Khóa luận Xây dựng mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2002 - 2020, nhìn từ góc độ vĩ mô

Như đã chỉ ra ở phần 2.2 phương hướng phát triển công tác XTXK cụ thể cho từng giai đoạn, từ 2002-2010 và 2010-2020. Phù hợp với phương hướng đó, hệ thống sẽ đi theo hướng phát triển sau đây: - Tăng cường hoạt động của các tổ chức hiệp hội, các tổ chức đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp nâng cao năng lực cho các hiệp hội ngành nghề, tạo ra một cơ chế chính sách phù hợp để các tổ chức này phát huy được vai trò tư vấn, hỗ trợ, đại diện cho các doanh nghiệp - Hoạt động của mạng lưới XTXK gồm các cơ quan chức năng, cơ quan hỗ trợ xúc tiến của Chính phủ chuyển sang cung cấp các dịch vụ mềm như thông tin thương mại, các quan hệ bạn hàng và xây dựng chiến lược tương thích với sự phát triển của ngành. Các chương trình hỗ trợ trực tiếp bây giờ sẽ do các tổ chức khác đảm nhận, chủ yếu là bằng nguồn thu từ phí hội viên của các doanh nghiệp. Nhà nước sẽ có cơ chế hỗ trợ cho các hiệp hội về mặt cơ sở vật chất, hay hỗ trợ về mặt thể chế. - Các cơ quan hỗ trợ của Nhà nước chuyển hướng sang cung cấp các dịch vụ và trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp của mình. Các dịch vụ thực sự sẽ do các cơ quan kinh doanh dịch vụ hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu sẽ cung cấp các dịch vụ đó theo yêu cầu của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải trả phí. - Trong tương lai khu vực các khu vực công hỗ trợ XTXK sẽ giảm xuống hay đi theo hướng hoạt động theo chương trình để tập trung vốn và kỹ năng, cho phép các doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ khác như hiệp hội,. tiếp xúc trực tiếp và cung cấp cho nhu cầu của cá nhân doanh nghiệp. Như vậy là trong những năm tới sẽ tăng cường số lượng các tổ chức XTXK thuộc khu vực tư nhân lên chiếm 70%, so với tỷ lệ như hiện nay: các tổ chức chính Phủ chiếm 40% Nguồn: Văn phòng Bộ Thương mại. Đồng thời tăng số lượng và loại hình dịch vụ được cung cấp trên thị trường. Việc duy trì cơ chế cạnh tranh để cùng tồn tại và phát triển của thị trường cung cấp các dịch vụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh đảm bảo tính hiệu quả và định hướng khách hàng của toàn bộ hệ thống.

doc100 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1357 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xây dựng mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2002 - 2020, nhìn từ góc độ vĩ mô, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u xây dựng thương hiệu cho hàng Việt Nam. ở giai đoạn này, chiến lược marketing xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là chú trọng mở rộng các thị trường trọng điểm như EU, Mỹ và giữ thị trường truyền thống như ASEAN, Trung Quốc - Đài Loan - Hồng Kông. Trong giai đoạn sau sẽ triển khai sang đối với từng mặt hàng cụ thể, với từng thị trường cụ thể. Giai đoạn 2011-2020: giai đoạn tăng cường các dịch vụ XTXK, xây dựng và củng cố thương hiệu hàng xuất khẩu Việt Nam Chiến lược xuất khẩu trong giai đoạn này được đặc trưng bởi việc chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam sang các mặt hàng mới xuất hiện trong thời gian trước, có giá trị công nghiệp cao, tăng hàm lượng chế biến sâu, tăng hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng. Để làm được như vậy, đầu tư là biện pháp quan trọng hàng đầu. Song đầu tư phải đúng hướng, phải gắn với khả năng cạnh tranh của từng mặt hàng, trên từng khu vực thị trường cụ thể, nghiã là sản xuất, đầu tư và thị trường luôn gắn liền với nhau. Khi đó để có thể mở rộng thị trường và củng cố vị trí của hàng xuất khẩu Việt Nam trên thị trường thế giới khó khăn hơn rất nhiều. Chiến lược XTXK khi đó phải được gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế. Nó có mặt trong mọi chiến lược, chính sách như một phần bổ trợ không thể thiếu được. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có một mạng lưới XTXK hoàn chỉnh, “nối mạng” với tất cả các bộ phận của nền kinh tế. Toàn bộ nền sản xuất đi theo định hướng, hướng mạnh vào xuất khẩu. Để làm được như vậy, đòi hỏi tư duy kinh doanh định hướng marketing đã ăn sâu vào cung cách làm ăn của mỗi doanh nghiệp. Việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu giai đoạn này không mang tính hỗ trợ trực tiếp nữa mà theo hướng phục vụ nhu cầu của thị trường. Thị trường người mua ở đây là các doanh nghiệp cần các dịch vụ đó và nhà cung cấp là mạng lưới XTXK của Việt Nam đã hình thành và củng cố trong giai đoạn trước. Các dịch vụ đơn lẻ như tham gia HCTL, cung cấp thông tin cụ thể, lập kế hoạch Marketing, tập huấn kỹ năng marketing ... sẽ được chuyển giao cho các doanh nghiệp dịch vụ, kinh doanh bằng các hoạt động cung cấp dịch vụ trên thị trường. Các tổ chức khác trong mạng lưới XTXK sẽ theo lợi thế so sánh của mình về mặt chuyên môn, cơ sở hạ tầng, các mối liên hệ hỗ trợ những mảng mà từng doanh nghiệp tư nhân không làm được, ví dụ như tăng cường mạng lưới thông tin ở nước ngoài, đào tạo cán bộ, xây dựng và củng cố những thể chế mới, gợi mở và tăng số lượng các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu... Hoạt động XTXK sẽ phát triển, chú trọng những hướng sau: Cung cấp những chương trình XTXK mới cho từng loại doanh nghiệp cụ thể: doanh nghiệp xuất khẩu tiềm năng, doanh nghiệp xuất khẩu giai đoạn thử nghiệm, doanh nghiệp đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường,.. Nếu như trong giai đoạn từ 2002-2010 hướng chủ yếu của hoạt động XTXK là thúc đẩy việc thăm dò mở rộng sang thị trường mới, xuất khẩu mặt hàng mới thì trong giai đoạn này chúng ta phải tăng cường vị thế của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam trên các khu vực thị trường quen thuộc. Tăng cường xuất khẩu về lượng và tăng cường hàm lượng giá trị gia tăng trong các sản phẩm. Trọng tâm của hoạt động XTXK trong giai đoạn này là củng cố thương hiệu hàng Việt Nam. Chú trọng vào khuyến khích giúp các doanh nghiệp mới tham gia vào hoạt động xuất khẩu. Việc tăng cường đội ngũ các nhà xuất khẩu cũng có nghĩa là tạo ra một lực lượng doanh nghiệp mới cùng tham gia phát triển xuất khẩu Hướng phát triển của các tổ chức hỗ trợ XTXK là cung cấp những trợ giúp và làm thuận lợi hoá hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam. Do đó cần mở thêm các chi nhánh, văn phòng của các tổ chức trên các thị trường quan trọng để giúp đỡ các doanh nghiệp của mình khi gặp những khó khăn trên thị trường đó. Phát triển mạng lưới phân phối và lưu thông, tích trữ hàng hoá trong nước có hệ thống, có tổ chức, khuyến khích các hình thức các doanh nghiệp trong ngành phối hợp với nhau để cung cấp cho những đơn đặt hàng lớn, để doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội tiếp xúc và làm ăn trực tiếp với những nhà nhập khẩu lớn trên thế giới. Từ bỏ cách thức làm ăn nhỏ lẻ, manh mún, chân