Khóa luận Xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á

1. Đặt vấn đề. Ngân hàng là một trong các tổ chức tài chính quan trọng nhất của nền kinh tế. Ngân hàng bao gồm nhiều loại tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế nói chung và hệ thống tài chính nói riêng, trong đó ngân hàng thương mại (NHTM) thường chiếm tỷ trọng lớn về quy mô tài sản, thị phần và số lượng các ngân hàng. Trong giai đoạn hiện nay, không chỉ nền kinh tế nói chung mà ngành ngân hàng nói riêng thì mọi hoạt động đều diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ, đa dạng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Tín dụng là hoạt động cơ bản, là hoạt động tài trợ của ngân hàng cho khách hàng và cũng là hoạt động sinh lời lớn nhất, song cũng mang lại rủi ro cao nhất cho NHTM . Các loại rủi ro, có nhiều mức độ và nguyên nhân song đều đem lại tổn thất, từ đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Ta có thể thấy một loại rủi ro rất phổ biến là rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất cho ngân hàng do khách hàng vay không trả đúng hạn, hoặc không trả. Khi thực hiện cho vay thì ngân hàng không thể dự kiến được là khoản cho vay đó sẽ bị tổn thất. Do đó đã có nhiều các biện pháp được đưa ra nhằm hạn chế những tổn thất này ở mức thấp nhất để hoạt động của ngân hàng được an toàn và sinh lời nhất. Một trong những biện pháp được áp dụng có hiệu quả hiện nay là áp dụng quy trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng. Khá mới mẻ nhưng biện pháp này đã được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á. Tuy nhiên biện pháp này cũng cần những sửa đổi để hoàn thiện hơn và phù hợp hơn với điều kiện kinh tế của Việt Nam. Với chuyên đề tốt nghiệp "Xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á ", mong sẽ đưa ra được cách nhìn tổng quát, những đánh giá và những đề xuất hợp lý. 2. Mục tiêu của đề tài. Mục tiêu của đề tài là nhắm vào những vấn đề sau: - Nghiên cứu những lý luận chung tín dụng, rủi ro tín dụng và về xếp hạng tín dụng nội bộ. - Đi sâu vào phân tích thực trạng, đánh giá hiệu quả của việc xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Nam Á. - Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng việc xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc quản lý rủi ro tín dụng, từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng TMCP Nam Á. 3. Đối tượng và phạm vi của đề tài. - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là:Thực trạng việc xếp hạng tín dụng nội bộ mà NH TMCP Nam Á hiện đang áp dụng. - Phạm vi thực hiện của đề tài: Nghiên cứu trong phạm vi toàn bộ hệ thống NH TMCP Nam Á trên cơ sở số liệu từ năm 2007 đến năm 2009 4. Phương pháp nghiên cứu. Được thực hiện trên cơ sở phương pháp phân tích định tính và phân tích định lượng, trong đó chủ yếu dùng phương pháp định tính để nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng tại NH TMCP Nam Á. 5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu. Đề tài bao gồm các nội dung sau: Chương 1: Tổng quan về Ngân hàng thương mại, tín dụng, rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ. Chương 2: Thực trạng việc xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc quản lý rủi ro tại Ngân hàng TMCP Nam Á. Chương 3: Một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Nam Á.

doc78 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Xếp hạng tín dụng nội bộ trong việc quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Nam Á, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và tiện lợi nhằm nâng cao khả năng phục vụ khách hàng. Thực trạng việc xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng TMCP Nam Á. Quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng. 2.2.1.1 Xếp hạng tín dụng nội bộ cá nhân. Hạng khách hàng: Ngân hàng Nam Á xếp hạng khách hàng là cá nhân thành ba hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: A, B, C như mô tả trong bảng sau: Bảng 2.3 Phân loại khách hàng cá nhân LOẠI MỨC ĐỘ RỦI RO A THẤP B TRUNG BÌNH C CAO Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Thu thập thông tin: Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn: Hồ sơ do khách hàng cung cấp Phỏng vấn trực tiếp khách hàng Xác minh thực tế Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, công ty cung cấp thông tin tín dụng (nếu có) Nguồn cơ sở dữ liệu Ngân hàng Nam Á Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác Các nguồn khác… Chấm điểm các chỉ tiêu định tính: Ngân hàng Nam Á áp dụng biểu điểm chi tiết tại bảng “Chấm điểm các chỉ tiêu định tính” để chấm điểm các thông tin cơ bản: Bảng 2.4: Chấm điếm các chỉ tiêu định tính STT CHỈ TIÊU ĐIỂM 1 Tuổi 1 2 3 Trên 60 X Từ 18 – 25 X Từ 26 – 60 X 2 Trình độ học vấn Dưới đại học X Đại học X Trên đại học X 3 Tình trạng nhà ở Thuê X Chung với gia đình X Sở hữu riêng X 4 Tình trạng hôn nhân Độc than X Đã kết hôn và có con X Kết hôn nhưng chưa có con X 5 Số người phụ thuộc Trên 03 người X Từ 1- 3 người X 0 người X 6 Đơn vị công tác Doanh nghiệp nhỏ X Doanh nghiệp vừa X Doanh nghiệp lớn X 7 Kinh nghiệp liên quan đến công việc Dưới 3 năm X Từ 3 - 5 năm X Trên 5 năm X 8 Chức vụ hiện nay Nhân viên X Chuyên viên X Quản lý X 9 Tổng tài sản/ nợ phải trả Dưới 3 lần X Từ 3 – 5 lần X Trên 5 lần X 10 Tài sản bảo đảm/ nợ vay Dưới 3 lần X Từ 3 – 5 lần X Trên 5 lần X 11 Mức tăng trưởng thu nhập năm Dưới 30% X Từ 30% - 50% X Trên 50% X 12 Thời hạn vay Dài hạn X Trung han X Ngắn hạn X 13 Quan hệ với Ngân hàng TMCP Nam Á Khách hàng mới X Dưới 3 năm X Từ 3 năm trở lên X 14 Quan hệ với tổ chức tín dụng khác Quá hạn X Có cơ cấu nợ X Vay trả đúng hạn X Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Chấm điểm các chỉ tiêu định lượng: Ngân hàng Nam Á áp dụng biểu điểm chi tiết tại bảng “Chấm điểm các chỉ tiêu định lượng” để chấm điểm các chỉ tiêu định lượng. Bảng 2.5: Chấm điểm các chỉ tiêu định lượng STT CHỈ TIÊU ĐIỂM 1 Thu nhập cá nhân hàng tháng(đồng) 1 2 3 Dưới 5 triệu X Từ 5 – 10 triệu X Trên 10 triệu X 2 Thu nhập của gia đình/ tháng Dưới 10 triệu X Từ 10 – 20 triệu X Trên 20 triệu X 3 Chi phí sinh hoạt/ tháng Trên 50% thu nhập X Từ 25% - 50% thu nhập X Dưới 25% thu nhập X 4 Nợ phải trả/ tháng Trên 50% thu nhập X Từ 25% - 50% thu nhập X Dưới 25% thu nhập X Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Tổng hợp điểm và chấm điểm khách hàng: Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm bằng cách cộng tổng số điểm chấm trong Bảng 2.2 và Bảng 2.3. Sau khi tổng hợp điểm, cán bộ tín dụng xếp hạng như sau: Bảng 2.6: Chấm điểm khách hàng cá nhân LOẠI SỐ ĐIỂM ĐẠT ĐƯỢC A Từ 35 – 54 điểm B Từ 18 – 34 điểm C Dưới 18 