Khóa luận Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay (Qua khảo sát tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội)

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 PHẦN 1 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn 6 2.1- Ý nghĩa lý luận 6 2.2- Ý nghĩa thực tiễn 7 3. Mục tiêu nghiên cứu 8 4. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu 9 4.1- Đối tượng nghiên cứu 9 4.2- Khách thể nghiên cứu 9 4.3- Phạm vi nghiên cứu 9 5. Giả thuyết nghiên cứu 9 6. Phương pháp nghiên cứu 10 6.1- Phương pháp luận 10 6.2- Phương pháp nghiên cứu cụ thể 11 7- Các khái niệm 13 7.1- Về vai trò 13 7.2- Về gia đình 14 7.3 Đô thị 16 8- Khung lý thuyết 17 PHẦN II - NỘI DUNG 18 I- Vài nét về địa bàn nghiên cứu 18 II- Nội dung và kết quả nghiên cứu 19 1- Người phụ nữ vẫn giữ vai trò chính trong việc nội trợ, chăm sóc con cái 21 2- Người phụ nữ đã có thể tham gia bàn bạc, quyết định các việc chi tiêu trong gia đình cùng người chồng. 31 3- Người phụ nữ ngày càng có xu hướng tích cực tham gia các hoạt động bên ngoài xã hội để nâng cao vai trò của mình 37 III- Kết luận và khuyến nghị 46 1- Kết luận 46 2- Khuyến nghị 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

doc49 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1946 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay (Qua khảo sát tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hỏi : Triển khai nghiên cứu 100 hộ gia đình ngẫu nhiên thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội nhằm thu thập thông tin theo yêu cầu và mục đích của cuộc nghiên cứu . Phương pháp phỏng vấn sâu : Tiến hành phỏng vấn 5 người phụ nữ để tìm hiểu sâu hơn về những vấn đề, khía cạnh mà ta thấy cần thiết trong cuộc nghiên cứu. Phương pháp quan sát : Kết hợp với các phương pháp khác, trong quá trình nghiên cứu tại địa phương ta có thể quan sát được thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động của các khách thể mà ta thấy cần thiết cho cuộc nghiên cứu này. Phương pháp phân tích tài liệu : Dựa vào các tạp chí, những bài báo, khoá luận, số liệu… để giúp cho ta phân tích, đánh giá được vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay. 7. CÁC KHÁI NIỆM. 7.1- Khái niệm về vai trò Theo ý nghĩa chung nhất thì “Vai trò là một tập hợp các mong đợi, các quyền và những nghĩa vụ được gán cho một địa vị cụ thể mà địa vị là một sự xác định vị trí xã hội trong mộ cơ cấu xã hội”. Nhà xã hội học người Mĩ là Broom cho rẳng “Vai trò là cái mà cá nhân phải làm” tức là nó xác định các hành vi của con người được xem là phù hợp hay không phù hợp với một địa vị mà người ta chiếm giữ. Có hai loại vai trò là vai trò hình thức và vai trò cá nhân. Vai trò hình thức là vai trò xã hội do quyền lực của vị thế xã hội tạo ra. Mô hình hành vi của vị thế chỉ giới hạn ở phạm vi quyền lực của vị thế đó. Vai trò cá nhân là vai trò xã hội do uy tín cá nhân tạo ra. Uy tín cá nhân phụ thuộc vào năng lực hành vi xã hội của mỗi cá nhân nó chứa đựng những tri thức, kỹ năng lao động, đạo đức, tình cảm, sự đoàn kết thương yêu lẫn nhau. 7.2- Khái niệm về gia đình. Anguste Comte (nhà Xã hội học người Pháp) coi gia đình là một nhóm xã hội cơ bản và quan trọng nhất mang tính lịch sử trong quá trình tiến triển của xã hội. Karl Marx (nhà xã hội học người Đức) cho rằng gia đình là mối liên hệ, thông qua đó và nhờ đó mà thực hiện việc tái sản xuất con người và cơ cấu của việc tái sản xuất con người. Hai nhà xã hội học người Mĩ là Burgess và Locke cho rằng “Gia đình là một nhóm người đoàn kết với nhau bằng những mối liên hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nhận con nuôi tạo thành một hộ đơn giản tác động lẫn nhau trong vai trò tương ứng của họ, là người chồng, người mẹ, người vợ, anh em và chị em tạo ra một nền văn hoá chung”. Tác giả người Liên Xô Khar chep lại nói “Gia đình là một hệ thống cụ thể lịch sử của các quan hệ qua lại giữa vợ chòng, cha mẹ, con cái, là một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên gắn bó với nhau bởi các quan hệ anh em thân thuộc, bởi cộng đồng sinh hoạt, trách nhiệm, đạo đức và sự cần thiết xã hội của nó được ấn định bởi nhu cầu của xã hội trong việc tái tạo dân số về tinh thần và sức khoẻ”. Một số nhà khoa học nghiên cứu về gia đình ở Việt Nam cho rằng : “Gia đình là một thiết chế xã hội (xét trên quan điểm có sự thừa nhận, phê chuẩn của xã hội đối với các quan hệ hôn nhân gia đình) đồng thời cũng là một nhóm nhỏ xã hội, có sự tổ chức nhất định về mặt lịch sử, các thành viên của nhóm gia đình liên hệ với nhau bởi trách nhiệm qua lại về đạo đức. Gia đình : Là khái niệm được sử dụng để chỉ một nhóm xã hội hoàn thành trên cơ sở các quan hệ hôn nhân (quan hệ tính giao vào quan hệ tình cảm) và quan hệ huyết thống nảy sinh từ quan hệ hôn nhân đó (cha mẹ, con cái, ông bà, họ hàng nội ngoại). Gia đình có thể hiểu như một đơn vị xã hội vi mô, nó chịu sự chi phối của xã hội song có tính ổn đinh, độc lập tương đối. Nó có quy luật phát triển riêng với tư cách là một thiết chế xã hội đặc thù. Những thành viên gia đình được gắn bó với nhau về trách nhiệm và quyền lợi kinh tế, văn hoá, tình cảm một cách hợp pháp, được nhà nước thừa nhận và bảo vệ. Các khái niệm về gia đình rất đa dạng, dưới góc độ xã hội học gia đình có thể được hiểu như sau : Gia đình là một cộng đồng được thiết chế hoá và hình thành trên cơ sở hôn nhân, trách nhiệm pháp luật và đạo đức giữa vợ chòng con cái và các thành viên ruột thịt cùng chung sống với nhau trong khoảng thời gian không hạn định. 7.3. Khái niệm đô thị. Đô thị là một điểm dân cư hiện đại, là nơi tập trung những dân cư có những hoạt động phi nông nghiệp (chiếm 80%), thực hiện các chức năng sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, dịch vụ, là nơi tập trung chức năng quản lý hành chính của một địa phương. Đó còn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học của một vùng lĩnh thổ nhất định. 8. KHUNG LÝ THUYẾT Biến đổi tình hình kinh tế - chính trị - xã hội Cộng đồng Giađình Vai trò của người phụ nữ Hoạt động xã hội Chăm sóc, nuôi dạy con cái Nội trợ PHẦN II - NỘI DUNG I. VÀI NÉT VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Hà Nội là thủ đô của cả nước, với vị trí là trung tâm văn hoá, chính trị xã hội. Hà Nội là nơi tập trung các cơ quan đầu não của Trung ương Đảng, Nhà nước, các đoàn thể xã hội, các đại sứ quán của trên 150 nước, các tổ chức quốc tế… Hiện nay Hà Nội có 7 quận nội thành : Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Tây Hồ, Cầu Giấy; có 4 huyện ngoại thành : Gia Lâm, Thanh