Khóa luận Phóng sự tài liệu Đất mỏ xưa và nay

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài Với khẩu hiệu “Kỷ luật và đồng tâm, chúng ta nhất định thắng!’’, cách đây 72 năm, cuộc đình công của hơn 3 vạn thợ mỏ bắt đầu từ Cẩm Phả vào đêm 12 rạng sáng ngày 13-11-1936, kéo dài hơn 20 ngày đã làm rung chuyển chính quyền thực dân Pháp và buộc chủ mỏ phải chấp nhận những yêu sách như tăng lương, giảm giờ làm, không đánh đập người lao động . Cuộc đình công này biểu thị ý chí quật cường của những người lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đồng thời, đã để lại cho tổ chức Đảng và giai cấp công nhân vùng mỏ bài học to lớn về tập hợp lực lượng, tính kỷ luật trong đấu tranh, sự đùm bọc tương thân, tương ái của những người cùng cảnh ngộ, cùng nghề nghiệp, cùng giai cấp. Bài học này đã đồng hành với cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân, nhân dân vùng mỏ thời kỳ trước, trong và sau Cách mạng Tháng 8-1945; trong kháng chiến chống thực dân Pháp, giải phóng vùng mỏ 25-4-1955 và sau đó là kháng chiến chống Mỹ bảo vệ Tổ quốc. Chính vì lẽ đó, sau ngày giải phóng vùng mỏ, Đặc khu uỷ Hồng Quảng đã quyết định chọn ngày 12-11-1936 là Ngày miền mỏ bất khuất nay gọi là Ngày truyền thống công nhân Mỏ và tổ chức kỷ niệm hàng năm. Đến năm 1982, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng đã quyết định lấy ngày 12-11 làm ngày truyền thống ngành than. Từ Xí nghiệp Quốc doanh Than Hòn Gai năm 1955 nay đã trở thành Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), giữ vị trí chủ lực của nền kinh tế, kinh doanh đa ngành với ngành than là nền tảng. Đến nay Tập đoàn Than Việt Nam đã có 10 đơn vị trực thuộc và 45 công ty con với hơn 110.000 CBCNVC-LĐ (trong đó có gần 20% là đảng viên); dự kiến cuối năm 2008 sẽ hoàn thành chương trình cổ phần hóa các công ty nhà nước.

doc44 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phóng sự tài liệu Đất mỏ xưa và nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đề quyết định hướng khai thác và xử lý tài liệu nếu không được định hướng bởi một tư tưởng, chủ đề nhất định thì khi thâm nhập thực tế, trước hàng loạt sự kiện, hiện tượng, biết chọn cái nào để làm chất liệu cho phóng sự. Tìm hiểu sự kiện Khi sự kiện xảy ra bất ngờ thì phóng viên khó có thể tìm được các thông tin lưu trữ. Trong trường hợp được thông báo về sự kiện thì sẽ có thể tìm được nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau: qua báo, đài, hộp thư truyền hình, các băng tư liệu, các kho lưu trữ thông tin…là nguồn cung cấp các dữ liệu. Khi thực hiện một phóng sự, phóng viên cần phải tìm hiểu về khung cảnh của sự việc bằng cách hình dung qua các dữ liệu mà mình có trong tay, cùng với nó là việc khảo sát địa điểm và bối cảnh để nhằm mục đích tiết kiệm thời gian quay phim, dự kiến được các cảnh xen và các cảnh chồng, trám hình làm chuyển ý, tạo ra tác phẩm có sức thuyết phục. Quay phim Quay phim là quá trình cụ thể hoá kịch bản tại hiện trường với sự lựa chọn các cảnh quay riêng biệt, song phải tương đối logic, trình tự theo những nguyên tắc về mỹ học, tạo nên bức tranh cuộc sống vừa khái quát vừa cụ thể, vừa chính xác lại sống động, điển hình. Việc tiến hành quay phóng sự phải tuyệt đối tuân thủ những nguyên tắc về quay hình của phóng sự truyền hình. Trong một ê-kip đi làm phóng sự truyền hình, giữa phóng viên, biên tập viên và quay phim phải có một sự phối hợp ăn ý và nhịp nhàng. Về nguyên tắc, cần phải quay tất cả các hình ảnh có liên quan, việc chọn lọc các hình ảnh tiêu biểu và ăn khớp sẽ được dàn dựng và thực hiện trong quá trình dựng băng. Người quay phim có kỹ thuật để ghi lại hình ảnh và người biên tập phải biết được các kỹ thuật đó. Trong khi ghi hình phải biết các cú pháp về hình ảnh, cần có một vài cảnh mở ra hay khép lại chủ đề. Trong khi dựng phim, những cảnh trái trục, những cái nhìn và khi đối tượng quay ra khỏi khuôn hình phải theo những quy tắc nghiêm ngặt để có thể dựng được. Dựng phim Đối với phóng sự truyền hình, việc sử dụng nghệ thuật montage không chỉ đơn thuần là việc chọn một đoạn hay rút ngắn những hình ảnh đã thu được mà đây là việc tổ chức lại, sắp xếp lại các hình ảnh để đem lại tính hợp lý và nội dung nhằm giúp người xem dễ hiểu. Phim phóng sự truyền hình cho phép sử dụng hầu hết các thủ pháp montage của hình ảnh. Nó giúp phóng sự truyền hình ghép nối các phim rời rạc thanh một chỉnh thể hoàn thiện theo ý đồ kết cấu của tác giả. Hậu kỳ dàn dựng Hậu kỳ là khâu cuối cùng của việc hoàn thành phim phóng sự truyền hình. Các phương tiện kỹ thuật hậu kỳ không những cho phép xử lý nhanh, chính xác mà còn cho phép tạo hình ảnh, sử dụng máy tính để sản xuất các chương trình, chủ yếu sử dụng bắn chữ, hình hiệu. Bàn dựng hiện đại cho phép thực hiện hàng trăm kỹ xảo khác nhau. Những kỹ xảo ấy cho phép tạo hiệu quả đặc biệt trong phóng sự. Mỗi phim phóng sự là kết quả sáng tạo của tác giả bằng kỹ thuật tinh xảo. Phương pháp montage trong hậu kỳ được sử dụng để bố trí sắp xếp hình ảnh theo trật tự thời gian và bố cục của tác phẩm. Ở khâu hậu kỳ, biên tập viên bằng phương pháp montage kiểm tra lại tất cả các khâu, hoàn thiện tác phẩm phóng sự của mình. Viết lời bình Lời bình là những lời giải thích cho những gì mà phóng viên được chứng kiến mà thông tin trên hình ảnh không chuyển tải được. Chính phóng viên đọc lời bình này là tốt nhất. Ngay từ câu đầu tiên, lời bình của phóng sự phải thu hút được sự chú ý của khán giả xem truyền hình, gây ngạc nhiên cho họ và tạo cho họ ý muốn tiếp tục theo dõi phóng sự đó. Bút pháp của lời bình: nói chung cũng giồng như tin tức, phóng sự cần những câu ngắn gọn, đơn giản, có một mệnh đề, câu ngắn làm cho người xem dễ tiếp nhận, dễ hiểu. Từ ngữ sử dụng trong phóng sự phải cụ thể thêm sống động. *Tóm lại: Phóng sự truyền hình là một thế mạnh của báo chí truyền hình, trong đó, nội dung phản ánh là những cái tươi mới, nóng hổi, sinh động từ cuộc sống. Để thực hiện một phóng sự hay, sinh động cần rất nhiều yếu tố. Trong đó, yếu tố cơ bản là người phóng viên, nhà báo phóng sự truyền hình. 4. Phóng sự tài liệu truyền hình: 4.1. Khái niệm về phóng sự tài liệu truyền hình Có thể coi đây là một thể loại phóng sự truyền hình có tính giao thoa, đan cài lớn nhất, ở trong phóng sự tài liệu truyền hình có sự kết hợp giữa thông tin sự kiện lý lẽ, vừa có tính chất văn học đậm nét trong ngôn ngữ, cách thức thể hiện. Phóng sự tài liệu truyền hình có một số đặc điểm giống với phim tài liệu, tuy nhiên dung lượng và quy mô, phạm vi tầm ảnh hưởng của vấn đề nhỏ hẹp hơn. Là một thể loại đặc biệt trong phóng sự truyền hình nói chung, phóng sự tài liệu truyền hình cũng mang những