Khóa luận Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ điển Việt – Bồ - Nha của Alexandre de Rhodes

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phạm vi nghiên cứu 4. Đối tượng nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Bố cục của khóa luận Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Lý luận về từ 1.1. Định nghĩa từ 1.2. Đặc điểm của từ tiếng Việt 2. Từ, ngữ trong từ điển VBL 2.1. Những khó khăn khi thống kê từ, ngữ 2.3. Cách xử lý 2.3. Mục từ trong từ điển VBL Chương II: CÁC THÀNH PHẦN TỪ VỰNG TRONG TỪ ĐIỂN VIỆT- BỒ- LA 1. Giới thiệu 1.1. Từ cổ 1.1.1. Loại 1: những mục từ cổ đã bị mất hẳn, không có trong vốn từ vựng hiện đại 1.1.2. Loại 2: những mục từ chưa hoàn toàn mất hẳn 1.1.2.1. Những từ trở thành từ tố 1.1.2.2. Những mục từ tồn tại trong một số lối nói hạn chế 1.1.2.3. Những từ cổ hiện còn tồn tại trong các phương ngữ 1.2. Từ lịch sử 1.2.1. Tên gọi các chức tước, phẩm hàm thời xưa 1.2.2. Tên gọi những sự vật dùng trong học hành, những hiện tượng thi cử thời xưa 1.2.3. Các mục từ là tên gọi các lễ nghi thời xưa 1.2.4. Các từ là tên gọi các đồ vật chỉ có trong thời kỳ lịch sử 1.2.5. Các từ là tên gọi các cơ quan hành chính thời xưa 1.2.6. Những từ là tên gọi các thứ thuế và những công việc hay các cơ quan liên quan đến việc thuế khoá 1.2.7. Các từ là tên gọi các hình phạt của nhà nước phong kiến Đại Việt thế kỷ XVII 1.2.8. Các từ chỉ cách xưng hô của tôi tớ với vua chúa, quan lại 1.3. Từ chỉ tôn giáo, tín ngưỡng, lễ nghi thờ cúng 1.3.1. Các mục từ thuộc Phật giáo 1.3.2. Các từ thuộc Thiên chúa giáo 1.3.3. Các từ chỉ nghi lễ thờ cúng 1.3.4. Các từ chỉ tên gọi các đồ vật dùng trong thờ cúng 1.3.5. Các từ chỉ tên gọi các vị thần linh 1.4. Từ ngữ thô tục và uyển ngữ 1.4.1. Từ ngữ thô tục 1.4.2. Uyển ngữ 1.5. Từ địa phương 1.6. Từ nghề nghiệp 1.6.1. Nghề chăn tằm, dệt lụa 1.6.2. Các từ thuộc nghề nhuộm 1.6.3. Các từ ngữ thuộc nghề dệt chiếu 1.6.4. Các từ ngữ thuộc nghề mộc 1.6.5. Các từ ngữ thuộc nghề kim hoàn 1.6.6. Các từ ngữ thuộc nghề rèn đúc 1.6.7. Các từ ngữ thuộc nghề làm ruộng 1.7. Từ Hán việt 1.8. Các danh từ riêng 1.8.1. Các địa danh 1.8.2. Các danh từ riêng chỉ tên người 1.8.3. Các danh từ riêng là tên gọi các triều đại 1.9. Cụm từ cố định 1.9.1. Thành ngữ 1.9.2. Ngữ láy âm 1.9.3. Ngữ cố định song phần đẳng lập 4 yếu tố 2. Nhận xét KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO KÝ HIỆU VIẾT TẮT PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lịch sử vấn đề Trong quá trình người Châu Âu tiếp xúc với nước ta, các cố đạo đi đầu trong việc phiên âm tiếng Việt bằng chữ cái Latinh. Khi đã có chữ viết mới họ nghĩ ngay đến việc biên soạn từ điển để học tiếng Việt. Từ đó những quyển từ điển phiên dịch ra đời. Đầu tiên là cuốn ANNAM- LUSITAN- LATINH [Dictionarium Annamticum – Lusitanum – Latinh], thường gọi là Từ điển Việt- Bồ – La (VBL) do Alexandre de Rhodes (1591- 1660) biên soạn và xuất bản tại Rôma năm 1651. Sau đó là các cuốn khác, như: + Tabert, Dictionaire Annamitico- Latinum, 1838. + M. Genibrel, Dictionaire Annamite- Francais, Tân Định, 1898. + J. Bonet, Dictionaire Annamite – Francais, Paris, 1899. Như vậy, tính đến nay, Từ điển VBL đã ra đời được 352 năm. Trải qua bao thăng trầm, cuốn từ điển này vẫn tồn tại đến ngày nay, vì đây là một công trình khoa học nghiêm túc được biên soạn theo lối từ điển châu Âu thời kỳ Phục hưng. Giáo sư Nguyễn Văn Tu đã nhận xét: “Xét về mặt từ điển học thì đây là quyển từ điển đầu tiên tập hợp được kho tiếng Việt hồi đầu thế kỷ XVII một cách có hệ thống, sắp xếp theo thứ tự vần A, B, C của bảng chữ cái.”[ ] Từ điển VBL là quyển từ điển đối dịch đầu tiên lấy từ làm đơn vị cơ bản. Và đến nửa cuối thế kỷ XIX, nó vẫn là quyển từ điển duy nhất phản ánh một khối lượng lớn sắc thái văn hoá vật chất và tinh thần của người Việt thông qua việc giải nghĩa các mục từ. Cuốn Từ điển VBL được cấu tạo không khác gì một cuốn từ điển hiện đại. Ngoài phần đối dịch từ tiếng Việt sang tiếng Bồ Đào Nha và Latinh còn thêm một phần dùng để miêu tả cơ cấu ngữ âm và ngữ pháp tiếng Việt đặt ở đầu từ điển dưới nhan đề “Báo cáo vắn tắt về tiếng Annam hay Đông Kinh”. Trong từ điển này, các từ khó hiểu đã được giải thích một cách tỉ mỉ và kèm theo những ví dụ thuyết minh khá phong phú. Như vậy đối với những người biết cả tiếng Việt , tiếng Bồ đào Nha và tiếng Latinh thì đương nhiên nó trở thành quyển từ điển đối dịch sớm nhất, trước lúc ra đời cuốn “Đại Nam quốc âm tự vị” của Huỳnh Tịnh Paulus Của, được xuất bản tại Sài Gòn năm 1895. Chúng tôi nhận thấy, bản thân từ điển VBL của Alexandre de Rhodes (AdR) như một kho lưu trữ quý báu về hàng trăm, hàng nghìn di tích văn hoá ở thế kỷ XIX. Đó là di tích về dạng chữ Việt được Lainh hoá đầu tiên ( chữ quốc ngữ ) ở nhiều phương diện khác nhau như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp của tiếng Việt thời kỳ ấy. “Từ điển VBL được giới nghiên cứu nhất trí một cách không bàn cãi như là tác phẩm đánh dấu một cái mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của tiếng Việt . Hiếm có một công trình nào khảo sát về mặt lịch sử của tiếng Việt lại không một lần trích dẫn từ điển VBL. Nói cách khác, Từ điển VBL là một cứ liệu gần như bắt buộc”[3]. Rõ ràng đây là một công trình rất quan trọng và quý báu. Tuy nhiên, cho đến nay, vấn đề nghiên cứu Từ điển VBL vẫn chưa được chú ý nhiều. Có rất ít công trình khoa học nghiên cứu về quyển từ điển này và hầu hết đều đi sâu tìm hiểu các phương diện như ngữ âm, chính tả hay về ngữ nghiă của từ vựng. Đáng chú ý là các công trình sau: 1. Hoàng Dũng, Từ điển VBL của AdR, nguồn cứ liệu soi sáng quan hệ giữa các tổ hợp phụ âm kl, pl, bl, ml và tl trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 4, 1991. 2. Nguyễn Văn Tu, Từ và vốn từ tiếng Việt, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, H. 1976. 3. Bùi Thị Hải, Tìm hiểu sự biến đổi ngữ nghĩa của từ Hán Việt trong Từ điển VBL của AdR, Luận án thạc sỹ, H. 2000. 4. K. Grudin, Bước đầu khảo sát sự biến đổi từ vựng- ngữ nghĩa trong Từ điển VBL của AdR, Luận văn tốt nghiệp, H. 1995. Ngoài ra còn một số bài viết đăng trên Tạp chí Ngôn ngữ, các báo và tạp chí khác. Nhận thấy vấn đề diện mạo các thành phần từ vựng được đưa vào từ điển VBL còn đang bỏ ngỏ, chưa được nghiên cứu nhiều, chúng tôi mạnh dạn đi sâu tìm hiểu trong khoá luận tốt nghiệp này. Mặc dù đã cố gắng, song do kiến thức của người viết còn hạn chế nên chắc chắn sẽ có nhiều sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý của quý thầy cô và các bạn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn. 2. Mục đích nghiên cứu Thực hiện khoá luận này mục đích của chúng tôi là tìm hiểu kỹ hơn về từ vựng trong từ điển VBL. Cụ thể là chúng tôi chỉ ra một cách khái quát diện mạo các thành phần từ vựng trong công trình naỳ. Đồng thời tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của vốn từ ở thế kỷ XVII và thế kỷ XIX. Từ đó để thấy được sự biến chuyển và phát triển của từ vựng tiếng Việt trong vòng hơn ba thế kỷ qua. Cuối cùng, chúng tôi mong được góp một phần nhỏ bé công sức của chúng tôi vào việc nghiên cứu kỹ lưỡng lịch sử phát triển của tiếng Việt thông qua tư liệu là từ điển VBL của AdR 3. Phạm vi nghiên cứu Do khả năng và thời gian không cho phép chúng tôi tìm hiểu mọi thành phần từ vựng có mặt trong từ điển VBL mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu những thành phần từ vựng đặc biệt, “được đánh dấu” về một phương diện nào đó Chẳng hạn, đặc biệt về nguồn gốc hình thành, về phạm vi sử dụng rộng- hẹp khác nhau (giới hạn của các phạm vi đó có thể là lãnh thổ, có thể là tầng lớp xã hội người), về tính chất tích cực hay tiêu cực trong việc đóng vai trò trong đời sông giao tiếp, về phong cách sử dụng, v.v . Như vậy, trong khoá luận này chúng tôi chỉ mới khảo sát và miêu tả được một bộ phận rất nhỏ các mục từ có trong Từ điển VBL. Bộ phận lớn còn lại là lớp từ vựng toàn dân không được khảo cứu trong phạm vi của khoá luận này. 4. Đối tượng nghiên cứu Như đã nói ở phần trên, trong khoá luận này, chúng tôi chỉ chủ yếu tập trung nghiên cứu các thành phần từ vựng đặc biệt trong từ điển VBL. Do đó đối tượng nghiên cứu của chúng tôi không phải tất cả các mục từ được thu thập, đối dịch và giải nghĩa trong từ điển mà chỉ các mục từ đặc biệt, ví dụ: mục từ cổ, cũ, mục từ lịch sử, mục từ địa phương, mục từ nghề nghiệp, uyển ngữ, từ thô tục, mục từ tôn giáo, tín ngưỡng và lễ nghi thờ cúng, các cụm từ cố định, . 