Kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh hai trường trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh và Nguyễn Trãi, tỉnh thái bình năm 2016

KHỬ KHUẨN: 1. Phương pháp khử khuẩn bằng tia cực tím 2. Phương pháp hóa học: - Amoni NH4: Zepheran, Phemeron: dùng khử dụng cụ kim loại bén nhọn - Cồn Iode: ăn mòn dụng cụ - Chlor: eau dakin, eau zavel, presept: khử khuẫn sàn nhà, tường, dụng cụ - Cidezym: dùng tẩy rửa dụng cu

docx72 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 786 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh hai trường trung học phổ thông Nguyễn Đức Cảnh và Nguyễn Trãi, tỉnh thái bình năm 2016, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tỷ lệ % Địa bàn nghiên cứu Biểu đồ 3.4. Hiểu biết của học sinh về khả năng cĩ thai khi quan hệ tình dục theo địa bàn nghiên cứu. Ở biểu đồ 3.4 cho thấy, tỷ lệ học sinh cĩ kiến thức đúng và đủ về khả năng mang thai khi QHTD ở nơng thơn (79,0%) cao hơn thành thị (67,2%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.7. Hiểu biết của học sinh về các biện pháp tránh thai theo địa bàn nghiên cứu. Địa bàn Kiến thức về các BPTT p Khơng biết 1 biện pháp 2 biện pháp ≥3 biện pháp Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Thành thị 30 9,6 42 13,5 73 23,5 166 53,4 >0,05 Nơng thơn 25 8,9 42 14,9 71 25,3 143 50,9 Qua bảng 3.7, tỷ lệ học sinh biết ≥3 BPTT chiếm tỷ lệ khá cao ở thành thị và nơng thơn (53,4% và 50,9%). Khơng cĩ sự khác biệt giữa thành thị và nơng thơn về sự hiểu biết các BPTT. Tỷ lệ % Địa bàn nghiên cứu Biểu đồ 3.5. Hiểu biết của học sinh về cách sử dụng một số biện pháp tránh thai theo địa bàn nghiên cứu. Ở biểu đồ 3.5 cho thấy, chiếm tỷ lệ cao học sinh biết cách sử dụng một số BPTT (62,5%), ở cả nơng thơn và thành thị (64,4% và 60,8%), khơng cĩ sự khác biệt giữa thành thị và nơng thơn về kiến thức sử dụng một số BPTT. Bảng 3.8. Hiểu biết của học sinh về các bệnh lây truyền qua đường tình dục theo địa bàn nghiên cứu. Địa bàn Kiến thức về các BLTQĐTD p Khơng biết 1 bệnh 2 bệnh ≥3 bệnh Tần số % Tần số % Tần số % Tần số % Thành thị 43 13,8 52 16,7 65 20,9 151 48,6 >0,05 Nơng thơn 25 8,9 75 26,7 55 19,6 126 44,8 Tỷ lệ % Ở bảng 3.8 cho thấy, chiếm tỷ lệ cao học sinh biết các BLTQĐTD ở nơng thơn và thành thị (44,8% và 48,6%), khơng cĩ sự khác biệt giữa thành thị và nơng thơn về sự hiểu biết các BLTQĐTD. Địa bàn nghiên cứu Biểu đồ 3.6. Kiến thức về cách phịng bệnh lây truyền qua đường tình dục theo địa bàn nghiên cứu. Tỷ lệ % Từ biểu đồ 3.6, phần lớn học sinh biết cách phịng BLTQĐTD chiếm tỷ lệ cao (76,4%) và học sinh ở thành thị cĩ hiểu biết chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh ở nơng thơn (80,7% và 71,5%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Kiến thức của học sinh về giáo dục giới tính Biểu đồ 3.7. Đánh giá tổng điểm kiến thức của học sinh về giáo dục giới tính theo địa bàn nghiên cứu. Từ biểu đồ 3.7 cho thấy, phần lớn học sinh cĩ kiến thức đạt về GDGT và học sinh ở thành thị cĩ tỷ lệ kiến thức đạt về GDGT cao hơn học sinh ở nơng thơn (57,9% và 49,1%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. 3.2.2. Thái độ của học sinh về giáo dục giới tính. Bảng 3.9. Quan điểm của học sinh về quan hệ tình dục trước hơn nhân theo địa bàn. Địa bàn Quan điểm của học sinh về QHTD trước hơn nhân p Đúng Sai Khơng ý kiến Tần số % Tần số % Tần số % Thành thị 48 15,4 226 72,7 37 11,9 <0,05 Nơng thơn 68 24,2 155 55,2 58 20,6 Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy, tỷ lệ học sinh ở vùng nơng thơn cĩ quan điểm đúng về QHTD trước hơn nhân chiếm 24,2% cao hơn tỷ lệ học sinh ở vùng thành thị (15,4%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.10. Quan niệm của học sinh về việc nạo phá thai ở tuổi vị thành niên. Địa bàn Quan niệm về việc NPT ở tuổi VTN p Đúng Sai Tổng Tần số % Tần số % Tần số % >0,05 Thành thị 78 27,8 203 72,2 281 100 Nơng thơn 83 26,7 228 73,3 311 100 Từ bảng 3.10 cho thấy, quan niệm sai của học sinh về việc NPT ở tuổi VTN chiếm tỷ lệ khá cao (72,2% ở thành thị và 73,3% ở nơng thơn), khơng cĩ sự khác biệt giữa thành thị và nơng thơn về quan niệm đối với việc NPT ở tuổi vị thành niên. Bảng 3.11. Mức độ tìm hiểu thơng tin về giáo dục giới tính của học sinh theo địa bàn. Địa bàn Mức độ tìm hiểu thơng tin về GDGT p Khơng Thỉnh thoảng Thường xuyên Tần số % Tần số % Tần số % Thành thị 126 40,5 172 55,3 13 4,2 >0,05 Nơng thơn 111 39,5 151 53,7 19 6,8 Qua bảng 3.11 cho thấy, chiếm tỷ lệ khá cao học sinh khơng tìm hiểu thơng tin về GDGT (40%), ở vùng thành thị 40,5% và ở vùng nơng thơn là 39,5%. Chiếm tỷ lệ thấp học sinh ở vùng thành thị và nơng thơn thường xuyên tìm hiểu thơng tin về GDGT (4,2% và 6,8%). Khơng cĩ sự khác biệt giữa các vùng nghiên cứu về mức độ tìm hiểu thơng tin về GDGT. Tỷ lệ % Thái độ của học sinh về giáo dục giới tính Biểu đồ 3.8. Đánh giá tổng điểm thái độ của học sinh về giáo dục giới tính theo địa bàn nghiên cứu. Từ biểu đồ 3.8 cho thấy, tỷ lệ học sinh cĩ thái độ khơng tích cực về GDGT chiếm tỷ lệ khá cao, ở thành thị cĩ tỷ lệ 55,0%, ở nơng thơn cĩ tỷ lệ 55,9%. Khơng cĩ sự khác biệt giữa địa bàn nghiên cứu với thái độ về GDGT của học sinh. 3.3. Thực trạng nhu cầu của học sinh về giới giáo dục giới tính. Bảng 3.12. Những nội dung về giáo dục giới tính học sinh mong muốn tìm hiểu theo địa bàn nghiên cứu. Nội dung về GDGT Địa bàn p Thành thị Nơng thơn Tần số % Tần số % Cấu tạo, chức năng của bộ phận sinh dục 138 44,4 109 38,8 >0,05 Khuynh hướng tình dục,cảm xúc tình dục 114 36,7 115 40,9 >0,05 Các BLTQĐTD 148 47,6 130 46,3 >0,05 Các BPTT 108 34,7 100 35,6 >0,05 Ở bảng 3.12, chiếm tỷ lệ lớn học sinh ở thành thị và nơng thơn cĩ nhu cầu GDGT về nội dung: Cấu tạo, chức năng của bộ phận sinh dục (44,4% và 38,8%); các BLTQĐTD (47,6% và 46,3%); khuynh hướng tình dục,cảm xúc tình dục (36,7% và 40,9%) và các BPTT (34,7% và 35,6%). Khơng cĩ sự khác biệt giữa địa bàn nghiên cứu với nội dung tìm hiểu về GDGT. Bảng 3.13. Nhu cầu giáo dục giới tính trong nhà trường theo địa bàn nghiên cứu. Nhu cầu GDGT trong nhà trường Địa bàn p Thành thị Nơng thơn Tần số % Tần số % Khơng cần thiết 35 11,3 16 5,7 <0,05 Lồng ghép mơn học 84 27,0 51 18,1 <0,05 Cĩ mơn học riêng 89 28,6 76 27,0 >0,05 Đưa vào ngoại khĩa 216 69,5 265 94,3 <0,05 Ở bảng 3.13 cho thấy, chiếm tỷ lệ lớn học sinh cĩ nhu cầu đưa GDGT vào chương trình ngoại khĩa và học sinh ở nơng thơn cĩ nhu cầu cao hơn học sinh ở thành thị (94,3% và 69,5%). Cĩ 