đặc điểm, chức năng của phóng sự truyền hình, đồng thời có những đặc trưng khác biệt. Về đề tài, phóng sự tài liệu lấy hiện thực cuộc sống làm chất liệu, loại bỏ sự hư cấu, dàn dựng, tập trung khai thác những vấn đề lớn, về thông tin thẩm mỹ. Thông qua cái Tôi đậm nét, tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm lớn có tính khách quan cao hơn do phạm vi phản ánh rộng hơn các thể loại phóng sự truyền hình khác như: Phóng sự ngắn, phóng sự chân dung, phóng sự vấn đề, phóng sự điều tra… Kết cấu của phóng sự tài liệu có sự đan xen giữa quá khứ và hiện tại. Nó không chỉ mang tính chất thời sự nhất thời mà đi sâu vào vấn đề có tầm ảnh hưởng vượt thời gian, vượt không gian, có giá trị lâu dài khiến người xem phải suy ngẫm. Phóng sự tài liệu khai thác những chi tiết khái quát mang tính lâu dài. Hình ảnh trong phóng sự tài liệu trau chuốt mang tính nghệ thuật cao, còn phần lời bình thì có xu hướng khái quát và hình tượng hóa. Do đó, tính khái quát và tất cả những đặc điểm của phóng sự truyền hình nói chung được đẩy lên cao nhất trong thể loại Phóng sự tài liệu. Phóng sự tài liệu truyền hình có thể chia thành 3 dạng, nhằm vào 3 đối tượng: con người, sự kiện, vấn đề. - Phóng sự tài liệu chân dung - Phóng sự tài liệu sự kiện - Phóng sự tài liệu vấn đề. 4.2. Đặc trưng của phóng sự tài liệu truyền hình: Đối tượng chính của phóng sự tài liệu truyền hình là những nhân vật có thực với đầy đủ số phận, tính cách trong cuộc đấu tranh giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với con người, với bản thân mình, với cuộc sống… Trong phóng sự tài liệu truyền hình, phải tôn trọng các sự kiện trong thời gian, không gian lịch sử, những giới thiệu vấn đề, nhân vật theo cách nhìn và cách hiểu riêng của mình để tái hiện lại hình ảnh, việc làm của nhân vật, tái hiện lại sự kiện, vấn đề. Qua một chân dung, qua một sự kiện, một cách giải quyết vấn đề người ta có thể hình dung được về cuộc sống, hoàn cảnh lịch sử, xã hội một thời. Các phương pháp khai thác chất liệu để thực hiện một phóng sự tài liệu truyền hình. Phương pháp trực tiếp: Đây là phương pháp ra đời sớm nhất, được sử dụng nhiều nhất trong tất cả các thể loại nói chung. Phương pháp này đảm bảo tính chân thực cao nhờ ghi lại được những hình ảnh của người thật, việc thật đang diễn ra trong cuộc sống. Đây là phương pháp dễ thực hiện và có hiệu quả nhất, nhưng lại khó sử dụng trong các loại phim về đề tài lịch sử hoặc tái hiện quá khứ. Phương pháp gián tiếp: Thông qua tĩnh vật ( thư từ, ảnh chụp, hiện vật….) thường được sử dụng với phương pháp trực tiếp, đặc biệt hiệu quả khi cần tái hiện những sự kiện, hoặc vấn đề đã qua, quá khứ của một nhân vật hoặc những người quá cố… Các chi tiết, tĩnh vật được cân nhắc, lựa chọn và sử dụng một cách đúng mực, tránh cảm giác thiếu chân thực hay lạm dụng, dẫn đến việc giảm bớt tính thuyết phục cho người xem. Dựng các tư liệu cũ: Sử dụng tư liệu cũ từ nhiều nguồn khác nhau ( phim thời sự, tư liệu, ảnh chụp…) theo quan điểm riêng của tác giả, kết hợp với lời bình được viết lại, tạo nên một ý nghĩa hoàn toàn mới, sáng tạo so với ý nghĩa ban đầu của tư liệu. CHƯƠNG II VÀI NÉT VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ ĐỘI NGŨ CÔNG NHÂN MỎ Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công nhân mỏ Việt Nam Trước thế kỷ XV, Việt Nam chưa có những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển công, thương nghiệp và kinh tế hàng hoá, nhưng đã có tầng lớp thợ thủ công. Sang thế kỷ XV, XVI đội ngũ “những người lao động làm thuê” đã xuất hiện. Đầu thế kỷ XIX, ngành khai mỏ phát triển và hàng ngàn “thợ” mỏ làm việc trong các mỏ khai thác than, thiếc. Nhưng đó chưa phải là công nhân hiện đại, sản xuất trong dây chuyền công nghiệp. Đội ngũ công nhân Việt Nam xuất hiện khi có cuộc khai thác thuộc địa lần thứ I (từ năm 1897 đến năm 1914) của thực dân Pháp. Khu công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng, Nam Định, Vinh - Bến Thủy, Hòn Gai đã làm cho số công nhân tăng nhanh... Số lượng công nhân năm 1906 là 49.500 người trong đó có 1.800 thợ chuyên môn. Nhiều xí nghiệp tập trung đông công nhân như: Xi măng Hải Phòng có 1.500 người, 3 nhà máy dệt ở Nam Định, Hải Phòng, Hà Nội cũng có 1.800 người, các nhà máy xay xát ở Sài Gòn có tới 3.000 người, riêng trên các tuyến đường sắt Vân Nam - Hải Phòng đã thu hút tới 6 vạn người. Ngành mỏ (năm 1914) có tới 4.000 thợ, đó là chưa kể số “thợ theo mùa”. Tổng số công nhân Việt Nam tính đến trước chiến tranh thế giới lần thứ I có khoảng 10 vạn người. Sau khi chiến tranh thế giới lần thứ I kết thúc, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ II (1919-1929) nhằm tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân thuộc địa để bù đắp những tổn thất trong chiến tranh. Sự phát triển của một số ngành công nghiệp khai khoáng, dệt, giao thông vận tải, chế biến... dẫn đến số lượng công nhân tăng nhanh, công nhân mỏ và công nhân đồn điền nhiều nơi tập trung hàng vạn người. Ở các thành phố, nhiều nhà máy đã có trên 1.000 công nhân như nhà máy Xi măng Hải Phòng, nhà máy Dệt Nam Định. Đến cuối năm 1929, tổng số công nhân làm việc trong các doanh nghiệp của tư bản Pháp là hơn 22 vạn người, trong đó có 5,3 vạn thợ mỏ, 8,6 vạn công nhân các ngành công thương nghiệp, 8,1 vạn công nhân các đồn điền trồng cây công nghiệp. Đó là chưa kể đến những người làm ở xí nghiệp thủ công lớn, nhỏ, thợ may, thợ cạo, thợ giặt, bồi bếp, khuân vác ở hải cảng... Từ cuối thế kỷ XIX các mỏ khoáng chất đã ra đời, trong đó có Công ty Than Bắc kỳ được thành lập năm 1888 là tập đoàn tư sản lớn nhất của thực dân Pháp và cũng từ đây vùng mỏ Quảng Ninh trở thành khu công nghiệp lớn và quan trọng nhất ở Việt Nam và Đông Dương. Đội ngũ công nhân mỏ than cũng từ đây được hình thành và dần dần trở thành lực lượng công nhân công nghiệp trong giai cấp công nhân Việt Nam. Như vậy, từ sự đầu tư vào công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp dẫn tới sự ra đời tất yếu khách quan của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam. Và đó cũng là điều kiện cơ bản làm xuất hiện một giai cấp mới - giai cấp công nhân Việt Nam, trong đó có tầng lớp công nhân mỏ. Đặc điểm của công nhân mỏ xưa và nay. Tầng lớp công nhân mỏ ở nước ta có những đặc điểm chung của giai cấp công nhân Việt Nam. Đó là: Đa số công nhân nước ta có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. Trong số 27.505 công nhân, đồn điền, thợ mỏ ở 15 tỉnh Bắc Kỳ vào năm 1929 thì có tới 24.658 người là nông dân (chiếm 84,6%). Sớm tiếp thu truyền thống anh dũng bất khuất, chống giặc ngoại xâm của dân tộc, giai cấp công nhân Việt Nam đã hăng hái đấu tranh với tư bản Pháp. Tuy nhiên, phần lớn các cuộc đấu tranh còn tản mạn và tự phát, thiếu tổ chức lãnh đạo và chỉ tập trung vào đòi quyền lợi kinh tế, quyền sống trước mắt, với các hình thức như: bỏ việc về quê, lãn công, đòi tăng lương, chống đánh đập. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của công nhân đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, công nhân mỏ thiếc - kẽm Cao Bằng, gạch Yên Thế, dệt sợi Nam Định. Song cũng có một số cuộc đấu tranh của công nhân có tinh thần dân tộc cao như phong trào đấu tranh ủng hộ nghĩa quân Yên Thế, tham gia biểu tình đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, phong trào để tang nhà yêu nước Phan Chu Trinh..., trong cao trào yêu nước những năm 1925-1926 ở Sài Gòn. Công nhân mỏ xuất thân từ những người nông dân nghèo khổ ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ bị địa chủ phong kiến và bọn cường hào gian ác áp bức bóc lột phải ra mỏ làm phu kiếm sống. Một số khác là anh em thợ thủ công bị thất nghiệp phiêu bạt ra đất mỏ làm ăn. Những người thợ mỏ mang trong lòng nỗi nhục của người dân mất nước phải làm nô lệ và mối căm thù bọn tay sai phong kiến nên ý thức phản kháng luôn luôn sục sôi trong trái tim họ khi có thời cơ và có hạt nhân lãnh đạo, họ sẵn sàng vùng lên đấu tranh. Công việc khai thác mỏ lúc này hoàn toàn là thủ công hết sức nặng nhọc vất vả. Mỗi ngày thợ phải làm từ 10 đến 12 giờ tiền lương ít ỏi, cuộc sống cơ cực lại thường xuyên bị bọn cai ký đánh đập bớt xén. Điều kiện ăn ở sinh sống rất lầm than. Họ không có con đường nào khác là phải đấu tranh đòi chủ mỏ tăng lương cải thiện điều kiện làm việc. Từ khi chủ nghĩa Mác-Lênin được truyền bá vào Việt Nam, số lượng các cuộc bãi công ngày một tăng và quan trọng hơn là bãi công có tính chất chính trị, có tổ chức lãnh đạo. Nếu như năm 1927 có 7 cuộc bãi công thì năm 1929 có đến 24 cuộc, năm 1930 là 30 cuộc với số lượng người tham gia lên đến ngót 32.000 người. Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân và phong trào yêu nước từ năm 1925 đến năm 1929 là một điều kiện quyết định sự ra đời các tổ chức Cộng sản và Công hội Đỏ ở Việt Nam, đặc biệt là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930. Nét khác biệt lớn nhất là tư duy quản lý sản xuất, kinh doanh của thợ mỏ đã thay đổi. Ngày nay, đến nơi làm việc người thợ biết mình sẽ làm gì và được bao nhiêu tiền chứ không như trước đây chỉ biết làm ra mà không quan tâm xem có tiêu thụ được không? Người thợ mỏ hôm nay có sức khoẻ tốt, tri thức tốt, có đời sống vật chất, tinh thần lành mạnh. Vì vậy, mà họ luôn sáng tạo trong lao động, dám đương đầu với thử thách, vượt khó đi lên. Đặc biệt họ thích nghi nhanh với công nghệ sản xuất mới như chống lò bằng giàn chống thuỷ lực, khấu than bằng máy trong hầm lò; khai thác lộ thiên sử dụng phương pháp nổ mìn hiện đại kết hợp với các loại ô tô có trọng tải từ 35-96 tấn và máy xúc thuỷ lực gầu ngược có dung tích 12m3/gầu để vận chuyển than, đất đưa năng suất lao động  tăng gấp đôi, gấp ba. Năm 2007, sản lượng than đã tăng gấp hơn 6 lần, tổng doanh thu tăng gấp 9 lần, thu nhập bình quân của người lao động tăng 5 lần so với 10 năm trước đây. Chỉ tính riêng Công ty Than Vàng Danh có trên 500 người có thu nhập từ 6-7 triệu đồng/tháng. Đời sống văn hoá tinh thần của người lao động được đặc biệt quan tâm. Các nhà ăn, khu tập thể công nhân được xây dựng, cải tạo, mở rộng. Công nhân đi làm có xe ca đưa đón, thợ lò và những nghề có tiếp xúc với các hoá chất độc hại được trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ. Nhiều khu vực sản xuất đã được lắp đặt máy điều hoà, nhà tránh nắng, tưới nước, phun sương dập bụi. Đa số các đơn vị trong Tập đoàn đều đã xây nhà tắm nước nóng, phòng xông hơi và giặt sấy quần áo BHLĐ, ủng đi lò. Nhiều công ty còn tổ chức đưa cơm hộp tới tận nơi sản xuất hoặc tổ chức ăn tự chọn với chất lượng cao, góp phần cải thiện rõ rệt điều kiện ăn, ở của người lao động. Hầu hết các đơn vị đều đã có sân vận động, nhà thi đấu, nhà sinh hoạt văn hoá thể thao, văn hoá công nhân cùng hệ thống các câu lạc bộ, thư viện... Hàng năm, trên 90% CNLĐ trong các doanh nghiệp được đi tham quan du lịch, và khám sức khoẻ định kỳ. Như vậy, ngày nay, công nhân mỏ đã nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía Đảng và Nhà nước, trên nền tảng truyền thống huy hoàng của công nhân mỏ, họ vẫn đang ngày đêm say sưa lao động để sản xuất ra vàng đen của Tổ quốc. CHƯƠNG III SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THAN CỌC SÁU VÀ CÔNG TY THAN MÔNG DƯƠNG 1. Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu là một đơn vị khai thác than lộ thiên của vùng than Đông bắc Tổ quốc, được thành lập từ tháng 8 năm 1960, từ những năm 1990 tới nay, đặc biệt là giai đoạn 10 năm (1996 - 2005), Công ty CP Than Cọc Sáu đã tiến hành đồng bộ các giải pháp đổi mới tổ chức, quản lý chỉ huy điều hành, đổi mới công nghệ, đầu tư thiết bị áp dụng chọn lọc những tiến bộ và sự năng động của cơ chế thị trường, phát huy sức mạnh tập thể, chấp hành sự lãnh đạo của Đảng. Năm 1995 khai thác than cua công ty mới chỉ xuống sâu ở mức 60 m so với mực nước biển; công nghệ khai thác trước thời điểm này chỉ là áp dụng công nghệ tầu hút bùn thuê ngoài giải quyết sự cố đáy mỏ, khai thác chủ yếu bằng thiết bị cơ điện do Liên Xô chế tạo. Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật thực hiện năm 1995 chỉ là 1,5 triệu tấn than, đất bóc 4,8triệu m3, tổng doanh thu 18 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 9,5 tỷ đồng, các khoản nộp ngân sách 30 triệu đồng, tổng quỹ tiền lương 27,9 tỷ, thu nhập bình quân hơn 600 nghìn đồng/người/tháng, năm 1995 cũng là năm vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản lớn lên, đến 72 tỷ đồng. Đến năm 2002 vốn đầu tư mới đã vượt con số này. Đây là sự quan tâm rất đúng mức của Tổng công ty than Việt Nam lúc đó đối với tiến độ phát triển của Than Cọc Sáu, mở đầu bằng việc đổi mới công nghệ khai thác xuống sâu cho những năm sau này như trang bị máy súc thuỷ lực PC của Nhật, CAT của Mỹ và máy khoan chủ lực; hệ thống bơm nước moong lên thẳng. Bên cạnh đó, công ty còn có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật và các giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế lớn làm lợi từ vài trăm triệu tới nửa tỷ đồng đã được áp dụng như: Cải tạo lắp đặt hệ thống sàng và dùng băng tải để vận chuyển than lên ô tô; khoan thêm lỗ tiết lưu giảm xóc…Công tác khoán chi phí và quản trị chi phí được giao đến tổ sản xuất với quy chế khen thưởng phân minh, đã phát huy được tính tích cực đem lại hiệu quả lớn trong kinh doanh. Từ năm 2001 tới nay, công tác này đã thành nền nếp, tiết kiệm được chi phí từ 12 đến 15 tỷ đồng một năm. Công tác bảo vệ sức khoẻ phòng chữa bệnh cho công nhân viên được đặc biệt quan tâm. Hàng năm, công ty luôn tổ chức khám sức khoẻ cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Mặt khác, hàng năm, công ty luôn duy trì và tổ chức các hội diễn văn nghệ và các giải thể thao như: bóng đá, cầu lông, cờ tướng, vật, điền kinh, bóng bàn…10 năm giữa lòng than Việt Nam, công ty than Cọc Sáu đã có những bước phát triển nhảy vọt về tăng trưởng kinh tế, kỹ thuật công nghệ đào sâu đáy mỏ cũng như công tác quy hoạch, huấn luyện, đào tạo bổ sung kiến thức lý thuyết về tay nghề cho cán bộ công nhân. Hiện nay, công ty đang tích cực đẩy mạnh biện pháp hữu hiệu nhất để thực hiện kế hoạch cả năm là bóc xúc 20,5 triệu m3 đất đá; khai thác 3 triệu tấn than, tổng doanh thu 768 tỷ đồng; lương bình quân thu nhập không dưới 3,1 triệu đồng/người/tháng. 