Khóa luận Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại thành phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang

Củng cố, bổ sung thành viên BCĐ và từng bước bố trí mở rộng mạng lưới cộng tác viên ở cơ sở, tổ chức tập huấn cho các cán bộ về kỹ thuật nghiệp vụ để có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống của người dân nghèo. Hàng năm, kết hợp với công tác điều tra cập nhật hộ nghèo, tiến hành việc khảo sát thống kê tình hình lao động việc làm có danh sách, địa chỉ cụ thể để quản lý và phối hợp với các ngành và các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch cùng với các giải pháp để thực hiện đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Chính quyền địa phương cần có chính sách rõ ràng hơn trong việc xác định hộ nghèo. Phải khách quan bình chọn theo các tiêu chí đã đề ra và phải bình chọn công khai trước mặt dân. Bên cạnh đó, trong công tác quản lý phải thường xuyên cập nhật, phân loại hộ nghèo theo 3 nhóm A-B-C để có chính sách khuyến khích hộ thoát nghèo cho phù hợp với thực tế. Đặc biệt chú ý những hộ có người già lớn tuổi sống neo đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi cần xem xét đưa vào đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng.

pdf75 trang | Chia sẻ: Kuang2 | Lượt xem: 824 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Thực trạng xóa đói giảm nghèo tại thành phố Long Xuyên – Tỉnh An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t và khi họ tắm giặt cũng trên con sông và con rạch đó. Còn điện thấp sáng thì các hộ quá nghèo không có điện để sử dụng vì câu điện tư bên ngoài nên chi phí điện hàng tháng rất cao (2.500/1 kw), có khi nhà nghèo quá người ta sợ không có tiền trả nên không cho câu điện. Nếu người dân nghèo phải tiếp tục chịu cảnh như thế này thì họ sẽ không có được số tiền tiết kiệm từ khoảng thu nhập và họ sẽ dễ bị nhiễm bệnh khi sinh hoạt bằng nước sông rạch, nhất là phụ nữ rất dễ bị bệnh phụ khoa. Trên thực tế, chính quyền xã cũng đã thừa nhận chưa quản lý chặt chẽ vấn đề này. Bởi vì họ chưa năng động trong việc tìm cách hỗ trợ cho người dân nghèo nằm ngoài vùng điện khí hóa, nước sạch vệ sinh môi trường. Họ còn để cho người dân tự xoay sở lấy. Tuy nhiên, người dân nghèo lại không có khả năng để thực hiện, nên rất cần có sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền của địa phương. 26 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG c. Sự quan tâm và kết hợp của chính quyền địa phương với người dân. Theo số liệu điều tra 100 hộ cho thấy, có đến 61% ý kiến cho rằng họ không được thụ hưởng nhiều từ chương trình này. Các hộ này cho biết, chính quyền địa phương khi thực hiện chương trình hay kế hoạch gì họ ít khi thông báo cho người dân biết. Cũng chính vì tư tưởng độc đoán này sẽ làm cho người dân nghèo có cảm giác không ai quan tâm đến họ, nên họ rất bất cần khi được hỏi về sự quan tâm của chính quyền. Do đó, chính quyền địa phương cần phải nỗ lực phát huy hơn nữa tinh thần “tương thân tương ái”, đoàn kết giúp đỡ nhau để họ thoát nghèo bền vững. d. Được học nghề và giới thiệu việc làm Số liệu điều tra cho thấy có đến 80% hộ cho rằng họ không được địa phương tổ chức dạy nghề hay giới thiệu việc làm cho nên có đến 47% hộ nghèo đi làm thuê, mướn để kiếm sống. Số hộ còn lại thì thấy rằng họ được học nghề nhưng không tìm được việc làm đúng nghề mà mình đã học và cuối cùng cũng làm thuê, mướn vì không được chính quyền địa phương giới thiệu nơi làm. Trong năm qua, địa phương đã tổ chức cho được 150 – 200 người dân được học các nghề như sữa xe, thêu, may,tuy nhiên, chỉ giải quyết được 0,65% - 0,86% tổng số dân của địa phương để có việc làm. Nhìn chung, đây cũng là nguyên nhân sâu xa làm cho người dân vẫn nghèo vì không được đào tạo nghề nên việc làm không ổn định. e. Các tổ chức (CLB khuyến nông, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,) quan tâm. Có thể nói Hội phụ nữ là một tổ chức quan trọng giúp cho các chị em phụ nữ nghèo không có việc làm hay làm việc vào thời gian nhàn rỗi rất hiệu quả. Thế nhưng, khi được hỏi về các mặt này thì chị em cho biết họ không nhận được gì từ hội phụ nữ như không cho vay vốn, không được tiết kiệm cho hội,thực tế Hội chỉ xem mối quan hệ thân thích mà hỗ trợ cho nhau, còn các hộ “nghèo rớt mồng tơi” thì chẳng được gì. Người dân quá bức xúc trước tình trạng này nhưng họ là người “thấp cổ bé họng” thì không có khả năng để phản ánh. Nếu có nhiều mặt tiêu cực ảnh hưởng đến người nghèo như thế thì không bao giờ họ thoát được cái nghèo luôn đeo bám họ. f. Vay vốn và sử dụng vốn Khi nói đến vay vốn người dân nghèo rất bất mãn, họ cho rằng vay vốn là việc khó khăn nhất vì có đến 29% hộ cho biết họ không có tài sản thế chấp nên họ không thể vay được vốn. Bên cạnh đó chính quyền địa phương không tuyên truyền cho họ biết hình thức và những điều kiện ưu đãi cho người nghèo. Chính quyền nơi đây khi cho vay đã không xét duyệt tường tận hoàn cảnh khó khăn của từng hộ, họ cho vay theo quán tính, cho người thân và những gia đình không khó khăn để vay, khi hộ nghèo hỏi đến thì họ bảo là: “Không còn đơn để cho vay nữa”. Một nghịch cảnh quá vô lý, cũng chính vì thế các hộ nghèo họ mong sao chính quyền địa phương có cái nhìn xa và nhìn rộng hơn. g. Được hỗ trợ kịp thời khi thiên tai (hạn hán, lũ lụt, lỡ đất,) Vùng ven sông nối dài từ cầu Hoàng Diệu vào Mỹ Hòa là khu nhà cất đa số dưới mé sông, cho nên khi chính quyền di dời nhà của dân đi thì họ đã không tạo điều kiện cho người nghèo có được chỗ ở khác, họ không cho vay tiền để mua nền 27 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG nhà trả chậm và không cho người dân có được nơi ở ổn định. Tất cả người nghèo phải sống chen chút nhau trong một xóm chỉ toàn mồ mã chưa khai quật hết. Có hộ khi bị di dời cho đến nay đã 4-5 năm mà chưa có được chỗ ở, họ phải thuê nhà của người khác hàng tháng phải trả đến 200.000 đồng 8 tiền thuê, có hộ phải ở đậu với gia đình người khác. 8 Số liệu điều tra Người dân không an cư thì không thể lập được nghiệp, điều quan trọng bây giờ là giải quyết cho người nghèo có được nơi ở ổn định để họ yên tâm làm việc lo cho cuộc sống gia đình để có cơ hội thoát nghèo. h. Cấp hộ khẩu Số liệu điều tra cho thấy, có đến 20% hộ nghèo đến địa phương sinh sống lâu năm nhưng không có hộ khẩu, khi được hỏi nguyên nhân họ cho biết vì không có đủ tiền để làm, mỗi lần làm phải mất đến cả triệu bạc, trong khi thu nhập của họ thì rất thấp. Một khi không có hộ khẩu thì người dân không được xem là người của nơi đây và do đó, những điều kiện ưu đãi cho người nghèo họ cũng không được hưởng. Họ mong chính quyền địa phương có thể hỗ trợ họ giảm bớt khoảng tiền làm hộ khẩu để họ có khả năng làm, từ đó họ có thể thụ hưởng những chính sách hỗ trợ cho người nghèo như những người dân tại địa phương. 