Luận văn Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông

TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là đánh giá mức độ ảnh hưởng các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông, xác định yếu tố đầu vào quan trọng tác động tới hiệu quả kinh tế, từ đó đề xuất gợi ý chính sách nhằm tăng hiệu quả kinh tế cây cà phê. Đề tài sử dụng mô hình hồi qui với hàm Cobb-douglas để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào trên đến hiệu quả kinh tế. Kết quả cho thấy mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là: diện tích đất trồng cà phê, phương pháp bón phân và kiến thức nông nghiệp của nông dân. Trên cơ sở kết quả mô hình hồi qui, tác giả đưa ra gợi ý chính sách, đó là: thứ nhất, đầu tư mở rộng qui mô đất qua hình thức hợp tác, liên kết giữa các hộ, xây dựng mô hình kinh tế trang trại gia đình để phát huy tối đa lợi thế theo qui mô; thứ hai, áp dụng chặt chẽ phương pháp bón phân khoa học, thực hiện đúng qui trình, kỹ thuật chăm sóc cây cà phê; thứ ba, nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp cho hộ gia đình để họ có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, nhằm tăng hiệu quả kinh tế cây cà phê. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề . .1 2. Mục tiêu nghiên cứu . .3 3. Câu hỏi nghiên cứu . .3 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3 5. Phương pháp nghiên cứu . 4 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 7. Kết cấu đề tài .4 PHẦN NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 6 1.1/ Khái niệm và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp .6 1.1.1) Khái niệm 6 1.1.2) Đặc điểm .6 1.2/ Các lý thuyết liên quan .7 1.2.1) Lý thuyết năng suất theo qui mô .7 1.2.2) Lý thuyết về tăng trưởng và phát triển nông nghiệp .7 1.2.3) Hiệu quả kinh tế 8 1.2.4) Kiến thức nông nghiệp 9 1.2.5) Năng suất lao động . .9 1.2.6) Lý thuyết về thay đổi công nghệ trong nông nghiệp .9 1.2.7) Lý thuyết về các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp 10 1.2.8) Lý thuyết về giá sản phẩm, giá trị tổng sản phẩm, lợi nhuận, thu nhập lao động gia đình, tỉ suất lợi nhuận .12 1.2.9) Mô hình lượng hóa 13 1.3/ Các nghiên cứu thực tiễn ở Việt Nam . .13 1.4/ Kinh nghiệm trên thế giới 15 1.5/ Kết luận 16 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CÀ PHÊ TỈNH ĐĂK NÔNG VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI .18 2.1/ Sản xuất cà phê thế giới .18 2.1.1) Xuất xứ cây cà phê 18 2.1.2) Sản xuất và xuất khẩu cà phê trên thế giới 19 2.1.3) Tình hình tiêu thụ cà phê .24 2.2/ Sản xuất cà phê tỉnh Đăk Nông và Việt Nam . .24 2.2.1) Tổng quan về tỉnh Đăk Nông, tình hình phát triển kinh tế xã hội 24 2.2.2) Diện tích, sản lượng cà phê tỉnh Đăk Nông và Việt Nam .26 2.3/ Kết luận 35 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .37 3.1/ Xaây döïng moâ hình hoài quy . 37 3.2/ Thống kê mô tả .38 3.2.1) Mô tả số mẫu khảo sát .38 3.2.2) Mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi qui .39 3.2.3) Năng suất cà phê .44 3.3/ Phân tích hiệu quả kinh tế cây cà phê của hộ gia đình theo từng địa phương .45 3.4/ Kết quả mô hình hồi qui . 47 3.4.1) Đối với thu nhập lao động gia đình .47 3.4.2) Đối với lợi nhuận . 48 3.5/ Kết luận 49 CHƯƠNG 4: GỢI Ý CHÍNH SÁCH . 50 4.1/ Cơ sở khoa học của gợi ý chính sách . 50 4.2/ Gợi ý chính sách . 51 PHẦN KẾT LUẬN 54 1/ Kết luận vấn đề nghiên cứu . 54 2/ Giới hạn của đề tài 55 2.1) Số lượng mẫu điều tra 55 2.2) Các lĩnh vực nghiên cứu tiếp tục . .55 Phụ lục 1 . 61 Phụ lục 2 . 65 Phụ lục 3.1 . .66 Phụ lục 3.2 . .68 Phụ lục 4 . 70 Phụ lục 5 . 71 DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 2.1 : Cây cà phê vối ----------------------------------------------------------------- 19 Hình 2.2 : Đồ thị sản lượng cà phê qua các niên vụ----------------------------------- 22 Hình 2.3 : Đồ thị tỉ trọng diện tích cà phê các tỉnh niên vụ 2006 - 2007----------- 28 Hình 2.4 : Đồ thị giá cà phê Robusta trên thị trường thế giới ----------------------- 33 Hình 2.5 : Đồ thị giá cà phê Robusta tại Việt Nam ----------------------------------- 33 Hình 3.1a : Đồ thị mối quan hệ giữa diện tích thu hoạch và lợi nhuận ------------ 40 Hình 3.1b : Đồ thị mối quan hệ giữa diện tích thu hoạch và thu nhập lao động gia đình ---------------------------------------------------------------------- 41 Hình 3.2 : Đồ thị mối quan hệ giữa lượng phân NPK sử dụng và lợi nhuận ------ 42 Hình 3.3 : Đồ thị mối quan hệ giữa kiến thức nông nghiệp và lợi nhuận --------- 44 Hình 2.6a : Thị phần các nước xuất khẩu chính năm 2003 -------------------------- 70 Hình 2.6b : Các nước nhập khẩu chính năm 2003 ------------------------------------ 70 DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 2.1: Sản lượng cà phê của một số quốc gia trên thế giới ---------------------- 21 Bảng 2.2: Sản lượng cà phê xuất khẩu của một số quốc gia trên thế giới---------- 22 Bảng 2.3: Giá cà phê Robusta tại thị trường New York và French ----------------- 23 Bảng 2.4: Nhập khẩu cà phê của một số quốc gia lớn trên thế giới----------------- 24 Bảng 2.5: Diện tích, sản lượng cà phê các tỉnh niên vụ 2006 - 2007 --------------- 28 Bảng 2.6: Diện tích, sản lượng cà phê Việt Nam qua các niên vụ ------------------ 30 Bảng 3.1: Số mẫu điều tra tại 4 huyện, thị xã thuộc tỉnh Đăk Nông---------------- 38 Bảng 3.2: Mô tả các biến độc lập trong mô hình hồi qui ----------------------------- 39 Bảng 3.3: Diện tích cà phê thu hoạch của các hộ gia đình --------------------------- 40 Bảng 3.4: Phương pháp bón phân cho cây cà phê của các hộ gia đình------------- 41 Bảng 3.5: Phương pháp tưới nước cho cây cà phê của các hộ gia đình ------------ 43 Bảng 3.6: Chi phí dịch vụ bằng máy của các hộ gia đình ---------------------------- 43 Bảng 3.7: Năng suất cà phê của các hộ gia đình--------------------------------------- 45 Bảng 3.8: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cà phê theo từng địa phương ------------ 45 Bảng 3.9: Diện tích, năng suất cà phê, lượng phân bón . ---------------------------- 46 Bảng 3.10: Đánh giá kiến thức nông nghiệp của hộ sản xuất cà phê --------------- 65 Bảng 3.11a - 3.11e: Kết quả mô hình hồi qui LnY1------------------------------- 66-67 Bảng 3.12a - 3.12e: Kết quả mô hình hồi qui LnY2------------------------------- 68-69 Bảng 2.7: Giá thu mua cà phê tại tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai ----------------------------- 71 TÊN KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Bộ NN&PTNT: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bộ KH&ĐT: Bộ Kế hoạch và Đầu tư. ĐVT: Đơn vị tính. GSO: Tổng cục Thống kê (General Statistics Office). ICO: Tổ chức cà phê thế giới (International Coffee Oganization). Sở NN&PTNT: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. STT: Số thứ tự. UBND: Ủy ban nhân dân. VICOFA: Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vietnam Coffee and Cocoa Association). Viện KHKT: Viện khoa học kỹ thuật.