2. Công ty Than Mông Dương. Công ty than Mông Dương là một đơn vị có điều kiện kỹ thuật mỏ địa chất vào loại phức tạp nhất ở vùng than Quảng Ninh. Hơn ai hết, những người thợ mỏ Mông Dương hiểu điều này bằng cả mồ hôi nước mắt và cả máu. Vì thế, hơn 20 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, Mông Dương luôn trong tình trạng khó khăn chồng chất, đời sống vô cùng thiếu thốn. Nhưng những khó khăn đó giờ đã lùi vào quá khứ, Công ty Than Mông Dương đã có những bước tiến dài, có thể nói là lập một kỳ tích trong sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao đời sống công nhân viên chức. ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ Điều kiện địa chất vô cùng phức tạp. Hệ thống kỹ thuật hạ tầng phục vụ đã đến lúc xuống cấp, hậu quả của nạn sản xuất than thổ phí để lại hết sức nặng nề. Công ty đã tập hợp đội ngũ cán bộ kỹ thuật, tranh thủ mọi sự giúp đỡ của bạn bè, các chuyên gia trong và ngoài nước, nhanh chóng đầu tư áp dụng công nghệ mới ở tất cả những nơi có điều kiện khả năng cho phép. Đó là công nghệ đào lò cơ giới hoá đồng bộ máy đào lò AM – 50, công nghệ chống lò bằng thuỷ lực và cột thuỷ lực đơn ở tất cả các lò chợ có điều kiện. ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỀU HÀNH Khi công nghệ thay đổi, yêu cầu một phương pháp và hệ thống điều hành phù hợp, các chế độ chính sách đối với người lao động cần có tính khuyến khích cao nhằm khai thác được tiềm năng trong cán bộ công nhân viên. Công ty đã tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, đổi mới công tác điều hành chỉ huy sản xuất. Các kế hoạch tác nghiệp được làm hàng tuần chủ động với tình huống luôn biến động của điều kiện địa chất và chủ động trong cấp phát vật tư kỹ thuật. ĐỔI MỚI CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ CHO SINH HOẠT, SẢN XUẤT VÀ MÔI TRƯỜNG. Cải thiện đời sống và làm việc cho người lao động là việc được công ty hết sức chú ý như ăn, ở, tắm giặt, đi lại làm việc. Công ty đã tập trung tìm nguồn nước, cải tạo và đầu tư hệ thống làm sạch nước phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt, cải tạo và đầu tư hệ thống tầu điện chở người, xe ô tô đưa đón công nhân đến những nơi cần thiết; cải tạo nhà giao ca công trường phân xưởng. Hướng đi trong những năm tới, công ty than Mông Dương phải tiếp tục đối mặt với những khó khăn thách thức không nhỏ. Đó là điều kiện khai thác ngày một khó khăn, tầng -100 đã sắp kết thúc, đã đến lúc phải xuống tầng dưới, trước mắt là -250 và tầm nhìn -550, giá cả thị trường lại liên tục biến động trong khi giá than không tăng được. Tuy nhiên, với những biện pháp khắc phục cụ thể và chiến lược đầu tư lâu dài, Công ty Than Mông Dương sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong thế bền vững trong những năm tiếp theo. CHƯƠNG IV QUY TRÌNH THỰC HIỆN PHÓNG SỰ TÀI LIỆU TRUYỀN HÌNH “ĐẤT MỎ XƯA VÀ NAY” Tìm hiểu đề tài và kịch bản dự kiến Đề tài: Nhân dịp Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam đang gắng sức thi đua và lập thành tích hướng tới kỉ niệm 72 năm ngày truyền thống công nhân mỏ (12/11/1936 – 12/11/2008) và với thực tế hiện nay, ngành Than đang là một điểm “nóng” trong nền kinh tế thị trường không chỉ bởi cảnh quan Hạ Long đang được bình chọn trên toàn thế giới mà ngành Than, đặc biệt là khu mỏ Quảng Ninh hiện đang được cả nước quan tâm và hướng về từ nhiều vụ sập hầm lò, việc buôn bán than thổ phí, lậu than qua biên giới… Bản thân em lại sinh ra, lớn lên và rất tự hào về vùng đất mỏ này nên em quyết định lựa chọn đề tài này cho Khoá luận tốt nghiệp của mình. Khi xác định được đề tài mình sẽ thực hiện, lựa chọn giữa hai hướng triển khai: - Làm về chân dung người công nhân mỏ làm việc tại hầm lò - Làm chung về tinh thần công nhân mỏ, cụ thể là tại vùng mỏ Quảng Ninh Xét thấy những khó khăn trước mắt nếu thực hiện theo hướng Phóng sự chân dung: nhân vật thường xuyên bận, không đủ thời gian để hiểu về gia đình, người thân, đặc điểm, tính cách… Công việc sẽ đòi hỏi phải thường xuyên ở tại Quảng Ninh trong thời gian dài. Mặt khác, tiếp cận công nhân hầm lò sẽ rất khó khăn, vì điều kiện an toàn nên lãnh đạo Công ty Than Mông Dương không cho phép tác giả được ở dưới hầm quá lâu. Chính vì thế, khi đi tìm hiểu và khai thác kĩ hơn các tư liệu, thì được hiểu biết nhiều hơn về tinh thần bất khuất kiên cường của công nhân mỏ từ xưa đến nay. Đồng thời cũng cảm thấy được lòng tự hào và nể phục sâu sắc đối với những công nhân mỏ. Cho nên, em chọn hướng đi thứ 2: Làm về tinh thần bất khuất của công nhân mỏ trong mọi thời đại, mọi hoàn cảnh. Kịch bản Thể loại: Phóng sự tài liệu. Tên tác phẩm: “Đất mỏ xưa và nay” Đối tượng phản ánh: Công nhân mỏ than lộ thiên và hầm lò tại vùng than Quảng Ninh, cụ thể là Công ty Than Cọc Sáu và Công ty Than Mông Dương. Nhân vật liên hệ để tìm hiểu thông tin và ghi hình: Ban giám đốc Công ty Than Cọc Sáu và Công ty Than Mông Dương, Đài Phát thanh - Truyền hình Tỉnh Quảng Ninh, anh hùng lao động Vũ Xuân Thuỷ - 74 tuổi và các cán bộ công nhân viên chức tại hai công ty. 2. Quy trình thực hiện phóng sự tài liệu truyền hình: “Đất mỏ xưa và nay” 2.1. Liên hệ tìm hiểu thông tin Khi đã lựa chọn được đề tài và được sự ủng hộ, động viên của Giảng viên hướng dẫn là PGS.TS Dương Xuân Sơn, tôi đã lần lượt tiến hành các bước liên hệ và tìm hiểu thông tin như sau: - Trong quá trình thực tập và làm việc, luôn quan sát và tranh thủ mọi điều kiện thuận lợi để ghi được thật nhiều chất liệu cho phóng sự. Bởi xác định, đây không phải là những chất liệu có thể quay lúc nào cũng được cho nên xác định thời điểm đầu tư thời gian nhiều nhất để thu thập hình ảnh và tư liệu. - Khi có những thay đổi chủ quan và khách quan, thuận lợi hoặc khó khăn, tôi sẽ trực tiếp