Luận văn Bước đầu phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội

Nước sạch phục vụ cho sinh hoạt đã, đang và sẽ vẫn là vấn đề mang tính thời sự của tất cả các quốc gia trên thế giới không trừ một quốc gia nào. Việc cung cấp nước sạch cho nền kinh tế luôn luôn được các quốc gia đặt lên hàng đầu. Với tốc độ đô thị hoá cao như hiện nay thì nhu cầu nước sạch sinh hoạt hàng ngày, nước sản xuất dịch vụ, công cộng ngày càng đòi hỏi nhiều hơn. Nước sạch nông thôn đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết được các ngành các cấp quan tâm. Để đạt được mục tiêu 100% dân số toàn huyện Thanh Trì được dùng nước sạch thì cần phải đầu tư nhiều công sức, tiền của để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống công trình cấp nước sạch cho người dân nông thôn một cách khoa học và hiệu quả. Trong quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay, để tạo ra sự hội nhập thì một điều tất yếu là phải hoàn thành tốt cơ sở hạ tầng và hệ thống cung cấp nước sạch là một trong những mặt đó. Qua phần phân tích trên, chúng ta đều thấy được lợi ích ròng của dự án là rất lớn, nó không những đáp ứng nhu cầu bức thiết về nước sạch sinh hoạt của người dân vùng “trắng” nước sạch sinh hoạt mà còn thu được lợi ích tài chính, kinh tế - xã hội lớn đóng góp vào sự phát triển của từng xã và sự phát triển chung của cả nền kinh tế quốc dân.

doc79 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 679 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Bước đầu phân tích chi phí – lợi ích của Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nước sạch phục vụ cho sinh hoạt của người dân. Tóm lại, để phục vụ cho sự phát triển bền vững của các xã này nói riêng và của cả huyện Thanh Trì nói chung thì việc xây dựng các trạm cấp nước tập trung là một tất yếu và các trạm này phải được xây dựng càng sớm càng tốt. Chương III Phân tích chi phí – lợi ích của việc xây dựng mới các trạm cấp nước sinh hoạt ở 8 xã thuộc huyện Thanh Trì I. Dự báo về nhu cầu nước sạch sinh hoạt của huyện Thanh Trì. Các giải pháp cấp nước của quy hoạch lập năm 1998 của huyện Thanh Trì: Dưạ theo quy hoạch tổng thể về xây dựng và phân tích tình hình thực tế của huyện Thanh Trì tại thời điểm cuối năm 1997, quy hoạch năm 1998 xẫ xác định giải pháp cấp nước ở huyện Thanh Trì như sau: Vùng giáp ranh với các vùng nội thành đến đường Pháp Vân, nơi có đường ống truyền đẫ đi qua sử dụng nguồn nước sinh hoạt chủ yếu do các nhà máy nước Tương Mai, Hạ Đình, Pháp Vân, Nam Dư thượng, cung cấp. Cải tạo nâng cấp trạm cấp nước Văn Điển để cấp nước cho thị trấn Văn Điển – Ngọc Hội. Các đIểm đô thị nhỏ (Yên Sở, Tả Thanh Oai, Đông Mỹ, Cầu Bươu) sẽ xây dựng các trạm xử lý cục bộ. Vùng nông thôn: Tại những đIểm dân cư tập trung, xây dựng các trạm cấp nước cục bộ cấp thôn, xã có công suất từ 500 – 1000 m3/ngày. Các vùng xa, nơi dân cư thưa thớt áp dụng mô hình xử lý nước sạch khác theo chương trình nước sạch nông thôn. Dây chuyền công nghệ sẽ được ứng dụng phổ biến trong các trạm cấp nước tập trung là: Giếngđ khoan đ Thiết bị làm thoáng tảI trọng cao đ Bể lọc nhanh đ Khử trùngđ Trạm bơm cấp II đ Mạng lưới tiêu thụ. Trong giếng khoan khai thác nguồn nước ngầm tại tâng Pleistocen giữa