Khóa luận Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang

- Cần có chế độ bồi dưỡng thoả đáng, khen thưởng thích hợp cho cán bộ tín dụng. - Củng cố và tăng cường mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương các tổ trưởng tổ liên doanh, thể hiện bằng vật chất, hiện vật. - Hoàn thiện và đổi mới công nghệ Ngân hàng, thiết lập hệ thống quản lý và cung cấp thông tin trong nội bộ sử dụng chung, đồng thời xây dựng trang web riêng chi nhánh, nối kết Internet trong toàn Ngân hàng để tất cả cán bộ, nhân viên Ngân hàng có thể nắm bắt nhanh chóng, kịp thời những thông tin kinh tế, chính trị, xã hội, diễn biến tình hình thị trường trong và ngoài nước nâng cao hiệu quả công việc.

pdf68 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 853 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vay lại với khoản vay lớn hơn nhằm mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Xét về những khoản vay phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp, tình hình thu nợ diễn ra thuận lợi, DSTN gia tăng theo thời gian. Thu nợ cho vay nông nghiệp đạt hơn 52,76 tỷ đồng vào 31/12/2006, đến 31/12/2007 con số này là 137,31 tỷ đồng, tăng 84,55 tỷ đồng tương đương 160%. Tuy nhiên tỷ trọng trong tổng DSTN lại giảm từ 16% xuống còn 9%. Nguyên nhân là do có sự gia tăng DSTN trong cho vay SXKD. Đến 31/12/2008, DSTN cho vay nông nghiệp tiếp tục tăng, đạt 205,84 tỷ đồng tăng 68,53 tỷ đồng tương đương 50%, chiếm tỷ trọng 10% tổng DSTN. Tuy có sự gia tăng liên tục trong DSTN thế nhưng về số lượng là không lớn, điều này là do tình hình ch tháng, trả gốc cuối kỳ nên các khoản vay trong năm 2008 chưa đến thời điểm trả nợ gốc. Còn đối với cho vay phục vụ CBCNV, tình hình thu nợ có khác hơn trong cho vay nông nghiệp và sản xuất kinh doanh, tăng lên ở thời điểm 31/12/2007, sau đó lại giảm xuống vào 31/12/2008. DSTN ở 31/12/2006 đạt 34,4 tỷ đồng, chiếm 10% Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 35 tổng DSTN, đến 31/12/2007, DSTN tăng lên 154%, đạt 87,26 tỷ đồng chiếm 6% tổng DSTN. Đến 31/12/2008, DSTN giảm đi 17,02 tỷ đồng tương đương giảm 20%, còn 70,24 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3%. Nhưng điều này không có nghĩa rằng nợ quá hạn chiếm lượng lớn làm ảnh hưởng đến DSTN, chủ yếu sự sụt giảm này là do một số hợp đồng vay đã được tất toán, phần lớn những hợp đồng mới phát sinh lại được ký kết của thị trường giúp khách hàng hoạ trọng nhất cũng ậy chỉ tiêu này thể hiện được thực tế nh hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng, góp phần đánh giá hiệu quả việc cho ả năng tạo ra lợi nhuận của Ngân hàng. không xa thời điểm 31/12/2008 và một nguyên nhân nữa là do DSCV của loại hình này giảm vào năm 2008. DSTN tại Chi nhánh đã có sự gia tăng theo thời gian, điều này rõ ràng do ảnh hưởng của sự tăng mạnh trong DSCV. Một điều khá rõ nữa là sau khi giải ngân một khoản thời gian nhất định Chi nhánh mới có thể bắt đầu thu hồi vốn gốc, do đó sự gia tăng DSTN có thể nói sẽ đến muộn hơn so với sự gia tăng của DSCV. Để có thể thực hiện tốt việc thu nợ như đã trình bày, có khá nhiều yếu tố tác động trong đó có thể kể đến như: phòng tín dụng theo dõi liệt kê nhằm giúp cán bộ tín dụng có thể kịp thời nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn; sự ổn định t động có hiệu quả, thuận lợi trong việc trả nợ; cuối cùng và quan chính là ý thức trả nợ tốt của chính khách hàng. Biểu đồ 9: Doanh số thu nợ theo loại hình cho vay 3. Phân tích dư nợ cho vay Dư nợ tại một thời điểm xác định thể hiện tổng số tiền mà Ngân hàng còn phải thu về, đây là toàn bộ số vốn gốc mà Ngân hàng chưa thu lại, bao gồm các khoản vay trước đây và các khoản vay mới phát sinh. Dư nợ có mối tương quan đồng biến với DSCV và nghịch biến với DSTN, do v tì vay, kh 181.62 52.76 34.40 60.84 1,007.58 137.31 87.26 290.63 1,321.35 205.84 70.24 424.17 0.00 200.00 400.00 600.00 800.00 1,000.00 1,200.00 1,400.00 T? đ?ng 2006 2007 2008 Năm 1.Cho vay SXKD 2.Cho vay nông nghi?p 3.Cho vay CBCNV 4.Cho vay khác Tỷ đồng Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 36 3.1. Bảng 6: Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay T: 2006 2007 2008 Chên/2 Chên Theo thời hạn cho vay ĐV h lệch Tỷ đồng h lệch 2007 006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Tu t Tươ Tu TươTỷ trọng Tỷ trọng Tỷ trọng yệ đối ng đối yệt đối ng đối Ngắn hạn 183,41 63% 473,81 70% 713,05 79% 290,40 158% 239,24 50% Trung hạn 10 19 18 8 -9,80 37% 7,05 29% 6,01 21% 7,25 79% 11,05 -6% Dài hạn 0,14 0% 5,94 1% 4,45 0% 5,80 0% -1,49 -25% TỔNG 293,36 100% 676,80 100% 903,50 100% 383,45 131% 226,70 33% Tổng dư nợ tại Chi nhánh có sự gia tăng liên tục theo thời gian, tuy nhiên tốc độ tăng có xu hướng chậm lại. Dư nợ tại thời điểm 31/12/2006 là 293,36 tỷ đồng, đến thời điểm 31/12/2007 là 676,80 tỷ đồng, tăng lên 383,45 tỷ đồng tương đương 131%. Đến 31/12/2008, dư nợ đã tăng 226,70 tỷ đồng, đạt 903,5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 33% so với năm 2007. Xét theo từng loại thời hạn cho vay, dư nợ tăng ở vay ngắn hạn, gi ài hạn là 5,94 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 1% dư nợ, tăng 5,8 tỷ đồng dài hạn là do DSCV cao nhất trong tổng dư ợ, kế đến là dư nợ trung hạn và thấp nhất là dư nợ dài hạn. ảm ở vay trung hạn và dài hạn. Tại thời điểm 31/12/2006, dư nợ ngắn hạn là 183,41 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 63% dư nợ, dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn, đạt 37% dư nợ, tương đương 109,8 tỷ đồng và thấp nhất là dư nợ dài hạn, đạt 0,14 tỷ đồng,chiếm tỷ trọng không đáng kể. Đến thời điểm 31/12/2007, tỷ trọng của cho vay ngắn hạn là 70% dư nợ tương đương 473,81 tỷ đồng, tăng 290,4 tỷ đồng tương đương 158%; dư nợ trung hạn là 197,05 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 29%, so với năm 2006 đã tăng 87,25 tỷ đồng tương đương 79%; dư nợ d so với năm 2006. Còn tại thời điểm 31/12/2008, chỉ có cho vay ngắn hạn là có sự gia tăng trong dư nợ, tuy nhiên tỷ lệ tăng có giảm so với năm 2007. Nguyên nhân sự suy giảm tỷ lệ tăng dư nợ ngắn hạn là do rất nhiều khoản vay ngắn hạn đã đến hạn trả vốn gốc. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn là 713,05 tỷ đồng, tăng 239,24 tỷ đồng tương đương 50% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 79% dư nợ; dư nợ trung hạn là 186,01 tỷ đồng, giảm 11,05 tỷ đồng tương đương giảm 6% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 21% dư nợ; dư nợ dài hạn đạt 4,45 tỷ đồng, giảm 1,49 tỷ đồng tương đương giảm 25% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự giảm dư nợ trong cho vay trung hạn và của chúng giảm với tỷ lệ cao hơn so với tỷ lệ giảm của DSTN. Nhìn chung qua 3 năm thì dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng n Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 37 Biểu đồ 10:Dư nợ cho vay theo thời hạn cho vay 3.2.Theo loại hình cho vay Bảng 7: Dư nợ cho vay theo loại hình cho vay ĐVT: Tỷ đồng Tình hình dư nợ ở mỗi loại hình cho vay nhìn chung đều gia tăng theo thời gian, trong đó có mức tăng tương đối cao và đạt dư nợ cao nhất là loại hình cho vay SXKD. Đối với loại hình cho vay này dư nợ gia tăng khá giống với dư nợ cho vay ngắn hạn, tăng từ 146,85 tỷ đồng vào 31/12/2006 đến 365,06 tỷ đồng vào 31/12/2007, tỷ lệ tăng đạt 142% tương đương 209,20 tỷ đồng. Tại thời điểm 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đốI Tương đốI Tuyệt đốI Tương đốI 1.Cho vay SXKD 146,85 50% 356,06 53% 517,59 57% 209,20 142% 161,53 45% 2.Cho vay nông nghiệp 23,00 8% 69,10 10% 136,90 15% 46,10 200% 67,80 98% 3.Cho vay CBCNV 79,19 27% 130,13 19% 106,47 12% 50,94 64% -23,67 -18% 4.Cho vay khác 44,32 15% 121,51 18% 142,55 16% 77,19 174% 21,04 17% TỔNG 293,36 100% 676,80 100% 903,50 100% 383,44 131% 226,71 33% 183.41 109.80 0.14 473.81 197.05 5.94 713.05 186.01 4.45 0.00 100.00 200.00 300.00 400.00 500.00 600.00 700.00 800.00 T? đ?ng 2006 2007 2008 Năm Ng?n h?n Trung h?n Dài h?n Tỷ đồng Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 38 31/12/2008 dư nợ đã đạt được 517,59 tỷ đồng, tỷ lệ tăng đạt 45% so với năm 2007, tương đương 161,53 tỷ đồng. Còn đối với loại hình cho vay nông nghiệp, tuy dư nợ đạt tương đối không cao nhưng có sự tăng trưởng khá nhanh. Vào 31/12/2006, dư nợ chỉ đạt 23 tỷ đồng, đến 31/12/2007 dư nợ đã đạt 69,1 tỷ đồng, tỷ lệ tăng đạt đến 200%. Đến 31/12/2008 dư nợ ở loại hình này đã đạt 136,9 tỷ đồng, tỷ lệ tăng là 98%.Mặc dù có sự tăng nhanh nhưng tỷ trọng dư nợ của loại hình này vẫn không có sự thay đổi lớn, ở 3 mốc thời điểm lần lượt là 8%, 10% và 15% tổng dư nợ. Về mảng cho vay CBCNV, dư nợ có sự biến động,. Dư nợ cho vay CBCNV ở thời điểm 31/12/2006 là 79,19 tỷ đồng, đến 31/12/2007 đạt 130,13 tỷ đồng, tăng 50,94 tỷ đồng tương đương 64% và đến 31/12/2008 chỉ còn 106,47 tỷ đồng, giảm 23,67 tỷ đồng, tương đương giảm 18%. Nguyên nhân của sự suy giảm trong dư nợ là do DSCV của loại hình cho vay này đã giảm trong năm 2008. Tỷ trọng của nó trong tổng dư nợ cũng liên tục giảm. Dư nợ các loại hình cho vay khác cũng liên tục tăng lên từ 44,32 tỷ đồng ở 31/12/2006 đến 31/12/2007 là 121,51 tỷ đồng, tỷ lệ tăng khá cao: 174%. Vào thời điểm 31/12/2008, Dư nợ đạt 142,55 tỷ đồng, tăng 21,04 tỷ đồng tương đương 17%. Biểu đồ 11: Dư nợ cho vay theo loại hình cho vay Dư nợ tín dụng tại Chi nhánh gia tăng chủ yếu bởi sự gia tăng mạnh của DSCV, còn DSTN tuy cũng có tăng lên nhưng vẫn không thể theo kịp tốc độ cho vay, bên cạnh còn có một số khoản vay chưa thu về được, những khoản nợ quá hạn này cũng đã góp một phần vào trong tổng dư nợ. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh trong phần tiếp theo. 4. Phân tích nợ quá hạn cho vay NQH là một phần trong tổng dư nợ của Ngân hàng, tuy nhiên đây là yếu tố quan trọng thể hiện chất lượng của công tác tín dụng, hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng, NQH càng lớn chứng tỏ hiệu quả công tác cho vay càng thấp và ngược lại. NQH phát sinh có thể do các nguyên nhân khách quan như sự biến động của thị trường, phương án kinh doanh không mang lại hiệu quả, việc thiếu ý thức trả nợ của khách hàng hay do các nguyên nhân chủ quan như sự yếu kém về chuyên môn của cán bộ tín dụng, thiếu sự phối hợp trong công tác quản lý khoản vay Do đó, NQH 146.85 23 79.19 44.32 356.06 69.1 130.13 121.51 517.59 136.9 106.47 142.55 0 100 200 300 400 500 600 T? đ?ng 2006 2007 2008 Năm 1.Cho vay SXKD 2.Cho vay nông nghi?p 3.Cho vay CBCNV 4.Cho vay khác Tỷ đồng Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang là vấn đề khó có thể tránh khỏi khi thực hiện cho vay, Ngân hàng chỉ có thể nỗ lực hạn chế các khoản nợ này sao cho càng thấp càng tốt. Trong hoạt động của một Ngân hàng Thương mại thì nghiệp vụ cho vay và đầu tư là nghiệp vụ quan trọng nhất, quyết định đến khả năng tồn tại và hoạt động của chính Ngân hàng đó, nhất là nghiệp vụ cho vay luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng tài sản có của Ngân hàng. Vì thế, việc khách hàng không thể trả nợ đúng hạn hoặc mất khả năng chi trả cho Ngân hàng trước hết sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng, ngoài ra khi mà các khoản dự trữ sơ cấp và thứ cấp không đủ sức bù đắp nhu cầu của khách hàng có thể dẫn đến việc Ngân hàng bị mất khả năng thanh toán, nguy cơ trầm trọng nhất là có thể làm sụp đổ cả một hệ thống Ngân hàng. Do vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động các Ngân hàng, góp phần hạn chế việc phát sinh rủi ro tín dụng, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước đã ban hành Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN vào ngày 22/04/2005 về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro. Theo quyết định này, toàn bộ số dư nợ gốc sẽ được phân thành 5 nhóm, trong đó nhóm 1 là các khoản nợ trong hạn, từ nhóm 2 đến nhóm 5 là các khoản nợ quá hạn có nguy cơ cao dần, khả năng thu hồi được càng thấp. Quyết định trên đã góp phần làm chặt chẽ hơn công tác đánh giá các khoản nợ, hạn chế việc phát sinh NQH, đồng nghĩa với việc có thể giảm nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng. Tại Sacombank Chi nhánh An Giang có điểm khá đặc biệt trong tình hình NQH, đó là chỉ phát sinh NQH trong cho vay ngắn hạn, chủ yếu là trong cho vay nông nghiêp và cho vay trung hạn, chủ yếu là cho vay CBCNV. Tình hình NQH tại Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau: Bảng 8: Tình hình nợ quá hạn tại Sacombank An Giang ĐVT: T ỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2006 31/12/2007 31/12/2008 Nhóm 2 - 0,01 2,155 Nhóm 3 - 0,226 0,263 Nhóm 4 - 0,22 0,22 Ngắn hạn (Nông nghiệp) Nhóm 5 0,03 0,028 0,028 Nhóm 2 0,003 0,002 0,01 Nhóm 3 0,007 0,008 - Nhóm 4 0,002 0,052 0,052 Trung hạn (CBCNV) Nhóm 5 0,06 0,013 0,013 Dài hạn 0 0 0 Tổng 0,1 0,56 2,74 (Nguồn: P. H ỗ trợ – Sacombank An Giang) SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 