Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm

Trong phản ứng này, ion 3 HCO nhường proton, thể hiện tính chất của axit. Nhận xét: Muối NaHCO3 có tính lưỡng tính, là tính chất của ion 3 HCO : Khi tác dụng với axit, nó thể hiện tính bazơ ; khi tác dụng với bazơ, nó thể hiện tính axit. Tuy nhiên, tính bazơ chiếm ưu thế.

pdf3 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 1905 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 24. Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 1 - BÀI 24. KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM TÀI LIỆU BÀI GIẢNG A. ĐƠN CHẤT I. Vị trí và cấu tạo nguyên tử 1. Vị trí của kim loại kiềm trong bảng tuần hoàn Sáu nguyên tố hoá học đứng sau các nguyên tố khí hiếm là liti (Li), natri (Na), kali (K), rubiđi (Rb), xesi (Cs), franxi (Fr) được gọi là các kim loại kiềm. Các kim loại kiềm thuộc nhóm IA, đứng ở đầu mỗi chu kì (trừ chu kì 1). 2. Cấu tạo và tính chất của nguyên tử kim loại kiềm Cấu hình electron : Kim loại kiềm là những nguyên tố s. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử chỉ có 1e, ở phân lớp ns1 (n là số thứ tự của chu kì). So với những electron khác trong nguyên tử thì electron ns 1 ở xa hạt nhân nguyên tử nhất, do đó dễ tách khỏi nguyên tử. Năng lượng ion hoá : Các nguyên tử kim loại kiềm có năng lượng ion hoá I1 nhỏ nhất so với các kim loại khác. Thí dụ : Kim loại : Na Mg Al Fe Zn I1 (kJ/mol): 497 738 578 759 906 Do vậy, các kim loại kiềm có tính khử rất mạnh : M M + + e Trong nhóm kim loại kiềm, năng lượng ion hoá I1 giảm dần từ Li đến Cs. Số oxi hoá : Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm chỉ có số oxi hoá +1. Thế điện cực chuẩn : Các cặp oxi hoá - khử M+/M của kim loại kiềm đều có thế điện cực chuẩn có giá trị rất âm. II. TÍNH CHẤT VẬT LÍ Một số hằng số vật lí của kim loại kiềm Nguyên tố Li Na K Rb Cs Nhiệt độ sôi (oC) 1330 892 760 688 690 Nhiệt độ nóng chảy (oC) 180 98 64 39 29 Khối lượng riêng (g/cm3) 0,53 0,97 0,86 1,53 1,90 Độ cứng (kim cương có độ cứng là 10) 0,6 0,4 0,5 0,3 0,2 Mạng tinh thể Lập phương tâm khối III. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC Bảng : Một số đại lượng đặc trưng của kim loại kiềm Nguyên tố Li Na K Rb Cs Cấu hình electron [He]2s1 [Ne]3s1 [Ar]4s1 [Kr]5s1 [Xe]6s1 Bán kính nguyên tử (nm) 0,123 0,157 0,203 0,216 0,235 Năng lượng ion hoá I1 (kJ/mol) 520 497 419 403 376 Độ âm điện 0,98 0,93 0,82 0,82 0,79 Thế điện cực chuẩn o M /M E (V) - 3,05 - 2,71 - 2,93 - 2,92 - 2,92 Các nguyên tử kim loại kiềm đều có năng lượng ion hoá I1 thấp và thế điện cực chuẩn E O có giá trị rất âm. Vì vậy kim loại kiềm có tính khử rất mạnh. 1. Tác dụng với phi kim Hầu hết các kim loại kiềm có thể khử được các phi kim. Thí dụ, kim loại Na cháy trong môi trường khí oxi khô tạo ra natri peoxit Na2O2. Trong hợp chất peoxit, oxi có số oxi hoá -1 : 2Na + O2 Na2O2 (r) Natri tác dụng với oxi trong không khí khô ở nhiệt độ phòng, tạo ra Na2O : Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 24. Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 2 - 4Na + O2 2Na2O (r) 2. Tác dụng với axit Do thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử 2 o 2H /H E = 0,00 V, thế điện cực chuẩn của cặp oxi hoá - khử của kim loại kiềm có giá trị từ –3,05 V đến –2,94 V, nên các kim loại kiềm đều có thể khử dễ dàng ion H+ của dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng) thành khí H2 (phản ứng gây nổ nguy hiểm) : 2M + 2H + 2M + + H2 3. Tác dụng với nước Xem phim 1 Vì thế điện cực chuẩn ( o M /M E ) của kim loại kiềm nhỏ hơn nhiều so với thế điện cực chuẩn của nước ( 2 2 o H O / H E = -0,41 V) nên kim loại kiềm khử được nước dễ dàng, giải phóng khí hiđro : 2M + H2O 2MOH (dd) + H2 Do vậy, các kim loại kiềm được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong dầu hoả. B. MỘT SỐ HỢP CHẤT QUAN TRỌNG CỦA KIM LOẠI KIỀM I. NATRI HIĐROXIT, NaOH 1. Tính chất Natri hiđroxit là chất rắn, không màu, dễ hút ẩm, dễ nóng chảy (322oC), tan nhiều trong nước. Natri hiđroxit là bazơ mạnh, khi tan trong nước nó phân li hoàn toàn thành ion : NaOH(dd) Na + (dd) + OH – (dd) Tác dụng với axit, oxit axit tạo thành muối và nước. Xem phim 2 Tác dụng với một số dung dịch muối, tạo ra bazơ không tan. Thí dụ : Cu 2+ (dd) + 2OH – (dd) Cu(OH)2 (r) 2. Điều chế Điện phân dung dịch NaCl (có vách ngăn) : 2NaCl + 2H2O ®iÖn ph©n cã v¸ch ng¨n H2 + Cl2 + 2NaOH Dung dịch NaOH thu được có lẫn nhiều NaCl. Người ta cho dung dịch bay hơi nước nhiều lần, NaCl ít tan so với NaOH nên kết tinh trước. Tách NaCl ra khỏi dung dịch, còn lại là dung dịch NaOH. II. NATRI HIĐROCACBONAT VÀ NATRI CACBONAT 1. Natri hiđrocacbonat, NaHCO3 Bị phân huỷ bởi nhiệt : 2NaHCO3 ot Na2CO3 + H2O + CO2 Tính lưỡng tính : Xem phim 3 NaHCO3 là muối của axit yếu, tác dụng được với nhiều axit NaHCO3 + HCl NaCl + H2O + CO2 Phương trình ion rút gọn : 3HCO + H + H2O + CO2 Trong phản ứng này, ion 3HCO nhận proton, thể hiện tính chất của bazơ. NaHCO3 là muối axit, tác dụng được với dung dịch bazơ tạo ra muối trung hoà : NaHCO3 + NaOH Na2CO3 + H2O Phương trình ion rút gọn : 3HCO + OH – 2 3CO + H2O Trong phản ứng này, ion 3HCO nhường proton, thể hiện tính chất của axit. Nhận xét: Muối NaHCO3 có tính lưỡng tính, là tính chất của ion 3HCO : Khi tác dụng với axit, nó thể hiện tính bazơ ; khi tác dụng với bazơ, nó thể hiện tính axit. Tuy nhiên, tính bazơ chiếm ưu thế. 2. Natri cacbonat, Na2CO3 Natri cacbonat dễ tan trong nước, nóng chảy ở 850OC. Na2CO3 là muối của axit yếu, tác dụng được với nhiều axit : Na2CO3 + 2HCl 2NaCl + H2O + CO2 Khóa học LTĐH đảm bảo môn Hóa-Thầy Sơn Bài 24. Kim loại kiềm và hợp chất của kim loại kiềm Hocmai.vn – Ngôi trường chung của học trò Việt Tổng đài tư vấn: 1900 58-58-12 - Trang | 3 - Phương trình ion rút gọn : 2 3CO + 2H + H2O + CO2 Ion 2 3CO nhận proton, có tính chất của một bazơ. Muối Na2CO3 có tính bazơ. Giáo viên: Phạm Ngọc Sơn Nguồn: Hocmai.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai_24.Tai_lieu_kim_loai_kiem.pdf
  • pdfBai_24._Bai_tap_kim_loai_kiem.pdf
  • pdfBai_24._Dap_an_bai_tap_kim_loai_kiem.pdf
Tài liệu liên quan