Luận án Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ

Luận án Tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Dân tộc học Danh mục các bảng biểu 3 Danh mục các hình vẽ 4 Danh mục các sơ đồ . 5 Dẫn luận . 6 1. Lý do và mục tiêu thực hiện đề tài . 6 2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu . 8 3. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 9 4. Những đóng góp mới của luận án 10 5. Bố cục của luận án 11 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨUVÀ TỔNG QUAN VỀ ĐẠO CAO ĐÀI Ở NAM BỘ 1.1. Những vấn đề lý luận . 12 1.1.1. Khái niệm . 12 1.1.2. Quan điểm tiếp cận của đề tài 21 1.1.3. Lý thuyết nghiên cứu 24 1.1.4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 31 1.2. Tổng quan về đạo Cao Đài ở Nam Bộ 38 1.2.1. Bối cảnh văn hóa Nam Bộ trước khi đạo Cao Đài ra đời . 38 1.2.2. Đạo Cao Đài ở Nam Bộ 45 Chương 2: ĐỜI SỐNG TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI Ở NAM BỘ 2.1. Đức tin của tín đồ Cao Đài 60 2.1.1. Tin về nguồn gốc vũ trụ và nguồn gốc con người 60 2.1.2. Tin vào thời mạt kiếp . 66 2.1.3. Tin vào sự giải thoát và sự đọa đày 68 2.2. Sự thờ phụng của đạo Cao Đài . 74 2.2.1. Thờ phụng tại Đền thánh 75 2.2.2. Thờ phụng tại Thánh thất . 78 2.2.3. Thờ phụng tại tư gia . 79 2.3. Tổ chức của đạo Cao Đài . 79 2.3.1. Cơ cấu tổ chức 79 2.3.2. Chức năng của tổ chức tôn giáo . 94 2.4. Nghi lễ của đạo Cao Đài 97 2.4.1. Nghi lễ Thiên đạo 98 2.4.2. Nghi lễ Thế đạo . 112 2.4.3. Chức năng của nghi lễ 122 Chương 3: SỰ ĐÓNG GÓP CỦA ĐẠO CAO ĐÀI TRONG VĂN HÓA NAM BỘ VÀ ẢNH HưỞNG SẮC THÁI CỦA VĂN HÓA NAM BỘ 3.1. Sắc thái tôn giáo Cao Đài trong văn hóa Nam Bộ . 142 3.1.1. Văn hóa vật chất . 142 3.1.2. Văn hóa tinh thần . 162 3.1.3. Văn hóa xã hội 174 3.2. Đạo Cao Đài ảnh hưởng sắc thái của văn hóa Nam Bộ 186 3.2.1. Sự hỗn dung văn hóa 187 3.2.2. Yếu tố thoáng, mở trong văn hóa . 195 3.2.3. Giữ gìn văn hóa truyền thống . 206 Kết luận 216 Tài liệu tham khảo 221 Chú thích 236 Phụ lục 1: Quyết định công nhận các chi phái Cao Đài . 247 Phụ lục 2: Trích các cuộc phỏng vấn . 257 Phụ lục 3: Trích nhật ký điền dã 280 Hình ảnh sinh hoạt tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài . 300 .

pdf348 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2165 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Đời sống tôn giáo của tín đồ đạo Cao Đài trong bối cảnh văn hóa Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Nếu trai hoạc gái của người trong đạo mà muốn cưới người ngoài đạo thì người ngoài đạo phải học đạo và trở thành người Công giáo thì đám cưới đó mới được diễn ra, và mới có người trong đạo đến dự. Còn nếu không theo đạo, thì đám cưới đó sẽ không có người trong đạo đến dự. Đạo Cao Đài thì khác, họ vẫn đến dự bình thường, không có sự phân biệt, hay đối xử nào đáng kể diễn ra cả. Sự khác biệt này do đâu? Tôi sẽ tiếp tục tìm hiểu tiếp. Trong lúc đang suy nghĩ, thì tôi nghe bàn của những người nữ lớn tuổi ngồi bên cạnh hỏi nhỏ nhau là cho tiền bao nhiêu? Lập tức có một bà lớn tuổi nhất trong bàn liền nói, ít nhất là 100 ngàn, còn tôi thì đi 200 ngàn. Mình phải đi như vậy để còn khuyến khích cho những cặp tiếp theo nữa chứ. Mình đi ít quá thì coi sao được. Các bà khác ngồi trong bàn cũng đồng tình và rút tiền ra bỏ phong bì, có người 100 ngàn, có người 200 ngàn. Riêng bàn của tôi ngồi thì mọi người nhất trí với nhau là 200 ngàn đồng tiền mừng của mỗi người. Họ bỏ vào phong bì rồi đưa cho người lớn tuổi nhất trong bàn đại diện đứng lên chúc mừng hai ông bà sui và cô dâu chú rể. Tôi được biết là sau khi tiệc chiêu đãi kết thúc, cô dâu và chú rễ kiểm lại số tiền mừng, họ chỉ giữ lại phần tiền phải trả cho đám tiệc, số còn dư lại đều gửi lại làm công quả cho Thánh thất. Tôi nghĩ đây là điều rất tốt đẹp mà cặp vợ chồng này đã làm được cho Họ đạo của họ. Bởi vì, Lễ hôn phối của họ là lễ đầu tiên của Họ đạo, tạo đà để những cặp tiếp theo bắt chước. Số tiền dư ra họ không lấy làm của riêng mà dành làm công quả, đây chẳng phải là điều phúc cho cả hững người tham dự và góp tiền mừng cho đám cưới này sao? Viết xong vào lúc 23g ngày 3 tháng 1 năm 2006 295 Phụ lục 3 Nhật ký điền dã số 4 NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ VỀ QUYÊN GÓP XÂY DỰNG THÁNH THẤT TRUNG BẢO – ĐỒNG NAI Thánh thất Trung Bảo ở Long Khánh, Đồng Nai được xây dựng khá lâu, đến nay đã xuống cấp nên Ban Trị sự muốn quyên góp để xây dựng trở lại. Số tiền cần cho việc xây dựng là hơn 1 tỷ đồng, nhưng số tiền cần thiết để khuyên góp trức mắt là 30 triệu đồng để hoàn thành bản vẽ và xin giấy phép xây dựng. Buổi quyên góp được tổ chức và ngày vía Phật Mẫu, Rằm tháng 8 năm 2006. Tôi dự kiến đến Thánh thất Trung bảo để tham dự buổi lễ Phật mẫu, như từ TP.HCM đi Long Khánh khá xa, hơn 150 cây số. Tôi đi xe honda dự kiến khoảng 3 giờ sẽ tới. Tôi xuất phát vào lúc 6g, nhưng đường đi hơi xấu từ đoạn ngã ba Dầu Giây trở đi, nên tốc độ bị chậm và giữ đường xe bị hư, nên khi đến Thánh thất đã gần 13g30, trễ giờ làm lễ. Khi đến nơi, mọi người đã làm lễ xong và bước vào dùng cơm trưa. Tôi cũng vào ăn cơm trưa. Com trưa vừa xong thì được Ban Quản trị thông báo là toàn thể tín đồ ở lại dự họp. Cuộc họp được diễn ra vào lúc 14g30, mọi người tập trung đông đủ, để nghe Ban Trị sự thông báo về kết hoạch và tiền nong xây dựng lại Thánh thất và đưa ra số tiền cần phải có ngay để hoàn thành bản vẽ. Tôi ngồi lẫn trong đám đông, nhìn xung quanh tôi biết tín đồ ở đây đều là nông dân, bởi vì khu vực này người dân làm rẫy là chủ yếu. Họ trồng café và hoa màu, rất ít người làm dịch vụ và buôn bán. Số tiền Ban Trị sự đưa ra là 30 triệu và kêu gọi mọi người cùng nhau khuyên góp. Hình thức khuyên góp là chưa cần phải đưa tiền ngay, có thể ghi họ tên và số tiền trên tờ giây rồi ký vào trong đó để đưa lên trên bàn khuyên góp, nếu ai có tiền mặt thì có thể đưa trực tiếp cũng được. Sau khi nghe thông báo xong, tôi nhận nhận thấy có khá nhiều người e dè, nhưng cũng có khá nhiều người mạnh dạng ghi số tiền của mình vào trong tờ giấy. Sau khi khuyên góp đợt đầu (thời gian kéo dài khoảng 30 phút), số tiền thu được hơn 10 triệu. Với số tiền này thì hoàn toàn không đủ để lập bản vẽ, nên Ban Trị sự tiếp tục khuyên góp đợt 2; cũng những tín đồ ấy tiếp tục đóng góp; và số tiền được công bố lên lần nữa là 26 triệu, vẫn còn thiếu 4 triệu. Ban Trị sự tiếp tục kêu gọi và tổ chức tiếp đợt khuyên góp lần thứ 3. Sau khoảng 20 phút khuyên góp tiếp thì số tiền cộng lại được 32 triệu, dư ra 2 triệu. Ban Trị sự cảm ơn toàn thể tín đồ và hứa sẽ thực