Kinh tế - Tài chính Việt Nam 2018 và triển vọng 2019

Tóm lại, năm 2018 khép lại với những kết quả tích cực, tạo ra triển vọng kinh tế-tài chính Việt Nam năm 2019 tương đối sáng sủa với những nhân tố bên trong và bên ngoài có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Để đạt được mục tiêu và những chỉ tiêu cụ thể đặt ra theo Nghị quyết của Quốc hội và kế hoạch phấn đấu của Chính phủ, Chính phủ đã xây dựng, thảo luận và kịp thời ban hành ngay từ đầu năm hai Nghị quyết quan trọng. Đó là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán NSNN năm 2019; Nghị quyết số 02/ NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm cụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Các giải pháp nêu trong các Nghị quyết trên là rất đầy đủ, đồng bộ và toàn diện. Kết quả phụ thuộc vào công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ; công tác tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp và người dân. Hy vọng rằng, phát huy những thành quả của năm 2018, năm 2019 sẽ là năm bứt phá, tạo cơ hội cho năm 2020 tiếp tục hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch kinh tế-tài chính 5 năm 2016-2020.

pdf6 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 12/01/2022 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế - Tài chính Việt Nam 2018 và triển vọng 2019, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
17 VẤN ĐỀ HÔM NAY Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 1. Kinh tế - tài chính Việt Nam năm 2018 1.1. Những kết quả đạt được Tốc độ tăng GDP đạt 7,08%, vượt mục tiêu kế hoạch đề ra (6,5-6,7%) và đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong suốt 10 năm trở lại đây. Đáng chú ý là tăng trưởng diễn ra toàn diện ở cả 3 khu vực. Trong đó, khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,76%, đóng góp 0,62 điểm % vào tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,85% đóng góp 3,44 điểm % vào tăng trưởng chung; khu vực dịch vụ tăng 7,03% đóng góp 3,02 điểm % vào tăng trưởng chung. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2018 đạt 1.856,6 nghìn tỷ đồng, bằng 33,5% GDP, tăng 11,2% so với năm 2017. Trong đó khu vực Nhà nước chiếm 33,3%, tăng 3,9% so với năm trước; khu vực ngoài Nhà nước chiếm 43,3% tăng 18,5%; khu vực FDI chiếm 23,4%, tăng 9,6%. Trong năm đã thu hút gần 3.050 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài với tổng số vốn đăng ký đạt gần 18 tỷ USD, tăng 17,6% về số dự án, giảm 15,5% về vốn đăng ký so với năm trước. Trong năm có 1.169 dự án điều chỉnh tăng vốn đạt gần 7,6 tỷ USD, đưa tổng số vốn đăng ký năm 2018 đại 25,57 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá đạt 244,7 tỷ USD, tăng 13,8% so với năm 2017 (nếu loại trừ yếu tố giá tăng 12,7%). Trong đó, khu vực FDI chiếm tỷ trọng 71,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, khu vực kinh tế trong nước chiếm 28,3%. Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá đạt 237,5 KINH TẾ - TÀI CHÍNH VIỆT NAM 2018 VÀ TRIỂN VỌNG 2019 GS.TS. Nguyễn Công Nghiệp * Tóm tắt: Năm 2018 mặc dù nền kinh tế xã hội có nhiều khó khăn, song tình hình kinh tế - tài chính đất nước vẫn phát triển ổn định, hoàn thành vượt mức, toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch, mở ra triển vọng phát triển mang tính bứt phá cho năm 2019, tạo tiền đề hoàn thành kế hoạch 5 năm 2016-2020. Từ khoá: Kinh tế, tài chính Việt Nam, vượt mức, hạn chế, triển vọng. Abstract: Despite facing difficulties in the social economy in 2018, Vietnam’s economy and finance have been developing steadily, exceedingly and comprehensively fulfilled all the targets and plans ushering in a promising breakthrough development for 2019 and creating a premise to complete the five-year plan (2016 – 2020). Keywords: Vietnam’s economy, finance, exceed, limitations and prospects * Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia; Phó Hiệu trưởng Trường Đại học KD&CN Hà Nội. 18 VẤN ĐỀ HÔM NAY Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 tỷ USD, tăng 11,5% so với năm 2017 (loại trừ yếu tố giá tăng 9,5%). Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 94,8 tỷ USD, khu vực FDI đạt 142,7 tỷ USD. Xuất siêu năm 2018 đạt 7,2 tỷ USD (bằng 2,95% tổng kim ngạch xuất khẩu), trong đó, khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 25,6 tỷ USD, khu vực FDI xuất siêu 32,8 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đạt 14,8 tỷ USD, tăng 13,2% so với năm trước. Kim ngạch nhập khẩu dịch vụ đạt 18,5 tỷ USD, tăng 8,5%. Nhập siêu dịch vụ 3,7 tỷ USD, bằng 24,9% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng loại trừ yếu tố giá tăng 9,4% (năm 2017 tăng 9,3%). Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2018 tăng 3,54% so với năm 2017, vượt mục tiêu đề ra (khoảng 4%). Lạm phát cơ bản tháng 12/2018 tăng 1,7% so với cùng kỳ năm trước. Hoạt động tài chính - tín dụng - tiền tệ đạt kết quả tích cực. - Thu NSNN vượt dự toán, tăng 12,3% so với thực hiện năm 2017, trong đó cả 3 nhóm thu chính đều vượt dự toán (thu nội địa vượt 4,5%; thu dầu thô vượt 84%; thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu vượt 13,1%). Đáng chú ý trong cơ cấu thu, thì thu từ SXKD trong nước (thu nội địa) chiểm tỷ trọng cao, đạt gần 82% (bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 68%). Thể hiện sự ổn định ngày càng cao của nguồn thu NSNN. Chi NSNN về cơ bản thực hiện đúng dự toán. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển đang có xu hướng tăng và đạt 26,8% tổng chi NSNN (năm 2017 đạt 25%). Cân đối NSNN các cấp được đảm bảo, bội chi NSNN ước đạt dưới 3,6%GDP, thấp hơn dự toán Quốc hội giao (3,7%); - Huy động vốn trái phiếu Chính phủ được điều hành theo tiến độ giải ngân vốn đầu tư. Trong đó 100% khối lượng phát hành có kỳ hạn từ 5 năm trở lên, kỳ hạn bình quân đạt 12,69 năm, lãi suất có xu hướng giảm ở tất cả các kỳ hạn và đạt bình quân 4,71% (năm 2017 là 5,98%); - Nợ công được kiểm soát trong giới hạn an toàn. Dư nợ công đến cuối năm 2018 là 61,4%GDP, dư nợ Chính phủ 52,1%GDP, dư nợ nước ngoài của quốc gia 49,7%GDP. Việc trả nợ các khoản vay của Chính phủ được thực hiện theo dự toán và theo lịch trình, đảm bảo đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ trả nợ; - Tăng trưởng tín dụng năm 2018 đạt 14%, chậm hơn năm 2017 (17,6%), nhưng vẫn hỗ trợ tích cực cho tăng trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô. Tổng dư nợ tín dụng/GDP đạt 134%, tăng khoảng 4,6 điểm % so với cuối năm 2017. Theo đánh giá của Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia, năm 2018, thanh khoản trong hệ thống các tổ chức tín dụng tương đối ổn định. Lãi suất có xu hướng tăng nhẹ do kỳ vọng lạm phát tăng trong bối cảnh giá hàng hoá thế giới biến động và do các tổ chức tín dụng cơ cấu lại nguồn vốn nhằm đảm bảo các tỷ lệ an toàn trong năm 2019 và chuẩn bị tăng vốn cấp 2 theo Basel II. Tỷ lệ nợ xấu 2,4%, giảm nhẹ so với 2017 (2,5%). Xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhìn chung được đẩy nhanh và hiệu quả hơn, theo hướng hạn chế chuyển nợ sang VAMC và tự xử lý nợ xấu qua các hình thức sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng, thu nợ khách hàng; - Tỷ giá USD/VND tăng nhẹ. Tỷ giá trung tâm tăng 1,5%, tỷ giá NHTM tăng 2,8%, tỷ giá thị trường tự do tăng 3,5% 19 VẤN ĐỀ HÔM NAY Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 so với đầu năm. Đây là mức tăng hợp lý nhằm hỗ trợ cho xuất khẩu và phù hợp với tốc độ lạm phát trong bối cảnh đồng USD