trao đổi với giảng viên hướng dẫn để được thầy hỗ trợ hoặc tìm cách giải quyết. - Trong quá trình thu thập tư liệu, nội dung chính của phóng sự sẽ dần được hình thành và hoàn thiện hơn. - Luôn tâm niệm cố gắng ghi được những hình ảnh đắt nhất và chân thực nhất, không dàn dựng bất cứ trong hoàn cảnh nào. Do đặc trưng của thể loại Phóng sự tài liệu, nên tôi quan niệm: ghi được càng nhiều hình ảnh càng tốt, thu thập được càng nhiều thông tin sâu càng tốt để sau này bước Montage sẽ thuận lợi hơn rất nhiều, mà sản phẩm vẫn sống động. 2.2. Đề cương kịch bản: Xác định thể loại: Phóng sự tài liệu truyền hình: Nội dung thể hiện trong phóng sự là tinh thần công nhân mỏ qua các thời kỳ lịch sử. Qua phóng sự muốn gửi gắm những tình cảm, những tấm lòng của người công nhân vùng than với đất mỏ của mình. Phóng sự sẽ giúp người xem thêm hiểu hơn về đội ngũ công nhân mỏ cũng như tâm hồn của họ. - Phóng sự đậm chất tài liệu bởi: + Nhân vật trung tâm: Công nhân mỏ: mang mầu sắc lịch sử. Đã từ rất lâu, hình ảnh công nhân mỏ như là một hình ảnh đặc trưng của vùng than Quảng Ninh, họ là đại diện cho con người của vùng đất này. + Chất liệu: Về không gian: Bao trùm phóng sự là không gian của các công trường, hầm lò, cảng, moong khai thác than lộ thiên và hầm lò, bên cạnh đó là một vài không gian cảnh quan của Vịnh Hạ Long. + Về hình ảnh: Toàn phóng sự được thể hiện bằng các chất liệu chân thực, bằng phương pháp phục hiện, đan cài giữa quá khứ và hiện tại, giữa xưa và nay. Hình ảnh công nhân mỏ từ thời xa xưa được tái hiện nhờ những tư liệu có được của cuộc bãi công 1936 của công nhân mỏ. Hình ảnh của hiện tại là những hình ảnh đã quay được trong quá trình đi ghi hình tại hai địa điểm quay. + Ý kiến: Ý kiến của anh hùng lao động Vũ Xuân Thuỷ, của cán bộ và công nhân đang lao động và làm việc tại hai công ty Than. 3. Phóng sự tốt nghiệp làm về đề tài tinh thần công nhân mỏ than Quảng Ninh. Phóng sự gồm ba phần chính, cụ thể là: 3.1.Tinh thần công nhân mỏ trong chiến tranh 3.1.1. Nội dung Trong phần này, khoá luận sẽ tập trung thể hiện tinh thần công nhân mỏ trong thời kỳ 1936 - 1939. Cụ thể là tinh thần ấy được thể hiện rõ nét trong cuộc bãi công của công nhân mỏ năm 1936. Cách đây gần 72 năm, ngày 12/11/1936 hơn 3 vạn thợ mỏ vùng Hòn Gai, Cẩm Phả, Đông Triều thuộc tỉnh Quảng Ninh đã dũng cảm đứng lên làm cuộc tổng bãi công yêu cầu chủ mỏ phải tăng lương, chống đánh đập, ngược đãi công nhân, cải thiện điều kiện lao động. Nhờ tinh thần đấu tranh quả cảm, đoàn kết và ý thức kỷ luật cao, bất chấp các thủ đoạn lừa phỉnh dụ dỗ và đàn áp dã man của bọn chủ mỏ, bọn thống trị thực dân Pháp và tay sai. Cuối cùng bọn chủ mỏ phải chấp nhận mọi yêu sách của công nhân. Cuộc tổng bãi công đã đạt được thắng lợi hoàn toàn. Cuộc tổng bãi công được mở đầu tại vùng Cẩm Phả. Đây là một trung tâm khai thác lớn của công ty than Bắc Kỳ, nơi tập trung đông công nhân nhất và cũng là nơi diễn ra nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa thợ và bọn chủ mỏ. Cuộc tổng bãi công nổ ra tại đây có tác động mạnh mẽ toàn khu mỏ và lan rộng như một đám cháy lớn. Sau gần 10 ngày đấu tranh quyết liệt bất chấp mọi thủ đoạn lừa bịp và đàn áp dã man của địch. Cuộc bãi công đã thắng lợi vào 3 giờ chiều ngày 20/11/1936. Bọn chủ mỏ và cả bọn thống trị Pháp ra thông báo chấp nhận tất cả mọi yêu sách của cuộc bãi công. Sau khi công nhân Cẩm phả kết thúc cuộc bãi công thì ngày 22/11 đến ngày 24/11 tại các mỏ Mông dương, Hòn Gai, Cửa Ông, Bãi Cháy... Công nhân mỏ cùng lần lượt nghỉ việc để hưởng ứng. Một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc tổng bãi công lần này là mối quan hệ anh em gắn bó giữa những người thợ điện nhà máy điện Cọc 5 và công nhân mỏ vùng Hòn gai - Cẩm phả. Bất chấp sự ngăn cản của địch, công nhân nhà máy điện vẫn đòi nghỉ việc để hưởng ứng cuộc bãi công. Trước ý chí và quyết tâm mạnh mẽ của công nhân mỏ nên sáng ngày 28/11/1936 công nhân mỏ vùng Hòn gai, Mông dương, Cửa ông đã cùng giành được thắng lợi. Cuộc tổng bãi công đã toàn thắng trên một địa bàn rộng thu hút hơn 3 vạn người tham gia kéo dài gần 17 ngày căng thẳng, quyết liệt thể hiện ý chí sắt đá của những người thợ mỏ than Việt Nam. Thắng lợi vang dội của cuộc tổng bãi công đã làm rung chuyển hệ thống cai trị của bọn thực dân xâm lược và tay sai, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân cả nước trong thời kỳ 1936- 1945. Đây là cái mốc quan trọng đánh dấu bước trưởng thành của đội ngũ công nhân ngành than về ý thức chính trị, trình độ giác ngộ và đấu tranh giai cấp dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Đông Dương, nay là Đảng cộng sản Việt Nam. Gần bảy mươi hai năm đã đi qua nhưng chiến thắng của thế hệ những người thợ mỏ năm 1936 mãi mãi là niềm tự hào trong lịch sử và truyền thống của ngành than Việt Nam. Sự kiện đó như một chương mở đầu bản anh hùng ca của những người thợ mỏ được viết bằng xương máu, bằng tâm lực của các thế hệ thợ mỏ Việt Nam. 3.1.2.Hình thức thể hiện Trong phần nội dung này, hình thức thể hiện là dựa trên băng tư liệu nguồn lấy từ Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở nghiên cứu tài liệu lịch sử có liên quan để viết lời bình và thể hiện lời bình một cách sâu sắc và chặt chẽ. Nội dung lời bình sẽ tái hiện được lịch sử của cuộc tổng bãi công năm 1936 và thể hiện được tinh thần công nhân mỏ than Quảng Ninh trong chiến tranh. 3.2.Tinh thần công nhân mỏ trong thời kỳ đổi mới 3.2.1.Nội dung Phần này sẽ nhấn mạnh tinh thần công nhân mỏ trong thời kỳ đổi mới. Cuộc sống hiện đại đã giải phóng rất nhiều cho sức lao động của con người nhưng công việc của những người thợ mỏ vẫn là một công việc thủ công đầy bất trắc, nguy hiểm. Hiện nay, trước rất nhiều lựa chọn về nghề nghiệp nhưng đa phần những người công nhân mỏ, họ vẫn một mực gắn bó hết mình với vùng đất và công việc này. Công nhân mỏ được chia thành: Công nhân mỏ lộ thiên là những người làm việc khai thác và sản xuất than trên mặt đất; công nhân hầm lò là những người khai thác than dưới hầm lò - rất nguy hiểm. Khóa luận này sẽ tập trung thể hiện tinh thần của cả công nhân mỏ lộ thiên và công nhân hầm lò để từ đó khái quát hoá lên tinh thần chung của những người công nhân mỏ thong thời kỳ đổi mới. Mặc dù giờ đây, họ không phải gánh chịu những nguy hiểm và sự đe doạ của chiến tranh nhưng ở họ vẫn cháy lên ngọn lửa của tình yêu quê hương đất mỏ, yêu nghề, kiên cường trong lao động sản xuất và lãng mạn trong đời sống văn hoá tinh thần. Cán bộ công nhân viên vùng than vừa làm vừa học và rút kinh nghiệm, qua nhiều năm trăn trở, đấu tranh vượt lên chính mình và với sự năng động sáng tạo đã làm ra nhiều sản phẩm