pdf82 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1684 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n thức nông nghiệp (X5) 200 0,0 9,0 2,96 2,009 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, 2008. Bảng 3.2 cho biết giá trị tối thiểu, tối đa, trung bình và độ lệch chuẩn của các biến độc lập trong mô hình. Độ lệch chuẩn của biến chi phí dịch vụ bằng máy là cao nhất do có sự chênh lệch lớn giữa hộ gia đình sử dụng chi phí dịch vụ bằng máy thấp nhất và hộ sử dụng cao nhất. 3.2.2.1. Diện tích cà phê thu hoạch Bảng 3.2 cho thấy, hộ gia đình có diện tích cà phê nhỏ nhất: 0,5 ha, lớn nhất: 15 ha. Diện tích cà phê trung bình của một hộ nông dân tại Đăk Nông là: 2,11 ha. 40 Bảng 3.3: Diện tích cà phê thu hoạch của các hộ gia đình STT Diện tích Số hộ Tỉ lệ % 1 0,5-1ha 39 19,5 2 >1-2ha 83 41,5 3 >2-3ha 54 27,0 4 >3-4ha 15 7,5 5 >4-5ha 6 3,0 6 >5-15ha 3 1,5 Tổng cộng 200 100 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, 2008. Bảng 3.3 cho biết, đa số hộ gia đình có diện tích cà phê từ 1 – 2 ha. Với diện tích khá nhỏ như vậy, các hộ gia đình trồng cà phê tại Đăk Nông sẽ không khai thác được hiệu quả sản xuất theo qui mô. Theo điều tra của tác giả, tại Đăk Nông chưa có nông trại hoặc nông trường cà phê với diện tích lớn. Đây là điểm khác biệt so với tỉnh Đăk Lăk, nơi có rất nhiều nông trường và trang trại cà phê với diện tích hàng trăm ha, sản lượng, năng suất bình quân đạt rất cao so với các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Hình 3.1a: Đồ thị mối quan hệ giữa diện tích thu hoạch và lợi nhuận 1500.00 1000.00 500.00 0.00 -500.00 15.012.09.06.03.00.0 diện tích thu hoạch (Ha) Linear Observed 41 Hình 3.1b: Đồ thị mối quan hệ giữa diện tích thu hoạch và thu nhập lao động gia đình 1250.00 1000.00 750.00 500.00 250.00 0.00 15.012.09.06.03.00.0 diện tích thu hoạch (Ha) Linear Observed Hình 3.1a và 3.1b cho thấy, mối quan hệ giữa diện tích cà phê thu hoạch với lợi nhuận và thu nhập lao động gia đình là quan hệ tuyến tính. 3.2.2.2. Phương pháp bón phân cho cây cà phê Theo tài liệu của Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên (1999) khuyến cáo cho tỉnh Đăk Lăk và theo phân tích của tác giả kết hợp với kinh nghiệm của các chuyên gia về cà phê thì việc bón phân cho cây cà phê trong thời kỳ kinh doanh theo mức sau được xem là hợp lý: Phân NPK: 2-3,5 tấn/ha/năm và phân hữu cơ: 2-3,5 tấn/ha/năm. Bảng 3.4: Phương pháp bón phân cho cây cà phê của các hộ gia đình STT Phương pháp bón phân Số hộ Tỉ lệ % 1 Không hợp lý 159 79,5 2 Hợp lý 41 20,5 Tổng cộng 200 100,0 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, 2008. 42 Bảng 3.4 cho thấy, có 41 (20,5%) hộ gia đình bón phân hợp lý, 159 (79,5%) hộ bón phân không hợp lý, tức bón phân không đủ liều lượng hoặc bón quá nhiều gây ô nhiễm, lãng phí, làm chi phí tăng cao. Kết quả khảo sát đã cho thấy đa số hộ dân bón không đủ liều lượng, nhất là phân NPK, đây là loại phân có ảnh hưởng lớn nhất đến năng suất cà phê (Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên, 1999). Từ đó năng suất cà phê bị ảnh hưởng, không đạt như mong muốn. Đây có thể xem là một trong những nguyên nhân năng suất cà phê Đăk Nông không cao bằng tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng. Hình 3.2 cho thấy, lượng phân NPK sử dụng có mối quan hệ tuyến tính với lợi nhuận thu được từ kết quả sản xuất. Hình 3.2: Đồ thị mối quan hệ giữa lượng phân NPK sử dụng và lợi nhuận 1500.00 1000.00 500.00 0.00 -500.00 40.0030.0020.0010.000.00 Lượng phân NPK sử dụng (tấn) Linear Observed __ 3.2.2.3. Phương pháp tưới nước cho cây cà phê Theo tài liệu Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên (1999) khuyến cáo cho tỉnh Đăk Lăk và theo phân tích của tác giả đối với điều kiện thời tiết, khí hậu, lượng mưa tỉnh Đăk Nông, đồng thời tham khảo kinh nghiệm của các chuyên gia về cà phê thì việc tưới nước cho cây cà phê kinh doanh theo mức sau được xem là hợp lý: Một năm tưới 03 lần, mỗi lần tưới 350 -550m3/ha. 43 Bảng 3.5: Phương pháp tưới nước cho cây cà phê của các hộ gia đình STT Phương pháp tưới nước Số hộ Tỉ lệ % 1 Không hợp lý 174 87,0 2 Hợp lý 26 13,0 Tổng cộng 200 100,0 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, 2008. Bảng 3.5 cho thấy, chỉ có 26 (13%) hộ tưới nước hợp lý, còn lại 174 hộ (87%) tưới không hợp lý. Việc tưới nước của các nông hộ phụ thuộc vào mùa mưa đến sớm hay muộn, nếu mùa mưa đến sớm thì các hộ gia đình giảm số lần tưới và giảm lượng nước tưới trong mỗi lần. Kết quả khảo sát cho thấy, đa số các hộ gia đình tưới không đủ lượng nước cho mỗi lần và một năm tưới không đủ ba lần, điều này cũng ảnh hưởng đến sự ra hoa kết trái và sản lượng cà phê thu hoạch. 3.2.2.4. Chi phí dịch vụ bằng máy Theo bảng 3.2, hộ gia đình sử dụng chi phí dịch vụ bằng máy ít nhất là 0,5 triệu đồng, nhiều nhất là 60 triệu đồng, trung bình là 6,86 triệu đồng. Qua bảng 3.6 cho thấy, tại Đăk Nông đa số các hộ gia đình sử dụng chi phí dịch vụ bằng máy thấp, họ chủ yếu làm thủ công bằng tay như làm cỏ, xới đất, phun thuốc. Bảng 3.6: Chi phí dịch vụ bằng máy của các hộ gia đình STT Chi phí dịch vụ bằng máy Số hộ Tỉ lệ % 1 0,5-3 triệu 74 37,0 2 >3 - 6,86 triệu 61 30,5 3 >6,86 - 15 triệu 51 25,5 4 >15 - 60 triệu 14 7,0 Tổng cộng 200 100 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, 2008. 3.2.2.5.Kiến thức nông nghiệp của nông hộ Kiến thức nông nghiệp của nông hộ được lượng hóa bằng việc chấm điểm. Số điểm được tính là 0, 1 hoặc 2 điểm (phụ lục 2) cho các câu hỏi từ 17 đến 21 trong 44 bảng khảo sát (phụ lục 1). Điểm thấp nhất là 0, cao nhất là 9 điểm, điểm trung bình: 2,96 (bảng 3.2). Kết quả khảo sát cho thấy có 155 hộ (chiếm tỉ lệ 77,5%) có điểm kiến thức nông nghiệp dưới 5, chỉ có 45 hộ (tỉ lệ 22,5%) có điểm từ 5 trở lên. Sở dĩ điểm kiến thức nông nghiệp của nông hộ thấp là do họ hầu như không tiếp xúc cán bộ khuyến nông trong năm, không tham gia hội thảo khuyến nông, câu lạc bộ nông dân, ít đọc sách báo, xem truyền hình về nông nghiệp. Các hộ gia đình tại Đăk Nông chủ yếu trồng, kinh doanh cà phê theo chỉ dẫn của anh em trong gia đình hoặc các hộ trồng cà phê cùng địa phương. Hình 3.3: Đồ thị mối quan hệ giữa kiến thức nông nghiệp và lợi nhuận 1500.00 1000.00 500.00 0.00 -500.00 10.008.006.004.002.000.00 Kiến thức nông nghiệp Linear Observed Hình 3.3 cho ta thấy, kiến thức nông nghiệp và lợi nhuận có mối quan hệ tuyến tính. Do kiến thức nông nghiệp của đa số nông hộ còn thấp nên khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, mức độ đầu tư thâm canh, sự phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào còn hạn chế làm ảnh hưởng đến năng suất cà phê chung của toàn tỉnh. 3.2.3) Năng suất cà phê Năng suất cà phê cao nhất của hộ gia đình khảo sát: 6,58 tấn/ha, thấp nhất: 0,83 tấn/ha. Năng suất cà phê trung bình của 200 hộ gia đình: 2,61 tấn/ha. Kết quả khảo sát cho thấy, có 112 hộ gia đình với năng suất đạt 0,83-2,61 tấn/ha, chiếm tỉ lệ 56% trong tổng số 200 hộ; 88 hộ có năng suất trên 2,61 đến 6,58 tấn/ha, chiếm tỉ lệ 44%. 