Luận án Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long

BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THưỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH) trong một bối cảnh khi mà điểm xuất phát chỉ là một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, nguồn nhân lực chất lượng thấp, chưa được đào tạo cơ bản. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định mục tiêu chiến lược xây dựng nước ta trở thành một quốc gia: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Đại hội cũng đã chỉ rõ “muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi phải phát triển mạnh giáo dục và đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Phát triển giáo dục và đào tạo được coi là quốc sách hàng đầu, là nền tảng để phát triển nguồn nhân lực. Theo đó, trong những năm qua, ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp đổi mới theo hướng đa dạng hóa phương thức đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân và để xây dựng một xã hội học tập "mọi người được đi học, học thường xuyên, học suốt đời". Giáo dục chính quy (GDCQ) được kết hợp với các hình thức giáo dục thường xuyên. Trung tâm giáo dục thường xuyên (TTGDTX) là một trong những cơ sở giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng. Mô hình liên kết đào tạo đại học giữa các cơ sở giáo dục đại học và các TTGDTX nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho các địa phương, nhất là khu vực miền núi, nông thôn, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - những nơi còn nhiều hạn chế về các điều kiện để phát triển giáo dục đại học. Với các loại hình và phương thức đào tạo đa dạng, các TTGDTX đã thực sự góp phần tích cực vào việc giải bài toán về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho các địa phương ở ĐBSCL. Đặc biệt là đã làm chuyển biến được nhận thức của nhiều người về tầm quan trọng của việc học tập, coi việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ là việc làm thường xuyên và cần thiết, khắc phục tâm lý ngại khó trong học tập. Từ đó, đã hình thành một phong trào thi đua học tập, số người tham gia học tập ngày một đông hơn, điều này thể hiện qua số lượng tuyển sinh tại TTGDTX trong thời gian gần đây. Những năm qua các TTGDTX ở ĐBSCL đã đóng vai trò tích cực trong việc nâng cao trình độ cho nhân dân trong các thành phần kinh tế cũng như thực hiện mục tiêu chuẩn hóa cán bộ. Có thể nói đây là phương thức đào tạo có hiệu quả và vẫn còn thích hợp trong giai đoạn tới, với phương châm: "học, học nữa, học mãi", "học suốt đời", nhu cầu học tập của nhân dân trong tương lai còn rất lớn, hệ thống các trường chính quy sẽ không thể đảm đương nổi nếu không có sự tiếp sức của các TTGDTX. Bên cạnh những kết quả tích cực nêu trên, đào tạo ĐH tại các TTGDTX ở ĐBSCL cũng còn một số tồn tại như ý thức của nhiều người học chưa cao, một số trung tâm không đảm bảo môi trường sư phạm, chương trình đào tạo chưa phù hợp với đối tượng người học, bị cắt xén nhiều so với chương trình đào tạo chính quy cùng trình độ. Việc tổ chức giảng dạy chưa chặt chẽ, nhiều giảng viên chưa có kinh nghiệm trong giảng dạy người lớn, nhiều nơi, nhiều lớp thực hiện giảng dạy các môn học theo kiểu cuốn chiếu, điều kiện phục vụ giảng dạy như thư viện, phòng thí nghiệm, cơ sở thực hành không đảm bảo theo yêu cầu của chương trình đào tạo. Từ những phân tích trên cho thấy cần thiết phải có một công trình nghiên cứu có hệ thống về các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học tại các TT GDTX cấp tỉnh ở khu vực ĐBSCL, nhằm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của khu vực, tác giả chọn vấn đề: “Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các Trung tâm Giáo dục Thường xuyên cấp Tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long" làm đề tài luận án của mình. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA CÁC BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TTGDTX CẤP TỈNH 1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6 1.2. Những khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 14 1.3. Đặc điểm của mô hình liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh 34 1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo đại học ở các TTGDTX cấp tỉnh 39 1.5. Kinh nghiệm đào tạo hệ đại học theo phương thức GDTX ở một số nước 45 Chương 2 THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THưỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1. Khái quát về GD-ĐT ở khu vực ĐBSCL 59 2.2. Thực trạng đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 61 2.3. Thực trạng chất lượng đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 65 2.4. Đánh giá hiệu quả, tồn tại và nguyên nhân tồn tại trong công tác đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX khu vực ĐBSCL 107 Chương 3 BIỆN PHÁP ĐÀO TẠO HỆ ĐẠI HỌC TẠI CÁC TRUNG TÂM GIÁO DỤC THưỜNG XUYÊN CẤP TỈNH KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 3.1. Các nguyên tắc cần quán triệt khi đề xuất các biện pháp 111 3.2. Biện pháp đào tạo hệ đại học ở các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 113 3.3. Thực nghiệm các biện pháp đào tạo hệ đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 136 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 153 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 168 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Đánh giá của cán bộ quản lý các Trung tâm về nội dung cần thực hiện trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 66 Bảng 2.2: Đánh giá của từng địa phương về mức độ cần thiết thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 67 Bảng 2.3: Đánh giá của giảng viên cơ sở giáo dục đại học về mức độ cần thiết thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 69 Bảng 2.4: Mức độ thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 70 Bảng 2.5: Đánh giá của cán bộ, giáo viên từng TTGDTX về mức độ thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 72 Bảng 2.6: Đánh giá của giảng viên cơ sở đại học về mức độ thực hiện các nội dung trong công tác tuyển sinh tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 74 Bảng 2.7: Đánh giá của giảng viên cơ sở đại học về nội dung và chương trình đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 75 Bảng 2.8: Đánh giá của học viên về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 79 Bảng 2.9: Đánh giá của học viên từng địa phương về hoạt động giảng dạy của giảng viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 82 Bảng 2.10: Mức độ cần thiết phải thực hiện các nội dung quản lý quá trình học tập của học viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 85 Bảng 2.11: Đánh giá của học viên về mức độ cần thiết thực hiện các nội dung quản lý quá trình học tập của học viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 87 Bảng 2.12: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình học tập của học viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 90 Bảng 2.13: Đánh giá của học viên về mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình học tập của học viên tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 92 Bảng 2.14: Mức độ cần thiết của các nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 95 Bảng 2.15: Đánh