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện khoá luận này, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu dựa trên việc áp dụng các các phương pháp: thống kê, mô tả, so sánh đối chiếu và phân tích. Phương pháp thống kê được áp dụng để tìm ra những tương quanvề lượng giữa các lớp/ nhóm từ trong từ điển VBL và số lượng các mục từ thành phần. Phương pháp mô tả được sử dụng sau khi đã có số liệu về mục từ (có được nhờ phương pháp thống kê) thì trình bày một cách chân thực tình hình, đặc điểm của chúng để từ đó rút ra các nhận định cần thiết. Phương pháp đối chiếu, so sánh là phương pháp quan trọng khi tiến hành nghiên cứu đề tài khoá luận này. Tư liệu mà chúng tôi sử dụng để đối chiếu, so sánh là các cuốn từ điển, như: + Từ điển tiếng Việt 2000 do Hoàng Phê chủ biên + Từ điển tiếng Nghệ Tĩnh do Trần Hữu Thung và Thái Kim Đỉnh biên soạn. và một vài từ điển khác Thật ra, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi không áp dụng tách rời, riêng lẻ một phương pháp nào mà áp dụng tổng hợp các phương pháp, tất nhiên lúc này hay lúc khác có ưu tiên phương pháp này hay phương pháp kia hơn. Mặt khác, các phương pháp đã bổ sung và hỗ trợ nhau, kết quả thu được từ việc áp dụng phương pháp này cũng là tiền đề để thực hiện phương pháp khác. 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của khóa luận gồm hai chương Chương I: Một số vấn đề liên quan đến đề tài Chương II: Các thành phần từ vựng trong Từ điển VBL

doc75 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1971 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Những lớp từ bị hạn chế về mặt sử dụng trong từ điển Việt – Bồ - Nha của Alexandre de Rhodes, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
địa phương, có 3 mục từ ADR có ghi chú vào cuối lời giải thích giới hạn phạm vi sử dụng để lưu ý người tra cứu. Ví dụ: + Phô rứa: nói như vậy, nói bạy : cùng một nghĩa. Nhưng trong tỉnh Thanh Hoá người ta dùng tiếng, rứa thay cho bậy (vậy). + Tê: Người kia, người khác. õu tê : ông kia. Trong các tỉnh phía Nam nói là te (tê) thay vì kia. Thực ra số mục từ được soạn giả ghi chú như vậy không nhiều. Số còn lại (80 mục từ), chúng tôi căn cứ vào hiện trạng từ vựng tiếng Việt và các phương ngữ hiện nay, cùng với việc đối chiếu, tra cứu so sánh với các mục từ đó trong các từ điển phương ngữ để xác định. Các từ điển chúng tôi lấy làm tư liệu đối chiếu là : + Nguyễn Văn Ái, Sổ tay phương ngữ Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1995 + Trần Hữu Thung, Thái Kim Đỉnh, Từ điển tiếng Nghệ Tĩnh, Nxb Nghệ Tĩnh,1998 83 mục từ địa phương có trong Từ điển VBL là những mục từ đại diện cho từ vựng của cả ba vùng phương ngữ Việt (Trung Bộ, Nam Bộ, Bắc Bộ) * Mục từ thuộc phương ngữ Bắc Bộ Sõu (sống ): giống đực của các loài chim * Mục từ thuộc phương ngữ Trung Bộ Mục từ trong TĐ VBL Nghĩa trong TĐ VBL Từ vựng chung ả, chị ả Chi, làm chi Đàng Khu Lòn qua Mô Nác Nảy xuống Nhợi Biên đàng Lạc đàng Dọc đàng Đắp đàng Đài, cái đài Đọi đèn Hèn,đau đã hèn Giọi (trọi) Con gủ (con gụ) Giồ Giạnh, ánh Hẩm gạo Hòm Vi cá Huống chi Người chị sinh đầu tiên Để làm gì Đường Mông đít Cúi đầu đi qua như qua cửa quá thấp Đâu Nước Rớt từ trên cao xuống Chơi Mép, bìa, bờ đường Lạc mất đường đi Dọc đường Sửa chữa đường đi Cái lon dùng để lấy dầu Cái đĩa đựng dầu để thắp Bệnh đã giảm bớt Dùng bàn tay cốp , cù, củng trên đầu người khác Con gấu Xông vào nhau Mầm nảy sinh nhiều cây non Gạo đen mốc mốc Săng Vây cá Để làm gì Chị Gì Đường Đít Luồn qua Đâu Nước Rơi xuống Chơi Biên đường Lạc đường Dọc đường Sửa đường Cái gáo Bát (đọi) Giảm, bớt Cốc Con gấu Nhánh Mốc Quan tài Vây cá Huống gì * Mục từ thuộc phương ngữ Nam Bộ Mục từ trong TĐ VBL Nghĩa trong TĐ VBL Từ vựng chung Hạp nhau Dù Dơ Đanh Mè Mập Bạu Đò, làm đò Thịt ba rọi Biểu bầy, làm bầy (vầy, làm vầy) Hợp, giống hau Ô dù Bẩn thỉu, ô uế Đinh Vừng, mè Thú vật rát béo Bạn Giả vờ, làm bộ Thịt heo có xen kẽ mỡ Bảo, dặn dò Bằng cách này Hợp nhau Ô Bẩn Đinh Vừng Béo Bạn Giả vờ Thịt ba chỉ Bảo Vậy, làm vậy (làm như vậy) * Sau khi thống kê và phân tích các mục từ địa phương trong từ diển VBL, chúng tôi có mấy nhận xét sau đây: - Trong số 83 mục từ là từ ngữ địa phương của cả ba vùng phương ngữ thì phương ngữ Trung Bộ chiếm đại đa số (50 mục từ ),phương ngữ Nam Bộ là 35 mục từ, phương ngữ Bắc Bộ rất ít (2 mục từ), đặc biệt có một số mục từ có cả ở phương ngữ Trung và Nam Bộ ,ví dụ Mục từ trong TĐ VBL Nghĩa trong TĐ VBL Nghĩa chung Hòm Tui Làm chi Săng Tôi, nói cách quê mùa Để làm gì Quan tài Từ cá nhân dùng để tự xưng Làm gì Theo chúng tôi, việc AdR thu thập, đối dịch và giải nghĩa một số lượng lớn mục từ thuộc phương ngữ Trung Bộ cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi vì công việc biên soạn cuốn từ điển này, ông chủ yếu tiến hành ở miền trung Việt Nam. Đây cũng là nơi soạn giả sống và hoạt động chủ yếu khi ở Việt Nam [11]. - Trong trạng thái từ vựng tiếng Việt hiện tại nói chung, từ vựng ở các phương ngữ nói riêng, có bốn loại từ địa phương khác nhau được hình thành từ bốn cách thức khác nhau. Tuy nhiên, ở thế kỷ XVII, trong Từ điển VBL chỉ có ba loại từ địa phương, còn loại từ địa phương là tên gọi của các sự vật chỉ có ở một và địa phương nhất định thì không có trong này. Ba loại mục từ địa phương khác được hình thành từ ba cách thức khác nhau là những mục từ sau đây : + Loại 1: Những mục từ cùng gọi tên một sự vật, hiện tượng với từ trong từ vựng chung, nhưng hai từ khác nhau hoàn toàn về mặt ngữ âm, ví dụ: Mục từ trong TĐ VBL Nghĩa trong TĐ VBL Nơi lưu giữ Mè Rày Nác Heo Vừng Hôm nay Nước Lợn PN Trung và Nam Bộ PN Nam Bộ PN Trung Bộ (Nghệ An, Hà Tĩnh) PN Nam Bộ + Loại 2: Những mục từ địa phương đồng âm với từ trong từ vựng chung Mục từ trong TĐ VBL Nghĩa chung Nghĩa trong phương ngữ Nơi lưu giữ Hòm Khu Vật hình hộp để đựng đồ đạc 1.Vùng được giới hạn, với những đặc điểm hoặc chức năng khác với chung quanh 2. Đơn vị hành chính đặc biệt. 3. Khu phố, nói tắt Quan tài Đít PN Trung và Nam Bộ PN Trung Bộ + Loại 3: Những mục từ vốn là dạng cổ của từ tương ứng trong từ vựng chung hiện nay. Dạng cổ đó được bảo toàn trong một hoặc một số địa phương, còn dang mới, dạng hậu kỳ của chúng thì đi vào từ vựng chung. Kết cục là hai dạng chỉ khác nhau ở một bộ phận ngữ âm nào đó. Hiện nay, phương ngữ trung Bộ là nơi lưu giữ quý báu các từ cổ đó. Đây là chứng tích xa xưa của ngôn ngữ dân tộc. Như chúng tôi đã nói ở phần mục từ cổ tồn tại trong các phương ngữ (X.1.2.3), do quá trình thay thế của từ mới cho từ cổ diễn ra đã lâu và trầm tĩnh chứ không ồ ạt và đột biến nên vấn đề khảo cứu cách thức, quá trình và đưa ra danh sách các từ cổ đi vào từ địa phương là rất khó