Kỹ năng hỏi, phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự, hành chính

- Đối với KSV thực hiện việc hỏi, phát biểu tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự, hành chính, cần phải có ý thức tự đào tạo, tự học hỏi, nắm vững các nguyên tắc, quy định của BLTTDS năm 2015, BLDS năm 2015, LTTHC năm 2015 và Luật hành chính, các luật nội dung, các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan đến giải quyết vụ án dân sự, hành chính, tự rèn luyện kỹ năng hỏi và kỹ năng phát biểu ở mức độ có thể làm chủ các tình huống. Việc thực hiện tốt các kỹ năng bổ trợ khác như kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, lập hồ sơ kiểm sát, cũng phải được KSV coi trọng nhằm hỗ trợ cho kỹ năng hỏi và phát biểu. Tại phiên tòa, KSV phải tập trung lắng nghe toàn bộ nội dung hỏi và trả lời, diễn biến của phiên tòa để ghi chép đầy đủ vào bút ký phiên tòa; đối chiếu so sánh giữa những tài liệu, chứng cứ đã có trong hồ sơ và thực tế diễn biến tại phiên tòa để có thay đổi hoặc bổ sung đề cương bản hỏi và nội dung bài phát biểu vụ án; chủ động tham gia hỏi, làm rõ các những tình huống mới và các tình tiết phát sinh nhằm đưa ra quan điểm phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án và quy định của pháp luật. Bổ sung những tình tiết phát sinh tại phiên tòa vào dự thảo bài phát biểu, bảo đảm bài phát biểu của KSV tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, hành chính là một văn bản pháp lý thể hiện quan điểm toàn diện, đầy đủ của VKSND về việc giải quyết vụ án theo quy định khoản 1 Điều 28 TTLT số 02/2016 và Điều 27 TTLT số 03/2016. - Cuối cùng, ngành Kiểm sát cần nghiên cứu xây dựng cơ chế tăng trợ cấp, khuyến khích thu hút KSV có năng lực, chuyên môn cao làm công tác kiểm sát dân sự, hành chính./.

pdf7 trang | Chia sẻ: hachi492 | Ngày: 21/01/2022 | Lượt xem: 148 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng hỏi, phát biểu của kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự, hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
34 KỸ NĂNG HỎI, PHÁT BIỂU CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020 1. Kỹ năng hỏi của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự, hành chính Kỹ năng hỏi của KSV tại phiên tòa là một trong kỹ năng cần thiết giúp KSV thực hiện tốt công tác kiểm sát giải quyết vụ án. Đối với phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, KSV thực hiện việc hỏi theo quy định điểm d, khoản 1 Điều 249, 250, 251, 252, 253 và Điều 257 Bộ luật tố tụng dân sự (BLTTDS) năm 2015 và khoản 1 Điều 32 Quy chế công tác kiểm sát giải quyết vụ việc dân sự (ban hành kèm theo Quyết định 364/QĐ-VKSNDTC ngày 02/10/2017, gọi tắt là QCCTKSDS). Đối với phiên tòa sơ thẩm vụ án hành chính, việc hỏi được quy định theo điểm d, khoản 1 Điều 177, 178, 179, 180, 181 và Điều 185 Luật tố tụng hành chính (LTTHC) năm 2015 và khoản 1 Điều 23 Quy chế công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính (ban hành kèm theo Quyết định số 282/QĐ-VKSNDTC ngày 01/8/2017, gọi tắt là QCCTKSHC) Theo quy định của BLTTDS và LTTHC, KSV sẽ hỏi sau cùng sau khi các đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, Chủ tọa và Hội thẩm nhân dân hỏi. Vì vậy, KSV theo dõi đề cương đã được chuẩn bị trước đó để có kế hoạch hỏi khi đến lượt và bổ sung câu hỏi vào đề cương bản hỏi. Khi hỏi, KSV chỉ hỏi những câu hỏi chưa có ai hỏi và loại bỏ những câu hỏi không cần thiết hỏi. 1.1. Kỹ năng hỏi nguyên đơn, người khởi kiện Trong vụ án dân sự, hành chính, nguyên đơn, người khởi kiện là người đưa ra yêu cầu Tòa án giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Theo quy định của pháp luật tố tụng, nguyên KỸ NĂNG HỎI, PHÁT