Trì, Đông Anh, Sóc Sơn chia thành các quận trung tâm, các quận ven và thị trấn trung tâm huyện. Mật độ dân số trung bình toàn tp là 2835 người/km2. *Nguồn lao động : Mật độ số dân thành thị ở Hà Nội đứng thứ hai sau thành phố Hồ Chí Minh. Số dân thành thị chiếm gần 60% dân số toàn thành phó. Lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật lớn mạnh nhất nước, nơi đây tập trung các cơ quan khoa học đầu ngành với trên 200 viện khoa học, gần 600 trung tâm nghiên cứu và thực nghiệm quốc gia, có 26 trường đại học và 5 trường cao đẳng với trên 8000 cán bộ giảng dạy nghiên cứu, mỗi năm đào tạo cho đất nước khoảng gần một vạn cán bộ có trình độ đại học. *Kinh tế : Trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế từ kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường Hà Nội có tốc độ tăng trưởng kinh tế liên tục và đều đặn trong thời kỳ từ năm 1991 đến nay. Trong những năm gần đây, Hà Nội được ưu tiên và tập trung đầu tư trên tất cả mọi lĩnh vực cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Với chính sách đô thị hoá, mở rộng Hà Nội gắn với sự phát triển công nghiệp mở mang các ngành dịch vụ, xây dựng các cơ sở hạ tầng. Sự tăng trưởng kinh tế Hà Nội trong những năm gần đây đạt ở mức độ cao so với cả nước. Thời kỳ 1991 - 1996 GDP tăng bình quân 11,7%, GDP bình quân đầu người là 680 USD/năm. Giá trị sản lượng công nghiệp tăng 14,2% năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng công nghiệp tăng lên 32%, nông nghiệp còn 5,1% và dịch vụ thương mại du lịch tăng 6,9%. Quận Hai Bà Trưng là một trong những quận tập trung nhiều người di cư từ nông thôn ra thành phố. Diện tích của Quận là 12,8km2, dân số 306,2 nghìn người, mật độ 23921 người/km2.Hiện nay quận có nhiều công trình mới xây dựng đã và đang hình thành trên trục đường Giải phóng (quốc lộ 1). Một “làng” đại học phía Nam thành phố đã hình thành bên cạnh Bộ Giáo dục và đào tạo như các trường Đại học Bách Khoa, Đại học Xây dựng, Đại học Kinh tế quốc dân… II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU . Lịch sử dân tộc Việt Nam ghi nhận từ thời xa xưa, vai trò của giới phụ nữ Việt Nam trong trách nhiệm công dân và trách nhiệm người mẹ như một hình tượng ghi đậm dấu ấn được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, một hình tượng thiêng liêng, hình tượng được tôn thờ. Trong chiến tranh rất nhiều phụ nữ đã tham gia chiến đấu, hy sinh tuổi trẻ và sức lực vì sự độc lập của dân tộc. Khó có thể kể hết những vất vả, gian khổ mà họ phải chịu trong bom lửa đạn, thậm chí những vết thương còn hằn trên người họ khi trái gió trở trời. Sự hy sinh của người phụ nữ là vô cùng to lớn. Chẳng thế mà đã có rất nhiều bà mẹ Việt Nam được phong tặng danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” vì những đóng góp cho Tổ quốc. Ngày nay phụ nữ chiếm 58%(4) Tạp chí Tư tưởng văn hoá tháng 4/2002. dân số và trên 50%(4) lao động của đất nước. Trên diễn đàn chính trị như Quốc hội số đại biểu nữ chiếm 26,22%. Trong nhiều ngành như nông nghiệp, giáo dục, y tế, công nghiệp nhẹ, tài chính… phụ nữ cũng luôn chiếm ưu thế từ 50%(4) đến 75%(4). Đội ngũ trí thức và lao động kỹ thuật nữ ngày càng tăng lên, họ đang có mặt ở nhiều vị trí chính trị, kinh tế trọng yếu của đất nước. Đây là một bước tiến đáng kể về bình đẳng giới, về tạo quyền năng cho phụ nữ trong xã hội. Phụ nữ đã thực sự đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Trong gia đình vai trò của người phụ nữ lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Phần lớn nhận thức xã hội đều ý thức được vị trí quan trọng của người phụ nữ trong gia đình với thiên chức của người vợ, người mẹ, người quản lý nuôi dưỡng xã hội nhỏ bé nhưng quan trọng bậc nhất là gia đình, điều hoà sự hoà nhập của gia đình mình với cộng đồng xã hội. Cho dù hiện nay người phụ nữ có thể đảm đương nhiều trọng trách ngoài xã hội, có thể điều hành nàh máy, công ty lớn hay lãnh đạo những tổ chức xã hội chính trị, có trình độ học vấn cao như tiến sĩ, thạc sĩ, đảm đưởng cả trách nhiệm làm kinh tế cho gia đình thì họ vẫn cần biết tề gia nội trợ, biết nuôi dạy con cái chăm ngoan, biết lo cho chồng, lo cho sức khoẻ của mình, chăm chút nhan sắc để làm đẹp cho chồng con, cho xã hội. Có thể thấy vai trò của người phụ nữ trong mỗi gia đình là vô cùng quan trọng và cần thiết. Họ đang ngày càng khẳng định vị trí của mình trong xã hội và vai trò làm vợ, làm mẹ của mình trong gia đình. Qua khảo sát các hộ gia đình ngẫu nhiên ở tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội về “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình đô thị hiện nay” chúng tôi thu được những kết quả như sau : 1. Người phụ nữ vẫn giữ vai trò chính trong việc nội trợ, chăm sóc con cái. Công việc gia đình được đề cập ở đây là một số công việc căn bản của mỗi gia đình nhằm hướng vào nuôi dưỡng và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Công việc này thường được thực hiện chủ yếu trong phạm vi gia đình và thường do người phụ nữ hoặc những người không giữ vai trò quan trọng đóng góp kinh tế cho gia đình thực hiện. Từ xưa đến nay người ta vẫn thường gọi các việc nội trợ gia đình là những việc vặt. Mặc dù được đánh giá thấp nhưng qua khảo sát đời sống của các hộ gia đình ta thấy vai trò của công việc gia đình là vô cùng quan trọng và đó là một khối lượng lớn các công việc, tiêu tốn nhiều thời gian và sức lực của người thực hiện. Bảng 1 - Người giữ vai trò nội trợ chính trong gia đình. Người nội trợ chính Số người Tỷ lệ % Vợ 70 70,0 Chồng 2 2,0 Cả hai 15 15,0 Người khác 13 13,0 Tổng 100 100 Nhìn vào bảng số liệu này ta thấy rằng trong gia đình người làm nội trợ chính là người vợ với tỉ lệ 70,0%, trong khi đó người chồng chỉ có 2,0%, cả vợ và chồng là 15,0%, còn người khác là 13,0%. Điều này cho thấy cho dù là gia đình truyền thống hay gia đình hiện đại thì người phụ nữ vẫn luôn đóng một vai trò quan trọng trong việc nội trợ và dường như việc nấu ăn, giặt giũ là chỉ dành cho người vợ mà thôi. Con số 70,0% cho ta thấy người phụ nữ luôn có bổn phận phải chăm lo cho gia đình, hầu hạ chồng con từ cái ăn, cái mặc. Việc nội trợ của người phụ nữ tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra là mất rất nhiều công sức. Nào là mua bán thực phẩm, nấu ăn, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa… đã chiếm một lượng thời gian đáng kể. Muốn cho chồng, con được ngon miệng thì người vợ phải biết được chồng hay con mình thích ăn món ăn nào nhất và quan trọng hơn cả là người vợ phải biết nấu ăn ngon thì mới làm cho bữa cơm hấp dẫn. Hay như muốn cho chồng, cho