trên (Qp) là tầng có độ nhiễm bẩn thấp. Chiều sâu giếng từ 60 á70 m. Trên cơ sở định hướng trên, quy hoạch đã tính toán thiết kế chi tiết cho 16 xã (xác định nhu cầu dùng nước, công nghệ xử lý nước, dự kiến công suất trạm, bố trí sơ đồ mạng lưới đường ống). Dự kiến thời gian thực hiện xong quy hoạch là năm 2010. Như vậy, quy hoạch năm 1998 đã đề cập tương đối đầy đủ vấn đề cấp nước nông thôn huyện Thanh Trì. Song, so với chủ trương và tình hình hiện nay của Thành phố còn có một số đIều cần điều chỉnh như sau: Huyện Thanh Trì là vùng trũng chiụ ảnh hưởng của khí thải và nước thải nên việc sử dụng nguồn nước ngầm tầng trên đang bị ô nhiễm nặng nề, việc xác định giải pháp cấp nước cho một số vùng bằng cách xử lý thông thường cho các công trình cấp nước gia định như: giếng khoan đường kính nhỏ, giếng đào không đảm bảo chất lượng nước sạch. Tuy tính toán nhu cầu cấp nước cho từng xã nhưng quy hoạch lập năm 1998 đề xuất tiêu chuẩn cấp nước cho vùng nông thôn 50 l/ngày/ người là quá thấp. Theo chiến lược quốc gia về nước sạch và VSMT nông thôn thì tiêu chuẩn thấp nhất nhất cho toàn quốc là 60 l/người /ngày. Mặt khác, khi bố trí công suất các trạm cấp nước nông thôn, xã lại chỉ chọn 2 mô hình cố định là 500 m3/ ngày và 1000 m3/ ngày. Như vậy là chưa sát với nhu cầu dùng nước của nhân dân và hiệu quả kinh tế không cao. Quy hoạch năm 1998 chỉ tập trung đánh giá các nhà máy nước lớn và các trạm cấp nước cục bộ cho các cơ sở công nghiệp, đơn vị kinh tế xã hội. Vấn đề hiện trạng cấp nước nông thôn để cập rất sơ sài, ít số liệu điều tra. Quy hoạch năm 1998 xác định Thị Trấn Văn ĐIển và 8 xã (Định Công, Thanh Trì Vĩnh Tuy, Thinh Liệt, Ngọc Hồi, Hoàng Liệt, Tứ Hiệp, Lĩnh Nam) lấy nước từ các nhà máy nước hệ thống cấp nước đô thị. Còn lại 16 xã thuộc khu vực cấp nước nông thôn, Thực tế hiện nay, thị trấn Văn Điển và cá xã Tứ Hiệp, Vĩnh Quỳnh đã được sử dụng nước sạch từ nhà máy nước Văn Điển. Theo công văn số 372 CV/KHĐT-GTCC ngày 21 tháng 5 năm 2001 của Sở Giao thông chính Hà Nội các xã xác định lấy nước từ các nhà máy nước Thành phố theo quy hoạch chủ đạo cấp nước Hà Nội đến 2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì kế hoạch cấp nước thực tế của các nhà máy này đến năm 2005 vẫ chưa đủ nưng lực phục vụ cho khu vực Thanh Trì. Thời gian thực hiện quy hoạch dự kiến đến năm 2010 là quá chậm so với chủ trương của Thành phố hiện nay. Các số liệu, đơn giá tính toán tại thời đIểm cuối năm 1997 đến nay đã có nhiều biến động. Kết luận: Như vậy, cần phải có một dự án về cung cấp nước sạch mang tính thực tiễn và khả thi cao cho hiện tại, và tôi cho rằng,dự án mà tôi trình bày ở phần sau đây sẽ đáp ứng được yêu cầu này. Dự báo về dân số và nhu cầu sử dụng nước sạch đến năm 2010: Dự báo về dân số: Đến năm 2010, dân số của huyện Thanh Trì sẽ được thể hiện qua bảng dưới đây: STT địa đIểm Dân số năm 2001 (người) Dân số năm 2010 (người) 1 Xã Tân Triều 12.571 13.704 2 Xã Đông Mỹ 5.653 6.109 3 Xã Tả Thanh Oai 13.495 14.830 4 Xã Yên Mỹ 4.174 4.432 5 Xã Đại Kim 7.471 8.073 6 Xã Liên Ninh 8.864 9.579 7 Xã Ngũ Hiệp 8.233 9.030 8 Xã Duyên Hà 4.247 4.645 9 Xã Thanh Liệt 7.025 7.728 10 Xã Vạn Phúc 8.177 8.939 11 Xã Đại áng 6.717 7.280 12 Xã Hữu Hoà 6.872 