Thời điểm và mức điều chỉnh tỷ giá là những vấn đề có tính chất quyết định đối với hiệu quả của chính sách tỷ giá. Hàm lượng của các yếu tố thị trường (như: Quan hệ cung - cầu về ngoại hối, sở thích, chính sách, lạm phát, lợi tức của các tài sản nội ngoại tệ..) phản ánh trong tỷ giá càng cao thì khả năng có một chính sách tỷ giá có hiệu quả cao và chống đỡ được với các cú sốc đối với nền kinh tế càng lớn. Chính sách tỷ giá có khả năng dự kiến những diễn biến của tỷ giá cao sẽ tạo khả năng ổn định tương đối dài hạn và giảm thiểu được những rủi ro hối đoái, đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài - một vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với các nước đang phát triển trong quá trình công nghiệp hoá. Chính sách phá giá đồng nội tệ ở các nước đang phát triển có thể mang lại nhiều lợi ích hơn và phải trả giá ít hơn, xét cả về ngắn hạn và dài hạn (tạo lợi thế so sánh mới, tăng sức cạnh tranh quốc tế, mở rộng nhanh quan hệ ngoại thương, quan hệ kinh tế đối ngoại, thu hút đầu tư có hiệu quả và thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng nhanh…). Tính nhạy cảm và khả năng phản ứng của các nhà điều hành chính sách luôn là yếu tố hàng đầu quyết định sự thành bại của chính sách tỷ giá - một loại chính sách kinh tế phức tạp, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố dự kiến và rủi ro trong quá trình biến động, đặc biệt là sự liên quan chặt chẽ của nó với những yếu tốt rủi ro có tính chất chính trị. Vì vậy, kinh nghiệm vẫn luôn luôn chỉ là kinh nghiệm, nó chỉ thực sự có giá trị khi những người phân tích và khai thác kinh nghiệm tìm được lối đi riêng trong điều kiện cụ thể của mình. Kinh Nghiệm Điều Hành Tỷ Giá ở Thái Lan. Thái Lan được xem là nơi châm ngòi cho cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ tại châu Á vào năm 1997-1998. Lúc đó, nhiều người không tin điều tồi tệ như vậy lại có thể xảy ra. Tuy nhiên, sau khi có đủ thời gian suy nghĩ, có thể thấy rằng khủng hoảng là điều tất yếu và một trong những nguyên nhân chính là do các nước trong khu vực đã quá vội vã trong việc tự do hóa tài khoản vốn và áp dụng cơ chế cố định tỷ giá (Yusuf 2000) khi mà nền kinh tế chưa thực sự ổn định, khu vực tài chính ngân hàng còn bộc lộ nhiều yếu kém cộng với những cải cách khác chưa được thực hiện theo tiến trình tự do hóa tài chính nêu trên. Thái Lan và một số nước Đông Nam Á đã cố gắng thực hiện cái mà các nhà kinh tế gọi là Bộ ba chính sách không thể đồng thời. Họ vừa cố định giá trị đồng tiền của mình vào Dollar Mỹ, vừa cho phép tự do lưu chuyển vốn (tự do hóa tài khoản vốn). Kinh tế Đông Nam Á tăng trưởng nhanh trong thập niên 1980 và nửa đầu thập niên 1990 đã tạo ra sức ép tăng giá nội tệ. Để bảo vệ tỷ giá cố định, các ngân hàng trung ương Đông Nam Á đã thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng. Kết quả là cung tiền tăng gây ra sức ép lạm phát. Chính sách vô hiệu hóa (sterilization policy) đã được áp dụng để chống lạm phát vô hình chung đẩy mạnh các dòng vốn chảy vào nền kinh tế Ở Thái Lan, khi tài khoản vốn được tự do cộng với kỳ vọng quá lớn của các nhà đầu tư và sự lỏng lẻo trong việc kiểm soát các khoản nợ vay đã làm cho dòng vốn ồ ạt chảy vào. Chỉ trong 10 năm từ 1987-1996, đã có đến 100 tỷ đôla được đổ vào Thái Lan. Nghiêm trọng hơn, trên 70% số tiền này là vốn vay với hơn nửa là vay ngắn hạn do các tổ chức tài chính, nhất là các công ty tài chính trong nước vay để đầu tư dài hạn và bất động sản chiếm một tỷ trọng không nhỏ (Alba 1999). Những chỉ số kinh tế vĩ mô đẹp mắt tồn tại trong thời gian dài như: tốc độ tăng trưởng bình quân 9,5%, thất nghiệp được giữ ở con số dưới 2%, dự trữ ngoại hối tăng bình quân 26,2% với 35 tỷ đô-la