Khóa luận Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học 2.2. Ý nghĩa thực tiễn 3. Mục đích nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Đối tượng - khách thể - phạm vi nghiên cứu. 5.1. Đối tượng nghiên cứu 5.2. Khách thể nghiên cứu 5.3. Phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận 6.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học 7. Giả thuyết nghiên cứu 8. Khung lý thuyết 9. Khả năng đóng góp của khóa luận 10. Bố cục của khóa luận PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.2.1. Cơ sở lý luận 1.2.2. Căn cứ thực tiễn 1.3. Những khái niệm công cụ 1.3.1. Khái niệm về sự tác động 1.3.2. Khái niệm chính sách xã hội. 1.3.3. Đảm bảo xã hội 1.3.4. Ưu đãi xã hội 1.3.5. Đời sống xã hội 1.3.6. Liệt sỹ và gia đình liệt sĩ 1.3.7. Thương binh và gia đình thương binh 1.3.8. Chính sách đối với gia đình thương binh liệt sĩ và Người có công 1.3.9. Khái niệm thu nhập 1.3.10. Khái niệm nghèo 1.3.11. Khái niệm thị trường và nền kinh tế thị trường CHƯƠNG II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở HUYỆN VĂN QUAN TỈNH LẠNG SƠN, NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ 2.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu 2.2. Những nghiên cứu thực nghiệm kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu. 2.2.1. Đảng bộ và chính quyền Huyện Văn Quan đã từng bước thực hiện kịp thời chính sách xã hội đối với các gia đình thương binh liệt sỹ. 2.2.1.1. Khái quát về tình hình gia đình thương binh liệt sĩ ở huyện Văn Quan 2.2.1.2. Chính sách ưu đãi xã hội đối với đời sống gia đình thương binh liệt sĩ ở Văn Quan. 2.2.2. Chính sách xã hội đã tác động rất lớn đến thực trạng đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ ở huyện Văn Quan. 2.2.2.1. Đời sống vật chất. 2.2.2.2. Đời sống tinh thần 2.2.3. Việc thực hiện chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sỹ vẫn còn nhiều bất cập, nhiều gia đình thương binh liệt sĩ còn gặp khó khăn trong cuộc sống nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay 2.3. Kết luận. Những kiến nghị và giải pháp 2.3.1. Kết luận 2.3.2. Kiến nghị và giải pháp 2.3.2.1. Kiến nghị và giải pháp chung Trước hết mọi ngành mọi cấp cần nhận thức: 2.3.2.2. Kiến nghị đối với địa phương TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh tàn khốc và ác liệt. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân ta đã làm tròn sứ mệnh lịch sử của mình, giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, giữ gìn độc lập tự do cho Tổ quốc. Hơn bốn mươi năm qua đi, chiến tranh đã để lại hậu quả nặng nề, hàng triệu người con hy sinh, hàng chục vạn người đã góp một phần xương máu của mình cho Tổ quốc non sông, khi trở về mang bao nhiêu thương tật của chiến tranh. Tất cả họ lại tất bật với cuộc sống đời thường, họ gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt, hạn chế trong lao động sản xuất. Khắc phục những hậu quả đó, đảm bảo cuộc sống cho gia đình thương binh liệt sỹ là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân cần phải chăm lo, điều đó cũng là một trong những nội dung góp phần to lớn cho mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” mà Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng đề ra. Với truyền thống “Thủy chung, nhân nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn”, “Ăn quả nhớ người trồng cây”, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, công tác đền ơn đáp nghĩa, chăm sóc gia đình thương binh, liệt sỹ, người có công với cách mạng từ lâu đã được quan tâm. Đặc biệt, ngay trong thời kỳ đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, nhiệm vụ này cũng đã được đặt lên hàng đầu. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc lúc bấy giờ rất quan tâm tới công tác chăm sóc, gia đình thương binh, liệt sĩ. Trong thư gửi cụ Vũ Đình Tụng - Bộ trưởng Bộ thương binh (cũ) nhân ngày 27/7/1956, Bác viết “Thương bệnh binh, quân nhân và gia đình liệt sỹ những người có công với Tổ quốc, với nhân dân cho nên bổn phận của chúng ta là phải biết ơn, phải thương yêu và giúp đỡ họ”. Cho đến lúc trước khi qua đời, trong Di chúc Bác không quên nhắc nhở Đảng, Nhà nước và nhân dân ta: “đối với những người đã hy sinh một phần xương máu của mình vì độc lập tự do cho đất nước, Đảng, Chính phủ và đồng bào phải bằng mọi cách làm cho họ có đủ nơi ăn, chốn ở yên ổn”. Trong gần nửa thế kỷ qua, trung thành với tư tưởng Hồ Chí Minh, kế tục và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Đảng, Nhà nước và nhân dân ta không ngừng phấn đấu thực hiện tốt vấn đề chăm sóc thương binh gia đình liệt sỹ. Tuy nhiên bên cạnh những cố gắng nỗ lực đáng ghi nhận đó, công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ vẫn còn không ít những vấn đề bất cập và bức xúc đặt ra cần phải giải quyết. Chúng ta đã biết, việc hoạch định ra được một chính sách xã hội đúng đắn đã khó. Nhưng để đưa chính sách xã hội đó vào cuộc sống, được cuộc sống chấp nhận và đạt được mục tiêu đề ra lại càng khó khăn hơn. Điều đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể, xem xét sự tác động của chính sách xã hội tới đối tượng của nó để có thể thấy sự bất cập của một chính sách khi đi vào cuộc sống tới đối tượng cụ thể để nhận thức rõ hơn những vấn đề tích cực cũng như hạn chế để giúp cho công tác “đền ơn đáp nghĩa” với các gia đình thương binh liệt sỹ và các đối tượng khác ngày càng tốt hơn, phù hợp hơn với điều kiện phát triển xã hội hiện nay. Chính vì thế, tôi đã chọn đề tài “Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay” thông qua khảo sát xã hội học ở huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn làm khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành xã hội học của mình. 2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2.1. Ý nghĩa khoa học Để thực hiện hoàn chỉnh đề tài: “Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay” chúng tôi đã vận dụng nhiều tri thức, phương pháp nghiên cứu xã hội để phân tích nhiều hiện tượng đang tồn tại và bức xúc hiện nay. Ngoài ra đề tài còn được triển khai trên cơ sở kiến thức chuyên ngành xã hội học chính sách xã hội, đồng thời để kiểm nghiệm những tri thức, lý thuyết khoa học đang vận dụng trong thực tiễn xã hội hiện nay. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Tìm hiểu sự tác động của chính sách xã hội đối với đời sống gia đình thương binh liệt sỹ, qua đó thấy được thực trạng đời sống gia đình thuộc diện chính sách, trên cơ sở khắc phục được những hạn chế, thiếu sót của chính sách xã hội, hướng tới mục tiêu là tạo cho đời sống của gia đình thương binh, liệt sỹ có được mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú. Đó là khâu quan trọng trong công cuộc hàn gắn vết thương chiến tranh, khắc phục được những mặt trái của nền kinh tế thị trường. Từ đó giúp cho mỗi gia đình thương binh, liệt sỹ yên tâm xây dựng cuộc sống gia đình, quê hương, bỏ qua những mặc cảm đời thường, hòa nhập với xã hội để xây dựng đất nước tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu chính sách xã hội đã và đang tác động đến đời sống thương binh, gia đình liệt sỹ như thế nào, đồng thời đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm đề xuất với các nhà hoạch định chính sách, có những chính sách hữu hiệu để nâng cao hơn nữa đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Đi sâu vào tìm hiểu thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình thương binh liệt sỹ trước và sau khi chính sách xã hội ra đời đối với đối tượng này. - Xem xét việc thực thi chính sách xã hội của địa phương. - Sự tác động của chính sách đến với đối tượng, những mặt tích cực, hạn chế của chính sách và nguyện vọng của các đối tượng chính sách. - Từ thực tiễn ở địa bàn khảo sát đưa ra các giải pháp và kiến nghị để giúp cho những người làm công tác chính sách xã hội ở địa phương thấy được thực trạng để điều chỉnh, bổ sung và làm tốt hơn nữa công tác “đền ơn đáp nghĩa” ở địa phương mình. - Đề tài cũng nhằm giúp cho các nhà hoạch định chính sách xã hội có được cái nhìn đúng đắn hơn về đời sống của các gia đình thương binh liệt sĩ nói riêng và các đối tượng chính sách nói chung và sự bất cập của một chính sách xã hội khi đi vào đời sống thực tế. Từ đó họ hoạch định những chính sách phù hợp với từng đối tượng xã hội. 5. Đối tượng - khách thể - phạm vi nghiên cứu. 5.1. Đối tượng nghiên cứu: “Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn”. 