Kỹ thuật trồng cây cao su

Kỹ thuật trồng cây cao su 1. Thời gian kiến thiết cơ bản - Đất trồng cao su được phân thành hạng Ia, Ib, IIa, IIb và III. - Thời gian kiến thiết cơ bản của lô cao su tính từ năm trồng được quy định tùy theo mức độ thích hợp của vùng đất canh tác

pdf36 trang | Chia sẻ: banmai | Lượt xem: 2385 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật trồng cây cao su, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật trồng cây cao su Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn I. Thiết kế cơ bản: 1. Thời gian kiến thiết cơ bản - Đất trồng cao su được phân thành hạng Ia, Ib, IIa, IIb và III. Tiêu chuẩn phân hạng đất trồng cao su theo vùng sinh thái được nêu trong phụ lục 1. - Thời gian kiến thiết cơ bản của lô cao su tính từ năm trồng được quy định tùy theo mức độ thích hợp của vùng đất canh tác, cụ thể như sau: + Vùng đất thích hợp hạng I (Ia và Ib) : 6 năm + Vùng đất thích hợp hạng II (IIa và IIb) : 7 năm + Vùng đất thích hợp hạng III : 8 năm 2. Tiêu chuẩn vườn cây năm thứ nhất Vào thời điểm kiểm kê vườn cây cuối tháng 12 của năm trồng, tỷ lệ cây ghép phải đạt: + Đông Nam bộ và Tây Nguyên: Cây sống trên 95% với 80% cây có 3 tầng lá trở lên. + Miền Trung từ Hà Tĩnh trở vào: Cây sống trên 95%, cây đạt 2 tầng lá trở lên. + Bắc Trung bộ (Nghệ An, Thanh Hóa): Cây sống trên 95% với 80% cây đạt 5 tầng lá trở lên. 3. Tiêu chuẩn tăng trưởng hàng năm bề vòng thân cây Tiêu chuẩn bề vòng thân cây ghép đo tại vị trí cách mặt đất 1 m vào thời điểm kiểm kê cuối năm phải đạt mức quy định ghi ở bảng 6. Ghi chú: Cao su vùng Bắc Trung bộ trồng vụ xuân, vanh các năm đầu đạt cao hơn nhưng tăng vanh trong các năm thấp hơn nên thời gian kiến thiết cơ bản cũng trong khoảng trên. 4. Tiêu chuẩn vườn cây khi hết thời gian kiến thiết cơ bản Một lô cây khi hết thời gian kiến thiết cơ bản phải có tỷ lệ cây hữu hiệu đạt trên 90% mật độ thiết kế, trong đó có ít nhất 70 % số cây đạt tiêu chuẩn khai thác. 5. Năng suất thiết kế Năng suất bình quân cho 20 năm khai thác là 2 tấn/ha/năm đối với đất hạng I; 1,7 tấn/ha/năm đối với đất hạng II và 1,4 tấn/ha/năm đối với đất hạng III. 6. Tiêu chuẩn đất trồng cao su Để đảm bảo mức tăng trưởng như mục 3 và năng suất như mục 5, đất trồng cây cao su phải có độ dốc dưới 30%, cao độ dưới 700 m, không bị ngập úng, không có lớp laterit hoặc tầng sỏi, đá trong phạm vi độ sâu 80 cm cách mặt đất. 7. Thiết kế lô cao su Lập sơ đồ mặt bằng và thiết kế lô trồng trên bản đồ có tỷ lệ 1/10.000 để làm cơ sở cho việc thiết kế ngoài thực địa. - Kích thước lô trồng + Các khu vực có địa hình dốc dưới 8% thì thiết kế lô 25 ha (500 x 500 m). + Các khu vực có địa hình dốc trên 8% thì thiết kế lô nhỏ hơn, hình dáng lô tùy địa hình cụ thể. - Thiết kế hàng trồng + Đất dốc dưới 8%: Trồng thẳng hàng theo hướng Bắc Nam. + Đất dốc từ trên 8%: Thiết kế hàng theo đường đồng mực chủ đạo. - Mật độ và khoảng cách trồng + Mật độ 476 cây/ha (7 m x 3 m) áp dụng cho vùng đất thuộc hạng Ia hoặc giống cao su không thích hợp trồng dày như RRIM 600, … + Mật độ 512 cây/ha (6,5 x 3 m), 555 cây/ha (6 x 3 m) và 571 cây/ha (7 x 2,5 m) áp dụng cho vùng đất thuộc hạng I b, II và III. + Ở vùng đất dốc hơn 8%, khoảng cách hàng cây thay đổi theo đường đồng mực, bố trí cây trên hàng thay đổi từ 2 - 3 m để bảo đảm mật độ thiết kế 512 - 571 cây/ha. 8. Chống xói mòn và chống úng Vùng có độ dốc trên 8% phải có hệ thống bờ chắc chắn để chống xói mòn. - Khoảng cách bờ: Độ dốc 8 - 10%: Hai bờ cách nhau khoảng 15 hàng cao su. Độ dốc 11 - 20%: Hai bờ cách nhau khoảng 7 hàng cao su. Độ dốc 21 - 30%: Hai bờ cách nhau khoảng 6 hàng cao su. - Kích thước bờ: Đáy rộng 2 m, mặt rộng 0,5 m, cao 0,8 m. Vùng đất dốc đã thiết kế hàng theo đường đồng mực có thể tạo mặt bằng cho từng hố trồng với kích thước 1 x 1 m. Các năm sau trong quá trình làm cỏ hàng tạo dần đường đi nối các điểm trồng trên cùng hàng. Thiết lập sớm thảm phủ họ đậu giữa hàng. Nếu không phải giữ thảm thực vật tự nhiên có chiều cao 15 - 20 cm để chống xói mòn và bảo vệ đất. 9. Đào hố, bón lót - Hố có kích thước dài 70 cm, rộng 50 cm, sâu 60 cm, đáy hố rộng 50 x 50 cm. Khi đào phải để riêng lớp đất mặt và lớp đất đáy. Trên đất dốc thì để riêng lớp đất đáy về phía dưới dốc. Đào hố để ải trước khi bón phân và lấp hố khoảng 15 ngày. Có thể sử dụng cơ giới để đào hố với kích thước hố bằng hoặc lớn hơn. - Bón lót: Mỗi hố 300 g phân lân nung chảy, 10 kg phân chuồng ủ hoai. Nếu sử dụng các dạng phân hữu cơ khác để bón lót phải được sự đồng ý của Tổng Công ty Cao su Việt Nam. Công việc lấp hố được thực hiện trước khi trồng ít nhất 5 ngày. Lấy lớp đất mặt lấp khoảng nửa hố; Sau đó trộn đều phân hữu cơ, phân lân với lớp đất mặt xung quanh để lấp đầy hố. Cắm cọc ở giữa tâm hố để đánh dấu điểm trồng. 