con luôn luôn được mạnh khoẻ thì nhà cửa lúc nào cũng phải ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ. Các công việc này tưởng là không có gì quan trọng nhưng thực ra lại rất cần thiết cho mỗi người phụ nữ trong mỗi gia đình. Chính vì vậy mà hầu như gia đình nào người nội trợ chính luôn là người vợ. 2% là con số người chồng giữ vai trò nội trợ chính trong gia đình. Có thể thấy răng tỉ lệ này là quá khiêm tốn. Sở dĩ người chồng không quan tâm tới việc nội trợ đó là vì họ nghĩ rằng công việc này là của người vợ, còn vai trò chính của họ là gánh vác kinh tế. Từ xưa người đàn ông luôn được coi là trụ cột trong gia đình nên họ chỉ lo kiếm tiền nuôi vợ con và việc nội trợ thì đã có bàn tay người phụ nữ. Vì lẽ đó mà trong 100 người phụ nữ thì đã có tới 83 người trả lời rằng người chồng là trụ cột kinh tế trong gia đình. Qua đây ta có thể thấy quan niệm người chông lo kinh tế, người vợ lo chăm sóc gia đình và nội trợ là quan niệm có trong xã hội truyền thống nhưng vẫn còn hiển hiện trong cuộc sống ngày nay. Số người trả lời cả hai vợ chồng đều giữ vai trò nội trợ trong gia đình là 15%. Con số này không phải là lớn nhưng thực sự là một điều đáng quan tâm trong mỗi gia đình hiện nay. Sự nghiệp đất nước đang từng ngày tác động tới mỗi gia đình, người đàn ông trong mỗi gia đình cũng đã chia sẻ, gánh vác việc nội trợ cho người vợ để người vợ ngoài việc nội trợ có thêm thời gian hoạt động xã hội. Có thể thấy rằng đa số các cặp vợ chồng trẻ hiện nay luôn giúp đỡ lẫn nhau trong việc nội trợ. Qua phỏng vấn sâu, chị Quỳnh (25 tuổi, nhân viên văn phòng) cho biết : “Hai vợ chồng đều đi làm cơ quan nên khi nào chi về muộn thì đã có anh ấy làm giúp một số việc như đi chợ, dọn dẹp nhà cửa. Tuy là việc nhỏ nhưng chị cảm thấy rất vui, thoải mái khi anh ấy cũng biết gánh vác cùng vợ việc nhà. Chị cho rằng đây chính là sự bình đẳng trong gia đình”. Còn lại là 13% người khác giư vai trò giúp việc nội trợ trong gia đình. Người khác ở đây ta có thể hiểu là ông hay bà, hoặc là con cái, hoặc là người giúp việc. Nếu là trong gia đình ba thế hệ (gồm có ông bà, cha mẹ, con cái) thì chuyện người bà hay con cái làm nội trợ khi bố mẹ đi làm là phổ biến bởi người già ít khi chịu ngồi yên. Còn con cái ngoài giờ học cũng có thể giúp bà nấu nướng, quét dọn. Nều là gia đình khá giả thì thuê người làm để họ đỡ đần việc nhà khi mà cả hai vợ chồng đều không có thời gian cho chợ búa cơm nước. Hiện nay việc thuê người giúp việc là rất phổ biến trong các gia đình. Người giúp việc chủ yếu từ nông thôn nên quan hệ giữa chủ và người làm cũng có nhiều bất cập. Chính vì vậy mà công việc nội trợ dù thế nào đi chăng nữa vẫn rất cần bàn tay của người phụ nữ. Việc nội trợ trong mỗi gia đình là khác nhau nhưng nhìn chung công việc tưởng như đơn giản này lại chiếm khá nhiều thời gian, đặc biệt là đối với các gia đình khó khăn về kinh tế. Bảng số liệu dưới đây cho thấy. Biểu 2 - Thời gian làm nội trợ trong ngày của người phụ nữ. 35% 4% 6% 4-6h 0-2 h 25 75 50 100người ~100% Số người ~% Thời gian 2-4h Như vậy thời gian làm nội trợ từ 0 - 2 tiếng tỉ lệ là 53%, trên 2 - 4 tiếng là 41%, còn trên 4 - 6 tiếng là 6%. 53% phụ nữ cho rằng từ 0 - 2 tiếng vừa đủ để làm nội trợ, đủ để có một bữa cơm ngon. Nhưng qua điều tra nghiên cứu cho thấy trường hợp này chỉ xảy ra đối với các gia đình có điều kiện kinh tế. Họ có thể mua sắmđầy đủ các dụng cụ gia đình như máy giặt, nồi cơm điện, máy hút bụi,… Chính vì vậy những người phụ nữ trong những gia đình này cảm thấy đỡ vất vả trong công việc nội trợ. Còn với những gia đình khó khăn hơn thì công việc nội trợ chiếm thời gian khá nhiều, trên 4 - 6 tiếng, và có 6% người vợ phải làm việc vất vả từ chợ búa, cơm nước, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa… Đây là một tỉ lệ nhỏ nhưng không vì thế mà không đáng quan tâm bởi lẽ phải làm việc nhiều thì người phụ nữ càng ít có cơ hội tham gia lao động sản xuất, vui chơi giải trí… Và như thế họ chỉ suốt ngày quanh quẩn với bếp núc, dọn dẹp mà thiếu đi sự hoà nhập với cuộc sống bên ngoài xã hội. Chính vì vậy họ sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào người chồng, không có tiếng nói riêng của chính mình. Có 41% cho rằng thời gian làm nội trợ trong ngày là trên 2 - 4 tiếng. Đây là tỉ lệ không cao nhưng cũng không nhỏ nên có thể coi đó là thời gian phù hợp để làm các công việc nhà. Đó cũng là thời gian đủ cho mỗi người phụ nữ vừa đảm đương công việc xã hội, vừa lo toan đến việc nàh. Họ biết dung hoà giữa việc cơ quan với công việc gia đình để đảm bảo cho mỗi thành viên trong tổ ấm của mình luôn cảm thấy thoải mái. Tuy công việc nội trợ luôn gắn với vai trò người phụ nữ nhưng trong gia đình hiện nay, người chồng đã biết giúp đỡ người vợ những công việc vặt để cho người vợ cảm thấy được sẻ chia. Bảng 3 - Người chồng có giúp đỡ vợ trong việc nội trợ Mức độ Số người Tỷ lệ % Thường xuyên 23 23,0 Thỉnh thoảng 49 49,0 Không bao giờ 28 28,0 Tổng 100 100 Như vậy người chồng thường xuyên giúp đỡ người vợ trong việc nội trợ với tỉ lệ là 23%, thỉnh thoảng là 49%, còn không bao giờ là 28%. Qua con số này ta thấy số người chồng không bao giờ giúp đỡ người vợ trong việc nội trợ cao hơn số người chồng thường xuyên giúp đỡ vợ. Đây có thể coi là một nỗi buồn cho những người vợ không bao giờ nhận được sự chia sẻ của người chồng trong công việc nội trợ. Và như vậy vốn vất vả người phụ nữ sẽ càng vất vả hơn khi phải vừa lo công việc ngoài xã hội, vừa lo công việc gia đình mà không có sự trợ giúp của người chồng. Tuy nhiên với tỉ lệ 23% người chồng thường xuyên giúp đỡ vợ con trong việc nội trợ là con số đáng quan tâm. Đây thực sự là những người đàn ông biết chia sẻ với người vợ công việc gia đình. Việc người chồng thường xuyên giúp đỡ vợ làm nội trợ nằm trong đa số các gia đỉnh trẻ hiện nay. Các gia đình này nhận thức được đã là một gia đình thì hai vợ chồng nên chia sẻ với nhau mọi công việc, không phân biệt việc này của phụ nữ, việc kia của nam giới. Có như vậy trong gia đình mới có sự bình đẳng giữa vợ và chồng. Còn lại 49% số người chồng thỉnh thoảng giúp đỡ vợ việc nội trợ. Số người này cần được tiếp tục động viên, khuyến khích. Dẫu sao việc người chồng thỉnh thoảng giúp đỡ vợ việc nội trợ cũng sẽ là nguồn động viên người vợ. Trong điều kiện đất nước đang từng ngày đổi mới như hiện nay thì việc người chồng giúp đỡ vợ nội trợ trong gia đình là điều rất cần được khuyến khích và cần được phát huy, góp phần xây dựng sự bình đẳng trong đời sống gia đình. Bên cạnh việc giữ vai trò nội trợ chính trong gia đình thì người vợ còn phải lo chăm sóc con cái, dạy dỗ chúng. Bảng 4 - Việc chăm sóc, dạy dỗ con cái trong gia đình. Người tham gia Chăm sóc con cái (ăn uống, sinh hoạt, vui chơi giải trí) Dạy dỗ con cái (dạy học cho con, họp phụ huynh cho con) Số người Tỉ lệ % Số người Tỉ lệ % Vợ 61 61,0 42 42,0 Chồng 6 6,0 19 19,0 Cả 2 32 32,0 37 37,0 Người khác 1 1,0 2 2,0 Tổng 100 100,0 100 100,0 Nhìn vào bảng số liệu này ta thấy việc chăm sóc con cái (bao gồm ăn uống, sinh hoạt, vui chơi giải trí) do người vợ đảm nhiệm chiếm tỉ lệ là 61%, người chồng là 6%, cả hai vợ chồng cùng chăm sóc con là 32% và chỉ có 1% tỉ lệ dành cho người khác. Rõ ràng là người phụ nữ cũng có vai trò to lớn trong việc chăm sóc con cái (với 61%) và người chồng chỉ có 6%. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi người mẹ bao giờ cũng luôn gần gũi, quan tâm, lo lắng cho đứa con, theo dõi từng bước trưởng thành của chúng. Thiên chức của người phụ nữ là làm vợ, làm mẹ nên họ hiểu được bổn phận của mình trong gia đình. Không những lo cho chồng họ còn phải quan tâm tới con, lo cho chồng con cái ăn, cái mặc. Người phụ nữ luôn có đức tính cẩn thận, chu đáo do đó việc chăm sóc con cái rất cần tới bàn tay của họ. Ta có thể thấy được sư lo lắng của họ khi con ốm hay niềm vui khi thấy con mình khoẻ mạnh. Họ lo cho con từ cái ăn uống, sinh hoạt cho đến những hoạt động vui chơi giải trí nào được con ưa thích… Việc chăm sóc con cái của người phụ nữ trong gia đình vì thế có vai trò rất lớn. Và cho dù ở xã hội truyền thống hay xã hội hiện đại thì thiên chức này luôn được phát huy. Tuy vậy qua khảo sát tại quận Hai Bà Treưng chúng tôi thấy rằng việc chăm sóc con cái giờ đây không phải do người vợ đảm nhiệm mà ngày nay người chồng đã cùng tham gia vào việc chăm sóc cho con. Tỉ lệ 32% cả vợ lẫn chồng quan tâm chăm sóc con cái cho thấy người chồng đã có sự chuyển biến tích cực khi cùng người vợ lo lắng cho đứa con về mọi mặ ăn uống, sinh hoạt, vui chơi giải trí. Điều này cũng cho thấy người chồng đã nhận thức được đây là công việc chung nên họ cũng đã xác định bổn phận chăm sóc con cái. Ngoài việc chăm sóc con thì người vợ cũng chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong việc dạy dỗ con cái với 42%, người chồng là 19%, cả hai vợ chồng là 37% và người khác chiếm tỉ lệ rất nhỏ là 2%. Người phụ nữ không những chu đáo mà còn tỉ mỉ, kiên nhẫn khi dạy dỗ con. Nghị quyết 04/NQ-TW của Bộ chính trị Đảng cộng sản Việt Nam đã xác định : “Phụ nữ vừa là người lao động, người công dân, vừa là người mẹ, người thầy đầu tiên của con người (5). Người mẹ bao giờ cũng dạy cho con ngay từ bước đi đầu tiên. Vai trò của họ trong việc dạy dỗ con cũng không thể thiếu. Ở đây vai trò người chồng chiếm tỉ lệ 19% trong việc dạy dỗ con. Tỉ lệ này nhỏ hơn so với tỉ lệ của người vợ, bởi trong gia đình thì người cha l;uôn nghiêm khắc với con, còn người mẹ thì lại luôn luôn gần gũi, dịu dàng. Tuy nhiên việc dạy dỗ con là một công việc rất quan trọng, nên rất cần có sự phối hợp của cả bố lẫn mẹ. Con số 37% cả hai vợ chồng cùng tham gia dạy dỗ con học là tỉ lệ chưa cao nên rất cần được quan tâm. Việc giáo dục con cái trong gia đình hiện nay rất được coi trọng và có vị trí đặc biệt cả ở nông thôn và thành thị. Nhân cách của mỗi người được hình thành như thế nào chủ yếu là do giáo dục gia đình. Chính vì vậy cả người chồng lẫn người vợ nên thường xuyên dạy bảo cho con những điều tốt đẹp, là tấm gương sáng cho con noi theo bởi lẽ trẻ em là tương lai của đất nước. Qua phỏng vấn sâu, chị Thúy (41 tuổi, bán hàng) cho biết “Gia đình chị có hai cháu. Cháu lớn học lớp 11, cháu nhỏ đang học lớp 4. Cả hai vợ chồng đều đi làm nhưng vẫn phải quan tâm tới việc học của các cháu. Vợ chồng phân công mỗi người kèm một đứa học, họp phụ huynh cũng thế. Nếu một trong hai người bận thì người còn lại sẽ vất vả hơn”. Như vậy có thể thấy rằng việc dạy dỗ con cái là rất quan trọng trong xã hội hiện nay và đó là công việc chung của cả vợ lẫn chồng. Qua những nội dung phân tích trên đây ta thấy rằng cho dù ở xã hội truyền thống hay xã hội hiện đại thì người phụ nữ vẫn luôn đóng góp vai trò chính trong việc nội trợ, chăm sóc, dạy dỗ con cái. Những công việc này tưởng như là đơn giản nhưng thực ra chiếm khá nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên với sự chuyển đổi của đất nước hiện nay thì người chồng cũng đã tích cực tham gia vào các công việc trong gia đình, giúp đỡ cho người vợ một số việc. Người chồng thực hiện các việc như nội trợ, chăm sóc, giáo dục con không còn là điều đáng ngạc nhiên nữa, mà cả người vợ lẫn người chồng đều nhận thức được rằng đó là các công việc chung và quan trọng, nhất là việc dạy dỗ giáo dục con. 2- Người phụ nữ đã có thể tham gia bàn bạc, quyết định các việc chi tiêu trong gia đình cùng người chồng. Trong gia đình có rất nhiều khoản chi tiêu khác nhau. Những chi tiêu thường nhật cho sinh hoạt, ăn uống thường do người phụ nữ chủ động thực hiện bởi vì họ là những người hàng ngày làm công việc đó. Tuy nhiên có những khoản chi tiêu lớn có ảnh hưởng đáng kể tới đời sống kinh tế của các gia đình. Những khoản chi tiêu này rất cần tới sự bàn bạc, thống nhất và quyết định của người chủ gia đình. Bảng 5 - Người quyết định các khoản chi tiêu trong gia đình. Người quyết định Mua sắm tài sản đắt tiền (%) Xây sửa nhà (%) Tiền học cho con (%) Hiếu hỉ (%) Các khoản chi khác (%) Vợ 4.0 3,0 31,0 75,0 66,0 Chồng 33,0 28,0 28,0 4,0 11,0 Cả 2 61,0 66,0 41,0 20,0 23,0 Người khác 2,0 3,0 1,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 Nhìn vào bảng số liệu trên đây có thể thấy rằng việc mua sắm tài sản đắt tiền do người vợ quyết định chỉ co 4%, trong khi đó người chồng là 33%, cả hai vợ chồng là 61% và người khác chiếm một tỉ lệ rất nhỏ chỉ có 2%. Với tỉ lệ 4% cho thấy người phụ nữ ít có vai trò quyết định trong việc mua sắm tài sản đắt tiền. Người phụ nữ vốn chỉ được coi là người nội trợ chính nên không tham gia quyết định việc mua sắm tài sản, còn người chồng vốn được coi là trụ cột kinh tế trong gia đinh (có tỉ lệ tới 33%) và nắm quyền quyết định việc mua sắm tài sản đắt tiền. Đây thực sự là dấu hiệu của sự bất bình đẳng. Tuy nhiên kết quả điều tra cũng cho thấy việc cả hai vợ chồng cùng quyết định mua sắm những tài sản này lại là tỉ lệ cao với 61%. Như vậy giữa vợ và chồng đã có tiếng nói chung và người vợ đã có quyền quyết định cùng người chồng mua sắm những thứ cần thiết cho gia đình. Nếu trước kia người vợ chỉ biết lắng nghe thì hiện nay người vợ đã cùng chồng bàn bạc quyết định nên hoặc không nên mua cái gì. Điều này