Kinh tế học - Chương 4: Khả năng áp dụng Kinh tế môi trường ở Việt Nam

Thứ tư, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai. • Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận tới những nguồn lực chung và được phân phối công bằng những lợi ích công cộng, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau, sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo lại được, gìn giữ và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; xây dựng lối sống lành mạnh, hài hoà, gần gũi và yêu quý thiên nhiên.

pdf66 trang | Chia sẻ: huyhoang44 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh tế học - Chương 4: Khả năng áp dụng Kinh tế môi trường ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 4. Khả năng áp dụng Kinh tế môi trường ở Việt Nam TS.  Hoàng  Văn  Long Chương 4. Khả năng áp dụng Kinh tế môi trường ở Việt Nam 4.1. Hiện trạng phát triển kinh tế Việt Nam   4.2. Hiện trạng và khả năng sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường (Công cụ kinh tế và Công cụ Chính sách) 4.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên quan điểm phát triển bền vững và Kinh tế môi trường 4.4. Chiến lược sử dụng tài nguyên và thiên nhiên trên quan điểm Kinh tế môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam   4.5. Giới thiệu về Đánh giá tác động môi trường (Công cụ Chính sách) 4.1.  Hiện  trạng  phát  triển  kinh  tế  Việt  Nam • Việt  Nam  là  một  câu  chuyện  thành  công  về quá  trình  phát  triển.  Công  cuộc   Đổi  mới  kinh  tế và  chính  trị bắt  đầu  triển  khai  từ năm  1986  đã  đưa  Việt   Nam  từ một  trong  những  quốc  gia  nghèo  nhất  trên  thế giới  với  thu  nhập   bình  quân  đầu  người  dưới  100  đô  la  Mỹ,  trở thành  quốc  gia  có  thu  nhập   trung  bình  thấp  chỉ trong  vòng  25  năm  với  thu  nhập  đầu  người  lên  tới   1.960  USD  năm  2013.  Việt  Nam  đã  hoàn  thành  4  trong  10  Mục  tiêu  Phát   triển  Thiên  niên  kỷ và  dự kiến  sẽ hoàn  thành  thêm  3  mục  tiêu  nữa  trong   năm  2015.   
 • Trong  một  vài  thập  kỷ vừa  qua  Việt  Nam  đã  đạt  được  những  tiến  bộ đáng   ghi  nhận  về giảm  nghèo.  Hiện  nay  tỉ lệ người  nghèo  đã  giảm  xuống  dưới   10%  từ mức  60%  trong  thập  niên  1990.  Trong  cùng  khoảng  thời  gian  đó,   mức  thu  nhập  trung  bình  của  nhóm  40%  số dân  nghèo  nhất  tăng  trung   bình  9%/năm.   Tham  khảo:  Định  hướng  Chiến  lược  Phát  triển  bền  vững ở Việt  Nam Mục  tiêu  phát  triển  thiên  niên  kỷ Mục  tiêu  7:  Đảm  bảo  bền  vững  về  môi  trường Việt  Nam  đã  và  đang  đạt  được  những  tiến  bộ đáng  khích  lệ về bền  vững  môi  trường  nhưng  đến   năm  2015  có  nhiều  khả năng  sẽ không  đạt  được  MDG  7.  Biến  đổi  khí  hậu  đang  khiến  cho  việc   đạt  được  các  mục  tiêu  quan  trọng  của  MDG  ngày  càng  khó  hơn.  Các  thành  tựu  đã  đạt  được  cho   đến  nay  bao  gồm  đưa  các  nguyên  tắc  phát  triển  bền  vững  vào  chiến  lược  phát  triển  kinh  tế-­‐xã   hội  (giai  đoạn  từ 2011  đến  2020)  và  vào  các  kế hoạch  phát  triển  kinh  tế xã  hội  (giai  đoạn  từ 2006  đến  2010  và  từ 2011  đến  2015).  Diện  tích  rừng  bao  phủ tăng  từ 28,8%  năm  1990  lên   39,5%  tổng  diện  tích  đất  năm  2010.  Hơn  96%  tổng  số hộ gia  đình  đã  được  sử dụng  năng  lượng   hiện  đại  và  được  sử dụng  điện  lưới.    
 Mặc  dù  tỷ lệ khí  thải  nhà  kính  của  Việt  Nam  thấp,  chỉ chiếm  0,3%  tổng  lượng  khí  thải  toàn  cầu   năm  2004  song  lượng  khí  thải  CO2  tính  theo  đầu  người  đã  tăng  bốn  lần  trong  giai  đoạn   1990-­‐2008.  Việc  sử dụng  năng  lượng  (tương  đương  kg  dầu)  trên  1.000  đô  la  GPD  (PPP)  giảm  từ 407  năm  1990  xuống  còn  267  năm  2008.  Điều  này  có  nghĩa  năng  suất  tạo  ra  PPP  (Purchasing   Power  Parity)  từ  năng  lượng  tăng. 