27,0% học sinh ở thành thị đưa GDGT lồng ghép mơn học cao hơn tỷ lệ học sinh ở vùng nơng thơn (18,1%). Chiếm tỷ lệ nhỏ học sinh ở nơng thơn thấy GDGT khơng cần thiết trong nhà trường (5,7%) thấp hơn tỷ lệ học sinh ở thành thị (11,3%). Sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Khơng cĩ sự khác biệt về đưa GDGT thành mơn học riêng ở thành thị (28,6%) và nơng thơn (27,0%). Bảng 3.14. Đối tượng được học sinh lựa chọn để chia sẻ vấn đề về giới tính. Đối tượng Địa bàn p Thành thị Nơng thơn Tần số % Tần số % Bạn bè 176 56,6 145 43,4 >0,05 Gia đình 134 43,1 157 55,9 <0,05 Thầy cơ 67 21,5 28 10,0 <0,05 Bác sỹ 111 35,7 108 38,4 >0,05 Khơng ai cả 17 5,5 19 6,8 >0,05 Ở bảng 3.14, chiếm tỷ lệ lớn học sinh chia sẻ vấn đề GDGT với bạn bè: ở nơng thơn chia sẻ với bạn bè là 43,4% và ở thành thị là 56,6%, khơng cĩ sự khác biệt về sự chia sẻ này. Cĩ sự khác biệt về học sinh chia sẻ vấn đề giới tính với thầy/cơ và gia đình: học sinh ở thành thị chia sẻ vấn đề GDGT với gia đình thấp hơn tỷ lệ học sinh ở vùng nơng thơn (43,1% và 55,9%), học sinh ở thành thị chia sẻ với thầy/cơ cao hơn học sinh ở nơng thơn (21,5% và 10,0%), sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Khơng cĩ sự khác biệt về chia sẻ vấn đề GDGT với bác sĩ giữa học sinh ở thành thị (35,7%) và nơng thơn (38,4%). Tỷ lệ % Hình thức giáo dục giới tính Biểu đồ 3.9. Nhu cầu của học sinh về hình thức giáo dục giới tính theo địa bàn nghiên cứu. Ở biểu đồ 3.9 cho thấy, cĩ sự khác biệt giữa vùng thành thị và nơng thơn về việc lựa chọn hình thức GDGT: học sinh ở nơng thơn lựa chọn hình thức thơng tin đại chúng cao hơn học sinh ở thành thị (58,4% và 35,7%), chiếm tỷ lệ thấp hơn về lựa chọn tư vấn trực tiếp so với học sinh thành thị (41,6% và 64,3%), sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Bảng 3.15. Nhu cầu của học sinh về hình thức giáo dục giới tính theo giới. Giới Hình thức GDGT p Thơng tin đại chúng Tư vấn trực tiếp Tần số % Tần số % Nam 64 41,3 91 58,7 >0,05 Nữ 186 42,6 251 57,4 Tỷ lệ % Kết quả ở bảng 3.15 cho thấy, chiếm tỷ lệ lớn học sinh nữ và nam lựa chọn hình thức GDGT dựa vào thơng tin đại chúng (42,6% và 41,3%) và tư vấn trực tiếp (57,4% và 58,7%). Khơng cĩ sự khác biệt giới về việc lựa chọn hình thức GDGT. Nhu cầu giáo dục giới tính Biểu đồ 3.10. Đánh giá chung về nhu cầu giáo dục giới tính của học sinh theo địa bàn nghiên cứu. Ở biểu đồ 3.10 cho thấy, cĩ sự khác biệt giữa vùng thành thị và nơng thơn về nhu cầu GDGT: học sinh ở nơng thơn cĩ nhu cầu GDGT thấp hơn học sinh ở thành thị (33,1% và 44,7%), sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chương 4 BÀN LUẬN Tại Việt Nam, mặc dù vấn đề SKSS ở VTN đã được quan tâm từ sau Hội nghị về dân số và phát triển được tổ chức Ai Cập năm 1994 thơng qua việc ban hành và triển khai các hoạt động của chiến lược dân số Việt Nam 2001-2010, chiến lược Quốc gia về chăm sĩc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001-2010 và một số dự án, chương trình cụ thể. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề SKSS nĩi riêng và GDGT nĩi chung ở VTN Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề liên quan như: QHTD trước hơn nhân, cĩ thai ngồi ý muốn, tình trạng NPT cĩ chiều hướng gia tăng, ... Bên cạnh đĩ, các cuộc điều tra gần đây trên đối tượng VTN cũng tập chung chủ yếu về tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành về GDGT và chưa cĩ nhiều nghiên cứu làm rõ nhu cầu GDGT ở VTN. Nghiên cứu của chúng tơi được tiến hành nhằm cung cấp một số những thơng tin gĩp phần làm rõ hơn về nhu cầu GDGT ở VTN tại Việt Nam. 4.1. Những thơng tin chung. Nghiên cứu của chúng tơi thực hiện trên 592 học sinh ở cả 3 khối lớp tại trường THPT Nguyễn Đức Cảnh, thành phố Thái Bình và trường THPT Nguyễn Trãi, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Trong đĩ, tỷ lệ học sinh nam chiếm tỷ lệ 26,2% thấp hơn học sinh nữ chiếm tỷ lệ 73,8%. Đa số học sinh thuộc nhĩm từ 15 tuổi đến <18 tuổi (chiếm 87,4%) trong đĩ học sinh ở độ tuổi 17 là nhiều nhất (chiếm 61,7%), điều này phù hợp với cấu trúc tuổi của học sinh THPT. Số lượng học sinh trong nghiên cứu cĩ nơi sống ở vùng nơng thơn chiếm tỷ lệ thấp hơn học sinh cĩ nơi sống ở vùng thành thị (47,5% và 52,5%). 4.2. Thực trạng kiến thức và thái độ của học sinh về giáo dục giới tính. 4.2.1. Thực trạng kiến thức. Tìm hiểu kiến thức của học sinh về tuổi tuổi bắt đầu dậy thì, nghiên cứu của chúng tơi cho thấy đa phần học sinh cĩ kiến thức đúng và đủ về tuổi bắt đầu dậy thì ở cả hai vùng nơng thơn (95,4%) và thành thị (94,5%). Điều này cĩ thể do tuổi bắt đầu dậy thì trong khoảng tuổi dài (từ 10 đến 19 tuổi) và hầu hết các em đều đã trải qua nên dễ nhận biết hơn các kiến thức khác và trong chương trình sinh học lớp 8 các em cũng được tìm hiểu qua về kiến thức sinh học về cơ quan sinh dục nên khi được hỏi đến các em đều trả lời đúng. Phần lớn học sinh trên địa bàn nghiên cứu cĩ kiến thức về chu kỳ kinh nguyệt. Học sinh cĩ kiến thức đúng và đủ về chu kì kinh nguyệt ở thành thị chiếm tỷ lệ 58,8% cao hơn học sinh ở nơng thơn chiếm tỷ lệ 49,5%. Tuy nhiên, vẫn cịn tỷ lệ khá cao học sinh thiếu kiến thức về chu kỳ kinh nguyệt ở cả thành thị (41,2%) và nơng thơn (50,5%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này do một số lượng nhỏ học sinh nam trong nghiên cứu chưa cĩ kiến thức về chu kỳ kinh nguyệt của các học sinh nữ tham gia nghiên cứu. Kết quả của chúng tơi thấp hơn so với nghiên cứu tỉnh Thái Nguyên năm 2007 của Nguyễn Văn Trường trên 976 học sinh tại trường THPT huyện Đại Từ [21] cho thấy, tỷ lệ học sinh cĩ hiểu biết tốt nhất về chu kì kinh nguyệt chiếm 79,5%. Sự khác biệt này cĩ thể do nghiên cứu của chúng tơi cĩ cỡ mẫu nhỏ hơn và các học sinh nữ chưa thực sự để ý đến đến chu kì kinh nguyệt của mình. Tuy nhiên, khi hỏi các học sinh về dấu hiệu sinh dục bất thường của nam giới cần trả lời được dấu hiệu điển hình là mộng tinh, nữ giới là cĩ kinh lần đầu tiên, cĩ khả năng mang thai và sinh con. Và một số các dấu hiệu khác như bầu vú bắt đầu phát triển, quầng vú dày lên, lơng mu và lơng nách phát triển, giọng nĩi thay đổi...thì kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy tỷ lệ học sinh biết ≥1 hiện tượng sinh dục bất thường ở nữ giới chiếm tỷ lệ khá cao: ở thành thị chiếm tỷ lệ 75,2% và ở nơng thơn chiếm tỷ lệ 65,1%. Nhưng vẫn cịn một tỷ lệ nhỏ học sinh khơng biết về hiện tượng sinh dục bất thường (24,8% ở thành thị và 34,9% ở nơng thơn). Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy, việc quan tâm tới những hiện tượng sinh dục bất thường ở nữ giới của học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu cịn thấp. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cũng cho thấy tỷ lệ học sinh biết ≥1 hiện tượng sinh dục bất thường ở nam giới chiếm tỷ lệ thấp (27,9%): ở thành thị chiếm tỷ lệ 25,4% và ở nơng thơn chiếm tỷ lệ 34,5%. Như vậy, các chương trình và các giải pháp can thiệp cần ưu tiên hơn đến việc cung cấp những kiến thức về dấu hiệu sinh dục bất thường ở nam giới. Ngồi ra, tỷ lệ học sinh cĩ kiến thức đúng và đủ về dấu hiệu dậy thì của nam ở thành thị (19,3%), ở nơng thơn (11,0%) và tỷ lệ học sinh ở thành thị cĩ kiến đúng về dấu hiệu dậy thì của nữ (22,8%) và ở nơng thơn (13,2%) cịn thấp. Điều này cho thấy rất nhiều VTN cịn thiếu hiểu biết hoặc hiểu biết sai lệch về các đặc điểm dậy thì và các đặc trưng về giới tính của mình cũng như là của bạn khác giới. Qua những nhận định trên cho thấy, việc trao đổi, cung cấp thơng tin và kiến thức cho các em tuổi VTN về tuổi dậy thì cịn nhiều hạn chế, đặc biệt là những học sinh sống ở vùng nơng thơn. Do vậy, các chương trình can thiệp cần đẩy mạnh nhận thức của các bậc phụ huynh, thầy cơ giáo quan tâm hơn đến vấn đề GDGT, đặc biệt cần ưu tiên hơn với các học sinh ở vùng nơng thơn để giúp các em được trang bị đầy đủ kiến thức về SKSS, các em sẽ tự tin, chủ động hơn trong cuộc sống, sinh hoạt và học tập. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cũng cho thấy, đa phần các học sinh trên địa bàn nghiên cứu đã từng nghe về QHTD, học sinh ở thành thị biết về QHTD chiếm 80,4%, học sinh ở nơng thơn chiếm tỷ lệ 85,8%. Đây là một kết quả cho thấy, hiểu biết của học sinh về QHTD là rất sớm, điều này cĩ thể do sự phát triển của khoa học cơng nghệ thơng tin, kỹ thuật số, các phương tiện truyền thơng và sự giao lưu giữa các nền văn hĩa ở các quốc gia phát triển. Đây là cơ hội để học sinh dễ dàng tiếp cận những thơng tin về QHTD. Tuy nhiên, sẽ tiềm ẩn những mối nguy hại cho sức khỏe tinh thần và lối sống khơng lành mạnh cho giới trẻ, đặc biệt là ở tuổi VTN. Do vậy, các bậc phụ huynh học sinh, các cơ sở giáo dục cần phải nhận ra được những mối nguy cơ này tới tương lại của con em mình. Kết quả về sự hiểu biết của học sinh về thời điểm dễ mang thai trong chu kỳ kinh theo địa bàn nghiên cứu cho thấy, chiếm phần lớn học sinh thiếu kiến thức về thời điểm dễ mang thai trong chu kỳ kinh ở cả học sinh vùng nơng thơn (84,0%) và học sinh vùng thành thị (83,0%), chỉ cĩ 17,0% học sinh ở thành thị và 16,0% học sinh ở nơng thơn cĩ kiến thức đúng và đủ về thời điểm dễ mang thai trong chu kỳ kinh. Bên cạnh đĩ, nghiên cứu của chúng tơi cho thấy, tỷ lệ học sinh cĩ kiến thức đúng và đủ về khả năng mang thai khi QHTD ở nơng thơn (79,0%) cao hơn thành thị (67,2%), cĩ 32,8% học sinh ở thành thị thiếu kiến thức về khả năng cĩ thai khi QHTD chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh ở vùng nơng thơn (21,0%) (p<0,05). Kết quả nghiên cứu của tơi thấp hơn với nghiên cứu của Nguyễn Văn Trường tại Thái Nguyên [21], cĩ tới 33,8% học sinh hiểu biết đúng về thời điểm nào cĩ QHTD sẽ cĩ thai. Kết quả của chúng tơi cũng thấp hơn báo cáo của Bộ Y tế: cĩ 27,8% trả lời đúng thời điểm dễ cĩ thai [7] và cũng thấp hơn trong báo cáo điều tra ban đầu của chương trình RHIYA Việt Nam cĩ 29,3% thanh niên trong vùng can thiệp trả lời đúng được câu hỏi “Giai đoạn nào trong chu kỳ kinh nguyệt người phụ nữ rất dễ cĩ thai nếu cĩ quan hệ tình dục?” [18]. Trong nghiên cứu này, chúng tơi cũng chưa chỉ ra được nguyên nhân nào ảnh hưởng đến việc thiếu kiến thức của học sinh thành thị về khả năng mang thai khi QHTD thấp hơn học sinh ở nơng thơn. Do vậy, cần cĩ thiêm những nghiên cứu khác để làm rõ hơn vấn đề này, qua đĩ sẽ đưa ra những giải pháp can thiệp hiệu quả cho từng vùng. Kết quả nghiên cứu của chúng tơi cho thấy, đây là một thực tế đáng báo động liên quan đến vấn đề SKSS ở tuổi VTN. Càng đặc biệt quan trọng hơn là các em nữ khơng biết nguyên nhân và thời điểm cĩ thai sẽ vơ cùng khĩ khăn trong việc phịng tránh thai, do vậy thực tiễn trong xã hội hiện nay tỷ lệ VTN cĩ thai và NPT chiếm tỷ lệ ngày càng cao hàng năm. Như vậy, cần đẩy mạnh việc trang bị những kiến thức rất cụ thể về SKSS và sức khỏe TD cho các em học sinh là vấn đề rất cần thiết. Hiểu biết của VTN nĩi chung và của học sinh trường THPT nĩi riêng về BPTT và sử dụng các biện pháp này là một trong những yếu tố quan trọng và cần thiết nhằm giảm đáng kể tỷ lệ VTN cĩ thai ngồi ý muốn và phịng tránh các BLQĐTD. Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ học sinh cĩ hiểu biết về BPTT chiếm tỷ lệ cao (>90,0%) ở cả thành thị và nơng thơn, trong đĩ: 1 biện pháp (13,5% và 14,9%), 2 biện pháp (23,5% và 25,3%) và ≥3 biện pháp (53,4% và 50,9%). Kết quả nghiên cứu của chúng tơi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Vân Anh [1], nghiên cứu cho thấy cĩ tới 99,7% học sinh biết ít nhất 1 BPTT. Điều này cĩ thể là do việc tuyên truyền KHHGĐ ở tuổi VTN vẫn cịn hạn chế ở những tỉnh lẻ như Thái Bình và do các em chưa lập gia đình nhìn chung khơng được giúp đỡ cũng như hướng dẫn về các vấn đề liên quan đến tình dục và sinh sản hoặc việc cung cấp kiến thức và các tiếp cận các dịch vụ là chưa đầy đủ. Các em cảm thấy các thơng điệp và các dịch vụ SKSS là dành cho các cặp vợ chồng hơn là dành cho mình nên dẫn đến sự miễn cưỡng hoặc khĩ khăn khi tiếp cận các biện pháp tránh thai. BPTT các em biết nhiều nhất là sử dụng BCS, uống thuốc tránh thai đều này phù hợp với kết quả nghiên cứu về nhận thức GDGT của học sinh trường THPT Ngơ Quyền [37], nghiên cứu cho thấy 83,7% biết về BCS, 72% biết về thuốc uống tránh thai. Điều này cĩ thể do trong các chương trình truyền thơng, sử dụng BCS là biện pháp được khuyến cáo sử dụng nhiều nhất để phịng tránh các BLTQĐTD đặc biệt là HIV/AIDS, đồng thời BCS và thuốc tránh thai đang được bán phổ biến ở các hiệu thuốc và dễ sử dụng hơn các biện pháp khác. Điều này cũng là nguyên nhân dẫn tới BSC và thuốc tránh thai là những biện pháp tránh thai được nhiều học sinh biết đến và biết cách sử dụng nhiều nhất. Mặc dù tỷ lệ học sinh cĩ biết về các BPTT cao nhưng số học sinh biết cách sử dụng các BPTT thì thấp. Bên cạnh đĩ tỷ lệ học sinh biết cách sử dụng ít nhất 1 BPTT chiếm tỷ lệ khá cao (62,5%), cao hơn nghiên cứu của Đỗ Thị Vân Anh [1] với tỷ lệ học sinh biết sử dụng ít nhất 1 BPTT là 26,4%. Phần