28 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG Chương 4. NGUYÊN NHÂN NGHÈO, TÍNH ĐA DẠNG CỦA NGHÈO ĐÓI, HÀM HỒI QUY TƯƠNG QUAN VÀ GIẢI PHÁP XĐGN 4.1. Nguyên nhân nghèo 4.1.1. Từ góc độ nhìn nhận của ban chỉ đạo chương trình XĐGN. Theo các chuyên gia phụ trách chương trình XĐGN nguyên nhân chính dẫn đến việc nghèo của người dân Long xuyên là: - Trình độ học vấn và nhận thức của người nghèo còn hạn chế dẫn đến việc tính toán còn chậm, việc tiếp thu kiến thức để vận dụng vào thực tế còn gặp nhiều khó khăn. Những nguyên nhân kéo theo do trình độ học vấn thấp: • Sinh đẻ không có kế hoạch dẫn đến gia đình có nhiều người ăn theo còn người làm thì ít. • Chi tiêu không có kế hoạch, chi quá mức thu nhập vì gia đình có đông người. • Sử dụng vốn không đúng mục đích dẫn đến thiếu vốn khi muốn mua bán hay sản xuất nhỏ. • Một số còn ỷ lại trông chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền địa phương và Nhà nước. Nguyên nhân chính tiếp theo: • Có hộ hoàn toàn không có đất sản xuất nên việc làm chủ yếu là làm thuê, mướn • Do xã hội ngày một phát triển nhanh nên sự phân hoá giàu nghèo trở nên khác biệt xa hơn. • Còn một số người nghèo chưa thật sự tích cực lao động, chưa có ý chí vươn lên để thoát nghèo và muốn thoát nghèo bền vững. 4.1.2. Nguyên nhân nghèo từ kết quả định lượng Định lượng là các tài liệu thống kê về dữ kiện và phân tích 9 Theo kết quả điều tra 3.461 hộ nghèo trực tiếp qua phiếu kê khai hộ gia đình tại TP Long Xuyên của Phòng LĐTBXH vào tháng 9, 10 và 11cho thấy nguyên nhân nghèo chủ yếu của người dân. 9 PGS Phan Văn Thăng. 1997. “Dữ liệu thứ cấp”. Nghiên cứu Marketing. Hà Nội: NXB Thống kê. 29 17.32% 0.69% 23.12% 9.25% 49.62% Không có việc làm hoặc thiếu việc làm Không có trình độ và tay nghề Không đất và thiếu đất sản xuất Gia đình đông người phụ thuộc nhưng thiếu lao động Người già neo đơn tàn tật THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG Biểu đồ 13 : Nguyên nhân nghèo Kết quả 49,62% hộ không có tay nghề và trình độ học vấn thấp là rất chính xác vì thiếu trình độ và tay nghề họ khó tìm được việc làm có lương cao chủ yếu là làm thuê, trình độ thấp cho nên khi có cơ hội vay vốn họ không biết cách sử dụng làm cho số tiền vay được trở nên vô nghĩa nhưng lại phải gánh một món nợ lớn, việc tiếp thu khoa học kỹ thuật cũng chậm nên việc sản xuất cũng không đạt kết quả cao. Phần lớn trong số này là những hộ nghèo theo chuẩn cũ, tùy theo hoàn cảnh của từng hộ đã được địa phương hỗ trợ bằng nhiều hình thức như cho vay vốn, cất sữa nhà tình thương hoặc nhà đại đoàn kết, được khám điều trị bệnh miễn phí, con em đi học thì được miễn giảm học phí và các khoản đóng góp khácTuy nhiên, một số lớn trong những hộ này do trình độ kém, thiếu kiến thức làm ăn nên bị lâm vào hoàn cảnh nợ nần và khó vươn lên thoát nghèo; một số khác do lười biếng lao động hoặc dính vào các tệ nạn rượu chè, cờ bạc, số đề,thường có tâm lý trông chờ ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước nên không chí thú làm ăn và khó vươn lên thoát nghèo. 4.2. Tính đa dạng của nghèo đói 4.2.1. Nghèo đói và dinh dưỡng Một trong những đặc trưng cơ bản của nghèo đói là tình trạng không bảo đảm nhu cầu lương thực-thực phẩm dẫn đến thiếu dinh dưỡng, suy dinh dưỡng của một bộ phận dân cư, đặc biệt là nhóm trẻ em, phụ nữ nghèo. Tình trạng suy dinh dưỡng dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trong tương lai của người nghèo đó là tình trạng sức khỏe yếu kém và bệnh tật Đối với các hộ nghèo thời gian họ bỏ ra lo kiếm sống nhiều hơn khi chăm sóc con của họ. Vả lại, trong buổi ăn của họ cũng không đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cả người lớn và trẻ em. Cho nên, các thành viên trong gia đình rất dễ bị suy dinh dưỡng, nếu thể lực không tốt thì sẽ không có sức khỏe để lao động tạo ra thu nhập. 30 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG 4.2.2. Nghèo đói và môi trường sống Hầu hết các hộ gia đình nghèo phải chấp nhận môi trường sống không thuận lợi, song một bộ phận không nghèo cũng phải chịu cảnh chung đó mà bản thân họ tuy có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo, nhưng cũng không có khả năng tự vượt qua như họ phải sống trong các ngôi nhà dột nát, xiêu vẹo, thiếu nước sạch và không có điện. Ngay cả vùng đô thị cũng còn khá nhiều người có thu nhập tuy thấp nhưng vẫn cao hơn chuẩn nghèo phải sống trong các ngôi nhà ổ chuột, thậm chí phải làm nhà trên kênh thoát nước thải, môi trường sống xung quanh bị ô nhiễm, mức độ cạnh tranh gay gắt trong cuộc sống, tâm lý căng thẳng trong việc duy trì cuộc sống và tồn tại. Sống trong môi trường không tốt cũng dễ bị ảnh hưởng đến sức khỏe và làm hạn chế khả năng lao động của người dân. 4.2.3. Nghèo đói và bình đẳng xã hội, đặc biệt là bình đẳng giới Thu thập thông tin từ các cuộc điều tra về nghèo đói, điều tra mức sống dân cư cho thấy nghèo đói đi đôi với bất bình đẳng về phân phối thu nhập giữa các nhóm dân cư. Thông thường cùng với quá trình tăng trưởng kinh tế, thu nhập, mức sống của các tầng lớp dân cư đều tăng lên, song mức tăng lên của các nhóm dân cư không đều nhau, nhóm giàu tăng nhanh hơn nhóm khá, trung bình, nghèo và rất nghèo. Không chỉ bất bình đẳng về phân phối thu nhập mà còn có sự bất bình đẳng về giới cả ở phạm vi quốc gia, các vùng lãnh thổ mà còn ở cấp hộ gia đình. Điều này không chỉ diễn ra ở các hộ nghèo mà còn diễn ra ở các hộ có thu nhập thấp trên chuẩn nghèo. Thông thường thì phụ nữ chịu nhiều thiệt thòi hơn nam giới ở cả vùng đô thị và nông thôn. Bởi vì, lao động chính của gia đình thường là nam giới, phụ nữ chỉ có thể ở nhà làm nội trợ và chăm sóc con cái. Phụ nữ không có sức lực mạnh mẽ như nam giới nên khi tìm việc làm cũng khó khăn hơn. Do đó, trong gia đình không có nam giới thì cuộc sống của họ trở nên khó khăn hơn, dễ dẫn đến nghèo đói hơn. 4.2.4. Nghèo đói và môi trường pháp lý Khá nhiều người nhập cư trái phép vào các đô thị lớn, xét thuần túy về thu nhập thì họ không thuộc nhóm nghèo, nhưng nếu họ không được hưởng các dịch vụ công từ Nhà nước thì mức sống của họ chẳng khác gì người nghèo, thậm chí chỉ ngang bằng với nhóm có thu nhập thấp nhất trong nhóm nghèo, vì họ phải trả chi phí dịch vụ cao hơn về y tế, giáo dục, nước sạch, nhà ở, điện sinh hoạt, sản xuất,Cũng có khá nhiều hộ gia đình di cư tự do vào các vùng khác sinh sống, họ không được chia đất sản xuất, không tiếp cận được với tín dụng chính thức, không được hỗ trợ kịp thời trong sản xuất, con cái của họ không được đi học. Nhận xét tổng quan là họ cũng hoạt động như những người dân địa phương, nhưng dân nhập cư không chính thức ở đô thị, dân di cư tự do ở vùng nông thôn, họ phải trả chi phí cao hơn người bản địa. Vì vậy, họ đã nghèo lại nghèo hơn hoặc có thu nhập cao hơn chuẩn nghèo nhưng mức sống chẳng khác gì hộ nghèo. 