Khóa luận Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận tài Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng

Xuất phát từ yêu cầu của cơ chế thị trường, của xu thế thời đại các đơn vị cần phải biết tạo thời cơ và “chớp lấy thời cơ”. Để đạt được điều này các đơn vị phải có những quyết định nhanh chóng, chính xác là điều vô cùng cần thiết. Chính vì thế vai trò của nhà quản trị đơn vị lại vô cùng quan trọng hơn bao giờ hết. Kế toán quản trị với những đảm bảo được việc thu nhận, hệ thống hoá và cung cấp thông tin kế toán phục vụ tốt yêu cầu quản lý. Phân tích mối quan hệ Chi phí -Sản lượng - Lợi nhuận cung cấp thông tin mang tính dự báo phục vụ quá trình ra quyết định tại đơn vị. Vận dụng những thông tin này, nhà quản trị có thể làm thay đổi cục diện của đơn vị tốt hơn so với kết quả kinh doanh hiện tại. Với tầm quan trọng của kế toán quản trị nói chung và việc phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận để đề ra những quyết định đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp thì hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải hiểu và vận dụng tốt việc phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận của Xí nghiệp. Tuy nhiên hiện nay vấn đề này vẫn chưa được các đơn vị quan tâm nên việc vận dụng kế toán quản trị trong bộ máy kế toán còn hạn chế.

doc22 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1865 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận tài Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU @&? Xã hội ngày càng phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh càng được mở rộng, càng mang tính đa dạng, phức tạp thì nhu cầu thông tin càng trở nên bức thiết và quan trọng. Kế toán với chức năng cung cấp thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế - xã hội của một tổ chức để phục vụ nhu cầu quản lý của các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức doanh nghiệp, ngoài ra còn có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay – giai đoạn toàn cầu hoá nền kinh tế thì sự cạnh tranh càng trở nên khốc liệt hơn. Có thể nói chính chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả quản lý, điều hành của tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Chính vì tầm quan trọng của chất lượng thông tin như thế nên thông tin kế toán được phân thành thông tin Kế toán tài chính và thông tin Kế toán quản trị. Hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị có tốt hay không? Các quyết định của nhà quản lý có kịp thời, chính xác hay không là tuỳ thuộc vào những thông tin do kế toán quản trị cung cấp. Trong cơ chế thị trường các doanh nghiệp phải tự đứng vững trên đôi chân của chính mình nên phải tự điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để có thể tồn tại. Muốn thế doanh nghiệp phải tạo được doanh thu có lợi nhuận hay nói cách khác phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả chung, mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận nói riêng - điều này ngày càng trở thành nhu cầu thiết yếu đối với tất cả các doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu đó nên em đã chọn đề tài “ Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận tài Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng” để làm khoá luận tốt nghiệp. Đề tài gồm có 3 phần: Phần I : Lý luận chung về phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận tại doanh nghiệp. Phần II : Phân tích mối quan hệ CVP tại Xí Nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng. Phần III : Một số ý kiến về hiệu quả sản xuất kinh doanh qua phân tích mối quan hệ CVP tại Xí Nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà Nẵng. Bản thân em có cố gắng nhưng do thời gian thực tập tại đơn vị không nhiều, kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài không sao tránh khỏi những thiếu sót cần phải bổ sung. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các anh, chị để đề tài của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn. Đà Nẵng, tháng 6 năm 2007 Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Lan Anh PHẦN I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP I. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TRONG DOANH NGHIỆP: 1. Khái niệm: Kế toán quản trị là một bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế toán nhằm thực hiện việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế - tài chính theo yêu cầu quản trị trong việc lập kế hoạch, điều chỉnh, tổ chức thực hiện kế hoạch và quản lý hoạt động kinh tế - tài chính trong nội bộ doanh nghiệp 2. Bản chất và chức năng của Kế toán quản trị: Các chức năng quản lý Quá trình Kế toán Xác định mục tiêu Tổ chức thực hiện Kiểm tra Xác lập chỉ tiêu, chiến lược hoạt động Lập các bảng dự toán Tổ chức, điều hành thực hiện Lập các báo cáo thực hiện Xây dựng kế hoạch II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI DOANH NGHIỆP: 1.Cấu trúc chi phí: 1.1. Khái niệm: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát sinh các khoản nợ làm giảm vốn chủ sở hữu, không gồm khoản phân phối cho cổ đông và chủ sở hữu. 1.2. Phân loại chi phí: Trong kế toán quản trị chi phí được nhìn nhận dưới nhiều góc độ khác nhau phục vụ quản lý cho nên ta phải phân loại chi phí. Có nhiều tiêu thức để phân loại chi phí cả trong kế toán tài chính lẫn kế toán quản trị. Ở đây ta chỉ tìm hiểu cách phân loại chi phí phục vụ cho nhà quản trị. Theo cách này thông tin phục vụ cho nội bộ doanh nghiệp. Đây là cách phân loại đặc thù chỉ cung cấp thông tin cho nội bộ bên trong doanh nghiệp. Cách phân loại này là chìa khoá để ra quyết định, nếu nắm được những biến đổi người quản lý có khả năng tốt hơn trong việc dự đoán chi phí. Theo cách ứng xử của chi phí: Chi phí khả biến (Variable cost): Chi phí bất biến (Fixed costs): Chi phí hỗn hợp (Mixed costs): Theo tính chất của chi phí: Chi phí trực tiếp Chi phí gián tiếp Chi phí kiểm soát và không kiểm soát được Trong thẩm định dự án đầu tư: Chi phí chìm Chi phí cơ hội Chi phí khác… Các phương pháp phân tích chi phí hỗn hợp thành Biến phí và Định phí: Phương pháp cực đại - cực tiểu: Phương pháp đồ thị phân tán : Phương pháp bình phương bé nhất: 2. Khối lượng sản phẩm : 3. Lợi nhuận : III. NHỮNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CVP: Số dư đảm phí: Tỉ lệ số dư đảm phí: Kết cấu chi phí: Đòn bẩy kinh doanh: Điểm hoà vốn: IV. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH KHI CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI: Phân tích tình hình biến động Định phí và Doanh thu: Phân tích tình hình biến động Biến phí và Doanh thu: 3. Phân tích tình hình biến động Định phí, Biến phí và Doanh thu: 4. Phân tích tình hình biến động Định phí, Giá bán và Doanh thu: 5. Phân tích tình hình biến động kết cấu Giá bán: V. NHỮNG GIẢ ĐỊNH TRONG PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN (CVP): Những giả định khi phân tích mối quan hệ CVP cũng chính là những hạn chế của việc phân tích. Mối quan hệ của biến động chi phí, sản lượng tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận là tuyến tính trong phạm vi hoạt động. Các chi phí giả định được phân tích một cách chính xác thành ciến phí và định phí. Kết cấu sản phẩm sản xuất kinh doanh không thay đổi trong quá trình thay đổi các yếu tố chi phí và sản lượng tiêu thụ. Tồn kho sản phẩm không thay đổi hay quá trình tiêu thụ và sản xuất cùng mức độ. Năng lực sản xuất như máy móc thiết bị, công nhân không thay đổi trong suốt thời kỳ. Giá trị của tiền tệ không thay đổi tức nền kinh tế không có lạm phát. PHẦN II: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG A.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG: 1. Quy trình sản xuất đá tại Xí nghiệp: + Khảo sát + Bóc lớp tầng phủ + Bắn mìn phá đá + Chế biến thủ công Bán thành phẩm Thành phẩm + Đá xây + Đá 10x15 + Đá 4x6TC Thành phẩm + Đá xây + Đá 10x15 + Đá 4x6TC + Nghiền + Sàng Thành phẩm + Đá 4x6M + Đá 2x4 Thành phẩm + Đá cấp phối 37.5mm + Đá cấp phối 25mm Thành phẩm + Đá 0.5x1 + Đá 2x4 + Đá 1x2 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Giai đoạn 3 2. Sơ đồ bộ máy quản lý của Xí nghiệp: Giám đốc PhóGiám đốc Phòng kế hoạch kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán tài vụ Kho bán thành phẩm Kho Thành phẩm Kho tiêu thụ thành phẩm Tổ khoan bắn mìn Tổ sản xuất đá Tổ nghiền Tổ máy thi công Tổ xe Tổ sữa chữa Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 3. Sơ đồ bộ máy kế toán của Xí nghiệp: Kế toán trưởng Kế toán công nợ Kế toán Tài sản thành phẩm Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Ghi chú Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng 4. Trình tự luân chuyển chứng từ: Căn cứ vào chứng từ gốc đã được kiểm tra hợp lệ, từ đó tổng hợp, phân loại, đánh số thứ tự, sau đó lập chứng từ ghi sổ kế toán chi tiết. Riêng chứng từ thu – chi tiền mặt thì chuyển cho thủ quỹ ghi hàng ngày vào sổ quỹ, cuối ngày chuyển cho kế toán. Từ chứng từ ghi sổ kế toán tổng hợp ghi vào sổ cái tài khoản, sổ cái được mở bằng tờ rời, được ghi theo nguyên tắc nợ một tài khoản đối ứng ghi có nhiều tài khoản và ngược lại. Từ sổ kế toán chi tiết, lên Bảng tổng hợp số liệu chi tiết và từ sổ cái các tài khoản lập Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản, đồng thời kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ cái và bảng tổng hợp số liệu chi tiết. Cuối kỳ, căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và bảng tổng hợp số liệu chi tiết để lập Báo cáo tài chính. 5. Sơ đồ trình tự luân chuyển: Chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Sổ Cái Bảng cân đối số phát sinh Báo Cáo Tài Chính Sổ quỹ Các bảng tổng hợp chi tiết Sổ kế toán chi tiết Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Kiểm tra, đối chiếu Phần mềm kế toán Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chứng từ Sổ kế toán Báo cáo tài chính Công tác kế toán tại văn phòng công ty được thực hiện nhờ sự trợ giúp của máy tính, toàn bộ công việc lập chứng từ, ghi sổ, tổng hợp đều được thực hiện qua máy tính nhất là vào thời điểm công việc nhiều - vào cuối mỗi quý. B. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG. I. Thực tế về tình hình Chi phí, Sản lượng, Lợi nhuận tại Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông trong thời gian qua: 1. Tình hình Chi phí: 1.1. Định phí: a. Định phí sản xuất chung: Bảng định phí Sản xuất chung: ĐVT: đồng Chi phí Quý 4/2005 Quý 4/2006 Chi phí khấu hao 438.848.905 336.772.074 Chi phí khác 358.659.054 534.473.242 + Thuế tài nguyên 42.758.300 35.847.450 + Sửa chữa máy móc 21.942.445,25 16.838.603,7 + Thuê máy nghiền 100.055.000 195.514.546 + Thuê máy Solar 55.067.100 5.154.545 + Vật tư sửa chữa máy 121.522.754,8 116.317.638,3 + Thiết bị bảo hiểm 17.313.454 28.173.459 Tổng cộng 797.507.959 871.245.316 b. Định phí Bán hàng và Quản lý doanh nghiệp: Bảng định phí Bán hàng và Quản lý doanh nghiệp ĐVT: đồng Chi phí Quý 4/2005 Quý 4/2006 Chi phí khấu hao 56.872.139 69.569.854 Chi phí bằng tiền khác 514.697.142 439.380.158 + Cài phần mềm 2.000.000 x + Trợ cấp thôi việc 61.397.343 55.871.598 + Lãi vay công ty 154.804.000 134.710.000 + Vật liệu quản lý 108.215.866,1 60.685.544,28 + Chi phí hội họp 47.540.405,88 68.584.110,72 + Thuế đất 41.970.280 42.057.870 + Phí công tác 98.769.247 77.471.035 Tổng cộng 571.569.281 508.950.012 Bảng tổng Định phí: ĐVT: đồng Chi phí Quý 4/2005 Quý 4/2006 Định phí Sản xuất chung 797.507.959 871.245.316 Định phí BH và QLDN 571.569.281 508.950.012 Tổng 1.369.077.240 1.380.195.328 Nhận xét: Ta thấy ở quý 4/2006 thì phần định phí đã tăng lên:11.118.088 đồng so với cùng quý năm trước. Điều đó cho thấy nhà quản trị đã có sự thay đổi trong kết cấu chi phí của quý 4/2005 so với quý 4/2006. 1.2 Biến phí: 1.2.1.Biến phí sản xuất: a. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Chi phí Quý 4/2005 Quý 4/2006 Sản lượng (m3) 41.820,92 42.741,95 Chi phí NVL trực tiếp(đồng) 554.513.019 243.846.093 b. Chi phí nhân công trực tiếp: Bảng chi phí nhân công trực tiếp sản xuất Mặt hàng Quý 4/2005 Quý 4/2006 Khối lượng(m3) Đơn giá(đ/m3) Thành tiền(đồng) Khối lượng(m3) Đơn giá(đ/m3) Thành tiền(đồng) Đá xây 9.027 17.500 157.972.500 10.059,1 17.500 176.034.250 Đá dăm 32.793,92 266.640.250 32.682,85 277.650.950 +Đá10x15 5.261 11.200 58.923.200 7.021 11.200 78.635.200 +Đá 4 x 6 5.071,5 17.500 88.751.250 5.109,7 17.500 89.419.750 +Đá nghiền 13.317,4 5.500 73.245.700 13.670,5 5.500 75.187.750 +Đá xít 9.144,02 5.000 45.720.100 6.881,65 5.000 34.408.250 Tổng 41.820,92 - 424.612.750 42.741,95 - 453.685.200 c. Biến phí sản xuất chung: Chi phí Quý 4/2005 Quý 4/2006 Biến phí sản xuất chung 721.808.600 724.580.206 + Nhiên liệu xúc đá, đất 100.425.200 103.128.334 + Vật tư khoan đá 29.144.800 46.708.103 + Nhiên liệu vận chuyển 175.158.400 117.088.492 + Vật tư sửa chữa máy nghiền 221.638.900 281.615.250 + Vật liệu nổ và sản xuất đá 75.852.235 98.562.741 + Vật tư sửa chữa khoan Rock 119.589.065 77.477.286 d. Biến phí Bán hàng và Quản lý doanh nghiệp: Bảng tập hợp biến phí Bán hàng và Quản lý doanh nghiệp Chi phí Quý 4/2005 Quý 4/2006 Lương bộ phận quản lý Xí nghiệp 168.492.500 95.539.400 Bảo hiểm xã hội 28.643.725 16.241.698 Kinh phí công đoàn 3.369.850 1.910.788 Vật liệu công tác 6.922.700 6.736.357 Chi phí nộp công ty 239.710.000 196.000.000 Tổng cộng 447.138.775 316.428.243 Bảng tổng hợp chi phí toàn Xí nghiệp Chi phí Quý 4/2005 Tỉ trọng (%) Quý 4/2006 Tỉ trọng (%) 1. Định phí + Định phí sản xuất chung 797.507.959 22,67 871.245.316 27,94 + Định phí BH và QLDN 571.569.281 