giá của cán bộ, giáo viên các TTGDTX về mức độ cần thiết của các nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 97 Bảng 2.16: Đánh giá của GV cơ sở đại học về mức độ cần thiết của các nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 99 Bảng 2.17: Mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 100 Bảng 2.18: Đánh giá của cán bộ giáo viên các TTGDTX về mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 102 Bảng 2.19: Đánh giá của học viên về mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 104 Bảng 2.20: Đánh giá của cán bộ giáo viên cơ sở đại học về mức độ thực hiện các nội dung quản lý quá trình liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL 106 Bảng 3.1: Tầm quan trọng của các biện pháp (%) 140 Bảng 3.2: Về mức độ tính khả thi của các biện pháp (%) 141 Bảng 3.3: Phân phối tần suất kết quả thực nghiệm 148 Bảng 3.4: Tổng hợp tần suất kết quả thực nghiệm 149 Bảng 3.5: So sánh chênh lệch của giá trị tần suất 149 Bảng 3.6: Tổng hợp giá trị tần suất 149 Bảng 3.7: Các tham số đặc trưng 150 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 2.1: Số học viên theo học từng năm 63 Biểu đồ 3.1: Tầm quan trọng của các biện pháp 140 Biểu đồ 3.2: Về mức độ tính khả thi của các biện pháp 141 Biểu đồ 3.3: Biểu diễn phân phối tần suất kết quả thực nghiệm tổng hợp 151 .

pdf190 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1854 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Biện pháp đào tạo hệ đại học tại các trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GDTX nhằm đạt được các yêu cầu chuẩn ở từng loại hình giáo dục và đào tạo. Phải áp dụng những thành tựu khoa học mới trong khâu kiểm tra đánh giá, thi cử để đảm bảo tính chính xác và công bằng nhằm bảo đảm giá trị của các loại văn bằng. Trắc nghiệm khách quan là phương pháp nên được nghiên cứu để áp dụng cho các chương trình TTGDTX có đông đảo người học. Về tính khả thi của các biện pháp: Về tính khả thi của các biện pháp không được đánh giá cao như tầm quan trọng của các biện pháp. Kết quả ở các bảng trên cho thấy, nhìn chung tỷ lệ phần trăm cho rằng ít khả thi và không khả thi là điều đáng quan tâm, thể hiện sự băn khoăn về các biện pháp này. - Về đổi mới công tác tuyển sinh : 20% - Về cải tiến kiểm tra đánh giá : 20% - Về đổi mới qui trình và phương pháp đào tạo : 20% - Về đổi mới mục tiêu nội dung chương trình : 14% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 147 Đáng chú ý nhất là biện pháp “đổi mới công tác tuyển sinh” và “đổi mới qui trình và phương pháp đào tạo” tầm quan trọng là 90% và 95%, nhưng về tính khả thi thì còn 20% cho rằng ít khả thi và không khả thi. Vì vậy, việc đổi mới tư duy, thay đổi nhận thức là điều không phải dễ dàng và cần phải có thời gian, nhất là khi xã hội còn quá chú trọng vào GDCQ, vào bằng cấp như hiện nay. Biện pháp cải tiến kiểm tra đánh giá cũng là biện pháp được cho rằng khó thực hiện vì muốn thực hiện biện pháp này cần phải có sự nhận thức đắng đắn. Vì quy trình kiểm tra đánh giá, thi cử là khác nhau giữa quá trình đào tạo chính quy và không chính quy, vì hai quá trình đó được tổ chức khác nhau cho các đối tượng không giống nhau. Tuy nhiên, trình độ các cấp học trong hệ thống giáo dục quốc dân phải có chuẩn mực thống nhất, vì vậy không thể tách riêng một loại văn bằng, học vị cho TTGDTX trong các chương trình tương đương. Tương đương nghĩa là có giá trị như nhau, việc hoàn thành các chương trình tương đương của TTGDTX sẽ dẫn tới các chứng chỉ, văn bằng, học vị chính thức như trong GDCQ, chứ không phải một loại chứng chỉ, văn bằng, học vị khác. Nhìn chung, các biện pháp được tiến hành khảo nghiệm mà đề tài đề xuất đều được sự nhất trí cao của các bộ quản lí và giáo viên TTGDTX. Các biện pháp đều được cho là quan trọng và có tính khả thi. Các biện pháp này không chỉ quan trọng và cấp thiết trong hiện tại mà còn có ý nghĩa và tính chiến lược lâu dài để phát triển GDTX với tư cách là hệ thống, là một trong hai bộ phận cấu thành ngày càng quan trọng của hệ thống giáo dục quốc dân. Các biện pháp trên đều nằm trong một cơ cấu hệ thống có mối liên hệ biện chứng. Tuy nhiên hai biện pháp có thể là điểm then chốt cho sự đổi mới của phương thức đào tạo hiện nay là: Xác định lại mục tiêu sao cho “gắn được đào tạo với việc làm”, sát hợp với nhu cầu của người học và xã hội. Đó cũng chính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 148 là tiêu điểm và ý nghĩa hàng đầu của hệ thống giáo dục thường xuyên. Tính hiệu quả của các trung tâm đào tạo bồi dưỡng thường xuyên phải từ sự định hướng đúng bắt đầu từ mục tiêu được xác định chính xác, và tường minh. Đúng như các nhà quản lý nói: Bắt đầu đúng là chất lượng, là tiết kiệm nhất. Một biện pháp then chốt khác là đội ngũ giáo viên - sau khi có mục tiêu, chương trình tốt, người hiện thực hóa các chương trình mục tiêu là đội ngũ giáo viên, cái cầu dẫn từ ý tưởng đào tạo đến người học. Đổi mới qui trình đào tạo, phương pháp học tập đều do người dạy tạo nên. Thầy đổi mới được cách dạy thì trò mới đổi mới được cách học. Kết quả phân tích định lượng Sau khi triển khai thực nghiệm biện pháp đổi mới phương pháp dạy học tại 2 lớp Kế toán trong 2 năm học từ 2005 đến 2007. Kết quả học lực của học viên trong từng năm học được thống kê, tổng hợp qua các bảng sau đây: Bảng 3.3: Phân phối tần suất kết quả thực nghiệm Năm Hình thức Số sv Học lực (%) Mức TB mẫu Giỏi Khá TB khá TB Yếu Kém Năm học 2006- 2007 Lớp đối chứng 47 10.64 14.89 25.53 31.91 8.51 8.51 5.62 Lớp thực nghiệm 47 14.89 19.12 31.91 27.66 4.25 2.13 6.06 Năm học 2005- 2006 Lớp đối chứng 47 2.13 6.38 10.64 57.45 14.89 8.51 4.98 Lớp thực nghiệm 47 4.25 10.64 23.40 42.55 8.51 10.64 5.28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 149 Bảng 3.4: Tổng hợp tần suất kết quả thực nghiệm Năm Hình thức Số SV Học lực (%) Mức TB mẫu Giỏi Khá TB khá TB Yếu Kém 2005 - 2007 Lớp thực nghiệm 94 9.57 14.89 27.66 35.11 6.38 6.38 5.67 Lớp đối chứng 94 6.38 10.64 18.09 44.68 11.70 8.51 5.29 Kết quả học lực của lớp học có thực nghiệm biện pháp đổi mới phương pháp dạy học cao hơn lớp học chưa áp dụng biện pháp đổi mới. Giá trị điểm trung bình X ở lớp học thực nghiệm cao hơn lớp học đối chứng. Minh họa nhận xét kết quả trên ở bảng sau đây: Bảng 3.5: So sánh chênh lệch của giá trị tần suất Năm Học lực (%) Mức TB mẫu Giỏi Khá TB khá TB Yếu Kém 2006-2007 6.38 4.25 4.25 -4.25 -4.25 -6.38 0.44 2005-2006 2.13 4.25 12.76 -14.89 -6.38 2.13 0.30 Bảng 3.6: Tổng hợp giá trị tần suất Năm Hình thức Số sv Học lực (%) Mức TB mẫu Giỏi Khá TB khá TB Yếu Kém 2006 Lớp thực nghiệm 47 14.89 19.15 31.91 27.66 4.25 2.13 6.06 Lớp đối chứng 47 10.64 14.89 25.53 31.91 8.51 8.51 5.62 Chênh lệch 4.25 4.25 6.38 -4.25 -4.25 -6.38 0.44 2005 Lớp thực nghiệm 47 4.25 10.64 23.40 42.55 8.51 10.64 5.28 Lớp đối chứng 47 2.13 6.38 10.64 57.45 14.89 8.51 4.98 Chênh lệch 2.13 4.25 12.76 -14.89 -6.38 2.13 0.30 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 150 Căn cứ bảng so sánh chênh lệch của giá trị tần suất, chúng tôi thấy kết quả học lực của lớp học thực nghiệm so với học lực của lớp học đối chứng cao hơn 0,28. Để kiểm chứng kết quả trên, chúng tôi tiếp tục tính các tham số đặc trưng: Bảng 3.7: Các tham số đặc trƣng Hình thức đánh giá Tổng số SV (n) Điểm TB ( X ) Độ lệch chuẩn (S) Hệ số biến thiên (CV) Giá trị kiểm định (td) Thực nghiệm 94 5.670 1.25 22.64 11.01 Đối chứng 94 5.298 1.27 23.62 1 2 d 2 2 1 2 1 2 X X t 11.01 S S n n     1. 