Khóa luận Văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư cao tầng tại Hà Nội

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 I. Lý do chọn đề tài 1 II. Lịch sử vấn đề 2 III. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5 IV. Mục đích nghiên cứu 5 V. Phương pháp nghiên cứu 6 VI. Cấu trúc của khóa luận 6 PHẦN NỘI DUNG 7 Chương I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHUNG CƯ CAO TẦNG VÀ VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG MÔI TRƯỜNG CHUNG CƯ 7 1.1. Cơ sở lý luận về chung cư cao tầng 7 1.1.1. Khái niệm chung cư cao tầng 7 1.1.2. Một số thuật ngữ liên quan 9 1.1.3. Quá trình hình thành, phát triển của chung cư và chung cư cao tầng tại Hà Nội 10 1.1.3.1. Từ năm 1954 đến năm 1969 – Thế hệ chung cư thứ nhất 11 1.1.3.2. Từ năm 1970 đến 1986 – Thế hệ chung cư thứ 2 13 1.1.3.3. Từ 1986 đến nay – Thế hệ chung cư thứ 3 17 1.2. Cơ sở lý luận về văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư 23 1.2.1. Văn hóa ứng xử 23 1.2.2. Văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư 25 Chương II: THỰC TRẠNG VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG MÔI TRƯỜNG CHUNG CƯ CAO TẦNG Ở HÀ NỘI 28 2.1. Quá trình khảo sát 28 2.1.1. Phạm vi khảo sát 28 2.1.1.1. Khu đô thị Linh Đàm: 28 2.1.1.2. Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính: 29 2.1.2. Đối tượng khảo sát 30 2.1.3. Tiến trình khảo sát 31 2.2. Phân tích kết quả khảo sát 31 2.2.1. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên 31 2.2.1.1. Ứng xử với không gian chung 31 2.2.1.2. Ứng xử với không gian căn hộ 37 2.2.1.3. Đánh giá chung 42 2.2.2. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội 44 2.2.2.1. Ứng xử với gia đình 44 2.2.2.2.Ứng xử với cộng đồng: 47 2.2.2.3. Đánh giá chung: 50 2.3. Tiểu kết 51 Chương III: XÂY DỰNG NẾP ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG CHUNG CƯ CAO TẦNG – NHỮNG TRỞ NGẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT 53 3.1. Những trở ngại trong việc xây dựng nếp ứng xử văn hóa trong môi trường chung cư cao tầng ở Hà Nội 53 3.1.1. Sự va chạm giữa kiến trúc hiện đại với quan niệm và lối sống truyền thống 53 3.1.2. Sự va chạm giữa văn minh đô thị với văn hóa làng còn tồn tại ở một bộ phận người dân 55 3.1.3. Sự bất hợp lý trong thiết kế chung cư 56 3.1.4. Sự yếu kém trong tổ chức và quản lý đô thị 57 3.2. Phương hướng giải quyết 59 3.2.1. Một số bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực 59 3.2.2. Phương hướng về mặt lý luận: 61 3.2.3. Phương hướng về mặt thực tiễn: 62 3.2.3.1. Nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở chung cư 63 3.2.3.2. Xây dựng môi trường văn hóa điển hình ở đô thị nói chung và chung cư nói riêng 64 3.2.3.3. Nâng cao chất lượng quản lý chung cư và đô thị: 66 3.3. Tiểu kết 67 PHẦN KẾT LUẬN 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC

doc74 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2297 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư cao tầng tại Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a đình khác nhau trong môi trường chung cư cao tầng (câu hỏi 18.1). a. Thái độ ứng xử: Điều tra thái độ ứng xử với gia đình của người dân sống trong môi trường chung cư cao tầng ở Hà Nội thể hiện trong câu hỏi 17: “Mối quan hệ của ông (bà) với các thành viên khác trong gia đình như thế nào?”, tổng kết các phương án lựa chọn cho ta bảng kết quả sau: Nội dung điều tra Phương án Câu hỏi a B c d e Thái độ ứng xử 17 73 22,7 4,3 0 Kết quả khảo sát chỉ ra rằng: Về thái độ ứng xử, ta thấy đa số người dân đều có mối quan hệ tốt đối với những thành viên khác trong gia đình (73%), họ gắn bó, yêu thương, thường xuyên thăm hỏi lẫn nhau. Môi trường chung cư cũng không nảy sinh mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình. Tuy nhiên không có mâu thuẫn không có nghĩa là giữa các thành viên luôn gắn bó đoàn kết với nhau, mà còn cho thấy mối quan hệ tương tác trong ứng xử của các thành viên đã bị phai nhạt. Có tới 22,7% người ít gắn bó, quan tâm chia sẻ với các thành viên trong gia đình, và 4,3% thể hiện thái độ ứng xử lạnh lùng, không có sự gắn bó với gia đình, cho rằng mỗi người là một thế giới riêng. Nguyên nhân chính ở chỗ: sống ở căn hộ chung cư đồng nghĩa với việc xuất hiện lối sinh hoạt kiểu “phòng riêng”. Kiểu ở cá nhân đó đã mở rộng cách thức và sở thích sinh hoạt riêng tư. Tính tự chủ, tự lập của mỗi người được coi trọng hơn, những điều đó cũng đồng nghĩa với việc mỗi người sẽ ít can thiệp vào cuộc sống của người khác. Cá nhân hóa “cái ở” gây nên sự đứt đoạn sâu xa không chỉ văn hóa ở, mà cả văn hóa ứng xử trong gia đình. Thái độ ứng xử trên cũng là kết quả của quá trình chuyển đổi văn hóa gia đình để thích ứng, hòa nhập với kinh tế thị trường, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa - khi mà các gia đình ở đô thị tập trung làm kinh tế nên coi nhẹ chức năng tình cảm và tổ ấm gia đình. Nếu so sảnh văn hóa ứng xử với gia đình ở những căn nhà riêng, xây nhiều tầng với văn hóa ứng xử với gia đình trong môi trường chung cư thì mối quan hệ của những thành viên trong gia đình ở nhà riêng cũng không thể gần gũi hơn. Bởi ở chung cư, do sinh sống trong cùng một mặt bằng nên tần số gặp nhau của các thành viên trong gia đình ở chung cư vẫn nhiều hơn. Do vậy hướng đến một giải pháp cho một chung cư có môi trường sống gần gũi, thân thiện để các thành viên trong gia đình xích gần lại với nhau là không quá khó. b. Hành vi ứng xử: Hành vi ứng xử với gia đình của người dân sống trong chung cư được điều tra qua câu hỏi 18: “Gia đình ông (bà) là kiểu gia đình mấy thế hệ cùng chung sống?” và câu hỏi 18.1: “Nếu trả lời đáp án a, b, c (tức là sống theo gia đình chứ không sống độc thân và ở cùng bạn bè…) thì gia đình ông (bà) có có thường xuyên giao tiếp hay sinh hoạt chung không (ăn cơm, xem ti vi, thư giãn, trò chuyện…)?”, kết quả thể hiện qua bảng số liệu sau: Nội dung điều tra Phương án Câu hỏi a b C d e Hành vi ứng xử 18 22,3 48 16,3 10 18.1 a+b 100% 53 47 0 c 100% 77,5 22,5 0 Bảng số liệu cho thấy sự tồn tại của hai kiểu gia đình trong môi trường chung cư: gia đình hạt nhân và gia đình mở rộng, đi kèm với nó là hai xu hướng ứng xử trong gia đình khác nhau: - Kiểu gia đình hạt nhân: Thứ nhất, kiểu gia đình hạt nhân đã xuất hiện và trở nên phổ biến trong môi trường chung cư (22,3% gia đình 1 thế hệ và 48% gia đình 2 thế hệ). Đáng chú ý, trong câu hỏi 18.1, khi được hỏi về hành vi giao tiếp, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình thì có tới 47% trả lời là chỉ “đôi khi” các thành viên trong gia đình giao tiếp và sinh hoạt chung, trong khi đó ở kiểu gia đình mở rộng, số lượng trả lời như trên chỉ chiếm 22,5%. Điều này cho thấy mối quan hệ thân tộc truyền thống trong gia đình đã nhạt dần, nhất