điểm Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Trình phê duyệt kết quả và xếp hạng khách hàng: Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cá nhân, CBTD lập Tờ trình đề nghị cấp lãnh đạo quyết định cho vay (hoặc người được ủy quyền) phê duyệt. Sau khi tờ trình được phê duyệt, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng phải được cập nhật ngay vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng. 2.2.1.2 Xếp hạng tín dụng nội bộ doanh nghiệp: Hạng khách hàng: Ngân hàng Nam Á xếp hạng khách hàng là doanh nghiệp thành 04 hạng có mức độ rủi ro từ thấp đến cao: A, B, C, D như mô tả trong bảng sau: Bảng 2.7: Phân loại khách hàng doanh nghiệp LOẠI MỨC ĐỘ RỦI RO A THẤP B TRUNG BÌNH C CAO D RẤT CAO Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Thu thập thông tin: Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu thập và tổng hợp thông tin về khách hàng từ các nguồn: Hồ sơ do khách hàng cung cấp Phỏng vấn trực tiếp khách hàng Xác minh thực tế Báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng khác Trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, công ty cung cấp thông tin tín dụng (nếu có) Nguồn cơ sở dữ liệu Ngân hàng Nam Á Các nguồn khác… Xác định ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp: Ngân hàng Nam Á chia ngành nghề/ lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp thành 04 nhóm gồm: Nông, lâm và ngư nghiệp Thương mại và dịch vụ Xậy dựng Công nghiệp. Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh căn cứ vào ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề/ lĩnh vực nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp. Cán bộ tín dụng dựa vào hướng dẫn bên dưới để phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề/ lĩnh vực hoạt động. Nông, lâm, ngư nghiệp: Chăn nuôi Trồng trọt: cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp. Trồng rừng Khai thác lâm sản Đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản Làm muối Thương mại và dịch vụ: Cảng sông, biển Khách sạn, nhà hàng, giải trí, du lịch Siêu thị, đại lý phân phối, kinh doanh buôn bán, bán lẻ các loại nông sản, thủy hài sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khát, thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải, hóa chất, hàng tiêu dùng, hàng mỹ thuật, mỹ nghệ, điện khí đốt. In ấn, xuất bản sách, báo chí Sửa chữa nhà cửa, thiết bị máy móc, phương tiện giao thông Chăm sóc sức khỏe, làm đẹp Tư vấn môi giới Thiết kế thời trang, gia công may mặc Bưu chính viễn thông Vận tải đường bộ, đường sông, đường biển, đường hàng không Vệ sinh môi trường, văn phòng, … Xây dựng: Hạ tầng giao thông, khu công nghiệp Hạ tầng đô thị và nhà ở Xây lắp (xây dựng cơ bản), … Công nghiệp: Chế biến các loại nông sản, lâm sản, thủy hải sản, thực phẩm, rượu bia, nước giải khác Sản xuất thuốc lá, dược phẩm, thiết bị y tế, mỹ phẩm, văn hóa phẩm, vật liệu xây dựng, hóa chất, hàng tiêu dùng, hàng mỹ nghệ, nguyên vật liệu cho các ngành khác. Sản xuất, lắp ráp hàng điện tử, máy móc, phương tiện giao thông vận tải Sản xuất điện, khí đốt Khai thác khoáng sản Khai thác than, vật liệu xây dựng, dầu khí, … Chấm điểm quy mô doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp được xác định dựa vào các tiêu chí: nguồn vốn kinh doanh, lao động, doanh thu thuần và giá trị nộp ngân sách nhà nước. Bảng 2.8: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp STT TIÊU CHÍ TRỊ SỐ ĐIỂM 1 Nguồn vốn kinh doanh(tỷ đồng) Từ 70 trở lên 30 Từ 50 – dưới 70 25 Từ 35 – dưới 50 20 Từ 15 – dưới 35 15 Từ 5 – dưới 15 10 Dưới 5 5 2 Lao động bình quân( người) Từ 500 trở lên 30 Từ 300 – dưới 500 25 Từ 200 – dưới 300 20 Từ 100 – dưới 200 15 Từ 50 – dưới 100 10 Dưới 50 5 3 Doanh thu thuần/ năm (tỷ đồng) Từ 200 trở lên 30 Từ 100 – dưới 200 25 Từ 50 – dưới 100 20 Từ 20 – dưới 50 15 Từ 5 – dưới 20 10 Dưới 5 5 4 Nộp ngân sách/ năm (tỷ đồng) Từ 5 trở lên 30 Từ 2 – dưới 5 25 Từ 1 – dưới 2 20 Từ 0.5 – dưới 1 15 Từ 0.1 – dưới 0.5 10 Dưới 0.1 5 Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Sau khi chấm điểm quy mô khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng căn cứ vào bảng sau để xếp loại quy mô doanh nghiệp: Bảng 2.9: Phân loại quy mô doanh nghiệp ĐIỂM QUY MÔ Từ 70 – 100 Doanh nghiệp lớn Từ 30 – 69 Doanh nghiệp vừa Dưới 30 Doanh nghiệp nhỏ Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Chấm điểm các chỉ tiêu định tính: Ngân hàng Nam Á chấm điểm các thông tin cơ bản của doanh nghiệp thông qua bảng biểu sau: Bảng 2.10: Các chỉ tiêu định tính STT CHỈ TIÊU ĐIỂM TỶ TRỌNG 1 Số năm hoạt động (năm) 5% Từ 1 – 2 40 Từ 3 – 5 60 Từ 6 – 10 80 Trên 10 100 2 Kinh nghiệm của Ban lãnh đạo (năm) 5% Từ 1 – 2 40 Từ 3 – 5 60 Từ 6 – 10 80 Trên 10 100 3 Quản lý bán hàng (cửa hàng bán lẻ) 10% Có dưới 3 40 Có từ 3 – dưới 5 60 Cớ từ 5 – dưới 10 80 Từ 10 trở lên 100 4 Kết quả kinh doanh gần nhất 20% Có lãi 100 Hòa vốn 50 Không lãi nhưng có kế hoạch khắc phục lỗ 0 Không lãi và không có kế hoạch khắc phục -50 5 Tăng trưởng doanh thu (so với năm liền trước) 10% Từ 50% trở lên 100 Từ 20% - dưới 50% 80 Từ 0 – dưới 20% 20 Bị sụt giảm -20 6 Thông tin báo cáo tài chính 15% Đã được kiểm toán độc lập 100 Đã được cơ quan thuế kiểm tra 80 Có đầy đủ mẫu biểu theo quy định 50 Không có đầy đủ mẫu biểu theo quy định 0 7 Tồn đọng lương, BHXH, BHYT 10% Không nợ lương cán bộ, nhân viên 100 Nợ lương dưới 20% quỹ lương 60 Nợ lương từ 20% - 40% quỹ lương 20 Nợ lương trên 40% quỹ lương -20 8 Tồn động thuế 10% Không nợ tiền thuế 100 Nợ thuế dưới 10 triệu 60 Nợ thuế từ 10 – 50 triệu 20 Nợ thuế trên 50 -20 9 Tài sản bảo đảm 15% Thương phiếu (kho bạc, TP chính phủ, …) 100 Bất động sản có tính khả mãi 60 Cầm cố động sản 40 Thế chấp động sản 20 Chấm điểm các chỉ tiêu định lượng Ngân hàng Nam Á dựa vào quy mô doanh nghiệp và từng loại ngành nghề để chấm điểm khách hàng các chỉ tiêu định lượng. Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: Bảng 2.11a: Các chỉ tiêu định lượng- Nông lâm ngư ngiệp STT CHỈ TIÊU CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Tỷ trọng Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ α β µ α β µ α β µ 1 Chì số thanh toán hiện thời 0.7 1 1.8 0.9 1.2 2 1 1.5 2.3 15% 2 Chì số thanh toán nhanh 0.2 0.6 0.9 0.4 0.7 1.2 0.7 1 1.3 15% 3 Vòng quay vốn lưu động 0.5 1 1.5 0.5 1 1.5 0.5 1 1.5 10% 4 Vòng quay hàng tồn kho 2 3 3.7 3 3.5 4.2 2 2.5 3.5 5% 5 Vòng quay các khoản phải thu (ngày) 40 50 65 39 45 57 34 38 50 10% 6 Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản (%) 39 48 65 30 40 55 30 35 50 20% 7 Tổng nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu (%) 64 92 185 42 66 140 42 53 100 25% Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Ngành Thương mại, dịch vụ: Bảng 2.11b: Các chỉ tiêu định lượng- Thương mại dịch vụ STT CHỈ TIÊU CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Tỷ trọng Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ α β µ α β µ α β µ 1 Chỉ số thanh toán hiện thời 0.8 1.1 1.8 1 1.2 2 1.4 1.7 2.5 15% 2 Chỉ số thanh toán nhanh 0.4 0.6 1.1 0.6 0.7 1.4 0.9 1.2 2 15% 3 Vòng quay vốn lưu động 2 3 3.5 2 3 3.5 2 3 3.5 10% 4 Vòng quay hàng tồn kho 3.5 4 4.7 4.5 5 5.7 5.5 6 6.7 5% 5 Vòng quay các khoản phải thu (ngày) 39 45 57 34 38 50 32 37 45 10% 6 Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản (%) 35 45 60 30 40 55 25 35 50 20% 7 Tổng nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu (%) 53 69 150 42 66 125 33 54 100 25% Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Ngành xây dựng: Bảng 2.11c: Các chỉ tiêu định lượng – Xây dựng STT CHỈ TIÊU CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Tỷ trọng Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ α β µ α β µ α β µ 1 Chỉ số thanh toán hiện thời 0.5 0.8 1.4 0.6 0.9 1.5 0.9 1 1.8 15% 2 Chỉ số thanh toán nhanh 0.1 0.4 0.8 0.3 0.5 0.8 0.4 0.8 1.1 15% 3 Vòng quay vốn lưu động 0.3 0.5 1 0.3 0.5 1 0.3 0.5 1 10% 4 Vòng quay hàng tồn kho 2 2.5 3.2 2.5 3 3.7 1 2 3.2 5% 5 Vòng quay các khoản phải thu (ngày) 60 90 135 45 55 62 40 50 57 10% 6 Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản (%) 55 60 67 50 55 62 45 50 57 20% 7 Tổng nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu (%) 69 100 190 69 100 135 66 69 110 25% Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Ngành công nghiệp: Bảng 2.11d: Các chỉ tiêu định lượng – Công nghiệp STT CHỈ TIÊU CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Tỷ trọng Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ α β µ α β µ α β µ 1 Chỉ số thanh toán hiện thời 0.5 1 1.7 0.8 1.1 1.9 1 1.3 2 15% 2 Chỉ số thanh toán nhanh 0.2 0.4 0.9 0.3 0.7 1 0.6 0.8 1.2 15% 3 Vòng quay vốn lưu động 0.5 1 2 0.5 1 2 0.5 1 2 10% 4 Vòng quay hàng tồn kho 2.5 3 4.5 3 4 5.5 3.4 3.7 4.2 5% 5 Vòng quay các khoản phải thu (ngày) 45 55 62 35 45 57 30 40 57 10% 6 Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản (%) 45 55 65 45 50 60 40 45 53 20% 7 Tổng nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu (%) 122 150 205 100 122 165 82 100 135 25% Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Cách tính điểm: Gọi L là chỉ số mà doanh nghiệp đạt được. Từ chỉ tiêu 1 – 4: L < α : 20 điểm * Tỷ trọng α≤ L < β : 40 điểm * Tỷ trọng β ≤ L < µ : 70 điểm * Tỷ trọng µ ≤ L : 100 điểm * Tỷ trọng Từ chỉ tiêu 5 – 7: L < α : 100 điểm * Tỷ trọng α≤ L < β : 70 điểm * Tỷ trọng β ≤ L < µ : 40 điểm * Tỷ trọng µ ≤ L : 20 điểm * Tỷ trọng Tổng hợp điểm và xếp hạng khách hàng: Cán bộ tín dụng tổng hợp điểm khách hàng bằng cách cộng 30% tổng số điểm các chỉ tiêu định tính và 70% tổng số điểm các chỉ tiêu định lượng. Sau khi tổng hợp điểm, cán bộ tín dụng xếp hạng như sau: Bảng 2.12: Chấm điểm khách hàng doanh nghiệp LOẠI SỐ ĐIỂM A Từ 70 – 100 điểm B Từ 40 – dưới 70 C Từ 20 – dưới 40 D Dưới 20 Nguồn: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á Trình phê duyệt kết quả chấm điểm và xếp hạng khách hàng: Sau khi hoàn tất việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng doanh nghiệp, cán bộ tín dụng lập tờ trình đề nghị cấp lãnh đạo quyết định cho vay (hoặc người được ủy quyền) phê duyệt. Sau khi tờ trình được phê duyệt, kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng phải được cập nhật ngay vào hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng. Đánh giá lại hạng khách hàng: Hạng khách hàng phải phản ánh chính xác tình trạng rủi ro của mỗi khách hàng. Vì vậy, mỗi năm cán bộ tín dụng phải đánh giá lại hạng của khách hàng. Ngoài ra, cán bộ tín dụng phải đánh giá lại hạng khách hàng bất kỳ lúc nào có sự kiện xảy ra có ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, và nếu cần thiết thì thì hạng khách hàng phải được điều chỉnh kịp thời. Nghiên cứu một số tình huống xếp hạng khách hàng thực tế tại Ngân hàng TMCP Nam Á. Xếp hạng khách hàng cá nhân trường hợp Ông Võ Hoàng Lộc: Thông tin khách hàng: Ngày 12/ 05/2010, ông Võ Hoàng Lộc nộp hồ sơ đến Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á xin vay 800 triệu đồng để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của gia đình. Thông tin ông cung cấp và qua điều tra của cán bộ tín dụng như sau: Tuổi: 51 Trình độ: đại học Tình trạng nhà ở: Thuộc sở hữu riêng Tình trạng hôn nhân: Đã kết hôn và có con Số người phụ thuộc: 2 người Đợn vị công tác: Hiện đang công tác tại doanh nghiệp lớn Kinh nghiệp: 22 năm Chức vụ hiện nay: Giám đốc Tổng tài sản/ nợ phải trả: 3,8 lần Tài sản bảo đảm/ nợ vay: 3,5 lần Mức tăng trưởng thu nhập năm: 20% Thời hạn vay: 4 năm Quan hệ với Ngân hàng: khách hàng mới Quan hệ với Ngân hàng khác: không phát sinh. Thu nhập cá nhân/ tháng: 40 triệu đồng Thu nhập của gia đình/ tháng: 57 triệu đồng Chi phí sinh hoạt/ tháng: 15 triệu đồng Nợ phải trả/ tháng: 20 triệu đồng Chấm điểm khách hàng: Chấm điểm các chỉ tiêu định tính của khách hàng cá nhân Võ Hoàng Lộc Bảng 2.13: chỉ tiêu định tính của khách hàng cá nhân Võ Hoàng Lộc STT CHỈ TIÊU ĐIỂM 1 Tuổi 1 2 3 Trên 60 Từ 18 – 25 Từ 26 – 60 X 2 Trình độ học vấn Dưới đại học Đại học X Trên đại học 3 Tình trạng nhà ở Thuê Chung với gia đình Sở hữu riêng X 4 Tình trạng hôn nhân Độc thân Đã kết hôn và có con X Kết hôn nhưng chưa có con 5 Số người phụ thuộc Trên 03 người Từ 1- 3 người X 0 người 6 Đơn vị công tác Doanh nghiệp nhỏ Doanh nghiệp vừa Doanh nghiệp lớn X 7 Kinh nghiệm liên quan đến công việc Dưới 3 năm Từ 3 - 5 năm Trên 5 năm X 8 Chức vụ hiện nay Nhân viên Chuyên viên Quản lý X 9 Tổng tài sản/ nợ phải trả Dưới 3 lần Từ 3 – 5 lần X Trên 5 lần 10 Tài sản bảo đảm/ nợ vay Dưới 3 lần Từ 3 – 5 lần X Trên 5 lần 11 Mức tăng trưởng thu nhập năm Dưới 30% X Từ 30% - 50% Trên 50% 12 Thời hạn vay Dài hạn Trung hạn X Ngắn hạn 13 Quan hệ với Ngân hàng TMCP Nam Á Khách hàng mới X Dưới 3 năm Từ 3 năm trở lên 14 Quan hệ với tổ chức tín dụng khác Quá hạn Có cơ cấu nợ Vay trả đúng hạn Chấm điểm các chỉ tiêu định lượng của khách hàng cá nhân Võ Hoàng Lộc Bảng 2.14: Chỉ tiêu định lượng của khách hàng cá nhân Võ Hoàng Lộc STT CHỈ TIÊU ĐIỂM 1 Thu nhập cá nhân hàng tháng(đồng) 1 2 3 Dưới 5 triệu Từ 5 – 10 triệu Trên 10 triệu X 2 Thu nhập của gia đình/ tháng Dưới 10 triệu Từ 10 – 20 triệu Trên 20 triệu X 3 Chi phí sinh hoạt/ tháng Trên 50% thu nhập Từ 25% - 50% thu nhập X Dưới 25% thu nhập 4 Nợ phải trả/ tháng Trên 50% thu nhập X Từ 25% - 50% thu nhập Dưới 25% thu nhập Từ những thông tin trên, căn cứ vào bảng chấm điểm các chỉ tiêu định tính và định lượng, khách hàng Võ Hoàng Lộc được đánh giá, chấm điểm như sau: Các chỉ tiêu định tính: 29 Các chỉ tiêu định lượng: 9 Tổng số điểm khách hàng đạt được là: 38 điểm => Khách hàng loại A. Xếp hạng khách hàng doanh nghiệp trường hợp Công ty TNHH Tân Mai: Thông tin khách hàng: Ngày 01/04/2010, Ngân hàng TMCP Nam Á nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của Công ty TNHH Tân Mai với số tiền: 7,5 tỷ đồng, thời hạn 12 tháng. Từ thông tin khách hàng cung cấp và qua quá trình thẩm định, thông tin khách hàng được thể hiện như sau: Khái quát về khách hàng: Tên đơn vị vay vốn: Công ty TNHH Tân Mai Ngày thành lập: 12/ 02/ 2000 Vốn đăng ký kinh doanh: 21 tỷ đồng Ngành nghề kinh doanh: Chế biến, kinh doanh xuất nhập khẩu gỗ và lâm sản khác. Quan hệ với Ngân hàng: Từ năm 2004. Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty: Tổng số lao động: 412 người. Ban lãnh đạo: Được đào tạo và có kinh nghiệm nhiều năm trong công tác kinh doanh và quản lý ngành khai thác gỗ. Công ty có 3 chi nhánh trực thuộc. Giá trị tài sản đảm bảo (nhà và đất): 9, 965 tỷ đồng. Tình hình tài chính của công ty: Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Phân tích đánh giá tình hình tài chính của công ty như sau: Bảng 2.15: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Tân Mai Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tăng (+), Giảm (-) Số tuyệt đối Tỷ lệ % BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1 2 3=2-1 4=3/1*100 A. Tài sản có 28.635.640.599 43.621.150.617 14.985.510.018 52,33 I. Tài sản lưu động và ĐTNH 16.120.708.992 30.908.005.191 14.787.296.199 91,73 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 3.167.507.754 1.637.322.201 -1.530.185.553 -48,31 2. Các khoản phải thu 4.256.722.526 9.460.198.524 5.203.475.999 122,24 3. Hàng tồn kho 8.316.862.611 18.458.053.551 10.141.190.940 121,94 4. Tài sản ngắn hạn khác 379.616.102 1.352.430.915 972.814.814 256,26 II. Tài sản cố dịnh vầ ĐTDH 12.514.931.607 12.713.145.426 198.213.819 1,58 1. Tài sản cố định 12.514.931.607 12.713.145.426 198.213.819 1,58 a. TSCĐ hữu hình 9.605.977.667 9.804.191.486 198.213.819 2,06 - Nguyên giá tài sản cố định 11.165.127.191 12.079.732.587 914.605.397 8,19 -Khấu hao tích lũy -1.559.149.524 -2.275.541.102 -716.391.578 45,95 b. TSCĐ XD dỡ dang 2.908.953.941 2.908.953.941 2. Tài sản dài hạn khác B. Nguồn vốn 28.635.640.599 43.621.150.617 14.985.510.018 52,33 I. Nợ phải trả 19.858.619.591 24.341.233.826 4.482.614.235 22,57 1. Nợ ngắn hạn 19.858.619.591 24.341.233.826 4.482.614.235 22,57 -Vay ngắn hạn 9.084.268.806 15.787.630.410 6.703.361.604 73,79 -Phải trả cho người bán 10.621.518.027 8.524.703.930 -2.096.814.098 -19,74 - Phải trả phải nộp khác 152.832.758 28.899.486 -123.933.272 -81,09 2. Nợ dài hạn - - - II. Nguồn vốn chủ sở hữu 8.777.021.009 19.279.916.792 10.502.895.783 119,66 -Vốn chủ sở hữu 10.557.392.679 21.057.392.679 10.500.000.000 99,46 -Vốn khác của chủ sở hữu 174.139.563 174.139.563 - - -Lợi nhuận chưa phân phối -2.007.796.124 -2.004.900.341 2.895.783 -0,14 - Nguồn kinh phí và quỹ khác 53.284.890 53.284.890 - - KẾT QUẢ KINH DOANH 1. Doanh thu bán hàng 15.851.968.257 16.384.932.488 532.964.231 3,36 2. Các khoản giảm trừ 3. Doanh thu thuần 15.851.968.257 16.384.932.488 532.964.231 3,36 4. Giá vốn hàng bán 14.056.956.476 14.077.046.958 20.090.483 0,14 5. Lợi nhuận gộp 1.795.011.781 2.307.885.530 512.873.749 28,57 6. Doanh thu từ hoạt động tài chính 2.262.791 3.242.642 979.851 43,30 7. Chi phí tài chính 703.357.755 1.063.382.877 360.025.122 51,19 Trong đó: Chi phí lãi vay 661.014.296 1.063.382.877 402.368.582 60,87 8. Chi phí bán hàng + chi phí QLDN 1.067.384.342 1.129.355.910 61.971.569 5,81 9. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 26.532.476 118.389.384 91.856.909 346,21 10. Thu nhập khác - - - 11. Chi phí khác khaùc 1.783.969.701 115.493.601 -1.668.476.100 -93,53 12. Lợi nhuận khác -1.783.969.701 -115.493.601 1.668.476.100 -93,53 13. Tổng lợi nhuận trước thuế -1.757.437.226 2.895.783 1.760.333.009 -100,16 14. Thuế thu nhập doanh nghiệp - 811 811 15. Lợi nhuận sau thuế TNDN - 1.757.437.226 2.084.964 1.759.522.190 -100,12 CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH 1. Tỷ số thanh khoản 1.1. Tỷ số thanh khoản ngắn hạn 0,81 1,27 0,46 56,4 1.1. Tỷ số thanh khoản nhanh 0,16 0,07 -0,09 -57,8 2. Tỷ số nợ 2.1. Tỷ số nợ so với VCSH (TN/VCSH) 2,26 1,26 -1,00 -44,2 2.2. Tỷ số nợ so với tổng tài sản (TN/TTS) 0,69 0,56 -0,14 -19,5 3. Tỷ số hoạt động 3.1. Vòng vay khoản phải thu (DTT/Phải thu) 3,72 1,73 -1,99 -53,5 3.2. Vòng vay khoản phải trả (GV/Phải trả) 0,71 0,58 -0,13 -18,3 3.3. Vòng quay hang tồn kho (GV/HTK) 1,69 0,76 -0,93 -54,9 3.4. Vòng vay vốn lưu động (DTT/TSLĐ) 0,98 0,53 -0,45 -46,1 4. Tỷ số khả năng sinh lời 4.1. Khả năng sinh lời so với doanh thu -Tỷ số lãi gộp ((DT-GVHB)/DTT) 0,113 0,141 0,03 24,4 - Tỷ số lãi ròng (LNST/DTT) -0,111 0,000 0,11 -100,1 4.2. Khả năng sinh lời so với tài sản. -0,061 0,000 0,06 -100,1 ROA = LNST / Tổng TS 4.3. Khả năng sinh lời so với vốn CSH -0,200 0,000 0,20 -100,1 ROE = LNST / Vốn CSH 5. Tỷ số khả năng hoàn trả lãi -1,50 1,00 2,50 -166,9 (LNTT + Lãi) / Tổng chi phí lãi 6. Cơ cấu tài sản, cơ cấu nguồn vốn - TSLĐ & ĐTNH/ Tổng tài sản 56,3% 70,9% 0,15 25,9 - TSCĐ&ĐTDH/ Tổng tài sản 43,7% 29,1% -0,15 -33,3 - Nợ phải trả/ Tổng nguồn vốn 69,3% 55,8% -0,14 -19,5 - Nguồn vốn CSH/Tổng nguồn vốn 30,7% 44,2% 0,14 44,2 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 Công ty TNHH Tân Mai ·    Một số chỉ tiêu tài chính đến ngày 31/03/2010 Bảng 2.16: Chỉ tiêu tài chính đến ngày 31/03/2010 ĐVT: đồng I. Nguồn vốn Số liệu I. Tài sản Số liệu 1. Nợ ngắn hạn 14.321.686.295 1. TSLĐ & ĐTNH 20.285.392.446 - Nợ vay ngắn hạn 12.818.689.124 - Tiền và các khoản tương đương tiền 119.188.503 - Phải trả người bán 1.502.997.171 - Các khoản tương đương tiền 1.922.679.990 2. Nợ dài hạn - - Hàng tồn kho 18.243.523.953 3. Nguồn vốn CSH 21.057.392.679 2. TSCĐ và đầu tư tài chính 15.093.686.528 4. Nguồn vốn khác 0 - Tài sản cố định 12.184.732.587 // // - Chi phí XDCB dở dang 2.908.953.941 Cộng 35.379.078.974 Cộng 35.379.078.974 II. Kết quả hoạt động kinh doanh Số liệu 1. Tổng doanh thu thuần 24.747.295.752 2. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.227.256.618 3. Thuế TNDN phải nộp 623.631.854 4. Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.603.624.764 Nguồn: Báo cáo tổng kết quý I – Công ty TNHH Tân Mai Chấm điểm khách hàng doanh nghiệp Công ty TNHH Tân Mai: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp Công ty TNHH Tân Mai Bảng 2.17: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp Công ty TNHH Tân Mai STT TIÊU CHÍ TRỊ SỐ ĐIỂM 1 Nguồn vốn kinh doanh( tỷ đồng) Từ 70 trở lên Từ 50 – dưới 70 Từ 35 – dưới 50 Từ 15 – dưới 35 15 Từ 5 – dưới 15 Dưới 5 2 Lao động bình quân( người) Từ 500 trở lên Từ 300 – dưới 500 25 Từ 200 – dưới 300 Từ 100 – dưới 200 Từ 50 – dưới 100 Dưới 50 3 Doanh thu thuần/ năm (tỷ đồng) Từ 200 trở lên Từ 100 – dưới 200 Từ 50 – dưới 100 Từ 20 – dưới 50 Từ 5 – dưới 20 10 Dưới 5 4 Nộp ngân sách/ năm (tỷ đồng) Từ 5 trở lên Từ 2 – dưới 5 Từ 1 – dưới 2 Từ 0.5 – dưới 1 Từ 0.1 – dưới 0.5 Dưới 0.1 5 Các chỉ tiêu định tính Công ty TNHH Tân Mai Bảng 2.18: chỉ tiêu định tính Công ty TNHH Tân Mai STT CHỈ TIÊU ĐIỂM TỶ TRỌNG 1 Số năm hoạt động (năm) 5% Từ 1 – 2 Từ 3 – 5 Từ 6 – 10 80 Trên 10 2 Kinh nghiệm của Ban lãnh đạo (năm) 5% Từ 1 – 2 Từ 3 – 5 Từ 6 – 10 80 Trên 10 3 Quản lý bán hàng (cửa hàng bán lẻ) 10% Có dưới 3 Có từ 3 – dưới 5 60 Cớ từ 5 – dưới 10 Từ 10 trở lên 4 Kết quả kinh doanh gần nhất 20% Có lãi 100 Hòa vốn Không lãi nhưng có kế hoạch khắc phục lỗ Không lãi và không có kế hoạch khắc phục 5 Tăng trưởng doanh thu (sovới năm liềntrước) 10% Từ 50% trở lên Từ 20% - dưới 50% Từ 0 – dưới 20% 20 Bị sụt giảm 6 Thông tin báo cáo tài chính 15% Đã được kiểm toán độc lập 100 Đã được cơ quan thuế kiểm tra Có đầy đủ mẫu biểu theo quy định Không có đầy đủ mẫu biểu theo quy định 7 Tồn đọng lương, BHXH, BHYT 10% Không nợ lương cán bộ, nhân viên 100 Nợ lương dưới 20% quỹ lương Nợ lương từ 20% - 40% quỹ lương Nợ lương trên 40% quỹ lương 8 Tồn động thuế 10% Không nợ tiền thuế 100 Nợ thuế dưới 10 triệu Nợ thuế từ 10 – 50 triệu Nợ thuế trên 50 9 Tài sản bảo đảm 15% Thương phiếu (kho bạc, TP chính phủ, …) Bất động sản có tính khả mãi Cầm cố động sản Thế chấp động sản 20 Các chỉ tiêu định lượng Công ty TNHH Tân Mai Bảng 2.19: chỉ tiêu định lượng Công ty TNHH Tân Mai STT CHỈ TIÊU CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH Tỷ trọng Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ α β µ α β µ α β µ 1 Chỉ số thanh toán hiện thời 70 15% 2 Chỉ số thanh toán nhanh 20 15% 3 Vòng quay vốn lưu động 40 10% 4 Vòng quay hàng tồn kho 20 5% 5 Vòng quay các khoản phải thu (ngày) 100 10% 6 Tổng nợ phải trả/ Tổng tài sản (%) 100 20% 7 Tổng nợ phải trả/ Nguồn vốn chủ sở hữu (%) 70 25% Thông qua các thông tin thẩm định về khách hàng, các chỉ tiêu tài chính và quy trình xếp hạng khách hàng doanh nghiệp của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á, công ty TNHH Tân Mai được đánh giá, xếp hạng như sau: Xác định ngành nghề kinh doanh: Nông lâm ngư nghiệp Quy mô doanh nghiệp: 55 điểm => Doanh nghiệp có qui mô vừa. Chấm điểm các chỉ tiêu định tính: 74 điểm Chấm điểm các chỉ tiêu định lượng: 66 điểm Tổng điểm: 74 * 0,3 + 66* 0.7 = 68.4 điểm Xếp loại khách hàng: Loại B. Với loại khách hàng là loại B, công ty TNHH Tân Mai sẽ được Ban lãnh đạo Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á xét duyệt cho vay theo mức áp dụng có thể với loại khách hàng tương ứng. Phân tích hiệu quả của việc xếp hạng tín dụng nội bộ. Tình hình hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Nguồn vốn huy động. Hoạt động của ngân hàng là hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ “ đi vay để cho vay” nên công tác huy động vốn được xem như là hoạt động chủ yếu của ngân hàng. Trong những năm gần đây Ngân hàng luôn chủ động quan tâm phát triển công tác huy động vốn. Các hình thức huy động cũng phong phú đa dạng hơn góp phần tăng trưởng nguồn vốn, tạo cơ cấu đầu vào hợp lý. Bảng 2.20: Hoạt động huy động vốn. Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Doanh số Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Tiền gửi cá nhân và TCKT 2.812 62,71 3.420 76,08 6.054 64,1 Tiền gửi của các TCTD khác 1.672 37,29 1.075 23,92 3.390 35,9 Tổng vốn huy động TK 4.484 100 4.495 100 9.444 100 Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nam Á (2009) Biểu đồ 2.4:Tình hình huy động vốn. Tính đến ngày 31/12/2009 tổng vốn huy động của toàn Ngân hàng là 9.444 tỷ đồng, tăng 110.14% so với năm 2008, tăng 110.62% so với năm 2007. Trong đó, vốn huy động từ tiền gủi cá nhân và các TCKT năm 2009 đạt 6.054 tỷ đồng tăng 77.02% so với năm 2008, tăng 115.29% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 64.1% trên tổng nguồn vốn huy động. Vốn huy động từ tiền gửi của các TCTD khác đạt 3.390 tỷ đồng, tăng 215.35% so với năm 2008, tăng 102.75% so với năm 2007, chiếm tỷ trọng 35.9% trên tổng nguồn vốn huy động. Mức tăng trưởng vốn huy động đã tạo cơ sở để Ngân hàng Nam Á phát triển hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác. 2.3.1.2 Hoạt động cho vay. Trong bối cảnh tình hình kinh tế còn nhiều biến động gây ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của ngành tài chính – ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng thì Ngân hàng Nam Á vẫn cố gắng duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức tương đối ổn định, góp một phần lớn vào lợi nhuận chung của toàn Ngân hàng. Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng biến động theo tình hình thực tế chung của nền kinh tế. Năm 2008, hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh vào những tháng đầu năm và chựng lại vào những tháng cuối năm do chủ trương hạn chế tín dụng của Chính Phủ. Tuy nhiên, mức dư nợ vẫn tăng đều qua các năm hoạt động. Tính đến ngày 31/12/2009, tổng dư nợ của Ngân hàng đạt 5.013 tỷ đồng, tăng 33.7% so với năm 2008 và 85,8% so với năm 2007. Bảng 2.21: Dư nợ theo thành phần kinh tế Đơn vị tính: tỷ đồng Dư nợ Phân theo thành phần kinh tế Năm 2009 Năm 2008 Năm 2007 Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Cá nhân 2.714 54,13% 1.914 51% 1.504 55,72% Kinh tế cá thể 2.714 54,13% 1.914 51% 1.504 55,73% Doanh nghiệp 2.299 45,87% 1.836 48,97% 1.195 44,28% Kinh tế Nhà nước 6,5 0,13% 0,872 0,02% 1,008 0,04% DNTN 302 6,02% 232,741 6,21% 194,405 7,2% Công ty TNHH 1.978 39,47% 1.593,07 42,49% 978,572 36,26% DN vốn NN 12,5 0,25% 9,513 0,25% 20,818 0,77% Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 – Ngân hàng Nam Á Biểu đồ 2.5: Dư nợ theo thành phần kinh tế Nhìn chung, dư nợ của Ngân hàng Nam Á có xu hướng tăng qua các năm, có sự thay đổi theo hướng giảm dư nợ cho vay cá nhân, tăng tỷ trọng cho vay doanh nghiệp. Việc phát triển khách hàng doanh nghiệp đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng ngày càng nhiều các dịch vụ Ngân hàng, tăng thu ngoài cho vay. Đánh giá kết quả hoạt động tín dụng. Trong công tác tín dụng của ngân hàng, lợi nhuận là yếu tố cuối cùng và là yếu tố ngân hàng kỳ vọng, vì vậy lợi nhuận trở thành mục tiêu chính và còn là đòn bẩy kinh tế quan trọng của