cũng phần nào cho thấy trong gia đình có sự bình đẳng giữa vợ và chồng và cả hai vợ chồng cùng quyết định mua sắm tài sản đắt tiền là rất phổ biến hiện nay. Qua việc phỏng vấn sâu chị Hoà (43 tuổi, bán hàng) cho biết “Năm nay đứa lớn vừa đỗ đại học nên hai vợ chồng đã cùng bàn bạc quyết định và thống nhất mua cho cháu chiếc xe máy làm phần thưởng”. Đặc biệt trong việc xây, sửa nhà cửa tỉ lệ cần phải quan tâm là cả hai vợ chồng đều tham gia quyết định với 66%. Người phụ nữ ngày nay đã có thể tham gia vào mọi việc trong gia đình chứ không chỉ còn quanh quẩn với bếp múc chợ búa như trước nữa. Mặc dù việc xây, sửa nhà cửa phần lớn là do người đàn ông đảm nhiệm nhưng vấn đề này hiện nay đã có người phụ nữ cùng chung sức xây dựng. Đã là một gia đình thì cả hai vợ chồng đều phải quyết định công việc chung của chính gia đình mình. Như thế 66% hai vợ chồng cùng tham gia quyết định trong việc xây, sửa nhà cửa cho thấy người phụ nữ đã không chịu bó hẹp mình trong phạm vi nội trợ nữa rồi mà trái lại họ đã tham gia cùng chồng vào các công việc chung của gia đình. Về vấn đề người quyết định tiền học cho con thì tỉ lệ 31% của người vợ cao hơn chút it so với người chồng là 28%, còn lại cả hai vợ chồng thì tỉ lệ là 41%. Đây có thể là những tỉ lệ trung bình, nhưng nhìn chung cả vợ lẫn chồng đều rất quan tâm tới việc học hành của con cái mình. Học phí cho con bây giờ không phải là ít, bao gồm tiền học ở trường, tiền học thêm, tiền xây dựng trường, tiền bảo hiểm thân thể… Càng lên lớp cao thì số tiền càng nhiều, bởi cha mẹ nào cũng mong con vào được Đại học. Và như vậy việc lo tiền học không chỉ của riêng người vợ hay người chồng nữa mà đó là công việc chung của cả hai người. Họ phải có trách nhiệm với con cái mình, không chỉ lo cái ăn cái mặc cho con mà còn phải quan tâm tới việc học hành của chúng. Cho dù có bề bộn công việc nhưng cha mẹ vẫn phải dành một khoảng thời gian nhất định cho việc học tập của con cái bởi con cái luôn luôn là niềm tự hào của cha mẹ. Con học giỏi thì cha mẹ nở mày nở mặt, còn ngược lại conchỉ lo chơi mà không lo học sẽ làm cho cha mẹ phiền lòng. Chính vì vậy mà học vấn là rất quan trọng nên gia đình nào cũng phải cố gắng nuôi con ăn học tới nơi tới chốn cho bằng bạn bằng bè. Và như vậy việc quyết định tiền học cho con không chỉ một mình người vợ hay người chồng gánh vác nữa mà đã trở thành việc chung của cả hai người. Người quyết định việc hiếu hỉ trong gia đình là người vợ chiếm tỉ lệ 75% trong khi đó tỉ lệ người chồng chỉ là 4%, cả hai vợ chồng là 20%. Việc người phụ nữ quyết định chính trong các khoản hiếu hỉ cũng là điều dễ hiểu bởi những công việc này đa số đến tay người phụ nữ. Họ luôn được coi là hậu phương vững chắc của người chồng nên những việc nhỏ này đến tay họ là lẽ đương nhiên. Việc người chồng cùng quyết định với vợ các khoản chi tiêu trong hiếu hỉ với tỉ lệ 20% cho thấy người chồng đã quan tâm tới mọi việc dù lớn hay bé trong gia đình. Tỉ lệ này chưa phải là cao nhưng qua đây ta thấy rằng người chồng đã biết chia sẻ cùng với người vợ các công việc liên quan tới đời sống tình cảm trong gia đình của chính mình. Cũng giống như quyết định việc hiếu hỉ do người phụ nữ đảm nhiệm là chính thì việc quyết định các khoản chi tiểu khác trong gia đình đa số là do người vợ với tỉ lệ rất cao 66%, còn người chồng chỉ có 11%, cả vợ lẫn chồng là 23%. Các khoản chi tiêu khác ở đây là những khoản như tiền điện, tiền nước, tiền vệ sinh, tiền an ninh… Phụ nữ vốn là người chu toàn nên những việc tưởng như nhỏ nhặt này do họ đảm đương. Tuy nhiên chỉ có 11% người chồng quyết định các khoản chi khác trong gia đình là một điều không công bằng cho người vợ bởi các khoản chi này là của chung gia đình. Nhưng với xu hướng đổi mới hiện nay, việc cả vợ lẫn chồng cùng quyết định các khoản chi khác trong gia đình là rất phổ biến vì họ hiểu đây là công việc chung của cả gia đình chứ không phải của riêng người vợ hay người chồng. Tỉ lệ 23% các cặp vợ chồng quyết định các khoản chi tiêu khác trong gia đình cho thấy người chồng đã biết quan tâm, chíảe, gánh vác với người vợ mọi việc dù là nhỏ nhặt nhất trong gia đình. Bên cạnh những công việc trên do phần lớn người phụ nữ đảm nhiệm thì việc quản lý tiền trong gia đình cũng là điều đáng quan tâm. Tìm hiểu ai là người quản lý tiền trong gia đình sẽ có nhiều điều thú vị bởi lẽ người cầm tiền chắc chắn là người biết được, kiểm soát được ở mức độ nhất định số tiền của gia đình cũng như biết được số tiền của gia đình đã được sử dụng vào những việc gì. Bảng 6 - Người quản lý tiền trong gia đình Người quản lý tiền trong gia đình Số người Tỷ lệ % Vợ 64 64,6 Chổng 8 8,1 Cả hai 27 27,3 Bảng số liệu này cho thấy người vợ chiếm một tỉ lệ rất cao là 64,6% trong việc quản lý tiền của gia đình so với người chồng chỉ có 8,1%, còn cả hai vợ chồng cùng quản lý tiền là 27,3%. Việc quản lý tiền trong gia đình truyền thống thường do người phụ nữ đảm nhiệm. Người phụ nữ luôn được ví là “tay hòm chìa khoá” nên có tới 64,6% người vợ là người quản lý tiền trong gia đình cũng thật dễ hiểu. Không những cẩn thận, chu đáo, họ còn biết chi tiêu đúng lúc đúng chỗ, biết cái gì cần mua và cái gì không nên mua… Còn người chồng không phải là không biết cách chi tiêu đúng mức mà là vì họ không được cẩn thận như người vợ nên chỉ có 8,1% quản lý tiền trong gia đình. Tuy nhiên trên thực tế người quản lý tiền, người cầm giữ tiền chính trong gia đình không đồng nghĩa với người có quyền cáo nhất trong quyết định chi tiêu các khoản tiền. Người có quyền quyết định chi tiêu các khoản tiền nhất là các khoản tiền lớn thường do người chủ gia đình là người chồng quyết định. Nhưng xã hội ngày càng bình đẳng thì việc quản lý tiền trong gia đình cũng nên bình đẳng. Chỉ có 27,3% các cặp vợ chồng cùng quản lý tiền là tỉ lệ nhỏ cho thấy người phụ nữ vẫn có vai trò lớn trong việc quản lý tiền vì tính của họ luôn cẩn thận, chu đáo với mọi công việc trong gia đình. Qua việc phân tích những số liệu trên ta thấy rằng người phụ nữ đã có thể cùng chồng tham gia, bàn bạc, quyết định các công việc của gia đình. Ngoài ra họ còn là “tay hòm chìa khoá” quản lý tiền chính trong gia đình. Người phụ nữ bây giờ không chi lo bếp núc, chăm sóc chồng con mà họ đã từng bước thoát ra khỏi vị trí phụ thuộc vào người chồng. Các công việc như mua sắm tài sản, xây sửa nhà cửa, lo tiền học cho con… không phải là việc của riêng một người quyết định mà đó là công việc chung của cả hai vợ chồng, công việc chung của gia đình. 3. Người phụ nữ ngày càng có xu hướng tích cực tham gia các hoạt động bên