hiện hết khả năng để có được bản vẽ và giấy phép sớm nhất cho việc xây dựng Thánh thất. Trong lúc quan sát việc đóng góp này, tôi nhận thấy có khá nhiều tín đồ vì gia cảnh khó khăn nên có những suy nghĩ đắng đo khi đăng ký số tiền đóng góp lần thứ nhất. Nhưng khi quyên góp lần thứ hai thì họ mạnh dạng hơn. Một tín đồ khoảng trên 60 tuổi ngồi cạnh tôi nói “thôi kệ, mình ráng một chút để có chỗ đẹp đẽ mà thờ Thầy và để dành cho con cháu mình sau này”, và bà lại đăng ký đóng góp thêm 500 ngàn nữa (lần khuyên góp trước bà chỉ đóng 200 ngàn đồng). Tôi 296 suy nghĩ, rõ ràng tinh thần cộng đồng trong tôn giáo thật mạnh mẽ và tôi đặt ra một câu hỏi là cái gì đã thúc đẩy họ làm điều đó, nhịn ăn, nhịn mặc để quyên góp cho việc xây dựng Thánh thất và tôi cũng tự tìm ra cho mình câu trả lời rằng, đó là niềm tin tôn giáo. Chỉ có niềm tin tôn giáo mới thúc đẩy họ làm điều đó mà thôi. Nhưng tôi cũng băng khoăng một vấn đề là 30 triệu thì có kể góp nhặt được, chứ 1 tỷ đồng thì có thể góp nhặt được bằng cách này hay không? Thôi để thời gian trả lời vậy. Viết xong vào lúc 22g ngày 17 tháng 8 âm lịch năm 2006 297 Phụ lục 3 Nhật ký điền dã số 5 NHẬT KÝ ĐIỀN DÃ TẠI TÕA THÁNH TÂY NINH TRONG DỊP ĐẠI LỄ VÍA ĐỨC CHÍ TÔN NĂM 2006 Đại lễ Đức Chí tôn diễn ra hàng năm vào ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch. Ngày mùng 9 tháng Giêng âm lịch năm nay, nhằm vào thứ Hai ngày 6 tháng 2 năm 2006. Tham dự lễ hội đại vía Đức Chí Tôn tại Tây Ninh là một phần trong kế hoạch điền dã của tôi trong năm 2006 để chuẩn bị cho việc thu thập tài liệu chuẩn bị cho việc thực hiện các chuyên đề luận án tiến sĩ và viết bản thảo luận án tiến sĩ. Tôi chuẩn bị cho công việc điền dã này hơn một tháng trước. Những việc cần chuẩn bị gồm giấy viết, máy quay phim, máy chụp hình… Tôi rất cần máy quay phim để ghi lại hình ảnh của lễ hội đại vía Đức Chí Tôn, được xem là lễ hội lớn nhất của đạo Cao Đài, nhưng tôi lại không có, do đó phải chạy đi mượn. Người mà tôi nghĩ đến cho việc mượn máy quay phim là thầy Thành Phần, một trong hai người thầy hướng dẫn luận án của tôi. Tôi nghĩ thầy Thành phần sẽ có máy, vì thầy là người dạy môn nhân học hình ảnh và cũng là người rất ưa thích sưu tầm các loại công nghệ. Nhà thầy có rất nhiều loại máy, và máy quay phim chắc chắn sẽ có. Tôi đến nhà thầy vào buổi tối ngày mùng 4 tết với nhiều mục đích. Mục đích đầu tiên là đến chúc tết thầy, sau đó là bàn công việc cho chuyến đi Tây Ninh sắp tới của tôi, và cuối cùng là mượn máy quay phim. Hai thầy trò ngồi bàn về cách thu thập tư liệu trong chuyến đi lễ lần này, nào là phải quan sát thật kỹ các hành vi của người đi lễ, xem cách bày trí trong việc cúng đại lễ, cách tổ chức lễ hội… và phải cố gắng chụp và quay phim tất cả những chi tiết trong lễ hội này. Công việc được vạch ra khá nhiều, nhưng thời gian thì có hạn và chỉ có một mình nên không biết có thực hiện được không? Lịch đi dự kiến ban đầu của tôi là ngày mùng 8 tết. Dự kiến sáng mùng 8 sẽ khởi hành bằng xe honda từ TP.HCM đến Tây Ninh vào buổi sáng; đến buổi chiều thì đi tham quan Tòa thánh sau đó đến khia sẽ dự lễ Đại vía và đến sáng dự lễ hội trước đền Thánh xong rồi về. Lúc đầu dự tính là như vậy, nhưng khi hai thầy trò bàn bạc công việc xong thì thời gian đi của tôi phải thay đổi. Tôi hủy kế hoạch ban đầu và quyết định đi từ sáng ngày mùng 7 cho đến chiều ngày mùng 9 tháng Giêng sẽ về lại thành phố. Sáng ngày mùng 7 tháng Giêng, tôi thức dậy vào lúc 4 giờ sáng, xem lại một số vật dụng cần thiết cho một chuyến điền dã tham dự lễ hội. Mặc dù tôi đã nhiều lần đến Tòa thánh Tây Ninh, đi du lịch, nhưng lần này là lần tôi cảm thấy hơi lo vì đi chỉ một mình với nhiều công việc cần phải hoàn thành. Tôi kiểm tra lại toàn bộ vật dụng, nào là giấy viết, máy móc, vật dụng cá nhân… tất cả đều được chất lên trên chiếc xe wave của vợ, vì xe của tôi bị hư sau những ngày cày ải trong tết. Tôi phải chuẩn bị và phải lủi thủi một mình vào lúc sáng sớm ở trong căn nhà lạnh ngắt, vì lúc này vợ và con gái của tôi vẫn đang ăn tết dưới quê. Sở dĩ vợ tôi còn ở quê vì tôi yêu cầu phải sau ngày mùng 10 hẳn lên, nếu lên trước sẽ không có tôi ở nhà và lúc đó sẽ rất vất vả cho việc trông con nhỏ một mình. Đến khoảng 5 298 giờ sáng, tôi dắt xe ra khỏi nhà, khóa cửa cẩn thận, lên xe theo quốc lộ 22 thẳng tiến về Tây Ninh. Từ nhà tôi ở Thủ Đức phải vượt qua trung tâm thành phố về Hóc Môn, đến Củ Chi và trực chỉ đi Tây Ninh. Tôi phải mất gần 2 tiếng đồng hồ mới ra được tới Hóc môn, vì đường sá chật hẹp, người và xe như nêm, đúng là sáng ngày mùng 7 tết, trúng ngay ngày thứ 7, nên nhiều người về quê ăn tết xong quay trở lại thành phố làm việc, nên đường sá quá đông người. Tôi chỉ chạy được khoảng 20 km/h trong suốt hơn 2 tiếng đồng hồ. Ra đến Hóc Môn, đường trở nên thoáng hơn, nhưng cách phân luồn giao thông trên quốc 22 cũng làm hạn chế tốc độ của xe máy đáng kể. Xe máy chỉ được chạy lằn đường trong với bề ngang khoảng 1m. Khá nhiều xe máy chạy trong đó, do đó tốc độ xe của tôi cũng không thể vượt qua 30m/h. Tôi và những người đi xe máy như tôi phải chạy như vậy cho đến khi ra khỏi Hóc Môn, bước vào địa bàn huyện Củ Chi thì đường đi có khá hơn, tốc độ được đẩy lên nhanh hơn. Hai bên đường đi trong địa bàn của huyện Củ Chi khá đẹp, hai bên đường là cách đồng lúa khá mát mẽ. Người chạy xe cảm thấy thỏa mái hơn, nhưng cũng khá nguy hiểm vì xe lớn chạy rất nhiều với tốc độ cao. Tôi lái xe khá cẩn thận nên mặc dù dậy thật sớm, nhưng khi đến Tây Ninh nhìn đồng hồ cũng hơn 13h, phải mất gần 6 tiếng đồng hồ để vượt qua đoạn đường gần 120km. Đi quá chậm!. Khi đến Tòa thánh, điều đầu tiên tôi phải làm là tìm cho mình một chỗ ở. Theo nguyên tắc điền dã là phải ở với người dân hoặc trong cơ sở thờ tự (nguyên tắc ba cùng), nhưng tôi không thể thực hiện được điều này vì các nơi ở trong Tòa thánh đều dành cho khách thập phương đến ở để chuẩn bị cho việc tham dự lễ hội. Tôi phải chạy xe ra khỏi Tòa thánh để kiếm chỗ ở. Phía trước Tòa thánh có khá nhiều nhà trọ và khách sạn, nhưng giá khá cao, 180.000đ/ngày với khách sạn bình thường. Tôi tính nếu ở 3 ngày thì mình mất khoảng 540 ngàn đồng; trong khi đó tiền mang theo chỉ có 1 triệu đồng, như vậy sẽ không đủ cho các chi phí trong những ngày tới. Tôi hỏi các chủ khách sạn làm sao giá lại cao vậy, thì họ trả lời là mùa lễ hội nên phải cao. Ở Tây Ninh trong dịp tháng Giêng có khác nhiều nơi để khách thập phương đến lễ hội, trong đó có hai lễ hội lớn nhất là đến Tòa thánh Tây Ninh và đi viếng Núi Bà. Tôi phải chạy xe vòng