lớn câu trả lời của các em là biết cách sử dụng BCS và thuốc tránh thai cĩ thể các biện pháp này đơn giản, dễ thực hiện và cĩ bán kèm theo giấy hướng dẫn sử dụng. Điều này cho thấy học sinh ngày càng tiếp cận nhiều hơn những thơng tin về chương trình KHHGĐ được triển khai tại địa phương. Kết quả về sự hiểu biết của học sinh về BLTQĐTD theo địa bàn nghiên cứu cho thấy, đa phần học sinh đã từng nghe đến các BLTQĐTD chiếm tỷ lệ cao (90,3%), trong đĩ, tỷ lệ học sinh biết đến nhiều nhất là HIV/AIDS (92,1%), tiếp đến là các bệnh giang mai (63,8%), bệnh lậu (58,0%). Kết quả này của chúng tơi tương tự với nghiên cứu của Trường Ngơ Quyền với tỉ lệ học sinh đã từng nghe nĩi đến bệnh HIV/AIDS là 98,7%, tiếp đến là các bệnh giang mai 76,7%, bệnh lậu 72,7%. Điều này cĩ thể là do HIV/AIDS được học sinh biết đến nhiều nhất là vì đây là một BLTQĐTD đặc biệt và hậu quả của căn bệnh này rất nghiêm trọng, tử vong cao, khả năng lây lan của nĩ rất lớn, ngồi lây truyền qua đường tình dục, cịn cĩ thể lây truyền từ mẹ sang con, lây truyền qua đường máu, tiêm chích. Chính vì thế cơng tác truyền thơng về HIV/AIDS rất rộng rãi và đạt hiệu quả cao và điều đĩ cũng cĩ nghĩa là đa số học sinh đã nắm được các kiến thức cơ bản về nguồn lây nhiễm HIV để cĩ ý thức phịng tránh hiệu quả sự xâm nhập của vi-rút chết người này cho bản thân. Điều đĩ cho thấy cơng tác truyền thơng về HIV/AIDS đạt hiệu quả cao. Tỷ lệ học sinh biết cách phịng tránh các BLTQĐTD khá cao (76,4%). Tỷ lệ học sinh ở thành thị biết cách phịng tránh các BLTQĐTD (80,7%) cao hơn học sinh ở nơng thơn (71,5%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê. Nhìn chung các em đều biết biện pháp vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục là một phương pháp để phịng tránh các BLTQĐTD, đây cũng là biện pháp cơ bản trong chăm sĩc sức khỏe ở mội lứa tuổi, ngồi ra cịn cĩ một số em biết về các biện pháp khác như QHTD an tồn, khám sức khỏe định kỳ hay chung thủy...nhưng ít các em cĩ thể kể được hết tất cả các biện pháp. Sư khác nhau về hiểu biết các biện pháp phịng tránh BLTQĐTD giữa thành thị và nơng thơn cĩ thể do cơng tác truyền thơng ở thành thị mạnh và thường xuyên hơn ở nơng thơn. Đánh giá chung tổng điểm kiến thức, tỷ lệ học sinh ở thành thị (57,9%) cĩ tỷ lệ kiến thức đạt cao hơn tỷ lệ học sinh ở nơng thơn (49,1%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê. Sự khác biệt này cĩ thể giải thích là do đối tượng trong các nghiên cứu khơng đồng nhất về độ tuổi và cĩ sự khác biệt về địa điểm sống, các em học sinh ở thành phố cĩ điều kiện tiếp xúc với các phương tiện thơng tin đại chúng, sách báo loa đài hơn hay cha mẹ, thầy cơ cĩ suy nghĩ cởi mở hơn trong việc chia sẻ những vấn đề nhạy cảm này. 4.2.2. Thái độ của học sinh về giáo dục giới tính. Đa số học sinh cĩ thái độ ủng hộ những giá trị truyền thống của người Việt Nam là giữ gìn trinh tiết của người phụ nữ và cho rằng QHTD trước hơn nhân là khơng thể chấp nhận được (64,4%) trong đĩ thành thị 72,7% học sinh khơng chấp nhận và ở nơng thơn chiếm tỷ lệ 55,2% học sinh khơng chấp nhận. Học sinh nên cĩ thái độ đúng mực khi ngồi trong ghế nhà trường, cĩ thể thấy những giá trị văn hĩa truyền thống đĩ cĩ ảnh hưởng tốt đến quan điểm và thái độ của của các em. Tỷ lệ này cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của Đỗ Thị Vân Anh [1] với tỉ lệ việc khơng nên QHTD trước hơn nhân là 74,9%. Kết quả của điều này phù hợp với tâm lý lứa tuổi học sinh, cĩ thể các em là học sinh nhiệm vụ chính của các em là học tập, các em cịn quá trẻ để nghĩ đến việc QHTD, các em cịn ngồi trên ghế nhà trường, chịu ảnh hưởng nhiều của giáo dục nhà trường, gia đình và những nền giáo dục khơng khuyến kích QHTD trước hơn nhân và các em cũng nhận thức được hậu quả của việc QHTD trước hơn nhân dễ dẫn đến việc cĩ thai ngồi ý muốn sẽ ảnh hưởng đến việc học của các em. Tuy nhiên cĩ tỷ lệ khá cao học sinh cĩ thái độ cởi mở hơn trong việc QHTD trước hơn nhân (35,6%) trong đĩ 19,6% cho rằng QHTD trước hơn nhân là điều bình thường và 16% khơng cĩ ý kiến gì. Đĩ là tỷ lệ khá cao và đáng phải lưu ý. Điều này cũng phù hợp với thực tiễn hiện nay là xu hướng VTN cĩ hoạt động tình dục ngày càng sớm và vấn đề QHTD được nhìn nhận một cách thống hơn so nhiều hơn các thế hệ trước đây do nhiều lí do như: sự du nhập về lối sống văn hĩa phương Tây ngày càng lan tràn trên các phương tiện truyền thơng đại chúng, sự kiểm sốt hành vi tình dục của VTN đang ngày càng yếu đi, tuy nhiên vai trị và định hướng của gia đình và nhà trường cĩ ý nghĩa quan trọng trong việc giảm tỉ lệ QHTD trước hơn nhân của VTN , cần giáo dục cho VTN hiểu rõ về tình dục an tồn và lành mạnh: Lành mạnh là trong giới hạn tình yêu và hơn nhân, an tồn là khơng mắc các BLTQĐTD và khơng cĩ thai ngồi ý muốn. Một câu hỏi giả định được đưa ra là nếu lỡ cĩ thai ở tuổi VTN em sẽ làm gì? Câu trả lời của các em đa phần là khơng đồng ý việc NPT ở tuổi VTN (72,8%) ở thành thị 72,2% học sinh khơng đồng ý và ở nơng thơn 73,3% khơng đồng ý, khơng cĩ sự khác biệt giữa thành thị và nơng thơn về quan niệm đối với việc NPT ở tuổi VTN. Các em đều kể được là hậu quả của việc NPT ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người mẹ như cĩ thể vơ sinh, thủng tử cung, dễ bị nhiễm trùng... và tỷ lệ đồng ý về vấn đề này chiếm 27,2% là một điều đáng quan tâm và lưu ý. Bởi điều này cho thấy học sinh khơng cịn suy nghĩ khắt khe hơn trong việc NPT ở lứa tuổi này tuy nhiên các em cũng chưa lường trước được những khĩ khăn khi làm cha/mẹ ở tuổi VTN, áp lực từ gia đình, xã hội, điều kiện thực tế khĩ cho phép VTN giữ thai và cũng cĩ thể đây là tình huống giả định nên các em cịn lúng túng chưa biết đưa ra quyết định như thế nào. Trên thực tế, việc giữ thai hay cưới ở tuổi VTN chịu tác động của rất nhiều vấn đề. Chính vì thế, bên cạnh việc cung cấp thơng tin về GDGT, nhà trường và gia đình nên phối hợp cung cấp kiến thức về mang thai và làm mẹ ở tuổi VTN để các em thấy hậu quả và những khĩ khăn mà các em sẽ gặp phải. Bên cạnh đĩ cĩ những tư vấn, hỗ trợ để cĩ các biện pháp xử trí phù hợp trong từng trường hợp nhất định. Mức độ tìm hiểu thơng tin về GDGT của học sinh khá cao (60% cĩ tìm hiểu) trong đĩ thành thị (59,5%) và nơng thơn (60,5%), khơng cĩ sự khác biệt về mức độ tìm hiểu thơng tin giữa thành thị và nơng thơn. Kết quả này cho thấy học sinh đang cĩ thái độ tích cực hơn về việc tìm hiểu GDGT điều này cĩ thể do các em khơng cịn quá ngại ngùng khi tìm hiểu