là các thế hệ lớn lên trong chung cư. Nguyên nhân do mỗi gia đình hạt nhân phổ biến chỉ gồm vợ chồng và con cái, thời gian dành cho gia đình bị san sẻ cho công việc và học hành đã khiến các thành viên trong một gia đình không có nhiều thời gian để gặp gỡ, chuyện trò. Mối quan hệ giữa con cháu, ông bà, chú bác…cũng ít diễn ra, từ đó dẫn đến vai trò của gia đình và văn hóa ứng xử trong gia đình bị giảm sút. - Kiểu gia đình mở rộng: Những gia đình sống 3 thế hệ trở lên, hay còn gọi là kiểu gia đình mở rộng cũng có nhưng không nhiều (16,3%). Bởi chung cư thường hướng đến đối tượng là các gia đình trẻ, từ đó mà diện tích mỗi căn hộ cũng có hạn, và thiết kế theo lối hiện đại, không phù hợp với kiểu gia đình nhiều thế hệ cùng chung sống. So với gia đình hạt nhân, những thành viên sống trong gia đình mở rộng có sự gắn bó mật thiết hơn, 77,5 % thành viên trong gia đình thường xuyên giao tiếp, sinh hoạt với nhau, tuy nhiên việc giữ nguyên cấu trúc gia đình mở rộng trong một không gian hạn hẹp cũng làm phá vỡ kết cấu, gây quá tải không gian căn hộ, mất thẩm mỹ diện mạo chung cư. 2.2.2.2.Ứng xử với cộng đồng: a. Thái độ ứng xử: Việc tổng kết các phương án trả lời trong câu hỏi 19: “Mối quan hệ của ông (bà) với cộng đồng trong khu chung cư như thế nào? ” cho kết quả sau: Nội dung điều tra Phương án Câu hỏi a b C d e Thái độ ứng xử 19 10,6 71,7 27,3 1,5 Theo bảng số liệu trên, ta thấy, số lượng người trả lời là “chỉ giao tiếp xã giao” chiếm tỉ lệ nhiều nhất (71,7%), sau đó là những người trả lời “không quan tâm, nhà nào biết nhà ấy” chiếm tỉ lệ cao thứ 2 (27,3%). Còn lại là 1,5% trả lời là có mâu thuẫn, xích mích. Như vậy, mâu thuẫn, xích mích giữa căn hộ này và căn hộ khác vẫn còn tồn tại trong chung cư. Bởi chuyện sống chung trong một ngôi nhà lớn, không khác những "bầy ong" đông đúc trong một tổ. Sự chung đụng nảy sinh nhiều phức tạp, khó tránh khỏi mâu thuẫn. Tuy nhiên, những mâu thuẫn này chỉ chiếm số lượng nhỏ (1,5%), cho thấy những người dân sống ở chung cư tôn trọng đời sống riêng tư của bản thân cũng như của người khác, có ý thức gìn giữ quan hệ láng giềng hòa thuận. Mặt khác, điều này cũng thể hiện trong chung cư cao tầng, giữa căn hộ này với căn hộ khác ít có sự can thiệp, ảnh hưởng lẫn nhau. Thực tế là trong nhiều chung cư cao tầng, nhiều hộ gia đình sống bên cạnh nhau mà không biết hộ sống bên cạnh của mình là ai. Như vậy, nhìn chung thì mối quan hệ của người dân chung cư với cộng đồng khá mờ nhạt. b. Hành vi ứng xử: Để tìm hiểu hành vi ứng xử của người dân đối với cộng đồng trong chung cư, chúng ta có thể quan sát bảng số liệu (%) qua các câu hỏi 20,21,22. Nội dung điều tra Phương án Câu hỏi a b C d e Hành vi ứng xử 20 67,3 32,7 21 27,3 59,7 13 22 100 12,3 5 79,3 13,3 Cấu trúc căn hộ khép kín, dịch vụ khá hoàn hảo, cư dân không cần không gian cộng sinh cũng có thể sinh hoạt bình thường, điều này khiến không gian giao tiếp bị hạn chế. Bên cạnh đó, sự khác biệt về quê hương, làng xóm, họ hàng, nghề nghiệp…giữa những người dân chung cư cũng khiến đối tượng giao tiếp bị thu hẹp. Những trở ngại đó đã dẫn đến việc giao tiếp và ứng xử cộng đồng cũng bị hạn chế. Trong câu hỏi số 22: “Những lúc khó khăn, ông (bà) thường được ai giúp đỡ?”, số lượng những người trả lời là được hàng xóm láng giềng giúp đỡ lúc khó khăn chỉ chiếm 5% cho thấy những người trong chung cư ít giao tiếp và gắn bó với hàng xóm láng giềng. Nói cách khác, loại quan hệ láng giềng nhìn chung chưa suy giảm nhiều song bắt đầu có dấu hiệu xa cách. Cũng trong môi trường chung cư, nếu quan hệ láng giềng có dấu hiệu xa cách đi thì một loại quan hệ mới lại xuất hiện. Đó là quan hệ trong câu lạc bộ, các hội, đoàn thể trong chung cư. Trong câu hỏi số 20: “Ông (bà) có tham gia các câu lạc bộ, hội, đoàn thể trong khu chung cư không?”, có tới 67,3% cư dân chung cư trả lời là có. Và trong câu hỏi số 21, “Ông (bà) có tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chung mà khu chung cư tổ chức không?”, có 27,3% người trả lời là tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt chung mà khu chung cư tổ chức (các cuộc họp hành, trung thu, tết thiểu nhi, lễ tất niên…). Điều này cho thấy những dấu hiệu của sự biến đổi lối sống cộng đồng, nếu lối sống cộng đồng của văn hóa truyền thống là hình ảnh của sự kết giao láng giềng, sự gắn kết trong cùng một dòng họ, một làng, xóm thì lối sống cộng đồng của người Việt Nam trong môi trường chung cư đã biến chuyển thành lối sống cộng đồng cộng sinh khi cùng nhau chia sẻ không gian cư trú, cơ sở vật chất, kỹ thuật, dịch vụ xã hội…và giao lưu cộng đồng qua các sinh hoạt câu lạc bộ, các hội – đoàn thể do khu chung cư tổ chức. Sự biến đổi ấy, ta đã bắt gặp ngay trong đời sống những cư dân chung cư đầu tiên từ những năm 1960 tại Hà Nội. Nhưng so với lối sống cộng đồng cộng sinh mang tính chất tập thể hóa, bao cấp hóa tại chung cư thời ấy, lối sống cộng đồng cộng sinh ở trong các khu nhà chung cư cao tầng mới hiện nay mang tính chất độc lập, tôn trọng cá nhân hơn. Đó cũng chính là lối sống cộng đồng đô thị, mang tính cách, văn hóa ứng xử của đô thị hiện nay Đặc biệt, trong quá trình điều tra, ta cũng thấy xuất hiện một mối quan hệ mới với cộng đồng ở chung cư cao tầng so với loại hình nhà tập thể ở Hà Nội trước đây, đó là mối quan hệ ứng xử giữa chủ đầu tư và cư dân sinh sống. Ở những chung cư thời kỳ trước, mối quan hệ này chưa xuất hiện, cư dân là người tự quyết định cuộc sống của mình, hoặc thông quan ban quản lý cũng do dân bầu ra. Tuy nhiên, do không có phí quản lý, nâng cấp thường xuyên nên chung cư cũ nhanh chóng xuống cấp. Trong khi đó, ở các chung cư cao tầng mới xây dựng hiện nay, chủ đầu tư đóng vai trò là người quản lý gián tiếp, nên giữa chủ đầu tư và cư dân chung cư có mối quan hệ khăng khít, tác động qua lại với nhau: Chủ đầu tư là người độc quyền về chất lượng nhà ở và dịch vụ, gây ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân, ngược lại, cư dân có tác động đến hệ thống hạ tầng xã hội, cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống kết cấu chịu lực, không gian nhà ở…của chung cư do chủ đầu tư xây dựng và chịu trách nhiệm quản lý, giám sát. Nếu chủ đầu tư đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt của cư dân, và cư dân có tác động tích cực đến môi trường sinh sống, thì mối quan hệ đó mang tính hài hòa, thúc đẩy sự phát triển chung của cả hai. Ngược lại, nếu chủ đầu tư đặt lợi nhuận lên hàng đầu mà tăng giá nhà hoặc dịch vụ lên cao, không đáp ứng được nhu cầu của cư dân, và cư dân cũng có tác động tiêu cực đến môi trường sinh sống, thì mối quan hệ đó trở nên mâu thuẫn, gây tổn thương và bất lợi cho cả hai. Chính vì vậy để phát triển loại mô hình nhà ở chung cư cao tầng ở Hà Nội, không thể quên việc giải quyết mối quan hệ trên