39 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang Trong quá trình họat động tín dụng của Ngân hàng thì việc phát sinh nợ quá hạn là một vấn đề không thể tránh khỏi. Tuy nhiên nếu Ngân hàng biết dự đóan và tính toán chính xác thì có thể hạn chế nợ quá hạn xuống mức thấp nhất Bảng 9: Nợ quá hạn theo thời hạn cho vay 2006 2007 2008 Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Chỉ tiêu Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đốI Tương đốI Tuyệt đốI Tương đốI Số tiền Ngắn hạn 0,03 33% 0,48 87% 2,67 97% 0,45 1.318% 2,18 450% Trung hạn 0,07 67% 0,07 13% 0,07 3% 0,01 9% 0 0% Dài hạn 0 0% 0 0% 0 0% 0 0 0 TỔNG 0,10 100% 0,56 100% 2,74 100% 0,46 443% 2,18 390% Tính đến thời điểm 31/12/2006 tại Chi nhánh đã phát sinh NQH ngắn hạn ( Cho vay nông nghiệp) là 30 triệu đồng, trong khi NQH trong cho vay trung hạn cũng là cho vay CBCNV là 70 triệu đồng, trong đó NQH nhóm 2 là 3 triệu đồng, đây là những khoản NQH chưa đến 90 ngày và nợ được cơ cấu lại thời gian trả. Các khoản nợ này được đánh giá là có khả năng thu hồi đủ cả gốc lẫn lãi. Đến thời điểm 31/12/2007, NQH trong cho vay ngắn hạn đã có sự gia tăng mạnh với con số là 480 triệu đồng, do việc sản xuất và kinh doanh nông nghiệp của một số hộ nông dân không đạt hiệu quả. Đối với cho vay CBCNV, NQH vẫn là 70 triệu, nhưng có sự thay đổI trong cơ cấu các nhóm nợ. Cụ thể, nhóm 2 giảm 1 triệu đồng, nhóm 3 tăng 1 triệu đồng, nhóm 4 tăng 50 triệu đồng và nhóm 5 giảm 50 triệu đồng. Tổng NQH tại thời điểm này là 560 triệu, tăng lên 460 triệu tương đương 443%. Sang thời điểm 31/12/2008, lúc này tổng NQH là 2,74 tỷ đồng, tăng 2,18 tỷ đồng tương đương 390%. Trong đó, NQH trong cho vay ngắn hạn là 2, 67 tỷ đồng, tăng lên 2,18 tỷ đồng tương đương 450%. NQH trong cho vay trung hạn nhìn chung thì không thay đổi. Nhưng xem xét cụ thể thì NQH cho vay trung hạn tăng ở nhóm 2, từ 2 triệu đồng lên 10 triệu đồng; giảm xuống ở nhóm 3, từ 8 triệu đồng xuống 0; nhóm 4 và 5 không thay đổi. Như vậy, tổng nợ quá hạn tại Chi nhánh có sự tăng lên qua các năm, chủ yếu là do sự gia tăng nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn bởi vì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 40 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 41 Hình 12: Biểu đồ nợ quá hạn theo thời hạn cho vay ™ Các nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn. 9 Nguyên nhân từ phía ngân hàng - Cán bộ tín dụng không kiên quyết lập biên bản đối với những trường hợp trể hạn, không ghi nhận các cam kết trả nợ của khách hàng nên khách hàng cứ tiếp tục trể hạn rồi biện hộ bằng những lý do hoàn cảnh khó khăn, và do một số sai sót khi chuyển nợ quá hạn của Giao dịch viên; do xác định ngày trả nợ chưa phù hợp với ngày nhận lương (mảng cho vay CBCNV) nên thường xuyên phát sinh nợ do trể lương; định thời hạn trả nợ chưa phù hợp với thời điểm thu hoạch của khách hàng (mảng cho vay nông nghiệp); cán bộ tín dụng thường tập trung cho vay vào những ngày đầu và giữa tháng, công tác nhắc nhở thu hồi nợ chỉ triển khai quyết liệt vào các ngày cuối tháng nên nợ quá hạn giữa tháng thường có nguy cơ phát sinh( nhóm nợ từ 1- 5 ngày) gây áp lực cho công tác thu nợ vào ngày cuối tháng. - Ngân hàng không nắm bắt được khả năng vay vốn của khách hàng dẫn đến tình trạng khách hàng này vay thừa, khách hàng kia thiếu vốn. Khách hàng vay thừa sẽ không sử dụng hết số tiền vay, số tiền còn lại họ dùng vào mua sắm, chi tiêu trong gia đình.Còn đối với khách hàng thiếu vốn, họ sẽ không đủ vốn trang trải các chi phí sản xuất từ đó ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng giảm. Vì thế cả hai trường hợp đều có khả năng phát sinh nợ quá hạn, gây tổn thất cho Ngân hàng. - Quy trình xét duyệt cho vay chưa hoàn toàn tốt: những thông tin về khách hàng mà ngân hàng nhận được là chưa đầy đủ và chưa mang tính chính xác cao.Các thông tin liên quan đến phẩm chất người vay còn hạn chế dẫn đến đánh giá sai lệch về người vay. - Cường độ làm việc của cán bộ tín dụng rất lớn, phải thường xuyên bám sát khách hàng trong việc sử dụng vốn và quản lý tài sản thế chấp, thông thạo các vấn đề pháp lý và giá cả thị trường của tài sản, hàng hoá đảm bảo nợ vay,do số lượng người vay ngày càng đông nên khối lượng công việc các cán bộ tín dụng phải thực hiện càng nhiều dễ dẫn đến tình trạng công việc bị quá tải của cán bộ tín dụng. Vì vậy, đôi 0.03 0.07 0.00 0.48 0.07 0.00 2.67 0.07 0.00 0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 T? đ?ng 2006 2007 2008 Năm Tỷ đồng Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang khi một số cán bộ tín dụng không thực hiện đúng với quy trình đề ra, sơ xuất trong hồ sơ cho vay, dễ dẫn đến phát sinh nợ quá hạn, chất lượng tín dụng sẽ bị giảm sút. - Một số món vay cho vay sai mục đích do nguyên nhân chủ quan từ cán bộ tín dụng dẫn đến nợ quá hạn gia tăng, việc kiểm tra sử dụng vốn vay còn mang tính chất đối phó không phản ánh thực trạng món vay đó. 9 Nguyên nhân từ phía khách hàng - Khách hàng bị mất khả năng chi trả: Đối với khách hàng là CBCNV thì nguyên nhân là do bị mất việc, mất thu nhập từ lương hoặc do nhận lương trễ nên không thể trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng; Đối với nông dân thì do ảnh hưởng của giá cả vật tư đầu vào, thị trường tiêu thụ bị cạnh tranh, giá nông sản thấp, nông dân không có nguồn thu khác để bù đắp - Những biến cố bất ngờ như bệnh tật, tai nạn, hoả hoạn - Thiếu trung thực trong vay vốn, cố ý lừa đảo, chiếm dụng vốn không trả nợ cho Ngân hàng. - Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích đã thoả thuận. Đây là nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía khách hàng vay vốn và sự hạn chế của cán bộ tín dụng trong việc kiểm tra sử dụng vốn vay trong suốt quá trình cho vay, nguyên nhân do lãi suất cho vay của Ngân hàng thấp hơn rất nhiều lãi suất vay nóng, cho nên khách hàng vay vốn về để cho vay lại nhằm mục đích thu lãi hoặc dùng vào các khoản chi tiêu, mua sắm trong nhà. Cả hai trường hợp đều dẫn đến khả năng phát sinh nợ quá hạn. ÅNgoài ra, sự diễn biến phức tạp của nền kinh tế: giá cả hàng hoá tiêu dùng leo thang, giá vật tư, phân bón, giá xăng dầu, giá thép tăng nhanh làm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tạo tác động dây chuyền đến khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng; một trong những nguyên nhân khác làm phát sinh nợ quá hạn là