hàng không vững làm hạn chế rất nhiều khả năng ảnh hưởng đến giá cả thế giới của một số mặt hàng mà ta là nhà xuất khẩu chính, nhằm cải thiện giá cả các mặt hàng đó, tiêu biểu là các mặt hàng như gạo, cà phê, điều, chè,.. Công tác XTXK hướng vào việc thúc đẩy phát triển xuất khẩu, do đó nâng cao hiểu biết của các doanh nghiệp về những khía cạnh mới của kinh doanh thương mại quốc tế, đồng thời nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc phải tự mình nâng cao năng lực cạnh tranh để có thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường mở ngày nay. Dựa vào những phương hướng phát triển hoạt dộng XTXK trên đây, trong nghiên cứu này tác giả đề xuất một số biện pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả công tác XTXK của Việt Nam, theo cách tiếp cận xây dựng một mô hình XTXK của Việt Nam, giai đoạn 2002-2020. Với cách tiếp cận này, phần III.4 của nghiên cứu sẽ đưa ra những giải pháp để xây dựng thành công một mô hình như thế. Song để đảm bảo tính khoa học, tác giả muốn giới thiệu một số mô hình XTXK thành công trên thế giới, từ đó để có được những bài học kinh nghiệm cho việc áp dụng vào điều kiện của Việt Nam. Mô hình XTXK của một số nước và bài học kinh nghiệm: Chiến lược xuất khẩu quốc gia của Newzealand: Newzealand là một nền kinh tế bao cấp, cho tới năm 1985, sự khác biệt về cán cân thanh toán cùng với cuộc khủng hoảng tiền tệ buộc Chính phủ phải thực hiện những thay đổi cơ bản về kinh tế. Ngày nay, Newzealand trở thành một trong những nền kinh tế mở nhất thế giới và xếp thứ 10 trong số các nền kinh tế có tính cạnh tranh quốc tế cao87 Bài phát biểu của ông David Pheasant, chuyên gia về XTTM của Newzealand . Để tăng cường khả năng cạnh tranh và thúc đẩy xuất khẩu, Chính phủ Newzealand đã đi tiên phong, thành lập một tổ chức thúc đẩy thương mại mới, Ban phát triển Thương mại Newzealand hay còn gọi là Phòng Thương mại Newzealand, vốn là một cơ quan Chính phủ được tài trợ thông qua Bộ Ngoại giao và Thương mại Newzealand. Trước năm 1988, việc thúc đẩy xuất khẩu do một ban của chính phủ điều hành, Ban Thương mại và Công nghiệp, điều hành các văn phòng ở nước ngoài nhưng với mục tiêu là phát triển công nghiệp trong nước. Nhưng từ sau năm 1988, tổ chức XTTM của Newzealand, Phòng thương mại Newzealand trở thành đơn vị xúc tác để doanh nghiệp tư nhân và Nhà nước tiến hành đối thoại và xây dựng những chiến lược phát triển xuất khẩu của quốc gia. Cơ quan này được Chính phủ ủy quyền hoàn toàn phát triển chiến lược xuất khẩu quốc gia, và làm đầu mối phối hợp tất cả các Bộ-ban-ngành trong Chính Phủ vốn dĩ trước đây có tham gia làm hoạt động XTXK để thông nhất hành động chung và đặc biệt là tránh sự chồng chéo giữa các cơ quan, bộ phận có cùng chức năng XTXK. Để thúc đẩy công việc lập kế hoạch và tăng cường các mối liên hệ chiến lược trong nội bộ bộ máy XTXK của Newzealand, đồng thời xúc tiến những quan hệ làm ăn chiến lược giữa các công ty với nhau, thúc đẩy mối quan hệ giữa các doanh nghiệp và Phòng Thưong mại và với mạng lưới XTXK của Newzealand, Phòng thương mại này đã thành lập các nhóm hành động chung (JAG). Mỗi nhóm hành động chung này xác định và chuẩn bị một chương trình, chiến lược dài hạn và một kế hoạch hoạt động hàng năm. Những kế hoạch này bao gồm các biện pháp thúc đẩy thương mại cũng như nâng cao năng lực thông qua đào tạo. 50% nguồn vốn cho các hoạt động hàng năm là từ các công ty, còn lại là từ cơ quan xúc tiến thưong mại của Newzealand. Các nhóm hành động chung khi đó hoạt động độc lập như những hiệp hội của một nhóm hay một ngành nào đó, phát triển và truyền bá chiến lược mở rộng để phát triển. Trong khi đó hoạt động chính của cơ quan Xúc tiến thương mại Newzealand là cam kết hỗ trợ xoá bỏ các rào cản, chồng chéo về hành chính, thủ tục, hay luật lệ, đồng thời hướng các hoạt động phát triển thị trường nước ngoài như nghiên cứu thị trường nhu cầu ứng với các nhóm hành động chung hay hoạt động của các cơ quan đại diện ở nước ngoài để hỗ trợ cho hoạt động của những nhóm dó. Các hoạt động này chú trọng chủ yếu vào thiết lập các mối quan hệ trong thị trường nội địa, để vươn ra ngoài, từ đầu những năm 90, mối quan hệ đối tác giữa doanh nghiệp và Chính phủ được tăng cường thông qua việc tiến hành chương trình “Mạng lưới kinh doanh cứng” bao gồm việc hình thành những mối liên hệ chiến lược giữa các nhóm công ty, sau đấy Phòng thương mại sẽ trợ giúp để nhóm này xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, thúc đẩy việc hình thành những điểm mối kinh doanh. Có thể hình dung mạng lưới XTXK của Newzealand gồm có một mạng lưới TW mà trọng tâm là Cơ quan xúc tiến thương mại Newzealand. Để phát triển mạng lưới và chức năng xúc tác hình thành chiến lược và phát triển xuất khẩu, Cơ quan này đã hình thành nên những nhóm hành động chung, và mỗi nhóm này lại xây dựng những mạng lưới xuất khẩu giữa các công ty với nhau. Mạng lưới này nhận được sự hỗ trợ từ phía Chính phủ để hình thành và xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động. Ngoài ra để tăng cường liên kết trong mạng lưới TW, Cơ quan xúc tiến thương mại này còn ủy thác cho các cơ quan khác trong bộ máy Chính phủ hay các hiệp hội kinh doanh khác đảm nhận việc cung cấp một số dịch vụ hỗ trợ kinh doanh (ví dụ như Ban xúc tiến thương mại). Hiện nay để mở rộng quan hệ trực tiếp tới các doanh nghiệp và nối kết doanh nghiệp với thị trường nước ngoài, Cơ quan xúc tiến thương mại của Newzealand đã lập ra một hệ thống các nhà “điều hành tài khoản” trong nước. Những người này chịu trách nhiệm liên hệ với một số công ty hay nhóm công ty. Đây chính là mạng lưới cơ sở của Cơ quan xúc tiến thương mại Newzealand, đảm nhiệm việc cung cấp dịch vụ cần thiết và những hỗ trợ đến từng doanh nghiệp một. Với một mạng lưới gồm hơn 40 phòng đại diện ở nước ngoài, hiểu biết sâu sắc về các thị trường đó và với mục đích giúp đỡ các công ty của Newzealand, Phòng thương mại Newzealand có một lợi thế rất lớn. Điểm mạnh này luôn được Phòng thưong mại phát huy, tìm kiếm cơ hội phát triển mối quan hệ với các công ty xuất khẩu có nhu cầu của Newzealand, và dến lượt những công ty này lại trở thành một thành viên trong mạng lưới của Phòng thương mại. Cách tiếp cận trong hỗ trợ của Phòng thương mại là hỗ trợ gián tiếp, nghĩa là thông qua việc ủy nhiệm một thành viên trong nhóm hành động chung làm giám đóc dự án của nhóm đó. Chìa khoá thành công của các nhóm hành động chung là các công ty trong nhóm tự quyết định mục tiêu mà mình theo đuổi, và sau đó tổ chức những hoạt động xúc tiến phù hợp với chiến lược phát triển thị trường. Từ năm 1998, Phòng thưong mại lập ra một chương trình “Mạng lưới xuất khẩu” để khuyến khích các công ty hợp tác để cạnh tranh trên thị trường nước ngoài. Mỗi nhóm có kế hoạch hoạt động và tìm kiếm được một cơ hội chắc chắn để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài sẽ được Phòng thương mại đứng ra hỗ trợ một phần kinh phí để nắm được cơ hội đó. 50% chi phí cụ thể sẽ được hoàn lại sau khi các hoạt động này kết thúc. Mô hình XTXK của Thụy Điển Khác với cách tiếp cận của Newzealand, mô hình XTXK của Thụy Điển lại có những nét khác biệt. Thụy Điển là một nền kinh tế phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu. Những hoạt động giao thương với thị trường thế giới tạo ra sự giàu có của đất nước này. Hơn nữa, các ngành sản xuất để xuất khẩu là những ngành xương sống của nền kinh tế, là động lực phát triển kinh tế của đất nước. Bộ thương mại Thụy Điển, dưới sự quản lý của Bộ ngoại giao, có trách nhiệm quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến ngoại thương và đầu tư nước ngoài. Trong Bộ này, có hai bộ phận riêng rẽ về thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế: ủy ban thương mại Thụy Điển (STC) và Cơ quan đầu tư vào Thụy Điển (ISA). Ngoài ra còn có nhiều tổ chức khác hoạt động trong lĩnh vực XTXK như ALMI và NUTEK88 ALMI là tổ chức hỗ trợ xúc tiến việc thành lập các doanh nghiệp vừa và nhỏ; NUTEK là cơ quan phát triển kinh doanh Thụy Điển (nằm trong Bộ Công nghiệp, việc làm và thông tin liên lạc), Hiệp hội doanh nghiệp tư nhân, Phòng thương mại Thụy Điển và Hiệp hội các doanh nghiệp Thụy Điển, ... ủy ban thương mại Thụy Điển là một tổ chức bán chính phủ, do Văn phòng nước ngoài - đại diện cho Chính phủ Thụy Điển, và Tổng hội các doanh nghiệp xuất khẩu Thụy Điển - đại diện cho các ngành công nghiệp cùng sở hữu89 Cấu trúc sở hữu đặc biệt này dựa trên một thoả thuận giữa Văn phòng nước ngoài và Tổng hội các doanh nghiệp xuất khẩu thụy Điển vào năm 1972 . Hiện tại STC có biên chế 430 người, trong số đó 270 người làm việc tại các văn phòng ở nứơc ngoài, đặt ở hơn 50 nơi trên toàn thể hơn 40 quốc gia. STC có mạng lưới cơ sở gồm 11 văn phòng chi nhánh, hoạt động chủ yếu theo chương trình “Phát triển xuất khẩu” chủ yếu là giúp đỡ các doanh nghiệp vừa và nhỏ. STC hợp tác với ALMI, các phòng thương mại ở dịa phương và hơn 20 EXPORTCENTRUM khắp nơi trên đất nước. Vào năm 1997-1998, Bộ ngoại giao Thụy Điển thành lập bộ phận xúc tiến thương mại và công nghiệp đặc biệt, phối hợp với các tổ chức XTTM khác của Thụy Điển bao gồm cả các tổ chức tư nhân như các ngành xuất khẩu, các nhà tư vấn, và các cơ quan của Chính phủ như STC, ISA, SIDA (Cơ quan hợp tác phát triển quốc tế – Swedish International Development Cooperation Agency) và học viện Thụy Điển (SI). Các hoạt động XTXK của Thụy Điển cho thấy sự chú trọng đến cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Thụy Điển. Mục tiêu của hoạt động cung cấp thông tin là nhằm đưa những thông tin và tư vấn nhanh và kịp thời đến cho các doanh nghiệp về các vấn đề liên quan đến xuất khẩu và cơ hội kinh doanh. STC đóng vai trò trung tâm của mạng lưới thu thập, xử lý và cung cấp thông tin này. Mỗi năm STC nhận được hơn 100.000 yêu cầu về thông tin về các đối tác nhập khẩu nước ngoài và dịch vụ “matching”90 Về giới thiệu nội dung của loại dịch vụ này, xem Bảng 7, Chương II của nó đóng vai trò rất quan trọng trong các hoạt động của STC. Trung tâm thông tin của STC phối hợp với các tổ chức khác cung cấp thông tin một cách hữu hiệu nhất. Các yêu cầu về thông tin của doanh nghiệp sẽ được chuyển thẳng tới người phụ trách mảng đó trong từng bộ phận của trung tâm, hoặc được gửi sang các văn phòng ở thị trường nước ngoài. Doanh nghiệp có thể tìm đến dịch vụ cung cấp thông tin này của trung tâm thông tin qua thư điện tử, điện thoại hay trên một trang web riêng của STC (www.swedishtrade.se), và sau đó sẽ được chuyển thẳng đến người phụ trách mỗi bộ phận này. Thông tin mà trung tâm cung cấp gồm những thông tin từ rất chung chung đến những thông tin hay số liệu chi tiết cụ thể và rất thực tế. Để làm được điều này, thông tin được thu thập từ rất nhiều nguồn, và chủ yếu là do Chính phủ trợ cấp (93% mức chi phí). Các bản tin thị trường, bản tin sản phẩm được cập nhật thường xuyên thông qua những báo cáo định kỳ hàng tháng của các thương vụ nước ngoài và các văn phòng đại diện nước ngoài của STC. Mạng lưới XTXK của Thụy Điển hoạt động trên cơ sở sự phối hợp của mạng lưới cấp TW, cơ sở và mạng lưới đại diện nước ngoài. Mạng lưới XTXK TW của Thụy Điển bao gồm các Bộ, ngành, phòng ban chức năng của Chính phủ cùng phối hợp, thông qua đầu mối điều hoà là STC và trung tâm thông tin nằm trong STC, cùng với các Hiệp hội và phòng thương mại Thụy Điển tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh ở cấp quốc gia. Hệ thống này làm nòng cốt, và triển khai xuống cấp cơ sở gồm các văn phòng địa phương của STC, các phòng thương mại dịa phương và 18 EXPORTCENTRUM trên khắp đất nước. Các EXPORTCENTRUM đóng vai trò “một cửa” trong mạng lưới hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp xuất khẩu cần thông tin hay các dịch vụ khác. Đây cũng là đầu mối triển khai các chương trình XTXK đến từng doanh nghiệp ở các địa phương, các vùng khác nhau. Bên cạnh đó hệ thống XTXK của Thụy Điển có một mạng lưới đại diện nước ngoài rộng khắp với 103 thương vụ trên khắp thế giới và các văn phòng đại diện của STC, nằm trong đại sứ quán ở các nước. Một đặc trưng của mạng lưới XTXK ở nước ngoài của Thụy Điển là các văn phòng nước ngoài của STC đôi khi không nằm dưới sự quản lý của tuỳ viên thương mại của đại sự quán mà được tổ chức dưới hình thức như một công ty. STC có thể thuê một người bản xứ để điều hành văn phòng đó. Chính đặc trưng này mang lại nhiều lợi thế cho mạng lưới văn phòng nước ngoài của Thụy Điển. Trên đây là hai mô hình kinh nghiệm của những nước đã rất thành công trong chiến lược phát triển xuất khẩu. Một đặc điểm chung mà chúng ta dễ nhận thấy đó là các mô hình XTXK đều có tính phối hợp và có tổ chức cao. Các hoạt động XTXK định hướng tới nhu cầu của các thông tin và phải mang tính cụ thể, chính xác. Một trong những điểm mạnh nữa của các mô hình này là mạng lưới các đại diện ở nước ngoài hoạt động vì lợi ích của các doanh nghiệp, thu thập thông tin và trợ giúp trực tiếp cho các doanh nghiệp khi họ có mong muốn mở rộng thị trường. Các doanh nghiệp cũng có thể tiếp cận trực tiếp với các nguồn thông tin như vậy nên rất kịp thời và tăng cường tính hiệu quả của thông tin. Hơn nữa hình thức hỗ trợ của các tổ chức xúc tiến của Newzealand và Thụy Điển theo nguyên tắc “chia sẻ” chi phí, Nhà nước hỗ trợ một phần và các doanh nghiệp đóng góp một phần. Nguyên tắc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải có tinh thần trách nhiệm khi đưa ra những dự án XT tìm thị trường để được trợ cấp một phần phí từ phía Chính phủ,.. đồng thời nhấn mạnh tính chất “cung cấp dịch vụ” của các tổ chức XTXK để nâng cao chất lượng của dịch vụ mà họ cung cấp. Việc phân tích thực trạng của công tác XTXK của Việt Nam cũng như thực trạng của mạng lưới XTXK của Việt Nam hiện nay đã được trình bày ở phần 2 chương 2. Trong phần 4, chương 3 của khoá luận này, tác giả sẽ đề xuất những biện pháp cụ thể để xây dựng mạng lưới xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam, giai đoạn 2002-2010 và đến 2020. Các giải pháp cụ thể Xây dựng mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam. Hình thành một khung chính sách vĩ mô hợp lý cho sự phát triển của hoạt động XTXK và các tổ chức XTXK của Việt Nam XTTM đã được đề cập đến trong Luật Thương mại (1997) và một vài vấn đề cụ thể như Quảng cáo, tiếp thị đã phần nào được điều chỉnh trong một số văn bản pháp luật khác như Nghị định 32/CP, Pháp lệnh về Quảng cáo,... Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có một khung chính sách đầy đủ cho các hoạt động XTTM nói chung và hoạt động XTXK nói riêng91 Các văn bản Quản lý Nhà nước về hoạt động xúc tiến xuất khẩu bao gồm: Chỉ thị 28/2001/Ct-TTg về môi trường kinh doanh; QĐ 908/QĐ-TTg về đẩy mạnh xuất khẩu; TT 61/2001/TT-BTC về hỗ trợ hoạt động phát triển thị trường đẩy mạnh xuất khẩu; TT 62/2001/TT-BTC về hướng dẫn chi hoa hồng trong giao dịch và môi giới xuất khẩu. . Chính vì thế hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến xuất khẩu vẫn được thực hiện một cách manh mún, “mạnh ai nấy làm”. Các tổ chức hỗ trợ và XTXK chưa có cơ sở pháp lý rõ ràng để hoạt động. Các hoạt động XTXK thiếu sự hợp đồng, chỗ này làm một ít, chỗ kia một ít. Bản thân các dịch vụ XTXK và hỗ trợ kinh doanh hiện nay cũng chưa hình thành đủ, có cầu mà chưa có cung. Việc thiếu đi một khung chính sách đầy đủ và phù hợp phần nào làm hạn chế sự hình thành một thị trường các loại dịch vụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Đơn cử như hoạt động Quảng cáo. Phải đến tận tháng 12.2001 Pháp lệnh Quảng cáo mới ban hành, chấm dứt cuộc “tranh giành” giữa Bộ thương mại và Bộ văn hoá thông tin. Song cùng một lúc hiện nay có cả 3 văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quảng cáo và hoạt động kinh doanh dịch vụ quảng cáo92 Các văn bản đó là Nghị định 194/CP, Nghị định 32/CP và Pháp lệnh Quảng cáo . Còn về hoạt động tổ chức HCTL thì theo nghị định 32/CP của Chính Phủ ngày 5/5/1999 thì một tổ chức chỉ cần hội đủ 3 điều kiện cơ bản đều được tổ chức HCTL93Đó là: thành lập theo quy định của Pháp luật, là doanh nghiệp hoạt động độc lập và chuyên kinh doanh, không có hoạt động mua bán hàng hoá, trừ việc mua bán các máy móc, thiết bị vật tư phục vụ cho ngành nghề của doanh nghiệp . Khi được mở rộng như vậy nhiều doanh nghiệp đã thi nhau mở hội chợ triển lãm, dẫn đến tình trạng “chợ hoá” HCTL, làm triệt tiêu hiệu ứng quảng bá sản phẩm, thưong hiệu của sản phẩm, đồng thời gây cho doanh nghiệp những cách nhìn sai lầm về hiệu quả của HCTL. Phải chăng đã đến lúc cần có một cơ chế điều chỉnh, giám sát và tự giám sát để những dịch vụ như thế có cơ hội phát triển, có chất lượng và đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp. Không chỉ là vấn đề về doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, đến ngay cả các hiệp hội, đại diện cho tiếng nói, quyền lợi của cộng đồng doanh nghiệp hiện cũng chưa có một văn bản pháp luật nào điều chỉnh. Nếu ngay về mặt pháp lý, tổ chức hiệp hội không có một cái “danh chính” thì “ngôn không thuận” , không thể phát huy vai trò của mình. Hiện nay địa vị pháp lý của các hiệp hội chưa tương xứng với thực tiễn phát triển của doanh nghiệp và yêu cầu tiếp tục đổi mới. Cần sớm có Luật về tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp, đồng thời nhanh chóng thông qua Nghị định về tổ chức Hiệp hội doanh nghiệp. Nghị định này cần quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của các hiệp hội, yêu cầu các Hiệp hội có đóng góp vào xây dựng pháp luật, phản biện chính sách. Hiện nay ở Việt Nam vốn vẫn tồn tại một cơ chế không chính thức là các ủy ban của Quốc hội như ủy ban kinh tế và Ngân sách, ủy ban Pháp luật và các cơ quan Chính phủ có thông qua VCCI thông tin đến doanh nghiệp và các hiệp hội doanh nghiệp tham khảo ý kiến để lập dự án xây dựng pháp luật. Tuy nhiên nên quy định rõ ràng trong Luật về việc hình thành một kênh thông tin thường xuyên như thế, quy định về quyền và nghĩa vụ của Hiệp hội doanh nghiệp trong việc góp ý và xây dựng luật. Ngoài vấn đề về một khung pháp lý không đồng bộ, không hoàn chỉnh, hoạt động của các tổ chức trong mạng lưới xúc tiến xuất khẩu hiện nay phải đối mặt với nhiều khó khăn khác nữa, do thiếu một khung chính sách vĩ mô đầy đủ và hệ thống các thể chế cần thiết. Đối với những hoạt động tín dụng, đặc biệt là tín dụng thúc đẩy xuất khẩu, nên hình thành ngay một ngân hàng xuất khẩu Việt Nam, là một cơ quan Chính Phủ, quản lý Quỹ hỗ trợ thưởng xuất khẩu, và phát triển các dịch vụ cho vay tín dụng ngắn hạn trên cơ sở hợp đồng xuất khẩu, hay dự án sản xuất phục vụ xuất khẩu. Hiện tại đã có cơ chế hỗ trợ một phần chi phí cho hoạt động XTXK của doanh nghiệp tại thị trường nước ngoài thông qua Quỹ. Song không ít các doanh nghiệp nghi ngờ cho rằng để chính sách đi vào thực tiễn thì còn mất nhiều thời gian93 Anh Thi, “Xúc tiến thương mại mờ nhạt - Yêu cầu bức xúc của các doanh nghiệp xuất khẩu”, Thời báo kinh tế Sài Gòn, 17/8/2001 . Việc hình thành ngay một ngân hàng phát triển xuất khẩu là rất cần thiết. Khi có một thể chế như vậy hoạt động thì các Quỹ hỗ trợ hiện nay sẽ có “địa chỉ”, doanh nghiệp chỉ cần đến một nơi và giao dịch với một tổ chức. Điều này sẽ đơn giản hoá rất nhiều những thủ tục mà doanh nghiệp phải tiến hành hiện nay. Hơn nữa với một thể chế như thế, hoạt động của các Quỹ hỗ trợ như bây giờ có thể thông nhất và đồng bộ hơn. Đồng thời sự thành lập một ngân hàng phục vụ xuất khẩu của Việt Nam cho phép hình thành một cơ chế cung cấp các dịch vụ và khuyến khích khác về mặt tài chính, phù hợp với chiến lược phát triển xuất khẩu chung. Ví dụ như hình thành và cung cấp các sản phẩm như bảo hiểm tiền thăm dò thị trường, bảo hiểm chi phí mở rộng thị trưòng, ... Việc xây dựng một thể chế hỗ trợ như vậy sẽ góp phần hoàn chỉnh mạng lưới các tổ chức XTXK của Việt Nam, kết hợp với các vụ viện, trường đại học tạo thành một tam giác 3 cực gồm các tổ chức dịch vụ, các tổ chức tài chính và các tổ chức đào tạo chuyên môn. Về mặt nâng cao năng lực chuyên gia và xây dựng được đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên sâu, có tâm huyết với nghề, yêu cầu phải có những cơ chế khích lệ thích hợp. Ví dụ như việc tuyển chọn những người trẻ, có năng lực, có nhiệt huyết để đào tạo, và bổ nhiệm vào những vị trí thích hợp là rất cần thiết. Biên chế của các tổ chức XT của Việt Nam còn nhỏ bé, và không đủ khả năng để đảm nhiệm hết một khối lượng công việc đồ sộ. Ví dụ như Cục xúc tiến thương mại, là cơ quan cấp Chính phủ làm đầu mối điều hoà cả một mạng lưới XTXK của Việt Nam, hiện biên chế chỉ có 39 cán bộ. Còn mạng lưới thương vụ của Việt Nam chỉ có vỏn