được mua thêm, trong khi tốc độ tăng cung tiền chỉ là 18,7% và tỉ lệ lạm phát bình quân 4,7%, năm cao nhất chỉ là 6%..., dường như đã đánh lừa được mọi người. Từ năm 1985 đến năm 1995, kinh tế Thái Lan tăng trưởng với tốc độ bình quân hàng năm là 9%. Cuối năm 1996, báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới của IMF đã cảnh báo nền kinh tế Thái Lan tăng trưởng quá nóng và bong bóng kinh tế có thể không giữ được lâu. Cuối năm 1996, thị trường chứng khoán Thái Lan bắt đầu có sự điều chỉnh. Cả mức vốn hóa thị trường vốn lẫn chỉ số thị trường chứng khoán đều giảm đi. Dự đoán trước khả năng kinh tế Thái Lan sụp đổ, các nhà đầu tư ngắn hạn nước ngoài nhanh chóng rút các khoản vốn ra khỏi nước này khiến hệ thống tài chính - tiền tệ của Thái Lan càng nhanh chóng sụp đổ Ngày 14 tháng 5 và ngày 15 tháng 5 năm 1997, đồng baht Thái bị tấn công đầu cơ quy mô lớn. Điều gì phải đến đã đến, với tỷ giá được giữ gần như cố định ở mức 25 Baht ăn 1 đôla quá lâu khi mà thâm hụt thương mại kéo dài đã làm cho áp lực giảm giá đồng Baht ngày càng gia tăng. Áp lực của những khoản nợ đến hạn, áp lực của thâm hụt ngoại thương liên tục đã vượt quá sức chịu đựng của nền kinh tế, nhu cầu ngoại tệ gia tăng đột biến. Mặc dù đã bán ra gần 15 tỷ đôla trong gần 40 tỷ dự trữ ngoại hối, nhưng Thái Lan đã không đủ sức giữ được tỷ giá. Đồng baht bị phá giá và khủng hoảng xảy ra với những hậu quả khôn lường. Ngày 30 tháng 6, thủ tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyudh tuyên bố sẽ không phá giá baht, song rốt cục lại thả nổi baht vào ngày 2 tháng 7. Baht ngay lập tức mất giá gần 50%. Vào tháng 1 năm 1998, nó đã xuống đến mức 56 baht mới đổi được 1 dollar Mỹ. Chỉ số thị trường chứng khoán Thái Lan đã tụt từ mức 1.280 cuối năm 1995 xuống còn 372 cuối năm 1997. Đồng thời, mức vốn hóa thị trường vốn giảm từ 141,5 tỷ USD xuống còn 23,5 tỷ USD. Finance One, công ty tài chính lớn nhất của Thái Lan bị phá sản. Đồng baht mất giá nhanh chóng khiến thu nhập từ xuất khẩu giảm mạnh trong khi gánh nặng nợ nước ngoài tăng trầm trọng. Đến cuối năm 1997, nợ nước ngoài của Thái Lan lên đến 88 tỷ USD và dự trữ ngoại tệ trụt xuống còn 28 tỷ USD. Thái Lan kêu gọi sự giúp đỡ của các Tổ chức tài chính quốc tế Tháng 8/1997, IMF cứu viện Thái Lan bằng hai gói hỗ trợ kinh tế với giá trị hơn 20 tỉ đôla với các điều kiện như thông qua luật quy định phá sản, tái tổ chức và cấu trúc Công ty, thiết lập các khung giám sát mạnh mẽ hơn đối với Ngân hàng và các Tổ chức tài chính. Thái Lan thực hiện các yêu cầu này và trải qua một qúa trình cực nhọc trong khôi phục kinh tế. Nước này tiến hành những cải cách quan trọng trong hệ thống Ngân hàng tài chính. Như tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng lên tới 45% vào năm 1998 thì năm 2006, tỷ lệ này chỉ chừng 3 - 4% (số liệu của IMF). Tuy nhiên chính sách khắc khổ dựa trên cơ sở những lời khuyên của IMF gây ra những phản ứng mạnh mẽ trong người dân trước tình trạng thất nghiệp và suy thoái kinh tế lan tràn. Năm 2001, Thủ tướng mới Thaksin đắc cử đưa ra hàng loạt các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế bằng cách khuyến khích sản xuất và tiêu dùng nội địa, đồng thời giảm sự phụ thuộc và các nguồn vốn và thương mại nước ngoài. Những chính sách này được biết đến với cái tên Thaksinomifcs đã góp phần đưa Thái Lan hồi phục và tăng trưởng kinh tế trở lại trong giai đoạn 2002 - 2004. Tuy nhiên từ năm 2005, dưới áp lực của giá dầu cao và các khó khăn khác như hạn hán, lũ lụt và bất ổn chính trị, nền kinh tế Thái Lan lại gặp lại những khó khăn trong tăng trưởng kinh tế cho tới nay, nhất là sau vụ đảo chính quân sự Thủ tướng Thaksin năm 2006. Bảng 2.23 Một số chỉ tiêu kinh tế Thái