4.2.5. Nghèo đói - thị trường lao động và nắm bắt cơ hội Người nghèo nói riêng và người có thu nhập thấp nói chung luôn luôn là đối tượng yếu thế trong thị trường lao động. Thông thường thì những người nghèo, người có thu nhập thấp, thì trình độ học vấn, tay nghề của họ cũng thấp. Một số 31 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG người có mức thu nhập trên chuẩn nghèo nhưng do công việc bấp bênh, không ổn định, nên họ có thể mất việc bất cứ lúc nào hoặc những người nông dân sống ở vùng đô thị hóa nhanh, họ vốn sống bằng nghề nông, nay không còn đất nhưng khả năng thích ứng với công việc mới phi nông nghiệp của họ rất hạn chế và nguy cơ tái nghèo rất cao. Theo các chuyên gia, đã chứng kiến có đến hàng ngàn thanh niên sống quanh các khu công nghiệp lớn nhưng chính họ lại bị thất nghiệp vì khả năng thích ứng chậm và không nắm bắt được cơ hội trong quá trình phát triển mà những cơ hội đó đối với người nghèo người có thu nhập thấp lại thường là những cơ hội ngẫu nhiên. Khác với người giàu, cơ hội lựa chọn được chuẩn bị trước chu đáo hơn. 4.2.6. Nghèo đói và vốn xã hội Vốn xã hội là một khái niệm mới dùng để chỉ một loại tài sản phi vật chất của mỗi cá nhân, mỗi gia đình, cộng đồng hay một quốc gia được tạo dựng qua quá trình thực hiện giữa các chủ thể xã hội. Chỉ số đo lường vốn xã hội được thể hiện ở khối lượng, chất lượng thông tin trao đổi, khả năng, mức độ hợp tác, sự hỗ trợ từ bên ngoài và độ bền vững từ các mối quan hệ xã hội. Một người có thu nhập thấp nhưng họ cảm thấy yên tâm hơn trong cuộc sống khi họ thiết lập được xung quanh mình một mạng lưới xã hội gắn bó, thân thuộc gần gũi như anh em, họ hàng, bạn bè. Mỗi khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống như mất việc làm, ốm đau, tai nạn, họ thường được những người thân quen cưu mang, giúp đỡ để họ vượt qua những khó khăn và rủi ro, sớm ổn định cuộc sống. Ngược lại, những người có thu nhập cao, vốn xã hội nghèo nàn, tự cô lập hoặc họ bị cô lập thì những khó khăn, rủi ro bình thường càng trở nên trầm trọng hơn, ở họ rủi ro như bị nhân đôi, nhân ba và nguy cơ tái nghèo không nhỏ đối với họ. 4.2.7. Nghèo đói và phát triển Nghèo đói không thuần túy là vấn đề xã hội vốn có và nó còn tồn tại ở mọi thời đại xét theo mức độ tương đối hoặc nghèo đói chỉ là sản phẩm, là yếu tố cấu thành của một xã hội nông nghiệp, xã hội “tiền phát triển”. Cần có cái nhìn khách quan hơn, công bằng hơn để thấy rằng nghèo đói không chỉ diễn ra ở các nước nghèo, nước đang phát triển mà nó tồn tại ngay ở các nước phát triển, nếu ta xem xét nó dưới góc độ chất lượng cuộc sống và địa vị xã hội của các tầng lớp dân cư với tính đa dạng của nghèo đói. Các nước nghèo thì quan tâm nhiều hơn đến nghèo đói tuyệt đối: nghèo đói về lương thực-thực phẩm và những nhu cầu thiết yếu khác như nhà ở, nước sạch, y tế, giáo dục,Các nước phát triển không quan tâm nhiều lắm đến nghèo đói tuyệt đối, vì mức sống của họ khá cao, nhưng họ quan tâm nhiều hơn đến quyền lựa chọn, sự bình đẳng, đến vị thế xã hội nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống. Nhưng dù có quan tâm đến các khía cạnh khác nhau của nghèo đói, thì mục tiêu chung vẫn là cải thiện nâng cao chất lượng cuộc sống, thu hẹp sự cách biệt giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, giữa nam giới và nữ giới về phân phối thu nhập, về tiếp cận các dịch vụ xã hội, dịch vụ sản xuất, về quản lý phân bổ các nguồn lực xã hội và quyền ra các quyết định liên quan đến tiến trình phát triển xã hội và thụ hưởng các thành quả của phát triển. 32 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG 4.3. Phân tích sự tác động của hàm hồi quy tương quan Biến phụ thuộc: • TN: Thu nhập của hộ/tháng. Biến độc lập: • TTLĐ: Số người trong tuổi lao động của hộ. • GT: Giới tính của chủ hộ. • TD: Trình độ của chủ hộ. • NN: Nghề nghiệp của chủ hộ. • CT: Chi tiêu của hộ/tháng. Bảng 4.1: Hệ số tương quan giữa các biến độc lập tnhap chiphi ttld gioi tinh trdo nnghiep tnhap Pearson Correlation 1 .464(**) -.068 .417(**) .685(**) .561(**) Sig. (2- tailed) .000 .504 .000 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 chiphi Pearson Correlation .464(**) 1 .050 .175 .295(**) .185 Sig. (2- tailed) .000 .624 .081 .003 .065 N 100 100 100 100 100 100 ttld Pearson Correlation -.068 .050 1 -.210(*) -.045 -.041 Sig. (2- tailed) .504 .624 .036 .656 .686 N 100 100 100 100 100 100 gioi tinh Pearson Correlation .417(**) .175 -.210(*) 1 .388(**) .429(**) Sig. (2- tailed) .000 .081 .036 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 trdo Pearson Correlation .685(**) .295(**) -.045 .388(**) 1 .590(**) Sig. (2- tailed) .000 .003 .656 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 nnghie p Pearson Correlation .561(**) .185 -.041 .429(**) .590(**) 1 Sig. (2- tailed) .000 .065 .686 .000 .000 N 100 100 100 100 100 100 33 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG ** Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed). * Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed). Hệ số tương quan giữa thu nhập với chính nó là 1, giữa thu nhập với chi tiêu, giới tính, trình độ, nghề nghiệp lần lượt là: 0,464; 0,417; 0,685 và 0,561. Giá trị này cho thấy rằng thu nhập với chi tiêu, giới tính, trình độ, nghề nghiệp có mối quan hệ thuận khá chặt chẽ. Trong khi trên thực tế không có mối quan hệ tuyến tính nào trong tổng thể giữa thu nhập, chi tiêu, giới tính, trình độ, nghề nghiệp là 0,000 nhỏ hơn 0,01. Do vậy, ta sử dụng mức ý nghĩa 1% thì giả thiết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 bị bác bỏ. Có nghĩa là kết quả của các