 Trong  khi  đó,  năm  2011,  92%  hộ gia  đình  đã  được  sử dụng  nước  sạch  an  toàn,  tăng  lên  từ mức   78,7%  vào  năm  2000.  Các  hộ gia  đình  nông  thôn  được  sử dụng  nước  sạch  tăng  từ 73,5  lên   89,4%  trong  thập  kỷ qua.  Năm  2011,  78%  tổng  số hộ gia  đình  và  71,4%  các  hộ gia  đình  ở nông   thôn  được  sử dụng  hố xí  hợp  vệ sinh,  tăng  lên  từ mức  44,1%  và  32,5%  vào  năm  2000.  Tỷ lệ dân   sống  trong  nhà  tạm  giảm  từ 15,9%  năm  1999  xuống  còn  7,8%  năm  2009. 4.1.  Hiện  trạng  phát  triển  kinh  tế  Việt  Nam  (2) • Trong  vòng  10  năm  qua  tỉ lệ tăng  trưởng  kinh  tế Việt  Nam  đạt   6,4%/năm  nhưng  tốc  độ tăng  trưởng  gần  đây  đang  suy  giảm.  Năm   2013,  GDP  chỉ tăng  5,4%  và  dự tính  sẽ ở mức  tương  đương  trong   năm  2014.  Tuy  tăng  trưởng  kinh  tế còn  thấp  và  nằm  dưới  mức   tiềm  năng  nhưng  Việt  Nam  đã  thành  công  trong  việc  cải  thiện  ổn   định  kinh  tế vĩ  mô.  Lạm  phát  giảm  từ mức  đỉnh  23%  vào  thời  điểm   tháng  8/2013  xuống  còn  4,2%  tháng  8/2014.   • Xuất  khẩu  vẫn  là  cỗ máy  quan  trọng  thúc  đẩy  tăng  trưởng.  Ước   tính  giá  trị xuất  khẩu  tính  bằng  đồng  USD  tăng  15,9%  trong  năm   tháng  đầu  năm  2014,  cao  hơn  các  nước  khác  trong  khu  vực.  Các   mặt  hàng  xuất  khẩu  sử dụng  nhiều  lao  động  như  dệt  may,  giày  dép   và  đồ gỗ tiếp  tục  tăng  nhanh.  Các  mặt  hàng  mới  bổ sung  vào  danh   sách  xuất  khẩu  gần  đây  bao  gồm  các  sản  phẩm  công  nghệ cao  và  có   giá  trị cao  như  điện  thoại  di  động,  máy  tính,  sản  phẩm  điện  tử và   phụ tùng  xe  hơi  cũng  tăng  trưởng  nhanh. Tăng  trưởng  và  phát  triển  kinh  tế 
 • Tăng  trưởng  kinh  tế đề cập  đến  sự gia  tăng  mức  tổng   sản  lượng  (thu  nhập)  của  nền  kinh  tế trong  một   khoảng  thời  gian  nhất  định  (1  năm);     • Phát  triển  kinh  tế được  hiểu  là  quá  trình  tăng  tiến  về mọi  mặt  của  nền  kinh  tế,  hiểu  đơn  giản  là  tăng  thu   nhập  bình  quân  đầu  người;     • Nói  một  cách  chi  tiết  hơn,  tăng  trưởng  kinh  tế đề cập   đến  sự gia  tăng  trong  hoạt  động  kinh  tế mà  không  có   sự thay  đổi  căn  bản  về cấu  trúc  kinh  tế và  thể chế của   một  quốc  gia;     • Phát  triển  kinh  tế bao  gồm  cả các  thay  đổi  về giáo  dục,   y  tế,  cơ  sở hạ tầng  giao  thông,  luật  pháp,  thể chế   Suy  thoái  môi  trường  ở các  nước  đang  phát  triển   
 • Ô nhiễm không khí và ô nhiễm nguồn nước là các vấn đề môi trường nghiêm trọng nhất ở các nước đang phát triển • Ngân hàng thế giới ước tính: - 5-6 triệu người chết mỗi năm ở các nước đang phát triển từ các bệnh do ô nhiễm nước và ô nhiễm không khí gây ra; - Thiệt hại do suy thoái môi trường ước tính khoảng 4-8% of GDP mỗi năm ở nhiều nước đang phát triển; - Biến đổi khí hậu đe dọa khả năng thoát nghèo của nhiều người nghèo. - Việt Nam có thể mất tới 5,5% GDP do ô nhiễm môi trường và lãng phí năng lượng và tiêu tốn khoảng 780 triệu USD cho vấn đề sức khỏe cộng đồng, vốn ngày càng trầm trọng hơn do các bệnh từ ô nhiễm gây nên.“ ( moi-truong-Viet-Nam/201010/116090.datviet) 4.2. Hiện trạng và khả năng sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường KINH  TẾ HÓA  LĨNH  VỰC  MÔI  TRƯỜNG:  MỘT  SỐ VẤN  ĐỀ LÍ  LUẬN  VÀ  THỰC  TIỄN Khái niệm: “Là những công cụ sử dụng tín hiệu giá cả và các tín hiệu thị trường để tác động đến lợi ích và chi phí của các cá nhân có liên quan đến hành vi của họ nhằm điều chỉnh các quyết định trong việc tìm kiếm mục tiêu môi trường”. Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường Khái niệm: “biện pháp khuyến khích kinh tế, được xây dựng dựa trên nền tảng của các quy luật kinh tế thị trường. Công cụ kinh tế có thể hiểu là các công cụ chinh sách sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong các hoạt động của các các nhân và tổ chức kinh tế để tạo các các tác động ảnh hưởng đến hành vi của các tác nhân kinh tế theo hướng có lợi cho môi trường”. (GT Kinh tế và Quản lý Môi trường) Đặc điểm cơ bản: - Hoạt động thông qua giá cả, nâng giá của các hoạt động làm tổn hại đến môi trường hoặc hạ giá của các hành động bảo vệ môi trường - Dành khả năng lựa chọn cho các công ty, các cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ Tài  liệu:  KINH  TẾ  HÓA  LĨNH  VỰC  MÔI  TRƯỜNG:  LÝ  LUẬN   VÀ  THỰC  TIỄN     1.  