vẹn trung bình 2 người/mỗi thương vụ. Các trường đại học là một kho tàng nhân sự, được đào tạo chính quy, có kỹ năng,... Cần có cơ chế để các trường đại học, các vụ, viện nghiên cứu cũng trở thành một tác nhân trong mạng lưới XTXK của Việt Nam, bằng việc hình thành nên những chương trình “ngân hàng ngoại ngữ” hay chương trình thực tập cho các sinh viên ngành kinh tế đến với doanh nghiệp. Đó là đội ngũ những nhà trí thức trẻ, có nhiệt tình, có năng lực, dám nghĩ, dám làm. Sẽ là hơi lạc đề nếu ở đây tôi đề cập đến vấn đề “chiêu hiền đãi sỹ”, song sẽ là không muộn nếu ngay từ bây giờ chúng ta nhìn thấy vấn đề đó và có những “phương thuốc” kịp thời. Hiện nay một số doanh nghiệp đã bắt đầu thiết lập mối quan hệ với các trường đại học để tìm kiếm nhân tài, hoặc là liên hệ với trường để yêu cầu tư vấn,... Cách thức mà doanh nghiệp mời “quân sư” thường là bắt đầu từ mời một số giảng viên lâu năm của trường để làm cố vấn, từ đó mở rộng nhân sự trong ban cố vấn. Vậy nên chăng chúng ta nên có cơ chế khuyến khích các giảng viên, nhà nghiên cứu thực tế tham gia tư vấn cho các doanh nghiệp, một là góp phần vào tăng cường “nguồn” chất xám của doanh nghiệp và nâng cao năng lực thực tiễn của giáo viên, nhà nghiên cứu,... cũng có nghĩa là đưa hoạt động nghiên cứu vào thực tiễn, làm lợi cho hoạt động kinh doanh thực sụ. Sẽ là thiếu nếu như ở đây để xây dựng một cơ chế , môi trường thích ứng và khuyến khích hoạt động XTXK cũng như hoạt động của các tổ chức XTXK của Việt Nam mà lại không đề cập đến việc phải củng cố, và làm rõ phân cấp trách nhiệm của các cơ quan, bộ ngành có liên quan. Cùng với hoạt động của các tổ chức xúc tiến, cần phối hợp với các tổ chức khác có chức năng liên quan như Tổng cục đo lường và chất lưọng, Cục kiểm dịch thực vật, ... song có một cơ chế tốt không phải là hoàn toàn đủ mà còn cần phải có một mô hình có tổ chức, có hệ thống và tự vận hành, tự điều chỉnh theo những nguyên tắc của nó thì mới đảm bảo tính hiệu quả của các hoạt động XTXK, góp phần thực hiện chiến lược phát triển xuất khẩu. 4.1.2. Mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam: Chủ thể và mạng lưới Như đã phân tích ở phần I, cách tiếp cận để tăng cường tính hiệu quả của hoạt động XTXK là vận hành một mô hình có tổ chức và hoạt động có chiến lược. Đối chiếu giữa thực trạng mô hình XTXK của Việt Nam hiện nay và mô hình lý thuyết được nêu lên ở phần I.3. trong phần này chúng tôi mong muốn đưa ra được một số giải pháp cụ thể để tăng cường năng lực của các thể chế trong mạng lưới và tăng cường mối liên hệ thực hiện, đánh giá, thu thập thông tin phản hồi và đúc rút kinh nghiệm, nhằm đảm bảo cho mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam vận hành tốt và hiệu quả. 4.1.2.1. Tăng cường năng lực cho các chủ thể của mạng lưới XTXK hiện tại, phương hướng xây dựng và phát triển sự tham gia của các thể chế mới. Như đã phân tích ở phần II, năng lực của các chủ thể của mạng lưới là yếu tố quyết định đến tính hiệu quả của mạng lưới XTXK. Mỗi chủ thể phải có khả năng cạnh tranh, dựa trên lợi thế so sánh của mình, thì đến lượt nó mạng lưới XTXK mới có khả năng tự vận hành trơn tru theo đúng chu trình của nó và hạn chế sự chồng lắp về dịch vụ, chức năng. Rõ ràng là trong mạng lưới của Việt Nam hiện nay có quá nhiều tổ chức cùng tham gia cung cấp một vài loại dịch vụ giống nhau, và thiếu những tổ chức cung cấp những dịch vụ cần thiết nhất với doanh nghiệp hiện nay là thông tin thương mại. Có thể sơ qua thấy được lợi thế so sánh của mỗi tổ chức như sau: - Các tổ chức vệ tinh gồm các hiệp hội nghề nghiệp nhỏ, ở địa phương, các chi hội của các hiệp hội ngành nghề khác, chi nhánh của Phòng thưong mại và công nghiệp Việt Nam, văn phòng, chi nhánh của VIETRADE, các Sở thương mại địa phương, các Trung tâm xúc tiến thương mại địa phương có lợi thế là mối quan hệ khăng khít với các doanh nghiệp là hội viên hay doanh nghiệp trong địa bàn mình quản lý. Các doanh nghiệp khi tìm đến sự giúp đỡ hay tìm đén các dịch vụ hỗ trợ, xúc tiến kinh doanh thường tìm đến những tổ chức này đầu tiên. Do đó để chiến lược, chính sách XTXK có thể được dẫn truyền và đến được với các doanh nghiệp hưởng lợi phải thông qua hệ thống mạng lưới cơ sở này. - Các tổ chức xúc tiến thương mại nòng cốt gồm có các hiệp hội có mạng lưới toàn quốc, VCCI, VIETRADE, VTIC (Trung tâm thông tin của Bộ thương mại) có lợi thế là mạng lưới cơ sở, hệ thống cơ sở vật chất, các mối quan hệ và tầm quan hệ ở tầm lập chiến lược, có sự đầu tư lớn và đủ để thiết kế và thực hiện những chương trình lớn, với đối tượng hưởng lợi là tất cả các doanh nghiệp thoả mãn các tiêu chí: (1) có năng lực, (2) mặt hàng có thị trường, (3) mặt hàng xuất khẩu thuộc loại cần được khuyến khích94 Phỏng vấn với ông Đỗ Thắng Hải, Trưởng phòng Quan hệ quốc tế, Cục xúc tiến thương mại, 26/05/2002 . - VIETTRADE có một lợi thế mà không một tổ chức XTXK nào có đó là mạng lưới các thương vụ nước ngoài của Bộ thương mại. Trong quyết định thành lập Cục xúc tiến thương mại, VIETRADE được quyền quản lý các hoạt động xúc tiến nước ngoài của các thương vụ Việt Nam. Hơn nữa VIETRADE là một cơ quan đối ngoại cấp Chính phủ, do vậy, tổ chức có chức năng đàm phán, quan hệ đối tác ngang hàng với các tổ chức cấp Chính Phủ tương đương. Căn cứ vào những lợi thế so sánh trên, các tổ chức tự định vị mình trong mạng lưới xúc tiến hỗ trợ và tự xây dựng cho mình một chỗ đứng riêng với các dịch vụ riêng. Song để hình thành được một cơ chế phân công trách nhiệm như vậy đòi hỏi phải có sự cạnh tranh lành mạnh, đòi hỏi quá trình tự phân loại giữa các tổ chức. Song trước tiên để các tổ chức đảm nhiệm được phần việc của mình thì những thể chế non trẻ này cần được hỗ trợ để phát triển và từ từ xây dựng nội lực của bản thân. Hầu hết các hiệp hội ngành nghề đều mới được thành lập trong 3, 4 năm trở về đây. ở một số hiệp hội lớn như da giày, dệt may, chè, cà phê&ca cao,... thường cán bộ theo hình thức kiêm nhiệm, phần lớn từ Tổng công ty chuyển sang. Tuy Tổng công ty chỉ là một thành viên nhưng trong lĩnh vực XTTM, tổng công ty có kinh nghiệm hơn Hiệp hội. Do vậy, ở giai đoạn ban đầu này khó mà phân biệt được rành rọt phạm vi hoạt động của Tổng công ty và hiệp hội, Với đặc thù này, nâng cao năng lực cho các tổ chức XTXK còn bao hàm việc xây dựng một thể chế mới, để nó có thể đứng độc lập được và không phụ thuộc vào một tổ chức nào có trước và “đỡ đầu”. Những giải pháp cụ thể để củng cố năng lực cho các tổ chức hiện tại bao gồm: Thứ nhất, hỗ trợ xây dựng cơ sở vật chất cho hoạt động XTXK, đặc biệt là phục vụ cho khâu thông tin. Đối với các hiệp hội ngành hàng, hỗ trợ cơ sở hạ tầng để có được trung tâm giới thiệu sản phẩm riêng cho ngành hàng đó. VIETRADE có trách nhiệm phải cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho sự phát triển của các tổ chức XTXK khác, ví dụ như cho các tổ chức