tăng giá mạnh so với một số đồng tiền khác trong khu vực (đồng NDT mất giá khoảng 5%, đồng Rupi Ấn Độ và In- donexia mất giá khoảng 10%); - Thị trường chứng khoán tuy có nhiều biến động do ảnh hưởng của kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước, song vẫn có những bước tiến đáng ghi nhận. Tổng mức vốn huy động qua thị trường tăng 3% so với năm 2017, mức vốn hoá thị trường tăng 10%, tương đương 77,2% GDP. Giá trị giao dịch bình quân đạt gần 6.600 tỷ đồng/phiên, tăng 30% so với năm 2017. Giá trị vốn gián tiếp vào ròng đạt gần 2,8 tỷ USD, bằng 95,9% năm 2017. 1.2. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động kinh tế và tài chính năm 2018 cũng còn nhiều hạn chế. Thể hiện ở các mặt sau đây: Một là, chất lượng tăng trưởng tuy đã được cải thiện nhưng chưa thực sự bền vững, đóng góp của năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng GDP mới ở mức 43,29%. Năng suất lao động của toàn nền kinh tế tăng 5,93%, thấp hơn mức tăng 6,02% của năm 2017 và mới đạt khoảng 4.512USD/1 lao động, còn thấp so với các nước trong khu vực. Nguyên nhân một phần là do lực lượng lao động trong ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 42%) trong tổng lực lượng lao động, trong khi năng suất lao động của ngành này thấp; Hai là, ngành công nghiệp khai khoáng chưa thoát khỏi tình trạng tăng trưởng âm (giảm 3,11%), mặc dù tỷ lệ giảm đã thu hẹp đáng kể so với năm 2017 (năm 2017 giảm 7,1%); Ba là, trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá, khu vực FDI chiếm tỷ trọng lớn và xuất siêu, khu vực kinh tế trong nước chiếm tỷ trọng nhỏ và còn nhập siêu lớn. Hoạt động xuất nhập khẩu dịch vụ còn nhập siêu với tỷ lệ nhập siêu lên tới 24,9% kim ngạch xuất khẩu dịch vụ; Bốn là, hiệu quả đầu tư cải thiện chưa mạnh, chỉ số ICOR giai đoạn 2016-2018 vẫn ở mức 6,2 so với mức 6,25 của giai đoạn 2011-2015. Tình trạng giải ngân vốn đầu tư công chậm vẫn chưa được khắc phục. Tính đến hết năm, chỉ giải ngân được 65,96% tổng vốn đầu tư theo dự toán Quốc hội giao; Năm là, tình hình tài chính - ngân sách còn nhiều bất cập. Tổng thu NSNN tuy vượt dự toán, nhưng thu từ SXKD đạt thấp (thu từ DNNN đạt 97%, thu từ khu vực FDI đạt 84,9%, thu từ khu vực NQD đạt 97,7%). Tỷ trọng chi thường xuyên tuy đã giảm nhưng vẫn còn cao (trên 60% tổng chi NSNN), tỷ lệ bội chi NSNN giảm so với dự toán là nhờ GDP thực hiện cao hơn kế hoạch, số tuyệt đối không giảm, tỷ lệ bội chi 3,6%GDP vẫn còn cao so với mục tiêu và yêu cầu đặt ra cho những năm tới (3%GDP). Thị trường chứng khoán biến động mạnh, chỉ số giá sụt giảm (chỉ số VN Index giảm 9,3% so với cuối năm 2017). Tỷ lệ dư nợ công trên GDP giảm, nhưng tỷ lệ dư nợ Chính phủ có xu hướng tăng. Đặc biệt, tỷ trọng dư nợ nước ngoài của quốc gia đã lên đến 49,7%, có nguy cơ vượt ngưỡng an toàn (50%) và rất khó kiểm soát. 2. Triển vọng kinh tế - tài chính Việt Nam 2019 2.1. Triển vọng tăng trưởng kinh tế Thế giới bước vào năm 2019 trong bối cảnh căng thẳng thương mại và chiến 20 VẤN ĐỀ HÔM NAY Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa có hồi kết, tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng giảm nhẹ và tiếp tục bị phân hoá giữa các khu vực kinh tế, tăng trưởng thương mại toàn cầu dự báo đạt khoảng 4% (năm 2018 đạt 4,2%). Thị trường chứng khoán, tỷ giá và giá cả hàng hoá thế giới sẽ có biến động theo chiều hướng kém tích cực hơn năm 2017. Bên cạnh đó cũng tồn tại một số yếu tố thuận lợi, tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Trong đó, tổng cung sẽ duy trì tốc độ tăng khá nhờ khu vực công nghiệp và xây dựng, với nòng cốt là ngành chế biến chế tạo, tiếp tục đóng vai trò là động lực cho tăng trưởng, trong khi tăng trưởng của ngành nông lâm thuỷ sản với lực lượng