sao cho hài hòa, tránh mâu thuẫn, trên cơ sở bình đẳng, dựa trên pháp luật. 2.2.2.3. Đánh giá chung: Qua kết quả khảo sát thái độ và hành vi ứng xử với môi trường xã hội chung cư cao tầng đã cho ta thấy một số nét nổi bật sau: - Về thái độ ứng xử: Thái độ ứng xử với gia đình và với cộng đồng của người dân chung cư đều có xu hướng tôn trọng tính độc lập, tự chủ, tự do cá nhân nhiều hơn là phát triển lối sinh hoạt và tình cảm gia đình - cộng đồng. Một số biểu hiện cụ thể như: xuất hiện lối sinh hoạt kiểu “phòng riêng” trong gia đình, hay con người cũng ít can thiệp vào cuộc sống của các thành viên trong gia đình cũng như cộng đồng. Xu hướng này cũng có tính hai mặt. Bên cạnh việc kích thích sự phát triển của cá nhân, tạo cảm giác thoải mái, tự do cho con người, là việc làm lu mờ những mối quan hệ thân tộc, và đặc biệt làm nảy sinh trạng thái cô đơn, lạc lõng giữa cộng đồng trong không ít người dân. Xét trong bối cảnh ngày nay, khi văn hóa, đạo đức, lối sống con người đang chịu tác động to lớn của nền kinh tế thị trường, ta thấy mặt tiêu cực của thái độ ứng xử mang tính cá nhân của người dân chung cư càng trở nên rõ nét. Nếu không được ngăn chặn, những biểu hiện tiêu cực trên sẽ dẫn đến nguy cơ làm mất dần nét văn hóa truyền thống trong văn hóa ứng xử cũng như lối sống người Việt. - Về hành vi ứng xử, có thể nhận ra tác động của môi trường tự nhiên chung cư đến văn hóa ứng xử với môi trường xã hội chung cư của con người. Do không gian căn hộ chung cư chật hẹp, con người phải lựa chọn cách tổ chức gia đình kiểu hạt nhân. Cũng do không gian khép kín và độc lập của căn hộ, mối quan hệ của con người với cộng đồng cũng bị hạn chế.. Và do không gian chung khu chung cư là không gian cộng sinh nên lối sống cộng đồng của người Việt Nam trong môi trường chung cư đã biến chuyển thành lối sống cộng đồng cộng sinh khi cùng nhau chia sẻ không gian cư trú, cơ sở vật chất, kỹ thuật, dịch vụ xã hội…Nói cách khác, có thể hiểu môi trường tự nhiên chung cư là điều kiện khách quan quyết định đến thái độ và hành vi ứng xử của con người đối với môi trường xã hội. Khi môi trường tự nhiên thay đổi, thì văn hóa ứng xử của con người cũng thay đổi theo. 2.3. Tiểu kết Sự xuất hiện của chung cư cao tầng ở Hà Nội nói riêng và ở các đô thị tại Việt Nam nói chung là kết quả của hàng thế kỉ vận động, trên lộ trình đô thị hóa, từ đó dẫn đến sự chuyển đổi của một hợp thể các yếu tố kỹ thuật, quan điểm, lối sống, và văn hóa, trong đó văn hóa ứng xử. Nhìn chung, văn hóa ứng xử của người dân chung cư có nhiều nét tích cực và phù hợp với môi trường sống. Thái độ và lối ứng xử chuộng cái đẹp ở người Việt Nam ngày nay không chỉ dừng lại ở cái ăn, cái mặc mà đã thấy trong cái ở. Ngôi nhà không chỉ mang ý niệm đơn giản là “Cỗ máy để ở" (Le Corbusier) mà hơn thế nữa, nó còn là một thứ thương hiệu cho chủ nhân, khẳng định sự giàu có, thành đạt của người đó trong xã hội. Các gia đình ở chung cư khi ứng xử với không gian căn hộ không chỉ chú trọng đến diện tích sàn, tiện nghi, mà cả tính thẩm mỹ của căn nhà. Thói quen sinh hoạt tùy tiện, không ngăn nắp, vệ sinh đã giảm. Cùng với lối ứng xử giàu tính thẩm mỹ là ứng xử theo nề nếp, khuôn mẫu, dựa tên nguyên tắc bình đẳng – dân chủ, tôn trọng cá nhân nhưng vẫn không quay lưng lại với cộng đồng, tôn trọng bản thân nhưng vẫn không quên tôn trọng người khác. Bên cạnh đó, một số những vấn đề tiêu cực cũng nảy sinh, như một bộ phận những người kém ý thức đã có thái độ và hành vi ứng xử không phù hợp với môi trường chung cư, dẫn đến làm tổn thương đến cả môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Ý thức tôn trọng và bảo vệ những đặc tính của không gian công cộng còn mờ nhạt trong từng người dân, kể cả những người dân có trình độ học vấn tương đối. Nếp sống tùy tiện, bừa bãi, “vô chủ”, không nhìn thấy lợi ích chung, lợi ích lâu dài của xã hội, của cộng đồng mà chỉ quan tâm đến lợi ích riêng, lợi ích trước mắt. Quá trình hoạt động, cải tạo, nâng cấp nhà ở của các hộ gia đình theo phương thức xây dựng tự lực và dần dần mặc dù đã cải thiện khá mạnh mẽ điều kiện ở trong căn hộ của họ, nhưng lại làm ảnh hưởng nhất định tới kết cấu, độ bền vững của ngôi nhà, làm xấu đi cảnh quan khu chung cư, không hạn chế được sự xuống cấp của nhiều kết cấu chung của ngôi nhà như cầu thang, hệ thống cấp thoát nước, nền móng… Tất cả những điều trên cho thấy văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư cao tầng ở Hà Nội vừa chịu ảnh hưởng, vừa mang những đặc trưng của văn hóa đô thị trong giai đoạn chuyển đổi, chịu tác động của nhiều yếu tố kinh tế thị trường, của quá trình hiện đại hóa nhà ở đô thị, do đó mà còn mang tính pha tạp, quá độ, chưa định hình thành một nếp ứng xử văn hóa – văn minh. Chương III XÂY DỰNG NẾP ỨNG XỬ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG CHUNG CƯ CAO TẦNG – NHỮNG TRỞ NGẠI VÀ PHƯƠNG HƯỚNG GIẢI QUYẾT 3.1. Những trở ngại trong việc xây dựng nếp ứng xử văn hóa trong môi trường chung cư cao tầng ở Hà Nội 3.1.1. Sự va chạm giữa kiến trúc hiện đại với quan niệm và lối sống truyền thống Trong quá trình thích nghi và đối phó với môi trường tự nhiên chung cư cao tầng, đời sống văn hóa của cư dân trong chung cư tất yếu xuất hiện quá trình va chạm giữa cái cũ với cái mới. Đầu tiên, đó là sự va chạm giữa kiến trúc hiện đại với quan niệm và lối sống truyền thống. Thứ nhất, xét về quan niệm, ta thấy việc sống ở chung cư cao tầng đã va chạm cách nghĩ, cách nhìn vốn hạn hẹp, cố hữu kiềm tỏa trong con người, tạo thành những định kiến về loại hình nhà ở chung cư như: chung cư là “chiếc hộp người” (môi trường chật chội, thiếu thốn, bức bối, giam hãm), chung cư là “khu ổ chuột” (chung cư dễ bị ô nhiễm, xuống cấp, cư dân sống chen chúc tạo nên cảnh tượng nhếch nhác). Việc xuất hiện những định kiến trên xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là do thực trạng ô nhiễm, tồi tàn ở các chung cư cũ được xây dựng từ nhiều thập kỷ trước như: Kim Liên, Nguyễn Công Trứ, Thanh Xuân, Khương Thượng…cùng với tình trạng xuống cấp nhanh chóng của nhiều chung cư mới xây dựng ở Hà Nội, đặc biệt là những chung cư tái định cư, thực trạng đó đã khiến người dân mất lòng tin với mô hình nhà ở chung cư, dù dưới góc độ xã hội học và kiến trúc, cảnh quan đô thị, nó được coi là biểu hiện của văn minh, hiện đại. Thứ hai, xét về lối sống, mâu thuẫn thể hiện rõ nét nhất là mâu thuẫn giữa “cái cũ - phương thức sống, điều kiện sống trong nhà ở thấp tầng” và “cái mới - phương thức sống, điều kiện sống trong nhà ở cao tầng”. Biểu hiện của nó là tâm lý sợ độ cao, hay “hội chứng nhà cao tầng” (đã được làm rõ trong phần 2.1.1.1, chương II). Không thể phủ nhận rằng: nhà ở cao tầng có ý nghĩa nhất định trong công tác quy hoạch đô thị, đáp ứng nhu cầu “ở” đang tăng cao, và