khác tiếp cận với các kênh thông tin có thể; xây dựng một cơ sở dữ liệu thương mại với trung tâm thông tin của Bộ thương mại, cung cấp và cập nhật thường xuyên các thông tin về thị trường, bạn hàng, giá cả theo các khu vực thị trường. Các thông tin cụ thể và theo yêu cầu do trung tâm thông tin của Bộ thương mại phụ trách cung cấp. Xây dựng mối liên hệ và nối mạng với các tổ chức khác để đảm bảo trợ giúp đúng và kịp thời. Thứ hai, khuyến khích các doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với các thể chế hỗ trợ ở địa phương. Cử chuyên gia, cán bộ của các tổ chức nòng cốt về địa phương làm việc để nắm bắt được tình hình tại cơ sở, đồng thời tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cho cán bộ của cơ sở ở địa phương tự học hỏi. Thứ ba, cũng là nguyên tắc quan trọng nhất trong hỗ trợ hoạt động XTXK là phải “cùng chia sẻ” chi phí, chia sẻ trách nhiệm. Khuyến khích các tổ chức ở cơ sở cùng tham gia một số chương trình XTXK để học tập và chia sẻ kinh nghiệm. Tăng cường đội ngũ trí thức cho hoạt động XTXK. Cạnh tranh luôn là biện pháp tốt nhất để phân loại và buộc các tổ chức phải tự khẳng định minh và tìm được chỗ đúng phù hợp với khả năng của mình, do vậy cuối cùng, để tăng cường năng lực của các chủ thể, phải có một cơ chế mở, để các tổ chức cùng cạnh tranh, cùng phối hợp để tồn tại. Trong phương hướng chiến lược của công tác XTXK đến năm 2010, nhiệm vụ quan trọng là phải hình thành được mạng lưới XTXK hoàn chỉnh, với các tổ chức đủ lực để tham gia vào hỗ trợ doanh nghiệp hội nhập. Đồng thời VIETRADE phải đủ năng lực để là cơ quan đầu mối điều phối mọi hoạt động của mạng lưới sao cho hiệu quả và tránh lãng phí. Vì thế tăng cường năng lực cho VIETRADE là rất quan trọng. Để khuyến khích sự tham gia của các tổ chức mới vào mạng lưới XTXK cần có một cơ chế mở, tuy nhiên đòi hỏi một số tiêu chí đánh giá tính hiệu quả để các tổ chức phải cố gắng. Đến năm 2020, hướng phấn đấu, các tổ chức XT ở địa phương tăng cường chức năng làm đầu mối và tháo gỡ khó khăn hơn là cung cấp những dịch vụ trực tiếp. Chức năng đó sẽ dành cho các doanh nghiệp chuyên kinh doanh. Để tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh, yêu cầu có những ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, hay các loại phí, lệ phí khác; đưa loại hình dịch vụ đó vào danh mục những dịch vụ đặc biệt khuyến khích đầu tư nước ngoài để tăng lực cho các doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ đó trong nước. Nâng cao năng lực của các thể chế còn bao hàm cả việc nâng cao khả năng để các tổ chức đó tự đánh giá hoạt động của mình theo những tiêu chí chính sau đây: (1) mức độ đáp ứng nhu cầu thị trường, (2) khả năng sáng tạo để tạo ra những sản phẩm hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển xuất khẩu và (3) khả năng thu được lợi nhuận từ hoạt động của mình. Để tạo cho các tổ chức có năng lực như thế, yêu cầu VIETRADE phải đứng ra đặt một số tiêu chuẩn về hoạt động XTXK, như yêu cầu phải có cơ chế giám sát và đánh giá, thông tin phản hồi và đúc rút kinh nghiệm. Để chu trình đó hoạt động tốt cần có một cơ chế đối thoại thường xuyên giữa, doanh nghiệp - các tổ chức XTXK, giữa các tổ chức vệ tinh với các tổ chức nòng cốt, giữa cộng đồng doanh nghiệp và Chính phủ, giữa các thể chế hỗ trợ và các doanh nghiệp kinh doanh. 4.1.2.2 Củng cố những liên kết giữa doanh nghiêp - doanh nghiệp, giữa mạng lưới cơ sở và doanh nghiệp, mạng lưới cơ sở với mạng lưới TW, giữa Chính phủ và doanh nghiệp. Những liên kết theo chiều dọc, chiều ngang giữa các doanh nghiệp với nhau tạo nên cộng đồng doanh nghiệp, cùng nhau XTXK thông qua các hình thức như lập nên những chương trình xúc tiến, marketing chung ví dụ như dưới hình thức các hiệp hội. Các mối liên kết dọc lại là giữa các doanh nghiệp ở những khâu khác nhau để sản xuất hay xuất khẩu được một sản phẩm nào đó. Đó là liên kết chiến lược giữâ người sản xuất với nhà cung cấp, nhằm tạo nên khả năng sản xuất của doanh nghiệp. Các công đồng doanh nghiệp đại diện cho các hội viên của mình, có tiếng nói trước Chính phủ, định hướng cho các dịch vụ hỗ trợ mà những cơ quan này cung cấp sát với nhu cầu của các doanh nghiệp. Đồng thời ở chiều ngược lại đây trở thành kênh dẫn truyền những chính sách, chiến lược của Nhà nước đến từng doanh nghiệp, tạo nên sự gặp gỡ giữa những mục tiêu của giới kinh doanh và các mục tiêu kinh tế-xã hội của Chính phủ. Để củng cố nhứng mối liên hệ đó, cần có những chương trình xúc tiến các doanh nghiệp thành lập những liên kết chiến lược, tăng sức mạnh của một nền kinh tế vốn quy mô sản xuất nhỏ lẻ. Học tập kinh nghiệm XTXK của Newzealand, VIETRADE có thể phối hợp với các bộ ngành chủ quản và các hiệp hội lớn, thúc đẩy việc hình thành những mối liên hệ và nhóm hành động chung như vậy. Mô hình này có nhiều vẻ tương đồng với mô hình quan hệ giữa các doanh nghiệp thành viên của một Tổng công ty, song điều làm nên sự khác biệt đó là tính tự lập, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm của các doanh nghiệp. Cơ chế hỗ trợ có thể theo hình thức bảo hiểm chi phí mở rộng và thăm dò cơ hội buôn bán như của Pháp ( Hộp 2 - trang sau). Để tăng cường liên kết làm nên mạng lưới ở cấp độ thực hiện, tôi đề xuất một số giải pháp sau: - Củng cố liên hệ trong nội bộ các tổ chức XTXK lớn, ví dụ như quan hệ giữa VIETRADE và các sở thương mại, các trung tâm XTXK ở địa phương; hay giữa VCCI và các doanh nghiệp cũng như hiệp hội thành viên. - Có cơ chế thưởng cho những đơn vị, tổ chức chi nhánh làm tốt; số tiền thưởng tính theo mức % của mức tăng trung bình kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp mà tổ chức trợ giúp trong hai năm liền. - Thành lập một cơ sở dữ liệu trực tuyến riêng, cho phép truy cập dễ dàng, hướng dẫn các doanh nghiệp xuất khẩu cần trợ giúp, bao gồm đường dẫn đến các tổ chức trong mạng lưới. Đây sẽ là một “cửa ảo” cho mọi doanh nghiệp tìm kiếm thông tin hay tư vấn hay các dịch vụ trợ giúp phát triển xuất khẩu. Các tổ chức đều có thể được giới thiệu ở đây với những chức năng và đặc điểm riêng và có thể được truy cập vào từ đây. Đồng thời các doanh nghiệp có thể thông qua trang web này cung cấp thông tin phản hồi cho các tổ chức - VIETRADE phối hợp với VCCI và một số chuyên gia XTTM hình thành nên bộ tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động của các tổ chức này dựa trên một số tiêu chí như số lượng doanh nghiệp hưởng lợi, mức chi phí và lợi nhuận các doanh nghiệp thu được từ các chương trình XTXK (ví dụ như ở Newzealand, tỷ lệ chuẩn được quy định là 1:50)95Nghĩa là quy định cứ chi một đồng đô la Newzeland thì thu thêm 50 đô la ngoại tệ là mức chuẩn. . Với tiêu chuẩn như vậy các tổ chức có thể tự giám sát, tự đánh giá hiệu quả hoạt động của mình và tự điều chỉnh để tăng cường hiệu quả. - Khuyến khích một số tổ chức XTTM cùng phối hợp đưa ra chương trình xúc