quanh khu vực Tòa thánh để tìm cho được chỗ ở rẻ hơn, nhưng đảm bảo là gần Tòa thánh, làm sao có thể đi bộ vào trong khu vực Tòa thánh được. Khuôn viên của Tòa thánh khá lớn. Tôi phải chạy từ cửa Đông sang cửa Tây mất khoảng 20 phút. Chu vi của Tòa thánh có tất cả 12 cửa; trong đó có một cửa chính khá lớn và rất đẹp, nhưng được đóng kín. Tôi nghe nói là cửa này chỉ được mở khi nào Đức Hộ Pháp trở về. Hiện nay ổng vẫn còn đang ở Campuchia (Liên đài của Hộ Pháp được chôn tại Campuchia), nên cánh cổng này vẫn chưa được mở. Tôi chạy sang mé Tây của Tòa thánh và ghé vào một quán cơ để ăn, vì lúc này đã hơn 14h rồi mà tôi vẫn chưa ăn cơm. Trong khi ngồi ăn cơm, tôi hỏi chuyện bà chủ quán về việc thuê phòng và giá thuê phòng quá cao. Bà nói, nay là mùa lễ hội nên giá đó là bình thường. Trong nhà bà cũng có cho thuê phòng, nếu muốn thì là lấy rẻ cho, chỗ 90 ngàn đồng thôi. Tôi mừng quá, vì giá rẻ mà ở sát Tòa thánh, có chỗ để xe an toàn nên tôi chấp nhận ngay. Ăn xong, tôi vào xem phòng. Đúng là “tiền nào của đó”, căn phòng chỉ khoảng 4m2, có toilet bên trong. Một tấm đệm được trải trên một bộ ngựa được xây bằng xi 299 măng. Một cái gối nhỏ, một cái mùng nhỏ và một cái chăn. Bước vào phòng một mùi hôi mốc bốc lên khó chịu, chứng tỏ là lâu rồi không ai ở. Tôi nghĩ, mình có ở đây đâu mà chọn chỗ tốt, chỉ cần chỗ để đồ thôi. Thời gian chủ yếu là ở bên Tòa thánh, nên tôi cũng không nề hà gì chỗ ở. Tôi mang đồ vào trong phòng nghỉ. Bật quạt lên cho bay bới mùi hôi trong phòng. Tôi vào toilet để tắm, chuẩn bị qua Tòa thánh. Tôi muốn bước vào Tòa thánh, nơi tôn nghiêm nhất của đạo Cao Đài, với thân hình sạch sẻ, không muốn đem thân mình bụi bậm vào Tòa thánh. Sau khi tắm giặt xong, tôi mang một quyển sổ, một máy chụp hình và một máy quay phim đi bộ vào Tòa thánh. Chỗ tôi ở trọ chỉ cần bước sang đường là đến cổng của Tòa thánh. Khi bước vào khuôn viên Tòa thánh, mặc dù chưa tới ngày lễ, nhưng khách thập phương đến rất đông. Lúc này là 15h, trời nắng như đổ lửa, đúng với câu ca là “Tây Ninh nắng cháy da người”, nhưng trong khuôn viên Tòa thánh thì có rất nhiều người đến tham quan. Người Việt có, người nước ngoài cũng khá nhiều. Tôi đi đến trước đền Thánh nhìn vào bên trong, thấy có những người giữ trật tự của Tòa thánh đang đứng khá nghiêm trang. Họ mặc áo dài trắng, đầu đội khăn đóng đen (đối với nam), đứng trước cửa Tòa thánh hoặc đang hướng dẫn khách vào Đền thánh. Đây là những người làm công quả tại Tòa thánh, họ đến từ nhiều địa phương khác nhau. Tôi có trao đổi với một vài người giữ trật tự. Họ nói là được Họ đạo cử lên làm công quả trong vòng 3 tháng, có người nói là làm trong vòng 1 tháng rồi trở về để thay người khác. Tôi không thể bước vào Đền thánh bằng cửa chính được, vì chỉ có chức sắc của đạo mới được vào Đền thánh bằng cửa chính. Tôi đi sang bên trái của Đền thánh, nơi đây có một cái cửa nhỏ dành cho tín đồ bình thường và khách thập phương bước vào. Cửa bên trái này chỉ dành cho nam giới; còn nữ giới thì đi vào cửa bên phải của Đến thánh. Phía trước cửa cũng có những người giữa trật tự. Họ làm nhiệm vụ là hướng dẫn khách và giữ giày dép cho khách khi bước vào Đền thánh. Tôi hỏi nơi vào chỗ tu hành vẫn phải cần người giữ giày dép sao? Một người giữ trật tự nói, tu thì chỉ có mình tu thôi, chứ còn đạo tặc nó có tu đâu. Nếu không trông coi giùm cho khách, lát nữa họ không có giày dép đi thì tội nghiệp họ, mà lại mang tiếng cho đạo. Tôi cũng bỏ đôi giày mới mua của mình ra để vào trong đống giày của khách rồi theo thứ tự bước vào Đền thánh. Vừa bước vào, tôi đã thấy bên trong có rất nhiều người đang quì khấn vái lên bàn thờ Thượng đế. Tôi cũng làm giống như họ, rồi cầm máy chụp hình chụp. Vừa giơ máy chụp hình lên, liền có người đến nhắc nhở là chỉ chụp cảnh, không được chụp người, vì là chỗ tôn nghiêm nên không được phép tạo dáng trong Đền thánh nhé. Tôi vâng lời. Liền cầm máy đưa lên chụp hình Hộ pháp, trong lúc chụp, vì đứng một bên nên không thể chụp chính diện hình Đức Hộ pháp, Đức Thượng Phẩm và Đức Thượng Sanh, nên bước ra chính diện để chụp. Vừa đưa máy lên ngắm, chuẩn bị chụp thì thấy có một trật tự viên bước lại, nhưng họ không nói gì, đợi tôi chụp xong tấm hình thì người ấy liền nói, không được đứng đối diện trước bàn thờ; khi chụp hình chỉ có thể đứng hai bên theo hàng cột này mà thôi. Tôi vội xin lỗi vì không biết điều đó, người ấy nói không sao, cần chú ý lần sau. Sau đó tôi quan sát chung quanh mới thấy là không một ai đứng giữa chính điện cả, họ toàn quì gối, và rất trật tự, rất im lặng. Tôi cầm máy chụp hình đi dọc theo hành lang cùng với dòng 300 người khá đông đi tham quan chánh điện. Chúng tôi đi từ trái vòng qua phải, trong lúc đang đi, có một người muốn đi tắt ngang qua chánh điện, nhưng bị một trật tự viên khác giữ lại, và nói là không được, muốn đi sang bên kia phải đi đúng một vòng mới được, không được đi tắt như vậy. Trong lúc đi, có một người nói lớn tiếng cũng bị nhắc nhở. Không khí trong Đền thánh thật trang nghiêm, mặc dù có rất nhiều người bên trong đó. Trên bàn thờ được trang hoàng rất đẹp, chỉ có 5 cây nhang đang cháy. Khách đến hành hương chỉ có quì lạy, không được phép thắp nhang trên bàn thờ, do đó mà mùi nhang khói không có trong chánh điện. Đoàn chúng tôi đi vòng trong chánh điện theo hướng từ trái qua phải; còn đoàn nữ giới thì đi từ phải qua trái quanh chánh điện. Những người khách nước ngoài muốn hỏi vấn đề gì đó liên quan đến việc trưng bày của Tòa thánh đều được những người giữ trật tự giải đáp. Tôi khá khâm phục, các trật tự viên này khá giỏi tiếng Anh. Họ dùng tiếng Anh nói chuyện với khách nước ngoài khá lưu loát. Sau khi đi đúng một vòng quanh Đền thánh, tôi cầm máy quay phim để quay lại các chi tiết kiến trúc trong Đền thánh và cố gắng quan sát các hành vi của tín đồ cũng như khách thập phương bước vào Đền thánh. Hầu như mọi người bước vào, điều đầu tiên họ làm là quì trước chánh điện để khấn vái, sau đó quay sang bàn thờ Hộ pháp cũng khấn vái, rồi mới đi tham quan. Tất cả mọi người bước vào Đền thánh, kể cả khách nước ngoài cũng rất tôn nghiêm. Họ rất im lặng, đi đúng theo những hướng dẫn của trật tự viên. Tôi chụp được rất nhiều hình về khách du lịch và người hành hương đến Đền thánh. Đến 16h, tôi cùng mọi người ra khỏi Đền thánh. Lúc này, ngoài trời nắng đã dịu xuống bới. Khách ở xa cũng bắt đầu lên xe về dần. Bãi đậu xe khá rộng nằm bên trong khuôn viên Tòa thánh. Tôi đi dạo trong khuôn viên khoảng 30 phút, sau đó phát hiện ra rằng số tín đồ mặt đồ trắng đến Tòa thánh mỗi