10. Thời vụ trồng Chỉ trồng khi thời tiết thuận lợi, đất có đủ độ ẩm. Thời vụ trồng cụ thể cho từng vùng như sau: Đông Nam bộ và Tây Nguyên: Trồng tum từ 1/6 đến 15/7; Trồng bầu từ 15/5 đến 31/8. Miền Trung từ Hà Tĩnh trở vào: Trồng từ 15/9 đến 31/10. Bắc Trung bộ (Nghệ An, Thanh Hóa): Trồng bằng bầu cắt ngọn hoặc bầu có tầng lá vào vụ xuân (tháng 2 - 3). Trồng dặm cũng được thực hiện trong thời vụ nêu trên. 11. Giống cao su Phải thực hiện đúng theo cơ cấu giống của từng giai đoạn do Tổng Công ty Cao su Việt Nam ban hành. Mỗi lô trồng một giống, không trồng liền vùng quá 200 ha cho một giống và cây phải đạt những tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn tum trần 10 tháng tuổi Đường kính của tum đo cách mặt đất 10 cm từ 16 mm trở lên. Mắt ghép tốt, sống ổn định. Tum không bị tróc vỏ, không bị dập. Rễ cọc tum phải thẳng, sau khi xử lý dài ít nhất 40 cm tính từ cổ rễ. - Tiêu chuẩn bầu cắt ngọn Đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10 cm đạt ít nhất 14 mm. Mắt ghép tốt, sống ổn định. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc. - Tiêu chuẩn bầu có tầng lá Đường kính gốc ghép đo cách mặt đất 10 cm đạt tối thiểu 12 mm. Chồi ghép có ít nhất một tầng lá ổn định, khỏe. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc. - Tiêu chuẩn tum bầu có tầng lá Chồi ghép có ít nhất hai tầng lá ổn định, khỏe. Bầu đất không bị bể, cây không bị long gốc. 12. Trồng cây - Trồng tum Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây,... xung quanh hố, sau đó dùng cuốc móc đất trong hố lên tới độ sâu bằng chiều dài của rễ cây tum. Đặt tum thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất. Lấp hố lại bằng phần đất vừa lấy lên; lấp từng lớp đất một và dặm kỹ để đất bám chặt vào tum. Sau cùng, dùng đất tơi xốp phủ kín cổ rễ, ngang mí dưới mắt ghép. - Trồng bầu Trước khi trồng cần dọn sạch cỏ, rễ cây,... xung quanh hố, sau đó dùng cuốc móc đất trong hố lên tới độ sâu tương ứng với chiều cao bầu. Dùng dao bén cắt sát đáy bầu và phần rễ cọc nhú ra khỏi bầu. Trường hợp rễ cọc bị xoắn ở trong bầu thì phải cắt hết phần rễ xoắn. Đặt bầu vào hố cho thẳng đứng, mắt ghép quay về hướng gió chính, mí dưới mắt ghép ngang với mặt đất. Rạch bầu PE theo đường thẳng đứng rồi kéo nhẹ túi bầu lên. Kéo túi bầu tới đâu thì lấp đất để nén chặt bầu tới đó. Chú ý không làm bể bầu. 13. Trồng dặm Phải trồng dặm và định hình vườn cây ngay từ năm thứ nhất, chậm nhất là năm thứ hai. Trồng dặm bằng cây con đúng giống và có mức phát triển tương đương với cây trên vườn. - Trồng dặm trong năm thứ nhất: Hai mươi ngày sau khi trồng, kiểm tra để trồng dặm những cây chết và cây có mắt ghép chết. Dùng bầu cắt ngọn, bầu 1 - 2 tầng lá ổn định hoặc tum bầu trên 2 tầng lá ổn định để trồng dặm. Số lượng cây giống cần được chuẩn bị để trồng dặm so với số lượng cây trồng mới trong năm thứ nhất là 15% đối với phương pháp trồng bầu và 25% đối với phương pháp trồng tum. - Trồng dặm trong năm thứ hai: Dặm bằng bầu hoặc tum bầu có 2 - 3 tầng lá. Số lượng cây chuẩn bị để dặm dự kiến là 5 % hoặc theo kết quả kiểm kê cuối năm thứ nhất để chuẩn bị đủ dặm vào đầu vụ trồng mới. 14. Trong xen trong vườn cao su. a. Quy định chung Có thể trồng xen cây họ đậu, lúa, rau màu giữa hàng cao su trong 3 năm đầu. Lưu ý: Cây trồng xen không ảnh hưởng cao su và không là ký chủ của những mầm bệnh của cây cao su. Phải bón phân cho cây trồng xen, luân canh hợp lý và dùng các dư thừa thực vật sau khi thu hoạch để tủ gốc cho cây cao su. Trên đất bạc màu, đất dốc, phải thiết lập thảm phủ cây họ đậu ngay từ năm đầu. Trên diện tích có xen canh cây ngắn ngày, phải thiết lập thảm phủ họ đậu ngay sau khi ngưng trồng xen. Không trồng xen cây ngắn ngày trên vườn cao su có độ dốc trên 8% vì việc làm đất có thể gây xói mòn nghiêm trọng. b. Khoảng cách trồng xen Trồng xen đậu, lúa: Năm thứ nhất : Trồng xen cách hàng cao su mỗi bên 1,5 m đối với lúa và 1 m đối với cây đậu. Năm thứ hai, năm thứ ba: Trồng xen cách hàng cao su tối thiểu 1,5 m. Thiết lập thảm phủ họ đậu: Có thể trồng thuần hoặc hỗn hợp một số loại cây thích hợp với nhau, bổ sung cho nhau để phát huy tối đa tác dụng của thảm phủ. Duy trì thảm phủ cách gốc cao su 1,5 m. Chọn các loại cây họ đậu như Kudzu (Pueraria phaseoloides), Mucuna (Mucuna cochichinensis), đậu lông (Calopogonium mucunoides) để trồng xen. Bón phân cho thảm phủ giúp thảm phát triển nhanh ngay ở năm đầu, bón lót lân lúc trồng cây thảm phủ. 15. Chăm sóc cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản. a. Làm cỏ trên hàng cao su Ở những nơi có tranh, le, lồ ô phải diệt sạch ngay từ đầu bằng các biện pháp canh tác, hóa chất, cơ giới, thủ công,... - Năm thứ nhất: Sau khi trồng xong phải dọn mặt bằng quanh gốc cao su rộng 2 m (cách gốc cao su mỗi bên 1m) 3 lần/năm. Cỏ sát gốc cao su phải nhổ bằng tay, tránh dùng cuốc vì dễ làm hư hại cho cây. Ở nơi đất dốc nhiều phải làm cỏ bồn thay vì làm cỏ hàng để giảm bớt xói mòn. Khi làm cỏ hàng không được kéo đất ra khỏi gốc cao su. - Từ năm thứ hai trở đi, làm cỏ cách gốc cao su mỗi bên 1,5 m. Từ năm thứ 2 đến năm thứ 5 làm cỏ 4 lần/năm; Năm thứ 6 đến năm thứ 8 làm cỏ 2 lần/năm. Hạn chế làm cỏ thủ công trên hàng, ưu tiên trừ cỏ bằng thuốc diệt cỏ. Sử dụng thuốc diệt cỏ theo Quy trình kỹ thuật bảo vệ thực vật cây cao su. b. Quản lý giữa hàng cao su Phát dọn cỏ, chồi giữa hai hàng cao su, chỉ để duy trì thảm cỏ thấp cách mặt đất khoảng 15 - 20 cm. Năm thứ nhất phát cỏ 2 lần/năm, năm thứ hai đến năm thứ năm phát 4 lần/năm, năm thứ sáu, thứ bảy và năm thứ tám phát 2 lần/năm. Nếu có sử dụng hóa chất để diệt cỏ thì giảm số lần phát cỏ. Hạn chế cày đất giữa hàng từ năm thứ hai trở đi, tuyệt đối không cày ở vùng đất có độ dốc hơn 8%. Trên đất bằng chỉ cày giữa hàng khi cần làm đất trồng xen, khoảng cách đường cày đến hàng cao su tối thiểu là 1,5 m. c. Tủ gốc Tủ gốc giữ ẩm: Phúp bồn, vun đất hoặc tủ gốc với dư thừa thực vật (cỏ dại, cây thảm phủ hoặc phụ phẩm từ cây trồng xen) vào đầu mùa khô trong hai năm đầu. Trước khi tủ gốc phải xới phá váng lớp đất mặt. Lưu ý tủ cách gốc 10 cm, bán kính tủ gốc 1 m, dày tối thiểu 10 cm. Sau khi tủ gốc phủ lên trên một lớp đất dày 5 cm. Ở năm đầu và năm thứ hai có thể sử dụng cơ giới để cày tủ gốc vào đầu mùa khô với một đường cày mỗi bên cách hàng cây 1 m và lật đất vào gốc. Tủ gốc thường xuyên: Ở vùng ngoài truyền thống với cao su nên tủ gốc thường xuyên trong các năm đầu với vật liệu là dư thừa thực vật như trên. d. Bón phân vô cơ - Lượng phân: Lượng phân bón thay đổi tùy theo hạng đất, mật độ trồng và tuổi cây theo bảng 7. Các loại phân vô cơ ngoài danh mục quy định, không phải các dạng phân bón thông dụng như urê, phân lân nung chảy và kali clorua thì đều phải được sự đồng ý của Tổng Công ty Cao su Việt Nam mới được bón trên đại trà. - Số lần bón phân: Phân vô cơ được chia bón làm 2 - 3 đợt trong năm. Năm đầu tiên thời gian giữa các lần bón phân cách nhau ít nhất 1 tháng. Năm thứ hai trở đi bón vào đầu và cuối mùa mưa. - Cách bón: Bón phân khi đất đủ ẩm, không bón phân vào thời điểm có mưa lớn, mưa tập trung. Từ năm thứ nhất đến năm thứ tư: Cuốc rãnh hình vành khăn hoặc xăm nhiều lỗ hoặc bấu lỗ quanh gốc cao su theo hình chiếu của tán lá để bón phân, sau đó lấp đất vùi phân. Khi cây cao su đã giao tán đối với đất bằng phẳng hoặc dốc, ít dốc thì rải đều phân thành băng rộng 1m giữa hai hàng cao su, xới nhẹ lấp phân. Tránh làm đứt rễ lớn của cây cao su; Đối với đất có độ dốc trên 15 % thì bón vào hệ thống hố giữ màu và lấp vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất (theo thiết kế lô trên đất dốc, điều 68). Nếu vườn cây chưa có hệ thống hố giữ màu từ ban đầu thì có thể thiết lập hệ thống hố tương tự ở các năm sau. Lưu ý: Hố giữ màu phải được vét bớt đất tích tụ hàng năm, không để đất vùi lấp. Phân bón qua lá cũng được sử dụng trong hai năm đầu với số lần phun như được giới thiệu ở bảng 7; nơi trồng trễ thì tăng số lần phun qua lá vào năm thứ hai. e. Bón phân hữu cơ Phân hữu cơ được sử dụng nhằm cải tạo lý tính đất, tăng lượng mùn và cung cấp một phần dinh dưỡng cho cây. Những vườn cao su KTCB sinh trưởng kém hơn bình thường phải được khảo sát và phân tích về lý, hóa tính của đất để có cơ sở đề xuất cụ thể về việc bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ nhằm làm tăng hiệu quả của phân bón. Phân hữu cơ được bón vào hố nhỏ dọc hai bên hàng cao su theo hình chiếu của tán lá, sau đó vùi đất lấp phân. Tất cả các loại phân hữu cơ được sử dụng để bón bổ sung cho cao su đều phải đạt yêu cầu chất lượng và phải được sự đồng ý của Tổng Công ty Cao su Việt Nam. f. Cắt chồi thực sinh, chồi ngang Sau khi trồng phải cắt chồi thực sinh và chồi ngang kịp thời để cho chồi ghép phát triển tốt. Tỉa cành, tạo tán: Trong các năm đầu KTCB cần thường xuyên kiểm tra cắt bỏ những cành mọc lệch tán, cành mọc tập trung. Ở vùng thuận lợi tạo tán ở độ cao 3 m trở lên. Ở vùng có gió mạnh nên giữ độ cao phân cành từ 2,2 m trở lên. Ở vùng ít thuận lợi, vào mùa thay lá của các năm đầu phải tỉa cành có kiểm soát: Khi cắt tỉa chồi bên, duy trì 3 - 4 chồi ngang gần ngọn để hỗ trợ ngọn chính. Lưu lại cành từ độ cao 2,2 m để định hình tán. Mỗi vị trí phân cành trên thân chính chỉ giữ lại 1 cành. 16. Phòng trừ sâu bệnh: a. Phòng chống cháy Hàng năm vào đầu mùa khô tiến hành làm các công tác để phòng chống cháy cho lô cao su cụ thể như sau: Phát dọn sạch cỏ quanh bìa lô. Làm sạch cỏ, quét dọn cành, lá khô trên hàng cao su rộng mỗi bên 1,5 m. Phát dọn chồi, cỏ giữa hàng cao su để tránh mồi lửa. Trong mỗi lô cao su dọn sạch cỏ, lá để làm các đường băng cách ly rộng 10 m cách nhau 100 m. Tuyệt đối không đốt lửa trong lô cao su. b. Bảo vệ lô cao su Ở những vùng trồng cao su có khả năng dễ bị trâu bò hoặc thú rừng phá hại phải có những công trình bảo vệ. Đào hào hoặc làm hàng rào chống trâu bò và các loài thú rừng tùy theo điều kiện cụ thể của từng nơi. Các đơn vị phải tổ chức lực lượng trực gác bảo vệ vườn cây. II. Quy trình kỹ thuật khai thác mủ & chăm sóc cao su kinh doanh: 1. Quy trình kỹ thuật khai thác mủ 1.1. Tiêu chuẩn các loại vườn cao su cạo mủ a. Tiêu chuẩn vườn cây cao su mới đưa vào cạo mủ: Cây cao su đạt tiêu chuẩn mở cạo khi bề vòng thân cây đo cách mặt đất 1 m đạt từ 50 cm trở lên, độ dày vỏ ở độ cao 1 m cách mặt đất phải đạt từ 6 mm trở lên. Lô cao su kiến thiết cơ bản có từ 70% trở lên số cây hữu hiệu đạt tiêu chuẩn mở cạo thì được đưa vào cạo mủ. b. Tiêu chuẩn vườn cây