mà thị trường cần. Từ mạnh dạn đổi mới công tác quản lý, chỉ huy điều hành sản xuất, đầu tư chiều sâu, không ngừng cải tiến, đổi mới thiết bị công nghệ đến tập trung tháo gỡ những khó khăn trở ngại. Từ trước tới nay, công nhân mỏ luôn nổi tiếng với giọng hát trời phú, họ luôn dùng tiếng hát của mình để động viên tinh thần đồng nghiệp trong những giờ nghỉ giải lao. Và ngày nay, mặc dù công việc nặng nề nhưng Tập đoàn Than – Khoáng sản nói chung và những người công nhân vùng Than nói riêng luôn luôn tổ chức các buổi liên hoan nghệ thuật quần chúng, các giải thể dục thể thao để động viên và cổ vũ tinh thần công nhân mỏ, qua đó chúng ta sẽ luôn thấy được, thợ mỏ họ yêu đời và nhiệt huyết như thế nào. Đứng trước những yêu cầu mới, ngành than và khoáng sản là một ngành kinh tế quan trọng của đất nước, do đó phải phát huy tốt các nguồn lực bên trong, đồng thời khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực bên ngoài đảm bảo cho nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững, xứng đáng là giai cấp tiên phong trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, đội ngũ công nhân ngành than phát triển toàn diện sẽ đáp ứng được yêu cầu trong tình hình mới; thợ mỏ Quảng Ninh đã không ngừng tăng cường công tác giáo dục truyền thống, lý tưởng cách mạng, bản lĩnh chính trị và lòng kiên định với mục tiêu, lý tưởng mà Đảng và nhân dân đã lựa chọn; thực hiện lộ trình nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân nghề đảm bảo cả về trình độ chuyên môn theo yêu cầu của công việc và nâng cao về đạo đức, phẩm chất của người thợ để phát huy tốt hơn truyền thống công nhân mỏ - truyền thống ngành than thực sự là giai cấp tiến tiến trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. 3.2.2.Hình thức thể hiện Phần nội dung này, tác giả thể hiện bằng cách trực tiếp đến hai công ty Than là: Công ty cổ phần than Cọc Sáu và Công ty Than Mông Dương để thực tế chứng kiến cuộc sống làm việc và lao động vất vả của công nhân mỏ, để thực sự hiểu về một bộ phận điển hình của giai cấp công nhân Việt Nam. Những hình ảnh trong phần hai của khoá luận là những hình ảnh mà tác giả đã trực tiếp đi ghi hình tại hai Công ty Than, đó là những hình ảnh về cảnh lao động, làm việc, sản xuất và bên cạnh đó là một vài hình ảnh toàn cảnh mỏ than, moong khai thác, hầm lò và hình ảnh những chiếc máy xúc (phương tiện lao động đặc trưng của vùng mỏ). Tác phẩm đã thực hiện nhiều phỏng vấn của công nhân mỏ, phỏng vấn anh hùng lao động và lãnh đạo công ty Than…Từ nhiều góc độ, từ nhiều cảm nhận và cách nhìn của các tầng lớp công nhân mỏ để qua đó khái quát lên tinh thần chung của công nhân mỏ. 3.3.Ước mơ người thợ mỏ 3.3.1. Nội dung Trong phần này, nội dung chủ yếu là thể hiện những ước mơ của những người công nhân mỏ đối với chính quê hương của họ. Họ mong muốn điều gì cho quê hương? Dù thành phố đẹp đến đâu, vẫn không thể xoá được vết mờ đen của bụi. Ra khỏi thành phố Hạ Long, đi về thị xã Cẩm Phả sẽ gặp tức thì các đoàn xe chở than lũ lượt xuống cảng tập kết, từng núi than vào ngày mưa có vẻ êm ái, nhưng vào ngày nắng gió sẽ mờ khói sương… đen đặc. Công nhân ở các khu mỏ Cẩm Phả, Cửa Ông, Hà Lầm, Cọc 6… trong bộ quần áo xanh, đầu tóc bịt kín để tránh bị phủ lớp bụi than đen như đường phố, cây cối, nhà cửa của họ. Nhưng dù bịt thế nào, họ cũng không tránh khỏi các bệnh về truyền nhiễm. Và vì thế, những người công nhân mỏ, ngoài những mơ ước cho quê hương, cho vùng than ngày một giầu đẹp, họ còn nuôi trong mình những hi vọng về một môi trường làm việc tốt hơn để họ có thể có sức khoẻ và cống hiến nhiều hơn cho quê hương của mình. Mơ ước cho quê hương, mơ ước cho đất nước và rồi sau đó mới là những mong muốn giản đơn cho gia đình và cá nhân mình. Công nhân lao động tại vùng mỏ, họ là những tấm gương đáng được đề cao và tôn vinh trong mọi thời đại. Vì dù ở bất cứ thời đại nào của đất nước, họ vẫn luôn hăng say lao động và cống hiến. 3.3.2. Hình thức thể hiện Phần nội dung này chủ yếu là tiếng nói của chính những công nhân mỏ nên hình thức thể hiện chủ yếu là phỏng vấn. Phỏng vấn để họ tự nói lên tiếng nói của họ, như thế sẽ tạo tính khách quan cho tác phẩm, và tác phẩm sẽ mang tính chân thực. KẾT LUẬN Khoá luận tốt nghiệp bằng sản phẩm truyền hình với chủ đề “tinh thần công nhân mỏ” với mong muốn lớn nhất là gửi đến cho người xem những cái nhìn tổng quan về đời sống tinh thần của những công nhân lao động vùng than, để người xem hiểu được cái khó, cái khổ của công nhân mỏ, qua đó càng khẳng định tinh thần bất khuất của những người công nhân hăng say lao động đó. Với thời lượng hơn 16 phút không phải là nhiều để có thể thể hiện hết được chủ đề của tác phẩm. Mặt khác, cũng vì nhiều lý do khách quan như điều kiện máy quay và phòng dựng còn khó khăn, bên cạnh đó, vì lý do an toàn nên trong quá trình đi quay hình, em không tiếp cận được nhiều hơn nữa với môi trường làm việc vất vả và nguy hiểm của công nhân mỏ. Nhưng những gì đã thể hiện trong tác phẩm là sự cố gắng hết mình của bản thân em và những người trong ê.kip, rất mong rằng phóng sự này sẽ được các Thầy cô và các bạn ghi nhận. TµI LIÖU THAM KH¶O I. tµi liÖu nghiªn cøu lý luËn 1. D­¬ng Xu©n S¬n: C¸c thÓ lo¹i chÝnh luËn nghÖ thuËt – NXB V¨n ho¸ Th«ng tin 2004. 2. D­¬ng Xu©n S¬n, §inh V¨n H­êng, TrÇn Quang : C¬ së lý luËn b¸o chÝ truyÒn th«ng – NXB §h quèc gia 2004 3. TrÇn B¶o Kh¸nh : S¶n xuÊt ch­¬ng tr×nh truyÒn h×nh – Häc viÖn b¸o chÝ tuyªn truyÒn. 4. D­¬ng Xu©n S¬n: TËp bµi gi¶ng vÒ B¸o chÝ truyÒn h×nh 5. Kü thuËt lµm b¸o , S¸ch dÞch, 2005 6. Mét sè kho¸ luËn cña sinh viªn, luËn v¨n cña häc viªn khoa b¸o chi tr­êng §¹i häc KHXH&NV – vÒ phãng sù tµi liÖu truyÒn h×nh, phãng sù phim tµi liÖu, Phim tµi liÖu, c¸c thÓ lo¹i b¸o chÝ tuyªn truyÒn tõ K44 – K46. 