tiến cho các doanh nghiệp khởi sự xuất khẩu. Các doanh nghiệp này tuỳ theo thị trường hay sản phẩm xuất khẩu sẽ được các tổ chức giúp đỡ và hỗ trợ. - Tăng chi tiêu cho hoạt động đào tạo cán bộ cho các tổ chức chủ chốt rồi sau đó luân phiên đén cán bộ của các tổ chức khác. Cần có cơ chế ưu đãi để lôi kéo và tận dụng được những sinh viên giỏi và có năng lực của các trường đại học trên toàn quóc. 4.1.2.3. VIETRADE tăng cường vai trò người điều phối Mỗi một hệ thống cần có một đầu mối, một người đứng ra làm vai trò điều hoà, điều hoà hoạt động chung của các tổ chức XTXK trong mạng lưới để dảm bảo công tác XTXK phục vụ cho chiến lược XTXK từng thơì kỳ; điều hoà cạnh tranh giữa các tổ chức, dể đảm bảo cạnh tranh là lành mạnh cho sự phát triển của toàn bộ hệ thống. Ngoài ra VIETRADE đóng vai trò là người quản trị những mối liên hệ chiến lược trong mạng lưới XTXK: liên hệ cấp lập kế hoạch trong mạng lưới cấp TW; mối liên hệ giữa khu vực công và khu vực tư nhân; mối liên hệ với các đối tác và nhà tài trợ nước ngoài. Đồng thời VIETRADE với tư cách cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động XTTM, còn phải là người tổ chức thị trường cung cấp các dịch vụ hỗ trợ xúc tiến kinh doanh, phối hợp các bộ, ngành có liên quan ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh thị trường này cùng các chủ thể kinh doanh trong thị trường. Bằng công cụ đó, VIETRADE sẽ điều hoà về mặt cung các dịch vụ hỗ trợ và xúc tiến xuất khẩu, đồng thời điều chỉnh sự hoạt động của các tổ chức trong mạng lưới hỗ trợ XTXK. Tác giả đề xuất Cục xúc tiến hình thành những bộ phận chức năng chính: (1) bộ phận quản trị thông tin, chịu trách nhiệm về thu thập, chia sẻ và cung cấp thông tin; quản trị những mối liên hệ và cơ chế chia sẻ thông tin trong toàn bộ mạng lưới các Sở thương mại và toàn bộ mạng lưới XTXK; (2) Ban pháp chế, cùng tham gia hay chủ trì việc hình thành các văn bản pháp luật, các chính sách hỗ trợ và XTTM; (3) Bộ phận dịch vụ, cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho sự thành lập các thể chế mới hay các dịch vụ cho doanh nghiệp mà các tổ chức XTTM khác không có khả năng làm. Bộ phận này nên được tổ chức dưới hình thức một công ty dịch vụ; (4) Bộ phận đối ngoại quản lý các hoạt động đối ngoại của Cục với các đối tác khác. Để tăng vai trò điều phối của Cục xúc tiến thương mại, trước hết cần tăng cường việc xây dựng các mối liên hệ đối tác lâu dài và chiến lược của Cục với các tổ chức khác. Điều này có thể được tiến hành thông qua các hoạt động chung, các chương trình hay dự án chung mà Cục tiến hành cùng tổ chức. Như đã phân tích ở trên, các công cụ mà Cục xúc tiến nắm trong tay là lợi thế về vai trò của tổ chức cũng như những chức năng và quyền hạn mà Cục được giao phó. Hơn nữa việc thiết lập các kênh liên hệ chính thức từ Cục đến các tổ chức khác là rất thuận lợi. Do vậy Cục xúc tiến cần tận dụng lợi thế này tăng cường các kênh liên hệ tới các tổ chức khác. Ví dụ việc chuẩn bị hay tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi thăm thị trường nước ngoài được hỗ trợ một phần phí, VIETRADE có thể phối hợp các tổ chức XTXK ở địa phương trong việc thẩm định năng lực, nhu cầu của các doanh nghiệp thích hợp, đồng thời phối hợp với các tổ chức khác như VCCI, các hiệp hội tổ chức các hội thảo, các buổi toạ đàm thông tin, phục vụ cho chuyến đi có hiệu quả cao nhất. Cách làm này sẽ tăng cường tính hợp tác và làm hình thành những liên kết chiến lược của Cục với các tổ chức khác cũng như tạo cơ hội để các tổ chức hợp tác và quan hệ với nhau; đồng thời giải quyết được vấn đề khan hiếm nguồn lực cũng như cán bộ và chuyên môn – vốn dĩ là căn bệnh “trầm kha” của hầu hết các tổ chức XTXK của Việt Nam. Cũng theo hướng này, cần khuyến khích hình thức các tổ chức liên kết với nhau để thực hiện cùng một dự án hay tổ chức một chương trình xúc tiến lớn, đảm bảo tính quy mô và chuyên nghiệp của các hoạt động XTXK có hỗ trợ theo ngân sách chi XTXK của Chính phủ. Từ những phân tích ở trên, chúng tôi, trong khuôn khổ khoá luận này, xin đề xuất một mô hình XTXK theo góc độ các mối liên hệ thực hiện. Mô hình này chỉ mang tính tham khảo và được xây dựng trên mô hình gợi ý do trung tâm thương mại quốc tế (ITC) thu thập và đề xuất. Tác giả đã căn cứ vào thực tiễn của Việt Nam và những đề xuất trên, xây dựng nên mô hình này, phần nào minh hoạ cho kết quả mong muốn của việc xây dựng một mô hình hoàn chỉnh. (Hình 11 - trang sau). Để đảm bảo tính đầy đủ và hoàn chỉnh của việc xây dựng một mô hình, như trong phần lý luận I.3.2 đã nêu ra, chúng ta cần nhận thức được và tuân thủ các nguyên tắc để mô hình vừa xây dựng là mô hình “sống” và đảm bảo tính hiệu quả. 4.2. Đảm bảo hệ thống hoạt động theo đúng 5 nguyên tắc chính để vận hành một mô hình XTXK. 4.2.1. Các nguyên tắc chính chi phối hoạt động của một hệ thống: (1) Nguyên tắc chia sẻ chi phí (2) Nguyên tắc cùng phối hợp, cùng cạnh tranh (3) Nguyên tắc hoạt động theo phương châm nâng cao năng lực và nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành và của toàn bộ nền kinh tế (4) Duy trì đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp Có một tổ chức làm chức năng điều phối hoạt động của toàn bộ hệ thống Đây là những nguyên tắc chính để vận hành mô hình XTXK của Việt Nam. Các nguyên tắc như cùng phối hợp, cùng cạnh tranh, duy trì đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp, có một tổ chức làm chức năng điều phối hoạt động của toàn bộ hệ thống là những nguyên tắc cơ bản xây dựng nên những mối liên hệ của toàn bộ hệ thống và là cái cơ bản làm nên tính hiệu quả và tồn tại của mô hình mà chúng ta đang xây dựng. Những nguyên tắc trên đã được phân tích khá kĩ càng ở những phần trên: nguyên tắc phối hợp và cạnh tranh chỉ có thể có được khi môi trường pháp luật và thể chế được xây dựng đầy đủ và hợp lý (Phần III.4.1.1); nguyên tắc đối thoại và có cơ chế điều phối cũng được đề cập đến trong III.4.1.2 ở trên. Vì thế trong phần này tác giả chỉ giới thiệu hai nguyên tắc (1) và (3). Trong giai đoạn đầu (2002-2010) các chi phí về thăm dò thị trường, mở rộng thị trường, hoạt động XTXK ở nước ngoài sẽ được hỗ trợ một phần chi phí theo hình thức như hiện nay, thông qua quỹ hỗ trợ thưởng xuất khẩu theo tỷ lệ quy định trong thông tư 61/TT-BTC. Song trong giai đoạn sau (2011-2020) nguyên tắc chía sẻ chi phí sẽ được hiểu là chia sẻ rủi ro. Các rủi ro mở rộng thị trường như bỏ chi phí đầu tư vào XTXK tại một thị trường nhưng không thành công sẽ được bảo hiểm96Để xem cơ chế của loại bảo hiểm này, xem hộp 2, kinh nghiệm của COFACE – Pháp . Đảm bảo nguyên tắc này cho phép các đối tượng tham gia đề xuất việc xây dựng một dự án mở rộng thị trường cần phải có dự án khả thi, và phải chịu trách nhiệm nhiều hơn. Các tổ chức này không hỗ trợ trực tiếp nữa mà tăng cường hỗ trợ thông qua cung cấp các lời khuyên hay tư vấn trước