Công  cụ  thị  trường   1) Thuế/Phí  môi  trường   2) Trợ  cấp  môi  trường   3) Giấy  phép  xả  thải  có  thể  chuyển  nhượng   4) Đặt  cọc  –  hoàn  trả   5) Ký  quỹ  môi  trường   6) Nhãn  sinh  thái   7) Bồi  thường  thiệt  hại   2.Công  cụ  hỗ  trợ  cơ  chế  chính  sách  (học  tiếp ở bài  sau) 1. Thuế/Phí môi trường • Được sử dụng khá phổ biến tại các nước công nghiệp phát triển (OECD) • Đưa chi phí môi trường vào giá sản phẩm theo nguyên tắc: “người gây ô nhiễm phải trả tiền” • Mục đích: Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm sản lượng; Tăng thu cho ngân sách nhà nước. • Các loại thuế/phí: - Thuế/phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm: nguồn xả ra chất gây ô nhiễm sẽ bị đánh thuế - Thuế/phí đánh vào sản phẩm gây ô nhiễm: đánh vào sản phẩm gây hại cho môi trường khi người ta sử dụng hay hủy bỏ chúng. (Ví dụ: xăng pha chì; pin chứa chì; thủy ngân; vỏ chai; vỏ hộp bằng kim loại; - Phí đánh vào người sử dụng: tiền mà người sử dụng phải trả do sử dụng các loại dịch vụ công cộng xử lý và cải thiện chất lượng môi trường. (Ví dụ: phí vệ sinh thành phố, phí thu gom rác thải, • Thu  phí/thuế  môi  trường:  nhằm  tạo  ra  các   khuyến  khích  kinh  tế:   – Thay  đổi  trực  tiếp  các  mức  giả  cả  hoặc  chi  phí;   – Thay  đổi  gián  tiếp  các  mức  giá  cả  hoặc  chi  phí   thông  qua  những  biện  pháp  tài  chính  hoặc  thuế   khóa,  ngân  sách;   – Tạo  lập  và  hỗ  trợ  thị  trường • Áp  dụng  thay  đổi  trực  tiếp  mức  giá  hoặc  chi   phí   • Áp  dụng  trợ  cấp  trực  tiếp,  tín  dụng  ưu  đãi  hay   khuyến  khích  tài  chính   • Quy  định  thay  đổi  như  mua  bán  giấy  phép  phát   thải,  đấu  gía  hạn  ngạch  nhằm  hạn  chế  mức   phát  thải   • ổn  định  giá  cả  hay  một  số  thị  trường  nhất  định • Thuế  ô  nhiễm:  thuế  đánh  vào  các  xí  nghiệp   đang  phát  thải  chất  ô  nhiễm  và  được  tính   theo  tác  hại  mà  ô  nhiễm  của  xí  nghiệp  đó  gây   ra  cho  môi  trường • Các  vấn  đề  nảy  sinh  trong  việc  xác  lập  thuế – Sản  lượng  hàng  hóa  của  xí  nghiệp;   – “Liều  lượng”  ô  nhiễm  mà  sản  lượng  này  tạo  ra;   – Khả  năng  tích  lũy  dài  hạn  của  chất  ô  nhiễm;   – Mức  tiếp  xúc  của  con  người  đối  với  ô  nhiễm  này;   – “Phản  ứng”  tác  hại  của  sự  tiếp  xúc  này;   – Đánh  giá  bằng  tiền  đối  với  chi  phí  tác  hại  do  ô   nhiễm. KẾT  LUẬN • Về  lý  thuyết:   – Thuế  ô  nhiễm  vạch  ra  đường  lối  quan  trọng  trong  nội   hóa  chi  phí  tác  hại  do  các  công  ty  ô  nhiễm  gay  ra  và  hạn   chế  sự  phát  thải  ô  nhiễm ở mức  tối  ưu   – Phát  tín  hiệu  cho  người  tiêu  thụ  biết  hậu  quả  ô  nhiễm   của  những  hàng  hóa  đã  mua  sắm   – Công  cụ  khuyến  khích  kinh  tế  để  giảm  ô  nhiễm   Về  thực  tế   Xác  định  mức  thuế  ô  nhiễm  thích  hợp   Cần  có  thỏa  thuận  quốc  tế 2. Trợ cấp môi trường • Thường được sử dụng trong trường hợp ngoại ứng tích cực và ở những nơi có khó khăn đáng kể về kinh tế, giúp các ngành Công – Nông nghiệp khắc phục ONMT với khả năng kinh tế hạn chế. • Các hoạt động có TPB<TSB nên chi phí mà các cá nhân chấp nhận bỏ ra để tiến hành các hoạt động trên không đạt mức cần thiết của xã hội (Qs<Q*) • Hình thức trợ cấp: Trợ cấp không hoàn lại; Các khoản cho vay ưu đãi; Cho phép khấu hao nhanh; Ưu đãi thuế (giảm thuế, miễn thuế,) • Trong nhiều trường hợp thực tế, trợ cấp không đạt được hiệu quả mong muốn (Ví dụ: trợ cấp cho DN gây ô nhiễm với hi vọng khuyến khích họ đầu tư giảm ô nhiễm 3. Giấy phép và thị trường giấy phép môi trường • Thường được áp dụng cho nguồn tài nguyên môi trường khó quy định quyền sở hữu nên hay bị sự dụng bừa bãi (không khí, đại dương,) Ví dụ: GPXT SO2 được áp dụng ở Mỹ; GP khai thác cá ngừ áp dụng ở Úc, • GPXT có thể chuyển nhượng (TEP – Tradeable Emission Permit) => Hoạt động của thị trường GPXT, ưu – nhược điểm của thị trường này? • Nên áp dụng thị trường này khi: - Chất gây ô nhiễm cần kiểm soát thải ra từ nhiều nguồn khác nhau (nhà máy nhiệt điện cùng thải ra SO2 => gây mưa axit) - Có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm thải của các nguồn gây ô nhiễm (do công nghệ khác nhau, quản lý,) - Số lượng DN tham gia mua bán GPXT là khá lớn để tạo được thị trường mang tính cạnh tranh và năng động. Giấy  phép  mua  bán  cô-­‐ta • là  hạn  ngạch  sử  dụng  môi  trường  hoặc  giới   hạn  trần  cho  mức  ô  nhiễm. Khả năng áp dụng giấy phép mua bán 4. Hệ thống đặt cọc – hoàn trả • Nguyên tắc áp dụng: Quy định các đối tượng tiêu dùng các SP có khả năng gây ô nhiễm MT phải trả thêm một khoản tiền đặt cọc khi mua hàng nhằm cam kết sau khi tiêu dùng sẽ đem SP hoặc phần còn lại của sản phẩm trả lại cho đơn vị thu gom phế thải hoặc địa điểm tái chế đã quy định. Nếu thực hiện đúng sẽ được hoàn lại tiền   • Mục đích: Thu gom phần còn lại của sản phẩm sau khi tiêu dùng để tái chế hoặc tái sử dụng một cách an toàn nhất đối với môi