biến hiện có trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của thu nhập, điều này cũng có nghĩa là mô hình ta xây dựng phù hợp với dữ liệu hiện có. Kiểm định lại bằng phương trình: Trong qúa trình kiểm định được áp dụng phương pháp loại trừ dần những biến độc lập không có ý nghĩa với mô hình, giá trị mặc định của xác suất tối đa tương ứng kiểm định F ra là 2,71 • Kết quả hàm hồi quy tương quan chạy lần 1 TN = 169324,42 – 24408,8*TTLD + 80587,42*GT + 357476,37*TD+186663,98 (0,191) (0,64) (0,183) (0,000) (0,018) *NN + 0,395*CT (0,000) Theo kết quả chạy phương trình như trên cho thấy những giá trị nằm trong dấu ngoặc được in đậm dưới những biến số tương ứng đều nhỏ hơn 5%, cho kết luận những biến số này tồn tại và có quan hệ tuyến tính đối với biến phụ thuộc thu nhập (TN) ở mức tin cậy 95%, hoặc cũng có thể nói rằng - Trình độ của chủ hộ (TD) có mối quan hệ tuyến tính đối với thu nhập của hộ. - Nghề nghiệp của hộ (NN) cũng có mối quan hệ tuyến tính với thu nhập của hộ. - Chi tiêu của hộ/tháng (CT) cũng có mối quan hệ tuyến tính với thu nhập của hộ. • Kết quả hàm hồi quy tương quan chạy lần 2 TN = 137085,96 + 374497,87*TD + 216,002,19*NN + 0,401*CT (0,124) (0,000) (0,005) (0,000) Dựa vào phương pháp loại trừ dần như trên, ta loại được 2 biến ra khỏi phương trình hồi quy đó là: Biến số người trong tuổi lao động của hộ (TTLD) và biến giới tính của chủ hộ (GT). Theo kết quả chạy phương trình lần thứ hai cho thấy, cũng chỉ có 3 biến độc lập có độ tin cậy cao đối với hàm thu nhập đó là: Trình độ, nghề nghiệp và chi tiêu. Ta thấy hằng số của mô hình cho ta mức ý nghĩa quan sát Sig. > mức ý nghĩa ta chọn cho kiểm định 5% (phụ lục 7), ta không thể bác bỏ giả thiết hệ số tương quan của tổng thể bằng 0 nhưng “xét về mặt thống kê hằng số không lớn hơn 0 với mức ý nghĩa 5%”. Thực ra trong phương trình chỉ chạy những biến định lượng nên mô hình 34 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG không thể giải thích đầy đủ toàn bộ những biến động của thu nhập vì nó còn bao hàm cả những biến định tính chưa đưa vào phương trình. Trên thực tế ba biến: Trình độ, nghề nghiệp và chi tiêu là những nhân tố ảnh hưởng lớn đến khoản thu nhập của người dân. Bởi vì, có trình độ thì người dân mới có được việc làm tạo ra thu nhập cao bên cạnh đó khi người dân sử dụng nhiều cho khoản chi tiêu thì thu nhập của họ cũng phải càng cao để cân bằng. Nếu thu nhập ít thì khoản chi tiêu cũng bị hạn chế lại. 4.4. Giải pháp 4.4.1. Về nâng cao nhận thức Tổ chức lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho các cán bộ và tổ chức đoàn thể phụ trách chương trình XĐGN tại các phường, xã và TP mỗi quý một lần để trao đổi và học hỏi thêm kinh nghiệm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình Các trưởng ấp, khóm và tổ cùng Hội phụ nữ tại địa phương thường xuyên đến trò chuyện, thăm hỏi người dân về đời sống hàng ngày và lồng ghép vào những buổi trò chuyện đó là việc khuyến khích động viên họ cố gắng lao động để vươn lên thoát nghèo. Chỉ khi cán bộ lắng nghe ý dân và dân tiếp thu ý kiến của cán bộ thì việc thoát nghèo bền vững mới được thực hiện tốt hơn. Có nhận thức được thoát nghèo người dân mới nổ lực phấn đấu hơn trong lao động và sản xuất. 4.4.2. Giải quyết lao động việc làm cho người nghèo Đối với phụ nữ tại địa phương thì Hội phụ nữ tại các phường, xã tổ chức huy động vốn từ các nhà hảo tâm để tổ chức dạy cho họ nghề may để họ có tay nghề vững chắc đưa vào các khu công nghiệp ở Bình Dương và TP Hồ Chí Minh để may quần áo, giày, nón,hoặc có thể may gia công quần áo cho các cơ sở sản xuất hàng may mặc tại tỉnh nhà. Đối với nam cũng tổ chức dạy nghề may , sửa xe, cơ khí để họ có thể đi tìm việc làm tại các khu công nghiệp và có tay nghề để có thể đi xuất khẩu lao động theo chủ trương của tỉnh đưa ra tại các nước Malaysia, Đài Loan,hoặc liên kết tìm việc cho họ trong các cơ sở chế biến thủy sản của tỉnh. Để người dân vừa đi học vừa đi lao động tạo ra thu nhập trong thời gian học nghề địa phương nên tổ chức các lớp học vào ban đêm để không làm mất thời gian trong lao động và sản xuất của người dân. 4.4.3. Tuyên truyền vận động người nghèo không nên sinh con nhiều, chỉ nên sinh từ 1 – 2 con. Hội phụ nữ của các khóm, ấp, phường xã cần tuyên truyền người dân bằng cách trò chuyện, tâm sự và chỉ ra tấm gương thực tế cho người dân thấy. Khi con đông thì không chỉ lo việc ăn mặc cho chúng mà còn phải lo việc học hành để chúng không như bản thân gia đình hiện tại. Ban thanh niên của địa phương phát những tờ bướm để tuyên truyền cho người dân biện pháp tránh thai và kế hoạch hóa gia đình. 4.4.4. Hỗ trợ vốn cho người nghèo. Theo như các cán bộ phụ trách chương trình XĐGN nhận định: Phần lớn số vốn hỗ trợ cho người dân, họ không biết cách sử dụng hay đầu tư không đúng chỗ 35 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG nên thường dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”. Do đó, nếu cứ tiếp tục hỗ trợ thì các hộ nghèo càng ỷ lại với số vốn đó mà không tích cực lao động Cho nên, hướng hỗ trợ vốn có thể đảm bảo số tiền không mất đi nhưng người dân lại có việc làm, đó là: Chính quyền địa phương kết hợp với Ngân hàng chính sách xã hội sẽ đồng ý cho các cơ sở SXKD vay vốn với điều kiện các cơ sở SXKD này đồng ý tiếp nhận một số người dân nghèo vào để dạy nghề và để họ làm việc ổn định trong các cơ sở đó 4.4.5. Hỗ trợ giáo dục nâng cao dân trí Thực hiện chính sách miễn học phí, các khoản đóng góp xây dựng trường lớp và hỗ trợ tiền mua dụng cụ học tập cho con em nghèo là trẻ tàn tật, mồ côi. Đối với con em hộ nghèo khác được miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp ở tất cả các cấp học thuộc hệ thống trường công lập và ngoài công lập. Cần tìm nguồn hỗ trợ từ những nhà hảo tâm, Chi hội phụ huynh tại các trường để con em hộ nghèo có cơ hội tiếp tục đeo đuổi việc học, việc mà tất cả mọi người đều có quyền đeo đuổi, đừng để các em nghĩ học quá sớm để đi làm thuê, làm mướn, đẩy xe, bán vé số. 4.4.6. Hỗ trợ nhà ở cho người nghèo Hiện nay, nhà tre lá tạm bợ của người dân nghèo TP Long Xuyên còn chiếm tỷ lệ cao 35,1% 10. Do đó, các tổ chức đoàn thể, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tại TP vận động mạnh thường quân trong các quỹ “Ngày vì người nghèo”, quỹ “Tấm lòng vàng” để hỗ trợ cho người nghèo về nhà ở hoặc các tổ chức này cùng với người dân địa phương kết hợp lại quyên góp, hỗ trợ tole, cây