đưa vào cạo úp có kiểm soát: Vườn cây kinh doanh bình thường được đưa vào cạo úp có kiểm soát từ năm cạo thứ 11. c. Tiêu chuẩn mở cạo vỏ tái sinh: Khi mở cạo lại trên vỏ tái sinh, độ dày vỏ phải đạt từ 6 mm trở lên. Những trường hợp khác với quy định nêu trên phải có ý kiến của Tổng Công ty Cao su Việt Nam mới được thực hiện. 1.2. Phân loại vườn cây khai thác và việc thanh lý vườn cây Nhóm I: Vườn cây đang ở năm cạo thứ 1 đến năm cạo thứ 10. Nhóm II: Vườn cây đang ở năm cạo thứ 11 đến năm cạo thứ 17. Nhóm III: Vườn cây đang ở năm cạo thứ 18 đến năm cạo thứ 20. Việc thanh lý vườn cây phải do Tổng Công ty Cao su Việt Nam quyết định. 1.3. Chế độ khai thác: - Đối với dòng vô tính không thích hợp chế độ cạo nặng (ví dụ: PB 235, VM 515, PB 260, RRIV 4…) và các giống mới (bảng II, bảng III) + Vườn cây nhóm I: - Năm cạo 1 : 1/2 Sd/3 6d/7 - Năm cạo 2 - 5 : 1/2S d/3 6d/7.ET 2.5% Pa 3/y - Năm cạo 6 - 10 : 1/2S d/3 6d/7.ET 2,5% Pa 4/y Tổng Công ty Cao su Việt Nam Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam 34 Quy trình kỹ thuật cây cao su - 2004 + Vườn cây nhóm II: - Năm cạo 11 – 14 : (a)1/2S d/3 6d/7.ET 2,5% Pa 5/y + 1/4S d/3 6d/7 7m/12.ET 2,5% La 4/y. (b)1/4S d/3 6d/7.ET 2,5% La 6/y (áp dụng trong điều kiện thiếu lao động). - Năm cạo 15 – 17 : 1/2S d/3 6d/7 6m/12.ET 2,5% Pa 4/y, 1/2 Sd/3 6d/7 5m/12.ET 2,5% La 4/y + Vườn cây nhóm III (cạo tận thu): - Năm cạo 18 – 19 : 1/2S d/3 6d/7.ET 5% Pa 4/y + 1/2S d/3 6d/7 7m/12.ET 5% La 4/y 20 : Tùy tình hình thực tế vườn cây, áp dụng chế độ cạo hủy - Đối với các dòng vô tính thích hợp chế độ cạo nặng (ví dụ: GT1, RRIM 600, PR255, PR 261, PB 255, RRIC 121, RRIV 2) + Vườn cây nhóm I: - Năm cạo 1 : 1/2S d/3 6d/7.ET 2.5% Pa 2/y - Năm cạo 2 - 5 : 1/2S d/3 6d/7.ET 2.5% Pa 4/y - Năm cạo 6 - 10 : 1/2S d/3 6d/7.ET 2,5% Pa 5/y + Vườn cây nhóm II: - Năm cạo 11 – 14 : (a)1/2S d/3 6d/7.ET 2,5% Pa 5/y + 1/4S d/3 6d/7 7m/12.ET 2,5% La 6/y (b)1/4S d/3 6d/7.ET 2,5% La 8/y (áp dụng trong điều kiện thiếu lao động). - Năm cạo 15 – 17 : 1/2S d/3 6d/7 6m/12.ET 2,5% Pa 4/y, 1/2S d/3 6d/7 5m/12.ET 2,5% La 5/y + Vườn cây nhóm III (cạo tận thu): - Năm cạo 18 – 19 : 1/2S d/3 6d/7.ET 5% Pa 6/y + 1/2S d/3 6d/7 7m/12.ET 5% La 6/y 20 : Tùy tình hình thực tế vườn cây, áp dụng chế độ cạo hủy - Đối với khu vực Bắc Trung bộ (từ Thừa Thiên Huế trở ra) + Vườn cây nhóm I: - Năm cạo 1 - 2 : 1/2S d/2 6d/7 - Năm cạo 3 - 5 : 1/2S d/2 6d/7.ET 2,5% Pa 2/y - Năm cạo 6 - 10 : 1/2S d/2 6d/7.ET 2,5% Pa 3/y Tổng Công ty Cao su Việt Nam Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam Quy trình kỹ thuật cây cao su - 2004 35 + Vườn cây nhóm II: - Năm cạo 11 – 14 : (a)1/2S d/2 6d/7.ET 2,5% Pa 4/y + 1/4S d/2 6d/7 7m/12.ET 2,5% La 3/y (b)1/4S d/2 6d/7.ET 2,5% La 5/y (áp dụng trong điều kiện thiếu lao động). - Năm cạo 15 – 17 : 1/2S d/2 6d/7 6m/12.ET 2,5% Pa 4/y, 1/2S d/2 6d/7 5m/12.ET 2,5% La 3/y + Vườn cây nhóm III (cạo tận thu): - Năm cạo 18 – 19 : 1/2S d/2 6d/7.ET 5% Pa 3/y + 1/2S d/2 6d/7 7m/12.ET 5% La 3/y 20 : Tùy tình hình thực tế vườn cây, áp dụng chế độ cạo hủy - Nguyên tắc thiết kế miệng cạo áp dụng cho vườn cây mở cạo theo quy trình cũ Đối với vườn cây khai thác mở cạo theo quy trình cũ, tùy thuộc vào điều kiện thực tế, thiết kế mở miệng cạo úp có thể cùng phía hoặc khác phía với miệng cạo ngửa. Tuy nhiên, nếu cạo phối hợp úp ngửa cùng phía thì hai miệng cạo phải cách nhau ít nhất 50 cm. 1.4. Thiết kết, mở miệng cạo: a. Chia phần cây cạo: Số cây trong mỗi phần cây cạo được chia dựa vào điều kiện địa hình vườn cây, mật độ cây cạo, năm cạo, tình trạng vỏ cạo, chế độ cạo. Đối với vườn cây nhóm I, phần cây phải chia ổn định từ năm thứ hai sau khi mở cạo. Đối với vườn cây nhóm II, phần cây phải được phân chia ngay từ đầu năm, tránh phân chia lại khi bắt đầu cạo úp gây xáo trộn sản xuất, khó quản lý. Quy định số cây cạo mủ/phần theo bảng 8. Tổng Công ty Cao su Việt Nam Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam Ghi chú: (*) Chia theo (a), (b) như quy định ở mục I: Chế độ khai Thác Mỗi phần cây cạo phải được đánh dấu phân chia rõ ràng và đánh số thứ tự phần cây cạo. b. Trang bị vật tư cho cây cạo Cây cạo được trang bị đầy đủ các vật tư kiềng, máng, chén và máng chắn nước mưa. Trong trường hợp cạo phối hợp úp ngửa, có thể trang bị vật tư riêng cho mỗi miệng cạo. Kiềng buộc cách miệng tiền 35 cm cho cả 2 miệng cạo ngửa và cạo úp có kiểm soát, các vườn cây nhóm I, nhóm II không được đóng kiềng vào thân cây cao su. Buộc kiềng bằng dây lò xo thép f = 0,8 mm hoặc bằng dây nylon. Máng đóng dưới miệng tiền 10 cm đối với cạo ngửa và 15 cm đối với cạo úp có kiểm soát, sâu cách gỗ 2 mm, độ dốc của máng so với trục ngang là 300 Chén hứng mủ bằng đất nung có tráng lớp men sứ trong lòng chén hoặc bằng chén nhựa mặt trong láng, dung tích chén từ 500 ml - 1000 ml tùy nhóm cây. Vào mùa mưa phải trang bị máng chắn nước mưa cho cây cao su. c. Thiết kế miệng cạo - Chiều cao miệng cạo: Cây mới mở cạo có miệng tiền cách mặt đất 1,3 m. Cạo miệng ngửa liên tục sáu năm ở mặt cạo vỏ nguyên sinh B0-1, sau đó chuyển miệng cạo sang mặt