khăn. Hiện nay cũng chưa có công trình nào thật sự đi sâu vào vấn đề này. Vì vậy ở phần trước chúng tôi có nêu mội số mục từ như: đàng, nhởi, kéc, nghỉ... là những mục từ thuộc loại này để quý vị tham khảo thêm. Các từ cổ khi đã bị mất vị trí vốn có của mình, chỉ còn tồn tại ở một địa phương nào đó, do quá trình biến đổi và phát triển của ngôn ngữ nói chung, từ Việt và từ phương ngữ nói riêng đã có sự thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này cũng rất nhỏ và chủ yếu diễn ra ở mặt ngữ âm. Chẳng hạn: Mục từ trong TĐ VBL Mục từ địa phương hiện nay Nghĩa chung Nơi lưu giữ Blun Chị ả Con gủ Cò kéc Tạu Thiết Trùn ả Con gụ Kéc Tậu Thiết Giun Chị Con gấu Cù léc Mua Đãi, mời PN Trung Bộ PN Trung Bộ PN Trung Bộ PN Trung Bộ PN Nam Bộ PN Nam Bộ “Phương ngữ không phải là một hiện tượng bất biến trong quá trình lịch sử. Nó hình thành, phát triển và mất đi theo các thời kỳ lịch sử.” [2]. Tất cả những mục từ phương ngữ mà chúng tôi thống kê được đều là những dấu vết quý báu đẻ giúp chúng ta hiểu thêm về lịch sử cũng như sự phát triển của tiếng Việt qua các thời kỳ lịch sử. Như vậy, các biến dạng địa phương hiện đang tồn tại như một tất yếu. Điều đó, một mặt, nói lên rằng ngôn ngữ thống nhất của dân tộc Việt Nam vẫn đang tồn tại và thể hiện trong tính đa dạng của nó. Mặt khác, lại nói lên rằng sự tồn tại của các tiếng địa phương ngày nay vừa là minh chứng, vừa là kết quả của những biến động lịch sử, xã hội. Chính vì thế mà những từ địa phương còn tồn tại trong Từ điển VBL của AdR được xem như những chứng tích xa xưa trong lịch sử lâu đời của ngôn ngữ Việt. 1.6. Từ nghề nghiệp Từ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội. Những từ ngữ này thường được những người trong cùng ngành nghề đó biết và sử dụng. Những người không làm nghề đó tuy ít nhiều cũng có thể biết nhưng ít hoặc hầu nhưkhông sử dụng chúng. Do đó từ nghề nghiệp là lớp từ vựng được dùng hạn chế về mặt xã hội. Trong Từ điển VBL có 169 mục từ thuộc thành phần từ vựng này. Các mục từ chủ yếu thuộc các nghề thủ công truyền thống của nước ta như nghề dệt lụa, nghề nhuộm, nghề dệt chiếu, nghề mộc, nghề nông, nghề làm đồ trang sức...Trong số đó nghề dệt lụa có số mục từ nhiều nhất. 1.6.1. Nghề chăn tằm, dệt lụa Đây là một nghề có truyền thống lâu đời ở nước ta. Lụa là một mặt hàng được ưa chuộng và hấp dẫnnhất đối với các thương nhân Bồ Đào Nha. Chính AdR đã nhận xét: “ Đàng Trong rất nhiều tơ. Nhân dân dùng cả tơ để làm lưới đánh cá”, còn lái buôn Bô ri la, người Bồ Đào Nha, cũng đồng quan điểm khi viết: Ơ Đàng Trong có rất nhiều tơ lụa đến nỗi người hạ lưu dùng thường xuyên, hàng ngày”. Còn Lê Quý Đôn thì nhận xét: Họ dệt vải lụa, vóc, toan, lĩnh, là hoa màu khéo đẹp không kém gì Quảng Đông. [ ] Phản ánh cuộc sống nhân dân thời kỳ ấy, dân gian có câu: Gái thì giữ việc trong nhà Khi vào canh cửi, khi ra thêu thùa Trong Từ điển VBL, các mục từ sau đây thuộc ngôn ngữ của nghề dệt: * Những từ ngữ chỉ công cụ của nghề dệt lụa + Chỉ: sợi chỉ + Sâu tơ: con tằm + Go gủi: go dệt + Go khổ: Go khổ để dệt + Thoi, cái thoi: Con thoi, hay dụng cụ của nghề dệt dùng để luồn chỉ vào khung sợi + Thớt tơ: Cuộn tơ + Thước cửi: Gỗ dùng để cuốn vải sợi khi dệt * Những từ ngữ chỉ các hoạt động của nghề dệt lụa + Ké, bóc ké làm túi: Miếng lụa kết lại để làm túi + Kết làm: Đan vớ, bít tất + May lăn: Bẻ xếp mí vải mà may lăn tròn + Thêu: Tấm lụa dùng kèm mà trang trí + Xe chỉ: Xe chỉ trong lòng bàn tay * Những từ ngữ chỉ sản phẩm của nghề dệt lụa + Phảng, cái phảng: Một thứ tơ lụa người Bồ Đào Nha gọi là saya + Rè, cái rè: Một thứ tơ lụa của người Annam mà người Bồ Đào Nha gọi là Foquem + Lẻnh, cái lểnh, lểnh lăn: óng chuốt + Vải lĩnh, vải lãnh: Thứ tơ lụa + Nhểu thắm: Một thứ tơ nhuộm màu đỏ rực rỡ + Lụa xạ bì: Một thứ lụa gọi là, xạ bì v.v... 1.6.2. Các từ thuộc nghề nhuộm * Các mục từ chỉ công cụ của nghề nhuộm + Đan: Son để vẽ + Mồ nâu: Trái dùng để nhuộm + Phết,cái phết: Cái cọ dùng để phết sơn hay hồ hoặc thứ gì tương tự + Cánh kiến: Màu đỏ thắm dùng để nhuộm tơ vải + Sắc: Màu sắc dùng để nhuộm hay ngâm quần áo hay các thứ khác + Thuốc : Màu sắc để nhuộn vải * Các mục từ chỉ hoạt động của nghề nhuộm + ủ mùi: Mất màu sắc thuốc nhuộm + Thôi mùi ra: Phai màu * Mục từ chỉ sản phẩm của nghề nhuộm + Nhểu thắm: Một thứ tơ nhuộm màu đỏ rực rỡ 1.6.3. Các từ ngữ thuộc nghề dệt chiếu * Các mục từ chỉ hoạt động của nghề dệt chiếu: + Cạp liếp, cạp chiếu: Trang hoàng chung quanhchiếu và những đồ tương tự + Dỗ chiếu: Dỗ chiếu + Sải chiếu: Lau chùi chiếu * Mục từ chỉ nguyên liệu của nghề dệt chiếu + Cói, cái cói: Cói, lát * Những mục từ chỉ sản phẩm của nghề dệt chiếu: + Chiếu gon: Chiếu vụn + Đệm, cái đệm: Những thứ chiếu được kết lại thành chiếc buồm màn 1.6.4. Các từ ngữ thuộc nghề mộc * Các mục từ chỉ nguyên liệu, công cụ: + Thứa, cái thứa: Cái giũa, cái thứa để thứa gỗ + Tle nỏ: Cây tre bọngvà mỏng không đầy đạc + Suôi: Loại tre dẻo dai khá chắc giống như mu rùa * Các mục từ chỉ hoạt động của nghề mộc: + Xiêm: Khắc, đục hoa vào gỗ hay giấy + Thíc: Chạm, khắc + Đẽo gỗ: Làm giảm gỗ để dùng vào công việc, đẻo gỗ * Các mục từ chỉ sản phẩm của nghề mộc + Kèo: Cái xà từ đình nhà xuống cột + Mạt gỗ: Dăm, vỏ phát ra khỏi gỗ khi bào nhẵn, vỏ bao, dăm bào + Mạt cưa:Bụi giống như cámvăng trong lúc cưa gỗ 1.6.5. Các từ ngữ thuộc nghề kim hoàn + Bạc già: Bạc tinh tuyền, bạc ròng. + Bạc non: Bạc chưa tinh tuyền, bạc non. + Bạc ria: Bạc pha. + Bạc chảy: Bạc ròng. + Xuy vàng: Che phủ bằng những lá vàng mỏng. + Khâu: Đồ trang sức bằng đồng hay bạc chung quanh cán gươm, cán dao hoặc những vật tương tự + Thếp: Bôi, trát hợc phủ bằng vàng hay bằng bạc được trải thành những lá rất mỏng, hay bằng sơn. 1.6.6. Các từ ngữ thuộc nghề rèn đúc + Xuy đỗu (xuy đồng): ống dài + Thợ dào: Thợ sắt + Đúc bó ngựa: Đúc bạc hình móng ngựa + Cứt sắt: Cứt sắt + Táng chì: Thoi chì lớn, tảng chì + Deao tu rich (dao tu rích): Gươm. + Mồi nhồi: Cái để mồi súng. + Hoả mai: Bùi nhùi để châm súng. 1.6.7. Các từ ngữ thuộc nghề làm ruộng Nghề làm ruộng ở nước ta không xa lạ với mọi người bởi dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông. Một sỗ mục từ đã trở nên quen thuộc và được mọi người, dẫu không phải là cư dân nông nhgiệp cũng hiểu và sử dụng tự nhiên, được AdR thu thập, đối dịch và giải nghĩa như: cây lúa, ruộng, rơm rạ, cấy, gieo, bờ ruộng, phơi, phát cỏ, ruộng nương... Ngoài ra, trong từ điển VBL còn có một số mục từ thuộc phạm vi sử dụng của nghề làm ruộng mà không phải ai cũng hiểu và sử dụng thường xuyên. Đó là các mục từ: phưa đất (làm cho nát đất sau đã được cày, đến nỗi nó trở thành bùn lầy), đất thịt (đất màu mỡ), im (đất tốt, thích hợp để gieo trồng), thâm bờ ruộng (chiếm một phần ruộng của người khác bằng cách phạm đến bờ ruộng ngăn cách đôi bên), lượm lúa (bó nhỏ gồm trong tay nhiều lúa), giuông lúa (ánh lúa được tách ra khỏi bông lúa), mạ (thóc giống ngâm nước trước khi đem gieo), dê thắoc, dê gạo (quạt thóc, quạt gạo), hứng gạo (làm sạch gạo để hứng nó bằng chiếc bình đặt ở dưới)... Đặc biệt là loạt mục từ chỉ công cụ của nghề nông cũng đưa vào trong từ điển VBL, như: Giàng cối xay lúa (khúc gỗ để đẩy và kéo cối xay, trong đó thóc được bóc khỏi vỏ, chàng xay), hái gạt lúa (cái hái để gạt lúa hay lúa miến), cái sàng (cái sàng), nia (đồ đựng cỡ trungbình đan bằng tre, tròn và phẳng, dùng để làm cho sạch gạo thóc), cái gền (cái giần)... và một số mục từ khác cũng thuộc nghề nông nghiệp trồng lúa như: gạo tẽ (gạo thường), xôi, mẩn... cũng được đưa vào trong từ điển VBL. 1.7. Từ Hán việt Trong quá trình phát triển