Khóa luận Ứng dụng phép đo phổ F-AAS phân tích lượng vết Cu, Pb trong tỏi tươi và các chế phẩm từ tỏi

Với đề tài nghiên cứu ứng dụng phép đo phổ F-AAS phân tích lượng vết Cu, Pb trong tỏi tươi và các chế phẩm từ tỏi, chúng tôi đã đạt được các kết quả sau: 1. Chọn được các điều kiện thực nghiệm đo phổ phù hợp với việc xác định Cu, Pb trong tỏi và một số thuốc từ tỏi. 2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và chọn nền phù hợp cho phép đo F-AAS xác định Cu, Pb. 3. Xác định khoảng tuyến tính của Cu, Pb. 4. Đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo F-AAS. 5. Nghiên cứu xử lý mẫu. 6. Xây dựng một qui trình phân tích Cu, Pb trong tỏi bằng kỹ thuật F-AAS. 7. Tiến hành xác định hàm lượng Cu, Pb trong 4 mẫu tỏi và thuốc từ tỏi theo qui trình đã chọn. Từ kết quả thu được, chúng tôi thấy rằng kỹ thuật F-AAS là một kỹ thuật thích hợp để phân tích lượng vết các nguyên tố Cu, Pb trong các đối tượng sinh học với nhiều ưu điểm: phân tích nhanh, hàng loạt, tốn ít mẫu, có độ nhạy, độ chính xác và lặp lại tương đối cao, ít bị ảnh hưởng của thành phần mẫu, dễ dàng áp dụng ở Việt Nam. Hy vọng rằng những nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần vào việc ứng dụng kỹ thuật AAS để xác định nguyên tố vi lượng trong các đối tượng sinh học phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng lương thực, thực phẩm, đồ uống nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và góp phần vào việc nghiên cứu sử dụng tỏi làm nguyên liệu sản xuất các loại thuốc.

doc59 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1338 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Ứng dụng phép đo phổ F-AAS phân tích lượng vết Cu, Pb trong tỏi tươi và các chế phẩm từ tỏi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(HCL) của các nguyên tố Cu, Pb . * Hoá chất : - Dung dịch chuẩn Cu, Pb 1000 ppm trong HNO3 2%. - Các axit đặc HCl 36% , HNO3 65% loại Specpure (Merck). - Các dung dịch nền: NH4Ac 10%, NH4Cl 10% , NaAc 10% và LaCl3 10% loại pA. - Các dung dịch gốc của các kim loại Na, K, Ca, Mg, Al, Fe, Mn, Cd, Zn, Co, Ni, ... loại pA. - Dung dịch H2O2 30% loại Specpure (Merck). Tất cả các loại hoá chất pA đều được kiểm tra lại bằng phép đo F-AAS, nếu có vết Cu và Pb thì phải chiết để loại bỏ bằng dung môi CCl4 có thuốc thử tạo phức APDC (Amoni Pirolydin Dithio Cacbamat). * Dụng cụ : - Pipet các loại 1, 5, 10 mL ; micropipet 200, 1000 mL . - Bình định mức 25, 50, 100 mL. - Bình Kendan. - Cốc thuỷ tinh chịu nhiệt , ống đong, phễu chiết, chén nung, ... Phần III Kết quả nghiên cứu và bàn luận 3.1.Khảo sát các điều kiện đo phổ của Cu và Pb Để quá trình phân tích đạt kết quả tốt, việc nghiên cứu để phát hiện và chọn các thông số đo phù hợp với mục đích phân tích định lượng các nguyên tố vi lượng trong mỗi đối tượng mẫu là một công việc hết sức cần thiết và quan trọng trong kỹ thuật F-AAS . 3.1.1.Chọn vạch đo Khi nguyên tử của một nguyên tố ở trạng thái tự do, nó có khả năng hấp thụ các bức xạ có bước sóng nhất định ứng đúng với các tia bức xạ mà nó phát ra trong quá trình phát xạ . Nhưng nguyên tử không hấp thụ tất cả các bức xạ đó, quá trình hấp thụ chỉ xảy ra đối với các vạch phổ nhậy, đặc trưng của nguyên tố. Do đó chúng ta phải khảo sát để chọn được những bước sóng (vạch đo) có độ nhạy, độ hấp thụ lớn nhất và tránh được sự chen lấn của vạch phổ các nguyên tố khác. Theo W.J.Price [25], Cu và Pb có các vạch phổ đặc trưng tương ứng với độ nhạy và cường độ hấp thụ như trong bảng 1: Bảng 1. Các vạch phổ đặc trưng của Cu và Pb Cu Pb l (nm) Độ nhạy (ppm) Cường độ Hấp thụ l (nm) Độ nhạy (ppm) Cường độ Hấp thụ 324,8 0,025 0,74 217,0 0,08 0,39 327,4 0,050 0,38 283,3 0,2 0,21 217,9 0,10 0,011 216,4 3,2 - 216,5 0,15 - 368,4 8,0 - 222,6 0,50 0,004 Với yêu cầu xác định vi lượng, chúng tôi chọn vạch phổ của Cu là 324,8 nm và của Pb là 217,0 nm vì các vạch phổ này cho độ nhạy và độ hấp thụ cao nhất . Tuy nhiên, trong mẫu phân tích thường tồn tại các nguyên tố khác có vạch phổ gần với vạch phổ nhạy của nguyên tố cần xác định. Mặc dù các vạch phổ này không nhạy, nhưng do nồng độ lớn nên chúng có thể chen lấn các vạch phân tích làm cho việc đo cường độ vạch phổ phân tích rất khó khăn và thiếu chính xác. Do đó ta phải khảo sát xem có sự ảnh hưởng của các nguyên tố có vạch phổ gần với vạch phổ của nguyên tố phân tích không. Kết quả khảo sát được chỉ ra ở bảng 3 và 4 : Bảng 2. Các nguyên tố có vạch phổ gần với vạch phổ phân tích của Cu và Pb [32] Nguyên tố Đối với Cu (l = 324,8 nm) Đối với Pb(l = 217,0 nm) Fe Mn Co Fe Ni Vạch phổ (nm) 324,739 324,754 324,700 216,995 217,006 Bảng 3. ảnh hưởng của Fe, Mn, Co đối với Cu Mẫu HpicTB (cm) Sai số (%) Cu 1ppm 1,68 0 Cu 1ppm + Fe 5ppm 1,63 2,98 Cu 1ppm + Fe 10ppm 1,67 0,59 Cu 1ppm + Mn 5ppm 1,63 2,98 Cu 1ppm + Mn 10ppm 1,65 1,78 Cu 1ppm + Co 5ppm 1,65 1,78 Cu 1ppm + Co 10ppm 1,65 1,78 Cu 1ppm + Fe, Mn, Co (5ppm) 1,67 0,59 Cu 1ppm + Fe, Mn, Co (10ppm) 1,68 0 Bảng 4. ảnh hưởng của Fe, Ni đối với Pb Mẫu HpicTB (cm) Sai số (%) Pb 2ppm 1,08 0 Pb 2ppm + Fe 5ppm 1,12 3,70 Pb 2ppm + Fe 10ppm 1,13 4,62 Pb 2ppm + Ni 5ppm 1,10 1,85 Pb 2ppm + Ni 10ppm 1,08 0 Pb 2ppm + Fe, Ni (5ppm) 1,10 1,85 Pb 2ppm + Fe, Ni (10ppm) 1,08 0 Kết quả thực nghiệm trong bảng 3 và 4 cho thấy tại các vạch phổ đã chọn của các nguyên tố cần phân tích không bị ảnh hưởng bởi các nguyên tố khác trong mẫu có vạch phổ gần vạch phổ phân tích. 3.1.2. Chọn khe đo của máy quang phổ Chùm tia phát xạ cộng hưởng của nguyên tố cần xác định sau khi đi qua môi trường hấp thụ sẽ hướng vào khe đo của hệ thống đơn sắc và vào hệ chuẩn trực, rồi được phân ly để chọn một tia cần đo. Như vậy chùm sáng đa sắc được chuẩn trực, phân ly và sau đó chỉ một vạch phổ cần đo được hướng vào khe ra của bộ đơn sắc và tác dụng vào nhân quang điện sinh ra tín hiệu đo để xác định cường độ vạch phổ hấp thụ. Do đó khe đo của máy phải được chọn cho từng vạch phổ sao cho tín hiệu đủ nhạy, đạt độ ổn định cao và loại bỏ được những vạch phổ cản trở hai bên cạnh vạch phổ nghiên cứu, làm sao chỉ cho vừa đủ độ rộng vạch phổ cần đo vào khe đo là tốt nhất. Với các nguyên tố Cu, Pb người ta thường chọn khe đo là 0,5 nm vì với khe này 100% diện tích pic của vạch phổsẽ nằm gọn trong khe đo. 3.1.3. Khảo sát chọn cường độ đèn Catot rỗng (HCL) Cường độ dòng làm việc của đèn HCL có liên quan chặt chẽ với cường độ hấp