các doanh nghiệp. Đồng thời nó còn là nguồn quan trọng để tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống lao động, đưa nền kinh tế đi lên. Để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ta xem xét các chỉ tiêu sau: Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Dư nợ / tổng nguồn vốn 51,5% 63,66% 45,83% Vốn vay / tổng nguồn vốn 85,57% 76,3% 86,34% Dư nợ/ vốn huy động 60,19% 83,43% 53,08% Nợ quá hạn/ dư nợ 1,4% 1,21% 1,02% Tỷ số nợ trên tổng nguồn vốn. Dư nợ Tỷ số nợ = *100% Tổng nguồn vốn Năm 2007 : (2699/5240)*100% = 51,5% Năm 2008 : (3750/5891)*100% = 63,66% Năm 2009 : (5013/10938)*100% = 45,83% Qua chỉ tiêu ta thấy hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng trung bình trong tổng nguồn vốn. Năm 2007 dư nợ chiếm 51.5% trên tổng nguồn vốn, năm 2008 tăng lên 63.66% chứng tỏ công tác tín dụng tăng trưởng hơn so với năm 2007. Năm 2009 tình hình tín dụng tại Ngân hàng cũng tăng lên đáng kể, tuy nhiên tình hình sử dụng vốn không tăng hơn nhiều so với năm 2007 và năm 2008. Tỷ số vốn vay trên tổng nguồn vốn Vốn vay Tỷ số vốn vay = *100% Tổng nguồn vốn Năm 2007: (4484/5240)*100% = 85,57% Năm 2008: (4495/5891)*100% = 76,3% Năm 2009: (9444/10938)*100% = 86,34% Chỉ tiêu này phản ánh tỷ trọng vốn vay trong tổng nguồn vốn của NAB thể hiện qua các năm, năm 2007 : 85,57% ; năm 2008 : 75,9% ; năm 2009:86,34% . Năm 2009 tình hình huy động vốn tăng trưởng khá cao , chứng tỏ năm 2009 tình hình kinh tế phát triển, tạo điểu kiện cho hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng tăng theo. Tỷ số dư nợ trên vốn huy động. Dư nợ Tỷ số dư nợ = *100% Vốn huy động Năm 2007: (2699/4484)*100% = 60,19% Năm 2008: (3750/4495)*100% = 83,43% Năm 2009: (5013/9444)*100% = 53,08% Tỷ số này phản ánh tỷ lệ đầu tư tín dụng trên số vốn huy động được, nhìn chung tỷ lệ này luôn chiếm hơn 50%, như vậy được đánh giá là tốt, tuy nhiên năm 2009 đã giảm xuống so với năm 2008 là từ 83,43% xuống còn 53,08%; cần phải có biện pháp để hoạt động tín dụng tăng cao, như vậy lợi nhuận ngân hàng sẽ tăng theo. Tỷ số nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn Tỷ số dư nợ = *100% Tổng dư nợ Năm 2007: (38/2699)*100% = 1,4% Năm 2008: (45,4/3750)*100% = 1,21% Năm 2009: (53,7/5013)*100% = 1,07% Nhìn chung tỷ số quá hạn của ngân hàng tương có xu hướng giảm, nhưng cũng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Đây là tình trạng chung của các ngân hàng, ngân hàng khó tránh khỏi rủi ro này. Hiệu quả từ việc xếp hạng tín dụng nội bộ: Hoạt động tín dụng tại Ngân hàng ngày càng phát triển đòi hỏi công tác quản lý rủi ro càng phải thực hiện một cách chặt chẻ, bảo đảm hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Ngân hàng Nam Á áp dụng quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm bảo vệ lợi ích của khách hàng và nâng cao chất lượng của hoạt động tín dụng. Từ việc áp dụng quy trình này, kết quả cho thấy, tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của Ngân hàng giảm dần qua các năm và nằm trong giới hạn cho phép. Bảng 2.22a: Tình hình nợ xấu TỶ LỆ NỢ XẤU (%) TỶ LỆ NHÓM KHÁCH HÀNG (%) 2009 2008 2007 2009 2008 2007 A B C D A B C D A B C D 1.07 1.21 1.40 42.38 32.08 19.68 5.88 40.45 32.56 18.27 8.72 37.28 33.21 19.31 9.51 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 – Ngân hàng Nam Á Tỷ lệ nhóm khách hàng loại tốt tăng đều qua các năm cùng với tỷ lệ nợ xấu giảm dần đã chứng tỏ xếp hạng tín dụng có một vai trò không nhỏ trong vấn đề hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng. Biểu đồ 2.6: Nhóm khách hàng Tính đến 31/12/2009 tỷ lệ nợ xấu của Ngân hàng là 1.07% giảm 0.37%, trong khi đó tỷ lệ khách hàng nhóm A tăng 5.09%, khách hàng nhóm D giảm 3.63% so với năm 2007. Sỡ dĩ việc tỷ lệ nợ xấu giảm dần qua các năm cùng với nhóm khách hàng loại tốt tăng đều là do Ngân hàng áp dụng quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ trong quy trình cho vay. Xếp hạng tín dụng nội bộ không chỉ kiểm soát tốt khách hàng vay mà còn giúp Ngân hàng hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Bảng 2.22b: Tình hình nợ xấu theo đơn vị ĐƠN VỊ TỶ LỆ NỢ XẤU (%) TỶ LỆ NHÓM KHÁCH HÀNG (%) 2009 2008 2007 2009 2008 2007 A B C D A B C D A B C D HỘI SỞ 1,25 1,46 1,5 42,2 31,8 16,3 9,7 34,2 31,7 18,7 15,4 25,5 29,3 17,2 17 AN ĐÔNG 2,24 2,19 2,05 39,1 42,6 15 3,3 38,4 35,9 11,7 14 35,8 29,7 21 13.5 THỊ NGHÈ 1,29 1,74 1,82 41 27,9 24,3 6,8 40,1 29,4 11,4 19.1 37,9 26,5 15 20,6 BÌNH TÂY 0,35 0,42 0,53 46,1 28,4 23 2,5 42 37,8 18 2,2 39 29,6 31 0.4 HÀ NỘI 2,09 2,37 2,52 35,2 23,9 34,5 6,4 36,1 29,4 32 2,5 34,9 26,3 26 12,8 QUANG TRUNG 0,14 0,12 0,78 43,6 32,1 24 0,3 39,7 26,8 15 18,5 39,3 30,9 28,4 1,4 NHA TRANG 0,98 1,1 1,23 41,8 35,2 16 7 40 39,7 18,2 2,1 35,1 38 18,4 8,5 NGÃ BẢY 0,15 0,38 0,45 46 28,9 17 8,1 41,9 28,5 21 8,6 37 35,2 13 14,8 QUY NHƠN 1,95 2,29 2,18 39,9 37,2 19 3,9 38,9 34,9 25,1 1,1 39,5 37,9 21 1,6 BẾN THÀNH 2,09 2,11 2,15 42,4 27,4 17,3 12,9 41,1 31,2 20 7,7 41 29,8 21 8,2 TRƯỜNG CHINH 1,25 1,36 1,54 39,9 34,1 17 9 39 34,8 17,9 8,3 37,9 31,2 12 18,9 BÌNH PHƯỚC 0,06 0,05 0,06 47,1 32 12 8.9 46,6 34,1 13 6,3 41 37,9 13 8,1 VĂN THÁNH 1,21 1,4 1,39 43 29,9 23,6 3,5 41,1 32,9 13,7 12,3 40,1 35,3 11 13,6 THỦ ĐỨC 0,03 0,04 0,09 46,1 34,2 9,8 9,9 45,7 28,5 17 8,8 42 37,5 17 3,5 ĐÀ NẴNG 0,02 0,02 1,2 44 31,3 23 1,7 42,9 29,9 19,4 7,8 38 39,1 21 1,9 TÂN ĐỊNH 2,02 2,37 2,95 40,6 36,3 23 0,1 39,5 35,5 20,2 4,8 32,5 37,2 23 7,3 Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2009 – Ngân hàng Nam Á Với tình hình nợ xấu và tỷ lệ theo từng nhóm khách hàng của từng đơn vị cho thấy, chất lượng tín dụng tỷ lệ thuận với chất lượng phân loại khách hàng. Qua từng năm, tỷ lệ nhóm khách hàng có uy tín tăng cao cùng với tỷ lệ nợ xấu giảm dần. Điều đó cho thấy, hiệu quả của việc xếp hạng tín dụng nội bộ có một vai trò quan trọng trong việc hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng. Ở các đơn vị, có sự chênh lệch về tỷ lệ nợ xấu cũng như tỷ lệ nhóm khách hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ nhóm khách hàng có sự biến chuyển theo chiều hướng ngày càng tăng khách hàng loại A, B; giảm khách hàng loại C, D ở tất cả các đợn vị. Điều đó khẳng định việc giảm dần tỷ lệ nợ xấu gắn liền với chất lượng của việc xếp hạng tín dụng nội bộ tại Ngân hàng. Dù tỷ lệ nợ xấu của toàn Ngân hàng là thấp và nằm trong giới hạn cho phép nhưng ở một vài đơn vị tỷ lệ này vẫn tương đối cao (>2%). Do đó, các đơn vị này cần phải thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn và đánh giá tình hình tài chính – sản xuất kinh doanh của khách hàng. Đánh giá kết quả xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng. Những ưu điểm. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Nam Á chỉ mới đưa vào áp dụng trong thời gian gần đây nhưng đã đạt được hiệu quả cao trong việc nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng. Với phương pháp chấm điểm khách quan dựa vào những chỉ tiêu cụ thể với từng đối tượng khách hàng đã cho thấy kết quả khả quan đối với công tác quản lý rủi ro của Ngân hàng. Với phương châm hoạt động vì lợi ích khách hàng, đa dạng hóa các dịch vụ và sản phẩm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả hoạt động, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ sẽ là một công cụ đắc lực hỗ trợ và bảo vệ Ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả. 2.3.3.2 Những khuyết điểm. Nguồn nhân lực chuyên môn để đáp ứng cho hoạt động tín dụng và đánh giá khách hàng vẫn còn hạn chế đã gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Bên cạnh đó một phần trong đội ngũ cán bộ tín dụng còn hạn chế về trình độ chuyên môn, chưa được đào tạo kịp thời và thường xuyên nên đã gây ảnh hưởng nhất định cho sự phát triển chung của ngân hàng. Sản phẩm, dịch vụ tín dụng và huy động vốn còn nghèo nàn chưa đáp ứng được nhu cầu của các tổ chức kinh tế, cá nhân một cách tốt nhất, chưa thực sự tạo được sự cạnh tranh với các ngân hàng bạn. Chưa có phần mềm quản lý xếp hạng tín dụng khách hàng chung nên còn hạn chế trong việc kiểm tra, giám sát đối với các đơn vị cho vay trong hệ thống. CHƯƠNG 3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA XẾP HẠNG NỘI BỘ TRONG VIỆC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NAM Á. Một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đối với hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng: Ngân hàng nên xây dựng một phần mềm quản lý và đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng để đảm bảo được sự khách quan trong việc đánh giá từng khách hàng và hạn chế tối đa sự chủ quan của cán bộ tín dụng trong việc đánh giá xếp loại khách hàng. Ngân hàng có được một phần mềm quản lý tốt sẽ hạn chế được rủi ro, nâng cao chất lượng tín dụng đồng thời tạo được sự nhanh chóng, chính xác và kịp thời cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tiết kiệm được thời gian và công sức cho đội ngũ cán bộ tín dụng thực hiện công việc. Cần có quy định rõ về chính sách áp dụng đối với từng nhóm khách hàng trong quy trình xếp hạng tín dụng nội bộ. Điều này tạo nên sự khách quan và công bằng đối với tất cả khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hiện tại của Ngân hàng chỉ có những chỉ tiêu chấm điểm chung cho tất cả các khách hàng mà chưa có một quy định về điểm thưởng, điểm phạt cho những khách hàng đặc biệt. Ngân hàng nên đưa ngưỡng thưởng, phạt vào quy chế xếp hạng, điều này sẽ tạo nên sự khác biệt và hiệu quả hơn cho việc đánh giá khách hàng. Một số kiến nghị và đề xuất khác nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nam Á: Thường xuyên nâng cao năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng: Điều tiên quyết trong bất kỳ một tổ chức nào thì yếu tố con người là quan trọng nhất mà mọi tổ chức cần phải quan tâm hàng đầu, nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức kinh doanh, do đó ngân hàng cần tập trung vấn đề nhân lực như một tiêu điểm quan trọng trong việc tuyển dụng và đào tạo nghiệp vụ chuyên sâu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Cần tập trung phân tích tổ chức nhân sự, kỹ năng, năng lực chuyên môn của đội ngũ nhân sự có liên quan đến họat động cho vay và từ đó thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo nghiệp vụ nhằm nâng cao năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng giúp cán bộ tín dụng nắm bắt kịp thời những quy định, quy trình của nghiệp vụ nhằm xử lý nghiệp vụ tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra bên cạnh đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ cho CBTD ngân hàng cần phải chú trọng đào tạo về đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ này nhằm tránh xảy ra những rủi ro, sai lầm đáng tiếc trong hoạt động kinh doanh có thể gây ảnh hưởng và tổn thất cho ngân hàng. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng: Hệ thống thông tin khách hàng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng của ngân hàng, mục đích của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin khách hàng cho phép Ngân hàng có một nhận định chung về danh mục cho vay và có đầy đủ thông tin để dánh giá xếp hạng khách hàng một cách tốt nhất, phát hiện sớm các khoản cho vay có khả năng bị tổn thất cho Ngân hàng. Đồng thời hệ thống thông tin khách hàng sẽ giúp cho Ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc kiểm soát nhóm khách hàng có liên quan, tạo thuận lợi cho quá trình xếp hạng, đánh giá khách hàng hạn chế được rủi ro cho Ngân hàng. Xây dựng kế hoạch ngăn ngừa những khoản tín dụng có vấn đề: Trong quá trình xếp hạng tín dụng , nếu khoản vay có xu hướng bị giáng hạng thì nó chứa rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, nó có thể biến thành khoản vay khó đòi hoặc không thể đòi, thì khi đó việc ngăn ngừa cần được tiến hành sớm, nếu chậm trễ sẽ làm vấn đề ngày càng nan giải hơn. Việc ngăn ngừa này được tiến hành theo các bước sau: Lập kế hoạch gặp gỡ khách hàng: Việc thực hiện gặp gỡ khách hàng nhằm tìm biện pháp khắc phục cho các khoản vay rủi ro cao, các khoản tín dụng rủi ro cao này có thể được giao cho các bộ phận chuyên môn hóa xử lý do đó dễ dàng áp dụng các biện pháp mạnh (nếu cần), Nhằm đạt được kết quả trong các cuộc gặp gỡ và chọn được giải pháp khắc phục, cán bộ tín dụng và cán bộ quản lý rủi ro phải có hoạt động chuẩn bị và chắc chắn rằng hồ sơ tín dụng của khách hàng phải được cập nhật đầy đủ, trung thực và hợp pháp. Tất cả các giấy tờ về tài sản bảo đảm phải được kiểm tra và tin tưởng rằng chúng đầy đủ, có hiệu lực, không vi phạm tiêu chuẩn bảo đảm. Việc này nếu quá tầm tay của nhân viên Ngân hàng thì có thể phải thuê chuyên viên pháp lý bên ngoài Ngân hàng. Tiến hành định giá lại tất cả tài sản bảo đảm để nắm được giá trị hiện tại của chúng. Chuẩn bị các dữ kiện chắc chắn để khách hàng sẽ công nhận tất cả các vấn đề liên quan đến khoản vay. Xem xét các cơ hội nào có thể tăng tài sản bảo đảm không. Nắm vững khách hàng có khoản vay nào khác đối với các đối tác khác ngoài Ngân hàng không. Gặp gỡ khách hàng: Sau khi hoạt động chuẩn bị đã chu đáo thì việc gắp gỡ khách hàng càng nhanh càng tốt. Đích cuối cùng của cuộc gặp gỡ này là Ngân hàng thể hiện cho khách hàng biết rõ quan điểm của mình về khoản tín dụng có vấn đề và mong muốn của ngân hàng. Những vấn đề thông báo cho khách hàng cụ thể là: những