ngoài xã hội để nâng cao vai trò của mình. Vai trò của người phụ nữ trong sinh hoạt cộng đồng, giao tiếp với xã hội đã từng bước được mở rộng. Họ đã có thể tham gia sinh hoạt cộng đồng như tham gia các tổ chức xã hội, các phong trào xã hội, các lễ hội truyền thống, tham gia sinh hoạt văn hoá tại địa bàn sinh sống…. Như vậy họ đã hoà nhập với cuộc sống bên ngoài chứ không còn bó hẹp trong bếp núc gia đình và chỉ biết có chồng con. Biểu đồ 7 : Tham gia sinh hoạt cộng đồng tại địa phương Số người ~% 100người ~100% 75 49% 50 30% 21% 25 Mức độ tham gia Có Thỉnh thoảng Không Bảng số liệu này cho thấy số người có tham gia sinh hoạt cộng đồng ở địa phương là 30%, không tham gia là 21% và thỉnh thoảng là 49%. Mặc dù số người không tham gia chiếm một tỉ lệ không phải là nhỏ với 31% nhưng bù lại việc có và thỉnh thoảng tham gia sinh hoạt cộng đồng là tỉ lệ chấp nhận được. Điều này cho thấy người phụ nữ đã từng bước hoà nhập với xã hội bên ngoài, không còn bó hẹp mình trong vai trò nội trợ gia đình. Tham gia sinh hoạt động đồng tại địa phương sẽ giúp chị em phụ nữ hiểu nhau hơn và có cơ họi giao tiếp lẫn nhau. Họ có thể tham gia vào hội phụ nữ, tìm hiểu và giải quyết những vấn đề khúc mắc nhằm nâng cao hiểu biết của mình, mở rộng tầm nhìn mới. Trong cuộc phỏng vấn sâu chị Thu cho biết “Tôi là nội trợ chính trong gia đình suốt ngày quanh quẩn mãi với chợ búa cơm nước mãi cũng buồn nên đã tham gia sinh hoạt chi hội phụ nữ. Ở đây tôi cảm thấy rất vui vẻ, học hỏi được nhiều điều từ các chị em phụ nữ khác”. Qua đây ta thấy rằng việc tham gia sinh hoạt văn hoá tại địa phương rất cần được khuyến khích để người phụ nữ nâng cao vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Ở một khía cạnh tham gia các hoạt động khác ta thấy : Bảng 8 - Tham gia các hoạt động bên ngoài xã hội. Người tham gia Dự hiếu hỉ (%) Giao tiếp với đoàn thể chính quyền (%) Họp tổ dân phố (%) Tiếp khách (%) Vợ 37,0 18,0 47,0 9,0 Chồng 5,0 50,0 25,0 29,0 Cả hai 56,0 9,0 6,0 61,0 Người khác 2,0 23,0 22,0 1,0 Tổng 100,0 100,0 100,0 100,0 Nhìn vào bảng số liệu này ta thấy tỉ lệ người vợ đi dự hiếu hí là 37% cao hơn nhiều so với người chồng là 5%, còn cả hai vợ chồng đi dự hiếu hỉ lại chiếm tới 56%, người khác chỉ có rất ít với 2%. Có lẽ việc đi dự hiếu hỉ là công việc chỉ dành cho người phụ nữ nên có tới 37% số người phụ nữ phụ trách công việc này, còn người chồng tỉ lệ lại rất ít 5%. Tuy nhiên với 56% cả vợ lẫn chồng tham gia dự hiếu hỉ lại cho thấy rằng đó là tầm quan trọng của một gia đình. Chẳng thế mà người ta hay ví “vợ chồng như đũa có đôi” đi đâu cũng phải cùng nhau. Nhưng không phải bất cứ công việc gì cũng đi cùng nhau được mà điều đó phải tuỳ vào từng công việc cụ thể. Việc cả hai vợ chồng cùng tham gia dự hiếu hỉ sẽ làm cho người vui càng vui hơn, còn người buồn được sẻ chia. Đó là hành vi ứng xử kịch sự trong thời đại ngày nay của đất nước. Việc giao tiếp với đoàn thể chính quyền thì người phụ nữ lại chiếm một tỉ lệ ít với 18%, còn người chồng trung bình 50%, cả hai vợ chồng 9% và người khác 23%. Có những công việc chỉ dành riêng cho phụ nữ nên chỉ có 18% số người giao tiếp với đoàn thể chính quyền. Thường thường người ta nghĩ việc này nên dành cho nam giới hoặc những người lớn tuổi. Vì vậy tỉ lệ 50% người chồng và 23% người khác giao tiếp với đoàn thể chính quyền cũng dễ hiểu. Qua đây ta thấy rằng việc giao tiếp với đoàn thể chính quyền chưa thu hút được sự quan tâm của người phụ nữ và nhất là cả hai vợ chồng cùng tham gia việc này chiếm một tỉ lệ nhỏ là 9%. Trái ngược với việc giao tiếp với đoàn thể chính quyền thì việc họp tổ dân phố tỉ lệ người phụ nữ 47% tham gia hội họp lại cao gần gấp đôi so với nam giới 25%, còn cả hai vợ chồng thì lại rất ít 6%, người khác là 22%. Thông thường việc hội họp tổ dân phố thì trong gia đình ai đi cũng được và chỉ cần một người đại diện chứ không cần tới cả hai vợ chồng cùng tham gia. Việc người phụ nữ tích cực tham gia hội họp cho thấy người phụ nữ đã từng bước hoà nhập cùng xã hội, cộng đồng để nâng cao sự hiểu biết cũng như vai trò của mình trong gia đình. Việc tiếp khách trong gia đình là công việc chung của cả hai vợ chồng nên đã chiếm một tỉ lệ cao 61%, còn một mình người vợ tiếp khách chỉ có 9% người chồng là 29%, những người khác không đáng kể chỉ có 1%. Trong mỗi gia đình thì việc tiếp khách đa số do người chủ gia đình thực hiện, nhưng với xã hội hiện nay nhận thức của người phụ nữ đã được nâng cao thì vấn đề này không chỉ còn là riêng của nam giới nữa. Người phụ nữ đã có thể tham gia tiếp khách cùng với người chồng để thể hiện vai trò của mình trong gia đình. Cả hai vợ chồng cùng tiếp khách sẽ làm cho cuộc trò chuyện trở nên thân mật và cởi mở. Như thế người phụ nữ không còn cảm thấy tù túng trong gia đình. Khi chỉ biết có mỗi việc nội trợ. Người phụ nữ sẽ trở nên năng động khi tham gia mọi công việc của gia đình và xã hội để nâng cao vị trí của mình. Để hiểu hết và nâng cao vị trí của mình thì người phụ nữ còn theo dõi các vấn đề xã hội thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng như truyền hình, sách báo, loa phát thanh… Bảng 9 - Người theo dõi các vấn đề xã hội Mức độ Số người Tỷ lệ % Có 78 78,0 Không 3 3,0 Đôi khi 19 19,0 Tổng 100 100,0 Bảng số liệu này cho thấy số người theo dõi các vấn đề xã hội chiếm một tỉ lệ cao là 78%, đôi khi là 19% và không theo dõi là 3%. Thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng những người phụ nữ sẽ tìm hiểu được những vấn đề mà mình quan tâm hay những tệ nạn đang ngày càng có xu hướng gia tăng trong xã hội. Tỉ lệ 78% có theo dõi các vấn đề xã hội cho thấy người phụ nữ không chỉ biết có quan tâm tới nội trợ cho chồng con mà họ đã nhận thức được tầm quan trọng của thông tin. Theo dõi các vấn đề xã hội sẽ giúp họ nâng cao hiểu biết của mình về mọi vấn đề trong cuộc sống, tránh được những tệ nạn xấu, học hỏi được những kiến thức mới.. chỉ có 3% là không theo dõi các vấn đề xã hội và 19% đôi khi xem cho thấy những người phụ nữ này phải làm việc vất vả, không có thời gian theo dõi truyền hình, đọc báo… Như vậy những người phụ nữ này đã không có sự chia sẻ công việc của người chồng nên họ đã không có thời gian theo dõi các vấn đề xã hội. Chính vì thế mà trong gia đình rất cần có sự bình đẳng, giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ và chồng. Bảng 10 - Hoạt động trong thời gian rỗi Hoạt động Số người Tỷ lệ % Đi du lịch 8 8,0 Học thêm 19 19,0 Tham gia công tác xã hội 16 16,0 Vui chơi giản trí cùng gia đình 57 57,0 Tổng 100 100,0 Bảng số liệu trên đây cho thấy trong thời