Khóa luận Phân tích hiệu quả của những chính sách PR của Công Ty Thông Tin Di Động VMS MOBIFONE chi nhánh Thừa Thiên Huế

Phần mở đầu I. Lý do chọn đề tài: Vai trò của các hoạt động xúc tiến thương mại đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường ngày nay đang ngày càng được chứng minh là không thể thiếu. Với sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp, các hoạt động xúc tiến thương mại càng trở nên phổ biến, có thể dễ dàng nhận thấy trong đời sống hàng ngày. Các đoạn phim quảng cáo hấp dẫn và ấn tượng liên tục xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng, các chiến dịch khuyến mãi rầm rộ vào tận nhà của các gia đình với giá trị lên tới hàng tỷ đồng . Tuy nhiên, ít ai nhận biết được rằng đằng sau những hoạt động bề nổi này, còn có những hoạt động khác nữa tuy không rầm rộ, qui mô hay phô trương mà vẫn mang hiệu quả xúc tiến cao. Giám Đốc một hãng tô lớn xuất hiện trên truyền hình cam kết trợ giúp chính phủ Việt Nam giải quyết vấn nạn ách tắc giao thông bằng loại xe buýt mới xuất xưởng của hãng trong khi một hãng đối thủ khác tài trợ cho cuộc thi viết về an toàn giao thông và tặng mũ bảo hiểm cho trẻ em . Tất cả những hoạt động này được biết tới như là một chiêu thức xúc tiến hiệu quả mới - hoạt động quan hệ công chúng. Tuy vậy, hoạt động quan hệ công chúng vẫn chưa được các doanh nghiệp, đặc biệt các doanh nghiệp Việt Nam chú ý tới, ngay cả những nhân viên marketing tại các doanh nghiệp cũng chưa hiểu và tận dụng hết hiệu quả của nó. Do vậy, bằng việc nghiên cứu đề tài " Phân tích hiệu quả của những chính sách PR của Công Ty Thông Tin Di Động VMS MOBIFONE chi nhánh Thừa Thiên Huế" tác giả khoá luận muốn nhấn mạnh hơn nữa vai trò của quan hệ công chúng đối với doanh nghiệp, gợi ý các bước cơ bản trong một quy trình xây dựng chiến lược và đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động quan hệ công chúng. Do bởi hoạt động quan hệ công chúng tại các doanh nghiệp tương đối còn yếu, tác giả chọn nghiên cứu đề tài khoá luận tại Công Ty Thông Tin Di Động VMS MOBIFONE chi nhánh Thừa Thiên Huế, khoá luận sẽ cung cấp một cái nhìn cụ thể hơn về quan hệ công chúng và những hoặt động PR mà Mobifone Huế đã thực hiện, thông qua đó đánh giá hiệu quả thiết thực và to lớn mà những chính sách này đã mang lại, đồng thời đề xuất và nghiên cứu để đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của những chính sách PR. II. Mục tiêu nghiên cứu 1. Mục tiêu tổng quát Với các doanh nghiệp cần đến công tác quan hệ công chúng như một công cụ hỗ trợ nâng cao sức mạnh cạnh tranh của thương hiệu, khoá luận mong muốn sẽ mang lại cho doanh nghiệp thông tin đầy đủ hơn về hoạt động này trên góc độ là một phương tiện xúc tiến đặc biệt. Không chỉ có ưu điểm vượt trội hơn các phương thức xúc tiến kinh doanh khác, kế hoạch chiến lược quan hệ công chúng thành công đòi hỏi doanh nghiệp phải tiến hành theo một quy trình bài bản, được nghiên cứu kỹ lưỡng. Do vậy, tác giả hy vọng quy trình xây dựng chiến lược quan hệ công chúng được trình bày trong khoá luận sẽ được các doanh nghiệp vận dụng thành công. Hơn nữa, các giải pháp được nêu trong khoá luận, trong một chừng mực nhất định, sẽ giúp các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả hoạt động quan hệ công chúng tại doanh nghiệp mình. Với các bạn sinh viên chuyên ngành kinh tế, marketing, tác giả mong muốn cung cấp thêm cho các bạn một số thông tin về quan hệ công chúng ngoài những nội dung cơ bản đã được giới thiệu trong chương trình học. Cụ thể như quan hệ công chúng là gì, có vai trò như thế nào, một quy trình xây dựng chiến lược quan hệ công chúng gồm những bước nào, thực trạng và triển vọng phát triển của ngành cũng như một số tiêu chuẩn cần có đối với các bạn muốn lựa chọn quan hệ công chúng là nghề nghiệp của mình. Bên cạnh đó, khoá luận này cũng có thể là một tài liệu tham khảo cho những ai có quan tâm và muốn có một cái nhìn tổng quát về hoạt động quan hệ công chúng như một công cụ xúc tiến đặc biệt của marketing. 2. Mục tiêu cụ thể ã Hiểu được chính sách PR là nhu thế nào, cách thức tổ chức và tiến hành ra sao? ã Phân tích hiệu quả những chính sách PR tiêu biểu của Mobifone Huế trong giai đoạn 2008 đến 2010 trong thị trường sinh viên. ã Đánh giá cảm nhận của Sinh Viên Đại Học Huế về những chính sách PR của Mobifone Huế. ã Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoặt động PR. III. Phương pháp nghiên cứu ã Thu thập số liệu thứ cấp từ Mobifone và nhiều nguồn khác. ã Phân tích tại bàn những tài liệu mà Mobifone Huế đã cung cấp kết hợp với những kinh nghiệm thực tiễn thông qua quá trình thực tập tại Mobifone Huế để phân tích và đánh giá về hoặt động PR của Mobifone Huế. ã Lập bảng hỏi điều tra ý kiến công chúng. ã Xử lý số liệu sơ cấp bằng SPSS ã Do giới hạn về thời gian và nguồn lực nên chọn quy mô mẫu là 150, chọn mẫu ngẫu nhiên. IV. Đối tượng và thời gian nghiên cứu ã Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu những chính sách PR của Mobifone Huế từ 2008 đến 2010, công chúng bên ngoài Công Ty. ã Thời gian nghiên cứu: từ 02/2011 đến 05/2011 ã Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn Tỉnh Thừa Thiên Huế V. Quy trình lập bảng hỏi ã Xác định mục tiêu cần nghiên cứu ã Điều tra định tính, thu thập ý kiến của công chúng. ã Lập bảng hỏi ã Điều tra thử nghiệm 2 lần, chỉnh sửa bảng hỏi ã Điều tra chính thức VI. Bố cục đề tài: Chuyên đề gồm 3 phần chính: Phần I: mở đầu Phần II: Phần nội dung và kết quả nghiên cứu Chương I: Cơ sở khoa học A. Cơ sở lý luận I. Khái quát về PR II. Các công cụ của PR III. Quy trình xây dựng chiến lược PR B. Cơ sở thực tiễn Chương II. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu Chương III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Phần III: Phần kết luận và kiến nghị

doc91 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2298 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả của những chính sách PR của Công Ty Thông Tin Di Động VMS MOBIFONE chi nhánh Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ực sự, một số sinh viên còn xem di động như là một loại hàng hóa cao cấp mang tính chất hàng trang sức, đặc biệt là những sinh viên con nhà khá giả thì điện thoại di động còn là mốt thời trang và thường xuyên thay đổi. 4.2.2. Nhu cầu về thông tin di động của từng nhóm sinh viên - Phân đoạn nhu cầu: Kết quả điều tra theo hình thức phỏng vấn: - Khoảng 10% sinh viên được trang bị điện thoại di động ngay trước khi vào nhập học. - Khoảng 40% sinh viên được trang bị từ khi vào nhập học đến khoảng 2 tháng sau. - Khoảng 30% sinh viên tự trang bị điện thoại di động sau một năm vào nhập học. - Khoảng 3% sinh viên sử dụng dịch vụ Home phone, G-Phone, thẻ điện thọai. - Sinh viên đến từ các thành phố Đà Nẵng, Nha Trang, Đăklắk, Vinh và Huế; Sinh viên các trường Đại học Kinh tế, Y-Dược, Dân lập Phú Xuân, Khoa Kiến trúc - Đại học Khoa học hầu như sử dụng dịch vụ thông tin di động khi vào nhập học. 5. Phương pháp nghiên cứu : 5.1 Quy trình nghiên cứu: (Biểu đồ 5) Internet Chọn đề tài Thu thập số liệu thứ cấp Phác thảo đề cương chi tiết Các nguồn khác Lập đề cương chi tiết Chỉnh sửa Hoàn thành đề cương chi tiết Đưa ra các mục tiêu cần đạt được Lập bảng hỏi Thiết kế bảng hỏi Điều tra định tính_Chỉnh sửa Điều tra chính thức_Xử lý số liệu Điều tra thử nghiệm_Chỉnh sửa Viết báo cáo Nộp báo cáo thực tập Chỉnh sửa_Hoàn thành báo cáo 5.2 Phương pháp thu thập dữ liệu và chọn mẫu 5.2.1 Dữ liệu thứ cấp: - Các thông tin thu thập từ Internet - Thông tin thu thập từ công ty Viễn thông VMS Mobifone chi nhánh Bình Trị Thiên. 