5.2. Khách thể nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu đối với các gia đình thương binh, liệt sỹ ở huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn. 5.3. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian Nghiên cứu trên địa bàn toàn huyện Văn Quan, nhưng tập trung chủ yếu ở ba xã: Tú Xuyên, Tri Lễ, Hữu Lễ. - Phạm vi thời gian: nghiên cứu trong những năm gần đây chủ yếu là ba năm 2005, 2006 và 2007. Thời gian khảo sát hai tháng từ tháng 01 đến tháng 02 năm 2008. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp luận Ở nước ta, đối tượng của chính sách xã hội bao gồm nhiều tầng lớp giai cấp và nhóm xã hội khác nhau. Bởi vậy, để có một phương pháp luận đúng, đề tài phải dựa trên một số quan điểm sau: + Nghiên cứu phải dựa trên quan điểm, lập trường của chủ nghĩa Mác-Lê nin, cụ thể là chủ nghĩa duy vật biện chứng, nghĩa là nghiên cứu chính sách xã hội tác động tới đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ phải đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với các chính sách xã hội đối với các giai cấp, các tầng lớp các nhóm xã hội khác nhau. Đồng thời, nghiên cứu phải dựa trên quan điểm duy vật lịch sử, nghĩa là vấn đề nghiên cứu phải đặt ra được những hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể. Quá trình nghiên cứu phải đảm bảo điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của từng giai đoạn. Mặt khác, trong quá trình nghiên cứu không thể bỏ qua đặc trưng tính chất cụ thể của từng vùng, từng địa phương. + Nghiên cứu phải giữ vững lập trường quan điểm tư tưởng Hồ Chí Minh, được cụ thể hóa bằng các chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam trong các chính sách xã hội nói chung, chính sách với gia đình thương binh liệt sỹ nói riêng. Mọi chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm mục đích phát triển kinh tế, ổn định xã hội, xét đến cùng là vì mục đích cao cả - phát triển nhân tố con người. + Nghiên cứu phải dựa trên lập trường của giai cấp công nhân, đó là lập trường cách mạng triệt để, là lập trường kiên quyết đấu tranh, lập trường cách mạng thể hiện được yêu cầu, nguyện vọng cơ bản của quần chúng nhân dân. + Mỗi chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm vào mục đích phát triển kinh tế ổn định xã hội. Xét đến cùng là vì mục đích cao cả là phát triển nhân tố con người. Thương binh liệt sĩ là những người vì mục đích cao cả của đất nước mà hy sinh tàn phế nên khi đi vào nghiên cứu CSXH về các đối tượng này chúng ta phải xác định trước hết vì nhân tố phát triển con người phát triển xã hội. 6.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học Để thực hiện tốt mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu xã hội học như sau: 6.2.1. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: Trong nghiên cứu xã hội học người ta thường sử dụng phương pháp chọn mẫu. Nghiên cứu mẫu có nghĩa là thay việc nghiên cứu toàn bộ bằng nghiên cứu một bộ phận đại diện. Từ kết quả của bộ phận đại diện đó suy ra toàn bộ tổng thể của địa bàn nghiên cứu. Ở đây tuân thủ theo các quy trình nghiên cứu chọn mẫu chúng tôi đã chọn địa bàn khảo sát ở huyện Văn Quan với 3 xã Tú Xuyên, Tri Lễ và Hữu Lễ. Từ kết quả của 3 xã này cũng có thể suy ra là kết quả của cả huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn hiện nay. 6.2.2. Phương pháp phân tích tài liệu Đây là phương pháp thu thập thông tin gián tiếp thông qua những nguồn tài liệu có sẵn. Ở đây chúng ta dựa vào các tài liệu viết về truyền thống “uống nước nhớ nguồn” ở huyện Văn Quan cũng như 3 xã Tú Xuyên, Tri Lễ, Hữu Lễ. Dựa vào các số liệu trong các báo cáo như các báo cáo kiểm điểm công tác của các Đại hội nhiệm kỳ của Đảng bộ huyện và các xã; báo cáo của UBND huyện và xã trong 3 năm gần đây và các báo cáo của ngành Lao động Thương binh Xã hội huyện và xã trong quá trình thực hiện chính sách xã hội đối với người có công, trong đó có gia đình Thương binh liệt sĩ. Thông qua phương pháp phân tích tài liệu tác giả cũng đã sử dụng các tri thức của các nhà nghiên cứu trước đây đã viết về lịch sử như lịch sử Đảng huyện Văn Quan cũng như lịch sử Đảng bộ các xã đã nghiên cứu để làm cho thông tin đầy đủ hơn. Đó là những tài liệu vô cùng quý giá mà tác giả đã thâu lượm chắt lọc và phân tích phục vụ cho đề tài. 6.2.3. Phương pháp trưng cầu ý kiến qua bảng hỏi Bảng hỏi gồm 12 câu. Đó là những câu hỏi đóng, câu hỏi mở và câu hỏi hỗn hợp được thực hiện đối với 90 đối tượng khác nhau ở 3 xã nghiên cứu. Dự định ban đầu là gửi phiếu cho từng gia đình rồi sau đó thu lại. Phiếu gửi đến đối tượng theo thống kê của huyện. Tuy nhiên, qua thí điểm thấy rằng phương pháp này thu được kết quả không cao. Từ đó, chúng tôi đã chuyển sang hướng phỏng vấn trực tiếp. Phương pháp này rất công phu, tốn nhiều thời gian và kinh phí, nhưng lại thu được kết quả phong phú và chính xác. Vì vậy bộ phiếu 12 câu hỏi đó đều được thực hiện đối với 90 đối tượng ở 3 xã Tú Xuyên, Tri Lễ và Hữu Lễ. 6.2.4. Phương pháp phỏng vấn sâu: Ở đây tác giả đã tiến hành 10 cuộc phỏng vấn sâu cá nhân đã làm rõ chi tiết hơn và phong phú hơn. 6.2.5. Phương pháp quan sát: Sử dụng phương pháp quan sát ở đây chủ yếu là xác định rõ sự biến đổi của gia đình thương binh liệt sĩ qua đời sống vật chất và tinh thần của họ. Tìm hiểu xem sự tác động của chính sách xã hội làm cho cuộc sống của các gia đình thương binh liệt sĩ có biến đổi không. Sự biến đổi ở đâu được đánh giá ở mức độ cao. Có thể nói những kết quả quan sát và xem xét được ghi chép rất tỉ mỉ và thống kê số liệu rất cụ thể, về có sự thẩm định đối chiếu rõ ràng. 6.2.6. Phương pháp PRA Để trì sử dụng phương pháp này thông qua sự đánh giá có sự tham gia các cán bộ đảng viên trong quá trình phỏng vấn điều tra. Phương pháp PRA cũng được tiến hành thông qua nhiều phương pháp cụ thể, song do hạn chế về nhân lực điều tra, ít thời gian và kinh phí lại có hạn cho nên tác giả chỉ sử dụng một phương pháp đó là sự thống kê số liệu và phân tích các số liệu đó. Những số liệu thống kê về đối tượng chính sách và quan điểm chỉ đạo của địa phương. Từ thực tiễn đó thấy được mối liên hệ và tác động qua lại giữa đối tượng chính sách và người thực hiện chính sách những ưu điểm và hạn chế trong quá trình thực hiện chính sách đến với đối tượng trong nền kinh tế thị trường hiện nay. 7. Giả thuyết nghiên cứu Căn cứ vào quá trình khảo sát và nghiên cứu bước đầu ở huyện Văn Quan trong đề tài này chúng tôi đưa ra một số giả thuyết nghiên cứu như sau: - Giả thuyết 1: Đảng bộ và chính quyền huyện Văn Quan đã từng bước thực hiện kịp thời chính sách xã hội đối với các gia đình thương binh liệt sỹ. - Giả thuyết 2: Chính sách xã hội đã có sự tác động rất lớn đối với gia đình thương binh liệt sĩ ở Văn Quan. - Giả thuyết 3: Việc thực hiện chính sách đối với gia đình thương binh liệt sĩ vẫn còn nhiều bất cập, nhiều gia đình thương binh liệt sỹ còn gặp khó khăn trong cuộc sống nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. 8. Khung lý thuyết Trong quá trình nghiên cứu khảo sát ở 3 xã Tú Xuyên, Tri Lễ, Hữu Lễ huyện Văn Quan về thực hiện chính sách xã hội và tác động của nó đối với gia đình thương binh liệt sĩ, chúng tôi đã khảo sát các điều kiện kinh tế chính trị xã hội. Từ đó tìm hiểu sự tác động của chính sách xã hội đối với các hộ gia đình và đặc biệt là đối với gia đình thương binh liệt sĩ. Một mặt chúng tôi xem xét các yếu tố khác như cơ cấu giai cấp, các loại hình hoạt động kinh tế, văn hóa, giáo dục, nhà ở, sức khỏe Mối quan hệ qua lại cũng như tác động của chính sách xã hội đối với các loại hoạt động trong từng đối tượng.