7.513 13 Xã Định Công 10.183 11.134 14 Xã Hoàng Liệt 10.295 11.223 15 Xã Ngọc Hồi 7.291 8.069 16 Xã Thịnh Liệt 12.985 13.865 17 Xã Tứ Hiệp 8.828 10.144 18 Xã Lĩnh Nam 12.020 13.017 19 Xã Vĩnh Tuy 8.577 9.489 20 Xã Thanh Trì 8.876 9.618 21 Xã Trần Phú 5.302 5.800 22 Xã Yên Sở 9.264 10.140 23 Xã Tam Hiệp 8.339 9.640 24 Xã Vĩnh Quỳnh 16.885 19.405 25 Thị trấn Văn Điển 10.254 11.783 Cả huyện Thanh Trì 222.598 245.194 Nguồn: Phòng Văn – Xã huyện Thanh Trì Bảng 11: Bảng dự báo về dân số: Dự báo về nhu cầu sử dụng nước sạch. S TT địa đIểm Nhu cầu sử dụng nước sạch năm 2010 Dân số cần cấp nước Nhu cầu cấp nước Nước SH m3/ng Công cộng 10%SH Sản xuất 25%SH Bản thân trạm 5%SH Rò rỉ 15% SH Tổng 1 Xã Tân Triều 10.039 903,5 90,4 226,8 45,2 135,6 1.400,7 2 Xã Đông Mỹ 4.021 361,9 36,2 90,5 18,1 54,3 561 3 Xã Tả Thanh Oai 11.076 996,8 99,7 249,3 49,9 149,6 1.545 4 Xã Yên Mỹ 4.432 398,9 39,9 99,8 20 59,9 619 5 Xã Đại Kim 3.073 726,6 72,7 181,8 36,4 109,1 1.126 6 Xã Liên Ninh 6.689 602 60,2 150,5 30,1 90,3 983 7 Xã Ngũ Hiệp 9.030 812,7 81,3 203,3 40,7 122 1.260 8 Xã Duyên Hà 4.645 418 41,8 104,5 20,9 62,7 648 9 Xã Thanh Liệt 4.573 411,6 41,2 103 20,6 61,8 638 10 Xã Vạn Phúc 8.939 805 80.5 201,3 40,3 120,8 1.248 11 Xã Đại áng 4.637 417,3 41,7 104,3 20,9 62,6 647 12 Xã Hữu Hoà 7.513 676,2 67,6 169 33,8 101,4 1,048 13 Xã Định Công 11.134 1.002 100,2 250,5 50,1 150,3 1.553 14 Xã Hoàng Liệt 7.617 685,5 68,6 171,5 34,3 102,9 1.062 15 Xã Ngọc Hồi 4.483 403,5 40,4 101 20,2 60,6 626 16 Xã Thịnh Liệt 5.554 500 50 125 25 75 775 17 Xã Tứ Hiệp 10.144 912,9 91,3 228,2 45,6 136,9 1.414,9 18 Xã Lĩnh Nam 13.017 1.170 117 292,5 58,5 175,5 1.814 19 Xã Vĩnh Tuy 9.489 854 85,4 213,5 42,7 128,1 1.324 20 Xã Thanh Trì 6.064 545,8 54,6 136,5 27,3 81,9 846 21 Xã Trần Phú 3.500 325 22,5 56,2 11,2 33,7 348 22 Xã Yên Sở 10.140 912,6 91,2 228 45,6 136,8 1.414 23 Xã Tam Hiệp 9.640 867,6 87,7 216,9 43,4 130,1 1.344,7 24 Xã Vĩnh Quỳnh 19,405 1.746,4 174,6 436,6 87,3 261,9 2.706,9 25 Thị trấn Văn Điển 11.783 1.061 106,1 265,2 53,1 159,2 1.644,6 Nguồn: Phòng Văn – Xã huyện Thanh Trì Bảng 12:. Bảng dự báo về nhu cầu sử dụng nước sạch II. Giới thiệu về dự án cấp nước sinh hoạt cho 8 xã còn lại thuộc huyện Thanh Trì Nội dung của dự án. Các nội dung chính của dự án. Tên dự án: “Dự án cấp nước sinh hoạt cho 8 xã chưa có hệ thống nước sạch thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội”. Số trạm cấp nước cần xây dựng: STT Tên xã Số trạm Địa điểm Mạng lưới đường ống (km) Công suất ( m3/h) 1 Yên Mỹ 1 Thôn Siêu Quần 5,4 40 2 Định Công 2 Thôn Định Công Hạ 6,06 70 Thôn Trại 6,16 40 3 Duyên Hà 1 Văn Uyên 9,87 40 4 Vạn Phúc 2 Thôn 1 12,65 40 Thôn 3 9,2 40 5 Hữu Hoà 2 Thôn Thanh Oai 6,04 40 Thôn Hữu Từ 9,74 60 6 Vĩnh Tuy 1 Thôn Đông Thiên 14,1 100 7 Lĩnh Nam 2 Thôn Thuý Lĩnh 7,32 50 Thôn Nam Dư Thượng 13,42 80 8 NGũ Hiệp 2 Thôn Đông Trạch 50 Thôn Lưu Phái 40 Tổng cộng 13 13 Nguồn: Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại của Thanh Trì. Bảng:13 Số trạm cấp nước tập trung cần xây dựng Như vậy, dự án này sẽ xây dựng 13 trạm cấp nước ngầm. Nguồn nước khai thác Nước khai thác được lấy từ hai nguồn, trạm cấp nước nổi lấy nước từ sông Hồng, trạm cấp nước ngầm lấy nước ngầm ở độ sâu