để cất , sửa nhà cho các hộ nhà lá, tạm bợ để họ có được chỗ ở kiên cố hơn. 4.4.7. Hỗ trợ điện, nước Đối với các hộ nghèo nằm ngoài khu vực điện khí hóa nông thôn, nước sạch vệ sinh môi trường. Chính quyền địa phương, cụ thể là các trưởng khóm, ấp tuyên truyền cho người dân hiểu về những thiệt hại do môi trường gây ra, ý thức bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng. Từ đó, huy động từ 10 – 15 hộ góp tiền lại để câu đồng hồ điện và đồng hồ nước, vì nếu 1 hộ/1đồng hồ điện và nước thì họ sẽ không có khả năng chi trả vì thu nhập rất thấp theo số liệu đã phân tích như trên. Do đó, huy động càng nhiều hộ dân thì việc điện khí hóa và nước sạch vệ sinh môi trường do Nhà nước hỗ trợ hay do người dân tự làm cũng đều có cùng một lợi ích như nhau. 4.4.8. Hỗ trợ người nghèo về y tế Tất cả các hộ nghèo đã được bình xét và thu thập số liệu tại các phường, xã đều được cấp thẻ bảo hiểm y tế trị giá 60.000 đồng với thời hạn một năm. Tại các phường, xã thường xuyên thông báo cho người dân biết về các thứ bệnh thường gặp vào những mùa khác nhau hay những thứ dịch bệnh lây truyền mang tính cấp thiết như hiện nay; Cúm gia cầm, lỡ mồm lông móng trên gia súc, cần phải chỉ cách nhận dạng và phòng ngừa cho người dân qua các phương tiện thông tin đại chúng như loa phát thanh hàng ngày. 36 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG 10 Phòng LĐTBXH Chương 5. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1.1. Thực trạng nghèo của hộ Người nghèo thường tập trung ở các vùng ven sông tại TP Long Xuyên, cho nên còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc sử dụng nước sạch và điện lưới quốc gia. Nghề nghiệp chính của người nghèo chủ yếu là làm thuê. Nên họ rất cần có một công việc ổn định, nếu công việc cứ bấp bênh thì họ không thể thoát nghèo bền vững. Số nhân khẩu bình quân trong hộ nghèo 4,33 người/hộ, trong đó số trẻ em dưới độ tuổi lao động phải tham gia vào lao động để kiếm sống chiếm đến 18,6% trên tổng hộ nghèo, dẫn đến tình trạng chi nhiều hơn thu trong đời sống hàng ngày làm cho họ luôn luôn thiếu hụt về mọi thứ. Trình độ học vấn của người nghèo rất thấp, số người không bằng cấp chiếm 5% tổng số người nghèo. Do trình độ còn thấp kém nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật vào việc trồng trọt còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế về mặt tính toán nên việc sử dụng tiền vay không đúng mục đích còn rất nhiều, dẫn đến tình trạng ăn trước trả sau thâm hụt mọi mặt làm cho cuộc sống đã nghèo càng thêm nghèo. Cũng do trình độ còn thấp nên việc sinh đẻ của người nghèo cũng không có kế hoạch, dẫn đến số người tham gia lao động kiếm tiền ít nhưng người ăn theo thì nhiều, chăm lo việc học cho con cái cũng không đến nơi đến chốn vì thu không đủ chi làm cho số trẻ em nghĩ học nữa chừng ngày càng tăng lên. Tuy có một số hộ chăm lo cho việc làm ăn để thoát nghèo nhưng một số lại trông chờ vào sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, họ ỷ lại vào sự giúp đỡ đó nên không chí thú làm ăn. Vấn đề sử dụng nước sông, rạch vẫn còn tiếp diễn vì nhận thức của người dân còn hạn chế nên rất dễ làm cho họ nhiễm các chứng bệnh về đường ruột, bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em và bệnh phụ khoa cho phụ nữ. 5.1.2. Đánh giá kết quả chương trình XĐGN tại TP Long Xuyên Theo đánh giá của BCĐ chương trình XĐGN cho thấy tỷ lệ hộ nghèo vào năm 2004 đã giảm xuống đáng kể còn 0,6% so với năm 2003 là 1,93%. Đây là một nỗ lực lớn của BCĐ và các cấp đoàn thể đã cố gắng nâng cao đời sống của người dân nghèo, cố gắng giúp họ thoát nghèo một cách bền vững. Tuy nhiên do áp dụng tiêu chí mới để xác định hộ nghèo thì vào năm 2005 đã tăng lên một cách đáng kể 6,49%. Một hướng đi đúng của BCĐ đã làm cho tỷ lệ hộ nghèo giảm đáng kể, vì đã giúp họ về mọi mặt như: giáo dục cho con em người nghèo, y tế sức khỏe, các lớp tập huấn kỹ thuật cho người trồng lúa,điều này đã làm cho bộ mặt của người nghèo thay đổi hẳn. Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế là người nghèo khi tiếp nhận các chương trình này lại ỷ vào nó nên không có sự phấn đấu tiếp theo để thoát nghèo. Bên cạnh đó BCĐ và các cấp đoàn thể cũng phải theo sát các hỗ trợ của mình để có những định hướng, sửa đổi, bổ sung kịp thời. 37 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG Tuy tỷ lệ người nghèo của TP Long Xuyên vào năm 2004 đã giảm nhưng tỷ lệ này lại tăng lên khá cao vào năm 2005. Cho nên rất cần sự nỗ lực phấn đấu của cả hai bên là BCĐ chương trình và người nghèo phải hợp tác, hỗ trợ cho nhau để làm giảm tỷ lệ ngheò cũng như giúp cho người nghèo thoát nghèo một cách bền vững. 5.2. Kiến nghị Sau đây là một vài kiến nghị đóng góp cho chương trình XĐGN, hy vọng nó sẽ góp phần hạn chế được tỷ lệ hộ nghèo trong những năm tới. 5.2.1. Xã hội - Tuyên truyền, vận động người dân sử dụng nước sạch để tránh các bệnh không đáng xảy ra, sử dụng nhà vệ sinh hợp lý để không bị ô nhiễm môi trường, kế hoạch hóa gia đình không nên sinh con nhiều để giảm bớt gánh nặng lo toan cho gia đình đối với chủ hộ. - BCĐ và các mặt trận đoàn thể địa phương nên chủ động, sáng tạo, cho người dân tiếp cận với các mô hình kinh tế của nông dân giỏi để giúp người dân thoát nghèo, như các mô hình: nuôi cá lóc, nuôi lươn không cần nhiều đất, trồng nấm bào ngư ít tốn kém nhưng lợi nhuận lại cao có thể tự bản thân họ tìm được đầu ra cho mình vì đây là những sản phẩm dễ bán tại các chợ và điều đặc biệt là nằm trong TP Long Xuyên lượng tiêu thụ này cũng khá cao. - Đối với công tác dạy nghề và giải quyết việc làm • Dạy các ngành nghề phù hợp với năng lực và tiềm năng phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn ngày nay • Hỗ trợ người dân về chuyển dịch cơ cấu sản xuất như trồng xen canh vụ lúa với vụ màu để tăng năng suất, tăng thu nhập có thể cải tạo được vùng đất canh tác của mình. • Cần có chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm kịp thời cho người dân vì họ chủ yếu làm thuê nên thu nhập rất bấp bênh không thường xuyên dễ làm cho họ thiếu hụt về vật chất và tinh thần. 5.2.2. Vốn - Thực hiện lồng ghép các dự án để tận dụng có hiệu quả nguồn vốn trong việc XĐGN, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn từ TW và từ bên ngoài hỗ trợ cho người nghèo - Các nhà nghiên cứu kinh tế-xã hội tỉnh cần phải có những đề án phát triển kinh tế cho người nghèo để kêu gọi sự đầu tư, hỗ trợ từ các nguồn vốn của quốc gia và nước ngoài. 5.2.3. Thị trường - Xây dựng và phát triển các chính sách thu hút đầu tư trong dân đặc biệt là các cơ sở sản xuất trong TP để góp phần giải quyết một lượng lao động là người dân nghèo tại địa phương. - Chính quyền địa phương cần tìm thêm thị trường cho người dân tham gia xuất khẩu lao động, ngoài những thị trường chủ yếu là Malaysia và Đài Loan như hiện nay cần phải hỗ trợ thêm về nguồn vốn để người dân có điều kiện 38 THỰC TRẠNG XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TP LONG XUYÊN – TỈNH AN GIANG tham gia vào các thị trường có thu nhập cao hơn, môi trường làm việc tốt hơn. 5.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng cho vùng nghèo Kết hợp nguồn vốn hỗ trợ và nguồn vốn trong dân từng bước hỗ trợ cho người dân tiếp cận với nguồn nước sạch, điện lưới quốc gia. Để làm được điều này, các cấp chính quyền địa phương cần phải triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi cho người dân tiếp cận với nguồn nước và điện lưới quốc gia. Cần lắp những ao, mương, những con rạch bị ô nhiễm để không ảnh hưởng đến đời sống của người dân. 5.2.5. Quản lý và thực hiện Củng cố, bổ sung thành viên BCĐ và từng bước bố trí mở rộng mạng lưới cộng tác viên ở cơ sở, tổ chức tập huấn cho các cán bộ về kỹ thuật nghiệp vụ để có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống của người dân nghèo. Hàng năm, kết hợp với công tác điều tra cập nhật hộ nghèo, tiến hành việc khảo sát thống kê tình hình lao động việc làm có danh sách, địa chỉ cụ thể để quản lý và phối hợp với các ngành và các tổ chức đoàn thể xây dựng kế hoạch cùng với các giải pháp để thực hiện đề án đào tạo nghề, giải quyết việc làm. Chính quyền địa phương cần có chính sách rõ ràng hơn trong việc xác định hộ nghèo. Phải khách quan bình chọn theo các tiêu chí đã đề ra và phải bình chọn công khai trước mặt dân. Bên cạnh đó, trong công tác quản lý phải thường xuyên cập nhật, phân loại hộ nghèo theo 3 nhóm A-B-C để có chính sách khuyến khích hộ thoát nghèo cho phù hợp với thực tế. Đặc biệt chú ý những hộ có người già lớn tuổi sống neo đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi cần xem xét đưa vào đối tượng hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng. 39 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tỷ lệ hộ nghèo TP Long Xuyên qua các năm Đơn vị Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Mỹ Long 0,46 0,00 3,33 Mỹ Bình 1,35 0,73 4,89 Mỹ Xuyên 2,14 0,86 4,99 Đông Xuyên 4,51 Mỹ Phước 1,14 0,40 5,81 Mỹ Quý 0,86 0,00 8,66 Bình Khánh 2,65 0,88 8,09 Bình Đức 2.31 0,71 9,25 Mỹ Thới 1,89 0,78 4,84 Mỹ thạnh 2,48 0,81 4,81 Mỹ Hòa 3,39 0,73 9,49 Mỹ Khánh 1,32 0,00 8,88 Mỹ Hòa Hưng 1.73 0,55 6,63 (Nguồn: Phòng LĐTBXH) Ghi chú: Phường Đông Xuyên được tách ra từ phường Mỹ Xuyên vào năm 2005 a Phụ lục 2: Đánh giá của người dân nghèo về thụ hưởng các chương trình Các biến Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 Tổng cộng 1.Tình hình giáo dục 1 22 26 35 2 100 2. Giao thông nông thôn 3. Chợ nông thôn 4. Thủy lợi nội đồng 5. Chương trình khuyến nông, lâm, ngư, bảo vệ thực vật 10 3 13 6. Y tế và sức khỏe cộng đồng 8 25 27 40 100 7. Nước sạch nông thôn 45 50 5 100 8. Điện thấp sáng 47 38 15 100 9. Sự quan tâm và kết hợp của chính quyền địa phương với người dân 25 61 14 100 10. Có thường xuyên nhận được thông tin của Nhà nước 36 59 5 100 11. Được học nghề 37 59 3 1 100 12. Được địa phương giới thiệu việc làm 40 55 5 100 13. Được các tổ chức (CLB khuyến nông, Hội phụ nữ, đoàn thanh niên,) quan tâm 45 45 10 100 14. Được các dự án, chương trình tổ chức hỗ trợ vốn 54 43 3 100 15. Tổ chức xúc tiến thương mại của Nhà nước (bao tiêu sản phẩm, hợp đồng bao tiêu sản phẩm) 16. Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật 7 2 9 b 17. Được trợ giá, trợ cước 18. Được hỗ trợ nhà ở, tình thương, tình nghĩa 19. Được hỗ trợ kịp thời khi thiên tai (lũ lụt, hạn hán,) 10 40 50 100 20. Được hỗ trợ đất canh tác, sản xuất nông nghiệp Phụ lục 3: Kết quả chạy hàm hồi quy tương quan  Kết quả chạy hàm hồi quy tuyến tính lần 1 ANOVA(b) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression Residual Total 9531921832980.66 5 1906384366596.132 27.166 .000(a) 6596582167019.34 94 70176406032.121 16128504000000.0 99 a Predictors: (Constant), chiphi, ttld, nnghiep, gioi tinh, trdo b Dependent Variable: tnhap Coefficients(a) a Dependent Variable: thu nhập  Kết quả chạy hàm hồi quy tuyến tính lần 2 c Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients B Std.Eror Beta t Sig. 1 (Constant) 169324.415 128419.753 1.319 .191 ttld -24408.796 52033.313 -.032 -.469 .640 gioi tinh 80587.418 60104.603 .102 1.341 .183 trdo 357476.374 69134.647 .441 5.171 .000 nnghiep 186663.981 77753.549 .204 2.401 .018 chiphi .395 .098 .280 4.036 .000 ANOVA(b) Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression Residual Total 9363146054861.92 3 3121048684953.974 44.287 .000(a) 6765357945138.08 96 70472478595.189 16128504000000.0 99 a Predictors: (Constant), chi tieu, trdo, nghe nghiep b Dependent Variable: thu nhập Coefficients(a) a Dependent Variable: thu nhập d Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients B Std.Eror Beta t Sig. 1 (Constant) 137085.958 88299.433 1.553 .124 trdo 374497.869 68328.464 .462 5.481 .000 nnghiep 216002.192 74989.502 .236 2.880 .005 chiphi .401 .098 .284 4.112 .000 Phụ lục 4: Biên bản hội nghị bình xét hộ nghèo CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc TỉnhHuyện XãThôn. BIÊN BẢN HỘI NGHỊ BÌNH XÉT HỘ NGHÈO Hội nghị họp vào hồi: ...... giờ ..........phút đến ............ giờ ...........phút ngày ....... tháng..........năm ..................... Địa điểm: ...................................................................................................................... Đại diện Đảng ủy, Ủy ban nhân dân và Ban xóa đói giảm nghèo xã gồm có: 1 ..................................................................................................................................... 2 ..................................................................................................................................... Số hộ gia đình đại diện có mặt:...................................................................................hộ Chủ tọa hội nghị:............................................................................................................. Thư ký hội nghị:.............................................................................................................. Nội dung họp: 1. Toàn thể hội nghị nghe Ông, Bà là Trưởng thôn nêu yêu cầu xác nhận các hộ thuộc diện nghèo. 