do thiên tai, dịch bệnh ảnh hưởng đến thu nhập của khách hàng phần đông là nông dân. Trong sản xuất nông nghiệp, một khi thiên tai xảy ra sẽ làm ảnh hưởng xấu đến năng suất, làm cho sản lượng và chất lượng thu hoạch thấp, thu nhập của nông dân bị giảm. ™ Một số biện pháp xử lý nợ quá hạn - Việc phân loại mức độ rủi ro cho các khoản dư nợ quá hạn hiện nay chủ yếu dựa vào tiêu chí thời gian, các khoản vay nào quá hạn trên 360 ngày được xem là nợ có khả năng mất vốn. Cách phân loại này cũng còn hạn chế vì không thể hiện khả năng thu hồi lại vốn ở mức độ cao hay thấp. Do đó, Ngân hàng cần phải đánh giá lại khả năng thu hồi thật sự của từng khoản nợ quá hạn để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp. Việc phân loại các khoản nợ quá hạn có thể theo 4 hình thức: + Nợ không có khả năng thu hồi, biện pháp là đưa ra toà án giải quyết để thu hồi từ nguồn tài sản đảm bảo, nếu không thu hồi đủ sẽ dùng dự phòng rủi ro bù đắp. + Nợ có khả năng thu hồi một phần, kiên quyết thu hồi phần vốn còn khả năng, phần còn lại thực hiện như trường hợp trên. + Nợ có khả năng thu hồi thì thường xuyên đến tận nơi đôn đốc, hối thúc khách hàng trả nợ. + Những khoản nợ chờ nhà nước xử lý, cần kiến nghị và thường xuyên liên hệ với các cơ quan chức năng để sớm giải quyết. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 42 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang - Cùng lúc đó, Ngân hàng cần thành lập một bộ phận chuyên thu hồi nợ quá hạn. Bộ phận này hoàn toàn độc lập với các bộ phận còn lại của phòng tín dụng vì thông thường cán bộ tín dụng có mối quan hệ thân thiện hơn với khách hàng nên không dứt khoát trong việc xử lý nợ. - Đối với nhóm nợ quá hạn có tài sản đảm bảo, chi nhánh cần ưu tiên xử lý trước + Các khoản nợ khó đòi có khả năng thu hồi trong năm thì tiến hành xử lý ngay, kiên quyết thu hồi triệt để và xử lý đến nơi đến chốn. + Các khoản nợ có khả năng thu một phần thì chi nhánh tiến hành thu dần, động viên khách hàng bán một phần tài sản thế chấp để thanh toán nợ. Ngân hàng sẽ xem xét giảm một phần lãi quá hạn cho khách hàng. Bằng các thủ thuật khác nhau tùy từng loại khách hàng. - Đối với các khoản nợ mà khách hàng có khả năng trả nhưng chây ỳ thì cán bộ tín dụng cần phải thường xuyên đến tận nhà hoặc nơi làm việc của khách hàng để đôn đốc, nhắc nhở. Bên cạnh đó, phải có biện pháp cứng rắn như đề nghị chính quyền địa phương hỗ trợ trong việc đòi nợ hoặc làm thủ tục khởi kiện ra pháp luật, tranh thủ sự hỗ trợ tối đa của các cơ quan pháp luật nhằm thu hồi nợ sớm. Và khi đã xử lý thì phải kiên quyết đến cùng nhằm răn đe các con nợ khác, tránh tình trạng ảnh hưởng dây chuyền về sau. - Đối với nhóm nợ thực sự khó khăn về tài chính, sản xuất kinh doanh không thể tiếp tục do thiếu vốn, không có đầu ra tiêu thụ sản phẩm, nguồn thu tương lai không có hoặc không đáng kể tùy từng đối tượng có các giải quyết sau: + Nếu tìm hiểu thấy khách hàng có một dự án khá tốt, chắc chắn sẽ sinh lợi trong tương lai nhưng thiếu vốn để tiếp tục triển khai. Ngân hàng nên mạnh tay tài trợ để vừa thu được nợ, thu hồi vốn đầu tư và thu thêm được khoản lợi nhuận. + Đối với khách hàng gặp khó khăn không trả được nợ cho ngân hàng do không tiêu thụ được hàng hóa thì cán bộ tín dụng với kinh nghiệm và sự quen biết của mình có thể tạo điều kiện cho khách hàng gặp gỡ nhiều đối tác khác, từ đó có thể giúp khách hàng bán được hàng hoá. Số tiền bán hàng thu được ngân hàng chỉ thu một phần, phần còn lại để khách hàng trang trải. - Trường hợp khách hàng không có khả năng còn nguồn nào để trả nợ và trông chờ vào nguồn trả nợ của người khác hoặc nguồn viện trợ không hoàn lại từ thân nhân nước ngoài. Trường hợp này cán bộ tín dụng nhờ các mối quan hệ sẵn có để kiên trì “mai phục”, chớp thời cơ đòi nợ khi khách hàng có tiền. - Đối với nhóm nợ không có tài sản đảm bảo + Đánh giá một cách toàn diện tình hình nợ quá hạn để tổng hợp lại số lượng khách hàng chuyển công tác, thôi việc hoặc chết, bỏ trốn... Để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Đồng thời tiến hành làm việc nghiêm túc đối với các bên hữu quan ký hợp đồng liên kết nhưng chưa thực hiện đúng và đầy đủ trách nhiệm ghi trong hợp đồng đã ký. Ngân hàng tiến hành đề nghị xử lý lên đơn vị chủ quản cấp trên. +Đối với những hộ nghèo, nguồn trả nợ thấp nhưng có thiện chí trả nợ, ngân hàng nên giảm lãi nhằm khuyến khích họ trả nợ SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 43 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang 5. Phân tích dự nợ cho vay trên tổng nguồn vốn và vốn huy động • Dư nợ cho vay trên tổng nguồn vốn: Chỉ tiêu này đánh giá khả năng cho vay của Ngân hàng. Tỷ lệ này quá cao hay quá thấp đều không tốt. Bởi vì: - Tỷ lệ quá cao cho thấy Ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ vốn vào cho vay. Điều này có thể dẫn đến việc mất khả năng thanh toán của Ngân hàng là rất cao. - Tỷ lệ quá thấp cho thấy Ngân hàng sử dụng vốn kém hiệu quả, vì một trong những hoạt động chủ yếu của Ngân hàng là tập trung vốn tạm thời nhàn rỗi và trên cơ sở đó cho vay lại. Bảng 10: Dư nợ trên tổng nguồn vốn ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dư nợ 293,36 676,80 903,50 Tổng nguồn vốn 313,56 761,39 987,71 DN/ΣNV 94% 89% 91% Từ bảng trên cho thấy dư nợ trên tổng nguồn vốn của Chi nhánh qua các năm khá tốt. Cụ thể năm 2006 là 94%, sang năm 2007 dư nợ/ tổng nguồn vốn giảm xuống còn 89% và tăng lên vào năm 2008 là 91%. Tỷ lệ Dư nợ /Tổng nguồn vốn khá cao cho thấy Chi nhánh đã sử dụng phần lớn nguồn vốn vào việc cho vay. • Dư nợ trên vốn huy động: ` Giá trị này càng gần 1 càng tốt vì nó cho thấy vốn huy động được sử dụng vào việc cho vay càng có hiệu quả. Dư nợ trên vốn huy động tại Sacombank được thể hiện như sau: Bảng 11: Dư nợ trên vốn huy động ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Dư nợ 293,36 676,80 903,50 Vốn huy động 237,36 500,78 664,17 DN/VHĐ 124% 135% 136% Kết quả trên cho thấy hoạt động huy động vốn và cho vay của Chi nhánh không ngừng tăng lên và có hiệu quả. Nhưng tốc độ tăng có sự giảm sút, năm 2007 tốc độ tăng đạt hơn 110%, năm 2008 chỉ còn hơn 30%. Vốn huy động mặc dù liên tục tăng, nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn cho sản xuất và tiêu dùng của người dân trong vùng, chi nhánh phải sử dụng thêm các nguồn vốn khác. Vì vậy bên cạnh đầu tư cho hoạt động tín dụng thì Ngân hàng cần chú trọng đa dạng hoá các hình thức huy động vốn nhằm đem lại lợi nhuận cao hơn nữa. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 44 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang 6. Phân tích hệ số thu nợ cho vay Hệ số này nói lên công tác thu nợ tốt hay không, đồng thời nó cũng nói lên khả năng trả nợ của khách hàng. Hệ số này càng lớn cho thấy khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích tạo ra lợi nhuận nên việc trả nợ được thực hiện tốt hơn và công tác thu nợ của cán bộ tín dụng thuận lợi hơn. Bảng 12: Hệ số thu nợ cho vay ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh số thu nợ 329,62 1.522,78 2.021,60 Doanh số cho vay 553,25 1.906,23 2.248,31 Hệ số thu nợ 60% 80% 90% Tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay tại thời điểm 31/12/2007 là 80%, tăng lên 20% so với thời điểm 31/12/2006. Đến 31/12/2008 lại tăng lên 10% so với năm 31/12/2007. Đây là chỉ tiêu đánh giá chủ yếu hiệu quả công tác thu hồi nợ của Ngân hàng, tỷ lệ này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng chặt chẽ và có hiệu quả; đối với một Ngân hàng Thương mại, hoạt động cho vay mang lại nguồn lợi nhuận chủ yếu cho Ngân hàng. Như vậy, tỷ lệ này liên tục tăng cao trong những năm gần đây, ngân hàng có thể yên tâm hơn vì đồng vốn mà mình đã bỏ ra cho vay có thể thu hồi lại một cách có hiệu quả. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng phải luôn chú trọng công tác thu hồi nợ nhằm thu hồi và duy trì nguồn vốn, đảm bảo hoạt động của Ngân hàng được thông suốt, rủi ro được giảm thiểu. 7. Phân tích tỷ lệ nợ quá hạn cho vay Nợ quá hạn là con số thể hiện khách hàng vì lý do nào đó mà không thể trả nợ cho Ngân hàng đúng hạn được, là chỉ tiêu phản ánh trực tiếp hiệu quả tín dụng. Ngân hàng không thể đưa NQH về con số 0, bởi nợ quá hạn do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, do đó chỉ có thể hạn chế tối đa sao cho tỷ lệ NQH trên tổng dư nợ nằm trong khung quy định của Ngân Hàng Nhà Nước là 5% và riêng hệ thống Sacombank là 1,5%. Bảng 13: Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Nợ quá hạn 0,1 0,56 2,74 Dư nợ 293,36 676,80 903,50 NQH/DƯ NỢ 0,03% 0,08% 0,30% SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 45 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang Tỷ lệ này của Chi nhánh liên tục tăng. Cụ thể năm 2006 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ rất thấp là 0,03%; năm 2007 tỷ lệ này tăng lên 0,08%; đến năm 2008 là 0,3%. Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tăng liên tục và vượt bậc so với năm 2007 nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với quy định. Tỷ lệ nợ thấp nhưng đang có xu hướng tăng với tốc độ tăng cao, nếu tốc độ tăng này vẫn kéo dài trong thời gian tới sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như làm giảm một phần lợi nhuận của Ngân hàng, do đó trong giai đoạn hiện nay Chi nhánh cần phải nổ lực để hạn chế nguy cơ nợ quá hạn, phấn đấu giảm tốc độ tăng xuống thấp nhằm tạo sự bền vững duy trì hiệu quả cho hoạt động tín dụng, nâng cao uy tín vị thế thương hiệu Sacombank trên điạ bàn hoạt động. Bằng cách tăng cường công tác quản lý chất lượng tín dụng, tập trung phân tích, đánh giá, kiểm tra chất lượng các hồ sơ vay mới để có kế hoạch giám sát và thu hồi nợ hợp lý để giảm tối đa nguy cơ nợ quá hạn, hạn chế tốc độ tăng nợ đến mức thấp nhất. Nhìn chung, việc thẩm định các dư án trước khi vay vốn là tương đối tốt, các dự án được đầu tư trong năm luôn được thực hiện theo đúng quy định cho phép và theo sự lãnh chỉ đạo của ban lãnh đạo ngân hàng. Như vậy, trong ba năm qua, tình trạng nợ quá hạn trên tổng dư nợ luôn được đảm bảo. Điều này thể hiện khả năng lãnh đạo của ban giám đốc ngân hàng và sự tận tâm với công việc của tập thể cán bộ ngân hàng, đồng thời cũng xuất phát từ ý thức vay của người dân khi đi vay vốn. 8. Phân tích tỷ suất lợi nhuận: Hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng được thể hiện thông qua tình hình thu nhập, lợi nhuận, đặc biệt là tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng. Căn cứ vào tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, ta thấy trong ba năm qua, doanh thu của ngân hàng không ngừng tăng cao, và đạt được mức ổn định, đồng thời lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng khá nhanh và tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng qua ba năm tuy có giảm nhưng vẫn giữ ở mức cao Bảng 14: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu 28,28 65,80 107,75 Chi phí 11,53 34,64 54,91 Lợi nhuận trước thuế 16,76 31,16 52,83 Thuế TNDN 4,69 8,72 14,79 Lợi nhuận sau thuế 12,07 22,44 38,04 Lợi nhuận/Doanh thu 42,66% 34,10% 35,31% Trong năm 2006 thì thu nhập của Chi nhánh chỉ có 28,28 tỷ đồng, và lợi nhuận đạt 12,07 tỷ đồng đồng, tỷ suất lợi nhuận đạt 42,66%, đây là một tỷ lệ tương SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 46 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang đối cao. Đến năm 2007 thì doanh số thu nhập của Chi nhánh tiếp tục được nâng cao, đạt 65,8 tỷ đồng, tăng 132,67% so với thu nhập trong năm 2006, và lợi nhuận đạt được là 22,44 tỷ đồng, lợi nhuận tăng so với năm 2006 là 85,92%, tỷ suất lợi nhuận đạt 34,10%, giảm 8,56% so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số thu nhập của Chi nhánh lại tiếp tục tăng lên, đạt 107,75 tỷ đồng, tăng 63,75% so với thu nhập năm 2007, lợi nhuận đạt được của Chi nhánh trong năm đạt 38,04 tỷ đồng, tăng 69,7% so với lợi nhuận năm 2007, và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Chi nhánh đạt 35,31%, tăng 1,21% so với tỷ lệ này trong năm 2007. Tuy tỷ suất lợi nhuận của Chi nhánh trong ba năm qua có giảm nhưng nguyên nhân làm giảm tỷ lệ này không phải là do Chi nhánh hoạt động không hiệu quả mà là do trong những năm qua, Chi nhánh đã tăng cường chi phí, mạnh dạn đầu tư vào các nghiệp vụ huy động vốn nhằm thu hút nhiều hơn khách hàng và mở rộng quy mô hoạt động, đồng thời tăng cường mua sắm thêm các máy móc, thiết bị phục vụ tốt nhất trong hoạt động của ngân hàng, điều này không chỉ mang lại hiệu quả riêng cho ngân hàng mà còn mang lại hiệu quả cho những khách hàng đến vay vốn tại ngân hàng. Tóm lại: Trong bối cảnh hoạt động đầy cạnh tranh và với một áp lực ngày càng cao từ những đối thủ không chỉ là những Ngân hàng trong nước mà cả với những Ngân hàng nước ngoài có tiềm lực mạnh hơn rất nhiều về tài chính, một vấn đề đặt lên hàng đầu đối với Sacombank - An Giang là vừa đạt được hiệu quả kinh tế trong hoạt động kinh doanh, vừa làm thế nào để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất. Trong ba năm qua Ngân hàng đã đạt được nhiều thắng lợi to lớn với tổng nguồn vốn huy động ngày càng tăng, đáp ứng được nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế, đồng thời phục vụ ngày càng tốt hơn cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó, Sacombank An Giang không ngừng đa dạng hoá, làm phong phú hơn các hình thức đầu tư không những giúp cho Ngân hàng phân tán được rủi ro mà còn làm cho lợi nhuận ròng qua ba năm liên tục tăng lên. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 47 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TẠI SACOMBANK – AN GIANG ----------HÖI---------- I. Định hướng mở rộng tín dụng tại Sacombank - An Giang - Phát triền an toàn và bền vững là mục tiêu hàng đầu của Chi nhánh, cho nên trong năm 2009 Chi nhánh thực hiện phương châm “6 tháng đầu năm đào tạo, 6 tháng cuối năm kiểm tra chấn chỉnh”. - Tiếp tục phát huy việc theo dõi triển khai kế hoạch theo ngày, tuần, tháng quí và triển khai ngay kế hoach đầu năm. II. Biện pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang 1. Biện pháp tăng nguồn vốn huy động - Tiếp tục thực hiện việc phân khúc khách hàng để có chính sách hợp lý- ưu đãi. Cần có sự ưu đãi về phí dịch vụ đối với những khách hàng truyền thống, những đơn vị có lượng tiền nhàn rỗi, thanh toán lớn và thường xuyên; phải quan tâm hơn đến các tiện ích của khách hàng, cải tiến và nâng cao hiệu quả thanh toán. Điều này có thể tạo cho họ cảm giác an tâm khi giao dịch tại Ngân hàng từ đó phát triển mối quan hệ thêm bền vững, thân thiết với họ kể cả trong hoạt động tín dụng. - Tổ chức nhiều hội thảo về huy động vốn, kỹ năng chăm sác khách hàngnâng cao tính chuyên nghiệp cho đội ngũ giao dịch viên, tăng cường đổi mới công nghệ giúp cho ngân hàng xử lý nhanh chóng, tiện lợi và chính xác các nghiệp vụ, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng. - Tận dụng ưu thế về mạng lưới và các chương trình quảng bá để tạo lòng tin và thu hút khách hàng. Tuyên truyền nhiều hơn nữa đến tận các thành phần kinh tế để họ hiểu rõ lợi ích của mình khi đến với ngân hàng. - Chú trọng và tăng cường công tác tiếp thị, nhất là các công ty, doanh nghiệp để tranh thủ nguồn vốn lãi suất thấp. Phát huy tính đa dạng hoá các phương thức huy động vốn. Mở rộng các loại hình dịch vụ thanh toán, chuyển tiền... bằng việc khai thác tối ưu các đối tượng như: các hộ gia đình có thân nhân định cư ở nước ngoài, hộ vay xuất khẩu lao động, các doanh nghiệp có quan hệ thượng mại với các địa phương khác... tư vấn và hướng dẫn họ hiểu rõ tính thuận lợi đối với dịch vụ này. - Để công tác huy động vốn được thuận lợi hơn nữa, cần mở thêm các điểm huy động vốn tại những nơi có môi trường kinh tế phát triển như các khu thương mại hoặc nơi có dân cư đông đúc, để thu hút nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong việc gửi, rút và chuyển tiền. - Trong điều kiện có sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại khác trên cùng địa bàn như hiện nay thì lãi suất là yếu tố hết sức nhạy cảm. Vì thế Ngân hàng cần phải xem xét đến việc gia tăng lãi suất huy động để thu hút được nhiều lượng tiền gởi trong dân cư. - Ngân hàng cần phải nâng cao uy tín của mình bằng cách qua từng năm hoạt động có hiệu quả, lợi nhuận cao, năm sau lợi nhuận phải cao hơn năm trước. Có như thế thì khách hàng mới chấp nhận gởi tiền với mức lãi suất thấp vì họ cảm thấy khoản tiền gởi của mình được an toàn. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 48 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang 2. Biện pháp tăng trưởng tín dụng, giảm nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng i. Cơ cấu lại danh mục cho vay theo dòng sản phẩm, theo hướng mở rộng thêm đối tượng cho vay để phân tán rủi ro như cho vay mua xe, mở rộng các sản phẩm cho vay có ưu thế như cho vay mở rộng tỷ lệ đảm bảo, cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kịp thời ii. Tăng trưởng tín dụng trên cơ sở ưu tiên khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ và chọn lọc năng lực tài chính của khách hàng nhằm hạn chế tối đa phát sinh nợ quá hạn. Cải tiến và tập trung giải quyết nhanh hồ sơ tín dụng vay tiếp tục phát huy các sản phẩm dịch vụ cho vay “ nhanh – nhỏ - cao” để thu lãi suất cao. Tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, luôn được đề cao và xem đây là nhiệm vụ then chốt trong nghiệp vụ tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro. Công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ, thì rủi ro của ngân hàng là không thể tránh khỏi. Cán bộ tín dụng cần phải tích cực trong việc thẩm định và xét duyệt cho vay để hạn chế nợ quá hạn mới phát sinh. Cập nhật thông tin thường xuyên về tình hình giá cả thị trường, thông tin khách hàng, năng lực tài chính của khách hàng, tính khả thi của dự án, phương án kinh doanh của khách hàng, tình hình thiên tai, nắm rõ đặc thù kinh tế của từng địa phương... Nghiên cứu nền kinh tế, chuyên sâu vào các xí nghiệp, công ty, khu sản xuất, cá nhân sản xuấtđể có thể phân loại khách hàng và nghiên cứu thị trường để xác định khách hàng chiến lược, khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng và vòng đời lưu giữ khách hàng, nắm bắt được các thành phần có nhu cầu mở rộng, cải tiến, phát triển doanh nghiệp. Từ đó có kế hoạch cấp tín dụng phù hợp. Bên cạnh đó, thực hiện tuyên truyền, quảng bá hình ảnh của Chi nhánh nhiều hơn nữa trên các phương tiện thông tin như: trên các tạp chí ngân hàng, áp phích, trên đài truyền thanh... về những thông tin có liên quan đến hoạt động tín dụng như lãi suất, các phương thức cho vay, điều kiện, thủ tục khi vay, đặc biệt là hiệu quả khi vay của từng đối tượng. Từ đó, thu hút thêm khách hàng mới. iii. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát định kỳ và đột xuất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng. Tuân thủ đúng các quy chế về chuyên môn nghiệp vụ, thực hiện đúng quy định là đòi hỏi hàng ngày trong hoạt động tín dụng ngày nay. Nếu cần thì có thể đào tạo hoặc đào tạo lại trình độ của nhân viên ngân hàng. Ngoài chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, cần bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực kinh doanh nhằm hỗ trợ cho công tác thẩm định trước khi cho vay. Tạo cơ hội cho nhân viên tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài đơn vị công tác, tạo mọi điều kiện để cho nhân viên phát huy hết khả năng tiềm ẩn của mình. Bên cạnh đó cần nâng cao nhận thức đạo đức nghề nghiệp cho nhân viên, khi mỗi nhân viên đã thực sự thấm nhuần đạo đức nghề nghiệp thì tự bản thân họ sẽ có trách nhiệm hơn với công việc của mình, chất lượng tín dụng cũng sẽ đựơc nâng lên. Và, đây cũng chính là biện pháp hữu hiệu nhất để thu hút khách hàng. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 49 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang Tại những nơi có dư nợ cao, có thể cử nhân viên đến tận nơi để thu nợ với thủ tục thuận tiện, dễ dàng, nhằm giảm tải công việc cho các cán bộ tín dụng tại ngân hàng khi cùng lúc khách hàng đến quá đông, bên cạnh đó ngân hàng cũng chủ động được trong việc thu nợ. Đồng thời, khách hàng cũng giảm được những chi phí phát sinh. iv. Tập trung rà soát, ngăn chặn và phân tích đánh giá lại toàn bộ nợ quá hạn để có biện pháp xử lý dứt điểm, không để nợ quá hạn mới phát sinh. Phấn đấu nợ quá hạn luôn ở mức dưới 0,5% tổng dư nợ. Cán bộ tín dụng cần phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán trong việc theo dõi tình hình trả nợ và lãi của khách hàng để dễ dàng hơn trong việc kiểm soát nợ đến hạn của khách hàng, từ đó thông báo, nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.Bên cạnh đó, đòi hỏi tập thể cán bộ phải có những kiến thức và khả năng am hiểu về luật, đặc biệt là những luật cơ bản liên quan đến hoạt động xử lý nợ quá hạn, nợ xấu như luật dân sự, luật đất đai, luật doanh nghiệp, pháp lệnh thi hành án, công chứng..., tăng cường ý thức chấp hành luật cũng như tuân thủ những quy trình, quy định của Nhà nước và của ngành. Kết hợp với các ban ngành đoàn thể ở địa phương nhằm thuận tiện trong việc quản lý từng hộ. Cần đánh giá lại toàn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng để xác định lại các khoản nợ có khả năng thu hồi được, đồng thời dự kiến các chi phí liên quan đến việc khôi phục các khoản nợ này. Sau đó là lập phương án khôi phục các khoản nợ đó với sự tham gia của các ban ngành địa phương đối với từng đối tượng cụ thể. v. Mở rộng các phương thức cho vay: Ngân hàng nên mở rộng phương thức cho vay dưới nhiều hình thức khác nhau để khách hàng có điều kiện dễ dàng hơn trong việc vay vốn của mình. Sự kết hợp nhiều phương thức cho vay sẽ mang lại nhiều lợi ích cho cả người vay lẫn ngân hàng, bởi vì người đi vay có thể lựa chọn cho mình một phương thức phù hợp nhất, còn ngân hàng thì sẽ tận dụng điều này để thu hút được nhiều khách hàng hơn, từ đó có thể tăng doanh số cho vay và mở rộng được quy mô. Bám sát các chương trình, các dự án trọng điểm của địa phương về lĩnh vực kinh tế - xã hội, nhằm phát hiện ra những thị trường tiềm năng để có thể tranh thủ được thời gian thu hút khách hàng trước các đối thủ khác. 3. Các biện pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, giải quyết kịp thời các thắc mắc đối với nguồn nhân sự hiện hữu tại Chi nhánh và luôn quan tâm đến việc tìm nguồn nhân sự có chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu phát triển của Ngân hàng. Ngoài các chương trình đào tạo tập trung của Hội sở, Chi nhánh sẽ thường xuyên thực hiện việc tự đào tạo, hội thảo chuyên đề và hội thi hái hoa dân chủ theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng... để không ngừng nâng cao và củng cố trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể CBNV Chi nhánh. Sắp xếp, định biên nhân sự nhằm tăng năng suất lao động, bố trí, phân công, phân nhiệm nhân sự các phòng ban một cách hợp lý đúng sở trường, sở đoản, tăng hiệu suất lao động của từng người nhằm đảm bảo hoạt động toàn Chi nhánh phát triển an toàn và bền vững. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 50 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang 4. Biện pháp tổ chức thực hiện kế hoạch tự kiểm tra chấn chỉnh tại đơn vị Xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch tự kiểm tra, chấn chỉnh hằng năm đã đề ra. Định kỳ hàng quý thành lập đoàn kiểm tra chấn chỉnh để kiểm tra toàn diện các mặt hoạt động các phòng ban, phòng giao dịch trực thuộc. Phân công theo dõi thực hiện lịch tự kiểm tra chấn chỉnh và đào tạo để có kế hoạch biện pháp thực hiện. Tổ chức khắc phục triệt để những kiến nghị của các Đoàn kiểm tra, thanh tra của Hội sở cũng như của các cơ quan chủ quản. 5. Các biện pháp khác Giao chỉ tiêu thi đua đến từng phòng, bộ phận, từng nhân viên cụ thể theo tháng, quý, năm song song với chế độ khen thưởng hàng tháng ( từ quỹ tìch lũy khen thưởng của Chi nhánh) đồng thời thường xuyên theo dõi, kiểm tra và đôn đốc thực hiện kế hoạch đã giao. Thường xuyên kiểm tra chấn chỉnh tính chấp hành nội quy, qui chế, cũng như luôn quan tâm hàng đầu trong việc chăm sóc khách hàng để làm vũ khí cạnh tranh. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 51 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ----------HÖI---------- I. KẾT LUẬN Sacombank – An Giang với vị trí là Ngân hàng chi nhánh cấp 1, tuy chỉ mới thành lập vào năm 2005, nhưng đã đạt được những thành tựu đáng kể như được bình chọn là Chi nhánh trẻ ấn tượng và là một trong hai chi nhánh dẫn đầu của Sacombank tại khu vực miền Tây, cũng là chi nhánh có doanh thu qua hoạt động thanh toán quốc tế đứng đầu khu vực. Sacombank –An Giang ngày càng tạo được uy tín và niềm tin trong công chúng, góp phần đáng kể trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân An Giang trong thời kỳ hội nhập. Số lượng khách hàng đến giao dịch ngày một tăng làm tăng nguồn vốn huy động, đủ để đáp ứng nhu cầu về vốn trên địa bàn; doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ ngày càng gia tăng, doanh thu cũng không ngừng tăng trưởng. Qua thời gian thực tập cùng với sự giúp đỡ tận tình của các anh chị tại Chi nhánh, em đã hiểu rõ hơn về tình hình hoạt động tín dụng tại đây. Sau khi phân tích và tìm hiểu quá trình hoạt động tín dụng của Chi nhánh, em nhận thấy tình hình hoạt động tín dụng của Chi nhánh có nhiều thuận lợi như: luôn được quan tâm, hỗ trợ kịp thời của Ban lãnh đạo Ngân hàng và các phòng ban hội sở, cũng như sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của các cấp chính quyền địa phương. Trong nội bộ Chi nhánh, các CBCNV luôn đoàn kết và nhiệt huyết tạo thành sức mạnh tập thể hướng đến mục tiêu chung là cùng nhau