BIỂU CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA SƠ THẨM GIẢI QUYẾT VỤ ÁN DÂN SỰ, HÀNH CHÍNH CHU ĐĂNG CHUNG* * Thạc sĩ, Khoa Pháp luật dân sự và Kiểm sát dân sự, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Trên thực tế, kết quả kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, hành chính phụ thuộc vào các kỹ năng của Kiểm sát viên (KSV), trong đó kỹ năng hỏi và phát biểu luôn được đánh giá là các kỹ năng quan trọng nhất nhằm nâng cao vị trí, vai trò của Viện kiểm sát (VKS) trong việc tham gia phiên tòa, cũng như bảo đảm cho việc Tòa án giải quyết vụ án dân sự, hành chính đúng quy định pháp luật. Từ khóa: Kỹ năng hỏi và phát biểu, phiên toà sơ thẩm dân sự, phiên tòa sơ thẩm hành chính, Kiểm sát viên. Ngày nhận bài: 25/3/2020; Ngày biên tập xong: 14/4/2020; Ngày duyệt đăng: 20/4/2020. In reality, prosecution at civil and administrative first-instance trials relies on Prosecutors’ skills, especially questioning and presenting skills which are considered as the most important ones to improve the Procuracy’s position and role at trial and to ensure the Court’s adjudication of civil and administrative cases in accordance with law. Keywords: Questioning and presenting skills, civil first-instance trial, administrative first-instance trial, Prosecutor. 35Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020 CHU ĐĂNG CHUNG đơn, người khởi kiện phải nộp cho Tòa án tài liệu chứng cứ để chứng minh cho việc khởi kiện của mình là đúng pháp luật, có căn cứ và hợp pháp. Sau khi Tòa án thụ lý vụ án, họ còn phải làm bản tự khai trình bày nội dung vụ việc cũng như đưa ra các yêu cầu đối với bị đơn, người bị kiện. Tuy nhiên, tại phiên tòa, KSV vẫn phải hỏi để xác định lại các yêu cầu khởi kiện, các yêu cầu buộc bị đơn, người bị kiện phải có nghĩa vụ thực hiện. Ngoài ra, KSV hỏi để kiểm tra lại tính đúng đắn và hợp pháp đối với các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi để nắm được các nguyện vọng, tâm tư của nguyên đơn, người khởi kiện khi họ tham gia tố tụng. KSV thường sử dụng câu hỏi mở đối với nguyên đơn, người khởi kiện hoặc có thể kết hợp giữa câu hỏi mở với câu hỏi đóng. Các vấn đề cần hỏi như: liên quan đến yêu cầu khởi kiện, tính hợp pháp các tài liệu, chứng cứ làm cơ sở để nguyên đơn, người khởi kiện thực hiện quyền khởi kiện, yêu cầu, 1.2. Kỹ năng hỏi bị đơn, người bị kiện Bị đơn là người bị nguyên đơn kiện trong vụ án dân sự, còn trong vụ án hành chính, người bị kiện là cơ quan Nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước khi họ bị người khởi kiện cho rằng đã ban hành quyết định hành chính hoặc đã có hành vi hành chính nhất định xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, KSV có thể sử dụng câu hỏi đóng để làm rõ hoặc có thể kết hợp nhiều loại câu hỏi với nhau. Các vấn đề cần hỏi bị đơn, người bị kiện như: ý kiến của bị đơn, người bị kiện về việc bị nguyên đơn, người khởi kiện khởi kiện, yêu cầu Tòa án giải quyết, nếu không đồng ý thì nêu rõ lí do; các vấn đề phản tố (nếu có) và tính hợp pháp các tài liệu chứng cứ chứng minh cho việc đưa ra yêu cầu phản tố và thời điểm đưa ra yêu cầu phản tố; tính hợp pháp các tài liệu, chứng cứ mà bị đơn, người bị kiện đưa ra nhằm phản bác đối với các yêu cầu khởi kiện hoặc các tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn, người khởi kiện đưa ra, 1.3. Kỹ năng hỏi người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc kiện tụng giữa nguyên đơn, người khởi kiện với bị đơn, người bị kiện xảy ra có liên quan đến quyền lợi của họ hoặc phải có việc họ tham gia tố tụng thì việc giải quyết vụ án mới rõ ràng và triệt để. Vì vậy, họ tham gia tố tụng vừa để đảm bảo quyền lợi của