5.2.2 Dữ liệu sơ cấp: - Chọn mẫu ngẫu nhiên. - Quy mô mẫu là 150 sinh viên trong tổng số khoảng 31000 sinh viên đại học Huế. + Lựa chọn những sinh viên ngẫu nhiên. + Do điều tra trong thời gian ngắn, kinh phí hạn hẹp. - Bảng cơ cấu mẫu sinh viên tại thành phố Huế: (Bảng 9) STT Trường Số lượng sinh viên Mẫu nghiên cứu 1 Đại học Ngoại ngữ 3200 17 2 Đại học Kinh tế 3720 19 3 Đại học Nông lâm 6,525 29 4 Đại học Nghệ thuật 775 5 5 Đại học Sư phạm 5,400 24 6 Đại học Khoa học 6,426 28 7 Đại học Y-Dược 4,620 21 8 Khoa Du lịch 480 3 9 Khoa Giáo dục Thể chất 640 4 Tổng cộng 31,786 150 (số liệu năm 2009) 5.3 Phương pháp xử lý số liệu Phân tích tại bàn những số liệu thứ cấp thu thập được để thống kê và chọn lọc những thông tin cần thiết. Xử lý số liệu sơ cấp thu thập được thông qua bảng hỏi bằng phần mềm SPSS. Chương III. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Đánh giá thực trạng của vấn đề đang nghiên cứu: Mức độ nhận biết về các chương trình: (Bảng 10) Bảng thống kê mức độ nhận biết các chương trình: Các chương trình N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Rock Stom(2008,2009,2010) 150 2.43 1.161 Miss Đại Học Huế(2010) 150 1.95 .792 Xuân yêu thương(2010) 150 3.02 1.026 Miss Đại Học Nghệ Thuật(2010) 150 3.25 .819 Duyên Dáng Giảng Đường(ĐH Nông Lâm 2010) 150 3.03 .979 Miss Phú Xuân(10/2009) 150 3.05 .968 Tặng Sim Q-Student cho SV(2009) 150 1.83 1.041 Trao quà cho thủ khoa các Trường ĐH Huế 150 2.73 1.055 Hội Thao ĐH Y Dược(3/2010) 150 3.28 .977 Ngày hội tân Sinh Viên trường ĐHSP Huế(2010) 150 2.68 1.172 Cuộc thi Robocon của Trường ĐHKH(3/2011) 150 2.94 .978 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Thang nhận biết: 1=Đã từng tham gia và biết rõ 2=Có nghe nói đến nhưng chưa tham gia 3=Chỉ nghe loáng thoáng, không biết rõ 4=Chưa từng nghe nói đến Bảng thống kê % về mức độ nhận biết các chương trình: (bảng 11) Các chương trình Đã từng tham gia và biết rõ Có biết đến nhưng chưa tham gia Rock Stom(2008,2009,2010) 25.3% 35.3% Miss Đại Học Huế(2010) 29.3% 51.3% Xuân yêu thương(2010) 8.7% 25.3% Miss Đại Học Nghệ Thuật(2010) 2.7% 16% Duyên Dáng Giảng Đường(ĐH Nông Lâm 2010) 8% 21.3% Miss Phú Xuân(10/2009) 6% 26% Tặng Sim Q-Student cho SV(2009) 53.3% 21.3% Trao quà cho thủ khoa các Trường ĐH Huế 16% 24.7% Hội Thao ĐH Y Dược(3/2010) 8% 13.3% Ngày hội tân Sinh Viên trường ĐHSP Huế(2010) 23.3% 19.3% Cuộc thi Robocon của Trường ĐHKH(3/2011) 6% 32.7% 1.2 Mức độ hài lòng về các chương trình Đánh giá về mức độ hài lòng của các chương trình : (Bảng12) Các chương trình N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Sig (2-tailed) Test value Rock Stom(2008,2009,2010) 150 3.73 0.895 .000 3 Miss Đại Học Huế(2010) 150 3.90 0.663 .000 Xuân yêu thương(2010) 150 2.94 0.788 .352 Miss Đại Học Nghệ Thuật(2010) 150 3.05 0.628 .364 Duyên Dáng Giảng Đường(ĐH Nông Lâm 2010) 150 3.21 0.609 .000 Miss Phú Xuân(10/2009) 150 3.23 0.545 .000 Tặng Sim Q-Student cho SV(2009) 150 4.06 0.821 .000 Trao quà cho thủ khoa các Trường ĐH Huế 150 3.65 0.828 .000 Hội Thao ĐH Y Dược(3/2010) 150 3.24 0.539 .000 Ngày hội tân Sinh Viên trường ĐHSP Huế(2010) 150 3.55 0.747 .000 Cuộc thi Robocon của Trường ĐHKH(3/2011) 150 3.21 0.661 .000 Thang đo: 1=Rất không hài lòng 2=Không hài lòng 3=Không ý kiến 4=Hài lòng 5=Rất hài lòng Mức độ nhận biết nhà tài trợ: Đánh giá mức độ nhận biết nhà tài trợ: (Bảng 13) Nhà tài trợ Các chương trình Mobifone tài trợ DN khác tài trợ Không rõ lắm Rock Stom(2008,2009,2010) 48% 1.3% 50.7% Miss Đại Học Huế(2010) 35.4% 7.3% 57.3% Xuân yêu thương(2010) 20.7% 4% 75.3% Miss Đại Học Nghệ Thuật(2010) 12% 5.3% 82.7% Duyên Dáng Giảng Đường(ĐH Nông Lâm 2010) 14% 8% 78% Miss Phú Xuân(10/2009) 23.3% 4.7% 72% Tặng Sim Q-Student cho SV(2009) 86% 1.3% 12.7% Trao quà cho thủ khoa các Trường ĐH Huế 26.7% 12% 61.3% Hội Thao ĐH Y Dược(3/2010) 6% 11.3% 82.7% Ngày hội tân Sinh Viên trường ĐHSP Huế(2010) 15.3% 10.7% 74% Cuộc thi Robocon của Trường ĐHKH(3/2011) 11.3% 4% 84.7% (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Bảng kinh phí tài trợ cho các chương trình của Mobifone: (Bảng 14) Các chương trình Khoảng chi phí tài trợ Rock Stom(2008,2009,2010) Chương trình của tổng công ty, kinh phí rất lớn Miss Đại Học Huế(2010) 150.000.000 Xuân yêu thương(2010) 8.000.000 Miss Đại Học Nghệ Thuật(2010) 5.000.000 Duyên Dáng Giảng Đường (ĐH Nông Lâm 2010) 5.000.000 Miss Phú Xuân(10/2009) 5.000.000 Tặng Sim Q-Student cho SV(2009) 500.000.000 Trao quà cho thủ khoa các Trường ĐH Huế 10.000.000 Hội Thao ĐH Y Dược(3/2010) 5.000.000 Ngày hội tân Sinh Viên trường ĐHSP Huế(2010) 50.000.000 Cuộc thi Robocon của Trường ĐHKH(3/2011) 30.000.000 Nhận xét các chương trình: Chương trình Tặng Sim Q-Student cho SV(2009): 2.1.1 Mức độ nhận biết: Số liệu bảng 1 cho thấy chương trình tặng Sim Q-Student có giá trị trung bình là 1.83, mức điểm trung bình thấp nhất nghĩa là chương trình này có mức độ nhận biết cao nhất phần lớn sinh viên đều biết rõ về chương trình này. Trong đó có đến 53.3% đã từng tham gia và biết rõ, 21.3% có biết đến nhưng chưa tham gia(Bảng 2). Điều này cũng dễ hiểu vì đây là một chương trình ưu đãi đặc biệt của Mobifone Huế dành cho tất cả sinh viên. Mỗi sinh viên sẽ được cấp miễn phí một Sim Q-Student hoặc có thể đăng kí chuyển đổi thuê bao đang sử dụng trước đó sang gói cước Q-Student. Gói cước này cực kì hấp dẫn và có rất nhiều ưu đãi lớn phù hợp với đối tượng khách hàng là sinh viên ( nhóm khách hàng có thu nhập thấp và ưa thích có được nhiều ưu đãi) Mức cước của Q – Student Bảng tính cước của gói cước Q- Student.(Bảng 15) LOẠI CUỚC MỨC CƯỚC (Đã bao gồm VAT ) 1. Cước cuộc gọi Nội mạng 1.180 đ / 1 phút. Liên mạng 1.380 đ / 1 phút. 2. Cước SMS Nội mạng 99 đ / 1 SMS. Liên mạng 250 đ / 1 SMS. 3. Cước gọi nhóm 708 đ / 1 Phút. (Nguồn: www.mobifone.com.vn) à Những quy định về cách tính cước của gói cước Q- Student: - Không thu cước hòa mạng và cước thuê bao tháng khi sử dụng gói cước Q-Student. - Mức cước cuộc gọi áp dụng vào giờ bận. Cước giờ rỗi áp dụng theo qui định hiện hành (áp dụng chung mức cước giờ rỗi cho cuộc gọi trong và ngoài nhóm – bằng 50% cước gọi nội mạng). - Mức cước SMS áp dụng chung cho cả giờ bận và giờ rỗi. - Cước sử dụng các dịch vụ mà Mobifone cung cấp: Tặng cước sử dụng 25.000 đồng/thuê bao/tháng vào tài khoản thưởng của thuê bao trong suốt thời gian hiệu lực của gói cước. - Dịch vụ GPRS: Khách hàng được miễn phí sử dụng 35MB/30 ngày trong suốt thời gian hiệu lực của gói cước Q-Student. Cước sử dụng dịch vụ Mobile Internet phát sinh ngoài dung lượng miễn phí được tính cước là 10đ/10kB (đã bao gồm VAT). 