thụ của vạch phổ. Dòng điện qua đèn của mỗi nguyên tố là khác nhau và mỗi đèn có một dòng giới hạn cực đại Imax . Đèn HCL làm việc tại mỗi chế độ dòng nhất định sẽ cho chùm sáng có cường độ nhất định và mỗi sự dao động về cường độ dòng của đèn đều làm ảnh hưởng đến cường độ chùm tia sáng phát xạ của đèn. Do đó trong mỗi phép đo cụ thể phải chọn một giá trị cường độ dòng phù hợp và giữ cố định trong suốt quá trình đo. Theo lý thuyết và thực nghiệm của thực tế phân tích theo kỹ thuật AAS, chỉ nên dùng cường độ dòng trong vùng từ 60-85% Imax ghi trên thân đèn là tốt nhất. Với các đèn HCL của nguyên tố Cu ( Imax = 15mA), Pb ( Imax= 10mA), khảo sát chiều cao pic hấp thụ của Cu 1ppm và Pb 2ppm (trong nền HCl 1%) tại các cường độ dòng đèn khác nhau ta có kết quả như sau (bảng 5 và 6): Bảng 5. Khảo sát ảnh hưởng của cường độ dòng đèn HCL đến chiều cao pic hấp thụ của Cu IHCL (mA) 9 (60% Imax) 10 (67%Imax) 11 (73% Imax) 12 (80% Imax) 13 87% Imax) Hpic (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,75 1,75 1,70 1,65 1,70 1,70 1,65 1,65 1,65 1,65 1,60 1,65 1,60 1,60 1,65 TB 1,73 1,68 1,65 1,63 1,62 Bảng 6. Khảo sát ảnh hưởng của cường độ dòng đèn HCL đến chiều cao pic hấp thụ của Pb IHCL(mA) 6 (60% Imax) 7 (70% Imax) 8 (80% Imax) 9 (90% Imax) H-pic (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,25 1,25 1,30 1,30 1,25 1,25 1,25 1,25 1,25 1,25 1,20 1,25 TB 1,27 1,27 1,25 1,23 Kết quả cho thấy, tại cường độ dòng I = 11 mA (73%Imax) đối với đèn HCL của Cu và I = 8 mA (80% Imax) đối với đèn HCL của Pb, phép đo có độ nhạy và độ ổn định cao. Do đó chúng tôi chọn các thông số này cho toàn bộ quá trình nghiên cứu. 3.1.4. Chọn các điều kiện ghi phổ Do cường độ vạch phổ hấp thụ được ghi dưới dạng pic, chiều cao của pic tỷ lệ thuận với cường độ hấp thụ hay nồng độ chất phân tích, nên ta phải chọn các thông số máy ghi sao cho pic thu được có độ nhạy và độ ổn định cao. *Thế ghi: Chiều cao pic hấp thụ cuả nguyên tố phân tích phụ thuộc vào thế ghi của máy ghi. Nếu nồng độ chất phân tích nhỏ, ta phải giảm thế ghi để tăng độ nhạy và ngược lại, nếu nồng độ chất phân tích lớn, ta tăng thế ghi. Tuy nhiên độ nhạy càng cao thì độ ổn định lại giảm. Để phù hợp với phép xác định Cu, Pb, chúng tôi chọn thế ghi là 10 mV, vì tại thế ghi này pic hấp thụ cho độ ổn định cao đồng thời có chiều cao vừa đủ cho việc định lượng. *Tốc độ giấy: Độ rộng của pic phụ thuộc vào thời gian đo và tốc độ giấy, do đó để thu được pic cân đối, ổn định, đồng thời tiết kiệm mẫu và tiết kiệm giấy, chúng tôi chọn tốc độ giấy là 30 mm/phút và thời gian đo khoảng 5 giây. 3.2. Khảo sát các điều kiện nguyên tử hóa mẫu Nguyên tử hoá mẫu là công việc quan trọng nhất của phép đo F-AAS, quá trình này thực hiện tốt hay không đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả đo. Do đó , muốn đạt được kết quả chính xác, chúng ta cần phải khảo sát, phát hiện và chọn các điều kiện nguyên tử hoá phù hợp nhất cho từng nguyên tố cần phân tích trong mỗi loại mẫu cụ thể [1]. 3.2.1. Khảo sát chiều cao của đèn nguyên tử hoá mẫu Khảo sát, chọn chiều cao ngọn lửa phù hợp của đèn nguyên tử hóa để thu tín hiệu AAS của mỗi nguyên tố là một điều kiện quan trọng giúp loại trừ các yếu tố ảnh hưởng, nhằm thu được các tín hiệu có độ ổn định và độ nhạy cao. Nhiệt độ là một thông số đặc trưng của ngọn lửa đèn khí, nó là yếu tố quyết định hiệu suất nguyên tử hoá mẫu. Mà nhiệt độ ngọn lửa lại thay đổi theo từng vùng, vùng trung tâm ngọn lửa có nhiệt độ cao, thường không màu hoặc có màu xanh nhạt, tại đó mật độ các nguyên tử cao và ảnh hưởng của các nguyên tố khác là thấp. Do đó trong phép đo F-AAS, ta chọn vùng này để thu chùm sáng hấp thụ của nguyên tố phân tích. Với mỗi phép đo xác định Cu, Pb, ta phải khảo sát chọn một chiều cao thích hợp của đèn. Chúng tôi chuẩn bị các dung dịch Cu, Pb có nồng độ khác nhau trong nền HCl 1% và đo cường độ hấp thụ của chúng ở những độ cao từ 0- 10 mm của đèn nguyên tử hoá mẫu, kết quả khảo sát được chỉ ra trong bảng 7 và 8. Bảng 7. ảnh hưởng của chiều cao đèn NTH mẫu đến pic hấp thụ của Cu CCu (ppm) H-pic (cm) H-burner (mm) 0 2 4 5 6 8 10 0,5 Lần 1 Lần 2 Lần 3 0,60 0,60 0,60 0,60 0,60 0,65 0,75 0,75 0,75 0,80 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85 0,85 0,80 0,85 0,80 0,80 0,80 TB 0,60 0,62 0,75 0,83 0,85 0,82 0,80 1 Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,35 1,35 1,40 1,60 1,60 1,55 1,65 1,65 1,65 1,75 1,75 1,75 1,70 1,70 1,75 1,70 1,65 1,70 1,65 1,65 1,70 TB 1,37 1,58 1,65 1,75 1,72 1,68 1,67 2,5 Lần 1 Lần 2 Lần 3 3,35 3,35 3,40 3,55 3,55 3,50 3,85 3,85 3,80 4,20 4,20 4,20 4,20 4,25 4,25 4,20 4,20 4,15 4,15 4,10 4,10 TB 3,37 3,53 3,83 4,20 4,23 4,18 4,12 5 Lần 1 Lần 2 Lần 3 6,75 6,65 6,70 7,90 7,80 7,85 8,35 8,25 8,30 8,20 8,20 8,15 8,25 8,15 8,30 7,90 7,80 7,85 8,05 8,00 8,05 TB 6,70 7,85 8,30 8,18 8,23 7,85 8,03 Bảng 8. ảnh hưởng của chiều cao đèn NTH mẫu đến pic hấp thụ của Pb CPb (ppm) H-pic (cm) H-burner (mm) 0 2 4 5 6 8 10 1 Lần 1 Lần 2 Lần 3 0,35 0,35 0,35 0,40 0,45 0,40 0,65 0,60 0,60 0,65 0,70 0,70 0,70 0,70 0,70 0,75 0,80 0,70 0,80 0,80 0,70 TB 0,35 0,42 0,62 0,68 0,70 0,75 0,77 2 Lần 1 Lần 2 Lần 3 0,80 0,80 0,85 1,15 1,10 1,10 1,30 1,30 1,25 1,40 1,40 1,40 1,40 1,55 1,50 1,45 1,40 1,40 1,40 1,45 1,45 TB 0,82 1,12 1,28 1,40 1,48 1,42 1,43 5 Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,05 2,05 2,00 2,25 2,25 2,20 2,80 2,80 2,80 3,15 3,15 3,15 3,30 3,40 3,40 3,30 3,40 3,45 3,25 3,25 3,30 TB 2,03 2,23 2,80 3,15 3,37 3,38 3,27 10 Lần 1 Lần 2 Lần 3 3,80 3,80 3,85 4,95 5,00 4,90 6,10 6,10 5,95 6,35 6,35 6,30 6,60 6,60 6,50 6,90 6,90 6,70 6,50 6,50 6,40 TB 3,82 4,95 5,98 6,33 6,57 6,83 6,47 Kết quả thực nghiệm cho thấy: ứng với chiều cao ngọn lửa là 5 mm, pic hấp thụ của cả Cu và Pb đều có độ nhạy tương đối cao. Mặt khác, so sánh pic của hai dãy thí nghiệm Cu và Pb tại chiều cao này thì có sự tuyến tính và ổn định hơn so với các chiều cao khác của đèn. Do đó chúng tôi chọn H-burner = 5 mm cho phép đo Cu và Pb. 3.2.2. Khảo sát thành phần khí cháy Trong phép đo F-AAS, quá trình hoá hơi và nguyên tử hoá mẫu được quyết định bởi nhiệt độ ngọn lửa đèn khí. Nhiệt độ ngọn lửa lại phụ thuộc rất nhiều vào bản chất và thành phần của chất khí được đốt cháy để tạo ra ngọn lửa, nghĩa là ứng với mỗi hỗn hợp khí cháy, ngọn lửa sẽ có một nhiệt độ xác định và khi thành phần