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hính phủ) Những thương binh có tỉ lệ mất sức lao động từ 81% trở lên về sống ở gia đình thì người phục vụ được hưởng mức trợ cấp hàng tháng là 470.000đ, bản thân thương binh đó được trợ cấp thêm 238.000,đ. Nếu thương binh đó có vết thương đặc biệt nặng thì người phục vụ được hưởng trợ cấp là 609.000đ/tháng và bản thân thương binh được hưởng thêm mức trợ cấp là 470.000đ/tháng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh khi qua đời thì thân nhân của thương binh đó được hưởng mức trợ cấp tuất là 265.000đ và mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng là 1.015.000đ/tháng. Theo kết quả điều tra xã hội học thì toàn huyện Văn Quan có 2,72% thương binh hạng một được hưởng mức trợ cấp là 1.222.000đ/tháng. Thương binh loại 2 chiếm 16,3%, nhóm thương binh này được trợ cấp hàng tháng từ 920.000đ đến 1.117.000đ/tháng. Thương binh hạng 3 chiếm 12,7% mức trợ cấp hàng tháng của nhóm thương binh này là từ 619.000 đến 830.000đ/tháng. Thương binh hạng 4 chiếm 68,2% tổng số thương binh của toàn huyện. Mức trợ cấp hàng tháng của nhóm thương binh này là 317.000đ đến 543.000đ/tháng. Đối với nhóm thương binh hạng 3 và hạng 4, họ bị mất sức lao động nhưng nhóm thương binh này vẫn có khả năng lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất đem lại thu nhập cho gia đình cùng với khoản trợ cấp và khả năng lao động tự vươn lên, đời sống của nhóm thương binh này được cải thiện, đảm bảo nâng cao đời sống vật chất cho gia đình họ. Điển hình như gia đình thương binh Hoàng Văn Chè, Lâu Văn Tương thương binh 3/4 xã Phú Xuyên đều là các hộ gia đình thương binh làm kinh tế giỏi, mỗi năm thu nhập trên 100.000.000đồng. Chính sách ưu đãi xã hội phải luôn đổi mới phù hợp với thực tế của người dân, ở đây cải thiện được mức trợ cấp hàng tháng của thương binh cũng chính là cải thiện đời sống của gia đình họ, chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng gia đình đè nặng lên đôi vai của người phụ nữ. (3) Chính sách ưu đãi về y tế, chăm sóc sức khỏe. Thương binh là nhóm người tàn tật, để phục hồi và chăm sóc sức khỏe cho thương binh, Đảng và Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi y tế theo quy định thương binh, bệnh binh, những người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 21% trở lên được cấp sổ bảo hiểm y tế, khám chữa bệnh định kỳ không mất tiền. Đối với những thương binh do vết thương tái phát được chăm sóc, điều trị chu đáo, tận tình, khi chuyển viện lên tuyến tỉnh còn được hỗ trợ kinh phí để giảm bớt khó khăn cho gia đình. Theo điều tra thì số thương binh của toàn huyện đều được cấp sổ bảo hiểm y tế, ngoài việc ưu tiên, miễn giảm viện phí, khi điều trị tại bệnh viện, trạm xá, hàng năm ủy ban nhân dân huyện còn chỉ đạo việc khám bệnh cấp phát thuốc tại nhà định kỳ hai lần cho các đối tượng đặc biệt. Như vậy, qua đây ta thấy rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với đời sống của thương binh và gia đình thương binh. (4) Chính sách ưu đãi về giáo dục Theo chế độ ưu đãi giáo dục đối với thương binh và con em thương binh quy định miễn học phí và các khoản đóng góp xây dựng trường xã đối với con em thương binh mất sức lao động từ 61% trở lên, giảm 50% mức học phí và các khoản xây dựng trường sở với con em thương binh từ 21%-60% sức lao động. Học sinh là con của thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên khi học các trường mầm non, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học được ưu tiên trong tuyển sinh và xét tốt nghiệp được trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần … với mức trợ cấp khác nhau tùy theo từng đối tượng cụ thể được quy định tại nghị định 28/CP của Chính phủ. Chính sách ưu đãi giáo dục và đào tạo đối với con em thương binh thể hiện sự quan tâm chăm sóc của Đảng và Nhà nước ta. Chính sách đãi ngộ này phần nào khắc phục được khó khăn đối với gia đình họ. Tuy nhiên, ở đây con em thương binh hạng 3 và hạng 4 chỉ được giảm 50% mức học phí, ngoài ra họ không được hưởng một khoản tiền trợ cấp nào khác, đó là một thiệt thòi đối với gia đình thương binh. Phải chăng đây là điều bất hợp lý của chính sách ưu đãi giáo dục. Việc sửa đổi chính sách cho phù hợp với thực tiễn của người dân là việc làm thường xuyên của Đảng và Nhà nước ta. (5) Chính sách miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp Theo quy định, thương binh hạng 1 và hạng 2 được miễn 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp, thương binh hạng 3 và hạng 4 được giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài miễn giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp, các hộ gia đình chính sách nói chung và các gia đình thương binh nói riêng còn được ưu tiên chia phần đất rừng cũng như ruộng gần nhà và những phần đất tốt, nhằm tạo điều kiện cho các hộ có điều kiện chăm sóc, tăng gia sản xuất, tăng năng suất lao động cải thiện và nâng cao đời sống cho gia đình. Tuy nhiên đối với những thương binh thời chống Pháp nay tuổi đã cao, sức khỏe hạn chế, không còn khả năng lao động sản xuất, với khoản trợ cấp ít ỏi thì việc giảm 50% thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với thương binh hạng 3 và hạng 4 là một điều bất hợp lý của chính sách xã hội. Còn đối với thương binh thời kỳ chống Mỹ và chiến tranh biên giới thì chính sách này có tác dụng rất tích cực, bởi vì nhóm thương binh này đa số đang trong độ tuổi lao động, mà thương binh chống Mỹ chiếm tỷ lệ cao. (6) Chính sách ưu đãi về nhà ở - Thực hiện Nghị định số 91/1998/NĐ-CP ngày 09/11/1998 của Chính phủ ban hành kèm theo điều lệ xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”. Trong những năm qua phong trào này đã được toàn dân tham gia, các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội đã tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” là nhằm hỗ trợ vốn để sản xuất phát triển kinh tế gia đình hỗ trợ giúp các gia đình chính sách làm nhà ở, tu sửa nhà ở, hỗ trợ vốn để sản xuất phát triển kinh tế gia đình, hỗ trợ các đối tượng chính sách khi bị thiên tai hỏa hoạn … Trong 3 năm qua đã làm mới 4 ngôi nhà tình nghĩa, tu sửa nâng cấp 20 nhà với tổng số tiền gần 100 triệu đồng. Nhìn chung chính sách ưu đãi về nhà ở của huyện được Đảng bộ và chính quyền nhân dân rất quan tâm đến thương binh và các gia đình thương binh, sử dụng quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” đúng mục đích, gây được những tình cảm đặc biệt của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Tóm lại, công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ trong những năm qua đã đạt được những thành tựu đáng kể. Trước hết là do sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Nhà nước trong sự nghiệp đổi mới với quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh”. Do đó chính sách ưu đãi đối với thương binh, gia đình liệt sỹ cũng được chú trọng bổ sung phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, hợp lòng dân, từng bước ổn định và nâng cấp mức sống của thương binh gia đình liệt sỹ và người có công với cách mạng. 2.2.2. Chính sách xã hội đã tác động rất lớn đến thực trạng đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ ở huyện Văn Quan. Trong những năm qua nhờ sự quan tâm ưu đãi của Đảng và Nhà nước ta cũng như các chính sách ưu đãi đúng đắn đã góp phần to lớn vào việc ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của gia đình thương binh, liệt sỹ. Trong năm 2007 vừa qua, quân và dân huyện Văn Quan đã thực hiện thành công công tác thương binh - xã hội, giải quyết tồn đọng hồ sơ lưu, tiếp tục hoàn chỉnh hồ sơ cho các đối tượng chính sách. Ngoài ra nhờ các chính sách ưu đãi đúng đắn kịp thời, năm 2007 số hộ nghèo toàn huyện giảm đi đáng kể, từ 2.457 hộ nghèo xuống còn 2.387 hộ giảm 2,84% so với năm 2006. Như vậy, chính sách xã hội ngày càng có tác động quan trọng đối với đời sống của người dân đặc biệt là chính sách ưu đãi đối với gia đình thương binh, liệt sỹ chính sách ưu đãi đối với đời sống gia đình thương binh, liệt sỹ đã góp phần quan trọng để ổn định đảm bảo đối với đời sống vật chất cũng như tinh thần của các gia đình thương binh, liệt sỹ. 2.2.2.1. Đời sống vật chất. Ở đây, vai trò của chính quyền là rất quan trọng, chính quyền tạo điều kiện cho thương binh, gia đình liệt sỹ vay vốn ở nhiều quỹ hội khác nhau, tổ chức các lớp tập huấn khuyến nông để nhằm trao đổi kinh nghiệm làm ăn tạo điều kiện cho gia đình họ tự vươn lên không thụ động trông chờ vào chính sách ưu đãi của Nhà nước. Vấn đề nhà ở: Nhà ở là tiêu chí để đánh giá thực tế điều kiện sống của gia đình nông thôn. Trong những năm gần đây, nhờ chính sách ưu đãi nhà ở của Nhà nước đối với các đối tượng chính sách nên nhà ở của thương binh, gia đình liệt sỹ ngày càng được cải thiện. Qua khảo sát cho thấy, số nhà kiên cố của huyện chiếm 12,5% nhà bán kiên cố (nhà mái ngói) chiếm 80,5% nhà cần sửa chữa chiếm 7,5%( đây là loại nhà mà các cấp, các ngành cùng nhân dân và bản thân gia đình thương binh, liệt sỹ đang quyết tâm sửa chữa, nâng cấp.) Ngày nay, khi nền kinh tế đang từng bước đi lên, nhà ở không còn là nhu cầu trú ẩn đơn thuần của con người, nó còn là nơi thể hiện và diễn ra mọi hoạt động trong cuộc sống, là tiêu chí để đánh giá mức sống của từng gia đình. Tiện nghi sinh hoạt cũng phản ánh đời sống của từng gia