vấn đề này nữa và điều này cho thấy rằng phần lớn các em nhận thấy việc GDGT cho VTN là rất cần thiết và nên cởi mở và thẳng thắn hơn trong các vấn đề giới tính và các biện pháp tránh thai với lý do là muốn tránh được hậu quả xấu và sống lành mạnh thì cần phải biết những thơng tin đĩ và các thơng tin đĩ cần được phải trao đổi cơng khai tuy nhiên hiểu biết của các em mới chỉ dừng lại ở lý thuyết chứ chưa đi sâu vào từng vấn đề. Nguyên nhân của thực trạng trên cĩ thể là do các em đã được GDGT nhưng vẫn chưa được chú trọng và bài bản tại gia đình và trường lớp. Điều này cĩ thể kích thích sự tị mị của các em về các vấn đề nhạy cảm và dẫn đến hậu quả xấu và đến sức khỏe và tâm lí của các em như cĩ thai trước hơn nhân, làm mẹ ở tuổi VTN... Tuy nhiên, một điều đáng quan tâm ở đây là học sinh cĩ thái độ khơng tích cực về GDGT chiếm tỷ lệ khá cao (55,4%) trong đĩ thành thị 55.0% học sinh cĩ thái độ khơng tích cực và ở nơng thơn 55,9% học sinh cĩ thái độ khơng tích cực, tức là các em khơng chủ động trong việc tìm hiểu kiến thức GDGT đồng thời nhiều học sinh cho rằng vấn đề GDGT các em muốn dành thời gian cho việc học hơn và cĩ thể nguyên nhân khơng chỉ từ phía các em mà do gia đình, nhà trường, cán bộ y tế chưa cĩ sự quan tâm đúng mức và giáo dục các em để cĩ thái độ đúng đắn về GDGT chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các em tìm hiểu. Việc cung cấp thơng tin cho các em khơng chỉ nên đi sâu vào một vấn đề nhất định mà nên trải rộng cả các vấn đề khác đặc biệt là các vấn đề được cho là nhạy cảm từ trước đến nay. Bên cạnh đĩ, việc tạo mơi trường thuận lợi như tổ chức các buổi ngoại khĩa hay thành lập câu lạc bộ về GDGT cĩ ý nghĩa lớn để các em cĩ thể chủ động trao đổi thường xuyên hơn. Như vậy, rất cần sự quan tâm đúng mức của gia đình, nhà trường và y tế. Các chương trình truyền thơng nâng cao nhận thức về GDGT cho VTN cần cĩ những hoạt động cụ thể, hấp dẫn hơn để thu hút sự chú ý của các em học sinh, từ đĩ giúp các em nâng cao nhận thức của mình. Bên cạnh đĩ thay đổi quan điểm, tăng cường sự hợp tác, trao đổi giữa gia đình và giáo viên cũng là vấn đề cần được quan tâm. 4.3. Thực trạng nhu cầu của học sinh về giáo dục giới tính. Tỷ lệ học sinh mong muốn tìm hiểu về GDGT cao, nhìn chung học sinh ở cả thành thị và nơng thơn đều mong muốn tìm hiểu về nhiều nội dung nhưng chiếm tỷ lệ cao nhất là các BLTQĐTD (47% học sinh tham gia phỏng vấn muốn tìm hiểu) và cấu tạo, chức năng bộ phận sinh dục (41,7% học sinh tham gia phỏng vấn muốn tìm hiểu) nghiên cứu của Lê Thị Thu Hường năm 2011 cũng chỉ ra rằng các em muốn nhận thơng tin về phịng tránh các BLTQĐTD (79,7%) cao nhất sau đĩ đến các BPTT (70,8%) và TDAT (73,4%) [3]. Như vậy cĩ thể thấy các em muốn tìm hiểu thơng tin về nhiều lĩnh vực và hầu hết các em đã ý thức được tầm quan trọng của việc phịng tránh các BLTQĐTD, đây là những nhu cầu thiết thực của các em ở lứa tuổi học sinh THPT. Nhu cầu GDGT trong nhà trường rất cao, hầu hết học sinh đều cho rằng nên đưa GDGT vào chương chình ngoại khĩa (60%) cụ thể: ở thành thị tỷ lệ này là 69,5% cịn ở nơng thơn là 94,3% sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê, tỷ lệ học sinh cho rằng nên cĩ mơn học riêng cũng khá cao (18,5%) tỷ lệ này ở thành thị là 28,6%, cịn ở nơng thơn là 27,0%. Điều này cho thấy nhu cầu GDGT ở tuổi VTN ngày càng tăng và nhu cầu GDGT trong nhà trường ở thành thị cao hơn ở nơng thơn. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương, nghiên cứu này cho thấy 89,3% các học sinh cho rằng nên đưa GDGT vào giảng dạy trong nhà trường [3]. Nghiên cứu về nhận thức GDGT của học sinh trường THPT Ngơ Quyền cũng cĩ kết quả rằng 91,3% học sinh cho rằng nên đưa GDGT vào giảng dạy chính thức trong trường học [37]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chỉ ra chương trình GDGT hiện nay vẫn cịn những khĩ khăn. Trong nhà trường, nội dung giảng dạy cịn nhiều hạn chế. Giới tính và SKSS khơng phải là một mơn học riêng rẽ trong chương trình học tập của học sinh, nội dung giáo dục SKSS VTN trong nhà trường chủ yếu được thể hiện trong chương trình mơn Sinh học và mơn Giáo dục cơng dân, trong đĩ tập trung vào chương trình sinh học lớp 8 trung học cơ sở với phần giải phẫu sinh lý người. Nội dung giảng dạy cũng tùy giáo viên quyết định giảng dạy tới mức độ nào. Hướng dẫn giảng dạy về giới tính chỉ được hướng dẫn một cách sơ sài khơng cụ thể. Sự ngại ngùng khi đề cập đến vấn đề tế nhị là điều khĩ khăn, tuy nhiên cịn rất nhiều lý do ảnh hưởng tới việc giảng dạy giới tính khơng được như mong muốn. Thiếu sách vở tài liệu minh họa, khơng cĩ sự chỉ đạo lồng ghép cụ thể và chi tiết cho từng bài giảng cũng làm han chế trong khi giảng dạy [3]. Như vậy, muốn nâng cao kiến thức, thái độ và đáp ứng như cầu của học sinh về GDGT cần quan tâm nhiều hơn đến đầu tư cho giáo dục và bồi dưỡng cho các thầy cơ kiến thức sâu hơn về lĩnh vực này. Tỷ lệ học sinh muốn chia sẻ các vấn đề về giới tính cho bạn bè là cao nhất (54,2%), sau đĩ đến gia đình (49,1%) và bác sỹ (37%), thấp nhất là tỷ lệ học sinh khơng muốn chia sẻ cho ai cả (15,2%). Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Đỗ Thị Vân Anh, nghiên cứu chỉ ra rằng khi gặp những rắc rối với những vấn đề giới tính và SKSS, học sinh thường chọn bạn bè để tâm sự, chia sẻ. Trong số 307 học sinh tham gia phỏng vấn, hơn 1/3 học sinh chọn bạn bè để chia sẻ băn khoăn về giới tính và SKSS (37,5%). Chia sẻ với cha mẹ là lựa chọn sau bạn bè (22,8%) [35]. Bên cạnh đĩ, kết quả nghiên cứu cũng cĩ sự khác biệt với nghiên cứu của Lê Thị Thu Hương năm 2011, nghiên cứu thống kê rằng học sinh nhận thấy muốn trao đổi về GDGT cho gia đình chiểm tỷ lệ cao nhất (70,8%) rồi đến bạn bè (68,3%) và thầy cơ (45%) [3]. So với nghiên cứu trên thì học sinh mong muốn chia sẻ về GDGT cho gia đình cĩ xu hướng ít hơn so với bạn bè, điều này cĩ thể gải thích rằng ngày nay rất nhiều gia đình tập trung làm kinh tế nên càng ngày càng ít quan tâm hơn đến con cái của họ nên cĩ những những thắc mắc các em sẽ tìm đến bạn bè để chia sẻ. Nghiên cứu của Huỳnh Nguyễn Khánh Trang ghi nhận nguồn cung cấp các thơng tin về giới tính, tình dục ở học sinh theo thứ tự là: bạn bè gần 90%, phim ảnh gần 70%, sách báo 60%, internet gần 40%. Trong khi từ cha mẹ chỉ chiếm khoảng 20% và thầy cơ khoảng 10%. Các lý do khiến sự hạn chế trong việc trao đổi giữa cha mẹ, thầy cơ và học sinh bao gồm: - Ngần ngại hay lẩn tránh GDGT cho con/trị ở lứa tuổi