lúc một đông. Họ đổ vào từ các cửa của Tòa thánh, đi bộ có, đi xe honđa có. Khi đến Đền thánh, họ chia ra thành hai phần. Nam tập trung ở cửa bên trái, nữ bên phải của Đền thánh. Tôi hỏi người giữ trật tự bên ngoài là những người này đang chuẩn bị làm gì? Thì được trả lời là đang chuẩn bị đến giờ cúng Dậu. Tôi hỏi có vào xem được không? Họ nói là ngày thường chỉ có giờ Ngọ mới cho người ngoài vào xem, còn các giờ khác thì không. Nhưng nếu tôi muốn thì vẫn có thể đứng ngay gác trống xem vẫn được, không được lên lầu như buổi trưa. Trong giờ cúng Ngọ, khách thập phương được phép lên lầu đứng xem tín đồ hành lễ, còn những giờ khác thì không được phép. Tôi bước vào chỗ gác trống để đứng xem lễ. Chỗ tôi đứng nhìn ra bên ngoài chánh điện, tôi thấy có hai hàng rào được kéo dọc ra, từ ngay Đền thánh ra tới ngang sân, nhằm mục đích không cho người khác qua lại trước Đền thánh trong khi hành lễ. Có một vài người muốn đi ngang qua, nhưng bị trận tự viên chặn lại và chỉ phải đi vòng qua phía sau của Tòa thánh. Sau đó tôi có trao đổi với những trật tự viên thì được biết trong khi hành lễ, không ai được phép đi ngang qua trước mặt Đền thánh vì như thế sẽ vô lễ với bề trên và sẽ mang trọng tội, do đó họ có nhiệm vụ ngăn những người đi ngang qua Đền thánh trong giờ hành lễ. Buổi lễ giờ Dậu diễn ra đúng 17h. Khi tôi nghe một hồi chuông vang lên, tất cả tín đồ xếp thành một hàng dọc rất trật bước vào Đền thánh. Nam bên trái, nữ bên phải vào thẳng trong Chánh điện, họ đứng đối diện nhau. Một chức sắc Cửu 301 trùng đài bận lễ phục màu vàng đội mão Giáo sư bước vào Đền thánh bằng cửa chính, hai tay bắt ấn tý đi thẳng vào Chánh điện, các tín đồ còn lại hai tay cũng bắt ấn tý để ngang ngực. Chỗ tôi đứng cũng có thêm một vài người bận thường phục như tôi cùng quan sát lễ hội. Họ cũng rất trang nghiêm, hai tay cũng bắt ấn tý chấp ngang ngực. Tôi nghĩ họ chắc cũng là tín đồ Cao Đài đến tham quan Tòa thánh, nhưng vì không có lễ phục nên đứng ngoài chăng? Tôi nghĩ vậy vì thấy họ bắt ấn tý, đây là cách bắt ấn chỉ có ở tín đồ Cao Đài. Tôi không thể hỏi họ được, vì trong giờ phút linh thiêng của buổi lễ, không ai được nói chuyện và làm ồn. Tôi tiếp tục quan sát buổi lễ. Sau khi vị Giáo sự bước vào Chính điện, vị Chức sắc Hiệp Thiên đài cũng bước đến và đứng bước cung đạo, trước bàn thờ Hộ pháp nhìn thẳng lên Chánh điện. Tôi có đọc tài liệu, thì biết chức sắc Hiệp Thiên Đài này có nhiệm vụ chứng đàn khi hành lễ tại Tòa thánh. Tôi nhìn lên phía trước Chánh điện có để một bàn, trên để hoa, quả và chuông mỏ. Chuông và quả được để bên phải từ trong Chánh điện nhìn ra, còn mỏ và hoa được để bên trái. Có hai người nam trẻ tuổi, tôi đoán khoảng 18 đến 20 tuổi, đứng hai bên. Một người hầu mỏ, một người hầu chuông. Người hầu chuông liền đánh lên ba tiếng chuông lớn, tín đồ nam – nữ đứng đối diện nhau từ nảy đến giờ sá nhau một sá như là chào nhau rồi củng bước vào chánh điện để hành lễ. Họ đứng ngay ngắn trong Chánh điện, rất trật tự, nam nữ phân cách rõ ràng. Sau đó lại nghe tiếp tiếng chuông, mọi người cùng nhau hướng lên chánh diện sá 3 sá rồi ngồi xuống tại chỗ. Một diều rất lạ là khi hành lễ tại Tòa thánh thì tín đồ lại ngồi, chứ không quì như ở các Thánh thất và ở các Tòa thánh của các chi phái khác. Sự thắc mắc này, tôi sẽ hỏi sau khi có dịp, nhưng bây giờ thì tôi phải tiếp tục theo dõi buổi lễ. Tôi nhìn sang các cột rồng ở trong Đền thánh thấy có một 3 – 4 trật tự viên đang đứng nghiêm trang gần cột. Bên nam thì nam trật tự viên đứng, bên nữ thì nữ trật tự viên đứng. Tôi nhìn thấy trong khi ngồi hành lễ có một vài tín đồ ngồi không thẳng lưng liền có trật tự viên đến sửa lại và yêu cầu ngồi cho ngay ngắn. Sau khi an vị xong, tôi nghe tiếng chuống đánh lên, tất cả mọi người đều lạy 3 lạy. Sau đó liền nghe giọng kinh phát ra, rất đều. Tôi ngức nhìn lên trên lầu Hiệp Thiên Đài thì thấy Ban Đồng Nhi và Ban lễ nhạc đang ở trên đó. Họ đọc kinh đánh nhạc theo từng giọng, nam ai hoặc nam xuân theo qui định của từng bài kinh.Hết bài kinh này, tín đồ lạy rồi đến bài kinh khác, cứ như vậy cho đến hết giờ hành lễ bằng việc ban đồng nhi cầu ngũ nguyện. Buổi lễ kết thúc, tín theo trật nữ nam nữ đứng dậy, lui về vị trí ban đầu; chức sắc Hiệp Thiên Đài lúc này đi thẳng lên bàn thờ Đức Chí tôn quì lạy sau đó quay về bà Hộ pháp. Tín đồ lần lượt bước ra khỏi Tòa thánh và trở về nhà. Khách tham quan lại tiếp tục được phép bước vào bên trong Chánh điện dể tham quan. Buổi lễ kết thúc vào lúc 5h45, như vậy buổi lễ cúng thời trong bình diễn ra chỉ khoảng 45 phút. Tôi lại tiếp tục hòa trong dòng người tham quan khu vực ngoài Tòa thánh. Phía trước Đền thánh nhìn ra cổng chính là một khoảng không rất rộng giữa sân có cột cờ cao 9m hình vuông được đặt trên một tòa sen rất đẹp, phía trên treo một lá cờ đạo dài, trên cùng của cột cờ có một đoạn hình tròn, có biểu tượng rồng quấn quay phía trên. Tôi thắc mắc tại sao có vuông có tròn trên cột cờ thì được một trật tự viên giải thích, đó là biểu tượng âm – dương. Vuông biểu tượng cho âm và tròn biểu tượng cho dương. Đó là nguyên lý của Đạo – có âm có dương mới tạo nên 302 trời đất. Cách cột cờ ra phía trước cổng chính có một cây bồ đề rất lớn, nghe nói được đem về từ gốc cây bù đề mà Đức phật đã ngồi tọa thiền thành đạo. Từ cây bồ đề nhìn ra cổng chính có một cái đài được xây theo hình bát quái (8 cạnh) và xây lên cao 9 bậc, ba bậc dưới cùng sơn màu đỏ, ba bậc giữa sơn màu sanh và ba trên cùng sơn màu vàng, phía trên cùng là một cái bệ cũng có hình bát quái được sơn màu trắng. Trật tự viên của Tòa thánh giải thích đây là Cửu trùng thiên, nơi để liên đài của các vị chức sắc từ phẩm Phối sư trở lên. Ba màu, đỏ, xanh, vàng là ba màu biểu của đạo. 9 bậc là tượng trưng cho Cửu thiên khai hóa, chứng minh cho các bậc công phu tu hành của các tín đồ. Tôi lại tiếp tục đi ra phía trước vào thấy một vườn hoa rất đẹp, giữa vườn hoa có một tượng đài diễn lại tích Thái tử Đạt Đa xuất cung để đi cầu đạo. Tương truyền rằng, tượng đài này trước đây được xây dựng và đặt tại chùa Từ Lâm – Gò Kén khi mới tổ chức khai đạo. Sau đó phải trả lại chùa cho Hòa thượng Như Nhãn và khi người ta chọn nơi đây là Tòa thánh thì tượng này cũng được di dời về đây. Tượng được di dời bằng xe bò và phải di vào ban đêm. Sau khi an vị tượng này tại đây thì công việc xây dựng Tòa thánh mới bắt đầu. Từ tượng đó đi ra nữa là ba cái tháp được xây dựng theo hình bát quái. Tháp chính giữa đối diện với Tòa thánh là tháp của Đức Hộ pháp Phạm Công Tắc. Trong tháp này chưa có cốt của