2. Nghe các hộ trình bày mức thu nhập bình quân và tự xếp loại mức sống của gia đình mình. 3. Sau khi nghe ý kiến của các hộ đại diện, Hội nghị đã thống nhất xác nhận những hộ sau đây thuộc diện nghèo: STT Họ và tên chủ hộ Hộ rất nghèo (đói) Hộ nghèo 1 2 3 4 1 2 .. Tổng số: Có hộ nghèo, trong đó: ............ hộ đói, .........hộ nghèo Biên bản này được lập thành 2 bản có giá trị như nhau: 1 bản lưu tại thôn, 1 bản gửi Ban Xóa đói giảm nghèo xã. THƯ KÝ CHỦ TỌA (Ghi họ tên và chữ ký) (Ghi họ tên và chữ ký) e Phụ lục 5: Phiếu kê khai hộ gia đình Tỉnh:..................... Mã khu vực Huyện, thị xã:....... 1. Thành thị Xã:........................ 2. Nông thôn đồng bằng Xóm, thôn, bản..... 3. Nông thôn miền núi Số thứ tự hộ.......... Phần I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH 1. Chủ hộ (khoanh tròn vào mã số tương ứng) Họ và tên chủ hộ:.......... Tuổi: .........1. Nam .............. 2. Nữ ............................ Văn hóa (lớp/hệ):..................................Dân tộc....................................................... Số CMND:............................................................................................................... 2. Danh sách các thành viên trong hộ gia đình STT Họ và tên (ghi theo thứ tự từ người cao tuổi nhất đến thấp nhất) Giới tính Nam=1 Nữ=2 Quan hệ với chủ hộ Tuổi Trình độ học vấn (lớp/hệ) Tình trạng đi học của những người từ 6 tuổi trở lên*(ghi mã số theo chú thích cuối biểu) 1 2 3 4 5 6 7 1 2 3 4 5 *Chú thích cột 7: 1. Chưa từng đi học; 2. Đang đi học; 3. Bỏ học, thôi học 3. Phân loại hộ theo diện chính sách (khoanh tròn vào số tương ứng) 1. Hộ thuộc diện chính sách người có công 2. Hộ thuộc diện chính sách xã hội 3. Hộ không thuộc 2 loại trên f PHIẾU KÊ KHAI HỘ GIA ĐÌNH Phần II. THU NHẬP CỦA HỘ TRONG NĂM. Nguồn thu nhập Diện tích (m2) Tổng thu Số lượng Đơn giá (1.000đ) Thành tiền (1.000đ) Chi phí sản xuất, thuế và phí (1.000đ) Thu nhập thuần túy (1.000đ) 1 2 3 4 5 6 7 8=(6-7) A Trồng trọt A1 Cây hàng năm Lúa Ngô Khoai Sắn Đậu các loại Rau các loại Các loại khác A2 Cây lâu năm Cây công nghiệp Cây lâm nghiệp Cây ăn quả Cây lâu năm khác Sản phẩm phụ từ trồng trọt B Chăn nuôi Thịt lơn hơi g Trâu, bò Gia súc, gia cầm Thu khác C Đánh bắt nuôi trồng, chế biến thủy hải sản Cá Tôm Sản phẩm chế biến Thu khác D Các nghề phi nông nghiệp dịch vụ E Tiền lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội thường xuyên F Các khoản thu khác G Cộng Thu nhập bình quân đầu người/năm:.1.000đ Thu nhập bình quân đầu người/năm bằng tổng thu nhập thuần túy (số tương ứng cột 8 dòng G) Thu nhập bình quân đầu người/tháng:1.000đ (Thu nhập bình quân đầu người/tháng bằng thu nhập bình quân đầu người/năm chia cho 12) h Phần III. GIÁ TRỊ TÀI SẢN CỦA HỘ 1. Tài sản Đơn vị: 1.000đ Loại tài sản Giá trị hiện tại 1. Nhà ở 2. Công trình phụ 3. Chuồng trại 4. Đồ dùng gia đình (radio, xe đạp, xe máy, tủ, giường,) 5. Công cụ sản xuất 6. Ruộng vườn (giá chuyển nhượng quyền sử dụng) 7. Nguyên vật liệu (gạch ngói, gỗ, xi măng, sắt thép,) 8. Các loại tài sản khác Tổng cộng giá trị tài sản Giá trị tài sản bình quân đầu người ................................................................ . . . . . . . . . 2. Loại nhà ở (khoanh tròn vào số tương ứng) 1. Nhà kiên cố (nhà xây, mái bằng) 2. Nhà bán kiên cố (xây lợp ngói, nhà gỗ) 3. Nhà dột nát (tranh tre, vách nứa, nhà tạm) 4. Không có nhà, phải thuê hoặc ở nhờ. Phần IV. NHỮNG THÔNG TIN KHÁC 1. Đất đai của hộ Loại đất Thuộc quyền sở hữu của hộ (m2) Đất thuê (m2) I. Đất nông nghiệp (1+2+3+4) ............ 1. Đất trồng cây lâu năm.... 2. Đất trồng cây hàng năm. 3. Mặt nước nuôi trồng thủy hải sản.. 4. Đất nông nghiệp khác . . . . . . i II. Đất lâm nghiệp được giao quyền sử dụng (1+2) 1. Đồi rừng, rừng khoanh nuôi, rừng trồng... 2. Đất trống, đồi núi trọc Tổng (I+II)... . . . 2. Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thu nhập và tình hình nghèo đói của hộ (khoanh tròn vào số tương ứng) 1. Thiếu kinh nghiệm làm ăn 6. Có người mắc tệ nạn xã hội/lười lao động 2. Thiếu lao động 7. Tai nạn, rủi ro 3. Thiếu vốn 8. Có người ốm đau,tàn tật, già cả không có khả 4. Thiếu đất sản xuất năng lao động 5. Đông người ăn theo (chỉ ghi từ 1 đến 2 nguyên nhân chính) 3. Phân loại của Ban Xóa đói giảm nghèo thôn, bản 3.1. Phân loại thu nhập của hộ (khoanh tròn vào số tương ứng) 1. Dưới 80.000 đ 4. Từ 151.000-200.000 đ 2. Dưới 100.000 đ 5. Từ 201.000-250.000 đ 3. Dưới 150.000 đ 6. Từ 250.000 đ trở lên 3.2. Phân loại hộ nghèo theo chuẩn quy định (khoanh tròn vào số tương ứng) 1. Nghèo 2. Không nghèo Ngàythángnăm TRƯỞNG BAN XÓA ĐÓI TRƯỞNG THÔN CHỦ HỘ GIẢM NGHÈO (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên) j Phụ lục 6: Bảng câu hỏi phỏng vấn BẢNG CÂU HỎI NHỮNG VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC NGHÈO ĐÓI CỦA NGƯỜI DÂN TP.LONG XUYÊN Phần I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH. 1. Chủ hộ Họ và tên:. ................................................................................................................ Trình độ học vấn:. ............................................................Dân tộc:........................... 2. Phân loại hộ  Thuộc diện chính sách người có công  Thuộc diện chính sách xã hội  Thuộc diện già cả mất sức  Thuộc diện khác 3. Ngành nghề chính của hộ  Nông, lâm thuỷ sản  CN-TMại dịch vụ  Làm thuê, mướn  Vận tải  Nghề khác 4. Hoạt động sản xuất, ngành nghề và dịch vụ khác của hộ đã và có thể làm a. Ông, bà cho biết trong gia đình có những ai đang có việc làm ở các công ty, cơ sở sản xuất, doanh nghiệpở địa phương đang sống không? a1. Nếu không, tại sao?  