đình. Đó là nhu cầu thiết yếu phục vụ đời sống vật chất cũng như tinh thần của con người. Tiện nghi sinh hoạt trong gia đình gồm: bàn ghế, giường tủ, đài, ti vi, quạt điện, xe máy, xe đạp… Ở đây, ta xét đến những tiện nghi sinh hoạt chủ yếu đáp ứng nhu cầu cần thiết cho con người và qua đó đánh giá được sát thực nhất mức sống của gia đình thương binh, liệt sỹ. Bảng số liệu dưới đây cho ta đánh giá được vấn đề này. Bảng 8. Những tiện nghi sinh hoạt, phương tiện đi lại của gia đình thương binh, liệt sỹ Tiện nghi Ti vi Đài Đầu Video Quạt máy Tủ Xe đạp Xe máy Số hộ 80,06 81,0 25,02 89,1 32,3 100,0 20,2 (Nguồn: Qua khảo sát tại 3 xã Tú Xuyên, Tri Lễ, Hữu Lễ) Để phục vụ sinh hoạt đời sống hàng ngày của mỗi con người, những tiện nghi trên một phần nào thấy được mức sống của mỗi gia đình. Tiện nghi sinh hoạt không những phục vụ thoả mãn nhu cầu tinh thần mà còn giúp con người năm bắt được thông tin cần thiết cho hoạt động sản xuất, những kinh nghiệm làm ăn… Có thể đời sống vật chất của các hộ gia đình thuộc diện chính sách đã có những chuyển biến rất nhiều. Ông Vi Văn Coóng thương binh hạng 3/4 cho biết: “Trước đây gia đình tôi ở trong gian nhà lá cùng với 5 đứa con. Đời sống gia đình có nhiều khó khăn, đồ đạc trong nhà hầu như trong nhà không có gì đáng giá. Mười năm gần đây, nhất là sau khi nhà nước thực hiện chính sách “đền ơn đáp nghĩa” thì gia đình bác có những chuyển biến tốt hơn nhiều. Hai con gái lớn của bác đã đi công tác và xây dựng gia đình. Còn 3 con của bác đi học trung cấp và cao đẳng ở ngoài Thành phố. Gia đình bác được địa phương giúp đỡ xây được căn nhà mái bằng chắc chắn với những tiện nghi trong nhà tương đối đầy đủ. Giường tủ, bàn ghế, đài ti vi đều có cả” (bảng phỏng vấn sâu số 4). Qua khảo sát thực tế cho thấy sô hộ có ti vi chiếm 80,06% tổng số hộ gia đình thương binh, liệt sỹ, số hộ sử dụng đài là 81,0% đây là 2 tiện nghi thông dụng và cũng chiếm số lớn những hộ gia đình sử dụng. Đầu video được coi là có giá trị hơn cả, những gia đình sử dụng phương tiện này đều có mức thu nhập tương đối khá, chiếm 25,02%, vì vậy đối với những hộ gia đình có mức thu nhập thấp hơn chưa có điều kiện để sử dụng phương tiện này. Quạt điện và xe đạp là những đồ dùng thông dụng, là phương tiện thiết yếu nên có tới 89,1%; 100% số hộ gia đình sử dụng xe. Xe máy là phương tiện đi lại có giá trị sử dụng cao và cũng là tài sản khá lớn của gia đình. Vì vậy nhu cầu sử dụng của nó phù hợp với những gia đình có đời sống cao, phục vụ cho công việc hàng ngày của họ một cách tốt nhất. Số hộ sử dụng xe máy chiếm ít hơn là 20,2% đây là con số cho thấy những gia đình có khả năng và nhu cầu sử dụng phương tiện này. Trên đây là những tiêu chí cần thiết để đánh giá thực trạng đời sống của các gia đình thương binh, liệt sỹ. Các tiêu chí này cho thấy đời sống vật chất của thương binh, gia đình liệt sỹ Văn Quan trong những năm gần đây đã được nâng cao và ổn định. 2.2.2.2. Đời sống tinh thần Trong những năm qua, với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" cùng với cả nước, nhân dân huyện Văn Quan đã dấy lên phong trào chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ. Với 564 liệt sỹ hy sinh trong các thời kỳ, 100% số hộ liệt sỹ đều được ghi nhận cấp bằng tổ quốc ghi công, toàn huyện có 23 xã và một thị trấn thì 100% số xã, thị trấn có nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ. Hàng năm vào các ngày lễ tết, ngày 27/7, chính quyền địa phương lại tổ chức các hoạt động tích cực thăm hỏi, tặng quà các gia đình thương binh, liệt sỹ. Tổ chức 4 đợt đưa thương binh, thân nhân liệt sỹ đi điều dưỡng ở Sầm Sơn với tổng số 45 người. Đặc biệt, thể theo nguyện vọng của thân nhân các gia đình liệt sỹ. Hai năm qua, huyện đã tổ chức được 02 cuộc cho 60 người đi thăm viếng mộ người thân ở các nghĩa trang liệt sỹ các tỉnh phía Nam như nghĩa trang Tây Ninh, nghĩa trang Trường Sơn. Khi được hỏi về sự quan tâm của cộng đồng với đời sống tinh thần của các gia đình thương binh, liệt sỹ hầu hết các thân nhân trong gia đình đều có thái độ ôn hoà với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Ông Chu Quốc Tài, một cán bộ chuyên trách về văn hóa xã hội của xã cho thấy rõ tác động của chính sách xã hội đối với các gia đình thương binh, liệt sĩ: “... Khẳng định được công tác hậu phương quân đội, làm cho nhân dân hiểu rõ và yên tâm hơn đối với đường lối chính sách của đảng. Chính sách xã hội ra đời đã đáp ứng được lòng mong mỏi của các đối tượng gia đình thương binh, liệt sĩ bấy lâu nay. Đảm bảo cho các đối tượng này điều kiện vật chất và động viên họ về tinh thần... ” (Trích phỏng vấn sâu số 3). Còn đối với những người dễ có mặc cảm với bản thân như thương binh thì họ cần có sự quan tâm của những người xung quanh và cả cộng đồng xã hội, giúp đỡ họ có điều kiện tham gia các tổ chức xã hội và các đoàn thể thích hợp qua khảo sát cho thấy cơ cấu thương binh tham gia vào các hoạt động xã hội như sau: - Hội cựu chiến binh: 100% - Đảng, chính quyền: 5,31% - Hội bảo thọ: 61,58% Với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương những hoạt động mang ý nghĩa tinh thần đã phần nào bù đắp được những hi sinh mất mát của thương binh và thân nhân liệt sỹ, giúp họ tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, yên tâm xây dựng cuộc sống mới. 2.2.3. Việc thực hiện chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sỹ vẫn còn nhiều bất cập, nhiều gia đình thương binh liệt sĩ còn gặp khó khăn trong cuộc sống nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay. Qua điều tra nghiên cứu xã hội học về cuộc sống của các gia đình thương binh liệt sĩ và sự tác động của chính sách xã hội đối với các đối tượng này thấy rõ hiện nay còn nhiều khó khăn. Những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần hàng ngày ám ảnh họ. Sức khoẻ ngày càng bị giảm sút. Nhiều văn bản quy định về chính sách xã hội cho các đối tượng xã hội chưa kịp thời, thậm chí còn có những điều bất cập. Ở đây sự hạn chế thiếu sót trong công tác thực hiện chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước biểu hiện trên một số mặt sau đây: - Trong vay vốn phát triển kinh tế hộ gia đình còn nhiều cản trở. Các hộ gia đình có nhu cầu phát triển kinh tế mà nguồn vốn họ không tự túc được nhưng huyện và xã đều không có nguồn vốn ưu đãi giành cho đối tượng thương binh và gia đình liệt sỹ. - Trong hỗ trợ nhà ở cho gia đình liệt sĩ và thương binh hầu như ở 3 xã điều tra xã hội học đều chưa thực hiện. Thu nhập của các gia đình thương binh và gia đình liệt sĩ còn thấp. Thông qua điều tra Xã hội học (bảng 8) về thu nhập của các hộ gia đình thương binh, liệt sĩ ta thấy rõ: Thu nhập là yếu tố chính để khẳng định mức sống của từng hộ gia đình. Qua khảo sát mức thu nhập của gia đình thương binh, liệt sỹ ta thấy được thực trạng của hộ gia đình thuộc diện chính sách. Bảng 8. Mức thu nhập của hộ gia đình thương binh, liệt sỹ STT Mức thu nhập Đối tượng 100-200 (1000) 200-400 (1000) 400-600 (1000) Trên 600 (1000) Tổng Chi phí 1 Gia đình thương binh (%) 25,5 41,4 22,0 11,1 100 2 Gia đình liệt sỹ (%) 30,4 35,8 24,2 9,6 100 (Nguồn: Qua khảo sát 3 xã Tú Xuyên, Tri Lễ và Hữu Lễ) Qua thực tế thu nhập, ta thấy: Thu nhập từ 100.000-200.000đ/tháng là mức thu nhập thấp làm cho đời sống gia đình họ gặp nhiều khó khăn, nhưng có tới 25,5% gia đình thương binh, 30,4% gia đình liệt sỹ có mức thu nhập đó trong khi chỉ có 11,1% gia đình thương binh và 9,6% gia đình liệt sỹ có mức thu nhập từ 600.000đ/tháng trở lên, mức thu nhập từ 200-400.000đ/tháng chiếm tỉ lệ khá cao. Như vậy nhìn chung mức thu nhập của gia đình thuộc diện chính sách là thấp. Thu nhập thấp trong khi cơ cấu nhân khẩu của hộ gia đình thương binh, liệt sỹ lại khá cao dẫn đến mức chi tiêu trong gia đình còn nhiều hạn chế. Vốn, sức lao động, kinh nghiệm sản xuất là tiền đề quan trọng trong quá trình hoạt động sản xuất của người dân, đó cũng là yếu tố trực tiếp tác động đến thu nhập của gia đình họ. Qua khảo sát chúng ta thấy rõ những khó khăn thường gặp trong hoạt động sản xuất của những gia đình thương binh, liệt sỹ. Bảng 9. Những khó khăn thường gặp trong hoạt động sản xuất của những gia đình thương binh liệt sỹ STT Khó khăn Đối tượng Vốn Chuyên môn kỹ thuật % Công cụ sản xuất % Ghi chú Còn thiếu Không thiếu Còn thiếu Không thiếu Còn thiếu Không thiếu 1 Thương binh 35,7 25,4 26,2 34,6 20,4 39 2 Gia đình liệt sỹ 31,1 6,8 23,0 19,3 24,7 17,7 3 Tổng 68,8 32,2 49,2 35,9 45,1 