từ 70 đến 80 m. Phương án cấp nước Nước đạt chất lượng cho phép được bơm lên sau khi qua các công đoạn khử trùng và loại bỏ các chất hữu cơ bằng Clo, sau đó đi vào bể lắng cùng với hợp chất keo tụ rồi sang giai đoạn lọc nhanh có rửa ngược cuối cùng đi vào bể nước sạch và được bơm vào hệ thống cấp nước. Mục tiêu của dự án đầu tư Dự án này sẽ cung cấp nước sạch cho người dân trong huyện nhằm nâng cao đời sống, sức khoẻ và thúc đấy sự phát triển kinh tế của địa phương. Hiệu quả đầu tư của dự án Dự án này nếu đi vào thực hiện sẽ cung cấp nước sạch phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và sản xuất cho hơn 45.000 người dân trong huyện. Ngoài ra còn cung cấp nguồn nước sạch cho các cơ sở y tế, giáo dụccần dùng nước sạch sinh hoạt. h. Cơ quan chủ quản đầu tư: Uỷ ban nhân dân huyện Thanh Trì, Hà Nội. i. .Cơ quan thực hiện dự án: Ban quản lý dự án huyên Thanh Trì. j. Cơ quan lập dự án và tư vấn kỹ thuật: Do Liên hiệp Khoa Học Sản Xuất Công Nghệ Hoá Học và Liên Hiệp Khoa Học Sản Xuất Địa Chất – Nước Khoáng. Tình hình công nghệ của trạm xử lý nước ngầm (công suất từ 10 –100 m3/h): Dây chuyền công nghệ: Giếng khoan đ Bơm chìm (cấp I) đ Thiết bị làm thoáng đ Lọc đ Khử trùng đ Bể chứa đ Bơm phân phối (cấp II) đ Mạng phân phối đ Hộ sử dụng có đồng hồ. Thuyết minh: - Giếng khoan khai thác : Là công trình khai thác nước thô trong các tầng chứa nước ngầm mạch sâu. Có các thông số chính như sau: + Chiều sâu giếng : H = 60 á80 m. + Kết cấu giếng bằng ống thép: . Đường kính ống vách: D = 150á273 mm . Đường kính ống lọc và ống lắng : D = 73á200 mm - Trạm bơm giếng : Lắp bơm chìm (bơm cấp I), đưa nước về khu xử lý. Lượng nước thô được kiểm soát bằng đồng hồ đo lưu lượng. Trạm được xây dựng bằng gạch và bề tông cốt thép. Diện tích nhà trạm : S =4á16 m2. - Thiết bị làm thoáng : Tuỳ theo chất lượng nước thô có thể chọn các phương pháp làm thoáng khác nhau: + Hệ thống giàn mưa + Bể lắng với thể tích W=4á16 m3. + Hệ thống trộn khí với nước. + Thiết bị làm thoáng tải trọng cao. - Bể lọc: + Diện tích lọc: S =2á16 m2. + Thể tích bể lọc: W=6á50 m3. Tuỳ theo chất lượng nước thô mà có các phương pháp lọc khác nhau: Lọc thuận, lọc ngược, lọc hỗn hợp. Vật liệu lọc là cát Thạch anh và vật liệu nổi. Sau một chu kỳ làm việc, vật lọc vần được rửa sạch để phục hồi khả năng lọc. Rửa lọc bằng hệ thống bơm rửa. - Nhà hoá chất và thiết bị khử trùng: Nước sau khi xử lý được khử trùng bằng Clo, sử dụng bơm định lượng từ 0.5á2 mg/l. Thiết bị khử trùng được chế tạo sẵn, gọn nhẹ, lắp đắt và vận hành dễ dàng. - Bể chứa nước sạch: Được xây dựng để dự trữ và điều hoà nước sạch giữa chế độ làm việc của trạm và mạng tiêu thụ. + Dung tích bể chứa: W=25á300 m3. + Kết cấu bể chứa: Xây bằng gạch, bê tông cốt thép. - Trạm bơm phân phối (bơm cấp II): + Nhà trạm có diện tích: S =16á30 m2. + Lắp bơm để đưa nước sạch ra mạng tiêu thụ qua đồng hồ đo lưu lượng nước công suất bơm cấp II: Q = 20 –120 m3/h. + Kết hợp lắp bơm rửa lọc. - Mạng ống truyền dẫn: + Được thiết kế phù hợp với công suất của trạm và nhu cầu tiêu thụ. + Vật liệu ống: ống kẽm, ống HDPE, PVC hoặc kết hợp. - Hộ sử dụng: Nước sạch được dẫn tới từng hộ sử dụng bằng các đường ống nhánh lắp đồng hồ để ghi thu tiền, có