học cấp 3 lý do hàng đầu là khơng biết bắt đầu khi nào và như thế nào. - Cha mẹ cho rằng con cịn nhỏ chưa cần biết. - Thầy cơ cho rằng trị sẽ thử nghiệm khi được biết. - Thái độ tiêu cực khơng quan tâm đến vấn đề này ở cha mẹ và thầy cơ. - Thái độ chủ quan khi cho rằng con/trị sẽ tự biết vấn đề giới tính khi trưởng thành [2]. Hơn nữa, các em cĩ xu hướng chia sẻ với bạn bè vì đây là đối tượng gần gũi với các em nhất về lứa tuổi nên cĩ thể thấu hiểu được vấn đề và đỡ e ngại hơn so với những đối tượng khác. Tuy nhiên, bạn bè là nguồn cũng cấp thơng tin khơng đảm bảo và đơi khi cĩ suy nghĩ sai lệch khiến các em dễ hiểu sai vấn đề. Bên cạnh đĩ đối tượng mà các em nên chia sẻ là bác sỹ lại chiếm tỷ lệ thấp hơn so với những đối tượng khác. Điều đĩ cho thấy các dịch vụ y tế về tư vấn, GDGT và chăm sĩc SKSS chưa thực sự tiếp cận và gần gũi được với các em trong vấn đề giáo dục giới tính. Kết quả trên cĩ sự khác biệt với kết quả nghiên cứu về nhận thức GDGT của học sinh trường THPT Ngơ Quyền [37], nghiên cứu này cho kết quả là tỷ lệ học sinh muốn chia sẻ các vấn đề về giới tính cho bạn bè là cao nhất (65,3%), sau đĩ đến cha mẹ (54%) rồi đến khơng ai cả (21,3%) thấp nhất là chia sẻ cho thầy cơ (7,3%), qua đây ta thấy học sinh vẫn muốn chia sẻ với bạn bè và gia đình là nhiều nhất nhưng tỷ lệ khơng muốn chia sẻ giảm đi nghĩa là càng ngày học sinh càng cĩ nhu cầu chia sẻ những vấn đề về với giới tính của mình cho ai đĩ và mong muốn được hỗ trợ, giúp đỡ. Tuy nhiên, tỷ lệ khơng muốn chia sẻ cho ai cả vẫn chiếm tỷ lệ khá cao (15,2%). Ngay cả bạn bè, gia đình là nhưng người gần gũi nhất nhưng các em cũng khơng muốn chia sẻ. Việc giấu kín những vấn đề mình đang gặp phải cĩ hậu quả rất nghiêm trọng, ban đầu cĩ thể chỉ là những dấu hiệu nhỏ như chậm kinh rong kinh ở nữ hay dậy thì muộn ở nam, đơi khi các em đã cĩ những quyết định thiếu suy nghĩ như QHTD trước hơn nhân, NPT... Tĩm lại từ những biểu hiện nhỏ nếu khơng được phát hiện và điều trị kịp thời cĩ thể dẫn đến vơ sinh, ảnh hưởng rất lớn đến hạnh phúc sau này của các em. Thêm vào đĩ, nếu như cĩ thắc mắc mà khơng được gải quyết, khơng được chia sẻ thì cĩ thể dẫn đến nguy cơ gia tăng các rối loạn tâm thần như trầm cảm, lo lắng, cĩ ý định tự tử.... Cĩ thể cĩ rất nhiều lí do tại sao các em lại khơng muốn chia sẻ vấn đề giới tính như đây là vấn đề nhạy cảm các em vẫn cịn e ngại hay do tính cách trầm của các em, ít tâm sự, sống nội tâm.... nhưng lí do phải kể đến là khơng cĩ ai đủ tin tưởng để các em chia sẻ, cĩ thể cĩ em khơng cĩ bạn thân, cĩ thể do gia đình chưa thực sự cởi mở trong vấn đề này đối với các em. Một nghiên cứu ghi nhận các trẻ VTN thường thảo luận các vấn đề liên quan đến giới tính và tình dục với mẹ sẽ ít cĩ xu hướng cĩ hoạt động tình dục sớm và cĩ quan điểm chín chắn hơn về QHTD so với trẻ khơng cĩ thảo luận với mẹ. Kết quả này đặt ra vai trị quan trọng giữa việc trao đổi của cha mẹ với con cái về vấn đề giới tính ở trẻ VTN [2]. Theo nghiên cứu của Trung tâm chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em-KHHGĐ, đại đa số các em cho rằng bố mẹ là người trực tiếp giáo dục, nĩi cho con gái mình về giới tính, SKSS. Sự giáo dục của bố mẹ ở đây khơng phải là những bài giảng như trên lớp mà thơng qua cuộc sống hàng ngày dưới hình thức tâm sự với con. Tuy nhiên, kết quả của một số cuộc khảo sát xã hội học ban đầu cho thấy, gia đình hiện tại đĩng vai trị khá mờ nhạt trong giáo dục cho giới trẻ. Về mặt chủ quan bản thân cha mẹ và các bậc lớn tuổi trong gia đình nhất là ở các vùng nơng thơn cịn thiếu thơng tin trong lĩnh vực này. Vì vậy, gia đình hoặc khơng quan tâm, hoặc là gặp rất nhiều khĩ khăn trong việc GDGT cho con cái họ một cách hệ thống [3]. Qua đây ta thấy rằng, muốn gia đình là nơi các em tin cậy lựa chọn và cha mẹ sẵn sàng cung cấp những thơng tin đúng cho các em thì ngồi việc thay đổi suy nghĩ và thái độ của cha mẹ về GDGT mà cịn phải cung cấp thêm cho cha mẹ những kiến thức đúng về vấn đề này. Cĩ sự khác nhau giữa thành thị và nơng thơn trong việc lựa chọn đối tượng để chia sẻ vấn đề về giới tính: học sinh ở thành thị lựa chọn bạn bè (56,6%) là đối tượng để chia sẻ nhiều nhất sau đĩ đến gia đình (43,1%) nhưng học sinh ở nơng thơn lựa chọn gia đình (55,9%) là đối tượng để chia sẻ nhiều nhất sau đĩ đến bạn bè (43,4%). Điều này cĩ thể do ở thành thị bố mẹ thường tập trung vào cơng việc, bố mẹ làm cơng nhân viên chức và buơn bán nhều nên thường xuyên khơng cĩ nhà và ít dành thời gian quan tâm đến con cái làm cho các em cảm thấy bố mẹ chưa thực sự gần gũi để cĩ thể chia sẻ các vấn đề của mình nên học sinh ở thành thị lựa chọn bạn bè để chia sẻ nhiều hơn là gia đình. Ở nơng thơn thì ngược lại cha me các em thường xuyên ở nhà hơn nên cĩ nhiều thời gian tiếp xúc với các em vì vậy các em thường lựa chọn gia đình để tâm sự hơn là bạn bè. Cĩ sự khác biệt trong việc lựa chọn hình thức GDGT giữa nơng thơn và thành thị, học sinh ở thành thị mong muốn được tư vấn trực tiếp hơn (64,3%) trong khi đĩ học sinh ở nơng thơn lại muốn được GDGT thơng qua thơng tin đại chúng (58,4%), Cĩ thể nĩi các em sống ở thành phố mạnh dạn hơn trong việc tiếp cận các dịch vụ tư vấn về GDGT nhưng nhìn chung các em muốn được tư vấn trực tiếp (53,4%) cao hơn trong thơng tin đại chúng. Nghiên cứu của Đỗ Thị Vân Anh cũng chỉ ra rằng nguồn thơng tin các em mong muốn nhận được từ tư vấn trực tiếp (56,8%) cao hơn qua thơng tin đại chúng (43,2%). Tuy nhiên từ 2 kết quả trên ta thấy cĩ sự chênh lệch khơng đáng kể về nhu cầu của học sinh từ 2 hình thức giáo dục này. Nếu xét theo giới tính thì cả nam và nữ đều mong muốn được tư vấn trực tiếp hơn là qua thơng tin đại chúng. Tư vấn trực tiếp thơng qua gia đình, bạn bè, cán bộ y tế đều mang lại những thơng tin chính xác hơn là thơng tin đại chúng mà các em đang được tiếp cận hiện nay. Ở tuổi VTN đa phần các em đều được tiếp xúc với máy tính, điện thoại thơng minh cĩ internet. Một điều đáng nĩi là thơng tin đại chúng hiện nay đang ngày càng nhiều những thơng tin sai lệch, hình ảnh đồi trụy khĩ kiểm sốt, thêm vào đĩ rất khĩ khăn trong việc quản lý các em tiếp xúc với nguồn thơng tin này một cách hiệu quả, lành mạnh. Vì vậy chúng ta phải tăng cường việc tư vấn trực tiếp với các em hơn và tăng cường kiểm sốt các nguồn thơng tin từ mạng internet. Nhìn chung nhu cầu về GDGT của các em vẫn cịn hạn chế (60,8% khơng cĩ nhu cầu). Điều này chứng tỏ các em vẫn cịn e ngại trong việc tiếp cận về GDGT và