trường. • Phạm vi sử dụng: - Các SP mà khi sử dụng có khả năng gây ô nhiễm MT nhưng có thể xử lý tái chế hoặc tái sử dụng - Các SP làm tăng lượng chất thải, cần các bãi thải có quy mô lớn và tốn nhiều chi phí tiêu hủy. - Các sản phẩm chứa chất độc, gây khó khăn đặc biệt cho việc xử lý, nếu tiêu hủy không đúng cách sẽ gây nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến MT và sức khỏe con người. Ví dụ các trường hợp áp dụng: mua bia, rượu, nước giải khát đựng trong chai nhựa hoặc chai thủy tinh; ô tô cũ; dầu nhớt; ắc quy/ pin chứa chì, Thu gom chai nhựa sx nước yến ở Cù Lao Chàm • Mức đặt cọc đề ra như thế nào là một trong những yếu tố quan trọng khiến biện pháp này thành công hay không? Nếu mức đặt cọc thấp sẽ không tạo ra động cơ kinh tế khuyến khích việc thu gom và tái chế phế thải. 5. Ký quỹ môi trường • Phạm vi áp dụng: Áp dụng cho các hoạt động kinh tế có tiềm năng gây ô nhiễm và tổn thất MT • Nguyên tắc áp dụng: Yêu cầu DN, cơ sở SXKD trước khi thực hiện 1 hoạt động kinh tế phải ký gửi 1 khoản tiền (hoặc kim loại quý, đá quý,) tại NH hoặc tổ chức tín dụng nhằm cam kết sẽ thực hiện các biện pháp để hạn chế ô nhiễm, suy thoái MT/ Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc bằng kinh phí cần thiết để khắc phục ONMT nếu DN gây ô nhiễm hoặc suy thoái MT • Mục đích: làm cho chủ thể có khả năng gây ô nhiễm, suy thoái MT nhận thức được trách nhiệm của họ và sẽ điều chỉnh hành vi trong quá trình sản xuất, kinh doanh. 6.  Nhãn  sinh  thái  (Eco  Label) • Là    một    danh    hiệu    được  cấp    cho  các    sản    phẩm   không  gây  ra  ô  nhiễm  môi  trường  trong  quá  trình  sản   xuất  ra  sản  phẩm  hoặc  quá  trình  sử  dụng  sản  phẩm  đó   •  Các  sản  phẩm  được  dán  nhãn  sinh  thái  sẽ  có  sức  cạnh   tranh  cao  hơn  khi  người  tiêu  dùng  có  nhận  thức  cao  về   bảo  vệ  môi  trường   •  Là  công  cụ  kinh  tế  khuyến  khích  người  sản  xuất  đầu   tư  bảo  vệ  môi  trường  nhằm  được  công  nhận  và  dán   nhãn  sinh  thái   •  Để  đạt  được  các  mục  tiêu  bảo  vệ  môi  trường,  điều   kiện  để  sản  phẩm  được  dán  nhãn  sinh  thái  sẽ  phải   ngày  càng  khắt  khe,  chặt  chẽ  hơn   7)  Bồi  thường  thiệt  hại • Bồi  thường  thiệt    hại  do  ô  nhiễm,  suy  thoái  môi  trường  được  pháp  luật   ghi  nhận  lần  đầu  tiên  tại  Luật  Bảo  vệ môi  trường  (Luật  BVMT)  năm  1993,   theo  đó  "tổ chức,  cá  nhân  gây  tổn  hại  môi  trường  do  hoạt  động  của  mình   phải  bồi  thường  thiệt  hại  theo  quy  định  của    pháp  luật".  Nhưng  phải  khi   Luật  BVMT  (2005)  được  ban  hành,  vấn  đề này  mới  được  đề cập  một  cách   rõ  ràng  hơn.  Với  việc  dành  riêng  5  điều  cho  các  quy  định  về bồi  thường   thiệt  hại  do  ô  nhiễm,  suy  thoái  môi  trường  (từ Điều  131  đến  Điều  135,   Mục  2),  Luật  BVMT  (năm  2005)  đã  thể hiện  một  bước  tiến  đáng  kể trong   quá  trình  "hiện  thực  hóa"  nguyên  tắc  người  gây  ô  nhiễm  phải  trả tiền  -­‐   một  nguyên  tắc  được  xem  là  đặc  trưng  của  lĩnh  vực  môi  trường.  Tuy   nhiên,  để có  thể áp  dụng  được  trách  nhiệm  này  một  cách  đầy  đủ trên   thực  tế,  pháp  luật  môi  trường  cần  phải  quy  định  rõ  ràng,  cụ thể hơn  nữa   việc  xác  định  các  thiệt  hại  do  ô  nhiễm,  suy  thoái    môi  trường  gây  nên[1],   trách  nhiệm  bồi  thường  thiệt  hại  về môi  trường.   ­‐dan/513-­‐nghien-­‐cuu-­‐tom-­‐tat-­‐ve-­‐boi-­‐thuong-­‐ thiet-­‐hai-­‐do-­‐o-­‐nhiem-­‐suy-­‐thoai-­‐moi-­‐truong VD:  Trường  hợp  công  ty  Vedan • Câu  1:  Thiệt  hại  của  công  ty  gây  ra  là  gì?   • Câu  2:  Công  ty  đã  bồi  thường  bao  nhiêu  tiền?  Cho  ai?   • Câu  3:  Vì  sao  công  ty  phải  trả  tiền  bồi  thường?   • Câu  4:  Để  hoàn  thiện  cơ  sở  khoa  học  trong  tương  lai  về   bồi  thường  thiệt  hại  do  ô  nhiễm,  chúng  ta  cần  làm  gì?   • Bài  tập:   • Câu  5:  Vai  trò  của  luật  pháp  liên  quan  đến  môi  trường   ở  đây  như  thế  nào?  (Nhóm  1,2)   • Câu  6:  Kinh  nghiệm  gì  được  rút  ra  sau  vụ  kiện  này?   (Nhóm  3,4) 30 31 Bồi  thường  thiệt  hại  của  Vedan Thực  tiễn  áp  dụng  các  công  cụ  kinh  tế  trong   lĩnh  vực  môi  trường • Công  cụ  tạo  nguồn  cho  ngân  sách  nhà  nước   • Công  cụ  tạo  lập  thị  trường   • Công  cụ  nâng  cao  trách  nhiệm  xã  hội  trong   bảo  vệ  môi  trường   • Công  cụ  hỗ  trợ  cơ  chế  chính  sách Công  cụ  tạo  nguồn  cho  ngân  sách  nhà  nước • Thuế  môi  trường   • Phí  BVMT  đối  với  nước  thải   • Phí  BVMT  đối  với  Chất  thải  rắn   • Phí  BVMT  đối  với  khai  thác  khoáng  sản Công  cụ  tạo  lập  thị  trường • Chi  trả  dịch  vụ  môi  trường   • Giấy  phép  xả  thải  có  thể  chuyển  nhượng Công  cụ  nâng  cao  trách  nhiệm  xã  hội  trong  bảo   vệ  môi  trường • Đặt  cọc  hoàn  trả • Ký  quỹ  môi  trường   • Bồi  thường  thiệt  hại  môi  trường   • Nhãn  sinh  thái Công  cụ  hỗ  trợ  cơ  chế  chính  sách • Định  giá,  lượng  giá  giá  trị  môi  trường   • Hạch  toán  môi  trường 4.3. Hiện trạng sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên quan điểm phát triển bền vững và Kinh tế môi trường 