Lan từ 1980-2005 Năm GDP Tỷ giá so với USD Chỉ số Lạm phát (2000=100) 1980 662.482 20,47 Baht 41 1985 1.056.496 27,15 Baht 53 1990 2.191.100 25,58 Baht 64 1995 4.186.212 24,91 Baht 81 2000 4.922.731 40,11 Baht 100 2005 6.924.273 41,02 Baht 111 Sau cuộc khủng hoảng này, tuy có một số biện pháp xiết chặt, nhưng nhìn chung tài khoản vốn vẫn coi như được tự do cộng với một cái mới là tỷ giá được thả nổi. Điểm đáng chú ý nhất của Thái Lan là sau khi phá giá đồng Baht, thặng dư thương mại ngày càng gia tăng. Hơn thế nữa, dòng vốn nước ngoài đang quay trở lại ngày một nhiều hơn. Kể từ năm 1998, kinh tế Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục hồi. tăng trưởng đạt 4,2-4,4% vào năm 2000, phần lớn dựa vào xuất khẩu (tăng 20% năm 2000). Năm 2001, mức tăng trưởng bị giảm xuống còn 2,2% do ảnh hưởng của sự sụt giảm của kinh tế toàn cầu. Nhưng sau đó, kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh dưới thời Thủ tướng Thaksin Shinawatra với một số dự án lớn. từ 2002 - 2004, tăng trưởng đạt 5-7% một năm. Năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế Thái Lan là 5,1%, kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 150 tỷ USD. Các đối tác chính là Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Xinh-ga-po…. Tuy sự bất ổn chính trị gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của Thái Lan tuy nhiên các yếu tố cơ bản của nền kinh tế vấn vững. Xuất khẩu 4 tháng đầu năm 2007 tăng 18,27% đạt 45,7 tỷ USD, du lịch vẫn phát triển, số lượng khách trong tháng 4 đạt 1,1 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái; dự trữ ngoại tệ tính đến tháng 4/2007 đạt 71,1 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2007, mức tăng trưởng khoảng 4-4,5% nhưng đã tăng vọt lên 5,7% trong quý 4 năm 2007 khiến mức tăng trưởng của cả năm là 4,7%. Thặng dư thương mại năm 2007 đạt 1,2 tỷ USD. Đồng Bạt đạt mức giá cao nhất trong 10 năm qua so với đồng USD (32 bạt = 1USD) Nền kinh tế của Thái Lan phụ thuộc vào xuất khẩu với kim ngạch xuất khẩu chiếm 60% GDP. Tỷ giá hối đoái Dollar Mỹ/Baht Thái Lan ở mức 37 (GDP 7,3 ngàn tỷ bạt) cho đến 26 tháng 10 năm 2006 với GDP danh nghĩa theo tỷ giá hối đoái thị trường là 200 tỷ USD, khiến cho Thái Lan là nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á, sau Indonesia, một vị trí mà Thái Lan đã nắm giữ trong nhiều năm qua. Sự phục hồi của Thái Lan từ cơn khủng hoảng tài chính châu Á 1997-98 dự trên xuất khẩu, phần lớn là do nhu cầu bên ngoài từ Hoa Kỳ và các thị trường nước ngoài khác. Chính quyền của Thaksin đã nhậm chức tháng 2 năm 2001 với ý định kích cầu nội địa và giảm sự phụ thuộc của Thái Lan vào ngoại thương và đầu tư. Kể từ đó, chính quyền của Thaksin đã tinh lọc thông điệp kinh tế của mình, đi theo chính sách kinh tế "đường đôi" kết hợp kích thích nội địa với xúc tiến các thị trường mở và đầu tư nước ngoài. Lọat chính sách này được biết đến với tên gọi phổ biến là kinh tế học Thaksin (Thaksinomics). Cầu về hàng xuất khẩu của Thái Lan yếu đã giữ tăng trưởng GDP năm 2001 còn 1,9%. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2002-03, sự kích thích nội địa và phục hồi xuất khẩu đã khiến cho nền kinh tế tăng trưởng tốt hơn với tốc độ tăng GPD thực 5,3% (2002) và 6,3% (2003). Kinh Nghiệm Điều Hành Tỷ Giá ở Malaysia. Malaysia là nước duy nhất trong số các nước bị khủng hoảng nặng nề ở Đông Nam Á đã đi ngược lại các quan điểm tài chính chung trên thế giới để vừa nới lỏng chính sách tiền tệ vừa mạnh dạn áp dụng một chế độ quản lý ngoại hối mới từ ngày 2/9/1998, sau khi các biện pháp tài chính khắc khổ và thắt chặt tín dụng theo IMF không giúp phục hồi lại được nền kinh tế Malaysia. Theo chế độ quản lý ngoại hối mới, Ngân hàng