hệ thống van vòi thích hợp. - Thời gian làm việc của trạm: Từ 12 á14 h/ngày là đạt hiệu quả cao nhất, đảm bảo tính bề vững của công trình. Dự kiến tiến độ đầu tư Dự kiến tiến độ thời gian để thực hiện dự án từ khi lập luận chứng kinh tế kỹ thuật cho dự án cho đến khi hoàn thành giai đoạn chạy thử và đi vào hoạt động chính thức như sau: STT Công việc Năm 2002 Năm 2003 Quý II Quý III Quý IV Quý I Quý II Quý III Quý IV 1 Lập dự án và trình duyệt 2 Thiết kế kỹ thuật 3 Khởi công và xây dựng 4 Hoàn thành Nguồn: Dự án cấp nước sạch sinh hoạt cho các xã còn lại của Thanh Trì. Bảng14: Dự kiến tiến độ đầu tư III.Phân tích chi phí – lợi ích của việc xây dựng mới các trạm cấp nước sinh hoạt ở 8 xã thuộc huyện Thanh Trì. 3.1 Phân tích khía cạnh tài chính của dự án. 3.1.1 Phân tích chi phí dự án. a. Cơ sở tính toán: Đơn giá xây dựng của UBND Thành phố Hà Nội. Thực tế quyết toán của một số công trình cấp nước đã hoàn thành. Tham khảo giá xây dựng công trình do các đơn vị chuyên ngành thiết kế. Giá cả thị trường không có trong đơn giá. b. Chi phí xây dựng và thiết bị các công trình cấp nước. Trạm xử lý nước ngầm, công suất 10 á100 m3/h. Bao gồm các hạng mục sau: Giếng khoan khai thác: - Chiều sâu của giếng: H = 60 á80 m. - Đường kính ống vách: D = 150 á275 mm - Đường kính ống lọc: F = 73 á 250 mm Trạm bơm giếng: - Diện tích nhà trạm : S = 4 á16 m2. - Thể tích bể lắng: W =5 á50 m3. - Diện tích bể lọc: S=2 á16 m2. - Thể tích bể lọc: W =6 á50 m3. Bể chứa nước sạch: W =25 á300 m3. Trạm bơm nước sạch: - Diện tích nhà trạm: S = 12 á30 m2. - Công suất máy bơm cấp II: Q= 20 á30 m3. Nhà quản lí với diện tích: S=15 á30 m3. Công suất 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Hạng mục Kinh phí xây dựng (triêụ đồng). Giếng khoan 55 60 65 70 80 90 100 130 150 180 Trạm bơm giếng 50 60 70 80 100 120 140 160 180 180 Cụm công trình xử lý 150 200 250 300 350 400 500 600 700 800 Bể chứa nước sạch 50 100 150 150 200 200 200 250 250 280 Trạm bơm cấp II + Nhà quản lý 70 90 95 100 110 130 140 160 180 200 Tổng 375 510 630 700 840 940 1.080 1.300 1.460 1.640 Nguồn: Dự án Cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại của huyện Thanh Trì Bảng 15: Bảng khái toán kinh phí xây dựng trạm xử lý nước ngầm. Thiết bị khử trùng. - Thiết bị khử trùng: cloartor: 0,5á2 kg/ cm2. - Đơn giá lắp đặt: 40 triệu đồng/ bộ. Mạng lưới đường ống: 87 triệuđồng/km. Sử dụng loại ống thép tráng kẽm có đường kính D =50á100 mm. ống gang đúc đối với đường kính từ 150á200 mm. Dự toán quy ra đường kính trung bình: 80 mm. - Vật liệu: 60 triệu đồng / km. - Phụ kiện : 9 triệu đồng/km. ( 15% vật liệu). - Nhân công: 14 triệu đồng/km (20% vật liệu). - Thiết kế phí: 4 triệu đồng / km. Như vậy, dựa trên đơn giá như trên ta tính ra được chi phí xây dựng trạm cấp nước tập trung của 8 xã nói trên như sau: STT Tên xã Địa đIểm trạm Công suất (m3/h) Kinh phí xây dựng mới (tr. đ) Thiết bị khử trùng ( bộ) Kinh phí (tr.đ) Mạng lưới đường ống (km). Kinh phí (tr. đ) Tổng hợp kinh phí (tr.