lao động chiếm tỷ trọng lớn sẽ giữ vai trò là nhân tố quan trọng cho sự ổn định kinh tế, xã hội. Tổng cầu tiếp tục được hỗ trợ nhờ xuất khẩu và tiêu dùng tư nhân kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng khả quan. Dự kiến tăng trưởng GDP năm 2019 có thể đạt 6,6-6,8% (kịch bản I), trong điều kiện môi trường kinh tế trong nước và quốc tế tốt hơn, con số này có thể đạt 6,9-7,1% (kịch bản II). Theo kế hoạch của Bộ Công thương, chỉ số sản xuất công nghiệp năm 2019 sẽ tăng 9-10%; xuất khẩu dự kiến đạt 265 tỷ USD, tăng 8-10% so với năm 2018; nhập khẩu đạt 268 tỷ USD, tăng khoảng 11,5%. Nhập siêu khoảng 3 tỷ USD. 2.2. Triển vọng ngân sách và nợ công Dự toán NSNN được Quốc hội thông qua với tổng số thu tăng 7% so với năm 2018, tổng số chi tăng 7,2%. Trong bối cảnh dự báo tăng trưởng kinh tế trên 6,6%, thì mức dự toán được duyệt có thể thực hiện đạt và vượt tối thiểu 5% như ngành tài chính đã công bố. Tuy nhiên, những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động NSNN vẫn rất lớn. Giá dầu thô khó đạt mức 65USD/thùng như tính toán trong dự toán; khả năng thu từ khu vực SXKD vẫn tiếp tục gặp khó khăn do năng suất, chất lượng hiệu quả chưa cao, chi phí đầu vào lớn; thu XNK bị ảnh hưởng bởi lộ trình thực hiện các cam kết cắt giảm thuế quan... Chi NSNN vẫn chưa khắc phục được tình trạng dàn trải, phân tán, kém hiệu quả, giải ngân vốn đầu tư XDCB chậm; thiên tai và những rủi ro về thời tiết còn lớn... Nợ công đang có xu hướng giảm, nhưng nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của quốc gia lại có xu hướng tăng chủ yếu do nợ tự vay tự trả của khu vực doanh nghiệp và tổ chức tín dụng tăng nhanh (năm 2016 tăng 25,7%, năm 2017 tăng 39,6%). Đây là những khoản nợ rất khó kiểm soát, tiềm ẩn rủi ro tài chính cao. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng các khoản nợ công còn nhiều bất cập, như giải ngân chậm, đội vốn, chậm tiến độ, kỷ luật tài khoá, trách nhiệm giải trình chưa chặt chẽ, chưa rõ ràng. 2.3. Triển vọng tiền tệ, tín dụng Năm 2019, NHNN định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 13%, tín dụng tăng khoảng 14% (bằng năm 2018). Tốc độ này sẽ đảm bảo thực hiện mục tiêu kép là vừa kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Về lãi suất, dự báo mặt bằng lãi suất có thể giữ ổn định do áp lực lạm phát, áp lực tỷ giá và áp lực về nguồn vốn được giảm thiểu hơn so với năm 2018. Trong đó áp lực về vốn để đáp ứng tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn sử dụng cho vay trung và dài hạn đã được giảm khi tỷ lệ này bình quân toàn hệ thống đã từ 30,4% năm 2017 xuống còn 28,7% năm 2018. Về tỷ giá, theo Uỷ ban Giám sát tài chính 21 VẤN ĐỀ HÔM NAY Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 quốc gia, khả năng giá USD sẽ không tăng nhiều, thậm chí chỉ số USD Index có thể giảm khoảng 2% trong năm nay. Sự ổn định của đồng USD cộng với lỷ lệ lạm phát thấp sẽ hỗ trợ ổn định tỷ giá. 2.4. Triển vọng lạm phát Mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ là phối hợp với chính sách tài khoá và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát năm 2019 bình quân dưới 4%. Năm 2019, lạm phát sẽ chịu tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài, trong đó các yếu tố bên trong chủ yếu là tiền tệ, giá thực phẩm, giá dịch vụ công và các yếu tố bên ngoài chủ yếu là giá dầu và giá hàng hoá thế giới. Tuy nhiên, theo dự báo của Quỹ tiền tệ quốc tế, giá hàng hoá thế giới năm 2019 sẽ biến động không nhiều do nhu cầu thế giới khó có khả năng gia tăng đột biến; giá dầu thô năm 2019 cũng chưa có dấu hiệu tăng cao. Đối với các yếu tố bên trong, với định hướng điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2019 bằng năm 2018, sẽ không gây áp lực lên