khí cháy thay đổi thì nhiệt độ ngọn lửa cũng thay đổi. Ngoài ra, tốc độ dẫn của hỗn hợp khí vào đèn để đốt cháy cũng ảnh hưởng đến nhiệt độ ngọn lửa và qua đó ảnh hưởng đến cường độ vạch phổ. Cu, Pb được nguyên tử hoá ở nhiệt độ 2200-24000C [1], do đó dùng ngọn lửa của hỗn hợp không khí nén (trong đó có O2 là chất oxy hoá) và acetylen (khí cháy) là phù hợp. Vì vậy phải khảo sát, lựa chọn tốc độ tối ưu của khí cháy để quá trình nguyên tử hoá đạt hiệu suất cao nhất. Với thiết bị quang phổ SP9, cột đo tốc độ khí được biểu thị bằng chiều cao flowmeter theo đơn vị mm, và bằng một đồ thị qui đổi từ đơn vị chiều cao này sang đơn vị lít/phút ta sẽ tính được tốc độ cung cấp khí cháy. Để khảo sát lưu lượng khí, chúng tôi cố định chiều cao của cột không khí nén ở 35 mm (tương đương 4,75 lít/phút) và thay đổi chiều cao cột khí C2H2 từ 16-25 mm. Kết quả thu được ở bảng 9. Kết quả khảo sát cho thấy, lưu lượng khí C2H2 ứng với chiều cao flowmeter là 22 mm (tương đương 1,15 lít/phút) đảm bảo độ nhạy và độ ổn định cho phép xác định cả Cu và Pb. Do đó, trong quá trình phân tích chúng tôi chọn hỗn hợp khí cháy với tỷ lệ KK/C2H2 = 4,75/1,15 (lít/phút). Bảng 9. Sự phụ thuộc của chiều cao pic hấp thụ vào lưu lượng khí C2H2 Nguyên tố H-pic(cm) H-flowmeter (mm) 16 18 20 22 23 24 25 Cu (1 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,20 2,20 2,25 2,15 2,20 2,15 2,20 2,15 2,15 2,15 2,15 2,15 2,10 2,10 2,10 2,00 2,05 2,05 2,00 2,00 2,05 TB 2,22 2,17 2,17 2,15 2,10 2,03 2,02 Pb (2ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,30 1,35 1,25 1,40 1,40 1,45 1,55 1,50 1,50 1,60 1,60 1,60 1,60 1,60 1,65 1,45 1,55 1.50 1,50 1,50 1,55 TB 1,30 1,42 1,52 1,60 1,62 1,50 1,52 3.2.3. Tốc độ dẫn mẫu Tốc độ dẫn mẫu cũng ảnh hưởng đến chiều cao pic hấp thụ. Đối với một hệ thống máy nhất định, tốc độ dẫn mẫu chỉ phụ thuộc vào độ nhớt của dung dịch. Với hầu hết các dung dịch, tốc độ dẫn mẫu phù hợp là 4-5 ml/phút [1]. *Từ các kết quả khảo sát trên, ta chọn được các điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử của Cu, Pb như sau (bảng 10): Bảng 10. Các điều kiện đo phổ hấp thụ nguyên tử của Cu, Pb Nguyên tố Cu Pb Vạch đo l (nm) 324,8 217,0 Khe đo (nm) 0,5 0,5 Cường độ dòng đèn HCL (mA) 11 (73% Imax) 8 (80% Imax) Chiều cao burner (mm) 5 5 Thế ghi (mV) 10 10 Tốc độ giấy (mm/phút) 30 30 Thời gian ghi phổ (giây) 5 5 Thành phần khí -Không khí (L/phút) 4,75 4,75 -C2H2(L/phút) 1,15 1,15 Tốc độ dẫn mẫu (mL/phút) 5 5 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo Cu, Pb 3.3.1. ảnh hưởng của các loại và nồng độ axit Trong phép đo F-AAS, mẫu đo ở dạng dung dịch trong môi trường axit. Nồng độ và các loại axit có trong dung dịch mẫu cũng có thể ảnh hưởng đến cường độ vạch phổ hấp thụ của nguyên tố cần phân tích. Các loại axit càng khó bay hơi càng làm giảm cường độ vạch phổ và ngược lại. Trong quá trình xử lý mẫu ta sử dụng dung dịch axit HNO3 và HCl làm môi trường cho mẫu, do vậy chúng tôi tiến hành khảo sát ảnh hưởng của loại và nồng độ axit đến cường độ vạch phổ hấp thụ của Cu, Pb. Việc khảo sát được thực hiện trong các điều kiện đã chọn (bảng 10) với các mẫu chuẩn trong đó nồng độ Cu, Pb là 1 ppm và 2 ppm, thay đổi nồng độ các axit từ 0-5% . Kết quả khảo sát (bảng 11, 12) chỉ ra rằng sự có mặt của axit HCl hay HNO3 trong dung dịch mẫu ở các nồng độ đã khảo sát có ảnh hưởng không đáng kể. Vì vậy, ta chọn HCl 1% làm môi trường cho mẫu trong tất cả các phép đo, đảm bảo cho các ion kim loại không bị thuỷ phân và đồng nhất độ nhớt. Bảng 11. ảnh hưởng của axit HCl Nguyên tố H-pic (cm) Nồng độ HCl (%) 0 1 2 3 4 5 Cu (1 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,05 2,10 2,10 2,10 2,10 2,10 2,10 2,10 2,10 2,10 2,10 2,15 2,00 2,00 2,00 2,00 2,05 2,00 TB 2,08 2,10 2,10 2,12 2,00 2,02 Pb (2 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,55 1,55 1,50 1,55 1,55 1,55 1,50 1,50 1,55 1,45 1,45 1,40 1,45 1,50 1,50 1,50 1,50 1,45 TB 1,53 1,55 1,52 1,43 1,48 1,48 Bảng 12. ảnh hưởng của axit HNO3 Nguyên tố H-pic (cm) Nồng độ HNO3 0 1 2 3 4 5 Cu (1 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,10 2,10 2,10 2,10 2,15 2,10 2,15 2,15 2,15 2,15 2,15 2,10 2,15 2,10 2,10 2,10 2,05 2,10 TB 2,10 2,12 2,15 2,13 2,12 2,08 Pb (2 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,50 1,55 1,55 1,50 1,50 1,55 1,55 1,50 1,60 1,50 1,60 1,55 1,50 1,45 1,55 1,50 1,50 1,45 TB 1,53 1,52 1,55 1,55 1,50 1,48 3.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thành phần nền trong phép đo Cu, Pb Quá trình nguyên tử hoá mẫu phân tích thường chịu ảnh hưởng của thành phần nền trong mẫu đo phổ. - Nền của mẫu có thể làm giảm cường độ vạch phổ khi nó là những hợp chất bền nhiệt, khó hoá hơi, do vậy nó kìm hãm sự hoá hơi của nguyên tố phân tích và qua đó làm giảm độ nhạy của phương pháp phân tích. - Nếu nền của mẫu là những hợp chất dễ hoá hơi thì chúng sẽ làm tăng cường độ vạch phổ, vì lúc đó các chất nền này có tác dụng như là một chất mang cho sự hoá hơi của nguyên tố phân tích và làm nó được hoá hơi với hiệu suất cao hơn. Do đó , trong phép đo F-AAS, người ta thường đưa vào mẫu các chất nền với nồng độ phù hợp có khả năng loại trừ được các yếu tố ảnh hưởng đến phép đo và ổn định độ nhớt của dung dịch, nếu có thể làm tăng cường độ vạch phổ thì càng tốt. Trên cơ sở đó chúng tôi chọn và tiến hành khảo sát với các chất nền NH4CH3COO (NH4Ac), NaCH3COO (NaAc), NH4Cl vì đây là những hợp chất dễ hoá hơi, có tác dụng loại bỏ sự hình thành các hợp chất bền nhiệt. Các nền này được khảo với nồng độ từ 0-3%, mẫu nghiên cứu là Cu 1ppm, Pb 2ppm trong HCl 1% (Bảng 13, 14, 15). Bảng 13. Khảo sát ảnh hưởng của NaAc Nguyên tố H- pic (cm) Nồng độ NaAc (%) 0 0,5 1 2 3 Cu (1 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,15 2,20 2,15 2,20 2,15 2,20 2,15 2,20 2,15 2,15 2,15 2,20 2,25 2,15 2,15 Trung bình 2,17 2,18 2,17 2,17 2,18 Pb (2 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,55 1,55 1,50 1,55 1,65 1,60 1,60 1,60 1,55 1,60 1,65 1,65 1,60 1,65 1,65 Trung bình 1,53 1,60 1,58 1,63 1,63 Bảng 14. Khảo sát ảnh hưởng của NH4Ac Nguyên tố H-pic (cm) Nồng độ NH4Ac (%) 0 0,5 1 2 3 Cu (1 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,20 2,15 2,20 2,15 2,20 2,20 2,20 2,20 2,20 2,20 2,20 2,15 2,15 2,15 2,20 Trung bình 2,18 2,18 2,20 2,18 2,17 Pb (2 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,60 1,60 