đ) 1 Hữu hoà Thanh Oai 40 910 01 40 6.04 526,48 3.725 Hữu Từ 60 1360 01 40 9,76 848,52 2 Yên Mỹ Xóm 10 50 840 01 40 12,6 1096,2 1.976,2 3 Ngũ Hiệp Lưu Phái 40 700 01 40 4,32 375,84 2443,02 Đông Trạch 50 840 01 40 5,14 447,18 4 Duyên Hà Văn Uyên 40 700 01 40 9,87 858,69 1598,69 5 Vạn Phúc Thôn 3 40 700 01 40 9,1 791,7 3372,25 Thôn 2 40 700 01 40 12,65 1100,55 6 Định Công Thôn Trại 40 700 01 40 6,16 535,92 2923,14 Định Công Hạ 70 1.080 01 40 6,06 527,22 7 Lĩnh Nam Thuý Lĩnh 50 840 01 40 7,32 636,84 4024,38 Nam Dư Thượng 80 1300 01 40 13,42 1167,54 8 Vĩnh Tuy Đông Thiên 100 1640 01 40 14,1 1226,7 2906,7 Tổng số 700 12.310 13 520 10.139.38 22.969,38 Nguồn: Dụ án Cấp nước sinh hoạt cho 8 xã còn lại của huyện Thanh Trì. Bảng 16: Bảng khái toán kinh phí xây dựng trạm xử lý nước ngầm. c. Cơ cấu nguồn vốn Như vậy, theo bảng tổng hợp trên thì tổng mức đầu tư ban đầu (Ivo) là: 22.969,38 triệu đồng. Trong đó: Xây dựng mới 13 trạm cấp nước tập trung với kinh phí là: 12.310 triệu đồng. Lắp đặt mới 13 bộ thiết bị khử trùng với kinh phí là:520 triệu đồng. Xây dựng mới.đường ống cấp nước với kinh phí là:10.139,38 triệu đồng. Nguồn vốn đầu tư cho xây dựng các trạm cấp nước này do hai nguồn vốn chủ yếu sau: Vốn ngân sách của Thành phố: 22.969,38 triệu đồng. Vì Thanh Trì là huyện được thành phố Hà Nội rất quan tâm đến vấn đề cung cấp nước sạch cho nhân dân trong ở đây, nên thành phố bỏ một khoản tiền khá lớn để đầu tư cho Thanh Trì hoàn thành nốt hệ thống cấp nước sạch sinh hoạt cho người dân huyện mình. Nguồn vốn này tập trung vào việc xây dựng các công trình đầu mối và tuyến ống truyền dẫn chính, nhánh vào ngõ xóm. Vốn nhân dân đóng góp: 3.548,51 triệu đồng. Tiền do nhân dân đóng góp chủ yếu nhằm mục đích để mua đồng hồ đo nước và lắp đặt đường ống từ trục nhánh vào nhà. d. Chi phí tổ chức trạm cấp nước và nhân sự: Chế độ làm việc: Số ngày làm việc trong năm: 365 ngày. Số ca làm việc trong ngày: 2 ca. Một ca làm trong 7 giờ (nhà máy nước vận hành 14 tiếng/ngày) Lực lượng lãnh đạo: Thành lập ban quản lý chung cho 8 trạm cấp nước. Trong đó có: 1 giám đốc phục trách chung. 1 phó giám đốc điềuhành tổ chức sản xuất và kinh doanh 1 phó giám đốc kỹ thuật. 2 cán bộ phòng tài vụ. 4 cán bộ phòng kinh doanh cung ứng vật tư, nguyên liệu. Nhân lực lãnh đạo: Như tôi đã đề cập ở trên, dự án này sẽ xây dựng mới 13 trạm cấp nước sinh hoạt, để đảm bảo cho trạm hoạt động tốt thì mỗi trạm trung bình cần 5 người lao động trực tiếp. Như vậy, tổng lao động trực tiếp là 65 người. Tổng lao động: Như vậy, tổng lao động cần thiết để phục vụ cho 13 trạm cấp nước tập trung trên là : - Bộ phận lãnh đạo, văn thư, hành chính: 9 người. - Bộ phận sản xuất: 65 người. - Tổng lao động: 74 người. Thông qua việc nghiên cứu các dự án đã có từ trước và các căn cứ khác, dự án này ước tính mức lương trung bình là : 620.000 đồng/Tháng/ Người. Tổng số trạm. (trạm) Tổng số lao động. (người) Chi phí /người/ tháng. (đ) Tổng chi phí cho lao động (đ/người/tháng). 13 74 620.000 45.880.000 Nguồn: Dự án cấp nước sinh hoạt cho các xã còn lại của huyện Thanh Trì Bảng 17: Bảng số liệu về chi phí tiền lương e. Các bảng tính toán: Chi phí vận hành một m 3 nước sinh hoạt: Theo như trình bầy ở trên thì thời gian làm trung bình 1 ngày là 14giờ, mà mỗi giờ tổng công suất của 13 trạm cung cấp nước là 700 m3 /giờ. Vậy, một ngày cung cấp được:700 (m3/h) * 14 tiếng = 9.800 m3/ngày. Và một tháng cung cấp được: 294.000 m3 Năm thứ Nguyên liệu (ng.