của mỗi ngôn ngữ, sự tiếp xúc và vay mượn từ vựng của nó đối với các ngôn ngữ khác để làm giàu thêm cho mình là một quy luật tất yếu. Tiếng Việt cũng không phải là một ngoại lệ. Trong lịch sử hình thành và phát triển, tiếng Việt đã có một cuộc tiếp xúc ngôn ngữ- văn hoá Hán vừa lâu dài về thời gian, vừa gần gũi về không gian... để lại dấu ấn sâu đậm trong tiếng Việt: đó là sự xuất hiện lớp từ ngữ gốc Hán tồn tại, phát triển và giao thoa với các từ ngữ thuần Việt. Có thể chia quá trình này thành hai giai đoạn lớn: giai đoạn từ đầu Công nguyên đến đời Đường (đầu thế kỷ VIII) và giai đoạn từ đời Đường (thế kỷ VIII đến thế kỷ X) trở về sau. Giai đoạn đầu là giai đoạn tiếp xúc một cách tự nhiên giữa tiếng Việt và tiếng Hán của đạo quân xâm lược với tư cách là công cụ đồng hoá nhân dân ta. Giai đoạn hai là giai đoạn tiếp xúc một cách có ý thức của tiếng Việt đối với tiếng Hán. “Chính vào lúc sự tiếp xúc ngôn ngữ không bị ràng buộc bởi yêu cầu chính trị theo quan hệ chinh phục, nó lại đi sâu vào ngôn ngữ. Sự vay mượn lúc này đã đóng vai trò của chính ngôn ngữ đi vay, không phải là sự cưỡng ép” (Phan Ngọc, 1981). Kết quả là hai giai đoạn tiếp xúc trên đã đem lại cho từ vựng tiếng Việt hai nguồn gốc từ gốc Hán mà như trước nay ta vẫn gọi là từ Hán cổ và từ Hán Việt với một khối lượng khổng lồ, mà theo số liệu của một số nhà nghiên cứu thì chiếm tới 60% tổng số các đơn vị từ vựng trong tiếng Việt (Nguyễn Văn Khang, 1994). + Từ Hán cổ: là những từ ngữ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn một. Ví dụ, trong từ điển VBL có các từ như: vua (âm cổ của vương), chúa (âm cổ của chủ), chén (âm cổ của trản), chém (âm cổ của trảm), quen (âm cổ của quán)... + Từ Hán Việt là những từ gốc Hán du nhập vào tiếng Việt trong giai đoạn hai, mà người Việt đọc theo âm chuẩn (Trường An) của chúng theo hệ thống ngữ âm của mình. Ví dụ, trong từ điển VBL có các từ: giang, giảo, liên, hà bạc, vô thỉ vô chung, hạ,... Ngoài hai nguồn gốc từ Hán là từ Hán cổ và từ Hán Việt còn có hai loại khác cũng được xếp vào lớp từ gốc Hán là từ Hán Việt Việt hoá và từ gốc Hán được du nhập vào tiếng Việt thông qua con đường khẩu ngữ của những người nói phương ngữ tiếng Hán. (Những từ Hán Việt Việt hoá trong Từ điển VBL: gan, gần, gươm, goá, goi gươm, gưởi, gưởi của….Đây là những từ ngữ gốc Hán đã được cải tổ về mặt ngữ âm tới hai lần. Cách đọc thứ hai làm mờ hẳn nguồn gốc Hán của chúng và đưa chúng vào vị trí sâu hơn trong tiếng Việt). Tuy nhiên, do điều kiện thời gian không cho phép và kiến thức của người viết còn hạn chế, trong khoá luận này chúng tôi không thể thông kê, miêu tả và phân tích được hết tất cả từ gốc Hán mà chỉ dừng lại ở phạm vi từ Hán Việt. Như vậy, từ Hán cổ , từ Hán Việt Việt hoá không nằm trong sự quan tâm của chúng tôi trong khoá luận này. (Riêng từ gốc Hán Được du nhập thông qua con đường khẩu ngữ tuyệt nhiên không có trong Từ điển VBL). Theo thống kê của chúng tôi, trong Từ điển VBL có 1097 mục từ Hán Việt. Các mục từ này thuộc tất cả mọi lĩnh vực: tự nhiên, lịch sử, văn hoá xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, giáo dục... * Thuộc về tự nhiên + Các mục từ chỉ các sự vật, hiện tượngtrong đời sống tự nhiên: âm dương, âm phủ, đại hạn, phũ ba(phong ba), sao Bắc thần, nguiệt (nguyệt), thiên phủ, địa phủ, thuỷ phủ, hào quang, hạn hán, hồng thuỷ,v.v... + Các mục từ chỉ các con vật: chim hoàng anh, sư tử, rắn lục, lục súc, hợi, chim ưng,v.v... + Các mục từ chỉ cây cối: bách đàn, cam, can thảo, cần, đinh hương, hồ tiêu, táo, trầm hương,v.v... + Các mục từ chỉ số đếm: nhất, nhị, tam, tứ,v.v... + Các mục từ chỉ can chi: dậu, sỡu (sửu), thìn, dần, hợi,v.v... * Thuộc về đời sống sinh hoạt xã hội Gồm có các mục từ: Dâm dục, gian tham, hạ tiện, hoà thuận, hoan huỷ, tật nguyền, hối lồ, thụ lồ, hối tội, hoàn, hoa nương, chết yểu, hiếp, hiểu,v.v... * Các mục từ thuộc lĩnh vực chính trị, xã hội + Các mục từ chỉ chức danh, phẩm hàm thời phong kiến: Cạu bộ, quan thủ hiệp, cõu (công), ký, quản tượng, quan lầu thủ, chạ mạc, quan toàn sát, sỡ cai, quan trũ sự (quan trùng sự), lệnh sử, õu đề lểnh (ông đề lĩnh), õu đè dốc (ông đề đốc),v.v... + Các mục từ chỉ các đơn vị hành chính: Tràng an, kinh đô, kinh kỳ, phủ, huịen (huyện), thôn, nha phủ, nha đại, nha ti, nha hiến, nha môn, sỡ cai, nha huịen (nha huyện), v.v... * Các mục từ thuộc lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng Cơ đạo, cực mầu, cực nhiệm, chúc đài, vĩ đàn, đạo lộ thần quan, tông đồ, hậu thỗ, số hệ, thần kỳ, tế kỳ đạo, tam giáo, tràng hột, ma quỷ, thiên đàng, tướng số, thổ cõu (thổ công), chiêu hồn, giải tội, v.v... * Các mục từ thuộc lĩnh vực giáo dục Đài quan, đỗ trạng nguyên, trạng nguyên, sinh đồ, văn, hoàng giáp, chương, giảng giải, tứ thư, tấn sĩ,v.v... * Các mục từ thuộc lĩnh vực quân sự áo mã giáp, phô trướng đề trụ, cuôn phục thành (quân phục thành), sư tướng, v.v... * Các mục từ thuộc lĩnh vực y học Lậu tinh, tiêm la, yết hầu,thĩ biều, v.v... Sau khi thống kê và miêu tả thành phần từ Hán Việt trong Từ điển VBL, chúng tôi có một số nhận xét sau: - Trong số 1097 mục từ Hán Việt, điều dễ nhận thấy là số mục từ thuộc các lĩnh vực tự nhiên, sinh hoạt xã hội, lịch sử và tôn giáo chiếm phần lớn. Các lĩnh vực y học, quân sự không có nhiều mục từ được thu thập..Riêng lĩnh vực kinh tế, khoa học kỹ thuật không có mục từ nào. Như vậy, trong công trình này, AdR chỉ tập trung vào vốn từ thông dụng được sử dụng trong đời sống hàng ngày - Đáng chú ý là trong số các mục từ Hán Việt được AdR thu thập như là các từ đơn trong tiếngViệt thời đó. Hiện nay, các mục từ này chỉ có tư cách là các yếu tố cấu tạo từ hay hình vị trong tiếng Việt. Khả năng sử dụng độc lập của các mục từ đơn tiết Hán Việt này trong trạng thái từ vựng tiếng Việt hiện tại không còn nữa, ví dụ: Mục từ trong TĐ VBL Nghĩa trong TĐ VBL Là hình vị cấu tạo trong các từ Âm An Báng Blối Bổn Gián Cách Giảo Mĩ Cầm Chính Cốt Báo v.v... Tối tăm, u ám Sự an nghỉ Cãi lại, đối nghịch Chúc thư, làm chúc thư Của riêng Ngăn cản Thể cách, cách người Đàng điếm, trộm cắp Xinh xắn Vật có 4 chân Đích thực Xương, cốt Trả cho sòng phẳng Âm u Bình an, an nghỉ Phỉ báng Trối trăng Bổn phận Can gián Nhân cách, tính cách Gian giảo Thẩm mĩ Gia cầm, cầm thú Chân chính, chính xác Xương cốt, hài cốt Báo ơn, báo oán - Đặc biệt, trong số 1097 mục từ Hán Việt mà chúng tôi thống kê được trong từ điển VBL có khá nhiều mục từ mà ngày nay không được sử dụng nữa. Chẳng hạn: + Canh phu: Người làm ruộng + Di địch, rợ mọi: Người mọi rợ ở trong rừng, cũng nói về những người dân tộc sinh sống ở miền núi gần Cô- sinh + Nha phủ: Toà án của mỗi phủ + Nha ti: Toà án cao cấp cho mỗi tỉnh + Trương đòn: Người lý hình + Phủ: Phủ của Vua mà người ta gọi vị ấy là Chúa + Cuọn cõu (quận công): Tước hiệu của quan lớn Ngoài ra còn có các mục từ khác như chưởng, cạu bộ, câu kê, quan lầu thủ, quan thủ hiệp, cai lệnh, tứ vệ, lệnh sử, ông đề lểnh,v.v... Hầu hết các mục từ này là từ lịch sử. Các mục từ này đã phản ánh một giai đoạn lịch sử nhất định đặc thù cho xã hội giai đoạn này (thế kỷ XVII, khi AdR biên soạn Từ điển VBL). Khi giai đoạn lịch sử đó đi qua thì những mục từ này không còn được sử dụng nữa. Nói cách khác, khi đối tượng mà các mục từ biểu thị, gọi tên bị gạt ra ngoài đời sống xã hội như hiện nay thì các mục từ đó mất dần vị trí của nó trước đây cũng là điều dễ hiểu. 1.8. Các danh từ riêng Trong Từ điển VBL có 43 mục từ là các danh từ riêng, bao gồm các loại sau: 1.8.1. Các địa danh + Nghệ An: Tên một tỉnh ở vương quốc Đông – Kinh. + Cao Miên: Vương quốc Cam-bô-gia + Chiêm Thành: Vương quốc được gọi là Ciampà + Kẻ Hoá, Thuận Hoá: Kinh đô xứ Cô- Sinh, mà người Bồ Đào Nha gọi là Sinùa + Hoài Phô: Một làng trong xứ Cô- Sinh mà người Nhật gọi là fai flò + Chúa Khánh: Tên một tiểu vương quốc trước khi đã chiếm bốn tỉnh của xứ Đông Kinh, bây giờ ở trên núi giữa xứ Đông Kinh và Trung Hoa, mà miền núi đó gọi là Cao Bang. + Lào: Vương quốc Lào + Thinh Hoa: Tỉnh phía nam đối với kinh đô xứ Đông Kinh, trước khi tới tỉnh Nghệ An, tỉnh từ Kinh Đô. Chính từ tỉnh này đã xuất phát Chúa xứ Đông Kinh, cũng như Chúa xứ Cô Sinh, và rất nhiều người quyền quý khác ở triều đình Đông Kinh và Cô Sinh Ngoài ra còn có các mục từ khác như: Trì trì, Quảng Đông, Nhịt Bổn, Đàng Ngoài, Đàng Trong, Phổ kiến, Bố Chính, cầu Giền, Lơu Càu,… 1.8.2. Các danh từ riêng chỉ tên người + bua Hán Ai đế: (vua Hán Ai đế) Tên vị vua Trung Hoa cai trị thời Chúa Ki- tô ra đời. Có người gọi là Hán minh đế + Dào õu Thánh Chi Cô: Dòng họ ông thánh Phan xi cô + Đang Canh: Vị quỷ thần mà một số người Lương vái cầu + Thần Kì: Vị quỷ thần mà người Lương thờ một cách bất chính như người bảo hộ làng + Thổ Kì, Thổ Chủ: Vị thần mà người Lương tưởng là chúa của phần đất nơi đó có nhà ở của họ Ngoài ra còn có những mục từ khác như: õu Khỏu (ông Khổng, tức Khổng Tử), Phật, Bụt, Thích Ca, Thanh Đô Vương, Tinh Phạn Vương, vua Toại Hoàng Thị, Phổ Kiến, … 1.8.3. Các danh từ riêng là tên gọi các triều đại + Dà Lê (nhà Lê): Một dòng họ vua được gọi là Lê + Nhà Chu: Một dòng họ vua Trung Hoa + Nhà Tần: Dòng họ vua ở Trung Hoa đốt sách Ngoài ra còn các mục từ khác cũng thuộc loại này như: Nhà Hán, nhà Ngô, nhà Sở. Trong số 43 mục từ là các danh từ riêng, nhiều nhất là các địa danh (20 mục từ). Các nhân danh cũng được thu thập khá nhiều trong Từ điển VBL (17 mục từ), trong đó tên gọi các vị thần linh thuộc lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng chiếm phần lớn (14 mục từ). Có 6 mục từ là tên gọi các triều đại vua chúa ở Trung Quốc. 1.9. Cụm từ cố định Đơn vị tham gia với tư cách là mục từ trong từ điển VBLkhông phải chỉ có từ (bao gồm từ đơn, từ phức). Ngoài từ, AdR còn thu thập, đối dịch và giải nghĩa các cụm từ, trong đó đáng chú ý nhất là các cụm từ cố định (hay ngữ cố định) Cụm từ cố định là đơn vị do một số từ hợp lại ,tồn tại với tư cách là đơn vị có sẵn như như từ có thành tố cấu tạo và giữ nghĩa cũng ổn định như từ .Do đó cụm từ cố định được gọi là đơn vị tương đương với từ. Chúng tương đương với nhau về tư cách của những đơn vị được làm sẵn cho ngôn ngữ ,và tương đương với nhau về chức năng định danh, chức năng tham gia tạo cấu tạo câu. Chúng được tái hiện và tái lặp cũng như từ vậy . Đặc điểm của Cụm từ cố định: + Có hình thức chặt chẽ ,cấu trúc ổn định + Có tình thành ngữ + Là những đơn vị làm sẵn trong ngôn ngữ Các cụm từ cố định trong Từ điển VBL gồm có 43 mục từ .Những cụm từ cố định có trong từ điển VBL là thành ngữ ,ngữ láy âm và ngữ song phần đẳng lập bốn ýe tố Ơ hai trường hợp ngữ láy âm và ngữ song phần đẳng lập bốn yếu tố chúng tôi sẽ có những biện luận riêng. 1.9.1. Thành ngữ Thành ngữ là những cụm từ cố định ,có tính hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa của chúng có tính hình tượng hoặc/ và gợi âm. Có 7 thành ngữ trong từ điển VBL, đó là: + Bẻ tièu bẻ dũa(bẻ tiền bẻ đũa ): Ly dị vì việc bẻ đồng tiền và những xhiếc đũa dùng đẻ ăn là dấu hiệu của sự tan vợ của hôn nhân khiến cho người vợ từ lúc đó có thể lấy người chồng khác mà không có tội . + Hàng hà sa số: Vô số + Hàng cơm hàng quán: con đĩ + Thiên phú địa tái: Trời che đậy, đất nâng đỡ. + Trời che đất chở: (nghĩa giống với thành ngữ Thiên phú địa tái) + Vô thuỷ vô chung :Không bắt đầu, không cùng tận, tức là một mình Thiên chúa + Vô biên vô lạng: Vô cùng Bảy thành ngữ này đều thuộc loại thành ngữ miêu tả ẩn dụ, tức là thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ, nhưng biểu hiện ý nghĩa một cách ẩn dụ .Cấu trúc bề mặt của thành ngữ loại này không phản ánh các nghĩa đích thực cuả chúng. Cấu trúc bề mặt có chăng chỉ là cơ sở để nhận ra một nghĩa “sơ khởi”, "cấp một” nào đó, rồi trên nền tảng của nghĩa “cấp một” này, người ta mới rút ra và hiểu được ý nghĩa đích thực của thành ngữ. Chẳng hạn thành ngữ bẻ tiền bẻ đũa nghĩa sơ khởi, tức là nghĩa rút ra từ cấu trúc từ bề mặt của thành ngữ này là: tiền và đũa là hai thứ vật chất có giá trị khi nó còn nguyên lành, nếu đem bẻ đũa và tiền di thì còn giá trị. Từ cách hiểu nghĩa cơ sở qua cấu trúc bề mặt này, người ta rút ra và nhận lấy ý nghĩa đích thực của thành ngũ này là ly dị . Hoặc ở thành ngữ hàng cơm hàng quán, cấu trúc bề mặtcủa thành ngữ này cho thấy: thành ngữ nêu ra hai hiện tượng là hàng bán cơm và quán bán hàng. Đây là những nơi luôn có sự chào mời, tiếp đónvà cũng là nơi có nhiều hạng người ra vào. Từ nghĩa sơ khởi này, người ta hiểu ý nghĩa đích thực của thành ngữ này là con đĩ . Trong 7 thành ngữ mà chúng tôi thống kê được trong cuốn từ điển VBL có 4 thành ngữ hiện nay không được sử dụng ,đó là các thành ngữ sau: + Bẻ tiền bẻ đũa + Hàng cơm hàng quán + Vô biên vô lạng + Thiên phú đia tái Xét về mặt cấu trúc, các thành ngữ này cũng có mô hình cấu tạo giống với các thành ngữ hiện nay chúng ta đang sử sụng. Đó là cấu trúc: + Bẻ x bẻ y (bẻ tiền bẻ đũa, bẻ hành bẻ tỏi ...) , + Hàng x hàng y (hàng cơm hàng quán , hàng tôm hàng cá,...) + Trời x đất y (thiên phú địa tái, trời long đất lở, trời tru đất triệt, trời xui đất khiến, trời không dung, đất không tha,...) Xét về mặt ý nghĩa, nếu so sánh giữa các thành ngữ này (thành ngữ đến nay không được sử dụng nữa) với các thành ngữ có cùng cấu trúc hình thức với chúng đang sử dụng hiện nay thì thấy rằng ý nghĩa khái quát của chúng gần gũi nhau. Ví dụ hai thành ngữ hàng cơm hàng quán và hàng tôm hàng cá là phê phán một số người trong xã hội .Thành ngữ hàng cơm hàng quán lên án những người làm nghề mại dâm (hàng cơm hàng quán: con đĩ – Từ điển VBL), còn thành ngữ hàng tôm hàng cá lên án những người keo kiệt bần tiện, bớt xén một cách dối trá (theo từ điển giải nghĩa thành ngữ tiếng Việt, của viện ngôn ngữ và Trung tâm Khxh và Nv Quốc gia, Nxb GD H.1998). Hoặc hai thành ngữ vô biên vô lạng và vô cùng vô tận đều có nghĩa là rộng lớn ,bao la “không bao giờ hết” (Từ điển VBL) Riêng hai thành ngữ hàng hà sa số và vô thỉ vô chung hiện nay đã có sự thay đổi nhỏ về mặt ngữ âm trong khi sử dụng. Ngày nay, ta đọc là hằng hà sa số và vô thuỷ vô chung. Về nghĩa, thành ngữ hằng hà sa số vẫn giữ nguyên nghĩa cho đến ngày nay. TĐ VBL Hàng hà sa số: Vô số TĐ giải nghĩa thành ngữ tiếng Việt Hằng hà sa số: (Hà: sông; Hằng hà, con sông lớn ở Ân Độ; sa: cát) Rất nhiều, không đếm xuể. Thành ngữ vô thuỷ vô chung, hiện nay chúng ta sử dụng rộng rãi hơn nghĩa trong Từ điển VBL. Theo Từ điển VBL, thành ngữ vô thỉ vô chung gắn với Đạo giáo. Thành ngữ này khẳng định vị trí của Thiên chúa (một mình Thiên chúa). Hiện nay, chúng ta sử dụng thành ngữ này với nghĩa không có bắt đầu, không có kết thúc. Ngoài thành ngữ, trong Từ điển VBL còn thu thập, đối dịch và giải nghĩa hai loại cụm từ khác là ngữ láy âm và ngữ song phần đẳng lập bốn yếu tố. Xét về bản chất thì các tổ hợp này vẫn rất gần với cụm từ cố định nên chúng tôi xếp chúng vào cụm từ cố định. Lý do thứ nhất là mặc dù về cấu trúc hình thức có một số tổ hợp chưa ổn định và chặt chẽ như cụm từ cố định, nhưng số đó không phải là nhiều (trong số 34 tổ hợp song phần đẳng lập 4 yếu tố chỉ có hai tổ hợp là có thể thay đổi, cải biến vị trí của thành phần cấu tạo). Hầu hết các cụm từ này ổn định về cấu trúc hình thức và có thể lập thành dạng cấu tạo chung. Lý do thứ hai, xét về mặt ý nghĩa, các tổ hợp này đã tiến tới hoặc gần tới chuẩn thành ngữ, tức là các tổ hợp từ này cũng có sức biểu cảm hết sức đa dạng cà sinh động. Chính vì thế mà một số cụm từ này vẫn được nhìn nhận là thành ngữ (Bùi Thị Hải cho ngữ láy âm điệp điệp trùng trùng là thành ngữ [6]. K. Grudin cho rằng ngữ song phần đẳng lập mồ côi mồ cút là thành ngữ [5]). 