Luận án Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan

Xác định vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan thông qua tập truyện ngắn "Ngựa người và Người ngựa" có thể chưa bao quát hết toàn bộ sáng tác của ông nhưng dù sao đó cũng là những bằng chứng sinh động về đặc điểm phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan. Đặc biệt qua mô tả ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan chúng ta càng khẳng định vai trò quan trọng của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ nói chung. Từ đây đặt ra cho chúng ta hướng nghiên cứu toàn diện hơn về vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý của ngôn ngữ.

pdf126 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận án Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhẹn, hoạt bát. d. Xấu đấy, nhƣng thông minh, học giỏi. Tƣơng ứng với mỗi câu trả lời nhƣ vậy, tuy tình huống cụ thể mà có một hàm ý nhất định. "Xấu đấy" có hàm ý chỉ mặt hạn chế của ngƣời con gái, phần đứng sau từ "NHƢNG" đã chỉ mặt ƣu điểm của ngƣời con gái. Từ "NHƢNG" đã biểu thị mối quan hệ độc lập với hàm ý trƣớc đó, đồng thời biểu thị thái độ, quan điểm đánh giá của ngƣời nói là chấp nhận mặt ƣu điểm theo quan niệm "Cái nết, đánh chết cái đẹp". Xét về chức năng quan hệ, các từ hƣ ngoài quan hệ ngữ pháp nhƣ quan niệm của ngữ pháp truyền thống, nó còn biểu hiện những quan hệ khác nữa, chẳng hạn nhƣ quan hệ thứ tự và điểm nhấn trong một phát ngôn. Ví dụ: 2. a. Tôi làm bài. b. Tôi làm bài đã. Xét về giá trị chân lý thì hai câu trên giống nhau, nhƣng xét về ý nghĩa của nó thì lại có sự khác nhau rõ nét. Câu 2(a) là một câu tƣờng thuật, còn câu 2(b) là câu thể hiện mối quan hệ thứ tự giữa hai sự kiện, một sự kiện A mà ngƣời nói sẽ thực hiện sau khi thực hiện xong sự kiện "làm bài". (1) Lê Đông [27]. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 101 3. a. Quyển sách này 5 đồng b. Quyển sách này có 5 đồng c. Quyển sách này những 5 đồng. Ba câu trên nội dung cơ bản nhƣ nhau, nhƣng ngữ nghĩa của chúng có sự khác nhau. Câu 3(a) là một câu thông báo bình thƣờng, trong khi đó câu 3(b), 3(c) ngoài nội dung thông báo nhƣ câu 3(a) còn có thêm một nét nghĩa mới, đó là nét nghĩa đánh giá [rẻ, ít tiền] (3b) và [đắt, nhiều tiền] (3c) so với bình thƣờng. Nét nghĩa mới này là do từ "có", từ "những" tạo nên. Nhƣ vậy, bản thân từ "có" và từ "những" trong các câu 3b,3c có hai chức năng: định hƣớng nghĩa [ít (3b), nhiều (3c)] và đánh giá - nhấn mạnh. Từ những nội dung phân tích trên đây, chúng ta có thể khẳng định các hƣ từ ít nhiều đều mang nét nghĩa đánh giá có vai trò bổ sung thông tin, có hàm chứa những nội dung ý nghĩa nhất định và do vậy chúng ta có thể hình thức hóa những nghĩa đó. Theo một số dạng tổng quát, chẳng hạn: - Để tạo câu bác bỏ, ngƣời ta dùng các từ phiếm định đi kèm với từ "có". Cấu trúc tổng quát là: Có + [ A + từ phiếm định ] - Hành vi bổ sung, có cấu trúc "hơn nữa P". - Hành vi giải thích,có cấu trúc:"P mà lại", cách nói phƣơng ngữ Nam bộ "P mà”! - Thể hiện quan hệ thứ tự, có cấu trúc: "P đã", nghĩa là sự kiện A sẽ đƣợc thực hiện sau P, còn cấu trúc "tuy nhiên P" lại có nghĩa trƣớc đó đã có một phát ngôn hoặc tình huống "không P". Ngoài ra còn nhiều cấu trúc khác nữa. Rõ ràng theo quan điểm của ngữ nghĩa - ngữ dụng thì hƣ từ có một vai trò hết sức quan trọng, chƣa nói là chủ yếu, để tạo nên hàm ý của câu mà càng ngày càng đƣợc các nhà ngữ nghĩa, ngữ dụng học khám phá ra nhiều điều lí thú và bổ ích. Đối với loại hình ngôn ngữ đơn lập nhƣ Tiếng Việt, vị trí thứ tự của các từ, đặc biệt là từ hƣ trong chuỗi phát ngôn (tuyến tính) có một vai trò hết sức quan trọng. Hầu hết các công trình nghiên cứu về ngữ pháp Tiếng Việt đều đã đề cập đến vấn đề này. Trong giới hạn của luận án, chúng tôi chỉ đề cập đến một khía cạnh nhỏ của vấn đề, đó là vai trò thứ tự và điểm nhấn liên quan đến hƣ từ đặt trƣớc và sau từ "NHƢNG". Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 102 II- Vai trò thứ tư và điểm nhấn liên quan đến từ hư đặt trước và sau từ "NHƯNG" Từ trƣớc đến nay, nhiều nhà nghiên cứu đã định nghĩa về từ "Nhƣng". Trần Trọng Kim định nghĩa: "Một liên từ tập hợp để biểu diễn quan hệ trái lại hay hạn chế". Các tác giả Trƣơng Văn Chình - Nguyễn Hiến Lê gọi nó là từ chỉ "quan hệ tƣơng phản, Lê Văn Lý cho rằng từ "nhƣng" dùng để liên kết hai câu nói mà yếu tố thứ hai thƣờng đối lập với yếu tố thứ nhất". Từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học - 1992 định nghĩa: "nhƣng" là từ biểu thị điều sắp nêu ra ngƣợc với ý do điều vừa nói đến có thể gợi ra". Những ý kiến trên đây là những định nghĩa mang tính lý thuyết chỉ giải thích đƣợc trong những trƣờng hợp sử dụng có tính điển hình còn đi vào thực tế sử dụng trong cuộc sống thì đa dạng và phong phú hơn nhiều. Sau đây là những khảo sát của chúng tôi về cách sử dụng từ "nhƣng" trong mối quan hệ với các hƣ từ, trong tập truyện ngắn “Ngựa ngƣời và ngƣời ngựa" của Nguyễn Công Hoan. 1. Cấu trúc câu có chứa từ "nhưng" 1.1. Do cơ chế ngôn ngữ của từ "nhƣng" mà chúng ta có thể biết đƣợc trƣớc đó có một phát ngôn mà hàm ý trái ngƣợc với hàm ý của phát ngôn mới này. Ví dụ: 4. Nhƣng chỉ thấy có ngƣời xem, mà không thấy có ngƣời mua Do cơ chế sử dụng từ "nhƣng", ta có thể biết đƣợc phát ngôn trƣớc đó có hàm ý đối lập [chẳng hạn: "Tôi đang cần bán những thứ này đây"] với phát ngôn trên, và chính vì vậy, chúng ta suy ra hàm ý câu (4) là: Sự thất vọng của ngƣời bán khi chờ mãi không có ngƣời mua. 5. Nhƣng mình có lỗi thì kêu ca làm gì ? Phát ngôn (5) trên đây có hàm ý: (1) ngƣời nói chấp nhận mọi hình phạt kỷ luật vì biết mình có lỗi. (2) lý giải cho ngƣời khác hiểu rõ hơn để khỏi băn khoăn, thắc mắc về lí do mình bị phạt (kỷ luật). Từ hàm ý của câu 5, gợi cho ngƣời nghe có thể suy ra đƣợc hàm ý đối lập trƣớc từ "nhƣng" sẽ là: (1) sự ngạc nhiên của ngƣời đối thoại trƣớc hình phạt mà ngƣời nói câu 5 phải chịu. (2) Bản thân ngƣời nói câu 5 cũng cho rằng hình phạt nhƣ vậy đối với mức độ sai phạm của mình là quá nặng nhƣng cũng đành chấp nhận vì biết mình có lỗi. 6. Nhƣng nửa tháng trời ! Ai trông nom cho cha tôi. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 103 Từ "nhƣng" giúp chúng ta suy ra trƣớc đó có một phát ngôn có hàm ý đối lập: [Có ngƣời nào đó đã đề nghị ngƣời nói câu (6) thực hiện một công việc cần khá nhiều thời gian]. Hiểu rõ điều đó nên ngƣời nói câu (6) trên đây có hàm ý: [Từ chối lời đề nghị của ngƣời đối thoại ]. Tóm lại: từ "nhƣng" đƣợc dùng để diễn tả mối quan hệ đối lập giữa hai vế đứng trƣớc và sau nó. Tuy nhiên, không phải cấu trúc nào dùng "nhƣng" cũng tạo nên hàm ý, vì vậy cần có sự phân biệt từ "nhƣng" trong liên kết các hàm ý với từ "nhƣng" trong liên kết tƣờng minh. 1.2 Cấu trúc "A nhưng B ". Tác giả Nguyễn Đức Dân đã vạch ra cơ chế của cấu trúc: "A nhưng B" nhƣ sau: "Trong cấu trúc "A nhưng B", từ A làm ta có khuynh hƣớng rút ra kết luận K, còn từ B làm ta có khuynh hƣớng nít ra kết luận đối lập "không K, nhƣng ngƣời nói câu này lấy khuynh hƣớng của B làm khuynh hƣớng của cả câu"(1). Nghĩa của cấu trúc khái quát "A nhƣng B" là nhƣ vậy, nhƣng trong thực tế sử dụng thì nó đa dạng, phong phú và tinh tế hơn nhiều. Sau đây là kết quả khảo sát một số phƣơng thức liên kết từ "nhƣng" trong cấu trúc "A nhƣng B" trong một số sáng tác của Nguyễn Công Hoan. a. Phương thức liên kết hiển môn với hàm ngôn. 7. Hiềm vì một nỗi, đời nào cũng yêu sự khoa cử, nhƣng bận nào cũng lao đao trƣờng ốc. Từ "nhƣng" trong câu (7) thể hiện hai mối liên kết đối lập. - Mối liên kết tƣờng minh giữa hai vế đối lập nhau: "yêu khoa cử" với kết quả trái ngƣợc là " bận nào cũng lao đao trƣờng ốc". - Mối liên kết so sánh đối chiếu giữa hai đối tƣợng con ngƣời, một bên là những ngƣời yêu khoa cử nhƣng lao đao trƣờng ốc với một bên là những ngƣời yêu khoa cử nhƣng không lao đao trƣờng ốc. Đây chính là mối liên kết đối lập giữa hiển ngôn " lao đao trƣờng ốc" với hàm ngôn "không lao đao trƣờng ốc". Từ hai mối liên kết trên, chúng ta có thể rút ra hàm ý của câu (7) là: tâm sự u hoài và nỗi khao khát đỗ đạt của những con ngƣời suốt đời đeo đuổi khoa cử mà không gặp may. 8...., cơm trộn với thịt, ngon thế này, nhƣng tôi chƣa cho ăn, thì đố có dám ăn. (1) Nguyễn Đức Dân [19], tr. 161. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 104 Phát ngôn trên cũng có dạng "A nhƣng B", từ " nhƣng" ở đây ngoài việc thể hiện mối liên kết tƣờng minh giữa hai vế đôi lập, còn thể hiện mối liên kết hiển ngôn với hàm ngôn. Nghĩa là có sự so sánh đối chiếu giữa hai con chó đối lập nhau, một con "cơm thịt ngon lành nhƣng không dám ăn vì chủ chƣa cho phép" đƣợc nêu lên một cách hiển ngôn, còn một con khác " thấy thức ăn là vồ ăn ngay không cần ai cho phép" là một hàm ngôn. Qua mối liên kết giữa hiển ngôn và hàm ngôn trên đây, chúng ta rút ra đƣợc hàm ý của câu (8) là: Nhà chủ đang khoe khoang với khách về con chó khôn ngoan của mình. 9. (a) Nhà nghèo, làm ăn vất vả, kiếm chẳng đủ ăn, nhƣng bà ấy chẳng nhẫn tâm bỏ đứa bé thơ ngây trả nhà chồng để đi bƣớc nữa. Tƣơng tự nhƣ các câu 7,8, từ "nhƣng" trong câu 9(a) ngoài chức năng biểu hiện mối liên kết tƣờng minh giữa hai vế đối lập A và B còn thể hiện mối liên kết so sánh ngầm giữa ngƣời đàn bà đƣợc nêu trong câu 9(a) với những ngƣời đàn bà khác trong câu 9(b), 9(c). 9(b). Nhà nghèo, làm ăn vất vả, kiếm chẳng đủ ăn nên bà ấy phải nhẫn tâm bỏ đứa bé thơ ngây trả nhà chồng để đi bƣớc nữa. 9(c). Nhà nghèo, làm ăn may mắn, cuộc sống đầy đủ, nhƣng bà ấy vẫn nhẫn tâm bỏ đứa bé thơ ngây trả nhà chồng để đi bƣớc nữa. Đối chiếu so sánh ngƣời đàn bà đƣợc nêu lên một cách hiển ngôn trong câu 9(a) với hai ngƣời đàn bà khác [9b,9c] không đƣợc nêu lên một cách hiển ngôn nhằm hàm ý: (1) Ca ngợi ngƣời đàn bà thƣơng con, chung thủy với chồng (2) Phê phán những ngƣời con bất hiếu (Đối xử tệ bạc với chính bà mẹ đã sinh ra mình). b. Phương thức liên kết hai hàm ngôn. Cơ chế vẫn là sự liên kết giữa hai vế đối lập nhƣng nội dung ý nghĩa của phát ngôn lại đƣợc rút ra từ các hàm ngôn. Ví dụ: 10. Đa tạ ông, nhƣng tôi không yên. Câu trên có cấu trúc "A nhƣng B", trong đó, A có hàm ý: biết ơn tấm lòng tốt của ông, B có hàm ý: từ chối lời đề nghị (sự giúp đỡ) của ngƣời đối thoại. Do cơ chế dùng từ "nhƣng" trong cấu trúc "A nhƣng B" nến chúng ta có thể suy ra hàm ý của câu 10 là chấp nhận ý của B: [lời từ chối một cách tế nhị] trƣớc một ngƣời khác. Tương tự có các câu 11, 12. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 105 11. Bờ hồ rầm rập những ngƣời thật, nhƣng bọn nào đi hai ngƣời, họ cũng trèo lên xe điện cả. Trong câu 11, A có hàm ý: Đông khách đi lại, B có hàm ý: không có ai gọi xe kéo để đi. Hàm ý chung của câu 11 là: lời phàn nàn của ngƣời xe kéo vì một đêm không gặp may mắn. 12. Cho nó ra tiếp các quan cũng không làm sao nhƣng rồi sợ nó quen đi, quan ạ. Trong câu này, A có hàm ý: cũng có thể chấp nhận yêu cầu của quan, B có hàm ý đối lập: từ chối việc làm mà quan đề nghị. Theo cấu trúc "A nhƣng B câu 12 chấp nhận hàm ý của B, nghĩa là từ chơi khéo léo lời đề nghị của ngƣời đối thoại [Ông quan ] Qua các ví dụ 10, l1, 12, ý nghĩa của câu nói đƣợc suy ra từ các hàm ý. Điều đó chứng tỏ từ "nhƣng" không phải bao giờ cũng chỉ liên kết các biểu thức ngôn ngữ trên hiển ngôn, mà nó còn biểu hiện mối liên kết đối lập giữa các hàm ngôn. 1.3. Từ "nhƣng" xuất hiện nhằm điều chỉnh lại hành vi ngôn ngữ của ngƣời đối thoại cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện giao tiếp. Ví dụ: 13. A: Mày làm ăn thế nào mà chả có giọt nƣớc nào rửa chân thế ! Muốn sống đi gánh về mau không ? B: Khốn nhƣng còn phải mổ gà để nấu cháo. Trong ví dụ trên, A sử dụng hành vi trách cứ và ra lệnh "Phải đi gánh nƣớc ngay". Điều kiện cần để thực hiện hành vi ra lệnh của A là B phải rảnh rỗi, hoặc có việc nhƣng việc đó chƣa cần lắm. Khi điều kiện đó không đƣợc thỏa mãn, B đã đáp lại một hành vi xác tín rằng mình còn bận "mổ gà để nấu cháo", đây là công việc không thể chậm đƣợc, nhằm điều chỉnh hành vi của A, hoặc từ chối thực hiện hành vi ra lệnh của A. 14. A: Bà ở lại tôi về một mình kẻo lỡ việc. B: Nhƣng hai ly nặng lắm, mang thế nào nổi? Qua phát ngôn của A, B thấy điều kiện mà A nêu ra sẽ khó thực hiện đƣợc. Vì vậy B đã dùng một câu hỏi chất vấn để bác bỏ nhằm điều chỉnh ý định của A. 15. A: Nhờ cụ bẩm với quan hộ, một bách thì không sao lo đƣợc. Tôi xin tạ một nửa. B:... nhƣng ít ra anh cũng lo lấy bát thập, còn thập nguyên, cho đằng này ăn với chứ. Trong ví dụ 15, khi điều kiện của A đƣa ra không thể nào chấp nhận đƣợc, B đã bác bỏ nhằm điều chỉnh lời đề nghị của A. Qua phân tích các ví dụ trên đây, chúng ta có nhận xét chung là: từ "nhƣng" bao giờ cũng xuất hiện trƣớc phát ngôn B nhằm thể hiện hành vi ngôn ngữ của B điều chỉnh lại hành vi ngôn ngữ của A. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 106 1.4. Từ "Nhưng"còn thể hiện quan hệ nghịch nhân quả. Dạng thức ngôn ngữ chung nhất để biểu hiện quan hệ nghịch nhân quả là: (I) Tuy... nhƣng Tuy...Song hoặc Dầu (II) Dù A Nhƣng (mà) cũng Vẫn B Dẫu Song Phải (III) Mặc dầu A Nhƣng (mà) cũng vẫn B Mặc dù Song Khảo sát tập truyện ngắn " Ngựa ngƣời và ngƣời ngựa" của Nguyễn Công Hoan, Chúng tôi gặp 10 câu có cấu trúc dạng thức (I) và 5 câu có dạng thức ( II). Ví dụ: 16. Nghe câu ấy, bác Lan tuy trong bụng lép kẹp, nhƣng thấy nhƣ đƣợc no một nửa vậy. Theo qui luật thông thƣờng ( A → B ), nghĩa là bụng lép kẹp thì cảm thấy đói. Nhƣng trong trƣờng hợp của câu 16 lại trái ngƣợc với lẽ thông thƣờng ấy: [bụng lép kẹp nhƣng thấy nhƣ đƣợc no] và chúng ta gọi đó là quan hệ nghịch nhân quả. Cặp từ " tuy... nhƣng" đã biểu hiện mối quan hệ đó. Tương tự có: 17. Tuy đất hẹp, nhƣng mùa nào thức ấy, thu hoạch quanh năm cũng có đồng ra đồng vào. 18. Đèn tuy sáng, nhƣng cũng không hiểu mình ngồi tạm nhà ai. 19. Dù khôn ngoan khéo léo hơn ngƣời, ông chủ nhà này cũng mắc phải bệnh ấy. 20. Các chức sự, dù ai mặc dầu, cũng phải theo lệ ấy. 21. Dẫu chánh phó tổng vào quan, cũng phải tụt giày từ đằng xa. Các câu 19,20,21, tác giả Nguyễn Công Hoan đã lƣợc bỏ từ "nhƣng", vì vậy ta dễ dàng khôi phục nó. Qua các ví dụ trên đây, chúng ta nhận thấy rằng trong cấu trúc câu có chứa từ "nhƣng" thì bản thân từ "nhƣng" ngoài việc biểu thị quan hệ đối lập, còn chỉ ra phần đứng sau "nhƣng" là điều có ý nghĩa quan trọng, là vân đề chính đáng chú ý hơn cả. Từ các dạng thức liên kết khác nhau do từ "nhƣng" thể hiện mà chúng ta có thể rút ra đƣợc ý nghĩa sâu xa (hàm ý ) của lời nói. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 107 Đó là những trƣờng hợp chỉ có hƣ từ "nhƣng" thể hiện, còn trong các trƣờng hợp có những hƣ từ khác đi kèm với "nhƣng" thì ý nghĩa của phát ngôn có thay đổi gì không? chúng ta tiếp tục khảo sát để làm sáng tỏ vấn đề đó. 2. Vai trò thứ tự và điểm nhấn có liên quan đến hư từ đặt trước và sau "nhưng". Theo giáo sứ Nguyễn Đức Dân, "trong một câu điểm nhấn mạnh rơi vào từ nào thì trọng tâm thông báo sẽ rơi vào từ đó. Điểm nhấn mạnh trở thành tiêu điểm của câu đã cho"(1). Đây là một dấu hiệu quan trọng để xác định thứ tự và điểm nhấn có liên quan đến từ hƣ đặt trƣớc và sau từ " nhƣng" trong một phát ngôn. 2.1. Từ hư đứng trước từ "nhưng ". Trong tập truyện ngắn "Ngựa ngƣời và ngƣời ngựa", chúng tôi chỉ tìm thấy một câu duy nhất có từ hƣ đứng trƣớc từ " nhƣng" là: 22. Thế nhƣng anh Tam tuy hơi tức đầy lên cổ, mà cũng nén ngay. Lôgích câu 22 là: - A - Thế nhƣng B Từ " thế" dùng để thay thế cho A, từ " nhƣng" liên kết giữa pháp ngôn A và B. Sau từ "nhƣng" là một phát ngôn có cấu trúc nghịch nhân quả [Anh Tam tuy hơi tức đầy lên cổ, (nhƣng) mà cũng nén ngay ], mà nghĩa của nó chịu sự tác động của yếu tố sau [ cũng nén ngay ], nghĩa của từ NÉN chính là nghĩa của phần B. Trong câu 22 trên đây, từ "nhƣng" bị lƣợc đi, còn lại từ "mà" có chức năng liên kết hai vế đối lập và nhấn mạnh yếu tố đứng sau nó. Xét từ "thế" ngoài đại từ làm chức năng thay thế nó còn có chức năng nhấn mạnh yếu tố đứng sau từ "nhƣng" nhằm thể hiện thái độ của ngƣời nói là thông cảm với B nhƣng không đồng tình A. Nếu lƣợc bỏ từ " thế" và thay vào đó một yếu tố khác, chẳng hạn [ mặc dù bị đánh ] thì câu 22 sẽ thay đổi về sắc thái nghĩa. 2.2. Hư từ được đặt sau từ "nhưng". Qua 26 truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, chúng tôi tìm đƣợc 86 câu dùng 38 hƣ từ khác nhau đứng sau từ "nhƣng". Tuy nhiên, tần số xuất hiện của chúng có sự khác nhau, có những hƣ từ xuất hiện nhiều lần cũng có những hƣ từ chỉ xuất hiện một hai lần. Trong phần này, chúng tôi chỉ tập trung vào một số hƣ từ chỉ xuất hiện với tần số cao. Chẳng hạn: (1) (1) Nguyễn Đức Dân [19], tr. 85 Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 108 2.2.1. Nhưng mà. ( X. Đ 2.5.4, chương II). 2.2.2. Nhưng chẳng. Khảo sát các câu sau đây 23. Nhƣng chẳng may gặp phải cái tối xúi quẩy thế này, thì biết làm thế nào ? 24. Nhƣng chẳng nắm nó cũng chẳng chạy đƣợc. 25. Nhƣng chẳng ai thụi nhau ở trƣớc mặt anh, mà bỗng nhiên anh cũng nao nao nhƣ buồn nôn. Bản chất cấu trúc của những câu 23-25 là: • Từ "nhƣng" liên kết phát ngôn trƣớc và sau. • Sau từ "nhƣng" lại là một cấu trúc liên kết hai yếu tố, mà nghĩa của nó chịu sự tác động của yếu tố sau. Cấu trúc tổng quát: - A - Nhƣng B B = Chẳng may gặp phải cái tối xúi quẩy thế này, thì biết làm thế nào? (23) B = [Nếu] chẳng nắm [thì] nó cũng chẳng chạy đƣợc. (24) B = [Tuy] chẳng ai thui nhau ở trƣớc mặt anh, [ nhƣng ] mà bỗng nhiên anh cũng nao nao nhƣ buồn nôn. (25) Từ "chẳng" trong các câu trên đây chỉ trực tiếp tác động vào từng vế (a hoặc b) của phần B sau từ "nhƣng", còn nghĩa của B đồng thời cũng là nghĩa của cả câu lại chịu sự tác động của vế sau ( b). Chẳng hạn: - Nghĩa của câu 24 là thái độ chán nản, đành chấp nhận của ngƣời nói: - Nghĩa của câu 25 là thể hiện sự phủ định [ không chạy đƣợc]. - Nghĩa của câu 26 là sự mệt mỏi, khó chịu của ngƣời phu kéo xe. Rõ ràng vai trò của từ "chẳng" của các câu trên tƣơng đƣơng nhƣ từ "không" nhƣng mạnh mẽ và dứt khoát hơn. 2.2.3. Nhưng không. Cấu trúc phủ định đối lập với phát ngôn trƣớc đó, tƣơng tự nhƣ " nhƣng chẳng", nhƣng mức độ dứt khoát và tính nhấn mạnh yếu hơn. 2.2.4 Nhưng vẫn. Khảo sát các câu sau đây: 34. Nhƣng vẫn không dám để tai đến những lời bàn tán về nó, sau lƣng nó. 35. Nhƣng vẫn thản nhiên, anh cu coi nhẹ nghĩa vợ chồng, tình cha con. 36. Nhƣng vẫn trừng trừng nhìn vợ ngài gắt. 37. Ngƣời ta đã nhiều lần thắp lại cả hƣơng lẫn nến,nhƣng vẫn tắt nhƣ thƣờng. Các ví dụ trên đây, từ " nhƣng" biểu hiện mối quan hệ tƣơng phản (đối lập), nghĩa là điều sắp nói ra ngƣợc với điều vừa nêu trƣớc đó. Thông thƣờng từ “nhƣng" trực tiếp tác động vào cụm từ: [ không dám ]; [ thản nhiên ]; [ trừng trừng nhìn ]; [ tắt] và biến nó trở thành tiêu điểm thông báo của câu. Nhƣng trong các Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 109 