đ) Nhiên liệu( điện) (ng.đ) Định phí chung (BHXH, sửa chữa)(ng.đ) Biếnphíchung (chi phí quản lý, đào tạo.(ng.đ) Tiền lương (ng.đ) Chi phí vận hành (ng.đ) 01 0,04 0,34 0,019 0,11 0,16 0,67 02 0,04 0,34 0,019 0,11 0,16 0,67 03 0,04 0,34 0,019 0,11 0,16 0,67 04 0,04 0,34 0,019 0,11 0,16 0,67 05 0,04 0,34 0,019 0,11 0,16 0,67 06 0,04 0,34 0,019 0,11 0,16 0,67 23 0,04 0,34 0,019 0,11 0,16 0,67 24 0,04 0,34 0,019 0,11 0,16 0,67 25 0,04 0,34 0,019 0,11 0,16 0,67 Nguồn:Dự án cấp nước sinh hoạt cho 8 xã còn lại của huyện Thanh Trì Bảng 18: Chi phí vận hành một m 3 nước sinh hoạt: Kế hoạch khấu hao tài sản cố định Với tỷ lệ chiết khấu là : 3%/năm. Dùng công thức phân bổ chi phí ta tính được như sau: Loại tài sản TGKH Giá trị KH ĐVT Năm 01 Năm 02 Năm 03 Năm 04 Năm 05 Năm 06 Năm 23 Năm 24 Năm 25 Khấu hao thiết bị 25 520 Triệu đồng. 29,86 29,86 29,86 29,86 29,86 29,86 29,86 29,86 29,86 29,86Khấu hao đường ống 25 10.139,38 Triệu đồng. 582,28 582,28 582,28 582,28 582,28 582,28 582,28 582,28 582,28 Khấu hao xây dựng 25 12.310 Triệu đồng. 706,94 706,94 706,94 706,94 706,94 706,94 706,94 706,94 706,94 Tổng số 22.969,38 Triệu đồng. 1.319,08 1.319,08 1.319,08 1.319,08 1.319,08 1.319,08 1.319,08 1.319,08 1.319,08 Giá trị còn lại Triệu đồng. 0 Nguồn: Dự án cấp nước sinh hoạt cho 8 xã còn lại của huyện Thanh Trì. Bảng 19: Kế hoạch khấu hao tài sản cố định 3.1.2 Phân tích lợi ích của dự án. Giá bán và doanh thu của nước sinh hoạt Khoản mục ĐVT Năm 01 Năm 02 Năm 03 Năm 04 Năm 05 Năm 06 Năm 23 Năm 24 Năm 25 Công suất thiết kế 1 m3 3.528.000 3.528.000 3.528.000 3.528.000 3.528.000 3.528.000 3.528.000 3.528.000 3.528.000 3.528.000Công suất hoạt động % 100 100 100 100 100 100 100 100 100 Lượng thất thoát 20% 705.600 705.600 705.600 705.600 705.600 705.600 705.600 705.600 705.600 Sản lượng năm 1 m3 2.822.400 2.822.400 2.822.400 2.822.400 2.822.400 2.822.400 2.822.400 2.822.400 2.822.400 Giá bán 1.000Đ / m3 2 2 2 2 2 2 2 2 2 Doanh thu 1.000Đ 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 Nguồn:dự án cấp nước huyện Thanh Trì. Bảng 20: Giá bán và doanh thu của nước sinh hoạt 3.1.3Xác định lợi ích ròng của dự án. Bảng tính lợi ích ròng của dự án: Khoản mục ĐVT Năm 01 Năm 02 Năm 03 Năm 04 Năm 05 Năm 06 Năm 23 Năm 24 Năm 25 Iv0 1.000Đ 1.319.080 1.319.080 1.319.080 1.319.080 1.319.080 1.319.080 1.319.080 1.319,08 0 ồChi phí vận hành Ngh.đ/m3 1.891.008 1.891.008 1.891.008 1.891.008 1.891.008 1.891.008 1.891.008 1.891.008 1.891.008 ồDoanh thu Ngh.đ/m3 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 5.644.800 NPV Ngh.đ/m3 3.621.884 3.621.884 3.621.884 3.621.884 3.621.884 3.621.884 3.621.884 3.621.884 3.621.884 Nguồn: Tự tổng hợp từ các phần trên. Bảng21: Bảng tính lợi ích ròng của dự án. Như vậy, sử dụng công thức tôi đã trình bày trong phần lý thuyết ở trên ta có thể tính được: (1+0,03)25 -1 NPV = (5.644.800 - 1.891.008 ) * ắắắắắắ = 65.365.335 – 22.969.380 (1+0,3)25 ´ 0,03 = 42.395.955 (nghìn đồng). 