ông, vì cốt ông vẫn còn đang được quàn tại Campuchia. Tháp bên trái, từ Đền thánh nhìn ra là tháp của Đức Thượng phẩm Cao Quỳnh Cư và tháp bên phải là tháp của Đức Thượng sanh Cao Hoài Sang. Các tháp được trang trí rất đẹp. Phía ngoài cùng là cổng chính của Tòa thánh, vẫn được đóng kín. Nhìn sang hai bên của sân trước Đền thánh là vườn cây rất lớn, ở có hai khán đài được xây dựng từng bậc dành cho cử tọa quan sát khi tham dự lễ hội. Tôi di vòng quanh sân trước Đền thánh. Sân khá rộng, tôi đi bộ một hồi cảm thấy mõi chân nên lại ngồi trên khán đài để nhìn xuống. Khách thập phương vẫn cứ mãi mê ngắm cảnh và chụp ảnh. Tôi phải công nhận, cảnh vật nơi đây thật đẹp, yên bình; các em nhỏ chạy tung tăng trên bãi cỏ; cha mẹ chúng thì đua nhau chụp ảnh cho chúng, hết chụp chỗ này lại chạy đến chỗ khác. Cũng có những đôi nam – nữ tình tứ tay trong tay đi dạo trong khuôn viên sân Đền thánh; có những nhóm thanh niên nam nữ đang tụ tập để chụp hình, nói chuyện rất vui vẻ. Tôi ngồi nghỉ mệt khoảng 20 phút, lúc này đã gần 19h. Từ khán đài nhìn vào Đền thánh trông rất đẹp vì các đèn trong Đền thánh được bậc lên với đủ màu sắc. Tôi lại tiếp tục trở vào Đền thánh, đi vòng qua phía sau. Ở phía sau có hai dãy nhà đặt tên là Đông Lang, Tây Lang, nơi đây có các văn phòng của đạo. Phía sau còn có các tháp của các chức sắc Đầu sư của đạo. Bên phải là tháp của các nữ Đầu sư còn bên trái là tháp của các nam Đầu sư. Tôi lại đi vòng qua bên trái của Đền thánh, hướng ra vườn hoa, nơi đây rất rộng. Có các văn phòng làm việc của các chức sắc Cao Đài và nơi thờ tự như Hộ pháp, Đầu sư… Trời càng tối, dòng người đến tham quan Tòa thánh càng đông. Nhưng tôi nghị, họ không phải là khách đến từ phương xa, vì chỉ toàn đi bộ. Tôi cứ mải miết đi và ngắm cảnh; trên các cột điện của khuôn viên Tòa thánh đều có gắn loa, nơi đó phát ra những bài thánh giáo của đạo, nhằm giáo huấn, nhắc nhở tín đồ hành đạo. Cứ đi như thế khoảng 30 phút thì đến Điện Báo Ân từ, nơi đây dùng để thờ 303 Phật mẫu và Cửu vị tiên nương, và cũng là nơi thờ các vị Tiền khai Đại đạo và Liệt thánh tông đồ. Tôi bước vào cung Báo ân từ, nơi đây trang hoàng toàn sắc thái màu vàng, có phướn, có rèm. Tôi nghĩ thầm trong bụng, đây đúng là nơi dành cho nữ giới. Tôi đến bên bàn thờ Phật mẫu, có một số trật tự viên đang đứng đó. Tôi hỏi có lại gần bàn thờ được không? Thì được trả lời là cứ tự nhiên. Tôi đến đó nhìn ngắm bàn thờ, chụp ảnh. Tôi có thể tự do đi lại trong điện Báo ân từ mà không bị ai nhắc nhở. Tôi có thể đến sát bàn thờ để vẽ sơ đồ, chụp ảnh và quay phim; tôi có thể đi ngang qua chánh điện… Và tôi nhận ra một điều là ở Điện thờ Phật mẫu không khắt khe như ở Đền thánh. Lúc này tôi chợt nhớ đến văn hóa ứng xử trong gia đình Việt. Người Cha luôn khắc khe đối với con cái của mình, còn người Mẹ thì bao giờ cũng khoan dung, hiền hòa. Chính vì lẽ đó mà cách ứng xử trong đạo Cao Đài cũng ảnh hưởng bởi đều này. Khi bước vào Đền thánh, cũng chính là lúc tín đồ về với Cha nên phải khép mình theo lễ nghi, nhưng khi vào Điện Phật mẫu là xem như về với mẹ nên những lễ nghi đó được giảm bớt, người con cảm thấy thỏa mái khi tiếp xúc với mẹ, do đó những khắt khe lễ nghĩa bên Đền thánh được giảm bớt bên Phật Mẫu. Tôi di dạo từ trước ra sau, từ trên xuống dưới điện thờ mà không gặp phải dự nhắc nhở nào. Sau khi đi dạo, quan sát, ghi chép cẩn thận rồi thì lại quay trở ra tiếp tục khám phá khu vực bên ngoài của Tòa thánh cho đến hơn 23h. Lúc đó tôi thấm mệt và chợt nghĩ ra là mình vẫn chưa dùng cơm tối, nên quay trở về phòng trọ để ăn cơm. Lúc này, cơm không còn nữa, nên đành phải dùng tạm hủ tiếu. Xứ Tây Ninh được xem là khu vực có đặc sản là hủ tiếu, bởi vì nó ảnh hưởng từ Campuchia với món Hủ tiếu Nam Vang rất ngon. Tôi ăn hết hai tô hủ tiếu cùng một lúc, sau đó lại về phòng tắm rửa rồi lại quay trở lại Đền thánh để xem tiếp lễ giờ Tý. Buổi lễ giờ Tý diễn ra dùng 24h; cách hành lễ không khác gì lắm so với giờ Dậu, và buổi lễ cũng chỉ diễn ra trong khoảng 45 phút. Quan sát của tôi trong buổi lễ này, tín đồ đến không nhiều. Có lẽ vào giờ này, tín đồ quanh khu vực Tòa thánh cúng ở nhà hơn là đến Tòa thánh làm lễ. Kết thúc buổi lễ, tôi lại trở về phòng trong và tổng kết lại công việc của một ngày, hay đúng hơn là chỉ một buổi chiều. Tôi thấy mình cũng đã làm được một số việc là quan sát thật kỹ khuôn viên Tòa thánh, tham dự hai lễ, nhận biết được các hành vi tôn giáo của tín đồ, vẽ và chụp được khá nhiều hình, đặc biệt là phát hiện ra sự khác biệt trong cách ứng xử khác như khi bước vào Đền thánh và Điện thờ Phật Mẫu. Tôi vạch ra chương trình cho ngày hôm sau là phải dành nhiều thời gian xem họ chuẩn bị cho buổi đại lễ như thế nào? Cách thức thực hiện ra sao? Và cố gắng xem đội múa long mã của Tòa thánh múa trong buổi. Đó là những việc quan trọng tôi cần phải biết và phải chụp cho bằng được những tấm ảnh đó. Trong đợt điền dã lần này, phương pháp mà tôi quan tâm thực hiện nhất là quan sát – tham dự, không cần thiết phải thực hiện các cuộc phỏng vấn sâu, vì chưa phải lúc. Cứ suy nghĩ miên man như vậy cho đến gần 2h sáng, thì tôi thiếp vào trong giấc ngủ của mình. Sáng hôm sau (ngày mùng 8 tháng Giêng), tôi thức dậy, vệ sinh, ăn sáng, rồi bước vào khuôn viên Tòa thánh khoảng 7h. Tôi đến trước sân Đền thánh, nhận ra rằng không khí tại sân Đền thánh rất náo nhiệt, có rất nhiều Họ đạo từ các tỉnh 304 trở về. Họ đang dựng trại trước Đền thánh. Mỗi họ đạo một trại, một gian hàng trưng bày. Họ dựng bằng tre, lợp lá có, lợp tấm bạt. Tôi đi tham quan khắp sân Đền Thánh, và đếm được 30 trại. Dường như họ đã chuẩn bị sản phẩm trưng bày tư rất lâu rồi, nên khi hoàn thành xong gian hàng là họ gắn sản phẩm trưng bày vào. Có gian hàng trưng bày cây cảnh, có gian hàng trưng bày thành tựu sinh hoạt đạo của Họ đạo mình, có gian hàng trưng bày những gương tốt trong truyền thuyết như “thập nhị tứ hiếu”, có gian hàng trưng bày về tích Thần nông, Sơn tinh, và quá trình xây dựng và hoàn thành Tòa thánh, có gian hàng của người Hoa, người Khmer… Tôi mải miết đi xem họ chuẩn bị, sắp xếp cách trưng bày cho đến trưa, lại bước vào Đền thánh để tham dự lễ cúng Ngọ. Gần tới giờ cúng, những người tham gia dựng gian hàng đều nghỉ, họ đi tắm rửa thay lễ phục và đến Đền thánh để chuẩn bị bước vào giờ cúng Ngọ. Tôi nhanh chân lên lầu cùng với khá đông khách thập phương. Chọn một chỗ đứng thích hợp là phía trước bà thờ Hiệp thiên đài, gần Ban đồng nhi và Nhạc lễ. Người xem khá đông. Họ đứng rất nghiêm trang, trong đó có cả khách nước ngoài cũng