7. Lª Thu Hµ - K47 khoa b¸o chÝ, - Kho¸ luËn tèt nghiªp : Phãng sù tµi liÖu ch©n dung “ NguyÔn Duy Kiªn – Nh÷ng ký øc cßn l¹i” 8. B¸o chÝ – nh÷ng vÊn ®Ò lý luËn vµ thùc tiÔn; NXB Gi¸o dôc, Hn , 199: tËp 2 – 1996. tËp3(NXB ®¹i häc Quèc gia)- 1997; tËp 4 – 2001. tËp 5 – 2004 9. Hành tr×nh Than Việt Nam niềm tự hào của người thợ mỏ - NXB Thông tấn II. tµI LIÖU h×nh ¶nh Bộ phim tài liệu “ Vïng than Quảng Ninh” – Đài PTTH Quảng Ninh. III. C¸c trang Web : http:// www.vnexpress.net Môc lôc PhÇn më ®Çu 1. Môc ®Ých, ý nghÜa cña ®Ò tµi 2 2. LÞch sö nghiªn cøu cña ®Ò tµi 3 3. §èi t­îng vµ ph¹m vi thùc hiÖn ®Ò tµi 4 4. C¬ së vµ ph­¬ng ph¸p thùc hiÖn ®Ò tµi 4 5. Néi dung – kÕt cÇu cña ®Ò tµi 5 Ch­¬ng I : Tæng quan vÒ phãng sù truyÒn h×nh 1. Kh¸i niÖm vÒ phãng sù truyÒn h×nh 6 2. §Æc tr­ng cña phãng sù truyÒn h×nh 6 3. Quy tr×nh thùc hiÖn phãng sù truyÒn h×nh 8 4. Phãng sù tµi liÖu truyÒn h×nh 11 4.1. Kh¸i niÖm vÒ phãng sù tµi liÖu truyÒn h×nh 11 4.2. §Æc tr­ng cña phãng sù tµi liÖu truyÒn h×nh 12 Ch­¬ng II: Vµi nÐt vÒ giai cÊp c«ng nh©n vµ ®éi ngò c«ng nh©n má 1. S¬ l­îc vÒ lÞch sö h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn cña c«ng nh©n má ViÖt Nam 13 2. §Æc ®iÓm cña c«ng nh©n má x­a vµ nay 15 Ch­¬ng III: S¬ l­îc vÒ c«ng ty cæ phÇn than Cäc S¸u vµ c«ng ty than M«ng D­¬ng 1. C«ng ty cæ phÇn than Cäc S¸u 19 2. C«ng ty than M«ng D­¬ng 20 Ch­¬ng IV: Quy tr×nh thùc hiÖn phãng sù tµi liÖu truyÒn h×nh “ §Êt má x­a vµ nay ” 23 1. T×m hiÓu ®Ò tµi vµ kÞch b¶n dù kiÕn 23 2. Quy tr×nh thùc hiÖn phãng sù truyÒn h×nh: “§Êt má x­a vµ nay” 24 2.1. Liªn hÖ t×m hiÓu th«ng tin 24 2.2. §Ò c­¬ng kÞch b¶n 25 3. Phãng sù tèt nghiÖp lµm vÒ ®Ò tµi tinh thÇn c«ng nh©n má than Qu¶ng Ninh. Phãng sù gåm 3 phÇn chÝnh, cô thÓ lµ: 26 3.1. Tinh thÇn c«ng nh©n má trong chiÕn tranh 26 3.1.1. Néi dung 26 3.1.2.H×nh thøc thÓ hiÖn 27 3.2. Tinh thÇn c«ng nh©n má trong thêi kú ®æi míi 28 3.2.1. Néi dung 28 3.2.2. H×nh thøc thÓ hiÖn 29 3.3. ¦íc m¬ ng­êi thî má 30 3.3.1. Néi dung 30 3.3.2. H×nh thøc thÓ hiÖn 30 KÕt luËn 31 Tµi liÖu tham kh¶o 32 KỊCH BẢN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Sinh viên: ........ Lớp: ................. Nội dung khoá luận: Tinh thần công nhân mỏ qua các chặng đường lịch sử Tên đề tài: “Đất mỏ xưa và nay” Thời lượng: 16:47:13 STT Nội Dung Cảnh Quay Thời lượng Ghi chú 1. Tinh thần công nhân mỏ trong lịch sử: Cách đây gần 72 năm, cuộc tổng bãi công của hơn ba vạn thợ mỏ vùng than Quảng Ninh đã làm rung chuyển không chỉ hệ thống các chủ mỏ người Pháp mà còn đối với bộ máy cai trị của Thực dân Pháp Bắc Kì (Việt Nam) khi đó. Sự áp bức tàn nhẫn của bọn chủ mỏ thực dân đối với công nhân mỏ làm cho họ đau khổ về thể xác, nhục nhã về tinh thần, gây ra mối căm thù sâu sắc của họ đối với chúng. Trong suốt hơn 70 năm thống trị (kể từ năm 1883 đến 1955)chính sách bao trùm và thống trị của bọn chủ mỏ và Thực dân Pháp ở mỏ là đàn áp, khủng bố với những thủ đoạn tàn bạo không khác gì bọ chủ nô thời trung cổ. Người thợ bị cúp lương, bị đánh đập, bị bắt bớ tù đầy, tra tấn, chém giết bất cứ lúc nào; vậy nhưng lại không hề có bất cứ một luật pháp nào bảo vệ và bênh vực cho thân phận của người thợ mỏ. Có áp bức ắt sẽ có đấu tranh. Cảnh nhân dân lao động bị áp bức. (Hoặc nếu không có băng TL quay cảnh lao động, sản xuất) Băng tư liệu 2 (09:30) 00:00 – 00:51(51s) -Băng tư liệu - Xin tài liệu của công ty về 12/11 2. -Trước dã tâm của bọn chủ mỏ thực dân và bọn khủng bố đàn áp, những người thợ mỏ không hề run sợ, nhụt chí, không chịu khuất phục, sự căm hờn sôi sục lại dồn nén lâu ngày như đòn bẩy nung nấu tinh thần yêu nước thiết tha và ý chí đấu tranh quật cường. -Cuộc tổng bãi công được mở đầu tại vùng Cẩm phả. Đây là một trung tâm khai thác lớn của công ty than Bắc kỳ, nơi tập trung đông công nhân nhất và cũng là nơi diễn ra nhiều mâu thuẫn gay gắt giữa thợ và bọn chủ mỏ. Cuộc tổng bãi công nổ ra tại đây có tác động mạnh mẽ toàn khu mỏ và lan rộng như một đám cháy lớn. Sau gần 10 ngày đấu tranh quyết liệt bất chấp mọi thủ đoạn lừa bịp và đàn áp dã man của địch. Cuộc bãi công đã thắng lợi vào 3 giờ chiều ngày 20/11/1936. Bọn chủ mỏ và cả bọn thống trị Pháp ra thông báo chấp nhận tất cả mọi yêu sách của cuộc bãi công. Một sự kiện có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc tổng bãi công lần này là mối quan hệ anh em gắn bó giữa những người thợ điện nhà máy điện Cọc 5 và công nhân mỏ vùng Hòn gai - Cẩm phả. Bất chấp sự ngăn cản của địch, công nhân nhà máy điện vẫn đòi nghỉ việc để hưởng ứng cuộc bãi công. -Cuộc tổng bãi công của những người thợ mỏ thực sự là cuộc biểu dương sức mạnh tiêu biểu của giai cấp công nhân vùng than. Sự kiện lịch sử ấy như một chương mở đầu bản anh hung ca được viết bằng xương máu, bằng tâm lực của các thế hệ thợ mỏ, là dốc mốc không thể phai mờ trong lịch sử đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam nói chung và của công nhân vùng mỏ Quảng Ninh nói riêng. “Kỷ luật và đồng tâm” - Yếu tố làm nên thắng lợi – đã trở thành tinh thần truyền thống của những người thợ mỏ. Và, ngày 12/11 hàng năm đã trở thành ngày truyền thống của công nhân mỏ, của ngành than Việt Nam. - Cảnh cờ đỏ búa liềm. - Cảnh CN mỏ lao động, chiến đấu - Bắn chữ 12/11 trên nền hình ảnh CN mỏ -Nhạc “Tôi là người thợ lò” (Tư liệu) 00:51 – 02:54 (1p) Dùng băng tư liệu 3. Hạ Long đẹp Ngày nay khi đến với Quảng Ninh, chúng ta không còn thấy những công nhân mỏ vùng lên bãi công, cũng không còn nghe thấy những tiếng sung, tiếng mìn, tiếng kêu gào thảm thiết. Bức màn của chiến tranh đã được kéo xuống gần nửa thế kỷ, trả lại cho vùng đất này nét bình yên thơ mộng của buổi nào. Vẻ đẹp cảnh quan Quảng Ninh từ xưa đã được danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi đánh giá là kỳ quan đất dựng giữa trời cao. Đi trong trời nước mênh mông xanh biếc, chúng ta như được sống những giờ phút thật hào hùng rung động trước vẻ đẹp của sắc nước mây trời Hạ Long. Và ẩn chứa trong cái đẹp huyền diệu của thiên nhiên đất trời là cái đẹp của những người công nhân lao động trên mảnh đất vùng than anh hùng. - Cảnh mặt trời mọc, một vài cảnh biển và vịnh HL. Tiếng còi xe bim bim, cảnh công nhân tấp nập vác cuốc lên mỏ. 03:02 – 03:35 (30s) rồi đến câu cuối 4 Đến với ngành than hôm nay là đến với một quá khứ hào hùng, một truyền thống vẻ vang và với những con người không chỉ hết mình cho công việc mà còn giầu lòng nhân ái, kiên định một lý tưởng phấn đấu vì độc lập, tự do của dân tộc, vì sự phồn vinh của đất nước. Bức tranh hoành tráng ấy luôn là niềm tự hào của những người thợ mỏ, của ngành than trong hành trình phát triển. -Cảnh lao động sản xuất -Cảnh moong, máy xúc (đầu băng 8) - Hình ảnh CN mỏ đi làm (Băng 6) 03:50 04:20 5. Phỏng vấn: Bác Nguyễn Văn Thân – Công nhân công trường 10/10. Và Bác Đồng Thị Nga. Băng 6 04:20 05: 40 6 - Chiến tranh đã qua đi hơn 30 năm nhưng tại những vùng than của QN thân yêu, vẫn tinh thần ấy, vẫn ý chí ấy, vẫn những con người mang tên: Công nhân thợ mỏ vẫn hăng say lao động sản xuất, chính nhờ những truyền thống quý báu được hun đúc từ trong chiến tranh, đội ngũ công nhân mỏ, bằng tinh thần hăng say lao động của mình đã liển tục vượt qua những thử thách khó khăn về điều kiện sản xuất ngày càng xuống sâu, chi phí sản xuất đầu vào tăng nhanh, nhu cầu vốn để mở rộng sản xuất ngày một lớn. Nhiệm vụ đặt ra cho đội ngũ công nhân vùng than nói chung là rất nặng nề. Nhưng họ không lúc nào nản trí, luôn luôn “Vững tay búa, chắc tay súng”. Nhìn lại chặng đường lịch sử suốt 72 năm qua kể từ khi nổ ra cuộc bãi