làm phong phú cho hình ảnh của một thủ đô hiện đại. Tuy nhiên, lối sống của người Việt truyền thống vẫn là sống ở các kiểu nhà nhỏ, thấp tầng, chính vì vậy họ cảm nhận các khối kiến trúc khổng lồ không mấy thân thiện, và khó có thể thích nghi ngay với độ cao của chung cư. Bên cạnh đó, việc thiết kế những căn hộ chung cư cao tầng độc lập, khép kín với diện tích có giới hạn và không có đất thổ cư cũng làm nảy sinh mâu thuẫn thứ 3, mâu thuẫn giữa lối sống gắn bó với thiên nhiên, với cộng đồng của người Việt với kiến trúc căn hộ chung cư. Người Việt từ cuộc sống ruộng vườn bao la với những căn nhà được thiết kế theo lối kiến trúc mở khi vào sống trong chung cư phải chấp nhận sự chật hẹp, thiếu không gian cây xanh và không gian giao tiếp cộng đồng. Sự va chạm này kéo theo những biểu hiện như: tâm lý stress, không thoải mái trong không gian “bê tông hóa”, hay trạng thái lạc lõng cô đơn, khép mình trong căn hộ (đặc biệt là người lớn tuổi). Lối sống người Việt mang bản chất của nền văn hóa phương Đông, trong khi đó chung cư cao tầng lại là lối kiến trúc nhà ở đặc trưng cho các đô thị phương Tây hiện đại, điều đó đã làm nảy sinh mâu thuẫn thứ tư - mâu thuẫn giữa phong tục tập quán, đời sống tâm linh người Việt với lối kiến trúc phương Tây hiện đại. Người Việt Nam có thói quen là nhà phải có giếng nước, chỗ giặt phơi, góc thờ cúng. Vào chung cư, những yếu tố này không được giải quyết thì sẽ làm cho nhiều người cảm thấy gò bó, khó thích nghi. Qua việc khảo sát thực trạng văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư cao tầng, ta thấy cần phải đặt ra câu hỏi: Liệu con người có chấp nhận sống giữa những “hình tượng hùng tráng”của những khối nhà cao tầng, không gian khép kín, hiện đại của thời đại công nghiệp hoá hay họ vẫn thích sống trong sự yên bình thân thiện của các không gian quen thuộc?. Sự mâu thuẫn giữa “cái cũ - phương thức sống, điều kiện sống trong nhà ở truyền thống” và “cái mới - phương thức sống, điều kiện sống trong nhà ở chung cư cao tầng hiện đại” rất khó dung hoà nếu các chuyên gia trong lĩnh vực này vẫn đi theo lối mòn, tức là xây dựng các nhà ở cao tầng theo cách mà từ trước đến nay người ta vẫn làm - thiết kế nhà ở cao tầng theo kiểu “nhân cơ học”(tức là thiết kế một mặt bằng tầng điển hình rồi nhân với số tầng cần có) và chạy đua về kiến trúc bên ngoài, chứ không hề quan tâm đến việc độ cao ấy có phù hợp với sở thích, tâm lý, phương thức sống của người Việt hay không. Do đó, đến nay câu hỏi đó vẫn chưa có lời giải thích đáng. 3.1.2. Sự va chạm giữa văn minh đô thị với văn hóa làng còn tồn tại ở một bộ phận người dân Một bộ phận không nhỏ người Việt Nam, đặc biệt là những người tham gia vào quá trình chuyển cư từ nông thôn đến thành thị như: những người giúp việc tại gia, những người có nguồn gốc nông thôn sống ở chung cư do được giải tỏa, đền bù…vẫn chưa có tập quán ở nhà chung cư cao tầng. Những đối tượng trên thường vẫn chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa làng, họ đã đem văn hóa làng để ứng xử trong môi trường đô thị, do đó mà nảy sinh một số hành vi ứng xử không phù hợp như: không biết sử dụng đúng cách trang thiết bị kỹ thuật ở chung cư, thói quen vứt rác bừa bãi, hay mất trật tự, gây ồn ào. Một bài báo của KTS Phạm Thanh Tùng đăng ngày 01/10/2008 trên website điện tử www.vietnamweek.net đã nêu lên minh chứng cụ thể cho hiện tượng này như sau: “Thế là từ dân nhà quê, dân tỉnh lẻ thành cư dân đô thị thời hiện đại. Khổ nỗi, tiền nhiều nhưng thói quen sống tùy tiện thâm căn cố đế ở làng không mấy chốc mà bỏ được. Thế nên mới coi cái thang máy của chung cư như của riêng nhà mình. Ở trên tầng cao ăn quả chuối tiện tay vứt luôn vỏ qua cửa sổ xuống đất là chuyện thường. Một nhà nghiên cứu kiến trúc đã cho rằng, nhà chung cư cao tầng chỉ phù hợp với người có nhiều tiền và có văn hóa cao. Những đối tượng khác nếu ở chỉ đem lại sự hỗn loạn và nhộn nhạo cho nhà ở!(Đặng Thái Hoàng – Chung cư cao tầng Hà Nội, niềm hy vọng và sự bất cập). Tôi thấy ông có lý...” Tác giả bài báo đã phần nào phản ánh được thực trạng văn hóa ứng xử của bộ phận dân cư nói trên trong môi trường chung cư, nhưng cái nhìn của tác giả có phần nào phiến diện và chủ quan khi cho rằng bộ phận dân cư có nguồn gốc nông thôn có tầm văn hóa thấp, và chung cư cao tầng không thể phù hợp với những đối tượng ấy. Bởi bản chất sâu xa của vấn đề này là do phần lớn đối tượng trên đều chưa sẵn sảng tham gia, hòa nhập với không gian sống trong quá trình chuyển đổi từ môi trường nông thôn sang môi trường đô thị. Khi hai yếu tố văn hóa khác nhau trong cùng tồn tại trong một môi trường văn hóa thì tất yếu sẽ làm xuất hiện những va chạm, mâu thuẫn, gây khó khăn cho việc xây dựng nếp sống và ứng xử có văn hóa trong môi trường chung cư. Do vậy, nếu ta dung hòa được hai yếu tố văn hóa đó thì những biểu hiện tiêu cực kia cũng sẽ biến mất. 3.1.3. Sự bất hợp lý trong thiết kế chung cư Theo ông Trần Chủng, Cục trưởng Cục Giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng), để phân định chất lượng một chung cư, có nhóm tiêu chí định lượng được và nhóm tiêu chí không định lượng được. Các tiêu chí định lượng được (gọi là tiêu chí vật thể) gồm: diện tích; số phòng; chủng loại và chất lượng vật liệu xây dựng; trang thiết bị hoàn thiện... Và tiêu chí không định lượng được (gọi là tiêu chí phi vật thể) là chất lượng của các loại hình dịch vụ, việc bảo đảm an ninh, phát triển sinh hoạt cộng đồng, nếp sống văn hóa văn minh… Tuy nhiên, việc khảo sát một số chung cư cao tầng ở Hà Nội đã cho thấy hầu như các chung cư cao tầng ở thủ đô đều không thực hiện hoàn thiện tiêu chí thứ 2. Cụ thể, đó là việc thiết kế triệt tiêu không gian giao tiếp như khuôn viên, đường đi bộ, hành lang, tiền sảnh chung cư, thậm chí là không có câu lạc bộ, nơi hội họp, thiếu không gian cây xanh. Bên cạnh đó, việc xây dựng chung cư hiện đại cũng chưa gắn liền với văn hóa người Việt nên cấu trúc căn hộ chưa phù hợp với đặc điểm tập quán, tâm lý, tâm linh, văn hóa của người Việt Nam: Chung cư không hề dành không gian tâm linh cho cư dân của mình. Vì thế, khi cần, họ phải đi nơi khác. Đây là mảng thiếu hụt lớn nhất đối với tất cả các chung cư ở Việt Nam mà cho đến nay, những tổ chức, con người có trách nhiệm chưa hề có ý định đáp ứng. Bên cạnh đó, rất nhiều nhà chung cư không được tổ chức tốt về kiến trúc, thi công yếu, thiết bị kém khiến người ta phải sống trong môi trường chật chội, bức bối, chịu thiếu thốn điện nước, bức xúc về chỗ gửi xe, hay khu vực chung bị lấn chiếm… Có thể thấy, sự bất hợp lý trong kiến trúc chung cư đã tạo nên hình ảnh kiến trúc khô cứng, không có hồn, và mang dấu hiệu của mẫu hình kiến trúc phi văn hoá - kiểu kiến trúc làm tan rã cộng đồng. Nếu vấn đề nảy không sớm được giải quyết, thì nó