1,65 1,60 1,65 1,60 1,65 1,65 1,65 1,65 1,60 1,60 1,60 1,65 1,55 Trung bình 1,62 1,62 1,65 1,62 1,60 Bảng 15. Khảo sát ảnh hưởng của NH4Cl Nguyên tố H-pic (cm) Nồng độ NH4Cl (%) 0 0,5 1 2 3 Cu (1 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,10 2,10 2,15 2,15 2,15 2,20 2,15 2,15 2,15 2,10 2,10 2,15 2,15 2,15 2,10 Trung bình 2,12 2,17 2,15 2,12 2,13 Pb (2 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,50 1,55 1,55 1,55 1,60 1,55 1,60 1,60 1,60 1,60 1,65 1,60 1,50 1,60 1,60 Trung bình 1,53 1,58 1,60 1,62 1,58 Kết quả khảo sát cho thấy với nền NH4Ac 1% , pic hấp thụ của Cu và Pb có độ ổn định cao, do đó chúng tôi chọn dung dịch này làm nền cho mẫu. Tuy nhiên, ngoài nguyên tố cần phân tích, trong mẫu thật còn chứa các cation và các anion lạ làm tăng hoặc giảm cường độ vạch phổ. Với phép đo F-AAS sử dụng ngọn lửa đèn khí nguyên tử hoá mẫu bao gồm không khí và acetylen thì muối LaCl3 là một chất phụ gia được dùng để loại trừ ảnh hưởng của các cation và anion tốt nhất [1]. Vì vậy để chọn được một hỗn hợp nền có thành phần thích hợp nhất cho phép đo chúng tôi tiến hành khảo sát hỗn hợp NH4Ac 1% và LaCl3 với nồng độ từ 0-3%. Bảng 16. Khảo sát hỗn hợp nền NH4Ac 1% + LaCl3 Nguyên tố H-pic (cm) Nồng độ LaCl3 (%) 0 0,5 1 2 3 Cu (1 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,00 2,00 2,05 2,05 2.05 2,10 2,05 2,05 2,05 2,05 2,00 2,05 2,05 2,05 2,00 Trung bình 2,02 2,07 2,05 2,03 2,03 Pb (2 ppm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,60 1,60 1,60 1,65 1,60 1,60 1,70 1,70 1,70 1,75 1,70 1,70 1,70 1,65 1,70 Trung bình 1,60 1,62 1,70 1,72 1,68 Kết quả nghiên cứu ở bảng 16 cho thấy, hỗn hợp nền với thành phần NH4Ac 1% + LaCl3 1% là tốt nhất và nó được chọn làm nền cho dung dịch đo phổ của Cu và Pb. 3.3.3. Khảo sát sơ bộ mẫu Trong mẫu phân tích, ngoài các nguyên tố cần xác định là Cu, Pb còn có các nguyên tố khác tồn tại dưới dạng cation hay anion hoà tan. Các nguyên tố này có mặt trong dung dịch mẫu đo tuỳ theo nồng độ có thể làm tăng hay giảm cường độ vạch phổ của Cu và Pb. Do đó, để định hướng cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên tố này, chúng tôi tiến hành khảo sát sơ bộ thành phần của mẫu tỏi tươi và của mẫu thuốc từ tỏi dưới dạng viên nén . Mỗi mẫu đều cân 2 gam và được xử lý bằng phương pháp tro hoá ướt với axit HNO3 đặc, sau đó định mức thành 25 mL trong môi trường HCl 1% ta được dung dịch đo. Các kim loại kiềm xác định bằng phép đo F-AES, còn các kim loại khác được xác định bằng phép đo F-AAS. Kết quả khảo sát được đưa ra ở bảng 17. Bảng 17. Khảo sát sơ bộ thành phần một số nguyên tố có trong mẫu tỏi và thuốc từ tỏi Hàm lượng Nguyên tố Mẫu 1(tỏi tươi) Mẫu 2 (thuốc) mg/mL mg/g mg/mL mg/g Na 7,50 93,75 109,2 1365 K 159,6 1995 303,6 3795 Ca 9,27 115,9 6,21 77,6 Mg 13,74 171,7 20,42 255,3 Cu 0,305 3,81 0,408 5,10 Pb 0,250 3,13 0,220 2,75 Zn 1,443 18,04 0,733 9,16 Cd 0,048 0,60 0,038 0,475 Mn 0,387 4,84 0,169 2,113 Ni 0,313 3,91 0,275 3,438 Fe 3,17 39,6 2,435 30,44 Trên đây là một số nguyên tố với hàm lượng tương ứng mà chúng tôi đã xác định sơ bộ. Trong mẫu thuốc tỏi, hàm lượng của các nguyên tố đóng vai trò đa lượng (K, Na, Mg,...) đối với cơ thể sống cao hơn so với trong mẫu tỏi tươi, còn các kim loại khác (Cd, Pb, Zn, Mn,...) thì ngược lại. Một số kim loại khác như Co, Cr, Al,.. chúng tôi chưa khảo sát được nhưng theo tài liệu thì hàm lượng của chúng trong tỏi tươi vào khoảng 0,22 ± 0,007 mg/g đối với Co; Cr : 0,5 ± 0,4 mg/g ; I : 0,03 mg/g [11]. 3.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của các cation Các cation ở dạng hoà tan có mặt trong dung dich mẫu với hàm lượng khác nhau tuỳ theo từng nhóm, ví dụ như nhóm các kim loại kiềm và kiềm thổ có nồng độ cao hơn nhóm các kim loại nặng (bảng 17). Do đó để xem xét một cách đầy đủ và làm sáng tỏ ảnh hưởng của các cation nói trên đến phép đo F-AAS xác định Cu, Pb, chúng tôi tiến hành khảo sát theo từng nhóm cation trong dung dịch Cu 1ppm và Pb 2 ppm được pha trong nền HCl 1% + NH4Ac 1% + LaCl3 1% tại những điều kiện đã chọn (bảng 10). Các kết quả nghiên cứu được chỉ ra trong các bảng dưới đây (bảng 18-21) : Bảng 18. ảnh hưởng của nhóm kim loại kiềm Mẫu 0 1 2 3 4 5 Na+ (ppm) K+ (ppm) Li+ (ppm) 0 0 0 50 100 10 100 200 20 200 500 50 400 800 100 500 1000 200 Hpic-Cu (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,10 2,10 2,15 2,10 2,10 2,05 2,00 1,95 2,00 2,00 2,05 2,05 2,05 2,05 2,00 2,00 2,00 2,00 TB 2,12 2,08 1,98 2,03 2,03 2,00 Hpic-Pb (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,55 1,55 1,50 1,45 1,55 1,45 1,45 1,45 1,50 1,50 1,55 1,45 1,55 1,50 1,55 1,50 1,45 1,55 TB 1,53 1,48 1,47 1,50 1,53 1,50 Số liệu thực nghiệm ở bảng 18 cho thấy, sai số tối đa so với mẫu 0 nhỏ hơn 5%, như vậy có thể coi các cation kim loại kiềm với các nồng độ như trên không gây ảnh hưởng đến cường độ vạch phổ của Cu và Pb trong điều kiện và nền đã chọn. Bảng 19. ảnh hưởng của nhóm kim loại kiềm thổ Mẫu 0 1 2 3 4 5 Ca2+ (ppm) Mg2+ (ppm) Ba2+ (ppm) Sr2+ (ppm) 0 0 0 0 20 20 10 10 50 50 20 20 80 80 30 30 100 100 40 40 200 200 50 50 Hpic-Cu (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,00 2,00 2,05 2,05 2,00 2,00 2,00 2,05 2,00 2,00 2,05 2,05 2,05 2,05 2,00 2,00 2,00 2,05 TB 2,02 2,02 2,02 2,03 2,03 2,02 Hpic-Pb (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,60 1,55 1,55 1,55 1,50 1,55 1,60 1,60 1,50 1,50 1,50 1,50 1,50 1,60 1,50 1,65 1,65 1,60 TB 1,57 1,53 1,57 1,50 1,53 1,63 Kết quả khảo sát ở bảng 19 chỉ ra rằng, với các nồng độ như trên, các cation kim loại kiềm thổ không gây ảnh hưởng đến phép đo phổ của Cu, Pb. Bảng 20. ảnh hưởng của các kim loại nặng nhóm II Mẫu 0 1 2 3 4 5 Mn2+ (ppm) Ni2+ (ppm) Co2+ (ppm) Zn2+ (ppm) Cd2+ (ppm) 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 5 5 5 5 3 8 8 8 10 4 10 10 10 20 5 Hpic-Cu (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,05 2,05 2,05 2,05 2,10 2,05 2,00 2,05 2,00 2,00 2,00 2,00 2,05 2,05 2,10 2,05 2,05 2,05 TB 2,05 2,08 2,02 2,00 2,07 2,05 Hpic-Pb (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,55 1,50 1,50 1,50 1,45 1,50 1,45 1,50 1,50 1,45 1,45 1,50 1,50 1,55 1,55 1,45 1,50 1,50 TB 1,52 1,48 1,48 1,47 1,53 1,48 Kết quả cho thấy sự ảnh hưởng của các cation kim loại nặng hoá trị II là hầu như không có. Bảng 21. ảnh hưởng của nhóm kim loại nhóm III Mẫu 0 1 2 3 4 5 Al3+ (ppm) Fe3+ (ppm) Cr3+ (ppm) 0 0 0 10 10 10 20 20 20 30 30 30 40 40 40 50 50 50 Hpic-Cu (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 1,95 2,00 2,05 2,05 2,00 2,05 2,05 2,05 2,05 2,00 2,10 2,05 2,10 TB 2,00 1,98 2,03 2,03 2,03 2,08 Hpic-Pb (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,50 1,55 1,55 1,50 1,45 1,45 1,45 1,50 1,45 1,50 1,50 1,50 1,55 1,60 1,55 1,55 1,50 1,60 TB 1,53 1,47 1,47 1,50 1,57 1,55 Theo các kết quả khảo sát trên (bảng 21), có thể khẳng định rằng các cation kim loại nhóm III ở các nồng độ ghi trong bảng không gây ảnh hưởng đến cường độ vạch phổ hấp thụ của Cu, Pb. Như vậy, trong các điều kiện đã chọn, đặc biệt với sự có mặt của LaCl3 1% trong thành phần nền của mẫu thì các cation nói trên với các nồng độ đã khảo sát có thể coi là không gây ảnh hưởng đến phép đo F-AAS xác định Cu, Pb vì sai số mắc phải là rất nhỏ (< 5% so với mẫu 0). Hơn nữa, nồng độ các cation xét ở trên trong mẫu phân tích thực tế đem đo phổ đều nhỏ hơn so với nồng độ đã khảo sát từ 5 đến 10 lần. Để xét tổng thể, chúng tôi khảo sát ảnh hưởng của tổng các cation và đạt được kết quả như trong bảng 22. Kết quả tổng hợp này một lần nữa cho thấy phép đo phổ của Cu, Pb trong các điều kiện đã chọn không bị ảnh hưởng bởi các cation lạ có mặt trong mẫu phân tích. Bảng 22. Khảo sát ảnh hưởng của tổng cation Mẫu 0 1 2 3 4 5 Na+ (ppm) K+ (ppm) Li+ (ppm) 0 0 0 50 100 10 100 200 20 200 400 50 400 800 100 500 1000 200 Ca2+ (ppm) Mg2+ (ppm) Ba2+ (ppm) Sr2+ (ppm) 0 0 0 0 20 20 10 10 50 50 20 20 80 80 30 30 100 100 40 40 200 200 50 50 Mn2+ (ppm) Ni2+ (ppm) Co2+ (ppm) Zn2+ (ppm) Cd2+ (ppm) 0 0 0 0 0 1 1 1 1 1 2 2 2 2 2 5 5 5 5 3 8 8 8 10 4 10 10 10 20 5 Al3+ (ppm) Fe3+ (ppm) Cr3+ (ppm) 0 0 0 10 10 10 20 20 20 30 30 30 40 40 40 50 50 50 Hpic-Cu (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,30 2,35 2,35 2,35 2,35 2,30 2,40 2,35 2,35 2,40 2,40 2,40 2,30 2,35 2,30 2,40 2,45 2,40 TB 2,33 2,33 2,37 2,40 2,32 2,42 Hpic-Pb (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,40 1,45 1,40 1,40 1,45 1,40 1,45 1,40 1,45 1,45 1,40 1,45 1,40 1,45 1,45 1,45 1,50 1,45 TB 1,42 1,42 1,43 1,43 1,43 1,47 3.3.5. ảnh hưởng của các anion Trong dung dịch mẫu thực, ngoài các cation còn có các anion tan trong dung dịch như : Cl-, NO3-, SO42-, PO43-, SiO32-,... Ngoài ra khi xử lý mẫu có sử dụng các axit HCl, HNO3 và môi trường đo phổ là HCl 1% nên các ion này có mặt trong mẫu với hàm lượng lớn. Cùng với các cation, các anion cũng ảnh hưởng đến cường độ vạch phổ của nguyên tố phân tích, ảnh hưởng này về tính chất cũng tương tự như ảnh hưởng của các loại axit. Nói chung, các anion của các axit dễ bay hơi thường làm giảm ít đến cường độ vạch phổ [1]. Tuy nhiên trong từng điều kiện phân tích cụ thể và từng đối tượng mẫu khác nhau mà các anion có thể hoặc không gây ảnh hưởng đến phép đo. ở mục 3.3.1, chúng tôi đã khảo sát ảnh hưởng của các axit HCl và HNO3 với kết quả là đến nồng độ 5% thì ảnh hưởng là không đáng kể. Mặt khác chúng tôi chọn môi trường cho mẫu là HCl 1% và mẫu sau khi xử lý đã được đuổi hết HNO3 dư , do đó có thể loại trừ khả năng gây ảnh hưởng của các anion Cl- và NO3- tới phép đo Cu, Pb. Dưới đây là kết quả khảo sát ảnh hưởng của các anion SO42-, SiO32-, PO43- (bảng 23, 24, 25). Mẫu khảo sát là Cu 1ppm và Pb 2ppm trong nền HCl 1% + NH4Ac 1% + LaCl3 1%. Bảng 23. ảnh hưởng của ion SO42- và SiO32- Mẫu 0 1 2 3 4 5 SO42- (ppm) 0 20 50 100 150 200 SiO32- (ppm) 0 20 50 100 150 200 Hpic-Cu (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,40 2,40 2,40 2,45 2,40 2,45 2,40 2,45 2,40 2,40 2,45 2,40 2,35 2,40 2,35 2,40 2,40 2,45 TB 2,40 2,43 2,42 2,38 2,37 2,42 Hpic-Pb (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,55 1,50 1,55 1,60 1,50 1,60 1,60 1,60 1,55 1,60 1,60 1,60 1,60 1,60 1,60 1,60 1,60 1,65 TB 1,53 1,57 1,58 1,60 1,60 1,62 Bảng 24. ảnh hưởng của ion PO43- Mẫu 0 1 2 3 4 5 PO43- (ppm) 0 100 200 300 400 500 Hpic-Cu (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,40 2,35 2,40 2,40 2,40 2,40 2,35 2,40 2,35 2,40 2,40 2,40 2,35 2,40 2,35 2,45 2,45 2,40 TB 2,38 2,40 2,37 2,40 2,37 2,43 Hpic-Pb (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,55 1,55 1,55 1,60 1,60 1,55 1,55 1,60 1,50 1,60 1,55 1,55 1,55 1,55 1,60 1,60 1,65 1,60 TB 1,55 1,58 1,55 1,57 1,57 1,62 Bảng 25. ảnh hưởng của tổng anion Mẫu 0 1 2 3 4 5 SO42- (ppm) 0 20 50 100 150 200 SiO32- (ppm) 0 20 50 100 150 200 PO43- (ppm) 0 100 200 300 400 500 Hpic-Cu (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,35 2,35 2,30 2,35 2,35 2,35 2,35 2,30 2,35 2,30 2,35 2,30 2,25 2,30 2,30 2,20 2,20 2,25 TB 2,33 2,35 2,33 2,32 2,28 2,22 Hpic-Pb (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,40 1,40 1,40 1,40 1,45 1,40 1,45 1,40 1,40 1,45 1,40 1,40 1,40 1,40 1,40 1,45 1,45 1,40 TB 1,40 1,42 1,42 1,42 1,40 1,43 Theo kết quả ở bảng trên, các anion với các nồng độ khảo sát như trên không gây ảnh hưởng đối với cường độ vạch phổ của Cu, Pb. Hơn nữa, trong dung dịch mẫu đem đo, nồng độ các anion đều nhỏ hơn nồng độ khảo sát, do đó, sự có mặt của các anion này không gây ảnh hưởng đến kết quả phân tích Cu, Pb. 3.3.6. Khảo sát ảnh hưởng của tổng cation và anion Để đánh giá một cách tổng quát, chúng tôi tiến hành khảo sát sự có mặt của tổng các cation và anion tới cường độ vạch phổ hấp thụ của Cu 1ppm và Pb 2ppm trong nền HCl 1% + NH4Ac 1% + LaCl3 1%. Kết quả khảo sát được chỉ ra trong bảng 26 : Bảng 26. ảnh hưởng của tổng cation và anion Mẫu 0 1 2 3 4 5 Na+ (ppm) 0 50 100 200 400 500 K+ (ppm) 0 100 200 500 800 1000 Li+ (ppm) 0 10 20 50 100 200 Ca2+ (ppm) 0 20 50 80 100 200 Mg2+ (ppm) 0 20 50 80 100 200 Ba2+ (ppm) 0 10 20 30 40 50 Sr2+ (ppm) 0 10 20 30 40 50 Mn2+ (ppm) 0 1 2 5 8 10 Ni2+ (ppm) 0 1 2 5 8 10 Co2+ (ppm) 0 1 2 5 8 10 Zn2+ (ppm) 0 1 2 5 10 20 Cd2+ (ppm) 0 1 2 3 4 5 Al3+ (ppm) 0 10 20 30 40 50 Fe3+ (ppm) 0 10 20 30 40 50 Cr3+ (ppm) 0 10 20 30 40 50 SO42- (ppm) 0 20 50 100 150 200 SiO32- (ppm) 0 20 50 100 150 200 PO43- (ppm) 0 100 200 300 400 500 Hpic-Cu (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 2,35 2,40 2,40 2,45 2,40 2,45 2,45 2,40 2,40 2,45 2,40 2,45 2,45 2,45 2,40 2,45 2,45 2,50 TB 2,38 2,43 2,42 2,43 2,43 2,47 Hpic-Pb (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 1,40 1,40 1,45 1,45 1,45 1,40 1,50 1,50 1,45 1,45 1,45 1,45 1,50 1,45 1,50 1,45 1,45 1,45 TB 1,42 1,43 1,,48 1,45 1,48 1,45 Từ kết