56,7 (Nguồn: Số liệu khảo sát tại 3 xã Tú Xuyên, Tri Lễ và Hữu Lễ) Như vậy, ta thấy có 68% tổng số gia đình thương binh, liệt sỹ phải gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh là thiếu vốn, 49,2% tổng số hộ thiếu chuyên môn kỹ thuật và 45,1% tổng số hộ thiếu công cụ sản xuất. Vốn là công cụ khởi đầu, là tư liệu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Ở đây, phần lớn số hộ thiếu vốn, nhu cầu vay vốn của người dân là rất cao. Nhưng qua khảo sát cho thấy, trong quá trình vay vốn họ gặp không ít những khó khăn như thủ tục vay vốn rườm rà, không được vay vốn dài hạn, không vay được nhiều, phải thế chấp trong khi gia đình quá khó khăn… Vì vậy sửa đổi chính sách vay vốn phù hợp với thực tiễn xã hội là giải pháp trước tiên tạo điều kiện cải thiện đời sống của gia đình chính sách. Nhiều đối tượng ưu đãi phải sống trong tình trạng nhà ở thiếu vững chắc, khó chống đỡ nổi những trận mưa to gió lớn. Cá biệt có một số hộ do hoàn cảnh éo le đến nay vẫn chưa có nhà ở tử tế. Khi phỏng vấn ông Phó chủ tịch xã Tú Xuyên Nông Văn Thăng về khó khăn hiện nay khi thực hiện chính sách xã hội cũng được thấy rõ: “... Mặt tích cực hiện nay là sự quan tâm của nhiều cấp nhiều ngành, nó giúp cho đời sống của gia đình thương binh liệt sĩ và các gia đình đối tượng chính sách khác có những chuyển biến hơn nhiều về đời sống vật chất và đời sống tinh thần. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế, đó là nguồn kinh phí để giải quyết những vấn đề chính sách xã hội còn hạn hẹp nên đưa các hoạt động chính sách xã hội một cách toàn diện hơn. Những người khác cũng có nhiều mất mát hy sinh những phần xương máu, của cải cho đất nước nên phải có cách này hay cách khác quan tâm ưu đãi họ thỏa đáng hơn nhất là đối với những đối tượng già yếu không nơi nương tựa...” (Trích phỏng vấn sâu số 5). Theo nghị định 117 ngày 27 tháng 7 năm 2007 chính phủ quy định hỗ trợ cải thiện nhà ở cho người hoạt động cách mạng trước tháng 8 năm 1945. Nhưng cho đến nay quyết định này vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện cho nên rất khó khắc phục tình trạng ở thiếu tiện nghi thậm chí thiếu chỗ ở cho các đối tượng chính sách xã hội. - Việc thực hiện chế độ thờ cúng liệt sĩ hiện nay cũng còn nhiều khó khăn. Theo thông tư số 12 ngày 28 tháng 4 năm 2000 của Bộ lao động thương binh xã hội hướng dẫn giải quyết chế độ thờ cúng liệt sĩ cho đến nay vẫn thực hiện rất khó khăn. Vì chính phủ yêu cầu có Bằng Tổ quốc ghi công do Nhà nước cấp mới giải quyết còn các giấy tờ khác liên quan đến liệt sĩ không được xem xét. Huyện đã giải quyết số hộ theo tinh thần thông tư 12. Nhưng một số hộ bị thất lạc Bằng Tổ quốc ghi công do di chuyển nhà ở hoặc bão lụt bị rách nát hoặc những hộ có bằng Tổ quốc ghi công do Bộ Quốc phòng cấp thì không được giải quyết. Đến ngày 26 tháng 6 năm 2006 thì Nghị định 54 của Chính phủ ra đời quy định thông tư 12 không còn hiệu lực cho nên làm cho vài chục hộ gia đình không được hưởng chế độ thờ cúng. Đây là sự bất nhất trong việc triển khai các chính sách của Đảng và Nhà nước cần phải điều chỉnh. Chế độ thờ cúng của liệt sĩ cúng là một vấn đề tư tưởng. Cha mẹ liệt sĩ già yếu mất đi. Vợ liệt sĩ tái giá, chế độ thờ cúng liệt sĩ coi như bị cắt không còn ai hương khói cho người đã hy sinh… thật là một điều đáng suy nghĩ về sự "đền ơn đáp nghĩa" mà đang diễn ra hiện nay. - Vấn đề xã hội hoá công tác "đền ơn đáp nghĩa" và người làm công tác chính sách xã hội hiện nay ở Văn Quan là một vấn đề cần lưu ý. Bên cạnh phong trào "đền ơn đáp nghĩa khá sâu rộng trong nhân dân như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh… thì vẫn còn những xã phong trào rất lẻ tẻ, yếu ớt. Những người làm công tác chính sách xã hội ở các xã chủ yếu là lòng nhiệt tình. Không đào tạo về chuyên môn cho nên khi tình huống này nảy sinh hầu như không ứng xử kịp thời và đúng đắn. Bên cạnh đó hiện nay trong huyện có 6 cử nhân được đào tạo Đại học và Cao đẳng chuyên ngành về chính sách xã hội thì lại không được sử dụng. Thật là mâu thuẫn. Thiết tưởng đây là những khó khăn cản trở lớn trong quá trình thực hiện chính sách xã hội đối với những đối tượng có công nói chung, đối với thương binh gia đình liệt sĩ nói riêng. Hy vọng các cơ quan Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể nhân dân sẽ có những giải pháp hữu hiệu để vượt qua những trở lực nhằm thực hiện tốt chính sách xã hội. 2.3. Kết luận. Những kiến nghị và giải pháp 2.3.1. Kết luận Nhân dân Việt Nam đã trả qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược để bảo vệ nền độc lập dân tộc. Chiến tranh qua đi để lại bao thương tổn cho đất nước và con người Việt Nam về vật chất và tinh thần. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đang vừa xây đất nước vừa giải quyết hậu quả, hàn gắn vết thương chiến tranh. Đây là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài. Trong tình hình kinh tế xã hội hiện nay, đất nước bước vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, việc nghiên cứu sự tác động chính sách ưu đãi đối với đời sống gia đình thương binh, liệt sĩ là điều cần thiết. Nó phản ánh sự quan tâm của Đảng của Nhà nước, của cộng đồng, của thế hệ đi sau đối với thế hệ cha anh đã hy sinh cống hiến cho đất nước. Những việc làm đó vừa có ý nghĩa xã hội vừa có ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Trong nhiều năm qua, Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Quan đã thực sự chăm lo đến công tác thương binh, gia đình liệt sỹ. Trong điều kiện là một huyện miền núi kinh tế còn hạn chế, gặp nhiều khó khăn, sự quan tâm đó càng có ý nghĩa, có giá trị trong đời sống của mỗi gia đình chính sách trong huyện. Tuy nhiên, để công tác chăm sóc thương binh, gia đình liệt sỹ trở thành việc làm thường xuyên, có hiệu quả và thiết thực hơn thì cần có những biện pháp, những kế hoạch hết sức cụ thể khả thi và đồng bộ. Phải đưa việc thực hiện chính sách này vào mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như chỉ tiêu thi đua của các phong trào quần chúng trong các cấp, các ngành địa phương. Gắn việc tuyên truyền giáo dục và thực hiện chính sách thương binh, gia đình liệt sỹ vào hoạt động chính trị - văn hoá của huyện làm cho công tác này trở thành ý thức của mỗi người dân tạo điều kiện thuận lợi cho việc xã hội hoá chính sách thương binh - xã hội của Đảng và Nhà nước. 2.3.2. Kiến nghị và giải pháp Qua khảo sát nghiên cứu sự tác động của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh liệt sĩ trong thời kỳ kinh tế thị trường hiện nay ở huyện Văn Quan tỉnh Lạng Sơn, xin đưa ra một số kiến nghị về giải pháp như sau: 2.3.2.1. Kiến nghị và giải pháp chung: Trước hết mọi ngành mọi cấp cần nhận thức: - Việc thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có công thể hiện truyền thống "Uống nước nhờ nguồn" của dân tộc ta ngoài ra nó còn thể hiện ý nghĩa chính trị tư tưởng văn hoá tình cảm sâu sắc có ảnh hưởng lớn tới quốc phòng và an ninh xã hội. - Thương binh liệt sĩ là những người đã cống hiến cả cuộc đời mình của gia đình mình cho không chỉ một người không chỉ một địa phương mà cho toàn bộ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, không chỉ cho thế hệ hôm nay mà cho cả thế hệ mai sau. Vì thế trách nhiệm ưu đãi xã hội không phải là trách nhiệm riêng của ai hay của riêng một địa phương nào mà đó là trách nhiệm của toàn dân, toàn xã hội. Có thể nói đây là trách nhiệm đặc biệt chứ không thể coi là sự ban ơn, bố thí hay chỉ trông chờ vào lòng hảo tâm của một số người một số tổ chức trong một sớm một chiều. Thương binh liệt sĩ là đối tượng xứng đáng được hưởng thụ, được xã hội bù đắp, nhưng mà là sự hưởng thụ theo một chế độ rõ ràng được thể chế hoá thành pháp luật, thành chế độ chính sách. Trong thực tế không ít nơi còn coi nhẹ, không thấy hết được trách nhiệm của toàn dân trong việc thực hiện chính sách ưu đãi người có công. Nhiều nơi không đảm bảo cho họ điều kiện sống, ít ra là tối thiểu. Đó là điều thật đáng phê phán. - Ở phạm vi này, Nhà nước là chủ thể thực hiện chính sách xã hội đối với người có công. Với tư cách là chủ thể quản lý xã hội, muốn cho xã hội ổn định và phát triển, đảm bảo huy động được sức người sức của trong mọi tình huống dù thời chiến hay thời bình, Nhà nước phải có trách nhiệm cao đối với đối tượng xã hội đặc biệt này. Xã hội hoá việc ưu đãi xã hội đối với người có công là rất cần thiết. Nhưng xã hội hoá không có nghĩa là phó thác cho các địa phương các cơ sở tự vận động xoay sở. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, việc Nhà nước chủ trương xoá bỏ bao cấp là cần thiết, nhưng trong nhiều lĩnh vực có thể vẫn phải có bao cấp. Nhà nước sẽ phải thông qua các chính sách kinh tế - xã hội khác để có được nguồn lực cần thiết cho việc bao cấp chính đáng này cho các đối tượng. - Để thực hiện được điều đó cần kết hợp hài hoà giữa chính sách kinh tế với các chính sách xã hội đối với các đối tượng được ưu đãi. Các cấp Đảng, Chính quyền, mặt trận và các đoàn thể nhân dân phải chăm lo, tạo điều kiện cho đối tượng được ưu đãi ổn định về mọi mặt, phát triển sản xuất tham gia đóng góp với xã hội. Các ngành tham mưu phải giúp đỡ Đảng, Nhà nước khẩn trương bổ sung hoàn thiện một số chính sách kinh tế xã hội liên quan theo hướng ưu tiên đối tượng gia đình thương binh gia đình liệt sĩ như: việc làm, ruộng đất, thuế, tín dụng vay vốn, học hành, khám chữa bệnh, đi lại vv… Bởi vì mục đích cuối cùng của công tác này là làm sao cho đối tượng nâng cao mức sống, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện. - Có thể nói nếu chính sách xã hội đối với người có công được thực hiện tốt sẽ có tác dụng rất lớn (trực tiếp hoặc gián tiếp) giáo dục sâu sắc ý thức trách nhiệm công dân. Đặc biệt có ý nghĩa sâu sắc đối với thế hệ trẻ hôm nay và mai sau. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường, nhiều mối quan hệ mới xuất hiện gồm cả mặt tích cực và mặt tiêu cực thì chính sách đối với người có công nói chung và đối với thương binh liệt sĩ nói riêng còn góp phần thức tỉnh ý thức dân tộc, tôn trọng và phát huy truyền thống "ăn quả nhớ người trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta. 2.3.2.2. Kiến nghị đối với địa phương Như đã xác định rõ mục đích cuối cùng của công tác ưu đãi xã hội đối với người có công là nâng cao chất lượng cuộc sống của đối tượng, thể hiện trách nhiệm cuộc sống của cả cộng đồng. Qua việc khảo sát xã hội học ở huyện Văn Quan mà trực tiếp là 3 xã Tú Xuyên, Tri Lễ và Hữu Lễ xin có một số kiến nghị và giải pháp như sau: 1. Huyện nên dành một khoản ngân sách và thành lập Quỹ hỗ trợ các gia đình chính sách để tạo điều kiện cho cán bộ gia đình chính sách được vay vốn phát triển sản xuất với lãi suất thấp, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần. 2. Các cơ quan chức năng chuyên môn cần tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh hồ sơ các đối tượng chưa được hưởng các chế độ chính sách, nhằm đảm bảo cho họ được hưởng đầy đủ các chế độ theo quy định hiện hành. 3. Trong giao đất nông nghiệp Ở đây nên xem xét từng đối tượng cụ thể. Ví dụ những đối tượng neo đơn có khó khăn về nguồn nhân lực nên để dành cho những mảnh ruộng tốt ở những nơi thuận tiện chăm sóc, thu hoạch của gia đình. 4. Về sản xuất kinh doanh Đối với các gia đình thương binh liệt sỹ đang tham gia sản xuất kinh doanh, nên cấp một phần phương tiện sản xuất nếu họ có nhu cầu và tạo môi trường thuận lợi cho họ trao đổi sản phẩm làm ra để khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi về vay vốn, hỗ trợ lãi suất ngân hàng để họ phát triển sản xuất kinh doanh. 5. Thực hiện chính sách thuế Nên xem xét lại công tác miễn giảm thuế nông nghiệp (đất canh tác) thuế nhà ở cho các thương binh cũng như các gia đình liệt sĩ. - Đối với thương binh: Không nên dựa trên hạng thương tật thuần tuý để xem xét mức thuế mà nên dựa vào hoàn cảnh sống thực tại của họ để áp dụng mức thuế phù hợp hiện nay. - Đối với gia đình liệt sĩ: Không nên dựa trên số lượng liệt sĩ để hỗ trợ và miễn giảm thuế đất ở. Bởi thực tế có những gia đình có 2,3 liệt sĩ nhưng cuộc sống của họ lại khá hơn gia đình chỉ 1 liệt sĩ hiện nay. 6. Về hỗ trợ nhà ở. Địa phương nên thực hiện các mối kết hợp nguồn vốn nhà ở. Nên kết hợp cùng với các ban ngành từ tỉnh, huyện xuống đến các cơ sở. Huy động nguồn vốn từ các cơ quan, doanh nhân tổ chức xã hội, tư thương, trích nguồn phúc lợi xã hội hỗ trợ cho các gia đình chính sách thật sự khó khăn để họ có nhà ở và ổn định cuộc sống cùng với cộng đồng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Chung A - Nguyễn Đình Tấn: Nghiên cứu xã hội học NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997. [2] Vũ Tuấn Anh: Đổi mới và phát triển NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1997. [3] Tống Văn Chung: Xã hội học nông thôn NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2000. [4] Đỗ Minh Cương và Mạc Văn Tiến: Góp phần đổi mới và hoàn thiện chính sách đảm bảo xã hội ở nước ta hiện nay. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1996. [5] Phạm Tất Dong - Lê Ngọc Hùng: Xã hội học NXB Đại học quốc gia 1997. [6] Phan Đại Doãn: Làng Việt Nam, một số vấn đề kinh tế - xã hội NXB Khoa học xã hội Hà Nội 1992. [7]. Đảng CSVN: Văn kiện Đại hội VI, VII, VIII, IX, X Nhà xuất bản sự thật Hà Nội. Nay là Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội: 1987, 1991, 1996, 2001 và 2006. [8] Đảng cộng sản Việt Nam: 300 câu hỏi và trả lời về tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên. NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1998. [9] Evdr Weit… Từ điển xã hội học. NXB thế giới Hà Nội 2004 [10] Hồ Chí Minh toàn tập 11 và 12 NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1996. [11] Học viện CTQG: Quy định pháp luật và chế độ đối với người có công với cách mạng 1996. [12] Trần Hậu Kiêm: Quản lý Nhà nước NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2001. [13] Nguyễn Văn Linh: Đổi mới để đi lên NXB chính trị quốc gia Hà Nội 1991. [14] Nguyễn Lân: Từ điển từ ngữ Việt Nam NXB Thành phố Hồ Chí Minh 2000. [15] Tương lai. Nghiên cứu XHH về biến đổi xã hội NXB KHXH Hà Nội 1994. [16] Mác - Ăngghen toàn tập, tập 23 - NXB sự thật Hà Nội 1987. [17] Nguyễn Thị Mai: Hỏi đáp về chế độ đối với người có công với cách mạng NXB. Chính trị Quốc gia Hà Nội 1997. [18] Trần Nhâm: Có một Việt Nam như thế NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997. [19] Phạm Đức Nam: Luận cứ khoa học về đổi mới chính sách xã hội NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 1997. [20] Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh: Phương pháp nghiên cứu xã hội học NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 2001. [21] Vũ Hào Quang: Xã hội học quản lý. NXB Đại học quốc gia Hà Nội 2004. [22] Phạm Ngọc Quang: Thời kỳ đổi mới, sứ mệnh của Đảng ta NXB Chính trị quốc gia Hà Nội 2001. [23] Tôn Trung Phạm: Kinh tế thị trường XHCN và Công đoàn ở Trung Quốc NXB Lao động Hà Nội 1997. [24] Bùi Đình Thanh: Xã hội học và chính sách xã hội NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 2004. [25] Nguyễn Phú Trọng. Sự lãnh đạo của Đảng trong nền kinh tế thị trường NXBCTQG Hà Nội 1995. [26] Văn Tân. Từ điển tiếng việt NXB Giáo dục Hà Nội 1998. [27] Uỷ ban nhân dân huyện Văn Quan: Tổng hợp danh sách nhận quà tết của UBND tỉnh Lạng Sơn năm 2008. [28] Uỷ ban ND các xã Tú Xuyên, Tri Lễ, và Hữu Lế Báo cáo hoạt động năm 2005, 2006, 2007. [29] Nguyễn Khắc Viện: Từ điển xã hội học NXB thế giới Hà Nội 1994. [30] Bộ lao động Thương binh xã hội: Thương binh Liệt sĩ và Người có công NXB CTQG Hà Nội 1997. [31] Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Văn Quan: Nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng… Báo cáo huyện uỷ 2005 và Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Quan. [32] Ban chấp hành Đảng bộ thị trấn Văn Quan: Báo cáo chính trị đại hội nhiệm kỳ VII (2005-2010). PHỎNG VẤN SÂU SỐ 1 (Trích) Họ và tên người được phỏng vấn: Mẹ liệt sĩ; Nông Thị Lượng Tuổi : 83 Trình độ học vấn : Nơi ở : Bản Châu, xã Tri lễ huyện Văn Quan – Lạng Sơn Dân tộc : Tày Số con : 3 Thời gian phỏng vấn : 3/1/2008 Địa điểm phỏng vấn : Tại gia đình ở Bản Châu, xã Tri lễ huyện Văn Quan – Lạng Sơn Nội dung phỏng vấn: “............. Hỏi: Nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của mẹ trước và sau khi có chính sách xã hội đối với gia đình liệt sĩ ra đời.? Trả lời: Trước đây mẹ ở cùng với con dâu trong một gian nhà tranh cạnh chợ, tiện nghi sinh hoạt trong gia đình không có gì, chỉ có một số bàn ghế hư hỏng đã nhiều. Mùa đông nhiều khi không có chăn đắp cho đủ ấm. Bây giờ đã được sống trong căn nhà tình nghĩa xây dựng khang trang có lát gạch hoa do Công ty Xử lý chất thải Lạng sơn xây dựng năm 2005. Trong nhà có quạt điện, ti vi và một cái gường mới và bộ bàn ghế gỗ đẹp các cô các chú sắm cho đầy đủ. Hỏi: Bây giờ mẹ ở với ai và ai là người thường