45 Bảng 3.7: Năng suất cà phê của các hộ gia đình STT Năng suất Số hộ Tỉ lệ % 1 0,83 - 2 tấn/ha 65 32,5 2 > 2 - 3 tấn/ha 80 40,0 3 > 3 - 4 tấn/ha 49 24,5 4 > 4 - 5 tấn/ha 5 2,5 5 > 5 - 6,58 tấn/ha 1 0,5 Tổng cộng 200 100 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, 2008. Phân tích chi tiết theo bảng 3.7 ta thấy, có 65 hộ gia đình đạt năng suất 0,82 – 2 tấn/ha, chiếm tỉ lệ 32,5%; có 80 hộ đạt năng suất >2 – 3 tấn/ha, chiếm tỉ lệ 40%; có 49 hộ đạt năng suất >3 – 4 tấn/ha, chiếm tỉ lệ 24,5%; có 5 hộ đạt năng suất >4 – 5 tấn/ha, chiếm tỉ lệ 2,5% và chỉ có 1 hộ đạt năng suất >5 – 6,58 tấn/ha, chiếm tỉ lệ 1%. Nhìn chung, số hộ có năng suất dưới trung bình là 111 hộ, chiếm tỉ lệ còn cao 55,5%, vì vậy thời gian tới cần có sự cải tiến về kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê cũng như phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào khoa học để đạt năng suất bình quân cao hơn. 3.3/ Phân tích hiệu quả kinh tế cây cà phê của hộ gia đình theo từng địa phương Bảng 3.8: Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cà phê theo từng địa phương STT CHỈ TIÊU ĐVT HUYỆN ĐĂK MIL HUYỆN ĐĂK GLONG T.Xà GIA NGHĨA HUYỆN ĐĂK RLÂP 1 Tổng doanh thu/ha Triệu đồng 108,9 80,0 83,2 80,6 2 Tổng chi phí/ha Triệu đồng 60,5 57,9 58,2 58,5 3 Lợi nhuận/ha Triệu đồng 48,3 22,1 25,1 22,1 4 Tỉ suất lợi nhuận/Tổng chi phí % 79,79 38,20 43,08 37,72 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, 2008. 46 Qua bảng 3.8 và bảng 3.9 cho thấy, các hộ dân ở huyện Đăk Mil có diện tích trồng cà phê thấp nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất, tiếp theo là các hộ tại thị xã Gia Nghĩa. Nguyên nhân do đây là những địa phương đã trồng, phát triển cây cà phê được nhiều năm, các hộ dân có kiến thức nông nghiệp, kinh nghiệm, phương pháp trồng và chăm sóc cà phê hiệu quả. Đối với huyện Đăk Glong và Đăk Rlâp, các hộ dân trồng cà phê kém hiệu quả hơn do họ có trình độ kiến thức nông nghiệp thấp hơn, sử dụng các yếu tố đầu vào thiếu khoa học, hơn nữa mức độ đầu tư thâm canh vào vườn cà phê chưa đúng mức. Bảng 3.9: Diện tích, năng suất cà phê, lượng phân bón, nước tưới sử dụng và kiến thức nông nghiệp của hộ gia đình theo từng địa phương STT CHỈ TIÊU ĐVT HUYỆN ĐĂK MIL HUYỆN ĐĂK GLONG T.Xà GIA NGHĨA HUYỆN ĐĂK RLÂP 1 Diện tích cà phê thu hoạch trung bình của một hộ Ha 1,6 2,0 2,0 2,8 2 Năng suất bình quân Tấn/ha 3,37 2,52 2,53 2,44 3 Lượng phân NPK sử dụng Tấn/ha 2,52 1,85 1,92 1,77 4 Tưới nước M3/ha 454 232 195 193 5 Kiến thức nông nghiệp Điểm 3,67 3,18 3,37 2,08 Nguồn: Điều tra khảo sát của tác giả, 2008. Bảng 3.9 cho thấy, năng suất bình quân của Đăk Mil là 3,4 tấn/ha, cao nhất trong bốn huyện, thị xã khảo sát. Lượng phân NPK sử dụng và số điểm kiến thức nông nghiệp của các hộ dân huyện Đăk Mil theo thứ tự là 2,52 tấn/ha và 3,67 điểm; trong khi tại thị xã Gia Nghĩa là 1,92 tấn/ha và 3,37 điểm; huyện Đăk Glong là 1,85 tấn/ha và 3,18 điểm; thấp nhất là huyện Đăk Rlâp với 1,77 tấn/ha và 2,08 điểm. Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông (2008), sản lượng cà phê năm 2007 của huyện Đăk Mil, thị xã Gia Nghĩa, huyện Đăk Glong, huyện Đăk Rlâp theo thứ tự lần lượt là: 33.064 tấn, 15.355 tấn, 15.032 tấn, 14.285 tấn. Như vậy, có thể nói kết quả điều tra của các huyện, thị xã phù hợp với thực tiễn sản xuất cà phê của từng địa phương. Qua số liệu trong bảng 3.9 có thể thấy, lượng nước tưới cho cây cà phê ít tác động đến năng suất cà phê, yếu tố tác động chủ yếu là phân bón và kiến thức nông nghiệp của nông hộ. Sở dĩ lượng nước tưới ít tác động đến năng suất cà phê của tỉnh Đăk Nông do lượng mưa tại đây cao trên 2.400mm, nên địa phương này có tưới ít hơn địa phương kia thì sản lượng cũng không thay đổi nhiều. Như đã phân tích phần trên, kiến thức nông nghiệp của các hộ dân tại Đăk Nông tương đối thấp, họ trồng, kinh doanh cà phê chủ yếu theo kinh nghiệm và sự chỉ dẫn của bà con, họ hàng…Vì 47 vậy, cần có biện pháp cải tiến trong thời gian tới bằng nhiều hình thức, nhưng phải chú ý phát triển hệ thống khuyến nông, mở rộng các câu lạc bộ nông dân, đa dạng hóa các kênh cung cấp thông tin nông nghiệp cho nông hộ. 3.4/ Kết quả mô hình hồi qui Trên cơ sở dữ liệu điều tra 200 mẫu (hộ gia đình có cà phê thu hoạch) năm 2007, sau khi xử lý dữ liệu, sử dụng phương pháp stepwise trên phần mềm SPSS, kết quả hồi qui với biến phụ thuộc là thu nhập lao động gia đình và lợi nhuận như sau (biến giả không lấy ln, các biến còn lại lấy ln): 3.4.1) Đối với thu nhập lao động gia đình Sử dụng phương pháp stepwise trong phần mềm SPSS, kết quả có ba biến độc lập có ý nghĩa ở mức trên 95% là X1, X2, X5; hai biến bị loại là X3, X4. Ln (Y1) = 3,385 + 0,752X1 + 0,392X2 + 0,193X5 (t) 29,292 8,111 3,228 2,105 R2 = 0,358 Kiểm định đa cộng tuyến: Sử dụng phương pháp stepwise trong phần mềm SPSS, chọn collinearity diagnostics, xác định được độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập lnX1, X2, lnX5 với các giá trị của VIF nhỏ, nên có thể kết luận không có hiện tượng cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình Y1 (Phụ lục 3.1). R2 = 0,358, mô hình cho biết các biến độc lập đã giải thích 35,8% sự thay đổi của biến phụ thuộc là thu nhập lao động gia đình. Ý nghĩa của các tham số: b1= 0,752 là hệ số co giãn của thu nhập lao động gia đình với diện tích cà phê thu hoạch, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi diện tích đất tăng lên 1% thì thu nhập lao động gia đình tăng thêm 0,752%. b2= 0,392 là hệ số co giãn của thu nhập lao động gia đình với phương pháp bón phân, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, nếu bón phân hợp lý thì thu nhập lao động gia đình tăng thêm 0,392%. b5= 0,193 là hệ số co giãn của thu nhập lao động gia đình với kiến thức nông nghiệp của nông hộ, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi kiến thức nông nghiệp tăng lên 1% thì thu nhập lao động gia đình tăng thêm 0,193%. 48 Đối với hai biến X3, X4 đại diện cho phương pháp tưới nước và chi phí dịch vụ bằng máy bị loại khỏi mô hình, tác giả cho rằng do lượng mưa tại Đăk Nông khá cao nên việc tưới nước cho cây cà phê ít ảnh hưởng đến năng suất, thu nhập lao động gia đình. Một vấn đề nữa là tại Đăk Nông đa số các hộ gia đình sử dụng chi phí dịch vụ bằng máy thấp, họ chủ yếu làm thủ công bằng tay như làm cỏ, xới đất, phun thuốc, chỉ sử dụng chi phí dịch vụ bằng máy cho công đoạn xát vỏ, nên biến độc lập này cũng không có ý nghĩa trong mô hình hồi qui. 3.4.2) Đối với lợi nhuận Tương tự như trên, sử dụng phương pháp stepwise trong phần mềm SPSS, kết quả có ba biến độc lập có ý nghĩa ở mức trên 95% là X1, X2, X5; hai biến bị loại là X3, X4. Ln (Y2) = 2,491 + 0,886X1 + 0,653X2 + 0,389X5 (t) 12,274 5,404 3,104 2,400 R2 = 0,259 Kiểm định đa cộng tuyến: Sử dụng phương pháp tương tự như trên, xác định được độ chấp nhận (Tolerance) và hệ số phóng đại phương sai (VIF) của các biến độc lập lnX1, X2, lnX5 với các giá trị của VIF nhỏ, nên có thể kết luận không có hiện tượng cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình Y2 (Phụ lục 3.2). R2 = 0,259, mô hình cho biết các biến độc lập đã giải thích 25,9% sự thay đổi của biến phụ thuộc là lợi nhuận. Ý nghĩa của các