cạo vỏ nguyên sinh B0-2, cũng cạo ở độ cao 1,3 m cách mặt đất. Cạo úp có kiểm soát khi vị trí miệng tiền nằm trong khoảng từ 1,3 m đến 2,0 m cách mặt đất. Từ độ cao 2,0 m trở lên được gọi là độ cao ngoài tầm kiểm soát -. Độ dốc miệng cạo: Đối với miệng cạo ngửa: Quy định độ dốc miệng cạo từ 300 - 340 so với trục ngang tùy nhóm cây khai thác. + Cây nhóm I : 340 + Cây nhóm II : 320 + Cây nhóm III : 300 Đối với miệng cạo úp: Quy định độ dốc miệng cạo là 450. - Thiết kế miệng cạo: Dụng cụ để thiết kế miệng cạo gồm: + Rập chữ U. + Thước cây 150 cm có đánh dấu vị trí miệng tiền, vị trí cắm máng, vị trí treo kiềng. + Dây có 3 gút (100 cm) để chia thân cây ra làm hai hoặc bốn phần bằng nhau. + Rập (cờ) có cán để bảo đảm độ dốc. + Thước đánh dấu hao dăm hàng tháng. + Móc rạch. + Thước, rập của 2 miệng cạo ngửa và úp được đánh dấu và thiết kế khác nhau. - Cách thiết kế: + Miệng cạo ngửa: Dùng rập chữ U kiểm tra và đánh dấu cây đủ tiêu chuẩn cạo. + Miệng tiền được mở đồng loạt cùng một phía trong lô và hướng ra giữa hàng để dễ quan sát, kiểm tra và quản lý. Đặt thước cây để rạch ranh tiền, đánh dấu vị trí miệng tiền, vị trí cắm máng hứng mủ và vị trí treo kiềng. Dùng dây có ba gút để chia thân cây cao su làm hai phần bằng nhau. Xác định ranh hậu bằng một đường rạch dọc theo thân cây. Đặt rập ngay đúng vị trí ranh tiền để rạch miệng cạo chuẩn và các đường rạch chuẩn hao dăm hàng quý. Dùng thước đánh dấu hao dăm hàng tháng, vạch dấu chuẩn ở ranh tiền và ranh hậu. Khơi mương tiền dài 10 - 11 cm, sâu đến lớp da cát mịn (kiểu đầu voi, đuôi chuột), mương tiền phải thẳng góc so với mặt đất. Sau khi thiết kế miệng cạo xong thì trang bị vật tư cho cây cạo. + Miệng cạo úp: Trong cùng một lô, miệng tiền cũng phải được thiết kế đồng loạt theo một phía thống nhất. Đặt thước cây và móc để rạch ranh tiền từ vị trí 1,3 m cách đất thẳng lên phía trên. Dùng dây có ba gút để chia thân cây cao su làm hai phần (cho miệng cạo 1/2S) hoặc bốn phần (cho miệng cạo 1/4S) bằng nhau. Xác định ranh hậu bằng một đường rạch dọc theo thân cây. Đặt rập ngay đúng vị trí ranh tiền để rạch miệng cạo chuẩn và các đường rạch chuẩn hao dăm hàng tháng hoặc hàng quý giữa hai ranh tiền và hậu. Lưu ý độ dốc của miệng cạo úp phải là 450 ngay từ khi mở cạo, không cho phép mở ở độ dốc thấp hơn rồi chuyển từ từ lên độ dốc quy định. Khơi mương tiền từ miệng tiền đến vị trí cắm máng (dài 15 cm), sâu đến lớp da cát mịn (kiểu đầu voi, đuôi chuột), mương tiền phải thẳng góc so với mặt đất. Sau khi thiết kế miệng cạo xong thì trang bị vật tư cho cây cạo. - Mở thêm: Vào đầu mùa cạo và tháng 10 hàng năm mở cạo thêm những cây đã đủ tiêu chuẩn mở miệng cạo. Riêng khu vực Bắc Trung bộ, mở cạo thêm vào đầu mùa cạo và tháng 8 hàng năm. Đầu năm thứ ba mở cạo tất cả các cây có bề vòng thân trên 40 cm. Để tránh hiện tượng ốc đảo, miệng cạo cây mở sau vẫn mở ở độ cao 1,3 m cách mặt đất, nhưng đến năm cạo thứ bảy phải chuyển đồng loạt vườn cây sang mặt cạo B-02. d. Mở miệng cạo - Miệng ngửa: Sau khi thiết kế, cạo xả miệng 3 nhát dao: + Nhát 1: Cạo chuẩn. + Nhát 2: Vạt nêm. + Nhát 3: Hoàn chỉnh miệng cạo, cạo ép má dao từ từ đến độ sâu cạo quy định, tránh cạo phạm khi mở miệng cạo. - Miệng úp: Sau khi thiết kế, cạo xả miệng theo hướng cạo lên 3 nhát dao tương tự như cách cạo ngửa thông thường, độ sâu cạo phải dần dần tăng lên cho đến khi cách tượng tầng vào khoảng 1,0 – 1,3 mm. Có thể cạo ngửa một vài nhát về phía dưới để làm miệng đỡ mủ chảy lan. - Mức độ hao vỏ cạo lúc mở miệng cho phép tối đa 2 cm đối với cả hai miệng ngửa và úp. e. Dụng cụ thiết kế miệng cạo Dùng rập chữ U kiểm tra và đánh dấu cây đủ tiêu chuẩn cạo. Đặt thước cây để đặt ranh tiền, đánh dấu vị trí miệng tiền, máng hứng mủ và treo kiềng. Dùng dây có 3 gút để chia thân cây cao su làm hai phần bằng nhau. Xác định ranh hậu bằng một đường rạch dọc theo thân cây. Hình 12 (a): Kỹ thuật thiết kế miệng cạo ngửa Rạch miệng cạo chuẩn và các đường rạch chuẩn hao dăm hàng quý. Dùng rập đánh dấu hao dăm hàng tháng, vạch dấu chuẩn ở ranh tiền và ranh hậu. Khơi mương tiền dài 10 - 11 cm. Trang bị vật tư cho cây cạo Hình 12 (b): Kỹ thuật thiết kế miệng cạo ngửa Đặt thước cây và móc để rạch ranh tiền từ vị trí 1,3 m cách đất thẳng lên phía trên. Dùng dây ba gút để chia thân cây cao su làm hai phần hoặc bốn phần bằng nhau. Xác định điểm ranh hậu cho miệng cạo 1/4S. Xác định ranh hậu. Hình 13 (a): Kỹ thuật thiết kế miệng cạo úp Đặt rập ngay đúng vị trí ranh tiền để rạch miệng cạo chuẩn và các đường rạch chuẩn hao dăm hàng tháng hoặc hàng quý giữa 2 ranh tiền và hậu. Hình 13 (b): Kỹ thuật thiết kế miệng cạo úp Khơi mương tiền. Hình 14: Mở miệng cạo ngửa Cạo chuẩn Vạt nêm Cây mở cạo xong Lấy nhát cạo chuẩn Cạo xả miệng theo hướng cạo lên ba nhát dao. Cạo ngửa một vài nhát về phía dưới để làm miệng đỡ mủ chảy lan. 1.5 CÁC YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG VIỆC KHAI THÁC MỦ a. Thời vụ cạo mủ Mở miệng cạo các vườn cây mới đưa vào khai thác được tiến hành vào các tháng 3 – 4 và tháng 10. Riêng khu vực Bắc Trung bộ (từ Thừa