gian rỗi phụ nữ thường vui chơi giải trí cùng gia đình với tỉ lệ cao 57%, tiếpđến là dành thời gian cho học thêm 19%, tham gia công tác xã hội 16% và đi du lịch chỉ có 8%. Đối với hầu hết phụ nữ thì gia đình là quan trọng nhất bởi đó là tổ ấm thân thương, nơi mà mọi người cùng nhau chia sẻ những vui buồn trong cuộc sống. Vì vậy với 57% số người phụ nữ đã chọn hoạt động vui chơi giải trí cùng gia đình trong thời gian rỗi. Cuộc sống ngày một đổi mới thì vợ chồng cũng phải làm việc nhiều hơn. Đặc biệt là người phụ nữ phải vừa lo việc gia đình, vừa hoạt động xã hội. Tuy bận rộn, vất vả nhưng họ vẫn dành sự quan tâm hàng đầu là gia đình của mình. Vui chơi giải trí cùng gia đình sẽ làm cho gia đình ngày càng hoà thuận, hạnh phúc, các thành viên trong gia đình sẽ yêu thương, gắn bó với nhau nhiều hơn. Phụ nữ ngày càng tiến bộ, ngày càng nâng cao kiến thức của mình. Có 19% tỉ lệ phụ nữ dành thời gian học thêm trong thời gian rỗi. Đây không phải là tỉ lệ cao nhưng cho thấy người phụ nữ đã từng bước hoà nhập vào xã hội, học hỏi thêm những kiến thức để tự nâng cao trình độ của mình. Có thể nói sự học không bao giờ là muộn cả nên khi có thời gian rỗi là họ đăng kí các lớp học thêm về ngoại ngữ, xã giao..l nhằm phục vụ cho công việc của mình được tốt hơn. Không chỉ có học thêm, họ còn tham gia các công tác xã hội tại địa phương mình sinh sống hoặc tham gia vào các tổ chức, đoàn thể, hội phụ nữ giúp nhau cùng tiến bộ. Người phụ nữ hiện đại phải là người phụ nữ năng động, sáng tạo, dung hoà được công việc gia đình và công việc ngoài xã hội. Chỉ có 8% tỉ lệ phụ nữ dành thời gian rỗi đi du lịch. Điều này cũng thật dễ hiểu bởi người phụ nữ với bề bộn công việc nên hiếm khi có thời gian để đi du lịch. Vào những dịp lễ, tết họ thương chọn giải pháp vui chơi giải trí cùng gia đình như đi thăm họ hàng, bạn bè, đưa con cái đi công viên… Đối với các gia đình có điều kiện kinh tế khá giả thì đi du lịch với họ là chuyện bình thường. Tuy nhiên chỉ có số ít tham gia vào hoạt động này bởi đời sống của đa số người dân mới đang từng bước được cải thiện, chưa lấy gì làm dư dật. Nhưng nếu được đi du lịch sẽ nâng cao tầm hiểu biết của mình, khám phá được những điều kỳ diệu của cuộc sống xung quanh chúng ta. Từ những phân tích trên đây ta thấy người phụ nữ ngày càng có xu hướng tham gia vào các hoạt động xã hội, sinh hoạt văn hoá tại địa phương, theo dõi các vấn đề xã hội để nâng cao kiến thức, nâng cao vai trò của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Người phụ nữ hiện đại không chỉ lo cơm nước, chăm sóc chồng con mà họ còn có thể hoạt động sản xuất, tham gia sinh hoạt địa phương, tham gia vào các cuộc thi, các cuộc hội thảo dành cho phụ nữ để khẳng định vị thế của mình trong gia đình và bên ngoài xã hội. Bên cạnh đó không thể thiếu sự chia sẻ của người chồng với người vợ trong các công việc gia đình để từ đó người vợ có nhiều thời gian hơn cho các hoạt động mà mình tham gia. III.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN Gia đình Việt Nam đang ngày càng biến đổi dưới những tác động của sự biến đổi xã hội và giao lưu văn hoá. Chính vì vậy địa vị của người phụ nữ trong gia đình cũng như bên ngoài xã hội đang dần được nâng cao. Người phụ nữ đã và đang có mặt trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội. Tuy nhiên vai trò quan trọng của người phụ nữ trong gia đình là làm vợ, làm mẹ luôn luôn được đề cao. Và như vậy những việc như nội trợ, chăm sóc, giáo dục con cái… cho dù ở xã hội truyền thống hay xã hội hiện đại phần lớn vẫn do người phụ nữ đảm nhiệm. Thông qua việc nghiên cứu “Vai trò của người phụ nữ trong gia đình độ thị hiện nay” ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội ta rút ra nhận xét : Người phụ nữ vẫn là người giữ vai trò nội trợ chính trong gia đình. Ngoài thiên chức làm vợ, làm mẹ, họ còn là người tổ chức sắp xếp đời sống vật chất và tinh thần sao cho mọi thành viên trong gia đình yêu thương nhau, là người dạy dỗ con cái học hành vui chơi giải trí, lo cái ăn cái mặc cho chồng con… Nóichung là mọi công việc du lớn hay nhỏ trong gia đình đều do bàn tay của người phụ nữ đảm nhận. Tuy cũng có sự giúp đỡ của người chồng trong các công việc gia đình nhưng tỉ lệ này còn chưa cao. Như vậy người phụ nữ với vai trò nội trợ, chăm sóc chồng con chiếm khá nhiều thời gian sẽ khó có thể phát huy năng lực của mình trong các hoạt động bên ngoài xã hội. Vì vậy người chồng cần chia sẻ, gánh vác cùng vợ các công việc dù là lớn hay nhỏ của gia đình mình. Nếu trước đây người phụ nữ luôn phải lệ thuộc vào chồng mọi việc dù bé hay to thì giờ đây họ đã có thể cùng chồng ngồi bàn bạc, quyết định các khoản chi tiêu trong gia đình. Từ những công việc lớn như mua sắm tài sản đắt tiền, xây nhà cửa, lo tiền học cho con cái đến những việc nhỏ như hiếu hỉ hay các khoản chi tiêu khác… thì người phụ nữ đã có một vai trò đáng kể trong việc quyết định các khoản chi tiêu này. Tuy nhiên do còn ảnh hưởng nặng nề của tâm lý truyền thống nên những vấn đề quan trọng của gia đình, người chồng vẫn có quyền quyết định cao nhất trong một số gia đình ở đô thị hiện nay. Cùng với sự biến đổi của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước thì người phụ nữ cũng đã tích cực tham gia sinh hoạt cộng đồng tại địa phương, tham gia các tổ chức xã hội, các phong trào, hội thảo… nhằm nâng cao hiểu biết của mình về cuộc sống trong gia đình cũng như ngoài xã hội. Họ đã không còn chỉ biết quanh quẩn với bếp núc, bó hẹp mình trong phạm vi gia đình nữa mà đang từng bước hoà nhập với cuộc sống bên ngoài xã hội. Có thể nói tham gia các hoạt động xã hội sẽ giúp cho người phụ nữ tự khẳng định vai trò của mình, phát huy năng lực của mình trong gia đình và ngoài xã hội. Như vậy họ sẽ trở thành những phụ nữ năng động trong mọi lĩnh vực của đời sống. 2. KHUYẾN NGHỊ Gia đình vẫn giữ vai trò trung tâm trong đời sống ngày nay. Người ta ngày càng nhậnthấy vai trò to lớn của gia đình trong việc đảm bảo hạnh phúc cho từng cá nhân cũng như đem lại sự ổn định và tạo ra nền tảng cho sự phát triển xã hội. Trong công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước ta đề xướng, lãnh đạo, người phụ nữ là lực lượng quan trọng đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó vai trò của họ trong gia đình cũng không kém phần quan trọng. Để người phụ nữ dung hoà được công việc gia đình và công việc xã hội thì cần phải có : -Đẩy mạnh việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức về quyền và nghĩa vụ của người phụ nữ, khuyến khích họ vươn lên, nỗ lực vì sự tiến bộ của