câu trên đây, đứng trực tiếp sau từ "nhƣng" là hƣ từ "vẫn" cho nên điểm nhấn của câu lại rơi vào "vẫn" và do vậy nó trở thành ý nghĩa thông báo chính của câu nói. Nghĩa là điều ngƣời ta muốn nói (nhấn mạnh) trong các phát ngôn trên là nhằm biểu thị sự tiếp tục, tiếp diễn của hành động đã có trƣớc đó chứ không có gì thay đổi, nhƣng với mức độ cao hơn. Nét nghĩa [tiếp tục, tiếp diễn] do từ "vẫn" tạo nên, do đó nó chi phối toàn bộ ý nghĩa của phát ngôn. Thay đổi bằng cách lƣợc bỏ từ "vẫn" thì nét nghĩa [tiếp tục, tiếp diễn] của các câu không còn nữa và ý nghĩa thông báo sẽ thay đổi, mặc dù nội dung thông báo cơ bản vẫn giữ nguyên. So sánh với các câu 38 → 41: 38. Nhƣng không dám để tai đến những lời bàn tán về nó, sau lƣng nó. 39. Nhƣng thản nhiên, anh cụ coi nhẹ nghĩa vợ chồng tình cha con. 40. Nhƣng trừng trừng nhìn vợ, ngài gắt. 41. Ngƣời ta nhiều lần thắp lại cả hƣơng lẫn nến, nhƣng tắt nhƣ không. Qua đó, chứng tỏ vai trò,tác dụng chi phối của từ "vẫn" rất rõ nét và thông qua tiền giả định của từ "vẫn" mà ngƣời nghe tiếp nhận đƣợc ý nghĩa thông tin của phát ngôn một cách đầy đủ và chính xác. 2.2.5. Nhưng cũng. Khảo sát các phát ngôn sau: 42. Nguyên thầy quản trông thấy rừng tranh, có lẽ biết là hiếm dây, nhƣng cũng cứ sai Ván - Cách tìm. 43. Đèn tuy sáng, nhƣng cũng không hiểu mình ngồi tạm nhà ai. 44. Anh không muốn mất lòng ai, nhƣng cũng không muốn để ai ngăn trở công việc mình. 45. Nhƣng cũng chỉ năm phút sau, ông sếp đã đến trƣớc mặt anh. Trong những phát ngôn trên, nghĩa của từ "nhƣng" cơ bản không có gì thay đổi so với từ "nhƣng" bình thƣờng, biểu thị nét nghĩa đối lập so với trƣớc đó. Tuy nhiên nét nghĩa cụ thể của từng phát ngôn lại có sự khác nhau so với các phát ngôn không có hƣ từ sau "nhƣng" hoặc có các hƣ từ khác không phải là "cũng". Nét nghĩa cụ thể và khác nhau này là do từ "cũng" tạo nên. Cách lý giải tƣơng tự nhƣ từ "vẫn" trên đây. Từ "cũng" trong các câu 42 - 45 có chức năng nhấn mạnh và hàm chứa tiền giả định tạo nên nét nghĩa [ đánh giá, so sánh, đối chiếu ] của đối tƣợng trong câu đối với các đối tƣợng khác. Cụ thể: Câu 42 từ "cũng" có nét nghĩa là nhận định chủ quan của ngƣời nói nhằm so sánh với các trƣờng hợp khác. Đó là sự cố tình bắt buộc một ngƣời nào đó phải thực hiện một công việc trong một hoàn cảnh và điều kiện khác thƣờng mà biết trƣớc khả năng không thực hiện đƣợc và nếu có thực hiện đƣợc thì rất khó khăn. Câu 43 từ "cũng" mang nét nghĩa so sánh kết quả lúc đèn sáng với lúc chƣa có đèn để nói lên, trong hoàn cảnh thuận lợi, bà mẹ đã cố gắng hết sức mà Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 110 vẫn không nhận ra nhà của con mình. Qua đó, hàm ý phê phán những ngƣời con đối xử bất hiếu với mẹ. Câu 44, từ "cũng" mang nét nghĩa so sách tình huống khó khăn phức tạp với tình huống thuận lợi. Đó là sự bắt buộc đồng thời phải giải quyết hai yêu cầu trái ngƣợc nhau xảy ra trong cùng một hoàn cảnh. Qua đó, chúng ta rút ra đƣợc hàm ý của câu "thái độ khó xử của một con ngƣời nào đó đối với những ngƣời xung quanh". Câu 45, từ "cũng" lại mang nét nghĩa so sánh trƣờng hợp cụ thể này với những trƣờng hợp khác có tính thông lệ trƣớc đây. Nghĩa là ở đây ngƣời cần việc đã không phải chờ lâu thì sếp đã xuất hiện. Hàm ý là khoảng thời gian chờ đợi rất ít thì điều anh cần đã đƣợc thực hiện ngay. Các câu 42 - 45 là những câu tƣờng thuật có chứa từ "cũng" dùng trong tình huống đối chiếu, so sánh nên có một đặc điểm chung là dễ dàng thêm các yếu tố " à, ƣ, sao, phải không..." để trở thành câu nghi vấn. 2.2.6. Nhƣng đã. Trong các phát ngôn có chứa " nhƣng đã", điểm nhấn của câu rơi vào từ " đã" ( cách phân tích nhƣ tƣơng tự nhƣ hợp từ " vẫn" ) nên sắc thái biểu cảm của thông tin chủ yếu là do sự tác động của từ "đã" tạo nên, còn từ "nhƣng" vẫn là từ biểu thị nét nghĩa đối lập. Ví dụ: 46. Nhƣng đã một tháng nay, anh ta không diễn đâu cả. 47. Nhƣng đã mua xe, anh đành phải kéo để kiếm tiền cho khỏi lỗ vốn vậy 48. Bà sai con gánh nƣớc, nhƣng đã có lúc nào đi đƣợc đâu. Từ "đã" trong các câu trên đây là trợ từ có chức năng nhấn mạnh đối tƣợng sau nó, đồng thời góp phần tạo nên nét nghĩa mới trong câu. Đó là nét nghĩa khẳng định về một khoảng thời gian trôi qua đã lâu (46), hoặc về một hành động đã rồi không thể thay đổi đƣợc nữa ( 47), hoặc nhấn mạnh về khoảng thời gian ít ỏi mà công việc quá nhiều nên mặc dù đã cố gắng vẫn không thực hiện đƣợc (48). Nếu ta lƣợc bỏ từ "đã" thì chức năng nhấn mạng trong câu không còn và do đó sắc thái ý nghĩa của các phát ngôn theo đó cũng có sự thay đổi. So sánh các câu sau đây: 49. Nhƣng hơn một tháng nay, anh đã không diễn đâu cả. 50. Nhƣng mua xe, anh đành phải kéo để kiếm tiền cho khỏi lỗ vốn. 51. Bà sai con gánh nƣớc, nhƣng có lúc nào đi đƣợc đâu. Đó là những câu thông báo bình thƣờng, không còn sắc thái nhấn mạnh, nét nghĩa đánh giá, khẳng định trong câu mờ nhạt hơn so với các câu có chứa từ "đã". Điều đó, phần nào chứng tỏ từ "đã "có mang sắc thái nghĩa. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 111 2.2.7. Nhưng bỗng. Khảo sát các câu sau: 52. Nhƣng bỗng vẳng nghe ở đâu kêu cƣớp, rồi trống đánh liên thanh, tiếng khóc nhƣ ri... 53. Nhƣng bỗng một hồi chuông rung mạnh. 54. Nhƣng bỗng chiếc quan tài đứng sững lại không xuống đƣợc nữa. 55. Nhƣng bỗng ngƣời ta lại nói. Phụ từ "bỗng" trong các câu trên mang nét nghĩa biểu thị một hành động, một quá trình xẩy ra một cách tự nhiên và bất ngờ không lƣờng trƣớc đƣợc. Đó cũng chính là nét nghĩa chủ yếu mà các câu 52 → 55 muốn thể hiện. Tiền giả định của từ "bỗng" sẽ dễ dàng giúp ta xác định nét nghĩa đó. Nếu dùng phƣơng pháp so sánh bằng cách lƣợc bỏ từ "bỗng" trong các câu trên thì sẽ làm mất đi nét nghĩa[ bất ngờ, không lƣờng trƣớc ] và do đó nó chỉ là những thông tin về các hành động, quá trình xảy ra bình thƣờng, không có gì đặc biệt. 2.2.8. Nhưng rồi. 56. Nhƣng rồi ngƣời ta lắc đầu với nhau. 57. Nhƣng rồi Sinh cũng ngủ đƣợc, mà ngủ một giấc thiếp đi đến tận hai giờ rƣỡi. 58. Cho nó ra tiếp các quan cũng không làm sao, nhƣng rồi sợ nó quen đi quan ạ. Trong các câu trên, trợ từ "rồi" đi kèm sau "nhƣng" mang nét nghĩa biểu thị ý nhấn mạnh về điều coi nhƣ đã có thể khẳng định dứt khoát, đồng thời nó cũng biểu thị mối quan hệ kéo theo: nghĩa là điều vừa nói đến