2.1.2 Mức độ hài lòng: Thang điểm: 1= Rất không hài lòng …5= Rất hài lòng Giả thuyết: H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value) Đối thuyết: H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value) Nếu: Mức ý nghĩa Sig > 0.05 thì chấp nhận giả thiết H0 Mức ý nghĩa Sig ≤ 0,05 thì chưa có cơ sở chấp nhận giả thuyết H0. Để xem xét phần lớn khách hàng đánh giá như thế nào về các yếu tố mà nghiên cứu đưa ra hay không chúng tôi sử dụng kiểm định One- Sample T Test. H0 : µ = 3 ( Thực tế phần lớn sinh viên không có ý kiến). H1 : µ≠ 3 (Thực tế sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau) Theo số liệu bảng 3, chương trình này có mức Sig<0.05 nên chưa có cơ sở để chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là thực tế phần lớn sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau đối với chương trình này. Với nhiều ưu đãi cực kì hấp dẫn phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của sinh viên, chương trình này được đánh giá rất cao về mức độ hài lòng. Với giá trị kiểm định là 3 (Test value=3), giá trị trung bình cao nhất trong các chương trình là 4.06 (Mean=4.06) nghĩa là mức độ hài lòng về chương trình này là cao nhất trong số các chương trình đó, điều này có thể giải thích là do chương trình này có quy mô lớn, phạm vi ảnh hưởng rộng trong tất cả các trường Đại Học, Cao Đẳng, Trung Cấp trên khắp toàn Quốc, được nhiều sinh viên biết đến và tham gia vì chương trình mang lại lợi ích nhất định đối với những ai tham gia, hầu hết những sinh viên tham gia đều cảm thấy hài lòng về các chương trình này do những lợi ích từ chương trình mang lại. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận nhỏ không trực tiếp tham gia hoặc chưa tham gia , bộ phận này chỉ đưa ra ý kiên trung lập. 2.1.3 Mức độ nhận biết nhà tài trợ: Đây là một chương trình được đầu tư khá kĩ lưỡng với kinh phí rất lớn khoảng 500 triệu đồng (Bảng 5). Với mức kinh phí này Mobifone Huế đã tiếp cận được với thị trường sinh viên bằng gói cước Q-Student và nhận được sự hưởng ứng rất lớn từ phía sinh viên, bước đầu tạo dựng và quảng bá hình ảnh thương hiệu Mobifone trong thị trường sinh viên, tạo dựng được nền tảng nhất định cho những bước phát triển sau này trong thị trường hứa hẹn dầy tiềm năng và mang đến nguồn doanh thu đáng kể trong tương lai. Phần lớn sinh viên đều nhận biết được chương trình này là do Mobifone tài trọ, tỉ lệ này chiếm 86% (Bảng 4). Nếu như 100% sinh viên đã tham gia vào chương trình này đều biết chương trình này là của Mobifone thì có khoảng 33% sinh viên chưa tham gia vào chương trình này nhưng cũng nhận biết được chương trình này là của Mobifone. Đay là một con số ấn tượng phản ánh tính hiệu quả của chương trình này. Chương trình đã mang lại hiệu quả rất lớn cho Mobifone Huế trong cuộc cạnh tranh với đối thủ chính là Viettel trong thị trường sinh viên. Cuộc thi Miss Đại Học Huế(2010): 2.2.1 Mức độ nhận biết: Chương trình này có mức độ nhận biết cũng khá cao, giá trị trung bình khá thấp 1.95 (Mean=1.95), nghĩa là phần lớn sinh viên đều biết đến chương trình này, có đến 51.3% sinh viên biết đến chương trình này nhưng chưa tham gia và chỉ có 29.3% sinh viên đã tham gia và biết rõ(Bảng 2), tức là đã có xem trực tiếp chương trình. Đây là một chương trình gần gũi và hấp dẫn với tất cả Sinh Viên của Đại Học Huế bởi nó là một cuộc thi có quy mô lớn trong 7 trường Đại Học thành viên và sức ảnh hưởng của cuộc thi này còn thu hút nhiều sinh viên trong các trường Cao Đẳng, Trung Cấp, giới trẻ, các cơ quan truyền thông báo chí đài truyền hình… Cuộc thi nhằm tìm ra gương mặt ưu tú nhất của Đại Học Huế về cả vẻ đẹp hình thể lẫn trí tuệ trong tất cả các sinh viên của các trường Đại Học thành viên được chọn lựa kỹ càng thông qua các cuộc thi tổ chức tại mỗi trường để tham gia vào cuộc thi. Cuộc thi là nơi quy tụ của tài năng và sắc đẹp của sinh viên Đại Học Huế, sinh viên mỗi trường Đại Học khác nhau đều mong muốn những ứng cử viên được lựa chọn sẽ mang danh hiệu Miss Đại Học Huế về cho trường, vì vậy qua mỗi vòng thi. sức lôi cuốn của cuộc thi ngày càng mạnh mẽ và sâu rộng. 2.2.2 Mức độ hài lòng: Thang điểm: 1= Rất không hài lòng …5= Rất hài lòng Giả thuyết: H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value) Đối thuyết: H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value) Nếu: Mức ý nghĩa Sig > 0.05 thì chấp nhận giả thiết H0 Mức ý nghĩa Sig ≤ 0,05 thì chưa có cơ sở chấp nhận giả thuyết H0. Để xem xét phần lớn khách hàng đánh giá như thế nào về các yếu tố mà nghiên cứu đưa ra hay không chúng tôi sử dụng kiểm định One- Sample T Test. H0 : µ = 3 ( Thực tế phần lớn sinh viên không có ý kiến). H1 : µ≠ 3 (Thực tế sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau) Theo số liệu bảng 3, chương trình này có mức Sig<0.05 nên chưa có cơ sở để chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là thực tế phần lớn sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau đối với chương trình này. Với giá trị kiểm định là 3 (Test value=3), giá trị trung bình khá cao là 3.90 (Mean=3.90) nghĩa là mức độ hài lòng về chương trình này là khá cao. Đây là kết quả của những nỗ lực không ngừng của Đại Học Huế và các nhà tài trợ đã tổ chức thành công chương trình này. Chương trình là nơi gặp gỡ, giao lưu học hỏi của các bạn sinh viên giữa các trường Đại Học với nhau, là nơi tôn vinh vẻ đẹp của sinh viên Đại Học Huế. Đêm chung kết được tổ chức hoành tráng với sự góp mặt của nhiều ca sĩ, người mẫu nổi tiếng: Hoa Hậu VN 2010 Ngọc Hân, Siêu mẫu Thanh Hằng… đã mang đến cho các bạn sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung những cảm xúc tuyệt vời khi tham gia chương trình. 2.2.3 Mức độ nhận biết nhà tài trợ: Mặc dù đây là một chương trình có quy mô lớn, phạm vi ảnh hưởng rất rộng và nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ giới trẻ Thừa Thiên Huế, tuy nhiên mức độ nhận biết của sinh viên đối với nhà tài trợ vàng của chương trình này là chỉ ở mức vừa phải, chiếm khoảng 35.4% (Bảng 4). Khoảng kinh phí bỏ ra để tài trợ cho chương trình này khoảng 150 triệu đồng (Bảng 5) và những nỗ lực của đội ngũ nhân viên Mobifone Huế đã mang đến cho sinh viên Huế nói chung một sân chơi bổ ích và hấp dẫn. Tuy nhiên tỉ lệ sinh viên tham gia chương trình này vẫn chưa cao có thể là vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân lớn nhất vẫn là không đủ lượng vé bán ra, cho nên có nhiều sinh viên biết đến chương trình này và muốn tham gia nhưng chưa có cơ hội, bên cạnh đó một số sinh viên có tham gia chương trình nhưng chỉ chú ý đến chương trình nên không để ý đến các nhà tài trợ, vì vậy mức độ nhận biết đến nhà tài trợ cho chương trình chưa cao. Tuy nhiên thông qua chương trình này, Mobifone Huế đã đạt được những thành công nhất định trong việc quảng bá hình ảnh thương hiệu Mobifone trong thị trường sinh viên, khẳng định vị trí của mình trong tâm trí nhóm khách hàng là sinh viên. Qua đó, nâng cao mối liên kết giữa Mobifone với Đại Học Huế và các trường Đại Học thành viên tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiến hành những hoặt động Marketing sau này trong thị trường sinh viên. Với những thành quả đã đạt được