Trung ương Malaysia đã ấn định tỷ giá đồng Ringgit ở mức 3,8MYR/USD và đưa ra một loạt qui định kiểm soát ngoại hối, ví dụ như: các khoản ngoại tệ đổ vào thị trường chứng khoán Malaysia chỉ được rút ra sau thời hạn 12 tháng, bải bỏ các giao dịch bằng đồng MYR ở nước ngoài, các du khách tới Malaysia chỉ được mang ra khỏi nước này một lượng tiền tương đương với lượng tiền họ đã mang vào, hạn chế tối đa lượng tiền của người dân Malaysia được mang ra nước ngoài…nhằm khôi phục tính độc lập của đồng MYR và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng khu vực. Chế độ tỷ giá cố định đi kèm với những kiểm soát ngoại hối thực sự đã có tác dụng mang lại luồng sinh khí mới cho nền kinh tế lần đầu tiên lâm vào suy thoái trong vòng 13 năm qua như Malaysia. Nguyên Thủ tướng Malaysia Mahathir đã khẳng định rằng nếu không có các biện pháp trên thì nền kinh tế Malaysia đã đi đúng hướng và việc kiểm soát tiền tệ là sự lựa chọn tốt cho cải cách tài chính của nước này. Chế độ tỷ giá cố định đã giúp cho Malaysia tránh được việc tăng lãi suất trong nước và vẫn duy trì gia tăng mạnh xuất khẩu: năm 1998 trong khi lãi suất tại các nước bị khủng hoảng khác trong khu vực đã phải tăng lên mức rất cao như 40% ở Indonesia, 31% ở Philippin v à 15% ở Thái Lan thì lãi suất ở Malaysia vẫn ở mức vừa phải 6,5%. Nhờ đó, các công ty Malaysia có thể giảm được đáng kể chi phí vay vốn và vẫn có thể hoạt động có hiệu quả. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Malaysia trong thời gian qua đã liên tục tăng mạnh từ mức 71,9 tỷ USD (năm 1998) lên 84,1 tỷ USD (năm 1999),124 tỷ USD (năm 2000), 118tỷ USD (năm 2005), 117tỷ USD (năm 2006), 112 tỷ USD (năm 2007). Nhìn chung có thể khẳng định chế độ tỷ giá cố định đi cùng với các biện pháp kiểm soát ngoại hối của Ngân hàng Trung ương Malaysia cho đến nay là một bài học kinh nghiệm rất thành công đối với các ngân hàng trung ương ở khu vực nếu ta quan sát các thành quả kinh tế - tài chính quan trọng mà Malaysia đạt được kể từ khi thực hiện chế độ tỷ giá cố định đến nay: nếu tỷ lệ lạm phát bình quân cả năm 1998 là 5,3% (đỉnh cao là 6,2% vào tháng 6/2998) thì đến cuối tháng 6/1999 là 2,8% cho đến cuối năm 2000 thì chỉ còn 1,6% trong khi tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Malaysia đã tăng vọt từ mức -7,4% (năm 1998) lên 5,8% (năm 1999) và 8,9% (2000). Dự trữ ngoại tệ của Malaysia chỉ 10 tháng sau khi “neo tỷ giá” đã tăng lên 25,6 tỷ USD (năm 1998), rồi 30,6 tỷ USD (năm 1999) và 29,9 tỷ USD (năm 2000). Luồng vốn đều tư nước ngoài từ chỗ âm trong năm 1998 đã liên tục gia tăng mạnh góp phần giúp tài khoản vãng lai của Malaysia luôn thặng dư ở mức cao: 9,5 tỷ USD hay 13,1% GDP (n ăm 1998), 12,6 tỷ USD hay 16% GDP (năm 1999), 27% GDP (năm 2000), 20% GDP (năm 2005), 21% GDP (năm 2006), 23% GDP (năm 2007). Mới đây, Bộ trưởng Công nghiệp và Ngoại thương Malaysia cho biết các nhà đầu tư nước ngoài hiện nay vẫn tiếp tục quan tâm tới việc đầu tư lâu dài ở Malaysia. Hiện nay vẫn còn nhiều quan điểm cho rằng trong bối cảnh đồng JYP của Nhật và các đồng tiền khác trong khu vực đang theo xu hướng giảm giá mạnh so với USD thì Malaysia cũng phải xem xét sửa đổi các biện pháp hành chính thích hợp trong quản lý ngoại hối để đảm bảo tính cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của nước này. Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Malaysia vẫn luôn khẳng định niềm tin vào đồng USD và tính cạnh tranh của hàng hoá Malaysia “không chỉ phụ thuộc vào chính sách tỷ giá” vì bất cứ một sự thúc đẩy nào để cạnh tranh thương maị quốc tế trên cơ sở giảm giá đồng nội tệ đều không bền vững và chỉ mang tính chất tạm thời. Chế độ “neo tỷ giá” đã thực sự góp phần quan trọng duy trì hữu hiệu tỷ giá của đồng Ringgit ở mức 3,8 MYR/USD suốt từ 2/9/1998 đến nay tạo cơ sở củng cố lòng tin vào sự phục hồi và tăng trưởng kinh tế - tài chính của Malaysia và do vậy vẫn không ngừng thu hút đáng kể đầu tư nước ngoài giúp Malaysia có thể đạt mức tăng trưởng bình quân 6,5%/năm trong thập kỷ 2001-2010 như dự báo mới đây của Viện Kinh tế Australia BIS Shrapnel. Chính sách cố định tỷ giá của Malaysia, bắt đầu áp dụng từ tháng 9/1998 nhằm ngăn chặn sự chảy vốn ra nước ngoài trong thời kỳ khủng hoảng tài chính châu Á. Sau một số năm thực hiện chính sách này đã phát huy tác dụng và đạt được một số mục tiêu đề ra ban đầu. Trước sự phát triển của nền kinh tế trong n ước và tác động của thị trường tiền tệ toàn cầu Malaysia quyết định chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước.Về lý thuyết đồng Ringgit mạnh hơn sẽ giúp phục hồi đầu tư trong nước, kiểm soát lạm phát và tăng khả năng cân bằng ngân sách chính phủ. Ngày 23/7/2005 Malayxia đã chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước. Thủ tướng Malaysia Abdullah Ahmad Badawi khẳng định việc chuyển từ chế độ tỷ giá cố định sang chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của Nhà nước sẽ không làm thay đổi dự báo tăng trưởng kinh tế của nước này trong giai đoạn 2005-2010. Ông cho rằng vào thời điểm Malaysia quyết định thay đổi chính sách tiền tệ, tỷ giá thực tế của đồng Ringgit không chênh lệch lớn so với tỷ giá cố định 3,8 Ringgit/USD. Vì vậy, khi chuyển sang chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản l. của Nhà nước, giá trị đồng tiền này tăng nhưng ở mức độ cho phép. Thủ tướng Badawi nhấn mạnh thêm, Chính phủ sẽ có các biện pháp quản lý tiền tệ nhằm đảm bảo giá trị đồng Ringgit không tăng đột biến và tỷ giá trao đổi giữa đồng Ringgít với các đồng tiền mà Malaysia sử dụng trong trao đổi thương mại sẽ luôn ổn định. Do vậy, chế độ tỷ giá mới không ảnh hưởng tiêu cực đối với kinh tế vĩ mô. PHẦN III. MỘT SỐ Ý KIẾN TRANH LUẬN VỀ VẤN ĐỀ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ Ở VIỆT NAM Ý KIẾN TÁN ĐỒNG VIỆC PHÁ GIÁ VND Quan điểm của TS. Vũ Thành Tự Anh, Giám đốc phụ trách nghiên cứu Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright “Chính sách tỷ giá quan trọng là niềm tin. Áp lực phá giá VND lớn, có thể điều chỉnh chính sách tỷ giá linh hoạt, nhưng quan trọng là việc điều hành và niềm tin của thị trường.” Nói về khuyến khích xuất khẩu hiện nay, có thể chúng ta đều cho rằng là rất khó; nhưng vì càng khó thì càng phải cố gắng. Nếu chúng ta không khuyến khích được xuất khẩu thì sẽ thâm hụt thương mại, nó tác động đến cán cân thanh toán của Việt Nam. Xuất khẩu của chúng ta giảm, nhập khẩu có thể tăng hoặc có thể giảm nhưng không giảm nhanh bằng xuất khẩu nên thâm hụt tài khoản vãng lai vẫn còn rất lớn; tiếp theo là kiều hối giảm, đầu tư trực tiếp nước ngoài giảm (FDI), đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII) giảm. Nếu không khuyến khích được xuất khẩu để thu ngoại tệ thì nó sẽ tạo một áp lực rất lớn lên tỷ giá, thậm chí gây khủng hoảng về cán cân thanh toán. Đầu tiên là phải cân nhắc việc tính toán lại tỷ giá thực, bởi vì hiện nay Việt Nam vẫn đang điều hành dựa trên tỷ giá danh nghĩa, mà tỷ giá danh nghĩa nó không phải ánh đúng và chính xác năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Nếu chúng ta tính theo tỷ giá thực thì VND đã tăng so với USD, điều đó cũng có nghĩa là tăng so với nhiều đồng tiền mạnh khác. Vậy thì khi chúng ta điều hành mà không theo tỷ giá thực thì nó sẽ có một số rủi ro. Nó không bám sát được thị trường ngoại hối của Việt Nam. Thế cho nên mới có tình trạng là cung – cầu mất cân đối như hồi tháng 4, tháng 5/2008 vừa rồi; khi mà giá USD trên thị trường bên ngoài lên đến 19.000 VND, thậm chí 20.000 VND, trong khi đó giá USD trong các ngân hàng thương mại vẫn là trong khoảng 16.000 – 17.000 VND. Có sự chênh lệch như thế thì nó tạo ra thị trường chợ đen. Đấy là sự bất ổn rất lớn, sự bất ổn đó làm mất niềm tin vào đồng tiền. Đó là điều quan trọng nhất, bởi người ta không tin vào VND nữa, người ta dùng VND mua USD, vàng. Điều đó có nghĩa là chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước không còn tự chủ được nữa. Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là định ra những chính sách liên quan đến giá trị của đồng tiền, lãi suất…, nhưng mà khi người dân không tin vào VND nữa mà bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với nó mà chuyển sang đồng tiền khác, hoặc chuyển sang vàng, thì chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước về cơ bản là bị mất hiệu lực rất nhiều. Đó là chưa kể đến tỷ lệ Đô la hóa ở Việt Nam, rất cao với khoảng 25% - 30%. Nếu chính sách không ổn thì nó sẽ tăng tỷ lệ này lên. Yếu tố tâm lý thường đi sau các động thái chính sách, ít khi nó đi trước động thái chính sách. Khi chúng ta có được một chính sách tốt thì nó sẽ cải thiện được yếu tố tâm lý và niềm tin. Mà khi chính sách sai lầm, lại tiếp theo một chính sách sai lầm khác thì nó sẽ làm suy giảm niềm tin, và đến lúc niềm tin bị suy giảm đến một mức độ nào đó nó sẽ tạo nên khủng hoảng niềm tin và tác động đến thị trường. Niềm tin đi sau chính sách, vì thế các nhà làm chính sách có các công cụ cũng như thế đi trước để tác động đến niềm tin. Đáng tiếc là có những trường hợp nó tác động sai lầm làm xói mòn niềm tin chứ không phải niềm tin tự nhiên nó có. Niềm tin không tự sinh ra và không tự mất đi. Nó là sự phản ứng trở lại của người tiêu dùng, của thị trường đối với chính sách. Việc nới lỏng biên độ là một chuyện, nhưng sau đó điều hành nó thế nào thậm chí còn khó hơn. Thời điểm này chắc chắn phải điều chỉnh tỷ giá. Nhưng phải điều chỉnh bằng việc mở rộng biên độ hay là bằng việc xác định một tỷ giá thực, hay là bậc thang nới dần lên +/-5% rồi lên +/-10%, hay +/-15%...? Ông đưa ra một số ý kiến về việc điều hành chính sách tỷ giá của Việt Nam hiện nay là Thứ nhất, áp lực phá giá là lớn Thứ hai, để điều hành tỷ giá cần phải có thông tin rất tốt của hệ thống Ngân hàng Trung ương, nếu không có thông tin thì không thể điều hành tỷ giá; Thứ ba là phải có một sự giao tiếp, thông tin hai chiều giữa thị trường và Ngân hàng Nhà nước để làm sao có những kỳ vọng hợp lý ở phía thị trường, và khi Ngân hàng Nhà nước có thể tác động được tới kỳ vọng hợp lý đó thì sẽ tăng cường được khả năng hiệu lực, hiệu quả của chính sách, còn nếu không tác động được thì chính sách có đúng thì cũng có thể thất bại. Theo ông, VND tăng giá so với USD, đồng USD tăng giá so với nhiều đồng tiền khác thì VND càng mạnh hơn, dẫn tới xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng, làm tăng thâm hụt thương mại, tác động tiêu cực đến cán cân thanh toán. VND tăng giá hiện đang là xu hướng. Bên cạnh đó, các dòng vốn, nguồn ngoại tệ vào Việt Nam cũng có xu hướng giảm cũng là một áp lực. Ông Trương Đình Tuyển, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia nhận định, điều hành tỷ giá luôn có hai luồng quan điểm khác nhau. Theo cá nhân ông Tuyển, tại thời điểm lạm phát cao thì kiên quyết phản đối việc nới rộng biên độ dao động tỷ giá, chỉ nên điều hành linh hoạt. Nhưng tại thời điểm này, lạm phát không còn đáng sợ, các DN không phải thiếu hàng, mà là thiếu thị trường, nên phải làm thế nào giúp giá xuất khẩu rẻ hơn cho dễ cạnh tranh và làm cho giá nhập khẩu đắt hơn để bảo vệ các DN. Tuy nhiên, ông Tuyển nhấn mạnh, vấn đề tỷ giá vốn là vấn đề nhạy cảm, nếu