có thể dẫn đến điều sắp nói ra sẽ có nội dung đối lập. Đó chính là tiền giả định của "rồi" chi phối tạo nên Logich ngữ nghĩa của phát ngôn. Tƣơng tự, qua khảo sát tập truyện ngắn "Ngựa Ngƣời và Ngƣời Ngựa" của Nguyễn Công Hoan, chúng ta còn tìm thấy nhiều câu có chứa các hƣ từ khác đi kèm sau từ "nhƣng", mặc dù tần số xuất hiện của mỗi loại rất ít, chỉ có một đến hai lần. Chẳng hạn: Nhƣng những, nhƣng chỉ, nhƣng còn, nhƣng đến, nhƣng thôi, nhƣng nào, nhƣng cứ, nhƣng hễ, nhƣng vì, nhƣng chắc, nhƣng liền, nhƣng cả, nhƣng thề, nhƣng rất, nhƣng chƣa, nhƣng may, nhƣng chính, nhƣng bao nhiêu, nhƣng lại, nhƣng chợt, nhƣng nếu, nhƣng cùng. Qua phân tích một số cấu trúc các câu chứa từ hƣ đứng trƣớc và sau từ "nhƣng", chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây: Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 112 1. Nghĩa của từ "nhƣng" là kết từ biểu thị điều sắp nêu ra là một sự thật trái ngƣợc với điều vừa nói đến có thể gợi ra, và nét nghĩa này không có gì thay đổi khi có các từ hƣ đi kèm. 2. Những câu có từ hƣ đi kèm sau từ "nhƣng" thì điểm nhấn sẽ rơi vào từ hƣ và do vậy ý nghĩa của phát ngôn chủ yếu là do từ hƣ chi phối. 3. Khi lƣợc bỏ các từ hƣ đi kèm sau từ "nhƣng" thì phần nội dung thông báo của phát ngôn cơ bản không thay đổi nhƣng ý nghĩa của thông báo,sắc thái nghĩa, sắc thái nhấn mạnh của phát ngôn sẽ có sự thay đổi. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 113 KẾT LUẬN 1. Điều kiện cần để xác định giá trị chân lý (đúng hoặc sai) của một phát ngôn chính là tiền giả định của phát ngôn đó. Tuy nhiên cùng một câu nói nhƣng trong những hoàn cảnh (tình huống giao tiếp ) khác nhau có thể có những ý nghĩa rất khác nhau. Vì vậy, để hiểu đầy đủ và chuẩn xác một phát ngôn, chúng ta phải xem xét tiền giả định dƣới góc độ ngữ dụng, nghĩa là xem xét những điều kiện dùng của câu nói. Bình thƣờng ngƣời đọc (ngƣời nghe) cũng có thể hiểu đƣợc một phát ngôn nhƣng độ chuẩn xác có thể không cao vì ý nghĩa của câu nói mà ta rút ra chủ yếu dựa vào kinh nghiệm cá nhân và phần nào có cảm tính, hoặc chỉ đƣợc xác định thông qua hệ thống ngôn ngữ mà không đƣợc xác định thông qua các chỉ dẫn ngữ dụng của câu nói đó. Bản thân các từ hƣ khi tách ra khỏi các cấu trúc ngôn ngữ (lời nói) thì khó lòng xác định đƣợc ý nghĩa của nó về phƣơng diện ngữ dụng. Ngƣợc lại, khi xét các từ hƣ trong các cấu trúc ngôn ngữ cụ thể, chúng ta dễ dàng vạch ra đƣợc các nét nghĩa của nó. Việc mô tả tiền giả định ngữ dụng của các từ hƣ: Có, những, thôi, kia, mà, trong các cấu trúc ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan sẽ giúp chúng ta vạch ra đƣợc các định hƣớng nghĩa do các từ hƣ đó tạo nên. Từ các định hƣớng nghĩa (nét nghĩa) đã đƣợc xác định, ngƣời đọc (ngƣời nghe) sẽ hiểu đƣợc đầy đủ và chuẩn xác các phát ngôn. 2. Ngôn ngữ và lời nói có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngôn ngữ tồn tại và phát triển thông qua lời nói, "Nếu không quên rằng chỉ trong lời nói ngôn ngữ mới có ý nghĩa và giá trị thực tiễn, rằng ở ngoài lời nói, các phƣơng tiện ngôn ngữ không hơn gì một mớ ký hiệu chết thì vấn đề trở nên hiển nhiên là cần phải nghiên cứu các phƣơng tiện của ngôn ngữ trong mối liên hệ khăng khít với việc sử dụng ngôn ngữ, với lời nói". (Lvốp ). Lời nói là phƣơng tiện tồn tại của ngôn ngữ, lời nói là cái cần thiết để cho ngôn ngữ xác lập và phát triển. Tính đa dạng, tính tự do sáng tạo của lời nói làm cho ngôn ngữ trở thành một công cụ tinh vi, tế nhị để diễn đạt mọi tƣ tƣởng, tình cảm của con ngƣời trong những hoàn cảnh rất khác nhau. Các nhà văn sử dụng ngôn ngữ trong các sáng tác văn học là điển hình của mối quan hệ đó. Nghiên cứu hành vi ngôn ngữ chính là nghiên cứu hiệu quả vận dụng của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói. Thông qua việc mô tả, phân tích một số hành vi ngôn ngữ nhƣ câu hỏi, phủ định, chất vấn trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, chúng ta vạch ra đƣợc cơ chế hình thành hàm ý từ các hành vi ngôn ngữ đó. Các hành vi ngôn ngữ tại lời là câu hỏi, phủ định, chất vấn chứng tỏ tính đa dạng, phong phú của ngôn ngữ trong hoạt động nói năng. Chính tính đa dạng, phong phú của các hành vi ngôn ngữ đã góp phần tạo nên tính đa dạng, phong phú và tính sâu sắc trong nội dung diễn đạt của ngôn ngữ. Nắm vững cơ chế hình thành hàm ý từ các hành vi ngôn ngữ khác nhau sẽ giúp ngƣời đọc Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 114 (ngƣời nghe) hiểu đƣợc bản chất của các phát ngôn và do vậy hoạt động giao tiếp sẽ diễn ra dễ dàng, chính xác và hiệu quả cao. Mô tả một số hành vi ngôn ngữ (câu hỏi, phủ định, chất vấn) trong tập truyện ngắn "Ngựa ngƣời và Ngƣời ngựa" chúng ta có thể rút ra đƣợc rằng, việc Nguyễn Công Hoan khai thác các hành vi ngôn ngữ khác nhau trong các sáng tác của mình đã tạo nên ngôn ngữ của ông có đặc điểm nỗi bật là giản dị, giàu hình ảnh và mang tính quần chúng đậm nét. Nghĩa là về hình thức ngôn ngữ giản dị, cụ thể nhƣng nội dung của nó lại hàm chứa những ý tƣởng sâu sắc. 3. Bình thƣờng, trong các cuộc hội thoại, nếu các bên tham gia hội thoại có ý thức tôn trọng các nguyên tắc và phƣơng châm cộng tác hội thoại sẽ không hình thành hàm ý. Ngƣợc lại, nếu trong các bên tham gia hội thoại có ý thức (hay cố tình ) vi phạm các nguyên tắc và phƣơng châm cộng tác hội thoại thì sẽ tạo thành hàm ý. Đó là đặc điểm cơ bản tạo nên hàm ý hội thoai. Khảo sát tập truyện ngắn "Ngựa ngƣời và Ngƣời ngựa" của Nguyễn Công Hoan, chúng ta bắt gặp hàng loạt cuộc thoại mà ở đó một trong các bên hội thoai đã cố tình vi phạm các nguyên tắc và phƣơng châm cộng tác hội thoai. Chính qua các vi phạm cố tình đó mà ý đồ sáng tác của nhà văn đƣợc thực hiện. Đây cũng là một đăc điểm nỗi bật trong văn phong của nhà văn Nguyễn Công Hoan. Thực tế sáng tác của Nguyễn Công Hoan một mặt chứng tỏ sự đúng đắn và tính thiết thực của lý thuyết hội thoại trong hoạt động thực tiễn của ngôn ngữ, mặt khác nó đã gợi ra cho ngƣời đọc nói chung, đặc biệt là học sinh phƣơng pháp phân tích, tiếp cận tác phẩm của nhà văn cũng nhƣ các nhà văn khác. Đó là phƣơng pháp phát hiện các vi phạm cố ý về nguyên tắc và phƣơng châm cộng tác hội thoại trong các cuộc thoại để rút ra hàm ý (ý đồ, nội dung, tƣ tƣởng...) của tác phẩm, tác giả. 4. Hƣ từ với tƣ cách là một phƣơng tiện liên kết câu cho nên nó là dấu hiệu quan trọng để xác định một quan hệ ngữ pháp nhất định. Đồng thời, hƣ từ cũng là một phƣơng tiện quan trọng góp phần hình thành ý nghĩa của câu, biểu hiện điều kiện dùng, biểu hiện các hành vi ngôn ngữ và các hàm ý của câu. Sự tồn tại hay không tồn tại hoặc vị trí của hƣ từ trong câu có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc xác định kết cấu cũng nhƣ ý nghĩa của câu. Chẳng hạn, khi trả lời câu hỏi: Anh ăn gì ? a. Tôi ăn cơm b Tôi phải ăn cơm. c Tôi ăn cơm cũng đƣợc. Câu a là một câu miêu tả bình thƣờng. Câu b do sự xuất hiện của từ "phải" nên đã tạo ra nét nghĩa mới [Bắt buộc phải ăn cơm vì do đau dạy dày hoặc do đƣờng ruột yếu..], ở câu c, từ "cũng" đã góp phần xác định nét nghĩa [ sự chấp nhận ở mức độ thấp và với thái độ miễn cƣỡng của ngƣời nói]. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 115 Nhƣ vậy, việc mô tả vai trò thứ tự và điểm nhấn liên quan đến hƣ từ đặt trƣớc và sau từ "nhƣng" trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan đã giúp chúng ta xác lập đƣợc cơ chế hình thành hàm ý của các phát ngôn có liên quan đến các hƣ từ ấy. Từ đây gợi ý cho chúng ta đi sâu nghiên cứu các hƣ từ khác. 5. Qua khảo sát tập truyện ngắn "Ngựa ngƣời và Ngƣời ngựa" của nhà văn Nguyễn Công Hoan, chúng ta đã tập hợp khá đầy đủ và nhận thấy rằng tác giả đã sử dụng hầu hết vốn hƣ từ của Tiếng Việt để làm phƣơng tiện liên kết trong các cấu trúc ngôn ngữ. Trong "kho" hƣ từ phong phú của tiếng Việt, một số hƣ từ đƣợc tác giả sử dụng với tần số cao nhƣ: và, hay, hoặc, nếu...thì, vẫn, những, vì, nhƣng, có, vì...nên, cứ, vừa.,, vừa, càng... càng, lắm, chẳng, bèn, bỗng.., Do điều kiện thời gian và giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ tập trung miêu tả các cấu trúc ngôn ngữ có chứa hƣ từ: Có, những, thôi, kia, mà để rút ra phƣơng pháp dùng tiền giả định để xây dựng hàm ý, các hƣ từ tham gia cấu tạo các hành vi ngôn ngữ tại lời là hỏi, phủ định, chất vấn, nhƣng có hành vi ngôn ngữ gián tiếp lại hết sức phong phú mà không phải là hỏi, phủ định, chất vấn. Ở một khía cạnh khác của luận án chúng tôi còn tập trung mô tả vai trò của hƣ từ trong việc hình thành hàm ý hội thoại, thứ tự và điểm nhấn của hƣ từ đặt trƣớc và sau từ "nhƣng" để xác định cơ chế của hƣ từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan. Từ những khảo sát cụ thể trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, chúng ta có thể rút ra đƣợc đặc điểm phong cách ngôn ngữ của nhà văn là "Mức khôi hài với nụ cƣời thỏa mái → nụ cƣời ngộ nghĩnh → trào phúng mỉa mai, châm chích diễu cợt, tố cáo → đả kích sâu độc gây cho ngƣời đọc thái độ căm phẫn, khinh miệt hơn là hài hƣớc → có lúc nụ cƣời bóng gió, ngụ ngôn điểm huyệt hơn là công phá → có lúc tiếng cƣời lắng đọng, thấm sâu vào bên trong nhƣng mà cay đắng xót xa" ( Lê Thị Đức Hạnh ) Xác định vai trò của hƣ từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan thông qua tập truyện ngắn "Ngựa ngƣời và Ngƣời ngựa" có thể chƣa bao quát hết toàn bộ sáng tác của ông nhƣng dù sao đó cũng là những bằng chứng sinh động về đặc điểm phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan. Đặc biệt qua mô tả ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan chúng ta càng khẳng định vai trò quan trọng của hƣ từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ nói chung. Từ đây đặt ra cho chúng ta hƣớng nghiên cứu toàn diện hơn về vai trò của hƣ từ trong việc hình thành hàm ý của ngôn ngữ. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Glê - bô va - I.I. Về vấn đề phân định chức năng liên từ và giới từ của các chỉ tố quan hệ nguyên nhân, nhƣợng bộ và mục đích trong tiếng Việt. NGÔN NGỮ, s. 2, tr. 9-15; 1982. 2. So-ko-lov-ska Ja.N.K. Tiêu chuẩn thông báo trong việc phân ranh giới từ thực và từ hƣ (trên cứ liệu tiếng Việt ).NGÔN NGỮ, s 2, tr. 45-57; 1984 3. Stan-kie-vich. N.V. Về quá trình hình thành chức năng quan hệ từ của "cho nên". NGÔN NGỮ, s.2, tr. 31-33;1984. 4. Stan-kie-vich. N.V. Về sự diễn biến của những hƣ từ chỉ nguyên nhân. NGÔN NGỮ, s. 4;tr. 58-59 ;1985. 5. Nguyễn Tài Cẩn. Quá trình hình thành thế đối lập giữa 3 từ "đƣợc,bị, phải " NGÔN NGỮ, s. 2 ;tr. 19-27 ;1978. 6. Đỗ Hữu Châu. Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động. NGÔN NGỮ,s 3 ;tr. 18-33;1982 . 7. Đỗ Hữu Châu. Ngữ nghĩa học hệ thống và ngữ nghĩa học hoạt động (tiếp theo). NGÔN NGỮ,s.l; tr. l2; 1983. 8. Đỗ Hữu Châu. Các yếu tố dụng học của Tiếng Việt. NGÔN NGỮ, s.4; tr. l4-16; 1985. 9. Đỗ Hữu Châu. Các nhân tố dụng học trong cấu trúc ngữ nghĩa của từ (trên cơ sở ngữ nghĩa của các từ đơn âm Tiếng Việt). tr. NHỮNG VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ HỌC VỀ CÁC NGÔN NGỮ PHƢƠNG ĐÔNG. H., Viện Ngôn ngữ học, tr 53-63 ;1986. 10. Đỗ Hữu Châu. Ngữ pháp chức năng dƣới ánh sáng của dụng học hiện nay .NGÔN NGỮ, s. 1 ,tr. 1 -12; 1992. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 117 11. Đỗ Hữu Châu. Ngữ pháp chức năng dƣới ánh sáng của dụng học hiện nay. NGÔN NGỮ, s2, tr. 6-13;1992. 12. Đỗ Hữu Châu - Bùi Minh Toán. ĐẠI CƢƠNG NGÔN NGỮ HỌC, T.2 Nxb GD, 371 tr;1993. 13. Hồng Dân. Bƣớc đầu tìm hiểu vấn đề hƣ từ trong Tiếng Việt. NGÔN NGỮ,s 1; tr. 65- 71;1970. 14. Hồng Dân.Vấn đề miêu tả từ hƣ trong việc biên soạn từ điển giải thích. NGÔN NGỮ, s.1,tr.55-63;1971. 15. Nguyễn Đức Dân. Logich và sắc thái liên từ Tiếng Việt (về các liên từ và, hay, hoặc, nếu...thì...) NGÔN NGỮ, s.4, tr 15-25;1976. l6. Nguyễn Đức Dân. Ngữ nghĩa các từ hƣ: Định hƣớng nghĩa của từ. NGỒN NGỮ, s.2, tr 21-30;1984. 17. Nguyễn Đức Dân. Ngữ nghĩa các từ hƣ: Nghĩa của cặp từ. NGÔN NGỮ, s.4; Tr. 37- 45;1984. 18. Nguyễn Đức Dân. Logich các từ phiếm định. NGÔN NGỮ, s. 4;Tr 35-37; 1985 19. Nguyễn Đức Dân. LOGICH NGỮ NGHĨA -CÚ PHÁP. H. Nxb ĐH và THCN, 319 tr; 1987. 20. Nguyễn Đức Dân. Logich và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả. NGÔN NGỮ, s l, Tr.5-8 ; 1990. 21. Nguyễn Đức Dân.Tiền giả định tiêu điểm và câu mơ hồ trong các truyện cƣời. Trong NGÔN NGỮ VÀ ĐỜI SỐNG. H. Hội ngôn ngữ học, tr. 7 - 9; 1992. 22. Nguyễn Đức Dân. Logich và các từ nối. NHỮNG VẤN ĐỀ NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI. Nxb KHXH-HN; tr. l95-210;1994. 