các em chưa nhận thức được tầm quan trọng của GDGT đối với chính bản thân các em và những hậu quả cĩ thể xảy ra nếu khơng cĩ đủ kiến thức về GDGT. Những nguyên nhân chính gây nên tình trạng nhu cầu tìm hiểu về giới tính của các em cịn thấp là: về phía người bảo hộ, chăm sĩc các em cịn chưa hiểu được chính xác hiệu quả của việc GDGT mang lại nên chưa cĩ những tác động đúng đắn đến suy nghĩ của các em về vấn đề này. Nhiều cha mẹ cịn chưa hiểu rõ những thay đổi về thể chất và tinh thần trong giai đoạn dậy thì và các vấn đề cĩ thể gặp phải đối với các em do đĩ cịn hạn chế việc hướng dẫn, giúp các em cĩ thể tiếp xúc và định hướng cho các em hướng đi đúng đắn để các em cĩ thể tìm hiểu và tăng vốn kiến thức trong giáo giục giới tính. Một phần do gia đình cịn tập trung vào vấn đề kinh tế nên khơng cĩ nhiều thời gian quan tâm, chia sẻ với các em dẫn đến khơng gần gũi được các em và chưa tạo được niềm tin với các em trong việc chia sẻ các vấn đề về giới tính. Cịn về phía xã hội chưa thật sự cĩ những chương trình, biện pháp tối ưu để giúp các em cĩ thể nhận thức được mình cần phải cĩ kiến thức về GDGT. Vì vậy để giúp các em trang bị được đầy đủ kiến thức và cĩ ý thức tự giác trong tìm hiểu về vấn đề giới tính thì trước hết chúng ta cần cĩ sự quan tâm của lãnh đạo các cấp trong chỉ đạo thực hiện việc nâng cao nhận thức của cha mẹ, thầy cơ về tầm quan trọng của GDGT để cha mẹ, thầy cơ là nguồn thơng tin chính xác và tin cậy đối với các em và giúp cho chính các em đã và đang mong muốn tìm hiểu về GDGT được đáp ứng nhu cầu, bên cạnh đĩ giúp những em chưa cĩ ý định tìm hiểu về vấn đề này thay đổi suy nghĩ của mình, nhận thức được đây là một vấn đề hồn tồn bình thường ở lứa tuổi các em, các em cần phải cĩ những kiến thức về vấn đề này để phịng bệnh cho chính bản thân các em. Cĩ sự khác biệt giữa vùng thành thị và nơng thơn về nhu cầu GDGT: học sinh ở nơng thơn cĩ nhu cầu GDGT thấp hơn học sinh ở thành thị (33,1% và 44,7%), sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Điều này cĩ thể do ở thành thị các em được tiếp xúc với nhiều phương tiện thơng tin đại chúng đa dạng và hiệu quả hơn kèm theo việc GDGT thường xuyên hơn nên các em cĩ suy nghĩ tích cực hơn về việc tìm hiểu GDGT từ đĩ mạnh dạn thể hiện nhu cầu của mình. Cịn ở nơng thơn do kiến thức của các em cịn hạn chế kèm theo một phần ảnh hưởng của phong tục tập quán địa phương hay quan niệm phong kiến từ ơng bà cha mẹ điều đĩ khiến nhu cầu của các em cịn hạn chế hoặc e ngại trong việc thể hiện nhu cầu của mình. KẾT LUẬN Từ các kết quả nghiên cứu trên, chúng em có mợt sớ kết luận sau: Thực trạng kiến thức, thái độ của học sinh về giáo dục giới tính Kiến thức Tỷ lệ học sinh cĩ kiến thức đúng và đủ về chu kì kinh nguyệt ở thành thị (58,8%) cao hơn nơng thơn (49,5%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ học sinh ở thành thị cĩ kiến đúng và đủ về dấu hiệu dậy thì của nữ (22,8%) cao hơn ở nơng thơn (13,2%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ học sinh nơng thơn cĩ kiến thức về hiện tượng sinh dục bất thường ở nữ giới (65,1%) thấp hơn ở thành thị (75,2%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ học sinh cĩ kiến thức về hiện tượng sinh dục bất thường ở nam giới thấp (27,9%), trong đĩ học sinh ở thành thị (25,4%) biết thấp hơn ở nơng thơn (34,5%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ học sinh đã từng nghe về QHTD cao, hiểu biết về thời điểm dễ mang thai trong chu kỳ kinh nguyệt và tỷ lệ học sinh biết ≥3 BPTT chiếm tỷ lệ khá cao ở thành thị và nơng thơn (53,4% và 50,9%). Tỷ lệ học sinh cĩ kiến thức đúng và đủ về khả năng mang thai khi QHTD ở nơng thơn (79,0%) cao hơn thành thị (67,2%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Chiếm tỷ lệ cao học sinh biết các BLTQĐTD ở nơng thơn và thành thị (44,8% và 48,6%) Tỷ lệ học sinh biết cách phịng BLTQĐTD chiếm tỷ lệ cao (76,4%) và học sinh ở thành thị cĩ hiểu biết chiếm tỷ lệ cao hơn học sinh ở nơng thơn (80,7% và 71,5%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Tỷ lệ học sinh cĩ kiến thức đạt về GDGT khá cao và học sinh ở thành thị cĩ tỷ lệ kiến thức đạt về GDGT cao hơn học sinh ở nơng thơn (57,9% và 49,1%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. Thái độ - Tỷ lệ học sinh ở vùng nơng thơn cĩ quan điểm đúng về QHTD trước hơn nhân chiếm 24,2% cao hơn tỷ lệ học sinh ở vùng thành thị (15,4%), sự khác biệt cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05. - Quan niệm sai của học sinh về việc NPT ở tuổi VTN chiếm tỷ lệ khá cao (72,2% ở thành thị và 73,3% ở nơng thơn). - Học sinh ở vùng thành thị và nơng thơn thường xuyên tìm hiểu thơng tin về GDGT cịn thấp (4,2% và 6,8%). - Tỷ lệ học sinh cĩ thái độ khơng tích cực về GDGT chiếm tỷ lệ khá cao, ở thành thị cĩ tỷ lệ 55,0%, ở nơng thơn cĩ tỷ lệ 55,9%. Thực trạng nhu cầu của học sinh về giáo dục giới tính - Tỷ lệ học sinh có nhu cầu đưa GDGT vào trong nhà trường chiếm tỷ lệ cao trong đó nhu cầu đưa GDGT vào chương trình ngoại khóa là cao nhất (69,5% ở thành thị và 94,3% ở nơng thơn). - Tỷ lệ học sinh ở thành thị muớn chia sẻ vấn đề về giới tính với bạn bè cao nhất (56,6%), ở nơng thơn học sinh chọn gia đình để chia sẻ vấn đề giới tính là cao nhất (55,9%). - Học sinh ở nơng thơn lựa chọn hình thức thơng tin đại chúng cao hơn học sinh ở thành thị (58,4% và 35,7%), chiếm tỷ lệ thấp hơn về lựa chọn tư vấn trực tiếp so với học sinh thành thị (41,6% và 64,3%). - Học sinh ở nơng thơn cĩ nhu cầu GDGT thấp hơn học sinh ở thành thị (33,1% và 44,7%), sự khác biệt này cĩ ý nghĩa thống kê với p<0,05 KHUYẾN NGHỊ Dựa vào phần kết quả và bàn luận, chúng em cĩ một số khuyến nghị nhằm giúp cho các bậc cha mẹ, nhà trường, các nhà hoạch định chính sách, các em học sinh cĩ những kế hoạch và hành động cụ thể hơn nữa, giúp cho VTN nĩi chung và học sinh THPT nĩi riêng hướng tới một cuộc sống lành mạnh và cĩ hành vi tình dục an tồn. Cụ thể: Đối với cơ sở giáo dục: Trong các buởi ngoại khóa, giáo viên bợ mơn Sinh học cần cung cấp cho các em kiến thức về cấu tạo, chức năng bợ phận sinh dục, các dấu hiệu bất thường ở tuởi dậy thì ở cả nam và nữ, một số BLTQĐTD thường gặp ... Đới với học sinh ở nơng thơn: Nhà trường, gia đình và nhân viên y tế cần khuyến khích các em tìm hiểu các thơng tin về GDGT, giúp các em nhận ra được việc tìm hiểu kiến thức GDGT là cần thiết, khơng phải e ngại hay xấu hở. Đới với thành thị: Phụ huynh học sinh cần định hướng cho các em những nguờn thơng tin bở ích về GDGT, tránh sự tiếp cận những nguờn thơng tin khơng lành mạnh. TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Đỗ Thị Vân Anh (2011), Kiến thức, thái độ, hành vi và một số yếu tố liên quan về quan hệ tình dục tại một số trường THPT quận Đống Đa-Hà Nội, năm 2011. 