khó khăn mà Ngân hàng cho rằng nó sẽ làm mất an toàn cho khoản tín dụng của mình và từ đó Ngân hàng phải tiến hành kiểm soát để đưa ra các biện pháp phòng ngừa nhằm giảm bớt các thiệt hại. Yêu cầu khách hàng cung cấp các thông tin để xây dựng một phương án khắc phục thích hợp như là báo cáo tài chính hiện tại, kế hoạch doanh thu và lợi nhuận, dự kiến của khách hàng khi tự mình sẽ giải quyết khoản nợ như thế nào và các thông tin chi tiết khác. Lập phương án khắc phục: Phương án khắc phục được lập trên cơ sở các thông tin của khách hàng cung cấp, kế hoạch tự khắc phục của khách hàng. Phương án này phải đủ 4 nội dung: Những đánh giá chính thức của ngân hàng về những khó khăn đối với khoản tín dụng; các biện pháp cần thiết để giải quyết vấn đề; cách thức tiến hành các biện pháp đó như thế nào; kế hoạch về thời gian mà các hoạt động này cần đạt được. Sau khi lập phương án, xin ý kiến phê chuẩn của cấp trên trước khi soạn thành văn bản chính thức cho khách hàng.Trong phương án thì nội dung 2 là các biện pháp đưa ra có ý nghĩa hơn cả, các biện pháp này được áp dụng tùy vào sự nhận định của Ngân hàng về các khó khăn với khoản vay, nó có thể gồm các giải pháp sau: Biện pháp giảm bớt kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh, biện pháp gia tăng vật bảo đảm hoặc bảo lãnh, biện pháp kết cấu lại khoản nợ, biện pháp gia tăng khối lượng khoản vay… Phương án thực hiện: Sau khi phương án được phê chuẩn, nếu khách hàng không chấp nhận phương án này thì sẽ chuyển khoản vay sang bộ phận xử lý và thu hồi nợ vay. Nếu khách hàng chấp thuận phương án thì Ngân hàng và khách hàng sẽ lập thỏa thuận bằng văn bản bao gồm các nội dung sau: mục tiêu phương án, thời gian hoàn thành, mốc thời gian thực hiện, phương pháp giám sát phương án, mục tiêu giảm nợ cụ thể và biện pháp cụ thể. Kiểm tra việc thực hiện phương án: Việc kiểm tra này phải được lập thành biên bản và được trình bày trước hội đồng tín dụng của Ngân hàng, biên bản này phải đánh giá được kết quả kinh doanh của khách hàng sau khi áp dụng phương án so với kế hoạch để ra, các mốc thời gian có đạt được không, nguyên nhân của việc không đạt, đề xuất thay đổi và phương án khắc phục. Nếu bộ phận quản lý rủi ro đã điều chỉnh được khoản vay về trạng thái bình thường thì bộ phận này sẽ chuyển giao khoản vay về vị trí cũ của nó. Nếu bộ phận quản lý rủi ro thấy rõ tình hình của khách hàng khó có thể khắc phục trong tương lai gần hoặc tình thế khắc phục là không khả thi thì chuyển khoản vay này sang bộ phận khác có trách nhiệm để xử lý tài sản thu hồi khoản vay. Xử lý các khoản tín dụng có vấn đề: Khoản vay sau khi được đánh giá có vấn đề và được chuyển sang bộ phận xử lý, điều đó có nghĩa là việc thu nợ phải được tiến hành càng nhanh càng tốt, mối quan hệ giữa Ngân hàng và khách hàng không còn cơ sở để tồn tại nữa. Bộ phận xử lý sau khi tiếp nhận sẽ tiến hành liên hệ với bộ phận cũ nắm lịch sử khoản vay, nhận bàn giao hồ sơ tín dụng, kiểm tra tính hiệu lực của hồ sơ, xem xét số liệu chính trong hồ sơ. Việc lựa chọn hướng xử lý nào trong phương án xử lý nợ tùy thuộc vào các nhân tố: ý chí trả nợ và sự thật thà của khách hàng, chi phí bỏ ra thực hiện việc xử lý so với dư nợ thu về được, mức độ nghiêm trọng của khoản nợ có vấn đề xét theo khía cạnh tổn thất của nó. Ngân hàng có thể áp dụng các giải pháp sau để xử lý các khoản tín dụng có vấn đề một cách hiệu quả: Giải pháp khai thác được dùng khi khách hàng lâm vào tình trạng nợ có vấn đề do gặp rủi ro và có thái độ và ý chí trả nợ tốt, Ngân hàng đưa ra các lời khuyên như bán bớt tài sản để trả nợ, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh để hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả hơn, bổ sung tài sản bảo đảm… Giải pháp thanh lý các khoản vay có vấn đề: Việc thanh lý chỉ thực hiện sau khi đã thực hiện một vài hình thức khai thác nào đó nhưng không thành công hoặc ngay khi ngân hàng nhận thấy khách hàng không sẵn lòng trả nợ hay có hành động lừa đảo, ngân hàng sẽ áp dụng biện pháp phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ vay bằng cách khởi kiện hồ sơ vay của khách hàng ra Tòa án nhân dân để yêu cầu khách hàng trả nợ vay cho ngân hàng. Nhận xét và đánh giá chung: Nhìn chung, Ngân hàng Nam Á đã xây dựng cho mình một hệ thống xếp hạng tín dụng khá hoàn chỉnh với những chỉ tiêu cụ thể, khả thi đối với việc hạn chế rủi ro tín dụng. Với sự nổ lực hết mình của đội ngũ cán bộ nhân viên và Ban lãnh đạo, chúng ta có quyền hy vọng về một quy trình chuyên nghiệp và hoàn thiện, phát huy được những ưu điểm và khắc phục được những hạn chế giúp Ngân hàng hoạt động ngày càng hiệu quả và mang tính cạnh tranh cao. KẾT LUẬN Ngày nay, trước xu thế phát triển của nền kinh tế thị trường dưới sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, các Ngân hàng không chỉ phải có chiến lược kinh doanh tốt mà còn phải có các hệ thống kiểm soát rủi ro hiệu quả để bảo đảm cho Ngân hàng hoạt động một cách an toàn và thuận lợi. Vì vậy, việc xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ hoàn chỉnh, chuyên nghiệp là một trong những mục tiêu quan trọng và cấp thiết. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng hiệu quả gắn liềnvới việc kiểm soát tốt những rủi ro. Điều đó cho thấy, một hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tốt có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Ngân hàng. Ngành tài chính Ngân hàng được xem là một trong những ngành quan trọng, góp phần lớn vào sự phát triển chung của đất nước, Ngân hàng Nam Á đã tìm cho mình được một lối đi riêng để đứng vững và phát triển. Kết quả này là thành quả của một quá trình phấn đấu lâu dài của tập thể cán bộ công nhân viên đầy tâm huyết của Ngân hàng. Đặc biệt, sự đóng góp to lớn của hoạt động tín dụng và quản lý rủi ro đã tạo nên hiệu quả to lớn của Ngân hàng trong suốt thời gian qua. Do sự hiểu biết là giới hạn nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi được những thiếu sót, em mong nhận được những góp ý chân thành của quý thầy cô để bài viết được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Lê Văn Tề (2009). Tín dụng ngân hàng. Giao thông vận tải. Phan Thị Cúc (2008). Giáo trình tín dụng ngân hàng. Thống kê. Nguyễn Minh Kiều ( 2006). Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng. Tài chính. Tạp chí công nghệ ngân hàng. Báo đầu tư. Báo cáo tổng kết Ngân hàng Nam á năm 2009. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ Ngân hàng Nam Á. Báo cáo tổng kết năm 2009 Công ty TNHH Tân Mai. Báo cáo tổng kết quý I – Công ty TNHH Tân Mai.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKHOA LUAN TOT NGHIEP.doc
Tài liệu liên quan