Thiên – Huế trở ra) mở miệng cạo vào các tháng 4 – 5 và tháng 8. Đối với cạo úp, mở miệng cạo vào các tháng 3 – 4 (cạo úp cả năm), tháng 7 (cạo úp 7 tháng/năm) hoặc tháng 9 (cạo úp 5 tháng/năm). Rụng lá sinh lý hàng năm sớm hay muộn tùy theo dòng vô tính, nền đất trồng (đỏ, xám), vùng tiểu khí hậu. Vì vậy, vườn cây nào rụng lá trước thì cho nghỉ trước. Nghỉ cạo lúc lá bắt đầu nhú chân chim. Cạo mủ lại khi cây có tán lá ổn định. Vườn cây nào tán lá ổn định trước thì cho cạo trước. b. Độ sâu cạo mủ Cạo cách tượng tầng 1,0 - 1,3 mm đối với cả hai miệng ngửa và úp. Tránh cạo cạn (cạo cách tượng tầng trên 1,3 mm), cạo sát (cạo cách tượng tầng dưới 1 mm), cạo phạm (cạo chạm gỗ). c. Mức độ hao dăm, hao vỏ cạo - Đánh dấu hao dăm Đối với miệng cạo ngửa, hao dăm 1,1 - 1,5 mm/lần cạo. Hao vỏ cạo tối đa 16 cm/năm đối với nhịp độ cạo d/3; 20 cm/năm đối với nhịp độ cạo d/2. Đối với miệng cạo úp có kiểm soát, hao dăm không quá 2 mm/lần cạo. Hao vỏ tối đa 3 cm/tháng. Đối với miệng cạo úp ngoài tầm kiểm soát, hao dăm không quá 3 mm/lần cạo. Hao vỏ tối đa 4,5 cm/tháng. Hàng năm, trước khi bắt đầu cạo lại, dùng móc hoặc dao đánh dấu hao vỏ cạo, dùng rập vạch trên vỏ cạo các vạch chuẩn để khống chế mức hao vỏ từng tháng, quý kết hợp khống chế độ dốc miệng cạo. d. Tiêu chuẩn đường cạo Đường cạo phải đúng độ dốc quy định, có lòng máng, vuông tiền, vuông hậu, không lệch miệng, không vượt ranh, không lượn sóng. Hình 17: Sơ đồ quy hoạch mặt cạo phân theo nhóm (a) và (b) khi cạo úp có kiểm soát Ghi chú: Số trong ngoặc đơn là năm cạo lại trên vỏ tái sinh. e. Công việc trước và sau khi cạo mủ từng cây Trước khi cạo mủ, phải bóc mủ dây, mủ chén, sửa lại kiềng, máng, lau sạch chén và úp trên kiềng. Cạo xong, ngửa chén lên và dẫn mủ chảy vào chén rồi mới qua cạo cây khác. Đặc biệt cần lưu ý việc dẫn mủ chảy vào chén đối với cạo úp có kiểm soát. Hướng đi cạo theo những cây kế cận nhau. Sau mỗi phiên cạo phải đổi đầu phần cạo. Đối với các giống mau đông mủ, sau khi cạo xong, nhỏ vào chén mủ từ 3 - 5 giọt ammoniac có nồng độ 3 - 5%. Dung dịch ammoniac do nhà máy sơ chế cung cấp. Chỉ trút mủ sau khi có hiệu lệnh. Cây nào cạo trước trút trước, dùng vét để tận thu mủ trong chén, đặt chén mủ lại vị trí cũ để hứng mủ chảy trễ, tránh trút sót mủ. Phần cây có bôi thuốc kích thích phải tổ chức trút mủ chiều. f. Giờ cạo mủ - trút mủ - giao nhận mủ - Giờ cạo mủ: Tùy điều kiện thời tiết trong năm, bắt đầu cạo mủ khi nhìn thấy rõ đường cạo. Mùa mưa, chờ vỏ cây khô ráo mới bắt đầu cạo. Nếu đến 11 - 12 giờ trưa mà vỏ cây còn ướt thì cho nghỉ cạo. - Giờ trút mủ: Thời gian chờ trút mủ tùy thuộc vào thời tiết. Sau khi cạo xong phần cây, công nhân cạo chờ hiệu lệnh của đội trưởng, tổ trưởng mới trút mủ. Những ngày trời chuyển mưa có thể trút sớm hơn, mủ trút xong được đưa ngay về trạm giao nhận mủ. Trên diện tích sử dụng chất kích thích phải tổ chức trút mủ chiều. - Giao nhận mủ: Khi đổ mủ nước từ thùng trút sang thùng chứa phải dùng rây lọc mủ với kích thước lỗ 5 mm. Sau khi trút xong, công nhân đưa mủ về trạm giao cho tổ trưởng cân đo số lượng mủ nước, mủ tạp của từng phần cây, ghi đầy đủ số liệu vào phiếu theo dõi sản lượng, có ghi nhận cả phần chất lượng mủ. Sau đó sẽ tập trung để đưa về nhà máy. Khi đổ mủ nước từ thùng chứa vào bồn của xe mủ phải có lưới lọc với kích thước lỗ 3 mm. Cứ mỗi 50 - 100 ha lập một trạm giao nhận mủ, có mái che, giàn để mủ tạp và bể nước để tráng rửa thùng. g. Dụng cụ cạo mủ trang bị cho công nhân Công nhân cạo miệng ngửa được trang bị 2 dao cạo mủ, 1 giỏ đựng mủ tạp, 1 thùng trút 10 lít hoặc 15 lít, 1 - 4 thùng chứa 25 lít hoặc 35 lít, 1 rây lọc mủ, 1 vét mủ, 1 nạo vỏ, 1 đòn gánh, 2 móc Hình 17: Một số dụng cụ trang bị cho công nhân cạo mủ thùng, 1 lọ ammoniac, 1 ống mỡ vaselin, 2 viên đá mài dao (đá nhám và đá bùn) và giẻ lau bằng vải (Hình). Vào mùa rụng lá, mỗi công nhân được trang bị thêm 1 chổi quét lá. Lưu ý: Giẻ lau chén không được sử dụng loại vải có sợi PP (poly propylene) Công nhân cạo miệng úp được trang bị các dụng cụ như công nhân cạo miệng ngửa, riêng dao cạo phải dùng dao chuyên dùng cho cạo úp. Không dùng dao cạo ngửa để cạo úp. Các dụng cụ cạo mủ phải thật sạch sẽ, dao cạo phải có chất lượng tốt, được mài bén thường xuyên, chất lượng sử dụng tốt. Đầu phần cây cạo phải có cọc úp thùng. 