Không có tay nghề  Không có doanh nghiệp nào ở địa phương  Không có ai thuê mướn  Lý do khác a2. Nếu có bao nhiêu người trong gia đình người/hộ. b. Xin ông (bà) cho biết trong gia đình có những ai đang có việc làm ngoài địa phương ? Làm gi ? Lý do tại sao ? .............................................................................................................................. k ............................................................................................................................... b1. Nếu có bao nhiêu người/hộ b2. Loại công việc  Công nhân các nhà máy, XN  Làm mướn nông nghiệp ở nơi khác  Làm phu hồ, bóc vác, bán vé số  Phụ buôn bán  Đi theo các ghe buôn b3. Lý do chọn công việc làm xa này  Ở địa phương không có việc làm Thu nhập cao hơn  Nhà không có đất sản xuất  Tận dụng thời gian lao động nhà rỗi  Do bạn bè người thân rủ theo Phần II. THU NHẬP CỦA HỘ TRONG NĂM QUA. Ngành sản xuất Chi phí/năm (1000đ) Thu nhập/năm (1000đ) Thời gian thu nhập trong năm (âm lịch) Tháng 1-3 Tháng 4-6 Tháng 7-9 Tháng 10-12 TRỒNG TRỌT Cây hàng năm Lúa Ngô Khoai Sắn Đậu Rau Các loại khác Cây lâu năm Cây ăn quả Sản phẩm phụ từ l trồng trọt CHĂN NUÔI Thịt heo hơi Trâu, bò Gia súc, gia cầm Thu khác ĐÁNH BẮT NUÔI TRỒNG, CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN Cá Tôm Sản phẩm chế biến Thu khác Các nghề phi nông nghiệp, dịch vụ Tiền lương, phụ cấp, trợ cấp xã hội thường xuyên. Các khoản thu khác Cộng  Nguồn thu nhập của hộ Thu từ tiền thưởng:. .......................................................................đồng/năm Thu từ tiền trợ cấp của Chính Phủ:................................................ đồng/năm Thu từ tiền được tặng, quà biếu:.................................................... đồng/năm Thu từ các loại khác:......................................................................đồng/năm m Phần III. VIỆC CHI TIÊU CỦA HỘ (/tháng ) Ông (bà) thường chi cho việc gì nhiều nhất  Đi lại ...................................................................................(...đồng/tháng)  May mặc, giày dép, mũ nón............................................. (.đồng/tháng)  Điện, nước.........................................................................(.đồng/tháng)  Y tế....................................................................................(.đồng/tháng)  Giáo dục............ ................................................................(.đồng/tháng)  Lương thực thực phẩm...................................................... (.đồng/tháng)  Vui chơi, giải trí ................................................................(.đồng/tháng)  Khác.................. ................................................................(.đồng/tháng) ........................... Phần IV. VẤN ĐỀ VỐN VAY 1. Ông (bà) hiện có vay vốn không ?......... Có  ; Không  a. Nếu không, lý do không: ............................................................................................................................ b. Nếu có xin cho biết Nguồn vay hiện có từ Số tiền vay ( 1000 đ ) Lãi suất vay ( % ) Thời gian vay ( tháng ) Ghi chú 1.Ngân hàng chính sách 2.Ngân hàng nông nghiệp 3.Hội Phụ Nữ, Nông Dân 4.Khác c. Ông (bà) gặp khó khăn gì liên quan đến việc vay vốn: ............................................................................................................................ .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. d. Ông (bà) đánh giá chương trình này như thế nào................................................. n .................................................................................................................................. 2. Nguyên nhân chính ảnh hưởng đến thu nhập và tình hình nghèo đói của hộ a. Thiếu kinh nghiệm làm ăn b. Thiếu lao động c. Đông người ăn theo d. Thiếu vốn e. Thiếu đất sản xuất f. Tai nạn, rủi ro g. Có người ốm đau, tàn tật,già cả không có khả năng lao động ( Khoanh tròn từ 1 đến 2 nguyên nhân chính ) Phần V. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THỤ HƯỞNG CỦA NGƯỜI NGHÈO ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH XĐGN Các biến đầu vào Mức độ 1 2 3 4 5 1. Tình hình giáo dục 2. Giao thông nông thôn 3. Chợ nông thôn 4. Thủy lợi nội đồng 5. Chương trình khuyến nông,lâm,ngư,bảo vệ thực vật 6. Y tế và sức khỏe cộng đồng. 7. Nước sạch nông thôn 8. Được hỗ trợ điện thấp sáng/sinh hoạt 9. Sự quan tâm và kết hợp của chính quyền địa phương với người dân 10. Có thường xuyên nhận được thông o tin của Nhà Nước 11. Được học nghề 12. Được địa phương giới thiệu việc làm 13. Được các tổ chức (CLB khuyến nông, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,) quan tâm 14. Được các dự án/chương trình, tổ chức hỗ trợ vốn 15. Tổ chức xúc tiến thương mại của Nhà Nước ( bao tiêu sản phẩm, hợp đồng bao tiêu sản phẩm ) 16. Tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật 17. Được trợ giá, trợ cước 18. Được hỗ trợ nhà ở, tình thương, tình nghĩa 19. Được hỗ trợ kịp thời khi thiên tai ( hạn hán, lũ lụt,) 20. Được hỗ trợ đất canh tác ( sản xuất) nông nghiệp Mức độ thụ hưởng của người nghèo theo thang điểm từ 1 đến 5 1. Rất ít 2. Ít 3. Trung bình 4. Nhiều 5. Rất nhiều Theo ông (bà) trong thời gian tới Nhà nước và Chính quyền địa phương cần phải làm gì để ông (bà) có điều kiện thuận lợi hơn để thoát nghèo  Nhà nước .................................................................................................................. .................................................................................................................................. ..........................................................................................................................................  Chính quyền địa phương............................................................................................ .......................................................................................................................................... p q TÀI LIỆU THAM KHẢO  1. Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội của TP Long Xuyên năm 2005 và định hướng thực hiện năm 2006. 2. Ths. Từ Văn Bình. 2005. Đề tài phân tích hiện trạng nghèo đói và đánh giá sự tác động của chương trình XĐGN đến đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Sóc Trăng. Đề tài nghiên cứu cấp Bộ. Khoa Kinh Tế. Trường Đại học Cần Thơ. 3. Bảng tổng hợp biến động hộ nghèo giai đoạn 2000-2005 của phòng Lao Động Thương Binh Xã Hội TP Long Xuyên. 4. Số liệu thống kê năm 2001 – 2005 của phòng thống kê TP Long Xuyên. 5. Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện chương trình XĐGN & VL giai đoạn 2001-2005 và kế hoạch thực hiện giai đoạn 2006-2010 của TP Long Xuyên. 6. Báo cáo tổng kết tình hình XĐGN & VL xã Mỹ Hòa TP Long Xuyên. 7. Tài liệu tạp huấn cán bộ XĐGN phường, xã. A

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfXT1158.pdf
Tài liệu liên quan