như vậy, đây là một chương trình mang lại hiệu quả cao trong công tác Marketing xã hội của Mobifone Huế. 2.3 Chương trình Rock Stom: 2.3.1 Mức độ nhận biết: Đây là một chương trình giải trí dành riêng cho giới trẻ nói chung và là một sản phẩm thường niên của Mobifone. Mỗi lần được tổ chức, chương trình luôn hội tụ những ngôi sao nhạc Rock nổi tiếng, mang đến cho giới hâm mộ những cảm xúc thật tuyệt vời trong một đêm nhạc Rock cuồng nhiệt. Vì vậy, mỗi lần chương trình được tổ chức luôn nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ phía giới trẻ nói chung và người hâm mộ nhạc Rock nói riêng. Chương trình này có giá trị trung bình là 2.43 (Mean=2.43) (Bảng 1), mức giá trị trung bình khá thấp nghĩa là sinh viên có mức độ nhận biết khá cao đối với chương trình này. Có khoảng 25.3% sinh viên khi được hỏi đã trả lời là đã từng tham gia và biết rõ về chương trình này, khoảng 35.3% (Bảng 2) biết đến nhưng chưa có cơ hội tham gia. 2.3.2 Mức độ hài lòng: Thang điểm: 1= Rất không hài lòng …5= Rất hài lòng Giả thuyết: H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value) Đối thuyết: H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value) Nếu: Mức ý nghĩa Sig > 0.05 thì chấp nhận giả thiết H0 Mức ý nghĩa Sig ≤ 0,05 thì chưa có cơ sở chấp nhận giả thuyết H0. Để xem xét phần lớn khách hàng đánh giá như thế nào về các yếu tố mà nghiên cứu đưa ra hay không chúng tôi sử dụng kiểm định One- Sample T Test. H0 : µ = 3 ( Thực tế phần lớn sinh viên không có ý kiến). H1 : µ≠ 3 (Thực tế sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau) Theo số liệu bảng 3, chương trình này có mức Sig=0.000<0.05 nên chưa có cơ sở để chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là thực tế phần lớn sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau đối với chương trình này. Với giá trị kiểm định là 3 (Test value=3), giá trị trung bình khá cao là 3.73 (Mean=3.73) nghĩa là mức độ hài lòng về chương trình này là khá cao. Phần lớn những người đã từng tham gia vào chương trình đều cảm thấy hài lòng và rất hài lòng, trong số những người đã từng nghe nói đến nhưng chưa tham gia sẽ đưa ra ý kiến khác nhau: có những người đưa ra ý kiến đánh giá hài lòng về chương trình này có thể là do đây là một chương trình lớn hay dành cho giới trẻ lại miễn phí vào cửa, chỉ phát vé mời, cũng có thể là do những ảnh hưởng tích cực từ phía bạn bè, những người đã trực tiếp tham gia vào chương trình, bên cạnh đó cũng có rất nhiều người đưa ra ý kiến trung lập, chỉ có một bộ phận nhỏ đưa ra ý kiến là không hài lòng, những người này khi được hỏi về nguyên nhân thì hầu hết đều trả lời là vì biết đến chương trình, muốn tham gia nhưng lại không có vé. Tóm lại phần lớn sinh viên đánh giá là hài lòng về chương trình này. 2.3.3 Mức độ nhận biết nhà tài trợ: Chương trình là một sản phẩm thường niên của Tổng Công Ty Thông Tin Di Động VMS Mobifone, vì vậy mức độ nhận biết của sinh viên đối với nhà tài trợ của chương trình này khoảng 48% (Bảng 4). Con số này lớn hơn con số số người đã rừng tham gia vào chương trình là 25.3%, điều này chứng tỏ tỉ lệ sinh viên chưa tham gia vào chương trình nhưng cũng biết đến chương trình này là khá cao. Nếu như 100% sinh viên đã từng tham gia vào chương trình đều biết chương trình này là của Mobifone thì có khoảng 22.7% sinh viên chưa từng tham gia vào chương trình cũng biết được là chương trình này do Mobifone tài trợ. Đây là một con số thể hiện sự gắn kết của chương trình này với Mobifone, mỗi khi sinh viên nghe nhắc đến tên của chương trình này thì có khoảng một nửa đều nghĩ đến Mobifone (khoảng 48%). Với khoảng kinh phí rất lớn mà Tổng Công Ty Thông Tin Di Động VMS Mobifone phải bỏ ra để có được một sản phẩm mang thương hiệu riêng của mình, hình ảnh về thương hiệu của Mobifone để lại trong tâm trí sinh viên nói riêng và giới trẻ nói chung là rất lớn và lâu dài, phản ánh tính hiệu quả của chương trình. 2.4 Chương trình Ngày hội tân Sinh Viên Trường ĐHSP Huế(2010)_Trao quà cho thủ khoa các Trường thuộc Đại Học Huế: 2.4.1 Mức độ nhận biết: Đây là chương trình mà Mobifone Huế liên kết với Đại Học Huế và các trường Đại Học thành viên để chào đón tân sinh viên của các trường Đại Học khi bắt đầu một khóa học mới. Chương trình này được tất cả các trường Đại Học tham gia, tuy nhiên số lượng sinh viên mỗi trường tham gia là không nhiều, chỉ mang tính đại diện cho trường và có tính chọn lọc. Chương trình Ngày hội tân Sinh Viên Trường ĐHSP Huế(2010) được tổ chức tại trường Đại Học Sư Phạm Huế nhằm chào đón tân sinh viên khóa mới của tất cả các trường Đại Học thành viên. Chương trình này có giá trị trung bình là 2.68 (Mean =2.68), trong đó số sinh viên đã từng tham gia và biết rõ chiếm khoảng 23.3%, số sinh viên biết đến chương trình này nhưng chưa tham gia khoảng 19.3%. Chương trình trao quà cho thủ khoa các Trường thuộc Đại Học Huế là một chương trình tặng quà cho những sinh viên xuất sắc đã đạt danh hiệu thủ khoa của trường Đại Học đó trong khóa hoc mới. Chương trình này có giá trị trung bình là 2.73, trong đó số sinh viên đã từng tham gia chiếm khoảng 16%, số sinh viên biết đến nhưng chưa tham gia chiếm khoảng 24.7%. Nhìn chung mức độ nhận biết của sinh viên với 2 chương trình này chỉ ở mức trung bình, điều này có thể giải thích là do số lượng sinh viên tham gia chương trình là không nhiều chỉ mang tính đại diện mặc dù phạm vi của 2 chương trình này ảnh hưởng đến tất cả các trường Đại Học thành viên. 2.4.2 Mức độ hài lòng Thang điểm: 1= Rất không hài lòng …5= Rất hài lòng Giả thuyết: H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value) Đối thuyết: H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value) Nếu: Mức ý nghĩa Sig > 0.05 thì chấp nhận giả thiết H0 Mức ý nghĩa Sig ≤ 0,05 thì chưa có cơ sở chấp nhận giả thuyết H0. Để xem xét phần lớn khách hàng đánh giá như thế nào về các yếu tố mà nghiên cứu đưa ra hay không chúng tôi sử dụng kiểm định One- Sample T Test. H0 : µ = 3 ( Thực tế phần lớn sinh viên không có ý kiến). H1 : µ≠ 3 (Thực tế sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau) Cả hai chương trình này đều có mức Sig=0.000<0.05 nghĩa là thực tế phần lớn sinh viên có đánh giá khác nhau về mức độ hài lòng đối với 2 chương trình này. Với giá trị kiểm định là 3( Test value=3), chương trình Ngày hội tân Sinh Viên Trường ĐHSP Huế(2010) có giá trị trung bình là 3.55(Mean=3.55), chương trình trao quà cho thủ khoa các Trường thuộc Đại Học Huế có giá trị trung bình là 3.65 (Mean=3.65). Mức giá trị trung bình của hai chương trình này cũng khá cao. Điều này có thể giải thích là do đây là những chương trình có ý nghĩa thiết thực rất lớn trong việc hỗ trợ cho sinh viên, đặc biệt là những sinh viên mới bước chân vào giảng đường Đại Học còn nhiều bỡ ngỡ, giúp cho những tân sinh viên của các trường Đại Học có thể vững tin hơn khi sắp sửa bước vào giảng đường Đại Học. Với ý nghĩa thiết thực như vậy, hai chương trình này vẫn được sinh viên đánh giá khá cao. 2.4.3 Mức độ nhận biết nhà tài trợ: Đối với chương trình trao quà cho thủ khoa các Trường Đại Học Huế có khoảng 16% sinh viên đã từng tham gia vào