1 2 X X : Điểm TB học tập của các lớp thực nghiệm cao hơn điểm TB học tập của các lớp đối chứng. Điều này sẽ được chứng minh cụ thể bằng lý thuyết kiểm định giả thiết thống kê… 2. Độ lệch chuẩn Stn < Sđc chứng tỏ mức độ tập trung điểm của học viên lớp thực nghiệm quanh giá trị trung bình cao hơn học viên các lớp đối chứng. 3. Hệ số biến thiên Vtn < Vđc chứng tỏ độ phân tán về điểm của học viên các lớp thực nghiệm ít hơn so với học viên các lớp đối chứng. 4. Cuối cùng, ta thấy td > t (giá trị tới hạn được tra trong bảng thống kê Student). Với mức ý nghĩa 5%. Ta thấy giá trị kiểm định td > t = 1.66, nên ta có thể kết luận điểm trung bình của các lớp thực nghiệm lớn hơn điểm trung bình của các lớp đối chứng là có ý nghĩa; đồng thời chứng tỏ kết quả thực nghiệm đảm bảo độ tin cậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 151 So sánh kết quả học lực của lớp kế toán có thực nghiệm với học lực của lớp kế toán chưa áp dụng biện pháp đổi mới sau 2 năm học. Có thể biểu diễn qua biểu đồ sau: 9.57 6.38 14.89 10.64 27.66 18.08 35.1 44.68 6.38 11.7 6.38 8.51 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Tỷ lệ % Giỏi Khá TB-K TB Yếu Kém Xếp loại Thực nghiệm Đối chứng Biểu đồ 3.3: Biểu diễn phân phối tần suất kết quả thực nghiệm tổng hợp 3.3.4.4. Nhận xét của các chuyên gia - Biện pháp đổi mới phương pháp dạy học đại học tại các TTGDTX đã phát huy tối đa vai trò chủ động, năng lực tự học của người học và đã khai thác được kinh nghiệm vốn có của người học. - Biện pháp đưa ra đã giúp cho giảng viên có sự chủ động và sáng tạo trong quá trình chuẩn bị bài giảng. Đặc biệt là sử dụng các học liệu nghe nhìn để thu hút sự chú ý của học viên; hướng dẫn học viên biết tìm đọc các tài liệu tham khảo để làm phong phú thêm cho nội dung bài học. - Do bài giảng tạo được tính tích cực của người học, lại được rèn luyện các kỹ năng đọc, viết, ghi, thảo luận, nên hệ thống kiến thức đạt được chiều sâu, các khái niệm mở rộng và vững chắc hơn. Do đó thái độ đối với người học có thay đổi cơ bản: học vui, hứng thú, để nỗi ám ảnh thụ động vốn đè nặng lên người học là lo kiểm tra và thi cử. Học viên cảm nhận được học là cho mình, học hữu ích cho công việc với tương lai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 152 Kết luận chƣơng 3 1. Việc đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở các TTGDTX được tuân ba nguyên tắc: - Nguyên tắc phù hợp với thực tế địa phương. - Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả đào tạo. - Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi. 2. Trên cơ sở lí luận và thực tế đào tạo tại các địa phương, chúng tôi đã đề xuất 8 biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo đại học ở các TTGDTX cấp tỉnh: - Thay đổi nhận thức của xã hội đối với GDTX. - Nâng cao trách nhiệm của các cơ sở liên kết đào tạo. - Cải tiến công tác tuyển sinh. - Thiết kế chương trình đào tạo phï hîp. - Đổi mới phương pháp dạy học. - Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên của các TTGDTX cấp tỉnh. - Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị dạy học. - Quản lý chặt chẽ quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. 3. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã khẳng định các biện pháp mà luận án đề xuất là toàn diện, khả thi và phù hợp với thực tiễn đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 153 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ KẾT LUẬN 1. Biện pháp đào tạo hệ đại học thông qua hình thức liên kết giữa trường đại học với TTGDTX cấp tỉnh có tầm quan trọng đặc biệt đối với các vùng khó khăn như khuc vực ĐBSCL. 2. Quá trình liên kết đào tạo là quá trình phát triển và hình thành năng lực mới cho cả hai bên nhằm một mục tiêu chung là nâng cao chất lượng giáo dục cho người học ở trình độ đại học. Do vậy, kết quả đào tạo tại TTGDTX cấp tỉnh phụ thuộc vào chất lượng của trường đại học - nơi đảm bảo chất lượng đào tạo và phụ thuộc vào điều kiện của TTGDTX cấp tỉnh - nơi thực hiện quá trình đào tạo. 3. Đào tạo đại học tại các TTGDTX đã tạo điều kiện thuận lợi cho một bộ phận lớn người học được tiếp thu nền học vấn cao, góp phần đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ cho các địa phương và giảm sức ép vào học tập trung tại các trường ĐH, CĐ. Hình thức liên kết đào tạo sẽ giúp các TTGDTX sớm tiếp cận được các chương trình đào tạo tiên tiến, phương pháp dạy và học hiện đại, có điều kiện bồi dưỡng để nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý của trung tâm. 4. Chất luợng đào tạo đại học là yếu tố quyết định sự tồn tại của các TTGDTX trong nền kinh tế thị trường. Mối quan hệ giữa các cơ sở giáo dục đại học và các TTGDTX trong khu vực ĐBSCL cần được thể chế hoá bằng các quy định của pháp luật. Đây là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng đào tạo. 5. Chất lượng đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL được đánh giá bằng sự thừa nhận của xã hội và đáp ứng được yêu cầu phát triển của các ngành nghề ở địa phương. 6. Biện pháp liên kết đào tạo đại học tại các TTGDTX cấp tỉnh khu vực ĐBSCL bao gồm hệ thống các tác động đa dạng nhằm thay đổi nhận thức; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 154 nâng cao trách nhiệm của các cơ sở liên kết đào tạo; cải tiến quy trình công tác tuyển sinh; thiết kế chương trình đào tạo phù hợp; đổi mới phương pháp dạy học; bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên của các TTGDTX cấp tỉnh; đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; quản lý chặt chẽ quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo. KHUYẾN NGHỊ 1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo - Cần tăng cường quản lý, giám sát việc thực hiện chỉ tiêu của các trường. Ban hành chuẩn điều kiện cho các quan hệ liên kết giữa các trường đại học với các cơ sở giáo dục tại địa phương (về đội ngũ, cơ sở vật chất, năng lực quản lí…) - Hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm đối với hoạt động của TTGDTX cấp tỉnh trong phạm vi các vùng trọng điểm của cả nước. 2. Với Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố khu vực ĐBSCL - Ủy ban Nhân dân các tỉnh chỉ đạo các sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp các sở, ban, ngành trong tỉnh để thực hiện tốt việc xác định các nhu cầu đào tạo phù hợp với yêu cầu cơ cấu ngành nghề của địa phương. - Xem xét phân bổ chỉ tiêu đào tạo để làm cơ sở cho các TTGDTX thực hiện liên kết đào tạo với các cơ sở giáo dục đại học, tránh chồng chéo, khắc phục tình trạng liên kết đào tạo tràn lan trên cùng một địa bàn. - Tiếp tục đầu tư kinh phí xây dựng CSVC, ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng, để các TTGDTX cấp tỉnh phục vụ nhu cầu học tập đa dạng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương. 3. Với các Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh trong khu vực ĐBSCL - Tuyển dụng và thuyên chuyển những cán bộ, giáo viên về trung tâm có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm trong quản lý và giảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 155 dạy