xuyên chăm sóc mẹ Trả lời: Mẹ sống với con dâu và cháu nội. Mặc dù cháu nội đang công tác ở huyện, song thường xuyên về chăm sóc bà và mẹ. Hỏi: Tình trạng sức khoẻ của mẹ bây giờ thế nào? Mẹ có bệnh tật gì không, mỗi bữa mẹ ăn mấy bát cơm.? Trả lời:: Mẹ bị bệnh thấp khớp mới tái phát, vừa rồi phải đi bệnh viện mất những hai tháng. bây giờ sức khoẻ đã hồi phục, mà mẹ cũng yếu đi nhiều rồi. Bệnh của người già đó mà. cứ trái gió chỗ này đau chỗ kia. Mỗi bữa chỉ ăn được 2 lưng bát cơm đó thôi. Hỏi: Mẹ có thường xuyên xem ti vi, nghe đài không? Trả lời: Mắt mẹ đã mờ, ngồi lâu mẹ cũng mệt nên thỉnh thoảng mới xem và nghe chương trình thời sự thôi. Có vấn đề gì mới thì cháu nội của mẹ công tác ở huyện về, nó lại nói cho mẹ nghe. Hỏi: Những người hàng xóm có sang nhà mẹ chơi không. Những khi thăm hỏi mẹ, bà con thường nói chuyện gì? Trả lời: Ở đây bà con hàng xóm rất quan tâm đến mẹ. Những câu chuyện họ hỏi han về suy nghĩ của mẹ về niềm vui nỗi buồn của mẹ như những lời động viên thiết thực, nhiều lúc làm cho mẹ cảm động đến rơi nước mắt. Mẹ cám ơn nhiều Đảng và Nhà nước đã có những chính sách thật là thiết thực. Hỏi: Mẹ có tham gia vào tổ chức xã hội nào không? Trả lời: Có. Mẹ có tham gia vào Hội người cao tuổi xã. Trước đây khi mẹ chưa ốm thì rất ít khi mẹ vắng mặt. Nhưng từ khi đi viện về đến giờ mẹ yếu đi nhiều nên không đi xa được nữa. lúc nào muốn đi thì lại phải có con hoặc cháu đi kèm. Hỏi: Mẹ thấy đời sống của gia đình mình so với người dân trong xã như thế nào (trước đây và bây giờ)? Trả lời: Trước đây gia đình mẹ thuộc loại nghèo trong xã. làm suốt nhưng cũng không khá được. Nhưng từ khi có chính sách ra đời, mẹ được trợ cấp thường xuyên hàng tháng, ngoài ra còn được các cô các chú xây nhà tình nghĩa tặng mẹ. Mẹ thấy bây giờ thế này là đàng hoàng đầy đủ lắm rồi mẹ không phải lo lắng gì nữa. Mẹ cảm ơn Đảng và Chính phủ nhiều nắm … ............” PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2 (Trích) Họ và tên người được phỏng vấn: Mẹ liệt sĩ Nông Thị Vi Tuổi : 77 Trình độ học vấn : 3/10 Nơi ở : Bản Châu, xã Tri lễ Văn Quan – Lạng sơn Tôn giáo : không Dân tộc : Tày Thời gian phỏng vấn : 12/1/2008 Đối tượng : Chồng và con trai hy sinh Địa điểm phỏng vấn : Tại nhà ở Xã Tri lễ Nội dung phỏng vấn: “........ Hỏi: Nhà ở và tiện nghi của mẹ trước đây và bây giờ? Trả lời: Trước đây mẹ sống trong hai gian nhà gỗ lợp tranh. Nhà được làm đã khá lâu, gỗ trong nhà đã bị mọt ăn hết rồi, còn tiện nghi sinh hoạt không có gì đáng kể cả. Nhưng bây giờ đã thấy yên lòng sống trong những năm tháng tuổi già trong gian nhà khang trang này rồi. Mẹ được nhiều cơ quan tổ chức giúp đỡ xây dựng căn nhà này. Mỗi cơ quan một ít, xã có, huyện có, tỉnh có. Căn nhà 2 gian rộng rãi bên cạnh đó là phòng nhỏ để thờ bố con nó. Trong nhà có một bộ bàn ghế và gường quạt… Với mẹ cuộc sống như thế là đầy đủ lắm rồi. Những năm tháng về già được quan tâm của Đảng và Nhà nước là mẹ vui lắm rồi. Hỏi: Trước đây mẹ sống với ai? Ai là người thường xuyên chăm sóc mẹ lúc ốm đau? Trả lời: Từ khi bố con nó hy sinh, mẹ sống một mình và phải tự chăm sóc mình thôi. Những lúc ốm đau thì bà con hàng xóm qua thăm giúp đỡ và có cháu ngoại ở bản Ráy sang chăm sóc. Hỏi: Tình trạng sức khoẻ hiện nay của mẹ thế nào? Mẹ có bệnh gì không? Trả lời: Mẹ không có bệnh gì cả. Chỉ có bây giờ yếu đi nhiều rồi không còn được khoẻ như trước nữa. Hỏi: Thế hàng ngày ai giúp mẹ đi chợ mua thức ăn? Trả lời: Thì phải gửi bà con lối xóm thôi. Nhiều khi không được như ý muốn của mình cũng phải chịu thôi, biết làm thế nào được. Hỏi: Mỗi bữa mẹ ăn được mấy bát? Trả lời: Mẹ già rồi. Răng cũng yếu, mỗi bữa cũng chỉ ăn được lưng bát cơm thôi. Nhiều khi không muốn ăn cơm lại chỉ ăn qua loa, bánh trái cho qua bữa thôi. Hỏi: Mẹ có tham gia vào tổ chức xã hội nào không? Trả lời: Trước kia mẹ tham gia và là hội trưởng phụ nữ xã đấy. Nhưng 6,7 năm nay mẹ yếu nên xin nghỉ. Hỏi: Mẹ thấy trước và sau khi có chính sách đối với mẹ và gia đình liệt sĩ và bà mẹ Việt nam anh hùng đời sống của mình so với bà con trong xã như thế nào? Trả lời: Trước kia còn khoẻ mẹ lao động được thì đời sống gia đình ở mức trung bình trong xã. Nhưng nay được trợ cấp 560.000đ mẹ thấy mức sống của mẹ là khá lắm rồi. Những lúc ốm đau lại có chế độ ở bệnh viện thật là may mắn quá. Hỏi: Hiện nay mẹ có mong muốn gì không? Trả lời: Mẹ chỉ mong sao tìm được phần mộ của chồng ở Điện Biên. Trong giấy báo tử chồng mẹ hy sinh ở mặt trận Điện biên phủ tháng 5 năm 1954. Mẹ đã nhiều lần lên đó nhờ Tỉnh Đội Lai châu tìm những không thấy. Mẹ nhờ con tác động đến cấp trên tìm cho mẹ. Mẹ chỉ mong thế thôi.. ............” PHỎNG VẤN SỐ 3 (Trích) Họ và tên người được phỏng vấn : Chu Quốc Tài Tuổi : 43 Trình độ học vấn : 8/10 Chức vụ : Cán bộ Văn hoá Xã hội xã Tú Xuyên Nơi ở : Bản Giềng, xã Tú Xuyên huyện Văn Quan – Lạng Sơn Dân tộc : Kinh Tôn giáo : không Thời gian phỏng vấn : 3/1/2008 Địa điểm phỏng vấn : Trụ sở uỷ ban xã Tú Xuyên Nội dung phỏng vấn “......... Hỏi: Anh thấy chính sách xã hội đối với gia đình thương binh và gia đình liệt sĩ có những mặt tích cực và hạn chế gì? Trả lời: Khảng định được công tác hậu phương quân đội làm cho nhân dân hiểu rõ và yên tâm hơn đối với đường lối chính sách của Đảng. Chính sách ra đời cũng đáp ứng được lòng mong mỏi của các đối tượng gia đình thương binh và gia đình liệt sĩ bấy lâu nay, đảm bảo cho các đối tượng này điều kiện vật chất và động viên cho họ về tinh thần. Còn nói hạn chế của chính sách này chưa thấy có biểu hiện gì. Tuy nhiên với chính sách xã hội nói chung theo nhận thức của tôi ở địa phương còn có khó khăn đó là: Nguồn ngân sách của Địa phương và Trung Ương chưa đáp ứng được tới từng đối tượng hưởngchính sách, còn với các Bà Mẹ Việt Nam anh hùng thì chính sách trợ cấp như vậy là tương đối rồi nhưng cần quan tâm hơn nữa về tinh thần. Các cấp các ngành cần chú ý thăm hỏi động viên nhiều hơn nữa. Hỏi: Theo anh, trong chính sách đối với gia đình Thương binh và gia đình Liệt sĩ, ngoài những chính sách đã ban hành cần có thêm những chính sách nào nữa? Trả lời: Cần có chính sách vây vốn ưư đãi để những gia đình trên có điều kiện phát triển kinh tế, họ có vốn mở rọng sản xuất. Mặt khác nhà nước cững nên có kinh phí để tạo điều kiện cho họ đươc đi thăm quan đây đó, một mặt để nâng cao tầm hiểu biết về các địa phương và học được cách thức làm ăn mở rộng phát triển kinh tế tăng thêm thu nhập. Hỏi: Theo anh thì sự ra đời của chính sách xã hội đối với gia đình thương binh Liệt sỹ và các Bà mẹ Việt Nam anh hùng có thu hút được sự quan tâm của các tầng lớp nhân dân trong xã không? Trả lời: Với xã này thì chính sách xã hội ra đời đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp nhân đân. Họ thấy được tính đúng đắn của dường lối chính sách của đảng và người ta rất đồng tình ửng hộ và mong sao chính sách được phát huy rộng rãi cho khắp các đối tượng. Hỏi: Theo Anh trong quá trình thực hiện chính sách, Anh thấy những khó khăn và thuận lợi gì? Trả lời: có nhiều thuận lợi. Trước sự klãnh đạo của đảng, được sự bàn bạc cụ thể thành nghị quyết, nên khi thực hiện dễ dàng hơn, trong quá trình thực hiện được sự quan tâm ủng hộ của nhân dân, của các đối tượng. Bên cạnh đó còn gặp một số khó khăn như kinh phí còn hạn hẹp chưa đủ đáp ứng để hỗ trợ thường xuyên và kiựp thời cho các đối tượng khi họ gặp khó khăn đột xuất. Hỏi: Cách khắc phục khó khăn của xã? Trả lời: Hàng năm xã xây dựng thêm quỹ “đền ơn đáp nghĩa”, “uống nước nhớ nguồn” để hỗ trợ thêm cho các gia đình đối tượng. ...........” PHỎNG VẤN SÂU SỐ 4 (Trích) Họ và tên người đợc phỏng vấn : Ông Vi Văn Coóng Tuổi : 78 Trình độ học vấn : Nơi ở : Bản Rượi xã Hữu lễ huyện Văn Quan – Lạng sơn Dân tộc : Tày Tổng số người trong gia đình : 7 Thương binh hạng : 2/4 Thời gian phỏng vấn : 2/1/2008 Địa điểm phỏng vấn: Bản Rượi xã Hữu lễ huyện Văn Quan – Lạng sơn Nội dung phỏng vấn. “......... Hỏi: Về nhà ở và tiện nghi sinh hoạt của gia đình bác trước đây và bây giờ? Trả lời: Trước đây gia đình tôi ở trong gian nhà lá cùng với 5 đứa con. Đời sống gia đình có nhiều khó khăn, đồ đạc trong nhà hầu như trong nhà không có gì đáng giá. Mười năm gần đây, nhất là sau khi nhà nước thực hiện chính sách “đền ơn đáp nghĩa” thì gia đình bác có những chuyển biến tốt hơn nhiều. Hai con gái lớn của bác đã đi công tác và xây dựng gia đình. Còn 3 con của bác đi học trung cấp và cao đẳng ở ngoài Thành phố. Gia đình bác được địa phương