họ, vừa để thực hiện nghĩa vụ tố tụng. Trong trường hợp này, KSV cần hỏi những vấn đề có liên quan đến quyền lợi của họ, các yêu cầu của họ có liên quan đến việc giải quyết vụ án và các vấn đề liên quan đến việc đưa ra yêu cầu độc lập (nếu có), các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho các yêu cầu độc lập đó và tính hợp pháp của các tài liệu, chứng cứ đó, 1.4. Kỹ năng hỏi người làm chứng, người giám định Người làm chứng và người giám định đều là người tham gia tố tụng, họ được coi là người hỗ trợ cho Tòa án giải quyết vụ án dân sự, hành chính được nhanh chóng và chính xác. Tuy họ có địa vị pháp lý khác nhau, tư cách tham gia tố tụng khác nhau nhưng đều là người cung cấp tài liệu, chứng cứ để giải quyết vụ án. Vì vậy, kỹ năng hỏi của KSV đối với người làm chứng, người giám định chủ yếu là để củng cố các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ, làm rõ các tình tiết còn mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án hoặc giải thích các kết luận giám định mà mình chưa hiểu, chưa rõ (đối với người giám định) từ chính những người này. 36 KỸ NĂNG HỎI, PHÁT BIỂU CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020 2. Kỹ năng phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự, hành chính Kỹ năng phát biểu của KSV tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, hành chính chính là khả năng vận dụng các kiến thức pháp luật, kiến thức khác cùng các kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn để KSV đưa ra quan điểm của VKS về việc tuân theo pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, ý kiến về việc giải quyết vụ án đó. Việc phát biểu quan điểm của VKS tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, hành chính được quy định theo Điều 262 BLTTDS năm 2015 và Điều 190 LTTHC năm 2015; khoản 1 Điều 28 Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC- TANDTC (gọi tắt là TTLT số 02/2016) và Khoản 1 Điều 27 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-VKSNDTC-TANDTC ngày 31/8/2016 (gọi tắt là TTLT số 03/2016); khoản 4 Điều 32 QCCTKSDS và khoản 4 Điều 23 QCCTKSHC. KSV phát biểu thông qua bài phát biểu đảm bảo đủ về nội dung và tuân thủ về mặt hình thức theo mẫu số 24/DS (đối với vụ án dân sự) và mẫu số 19/HC (đối với vụ án hành chính) đã được VKSNDTC ban hành kèm theo Quyết định số 204/QĐ-VKSNDTC ngày 01/6/2017. KSV thực hiện kỹ năng phát biểu tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, hành chính như sau: 2.1. Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng trong thời gian chuẩn bị xét xử Qua việc kiểm sát ở giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, nếu KSV thấy những người tiến hành tố tụng đã thực hiện đúng với nhiệm vụ, quyền hạn được quy định trong BLTTDS, LTTHC thì KSV phát biểu về việc người tiến hành tố tụng thực hiện đúng, đầy đủ. Ngược lại, KSV sẽ phát biểu về những vi phạm của họ, đặc biệt là những vi phạm mà VKS đã từng kiến nghị, yêu cầu Tòa án thực hiện nhưng không được chấp hành hoặc có chấp hành nhưng mang tính chất đối phó; đồng thời, KSV phát biểu đánh giá về tác động của vi phạm đó đối với quá trình giải quyết vụ án. Các nội dung KSV cần phát biểu: - Về thụ lý đơn khởi kiện, việc thay đổi, bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện (nếu có); - Về việc xác định quan hệ pháp luật tranh chấp trong vụ án dân sự, về loại khiếu kiện trong vụ án hành chính (khiếu kiện hành vi hành chính hay quyết định hành chính), có xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức không; nếu có xâm phạm thì mức độ xâm phạm ra sao; thời hiệu khởi kiện còn hay hết. - Về thẩm quyền thụ lý: KSV nhận xét thẩm quyền thụ lý vụ án có đúng quy định tại