 Về  sử  dụng  tài  nguyên  thiên  nhiên  và  BVMT:     • Do  chú  trọng  vào  phát  triển  kinh  tế,  nhất  là  tăng  trưởng  GDP,  ít  chú   ý  tới  hệ thống  thiên  nhiên,  nên  hiện  tượng  khai  thác  bừa  bãi  và  sử dụng  lãng  phí  tài  nguyên  thiên  nhiên,  gây  nên  suy  thoái  môi  trường   và  làm  mất  cân  đối  các  hệ sinh  thái  đang  diễn  ra  phổ biến.     • Quá  trình  đô  thị hoá  tăng  lên  nhanh  chóng  kéo  theo  sự khai  thác   quá  mức  nguồn  nước  ngầm,  ô  nhiễm  nguồn  nước  mặt,  không  khí   và  ứ đọng  chất  thải  rắn.  Đặc  biệt,  các  khu  vực  giàu  đa  dạng  sinh   học,  rừng,  môi  trường  biển  và  ven  biển  chưa  được  chú  ý  bảo  vệ,   đang  bị khai  thác  quá  mức.     • Quản  lý  nhà  nước  về môi  trường  mới  được  thực  hiện  ở cấp  Trung   ương,  ngành,  tỉnh,  chưa  hoặc  có  rất  ít  ở cấp  quận  huyện  và  chưa   có  ở cấp  phường  xã.   Phát  triển  bền  vững ở Việt  Nam QUYẾT  ĐỊNH  CỦA  THỦ TƯỚNG  CHÍNH  PHỦ  Về việc   ban  hành  Định  hướng  chiến  lược  phát  triển  bền   vững  ở Việt  Nam   (Chương  trình  nghị sự 21  của  Việt  Nam)   THỦ TƯỚNG  CHÍNH  PHỦ   Số:  153/2004/QĐ-­‐TTg   %20lut/View_Detail.aspx?ItemID=19321 4.4. Chiến lược sử dụng tài nguyên thiên nhiên trên quan điểm phát triển bền vững và Kinh tế môi trường  (Các  tài  liệu  chính  phần  này) • Chiến  lược  bảo  vệ môi  trường  quốc  gia  2001  -­‐   2010   • Chiến  lược  phát  triển  bền  vững  2011-­‐2020   • Chiến  lược  bảo  vệ  môi  trường  quốc  gia  đến  2020   • Chiến  lược  quốc  gia  về  bảo  tồn  đa  dạng  sinh  học   • Chiến  lược  tăng  trưởng  xanh  quốc  gia   • Chiến  lược  quốc  gia  về  ứng  phó  biến  đổi  khí  hậu   (2011) Mục  tiêu,  nguyên  tắc   
 Mục  tiêu:     • Mục  tiêu  tổng  quát  của  phát  triển  bền  vững  là  đạt  được  sự đầy   đủ về vật  chất,  sự giàu  có  về tinh  thần  và  văn  hóa,  sự bình  đẳng   của  các  công  dân  và  sự đồng  thuận  của  xã  hội,  sự hài  hòa  giữa   con  người  và  tự nhiên;  phát  triển  phải  kết  hợp  chặt  chẽ,  hợp  lý   và  hài  hoà  được  ba  mặt  là  phát  triển  kinh  tế,  phát  triển  xã  hội  và   bảo  vệ môi  trường.     • Mục  tiêu  phát  triển  bền  vững  về kinh  tế là  đạt  được  sự tăng   trưởng  ổn  định  với  cơ  cấu  kinh  tế hợp  lý,  đáp  ứng  được  yêu   cầu  nâng  cao  đời  sống  của  nhân  dân,  tránh  được  sự suy  thoái   hoặc  đình  trệ trong  tương  lai,  tránh  để lại  gánh  nặng  nợ nần  lớn   cho  các  thế hệ mai  sau.   Mục  tiêu: • Mục  tiêu  phát  triển  bền  vững  về xã  hội:  là  công  bằng  xã  hội,  bảo   đảm  chế độ dinh  dưỡng,  mọi  người  đều  có  cơ  hội  được  học   hành  và  có  việc  làm,  giảm  tình  trạng  đói  nghèo  và  hạn  chế khoảng   cách  giàu  nghèo  giữa  các  tầng  lớp  và  nhóm  xã  hội,  duy  trì  và  phát   huy  được  tính  đa  dạng  và  bản  sắc  văn  hoá  dân  tộc,  không  ngừng   nâng  cao  trình  độ văn  minh  về đời  sống  vật  chất  và  tinh  thần.     • Mục  tiêu  của  phát  triển  bền  vững  về môi  trường  là  khai  thác  hợp   lý,  sử dụng  tiết  kiệm  và  có  hiệu  quả tài  nguyên  thiên  nhiên;  phòng   ngừa,  ngăn  chặn,  xử lý  và  kiểm  soát  có  hiệu  quả ô  nhiễm  môi   trường,  bảo  vệ tốt  môi  trường  sống;  bảo  vệ được  các  vườn   quốc  gia,  khu  bảo  tồn  thiên  nhiên,  khu  dự trữ sinh  quyển  và  bảo   tồn  sự đa  dạng  sinh  học;  khắc  phục  suy  thoái  và  cải  thiện  chất   lượng  môi  trường.   Nguyên tắc: • Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quán triệt nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển. • Thứ hai, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới, bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền. Từng bước thực hiện nguyên tắc "mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi". Nguyên tắc (tiếp): • Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. • Tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động của con người gây ra. • Cần áp dụng rộng rãi nguyên tắc "người gây thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường thì phải bồi hoàn". • Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về công tác bảo vệ môi trường; chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế-xã hội, coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững. Nguyên tắc (tiếp): • Thứ tư, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai. • Tạo lập điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận tới những nguồn lực chung và được phân phối công bằng những lợi ích công cộng, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau, sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo lại được, gìn giữ và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; xây dựng lối sống lành mạnh, hài hoà, gần gũi và yêu quý thiên nhiên. Nguyên tắc (tiếp): 