khi doanh nghiệp đề xuất dự án. Dễ dàng có thể thấy rằng khi đó các tổ chức XTXK sẽ có sự phân hoá theo kinh nghiệm chuyên môn của mình. Các tổ chức có kinh nghiệm trợ giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các tổ chức cung cấp dịch vụ bảo hiểm hay những dịch vụ đơn lẻ hay cung cấp chuyên gia,... Cơ cấu dịch vụ mà doanh nghiệp cần sẽ ảnh hưởng đến sự phân loại này. Nguyên tắc nâng cao năng lực cạnh tranh là sự tiếp nối của nguyên tắc “chia sẻ chi phí”. Các hoạt động XTXK không được thực hiện dưới hình thức bao cấp mà chỉ là sự trợ giúp cho doanh nghiệp trong quá trình học hỏi, để tự doanh nghiệp đứng vững và có khả năng cạnh tranh. Trong giai đoạn 2002-2010, trọng tâm của các chương trình XTXK sẽ là nâng cao năng lực cạnh tranh của một số ngành trọng tâm trên một số khu vực thị trường, có tính đến những yếu tố vĩ mô của khu vực thị trường dó. Do vậy trong giai đoạn này, các tổ chức trong mạng lưới TW cần đưa ra được chiến lược XTXK cho một số ngành hàng cụ thể và có chương trình với từng khu vực thị trường điểm. Giai đoạn này các cố gắng XTXK chỉ chú trọng chủ yếu vào phát triển xuất khẩu theo bề ngang, nghĩa là lấy tăng lượng và mở rộng thị trường là chính. Việc xây dựng hiểu biết của các thị trường nước ngoài về thương hiệu Việt Nam mới thông qua các hình thức quảng cáo đơn giản như tổ chức tuần lễ hàng Việt Nam ở các nước khác, giới thiệu về hàng hoá Việt Nam trên mạng. Bắt đầu xây dựng chỗ đứng cho một cái tên hiệu riêng. Có thể lấy ví dụ tên hiệu của Newzealand. Để hỗ trợ cho các công ty nhỏ muốn có thương hiệu của mình song không có dủ tiềm năng tài chính, Newzealand đã thành lập một nhãn hiệu quốc gia. National Brand của Newzealand được thành lập năm 1992 do sự liên doanh giữa Phòng thương mại Newzealand và ủy ban du lịch Newzealand. Liên doanh này có tên là Newzealand Way, Ltd., có mục tiêu xây dựng và bảo hộ tên hiệu cho các nhà xuất khẩu Newzealand bằng cách nhấn mạnh và thể hiện giá trị, trách nhiệm bảo vệ môi trường, đổi mới thị trường cũng như những đặc điểm nổi trội và duy nhất của Newzealand nhằm tăng thêm giá trị cho sản phẩm và dịch vụ mang tên đó. Nó là một biểu trưng được cách điệu giống như một cành dương sỉ, biểu tượng của một quốc gia. Các công ty sử dụng tên hiệu này phải đóng phí hội viên mỗi năm và được yêu cầu phải đáp ứng được những tiêu chí về chuẩn mực. Trong giai đoạn sau thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh được chú trọng cho từng ngành cụ thể, đặc biệt là những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam –chủ yếu là các mặt hàng mới xuất hiện gần đây. Lúc này việc xây dựng thương hiệu là rất cần thiết cho mỗi ngành hàng riêng. Cần lập ra một quỹ hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho một số mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Các tổ chức XTXK sẽ phối hợp để cung cấp tài chính (ngân hàng xuất khẩu Việt Nam) và hỗ trợ mặt kỹ thuật, tư vấn (các tổ chức XTXK như VIETRADE, VCCI, các công ty tư vấn ...) Những giải pháp trên đây là nhằm xây dựng và hoàn thiện mô hình xúc tiến xuất khẩu cho Việt Nam giai đoạn 2002-2020. Tuy nhiên việc xây dựng mô hình phải bao gồm cả việc định hướng đi và phương hướng phát triển của mô hình trong tương lai Phương hướng và mục tiêu phát triển của hệ thống: Như đã chỉ ra ở phần 2.2 phương hướng phát triển công tác XTXK cụ thể cho từng giai đoạn, từ 2002-2010 và 2010-2020. Phù hợp với phương hướng đó, hệ thống sẽ đi theo hướng phát triển sau đây: - Tăng cường hoạt động của các tổ chức hiệp hội, các tổ chức đại diện cho quyền lợi của các doanh nghiệp. Điều này đòi hỏi phải có những biện pháp nâng cao năng lực cho các hiệp hội ngành nghề, tạo ra một cơ chế chính sách phù hợp để các tổ chức này phát huy được vai trò tư vấn, hỗ trợ, đại diện cho các doanh nghiệp - Hoạt động của mạng lưới XTXK gồm các cơ quan chức năng, cơ quan hỗ trợ xúc tiến của Chính phủ chuyển sang cung cấp các dịch vụ mềm như thông tin thương mại, các quan hệ bạn hàng và xây dựng chiến lược tương thích với sự phát triển của ngành. Các chương trình hỗ trợ trực tiếp bây giờ sẽ do các tổ chức khác đảm nhận, chủ yếu là bằng nguồn thu từ phí hội viên của các doanh nghiệp. Nhà nước sẽ có cơ chế hỗ trợ cho các hiệp hội về mặt cơ sở vật chất, hay hỗ trợ về mặt thể chế. - Các cơ quan hỗ trợ của Nhà nước chuyển hướng sang cung cấp các dịch vụ và trực tiếp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp của mình. Các dịch vụ thực sự sẽ do các cơ quan kinh doanh dịch vụ hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu sẽ cung cấp các dịch vụ đó theo yêu cầu của doanh nghiệp và doanh nghiệp phải trả phí. - Trong tương lai khu vực các khu vực công hỗ trợ XTXK sẽ giảm xuống hay đi theo hướng hoạt động theo chương trình để tập trung vốn và kỹ năng, cho phép các doanh nghiệp và tổ chức hỗ trợ khác như hiệp hội,... tiếp xúc trực tiếp và cung cấp cho nhu cầu của cá nhân doanh nghiệp. Như vậy là trong những năm tới sẽ tăng cường số lượng các tổ chức XTXK thuộc khu vực tư nhân lên chiếm 70%, so với tỷ lệ như hiện nay: các tổ chức chính Phủ chiếm 40% Nguồn: Văn phòng Bộ Thương mại. . Đồng thời tăng số lượng và loại hình dịch vụ được cung cấp trên thị trường. Việc duy trì cơ chế cạnh tranh để cùng tồn tại và phát triển của thị trường cung cấp các dịch vụ xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh đảm bảo tính hiệu quả và định hướng khách hàng của toàn bộ hệ thống. Kết luận: Trên đây tác giả đã trình bày việc xây dựng mô hình xúc tiến xuất khẩu của Việt Nam, giai đoạn 2002-2020, đề ra những phương hướng cụ thể và nguyên tắc chính vận hành hệ thống và một số giải pháp cụ thể. Để có thể đi cụ thể và xây dựng lộ trình chi tiết cho việc xây dựng một mạng lưới như thế với các cấu trúc cụ thể đòi hỏi một nghiên cứu khác. Trong khuôn khổ khoá luận này, tác giả chỉ có tham vọng trình bày và xây dựng một mô hình lý thuyết XTXK cho Việt Nam trong giai đoạn trước mắt (2002-2010 và 2011-2020). Hi vọng trong tương lai tác giả sẽ có cơ hội phát triển đề tài này, theo hướng xây dựng đề án một mô hình XTXK cụ thể cho hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docdetai sunday.doc
  • docbang 1.1, 1.2 chen sau trang 3.doc
  • docBang 3-4 chen sau trang 7.doc
  • docBang 5 - chen sau trang 8.doc
  • docbang 10 - chen sau trang 23.doc
  • docBang 12, 11 - chen sau trang 71.doc
  • docBang_7_-_chen_tOt_sau_trang_16.doc
  • docBia LV.doc
  • dochinh 8 - chen sau trang 58.doc
  • docHinh 11 - chen sau trang 96.doc
  • docHop 2 - chen sau trang 94.doc
  • docKUt_luKn.doc
  • docLoi noi dau.doc
  • docMuc luc bang.doc
  • docmucluc - luanvan.doc
  • docPht_ltc_1.doc
  • docPht_ltc_2.doc
  • docPhu luc 1B.doc
  • xlsphu luc 3A & bang 2.4 chuong II.xls
  • xlsphu luc 3B.xls
  • docQ-to chuc.doc
  • docQuestionaire.doc
  • docTLTK - luanvan.doc
Tài liệu liên quan