2. Phạm Thanh Hải, Huỳnh Thị Thu Thủy Phá thai ở nữ vị thành niên. 3. Lê Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Phương và Ngơ Thị Diện (2011), Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về giáo dục giới tính và một số yếu tố liên quan của học sinh trung học phổ thơng chuyên Bắc Ninh năm 2011. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo và Ủy ban dân số- gia đình và trẻ em (2005), Giáo dục dân số sức khỏe sinh sản vị thành niên (Tài liệu tập huấn giáo viên các trường phổ thơng), Nhà xuất bản Nơng nghiệp, Hà Nội. 5. Bộ Y Tế (2001), Chiến lược Quốc gia về Chăm sĩc Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 – 2010, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân. 6. Bộ Y tế. (2002). Hướng dẫn cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với vị thành niên và thanh niên. 7. Bộ Y tế. (2005). Điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam: Hà Nội, tr 45,52. 8. Bộ Y tế (2009), Sức khỏe sinh sản, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 9. Bùi Ngọc Oánh (2003), Đề cương bài giảng Tâm lý học Giới tính, Trường Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh. 10. Chương trình hợp tác y tế Việt Nam-Thụy Điển và Trường Đại học Y Thái Bình (2002), Sức khỏe vị thành niên ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 11. Đào Xuân Dũng (1997), Giáo dục sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, phương pháp, nội dung, mục đích, Chương trình hợp tác y tế Việt Nam - Thụy Điển, lĩnh vực BMTE/KHHGĐ, Hà Nội, tr. 71-120. 12. Đỗ Hà Thế Bình (2007), Thực trạng việc quản lý giáo dục giới tính cho học sinh ở các trường THCS tại huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương và một số giải pháp, Luận văn thạc sĩ giáo dục học, Trường Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh. 13. Đỗ Ngọc Tấn và Nguyễn Văn Thắng (2004), "Tổng quan các nội dung nghiên cứu về sức khỏe, sức khỏe sinh sản vị thành niên ở Việt Nam từ năm 1995 đến 2003", Viện khoa học Dân số Gia đình và Trẻ em, Hà Nội. 14. Hiệp hội kế hoạch hĩa gia đình quốc tế (IPPF) Hội kế hoạch hĩa gia đình Việt Nam (VINAFPA) và EC/UNFPA Dự án RAS/98/P19. (2002). Sức khỏe sinh sản vị thành niên. 15. Hồ Mạnh Tường, "Giáo dục giới tính ở Vị thành niên", from: 16. Lê Cự Linh Nguyễn Thanh Nga, Nguyễn Đức Thành, Đào Hồng Bách, (2009), "Thực trạng sức khỏe thanh thiếu niên huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương: Các kết quả sơ bộ từ dự án nghiên cứu dọc tại Chililab", Hội Y tế cơng cộng, 10. 17. Lê Huỳnh Thị Cẩm Hồng và Trương Trọng Hồng (2008), Kiến thức, thái độ và nhu cầu giáo dục về giới tính của học sinh trường THCS Ngơ Tất Tố, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh. 18. Liên minh Châu Âu/Quỹ dân số Liên Hiệp Quốc. (2005). Báo cáo điều tra ban đầu chương trình RHIYA VN: Hà Nội, tr 28, 43, 72-74. 19. Nguyễn Thị Bích Hằng (2000), Nghiên cứu sự hiểu biết một số kiến thức về sức khỏe sinh sản VTN của học sinh dân tộc một số trường nội trú tỉnh Sơn La, Luận văn Thạc sỹ khoa học, Đại học Sư phạm Hà Hội. 20. Nguyễn Thị Lan (2004), Nghiên cứu một số chỉ tiêu thể lực và sinh lý của các em trai, gái thuộc một số dân tộc ít người tại Vĩnh Phúc và Phú Thọ. 21. Nguyễn văn Trường (2007), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản của học sinh trung học phổ thơng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Luận văn Thạc sỹ Y học, Trường Đại học Y khoa - Đại học Thái Nguyên. 22. Quan Lệ Nga, Khuất Thu Hồng, Đỗ Trọng Hiếu và cộng sự, (1997), "Sức khỏe sinh sản vị thành niên", Điều tra cơ bản tại Hà Nội, Vĩnh Phú, Thái Bình. 23. Tổng cục thống kê. (2009). Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ 2: Trung tâm Tư liệu và Dịch vụ Thống kê - Tổng Cục Thống kê, Hà Nội. 24. Trần Thị Loan (2002), "Nghiên cứu một số chỉ số thể lực và trí tuệ của học sinh từ 6-17 tuổi tại quận Cầu Giấy, Hà Nội". 25. Trung tâm chăm sĩc sức khỏe tỉnh Thái Bình. (2014). Tỉ lệ nạo phá thái ở tuổi VTN năm 2014-2015. 26. Trung tâm nghiên cứu dân số và sức khỏe nơng thơn (2002), Tổng quan về sức khỏe vị thành niên trên thế giới và Việt Nam, Nhà xuất bản Y học. 27. Trường Đại học Y tế cơng cộng (2008), Bài giảng Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. 28. Trường Trung học phổ thơng Đơng Thụy Anh (2014), "Ngoại khĩa sức khỏe vị thành niên 8-3-2014", from: ]. 29. UNFPA (1998), Tình trạng dân số thế giới, Nhà xuất bản Y học. 30. UNFPA (1999), Sức khỏe sinh sản vị thành niên, Nhà xuất bản Y học. 31. Ủy ban Dân số gia đình và trẻ em (2005), Cẩm nang truyền thơng về chăm sĩc sức khỏe sinh sản Vị thành niên. 32. Ủy ban Quốc gia dân số và kế hoạch hĩa gia đình (1999), "Khảo sát đánh giá về kiến thức, thái độ và thực hành của thanh thiếu niên Hải Phịng với các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản". 33. Viện nghiên cứu gia đình và giới. (2003). Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt Nam lần thứ nhất năm 2003: Viện hàn lâm khoa học Xã hội Việt Nam. 34. Vương Thị Thu Thủy (2001), Nghiên cứu một số chỉ tiêu về tầm vĩc – thể lực và sinh lý của học sinh từ 12 – 18 tuổi ở huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ khoa học, Đại học Sư phạm Hà Hội. 35. Bài giảng Sản phụ khoa (2013), Bài giảng sức khỏe sinh sản vị thành niên, 36. Nguyễn Thị Linh Đơn (2006), Kiến thức, thái độ và nhu cầu về giáo dục giới tính ở học sinh THPT Sương Nguyệt Ánh Q.10 TPHCM 6/2006, Luận văn tốt nghiệp Cử nhân Y Tế Cơng Cộng, Khoa Y Tế Cơng Cộng, , Đại học Y Dược TPHCM. TIẾNG ANH 37. Hans David Tampubolon (2010), " Indonesia sees pre-marital sex active among teenagers, McClatchy - Tribune Business News, access date: 11/01-2011, in ". 38. J.Anne và S.Smith (2007), "Adolescent: Sexuality and sexual assault-why they think they know it all, and why we still have so much to learn", FAMSACA, Melbourne. 39. Vu Quy Nhan and Ngo Dang Minh Hang. (1996). Reproductive Behaviour of Unmariried Urban Students of Age 17-24 in Vietnam.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxkien_thuc_thai_do_va_nhu_cau_giao_duc_gioi_tinh_cua_hoc_sinh_hai_truong_trung_hoc_pho_thong_nguyen_d.docx
Tài liệu liên quan