tham số: b1= 0,886 là hệ số co giãn của lợi nhuận với diện tích cà phê thu hoạch, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi diện tích đất tăng lên 1% thì lợi nhuận tăng thêm 0,886%. b2= 0,653 là hệ số co giãn của lợi nhuận với phương pháp bón phân, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, nếu bón phân hợp lý thì lợi nhuận tăng thêm 0,653%. b5= 0,389 là hệ số co giãn của lợi nhuận với kiến thức nông nghiệp của nông hộ, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không đổi, khi kiến thức nông nghiệp tăng lên 1% thì lợi nhuận tăng thêm 0,389%. Với cách giải thích tương tự như trên, hai biến X3, X4 bị loại khỏi mô hình, do lượng mưa tại Đăk Nông khá cao nên việc tưới nước cho cây cà phê ít ảnh hưởng đến năng suất, lợi nhuận. Ngoài ra, tại Đăk Nông đa số các hộ gia đình sử dụng chi 49 phí dịch vụ bằng máy thấp, họ chủ yếu làm thủ công bằng tay thay cho máy móc nên biến X4 cũng không có ý nghĩa trong mô hình hồi qui. 3.5/ Kết luận Từ số liệu khảo sát điều tra, qua kết quả mô hình hồi qui đã xác định được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến thu nhập lao động gia đình và lợi nhuận, hay nói cách khác là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cây cà phê, đó là diện tích đất, phương pháp bón phân và kiến thức nông nghiệp của nông hộ. Mối quan hệ của các yếu tố đến thu nhập lao động gia đình và lợi nhuận phù hợp với kỳ vọng của đề tài và các lý thuyết kinh tế đề cập trong chương 1 như lý thuyết năng suất theo qui mô, kỹ thuật bón phân và trình độ kiến thức nông nghiệp của hộ nông dân. Như vậy, để tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cà phê tỉnh Đăk Nông, các hộ gia đình cần chú ý tích tụ đất nông nghiệp, liên kết các hộ để mở rộng diện tích canh tác hoặc đầu tư thành lập trang trại gia đình, đồng thời phải áp dụng phương pháp bón phân hợp lý, nâng cao trình độ, kiến thức nông nghiệp. 50 CHƯƠNG 4 GỢI Ý CHÍNH SÁCH 4.1/ Cơ sở khoa học của gợi ý chính sách Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT (2007), cây cà phê chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Năm 1961, cà phê Việt Nam mới đạt 0,2% diện tích, 41% năng suất, 0,1% sản lượng cà phê thế giới, sau 45 năm diện tích cà phê Việt Nam đã đạt 498 ngàn ha, chiếm 4,7% diện tích và 12% sản lượng cà phê toàn thế giới, kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1,1 tỉ USD, trở thành nước đứng đầu thế giới về sản xuất cà phê vối, tạo việc làm và thu nhập cho nhiều người lao động, đặc biệt là các hộ nông dân, hộ dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, là bước tiến vượt bậc của nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành cà phê nói riêng. Theo ICO (2008), sản lượng cà phê toàn cầu niên vụ 2007 – 2008 thấp hơn so với tổng mức tiêu thụ của thế giới và dự báo niên vụ tới cũng xảy ra hiện tượng tương tự nên giá cà phê thị trường thế giới có xu hướng tăng lên. Nếu nắm bắt được cơ hội này để phát triển ngành cà phê bền vững, theo đúng qui hoạch, bảo đảm chất lượng sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ trồng cà phê ở Việt Nam nói chung hay tỉnh Đăk Nông nói riêng. Mặc dù ngành cà phê Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ, đóng góp vào sự phát triển chung của kinh tế nước ta. Tuy nhiên, sản xuất cà phê còn bộc lộ một số tồn tại như diện tích cà phê ở một số nơi phát triển không theo qui hoạch, không dựa vào đặc điểm thổ nhưỡng, điều kiện thời tiết, khí hậu…Việc chăm sóc cà phê không đúng kỹ thuật như bón phân, tưới nước quá nhiều làm tăng giá thành, suy thoái môi trường, hoặc có nơi đầu tư không đúng mức, thiếu phân bón dẫn đến năng suất thấp, không đem lại hiệu quả kinh tế. Việc thu hoạch cà phê, chế biến sản phẩm còn bất cập, chưa phân loại cà phê trước khi xuất khẩu, làm giá trị cà phê xuất khẩu của Việt Nam thấp, khả năng cạnh tranh yếu. Vì vậy, để cây cà phê đạt hiệu quả kinh tế cao, phát triển bền vững trong giai đoạn tới, Bộ NN&PTNT (2007) đã có chỉ thị cho các địa phương có trồng cà phê thực hiện những nội dung sau: Giảm diện tích cà phê vối ở những vùng không thích hợp, năng suất thấp; phát triển diện tích cà phê ở những vùng có điều kiện thích hợp như Tây Nguyên, tuy nhiên chỉ nên phát triển ổn định ở mức 550 – 600 ngàn ha. Đẩy mạnh đầu tư thâm canh như cải tạo đất, tạo nguồn chất hữu cơ cho vườn cà phê thông qua các biện pháp tổng hợp; bón phân vô cơ cân đối kết hợp với bón phân hữu cơ để tăng cường chất lượng cà phê; củng cố, nâng cấp các công trình giữ nước trong các vùng sản xuất cà phê tập trung, mở rộng áp dụng các hình thức chống hạn và tưới nước tiết kiệm cho cây cà phê. Tăng cường quản lý chất lượng cà phê, khuyến cáo cho nông hộ hạn chế tối đa việc thu hái quả chín lẫn quả xanh để hạt cà phê có chất lượng đồng bộ, phải thu hoạch 51 theo đúng kỹ thuật. Tăng cường công tác thông tin thị trường, quảng bá thương hiệu, mở rộng thị trường xuất khẩu cà phê. Cà phê xuất khẩu phải được phân loại, giám định chất lượng và có chứng chỉ theo tiêu chuẩn nhà nước. Mở rộng sản xuất các loại cà phê có chứng chỉ và từng bước áp dụng đúng tiêu chuẩn chung do Việt Nam ban hành cho ngành cà phê, gắn với vệ sinh an toàn sản phẩm. Quy hoạch các vùng thâm canh cây cà phê trọng điểm, cần thay thế diện tích cà phê già cỗi, tránh suy giảm sản lượng cà phê trong tương lai. Đề xuất các hình thức tổ chức sản xuất đối với các hộ nông dân sản xuất cà phê nhỏ lẻ, tạo điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học. Có thể nói, nông nghiệp Việt Nam phát triển trên nền tảng kinh tế nông hộ. Kinh tế hộ gia đình là một trong những thành phần kinh tế có đóng góp quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước, tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, hiện nay khi mà cung nông sản hướng tới đáp ứng cầu của thị trường thế giới thì kinh tế nông hộ bộc lộ một số hạn chế (Đinh Phi Hổ, 2005) như: bất lợi về qui mô sản xuất. Qui mô sản xuất của nông hộ là qui mô nhỏ, vì vậy không khai thác được hiệu quả sản xuất; bất lợi về đồng nhất chất lượng sản phẩm và thương hiệu sản phẩm; bất lợi về ứng dụng các công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, trong thời gian tới cần có những giải pháp để khắc phục hạn chế trên. 4.2/ Gợi ý chính sách Trên cơ sở lý thuyết đã đề cập cùng với những định hướng phát triển cà phê của Bộ NN&PTNT; qua phân tích thống kê và kết quả ứng dụng mô hình kinh tế lượng, tác giả đề xuất những gợi ý chính sách để tăng hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông như sau: Thứ nhất, theo kết quả của mô hình hồi qui, qui mô diện tích đất thu hoạch cà phê có tác động lớn nhất đến thu nhập lao động gia đình và lợi nhuận. Vì vậy, trong thời gian tới, các hộ gia đình nên cải tạo những lô cà phê già cỗi, kém phát triển đồng thời có sự hợp tác, liên kết giữa các hộ để trồng lại cà phê giống mới với qui mô lớn hơn, khi đó sẽ phát huy được lợi thế năng suất theo qui mô, nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngoài việc các hộ dân chủ động kêu gọi mọi nguồn lực đầu tư thì cơ quan nhà nước cũng xem xét chính sách cho vay vốn để hộ gia đình đầu tư mở rộng qui mô đất. Các hộ gia đình có thể xây dựng mô hình kinh tế trang trại để thuận lợi trong đầu tư chiều rộng và chiều sâu. Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Thanh Hương (2007), kinh tế trang trại có lợi thế vượt trội về năng suất và hiệu quả so với kinh tế nông hộ. UBND tỉnh Đăk Nông có thể xem xét thành lập một số nông trường, doanh nghiệp trồng, chế biến và kinh doanh cà phê để phát huy tối đa lợi thế theo qui mô, 52 khả năng đầu tư về bề rộng, bề sâu, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, công nghệ sinh học. Bên cạnh việc đầu tư mở rộng diện tích cà phê tại những khu vực phù hợp, theo qui hoạch, các hộ gia đình cần phải chú ý kỹ thuật trồng và chăm sóc để tạo được sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu. Việc chế biến, bảo quản cà phê cũng phải đặc biệt quan tâm để giảm tỉ lệ thải loại, nâng cao uy tín, khả năng cạnh tranh của hạt cà phê Việt Nam nói chung và tỉnh Đăk Nông nói riêng. Thứ hai, theo kết quả khảo sát, chỉ có 20,5% hộ gia đình bón phân hợp lý, còn lại 79,5% hộ bón phân không hợp lý, trong số đó có 2,5% hộ bón phân quá liều lượng và 97,5% hộ bón phân không đủ liều lượng nhất là phân NPK, dẫn đến năng suất cà phê đạt được không cao. Bảng 3.9 cũng đã cho thấy các hộ dân ở huyện Đăk Mil bón phân đúng liều lượng, hợp lý nên cho năng suất cà phê, hiệu quả kinh tế cao. Để các hộ gia đình thực hiện đúng kỹ thuật, phương pháp bón phân thì hệ thống khuyến nông và các viện nghiên cứu cần tăng số lần cung cấp dịch vụ, hướng dẫn nông hộ thật kỹ trong phương pháp bón phân để tránh trường hợp bón phân quá ít hoặc quá nhiều, đồng thời qua đó giúp các hộ dân nắm bắt đúng qui trình kỹ thuật chăm sóc cà phê. Đối với những hộ nông dân bón phân không đủ liều lượng, một mặt do họ chưa nắm được kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê, mặt khác do họ không đủ vốn để mua phân đầu tư cho cây, vì vậy nhà nước nên có chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân bằng hình thức cho vay vốn với những thủ tục được đơn giản hóa, có như vậy người dân mới yên tâm đầu tư trồng, kinh doanh cà phê. Có thể sử dụng biện pháp phối hợp giữa các doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ cà phê với hộ nông dân để doanh nghiệp đầu tư vốn cho nông dân sau đó thu mua lại sản phẩm cà phê của dân khi đến mùa thu hoạch. Thứ ba, kết quả khảo sát cho thấy đa số nông hộ có điểm kiến thức nông nghiệp thấp, trong khi theo kết quả mô hình hồi qui thì kiến thức nông nghiệp là một trong ba yếu tố chính tác động đến hiệu quả kinh tế cây cà phê. Vì vậy, thời gian tới cần tập trung nâng cao kiến thức nông nghiệp cho hộ nông dân. Các viện nghiên cứu thường xuyên báo cáo, chuyển giao kết quả nghiên cứu hàng năm cho hệ thống khuyến nông để từ đó tư vấn, phổ biến kiến thức mới, kỹ thuật trồng chăm sóc cà phê cho hộ gia đình áp dụng. Các cơ quan chức năng, viện nghiên cứu, trung tâm khuyến nông cần mở rộng, đa dạng hóa các hình thức phổ biến thông tin tới hội nông dân như phổ biến qua truyền hình, sách báo, bảng thông báo, truyền thanh địa phương, internet... Bên cạnh đó, cần phải tăng số lần cung cấp dịch vụ khuyến nông vì hiện nay, hệ thống khuyến nông tỉnh Đăk Nông chỉ mới cung cấp dịch vụ cho một số ít hộ nông dân với mức độ khoảng một lần một năm, không đủ để nông dân tiếp nhận, thực hành kỹ thuật. Ngoài ra, cần mở rộng cung cấp dịch vụ đến nhiều đối tượng qua nhiều kênh như tổ chức lớp học, vừa học vừa làm, in tờ rơi, phương tiện truyền thông... Hội thảo khuyến nông cũng là một hình thức cung cấp dịch vụ tốt, hàng năm trung tâm khuyến nông địa phương nên tổ chức từ hai đến ba cuộc hội thảo chuyên đề để nông dân dễ tiếp thu kiến thức, kỹ thuật trồng chăm sóc cà phê hiệu quả. 53 Hệ thống khuyến nông cũng cần cung cấp cho nông hộ kiến thức để sản xuất cà phê đáp ứng yêu cầu thị trường, yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm trong nước và quốc tế. Ngoài ra, các trung tâm, tổ chức khuyến nông cần tăng cường liên kết hoạt động khuyến nông giữa các vùng sản xuất để trao đổi thông tin, kiến thức cập nhập, qua đó giúp cho việc chuyển giao kỹ thuật mới cho nông hộ được thuận lợi. Cần khuyến khích và có hình thức khuyến khích nông dân phản hồi về những thông tin nhận được từ hệ thống khuyến nông. Có thể nói, vai trò của hệ thống khuyến nông ngày càng được khẳng định trong việc nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp cho nông dân, vì vậy phải đảm bảo cho hệ thống khuyến nông hoạt động hiệu quả. Để làm được điều này thì chính quyền địa phương nên ưu tiên đầu tư cho hệ thống khuyến nông kinh phí hoạt động, bố trí nhân sự đảm bảo đầy đủ về số lượng, chất lượng. Hiện nay, để hệ thống khuyến nông phát triển đa dạng theo chiều rộng và chiều sâu thì hệ thống này không những được đầu tư từ nhà nước mà còn từ các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp qua mô hình xã hội hóa khuyến nông. Để khắc phục những trở ngại khi cung cấp dịch vụ cho các hộ nằm rải rác ở khắp các thôn, buôn trong vùng, việc thiết lập các nhóm hộ hoặc câu lạc bộ những hộ trồng cà phê là rất cần thiết vì như vậy sẽ thuận lợi trong việc tuyên truyền và tiếp nhận thông tin. Trong những cuộc hội thảo, các lớp học, mỗi nhóm hộ chỉ cần cử người đại diện tham dự sau đó về truyền đạt, chỉ dẫn lại cho các hộ khác sẽ thuận tiện và tiết kiệm thời gian hơn. Để nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp cho hộ nông dân, một phương pháp khác có thể áp dụng là hộ gia đình ký kết hợp đồng với các công ty, doanh nghiệp kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp để sản xuất và tiêu thụ cà phê. Các công ty, doanh nghiệp ngoài việc đầu tư vốn, cung cấp vật tư còn phải thực hiện chuyển giao công nghệ, kiến thức mới cho nông hộ để sản xuất cà phê đạt năng suất cao, chất lượng bảo đảm, sau đó các hộ gia đình sẽ bán cà phê cho doanh nghiệp với giá thỏa thuận. Trong xu thế hội nhập và phát triển, khi Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, việc các nông hộ nắm được những tiêu chuẩn cụ thể của cà phê xuất khẩu là rất quan trọng. Những thông tin đến từ hệ thống khuyến nông, công ty, doanh nghiệp kinh doanh nông sản và vật tư nông nghiệp là nguồn bổ sung quý báu cho nông hộ trồng cà phê trong giai đoạn hiện nay và sắp tới. Khi trình độ kiến thức nông nghiệp của hộ nông dân được nâng cao thì việc đầu tư mở rộng qui mô diện tích đất và việc nắm bắt, áp dụng đúng qui trình kỹ thuật chăm sóc và chế biến cà phê, nhất là kỹ thuật tưới nước, bón phân cho cây sẽ được các nông hộ thực hiện thuận lợi. 54 PHẦN KẾT LUẬN 1/ Kết luận vấn đề nghiên cứu Có thể nói, trải qua quá trình dài kể từ khi được đưa vào Việt Nam, đến nay cây cà phê đã không ngừng phát triển lớn mạnh. Từ một nước với diện tích cà phê ban đầu khá nhỏ, đến nay diện tích trồng cà phê của Việt Nam đã tăng lên trên 500.000 ha với sản lượng bình quân 900.000 tấn/năm. Nếu như năm 1988 Việt Nam chỉ được xếp là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ tư thế