quả khảo sát (bảng 26), một lần nữa khẳng định phép đo phổ Cu, Pb trong các điều kiện đo đã chọn không bị ảnh hưởng bởi các cation và anion có mặt trong mẫu. Như vậy, theo các điều kiện đo đã chọn, chúng tôi đã khảo sát và thấy rằng: phép đo F-AAS xác định Cu, Pb có thể tiến hành trong sự có mặt của các anion và các cation khác với giới hạn nồng độ cho phép như sau (bảng 27): Bảng 27. Giới hạn không ảnh hưởng của các ion lạ Ion Nồng độ cho phép (ppm) Ion Nồng độ cho phép (ppm) Na+ Ê 500 Co2+ Ê 10 K+ Ê 1000 Zn2+ Ê 20 Li+ Ê 200 Cd2+ Ê 5 Ca2+ Ê200 Al3+ Ê 50 Mg2+ Ê200 Fe3+ Ê 50 Ba2+ Ê50 Cr3+ Ê 50 Sr2+ Ê50 SO42- Ê 200 Mn2+ Ê10 SiO32- Ê 200 Ni2+ Ê10 PO43- Ê 500 3.4. Đánh giá chung 3.4.1. Khoảng tuyến tính của phép đo Cu, Pb theo F-AAS Trong phép đo F-AAS, việc định lượng một nguyên tố dựa vào phương trình cơ sở: Al = K.Cb Trong đó: Al là cường độ vạch phổ K là hằng số điều kiện thực nghiệm C là nồng độ của nguyên tố cần phân tích trong dung dịch đem đo phổ b là hằng số (0 < b Ê 1) Nghĩa là chỉ trong một khoảng nồng độ C nhất định và nhỏ, khi đó b =1 thì mối quan hệ giữa Al và C là tuyến tính ứng với phương trình Al = K.C . Khoảng nồng độ này được gọi là khoảng tuyến tính của nguyên tố phân tích. Khoảng tuyến tính đối với mỗi nguyên tố ở mỗi vạch phổ khác nhau là khác nhau, vạch phổ nào có độ hấp thụ càng nhạy thì khoảng tuyến tính càng hẹp. Để xác định khoảng tuyến tính và xây dựng đường chuẩn của Cu và Pb, ta pha các dãy mẫu chuẩn: dãy chuẩn của Cu có nồng độ từ 0,1 - 4,5 ppm, dãy chuẩn của Pb có nồng độ từ 0,3 - 9 ppm, tất cả được pha trong nền HCl 1% + NH4Ac 1% + LaCl3 1% và đo phổ trong các điều kiện đã chọn ở bảng 10. Kết quả khảo sát được chỉ ra ở bảng 28, 29, hình 3 và 4 : Bảng 28. Khảo sát khoảng tuyến tính của Cu Mẫu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 CCu (ppm) 0,1 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4 4,5 Hpic (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 0,20 0,20 0,20 1,00 1,00 0,95 1,80 1,85 1,85 2,80 2,80 2,75 3,65 3,65 3,65 4,60 4,60 4,55 5,45 5,40 5,50 6,30 6,35 6,30 7,25 7,25 7,20 8,15 8,20 8,15 TB 0,20 0,98 1,83 2,78 3,65 4,58 5,45 6,32 7,23 8,17 Bảng 29. Khảo sát khoảng tuyến tính của Pb Mẫu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 CCu (ppm) 0,3 0,5 1 2 4 5 6 7 8 9 Hpic (cm) Lần 1 Lần 2 Lần 3 0,10 0,15 0,10 0,20 0,20 0,20 0,35 0,40 0,30 0,75 0,65 0,70 1,40 1,40 1,40 1,75 1,75 1,80 2,15 2,10 2,15 2,45 2,50 2,40 2,70 2,80 2,75 3,00 3,00 3,05 TB 0,12 0,20 0,35 0,70 1,40 1,77 2,13 2,45 2,75 3,02 Các kết quả nghiên cứu cho thấy, khoảng tuyến tính của Cu là 0,1á 4,5 ppm, của Pb là 0,3á 8 ppm. Như vậy việc định lượng sẽ có độ chính xác cao nhất khi nồng độ Cu, Pb trong mẫu nằm trong khoảng tuyến tính (0,1á 4,5 ppm đối với Cu và 0,3á 8 ppm đối với Pb). Do đó trong quá trình xử lý mẫu ta phải làm sao để nồng độ của Cu và Pb nằm trong khoảng tuyến tính. Nếu hàm lượng của chúng vượt ngoài khoảng tuyến tính thì ta phải pha loãng dung dịch mẫu, ngược lại nếu nồng độ của chúng quá nhỏ thì phải làm giàu để đưa nó vào khoảng tuyến tính của phép đo. 3.4.2. Giới hạn phát hiện của phép đo Cu, Pb bằng F-AAS Giới hạn phát hiện của phương pháp là nồng độ nhỏ nhất của nguyên tố phân tích trong mẫu để còn có thể phát hiện được tín hiệu hấp thụ của nó theo một vạch phổ nhất định đã chọn và tín hiệu này phải bằng 1% của băng hấp thụ toàn phần (tương ứng 0,0044 Aufs), hay bằng 3 lần dao động của giá trị nền (3s). Để xác định giới hạn phát hiện của Cu, Pb bằng phép đo F-AAS, từ các dung dịch Cu, Pb có nồng độ ở đầu đường chuẩn, ta pha loãng dần mẫu chuẩn nhỏ nhất và đem đo cường độ hấp thụ của chúng theo các điều kiện đã chọn, kết quả thu được như sau: Bảng 30. Giới hạn phát hiện của Cu CCu (ppm) 0,1 0,05 0,03 0,02 HpicTB (cm) 0,20 0,10 0,05 (³3s) Không phát hiện được Bảng 31. Giới hạn phát hiện của Pb CPb (ppm) 0,5 0,4 0,3 0,2 0,1 HpicTB (cm) 0,20 0,15 0,12 0,05 (³3s) Không phát hiện được Như vậy giới hạn phát hiện được của Cu và Pb bằng phép đo F-AAS là 0,03 và 0,2 ppm. 3.4.3. Tổng hợp các điều kiện xác định Cu và Pb Từ các kết quả nghiên cứu ở trên, các điều kiện phù hợp nhất để xác định Cu, Pb được chọn, tổng kết và chỉ ra trong bảng 32: Bảng 32. Tổng kết các điều kiện xác định Cu và Pb Nguyên tố Cu Pb Vạch đo l (nm) 324,8 217,0 Khe đo (nm) 0,5 0,5 Cường độ dòng đèn HCL (mA) 11 (73% Imax) 8 (80% Imax) Chiều cao burner (mm) 5 5 Thế ghi (mV) 10 10 Tốc độ giấy (mm/phút) 30 30 Thời gian ghi phổ (giây) 5 5 Thành phần khí -Không khí (L/phút) 4,75 4,75 -C2H2(L/phút) 1,15 1,15 Tốc độ dẫn mẫu (mL/phút) 5 5 Môi trường của mẫu đo (HCl, %) 1 1 Thành phần nền (%) NH4Ac 1 1 LaCl3 1 1 Khoảng tuyến tính (mg/mL) 0,1á 4,5 0,3 á 8 Giới hạn phát hiện (mg/mL) 0,03 0,2 3.4.4. Sai số và độ lặp lại của phép đo 3.4.4.1. Sai số của phép đo Để đánh giá sai số của phép đo, chúng tôi pha 3 mẫu dung dịch có nồng độ nằm ở đầu, giữa và cuối các đường chuẩn trong môi trường và nền đã chọn. Sau đó đo phổ của 3 mẫu này 10 lần trong các điều kiện như trên và dựa vào đường chuẩn của Cu, Pb ta xác định được sai số của phép phân tích (bảng 33, 34). Sai số của phép đo được tính theo công thức: %X = [(Hi - Ht) / Ht] *100 Trong đó, %X : sai số phần trăm tương đối Hi : giá trị chiều cao pic đo được Ht : giá trị chiều cao pic tìm được theo đường chuẩn Bảng 33. Sai số của phép đo Cu bằng F-AAS CCu (ppm) 0,5 2 4 Ht (cm) 0,96 3,65 7,23 Lần đo Hi %X Hi %X Hi %X 1 0,95 1,04 3,65 0 7,25 0,28 2 1,00 4,17 3,65 0 7,25 0,28 3 1,00 4,17 3,70 1,37 7,20 0,41 4 1,00 4,17 3,65 0 7,25 0,28 5 0,95 1,04 3,70 1,37 7,15 1,11 6 0,95 1,04 3,70 1,37 7,15 1,11 7 1,00 4,17 3,65 0 7,20 0,41 8 0,95 1,04 3,65 0 7,20 0,41 9 1,00 4,17 3,65 0 7,15 1,11 10 1,00 4,17 3,65 0 7,20 0,41 Trung bình 0,98 2,92 3,65 0,41 7,20 0,58 Bảng 34. Sai số của phép đo Pb bằng F-AAS CPb (ppm) 1 4 8 Ht (cm) 0,36 1,40 2,79 Lần đo Hi %X Hi %X Hi %X 1 0,35 2,78 1,40 0 2,65 5,02 2 0,35 2,78 1,40 0 2,75 1,43 3 0,35 2,78 1,40 0 2,65 5,02 4 0,40 11,11 1,45 3,57 2,75 1,43 5 0,40 11,11 1,40 0 2,75 1,43 6 0,35 2,78 1,40 0 2,70 3,22 7 0,35 2,78 1,35 3,57 2,75 1,43 8 0,40 11,11 1,35 3,57 2,80 0,36 9 0,35 2,78 1,40 0 2,75 1,43 10 0,35 2,78 1,35 3,57 2,65 5,02 Trung bình 0,37 5,28 1,39 1,93 2,72 2,58 Kết quả khảo sát cho thấy, sai số của phép đo tuân theo định luật phân bố Gause: ở nồng độ nhỏ và nồng độ lớn (đầu và cuối đường chuẩn), sai số lớn hơn; ở vùng nồng độ nằm giữa đường chuẩn sai số là nhỏ nhất, nhưng tất cả đều nhỏ hơn giới hạn cho phép của phân tích lượng vết (15%). 