các điều 26, 28, 30, 32, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40 BLTTDS năm 2015; Điều 30, 31, 32, 33 LTTHC năm 2015 không. Trong đó, cần phân tích rõ cơ sở để chứng minh các tranh chấp, các khiếu kiện đó thuộc thẩm quyền của Tòa án thụ lý giải quyết. - Về việc xác định tư cách pháp lý đối với các đương sự và mối quan hệ giữa những người tham gia tố tụng; Về việc thu thập chứng cứ; Về việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (nếu có); Về thủ tục hòa giải, đối thoại và mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp chứng cứ; - Về thời hạn chuẩn bị xét xử, quyết định đưa vụ án ra xét xử; Về việc gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn luận định; Về việc cấp, tống đạt các văn bản tố tụng cho VKS và người tham gia tố tụng. 37Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020 CHU ĐĂNG CHUNG 2.2. Việc tuân theo pháp luật của Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa tại phiên tòa Việc tiến hành tố tụng tại phiên tòa do Thẩm phán Chủ tọa, Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa tiến hành tố tụng, họ phải chấp hành theo quy định của pháp luật tố tụng như nguyên tắc xét xử, thành phần Hội đồng xét xử, đảm bảo nguyên tắc xét xử tập thể, thực hiện đúng nội quy và trình tự, thủ tục phiên tòa sơ thẩm, công tác chuẩn bị khai mạc phiên tòa cũng như các thủ tục khác ở giai đoạn chuẩn bị phiên tòa của Thư ký tòa án. Vì vậy, KSV phát biểu Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa thực hiện đúng hoặc không đúng; nếu không đúng thì chỉ rõ cơ sở, căn cứ. 2.3. Việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng Tại phiên tòa sơ thẩm, KSV căn cứ quy định pháp luật tố tụng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Nếu tất cả các chủ thể này đều thực hiện đúng, đầy đủ nghĩa vụ tố tụng của mình thì KSV chỉ cần phát biểu “người tham gia tố tụng đã thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của pháp luật” và ngược lại. Nếu mức độ vi phạm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình giải quyết vụ án, KSV phát biểu yêu cầu Hội đồng xét xử có biện pháp xử lý vi phạm và khắc phục hậu quả do người tham gia tố tụng vi phạm gây ra. 2.4. Kỹ năng phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án Nội dung phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án bao gồm việc phân tích, đánh giá, nhận định về nội dung tranh chấp, nội dung khiếu kiện và các tình tiết của vụ án; đồng thời đánh giá, nhận định về tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Vì vậy, khi phát biểu, KSV phải đảm bảo những yếu tố sau: - Đưa ra những lập luận chặt chẽ, nội dung phát biểu phải thống nhất với việc phát biểu tại phần chấp hành pháp luật tố tụng. Bài phát biểu phải ngắn gọn, tập trung vào những vấn đề chính cần phải giải quyết theo yêu cầu của đương sự, tránh dài dòng, lan man và trùng lặp. Việc đề xuất giải quyết vụ án phải có căn cứ cụ thể kèm theo, đúng pháp luật, đủ sức thuyết phục Hội đồng xét xử và những người tham dự phiên tòa. - Phần nội dung phát biểu phải tóm tắt được nội dung vụ án, trong đó nêu ngắn gọn nhưng đầy đủ những vấn đề như: nguyên đơn, người khởi kiện đã khởi kiện, khiếu kiện yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề gì; quan hệ pháp luật phát sinh tranh chấp là quan hệ gì, khiếu kiện gì; tính chất và nội dung tranh chấp; ý kiến của bị đơn, người bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan; các tình tiết khác liên quan đến tranh chấp. Bị đơn có yêu cầu phản tố hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập hay không; quá trình giải quyết, đương sự có thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện, khiếu kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập không; xác định tính có căn cứ và hợp pháp của các chứng cứ, tài liệu do các đương sự cung cấp, do Thẩm phán thu thập; đánh giá tính đầy đủ của chứng cứ, ý kiến người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; trình bày của người tham gia tố tụng khác và kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ vụ án và kết quả tranh tụng tại phiên tòa, KSV phải phát biểu đánh giá, lập luận chặt chẽ, thống nhất, đưa ra quan điểm cụ thể: Có hay không có căn cứ chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, người khởi kiện, ý kiến của bị đơn, yêu cầu phản tố, ý kiến của người bị kiện, yêu cầu độc lập (nếu có); áp 38 KỸ NĂNG HỎI, PHÁT BIỂU CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020 dụng quy định nào của pháp luật nội dung để giải quyết vụ án và đề nghị Hội đồng xét xử về hướng giải quyết vụ án. Từ việc phát biểu ý kiến trên, KSV phát biểu về án phí, lệ phí, người phải chịu án phí, lệ phí dựa trên các quy định pháp luật về án phí, lệ phí tố tụng. 2.5. Kỹ năng phát biểu của Kiểm sát viên về những yêu cầu, kiến nghị để khắc phục vi phạm tố tụng ở giai đoạn sơ thẩm (nếu có) Trên cơ sở nhận xét việc tuân theo pháp luật trong tố tụng của các chủ thể tiến hành tố tụng và chủ thể tham gia tố tụng mà phát hiện vi phạm đến mức cần thực hiện quyền yêu cầu, quyền kiến nghị thì KSV phát biểu đưa ra yêu cầu, kiến nghị Hội đồng xét xử chấm dứt vi phạm hoặc phải đưa ra hướng khắc phục vi phạm hoặc phải rút kinh nghiệm khi giải quyết các vụ án dân sự, hành chính sau này. Trong quá trình thực hiện công tác kiểm sát, nếu phát hiện có văn bản pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án trái với văn bản cấp trên thì KSV phát biểu đề nghị Tòa án kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên. 3. Thực trạng, nguyên nhân và một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kỹ năng hỏi, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự, hành chính 3.1. Thực trạng kỹ năng hỏi, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, hành chính Thời gian gần đây, việc thực hiện kỹ năng hỏi, phát biểu của KSV tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, hành chính đã có sự chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, nhiều lúc, nhiều nơi, việc hỏi, phát biểu vẫn còn mang tính hình thức, chưa thể hiện được vị trí, vai trò của VKSND trong giải quyết vụ việc dân sự, hành chính. Cụ thể: - Việc hỏi còn khiêm tốn, câu hỏi chưa sắc sảo, chưa đi vào trọng tâm, chưa làm sáng tỏ vụ án; chưa hỏi làm rõ được các mâu thuẫn về các tình tiết, các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án. Việc hỏi chưa hỗ trợ được nhiều cho bài phát biểu tại phiên tòa sơ thẩm hoặc mới chỉ dừng ở mức cơ bản; việc đặt câu hỏi còn trùng lặp với các câu đã được hỏi và trả lời. Dấu hiệu ngại hỏi, lười hỏi hoặc không nghĩ được câu hỏi cũng đã xảy ra; không thực hiện việc hỏi theo đề cương bản hỏi đã được chuẩn bị; hoặc khi có câu hỏi nhưng do không có sự chuẩn bị kỹ nên câu hỏi không rõ ràng về nội dung, dẫn đến người trả lời không hiểu hết nội dung câu hỏi, - Việc phát biểu của KSV tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, hành chính cũng còn nhiều hạn chế dẫn đến chất lượng bài phát biểu chưa đạt như kỳ vọng. Vẫn còn hiện tượng phát biểu rập khuôn, đơn điệu và hình thức, chưa có tính sáng tạo, chưa chủ động và chưa thể hiện được sự đầu tư của KSV khi tham gia giải quyết vụ án. Nội dung phát biểu chưa tạo được sự thuyết phục để Hội đồng xét xử đưa ra bản án và chưa làm cho đương sự thấy sự thấu đáo. Cụ thể như: + Phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng một cách