có thể sẽ đe dọa tới nếp sống văn hóa và đời sống tinh thần của thế hệ tương lai ở chung cư. 3.1.4. Sự yếu kém trong tổ chức và quản lý đô thị Hiện nay, tốc độ xây dựng chung cư cao tầng phát triển tương đối nhanh. Trong 10 năm, từ một dự án chung cư cao tầng hiện đại đầu tiên ở Linh Đàm nay đã có hàng trăm dự án lớn đã và đang khởi công. Nhu cầu nhà ở của người dân đô thị đã được giải quyết. Tuy nhiên xuất phát từ lối tư duy nông nghiệp, cách tổ chức và quản lý từ quy hoạch, xây dựng cho đến đời sống, hoạt động chung cư hết sức rời rạc. Cách thức quản lý của mỗi chung cư mỗi khác, tùy thuộc vào đơn vị chủ quản hay nhà đầu tư. Các cấp có thẩm quyền đã ban hành các quyết định, văn bản về xây dựng và quản lý, tổ chức chung cư, nhưng chúng chưa được luật hóa. Vì thế, chung cư vẫn là đối tượng bị thả trôi, buông lỏng quản lý. Một minh chứng cụ thể, là hạ tầng chung cư xuống cấp, vườn hoa cây cảnh bị bỏ bê, phí quản lý liên tục tăng... là những vấn đề mà các hộ dân sống tại các chung cư Hà Nội rất bức xúc, nhiều đơn khiếu kiện đã được gửi đi những hiện tượng này vẫn chưa được giải quyết. Minh chứng thứ hai, đó là tình trạng cơi nới, lấn chiếm tại các khu chung cư mới xây, nhất là tại các dự án phục vụ di dân tái định cư, các dự án thuộc quỹ nhà do thành phố quản lý để phân phối cho các đối tượng chính sách có nguyên nhân từ sự buông lỏng quản lý, thiếu chủ động của chính quyền cơ sở. Giải thích nguyên nhân hàng trăm hộ tại khu N phường Nhân Chính (Thanh Xuân) vi phạm trật tự xây dựng, bà Nguyễn Thị Thu Hà, Chủ tịch UBND phường Nhân Chính cho rằng, cá nhân bà mới nhận chức từ tháng 9/2008, vị chủ tịch tiền nhiệm (trước khi bà về nhận chức) đã bị xử lý kỷ luật vì buông lỏng quản lý trật tự xây dựng [24] Mặt khác, việc hình thành các khu đô thị mới tại các thành phố đòi hỏi phải điều chỉnh hình thức tổ chức điều tiết văn hóa ứng xử cho phù hợp với đời sống đô thị nhưng sự chuyển biến này còn chậm. Nhìn chung cho đến nay nhiều ngành, đoàn thể chưa xác định rõ vai trò có tính đột phá của văn hóa ứng xử đối với quá trình xây dựng đời sống văn hóa, chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên, về mối quan hệ thống nhất giữa ứng xử với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội và bản thân mỗi người. Việc phối hợp giữa các ngành văn hóa, với các ngành, đoàn thể trong việc xây dựng, thực hiện nếp sống văn minh công cộng còn hạn chế. Luật bảo vệ môi trường cũng chưa được cụ thể hóa thành những điều khoản quy định mô hình văn hóa ứng xử với môi trường trong quá trình xây dựng các mô hình văn hóa ở đô thị. Chất lượng của các danh hiệu văn hóa còn hạn chế (gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, khu dân cư xuất sắc…) Việc xử phạt hành chính đối với việc vi phạm vệ sinh và trật tự công cộng cũng chưa được triển khai. Muốn xây dựng nếp ứng xử văn hóa trong môi trường chung cư cao tầng, trước tiên phải tiến hành xây dựng những tiêu chí, khuôn mẫu văn hóa trong khuôn khổ nhất định, chính vì thế việc khắc phục những yếu kém trong tổ chức - quản lý đô thị ở Hà Nội là việc làm vô cùng cần thiết và cấp bách. 3.2. Phương hướng giải quyết 3.2.1. Một số bài học kinh nghiệm của các nước trong khu vực Trước hết, quá trình xây dựng nếp ứng xử văn hóa trong môi trường chung cư cao tầng ở Hà Nội cần được nhìn nhận qua bài học kinh nghiệm của việc xây dựng và quản lý các khu chung cư cao tầng ở các nước Châu Á. Ở các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông…và các nước Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Indonesia…mô hình nhà chung cư cao tầng đã trải qua quá trình phát triển khá dài, với tốc độ nhanh chóng và được nhiều người ưa chuộng. Do những điểm tương đồng về văn hóa, địa lý và khí hậu nên các nước này có thể đem lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho việc xây dựng và quản lý chung cư cao tầng ở Việt Nam. Đầu tiên là về kinh nghiệm xây dựng. Ta thấy việc xây dựng nhà ở tại các nước trên luôn gắn liền việc thiết kế chung cư với những đặc tính về khí hậu, địa lý, văn hóa, phong tục tập quán sinh sống của cư dân và phù hợp với từng đối tượng sinh sống: Chung cư cao tầng Hàn Quốc là xứ lạnh hay Ấn Độ xứ nóng đều có một điểm chung là gần như mỗi căn hộ đều có hai mặt tiếp xúc với thiên nhiên. Khác với người châu Âu, hệ thống sưởi ấm mùa đông của các nhà chung cư cao tầng của người Hàn Quốc không để ở dọc tường mà lại đặt ở dưới sàn nhà. Hệ thống này gọi là Ondon có từ thời rất xa xưa, bằng cách này họ vẫn duy trì được kiểu tiếp khách, ăn, ngủ trên sàn nhà truyền thống. Ở Trung Quốc, chung cư cao tầng lại đáp ứng được mọi yêu cầu của tầng lớp thượng lưu và tầng lớp trung lưu hoặc bình dân. Các căn hộ cao tầng có đủ loại diện tích, loại nhà diện tích nhỏ có 1 thang máy chỉ dùng cho 2 hộ được gọi là các căn hộ đại trà, còn loại nhà có diện tích lớn và trang thiết bị cao cấp dành cho tầng lớp có tiền. Người muốn mua chung cư ở Trung Quốc do đó có nhiều sự lựa chọn. Ở Singapore, cách đây không lâu, việc xây dựng chung cư đã lấy việc thiết kế một kiểu nhà sao cho có thể dung nạp được ba, bốn thế hệ cùng chung sống thoải mái với nhau. Trong kiểu nhà đó, mọi người vừa đảm bảo sự tự do cá nhân nhưng lại không cách biệt về tình cảm. Không chỉ dừng lại ở mặt xây dựng, kinh nghiệm quản lý chung cư của các nước nói trên cho thấy: Muốn đưa được người dân quen sống trong nhà thấp tầng vào sinh sống liểu tập thể cao tầng cần trải qua một quá trình tiếp cận, và cả học tập nếp sống chung cư. Singapore khi xây dựng chung cư luôn chú ý tới việc vận động toàn dân xây dựng nếp sống mới đô thị, đặc biệt giáo dục phong cách sinh sống nơi chung cư. Họ cho phép người ở chung cư phơi áo quần bằng sào ra mặt ban công, nhưng kích thước sào phơi phải thống nhất, áo quần sắp xếp gọn gàng. Bên cạnh đó, họ tích cực giáo dục nếp sống đô thị ở nhà trường cho lớp trẻ. Đối với người lớn thì khạc nhổ, xả rác bừa bãi hoặc phá phách, gây tiếng ồn, làm hư hại công trình công cộng đều bị phạt nặng. Còn ở Israel, ngay sau khi nước Israel được thành lập, có một yêu cầu cấp bách là hình thành các thành phố mới nhằm đón nhận di dân gốc Do Thái khắp thế giới đổ về. Để hòa nhập các tầng lớp cư dân rất khác biệt nhau về trình độ văn hóa, đẳng cấp xã hội, thu nhập, thói quen...Một mặt, chính quyền Israel cho xây chung cư; mặt khác tích cực huấn luyện nếp sống ăn ở tập thể nơi chung cư. Trước tiên, di dân trình độ văn hóa chưa cao, thu nhập thấp (bị giải tỏa từ những khu ổ chuột hoặc di dân nông thôn còn lạc hậu) được tập trung đến sống tại các khu nhà trung chuyển tạm thời, thời gian từ sáu tháng đến một năm, trước khi đưa họ lên sống trên chung cư cao tầng. Quy hoạch đô thị và xây dựng quản lý chung cư cao tầng vừa là một nghệ thuật vừa là một khoa