công của 3 vạn thợ mỏ, có thể khẳng định rằng: qua các thời kỳ cách mạng, đội ngũ công nhân mỏ luôn tỏ rõ sự vững vàng về bản lĩnh chính trị, ý thức được vai trò sứ mệnh lịch sử của mình. Trong quá trình thực hiện đổi mới, mỗi người công nhân mỏ luôn một long sắt son tin tưởng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Cảnh lao động sản xuất, cảnh công trường 05: 42 06:50 7 Phỏng vấn: Anh hùng lao động Vũ Xuân Thuỷ - Nguyên công nhân lái máy xúc công ty Than Cọc sáu và Bác Nguyễn Văn Thân – Công nhân công trường 10/10. PV 06:52 07:52 Ý đã bao giờ muốn bỏ đất mỏ? 8 Nguy hiểm hầm lò Cuộc sống hiện đại đã giải phóng rất nhiều cho sức lao động của con người, nhưng công việc của những người làm lò vẫn là một công việc thủ công đầy nguy hiểm ,bất trắc. Vậy mà ở trong họ vẫn luôn một tinh thần quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ. Cảnh công nhân làm việc tạị hầm lò 07:53 08:08 9. PV: Công nhân làm hầm: Bác Nguyễn Đức Thọ - Công ty Than Mông Dương PV: CN 08:10 08:26 10. Nguy hiểm hầm lò (tiếp) Chúng ta, ai cũng biết nghề mỏ là một nghề vất vả. Vậy nhưng, ít ai có thể hình dung, cuộc sống lao động của họ là cuộc sống dưới ánh sáng của ngọn đèn lò, không khí đầy bụi than, những bữa ăn “âm phủ” và thần chết luôn rình rập. Hẳn những người thợ mỏ nơi đây, họ phải yêu quê hương mình nhiều lắm mới có thể gắn bó và cống hiến ngày đêm cho mảnh đất này đến thế! Cảnh hầm lò 08:27 08:50 11. Môi Trường: Đất mỏ Quảng Ninh được thiên nhiên ban tặng co một kho báu là trữ lượng “vàng đen” lớn nhất cả nước. Than đã và đang mang lại nguồn thu chính cho Tỉnh nhà trong suốt vài thập kỷ qua. Nhưng bên cạnh đó, lại đặt ra cho vùng mỏ này một bài toán nan giải về vấn đề ô nhiễm môi trường. Việc ô nhiễm môi trường ở Quảng Ninh chủ yếu là ô nhiễm nước thải, không khí và chất thải. Điều này cũng dễ hiểu vì muốn có than phải bạt đèo, xẻ đá, khoan đồi, khoét sâu vào long đất gần 200m so với mặt nước biển. Như vậy, hậu quả về môi trường là không thể cân đo đong đếm. Theo ông Nguyến Duy Hưng, bí thư Tỉnh Uỷ Tỉnh Quảng Ninh, hàng năm, tỉnh này khai thác hơn 40 triệu tấn than, mỗi một triệu tấn than ra lò sẽ để lại hậu quả là căn bệnh nghề nghiệp dối với người thợ mỏ, đó là bệnh phổi nhiễm bụi silic. Ở Việt Nam đến nay, theo con số thống kê có khoảng trên 900 ca chuẩn đoán bị nhiễm bụi phổi silic và 18% trong số đó là công nhân mỏ than lộ thiên và khai thác hầm. Công nhân mỏ là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất trong tất cả các ngành nghề khác. Môi trường làm việc khó khăn không chỉ gây hại cho người lao động mà còn gây hao mòn phương tiện sản xuất. Những hệ thống giàn khoan hút nước vì bẩn quá mà không thể hoạt động, rồi hệ thống ổ bi trục máy phải thường xuyên sửa chữa, lau chùi và bảo dưỡng. Mặc dù làm việc trong một môi trường quá vất vả, thường xuyên bị đe doạ về sức khoẻ và tính mạng như vậy, nhưng họ không một lúc nào nản chí và chưa từng nghĩ sẽ từ bỏ mảnh đất này để ra đi lập nghiệp ở một nơi nào khác. H/a những vỉa than lớn trên mỏ Cảnh môi trường bụi 08:52 10:47 12 Phỏng Vấn: Bác Thân Và ông Thuỷ PV 10:48 11;17 13. Trao giải Có thể ngày hôm nay đứng trên những bục vinh quang kia, vẫn đang vắng bóng những người công nhân mỏ. Bởi sức lao động của họ không thể lập trình thành công một phần mềm ứng dụng tin học, cũng không thể nghiên cứu thành công một loại vắc xin mới phục vụ cho sức khoẻ của con người. Cảnh trao giải (20s) 11:20 11:50 Băng Tư Liệu 14. Ước mơ thợ mỏ Nhưng dù khiêm tốn đến mấy, nhìn lại chặng đường đã qua, chúng ta phải thừa nhận một thực tế rằng: những gì cán bộ công nhân ngành than đạt được thật lớn lao, toàn diện và thật xứng đáng với mồ hôi, nước mắt và xương máu mà họ đã đổ xuống theo từng dòng than tuôn chảy. Để có được những vỉa than đen như hàng ngày chúng ta vẫn nhìn thấy, người công nhân mỏ phải trải qua rất nhiều công đoạn sản xuất vất vả. Người công nhân khai thác lộ thiên thì ngày đêm vận hành máy xúc, máy gạt, tự tay lựa những hòn than tốt nhất cung cấp cho người tiêu dùng. Những người công nhân hầm lò thì ngày đêm đào, cuốc, khoan cắt rồi vui mừng hạnh phúc chứng kiến những vỉa than ra lò. Công việc của người công nhân mỏ gắn liền với bụi than và ánh sáng hầm lò. Chúng ta thử hình dung, bằng lao động của mình, hơn 10 vạn cán bộ công nhân ngành than khai thác được trên chục triệu tấn than, từ đó có được bao nhiêu KW điện, tấn xi măng, tấn giấy, tấn phân đạm, tấn thép, mét vải rồi từ những sản phẩm ấy lại có những công trình, những sản phẩm khác cho năng suất cây trồng cao hơn, mở mang dân trí. Thực tế đó cho thấy vai trò của ngành than to lớn đến nhường nào, và nếu như không có than thì nền kinh tế nước nhà sẽ ra sao? Như vậy, Ngành than là một ngành cho năng suất công nghiệp có tính chất hạ tầng, làm tiền đề cung cấp đầu vào cho nhiều ngành kinh tế phát triển. Là ngành công nghiệp hạ tầng than cần có tính chất đặc thù cho cả đầu tư phát triển lẫn cho con người, đảm bảo cho nó phát triển vững chắc đồng bộ với các ngành nó phục vụ. Và nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết dịnh sự phát triển đó. Công nhân mỏ họ là những con người giầu ý chí và tinh thần, chỉ biết lao động hết mình và hăng say cống hiến, luôn hướng về quê hương đất mỏ và ước mơ những điều tốt đẹp nhất cho quê hương của mình. -Cảnh lao động cặm cụi - Cảnh tổng kết cuối năm hoặc khen thưởng ở công trường - Cảnh lãnh đạo nhà nước đến thăm 11:53 13;53 15. Phỏng vấn Ông Thuỷ và Bác Nga. (ƯỚc mơ người thợ mỏ) PV 13:59 14:50 16. Lao động mệt là vậy nhưng xưa nay công nhân vùng than vẫn nổi tiếng là được giọng hát trời cho. Họ luôn vang tiếng hát. Hát trong lao động, hát trong sản xuất hát hăng say như hăng say lao động. Với họ hát như để xua tan mệt mỏi và nỗi lo cơm – áo -gạo -tiền. Bắt vào lời bình là cảnh CN ngồi hát luôn (MC cùng hát). Kết thúc cảnh quay là kết thúc của bài hát. 14:52 15:14 17. Nhạc đường đi lên mỏ hôm nay Cảnh công trường trên nền nhạc 15:15 15;55 18. Kết thúc: Hoàng hôn xuống như để thúc giục họ trở về nhà trong niềm vui đoàn tụ bên bữa cơm gia đình với vai trò là chồng, là vợ, là cha, là mẹ. Mỗi chuyến xe quay đầu đưa công nhân rời mỏ lại khiến cho công trường than kia mỗi lúc càng thêm bình yên, vắng vẻ.Và ngày mai, khi một ngày mới bắt đầu, họ sẽ lại gặp nhau trên những công trường, những hầm lò tràn ngập mầu áo xanh thợ mỏ, truyền cho nhau tinh thần và ý chí ngời thợ, để rồi sẽ lại sản xuất, lại cống hiến và lao động hết mình cho vùng mỏ than yêu! -Cảnh hoàng hôn - Cảnh công nhân ra về - Cảnh công trường bỏ dở (Thêm h ình) 15:57 16:22

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLBC 18.doc