chung chung, không chỉ ra vi phạm cụ thể; mức độ vi phạm như thế nào; + Việc phát biểu, đánh giá về việc Tòa án thu thập chứng cứ vụ án thường không nêu rõ các chứng cứ có trong hồ sơ là loại 39Khoa học Kiểm sátSố 02 - 2020 CHU ĐĂNG CHUNG gì, tính pháp lý của các chứng cứ đó ra sao; là bản photo, giấy viết tay hay bản ghi âm,... + Không phân tích, nhận xét chứng cứ hợp pháp hoặc tại sao không hợp pháp; việc thu thập chứng cứ đã đầy đủ chưa, cần thu thập thêm chứng cứ gì; + Phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án có đề xuất hướng giải quyết nhưng nêu chung chung, không phân tích, lập luận, đánh giá chứng cứ, chưa nêu được mối liên hệ giữa chứng cứ với việc chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu của đương sự, chưa nêu căn cứ pháp luật để giải quyết vụ án; + Hiện tượng phát biểu lan man, không đi vào trọng tâm vấn đề, không đưa ra được điều luật áp dụng vẫn còn xảy ra. Có trường hợp khi thực hiện kiểm sát, tuy có phát hiện vi phạm của Tòa án về việc không áp dụng những biện pháp tố tụng cần thiết nhưng KSV không vận dụng và thực hiện tốt các quyền yêu cầu, kiến nghị của VKS theo quy định tại Điều 58 BLTTDS, Điều 22 TTLT số 02/2016; Điều 43 LTTHC năm 2015; Điều 22 TTLT số 03/2016 để yêu cầu Tòa án khắc phục. Trường hợp khác, bài phát biểu của KSV có nêu vi phạm của Thẩm phán trong quá trình giải quyết vụ án nhưng đến phần kiến nghị, đề nghị, yêu cầu, KSV lại không phát biểu yêu cầu, kiến nghị gì, 3.2. Một số nguyên nhân của những hạn chế, bất cập khi Kiểm sát viên thực hiện kỹ năng hỏi, phát biểu tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, hành chính - Một số quy định về hỏi và phát biểu của KSV tại phiên tòa, phiên họp chưa rõ ràng hoặc còn thiếu hướng dẫn, đặc biệt là quy định về hỏi của KSV tại phiên tòa. - Công tác lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo, điều hành ở một số đơn vị còn có tư tưởng coi kiểm sát hình sự là mũi nhọn mà chưa chú trọng đến khâu công tác kiểm sát giải quyết án dân sự, hành chính. Việc tổ chức, sắp xếp cán bộ, KSV chưa hợp lý và thiếu với công tác kiểm sát dân sự, hành chính, trong khi khối lượng án này ngày càng tăng. Tình trạng KSV phải kiêm nhiệm thêm nhiều khâu công tác khác nhau vẫn còn tồn tại. Bên cạnh đó, công tác lãnh đạo kiểm tra, giám sát KSV thực hiện kỹ năng hỏi, phát biểu tại phiên tòa còn bị hạn chế bởi việc hỏi và phát biểu diễn ra tại Tòa án. - Bản thân một số KSV tham gia tố tụng còn coi nhẹ kỹ năng hỏi, phát biểu tại phiên tòa sơ thẩm, không thường xuyên trau dồi, nâng cao kiến thức pháp luật và các văn bản hướng dẫn. Số khác còn yếu về năng lực nghiệp vụ, kỹ năng soạn thảo, phân tích, tổng hợp, nghiên cứu vụ án khi xây dựng dự thảo bài phát biểu. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như cơ sở vật chất tại VKS các cấp còn hạn chế; mức thu nhập cho KSV còn thấp so với mặt bằng chung của xã hội. 3.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kỹ năng hỏi, phát biểu của Kiểm sát viên tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự, hành chính - Đối với các quy định hỏi và phát biểu của KSV tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, hành chính, cần xây dựng văn bản hướng dẫn của Ngành về trình tự, nội dung hỏi và cách thức, phương pháp hỏi tại phiên tòa sơ thẩm vụ án dân sự, hành chính. Đối với quy định về phát biểu tại phiên tòa, Ngành kiểm sát tuy đã có QCCTKSDS, QCCTKSHC, TTLT số 02/2016 và TTLT số 03/2016, nhưng vẫn còn một số cách hiểu và phạm vi hiểu chưa cụ thể. Do đó, cần có hướng dẫn rõ ràng hơn về các vấn đề cần phát biểu. - Đối với công tác lãnh đạo, quản lý, 40 KỸ NĂNG HỎI, PHÁT BIỂU CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA... Khoa