1.6. Phương pháp bôi chất kích thích a. Loại chất kích thích và nồng độ sử dụng Loại hóa chất kích thích mủ được sử dụng có hoạt chất là ethephon (acid 2- chloroethyl phosphonic). Nồng độ hoạt chất sử dụng là 2,5% a.i cho cây nhóm I và II; 5% a.i. cho các vườn cây nhóm III và vườn cây cạo tận thu trước khi thanh lý. b. Thời vụ áp dụng kích thích mủ, thời điểm bôi Ở Đông Nam bộ và Tây Nguyên, bôi chất kích thích vào các tháng 5, 6, 7, 10, 11 và 12. Ở Bắc Trung bộ, bôi chất kích thích vào các tháng 5, 6, 7, 8, 9 và 10. Bôi chất kích thích trước nhát cạo kế tiếp 24 giờ – 48 giờ. Không bôi khi cây còn ướt hoặc lúc trời sắp mưa. Tuyệt đối không được bôi trong mùa khô, mùa rụng lá. c. Phương pháp bôi chất kích thích mủ: Bôi trên vỏ tái sinh (Pa: Panel application): Sau khi khuấy đều chất kích thích, dùng cọ nhỏ bôi một băng rộng 1 cm, mỏng đều trên vỏ tái sinh tiếp giáp với miệng cạo. Phương pháp bôi trên miệng cạo không bóc lớp mủ dây (La: Lace application): Sau khi khuấy đều chất kích thích, dùng cọ nhỏ bôi một lớp mỏn đều ngay trên miệng cạo. Phương pháp này áp dụng cho miệng cạo úp. d. Dụng cụ bôi chất kích thích 1 cọ bôi số 8 có bề rộng 0,8 cm. 1 hộp đựng chất kích thích có ghi rõ nồng độ. e. Liều lượng sử dụng, nhịp độ bôi chất kích thích Cây có tuổi cạo từ 1 – 5, bôi từ 0,5 – 1 gam/cây/lần theo phương pháp Pa. Cây có tuổi cạo từ 6 – 10, bôi từ 0,75 – 1,5 gam/cây/lần theo phương pháp Pa. Cây có tuổi cạo trên 10, bôi từ 1 – 2 gam/cây/lần theo phương pháp Pa; từ 0,75 – 2 gam/cây/lần theo phương pháp La. Khoảng cách giữa 2 lần bôi ít nhất là 3 tuần. f. Tiêu chuẩn cây được sử dụng chất kích thích Bôi chất kích thích cho những cây sinh trưởng bình thường, kỹ thuật cạo tốt. Không bôi chất kích thích cho những cây bị bệnh nấm hồng gây cụt đọt, cây bị bệnh loét sọc miệng cạo nặng, cây đã rụng hết lá do bệnh rụng lá mùa mưa, cây có dấu hiệu khô miệng cạo hoặc những cây quá nhỏ. g. Tiêu chuẩn vườn cây sử dụng chất kích thích mủ Nếu hàm lượng cao su khô (DRC) của vườn cây dưới 25% thì không sử dụng chất kích thích. Nếu tỷ lệ cây khô miệng cạo toàn phần cao hơn lần kiểm kê trước đó theo mức quy định sau thì không nên bôi chất kích thích: Năm cạo 1 – 10: > 3 % Năm cạo 10 – 20: > 10 % h. An toàn lao động khi sử dụng chất kích thích Tránh để chất kích thích dính trên da, mắt. Trong trường hợp bị dính chất kích thích vào da phải rửa ngay bằng xà phòng và nước ấm. Nếu bị dính chất kích thích vào mắt phải rửa mắt ngay nhiều lần bằng nước sạch. Sau khi sử dụng phải hủy bỏ bao bì đựng chất kích thích, không sử dụng lại. Khi bôi chất kích thích cho miệng cạo cao, phải mang kính phòng hộ để tránh thuốc rơi vào mắt. k. Bảo quản chất kích thích khi chưa sử dụng Chất kích thích phải luôn được giữ trong mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tuân thủ theo hạn sử dụng ghi trên bao bì. 1.7 Máng chắn nước mưa cho cây cao su a. Thời vụ gắn máng chắn nước mưa Máng chắn nước mưa phải được gắn trên cây vào đầu mùa mưa. b. Vật liệu, kích thước máng chắn nước mưa Máng chắn nước mưa có thể được làm bằng giấy dầu hoặc tấm PE (polyethylene) có độ dày 0,3 ± 0,02 mm, đảm bảo chất lượng để sử dụng được hai năm. Máng có hình dạng cong như hình lưỡi liềm bề rộng ở giữa máng khoảng 4,3 - 4,5 cm. Độ dài và độ cong của máng sử dụng tùy theo bề vòng thân và chiều dài miệng cạo. Máng phải dài hơn miệng cạo khoảng 20 cm (10 cm vượt tiền và 10 cm vượt hậu). c. Kỹ thuật gắn máng - Vị trí gắn máng: Máng phải được gắn phía trên miệng cạo với độ dốc từ 300 đến 340 so với trục ngang. Đối với miệng cạo ngửa, khi mới bắt đầu mở cạo cũng như các năm cạo tiếp theo trên cùng mặt cạo, gắn máng trên vỏ nguyên sinh cách vị trí mở miệng cạo đầu tiên khoảng 2 - 3 cm. Khi chuyển sang mặt cạo mới vị trí gắn máng cũng tương tự. Đối với miệng cạo úp, máng được gắn phía trên mức hao vỏ cạo dự kiến trong hai năm 5 cm. - Cố định máng Trước khi cố định máng, dùng nạo vỏ nạo nhẹ loại bỏ lớp vỏ bần trên thân cây ngay tại chỗ sẽ gắn máng. Lưu ý tránh nạo sâu làm hư hại tầng sinh bì. Dùng kim bấm số 10 để cố định máng trên cây cao su, khoảng cách giữa hai kim ít nhất là 5 cm. Không được bấm quá nhiều kim làm hư vỏ cây. - Bôi keo: Keo phải có độ bền sánh dẻo, chống thấm tốt, không ảnh hưởng đến vỏ cây cao su. Tường xuyên kiểm tra lại và bôi keo bổ sung khi máng bị rò rỉ. Tạo hai đường keo thẳng đứng phía ngoài và song song với ranh tiền và ranh hậu để ngăn nước mưa chảy lan vào mặt cạo. Đường keo bôi cách ranh tiền/hậu khoảng 5 cm. Phải bôi keo ngay sát mép dưới máng và kéo dài qua khỏi miệng cạo khoảng 15 cm. 2. Chăm sóc vườn cây kinh doanh a. Làm cỏ hàng và làm cỏ giữa hàng - Làm cỏ hàng: Làm sạch cỏ cách cây cao su mỗi bên 1 m bằng thủ công hoặc bằng hóa chất diệt cỏ, tránh gây thương tổn cho thân, không kéo đất ra khỏi hàng. Đối với đất dốc chỉ làm cỏ bồn cách gốc 1 m và phần còn lại trên hàng phát cỏ như làm cỏ giữa hàng. - Làm cỏ giữa hàng: Phát cỏ thường xuyên giữa hàng cao su, giữ lại thảm cỏ dày từ 10 - 15 cm để chống xói mòn. Không được cày giữa hàng cao su. b. Bón phân cho vườn cao su kinh doanh - Bón phân vô cơ Liều lượng phân hóa học bón thúc cho cao su khai thác theo bảng 9. Bảng 9: Liều lượng phân hóa học bón thúc cho cao su khai thác Ghi chú: * Phân lân nung chảy. - Bón phân hữu cơ Đối với cao su khai thác nhóm I, phân lân nung chảy và phân lân hữu cơ vi sinh đuợc dùng luân phiên cách nhau một năm với khối lượng như nhau; Phân lân hữu cơ vi sinh phải có đủ hàm lượng theo quy định của cả 3 chủng loại vi sinh (vi sinh vật phân giải xenlulo, vi sinh vật phân giải lân và vi sinh vật cố định đạm), với hàm lượng P2O5 dễ tiêu>_ 3%. Đối với cao su khai thác nhóm II, phân lân hữu cơ vi sinh được sử dụng để bón hàng năm. - Yêu cầu về phân bón - Thời vụ và cách bón phân + Yêu cầu: Bón phân dựa trên kết quả