chương trình này, có khoảng 24.7% sinh viên biết đến chương trình này nhưng chưa tham gia, trong đó có 26.7% sinh viên biết được chương trình này là do Mobifone tài trợ, điều này chứng tỏ một số sinh viên biết đến chương trình này nhưng chưa tham gia cũng biết được chương trình này là do Mobifone tài trợ, tuy nhiên tỉ lệ này cũng không cao, chỉ chiếm khoảng 10.7%. Với khoảng kinh phí bỏ ra để tài trợ cho chương trình này khoảng 10 triệu đồng, chương trình này cũng đạt được hiệu quả PR khá cao. Đối với chương trình ngày hội tân Sinh Viên Trường ĐHSP Huế(2010) có khoảng 23.3% sinh viên đã từng tham gia, có khoảng 19.3% sinh viên biết đến chương trình này nhưng chưa tham gia, trong đó chỉ có khoảng 15.3% sinh viên biết được chương trình này là do Mobifone tài trợ. Điều này có thể là do cách thức quảng bá và hướng đến nhà tài trợ trong khi chương trình diễn ra vẫn chưa thực sự đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh đó sinh viên tham gia chương trình cũng không mấy chú ý đến nhà tài trợ. Với khoảng kinh phí tài trợ cho chương trình này khoảng 50 triệu đồng, một khoảng kinh phí lớn gấp 5 lần so với chương trình trao quà cho thủ khoa các Trường Đại Học Huế tuy nhiên hiệu quả lại không cao bằng chương trình này. 2.5 Các chương trình còn lại: Xuân yêu thương(2010),Miss Đại Học Nghệ Thuật, Cuộc thi Robocon của Trường ĐHKH (3/2011), Miss Phú Xuân(10/2009), Hội Thao ĐH Y Dược(3/2010), Duyên Dáng Giảng Đường(ĐH Nông Lâm 2010): 2.5.1 Mức độ nhận biết: Chương trình xuân yêu thương(2010) là chương trình mà Mobifone Huế đã liên kết với trường Đại Học Sư Phạm Huế để tổ chức. Nhân dịp tết Nguyên Đán, Mobifone đã tổ chức chương trình này để đến các gia đình khó khăn trên địa bàn Tỉnh để thăm hỏi và tặng quà cho các em nhỏ nhằm góp phần mang đem lại một cái tết ấm áp, hạnh phúc hơn cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, mang đến niềm vui cho các em nhỏ. Cuộc thi Miss Đại Học Nghệ Thuật, Duyên Dáng Giảng Đường(ĐH Nông Lâm 2010), Miss Phú Xuân(10/2009) là những cuộc thi để tìm ra những khuôn mặt ưu tú nhất của các trường này. Qua đó tạo ra một sân chơi bổ ích cho sinh viên, làm phong phú thêm hoặt động văn hóa nghệ thuật trong sinh viên. Cuộc thi chỉ giới hạn thí sinh giữa các khoa với nhau trong quy mô một trường Đại Học. Những chương trình này hầu hết đều diễn ra chỉ trong nội bộ của một trường Đại Học nào đó dẫn đến sinh viên của trường khác phần lớn là không biết đến, điều này giả thích cho việc mức độ nhận biết của sinh viên đối với các chương trình này là rất thấp, thấp nhất là cuộc thi Miss Đại Học Nghệ Thuật, tỉ lệ sinh viên đã từng tham gia vào chương trình chỉ khoảng 2.7%, tỉ lệ sinh viên biết đến nhưng chưa tham gia cũng chỉ khoảng 16%. Cuộc thi có tỉ lệ sinh viên biết đến nhiều nhất trong số các chương trình này là cuộc thi Robocon của trường Đại Học Khoa Học Huế với khoảng 38%, trong đó tỉ lệ sinh viên đã từng tham gia vào chương trình chiếm tỉ lệ rất thấp, chỉ khoảng 6%. Điều này có thể giả thích là vì đây là một cuộc thi chỉ giới hạn trong phạm vi trường Đại Học Khoa Học Huế, những sinh viên trường khác cũng khó biết đến, bên cạnh đây là cuộc thi về khoa học kĩ thuật, lĩnh vưc này không thu hút được nhiều sinh viên tham gia và hưởng ứng, đặc biệt là với sinh viên trường khác. Vì vậy tỉ lệ tham gia vào chương trình là rất thấp. 2.5.2 Mức độ hài lòng: Thang điểm: 1= Rất không hài lòng …5= Rất hài lòng Giả thuyết: H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value) Đối thuyết: H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value) Nếu: Mức ý nghĩa Sig > 0.05 thì chấp nhận giả thiết H0 Mức ý nghĩa Sig ≤ 0,05 thì chưa có cơ sở chấp nhận giả thuyết H0. Để xem xét phần lớn khách hàng đánh giá như thế nào về các yếu tố mà nghiên cứu đưa ra hay không chúng tôi sử dụng kiểm định One- Sample T Test. H0 : µ = 3 ( Thực tế phần lớn sinh viên không có ý kiến). H1 : µ≠ 3 (Thực tế sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau) Chương trình Xuân yêu thương và cuộc thi Miss Đại Học Nghệ thuật có mức giá trị Sig lần lượt là 0.352 và 0.364 đều lớn hơn 0.05, điều này có nghĩa là thực tế phần lớn sinh viên đưa ra ý kiến trung lập về hai chương trình này. Các chương trình còn lại đều có mức giá trị Sig=0.000<0.05, điều này có nghĩa là đối với các chương trình này thì sinh viên có mức độ hài lòng khác nhau. Với giá trị kiểm định là 3 (Test Value=3), nhìn chung hầu hết các chương trình này đều có mức giá trị trung bình tương đương nhau chỉ khoảng 3.2 (Mean=3.2), mức giá trị trung bình không cao nhưng cũng không phải ở mức không hài lòng. Điều này có thể là do mức độ nhận biết của sinh viên đối với các chương trình này là khá thấp, đa số sinh viên đều không biết đến, chỉ có một bộ phận nhỏ là có nghe nói đến nhưng chưa tham gia còn tỉ lệ sinh viên đã tùng tham gia vào chương trình là rất thấp. Vì vậy phần lớn sinh viên đều đưa ra ý kiến trung lập, chỉ có một số sinh viên đã tùng tham gia là cảm thấy hài lòng về chương trình đó. 2.5.3 Mức độ nhận biết nhà tài trợ: Cuộc thi Miss Phú Xuân(10/2009) với khoảng kinh phí tài trợ cho chương trình này chỉ khoảng 5 triệu đồng nhưng mức độ nhận biết của sinh viên đối với nhà tài trợ của chương trình này là khá cao khoảng 23.3% Chương trình Xuân yêu thương với khoảng kinh phí tài trợ cho chương trình này khoảng 8 triệu đồng, mứ độ nhận biết của sinh viên đối với nhà tài trợ của chương trình này khoảng 20.7%. Đây là một chương trình mang tính xã hội cao, vì vậy ấn tượng để lại cho những người tham gia chương trình này về nhà tài trợ là rất tốt, bên cạnh đó những gia đình khó khăn được Mobifone thăm hỏi và tặng quà tết sẽ có thiện cảm rất lớn đối với Mobifone. Cuộc thi Robocon của trường Đại Học Khoa Học Huế với khoảng kinh phí tài trợ cho chương trình này khoảng 30 triệu đồng nhưng mức độ nhận biết của sinh viên đối với nhà tài trợ của chương trình này là không cao chỉ khoảng 11.3%, với mức độ nhận biết như vậy thì việc đầu tư cho chương trình này là không hiệu quả bằng các chương trình khác. Những chương trình còn lại cũng có mức độ nhận biết đến nhà tài trợ rất thấp chỉ khoảng 14%, tuy nhiên với mức kinh phí khoảng 5 triệu đồng cho mỗi chương trình thì coi như cũng có hiệu quả. Tóm lại trong các chương trình này thì việc đầu tư kinh phí để tài trợ cho cuộc thi Miss Phú Xuân mang lại hiệu quả lớn nhất trong viêc quảng bá hình ảnh thương hiệu của Mobifone với sinh viên. Bên cạnh đó một số chương trình khác tuy mức độ nhận biết đến nhà tài trợ không cao nhưng đối với mỗi chương trình diến ra ở trường nào thì tỉ lệ sinh viên của trường đó biết đến chương trình và nhà tài trợ của chương trình là khá cao. Mỗi chương trình đều diễn ra ở mỗi trường khác nhau và ấn tượng chung của nhà tài trợ để lại cho sinh viên là rất lớn và bao quát khắp các trường Đại Học. 3. Đánh giá chung của sinh viên về những nỗ lực của các nhà mạng để tài trợ cho các chương trình dành cho sinh viên: Biểu đồ thể hiện mạng di dộng đang sử dụng của sinh viên được phỏng vấn(Biểu đồ 6) Kiểm định Anova: ANOVA (Bảng 16) Các nhà mạng Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups Mobifone Within Groups Total 2.790 95.670 98.460 2 147 149 1.395 .651 2.143 .121 Between Groups Viettel Within Groups Total 7.455 102.545 110.000 2 147 149 3.727 .698 5.343 .006 Between Groups Vinaphone Within Groups Total .688 123.206 123.893 2 147 149 .344 .838 .410 .664 Between Groups Sfone Within Groups Total 1.605 115.655 117.260 2 147 149 .803 .787 1.020 .363 Between Groups VietnamMobile Within Groups Total .015 135.778 135.793 2 147 149 .008 .924 .008 .992 Between Groups Beeline Within Groups Total 2.772 86.561 89.333 2 147 149 1.386 .589 2.354 .099 So sánh đánh giá về nỗ lực của các nhà mạng trong việc tài trợ cho các chương trình nhằm hỗ trợ và tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên của 3 nhóm sinh viên dùng Mobifone, nhóm dùng Mobifone và mạng khác và nhóm không dùng Mobifone H0: Đánh giá về nỗ lực của các nhà mạng trong việc tài trợ cho các chương trình của các sinh viên là giống nhau. H1: Đánh giá về nỗ lực của các nhà mạng trong việc tài trợ cho các chương trình của các nhóm sinh viên là khác nhau (có nghĩa là tồn tại ít nhất một nhóm sinh viên có đánh giá khác với ít nhất một trong 2 nhóm sinh viên còn lại) Nếu Sig > 0.05 chưa cơ sở bác bỏ giả thiết H0 Nếu Sig < 0.05 bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1 Dựa vào bảng có thể thấy được tất cả các nhà mạng đều có mức Sig>0.05, nên có cơ sở để chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là mức độ đánh giá về hoặt động PR của các nhóm sinh viên đối với tất cả các nhà mạng là giống nhau, mức độ đánh giá của các nhóm khách hàng này không phụ thuộc vào mạng di động mà đối tượng đang dùng. Bảng kiểm định giá trị trung bình: (Bảng 17) Các nhà mạng N Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn Sig (2-tailed) Test value Mobifone 150 4.06 .813 .000 3 Viettel 150 3.80 .859 .000 Vinaphone 150 2.97 .912 .721 Sfone 150 2.54 .887 .000 VietnamMobile 150 2.61 .955 .000 Beeline 150 2.67 .774 .000 (Nguồn: Xử lý số liệu bằng SPSS) Thang điểm: 1=Rất không có ấn tượng 2=Không có ấn tượng 3=Không ý kiến 4=Có ấn tượng 5=Rất có ấn tượng Giả thuyết: H0: µ= Giá trị kiểm định (Test value) Đối thuyết: H1: µ≠ Giá trị kiểm định (Test value) Nếu: Mức ý nghĩa Sig > 0.05 thì chấp nhận giả thiết H0 Mức ý nghĩa Sig ≤ 0,05 thì chưa có cơ sở chấp nhận giả thuyết H0. Để xem xét phần lớn khách hàng đánh giá như thế nào về các yếu tố mà nghiên cứu đưa ra hay không chúng tôi sử dụng kiểm định One- Sample T Test. H0 : µ = 3 ( Thực tế phần lớn sinh viên không có ý kiến). H1 : µ≠ 3 (Thực tế sinh viên có mức độ đánh giá khác nhau về các nhà mạng) Với giá trị kiểm định là 3(Test value=3), chỉ có nhà mạng Vinaphone có mức Sig=0.721>0.05 nên có cơ sở để chấp nhận giả thiết H0 nghĩa là thực tế phần lớn sinh viên đưa ra ý kiến trung lập với nhà mạng này, tất cả các nhà mạng còn lại đều có mức Sig<0.05 nên chưa có cơ sở để chấp nhận giả thiết H0, nghĩa là thực tế phần lớn sinh viên có mức độ đánh giá khác nhau đối với các nhà mạng còn lại. Nhà mạng Mobifone có giá trị trung bình rất cao là Mean=4.06, điều này có nghĩa là phần lớn sinh viên đều có ấn tượng tốt đối với những nỗ lực của Mobifone trong việc tài trợ cho các chương trình nhằm hỗ trợ và tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên, mức giá trị trung bình nằm trong khoảng có ấn tượng đến rất có ấn tượng, điều này có thể giải thích sau khi đã tiếp cận được với thị trương sinh viên bằng gói cước Q-Student, Mobifone đã rất nỗ lực để xây dựng mối liên kết với Đại Học Huế và các trường Đại Học thành viên thông qua Đoàn Trường của các trường Đại Học, tổ chức các buổi gặp mặt thân mật giữa nhân viên Mobifone Huế với Bí Thư Đoàn trường của các trường Đại Học để tạo dựng lòng tin và qua đó Đại Học Huế và các trường Đại Học thành viên ưu tiên cho Mobifone tài trợ các chương trình mà Đại Học Huế tổ chức nhằm hỗ trợ và tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên. Mobifone Huế đặc biệt chú trọng đến việc tài trợ cho những chương trình này thông qua đó để quảng bá hình ảnh thương hiệu của Mobifone đến với sinh viên Đại Học Huế, làm cho thương hiệu Mobifone ngày càng gần gũi và gắn bó hơn với sinh viên, để lại hình ảnh tốt đẹp trong tâm trí nhóm khách hàng này. Với nhà mạng Viettel thì giá trị trung bình cũng khá cao là 3.80 nhưng vẫn được sinh viên đánh giá thấp hơn nhà mạng Mobifone, mức độ ấn tượng của sinh viên đối với nhà mạng Viettel chỉ nằm trong khoảng từ bình thường đến có ấn tượng, mặc dù vẫn có một bộ phận nhỏ vẫn có ấn tượng rất tốt, điều này có thể giải thích là do nhà mạng Viettel không chú trọng lắm đối với việc liên kết với Đại Học Huế và các trường Đại Học thành viên cũng như việc tài trợ cho các chương trình dành cho sinh viên, có thể là nhà mạng Viettel cũng rất chú trọng đến các hoặt động Marketing xã hội tuy nhiên cách thức tổ chức và tiến hành lại khác với nhà mạng Mobifone vì vậy mà mặc dù rất ít khi tài trợ cho các chương trình dành cho sinh viên nhưng vẫn được đánh giá khá cao, một nguyên nhân nữa cũng có thể là do uy tín thương hiệu từ trước đến nay của nhà mạng Viettel, đặc biệt là đối với hầu hết sinh viên đến từ các Tỉnh Bắc Trung Bộ, nơi mà nhà mạng Viettel luôn được đánh giá cao, bên cạnh đó nhà mạng Viettel cũng có những ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên, cụ thể đó là gói cước Student Sim, đây là gói cước ưu đãi đặc biệt dành cho sinh viên có những đặc điểm tương tự như gói cước Q-Student của nhà mạng Mobifone. Vì vậy mặc dù nhà mạng Viettel không mấy chú trọng đến việc tài trợ cho các chương trình của sinh viên nhưng vẫn được sinh viên đánh giá khá cao. Đối với các nhà mạng khác như Sfone, VietnamMobile, Beeline đều có mức giá trị trung bình khá thấp 2.54, 2.61, 2.67 điều này có nghĩa là phần lớn sinh viên đánh giá không cao về hoăt động PR của các nhà mạng này trong thị trường sinh viên, cũng có một bộ phận nhỏ đánh giá là có ấn tượng, điều này có thể do một số ấn tượng nào đó của các nhà mạng này làm cho sinh viên cảm thấy hài lòng, bên cạnh đó cũng có một bộ phận tỏ ra không có ấn tượng gì. Điều này có thể giải thích là do các nhà mạng này không được ưa chuộng lắm đối với thị trường sinh viên, bên cạnh đó các nhà mạng này cũng không đủ tiềm lực để cạnh tranh với các nhà mạng khác như Mobifone và Viettel, chiến lược thâm nhập và quảng bá không phù hợp dẫn đến các nhà mạng này chỉ tạo ra một trào lưu nào đó trong một khoảng thời gian nhất định, sau một khoảng thời gian nào đó thì trào lưu này dần lắng xuống và không được đánh giá cao. Tóm lại, đối với sinh viên hoặt động PR trong thị trường sinh viên của nhà mạng Mobifone được đánh giá cao nhất, tiếp đến là nhà mạng Viettel, còn một số nhà mạng khác thì không được đánh giá cao. Phần lớn sinh viên khi được hỏi về sự cần thiết của các chương trình này đối với sinh viên đếu trả lời là cần thiết, tỉ lệ này chiếm khoảng 75%, còn lại một số sinh viên đưa ra ý kiến trung lập vì không biết nhiều đến các chương trình này. Biểu đồ 7 Trong tương lai có đến khoảng 94% sinh viên mong muốn nhà mạng Mobifone sẽ tiếp tục liên kết với Đại Học Huế và các trường Đại Học thành viên để tổ chức và tài trợ nhiều hơn cho các chương dành cho sinh viên, trong đó có đến 86% là mong muốn được tham gia vào các chương trình này. Biểu đồ 8 Biểu đồ 9 Tuy nhiên nhà mạng Mobifone cần chú trọng đến công tác truyền thông và quảng bá cho mỗi chương trình để nhiều sinh viên ở các trường khác nhau có thể biết đến và tham gia vào chương trình được tổ chức trong phạm vi một trương Đại Học nào đó, ngoài những chương trình nghệ thuật, nhà mạng Mobifone cũng nên chú trọng tổ chức những chương trình liên quan đến học đường và các cuộc thi trí tuệ, đó cũng là ý kiến đóng góp của rất nhiều sinh viên. Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các hoặt động PR cho Mobifone Huế: 2.1 Bên trong Doanh Nghiệp: 2.1.1 Thay đổi quan niệm về hoạt động QHCC Để nâng cao hiệu quả hoạt động QHCC, xây dựng một thương hiệu mạnh, một hình ảnh đẹp trong công chúng, điều trước tiên doanh nghiệp cần làm là thay đổi quan niệm về hoạt động quảng cáo, QHCC - hãy đừng xem chúng như một khoản chi phí mất đi mà là một khoản đầu tư lâu dài. Doanh nghiệp nên thay đổi cách nhìn và hãy quan tâm hơn nữa đến vấn đề này. Công tác QHCC thông thường ít đem lại lợi ích tức thì mà có tác dụng về lâu về dài nên nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có tầm nhìn chiến lược. Một khi đã nhận thức được điều này, doanh nghiệp sẽ sớm gặt hái được thành công khi sử dụng QHCC như một công cụ marketing hữu hiệu. 2.1.2 Thiết lập một bộ phận và xây dựng đội ngũ nhân sự vững mạnh cho bộ phận QHCC trong doanh nghiệp: Công việc quan trọng và cần thiết tiếp theo tại doanh nghiệp hiện nay đó là việc thiết lập một bộ phận QHCC trong doanh nghiệp. Bộ phận này cần phải được trao chức năng ngang với các phòng ban khác, người phụ trách bộ phận này sẽ là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám Đốc doanh nghiệp. Bộ phận này sẽ có chức năng hỗ trợ hoạt động quản lý công ty bằng cách tư vấn cho ban lãnh đạo, tham gia cùng ban lãnh đạo trong việc đưa ra các chính sách mới. Bộ phận QHCC cũng đóng vai trò như "đơn vị" phát ngôn của công ty. Trước bất kỳ những dư luận, tin đồn nào của xã hội, đây sẽ là đầu mối dàn xếp mọi việc thật hợp lý, là đầu mối truyền thông đúng đắn về chính sách của công ty. Tuy nhiên, bộ phận QHCC của công ty cũng cần phải cộng tác chặt chẽ với tất cả các phòng ban, bộ phận khác trong công ty và cũng cần phải được sự hỗ trợ từ các phòng ban khác như công đoàn, phòng tổ chức, phòng kinh doanh, phòng marketing... Do ở Việt Nam chưa có trường lớp đào tạo về QHCC nên việc tuyển người hiện nay dựa trên năng khiếu và kinh nghiệm là chính. Trong khi đó, ở nước ngoài, chuyên môn QHCC được đào tạo trong các khoa Quản trị kinh doanh hoặc các trường báo chí. Chuyên viên QHCC phải là những người không những am hiểu những vấn đề nhân văn mà còn phải lịch lãm , tinh tế và có óc tổ chức, lãnh đạo. Cán bộ này phải có khả năng tư vấn cho ban lãnh đạo về các đường lối chính sách ảnh hưởng tới dư luận quần chúng, có kinh nghiệm viết báo cáo, biên tập, đảm nhận vai trò như một phát ngôn viên của doanh nghiệp trước công chúng, trên phương tiện truyền thông. Cán bộ làm công tác QHCC phải có học vấn rộng, hiểu biết nhiều về các lĩnh vực như báo chí ngoại ngữ, QHCC, kinh tế học, luật kinh doanh... để có thể hiểu hết nhũng khó khăn vướng mắc và mục tiêu quản trị của công ty. Chuyên viên này cũng phải có kiến thức rộng về marketing, quảng cáo, xúc tiến bán hàng để giúp doanh nghiệp đạt các mục tiêu marketing. Cán bộ QHCC cũng cần phải là người có khả năng "quảng giao", hoà hợp với mọi nguời, co óc phán đoán và tư duy sáng tạo tốt. 2.1.3 Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về QHCC cho cán bộ công nhân viên Để được như vậy, doanh nghiệp cần có chính sách bồi dưỡng nâng cao kiến thức về QHCC cho toàn thể cán bộ công nhân viên, giúp các cán bộ công nhân viên của các phòng ban khác phần nào hiểu rõ thêm tầm quan trọng của QHCC cũng như các bước trong một quy trình xây dưng chiến lược QHCC. Đơn cử như phòng Marketing có thể hỗ trợ hữu hiệu cho phòng QHCC trong bước 1- thu thập và nghiên cứu thông tin về công chúng để xác định công chúng mục tiêu. Phòng tổ chức, công đoàn có thể phối hợp cùng phòng QHCC nhằm tiến hành những chương trình QHCC nội bộ hiệu quả. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần kết hợp tổ chức những khoá đào tạo về QHCC cho một bộ phận cán bộ công nhân viên cấp quản lý của các phòng ban. Doanh nghiệp có thể mời các chuyên gia QHCC đến giảng dạy hoặc cử một số cán bộ theo học những khoá học ngắn ngày về QHCC. Khi đã lĩnh hội những kiến thức nhất định về QHCC, không những cán bộ chuyên trách của bộ phận QHCC mà các nhân viên thuộc bộ phận khác cũng sẽ góp phần đáng kể vào thành công trong các chương trình QHCC của doanh nghiệp. 2.1.4 Đề ra chế độ lương, thưởng thoả đáng cho cán bộ QHCC Để thu hút và giữ được cán bộ làm QHCC giỏi, doanh nghiệp cần có chính sách ưu đãi, chế độ lương thưởng xứng đáng. Xin được trích dẫn một bài báo " Đối với doanh nghiệp có riêng người làm QHCC thì mức lương phải trả không thể ngang với lương thư ký hay kỹ thuật viên. Với các công ty đa quốc gia, chức vụ giám đốc QHCC lương tối thiểu tại Việt Nam phải trên 20 triệu đồng. Một tập đoàn thực phẩm Mỹ hiện đang tuyển chuyên gia QHCC với lương đã trừ thuế là 18 triệu đồng. Nhân viên QHCC thông thường cũng phải được trả lương 3-5 triệu đồng". Những người giỏi phải được ưu đãi thích đáng, xứng với tài năng của họ và những ích lợi họ đem lại cho công ty. Dù sớm hay muộn, doanh nghiệp rồi cuối cùng sẽ nhận ra những lợi ích thu được từ đội ngũ nhân sự giỏi, có năng lực sẽ vượt trội những chi phí doanh nghiệp bỏ ra để có được nhân sự này 2.1.5 Thiết lập ngân sách hợp lý cho hoạt động QHCC Hơn nữa, nếu doanh nghiệp có mục tiêu lâu dài xây dựng cho mình một hình ảnh đẹp như "có trách nhiệm với xã hội", quan tâm đến môi trường", "đầu ngành", "thành công"... thì nên dành riêng một ngân sách cụ thể cho hoạt động QHCC. Ngân sách này thông thường chiếm khoảng 3-10% hoặc hơn của ngân sách marketing để thực hiện các hoạt động như họp báo, giới thiệu sản phẩm mới, từ thiện, học bổng, tài trợ, in ấn tài liệu, bản tin nội bộ, làm phim tự giới thiệu. Không giống như các hoạt động khác, hoạt động khác, ngân sách dành cho hoạt động QHCC khó có thể dự kiến trước do có nhiều chi phí phát sinh đột xuất. Tuy vậy, các cán bộ QHCC cần phải dự kiến trước được trước và kiểm soát được ngân sách này một cách chặt chẽ, tránh những chi phí phát sinh không cần thiết. 