1.9.2. Ngữ láy âm Trong từ điển VBL có 2 mục từ là ngữ láy âm nhưng thực chất chúng là biến thể của nhau. Đó là: + Điệp điệp trũ trũ (điệp điệp trùng trùng): nhiều vô số. + Trũ trũ điệp điệp (trùng trùng điệp điệp): nhiều vô số. Hiện tượng trùng lặp ngữ âm giữa các thành tố cấu tạo đã tạo ra các ngữ láy âm này. Mô hình cấu tạo của các mục từ này là: AB_ AABB, tức là: + Điệp trùng _ Điệp điệp trùng trùng. A B A A B B + Trùng điệp _ Trùng trùng điệp điệp. A B A A B B Do hiện tượng trùng lặp ngữ âm của các thành tố cấu tạo (láy 4) mà ý nghĩa của ngữ láy âm khác với từ cơ sở. (So sánh trùng điệp với trùng trùng điệp điệp, ta thấy hiệu quả của phép láy là đã tạo nên tính liên tục, lặp đi lặp lại với cường độ mạnh của sự vậ, hành động, đồng thời tăng cường, nhấn mạnh hơn ý nghĩa của từ gốc cơ sở trùng điệp). 1.9.3. Ngữ cố định song phần đẳng lập 4 yếu tố Đây là những đơn vị được xây dựng dựa trên cơ sở của từ vựng song phần (song tiết) đẳng lập, tức là các từ ghép đẳng lập hai âm tiết. Các đơn vị 4 yếu tố được lưỡng phân thành hai phần có quan hệ đẳng lập. Vì thế, người ta gọi đây là những đơn vị song phần đẳng lập 4 yếu tố. Trong Từ điển VBL có 34 mục từ thuộc thành phần từ vựng này, đó là các mục từ sau đây: 1, Con bải đỉ bải 2, Bày đàn bày đố 3, Bày đồ bay đảng 4, Bao nhêo bấy nhêo 5, bao giờ bấy giờ 6, Bỏ đi bỏ lại 7, Đi chợ đi búa 8, bát báo bát bai 9, Mà cà mà cạp 10, Đoặc canh đoặc kệ 11, Mua chung mua chạ 12, Co chên co tay 13, Ăn dè ăn dặt 14, Bẻ đi bẻ lại 15, Chẹ mồ chẹ mả 16, Đi khoa đi đôn 17, Đơm ma tế quỷ 18, Ăn tièn ăn giấy 19, Hà thuỳen hà bạc 20, Đè he đè hét 21, Bán hàng bán họ 22, (Cửa) lác đi lác lại 23, Hoặc đi hoặc lại 24, Ăn lờ ăn lải 25, Lộn đi lộn lại 26, Ăn mày ăn mỏ 27, Có nết có na 28, Làm phúc làm phạn 29, õu bà õu vải 30, Xêy đi xêy lại 32, thâu ngày thâu đêm 33, Coi ìo coi nham 34, Mò côi mồ cút Qua khảo sát và nghiên cứu thành phần từ vựng này, chúng tôi có những nhận xét như sau: - Về mặt cấu trúc hình thức, có thể thấy các ngữ song phần đẳng lập này được cấu tạo theo hai dạng cơ bản sau đây: + Dạng 1: Ngữ song phần đẳng lập 4 yếu tố được tạo nên từ một đơn vị thuộc loại mà trước nay vẫn quen gọi là từ phức, gồm 2 thành tố AB, trong đó thành tố B lại đóng vai trò là một thành tố trong đơn vị tiếng Việt song phần đẳng lập hai yếu tố BC, thì AB và BC có thể tổ hợp với nhau trong một đơn vịmới có dạng cấu tạo ABAC hoặc ACAB, ví dụ: Mồ côi + Côi cút = Mồ côi mồ cút A B B C A B A C + Dạng 2: Ngữ song phần đẳng lập 4 yếu tố được tạo nên nhờ tổ hợp một cấu trúc ngữ pháp bình thường gồm hai thành tố AB với một đơn vị từ vứngong phần đẳng lập hai yếu tố BC để tao thành đơn vị song phần đẳng lập 4 yếu tố có dạng ABAC hoặc ACAB. Ví dụ: Bẻ (A) đi (B) + Đi (B) lại (C) = Bẻ đi bẻ lại Co (A) chên (B) + chên (B) tay (C) = Co chên co tay (co chân co tay) Bán (A) hàng (B) + hàng (B) họ (C) = Bán hàng bán họ. Ngoài hai dạnh cơ bản này, trong số 34 mục từ trên có một số mục từ lại cấu tạo theo những cách khác. Chẳng hạn, như cách lồng ghép 2 đơn vị song phần đẳng lập 2 yếu tố (từ ghép đẳng lập 2 âm tiết) vào với nhau, ví dụ: Đơm ma tế quỷ (ABCD). Hoặc, cách khác như cụm từ được cấu tạo theo dạng A-BC, mà BC lại cũng là đơn vị từ vựng song phần đẳng lập 2 yếu tố, thì cấu trúc A-BC, đã tạo ra cụm từ có dạng ABAC, ví dụ: Thâu (A) ngày (B) đêm (C) = Thâu (A) ngày (B) thâu (A) đêm (C). .- Về mặt ý nghĩa, rõ ràng nhờ việc mở rộng đơn vị từ vựng song phần (song tiết ) đẳng lập, tức các từ ghép đẳng lập hai âm tiết, mà ngữ cố định song phần đẳng lập bốn yếu tố có ý nghĩa nhấn mạnh hơn, giàu sắc thái biểu cảm hơn các đơn vị cơ sở rất nhiều. Do đó, hiệu quả giao tiếp chắc chắn cũng sẽ cao hơn khi sử dụng các đơn vị này. - Như vậy, qua Từ điển VBL, chúng ta thấy rằng tiếng Việt từ lâu đã có những đơn vị là cụm từ cố định song phần đẳng lập bốn yếu tố. Hiện tượng này cũng không xa lạ gì với các ngôn ngữ trong cùng khu vực. So sánh với các ngôn ngữ trong cùng khu vực, chúng ta thấy rằng các đơn vị này có những đặc điểm cả về cấu trúc lẫn ý nghĩa tương tự nhau, đến mức mà nhiều trường hợp có thể được xem y như là sự căn ke của nhau vậy. Chẳng hạn: + Dạng cấu tạo thứ nhất, trong tiếng Khmer có: t k (A) mwat (B) (nước bọt) = nước + miệng/ mồm mwat (B) k (C) (tranh cãi) = mồm + cổ t k mwat t k k = Nước bọt nước dãi Trong tiếng Thái Lan cũng có: / ná:m / (A) / ta:/ (B): nước mắt = Nước + mắt / hũ: / (C) / ta / (B): tai mắt = Tai + mắt /ná:m hũ: ná:m ta:/ = Nước mắt nước mũi. + Dạng cấu tạo thứ hai, trong tiếng Khơmer có: / chr n / (A) / baep / (B): (nhiều loại) = Nhiều + loại/ kiểu / baep / (B) / ya: / (C): (loại/ kiểu) = Loại + kiểu / chr n baep chr n ya / = Muôn hình muôn vẻ Trong tiếng Thái Lan cũng có: / khon / (A) /k : / (B) : (người già) = Già + người / thâw / (C) /k : / (B) : (già) = Già + già / khon thâw khon k : / = Ông già bà cả/ ông già bà lão Hoặc, trong tiếng Lào cũng có: / khai / (A) / so / (B): (bán quần) = Bán + quần / so / (B) / s a / (C): (quần áo) = Quần + áo / khai so khai s a / = Bán quần bán áo/ Bán áo bán quần Trong tiếng La hủ, phổ biến nhất là cách tách đôi một đơn vị song phần đẳng lập hai yếu tố AB ra, rồi chen và ghép lại cùng một yếu tố khác (ký hiệu là C) vào trước hai yếu tố đó, tạo thành dạng CACB hoặc ABCB. Chẳng hạn: + Dạng CACB: / p -sa / (thịnh vượng) / ch p ch sa / (phát tài phát lộc) + Dạng ABAC: / qh qhô / (trong núi) /qh qhô c qhô / (trong núi và thung lũng = trong núi trong non) Chính sự giống nhau đến kỳ lạ đó mà các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đã cất công tìm hiểu hiện tượng này là kết quả của lý do nào, lý do ở mối quan hệ cội nguồn hay lý do thuộc quan hệ loại hình ngôn ngữ, hay lý do tiếp xúc, vay mượn; thậm chí có thể nghĩ tới cả sự phiên chuyển hoặc đối dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác. Theo Vũ Đức Nghiệu thì: “Có lẽ lý do quan hệ cội nguồn không tỏ ra là quan trọng trong trường hợp này, vì rõ ràng các tư liệu được đưa ra khảo sát, so sánh không chỉ là của những ngôn ngữ có quan hệ cội nguồn.” [10] Tất nhiên vấn đề này còn cần được nghiên cứu nhiều hơn trước khi có một kết luận chắc chắn. 2. Nhận xét Sau khi thống kê và khảo sát và miêu tả bộ phận từ ngữ có những nét đặc biệt, “được đánh dấu” về một phương diện nào đó như về nguồn gốc, về phạm vi sử dụng, về vai trò tiêu cực trong đời sống giao tiếp..., chúng tôi có những nhận xét sau đây: 1. Trong tổng số 6219 mục từ mà AdR thu thập, đối dịch và giải nghĩa trong Từ điển VBL, những thành phần từ vựng đó được phân bố như sau: Thành phần từ vựng Tổng số mục từ Chiếm số % Hán Việt Cổ, cũ Nghề nghiệp Tôn giáo, tín ngưỡng Lịch sử Địa phương Các danh từ riêng Ngữ song phần đẳng lập bốn yếu tố Thô tục Uyển ngữ Thành ngữ Ngữ láy âm 1097 517 169 140 132 83 43 34 34 23 7 2 17,64 8,3 2,72 2,25 2,12 1,33 0,55 0,55 0,37 0,11 0,03 Qua bảng số liệu, ta thấy từ Hán việt chiếm số lượng lớn nhất (1097 mục từ, 17,64 %). Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ tiếng việt đã có một quá trình tiếp xúc lâu đời và có hệ thống với tiếng Hán (giai đoạn từ đầu công nguyênđến thế kỷ XVII, khi AdR biên soạn Từ điển VBL). Tiếng Việt đã có một khối lượng rất lớn các từ ngữ gốc Hán để làm giàu cho vốn từ vựng của mình. Từ Hán Việt ở giai đoạn này được sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực hoạt động: chính trị, văn hoá giáo dục, tư pháp, lịch sử, tôn giáo, v.v... Sau từ Hán Việt thì từ cổ, cũ cũng chiếm số lượng khá lớn (517 mục từ, chiếm 8,3% tổng số mục từ). Đây là những mục từ được sử dụng một cách rộng rãi ở thời kì trước nhưng hiện nay không được sử dụng nữa hoặc chỉ được sử dụng một cách hạn chế. Điều đó chứng tỏ rằng ngôn ngữ nói chung và từ vựng tiếng Việt không phải là một hiện tượng nhất thành bất biến mà luôn luôn biến đổi và phát triển. Ơ đó cũng diễn ra quá trình chọn lọc và đào thảikhá khắc nghiệt. Kết quả của quá trình này là một bộ phận từ cổ, cũ bị mất đi hoặc chỉ còn có tư cách là đơn vị cấu tạo từ hay bị lùi vào một số địa phương nhường chỗ cho bộ phận từ mới thay thế. Các mục từ nghề nghiệp, tôn giáo tín ngưỡng và lịch sử chiếm từ 2,72% đến 2,12% trong tổng số mục từ của Từ điển VBL. Các mục từ này cũng phần nào phản ánh đời sống kinh tế, chính tri xã hội và văn hoá tâm linh của cư dân Đại Việt thế kỷ XVII. Từ địa phương được thu thập trong Từ điển VBL cũng khá khiêm tốn (83 mục từ, chiếm 1,33% tổng số mục từ). Các mục từ này đại diện cho vốn từ vựng của cả ba vùng phương ngữ: Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Chúng được hình thành từ nhiều con đường khác nhau và hoạt động ở những phạm vi địa lý khác nhau, cũng là một tư liệu tốt cho công việc nghiên cứu từ vựng. Các mục từ thô tục, uyển ngữ và cụm từ cố địnhchiếm số lượng rất ít trong Từ điển VBL (Thô tục: 34 mục từ_ 0,55%; Uyển ngữ: 23 mục từ_ 0,37%; Thành ngữ: 7 mục từ_ 0,11%; Ngữ song phần đẳng lập: 34_ 0,55%; Ngữ láy âm: 2 mục từ_ 0,18%). Những thành phần từ vựng này hiện nay đã tăng lên rất nhiều, đặc biệt là các thành ngữ và ngữ láy âm. Điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ khi tư duy nhận thức của con người nâng cao hơn để phù hợp hơn với thế giới hiện thực khách quan ngày càng phát triển thì từ ngữ cũng phải tăng lên để làm công cụ cho con người phản ánh tư duy của mình. 2. Nghiên cứu các thành phần từ vựng trong Từ điển VBL, chúng tôi không chỉ dừng lại ở việc thống kê, miêu tả các thành phần từ vựng đặc biệt ở trong đó , mà còn tiến hành so sánh, đối chiếu những thành phần này với chính chúng trong trạng thái từ vựng hiện nay. Tư liệu mà chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu là Từ điển Tiếng Việt 2000 (Từ điển TV 2000) do Hoàng Phê chủ biên. Kết quả là chúng tôi tháy có một số biến đổi đã diễn ra, chủ yếu ở bình diện từ vựng- ngữ nghĩa, ngữ âm và chính tả. (Tuy nhiên, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến bình diện từ vưng- ngữ nghĩa mà thôi). Chúng tôi chia các thành phần từ vựng được giới thiệu ở chương 2A thành ba nhóm: * Nhóm 1: Các từ chỉ có trong Từ điển VBL mà không có trong Từ điển TV 2000. Nhóm này gồm các mục từ cổ, cũ và lịch sử. (Chúng tôi tạm xếp từ lịch sử vào nhóm này mặc dù không hoàn toàn chính xác bởi lẽ hiện nay các mục từ lịch sử này vẫn được dùng trong hoàn cảnh cần thiết như trong các tác phẩm văn học –sử, các vở tuồng, cải lương và các hoạt động văn hoá văn nghệ về đề tài lịch sử). Như tên gọi của nhóm đã quy dịnh, các mục từ thuộc thành phần từ vựng này không có trong vốn từ vựng hiện tại. Vì thế, đối tượng so sánh thực sự sẽ là các mục từ thuộc nhóm 2 và 3. * Nhóm 2: Các mục từ có sự tương ứng nghĩa 1:1 với Từ điển TV 2000; nghĩa là, các mục từ này có mặt trong Từ điển VBL, vừa có trong Từ điển TV 2000, và đều chỉ có một nghĩa duy nhất. Chẳng hạn: Từ điển VBL - Bái: Cúi mình xuống mà không quỳ gối - Bạo: Táo bạo - Biếu: Cho, tặng đồ lễ. Nhưng khi tặng cho Vua hay nhân vật thủ lãnh thì nói là dưng - Diệt: Hình phạt cuối cùng bằng sự chết Từ điển TV 2000 - Bái: đg. (id) Lạy hoặc vái - Bạo t.: Có cử chỉ, hành động tỏ ra không rụt rè, không e ngại. - Biếu đg. (trtr): Cho, tặng - Diệt đg: Làm cho không còn tiếp tục Để thấy rõ sự biến đổi và phát triển ý nghĩa của mục từ nào đó, chúng tôi xét trước hết và chủ yếu là mặt ngữ nghĩa và phạm vi sử dụng của mục từ ấy. Về mặt nội dung hay ý nghĩa của các mục từ, ta có thể chia các mục từ thuộc nhóm 2 này thành hai bộ phận nhỏ hơn: - Bộ phận hầu như không biến đổi ý nghĩa hay đẳng nghĩa với chính nó ở giai đoạn hiện nay (trong Từ điển TV 2000) - Bộ phận có biến đổi ý nghĩa Sau đây, chúng ta sẽ lần lượt miêu tả từng bộ phận nói trên. 1/ Bộ phận không biến đổi ý nghĩa: Số lượng các mục từ thuộc bộ phận này khá lớn trong Từ điển VBL. Sau đây là một số ví dụ cụ thể về các mục từ này: Từ điển VBL - Canh: Một thứ nước xào nấu với rau cỏ hoặc những thứ khác - Đấu: Cái đồ cân, đong gạo - Giá: Nơi xếp đồ cho có thứ tự, như quầy hàng và những thứ tương tự - Hài: Giày, dép - Tương: Một chất nhuyễn làm bằng đậu nấu chín và nghiền nát; dùng thức đó để tra đồ ăn mà nếu không có thì khó ăn được cơm - Sai: Khiến ai làm việc gì Từ điển TV 2000 - Canh d.: Món ăn nước thường bằng rau với thịt hoặc tôm cá - Đấu d.: Dụng cụ đo lường thường bằng gỗ, dung tích không xác định, thường khoảng một lít, dùng trong dân gian ở một số địa phương để đong hạt rời - Giá d. : đồ dùng thường bằng gỗ để treo, gác hayđỡ vật gì - Hài d.: Loại giày thời xưa - Tương d. : Nước chấm, làm từ gạo nếp (hoặc nhô), đậu nành và muối ủ theo quy cách nhất định - Sai đg.: Bảo người dưới mình làm việc gì đó 2/ Bộ phận các mục từ không đẳng nghĩa hay biến đổi về nghĩa so với chính chúngtrong Từ điển TV 2000 Bộ phận này gồm các trường hợp: thu hẹp nghĩa, mở rộng nghĩa, biến đổi về nghĩa. Sau đây là các ví dụ cụ thể: 2.1/ Thu hẹp nghĩa và phạm vi sử dụng: Nói chung, số mục từ trong Từ điển VBL thuộc loại này không nhiều. Có thể kể ra đây một số mục từ sau: Từ điển VBL - Hành,làm: Làm. Hành tà dâm: làm tà dâm. Đa hành ác nghiệp: Làm nhiều sự ác - Lộp: Rất trắng - Rạch: Xoá, gạch bỏ Từ điển TV 2000 - Hành: đg (kết hợp hạn chế, đi đôi với học). Thực hành (nói tắt) - Lốp: t. (kết hợp hạn chế, đi đôi với trắng). Trắng lốp: Trắng nổi hằn lên, đập vào mắt mọi người - Rạch đg.: Làm cho đứt thành đường trên bề mặt, bằng vật sắ 2.2/ Mở rộng nghĩa và phạm vi sử dụng: Bộ phận các mục từ không đẳng nghĩa với chính chúng trong vốn từ vựng hiện tại thì trường hợp các mục từ mở rộng nghĩa và phạm vi sử dụng là chiếm đa số Từ điển VBL - Lực sĩ: đô vật của nhà Vua - Tạo: Dựng lên - Hãm: Sử dụng vũ lực Từ điển TV 2000 - Lực sĩ: d. Người có thể lực đặc biệt - Tạo đg.:Làm cho từ không trở thành có - Hãm: Làm cho không thể tự do hoạt động 2.3/ Biến đổi về nghĩa: Trong Từ điển VBL có một số mục từ có nghĩa hoàn toàn khác với hiện nay chúng ta vẫn dùng. Tuy nhiên, số mục từ thuộc loại này trong Từ điển không nhiều. Có thể kể ra đây một số mục từ sau đây Nhóm 3: Các mục từ tương ứng 1: 2 Đây là những nục từ mà đến nay đã có những biến đổi khá mạnh. Sự biến đổi dễ thấy nhất là về mặt số lượng các nét nghĩa trong hai quyển từ điển. Các mục từ trong Từ điển VBL thường chỉ có một nghĩa được đối dịch, trong khi đó chúng lại xuất hiện trong Từ điển TV 2000 với ít nhất là hai nghĩa trở lên. (Qua khảo sát sơ bộ của chúng tôi, có những mục từ trong Từ điển VBL chỉ ghi một nghĩa nhưng đến Từ điển TV 2000 đã ghi tới 18 nét nghĩa). Ví dụ: Số (1-9), nổi (1-9), đầu (1-9), nhà (1-8), đi (1-8), nặng (1-10), đổ (1-9), lại (1-12), làm (1-12), kéo (1-11), ăn (1-12), đi (1-18), nhẹ (1-10), tay (1-9)... Như vậy, chúng ta thấy rằng, vốn từ tiếng Việt của chúng ta hiện nay chẳng những phát triển bằng cách ra đời nhiều