chẩn đoán dinh dưỡng. Lượng phân trên bảng 9 là lượng phân bình quân tạm thời, để áp dụng khi chưa có kết quả chẩn đoán dinh dưỡng cụ thể cho từng vùng. + Thời vụ bón: Chia lượng phân ra bón làm 2 lần/năm, lần đầu bón hai phần ba số lượng phân N, K và toàn bộ phân lân vào tháng 4, 5 (đầu mùa mưa) khi đủ ẩm, lần hai bón số lượng phân còn lại vào tháng 10. + Cách bón: Trộn kỹ, chia, rải đều lượng phân theo quy định thành băng rộng 1 – 1,5 m giữa luồng cao su. Đối với đất có độ dốc trên 15 % thì bón vào hệ thống hố giữ màu và lấp vùi kín phân bằng lá, cỏ mục hoặc đất. 3. Công tác bảo vệ vườn cây cao su kinh doanh a. Phòng chống cháy cho cây cao su Làm sạch cỏ vườn cây từ tháng 11 - 12 . Thu gom mủ đất và các chất bén lửa ra khỏi vườn cây. Làm các đường ngăn lửa cách khoảng 100 - 200 m. Mùa cao su rụng lá, tổ chức quét lá, gom lá vào giữa hàng. Không được gom hốt lá ra ngoài lô. Tuyệt đối không được đốt lá trong lô cao su. b. Tổ chức phòng chống cháy, chăm sóc cây bị cháy Vào mùa khô, công ty phải có biện pháp phòng chống cháy, bảo vệ vườn cây. Đặt biển báo cấm lửa trên đường liên lô, nơi thường xuyên có người qua lại. Tổ chức đội chữa cháy có trang bị đầy đủ dụng cụ và phương tiện chữa cháy. Phân công công nhân túc trực để làm nhiệm vụ. Trường hợp vườn cây bị cháy, dùng dung dịch vôi 5% quét lên lớp vỏ cây bị ảnh hưởng. c. Chống xói mòn - Tu sửa đường vận chuyển Hàng năm củng cố hoặc làm bổ sung các bờ chống xói mòn ở nơi bị xói mòn mạnh. Các đường lô, đường trục được thường xuyên tu sửa để đảm bảo tốt việc vận chuyển mủ. d. Bảo vệ vườn cây, chống mất cắp mủ Cấm các đàn gia súc (trâu, bò) thả rong trong vườn cao su hoặc để chúng đi ngang qua vườn cây cao su. Cấm tự tiện chặt phá, đốn tỉa cây cao su trong vườn cây khai thác. Nghiêm cấm mọi hành vi lấy cắp mủ và mua bán mủ trái phép. e. Xử lý vườn cây gãy đổ do gió bão Khẩn trương thu dọn cành nhánh gãy đổ để có thể tiếp tục việc khai thác mủ. Tiến hành kiểm tra vườn cây bị gãy đổ để phân loại tình trạng thiệt hại và có biện pháp xử lý. Các cây cưa thanh lý phải được đánh dấu sơn dưới gốc để khi cưa cắt khỏi nhầm lẫn với cây khác. Sau khi cưa cắt, đánh dấu lại trên mặt cắt để tiện việc kiểm tra, quản lý. III. PHÂN CẤP QUẢN LÝ 3.1. Phân hạng đất trồng cao su a. Các mức độ giới hạn của các yếu tố chủ yếu của đất trồng cao su: Tùy theo địa hình và độ đồng nhất của khu vực dự kiến trồng cao su, tiến hành khảo sát lấy một mẫu đất đại diện cho diện tích từ 10 - 25 ha. Nơi có địa hình phức tạp và đất không đồng nhất thì số điểm khảo sát phải nhiều hơn. Số điểm khảo sát được nằm trên đường chéo của khu vực sẽ trồng mới. Đất trồng cao su được phân hạng dựa vào tính chất đất và vùng trồng. Để đánh giá tính chất đất thích hợp cho cao su, cần phải khảo sát sáu yếu tố chủ yếu như: độ sâu tầng đất, thành phần cơ giới, mức độ lẫn lộn kết von hoặc đá sỏi trong tầng đất trồng, độ dày tầng đất mặt và hàm lượng mùn, chiều sâu mực nước ngầm và độ dốc. Từng yếu tố chủ yếu của đất trồng có ảnh hưởng đến sinh trưởng và sản lượng của cao su được đánh giá và phân làm 5 mức độ giới hạn (0, 1, 2, 3 và 4) theo bảng 12. b. Đất trồng cao su được phân hạng theo qui định như sau: - Những vùng có điều kiện khí hậu phù hợp cho sinh trưởng và sản lượng của cao su (không có những giới hạn lớn về các yếu tố khí hậu), có cao trình dưới 600 m so với mặt nước biển. Căn cứ vào mức độ giới hạn của sáu yếu tố nêu ở bảng trên, đất trồng cao su được phân hạng như sau: Ia: chỉ có yếu tố ở mức độ giới hạn loại 1. Ib: có một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 2. IIa: có từ 2 yếu tố ở mức độ giới hạn loại 2 trở lên hoặc một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 3. IIb: có hơn một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 3. III: có yếu tố ở mức độ giới hạn loại 4. Ngoài ký hiệu phân hạng đất trồng cao su như trên, cần ghi cụ thể các mức độ giới hạn của từng yếu tố của đất trồng cao su để làm cơ sở cho việc dự toán đầu tư. - Những vùng có cao trình từ 600 - 700 m: Đất trồng cao su được phân hạng như ở điều kiện (a), nhưng giảm xuống một hạng. Thí dụ từ hạng Ia xuống hạng IIa, Ib xuống hạng IIb, từ hạng IIb xuống hạng III. - Những nơi ngoài vùng truyền thống trồng cao su (như miền Trung có nhiều yếu tố giới hạn về khí hậu như gió bão, nhiệt độ cao trong vùng gió Lào, nhiệt độ thấp trong mùa đông), đất trồng cao su được phân hạng thuộc loại III. Đối với những khu vực trong vùng miền Trung nếu không bị giới hạn về gió bão, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp thì đất trồng cao su vẫn được phân hạng như ở điều kiện (a) nhưng giảm xuống một hạng. Hạng đất Năm 2 3 4 5 6 7 8 9 Hạng Ia và Ib 10 20 30 39 48 Khai thác Khai thác Khai thác Hạng IIa và IIb 8 17 26 35 42 48 Khai thác Khai thác Hạng III 7 12 18 26 34 42 46 Khai thác Năm Hạng đất 2 3 4 5 6 7 8 9 Hạng Ia và Ib 10 20 30 39 48 Khai thác Khai thác Khai thác Hạng IIa và IIb 8 17 26 35 42 48 Khai thác Khai thác Hạng III 7 12 18 26 34 42 46 Khai thác

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf71_5233.pdf