2.1.6 Sử dụng dịch vụ của các công ty QHCC chuyên nghiệp Tuy nhiên, theo ý kiến của một chuyên gia trong lĩnh vực QHCC, không nhất thiết bất cứ một công ty nào cũng cần lập riêng phòng QHCC mà tuỳ theo quy mô, nhu cầu của từng công ty mà có cách làm thích hợp. Để xây dựng một chương trình QHCC có hiệu quả, doanh nghiệp có thể thuê công ty QHCC chuyên nghiệp với chi phí rẻ hơn nhiều so với công ty tự thực hiện lấy. Hơn nữa, doanh nghiệp thường dễ gặp nhũng bất lợi sau đây nếu tự thực hiện các chương trình QHCC : - Doanh nghiệp quen lối suy nghĩ chủ quan, dễ theo lối mòn, không có tính sáng tạo, là điều khiến cho một chương trình QHCC không đạt được tính ấn tượng và hiệu quả truyền thông như mong muốn. - Cách nghĩ và ý tưởng đưa ra thường không được cọ xát với thực tế - Kinh nghiệm giới hạn do không thực hiện chương trình thường xuyên. - Mối quan hệ giới hạn với các đối tượng QHCC (các cơ quan truyền thông) Thêm vào đó, trong trường hợp doanh nghiệp không có nhu cầu thường xuyên về QHCC thì việc duy trì một phòng QHCC riêng là vừa không có hiệu quả lại vừa không kinh tế. 2.2 Bên ngoài Doanh Nghiệp: 2.2.1 Xây dựng mối quan hệ tốt với giới truyền thông, tổ chức xã hội và công chúng mục tiêu Đây là một vấn đề cực kỳ quan trọng quyết định trực tiếp đến sự thành công của QHCC, nếu Doanh Nghiệp có được những mối quan hệ tốt đẹp, liên kết vững chắc tạo uy tín đối với các tổ chức xã hội và công chúng mục tiêu thì việc tiến hành các hoặt động QHCC sẽ trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều, sẽ dễ dàng tiếp cận được với công chúng mục tiêu, đây là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi sự nỗ lực của Doanh Nghiệp. Bên cạnh đó, giới truyền thông cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc truyền đạt thông tin, cách thức phát hành thông điệp như thế nào, vào lúc nào và trong bao lâu để công chúng mục tiêu có thể tiếp cận được nhiều nhất. 2.2.2 Xây dựng một hệ thống các nhóm cộng tác viên trong công chúng mục tiêu Trong bất cứ một chương trình QHCC nào thì sự hỗ trợ của các nhóm cộng tác viên cũng góp phần không nhỏ vào sự thành công của chương trình. Những nhóm cộng tác viên này sẽ đóng vai trò là những phương tiện truyền thông rất tích cực thông qua việc Marketing truyền miệng (một hình thức marketing rất hiệu quả và đáng tin cậy), bên cạnh đó những nhóm cộng tác viên này sẽ khơi dậy những trào lưu trong nhóm công chúng mục tiêu thông qua sức ảnh hưởng của mình. 2.2.3 Nắm bắt và chọn lựa những thời điểm thích hợp và những hoặt động phù hợp với mục tiêu cần đạt được của Doanh Nghiệp: Mục đích của biện pháp này là để tiết kiệm chi phí cho hoặt động QHCC trong lâu dài, Doanh Nghiệp nên tập trung vào những chương trình lớn và được tổ chức thường niên, có sức ảnh hưởng rộng lớn trong công chúng mục tiêu. Việc tập trung cho những chương trình này vừa tiết kiệm được chi phí, vừa tạo ra một trào lưu nhất định để khi công chúng mục tiêu nghĩ đến thì nó như là một sản phẩm của Doanh Nghiệp, từ đó hình ảnh của Doanh Nghiệp sẽ gắn liền với chương trình đó. 2.2.4 Phân bổ trách nhiệm rõ ràng và cụ thể trong từng chương trình QHCC: Thực hiện tốt khâu này sẽ giúp cho việc tiến hành các chương trình QHCC chặt chẽ và thuận tiện hơn, đảm bảo cho việc kiểm tra và giám sát chương trình, nâng cao hiệu quả của các chương trình QHCC. 2.2.5 Chú trọng đến công tác truyền thông và quảng bá cho mỗi chương trình: Cho dù là một chương trình lớn hay là một chương trình nhỏ thì vấn đề truyền thông và quảng bá cũng cần hết sức được chú trọng. Nhằm nâng cao khả năng tiếp cận với công chúng mục tiêu, làm cho nhiều người biết đến càng tốt, đó là mục tiêu quan trọng của công tác QHCC. Ngoài ra, Doanh Nghiệp còn phải chú ý đền việc truyền thông làm cho công chúng mục tiêu có thể biết được những nỗ lực mà Doanh Nghiệp đã cố gắng, từ đó có thể quảng bá hình ảnh của thương hiệu thông qua các chương trình này. Phần III: Kết luận và kiến nghị I. Kết luận: Xin được kết thúc khóa luận bằng một câu nói của một chuyên gia trong lĩnh vực QHCC, đồng thời là giám đốc một công ty QHCC hàng đầu Việt Nam: “QHCC thực sự giúp doanh nghiệp xây dựng một hình ảnh đẹp trong công chúng. Khi khách hàng chọn mua sản phẩm của doanh nghiệp cũng có nghĩa là họ muốn mua hình ảnh đẹp của doanh nghiệp đó”. Công tác QHCC thông thường ít đem lại lợi ích tức thì mà có tác dụng về lâu về dài. Cho nên công tác này đòi hỏi cái nhìn chiến lược với quy trình hoạt động được nghiên cứu kỹ lưỡng, có bài bản. Trên thực tế, hoạt động QHCC tại các doanh nghiệp còn chưa được phát huy tối đa, phân vì doanh nghiệp chưa đánh giá đúng vai trò của QHCC hoặc nếu có, doanh nghiệp cũng chưa xây dựng được một chiến lược QHCC hiệu quả theo một quy trình hợp lý. Với những kiến thức nhất định về QHCC cùng những kinh nghiệm thực tiễn thu được từ Công ty Thông Tin Di Động VMS Mobifone chi nhánh Thừa Thiên Huế, chúng tôi hy vọng độc giả sẽ có một cái nhìn sâu sắc và rõ ràng hơn về hoặt động PR và vai trò của nó đối với Doanh Nghiệp. Chuyên đề đã phác thảo được những bước cơ bản của một quy trình xây dựng chiến lược QHCC mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng có thể vận dụng một cách hiệu quả nhất, qua đó làm rõ vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác QHCC đối với Doanh Nghiệp trong tương lai, đặc biệt là khi cạnh tranh ngày càng gay gắt, xem QHCC như là một công cụ Marketing đặc biệt của Doanh Nghiệp. II. Kiến nghị: 1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước Khuyến khích các nhà cung cấp dịch vụ thông tin di động trên địa bàn thực hiện các biện pháp nhắm tiết kiệm tài nguyên viễn thông, hạn chế tình trạng thuê bao ảo quá nhiều như hiện nay tăng khả năng canh tranh trên thị trường. Tạo mọi điều kiện về cấp phép hạ tầng, để các doanh nghiệp thông tin di động được thực hiện đồng bộ với quy hoạch tổng thể Kinh tế và Xã Hội. Đề nghị uỷ ban nhân dân các Tỉnh, Huyện, Thành phố tạo thuận lợi và nhanh chóng thủ tục cấp phép cho các chương trình PR, Quảng Cáo, quảng bá hình ảnh , thương hiệu của doanh nghiệp. Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các Trường Đại Học, Cao Đẳng... với Doanh nghiệp để có được sự hổ trợ về nguồn nhân lực và thương mại một cách hiệu quả nhất. 2. Đối với Công ty Thông Tin Di Động (VMS Mobifone) Hiện nay đối với thị trường sinh viên, nhà mạng Mobifone đã có được chố đứng vững chắc và được sinh viên ưa chuộng. Đó là thành quả của những nỗ lực không ngừng trong hơn 2 năm qua Mong muốn của phần lớn sinh viên là trong tương lai, Mobifone vẫn tiếp tục đồng hành cùng các bạn sinh viên thông qua những chương trình mang lại sân chơi cho sinh viên, ngoài các cuộc thi sắc đẹp, các chương trình giao lưu ca nhạc cần có thêm những cuộc thi trí tuệ để sinh viên có thể tham gia nhiều hơn. Bên cạnh đó Mobifone cần chú trọng hơn đến việc quảng bá cho từng chương trình sắp diễn ra để nhiều bạn sinh viên ở các trường khác nhau có thể biết được và tham gia. Trong mỗi chương trình do Mobifone tài trợ cũng nên chú ý đến việc nhấn mạnh nhà tài trợ để sinh viên có thể biết được chương trình là do Mobifone tài trợ. Do thời gian nghiên cứu và trình độ chuyên môn có hạn nên bài viết này không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy, cô giáo để bài viết được hoàn chỉnh và có giá trị thực tế hơn. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn các cô, chú các anh, chị công tác tại Công ty thông tin di động VMS Mobifone - Chi Nhánh Thừa Thiên Huế, đặc biệt là các cán bộ, nhân viên phòng Bán hàng và Marketing cùng giáo viên hướng dẫn đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài viết này./.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbo co demo.doc
Tài liệu liên quan