giới thì đến nay đã trở thành nước sản xuất và xuất khẩu thứ hai thế giới, với kim ngạch đạt 2 tỉ USD/năm, được 71 quốc gia và vùng lãnh thổ biết đến. Vì vậy, cây cà phê được đánh giá có vai trò, vị trí quan trọng trong ngành nông nghiệp nước ta, nó đã tạo công việc trực tiếp cho hàng nghìn người và gián tiếp cho một triệu người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, mang lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình, đặc biệt là những hộ dân tộc thiểu số. Trong các tỉnh của Việt Nam, khu vực Tây Nguyên được xem là nơi rất phù hợp để trồng cà phê vối, nó được qui hoạch, tập trung phát triển và không ngừng lớn mạnh, sản phẩm cà phê nhân đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chính của các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng. Mặc dù cà phê đã đem lại thu nhập cho nhiều hộ gia đình, góp phần vào tăng trưởng GDP hàng năm của tỉnh Đăk Nông, nhưng nhìn chung, qua phân tích đánh giá, năng suất cà phê của tỉnh vẫn còn thấp hơn so với tỉnh Đăk Lăk, Lâm Đồng, chất lượng cà phê không ổn định, khả năng cạnh tranh kém, làm giảm giá trị kinh tế khi xuất khẩu, hiệu quả kinh doanh của các hộ gia đình từ đó cũng bị giảm sút. Qua phân tích đánh giá trong chương 3 cho thấy, trình độ kiến thức nông nghiệp của nông hộ tại Đăk Nông còn rất thấp, khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ sinh học, mức độ đầu tư thâm canh, sự phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào thiếu khoa học đã làm năng suất, chất lượng cà phê không cao. Hơn nữa, trong những năm gần đây, nhất là năm 2007 giá cả đầu vào tăng mạnh, giá phân bón, nhân công đã tăng với tốc độ chóng mặt, trong khi giá đầu ra cà phê biến động, phụ thuộc vào giá cả thế giới thì thu nhập và hiệu quả kinh tế của hộ gia đình rất khó bảo đảm. Dựa trên những lý thuyết về năng suất theo qui mô, tăng trưởng và phát triển nông nghiệp, các giai đoạn phát triển nông nghiệp của Todaro, lý thuyết về các yếu tố đầu vào cơ bản trong nông nghiệp, kết thừa và phát triển những nghiên cứu về cây cà phê của các nhà nghiên cứu trước, tác giả đã phân tích, đánh giá được thực trạng sản xuất, xuất khẩu cà phê của tỉnh Đăk Nông và Việt Nam. Tác giả đã sử dụng mô hình kinh tế lượng với hàm Cobb-douglas gồm năm biến độc lập là: diện tích đất trồng cà phê, phương pháp bón phân, phương pháp tưới nước, chi phí cơ giới, kiến thức nông nghiệp của nông dân và biến phụ thuộc là: thu nhập lao động gia đình, lợi nhuận của hộ gia đình để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào trên đến hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông. Kết quả mô hình hồi qui đã cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến thu nhập lao động gia đình, lợi nhuận của hộ 55 gia đình theo thứ tự như sau: diện tích đất trồng cà phê, phương pháp bón phân và kiến thức nông nghiệp của nông dân. Kết quả này cũng phù hợp với kỳ vọng của đề tài và cơ sở lý thuyết được đề cập trong chương 1. Trên cơ sở phối hợp giữa lý thuyết đề cập với những định hướng phát triển cà phê của cơ quan nhà nước và kết quả ứng dụng mô hình kinh tế lượng, tác giả đã đưa ra những gợi ý chính sách nhằm tăng hiệu quả kinh tế cây cà phê tỉnh Đăk Nông đó là: thứ nhất, đầu tư mở rộng qui mô đất qua hình thức hợp tác, liên kết giữa các hộ, xây dựng mô hình kinh tế trang trại gia đình, thành lập các nông trường, doanh nghiệp trồng, chế biến và kinh doanh cà phê của tỉnh Đăk Nông để phát huy tối đa lợi thế theo qui mô, khả năng đầu tư về bề rộng, bề sâu, ứng dụng khoa học kỹ thuật mới, công nghệ sinh học của mô hình này. Song song với việc đầu tư mở rộng diện tích cà phê tại những vùng phù hợp theo qui hoạch, hay thay thế vườn cây già cỗi, kém phát triển, phải chú ý kỹ thuật trồng, chăm sóc để tạo được sản phẩm có chất lượng ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu; thứ hai, việc đa số các hộ gia đình bón phân không hợp lý đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, hiệu quả kinh doanh, vì vậy thời gian tới cần áp dụng chặt chẽ phương pháp bón phân khoa học, thực hiện đúng qui trình, kỹ thuật chăm sóc cây cà phê; thứ ba, do đa số kiến thức nông nghiệp của người dân còn thấp vì họ ít có cơ hội tiếp cận hoạt động khuyến nông, thiếu thông tin chung về ngành cà phê, không được cán bộ khuyến nông hướng dẫn cụ thể kỹ thuật trồng, chăm sóc cà phê. Vì vậy, một chính sách nữa phải tập trung giải quyết là nâng cao trình độ kiến thức nông nghiệp cho hộ sản xuất để họ có khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý, khi đó cây cà phê sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao và phát triển bền vững. 2/ Giới hạn của đề tài 2.1) Số lượng mẫu điều tra Do giới hạn về thời gian nên tác giả không có điều kiện khảo sát điều tra thêm nhiều hộ trồng cà phê tại các địa phương khác thuộc tỉnh Đăk Nông, từ đó kết quả điều tra chưa phản ánh hết được thực trạng sản xuất cà phê của toàn tỉnh. 2.2) Các lĩnh vực nghiên cứu tiếp tục Để đánh giá, phân tích mang tính khái quát cao về ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến hiệu quả kinh tế cây cà phê Việt Nam, thì có thể mở rộng nghiên cứu lĩnh vực này tại năm tỉnh Tây Nguyên, từ đó sẽ có những gợi ý chính sách bao quát và chính xác hơn. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tham khảo tiếng Việt: 1. Báo điện tử Vinanet (2007) ‘Cà phê Việt Nam’, truy xuất ngày 24/10/2007. 2. Báo điện tử Sài Gòn Giải phóng (2007) ‘Nông nghiệp’, truy xuất ngày 19/5/2008. 3. Báo điện tử Tiền Phong (2008) ‘Cà phê VN có xu hướng nhập khẩu nguyên liệu’, truy xuất ngày 26/11/2007. 4. Bản tin thị trường (2007) ‘Thị trường cà phê thế giới vụ 2007/08’, truy xuất ngày 23/8/2007. 5. Bộ KH&ĐT (2007) ‘Đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 – 2005 của tỉnh Đăk Nông’. 6. Bộ KH&ĐT (2007) ‘Giới thiệu khái quát về tỉnh Đăk Nông’, 05.8541258373/mldocument.2006-07-06.3892345641/mldocument_view, truy xuất ngày 1/3/2008. 7. Bộ NN&PTNT (2008) ‘Giá cà phê tăng cao: Dân vui một nửa’, 35, truy xuất ngày 19/5/2008. 8. Bộ NN&PTNT (2007) ‘Chỉ thị số 1341/CT-BNN-TT, ngày 17 tháng 5 năm 2007 về việc phát triển, nâng cao chất lượng cà phê’. 9. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (1995) Kinh tế học. Nhà xuất bản giáo dục. 10. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dornbusch (2005) Kinh tế học. Nhà xuất bản Thống kê. 11. Đinh Phi Hổ, Lê Thị Thanh Tùng (2001) ‘Thị trường tín dụng nông thôn: Vai trò của khu vực chính thức và không chính thức trong quá trình phát triển kinh tế - Tranh luận và một số gợi ý chính sách’, Tạp chí phát triển kinh tế, tháng 2/2001. 12. Đinh Phi Hổ (2003) Kinh tế nông nghiệp. Nhà xuất bản Thống kê. 13. Đinh Phi Hổ (2005) ‘Kinh tế trang trại nhìn từ góc độ kinh tế học’, Tạp chí phát triển kinh tế, tháng 9/2005. 