để tổ chức tốt hơn các lớp liên kết đào tạo theo hệ KCQ tại các TTGDTX cấp tỉnh trong khu vực. - Tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị phục vụ dạy và học cho trung tâm để tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động liên kết đào tạo nhất là các ngành nghề cần cho địa phương mình. 4. Với các cơ sở giáo dục đại học - Xây dựng quy trình đào tạo mềm dẻo, liên thông và lộ trình chuyển đổi từ chế độ đào tạo theo niên chế sang chế độ đào tạo theo hệ thống tín chỉ, tạo điều kiện thuận lợi cho người học linh hoạt trong việc tích luỹ kiến thức, và dễ dàng chuyển đổi, chuyển đổi ngành, chuyển đổi tín chỉ... phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của những người vừa làm vừa học ở ĐBSCL. - Đổi mới chương trình đào tạo, biên soạn lại giáo trình cập nhật các kiến thức hiện đại, xây dựng chương trình và giáo trình chủ yếu theo hướng nghề nghiệp - ứng dụng, coi trọng việc gắn liền học với thực tập, với nghiên cứu nhằm nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, gắn đào tạo với sử dụng. - Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính chủ động tích cực của người học và lấy người học làm trung tâm, nhằm phát triển các tiềm năng học tập nghiên cứu sáng tạo, phát triển cá nhân gắn kết với xã hội, tìm và tạo việc làm. Tận dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong giảng dạy, học tập và trong quản lý đào tạo. - Phân công đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy người lớn, có năng lực chuyên môn, có trách nhiệm nghề nghiệp về giảng dạy tại các trung tâm. - Phối hợp chặt chẽ với trung tâm trong việc thực hiện các khâu quản lý quá trình đào tạo, đặc biệt là công tác tuyển sinh và đánh giá kết quả học tập của học viên để thực hiện nâng cao chất lượng trong quá trình đào tạo. - Đối với các lớp mở tại địa phương, chỉ liên kết với các trung tâm có đủ điều kiện về cơ sở vật chất theo quy định của bộ giáo dục. Dành chỉ tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 156 đào tạo KCQ cho các địa phương vùng sâu, vùng sa nơi kinh tế xã hội còn khó khăn và nơi có nhu cầu lớn về phát triển nguồn nhân lực. 5. Với các TTGDTX cấp tỉnh - Các TTGDTX cấp tỉnh cần xây dựng “quy chế chi tiêu nội bộ” để đáp ứng về tinh thần và vật chất cho những cán bộ, giáo viên phụ trách công tác liên kết đào tạo để tổ chức hoạt động này có chất lượng và hiệu quả hơn. - Cân đối các nguồn tài chính từ nhà nước và kinh phí của đơn vị sự nghiệp có thu để đưa đi đào tạo sau đại học đội ngũ cán bộ, giảng viên cơ hữu để nâng cao năng lực quản lý và giảng dạy. - Phối hợp chặt chẽ với các cơ sở giáo dục đại học trong quá trình quản lý liên kết đào tạo. Tổ chức tốt công tác phục vụ cho các giảng viên về giảng dạy tại trung tâm. Tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo cho dạy và học. - Góp phần tổng kết và phổ biến kinh nghiệm trong quá trình liên kết đào tạo đại học tại các buổi toạ đàm và hội thảo khoa học của câu lạc bộ giám đốc các TTGDTX cấp tỉnh hàng năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ 1. “Về phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí giáo dục - số 84/2004. Tr.15. 2. “Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nhìn từ góc độ công tác tuyển sinh và quản lý học viên”, Kỷ yếu hội thảo khoa học chủ đề “Trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh trong việc thực hiện Luật giáo dục sửa đổi, nâng cao chất lượng GD-ĐT đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu nhân lực cho địa phương”. Tr.11 - Tại Trung tâm đào tạo bồi dưỡng tại chức tỉnh Lâm Đồng - 2006. 3. “Hiệu quả công tác liên kết đào tạo đại học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Bạc Liêu”, Tạp chí Khoa học Giáo dục - số 18/2007. Tr.53. 4. “Về xây dựng xã hội học tập”, Tạp chí Tâm lý học - số 7/2008. Tr.16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 158 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT 1. Nguyễn Như Ất, 5.1, “Thái Lan tiến hành xây dựng hệ thống GD theo tư tưởng GD suốt đời”, Tạp chí “Thế giới trong ta” số 265 tháng 9/2006-5.2. “Nền GD theo nguyên tắc học tập suốt đời cho mọi người của Nhật Bản và Hàn Quốc” Tạp chí “Thế giới trong ta” số 271 tháng 4/2007, tr 3-4. 2. Ban Khoa giáo Trung ương, Giáo dục và đào tạo trong thời kỳ đổi mới, chủ trương, thực hiện, đánh giá, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2002, tr 18. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 50 năm phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo (1945-1995), Nxb Giáo dục. Hà Nội, 1995, tr 52. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ngành Giáo dục- Đào tạo thực hiện nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII) và nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX, Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2002. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hội nghị hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng triển khai nghị quyết 14/2005NQ-CP của Chính phủ, tháng 5 năm 2006. 6. Bộ GD-ĐT, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục-Vụ GDTX: “Những vấn đề về chiến lược phát triển Giáo dục thường xuyên trong thời kỳ CNH, HĐH” (Kỉ yếu Hội thảo) Nxb Giáo dục-1998, tr 27-28. 7. Đặng Quốc Bảo và Nguyễn Đắc Hưng - Giáo dục hướng tới tương lai, vấn đề và giải pháp - Nxb Chính trị Quốc gia H-2004, tr11. 8. Bộ GD&ĐT: Số 2016/GDTX ngày 18.3.2005, V/v Hướng dẫn tạm thời hoạt động của TTHTCĐ xã, phường, thị trấn. 9. Bộ GD và ĐT, Viện nghiên cứu phát triển giáo dục (2002), Chiến lược phát triển Giáo dục trong thế kỷ XXI - Kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 42-43. 10. Bộ GD và ĐT, Vụ giáo dục thường xuyên (1998), Những vấn đề về chiến lược phát triển giáo dục trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Giáo dục thường xuyên, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 8. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 159 11. Đặng Quốc Bảo (1997), Về phạm trù nhà trường và một số đặc trưng phát triển nhà trường trong bối cảnh hiện nay - Đề cương bài giảng lớp Cao học quản lý và tổ chức công tác văn hóa, giáo dục khóa VII, Hà Nội. 12. Lê Khánh Bằng (2000), “Nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học ở đại học cho phù hợp với những yêu cầu mới của đất nước và thời đại”, Giáo dục học đại học, Hà Nội, tr 112-130. 13. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1999), Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo về việc đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học tập trong các trường sư phạm, Hà Nội. 14. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2002. 15. Nguyễn Hữu Châu “Giáo dục Việt Nam trong những năm đầu của thế kỷ XXI”, Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2007, tr 22-23. 16. Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, Nxb Giáo dục, Hà Nội năm 2002, tr 29. 17. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 18. Nguyễn Minh Châu (1999), “Nâng cao dân trí ở đồng bằng sông Cửu Long”, Tạp chí cộng sản, 1999 (6), tr 51-52. 19. Nguyễn Đình Chỉnh, Trần Ngọc Diễm (1995), Thực hành về giáo dục học, Hà Nội, tr 12. 