học, chừng nào chúng ta kết hợp được hài hoà hai yếu tố đó, thì mới có nhiều khu đô thị tốt với đúng nghĩa của nó. Dựa vào khảo sát kinh nghiệm ở các nước trong khu vực và những kinh nghiệm trong việc xây dựng, quản lý chung cư cũ cũng như vân hành các khu chung cư cao tầng mới hiện nay, ta có thể rút ra một số phương hướng cơ bản cả về mặt lý luận và thực tiễn 3.2.2. Phương hướng về mặt lý luận: Trước khi đưa ra những phương hướng hành động cụ thể, khóa luận xin đưa ra một số hướng đề tài nghiên cứu xã hội học và văn hóa học hỗ trợ cho việc tìm kiếm các giải pháp tối ưu như sau: Thứ nhất là nghiên cứu các nhu cầu ăn, ở, đi lại, giao tiếp, nghỉ ngơi, giải trí, tập quán, sinh hoạt tâm linh của các tầng lớp dân cư chung cư để cung cấp và bổ sung thông tin cho công tác quy hoạch và thiết kế các mô hình căn hộ cho các tầng lớp, các nhóm xã hội giống nhau (nhằm Việt hóa mô hình kiến trúc chung cư cao tầng hiện đại phương Tây sao cho phù hợp với văn hóa truyền thống). Cụ thể, cần điều tra nhu cầu và phương thức sinh hoạt của nhiều nhóm đối tượng khác nhau về thu nhập, nghề nghiệp, trình độ, tôn giáo…để có những mẫu thiết kế chung cư khác nhau, phù hợp với từng đối tượng sinh sống. Ví dụ: qua quá trình nghiên cứu phong tục tâm quán và tâm linh người Việt, ta thấy phần lớn các gia đình rất quan tâm đến việc sinh hoạt tôn giáo và tâm linh, chính vì vậy bên ngoài chung cư nên bố trí các khu vực cho cư dân đốt vàng mã trong ngày lễ, ngày rằm, bên trong căn hộ nên thiết kế những không gian nhỏ phục vụ việc thờ cúng… Thứ 2 là nghiên cứu quá trình thích ứng/ hòa nhập của người dân nội thành từ lối cư trú của các căn nhà biệt lập sang lối cư trú trong những chung cư mới cao tầng. Ví dụ: Việc nghiên cứu về sự thích ứng của người dân vốn sống trong những căn nhà thấp tầng sau khi chuyển đến chung cư cao tầng cho thấy nhiều người đã nảy sinh tâm lý sợ hãi, bất an đối với độ cao chung cư, do đó mà việc thiết nên sử dụng các mảng màu hoặc các liệu pháp thiết kế tạo ảo giác gần gũi chuyển tiếp. Thứ 3 là nghiên cứu đặc điểm lối sống và quá trình thích ứng của các nhóm dân cư nông thôn khi nhập cư vào đô thị và sống tại các chung cư cao tầng. Từ đó đưa ra các giải pháp giúp họ hòa nhập nhanh hơn với văn minh đô thị, như: hướng dẫn về việc sử dụng các trang thiết bị hiện đại, giáo dục về nếp sống văn minh lịch sự, tránh những lời nói và hành động tùy tiện, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường ở chung cư. Thứ 4 là nghiên cứu sự hình thành các mối quan hệ xã hội sẽ được tạo ra trong bối cảnh một khu chung cư mới nhằm phát triển những thái độ và hành vi ứng xử tích cực, hạn chế cái tiêu cực. Ví dụ như việc hình thành mối quan hệ cộng đồng cộng sinh khi cùng chia sẻ không gian cư trú, cơ sở vật chất, dịch vụ xã hội của cư dân chung cư đòi hỏi các nhà xây dựng, quản lý phải quan tâm đến các biện pháp duy trì và phát triển mối quan hệ này theo hướng tích cực như: Xây dựng các không gian giao tiếp cộng đồng, mở ra các câu lạc bộ người cao tuổi, hội thanh niên, hội phụ nữ, tổ chức các hội thi nấu ăn, cắm hoa, văn nghệ giữa các gia đình, hoặc các buổi sinh hoạt chung vào những ngày lễ như: Trung thu, tết thiếu nhi, tết nguyên đán… 3.2.3. Phương hướng về mặt thực tiễn: Có hai yếu tố tác động trực tiếp đến văn hóa chung cư, đó là chất lượng chung cư và trình độ người ở. Chính vì vậy, muốn xây dựng nếp ứng xử văn hóa trong môi trường chung cư cao tầng ở Hà Nội, phải đồng thời thực hiện các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên, môi trường xã hội cũng như trình độ của người dân sống ở chung cư. 3.2.3.1. Nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở chung cư a. Nâng cao chất lượng môi trường tự nhiên: Các nhà xây dựng ngoài việc hoàn thiện chung cư với tiện nghi, trang thiết bị hiện đại còn phải xuất phát từ nhu cầu và phong tục tập quán của đối tượng sinh sống để có những thiết kế hợp lý. Đặc biệt cũng phải quan tâm đến việc tăng cường các dịch vụ công cộng và không gian ngoại cảnh, không gian cây xanh. Thực tế cho thấy việc tạo ra các không gian xanh trên cao bằng cách đục rỗng một, hai tầng lầu theo tỉ lệ nhất định để làm công viên kết hợp các quán cà phê, thư quán, mini shop... hay việc biến các sân thượng hoặc các cầu nối cạn thông các tòa nhà thành nơi giao tiếp công cộng có cây xanh, ghế đá, quán giải khát nhẹ cần phải được khuyến khích. Như thế, đời sống chung cư cao tầng sẽ sinh động hơn và ấm áp tình người hơn.  Để khắc phục những bệnh lý liên quan đến những người sống ở chung cư cao tầng, một số chuyên gia về lĩnh vực quy hoạch đô thị và xã hội học lưu ý một vài điểm sau: Sự rơi quá nhanh của thị giác làm cho người ta bị chóng mặt, gây ra những cú sốc về tâm lý và sợ hãi vì liên tưởng đến việc có thể mình cũng bị rơi. Chính vì vậy ban công nhà chung cư nên làm rộng hơn tạo mặt bằng vững chãi, thiết lập cầu nối thông giữa các tòa nhà cao tầng ở gần nhau làm cho chiều cao bị giảm đi một nửa hay một phần ba; sử dụng các mảng màu tạo ảo giác gần gũi chuyển tiếp. Một khi chất lượng môi trường tự nhiên trong chung cư cao tầng được cải thiện, con người sẽ thích ứng dễ dàng hơn với môi trường sống mới, từ đó cũng làm hạn chế những va chạm về kiến trúc hiện đại và lối sống truyền thống, dẫn tới sự thay đổi thái độ và hành vi ứng xử theo chiều hướng tích cực hơn. b. Nâng cao chất lượng môi trường xã hội: Một trong các giá trị xã hội quan trọng nhất của người việt Nam là quan hệ cộng đồng do người Việt có tình bầy đàn cao. Trong khi đó,đặc điểm hợp cư của dân chung cư thường không chỉ một địa phương chuyển về với không chỉ một mà là nhiều vùng, nhiều sắc thái văn hóa khác nhau. Tâm lý thúc thủ, khép kín, giữ mình " đèn ai nấy rạng" dễ đưa người ta đến trạng thái cô đơn, nên điều kiện để thúc đẩy cá nhân và cộng đồng gần lại với nhau trong tình làng nghĩa xóm chính là những khoảng không gian bên ngoài. Giao tiếp xã hội là tiền đề cơ bản cho sự hình thành, tồn tại và phát triển khu nhà ở chung cư. Theo Adamchepxca Veihert thì “Nếu không có không gian giao tiếp dành cho giao tiếp xã hội thì khu nhà ở chung cư sẽ bị thoái hóa về công năng” [20]. Do đó việc xây dựng chung cư đặc biệt phải coi trọng không gian giao tiếp cộng đồng như: khuôn viên, tiền sảnh, các phòng hội họp… 3.2.3.2. Xây dựng môi trường văn hóa điển hình ở đô thị nói chung và chung cư nói riêng Xây dựng môi trường văn hóa điển hình nói cách khác chính là việc xây dựng nếp sống văn minh đô thị hiện đại. Đó là sự kết hợp của nếp sống văn hóa sinh thái và lối sống văn minh, thanh lịch và tình nghĩa: Nếp sống văn hóa sinh thái là biểu hiện tập trung nhất của tính nhân văn, hướng đến các giá trị chân, thiện, mỹ. Cái chân ở đâu biểu hiện cho sự thực hiện nghiêm túc, tự giác các điều luật bảo vệ môi