23. Nguyễn Đức Dân. LOGICH VÀ TIẾNG VIỆT. H. Nxb GD, 412 tr ;1996 24. Nguyễn Đức Dân (chủ biên). TlẾNG CƢỜI THẾ GIỚI. H, Nxb KHXH, 280tr ; 1994 Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 118 25. Nguyễn Đức Dân, Trần Thị Chung Toàn. Ngữ nghĩa một số từ hƣ: cũng, chính, cả, ngay... NGÔN NGỮ,s.2, Tr 60-67;1982. 26. Nguyễn Đức Dân, Lê Đông. Phƣơng thức liên kết của từ nối. NGÔN NGỮ,s.l, tr. 32-41; 1985. 27. Lê Đông. Ngữ nghĩa ngữ dụng của hƣ từ: Ý nghĩa đánh giá của các hƣ từ. NGÔN NGỮ,s 2, tr. l5-23;1991. 28. Lê Đông. Ngữ nghĩa ngữ dụng của hƣ từ: Siêu ngôn ngữ và hƣ từ Tiếng Việt. NGÔN NGỮ, s 2, tr. 45-51;1992. 29. Lê Đông. Ngôn ngữ - đời sống. Mối liên hệ Logich - Ngữ nghĩa trong mấy vần ca dao. Trg. NGÔN NGỮ VÀ ĐỜI SỐNG. H., Hội ngôn ngữ học, tr. 27-29;1992. 30. Đinh Văn Đức. Mấy suy nghĩ về cụm từ. THÔNG BÁO KHOA HỌC. ĐHTH Hà Nội, s.5,tr. l03-113;1972. 31. Đinh Văn Đức. Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong Tiếng Việt. NGÔN NGỮ, s 2, tr. 31-39; 1978. 32. Đinh Văn Đức. NGỮ PHÁP TIẾNG VIỆT - TỪ LOẠI. H. Nxb ĐH và THCN, 212 tr.1986. 33. Lê Thị Đức Hạnh. "Ông Chủ" một tác phẩm hay của Nguyễn Công Hoan về vấn đề nông dân trƣớc Cách mạng. TẠP CHÍ VĂN HỌC, s.2, tr 26-34;1969. 34. Lê Thị Đức Hạnh. Ảnh hƣởng của Đảng đối với sáng tác của Nguyễn Công Hoan trong thời kỳ mặt trận dân chủ. TẠP CHÍ VĂN HỌC, s l, tr. 49-60;1970. 35. Lê Thị Đức Hạnh. Sáng tác của Nguyễn Công Hoan sau Cách mạng. TẠP CHÍ VĂN HỌC, s 6. tr 28-40; 1971. 36. Lê Thị Đức Hạnh. Nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. TẠP CHÍ VĂN HỌC, s.5, tr. l20-132; 1975. 37. Lê Thị Đức Hạnh. Nghệ thuật viết truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan. TẠP CHÍ VĂN HỌC, s 4, tr 83-93;1977. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 119 38. Cao Xuân Hạo. TIẾNG VIỆT - SƠ THẢO NGỮ PHÁP CHỨC NĂNG. t1, H., Nxb KHXH, 254tr ; 1991. 39. CHỨC NĂNG - TIẾNG VIỆT. q.l. CÂU TRONG TIẾNG VIỆT: CẤU TRÚC - NGHĨA - CÔNG DỤNG. H. Nxb GD, 134tr; 1992. 40. Nguyễn Chí Hòa. Phát ngôn ngữ cảnh. TẠP CHÍ KHOA HỌC, Trƣờng ĐHTH Hà Nội, s.6, tr 51-53; 1991. 41. Nguyễn Chí Hòa. Phát ngôn nhƣ là đơn vị giao tiếp trong Tiếng Việt hiện đại. LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ. H, ĐHTH Hà Nội; 1992. 42. Nguyễn Công Hoan. ĐỜI VIẾT VĂN CỦA TÔI. H., Văn học, 403tr ; 1971. 43. Nguyễn Công Hoan. HỎI CHUYỆN NHÀ VĂN. H.,Tác phẩm mới, 209 tr ;1977. 44. Nguyễn Công Hoan. NHỚ VÀ GHI. H.,Tác phẩm mới,132tr; 1978. 45. Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Tuân. TUYỂN CHỌN VÀ TRÍCH DẪN NHỮNG BÀI PHÊ BÌNH BÌNH LUẬN VĂN HỌC CỦA CÁC NHÀ VĂN - NGHIÊN CỨU VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI. Khánh Hòa ;1992. 46. Đinh Thanh Huệ. Hƣ từ đa chức năng trong Tiếng Việt hiện đại. Trong: NHỮNG VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ HỌC VỀ CÁC NGÔN NGỮ PHƢƠNG ĐÔNG. H.,Viện Ngôn ngữ học, tr. 22-26;1986. 47. Nguyễn Lai. Thử tìm hiểu sự chuyển hóa nghĩa từ vựng theo hƣớng "hƣ hóa". (Thông qua từ chỉ hƣớng vận động "ra"). Trong GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT VỀ MẶT TỪ NGỮ. Tr 2, H., Nxb KHXH, tr 1959-1966;1981. 48. Lưu Văn Lăng. Về nguyên tắc phân định từ loại Tiếng Việt, Trong TIẾNG VIỆT VÀ CÁC NGÔN NGỮ ĐÔNG NAM Á. H., Nxb KHXH, tr 108-116;1988. 49. Hồ Lê. Vấn đề Logich ngữ nghĩa và tính thông tin trong lời nói. NGÔN NGỮ, s 2. Tr 26 -33;1979. 50. Hồ Lê. Dấu gạch nối giữa ngữ nghĩa và cú pháp. TẠP CHÍ KHXH, s.6,tr. 84-91;1990. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 120 51. Hồ Lê. Cơ chế Logich trong lời. TẠP CHÍ KHXH, s.8, tr. 76-83; 1991 52. Bùi Tuyết Mai. Vài dòng khi nhận xét nghĩa của một số cấu trúc ngữ pháp. NGÔN NGỮ, s4, tr .4-5;1985. 53. Lại Cao Nguyện. Thử bàn về mỗi, mọi, từng. Trg. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT VỀ MẶT TỪ NGỮ. T.2, H., Nxb KHXH ; 1981. 54. Đỗ Kỳ Nhẫn. TỪ LOẠI VÀ PHÂN TÍCH TỪ LOẠI (Bậc Trung học ). S.G, Rạng Đông. 234 tr ; 1958. 55. Đái Xuân Ninh - HOẠT ĐỘNG CỦA TỪ TIẾNG VIỆT - Nxb KHXH, H.,1978 56. Hoàng Phê. Phân tích ngữ nghĩa. NGÔN NGỮ, s 2, tr 10-26; 1975. 57. Hoàng Phê. Ngữ nghĩa của lời. NGÔN NGỮ. s. 3+4, tr 3-24;1981. 58. Hoàng Phê. Logich của ngôn ngữ tự nhiên (qua ngữ nghĩa của một số từ thƣờng dùng). NGÔN NGỮ, s 2, tr 35-43;1982. 59. Hoàng Phê. Tiền giả định và hàm ý trong ngữ nghĩa của từ. NGÔN NGỮ, s 2, tr.45- 51;1982. 60. Hoàng Phê. Logich của ngôn ngữ tự nhiên: Toán tử Logich - tình thái (qua cứ liệu tiếng Việt). NGÔN NGỮ, s4; tr. 5-21;1984. 61. Hoàng Phê. Thử vận logich mờ nghiên cứu một số vấn đề ngữ nghĩa. NGÔN NGỮ, s l; tr. l7-26;1985. 62. Hoàng Phê. Logich ngôn ngữ học NGÔN NGỮ, s 2, tr. 28-39;1988. 63. Hoàng Phê. LOGICH - NGÔN NGỮ HỌC. H., Nxb KHXH,186 tr;1989. 64. Phan Văn Phức. Tìm hiểu thêm từ từ "Dầu". NGÔN NGỮ, s l. tr. 60-65;1983. 65. Nguyễn Anh Quế. Về vấn đề phân định hƣ từ trong tiếng Việt. Trg. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ HỌC VIỆT NAM. Nxb ĐH và THCN, tr. 372-381,1981. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 121 66. Nguyễn Anh Quế. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ HƢ TỪ TRONG TIẾNG VIỆT HIỆN ĐẠI. LUẬN ÁN PHÓ TIẾN SĨ. H., ĐHTH Hà Nội, 189 trg ; 1990. 67. Nguyễn Xuân Sanh. Nhớ anh Hoan. TẠP CHÍ VĂN HỌC, S4. Tr 80-82;1977 68. Tạp chí Văn học. Nguyễn Công Hoan ( 1903-1977). TẠP CHÍ VĂN HỌC, S3.tr. l46- 147;1977. 69. Vũ Thế Thạch. Nghĩa của những từ nhƣ "ra - vào", "lên-xuống" trong các tổ hợp kiểu đi vào, đẹp lên. NGÔN NGỮ, s.3, tr 30-39;1978. 70. Vũ Thế Thạch. Nghĩa của các từ đƣợc, bị,phải, trong tiếng Việt hiện đại. trg. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT VỀ MẶT TỪ NGỮ. T.2, H., Nxb KHXH, Tr 192-196 ; 1981. 71. Vũ Thế Thạch. Ngữ nghĩa và chức năng của các từ "đƣợc, bị, phải" trong tiếng Việt hiện đại. NGÔN NGỮ. s l. tr 54-59; 1988. 72. Lê Xuân Thai. Về việc hiện thực hóa tiền giả định tổ hợp của động từ và tính từ (trên cứ liệu tiếng Việt). NGÔN NGỮ, s 3, tr 9-14; 1984. 73. Lê Xuân Thai. Mấy nhận xét về các phƣơng tiện tổ hợp cú pháp trong tiếng Việt. NGÔN NGỮ, s l, tr. 36-40;1988. 74. Lê Xuân Thai. Về quan hệ từ trong tiếng Việt. TIẾNG VIỆT, s l. tr 10-12; 1988. 75. Trịnh Xuân Thành. Bàn thêm về các từ đã, sẽ, đang. Trg. GIỮ GÌN SỰ TRONG SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT VỀ TỪ NGỮ. T.2. H., Nxb KHXH, tr. 186-191; 1981. 