 • Thứ năm, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, trước mắt cần được đẩy mạnh sử dụng ở những ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác. • Thứ sáu, phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở địa phương và trên quy mô cả nước. Bảo đảm cho nhân dân có khả năng tiếp cận thông tin và nâng cao vai trò của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt của phụ nữ, thanh niên, đồng bào các dân tộc ít người trong việc đóng góp vào quá trình ra quyết định về các dự án đầu tư phát triển lớn, lâu dài của đất nước. Nguyên tắc (tiếp): 
 • Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước. Phát triển các quan hệ song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực; tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển bền vững. Chú trọng phát huy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế gây ra. • Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. • Đánh  giá  tác  động  môi  trường   Đánh  giá  môi  trường   chiến  lược  (ĐMC) Đánh  giá  tác  động  môi   trường  (ĐTM) Cam  kết  bảo  vệ môi   trường  (CM) ĐÁNH  GIÁ  TÁC  ĐỘNG  MÔI  TRƯỜNG   ==================================================== ====================================================   Đánh  giá  môi  trường  chiến  lược  là  việc  phân  tích,  dự   báo  các  tác  động  đến  môi  trường  của  dự  án  chiến  lược,  quy   hoạch,  kế  hoạch  phát  triển  trước  khi  phê  duyệt  nhằm  bảo  đảm   phát  triển  bền  vững     Đánh  giá  tác  động  môi  trường  là  việc  phân  tích,  dự  báo   các  tác  động  đến  môi  trường  của  dự  án  đầu  tư  cụ  thể  để  đưa  ra   các  biện  pháp  bảo  vệ  môi  trường  khi  triển  khai  dự  án  đó     Cam  kết  bảo  vệ  môi  trường  là  việc  xem  xét,  dự  báo  các   tác  động  đến  môi  trường  của  các  dự  án  nhỏ,  hoạt  động  quy  mô   hộ  gia  đình  (không  thuộc  dự  án  đầu  tư  phải  đánh  giá  tác  động   môi  trường)  và  cam  kết  thực  hiện  các  biện  pháp  giảm  thiểu,  xử   lý  chất  thải  và  tuân  thủ  pháp  luật  về  bảo  vệ  môi  trường THUẬT  NGỮ ĐÁNH  GIÁ  MÔI  TRƯỜNG  CHIẾN  LƯỢC   
 ============================================================== •Đối  tượng Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc TW Quy hoạch sử dụng đất; bảo vệ, bảo vệ và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng Quy hoạch phát triển kinh tế trọng điểm Quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh ĐÁNH  GIÁ  MÔI  TRƯỜNG  CHIẾN  LƯỢC 
 ============================================================== 1.  Lập  báo  cáo  đánh  giá  môi  trường  chiến  lược   -­‐  Trách  nhiệm:  cơ  quan  lập  dự  án  chiến  lược,  quy  hoạch,   kế  hoạch   -­‐  Kết  quả  thẩm  định  báo  cáo  đánh  giá  môi  trường  chiến   lược  là  căn  cứ  phê  duyệt  chiến  lược,  quy  hoạch,  kế  hoạch ĐÁNH  GIÁ  MÔI  TRƯỜNG  CHIẾN  LƯỢC 
 ============================================================== 2.  Nội  dung  báo  cáo  đánh  giá  môi  trường  chiến  lược   -­‐  Khái  quát  về  mục  tiêu,  quy  mô,  đặc  điểm  của  dự  án  có  liên   quan  đến  môi  trường   -­‐  Mô  tả  tổng  quát  các  điều  kiện  tự  nhiên,  kinh  tế,  xã  hội,  môi   trường  có  liên  quan  đến  dự  án   -­‐  Dự  báo  tác  động  xấu  đối  với  môi  trường  có  thể  xảy  ra   -­‐  Chỉ  dẫn  nguồn  cung  cấp  số   liệu,  dữ   liệu  và  phương  pháp   đánh  giá   -­‐  Đề  ra  phương  hướng,  giải  pháp  tổng  thể  giải  quyết  các  vấn   đề  môi  trường  trong  quá  trình  thực  hiện  dự  án  ĐÁNH  GIÁ  MÔI  TRƯỜNG  CHIẾN  LƯỢC   
 ==============================================================   