14. Đinh Phi Hổ (chủ biên), Lê Ngọc Uyển, Lê Thị Thanh Tùng (2006) Kinh tế phát triển. Nhà xuất bản Thống kê TP. Hồ Chí Minh. 57 15. Đinh Phi Hổ (2007) ‘Kiến thức nông nghiệp : Hành trang của nông dân trong quá trình hội nhập kinh tế’ Kinh tế Việt Nam hội nhập – phát triển – bền vững. Trang 159 – 164, Nhà xuất bản Thông tấn. 16. Đinh Phi Hổ (2007) ‘Năng suất lao động : Chìa khóa của sự phát triển nông nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập’ Ảnh hưởng của việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) đối với nền kinh tế Việt Nam. Trang 245 - 252, Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM. 17. Đinh Phi Hổ (2007) ‘Xã hội hóa khuyến nông: Mô hình công ty Bảo vệ thực vật An Giang’, Báo An Giang, số 2688, thứ hai, 19/11/2007. 18. Đinh Phi Hổ (2008) Kinh tế học nông nghiệp bền vững. Nhà xuất bản Phương Đông. 19. Đoàn Triệu Nhạn (2007) ‘Khẳng định thương hiệu cà phê Việt’, D_Cat=2&ID_NEWS=10332&language=vi-VN&number=2&year=2008, truy xuất ngày 18/5/2008. 20. Hoàng Hùng (2007) ‘Hiệu quả kinh tế trong các dự án phát triển nông thôn’, truy xuất ngày 22/4/2008. 21. Hội đồng nhân dân tỉnh Đăk Nông (2007) ‘Báo cáo tình hình kinh tế xã hội tỉnh Đăk Nông năm 2006’. 22. Lê Xuân Đính (2007) ‘Bón phân cho cây cà phê kinh doanh’, =3&id=9, truy xuất ngày 25/10/2007. 23. Lê Hồng Vân (2007) ‘Báo cáo ngành hàng cà phê’, truy xuất ngày 5/12/2007. 24. Lê Bảo Lâm (chủ biên), Nguyễn Như Ý, Trần Thị Bích Dung, Trần Bá Thọ (1999) Kinh tế vi mô. Nhà xuất bản Thống kê. 25. Lê Dân (2007) ‘Hiệu quả kinh tế’, ca-cc.html, truy xuất ngày 22/9/2007. 26. Lê Ngọc Báu (1999) ‘Kỹ thuật bón phân cho cây cà phê’. 27. Lê Ngọc Báu (1999) ‘Cần nhân rộng kỹ thuật tưới nước hợp lý cho cà phê vối ở Tây Nguyên’, truy xuất ngày 25/1/2008. 28. Nguyễn Hoàng Bảo (2006) ‘Kinh tế phát triển’. Bài giảng cho học viên cao học, Đại học Kinh tế TP.HCM. 29. Nguyễn Hoàng Bảo (2006) ‘Kinh tế lượng ứng dụng’. Bài giảng cho học viên cao học, Đại học Kinh tế TP.HCM. 58 30. Nguyễn Công Lý (2007) ‘Tây Nguyên: giá cà phê tăng cao’, c=84&id=BT2220867301, truy xuất ngày 19/5/2008. 31. Nguyễn Công Lý (2008) ‘Đăk Nông: được mùa cà phê nhưng lại lo về chất lượng, truy xuất ngày 1/3/2008. 32. Nguyễn Đăng Hào (2005) ‘Tình hình dao động giá cà phê thị trường thế giới trong những năm qua và những tác động của nó đến thị trường cà phê ở Việt Nam’, Tạp chí khoa học, số 28, năm 2005. 33. Nguyễn Quốc Huy (1998) ‘Lợi suất giáo dục của Việt Nam’. 34. Phan Kế Long (2007) ‘Cây cà phê ở Việt Nam’, truy xuất ngày 05/11/2007. 35. Phan Sỹ Hiếu (2004) ‘Toàn cầu hóa, thương mại và đói nghèo bài học từ ngành cà phê Việt Nam’, truy xuất ngày 7/5/2008. 36. Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông (2007) ‘Báo cáo tình hình sản xuất tiêu thụ cà phê năm 2006’. 37. Sở NN&PTNT tỉnh Đăk Nông (2008) ‘Báo cáo tình hình sản xuất tiêu thụ cà phê năm 2007’. 38. Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đăk Nông (2008) ‘Khí hậu’, daknong.gov.vn/V%E1%BB%81%C4%90%E1%BA%AFkN%C3%B4ng/tab id/58/Default.aspx, truy xuất ngày 20/6/08. 39. Thông tin thương mại Việt Nam (2008) ‘Để ngành cà phê Việt Nam phát triển bền vững’, truy xuất ngày 23/5/2008. 40. Trần Thị Quỳnh Chi (2005) ‘Nghiên cứu cà phê Đăk Lăk’, 0thao/Hoi%20thao%20danh%20gia%20su%20dung%20nguon%20luc%20tro ng%20SX%20ca%20phe/present2.pdf, truy xuất ngày 5/12/2007. 41. Thông tấn xã Việt Nam (2005) ‘Đắc Lắc: Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất chất lượng cây cà phê’, dien_tu/nong_thon_doi_moi/2005/2005_00048/MItem.2005-11- 30.4831/MArticle.2005-11-30.5529, truy xuất ngày 8/9/2007. 42. Tổng cục Thống kê (2008) ‘Diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp lâu năm’, truy xuất ngày 20/3/08. 59 43. Tổng cục Thống kê (2008) ‘Sản lượng một số cây công nghiệp lâu năm’, truy xuất ngày 20/3/2008. 44. Trang thông tin điện tử Đà Lạt (2008) ‘Ào ạt đi trồng cà phê’, 4312/categories/6/Default.aspx, truy xuất ngày 22/5/2008. 45. Trung tâm xúc tiến Thương mại & Du lịch Đăk Lăk (2006) ‘Braxin: không phá bỏ cây cà phê để trồng mía’, truy xuất ngày 19/11/2007. 46. Trung tâm xúc tiến Thương mại & Du lịch Đăk Lăk (2008) ‘Giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng cà phê’, truy xuất ngày 24/5/2008. 47. Trung tâm xúc tiến Thương mại TP.HCM (2007) ‘Tổng quan cà phê Việt Nam’, nh/nganh_hang/ca_phe/document.2006-08-30.1581251387, truy xuất ngày 19/5/2007. 48. UBND tỉnh Đăk Nông (2007) ‘Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội năm 2006’. 49. VICOFA (2007) ‘Giá cả thị trường’, truy xuất ngày 8/7/2008. 50. VICOFA (2008) ‘Tổng quan cà phê Việt Nam’, truy xuất ngày 8/7/2008. 51. VICOFA (2008) ‘Dự báo sản lượng cà phê thế giới vụ 2008/2009’, truy xuất ngày 14/3/2008. 52. Vinanet (2008) ‘Thị trường cà phê thế giới 6 tháng đầu năm 2008’, truy xuất ngày 14/7/08. 53. Viện KHKT nông lâm nghiệp Tây Nguyên (1999) Kỹ thuật trồng chăm sóc cà phê. 54. Võ Thị Thanh Hương (2007) ‘Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp phát triển’. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế TP.HCM. 55. Wikipedia ( 2007) ‘Bách khoa toàn thư mở Wikipedia’, 60 truy xuất ngày 2/10/2007. 56. Wikipedia ( 2008) truy xuất ngày 8/9/2008. Tài liệu tham khảo tiếng Anh: 1. ICO (2008) truy xuất ngày 14/7/08. 2. ICO (2008) ‘total production of exporting countries crop years 2002/03 to 2006/07’, truy xuất ngày 17/3/2008. 3. ICO (2008) ‘ICO indicator prices monthly and annual averages 2005 to 2008’, truy xuất ngày 17/3/2008. 4. Trang, Pham Thi Mai (2006) ‘The Determinants of Moonlighting for Teacher. The Case of Daknong Province’. Master of Arts in development economics, Vietnam – the Netherlands project on development economices. 61 Phụ lục 1  BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Tên cán bộ điều tra:…... …………. Ngày điều tra: …………………….. Xin Ông/ Bà vui lòng sắp xếp thời gian để trả lời phỏng vấn hoặc điền câu trả lời vào bảng câu hỏi khảo sát dưới đây. Những thông tin cá nhân/hộ gia đình sẽ được Giữ Kín, chúng tôi chỉ công bố thông tin tổng hợp của 200 cuộc khảo sát để phục vụ cho đề tài nghiên cứu. Họ tên chủ hộ (Gia đình trồng cà phê): ……………………………………………... Thôn/Buôn/Bon:……………………………………..……….… Xã/ Phường/Thị trấn:…………………………………….….….. Huyện/ Thị xã:…………………………………………….....…. 1. Hộ gia đình ông bà có rẫy cà phê đã hoặc đang thu hoạch (kinh doanh) trong năm 2007 không? Có Vui lòng trả lời tiếp các câu hỏi sau. Không Xin cảm ơn ông bà. 2. Trình độ học vấn của chủ hộ/người trực tiếp quản lý, chăm sóc rẫy cà phê: Mù chữ Cấp I Cấp II Cấp III 3. Trình độ chuyên môn của chủ hộ/ người trực tiếp quản lý, chăm sóc rẫy cà phê: Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng, đại học Trên đại học Không có chuyên môn 4. Diện tích trồng cà phê: * Tổng diện tích trồng: …………………….Ha (1 Ha = 10.000m2) Code: 62 * Tổng diện tích thu hoạch năm 2007:.…….Ha 5. Mật độ cây trồng: ……………………………………..Cây/Ha 6. Giống cây cà phê: Cũ, truyền thống Mới 7. Lượng phân bón sử dụng trong năm 2007 (tính trên toàn bộ diện tích rẫy cà phê): * Phân NPK: …………………...Tấn (Bìnhquân………. kg/cây) * Phân hữu cơ (bò, gà…): …….. Tấn (Bìnhquân………. kg/cây) * Phân khác (ghi rõ): ………….. Tấn (Bìnhquân……….. kg/cây) 8. Số lần tưới nước trong năm 2007: 1 lần 2 lần 3 lần Trên 3 lần Số lít nước tưới trong 1 lần (tính trên toàn bộ diện tích rẫy cà phê): ………. m3 (Bình quân …………….lít/cây) 9. Thời gian kiến thiết cơ bản (từ khi trồng đến khi có thu hoạch đầu tiên):..