giúp đỡ xây được căn nhà mái bằng chắc chắn với những tiện nghi trong nhà tương đối đầy đủ. Gường tủ, bàn ghế, đài ti vi đều có cả. Hỏi: Tình trạng sức khoẻ của bác trước đây và hiện nay thế nào ạ? Trả lời: Ôi, trước đây bác nhiều bệnh tật lắm cháu ạ. 7 năm trước do vết thương tái phát bác bị tai biến mạch máu não nên liệt nửa người phải nằm một chỗ. Vợ bác lại bị viên phế quản mãn tính rồi viêm phổi nhưng đến nay do quan tâm của nhà nước hỗ trợ và bà con hàng xóm giúp đỡ nên đã chuyến biến nhiều. May mà vợ bác đã khoẻ dần nên đời sống đã có những chuyển biến tốt. Hỏi: Hiện nay bác có ngủ được không? và ăn được mấy bát cơm một bữa? Trả lời: Bác ngủ ít lắm, mỗi đêm chỉ ngủ được 4 tiếng và ăn cũng được 2 lưng cơm một bữa. May mà bác có uống thuốc thường xuyên và thuốc do nhà nước cấp cho nên cũng đỡ nhiều cháu ạ. Hỏi: Bác được phổ biến chính sách và hưởng chính sách trợ cấp thương binh từ khi nào? Trả lời: Bác được phổ biến chính sách trợ cấp thương binh từ sau khi bị thương 1968. và hưởng chính sách trợ cấp ngay từ cuối năm 1968. Từ đó đến nay nếu trợ cấp thương tật tăng lên rất nhiều lần. Hiện nay bác được hưởng 980.000 đ một tháng. Những đợt tết nguyên đán và ngày 27/7 hàng năm cũng được tặng quà. Đó là niềm động viên rất lớn đối với gia đình bác “cháu ạ”. Xin cảm ơn bác. ..........” PHỎNG VẤN SỐ 5 (Trích) - Họ và tên người phỏng vấn : Nông Văn Thăng - Tuổi : 53 - Trình độ văn hoá : 7/10 - Chức vụ : Phó chủ tịch xã Tú xuyên – huyện Văn Quan – Lạng sơn - Thời gian phỏng vấn : 5/1/2008 - Nơi ở : Bản giềng – xã Tú xuyên – huyện Văn Quan – Lạng sơn - Địa điểm phỏng vấn : UBND xã Tú xuyên – huyện Văn Quan – Lạng sơn Nội dung phỏng vấn: “…. Hỏi: Theo đồng chí sự ra đời của chính sách xã hội đối với gia đình liệt sĩ và thương binh có những mặt tích cực và hạn chế gì? Trả lời: Tích cực đó là sự quan tâm của nhiều cấp nhiều ngành nó giúp cho đời sống của gia đình thương binh gia đình liệt sĩ và gia đình các đối tượng khác chính sách khác có những chuyển biến hơn nhiều về đời sống tinh thần và vật chất. Còn hạn chế theo tôi thì chưa toàn diện và nên đưa các hoạt động của chính sách một cách toàn diện hơn. Những người khác cũng có nhiều mất mát cũng phải mất đi những phần xương máu của cải cho đất nước. Nên phải có cách này hay cách khác quan tâm ưu đãi họ thoả đáng hơn nhất là đối với những mẹ cô đơn không nơi lương tựa. Hỏi: Ngoài những chính sách đã ban hành theo đồng chí cần thêm những chính sách xã hội gì? Trả lời: Cần nâng chế độ lên. Bởi các mức trợ cấp hiện nay quá thấp nhất là tình hình giá cả tăng đến chóng mặt như bây giờ. Trong điều kiện kinh tế hiện nay thì chưa đáp ứng được cho các đối tượng gia đình liệt sĩ và thương binh ngay cả những người mất sức lao động và các bà mẹ Việt nam anh hùng cũng vậy. Hỏi: Theo đồng chí chính sách xã hội ra đời có đáp ứng được lòng mong mỏi của các đối tượng không? Trả lời: Chính sách xã hội ra đời đã đáp ứng được lòng mong mỏi của các đối tượng động viên tinh thần cho các đối tượng. Chính sách đã có tác động rất lớn đến các đối tượng cả về tinh thần lẫn vật chất. Tuy nhiên đối với từng đối tượng thì cần phải xem xét một cách chi tiết cụ thể hơn. Ví dụ: Với gia đình liệt sĩ thì cần phải phân biệt rõ từng đối tượng. Những gia đình có 1 thế hệ với 2 đến 3 thế hệ có người là liệt sĩ thì phải có chế độ trợ cấp khác nhau. Hoặc như đối với các bà mẹ Việt nam anh hùng cũng có chính sách rất cụ thể. Những bà mẹ có 2 con là liệt sĩ hay có 2 người con nhưng người con trai hy sinh, người con gái đi lấy chồng xa. Bà mẹ cũng phải sống cô đơn không nơi lương tựa. Chế độ không có gì thay đổi nhưng bà mẹ này có cuộc sống cô đơn buồn tủi… Cho nên ta thấy chính sách chưa đảm bảo, chưa tương xứng. Hỏi: Theo đồng chí trong quá trình thực hiện chính sách đã gặp những khó khăn thuận lợi gì? Trả lời: Thuận lợi chính là được các tầng lớp nhân dân ủng hộ nhiệt tình và sự tham gia của các ngành các cấp rất tích cực. Còn khó khăn là số lượng gia đình chính sách vì quá lớn, cơ sở vật chất của xã còn quá yếu. Quỹ “đền ơn đáp nghĩa” mới chỉ dừng lại ở mức tự nguyện nên hiệu quả không cao, gặp nhiều bất cập trong việc thực hiện chế độ bởi sự quan tâm về vật chất và tinh thần còn quá chênh lệch và quá thấp. Hỏi: vậy thì cách khắc phục theo đồng chí là gì? Trả lời: Nhà nước cần công bằng hơn giữa các đối tượng, cần nâng mức trợ cấp lên. Quỹ “đền ơn đáp nghĩa” phải đưa thành pháp lệnh bắt buộc. Mọi tổ chức xã hội đều phải thực hiện … ...........” PHỎNG VẤN SỐ 6 (Trích) Họ và tên ngời đợc phỏng vấn : Hoàng Văn Chè Tuổi : 62 Trình độ học vấn : 3/10 Nơi ở : Bản Bang xã Tri lễ huyện Văn Quan – Lạng sơn Dân tộc : Tày Tổng số người trong gia đình : 6 Thương binh hạng : 3/4 Thời gian phỏng vấn : 22/1/2008 Địa điểm phỏng vấn : Bản Bang xã Tri lễ huyện Văn Quan – Lạng sơn Nội dung phỏng vấn. “…. Hỏi: Bác là thương binh từ khi nào ạ? Trả lời: Tôi xung phong vào bộ đội tháng 8 năm 1971, khi đó cuộc chiến tranh đang ác liệt, cùng đợt đi với tôi ở xã Tri lễ có 21 người. Huấn luyện ở Hà Bắc 4 tháng, sau đó chúng tôi vào Quảng trị ngay, cuộc chiến đấu ác liệt ở Thành cổ Quảng trị, tiểu đội của chúng tôi đã hy sinh mất 8 đồng chí. Tôi bị thương nặng và mất đi một tay trái, mắt trái và 2 tai bị sức ép . Hỏi: Thương tật của bác hiện nay thế nào? Đời sống của gia đình bác có gặp nhiều khó khăn không? Trả lời: Thương tật của tôi hiện nay là 56%.Những khi trái gió trở giời tôi vẫn bị đau nhức lắm nhất là choáng váng đầu óc. Đời sống của gia đình tôi cũng đã khấm khá lên nhiều. Các cháu đã lớn đều đã xây dựng gia đình có điều kiện giúp đỡ bố mẹ và cùng làm trang trại. Hỏi: Chế độ chính sách của nhà nước có tác động gì đối với đời sống của gia đình bác? Trả lời: Trước hết phải nói nhờ có chính sách xã hội của Đảng và Nhà nước mà gia đình tôi đã có những biến đổi lớn theo hướng ngày càng đi lên. Gia đình tôi cách đây 10 năm vẫn thuộc diện gia đình nghèo ở địa phương nhưng khi ngân hàng chính sách xã hội ra đời và cho vay vốn thì các hộ nghèo và gia đình thương binh mới được vay vốn để làm kinh tế. Thế là từng bước gia đình tôi có những biến đổi trong cách làm kinh tế anh ạ. Tôi đã vay được số vốn để làm vườn rừng và đồi rừng. Hiện nay đồi rừng của tôi có 3 ha, chủ yếu là trồng bạch đàn và keo tai tượng. Loại cây này không phải tốn nhiều công chăm sóc và thu hoạch lại nhanh và hiệu quả. Hỏi: Bác có phải thuê người làm cùng với gia đình không? Trả lời: Tôi không phải thuê nhân công. Chủ yếu là các con tôi làm, tôi chỉ đóng vai trò là người chỉ đạo cho các cháu làm. Từ việc vay vốn, nhận đất đến cây giống đều do tôi quan hệ còn thực hiện những công việc cụ thể thì vợ tôi và các cháu làm. Hỏi: Nhà cửa và tiện nghi của gia đình bác hiện nay có gì chuyển biến so với 10 năm trước. Trả lời: Năm 2007 nhờ thu hoạch số bạch đàn tôi đã thu được 120 triệu nên tôi đã xây được căn nhà mái bằng 80m2 và sắm được tương đối đầy đủ các tiện nghi sinh hoạt như ti vi, tủ lạnh, xe máy… và đời sống của gia đình tôi đã được cải thiện tốt hơn nhiều so với trước đây. Hỏi: Bác có đề nghị gì về chính sách xã hội không? Trả lời: Tôi vô cùng biết ơn Đảng và Chính phủ. Nhờ Đảng và chính phủ ban hành các chính sách xã hội đối với gia đình thương binh, gia đình liệt sĩ và các đối tượng có công mà gia đình tôi mới có những biến đổi đi lên cùng đất nước như hiện nay. Ở địa phương tôi đã được bầu là “Thương binh làm kinh tế giỏi”và được đi báo cáo điển hình ở tỉnh. Các gia đình thương binh gia đình liệt sĩ khác ở trong xã và trong huyện cũng đã có những biến đổi tốt về đời sống anh ạ. Tôi chỉ xin đề nghị với cấp trên là trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay nhất là đồng tiền ngày càng bị mất giá. Ngân hàng chính sách xã hội cần tăng vốn đầu tư cho vay cho các hộ làm ăn kinh tế… ..........” BẢNG CHÚ THÍCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN BCH : Ban chấp hành BCH TW : Ban chấp hành Trung ương CNCS : Chủ nghĩa cộng sản CNXH : Chủ nghĩa xã hội CSXH : Chính sách xã hội CHXHCNVN : Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ĐCSVN : Đảng Cộng sản Việt Nam TB - LS : Thương binh - Liệt sĩ NXBĐHQG : Nhà xuất bản Đại học Quốc gia NXB CTQG : Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia XHHCSXH : Xã hội học chính sách xã hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa UBND : Uỷ ban nhân dân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docXHH29.doc
Tài liệu liên quan