 3.  Thẩm  định  báo  cáo  môi  trường  chiến  lược   -­‐  Hình  thức  thẩm  định:  hội  đồng   -­‐  Thành  phần  hội  đồng:   +  Đối  với  dự  án  quy  mô  quốc  gia,  liên  tỉnh:     +  Đối  với  dự  án  quy  mô  cấp  tỉnh    Ghi  chú:  đảm  bảo  50%  thành  viên  hội  đồng  phải  có  chuyên    môn  về   môi  trường  và  lĩnh  vực  liên  quan  đến  dự  án   -­‐  Tổ  chức,  cá  nhân  có  quyền  gửi  yêu  cầu,  kiến  nghị  về  bảo  vệ  môi   trường  đến  cơ  quan  tổ  chức  hội  đồng  thẩm  định,  cơ  quan  phê  duyệt   dự  án.   -­‐  Kết  quả  thẩm  định  báo  cáo  đánh  giá  môi  trường  chiến  lược  là  căn  cứ   để  phê  duyệt  dự  án ĐÁNH  GIÁ  MÔI  TRƯỜNG  CHIẾN  LƯỢC   
 ============================================================== -­‐  Trách  nhiệm  tổ  chức  hội  đồng  thẩm  định   +  Bộ  TNMT:  đối  với  dự  án  do  Quốc  hội,  Chính  phủ,  Thủ  tướng   Chính  phủ  phê  duyệt,  quyết  định   +  Bộ,  ngành:  đối  với  dự  án  thuộc  thẩm  quyền  phê  duyệt,  quyết   định  của  mình   +  UBND  cấp  tỉnh:  đối  với  dự  án  thuộc  thẩm  quyền  phê  duyệt,   quyết  định  của  mình  hoặc  của  Hội  đồng  nhân  dân  cùng  cấp ĐÁNH  GIÁ  TÁC  ĐỘNG  MÔI  TRƯỜNG   
 ============================================================== • VedDự án  công  trình  quan  trọng  quốc  gia Dự án sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung Dự án có nguy cơ ảnh hưởng nguồn nước lưu vực sông, ven biển, hệ sinh thái đang được bảo vệ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu sx, kd, dv tập trung, cụm làng nghề Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn Dự án tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đến môi trường Đối tượng ĐÁNH  GIÁ  TÁC  ĐỘNG  MÔI  TRƯỜNG   
 ============================================================== 1.  Lập  báo  cáo  đánh  giá  tác  động  môi  trường  (ĐTM):   -­‐  Trách  nhiệm:  Chủ  dự  án  (tự  mình  hoặc  thuê  tổ  chức  dịch  vụ)   Ghi  chú:  tổ  chức  dịch  vụ  phải  đủ  điều  kiện  về  cán  bộ  chuyên  môn  và  cơ   sở  vật  chất,  kỹ  thuật  cần  thiết   -­‐  Báo  cáo  ĐTM  phải  được   lập  đồng   thời   với  báo  cáo  nghiên  cứu   khả  thi  của  dự  án   -­‐  Lập  báo  cáo  ĐTM  bổ  sung:   +  Thay  đổi  địa  điểm,  quy  mô,  công  suất  thiết  kế,  công  nghệ   +  Sau  24  tháng  dự  án  mới  triển  khai  thực  hiện  kể  từ  ngày  báo  cáo   ĐTM  được  phê  duyệt   Ghi  chú:  ngoài  2  trường  hợp  trên  thì  chủ  dự  án  chỉ  phải  giải  trình  với  cơ   quan  phê  duyệt  báo  cáo  ĐTM ĐÁNH  GIÁ  TÁC  ĐỘNG  MÔI  TRƯỜNG   
 ============================================================== 2.  Nội  dung  báo  cáo  ĐTM:   -­‐  Liệt  kê,  mô  tả  chi  tiết  các  hạng  mục  công  trình  của  dự  án  kèm  theo   quy  mô   về   không   gian,   thời   gian,   khối   lượng   thi   công;   công   nghệ   vận  hành  của  từng  hạng  mục  công  trình   -­‐  Đánh  giá  chung  về  hiện  trạng  môi  trường  nơi  thực  hiện  dự  án,  sức   chịu  tải  của  MT   -­‐  Đánh  giá  chi  tiết  các  tác  động  đến  môi  trường  có  khả  năng  xảy  ra   trong  quá  trình  thực  hiện  dự  án  và  các  thành  phần  môi  trường;  yếu   tố  kinh  tế-­‐xã  hội  chịu  sự  tác  động  của  dự  án  và  dự  báo  rủi  ro  về  sự   cố  môi  trường   -­‐   Các   biện   pháp   cụ   thể   giảm   thiểu   các   tác   động   xấu   đối   với   môi   trường,  phòng  ngừa,  ứng  phó  sự  cố  môi  trường ĐÁNH  GIÁ  TÁC  ĐỘNG  MÔI  TRƯỜNG   
 ============================================================== -­‐  Cam  kết  thực  hiện  các  biện  pháp  bảo  vệ  môi  trường  trong  quá   trình  xây  dựng,  vận  hành  công  trình   -­‐  Danh  mục  công  trình,  chưonưg  trình  quản  lý  và  giám  sát  về  môi   trường  trong  quá  trình  triển  khai  thực  hiện  dự  án   -­‐  Dự  toán  kinh  phí  xây  dựng  các  hạng  mục  công  trình  BVMT  trong   tổng  dự  toán  kinh  phí  dự  án   -­‐  Ý  kiến  của  UBND  cấp  xã,  đại  diện  cộng  đồng  dân  cư  nơi  thực  hiện   dự  án  (ý  kiến  tán  thành  và  không  tán  thành)   -­‐  Chỉ  dẫn  nguồn  cung  cấp  số  liệu,  dữ  liệu  và  phương  pháp  đánh  giá ĐÁNH  GIÁ  TÁC  ĐỘNG  MÔI  TRƯỜNG   
 ============================================================== 3.  Thẩm  định  báo  cáo  ĐTM   -­‐  Hình  thức  thẩm  định:  Hội  đồng  hoặc  tổ  chức  dịch  vụ   -­‐  Thành  phần  hội  đồng:  đảm  bảo  trên  50%  có  chuyên  môn  về   môi  trường  hoặc  lĩnh  vực  có  liên  quan  đến  dự  án   Ghi  chú:   -­‐  Người  trực  tiếp  tham  gia  lập  báo  cáo  ĐTM  không  được  tham  gia  hội  đồng   thẩm  định   -­‐  Tổ  chức  dịch  vụ  chịu  trách  nhiệm  về  kết  quả  thẩm  định  của  mình   -­‐  Tổ  chức,  cá  nhân  có  quyền  gửi  yêu  cầu  kiến  nghị  về  BVMT  đến  cơ  quan  tổ   chức  thẩm  định  báo  cáo  ĐTM   -­‐  Thời  hạn  thẩm  định:     +  Dự  án  do  Quốc  hội,  Chính  phủ,  Thủ  tướng  Chính  phủ  quyết  định;   dự  án  liên  ngành,  liên  tỉnh:  45  ngày  kể  từ  ngày  nhận  đủ  hồ  sơ  hợp   lệ   +  Dự  án  khác:  30  ngày  kể  từ  ngày  nhận  đủ  hồ  sơ  hợp  lệ ĐÁNH  GIÁ  TÁC  ĐỘNG  MÔI  TRƯỜNG   