từ mới mà còn phát triển mạnh mẽ ngữ nghĩa của từng từ một. Chúng phát triển theo tư duy nhận thức của con người. Điều đó cũng hoàn toàn hợp lý vì khi tư duy nhận thức được nâng cao thêm để phù hợp với thế giới hiện thực khách quan thì nội dung ngữ nghĩa của từ cũng dần dàn biến đôi theo. Nội dung ngữ nghĩa của từ đơn giản, riêng lẻ ở thế kỷ XVII nay đã mở rộng hơn, khái quát hơn rất nhiều. KẾT LUẬN 1. Từ điển VBL ra đời cách đây 352 năm. Trong suốt thời gian ấy, tiếng Việt của chúng ta đã có những bước tiến dài về mọi mặt: ngữ âm, ngữ pháp và từ vựng. Đương nhiên, mức độ phát triển của các bình diện này là khác nhau. Về mặt từ vựng và văn tự đã có những thay đổi và tiêu chuẩn hoá từng bước để hợp lý hơn. Ngữ pháp cũng phát triển rõ rệt. Câu dài hơn. Thành phần câu cũng phức tạp hơn nhiều. Ngoài ra còn có những hình thức đặt câu mới hơn nhiều. Từ vựng cũng có sự phát triển rõ rệt và sâu sắc, mà Từ điển VBL là một tư liệu quan trọng minh chứng điều này. Sự phát triển đầu tiên phải kể đến là sự tăng lên về mặt số lượng các từ ngữ. So với các quyển từ điển tiếng Việt hiện nay thì con số 6219 mục từ của Từ điển VBL là rất nhỏ bé và khiêm tốn. Qua khảo sát 6219 mục từ này, chúng tôi thấy điều nổi bật nhất là có những mục từ hoàn toàn xa lạ, không được sử dụng trong trạnh thái từ vựng hiện tại. Đó là những mục từ mà ngày nay chúng ta gọi là từ cổ. Trong số này có những mục từ đã hoàn toàn biến mất khỏi lớp từ vựng chung. Một số tác phẩm văn học cổ (từ thế kỷ XVII, XVIII trở về trước) có sử dụng những mục từ này. Số khác tuy không được sử dụng rộng rãi như ở thời kỳ AdR biên soạn cuốn từ điển này nhưng chưa mất hẳn khỏi vốn từ tiếng Việt. Hiện nay, chúng vẫn tồn tại ở một số lối nói hạn chế, ở từ vựng của một số địa phương và ở một số từ ghép có chúng làm từ tố. như vậy có thể thấy rằng từ vựng luôn luôn biến đổi và phát triển. Từ địa vị là từ tích cực, các mục từ này đã chuyển sang địa vị từ vựng tiêu cực qua quá trình chuyển dịch chậm chap, từ từ chứ không đột biến. Ngoài các từ cổ, các từ lịch sử, các từ cũ mà hiện nay chúng ta nhìn nhận là lớp từ vựng tiêu cực thì ở thế kỷ XVII vẫn được sử dụng rộng rãi, toàn dân. Thuật ngữ chưa thấy xuất hiện trong Từ điển VBL. Điều đó phần nào chứng tỏ rằng khoa học thời kỳ này chưa phát triển và các từ ngữ dùng để gọi tên các khái niệm, các đối tượng của các lĩnh vực chuyên môn, các ngành khoa học chưa chặt chẽ và chuẩn xác như hiện nay. Điều đặc biệt là trong số các mục từ của Từ điển VBL không có mục từ thuộc tiếng lóng cả (Tiếng lóng là một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, hành động... vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật trong nội bộ nhóm mình, tầng lớp mình). Trong Từ điển VBL chỉ có các từ gốc Hán mà không có các từ ngữ gốc Ân Âu (chủ yếu là gốc Pháp) như từ vựng hiện nay. Điều đó cũng là lẽ đương nhiên bởi các từ ngữ gốc Pháp chỉ mới xuất hiện ở nước ta vào thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp sang xâm lược Việt Nam. Các cụm từ cố định trong Từ điển VBL cũng có số lượng hạn chế. Chỉ có ba thành phần là thành ngữ, ngữ láy âm và ngữ song phần đẳng lập bốn yếu tố được thu thập, đối dịch và giải nghĩa. Các quán ngữ và ngữ cố định định danhhầu như không có. (trong Từ điển VBL có duy nhất một mục từ Tóm lại: tóm lược là quán ngữ và hai mục từ là Mắt cá: mắt cá chân, Nút ruồi: nút ruồi là ngữ cố định định danh). Thành ngữ cũng được thu thập rất ít. Chỉ có thành ngữ miêu tả ẩn dụ (Thành ngữ được xây dựng trên cơ sở miêu tả một sự kiện, một hiện tượng bằng cụm từ nhưng biểu hiện một cách ẩn dụ), không có loại thành ngữ so sánh (Thành ngữ có cấu trúc so sánh). Như vậy, có thể thấy rằng, so với vốn từ vựng hịên tại, từ vựng trong Từ điển VBL còn hạn chế về mặt số lượng và các thành phần từ vựng của nó chưa đầy đủ, đa dạng và phong phú như hiện nay. 2. Không chỉ về mặt số lượng, từ vựng tiếng Việt cũng có sự biến chuyển về mặt nghĩa. Qua so sánh, đối chiếu các từ trong Từ điển VBL với chính chúng trong thực tế sử dụng ngôn ngữ và trongTừ điển TV 2000, chúng tôi nhận thấy rằng số từ hiện nay bị thu hẹp nghĩa và phạm vi sử dụng, nói cách khác là bị hao mòn, bị rơi rụng về mặt nghĩa không nhiều. Các từ ngữ trong Từ điển VBL có nghĩa như trong từ vựng hiện đại là chủ yếu, trong số này kể cả những trường hợp có một bộ phận vỏ âm thanh nào đó của từ đã biến đổi đi do tác động của ngữ âm lịch sử, ví dụ: dà (nhà), dẹ (nhẹ), giổ (nhổ), nước lúp đầu (nước lút đầu), sợ siệc (sợ sệt), đết (đất), ngượi (ngợi)... Ngoài ra, phần lớn các từ đều phát triển thêm một hay nhiều nghĩa và phạm vi sử dụng được mở rộng hơn. Rõ ràng, ngoài việc cho ra đời các từ ngữ mới để thay thế cho các từ cũ bị mất đi hoặc trước đó chưa có. Từ vựng tiếng Việt đang ngày càng giàu có và hoàn thiện hơn bằng những phương thức rất có hiệu qủa. Tóm lại, qua khảo sát từ vựng trong Từ điển VBL, ngoài việc phàn nào thấy được diện mạo từ vựng tiếng Việt ở thế kỷ XVII, chúng ta còn thấy được cả những xu hướng phát triển của nó trong vòng hơn ba thế kỷ qua. Đó là xu hướng: + Một số từ trở thành từ vựng tiêu cực bằng việc trở thành thành tố cấu tạo từ hoặc trú ngụ ở phương ngữ hay hoàn toàn biến mất. Đồng thời, các nguyên nhân lịch sử và xã hội cũng khiến mộ số từ bị đẩy ra ngoài phạm vi từ vựng chung, tích cực, trở thành từ lịch sử. + Từ mới ra đời thay thế các từ đã mất hoặc chưa có trước đó. + Nếu như có hiện tượng một số từ thuộc lớp từ vựng chung đi vào các phương ngữ, thì cũng có quá trình ngược lại, một số từ địa phương trở thành từ của ngôn ngữ toàn dân. + Nghĩa của một số từ thay đổi, chủ yéu là mở rộng thêm nhiều nghĩa và phạm vi sử dụng. 3. Những vấn đề trên đây cần được nghiên cứu một cách chi tiết và đầy đủ hơn khi có đủ các điều kiện về thời gian và tài liệu, để góp phần khảo sát các quá trình phát triển của lịch sử tiếng Việt. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1], Nguyễn tài Cẩn, Ngữ pháp tiếng Việt (Tiếng- từ ghép- đoản ngữ), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H., 1999. [2], Hoàng Thị Châu, Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, H., 1989. [3], Hoàng Dũng, Từ điển VBL của AdR, nguồn cứ liệu soi sáng quan hệ giữa các tổ hợp phụ âm kl, pl, bl, tl và ml trong tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ số 4,1991 [4], Nguyễn Thiện Giáp, Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H., 1999. [5], Kiril Grudin, Bước đầu khảo sát sự biến đổi từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt trong từ điển VBL của AdR so với ngày nay, Luận văn tốt nghiệp, H.,1995. [6], Bùi Thị Hải, Bước đầu tìm hiểu sự biến đổi ngữ nghĩa của từ Hán Việt trong Từ điển VBL, Luận án tiến sỹ, H.,2000. [7], Đinh Gia Khánh, Tìm hiểu từ “Nghỉ” trong ngôn ngữ cổ, tạp chí Ngôn ngữ số 2, 1970. [8], Vương Lộc, Nguồn gốc một số yếu tố mất nghĩa trong từ ghép đẳng lập, Tạp chí Ngôn ngữ số 2, 1970. [9], Vũ Đức Nghiệu, Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, 1997. [10], Vũ Đức Nghiệu, Các đơn vị từ vựng song tiết đẳng lập tiếng Việt trong bối cảnh một số ngôn ngữ Đông Nam A , Tạp chí Ngôn ngữ số 5, 1999. [11], Nguyễn Thị Bạch Nhạn, Sự biến đổi các hình thức chữ quốc ngữ từ 1620 đến 1877, Luận án Phó tiến sỹ Khoa học Ngữ văn, H., 1994. [12], Nguyễn Văn Tu, Từ và vốn từ tiếng Việt hiện đại, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H., 1976. KÝ HIỆU VIẾT TẮT AdR: Alexandre de Rhodes TĐ VBL: Từ điển Việt Bồ La TĐ TV 2000: Từ điển tiếng Việt 2000 Tr: Trang X.: Xem MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNN46t.doc