chính mình, tránh tự ti, mặc cảm, an phận, thụ động, trông chờ vào người chồng. Người phụ nữ cần tiếp tục nâng cao nhận thức, hiểu biết sâu sắc hơn về kỹ năng tổ chức gia đình, hiểu biết về xã hội hiện đại. -Khắc phục sự bất bình đẳng về gới. Bất bình đẳng thể hiện trong phân công lao động, trong chia sẻ công việc gia đình và trong cơ hội đào tạo. Tư tưởng này vốn ăn sâu trong tiềm thức tiếp tay cho sự ngăn cản xã hội phát triển. Trong công việc phụ nữ phải chịu nhiều thiệt thòi, hạn chế phát huy năng lực khi định kiến của nam giới vẫn còn ăn sâu. Chính vì vậy cần phải tăng cường công tác tuyên truyền để các cấp, các ngành có ý thức về sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới trong các công việc gia đình và công việc xã hội. -Cần tăng cường giao lưu, mở rộng quan hệ với phụ nữ quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ và nguồn tài trợ, mở các cuộc hội thảo để phụ nữ có điều kiện giao lưu, học hỏi lẫn nhau về các kỹ năng trong công việc bên ngoài xã hội và cả trong gia đình để từ đó phụ nữ ngày càng tiến bộ, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Đoàn kết các tầng lớp phụ nữ, phát huy nội lực và truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, thực hiện phong trào “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước. Từ đó thực hiện tốt mục tiêu phương hướng nhiệm vụ phong trào phụ nữ giai đoạn 2002-2007 : Nâng cao năng lực và trình độ mọi mặt, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ, thu hẹp khoảng cách bất bình đẳng nam nữ ; xây dựng người phụ nữ Việt Nam yêu nước, có tri thức, năng động sáng tạo, có sức khoẻ, có lối sống văn hoá, có lòng nhân hậu./. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đỗ Thị Bình và các tác giả khác - Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước - Nxb Khoa học xã hội. Giáo sư Phạm Tất Dong - TS Lê Ngọc Hùng (đồng chủ biên) và các tác giả khác - Xã hội học - Nxb Giáo dục. Nguyễn Dược - Trung Hải - Sổ tay địa danh Việt Nam - Nxb Giáo dục. Phó Tiến sĩ Trịnh Duy Luân - Tìm hiểu môn xã hội học đô thị - Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 1996. Lê Minh - Gia đình và người phụ nữ - Nxb Lao động 2002. Tiến sĩ Nguyễn Thế phán - Giáo trình xã hội học - Nxb Lao động xã hội. Giáo sư Lê Thi - Việc làm, đời sống người phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam - Nxb Khoa học xã hội - Hà Nội 1999. Tạp chí báo chí và tuyên truyền - số 2 (3-4-2002). Tạp chí báo chí và tuyên truyền - số 5 (9-10-2002) - Học Viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 10.Non nước Việt Nam - Tổng cục Du lịch - Trung tâm công nghệ thông tin du lich - Hà Nội 2002. 11.Phụ nữ bước vào thế kỷ XXI- Nxb Chính trị quốc gia - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 2002. 12.Tư tưởng Văn hoá (4-2002) - Tạp chí của Ban Tư tưởng văn hoá Trung ương. PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN VAI TRÒ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG GIA ĐÌNH ĐÔ THỊ HIỆN NAY Địa điểm : Quận Hai Bà Trưng , Hà Nội . Câu 1 : Trong gia đình người giữ vai trò nội trợ chính là : Vợ ‚ Chồng ‚ Cả hai ‚ Người khác ‚ Câu 2 : Người chồng có giúp đỡ chị trong công việc nội trợ Thường xuyên ‚ Thỉnh thoảng ‚ Không bao giờ ‚ Câu 3 : Thời gian làm nội vợ trong ngày của chị là : 0 - 2 tiếng ‚ Trên 2 - 4 tiếng ‚ Trên 4 - 6 tiếng. ‚ Cầu 4 : Trong gia đình ai là trụ cột về kinh tế. Vợ ‚ Chồng ‚ Người khác (nếu có) ‚ Câu 5 : Tiền chi tiêu trong gia đình do ai quản lý. Vợ ‚ Chồng ‚ Cả hai ‚ Câu 6 : Việc chăm sóc dạy dõ con cái Người tham gia Chăm sóc con (ăn uống, sinh hoạt, giải trí) Dạy dỗ con học hành, họp phụ huynh Vợ Chồng Cả hai Người khác Câu 7 . Người quyết định các khoản chi tiêu lớn của gia đình. Người quyết định Mua tài sản Xây nhà cửa Tiền học Hiếu hỉ Các khoản chi khác Vợ Chồng Cả hai Người khác Câu 8. Nghười tham gia các công việc. Người tham gia Đi dự hiếu hỉ Giao tiếp với đoàn thể chính quyền Họp tổ dân phố Tiếp khách Vợ Chồng Cả hai Người khác Câu 9 : Chị có theo dõi các vấn đề xã hội thông qua các hệ thống thông tin công cộng (Loa đài, báo, truyền hình…) Có ‚ Không có ‚ Đôi khi ‚ Câu 10 : Chị thường làm gì trong thời gian rỗi. Đi du lịch ‚ Học thêm ‚ Tham gia công tác xã hội. ‚ Vui chơi giải trí cùng gia đình ‚ Câu 11 : Chị có tham gia hoạt động xã hội trong các tổ chức đoàn thể tại địa phương Có ‚ Không ‚ Thỉnh thoảng ‚ Xin chi cho biết đôi nét về bản thân . Họ tên Tuổi Nghề nghiệp Trình độ văn hoá PHỎNG VẤN SÂU Thưa chị trong gia đình chị người nội trợ chính có phải là chị không ạ ? Trả lời : Đúng, tôi là người nội trợ chính trong gia đình. Thế công việc cụ thể hàng ngày của chị là gì ? Trả lời : Sáng dậy tôi chuẩn bị bữa ăn sáng cho chồng cho con rồi đưa cháu đến trường. Sau đó tôi đi làm. Tới khoảng hơn 11h tồi về nấu cớm trưa. Hôm nào bận thì hai vợ chồng ăn ngoài hàng cho tiện bởi cháu nhà tôi học bán chú. Ăn song nghỉ ngơi một chút lại đi làm. Chiều về lại lo cơm nước, giặt giũ. Nói chung là cũng khá vất vả. Chồng chị có giúp đỡ chị việc nhà không ạ ? Trả lời : Cũng có giúp nhưng chỉ là những việc lặt vặt. Chị thấy vai trò của người phụ nữ trong gia đình có quan trọng không ? Trả lời : Quan trọng quá đi chứ. Nếu không có bàn tay của người nữ trong gia đình thì liệu chồng con có làm nên trò trống gì không ? Nói thế chứ trong gia đình thì cả vợ lẫn chồng đều có vai trò quan trọng như nhau Các công việc quan trọng của gia đình như mua sắm tài sản đắt tiền, xây sửa nhà cửa, đóng tiền học cho con… chị có được tham gia bàn bạc, quyết định cùng với chồng không ạ ? Trả lời : Tất nhiên là có. Gia đình tôi rất dân chủ nên những việc như thế hai vợ chồng đều bàn bạc rất kỹ rồi mới quyết định. Như vừa rồi con tôi đỗ đại học nên hai vợ chồng đã mua cho cháu chiếc xe máy làm phần thưởng. Thế việc dạy dỗ con cái thì do chị hay chồng chỉ đảm nhiệm ? Trả lời : Trẻ con bây giờ đa số là học bán chú. Con tôi cũng vậy cháu học cả ngày ở trường. Tuy bận rộn lnhưng chúng tôi vẫn phải dành một thời gian nhất định xem qua bài vở của cháu. Chúng tôi là người thường xuyên kiểm tra việc học hành của con. Gia đình chị có hay đi du lịch hay đi chơi vào các ngày nghỉ cuối tuần không ạ ? Trả lời : Gia đình tôi ít khi đi du lịch. Ngày thứ 7, chủ nhật hai vợ chồng tôi thường đưa các cháu về bà ngoại chơi. Trong gia đình chị thì ai là người thường xuyên tham gia họp tổ dân phố ? Trả lời : Ai rỗi thì người ấy đi. Nhưng nhìn chung là bà mẹ chồng hoặc chồng tôi. Xin chân thành cảm ơn chị.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTLH (11).doc