đứng xem cho đến hết buổi lễ. Tín đồ tham dự lễ nhiều hơn so với hai buổi lễ trước. Đứng trên lầu cao, tôi có thể nhìn toàn diện khung cản buổi lễ, và tôi nhận thấy rằng sự trang nghiêm của nó thật là kinh khủng. Tôi nghĩ chỉ có niềm tin tôn giáo mới khiến con người ta có những hành vi chuẩn mực đến như vậy. Không một mảy may lay động, tất cả đều trang nghiêm, chỉnh tề, hai tay luôn bắt ấn tý chắp ngang ngực, cúi lạy cùng một lượt, đều răm rấp; giọng đọc kinh trầm trầm. Tôi nghĩ khi đứng trên gác tham dự lễ, nếu nhắm mắt lại nghe tiếng kinh, tiếng nhạc lễ, chắc chắn rằng bạn sẽ nghĩ mình không đứng ở trần gian mà đang lạc vào cảnh thiêng liêng nào đó. Cảm giác tôi là như vậy đó, lòng mình tự nhiên thấy thanh thản, không còn sự mệt nhọc và quên đi cái đói của buổi trưa chưa ăn. Buổi lễ kết thúc, tôi nhanh chân tìm chỗ ăn trưa, người trong đạo khuyên tôi đến khách trai đường ăn chay, vì hôm nay Tòa thánh thết cơm chay miễn phí cho khách thập phương. Tôi tìm đến Khách trai đường, nằm bên trái phía sau của Đền thánh, nơi đó đã có rất đông người ngồi ăn. Tôi cũng chọn một chỗ để ngồi, vừa ngồi xuống đã có người dọn đồ ăn cho, rất niềm nỡ; các cô phục vụ hỏi tôi đi mấy người, dọn lên nào cơm, nào xào, nào canh,… đủ các món. Tôi cứ vậy lấy chén múc ăn. Chỉ một mình tôi thôi, nhưng họ vẫn dọn đầy đủ món ăn, tô nào cũng đầy. Tôi tế nhị dùng đũa muỗn riêng để múc thức ăn, và chỉ múc một góc. Tôi nhìn qua các bàn bên cạnh, mọi người cũng làm như tôi. Họ ăn thật ngon và tôi cũng vậy, không biết có phải do mình đói, hay do thức ăn ngon mà tôi đã ăn đến 5 chén cơm, bình thường thì chỉ 3 là quá. Tôi hỏi người phục vụ là thết đãi khi nào thì hết và được trả lời là từ ngày mùng 7 đến hết ngày mùng 9. Khách đến muốn ăn giờ nào cũng có. Sau khi ăn xong tôi đi dạo xuống bếp và thấy có rất đông người, nam có, nữ có, già có, trẻ có đang chuẩn bị đồ ăn cho khách, người thì lặt rau, gọt củ, người thì vo gạo, nấu cơm, người thì rửa bát, chén, người lau…, đội ngũ bưng bê cũng khá đông. Tôi được biết họ đến từ các tỉnh, do Họ đạo của họ cử đi làm công quả tại Tòa thánh. Sau khi đi tham quan một vòng, sẵn đường tôi lại đi qua điện thờ Phật Mẫu. Tôi vừa tới cửa điện thờ, thì thấy có một đám táng đi tới, quan tài được đặt trên xe thuyền Bát nhã đang tiến về phía Điện thờ. 305 Tôi đi theo chụp hình. Vừa tời Điện thờ, gia đình liền ôm di ảnh vào trong Điện, có một người cầm phướn Thượng sanh đi theo. Chức sắc phục vụ tại Điện thờ tiếp nhận và hành lễ sau đó lại đi ra và thẳng đường đến Đền thánh; họ lại dừng lại và ôm di ảnh đến giữa Đền thánh. Di ảnh được đặc ngay Chánh điện theo đúng bậc tu hành của người đã chết đạt được. Nghĩa là trong chánh điện của Đền thánh có 12 bậc, từ tín đồ đến Giáo tông. Người chết đạt được ở bậc nào thì di ảnh được đặt ở bật đó. Vị Giáo sư trực tại Tòa thánh hành lễ xong, gia đình lại đưa di ảnh ra xe thuyền Bát nhã để đi an táng. Từ đó cho đến lúc chiều tối, tôi đếm có đến 5 đám tang đi vào Tòa thánh và tất cả đều làm đúng theo một nghi thức trên. Trật tự viên cho biết là phải như vậy, ở xa thì thôi còn ở gần Tòa thánh là phải vào trình diện rồi mới được đi chôn. Phải trình diện bên Điện thờ trước rồi mới qua Đền thánh. Tôi đã chụp được hơn 10 tấm ảnh về hình thức trình diện như thế này. Sau khi quan sát các đám tang đi vào trình diện tại Đền thánh, tôi lại đi loanh quanh trong khuôn viên Tòa thánh cho đến khoảng 16h, tôi lại ghé bên Điện Phật mẫu một lần nữa. Tôi đi thẳng ra hậu đường, thật bất ngời khi chứng kiến một hậu đường toàn trái cây. Có khoảng mười mấy bàn được đặt trong hậu đường, bàn nào cũng chứa đầy những mâm trái cây được sắp xếp cẩn thận. Tôi hỏi cô phục vụ tại đó, cô nói của bá tánh mang tới cúng vào giờ Dậu ở điện thờ. Các mâm trái cây được trưng bày khá cẩn thận, rất đẹp. Các cô phục vụ nói bá tách mang tới để giải sao, cúng hạn. Trong đầu tôi nghĩ mình sẽ tham dự buổi lễ cúng ở đây xem như thế nào?, rồi đi vòng qua bên phải, bước vào khách trai đường. Có rất đông người đang ăn cơm ở đây, tôi đưa máy chụp hình lên chụp, thì có một cô nói đùa là có thợ chụp chụp kìa, làm dáng cho đẹp nhé. Sau đó cô ấy quay qua mời tôi vào dùng cơm, tôi cám ơn vì lúc trưa ăn còn no. Tôi nhìn sang bên cạnh thì thấy có đông người đang đứng ghi chép gì đó, liền hỏi cô lúc nảy, cô nó là họ đang ghi công quả. Tôi lại gần thì thấy có người ghi đóng 5 chục ngàn, người thì 100 ngàn… tôi cũng rút ra 200 ngàn và xin được đóng công quả. Cô ghi công quả cám ơn và viết cho tôi một giấy chứng nhận công quả, trên có ghi rõ số tiền đã đóng góp. Tôi cất giấy đó vào túi và tiếp tục đi đạo để quan sát dòng người về Tòa thánh. Đến khoảng 16h hơn thì đột nhiên có rất nhiều xe ca 45 chỗ ngồi chở đầy người trong trong bãi giữ xe Tòa thánh. Số lượng xe đến mỗi lúc một đông, đến khoảng 18h bãi giữ xe của Tòa thánh không còn chỗ nữa, trong các khách đường cũng đặt cứng người, mỗi người một túi xách để chật kín. Họ đến từ các Họ đạo các tỉnh để tham dự Đại lễ vào giờ Tý đêm nay. Tôi ước tính có khoảng vài chục ngàn người về Tòa thánh trong buổi tối hôm đó. Những người đến sớm thì nhanh chóng rửa mặt thay lễ phục để tham dự buổi cúng Dậu, còn đến trễ thì vào Khách trai đường dùng cơm… Tôi vẫn rảo bước quan Điện thờ Phật Mẫu để chờ tới giờ cúng. Ở đây cúng trễ hơn bên Đền thánh 1 tiếng đồng hồ, có nghĩa là gần 19 giờ mới cúng.Tôi chọn một chỗ đứng ngay cửa ra vào bên trái để đứng quay phim và chụp ảnh, vì tôi biết bên trái dành cho Nam giới. Tôi chọn chỗ xong, hỏi trật tự viên là có thể đứng đây suốt buổi lễ để chụp hình không, người đó nói được và chạy đi nói với các trật tự viên khác là cho tôi được đứng đó. Tôi an tâm, vì đã được cho phép. Tôi cởi giày 306 bỏ vào một góc ngoài sân, nơi có rất nhiều người cùng bỏ giày như tôi. Vào vị trí xong tôi thấy mọi người đem trái cây từ dưới hậu điện lên sắp đặt rất nhiều trước bàn thờ thờ Phật Mẫu, sớ cầu chất thành đống cao ở hai bên bàn thờ, nhang được cắm nhỏ lẻ trên các mâm trái cây. Vừa đúng giờ, mọi người ào nhanh vào Chánh điện để có chỗ ngồi cúng trong chánh điện. Tôi nhận thấy không khí không thật nghiêm trang lắm so với bên Điện thờ. Số người ngồi rất đông. Họ ngồi ra cả ngoài hành lang và đầy phía trước sân điện thờ. Giờ cúng bắt đầu vào khoảng 19g. Nghi lễ cũng tương tự như bên Đền thánh, đến khoảng 19g45 thì kết thúc. Lúc này có một đoàn múa tứ linh tiến vào Điện thờ, mọi người vây quanh đoàn múa tứ linh để xem. Tôi cũng cố gắng chen chân vào để xem và chụp ảnh, không quay phim được vì không