16,25 508.950.012 16,32 Tổng 1.369.077.240 38,92 1.380.195.328 44,26 2. Biến phí + Chi phí NVL trực tiếp 554.513.019 15,77 243.846.093 7,82 + Chi phí Nhân công trực tiếp 424.612.750 12,07 453.685.200 14,55 + Biến phí sản xuất chung 721.808.600 20,53 724.580.206 23,23 + Biến phí BH và QLDN 447.138.775 12,71 316.428.243 10,15 Tổng 2.148.073.144 61,08 1.738.539.742 55,74 Tổng cộng 3.517.150.384 100 3.118.735.070 100 Qua bảng tổng hợp chi phí ta thấy được cấu trúc chi phí của toàn doanh nghiệp. Tuy ở quý 4/2005 biến phí chiếm tỉ trọng khá lớn (65%) trong tổng chi phí nhưng ở quý 4/2006 đã có sự thay đổi đáng kể, định phí đã tăng lên chiếm 41,2%, trong khi đó biến phí đã giảm đáng kể chỉ chiếm 58,8%. Điều đó chứng tỏ nhà quản trị doanh nghiệp đã có chiến lược nhằm tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận trong tương lai. 2. Tình hình Sản lượng tại Xí nghiệp: Trong quý 4 của 2 năm 2005 và 2006 Xí nghiệp đã sản xuất và tiêu thụ được mức sản lượng như sau: Mặt hàng ĐVT Quý 4/2005 Quý 4/2006 Sản xuất Tiêu thụ Sản xuất Tiêu thụ Đá xây m3 9.027 8.918,5 10.059,1 9.564,5 Đá dăm m3 32.793,92 29.533 32.682,85 31.639 + Đá10 x15 m3 5.261 7.021 + Đá 4 x 6 m3 5.071,5 5.109,7 + Đá nghiền m3 13.317,4 13.670,5 + Đá xít m3 9.144,02 6.881,65 Tổng 41.820,92 38.451,5 42.741,95 41.203,5 Ta thấy qua số liệu trên sản lượng khai thác được tăng và sản lượng tiêu thụ được cũng tăng lên so với cùng kỳ năm trước. Điều đó thể hiện bản thân Xí nghiệp đã có sự đầu tư vào thiết bị máy móc để tăng công suất làm việc - từ đó tăng sản lượng khai thác. Nhà quản lý đã có chính sách bán hàng tốt nên đã tiêu thụ được một khối lượng sản phẩm khá cao so với cùng kỳ năm trước. 3.Tình hình Lợi nhuận tại Xí nghiệp Đây là phần mà Xí nghiệp đạt được nhờ sự cố gắng, nỗ lực tăng sản lượng. Lợi nhuận = tổng Doanh thu - tổng Chi phí Chỉ tiêu Quý 4/2005 Quý 4/2006 Tổng doanh thu 5.101.830.580 5.404.872.094 Tổng chi phí 3.517.150.384 3.118.735.070 Lợi nhuận 1.584.680.196 2.286.137.024 II. Phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận tại Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông Đà nẵng: Xác định số dư đảm phí, tỉ lệ số dư đảm phí, lợi nhuận tại Xí nghiệp: Mặt hàng Chỉ tiêu Đá hộc Đá dăm Các sản phẩm khác Tổng Quý 4/2005 Quý 4/2006 Quý 4/2005 Quý 4/2006 Quý 4/2005 Quý 4/2006 1.Sản lượng tiêu thụ (tấn) 8918,5 9564,5 29.500 31.639 2. Đơn giá bán 80.000 80.000 96.000 96.000 3. Doanh thu thuần 713.480.000 765.160.000 2.835.168.000 3.037.344.000 4.Tổng biến phí 653.769.332 667.825.791 1.708.834.693 1.302.805.244 5.Biến phí đơn vị 73.304 69.792 57.861 41.177 6. Tổng SDDP 59.718.276 97.634.416 1.126.359.087 1.734.544.897 7.SDDP đơn vị 6.696 10.208 38.139 54.823 8.Tỉ lệ SDDP(%) 8,37 12,76 39,73 57,11 9. Định phí 20.159.693 33.196.763 401.026.691 682.079.504 ….. 973.335.253 1.380.195.328 10.Lợi nhuận 39.550.975 64.137.446 725.306.670 1.052.459.252 ….. 