không kiểm soát được sẽ tạo ra một làn sóng đầu cơ kích thị trường tự do lên cao, khi đó không thể chạy theo được. Chính vì vậy, điều hành tỷ giá theo hướng nào các cơ quan chức năng đang phải nghiên cứu rất kỹ. Ý KIẾN KHÔNG TÁN ĐỒNG VIỆC PHÁ GIÁ VND Giáo sư Trần Hoàng Ngân, hiệu phó trường Đại học Kinh tế và là một thành viên trong Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia, cho rằng việc phá giá đồng tiền về lý thuyết là khuyến khích xuất khẩu, nhưng nếu xuất khẩu không được do tổng cầu toàn thế giới hiện đang suy giảm thì sẽ ảnh hưởng gấp đôi lên nền kinh tế. Ông Ngân cho biết “Không nên phá giá tiền đồng trong lúc này nhưng nên điều chỉnh theo hướng có lợi cho xuất khẩu và chúng ta hiện đang làm như vậy”. Ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên thống đốc ngân hàng Nhà nước, chủ tịch hiệp hội Doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa Việt Nam Việc xử lý tỷ giá cần căn cứ vào ba đặc điểm chính của tình hình Việt Nam hiện nay Thứ nhất, muốn thúc đẩy xuất khẩu, phải hạ giá VND xuống. Tuy nhiên, khi kinh tế thế giới suy giảm và các nước giảm nhập khẩu hàng của ta, đây là vấn đề không thể dùng tỷ giá để kích thích xuất khẩu như thông thường được. Thứ hai, khi xử lý tỷ giá cần chú ý đến nhập siêu vốn đang ở mức cao, ảnh hưởng đến cán cân thanh toán và thương mại. Nhưng cũng có yếu tố là giá cả thế giới đang giảm, chúng ta phải xác định tỷ giá để lợi dụng nhập một số hàng thiết yếu phục vụ sản xuất. Thứ ba, là khối lượng nợ bằng USD của các doanh nghiệp Việt Nam, hiện nay là gần 20 tỉ USD, là tương đối cao. Các DN sẽ phải trả cho ngân hàng bằng USD, mà nếu điều chỉnh tỷ giá nghiêng về phá giá VND, sẽ tạo nên gánh nợ mới cho các DN. Hiện nay, việc tạo thêm gánh nặng cho họ như vậy, càng đẩy họ đến khó khăn hơn. Tóm lại, ba đặc điểm của Việt Nam nói trên cần được cân nhắc kỹ càng để điều chỉnh tỷ giá như thế nào. Theo tôi, phương thức chủ yếu là không có phá giá VND, nhưng phải điều chỉnh linh hoạt, nghĩa là mở rộng biên độ ra để cho khả năng áp dụng, giải quyết của các ngân hàng thương mại và các DN tốt hơn, linh hoạt hơn. Cần hiểu phá giá là làm cho VND mất giá rất nhanh, chứ còn điều chỉnh tỷ giá linh hoạt thì lại khác. Không nên điều chỉnh nhanh quá , nhưng tôi phải làm uyển chuyển theo thị trường chứ. Nội dung của linh hoạt là nó không chết cứng, không cố định trong thời gian dài. Ý KIẾN CỦA CHÍNH PHỦ Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Giàu cho biết Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước “điều chỉnh linh hoạt tỷ giá ngoại tệ theo tín hiệu thị trường, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu điều hành cán cân thanh toán quốc tế theo hướng không để thâm hụt”. Ngoài ra việc điều chỉnh tỷ giá dựa trên trên cơ sở những tín hiệu của thị trường và ứng xử linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tỷ giá Ý KIẾN CỦA NHÓM THUYẾT TRÌNH Theo ý kiến của chúng tôi thì việc giảm giá VND cho phù hợp với tỷ giá thực tế để khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu là cần thiết. Tuy nhiên trong trong thời điểm hiện nay việc giảm giá VND có phù hợp hay chưa? Giảm giá VND là để thực hiện mục tiêu khuyến khích xuất khẩu, tuy nhiên với tình hình hiện tại, liệu việc làm này có thực sự hiệu quả hay không? Ta thấy rằng, bởi lẽ Trung Quốc thành công trong việc phá giá đồng Nhân Dân Tệ là nhờ Trung Quốc biết chớp thời cơ, trong giai đoạn này nền kinh tế Trung Quốc đã có một tiềm lực xuất khẩu rất mạnh cụ thể là tốc độ tăng bình quân 19,02%/năm trong giai đoạn 1986 – 1990, 19,1%/năm trong giai đoạn 1990 – 1995 hơn thế nữa nền kinh tế thị trường phát triển rất mạnh, nhu cầu tiêu dùng ở mức rất cao. Còn tình hình hiện