đủ sáng. Đoàn múa tứ linh gồm Long, Lân, Qui, Phụng múa rất đẹp, khoảng 15 phút múa thì lại chuyển sang bên Đền thánh. Mọi người cùng kéo nhau đi. Tôi quay trở lại tìm đôi giày của mình nhưng không thấy đâu nữa, đành phải đi chân đất để theo đoàn múa đền Đền thánh. Đoàn người đi theo xem đến chật cứng cả đường, lúc này tôi nhận thấy ngoài những người mặc lễ phục ra còn có rất nhiều người khách tham quan khác, họ bồng cả con nhỏ đến xem; tôi bắt chuyện với một chị phụ nữ, chị nói chị ở tận Dương Minh Châu lên đây để xem lễ hội. Đoàn múa tứ linh cứ múa cho đến Đến thánh, múa ở Đền thánh xong rồi rảo quanh sân khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ thì kết thúc. Sau khi kết thúc hội múa tứ linh, khuôn viên Tòa thành lại trở về cảnh bình thường, mọi người đi dạo. Tôi lại phải quay về phòng trọ để lấy đôi dép mang vào. May mà tôi có chuẩn bị từ trước là đem theo một đôi dép, nếu không lại phải mất tiền để mua một đôi dép khác, nhưng chưa chắc đã được vì lúc này đã gần 22 giờ đêm. Tôi về phòng trọ tắm rửa, ăn buổi tối rồi lại tiếp tục quay trở lại Đền thánh để chuẩn bị tham dự buổi long trọng nhất của đạo. Tôi quay trở lại Đền thánh vào khoảng 22g30, mọi người trong trang phục đại lễ đã đứng chuẩn bị sẵn sàng hai bên Đền thánh. Tôi tranh thủ làm quen và xin chụp ảnh các vị chức sắc của đạo. Phía trước sân Đền thánh các tín đồ bình thường có hơn vài ngàn người trong trang phục trắng đứng xếp hàng trang nghiêm rồi. Hai bên Đền Thánh chỉ toàn là chức sắc, với lễ phục 3 màu cùng đội mão rất chỉnh tế. Đến khoảng 23g30 chức sắc HIệp Thiên Đài tay cầm phướng Thượng sanh từ Đền thánh đi ra để dẫn chức sắc Cửu Trùng Đài vào Đền thánh. Đầu tiên là chức sắc Cao cấp, sau đến là chức sắc thuộc chi Thái, rồi chi Thượng, và chi Ngọc vào sau cùng; chức việc cũng được vào Đền thánh. Các tín đồ bình thường đề phải tập trung trước sân Đền thánh, không vào được bên trong. Tôi rất muốn đi vào bên trong như trễ rồi, vì lúc đầu ham chụp hình bên ngoài, nên không vào kịp. Qui định là khách thập phương muốn xem lễ phải vào trước trên lầu, nhưng tôi muốn quan sát cách chuẩn bị bên ngoài, đến khi xong thì không vào được nữa. Do đó, đành đứng ngoài, xem sự trang nghiêm từ tín đồ. Tôi có hỏi làm sao để biết được bên trong đang hành lễ như thế nào? Trật tự viên nói sáng mai qua bên các tiệm bán phim bên đường mua một cái đĩa hành lễ, thì biết liền. Tôi hỏi làm sao được? thì họ nói là có người vào trường rồi, chia nhau quay phim sau đó về sang ra đĩa bán, không thiếu một chi tiết nào, còn có lộng nhạc nữa, không lo đâu. Thôi thì đành vậy, không xem trực tiếp được thì xem qua phim vậy. 307 Tôi đứng bên ngoài, cùng với cả trăm người khác được cách ly bằng hàng rào chắn. Đến giờ hành lễ, khi kết thúc hồi trống, chuông là lúc Nhạc Tấu Quân Thiên; trong thời gian này quả thật là trang nghiêm; chỉ có tiếng nhạc và tiếng nhạc. Hàng ngàn người đứng ngoài sân trở nên bất động; ngay cả trật tự viên cũng vậy. Họ hai tay bắt ấn tý, chấp ngang ngực, đứng nghiêm trang, mặt hướng vào chánh điện, nhưng đang thật sự chứng kiến sự hiện diện của các đấng vô hình vậy. Sau đó, các trật tự viên nói với tôi đó là giờ phút thiêng nhất trong buổi lễ, vì là các đấng thiêng liêng, trong đó có Ngọc Hoàng Thượng Đế giáng đàn. Thời gian này kéo dài khá lâu, gần 30 phút, sau đó đến việc tụng kinh… Buổi đại lễ diễn ra suốt 2 tiếng đồng hồ mới kết thúc. Các tín đồ ở bên ngoài sau khi kết thúc lễ, lần lượt vào Chánh điện hành lễ cũng phải khéo dài hơn 1 tiếng đồng hồ nữa. Đến gần 4 giờ sáng mới kết thúc được buổi lễ. Lúc đó tôi lại trở về phòng trọ và sáng hôm sau lại tiếp tục tham dự phần hội. Sau một ngày quan sát tại Tòa thánh, có một điều mà tôi không thể thực hiện được là không bước vào Đền thánh xem giờ lễ chính thức; nhưng biết làm sao được, vì chỉ có một mình, không thể phân thân, được cái này phải mất cái kia, đành chịu vậy. Nếu tôi vào Đền thánh sớm sẽ không biết được việc rước tín đồ như thế nào và cũng không biết được số lượng tín đồ đông đến dường nào khi họ đứng hành lễ bên ngoài. Thôi đành về xem phim vậy. Sáng hôm sau, ngày mùng 9 tháng giêng, 8g chức sắc Hội thánh, tín đồ cùng quan chức chính quyền địa phương tập trung rất đông trước sân Đền thánh. Họ làm lễ khai mạc, tuyên bố lý do, mời chức sắc chính quyền địa phương phát biểu… sau đó đến việc múa tứ linh; múa hội và cuối cùng là ông Chưởng quản Hội thánh dẫn đoàn quan chức đi tham quan cắt băng khai mạc việc trưng bày của các gian hàng. Thời gian lễ hội buổi sáng diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ. Sau đó, kết thúc mọi người tự do tham quan. Đến các gian hàng nhìn ngắm, quan sát, chụp ảnh lưu niệm. Đặc biệt tôi có đến gian hàng của người Khmer. Họ trưng bày và chơi trên dàn nhạc ngũ âm của họ rất hay, có cả mùa lâm thôn. Gian hàng của người Hoa cũng khá đặc sắc với những tiết mục múa dân gian. Các gian hàng còn lại đều trưng những thành tựu của Họ đạo hoặc dựng lại các câu chuyện đạo đức, truyền thuyết để dạy nhân sinh. Tôi xem và tham quan cho đến trưa, sau đó tìm mua đĩa lễ và một vài tài liệu cần thiết, đến 14g ngày mùng 9 kết thúc chuyến điền dã của mình. Như vậy, sau gần 3 ngày tham dự lễ hội, tôi thật sự nhận ra rằng tôn giáo có một vai trò quan trọng đời sống của người dân; và tôn giáo có sự gắn kết cộng đồng rất mạnh mẽ. Tôi cũng rút ra kiểm chứng được nhiều điều từ thực tế để xem lại độ xác thực của các nguồn tài liệu mà mình tiếp cận được để chuẩn bị cho việc viết chuyên đề sắp tới. Ghi chép kết thúc vào lúc 22g ngày 15 tháng 2 năm 2006 308 HÌNH ẢNH SINH HOẠT TÔN GIÁO CỦA TÍN ĐỒ ĐẠO CAO ĐÀI 309 MỘT SỐ NHÂN VẬT TRONG BUỔI ĐẦU LẬP ĐẠO Hình 1: Ông Ngô Văn Chiêu (1878 – 1932) (Ảnh: Sưu tầm) Hình 2: Ông Lê Văn Trung (1875 – 1934) (Ảnh: Sưu tầm) 310 Hình 3: Ông Phạm Công Tắc (1890 – 1959) (Ảnh: sưu tầm) Hình 4: Ông Cao Quỳnh Cƣ (1888 – 1929) (Ảnh: sưu tầm) 311 Hình 5: Ông Cao Hoài Sang (1901 – 1971) (Ảnh: sưu tầm) Hình 6: Ông Lê Văn Lịch (1890 – 1947) (Ảnh: sưu tầm) 312 Hình 7: Ông Trần Đạo Quang (1870 – 1946) (Ảnh: sưu tầm) Hình 8: Ông Cao Triều Phát (1889 – 1956) (Ảnh: sưu tầm) 313 Hình 9: Ông Nguyễn Ngọc Tƣơng (1881 – 1951) (Ảnh: sưu tầm) Hình 10: Ông Lê Bá Trang (? – 1936) (Ảnh: sưu tầm) 314 Hình 11: Ông Nguyễn Ngọc Thơ (1873 – 1950) (Ảnh: sưu tầm) Hình 12: Bà Lâm Hƣơng Thanh (1874-1937) (Ảnh: sưu tầm) 315 MỘT SỐ HÌNH ẢNH LỄ PHỤC CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI Hình 13: Lễ phục của Lễ sanh ba chi – 2006 (Ảnh: Ngọc Thu - 2006) Hình 14: Lễ phục Thƣợng