học Kiểm sát Số 02 - 2020 chỉ đạo điều hành và công tác phối hợp, VKSND tối cao và VKSND các cấp cần coi trọng công tác kiểm sát dân sự, hành chính, nâng cao nhận thức đúng đắn vai trò thực hiện kỹ năng hỏi và phát biểu, bảo đảm có chất lượng, đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao nhất. Nâng cao chất lượng các buổi tập huấn chuyên đề nghiệp vụ, đi sâu vào kỹ năng hỏi và kỹ năng phát biểu tại phiên tòa để nâng cao chất lượng hỏi và phát biểu tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, hành chính. Lãnh đạo VKSND các cấp có kế hoạch tăng cường biên chế, điều động KSV tương xứng với tính chất và mức độ công việc cụ thể của từng đơn vị. Trong đó, chú trọng tăng cường đội ngũ KSV có kinh nghiệm cùng với việc quan tâm bồi dưỡng, đào tạo những KSV trẻ tuổi có năng lực. VKSND tối cao và cấp tỉnh có thể tổ chức các cuộc thi xây dựng dự thảo bài phát biểu của KSV tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, hành chính nhằm nâng cao chất lượng bài phát biểu trong toàn ngành, toàn tỉnh. - Đối với KSV thực hiện việc hỏi, phát biểu tại phiên tòa sơ thẩm giải quyết vụ án dân sự, hành chính, cần phải có ý thức tự đào tạo, tự học hỏi, nắm vững các nguyên tắc, quy định của BLTTDS năm 2015, BLDS năm 2015, LTTHC năm 2015 và Luật hành chính, các luật nội dung, các văn bản pháp luật hướng dẫn có liên quan đến giải quyết vụ án dân sự, hành chính, tự rèn luyện kỹ năng hỏi và kỹ năng phát biểu ở mức độ có thể làm chủ các tình huống. Việc thực hiện tốt các kỹ năng bổ trợ khác như kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, lập hồ sơ kiểm sát, cũng phải được KSV coi trọng nhằm hỗ trợ cho kỹ năng hỏi và phát biểu. Tại phiên tòa, KSV phải tập trung lắng nghe toàn bộ nội dung hỏi và trả lời, diễn biến của phiên tòa để ghi chép đầy đủ vào bút ký phiên tòa; đối chiếu so sánh giữa những tài liệu, chứng cứ đã có trong hồ sơ và thực tế diễn biến tại phiên tòa để có thay đổi hoặc bổ sung đề cương bản hỏi và nội dung bài phát biểu vụ án; chủ động tham gia hỏi, làm rõ các những tình huống mới và các tình tiết phát sinh nhằm đưa ra quan điểm phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án và quy định của pháp luật. Bổ sung những tình tiết phát sinh tại phiên tòa vào dự thảo bài phát biểu, bảo đảm bài phát biểu của KSV tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, hành chính là một văn bản pháp lý thể hiện quan điểm toàn diện, đầy đủ của VKSND về việc giải quyết vụ án theo quy định khoản 1 Điều 28 TTLT số 02/2016 và Điều 27 TTLT số 03/2016. - Cuối cùng, ngành Kiểm sát cần nghiên cứu xây dựng cơ chế tăng trợ cấp, khuyến khích thu hút KSV có năng lực, chuyên môn cao làm công tác kiểm sát dân sự, hành chính./. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. BLTTDS năm 2015; 2. LTTHC năm 2015; 3. Thông tư liên tịch số 02/2016/TTLT-VKSNDTC- TANDTC ngày 31/8/2016; 4. Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT-VKSNDTC- TANDTC ngày 31/8/2016; 5. Quy chế Công tác kiểm sát giải quyết vụ, việc dân sự, ban hành kèm theo Quyết định số 364/ QC-VKSNDTC ngày 02/10/2017; 6. Quy chế Công tác kiểm sát giải quyết vụ án hành chính, ban hành kèm theo Quyết định 282/QC-VKSNDTC ngày 01/8/2017; 7. Quyết định số 204/2017/VKSNDTC ngày 01/06/2017, ban hành biểu mẫu Công tác kiểm sát dân sự, hành chính; 8. 9. http:/ /vksbinhdinh.gov.vn/newsdetail . asp?newsID=61251&cat1id=3&Cat2id=23 10. https://kiemsat.vn/ve-phat-bieu-cua-kiem-sat- vien-tai-phien-toa-dan-su-tham-theo-blttds- nam-2015-46956.html.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfky_nang_hoi_phat_bieu_cua_kiem_sat_vien_tai_phien_toa_so_tha.pdf
Tài liệu liên quan