 ============================================================== -­‐  Trách  nhiệm  tổ  chức  thẩm  định:   +  Bộ  TNMT:    đối  với  dự  án  do  Quốc  hội,  Chính  phủ,  Thủ   tướng  Chính  phủ  quyết  định,  phê  duyệt;  dự  án  liên  ngành,   liên  tỉnh   +  Bộ,  ngành:  đối  với  dự  án  thuộc  thẩm  quyền  quyết  định   của  mình,  trừ  dự  án  liên  ngành,  liên  tỉnh   +  UBND  cấp  tỉnh:  đối  với  dự  án  thuộc  thẩm  quyền  phê   duyệt,  quyết  định  của  mình  và  của  Hội  đồng  nhân  dân  cùng   cấp    ĐÁNH  GIÁ  TÁC  ĐỘNG  MÔI  TRƯỜNG   
 ============================================================== 4.  Phê  duyệt  báo  cáo  ĐTM   -­‐  Trách  nhiệm:  cơ  quan  thẩm  định  báo  cáo  ĐTM   Ghi  chú:  cơ  quan  thẩm  định  có  trách  nhiệm  xem  xét  khiếu  nại,  kiến  nghị   của  chủ  dự  án,  tổ  chức,  cá  nhân  liên  quan   -­‐   Thời   hạn   phê   duyệt:   15   ngày   làm   việc   kể   từ   ngày   nhận   được   báo   cáo  ĐTM  được   chỉnh   sửa   theo   kết   luận   của  Hội   đồng   thẩm  định   hoặc   tổ   chức   dịch   vụ.   Trường   hợp   không   phê  duyệt  phải  trả  lời  bằng  văn  bản  và  nêu  rõ  lý  do.   -­‐   Các   dự   án   thuộc   đối   tượng   phải   lập   ĐTM   chỉ   được   phê   duyệt,  cấp  phép  đầu  tư,  xây  dựng,  khai  thác  sau  khi  báo  cáo   ĐTM  được  phê  duyệt HỢP  TÁC  QUỐC  TẾ VỀ BẢO  VỆ MÔI  TRƯỜNG   
 ============================================================== 5.  Thực  hiện  và  kiểm  tra  việc   thực  hiện  quyết  định  phê  duyệt   báo  cáo  ĐTM   -­‐  Chủ  dự  án:   +  Báo  cáo  UBND  nơi  thực  hiện  dự  án  về  nội  dung  quyết  định  phê   duyệt  ĐTM   +  Niêm  yết  công  khai  tại  địa  điểm  thực  hiệ  dự  án  (loại  chất  thải,   công  nghệ,  giải  pháp  BVMT)   +  Thực  hiện  đúng,  đầy  đủ  nội  dung  BVMT  trong  báo  cáo  ĐTM  đã   được  phê  duyệt   +  Thông  báo  cơ  quan  phê  duyệt  báo  cáo  ĐTM  kiểm  tra,  xác  nhận   việc  thực  hiện  các  nội  dung  của  báo  cáo  ĐTM  đã  được  phê  duyệt   +  Chỉ  được  đưa  công  trình  vào  sử  dụng  sau  khi  được  cơ  quan  có   thẩm  quyền  kiểm  tra,  xác  nhận ĐÁNH  GIÁ  TÁC  ĐỘNG  MÔI  TRƯỜNG   
 ============================================================== -­‐  Cơ  quan  phê  duyệt  báo  cáo  ĐTM:   +  Bộ,  ngành:  thông  báo  quyết  định  phê  duyệt  báo  cáo  ĐTM  do   mình  phê  duyệt  cho  UBND  cấp  tỉnh  nơi  thực  hiện  dự  án   +   UBND   cấp   tỉnh   thông   báo   quyết   định   phê   duyệt   báo   cáo   ĐTM   do  mình   phê   duyệt   hoặc   do   bộ,   ngành   phê   duyệt   cho   UBND  cấp  huyện,  xã  nơi  thực  hiện  dự  án CAM  KẾT  BẢO  VỆ MÔI  TRƯỜNG   ============================================================== • Đối  tượng Dự án không thuộc đối tượng phải lập báo cáo ĐMC và ĐTM Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình CAM  KẾT  BẢO  VỆ MÔI  TRƯỜNG 
 ============================================================== 1.  Nội  dung  bản  cam  kết  BVMT   -­‐  Địa  điểm  thực  hiện   -­‐  Loại  hình,  quy  mô  sản  xuất,  kinh  doanh,  dịch  vụ,  nguyên  liệu,   nhiên  liệu  sử  dụng   -­‐  Các  loại  chất  thải  phát  sinh   -­‐  Cam  kết  thực  hiện  các  giải  pháp  giảm  thiểu,  xử  lý  chất  thải   và  tuân  thủ  pháp  luật  về  BVMT   2.  Tổ  chức  đăng  ký  bản  cam  kết  BVMT   -­‐  Trách  nhiệm:  UBND  cấp  huyện  (trường  hợp  cần  thiết  có  thể   uỷ  quyền  cho  UBND  cấp  xã)   -­‐  Thời  hạn:  không  quá  5  ngày  làm  việc  kể  từ  ngày  nhận  được   hồ  sơ  hợp  lệ   -­‐  Chỉ  được  triển  khai  hoạt  động  sản  xuất  kinh  doanh,  dịch  vụ   sau  khi  đã  đăng  ký  bản  cam  kết  BVMT CAM  KẾT  BẢO  VỆ MÔI  TRƯỜNG   
 ============================================================== 3.   Thực   hiện   và   kiểm   tra   việc   thực   hiện   bản   cam   kết   BVMT   -­‐  UBND  cấp  huyện,  xã:  chỉ  đạo,  tổ  chức  kiểm  tra  việc  thực   hiện  nội  dung  đã  ghi  trong  bản  cam  kết  BVMT   -­‐  Tổ  chức,  cá  nhân  đã  đăng  ký  bản  cam  kết  BVMT:  thực  hiện   đúng,  đầy  đủ  các  nội  dung  ghi  trong  bản  cam  kết  BVMT Tài  liệu  tham  khảo
  Giáo  trình  Kinh  tế  Môi  trường  (Hoàng  Xuân  Cơ),   Chương  4   Mục  tiêu  thiên  niên  kỷ:   content/vietnam/vi/home/mdgoverview.html   BAOCAO_Content/tabid/356/cat/176/nfriend/ 2418001/language/vi-­‐VN/Default.aspx   (Báo  cáo  môi  trường  quốc  gia  năm  2010)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuong_4_ap_dung_ktmt_o_viet_nam_192.pdf
Tài liệu liên quan