20. Nguyễn Thị Cúc (2000), “Một số biện pháp rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống sư phạm trong quá trình dạy học môn giáo dục học”, Kỷ yếu Đổi mới dạy học, nghiên cứu và ứng dụng tâm lý học, giáo dục học phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước, T2, Khoa Tâm lý-Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội, tr 210. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 160 21. Jacques Delors, Học tập một kho báu tiềm ẩn. (Báo cáo gửi UNESCO của Hội đồng Quốc tế về Giáo dục thế kỷ XXI). Người dịch: Trịnh Đức Thắng, Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2002, tr 40. 22. Phạm Tất Dong, Xây dựng XHHT - Một cuộc cách mạng về giáo dục. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, tr 56. 23. Đề án “Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005-2010”. 24. Đề án “Phát triển Giáo dục từ xa giai đoạn 2005-2010”. 25. Nguyễn Văn Đản (1977), “Mối quan hệ giữa hoạt động dạy với hoạt động học trong quá trình dạy học”, Thông tin Khoa học giáo dục, 1977, tr 13. 26. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, Lưu hành nội bộ. 28. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia. 29. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Đỗ Ngọc Đạt (1997), Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 12. 31. Hà Thị Đức (1995), Giáo dục học đại cương 2, Hà Nội. 32. Giáo dục thường xuyên (thực trạng và định hướng phát triển ở Việt Nam). Nxb đại học quốc gia Hà Nội-2001, tr 21-22. 33. Nguyễn Công Giáp (1996), Giáo dục thường xuyên, hiện trạng và xu hướng phát triển, Viện nghiên cứu phát triển Giáo dục, Hà Nội, tr 9-10. 34. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vì, Giáo dục thế giới đi vào thế kỷ XXI (Sách tham khảo), Nxb Giáo dục. Hà Nội, 2002, tr 15-16. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 161 35. Vũ Ngọc Hải, Xây dựng xã hội học tập ở nước ta, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2005, tr 5-6. 36. Vũ Ngọc Hải, PGS. TS Nguyễn Khánh Đức, “Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu của thế kỷ XXI”, Nxb Giáo dục, 2003, tr 9-10. 37. Vũ Ngọc Hải, Hệ thống giáo dục quốc dân hướng tới xây dựng một xã hội học tập suốt đời, Tạp chí Giáo dục số 63. Hà Nội năm 2002, tr 25. 38. Vũ Ngọc Hải, Trần Khánh Đức (Đồng chủ biên), Hệ thống giáo dục hiện đại trong những năm đầu thế kỷ XXI, Việt Nam và thế giới, Nxb Giáo dục. Hà Nội năm 2003, tr 20. 39. Hội Khuyến học Việt Nam, Ban Hỗ trợ GD-ĐT, Vì sự nghiệp khuyến học-khuyến tài, xây dựng XHHT từ cơ sở, Hà Nội, 12/2005, tr 27-28-29. 40. Thông tin giáo dục quốc tế. Giáo dục Nhật Bản. Nxb Chính trị quốc gia, H.2001, tr 12. 41. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề giáo dục và khoa học giáo dục, Nxb Giáo dục. Hà Nội, tr 40. 42. Phạm Minh Hạc (1999), Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng cửa của Thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, tr 25. 43. Phạm Minh Hạc - Trần Kiều - Đặng Bá Lãm - Nghiêm Đình Vì (2002), Giáo dục thế giới đi vào Thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr 9-10. 44. Phạm Minh Hạc (2001), Nghiên cứu con người và nguồn nhân lực đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, tr 47. 45. Phạm Minh Hạc (2005), Tầm nhìn về chất lượng giáo dục ở Việt Nam, UNESCO, Hà Nội, tr 21. 46. Đặng Thành Hưng (2003), “Phương pháp dạy học trong giáo dục người lớn”, Thông tin Khoa học giáo dục. 2003, tr 18-19. 47. Phạm Minh Hạc (1998), “Suy nghĩ về phương hướng và phương pháp chấn chỉnh để tiếp tục đổi mới giáo dục đại học”, ĐH&GDCN, 1998 (6), tr 3-4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 162 48. Phạm Minh Hạc (2000), “Kinh tế tri thức và giáo dục-đào tạo, phát triển người”, NCGD, 2000 (9&10), tr 4-6&1-2. 49. Lê Văn Hảo (2002), “Phương pháp dạy học nêu vấn đề”, Kỷ yếu Hội thảo nâng cao chất lượng đào tạo toàn quốc lần thứ III, Hà Nội, tr 45-47. 50. Hoàng Tố Hằng (1987), “Phương pháp dạy học nêu vấn đề-Nghiên cứu áp dụng trong dạy học ở những lớp đông sinh viên”, Toàn văn báo cáo tại hội thảo khoa học: Phương pháp giảng dạy, học tập và kiểm tra-đánh giá ở lớp học đông sinh viên, tr 33-35. 51. Nguyễn Minh Hiển (2001), “Các giải pháp chủ yếu để phát triển giáo dục đại học”, Tạp chí giáo dục, (16), tr 1-2-3-18. 52. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (1995), Giáo dục học đại cương 2, Hà Nội. 53. Đào Trọng Hùng (2002), “Vai trò của giáo dục trong phát triển cộng đồng ở vùng ngập lũ ĐBSCL”, Tạp chí giáo dục, (30), tr 11-13. 54. Hồ Chí Minh toàn tập, T4, Nxb Chính trị quốc gia. 55. Lecne I.Ia (1997), Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, tr 22. 56. Kế hoạch hành động giáo dục cho mọi người (GDCMN) 2003-2015, Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội, tháng 6 năm 2003. 57. Kỉ yếu hội thảo khoa học “Xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam”, Hội Khoa học tâm lí giáo dục Việt Nam, Đồ Sơn - Hải Phòng, 23-25/06/2004. 58. Kỉ yếu hội thảo khoa học “Xã hội học tập - Khái niệm và các điều kiện cơ bản xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam”, Hà Nội, 06/2005. 59. Nguyễn Quang Kính (1992), “Một số định hướng về phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo không chính quy”, Tạp chí Giáo dục & Đào tạo thường xuyên, 1992 (3), tr 12. 60. Trần Kiều (2005) Về chất lượng giáo dục, UNESCO, Hà Nội, tr 11. 61. Phan Văn Khải (2001), “Tạo bước phát triển rõ rệt giáo dục đại học những năm đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí giáo dục, 2001 (14), tr 1-2. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 163 62. Phan Thị Mai Khuê (2000), “Phát huy tính tích cực học tập của sinh viên bằng dạy học tình huống”, Kỷ yếu Hội nghị cải tiến phương pháp dạy học ở đại học, khoa sư phạm đại học CầnThơ, tr 20-24. 63. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr 31. 64. Nguyễn Kỳ (1996), Mô hình dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm, Trường cán bộ quản lý Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, tr 15. 65. Jorn Lowe “Giáo dục người lớn - Viễn cảnh thế giới” Tài liệu dịch 1980. 66. Luật giáo dục. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 2005, tr 27-28. 67. Đặng Bá Lãm “Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu của thế kỷ XXI: Chiến lược phát triển. Nxb Giáo dục 2003, tr 4-5. 68. Nguyễn Bích Liên (2005), “Thực trạng phát triển giáo dục không chính quy ở Việt Nam”, Thông tin Khoa học giáo dục, 2005 (115), tr 9. 69. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2000), Những tư tưởng chủ yếu về giáo dục học, Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ, mã số: B98.53-11, Bộ Giáo dục và đào tạo, Hà Nội. 70. Nguyễn Văn Lê (2001), “Tâm lý học và giáo dục học trong đổi mới đào tạo giáo viên”, Tạp chí giáo dục, 2001 (16), tr 14-16. 71. Bùi Thị Mùi (2001), “Động cơ thúc đẩy sinh viên trong lớp học ở đại học”, Phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính tích cực cho lớp đông học sinh và sinh viên”, khoa sư phạm, ĐHCT, tr 29-59. 72. Hà Thế Ngữ (2001), Giáo dục học - Một số vấn đề về lí luận và thực tiễn, xbại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội, tr 23. 73. Sơn Nam (2000), Tiếp cận với đồng bằng sông Cửu Long, Nxb Trẻ, tr 33- 34-35. 74. Trần Thị Tuyết Oanh (2002), “Đo lường và đánh giá trong giáo dục”, Tạp chí giáo dục, 2002 (33), tr 31-32. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 164 75. Phát triển rộng khắp Trung tâm học tập cộng đồng - công cụ thiết yếu để xây dựng xã hội học tập từ cơ sở, Hội Khuyến học Việt Nam, Hà Nội, 2-2003, tr 14-15. 76. Lê Đức Phúc (05/1997), Chất lượng và hiệu quả giáo dục, Nghiên cứu giáo dục, tr 12-13. 77. Quyết định 112 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng xã hội học tập” ngày 18/05/2005. 78. QĐ 112: Đề án xây dựng Xã hội học tập. 79. Quốc hội, Chính phủ: 2.1. Luật Giáo dục 1998; 2.2. Luật Giáo dục 2005; 2.3. “Báo cáo về tình hình giáo dục” trước kỳ họp Quốc hội khóa XI, số 1534/CP-KG ngày 14.10.2005; 2.4. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 112/2005/QĐ-Ttg ngày 18.5.2005 v/v phê duyệt đề án “Xây dựng XHHT giai đoạn 2005-2010. 80. Vũ Đình Ruyệt (2000), Thực trạng GDTX/giáo dục không chính qui ở Việt Nam và một số vấn đề cần giải quyết, Tài liệu dùng trong Hội nghị Giám đốc Trung tâm GDTX-TP. Hồ Chí Minh tháng 1/2000, Hà Nội, tr 13-14. 81. Lyra Srinivasan “Triển vọng giáo dục người lớn không chính qui”. Tổ chức giáo dục thế Hoa Kì 1976. 82. Raja Roy Singh (1994), Nền giáo dục cho thế kỷ hai mươi mốt: Những triển vọng của châu Á-Thái Bình Dương, Hà Nội, tr 59-60. 83. Tô Bá Trượng-Thái Xuân Đào-Vũ Đình Ruyệt-Nghiêm Xuân Lượng “Giáo dục thường xuyên-Thực trạng và định hướng phát triển ở Việt Nam”. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000, tr 36-37. 84. Tuyên ngôn của Hội nghị quốc tế lần thứ V về Giáo dục người lớn. Hamburg, 7/1997 (Tài liệu dịch của Trung tâm nghiên cứu XMC và Giáo dục thường xuyên. Viện KHGD). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 165 85. “Thực trạng nguồn lực của giáo dục không chính qui” (Báo cáo dự án của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Chương trình Giáo dục không chính qui, 2005), tr 8-9. 86. Thái Duy Tuyên (2003), Những vấn đề chung của giáo dục học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, tr 7-8. 87. Tô Bá Trượng (1997), “Giáo dục thường xuyên, Xu hướng phát triển ở Việt Nam”, Thông tin Khoa học Giáo dục, 1997 (63), tr 16. 88. Tô Bá Trượng (2004), “Một số vấn đề về chất lượng giáo dục không chính quy”, Tạp chí giáo dục, 2004 (92), tr 10. 89. Trịnh Minh Tứ (2004), “Giáo dục thường xuyên góp phần xây dựng xã hội học tập”, Tạp chí giáo dục số 76/2004, tr 24. 90. Vũ Văn Tảo (2000), “Vài nét về xu thế đổi mới phương pháp dạy học đại học trên thế giới và hướng vận dụng vào nước ta”, Giáo dục học đại học, Hà Nội, tr 99-111. 91. Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm (1998), Lịch sử giáo dục thế giới, Nxb Giáo dục, tr 51-52. 92. Lâm Quang Thiệp (2000), “Việc dạy và học ở đại học và vai trò của nhà giáo đại học trong thời đại thông tin”, Giáo dục học đại học, Hà Nội, tr 143-150. 93. Nguyễn Cảnh Toàn (1998), Quá trình dạy-Tự học, Nxb Giáo dục, tr 72-73. 94. Thái Duy Tuyên (1991), “Đổi mới giáo dục học theo hướng gắn chặt hơn nữa với thực tiễn”, NCGD, 1991 (4), tr 1-4. 95. Thái Duy Tuyên (1998), Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại, Nxb Giáo dục, tr 40-41. 96. Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội khóa X. Giáo dục hướng tới thế kỷ 21. Nxb Chính trị quốc gia. Hà Nội, 1998, tr 20. 97. UNESCO (2004), Giáo dục cho mọi người - Yêu cầu khẩn thiết về chất lượng, Văn phòng UNESCO, Hà Nội, tr 2-3. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 166 98. UNESCO (2006), Hướng dẫn người lớn học như thế nào? Văn phòng UNESCO, Hà Nội, tr 14. 99. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX, Đại hội X. 100. Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ X. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. 101. “Phát triển GDKCQ từ Luật Giáo dục 1998 đến 2003” (Báo cáo Hồi cứu của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Chương trình Giáo dục không chính qui, 2003), tr 11-12. 102. Viện Khoa học Giáo dục (2001), Giáo dục thường xuyên (Thực trạng và định hướng phát triển ở Việt Nam), Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, tr 29-30. 103. Viện Khoa học Giáo dục (2001), Giáo dục thường xuyên, Thực trạng và định hướng phát triển ở Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội, tr 6-7. 104. Văn phòng UNESCO Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (1995), Tài liệu huấn luyện của APPEAL cho cán bộ giáo dục thường xuyên, từ tập 1 đến tập 8, UNESCO, Bangkok, tr 21-25. 105. Lê Thuận Vượng (2003), “Giáo dục thường xuyên ở Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục, 2003 (63), tr. 10. 106. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, tr 45. 107. Phạm Viết Vượng (2002), Biến chủ trương đổi mới phương pháp dạy học thành hiện thực sinh động trong nhà trường, Tạp chí Giáo dục, 2002 (25), tr 25-26. 108. Phạm Viết Vượng (2008), Giáo dục học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, tr 22-29. B. TIẾNG ANH 109. World Bank: Lifelong Learning in the Global Knowledge Economy: Challenges for Developing countries. A World Bank Report 2003. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 167 110. UNESCO PROAP “Continuing Education - New policies and Directions” Bangkok 1993. 111. UNESCO “Linking formal and non-formal eductaion”. UNESCO Paris 1993. 112. UNESCO “Education for the XXI Century in the Asia-Pacific region” (Report on the Melbourne UNESCO conference, 1998) 113. UNESCO: Lifelong Learning in Asia and Pacific (2001 Asia-Pacific Regional Forum for lifelonglearning). 114. UNESCO Bangkok: Inovations in Non-Formal Education, A review of selected initiatives from the Asia - Pacific Region, undertaken by APEAL resource and training Cosortium (ARTC). 115. UNESCO, Paris, 2002 “Learning throughout life” - Challenges for the XXI Centry. 116. UNESCO “Final Report of Regional Workshop on Systematic Resource Development and Capacity Building of Non-Formal Education Personnel” (28 March - 1 April 2005. Bangkok and Korat, Thailand). 117. Marcia L.Conner “Informal learning. Ageless Learner 1997-2003”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 168 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 169 UBND TỈNH BẠC LIÊU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRUNG TÂM GDTX Độc lập - Tự do - Hạnh phúc –––––––––––– –––––––––––––– PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN SINH VIÊN VỀ HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY CỦA GIẢNG VIÊN Mục đích của phiếu hỏi này là giúp giảng viên đánh giá được công việc của mình. Vì vậy, bạn hãy suy nghĩ kỹ và đưa ra những ý kiến mang tính xây dựng. Bạn có thể cho biết tên hoặc không ghi tên của bạn khi trả lời phiếu hỏi này. Tên bài giảng/môn học: Tên giảng viên: Tên người trả lời phiếu: (có thể viết tên hoặc không viết tên) Khoa Lớp Khoá I. Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách đánh dấu vào ô thích hợp. Nếu bạn đổi ý, hãy gạch chéo câu trả lời cũ và đánh dấu vào câu trả lời mới. 1. Với môn học này bạn hy vọng được điểm: Giỏi Khá Trung bình 2. Môn học này là: Bắt buộc Tuỳ chọn Tôi không rõ 3. Bạn đã tham dự khoảng bao nhiêu % các buổi học do giảng viên này trình bày: 0- 24% 25-50% 51-75% 76-100% II. Hãy đọc kỹ các câu sau và chọn ra những câu trả lời phù hợp với bạn nhất. Hãy sử dụng thang đánh giá như sau: Luôn luôn Thường Thỉnh thoảng Không bao giờ Tôi không thể đánh giá 1 2 3 4 0 1 2 3 4 0 1. Giảng viên đã chuẩn bị tốt cho bài giảng 2. Mục tiêu và các nhiệm vụ học tập đã được giảng viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 170 trình bày cụ thể 3. Giảng viên nói rõ ràng 4. Cách giải thích của giảng viên dễ hiểu 5. Giảng viên xác định rõ những yêu cầu đánh giá đối với sinh viên 6. Giảng viên thể hiện được sự nhiệt tình trong giảng dạy 7. Giảng viên khơi dạy sự hứng thú của sinh viên đối với môn học 8. Giảng viên khuyến khích sinh viên làm việc và học tập với chất lượng cao 9. Giảng viên tạo cơ hội để sinh viên đưa ra các câu hỏi 10. Giảng viên khuyến khích sự tham gia của sinh viên 11. Giảng viên khuyến khích lối tư duy độc lập 12. Giảng viên cởi mở với những quan điểm trái ngược từ phía sinh viên 13. Các tài liệu do giảng viên chỉ dẫn, cung cấp là hữu ích 14. Giảng viên nhạy cảm với khả năng hiểu tài liệu của sinh viên 15. Giảng viên sử dụng các phương tiện dạy học linh hoạt, hiệu quả 16. Giảng viên có kỹ năng giao tiếp tốt 17. Giảng viên công bằng, vô tư trong đối xử với sinh viên 18. Bài tập của sinh viên được trả lại cùng với những phản hồi hữu ích và mang tính tích cực 19. Bài tập của sinh viên được trả lại đúng hẹn 20. Giảng viên tỏ ra luôn sẵn sàng đưa ra những sự giúp đỡ mang tính cá nhân Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 171 21. Giảng viên tỏ ra nhạy cảm và quan tâm tới sự tiến bộ của sinh viên 22. Nhờ có giảng viên này, tôi đã học được một số lượng đáng kể những ý tưởng/kỹ năng mới 23. Giảng viên cho tôi biết lịch làm việc tại văn phòng hoặc thời điểm thuận lợi để tư vấn cho tôi 24. Xét một cách toàn diện, tôi có ấn tượng tốt với giảng viên này III. Chú ý: Tất cả những nhận xét được đưa ra dưới đây phải độc lập với những vấn đề về tôn giáo, giới tính hay những ẩn ý cá nhân. Những phiếu đánh giá có những nhận xét mang tính lăng mạ sẽ bị loại. Hãy đưa ra những nhận xét mang tính xây dựng. 1. Giảng viên đã làm gì để nâng cao việc học của bạn? 2. Những yếu tố nào (nếu có) trong tầm kiểm soát của giảng viên cản trở việc học của bạn? 3. Bạn còn muốn góp ý, xây dựng gì thêm cho phương pháp giảng dạy, cách sử dụng ngôn ngữ, các bài tập, tài liệu học tập… trong quá trình học tập môn học? 4. Câu hỏi này hỏi về tính hiệu quả tổng quan với tư cách là một giảng viên đại học. Tôi nhận thấy giảng viên này: Rất tốt Tốt Chấp nhận được Kém Không hiệu quả Xin chân thành cảm ơn anh/chị! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 172 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO (DÀNH CHO CHUYÊN VIÊN CÁC SỞ, BAN, NGÀNH) Để nâng cao hiệu quả quản lý công tác liên kết đào tạo của Trung tâm GDTX tỉnh, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu “X” vào ô tương ứng trong phiếu: 1. Các biện pháp để tổ chức lớp liên kết đào tạo Stt Các biện pháp Mức độ cần thiết Thực tế đã làm Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Điều tra trình độ, nhu cầu học tập của xã hội và cán bộ, công chức trong tỉnh. 2 Điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các cơ quan, công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh 3 Tổng hợp các lớp liên kết đào tạo 4 Thẩm định kế hoạch mở lớp với Sở GD&ĐT, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính vật giá và Sở Nội vụ 5 Làm việc với các trường liên kết đào tạo 6 Thông báo tuyển sinh các lớp liên kết đào tạo 7 Tuyển sinh các lớp liên kết đào tạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 173 2. Nội dung quản lý quá trình đào tạo liên kết tại trung tâm GDTX Stt Nội dung quản lý Mức độ cần thiết Thực tế đã làm Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của từng môn học thông qua phiếu báo giảng. 2 Quản lý chương trình giảng dạy các môn học thông qua sổ đầu bài. 3 Quản lý thời lượng giảng dạy thực tế các môn học 4 Xác nhận số ngày thực dạy 5 Thanh toán chế độ theo số ngày thực dạy. 6 Quản lý giáo trình 7 Quản lý phòng học 8 Quản lý trang thiết bị dạy học 9 Quản lý việc sử dụng đồ dùng dạy học 10 Tổ chức giám sát công tác kiểm tra, thi hết môn học theo đúng quy chế 11 Thường xuyên kiểm tra hồ sơ, sổ sách quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm 12 Hàng năm tổ chức hội nghị công tác giáo viên chủ nhiệm để tổng kết, đánh giá, biểu dương, và rút kinh nghiệm. 13 Kiểm tra định kì, đột xuất hoạt động giảng dạy của giá viênvà học tập của học viên Xin chân thành cảm ơn anh/chị! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 174 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO (Dành cho cán bộ, giáo viên tại trung tâm) Để nâng cao hiệu quả quản lý công tác liên kết đào tạo của Trung tâm GDTX tỉnh, xin đồng chí vui lòng cho biếtý kiến của mình bằng cách đánh dấu “X” vào ô tương ứng trong phiếu: 1. Các biện pháp để tổ chức lớp liên kết đào tạo Stt Các biện pháp quản lý Mức độ cần thiết Thực tế đã làm Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Điều tra trình độ, nhu cầu học tập của xã hội và cán bộ, công chức trong tỉnh. 2 Điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các cơ quan, công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh 3 Tổng hợp các lớp liên kết đào tạo 4 Thẩm định kế hoạch mở lớp với Sở GD&ĐT, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính vật giá và Sở Nội vụ 5 Làm việc với các trường liên kết đào tạo 6 Thông báo tuyển sinh các lớp liên kết đào tạo 7 Tuyển sinh các lớp liên kết đào tạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 175 2. Nội dung quản lý quá trình đào tạo liên kết tại trung tâm GDTX Stt Nội dung quản lý Mức độ cần thiết Thực tế đã làm Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của từng môn học thông qua phiếu báo giảng. 2 Quản lý chương trình giảng dạy các môn học thông qua sổ đầu bài. 3 Quản lý thời lượng giảng dạy thực tế các môn học 4 Xác nhận số ngày thực dạy 5 Thanh toán chế độ theo số ngày thực dạy. 6 Quản lý giáo trình 7 Quản lý phòng học 8 Quản lý trang thiết bị dạy học 9 Quản lý việc sử dụng đồ dùng dạyhọc 10 Tổ chức giám sát công tác kiểm tra, thi hết môn học theo đúng quy chế 11 Thường xuyên kiểm tra hồ sơ, sổ sách quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm 12 Hàng năm tổ chức hội nghị công tác giáo viên chủ nhiệm để tổng kết, đánh giá, biểu dương, và rút kinh nghiệm. 13 Kiểm tra định kì, đột xuất hoạt động giảng dạy của giá viênvà học tập của học viên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 176 3. Biện pháp quản lý quá trình đào tạo liên kết tại trung tâm GDTX Stt Các biện pháp quản lý Mức độ Thực tế đã làm Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Phổ biến chương trình, kế hoạch đào tạo, nội quy, quy chế học tập, xác định động cơ, thái độ học tập cho học viên vào đầu học kì mới, năm học mới. 2 Thường xuyên kiểm tra, theo dõi số tiết học trên lớp của từng học viên để xét điều kiện dự thi hết môn học 3 Duyệt điều kiện, tư cách dự thi hết môn học. 4 Gửi phiếu nhận xét,đánh giá kết quả học tập của học viên về cơ quan, gia đình cuối kì học, năm học 5 Hàng năm duyệt lại danh sách lớp 6 Xây dựng ban cán sự lớp biết tự quản 7 Họp lớp sau mỗi kì học, năm học 8 Tổ chức gặp mặt ban cán sự lớp, đại diện học viên, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ giáo vụ vào cuối kì học, năm học Xin chân thành cảm ơn anh/chị! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 177 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN VỀ CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC LIÊN KẾT ĐÀO TẠO (Dành cho Sinh viên) Để nâng cao hiệu quả quản lý công tác liên kết đào tạo của Trung tâm GDTX tỉnh, xin anh/chi vui lòng cho biết ý kiến của mình bằng cách đánh dấu “X” vào ô tương ứng trong phiếu: Stt Các biện pháp quản lý Mức độ Thực tế đã làm Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Phổ biến chương trình, kế hoạch đào tạo, nội quy, quy chế học tập, xác định động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho học viên vào đầu học kì mới, năm học mới. 2 Thường xuyên kiểm tra, theo dõi số tiết học trên lớp của từng học viên để xét điều kiện dự thi hết môn học 3 Duyệt điều kiện, tư cách dự thi hết môn học. 4 Gửi phiếu nhận xét,đánh giá kết quả học tập của học viên về cơ quan, gia đình cuối kì học, năm học 5 Hàng năm duyệt lại danh sách lớp 6 Xây dựng ban cán sự lớp biết tự quản 7 Họp lớp sau mỗi kì học, năm học 8 Tổ chức gặp mặt ban cán sự lớp, đại diện học viên, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ phòng giáo vụ vào cuối kì học, năm học Xin chân thành cảm ơn anh/chị! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 178 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho giảng viên của cơ sở giáo dục đại học) Để nâng cao chất lượng liên kết đào tạo giữa Trung tâm GDTX tỉnh và các cơ sở giáo dục đại học, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau (khoanh tròn vào nội dung lựa chọn A hoặc B, C, D): 1. Chương trình môn học do đồng chí đang thực hiện so với chất lượng đầu vào của sinh viên tại Trung tâm GDTX là: A. Dễ B. Vừa phải C. Khó D. Quá khó 2. Giáo trình môn học (hiện đang sử dụng để giảng dạy cho sinh viên): A. Khá phù hợp B. Phù hợp C. Không phù hợp D. Không quan tâm 3. Sách tham khảo cho môn học (theo thực tế tại Trung tâm GDTX): A. Khá nhiều B. Nhiều C. Ít 4. Mức độ hứng thú của sinh viên trong học tập môn học của đồng chí: A. Rất hứng thú B. Hứng thú C. Bình thường D. Không hứng thú. 5. Phương tiện dạy học tại trung tâm GDTX A. Tốt B. Trung bình C. Kém 6. Nội dung kiểm tra đánh giá mỗi học phần của môn học A. Quá khó B. Khó C. Bình thường D. Dễ 7. Số sinh viên trong một lớp học A. Quá đông (hơn 70) B. Đông( hơn 50) C. Trung bình (35) D. Ít (dưới 20) 8. Trình độ của sinh viên khi nghiên cứu môn học A. Giỏi B. Khá tốt C. Không đồng đều D. Kém 9. Số giờ dạy của đồng chí tại trung tâm GDTX theo kế hoạch môn học A. Nhiều B. Hợp lý C. Ít 10. Hoạt động dự giờ của giảng viên tại trung tâm GDTX A. Thường xuyên B. Không thường xuyên C. Không D. Không bao giờ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 179 11. Thời gian tự học trung bình một tuần của SV tại trung tâm GDTX A. Dưới 2 giờ B. Từ 2 đến 4 giờ C. Từ 4 đến 6 giờ D. Trên 6 giờ 12. Các biện pháp để tổ chức lớp liên kết đào tạo Bảng dưới đây liệt kê các biện pháp để tổ chức liên kết đào tạo giữa TTGDTX và cơ sở giáo dục đại học. đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các biện pháp đó của Trung tâm. Stt Các biện pháp Mức độ cần thiết Thực tế đã làm Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Điều tra trình độ, nhu cầu học tập của xã hội và cán bộ, công chức trong tỉnh. 2 Điều tra nhu cầu sử dụng lao động của các cơ quan, công ty, xí nghiệp trên địa bàn tỉnh 3 Tổng hợp các lớp liên kết đào tạo 4 Thẩm định kế hoạch mở lớp với Sở GD&ĐT, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính vật giá và Sở Nội vụ 5 Làm việc với các trường liên kết đào tạo 6 Thông báo tuyển sinh các lớp liên kết đào tạo 7 Tuyển sinh các lớp liên kết đào tạo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 180 13. Nội dung quản lý đào tạo liên kết TTGDTX có trách nhiệm tham gia quản lý đào tạo liên kết tại trung tâm. Dưới đây là các nội dung quản lý mà cán bộ của TTGDTX phải thực hiện với các lớp liên kết đào tạo. Đồng chí hãy cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết và mức độ thực hiện các nội dung đó tại Trung tâm. Stt Nội dung quản lý Mức độ cần thiết Thực tế đã làm Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Tốt Bình thường Chưa tốt 1 Quản lý việc thực hiện kế hoạch giảng dạy của từng môn học thông qua phiếu báo giảng. 2 Quản lý chương trình giảng dạy các môn học thông qua sổ đầu bài. 3 Quản lý thời lượng giảng dạy thực tế các môn học 4 Xác nhận số ngày thực dạy 5 Thanh toán chế độ theo số ngày thực dạy. 6 Quản lý giáo trình 7 Quản lý phòng học 8 Quản lý trang thiết bị dạy học 9 Quản lý việc sử dụng đồ dùng dạyhọc 10 Tổ chức giám sát công tác kiểm tra, thi hết môn học theo đúng quy chế 11 Thường xuyên kiểm tra hồ sơ, sổ sách quản lý lớp học của giáo viên chủ nhiệm 12 Hàng năm tổ chức hội nghị công tác giáo viên chủ nhiệm để tổng kết, đánh giá, biểu dương, và rút kinh nghiệm. 13 Kiểm tra định kì, đột xuất hoạt động giảng dạy của giá viênvà học tập của học viên Xin chân thành cảm ơn đồng chí! Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 181 PHIẾU TRƢNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho sinh viên năm thứ nhất và thứ hai) Để nâng cao kết quả học tập của học viên tại TTGDTX tỉnh, xin anh (chị) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung sau (đánh dấu x vào nội dung lựa chọn A hoặc B, C, D) 1. Chương trình các môn học trong ngành đào tạo của anh/chị là A. Quá khó B. Khó C. Bình thường D. Dễ 2. Các môn học mà anh/chị đã học giúp cho công việc của anh (chị) sau này A.Có ích B. Một chút ít C. Không D. Không biết 3. Anh/chị cho biết ý kiến của mình về tầm quan trọng của việc học tập các môn học mà anh/chị đã học trong chương trình đào tạo A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Bình thường D. Không cần thiết 4. Nhiệm vụ học tập nào trong khi học các môn học anh/chị thấy khó nhất A. Lên lớp thường xuyên B. Chuẩn bị tài liệu theo hướng dẫn C. Tham gia làm việc nhóm D. Viết thu hoạch, bìa tập lớn 5. Phương pháp giảng dạy của giảng viên A. Dễ hiểu B. Khó hiểu C. Bình thường D. Không quan tâm 6. Số giờ học trong ngày học tại trung tâm GDTX A. Nhiều B. Vừa phải C. Ít D. Không quan tâm 7. Giáo trình các môn học (hiện đang học) A. Khá phù hợp B. Vừa phải C. Ít D. Không quan tâm 8. Mức độ cần thiết của các hoạt động ngoại khoá trong học tập các môn học A. Rất cần thiết B. Cần thiết C. Bình thường D. Không cần 9. Phương tiện dạy học tại trung tâm GDTX A. Tốt B. Trung bình C. Kém 10. Nội dung kiểm tra đánh giá sau mỗi học phần của chương trình môn học tại trung tâm GDTX A. Quá khó B. Khó C. Bình thường D. Dễ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 182 11. Việc tổ chức thi, kiểm tra A. Nghiêm túc B. Khá nghiêm túc C. Bình thường D. Chưa nghiêm túc 12. Thời gian anh (chị) dành cho việc tự học A. Nhiều B. Vừa phải C. Ít 13. Hình thức đánh giá kết quả học tập của sinh viên hiện nay A. Giữ nguyên hình thức thi, kiểm tra như hiện nay B. Cần thay đổi hình thức thi, kiểm tra. Cuối cùng, xin anh chị cho biết đôi điều về bản thân: Nam Nữ Học lực: A. Giỏi B. Khá C. Trung bình D. Yếu Điểm trung bình môn học Anh văn học kỳ vừa qua: Xin chân thành cảm ơn anh/chị!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc342.pdf
Tài liệu liên quan