tại của chúng ta hiện nay: Xuất khẩu hiện tại của Việt Nam chủ yếu là các mặt hàng nông sản và sản phẩm thô, chất lượng và sản lượng còn chưa cao, chưa có chổ đứng trên thị trường thế giới. Một số mặt hàng hiện tại của chúng ta là: Sản phẩm may mặc là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của chúng ta, tuy nhiên, phần lớn là chúng ta chỉ nhận gia công cho Trung Quốc và một số nước khác. Việc xuất khẩu nông thủy sản phụ thuộc nhiều vào chi phí đầu vào như nhập khẩu phân bón, thức ăn… ® Vấn đề đặt ra là yêu cầu chúng ta phải tìm ra được một mặt hàng chủ lực để đẩy mạnh xuất khẩu. Do kinh tế thế giới đang suy thoái, tiêu dùng giảm, việc kích thích xuất khẩu trong thời điểm này cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Giảm giá VND sẽ làm giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng lên, nhưng nếu sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện tại, thì không những không hạn chế được nhập khẩu mà còn gây ra những tác động tiêu cực như lạm phát tăng, người tiêu dùng chịu nhiều thiệt thòi do phải sử dụng hàng hóa với giá cao. Chính sách tỷ gía muốn đạt được kết quả tốt đòi hỏi chính phủ các nước phải chủ động và linh hoạt trong việc điều hành tỉ giá, để làm được điều đó yêu cầu quốc gia phải có tiềm lực kinh tế mạnh với lượng dự trữ ngoại hối đủ lớn. Tuy nhiên Việt Nam chúng ta vẫn chưa phải là quốc gia mạnh trong lĩnh vực này, dự trữ ngoại hối của chúng ta dù đã khả quan hơn nhưng tính đến 9/2009 mới chỉ đạt 21,9 tỷ USD. Chính sách tỷ giá của Việt Nam trong những năm qua đã đạt những thành tựu tích cực, nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới biến động phức tạp như hiện nay liệu chúng ta có nên mạo hiểm để áp dụng một chính sách tỷ giá mà chưa chắc sẽ đem lại hiệu quả cho nền kinh tế. PHẦN KẾT LUẬN Tăng trưởng kinh tế là mục tiêu hàng đầu của hầu hết các chính sách của một quốc gia. Đối với chính sách tỷ giá thì mục tiêu này càng đóng vai trò quan trọng. Nó có thể trở thành đòn bẩy kích thích nền kinh tế phát triển mạnh nếu được áp dụng đúng và phù hợp. Tuy nhiên nó cũng sẵn sàng trở thành rào cản kìm hãm nền kinh tế nếu người dùng nó áp dụng không đúng cách. Tình hình trên yêu cầu chính phủ mỗi quốc gia cần linh hoạt và chủ động trong việc điều hành chính sách tỷ giá có lợi cho nền kinh tế. Ở Việt Nam với nỗ lực từng bước cải thiện nền kinh tế ta thực hiện chính sách tỷ giá thận trọng và đã gặt hái được những thành tựu tích cực bước đầu như: tỉ lệ nhập siêu giảm dần, thu hút ngày càng nhiều FDI, chính sách tiền tệ thì được ổn định, mang lại tín hiệu khả quan cho kinh tế trong nước. Do đó việc áp dụng một chính sách khác lúc này cần được cân nhắc kỹ lưỡng để chắc chắn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại của nước ta va mang lại lợi ích cho nền kinh tế quốc gia. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bản thảo luận chính sách số 4 của nhóm nghiên cứu Harvard - Harvard_Kennedy_School, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. 2. Giáo trình tài chính quốc tế, PGS.TS Trần Ngọc Thơ, PGS.TS Nguyễn Ngọc Định, Nhà xuất bản Thống Kê 2008. 3. Luận văn thạc sỹ kinh tế: “ Giải pháp điều hành chính sách tỷ giá ở Việt Nam” của Nguyễn Minh Dương, chuyên ngành Tài Chính- Ngân Hàng, người hướng dẫn: PGS.TS Trần Hoàng Ngân. 4. Website Bộ Tài Chính: www.mof.gov.vn 5. Website báo Vietnamnet: www.vietnamnet.vn 6. Website báo Tuổi Trẻ: www.tuoitre.com.vn 7. Website vietbao: www.vietbao.com 8. Website Ngân hàng nhà nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn 9. Website Bộ công thương: www.moit.gov.vn 10. Và một số website khác. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTaichinh (65).doc
Tài liệu liên quan