………năm. 10. Dự kiến thời gian khai thác, kinh doanh (Từ khi thu hoạch sản phẩm đến khi chặt bỏ cây): ……năm. 11. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản, chưa cho thu hoạch sản phẩm (tính trên toàn bộ diện tích rẫy cà phê): ƒ Chi phí làm đất: ………….triệu đồng ƒ Cây giống:…………..……triệu đồng ƒ Phân bón: …………. …….triệu đồng ƒ Tưới nước: ……….………triệu đồng ƒ Nhân công …………..……triệu đồng ƒ Chi phí khác: ……………..triệu đồng 12. Chi phí trong năm thu hoạch sản phẩm (năm 2007) (tính trên toàn bộ diện tích rẫy cà phê): ƒ Phân bón: …………………triệu đồng 63 ƒ Tưới nước: ……………………….... triệu đồng ƒ Lao động gia đình:…………………. triệu đồng ƒ Lao động thuê mướn:…………….… triệu đồng ƒ Dịch vụ bằng máy ………………..…triệu đồng ƒ Chi phí khác: ………………………. triệu đồng 13. Sản lượng năm 2007 (tính trên toàn bộ diện tích rẫy cà phê): ………...…Tấn 14. Giá bán bình quân cà phê nhân trong năm 2007 do hộ gia đình ông bà trồng:……………đồng/kg. 15. Nguồn vốn để chi phí trong năm thu hoạch (2007): • Tự có:: …………………. triệu đồng • Vốn vay …………………triệu đồng. Trong đó: - Vay từ ngân hàng (tín dụng chính thức)….…..triệu Lãi suất:………....%/tháng - Vay từ các cá nhân, vay khác (tín dụng phi chính thức):…...triệu Lãi suất:……..…..%/tháng Ông/ Bà gặp khó khăn gì khi vay vốn ngân hàng?: Thủ tục rườm rà, rắc rối Tài sản thế chấp Khác (ghi rõ)…………………….. 16. Hiểu biết của Ông/Bà về kỹ thuật trồng cà phê, quản l ý sản xuất trên rẫy cà phê là do đâu có được? (ĐƯỢC CHỌN NHIỀU CÂU TRẢ LỜI) a) Kinh nghiệm b) Tổ chức khuyến nông c) Đọc sách báo, xem tivi d) Học từ bạn bè và bà con 17. Ông/Bà có tiếp xúc cán bộ khuyến nông không? a) Có (Bao nhiêu lần:………..lần/năm) b) Không 18. Ông/Bà có tham gia hội thảo khuyến nông không? a) Có (Bao nhiêu lần:………..lần/năm) b) Không 19. Ông/Bà có tham gia vào các câu lạc bộ nông dân, tổ nông dân liên kết sản xuất, hợp tác xã sản xuất nông nghiệp không? Có Không 20. Ông/Bà có đọc sách báo về nông nghiệp không? 64 Có Bao nhiêu lần trong tháng? …………lần Không 21. Ông/Bà có theo dõi các chương trình về nông nghiệp trên truyền hình, đài phát thanh không? Có Bao nhiêu lần trong tuần? …………lần Không 22. Ông/Bà tiếp cận các thông tin về thị trường cà phê (giá cả, sản lượng các vùng, yêu cầu về chất lượng...) qua: Thương lái mua hàng Các hộ khác Báo chí Đài phát thanh và truyền hình Bản tin tức thị trường của Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam Internet 23. Ông/Bà đã trồng, chăm sóc hoặc lao động chuyên ngành cà phê được: Từ 1 – 5 naêm Treân 5 - 10 năm Treân 10 - 15 năm Trên 15 năm XIN CẢM ƠN ÔNG/BÀ RẤT NHIỀU 65 Phụ lục 2  Bảng 3.10: Ñaùnh giaù kieán thöùc noâng nghieäp cuûa hoä saûn xuaát caø pheâ STT Noäi dung Ñieåm Ghi chuù 1 Tieáp xuùc caùn boä khuyeán noâng (Caâu 17): - Khoâng tieáp xuùc - Tieáp xuùc 1 laàn/naêm - Tieáp xuùc từ 2 laàn trôû leân 0 1 2 2 Tham gia hoäi thaûo khuyeán noâng (Caâu 18): - Khoâng tham gia - Tham gia 1 laàn/naêm - Tham gia từ 2 laàn trôû leân 0 1 2 3 Tham gia CLB noâng daân, HTX SX noâng nghieäp (Caâu 19): - Khoâng tham gia - Coù tham gia 0 1 4 Ñoïc saùch baùo veà noâng nghieäp (Caâu 20): - Khoâng ñoïc - Ñoïc 1 laàn/thaùng - Ñoïc từ 3 laàn trôû leân 0 1 2 5 Theo doõi truyeàn hình, ñaøi phaùt thanh (Caâu 21): - Khoâng theo doõi - Theo doõi 1 laàn/tuaàn - Theo doõi từ 3 laàn trôû leân 0 1 2 Ñieåm toái ña 9 66 Phụ lục 3.1  Kết quả hồi qui mô hình Y1 Bảng 3.11a: Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate ,598(c) ,358 ,346 ,65473 c Predictors: (Constant), ln(dientichdat), Phuong phap bon phan, ln(KTNN) Bảng 3.11b: ANOVA(d) Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Regression Residual Total 40,077 72,016 112,093 3 168 171 13,359 ,429 31,164 ,000(c) c Predictors: (Constant), ln(dientichdat), Phuong phap bon phan, ln(KTNN) d Dependent Variable: ln(thunhapLDGD) Bảng 3.11c: Coefficients(a) Unstandardize d Coefficients Standardized Coefficients Collinearity Statistics Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF (Constant) ln(dientichdat) PP bon phan ln(KTNN) 3,385 ,752 ,392 ,193 ,116 ,093 ,122 ,092 ,511 ,203 ,135 29,292 8,111 3,228 2,105 ,000 ,000 ,001 ,037 ,964 ,963 ,929 1,037 1,039 1,076 a Dependent Variable: ln(thunhapLDGD) 67 Bảng 3.11d: Excluded Variables(d) Partial Correlation Model Beta In t Sig. Partial Correlation Tolerance VIF Minimum Tolerance PP tuoi nuoc ln(CFcogioi) ,114(c) -,107(c) 1,492 -1,165 ,138 ,246 ,115 -,090 ,648 ,448 1,542 2,230 ,644 ,448 c Predictors in the Model: (Constant), ln(dientichdat), Phuong phap bon phan, ln(KTNN) d Dependent Variable: ln(thunhapLDGD) Bảng 3.11e: Collinearity Diagnostics(a) Variance Proportions Model Dimension Eigenvalue Condition Index (Constant) ln(dienti chdat) PP bon phan ln(KTNN) 1 2 3 4 2,885 ,699 ,305 ,110 1,000 2,031 3,076 5,111 ,02 ,01 ,09 ,89 ,04 ,08 ,86 ,01 ,04 ,87 ,09 ,00 ,02 ,00 ,14 ,84 a Dependent Variable: ln(thunhapLDGD) 68 Phụ lục 3.2 Kết quả hồi qui mô hình Y2 Bảng 3.12a: Model Summary Model R R Square Adjusted R Square Std. Error of the Estimate ,509 (c) ,259 ,245 1,12468 c Predictors: (Constant), ln(dientichdat), Phuong phap bon phan, ln(KTNN) Bảng 3.12b: ANOVA(d) Model Sum of Squares Df Mean Square F Sig. Regression Residual Total 70,677 202,384 273,061 3 160 163 23,559 1,265 18,625 ,000(c) c Predictors: (Constant), ln(dientichdat), Phuong phap bon phan, ln(KTNN) d Dependent Variable: ln(loinhuan) Bảng 3.12c: Coefficients(a) Unstandardize d Coefficients Standardized Coefficients Collinearity Statistics Model B Std. Error Beta t Sig. Tolerance VIF (Constant) ln(dientichdat) PP bon phan ln(KTNN) 2,491 ,886 ,653 ,389 ,203 ,164 ,210 ,162 ,375 ,215 ,170 12,274 5,404 3,104 2,400 ,000 ,000 ,002 ,018 ,962 ,962 ,927 1,039 1,039 1,079 a Dependent Variable: ln(loinhuan) 69 Bảng 3.12d: Excluded Variables(d) Partial Correlation Model Beta In t Sig. Partial Correlation Tolerance VIF Minimum Tolerance PP tuoi nuoc ln(CFcogioi) ,129(c) -,005(c) 1,538 -,053 ,126 ,958 ,121 -,004 ,654 ,447 1,529 2,237 ,647 ,447 c Predictors in the Model: (Constant), ln(dientichdat), Phuong phap bon phan, ln(KTNN) d Dependent Variable: ln(loinhuan) Bảng 3.12e: Collinearity Diagnostics(a) Variance Proportions Model Dimension Eigenvalue Condition Index (Constant) ln(dien tichdat) PP bon phan ln(KTNN) 1 2 3 4 2,894 ,681 ,316 ,109 1,000 2,062 3,026 5,145 ,02 ,01 ,09 ,88 ,04 ,09 ,86 ,01 ,04 ,88 ,08 ,00 ,02 ,00 ,12 ,85 a Dependent Variable: ln(loinhuan) 70 Phụ lục 4 Hình 2.6a: Thị phần các nước xuất khẩu chính năm 2003 Nguồn: Phan Sỹ Hiếu, 2004. Hình 2.6b: Các nước nhập khẩu chính năm 2003 Nguồn: Phan Sỹ Hiếu, 2004. 71 Phụ lục 5  Bảng 2.7: Giá thu mua cà phê tại tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai (thời điểm ngày 13 tháng 5 năm 2008) ĐVT: Đồng/Kg Loại cà phê Đăk Lăk Gia lai Loại I 33.500 33.500 Loại II 33.300 33.300 Nguồn: VICOFA, 2008.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuanvan.TOAN.dachinhsua.pdf
Tài liệu liên quan