Phối sƣ – 2006 (Ảnh: Ngọc Thu - 2006) Hình 15: Lễ phục của Giáo sƣ ba chi (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) 316 Hình 16 – 17: Mão của Giáo hữu chi Thƣợng và Khăn đóng của Giáo sƣ chi Thái (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) Hình 18 – 19: Lễ phục của Thông sự nữ phái và Chánh Trị sự nữ phái (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) 317 Hình 20 – 21: Lễ phục Phó Trị sự nữ phái và Lễ phục Lễ sanh nữ phái (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) Hình 22 – 23: Lễ phục của Lễ sanh và Giáo sƣ Minh Chơn Lý (Ảnh: Ngọc Thu – 2005) 318 MẠO CỦA TÍN ĐỒ CAO ĐÀI Hình 24: Hiệp Chƣởng mạo của Giáo sƣ chi Thái Hình 25: Tam Quan mạo (chi Thế) (Ảnh: sưu tầm) Hình 26: Thiên Nguơn mạo của Giáo sƣ chi Ngọc (Ảnh: sưu tầm) Hình 27: Nhựt Nguyệt mạo (Ảnh: sưu tầm) 319 Hình 28: Ngƣỡng Thiên mạo của Giáo hữu (Ảnh: sưu tầm) Hình 29-30: Bát Quái mạo của Phối sư (Ảnh: sưu tầm và Ngọc Thu) Hình 31-32: Mão của tín đồ Minh Chơn Lý (Ảnh: Ngọc Thu) 320 ẢNH ĐIỆN THỜ CỦA MỘT SỐ CHI PHÁI Hình 33: Đền thánh Tây Ninh (Ảnh: Ngọc Thu – 2005) Hình 34: Tổ đình Chiếu Minh Tam Thanh (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) 321 Hình 35: Đền thánh Ban Chỉnh Đạo (Ảnh: Danh Lắm) Hình 36: Đền thánh Châu Minh – Tiên Thiên (Ảnh: Danh Lắm) 322 Hình 37: Đền thánh Cầu Kho – Tam Quan (Ảnh: Danh Lắm) Hinh 38: Đền thánh Ngọc Kinh – Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý (Ảnh: Danh Lắm) 323 ẢNH MỘT SỐ BÀN THỜ CỦA ĐẠO CAO ĐÀI Hình 39-40: Bàn thờ Đức Chí Tôn tại Đền thánh và Bàn thờ Phật Mẫu tại Báo Ân Từ (Ảnh: Ngọc Thu) Hình 41: Bàn thờ Hộ pháp ở Hiệp Thiên Đài (Ảnh: Ngọc Thu) Hình 42: Ngọc cơ dùng để cầu cơ trong đạo Cao Đài (Ảnh: sưu tầm) 324 Hình 43: Baøn thôø trong gia ñình cuûa phaùi Cao Ñaøi Minh Chôn Lyù (Aûnh: Ngọc Thu – 2005) Hình 44: Baøn thôø trong gia ñình cuûa phaùi Cao Ñaøi Taây Ninh (Aûnh: Ngọc Thu – 2005) 325 Hình 45: Baøn thôø trong gia ñình cuûa phaùi Truyeàn giaùo Cao Ñaøi (Aûnh: Ngọc Thu – 2005) Hình 46: Baøn thôø trong gia ñình cuûa phaùi Chieáu Minh Tam Thanh (Aûnh: Ngọc Thu – 2005) 326 Hình 47: Bàn thờ Cửu huyền thất tổ, thờ Thƣợng đế và thờ Ông Địa – Thần Tài trong nhà tín đồ Cao Đài (Ảnh: Ngọc Thu – 2008) Hình 48: Bàn thờ Cửu huyền thất tổ trong nhà tín đồ Cao Đài (Ảnh: Ngọc Thu – 2008) 327 Hình 49: Tƣợng Quan Công, Ngô Minh Chiêu, Tƣợng Mẹ sanh trong gia đình tín đồ Cao Đài (Ảnh: Ngọc Thu – 2008) Hình 50: Bàn thờ của Thánh thất Hà Nội (Ảnh: Ngọc Thu – 2007) 328 ẢNH NGHI LỄ THIÊN ĐẠO Hình 51: Tín ñoà Cao Ñaøi ñang haønh leã taïi Toøa thaùnh Taây Ninh (Aûnh: Ngọc Thu – 2006) Hình 52: Tín ñoà ñang vaøo Toøa thaùnh ñeå döï Ñaïi leã Chí Toân (Aûnh: Ngọc Thu – 2006) 329 Hình 53: Tín ñoà ñang vaøo Toøa thaùnh ñeå döï Ñaïi leã Chí Toân (Aûnh: Ngọc Thu – 2006) Hình 54: Chức sắc Hiệp Thiên đài vào hành lễ trong Tòa thánh (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) 330 Hình 55: Chức sắc Cửu Trùng đài vào hành lễ trong Tòa thánh (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) Hình 56: Một buổi lễ trong Tòa thánh Tây Ninh (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) 331 Hình 57: Một buổi lễ tại Thánh thất Sài Gòn (Ảnh: Ngọc Thu – 2007) Hình 58: Buổi lễ tại Tòa thánh Ban Chỉ Đạo – Bến Tre (Ảnh: Danh Lắm) 332 Hình 59: Quang cảnh phần hội trong ngày đại lễ ở Tòa thánh Tây Ninh (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) Hình 60: Chức sắc và quan chức Nhà nƣớc cắt băng khai trƣơng các gian trƣng bày (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) 333 Hình 61: Gian trƣng bày về quá trình xây dựng Tòa thánh Tây Ninh (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) Hình 62: Muùa töù linh trong ñeâm Ñaïi leã Chí Toân (Aûnh: Ngọc Thu – 2006) 334 Hình 63: Quan cảnh đại lễ vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu tại Tây Ninh (Ảnh: Phương Thanh – 2008) Hình 64: Bàn tiệc trong Hội yến Diêu Trì tại Tây Ninh (Ảnh: Phương Thanh – 2008) 335 Hình 65: Mô hình Đức Diêu Trì cùng Cửu vị Tiên nƣơng cƣỡi chim Loan trong đại lễ vía Đức Diêu Trì Kim Mẫu tại Tây Minh (Ảnh: Phương Thanh – 2008) Hình 66: Rƣớc cộ hoa trong đại lễ Diêu Trì tại Tây Minh (Ảnh: Phương Thanh – 2008) 336 Hình 67,68,69: Trƣng bày trái cây trong đại lễ Diêu Trì tại Tây Ninh (Ảnh: Phương Thanh – 2008) 337 Hình 70,71,72,73: Trƣng bày hoa trong đại lễ Diêu Trì tại Tây Ninh (Ảnh: Phương Thanh – 2008) 338 ẢNH NGHI LỄ THẾ ĐẠO Hình 74: Chẩn tế cô hồn vào ngày 30 tháng Chạp năm 2008 tại Đồng Nai (Ảnh: Ngọc Thu – 2008) Hình 75: Chức sắc đang thực hành bí pháp trong lễ chẩn tế cô hồn (Ảnh: Ngọc Thu) 339 Hình 76: Lễ thụ phong giáo phẩm của tín đồ Cao Đài tại Thánh thất Trung Bảo (Ảnh: Ngọc Thu) Hình 77: Lễ nhập môn tại Thánh thất Trung Hiền – TP.HCM (Ảnh: Ngọc Thu – 2008) 340 Hình 78: Lễ nhập môn tại Thánh thất Trung Hiền – TP.HCM (Ảnh: Ngọc Thu – 2008) Hình 79: Lễ hôn phối tại Thánh thất Trung Bảo – Đồng Nai (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) 341 Hình 80: Lễ hôn phối tại Thánh thất Trung Bảo – Đồng Nai (Ảnh: Ngọc Thu – 2007) Hình 81: Nghi thức độ thăng trong lễ tang của tín đồ Cao Đài Tây Ninh ở Vũng Tàu (Ảnh: Thanh Tuyền - 2005) 342 Hình 82 và 83: Liên đài của Hộ pháp Phạm Công Tắc đặt tại Tòa thánh Tây Ninh (Ảnh: Ngọc Thu – 2007) 343 Hình 84: Kiết tang (tang đỏ) – hình thức để tang dành cho chức sắc cao cấp của đạo Cao Đài (Ảnh: Ngọc Thu – 2007) Hình 85: Liên đài của Hộ pháp Phạm Công Tắc đƣợc di chuyển bằng xe Long – Mã (Ảnh: Ngọc Thu – 2007) 344 Hình 86: Ñaùm tang cuûa tín ñoà Cao Ñaøi ôû Taây Ninh (Aûnh: Ngọc Thu – 2006) Hình 87: Thuyeàn Baùt nhaõ ñeå ñöa linh cöûu tín ñoà Cao Ñaøi (Aûnh: Ngọc Thu – 2006) 345 Hình 88: Chức sắc đang hành bí pháp bên tín đồ quá cố (Ảnh: Ngọc Thu – 2008) Hình 89: Chuẩn bị tẩn liệm (Ảnh: Ngọc Thu – 2008) 346 Hìn 90: Cúng tuần cửu của tín đồ Cao Đài Tây Ninh ở Long An (Ảnh: Ngọc Thu – 2005) Hình 91: Lễ cúng trong 100 ngày của đám tang tín đồ Cao Đài Minh Chơn Lý (Ảnh: Ngọc Thu – 2006) 347 Hình 92: Múa Lân trong chính điện của Thánh tịnh Phƣơng Quế Ngọc Đài (Tiên Thiên) (Ảnh: Yến Tuyết) Hình 93: Cúng thần hoàng tại Thánh thất Tam Thanh Bửu Điện, Khánh Hậu, Long An (Ảnh: Yến Tuyết) 348 Hình 94: Nghi thức chèo thuyến bá trạo trong nghi lễ tang ma tại Khách đình của Tòa thánh Tây Ninh – 12/2009 (Ảnh: Thái Bảo) Hình 95: Hát bội trong nghi thức tang ma tại Khách đình của Tòa thánh Tây Ninh – 12/2009 (Ảnh: Thái Bảo)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHuynh Ngoc Thu Luan van.pdf
Tài liệu liên quan