3.4.4.2. Độ lặp lại của phép đo Một phương pháp phân tích tốt phải có độ lặp lại cao và hệ số biến động nhỏ. Để đánh giá độ lặp lại của phép đo xác định Cu, Pb bằng F-AAS, chúng tôi dựa vào các giá trị chiều cao pic hấp thụ của 3 mẫu có nồng độ ở đầu, giữa và cuối đường chuẩn như trên. Độ lặp lại dược đánh giá ở 3 khoảng đầu, giữa và cuối đường chuẩn theo công thức: S2 = [S(Hi - Htb)2] / (n-1) và V = (S / Htb)*100% Trong đó, Hi : chiều cao pic ở lần đo thứ i Htb : chiều cao pic trung bình của n lần đo n : số lần đo S : độ lệch chuẩn S2 : phương sai của phép đo V : hệ số biến động của phép đo Kết quả tính toán được chỉ ra ở bảng 35: Bảng 35. Độ lặp lại của phép đo F-AAS xác định Cu, Pb C (ppm) Độ lệch chuẩn S Hệ số biến động (%) Cu Pb Cu Pb Cu Pb 0,5 1 0,0258 0,0247 2,635 6,681 2 4 0,0247 0,0254 0,674 1,826 4 8 0,0561 0,0537 0,717 1,976 Như vậy, với nồng độ ở giữa đường chuẩn, phép đo có độ lặp lại cao hơn so với nồng độ ở đầu và cuối đường chuẩn. Nhận xét: Qua việc khảo sát khoảng tuyến, cũng như xác định sai số và độ lặp lại của phép đo Cu, Pb bằng F-AAS, chúng tôi thấy rằng đây là phương pháp phân tích có độ nhạy, độ ổn định và độ chính xác tương đối cao thích hợp cho việc xác định vi lượng Cu, Pb trong mẫu tỏi tươi và các chế phẩm từ tỏi. 3.5. ứng dụng phương pháp AAS định lượng Cu, Pb trong tỏi 3.5.1. Xử lý mẫu Để xác định được hàm lượng các nguyên tố Cu, Pb trong mẫu tỏi và thuốc từ tỏi, trước tiên ta phải tiến hành xử lý mẫu nhằm mục đích chuyển mẫu từ trạng thái ban đầu, chứa nhiều chất hữu cơ, thành dung dịch vô cơ để có thể đo phổ hấp thụ nguyên tử của chúng theo quy trình đã chọn. Quá trình xử lý mẫu rất quan trọng vì nếu xử lý mẫu không tốt sẽ làm mất chất hoặc nhiễm bẩn chất thêm vào dẫn đến sai lạc kết quả phân tích và không đúng với sự tồn tại thực tế hàm lượng chất trong mẫu. Trong khoá luận này, chúng tôi tiến hành xử lý mẫu theo phương pháp tro hoá ướt với 4 mẫu thực : * Mẫu 1: Tỏi tươi được trồng tại Gia Lương - Hà Bắc. * Mẫu 2: Mẫu thuốc tỏi do công ty XNK Y tế Đồng Tháp sản xuất ngày 16/04/2001. * Mẫu 3: Mẫu thuốc tỏi do công ty XNK Y tế Đồng Tháp sản xuất ngày 05/01/2002. * Mẫu 4: Tỏi tươi giống Trung Quốc, bán tại chợ Nguyễn Cao - Hà Nội. Các mẫu này trước khi vô cơ hóa đều được nghiền nhỏ (riêng đối với mẫu tỏi tươi trước khi nghiền phải bóc sạch vỏ) và bảo quản trong tủ lạnh ở 7-100C. Qúa trình xử lý mẫu như sau: Cân mỗi mẫu 2 gam, sau đó chuyển mẫu vào bình Kendal và them vào đó 25 ml HNO3 đặc (đã kiểm tra không có Cu, Pb), đậy bằng phễu lọc có đuôi dài. Đun sôi nhẹ để mẫu phân huỷ trong vòng vài giờ cho đến khi thu được dung dịch trong màu vàng nhạt và khí NO2 ngừng xuất hiện (khi đó các chất hữu cơ có trong mẫu đã bị oxy hoá hoàn toàn). Tiếp tục cho thêm 1 ml H2O2 30% và đun sôi trong 1 giờ để đuổi bớt HNO3 dư. Chuyển toàn bộ dung dịch vào cốc thuỷ tinh chịu nhiệt loại 250 ml, đun nhẹ làm bay hơi đến còn muối ẩm. Nếu thấy xuất hiện các bọt màu nâu đen thì thêm vài giọt HNO3 đặc vào đến khi hết hiện tượng này. Để nguội, hoà tan bằng 2,5 ml HCl 10 %, thêm các dung dịch nền 2,5 ml NH4Ac 10% + 2,5 ml LaCl3 10% và định mức thành 25 ml. 3.5.2. Qui trình phân tích mẫu 3.5.2.1. Nguyên tắc Mẫu cần xác định hàm lượng Cu, Pb được xử lý theo phương pháp tro hóa ướt, cô đặc đến muối ẩm rồi hoà tan bằng axit HCl và định mức sao cho dung dịch cuối cùng đem đo phổ thoả mãn yêu cầu sau: - Nồng độ chất phân tích nằm trong đường chuẩn, - Nền mẫu có thành phần : HCl 1% + NH4Ac 1%+ LaCl3 1%. Đo phổ AAS của Cu, Pb tại các điều kiện đã chọn (bảng 32) và xác định nồng độ của chúng theo phương pháp đường chuẩn. 3.5.2.2. Tiến hành phân tích * Pha một dãy chuẩn của Cu, Pb có nồng độ trong khoảng tuyến tính (Cu: 0,1 - 4 ppm ; Pb : 0,3 - 8 ppm) với thành phần nền HCl 1% + NH4Ac 1% + LaCl3 1%. * Chuẩn bị mẫu phân tích (mục 3.5.1). *Tiến hành đo phổ và phân tích kết quả : - Bật cho máy chạy và đặt các thông số máy như đã chọn ở trên, để cho máy ổn định trong 20-30 phút. - Mở van không khí nén và bình khí acetylen, kiểm tra tốc độ các khí này. Bật ngọn lửa đèn khí. - Kiểm tra lại toàn bộ các thông số máy và điều kiện đo. - Sét zero của hệ thống máy đo. - Tiến hành đo phổ AAS của Cu, Pb theo thứ tự lần lượt các mẫu : + Mẫu trắng + Các mẫu để dựng đường chuẩn + Mẫu phân tích - Dựng đường chuẩn theo hệ toạ độ Hpic- Cng.tố - Dùng đường chuẩn để xác định nồng độ Cu, Pb trong mẫu phân tích. 3.5.3. Kết quả phân tích hàm lượng Cu, Pb trong tỏi và thuốc từ tỏi ứng dụng phương pháp phân tích F-AAS để định lượng Cu, Pb trong tỏi và các sản phẩm từ tỏi, chúng tôi thu được kết quả như sau (bảng 36): Bảng 36. Hàm lượng Cu, Pb trong tỏi và thuốc chế biến từ tỏi Mẫu Hàm lượng (mg/g) Cu Pb 1 1,35 2,37 2 1,90 1,87 3 1,37 1,83 4 2,05 2,92 * Hàm lượng chất phân tích được tính theo công thức: X = [C.V] / m X : hàm lượng nguyên tố phân tích trong 1 gam mẫu (mg/g). C : hàm lượng nguyên tố phân tích trong dung dịch mẫu tìm được theo đường chuẩn (mg/ml). V : thể tích dung dịch mẫu (ml). m : lượng mẫu phân tích đem xử lý (gam). * Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy, hàm lượng Cu, Pb trong tỏi Trung Quốc cao hơn so với giống tỏi Việt Nam trồng tại Gia Lương- Hà Bắc và hàm lượng Pb trong thuốc Dogarlic (mẫu 2, 3) thấp hơn trong tỏi tươi, nhưng tất cả đều nhỏ hơn giới hạn cho phép : - Đối với Cu, hàm lượng cho phép trong tỏi tươi là 5 mg/g, còn trong thuốc tỏi là 3-4 mg/g. - Đối với Pb, hàm lượng cho phép trong tỏi tươi là 3,5 mg/g, trong thuốc tỏi là 2 mg/g. 3.5.4. Kiểm tra quá trình xử lý mẫu Sau khi phân tích mẫu thực, để đánh giá độ chính xác cũng như độ lặp lại của phương pháp xử lý mẫu tại các điểm đầu, giữa và cuối đường chuẩn, chúng tôi sử dụng phương pháp thêm như sau: Tiến hành xử lý mẫu đối với mẫu thuốc tỏi Dogarlic (là mẫu 2 ở trên): + Mẫu 2-0 : 2 gam thuốc tỏi (M02). + Mẫu 2-1 : M02 + 0,5 ppm Cu + 1 ppm Pb (M12). + Mẫu 2-2 : M02 + 2 ppm Cu + 4 ppm Pb (M22). + Mẫu 2-3 : M02 + 4 ppm Cu + 8 ppm Pb (M32). Chúng tôi tiến hành xử lý mẫu 3 lần theo phương pháp tro hoá ướt trong cùng điều kiện như trên và định mức thành 10 ml với các dung dịch nền đã chọn. Ngoài ra để đánh giá sự đúng đắn của qui trình phân tích, chúng