trường. Cái thiện là biểu hiện cho sự tôn trọng và bảo vệ các môi trường sống, không gây ô nhiễm và phá hoại cảnh quan thiên nhiên thứ nhất và thứ hai. Còn cái mỹ là sự kết hợp một cách khéo léo và hài hòa giữa sáng tạo của kiến trúc với vẻ đẹp vốn có của thiên nhiên. Như vậy, trong nếp sống văn hóa sinh thái có sự gắn bó chặt chẽ giữa tri thức sinh thái, luật pháp sinh thái, đạo đức sinh thái và thẩm mỹ sinh thái. Từ ý thức đến hành động đúng, đó là cách thức để hình thành nếp ứng xử có văn hóa của con người. Lối sống tình nghĩa là lối sống mang tính nhân bản cao và là nét đặc trưng nổi bật trong lối sống, nếp sống truyền thống dân tộc. Việc phát huy lối sống tình nghĩa, sự tương trợ, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau giữa người và người sẽ khiến mối quan hệ giữa cá nhân với gia đình và cá nhân với cộng đồng trở nên gần gũi, gắn bó hơn, và những biểu hiện tiêu cực của việc cá nhân hóa lối sống, cá nhân hóa cái ở trong môi trường chung cư cũng sẽ cơ bản được giải quyết. Cùng với lối sống tình nghĩa, việc xây dựng lối sống văn minh của người dân chung cư nói riêng và người dân đô thị Hà Nội nói chung có ý nghĩa to lớn vì lối sống văn minh ở thủ đô sẽ đại diện cho lối sống của dân tộc Việt Nam. Đó là lối sống có sự phát triển cao về dân trí. Bản chất của lối sống văn minh là lối sống theo khoa học: Ăn, ở, sinh hoạt hợp lý, ứng xử và giao tiếp đúng mức, dân chủ, trân trọng mọi giá trị. Lối sống này sẽ làm thay đổi các tập tính tình cảm, cải tạo phong tục tập quán cũ, làm cho con người dễ thích ứng môi trường sống hiện đại. Đặc biệt, thủ đô Hà Nội hàng ngàn năm đã nối tiếng là một đô thị thanh lịch nên lối sống văn minh khi gắn liền với lối sống thanh lịch sẽ mang những giá trị thẩm mỹ sâu sắc, là cơ sở để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội, nhờ đó mà giữa con người và tự nhiên, giữa cá nhân và cộng đồng tồn tại quan hệ ứng xử hài hòa, văn hóa. Những gì được coi là nếp sống cũng có nghĩa là đều phải ăn sâu vào tiềm thức của con người, được con người tự giác thực hiện như một thói quen, một tập quán. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết phải giáo dục cho người dân về nội quy chung cư, về cách tổ chức không gian sống hợp lý, làm chủ không gian, ý thức tự giác trong việc giữ gìn môi trường tự nhiên chung cư, chống nếp sống tùy tiện, ích kỷ, bừa bãi, vô chủ, không nhìn thấy lợi ích chung, lâu dài. Trong việc giáo dục, cần chú ý đến việc sử dụng phương pháp giáo dục bằng pháp luật đi kèm với những phương pháp nêu gương, ví dụ như trao tặng các danh hiệu gia đình văn hóa, tổ dân phố văn hóa, khu dân cư xuất sắc…cho những người thực hiện tốt, hoặc hàng năm tổ chức chấm điểm, xếp loại cho các căn hộ chung cư và có những mức khen thưởng và xử phạt hợp lý. Sau đó là đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong gia đình và cộng đồng. Từ đó mỗi người dân chấp nhận văn hóa ở, lối sống mới, tự thay đổi cách sống bản thân, để thích ứng với môi trường mới. 3.2.3.3. Nâng cao chất lượng quản lý chung cư và đô thị: Khái niệm về quản lý đô thị rất rộng. Từ quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, quản lý nhà và đất ở, quản lý môi trường đến quản lý cơ sở hạ tầng xã hội ở đô thị - lĩnh vực quản lý chuyên ngành nào cũng ít nhiều có liên quan đến các yếu tố văn hóa. Như vậy, để xây dựng nếp ứng xử văn hóa trong môi trường chung cư cao tầng ở Hà Nội, cần có sự phối hợp đồng bộ, liên ngành, trong đó tập trung vào những vấn đề chính sau: Điều đầu tiên là phải đảm bảo tính pháp lý, tạo tâm lý an tâm khi sở hữu không gian căn hộ chung cư cao tầng. Vốn dĩ có gốc gác nông dân, người Việt thích đất đai và làm chủ đất đai, do vậy việc sở hữu không gian trên cao đi ngược với thói quen và ý muốn, nên thường nhiều người cảm thấy không an tâm, hài lòng với cuộc sống ở chung cư. Do vậy việc nhanh chóng đảm bảo tính pháp lý cho người dân ở chung cư sẽ khiến người dân cảm thấy an tâm hơn trong việc sinh sống cũng như hoàn thiện nếp sống, nếp ứng xử của mình. Đi đôi với việc thiết lập quyền lợi là việc quy định những nghĩa vụ của người dân. Trong đó, việc cần thiết là phải luật hóa các quyết định, văn bản về xây dựng và quản lý, tổ chức chung cư nói riêng và đô thị nói chung, mọi vi phạm đều phải chịu những hình thức xử phạt khác nhau. Bên cạnh đó, việc xây dựng các khu chung cư cao tầng cũng phải đi đôi với yêu cầu là điều chỉnh hình thức tổ chức điều tiết văn hóa ứng xử cho phù hợp với đời sống đô thị mới một cách cụ thể và sâu sắc. Việc xử lý tốt mối quan hệ giữa nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi công dân trong chung cư nói riêng và đô thị nói chung đòi hỏi một sự quản lý có tầm cao, chính vì thế không còn cách nào khác là phải xã hội hóa công tác quản lý. Trong phạm vi chung cư, xã hội hóa công tác quản lý ở đây là phân chia các chức năng, nhiệm vụ quản lý một cách cụ thể cho các đối tượng và ban ngành quản lý khác nhau chứ không chỉ giao phó cho các công ty quản lý nhà chung cư như hiện nay vẫn làm. 3.3. Tiểu kết Sự phát triển nhà ở cao tầng hiện nay và những năm sau này là tất yếu, phù hợp với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa của nước ta. Thế nhưng, để tạo ra những khu đô thị mới đồng bộ về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật cũng như phát triển cao về trình độ dân trí, nếp sống văn hóa của người dân thật không dễ dàng chút nào. Nó đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt của Nhà nước cùng những chính sách về nhà ở phù hợp với xã hội, trách nhiệm của các nhà quản lý, nhà đầu tư, của các kiến trúc sư, và cả người sử dụng. Cũng cần phải chú ý rằng, các phương hướng, giải pháp cho việc xây dựng nếp ứng xử văn hóa trong môi trường chung cư cao tầng Hà Nội dù được thực hiện ở hình thức hay quy mô khác nhau đều phải dựa trên mục tiêu chung là phát triển bền vững văn hóa đô thị. Phát triển bền vững đô thị là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trên nhiều diễn dàn khoa học trong nước và quốc tế, cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng. Xét về mặt bản chất khoa học, nền tảng lí luận của sự phát triển bền vững đô thị là sự kết hợp hài hòa, bền vững của 3 nhân tố cơ bản: Kinh tế - môi trường – văn hóa xã hội. Trên nền tảng đó, phương hướng chung của phát triển bền vững đô thị Việt Nam là phát triển nhanh hiệu quả và bền vững thủ đô Hà Nội trong quá trình công nghiệp hóa phải hướng tới các thành quả tăng trưởng kinh tế, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống con người dựa trên cơ sở phát huy và bồi dưỡng văn hóa. Như vậy, muốn phát triển đô thị bền vững, yếu tố văn hóa phải đặt lên hàng đầu, và để xây dựng một nếp sống văn hóa văn minh đô thị, ta phải bắt đầu từ việc định hình cho mỗi cá nhân nếp ứng xử có văn hóa trong từng môi trường cụ thể mà họ sinh sống, hoạt động. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang tác động vào mọi lĩnh vực của đất nước và muôn mặt đời sống xã hội hiện nay, vấn đề xây dựng nếp ứng xử văn hóa còn có ý nghĩa to lớn trong việc gạt bỏ những ảnh hưởng tiêu cực, phát huy những yếu tố tích cực của kinh tế thị trường để hoàn thiện nhân cách, nâng cao chất lượng cuộc sống con người. PHẦN KẾT LUẬN Chung cư cao tầng là kết quả tất yếu của quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa, để rồi nhanh chóng trở thành xu hướng phát triển nhà ở của đô thị Việt Nam hiện đại. Quá trình điều tra nghiên cứu văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư tuy mới dừng lại ở những bước đầu, nhưng đã giúp chúng ta nhận diện được phần nào đời sống văn hóa chung cư cao tầng ở Hà Nội nói riêng cũng như văn hóa chung cư nói chung, từ đó bắt kịp được với xu hướng phát triển nhà ở và xu hướng biến đổi văn hóa của người dân đô thị trong thời đại ngày nay. Thông qua quá trình điều tra nghiên cứu trực tiếp, bằng các câu hỏi liên quan đến thái độ ứng xử và hành vi ứng xử của cư dân chung cư cao tầng ở Hà Nội, khóa luận đã rút ra được một số vấn đề nổi bật của văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư cao tầng ở Hà Nội như sau: Nhìn chung, văn hóa ứng xử của người dân sống trong chung cư cao tầng có nhiều nét tích cực, phù hợp với môi trường sống. Bên cạnh đó, một số người do ý thức kém hoặc khó thích nghi nên có thái độ và hành vi ứng xử không phù hợp, dẫn đến làm tổn thương môi trường tự nhiên và môi trường xã hội ở chung cư. Điều đó cho thấy văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư cao tầng ở Hà Nội mang những đặc trưng của văn hóa đô thị Việt Nam trong giai đoạn chuyển đổi, chịu tác động của yếu tố kinh tế thị trường và của quá trình hiện đại hóa nhà ở đô thị, do đó mà còn mang tính pha tạp, quá độ, chưa định hình thành một nếp ứng xử văn hóa – văn minh. Việc xây dựng, định hình nếp ứng xử văn hóa - văn minh trong môi trường chung cư cao tầng ở Hà Nội đang đối mặt với nhiều trở ngại, đó vừa là những vấn đề nảy sinh bên trong đời sống chung cư như: Sự va chạm giữa kiến trúc hiện đại với quan niệm và lối sống truyền thống, sự va chạm giữa văn minh đô thị với văn hóa làng còn tồn tại ở một bộ phận cư dân; vừa là những vấn đề nảy sinh bên ngoài như sự bất hợp lý trong thiết kế chung cư và sự yếu kém trong tổ chức, quản lý đô thị. Muốn giải quyết những trở ngại nói trên, mọi phương hướng, giải pháp phải dựa trên mục tiêu chung là phát triển bền vững văn hóa đô thị, cũng như phải được thực hiện dưới hình thức, quy mô khác nhau, cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong khuôn khổ của khóa luận, chúng tôi đi sâu tìm hiểu thực trạng văn hóa ứng xử trong môi trường chung cư cao tầng ở Hà Nội hiện nay, từ đó phân tích những vấn đề nảy sinh và phương hướng giải quyết. Trong thời gian tới, đề tài có thể phát triển theo chiều rộng như: Điều tra không chỉ ở chung cư cao tầng ở Hà Nội mà còn ở các thành phố, đô thị khác trên nước ta, hoặc theo chiều sâu như: So sánh để tìm hiểu quá trình biến đổi văn hóa sống của người dân đô thị Hà Nội từ “môi trường tập thể cũ” đến “môi trường chung cư hiện đại”. Văn minh đô thị không thuần túy căn cứ vào những ngôi nhà cao tầng, những khách sạn sang trọng, những tiện nghi vật chất hiện đại…Trên thế giới không hiếm những đô thị phồn vinh về vật chất nhưng từ đó đến môi trường văn hóa lành mạnh còn là một khoảng cách, đô thị hóa có hài hòa với đời sống văn hóa, nâng cao ý nghĩa con người, hướng con người từng bước chiếm lĩnh những đỉnh cao của sáng tạo, cũng như tạo chất xúc tác khiến con người hoàn thiện nhân cách, đó mới có thể hình thành đô thị văn minh. Với Hà Nội là thủ đô cả nước, ý nghĩa đó còn được nhấn mạnh hơn để có thể đi đầu trong việc xây dựng đô thị văn minh giàu bản sắc Thăng Long và văn hóa dân tộc. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000. Phạm Minh Thảo, Từ điển học sinh sinh viên. NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000. Viện Ngôn ngữ học, Chu Bích Thu chủ biên, Từ điển từ mới tiếng Việt, NXB Phương Đông, Hà Nội, 2006. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1999. Ngô Huy Quỳnh, Lịch sử kiến trúc Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1998 Lê Minh, Văn hóa ứng xử trong gia đình, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2000. Lê Thị Bừng, Tâm lý học ứng xử, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2000 TS Nguyễn Viễn Chức, Văn hóa ứng xử của người Hà Nội với môi trường thiên nhiên, Viện VH và NXB VHTT, Hà Nội, 2002 Ngô Công Hoàn. Giao tiếp và ứng xử của cô giáo với trẻ em. NXB Đại học Sư phạm. 1995. Vũ An Khánh, Nghiên cứu cải tạo nâng cấp các khu nhà chung cư cũ nhiều tầng xây dựng tại Hà Nội giai đoạn 1960 – 1986, Luận án TS kiến trúc, Hà Nội, 2003. Nguyễn Tố Lăng, vấn đề quy hoạch cải tạo không gian khu ở tại Hà Nội theo khuynh hướng phát triển bền vững, Luận án TS kiến trúc, Hà Nội, 2000 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam tập 1-2, NXB Xây dựng, Hà Nội 1997 Quy định pháp luật về nhà chung cư, NXB Chính Trị, Hà Nội 2008 Trịnh Duy Luân, Hans Schenk, Nơi ở và cuộc sống của cư dân Hà Nội, NXB Văn hóa thông tin 2000 Nguyễn Đức Thiềm, Nhà ở và công cộng, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2002 Trần Quốc An, Một số nét giới thiệt về các mẫu nhà ở theo phương thức xây dựng mới, thiết kế công trình dân dụng, Nội san thông tin Khoa học kỹ thuật, viện Thiết kế dân dụng bộ Xây dựng, số 4- 5, Hà Nội 2002. Ngô Phương Lan, Kiến trúc dân dụng, NXB Đại học xây dựng, Hà Nội, 2000. PGS.TS. Nguyễn Thanh Tuấn, Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện nay, NXB Từ điển Bách Khoa và Viện văn hóa, Hà Nội, 2008 Trịnh Duy Luân, Xã hội học đô thị, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004 Trịnh Duy Luân, Michael Leaf , Vấn đề nhà ở đô thị trong nền kinh tế thị trường của thế giới thứ 3, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1996 Trần Cao Sơn, Chung cư cao tầng, loại hình nhà ở mới Hà Nội, những vấn đề cần được xem xét, báo cáo đề tài cấp viện Xã hội học, Hà Nội 2001. Phan Đăng Long, Văn hóa đô thị với nếp sống người Hà Nội, tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 26. Hồ Sĩ Vịnh, Ứng xử của người dân đô thị với thiên nhiên, tạp chí Văn hóa nghệ thuật số 27. * Tài liệu trên internet: Minh Tuấn, Chung cư mới cũng đeo “ba lô”, 08/01/2009, Hoàng Lan, 10 chung cư 'hot' nhất Hà Nội, 12/1/2009, Quang Thiện, Đổ bộ lên chung cư cao tầng, tháng 12/2003, Võ Hương, Chung cư tái định cư, vừa lên ở đã xuống cấp, tháng 11/2003, môc lôc Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan hoan chinh.doc