chung sức xây dựng một chi nhánh vững mạnh về mọi mặt. Chi nhánh có một đội ngũ nhân viên trẻ - năng động - được địa phương hoá với gần 100% CBCNV là người địa phương nên rất am hiểu phong tục, tập quán, địa bànHình ảnh và thương hiệu Sacombank tại An Giang được nhiều người quan tâm thông qua nhiều chương trình như: “ Sacombank chạy vì sức khỏe cộng đồng”, “ ghế đá nơi công cộng”, “Tài trợ ủng hộ những người già neo đơn” Bên cạnh những thuận lợi trên thì Sacombank – An Giang cũng gặp không ít những khó khăn như: trên địa bàn xuất hiện ngày càng nhiều Tổ chức tín dụng làm cho thị phần của Chi nhánh ngày càng thu hẹp, các tổ chức tín dụng đua nhau tung ra những chiêu thức lôi kéo khách hàng của những ngân hàng đang hoạt động trên địa bàn trong đó có Sacombank – An Giang. Bên cạnh đó, các Ngân hàng thương mại quốc doanh đã nâng cao chất lượng phục vụ, tăng cường công tác tiếp thị để lôi kéo các khách hàng đã mất và thu hút thêm khách hàng mới, với lợi thế giá sản phẩm rẻ hơn các Ngân hàng thương mại cổ phần. Mặt khác do quy mô của Chi nhánh tăng trưởng nhanh, cho nên số lượng nhân viên tân tuyển lớn, nghiệp vụ còn yếu chưa theo kịp với tốc độ phát triển của Chi nhánh. Trong khi đó áp lực về các chính sách thu hút nhân tài của các Tổ chức tín dụng mới mở tại An Giang đối với các nhân sự có năng lực và kinh nghiệm ngày một tăng. Hoạt động tín dụng là một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Trong 3 năm qua, tuy hoạt động của Ngân hàng không ngừng gia tăng, các thủ tục pháp lý ngày càng hoàn thiện hơn, cán bộ nhân viên có kinh nghiệm nhiều hơn, nhưng nợ quá hạn vẫn phát sinh và gia tăng. Nguyên nhân một phần là do yếu tố chủ quan của cán bộ nhân viên trong Ngân hàng, một phần là do bản thân khách hàng và môi trường tác động. Vì vậy việc hạn chế rủi ro tín dụng là mục tiêu hàng đầu và xuyên suốt trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 52 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang Tóm lại, mặc dù có những thuận lợi và khó khăn nhất định nhưng nhìn chung các chỉ tiêu về kết quả tài chính của Chi nhánh khá tốt, lợi nhuận vượt chỉ tiêu phấn đấu, kết quả hoạt động tín dụng trong 3 năm qua khả quan và an toàn. Đạt được kết quả như trên là nhờ vào sự lãnh đạo sáng suốt của của Ban Giám Đốc, tinh thần đoàn kết, phong cách phục vụ chu đáo, tận tình, vui vẻ của toàn thể đội ngũ nhân viên Sacombank – An Giang. Bên cạnh đó, ngay từ những tháng cuối năm 2007, Chi nhánh đã có bước chuẩn bị trong việc thực hiện kế hoạch năm 2008. II. KIẾN NGHỊ Để có thể đạt được những mục tiêu đặt ra trong năm 2009 và cả trong thời gian sau, Sacombank An Giang cần phải không ngừng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng, từ khâu thẩm định đến quản lý và thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn... thu hút thêm tiền gửi, cân đối tỷ trọng các loại tài sản... có như vậy sẽ có thể hạn chế được những rủi ro, nâng chất lượng trong việc cấp tín dụng, tạo điều kiện để Sacombank An Giang tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẽ - đa năng - hiện đại. Trong khoản thời gian sắp tới, sẽ có thêm nhiều Ngân hàng nữa bắt đầu hoạt động tại địa bàn tỉnh An Giang, do đó ngoài những việc đang thực hiện thì em kiến nghị Sacombank - An Giang nên thực hiện thêm một số công việc để hoạt động của Chi nhánh ngày càng hiệu quả, công tác tín dụng ngày càng được lành mạnh. - Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ hiện có, đồng thời coi trọng phát triển sản phẩm, dịch vụ mới trên cơ sở công nghệ mới, hiện đại và thực hiện quy trình giao dịch một cửa nhằm rút ngắn thời gian giao dịch cho khách hàng. Từ đó, bên cạnh những khách hàng cũ Ngân hàng sẽ dễ dàng thu hút thêm nhiều khách hàng mới. - Thường xuyên tổ chức cuộc họp giữa cán bộ tín dụng và các trưởng phòng tín dụng để trao đổi những kinh nghiệm, những khúc mắc, những khiếm khuyết trong quá trình công tác của từng cán bộ tín dụng Điều này vừa nâng cao trình độ, kinh nghiệm cho các cán bộ tín dụng, vừa giải quyết được những vấn đề đang mắc phải, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó, cần tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ tín dụng để nắm bắt các cơ hội kinh doanh mới, đây được xem là nhiệm vụ cấp thiết của các Ngân hàng thương mại trong giai đoạn hiện nay. - Ngân hàng cần thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, phổ biến kiến thức mới và kinh nghiệm cho vay đến cán bộ tín dụng, chú ý rèn luyện và nâng cao khả năng ngoại ngữ và tin học; gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài tạo cơ hội học hỏi kinh nghiệm của các Ngân hàng có uy tín trong khu vực và trên thế giới về thẩm định dự án và cho vay theo dự án, - Bố trí việc tiếp nhận hồ sơ vay của khách hàng theo khu vực, địa bàn mà cán bộ tín dụng sinh sống hoặc nắm rõ nhất. Theo cách bố trí này, việc kiểm tra thẩm định hồ sơ vay sẽ được tiến hành dễ dàng và chính xác hơn do cán bộ tín dụng có sự hiểu biết khá rõ về đặc tính của vùng, về khách hàng và đặc điểm sản xuất ở nơi đó, như vậy rủi ro cũng được giảm. Tuy nhiên nên hạn chế cán bộ tín dụng tiếp nhận hồ sơ của những khách hàng là người quá thân quen để tránh những tiêu cực hoặc ý kiến chủ quan trong việc thẩm định. - Tìm cộng tác viên tích cực phụ trách việc thu nợ tập trung tại đơn vị liên kết khi đến thời hạn, sau đó nộp lại cho Ngân hàng. Cộng tác viên có thể là một cán bộ có uy tín tại đơn vị liên kết, sẽ được hưởng hoa hồng từ Ngân hàng. Với phương thức này sẽ giúp cho Ngân hàng thu nợ được kịp thời, đầy đủ. SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 53 Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank – An Giang SVTH: Nguyễn Thị Kiều Oanh Trang 54 - Cần có chế độ bồi dưỡng thoả đáng, khen thưởng thích hợp cho cán bộ tín dụng. - Củng cố và tăng cường mối quan hệ với các cấp chính quyền địa phương các tổ trưởng tổ liên doanh, thể hiện bằng vật chất, hiện vật. - Hoàn thiện và đổi mới công nghệ Ngân hàng, thiết lập hệ thống quản lý và cung cấp thông tin trong nội bộ sử dụng chung, đồng thời xây dựng trang web riêng chi nhánh, nối kết Internet trong toàn Ngân hàng để tất cả cán bộ, nhân viên Ngân hàng có thể nắm bắt nhanh chóng, kịp thời những thông tin kinh tế, chính trị, xã hội, diễn biến tình hình thị trường trong và ngoài nướcnâng cao hiệu quả công việc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1097.pdf
Tài liệu liên quan