76. Lý Toàn Thắng, về một hƣớng nghiên cứu trật tự từ trong câu. NGÔN NGỮ, s 3+4, tr 25-32;1981. 77. Phạm Văn Thấu. Hiệu lực ở lời gián tiếp: Cơ chế và sự biểu hiện. NGÔN NGỮ, s1, tr 22-29;1997. 78. Hoàng Văn Thung. Đọc sách "Hƣ từ trong tiếng Việt hiện đại" (của Nguyễn Anh Quế). H., Nxb KHXH, 255 tr ; NGÔN NGỮ, s.4,tr. 57; 1988. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 122 79. Nguyễn Minh Thuyết. Thảo luận về vấn đề xác định hƣ từ trong tiếng Việt. NGÔN NGỮ, s.4, tr 37-38; 1985. 80. Nguyễn Minh Thuyết. Vai trò của từ "đƣợc", "bị" trong câu bị động tiếng Việt. trg .NHỮNG VẤN ĐỀ NGÔN NGỮ HỌC VỀ CÁC NGÔN NGỮ PHƢƠNG ĐÔNG. H., Viện ngôn ngữ học, tr. 204-207;186. 81. Nguyễn Minh Thuyết. Thảo luận về vấn đề xác định hƣ từ trong tiếng Việt. NGÔN NGỮ, s3, tr. 39-43;1986. 82. Thanh Tịnh. Vài dòng kỷ niệm: anh Nguyễn Công Hoan một thầy giáo quí, một tâm hồn thơ. TẠP CHÍ VĂN HỌC, s.3. tr. 58-63;1978. 83. Nguyễn Thanh Tú. Lời văn mỉa mai trong "ĐỒNG HÀO CÓ MA" của Nguyễn Công Hoan. Báo Giáo dục và thời đại; ngày 15.9.1995. 84. Hoàng Tuệ. Hiển ngôn với hàm ngôn, một vấn đề thú vị trong chƣơng trình lớp 11 PTHH hiện nay. NGÔN NGỮ, s.3, tr. l-5; 1991. Luận án Thạc sĩ “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý.”. Trang 123 MỤC LỤC DẪN LUẬN ............................................................................................................................................. 1 I. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ....................................................................................... 1 II: Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................................................................. 2 III. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 11 1. Giới thuyết khái niệm. .............................................................................................................. 11 2. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................................. 14 3. Nhiệm vụ cụ thể ........................................................................................................................ 14 4. Kết luận chung. ......................................................................................................................... 15 IV. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................................................. 15 1. Phƣơng pháp nghiên cứu. ......................................................................................................... 15 2. Nguồn tài liệu tham khảo. ......................................................................................................... 15 V. Đóng góp của luận án .................................................................................................................. 16 VI. Cấu trúc của luận án .................................................................................................................... 16 CHƢƠNG I: THẾ NÀO LÀ HÀM NGÔN, CÁC LOẠI HÀM NGÔN ................................................ 17 I- Thế nào là hàm ngôn? .................................................................................................................... 17 II- Các loại hàm ngôn ........................................................................................................................ 26 CHƢƠNG II: PHƢƠNG PHÁP DÙNG TIỀN GIẢ ĐỊNH ĐỂ XÂY DỰNG HÀM Ý CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN. ..................................................................................................................................................... 34 l. Một số đặc điểm cơ bản của tiền giả định. ..................................................................................... 34 2. Phƣơng pháp dùng tiền giả định để xây dựng hàm ý của Nguyễn Công Hoan. ............................ 36 CHƢƠNG III: HÀNH VI NGÔN NGỮ VÀ HÀM Ý TRONG NGÔN NGỮ NGUYỄN CÔNG HOAN .............................................................................................................................................................................. 59 I. Sơ lƣợc khái niệm hành vi ngôn ngữ. ............................................................................................. 59 II. Hành vi ngôn ngữ trong các sáng tác của Nguyễn Công Hoan ..................................................... 67 1. Câu hỏi. ..................................................................................................................................... 67 2. Hành vi phủ định....................................................................................................................... 80 3. Hành vi chất vấn. ...................................................................................................................... 88 CHƢƠNG IV: HÀM Ý HỘI THOẠI (TÌNH HUỐNG HỘI THOẠI) TRONG NGÔN NGỮ NGUYỄN CÔNG HOAN ...................................................................................................................................................... 93 I. Sơ lƣợc khái niệm ......................................................................................................................... 93 II- Hàm ý hội thoại trong ngôn ngữ của Nguyễn Công Hoan ............................................................ 94 CHƢƠNG V: VAI TRÒ THỨ TỰ VÀ ĐIỂM NHẤN LIÊN QUAN ĐẾN HƢ TỪ ĐẶT TRƢỚC VÀ SAU TỪ "NHƢNG" ĐƢỢC SỬ DỤNG TRONG NGÔN NGỮ CỦA NGUYỄN CÔNG HOAN. .................... 99 I-Sơ lƣợc về hƣ từ .............................................................................................................................. 99 II- Vai trò thứ tƣ và điểm nhấn liên quan đến từ hƣ đặt trƣớc và sau từ "NHƢNG" ....................... 102 KẾT LUẬN ......................................................................................................................................... 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................. 116 MỤC LỤC ........................................................................................................................................... 123

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLA5894.pdf
Tài liệu liên quan