tôi phân tích một số mẫu chuẩn đã biết trước nồng độ và thu được các kết quả như ở bảng 37. Bảng 37. Kết quả kiểm tra xử lý mẫu Chất phân tích Mẫu Ccó (ppm) Ctìmđược(ppm) DC Sai số (%) Cu M02 0,39 M12 0,89 0,82 0,07 7,87 M22 2,39 2,33 0,06 2,51 M32 4,39 4,21 0,18 4,10 Chuẩn 1 0,5 0,479 0,021 4,20 2 1,0 0,973 0,027 2,70 Pb M02 0,38 M12 1,38 1,25 0,13 9,42 M22 4,38 4,27 0,11 2,51 M32 8,38 7,74 0,64 7,64 Chuẩn 1 0,5 0,475 0,025 5,00 2 1,0 0,967 0,033 3,30 Nhận xét: Các kết quả phân tích mẫu thêm và mẫu chuẩn đều nằm trong phạm vi sai số cho phép đối với phân tích lượng vết (< 15%). Như vậy, kết quả định lượng Cu, Pb bằng phép đo F-AAS theo qui trình trên là đáng tin cậy. Kết luận Với đề tài nghiên cứu ứng dụng phép đo phổ F-AAS phân tích lượng vết Cu, Pb trong tỏi tươi và các chế phẩm từ tỏi, chúng tôi đã đạt được các kết quả sau: 1. Chọn được các điều kiện thực nghiệm đo phổ phù hợp với việc xác định Cu, Pb trong tỏi và một số thuốc từ tỏi. 2. Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng và chọn nền phù hợp cho phép đo F-AAS xác định Cu, Pb. 3. Xác định khoảng tuyến tính của Cu, Pb. 4. Đánh giá sai số và độ lặp lại của phép đo F-AAS. 5. Nghiên cứu xử lý mẫu. 6. Xây dựng một qui trình phân tích Cu, Pb trong tỏi bằng kỹ thuật F-AAS. 7. Tiến hành xác định hàm lượng Cu, Pb trong 4 mẫu tỏi và thuốc từ tỏi theo qui trình đã chọn. Từ kết quả thu được, chúng tôi thấy rằng kỹ thuật F-AAS là một kỹ thuật thích hợp để phân tích lượng vết các nguyên tố Cu, Pb trong các đối tượng sinh học với nhiều ưu điểm: phân tích nhanh, hàng loạt, tốn ít mẫu, có độ nhạy, độ chính xác và lặp lại tương đối cao, ít bị ảnh hưởng của thành phần mẫu, dễ dàng áp dụng ở Việt Nam. Hy vọng rằng những nghiên cứu của chúng tôi sẽ góp phần vào việc ứng dụng kỹ thuật AAS để xác định nguyên tố vi lượng trong các đối tượng sinh học phục vụ cho việc kiểm tra chất lượng lương thực, thực phẩm, đồ uống nhằm bảo vệ sức khoẻ cộng đồng và góp phần vào việc nghiên cứu sử dụng tỏi làm nguyên liệu sản xuất các loại thuốc. Tài liệu tham khảo [1]. Nguyễn Bá Mão Tỏi trị bách bệnh. NXB Hà Nội. 2000. [2]. Trương Chí Hoa. 700 bài thuốc dưỡng sinh trị bệnh bằng hành, gừng tỏi. Ngọc Minh biên dịch. NXB Thanh Hoá 1999. [3]. Heinrich P. Kock. Tỏi - Khoa học và tác dụng chữa bệnh. Trần Tất Thắng dịch. NXB Y học 2000. [4]. Hồ Thái Bình. Chức năng củ tỏi trong phòng chống bệnh tật. Tạp chí thuốc và sức khoẻ số 175 (1.11.2000). [5]. Wolfdietrich Eichler. Chất độc trong thực phẩm. Nguyễn Thị Thìn dịch. NXB Khoa học Kĩ thuật 2001. [6]. Hoàng Nhâm. Hoá học các kim loại chuyển tiếp. ĐHQGHN 1997. [7]. Nguyễn Trọng Uyển. Giáo trình hoá học vô cơ. Phần 1 Các nguyên tố điển hình. ĐHTH Hà Nội 1990. [8]. F Cootton. G wilkinson. Cơ sở hoá học vô cơ. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp. Hà Nội 1989. [9]. Từ Vọng Nghi, Trần Chương Huyến và Phạm Luận. Cơ sở lí thuyết một số phương pháp phân tích điện hoá hiện đại. ĐHTH HN 1990. [10]. Nguyễn Văn Ri. Thực tập hoá học phân tích. Trường ĐHKHTN 2000. [11]. Từ Vọng Nghi. Hoá học phân tích. Phần 1 Cơ sở lí thuyết các phương pháp phân tích hoá học. ĐHKHTN 1998. [12]. G. Saclo. Các phương pháp hoá phân tích. Tập 1. Đào Hữu Vinh, Từ Vọng Nghi dịch. NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, 1972. [13]. Phạm Luận. Cơ sở lí thuyết phương pháp phân tích phổ phát xạ và hấp thụ nguyên tử. Phần I và II. Trường ĐHKHTN 1998. [14]. Trần Tứ Hiếu, Từ Vọng Nghi, Nguyễn Văn Ri, Nguyễn Xuân Trung. Hoá học phân tích. Phần 2. Các phương pháp phân tích công cụ. ĐKHTN 1999. [15]. Nguyễn Việt Huyến. Cơ sở các phương pháp phân tích điện hóa. Trường Đại học khoa học tự nhiên. Hà Nội 1999. [16]. Phạm Luận. Cơ sở lí thuyết của phép đo phổ hấp thụ phân tử UV-VIS. Khoa Hoá. Bộ môn Hoá phân tích. Trường ĐHKHTN. HN 1998. [17]. Trần Ngọc Phú. Khoá luận tốt nghiệp. Bộ môn Hoá Phân tích 2000. [18]. Trần Thị Ngọc Diệp. Khoá luận tốt nghiệp. Bộ môn Hoá Phân tích 2001. [19]. Dương Quang Phùng, Bùi Thu Thuỷ, Nguyễn Thanh Thuý, Nguyễn Thị Nguyệt, Đỗ Văn Huê. Nghiên cứu sự tạo phức của một số ion kim loại Đồng (II), Chì(II), Zn(II) và Cd(II) với 4-(2-pyridilazo)-rezocxin (PAR) và ứng dụng chúng vào việc phân tích nước thải. Tuyển tập công trình khoa học. Hội nghị khoa học phân tích Hoá, Lí, Sinh học VN lần thứ nhất. HN-VN 2000. [20]. Phạm Luận và cộng sự. Kết quả xác định một số kim loại trong máu, huyết thanh và tóc của công nhân khu gang thép Thái Nguyên và công nhân nhà máy in.1996. [21]. Lại Văn Hoà. Luận văn tiến sĩ Hoá Phân tích. Viện Quân y 103 và Bộ môn Hoá Phân tích 1995. [22]. Nguyễn Văn Định, Dương ái Phương, Nguyễn Văn Đến. Kết hợp phương pháp phân tích quang phổ phát xạ và hấp thụ nguyên tử để phân tích các kim loại thành phẩm. Hội nghị khoa học phân tích hoá, Lý và Sinh học lần thứ nhất. Hà Nội- Việt Nam 2000. [23]. Phạm Văn Tất Kẽm và sức khoẻ Tạp chí Thuốc và sức khoẻ số 152 (15.11.1999). [24]. Diệu Quyến Viên tỏi...Tỏi thật? Tạp chí Thuốc và sức khoẻ số120 (15.7.1998). [25]. I.M. Kolthoff. Trease on analytical chemistry. Part II. Analytical chemistry of elements. Vol III. NewYork. London 1961. [26]. Eugene L Giroux, Monique Durieux and Paul J Schechter. A study of zinc distribution in human serum. Bioinorganic chemistry 5.1976. [27]. E.J Moynahan. Trace elements in man. Phil. Trans.R.Soc.Lond B 288. 1979 [28]. W. J. Price Spectrochemical Analysis by Atomic Absorbtion. Heyden. London. Philadenphia. Rheine.1979. [29]. Lê Lan Anh, Lê Trường Giang, Đỗ Việt Anh, Vũ Đức Lợi. Phân tích kim loại nặng trong lương thực thực phẩm bằng phương pháp Von - Ampe hoà tan trên điện cực màng thuỷ ngân. Tạp chí phân tích Hoá, Lý và Sinh học. Tập 3 số 2 - 1998. [30]. Lê Lan Anh, Phạm Gia Môn, Vũ Đức Lợi và Đỗ Việt Anh. Xác định kim loại nặng trong nước biển bằng phương pháp hấp thụ nguyên tử và Von- Ampe hoà tan. Tạp chí phân tích Hoá, Lý và Sinh học. Tập 2 số 3 - 1997. [31]. Lương Thuý Quỳnh, Phạm Luận, Đặng Quang Ngọc. Xác định đồng và kẽm trong huyết thanh bằng phép đo phổ hấp thụ nguyên tử. Tạp chí phân tích Hoá, Lý và Sinh học. Tập 3 số 2 - 1998. [32]. J.Kuba, L.Kucera, F.Plazak, J.Mraz Koinzidenz-tabellen der Atom spektroskopie Verlag der T.Schechoslowakischen Akademic der Wissenchafter, Frag 1964 (tr. 319, 696).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN020.doc
Tài liệu liên quan