1.584.680.196 2.286.137.024 Kết cấu chi phí: Độ lớn của đòn bấy kinh doanh (OL): Bảng độ lớn đòn bẩy kinh doanh: Tên sản phẩm Số dư đảm phí (đồng) Chi phí bất biến (đồng) Độ lớn đòn bẩy kinh doanh (OL) Quý 4/2005 Quý 4/2006 Quý 4/2005 Quý 4/2006 Quý 4/2005 Quý 4/2006 Đá hộc 259.710.668 297.334.209 120.159.693 133.196.763 1,861 1,811 Đá dăm 1.526.333.307 2.034.538.756 401.026.691 582.079.504 1,356 1,401 SP khác ….. …… ….. …. ….. ….. Tổng 2.953.757.436 3.666.332.352 1.369.077.240 1.380.195.328 1,864 1,603 Vì trong tổng chi phí toàn Xí nghiệp, định phí chiếm tỉ trọng tương đối nhỏ nên độ lớn đòn bẩy kinh doanh nhỏ. Cụ thể: Quý 4/2005: OL của đá dăm: 1.356 nhỏ hơn OL của đá hộc: 1,861 Quý 4/2005 : OL của đá dăm: 1,401 nhỏ hơn OL của đá hộc:1,811 Phân tích điểm hoà vốn của Xí nghiệp: 4.1. Xác định điểm hoà vốn: Chỉ tiêu Quý 4/2005 Quý 4/2006 Rv 0,421 0,322 Shv (đồng) 2.364.554.819 2.035.686.324 Như vậy ở quý 4/2005 Xí nghiệp đạt doanh thu: 2.364.554.819 đồng, ở quý 4/2006 Xí nghiệp đạt doanh thu là: 2.035.686.324 đồng. Như thế Xí nghiệp sẽ hoà vốn tại 2 điểm này, tại đây Xí nghiệp không lời cũng không lỗ. 4.2. Hệ số an toàn (Doanh thu an toàn): 4.3.Công suất hoà vốn và thời gian hoà vốn: Chỉ tiêu Quý 4/2005 Quý 4/2006 1.Tổng doanh thu 5.101.830.580 5.404.872.094 2. Doanh thu hoà vốn 2.364.554.819 2.035.686.324 3.Doanh thu bq 1 ngày (1/90) 56.687.006,44 60.054.134,38 4.Thời gian hoà vốn (2/3) 41,71 33,89 5.Công suất hoà vốn (2/1) 0,464 0,377 4.4. Xác định doanh thu hoà vốn cho từng mặt hàng: Bảng Doanh thu hoà vốn sản phẩm, Sản lượng hoà vốn Chỉ tiêu Quý 4/2005 Quý 4/2006 Đá hộc Đá dăm Đá hộc Đá dăm Doanh thu hoà vốn (đồng) 330.677.890,2 1.314.020.537 288.189.196,9 1.143.982.602 Giá bán (đ/m3) 80.000 96.000 80.000 96.000 Sản lượng hoà vốn (m3) 4.133,47 13.687,71 3.602,36 11.976,49 Doanh thu an toàn (đồng) 382.802.109,8 1.521.147.463 476.970.803,1 1.893.361.398 Qua bảng số liệu trên ta biết được với mức doanh thu mà tại điểm đó Xí nghiệp không thua lỗ tương ứng với mức sản lượng là bao nhiêu. Nếu Xí nghiệp sản xuất và tiêu thụ trên mức sản lượng đó thì Xí nghiệp sẽ có lời. Việc phân tích rất có ích cho nhà quản trị trong việc đề ra các chiến lược sản xuất kinh doanh. Và cũng từ doanh thu hoà vốn ta xác định được doanh thu an toàn. PHẦN III: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH QUA PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ - SẢN LƯỢNG - LỢI NHUẬN TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG: I. Những kết quả đạt được: Điều kiện khách quan: Điều kiện chủ quan: II. Những hạn chế cần khắc phục: Nhìn vào Báo cáo thu nhập hàng năm của Xí nghiệp ta thấy mức lợi nhuận năm nào cũng tăng nhưng trên thực tế chi phí mà xí nghiệp phải bỏ ra cũng không phải nhỏ, vì hầu hết các mỏ đá đều ở xa và những địa điểm này phải nộp thuế tài nguyên rất cao. Bộ máy quản lý Xí nghiệp đã được tinh giảm phần lớn nhằm phục vụ công tác cổ phần xí nghiệp.Gọn, nhẹ, chi phí ít nhưng trên thực tế với một Xí nghiệp có quy mô như Xí nghiệp Vật tư Vật liệu Giao thông thì lại có những trở ngại nhất định. Hầu hết các phòng, ban đều đang rất thiếu nhân viên, công việc chỉ dồn vào một số người nên không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy Xí nghiệp đã chú trọng đầu tư, trang bị máy móc để sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêu cầu của khách hàng nhưng ở Q4/2005 sản phẩm của Xí nghiệp vẫn bị trả lại trị giá lô hàng 124.804.250 đồng. Điều này đã ảnh hưởng tới uy tín của Xí nghiệp. Để khai thác được 1m3 đá từ đá tảng lớn, xí nghiệp cần phải có những vật liệu phụ như: mìn, chất nổ, dây kíp…tuy đã xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho 1đơn vị sản phẩm nhưng hầu như định mức này không cố định, lúc nào các phân xưởng cần thì làm đơn trình lên là Xí nghiệp tiến hàng xuất kho để sử dụng.Tuy việc sử dụng vật liệu phụ thuộc vào đặc điểm, cấu trúc của từng loại đá nhưng chính vì thế lại dễ gây tình trạng lãng phí vật liệu. Và một điều đáng quan tâm là chính những vật liệu này sẽ ảnh hưởng tới môi trường sống của đại bộ phận bà con sống xung quanh. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP: 1. Quản lý tiết kiệm chi phí: 2. Giải pháp tăng doanh thu: 3. Tinh giảm bộ máy quản lý và bộ máy kế toán phù hợp quy mô hoạt động của Xí nghiệp: C. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SẢN XUẤT KINH DOANH KHI CÁC YẾU TỐ THAY ĐỔI: 1. Biến động của định phí, doanh thu: 2. Biến động của biến phí và doanh thu: 3. Biến động của kết cấu đơn giá bán: 4. Biến động của định phí, biến phí và doanh thu: 5. Biến động của định phí, đơn giá bán và doanh thu: D. THIẾT LẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI XÍ NGHIỆP VẬT TƯ VẬT LIỆU GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG: Tổ chức hệ thống chứng từ kế toán: Tổ chức tài khoản và sổ kế toán quản trị: Tổ chức bộ máy kế toán quản trị: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán: Kế toán trưởng Kế toán các khoản thanh toán Kế toán tài sản, tiền lương Kế toán hàng hoá, thành phẩm Thủ quỹ Kế toán tổng hợp Phần việc của kế toán tài chính Phần việc của kế toán quản trị Ghi chú: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng Trong từng bộ phận kế toán vừa đảm nhận công việc của kế toán quản trị vừa đảm nhận công việc của kế toán tài chính nên cần bố trí các nhân viên kế toán hợp lý, sao cho các thông tin kế toán được hệ thống hoá trên sổ kế toán nhanh chóng và là nguồn thông tin hữu ích cho nhà quản trị doanh nghiệp. KẾT LUẬN @&? Xuất phát từ yêu cầu của cơ chế thị trường, của xu thế thời đại các đơn vị cần phải biết tạo thời cơ và “chớp lấy thời cơ”. Để đạt được điều này các đơn vị phải có những quyết định nhanh chóng, chính xác là điều vô cùng cần thiết. Chính vì thế vai trò của nhà quản trị đơn vị lại vô cùng quan trọng hơn bao giờ hết. Kế toán quản trị với những đảm bảo được việc thu nhận, hệ thống hoá và cung cấp thông tin kế toán phục vụ tốt yêu cầu quản lý. Phân tích mối quan hệ Chi phí -Sản lượng - Lợi nhuận cung cấp thông tin mang tính dự báo phục vụ quá trình ra quyết định tại đơn vị. Vận dụng những thông tin này, nhà quản trị có thể làm thay đổi cục diện của đơn vị tốt hơn so với kết quả kinh doanh hiện tại. Với tầm quan trọng của kế toán quản trị nói chung và việc phân tích mối quan hệ Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận để đề ra những quyết định đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp thì hơn ai hết các nhà quản trị doanh nghiệp cần phải hiểu và vận dụng tốt việc phân tích mối quan hệ giữa Chi phí - Sản lượng - Lợi nhuận của Xí nghiệp. Tuy nhiên hiện nay vấn đề này vẫn chưa được các đơn vị quan tâm nên việc vận dụng kế toán quản trị trong bộ máy kế toán còn hạn chế. Qua thời gian học tập tại trường cũng như thực tập tại đơn vị em đã vận dụng được những kiến thức mà thầy cô đã trang bị cho chúng em, vì thế em đã chọn đề tài này để làm khoá luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, và tập thể các anh, chị phòng kế toán, ban lãnh đạo Xí nghiệp đã giúp em hoàn thành đề tài này. Đà Nẵng, tháng 06 năm 2007 Sinh viên thực hiện Đoàn Thị Lan Anh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc18045.doc
Tài liệu liên quan