lạm phát; giá thực phẩm có khả năng tiếp tục phục hồi sau giai đoạn giảm sâu, nhưng khả năng cũng sẽ duy trì mức tăng như năm 2018; giá dịch vụ công tiếp tục lộ trình điều chỉnh sẽ có tác động lên lạm phát. Tuy nhiên, nếu các cơ quan quản lý theo dõi diễn biến của thị trường để quyết định điều chỉnh cho phù hợp, thì nhân tố này có thể kiểm soát được. Như vậy, năm 2019, giá hàng hoá năng lượng và phi năng lượng thế giới có thể sẽ không gây tác động lớn đến CPI trong nước. Ở trong nước, áp lực khiến CPI tăng mạnh cũng không nhiều, mặc dù nhìn chung lạm phát vẫn đang trong xu thế tăng cao hơn so với giai đoạn 2015-2017. Tính toán cho thấy, mục tiêu kiểm soát lạm phát bình quân năm 2019 dưới 4% là khả thi. 2.5. Triển vọng thị trường tài chính Thị trường chứng khoán dự báo sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp do sự biến động của các yếu tố bên trong và bên ngoài. Tuy nhiên, sự tăng trưởng ổn định của kinh tế trong nước, sự cải thiện hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết và khả năng được theo dõi nâng hạng của thị trường chứng khoán Việt Nam đang là những nhân tố thuận lợi để thị trường phát triển. Công tác huy động vốn TPCP năm 2019 dự báo có một số thuận lợi, như tính thanh khoản trên thị trường ngân hàng dự kiến ổn định; các doanh nghiệp bảo hiểm, nhất là bảo hiểm nhân thọ, đang duy trì tốc độ phát triển cao, tiếp tục tăng tỷ lệ đầu tư vào TPCP với thời hạn dài (20-30 năm) sẽ hậu thuẫn mạnh cho chủ trương tiếp tục giảm lãi suất trái phiếu và kéo dài thời hạn TPCP đã và đang thực hiện khá thành công trong những năm qua, góp phần quan trọng vào việc định hướng lãi suất trên thị trường. Tóm lại, năm 2018 khép lại với những kết quả tích cực, tạo ra triển vọng kinh tế-tài chính Việt Nam năm 2019 tương đối sáng sủa với những nhân tố bên trong và bên ngoài có nhiều thuận lợi. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều khó khăn, thách thức. Để đạt được mục tiêu và những chỉ tiêu cụ thể đặt ra theo Nghị quyết của Quốc hội và kế hoạch phấn đấu của Chính phủ, Chính phủ đã xây dựng, thảo luận và kịp thời ban hành ngay từ đầu năm hai Nghị quyết quan trọng. Đó là Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 1/1/2019 về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và Dự toán NSNN năm 2019; Nghị quyết số 02/ NQ-CP ngày 01/01/2019 về tiếp tục thực hiện những nhiệm cụ giải pháp chủ yếu 22 VẤN ĐỀ HÔM NAY Tạp chí Kinh doanh và Công nghệ Số 01/2019 Tài liệu tham khảo: 1. Báo cáo tóm tắt tình hình kinh tế - xã hội Quý IV và năm 2014. Tổng cục Thống kê, 27/12/2018; Báo cáo tổng kết hoạt động năm 2018, định hướng kế hoạch năm 2019 của các ngành Kế hoạch và đầu tư, Công thương, Tài chính, Ngân hàng. Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia. 2. Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và Dự toán NSNN năm 2018; Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm cụ giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021; 3. Năm 2019 - Năm của bứt phá. Thu Anh, TTXVN, Kinh tế Việt Nam và Thế giới, số 910, 2019. cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2019 và định hướng đến năm 2021. Các giải pháp nêu trong các Nghị quyết trên là rất đầy đủ, đồng bộ và toàn diện. Kết quả phụ thuộc vào công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ; công tác tổ chức thực hiện của các ngành, các cấp, các địa phương, các doanh nghiệp và người dân. Hy vọng rằng, phát huy những thành quả của năm 2018, năm 2019 sẽ là năm bứt phá, tạo cơ hội cho năm 2020 tiếp tục hoàn thành toàn diện, vượt mức kế hoạch kinh tế-tài chính 5 năm 2016-2020.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkinh_te_tai_chinh_viet_nam_2018_va_trien_vong_2019.pdf
Tài liệu liên quan