3.2 Phân tích khía cạnh kinh tế - xã hội của dự án. 3.2.1 Liệt kê các chi phí – lợi ích có thể lượng hoá và không thể lượng hoá. Ta biết rằng tất cả các hoạt động kinh tế – xã hội đều có tác động đến môi trường, có thể làm thay đổi môi trường theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực ; có thể làm ảnh hưởng tốt hoặc xấu đến sức khoẻ con người, tài nguyên thiên thiên nhiên Việc xây dựng các công trình cấp nước tập trung ở 8 xã kể trên thuộc huyện Thanh Trì sẽ tạo ra những lợi ích và chi phí trực tiếp thu được từ hoạt động kinh doanh nước sạch mà tôi đã phân tích ở trên trong phần phân tích về tài chính. Bên cạnh đó còn rất nhiều lợi ích và chi phí khác nữa mang tính xã hội sẽ phát sinh do các công trình cấp nước này đem lại. Lợi ích và chi phí có thể lượng hoá được. Stt Lợi ích stt Chi phí 1 Tiết kiệm thời gian đi lấy nước. 1 Chi phí của việc trưng dụng đất. 2 Tiết kiệm chi phí khám chữa bệnh. Lợi ích và chi phí không thể hoặc rất khó lượng hoá. Stt Lợi ích stt Chi phí 1 Tăng năng suất lao độngđ tăng thu nhập. 1 Việc xây dựng công trình phải trưng dụng đất và di chuyển 1 bộ phận dân cư (nếu có dân) ra khỏi khu vực công trìnhđcó thể gây ảnh hưởng không tốt về mặt xã hội, ảnh hưởng đến đIều kiện sống của người dân. 2 Lợi ích kinh tế từ việc tăng giá trị đấtđ thu hút vốn đầu tư. 2 Chi phí về tài nguyên nước 3 Lợi ích thu được từ việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh trong khu vực. 3 Khuyến khích người dân sử dụng nhiều nước hơn khi có nước sạch và vì vậy nước thảI cũng nhiều hơn, nguy cơ gây ô nhiễm cao hơn. 4 Nâng cao sự bình đẳng và tính công bằng về nhu cầu và sự đáp ứng nhu cầu nước sạch. 4 Trong quá trình xây dựng và vận hành nếu không quản lý tốt sẽ làm thay đổi kiều kiện tự nhiên của nước ngầm, nước mặt; gây ảnh hưởng đến môI trường không khí do có mùi khó chịu và ảnh hưởng của độ rung, tiếng ồn và phế thải xây dựng. Ngoài ra việc xử lý và vận chuyển bùn thảI của quá trình xử lý nước cũng có tác động xấu nhất định. 5 ảnh hưởng tốt đến chính trị. 6 Nâng cao sức khoẻ và trí tuệ của trẻ em đ lợi ích lâu dài. 7 Sự phát triển đồng bộ giữa cấp nước và các công trình hạ tầng khác sẽ làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, mang lại lợi ích lớn về kinh tế – xã hội. 8 Chi phí sử dụng nước sạch phù hợp với thu nhập trung bình của người dân. Bảng22:Liệt kê các lợi ích – chi phí có thể và không hoặc khó lượng hoá. 3.2.2 Lượng hoá chi phí và lợi ích mang tính xã hội. a. Lượng hoá lợi ích mang tính xã hội: Trong những lợi ích kinh tế và xã hội và môi trường kể trên, có những lợi ích không phù hợp cho việc định lượng hoặc rất khó định lượng. Nếu muốn định lượng thì phải tốn rất nhiều thời gian, công sức, tiền của, mà trong khả năng có hạn của mình tôi chỉ xin được định lượng lợi ích kinh tế từ việc: - Giảm thời gian đi lấy nước của các hộ gia định. - Giảm chi phí chữa các bệnh liên quan đến việc sử dụng nước sinh hoạt. Còn các lợi ích kinh tế khác mà tôi đã liệt kê ở trên, tôi chỉ xin nêu và phân tích định tính. Lợi ích kinh tế của dự án trong việc giảm chi phí về thời gian của việc đi lấy nước của các hộ gia đình. Theo kết quả khảo sát của huyện Thanh Trì về việc sử dụng nước sinh hoạt hiện thời của 8 xã chưa có hệ thống cấp nước tập trung như sau: Các hộ không phải đi lấy nước do có các giếng tự khoan hoặc đào theo kiểu giếng khoan nhỏ của UNICEP, hoặc từ các bể nước mưa của gia đình chiếm khoảng 20%. Như vậy, còn lại 80% hộ dân phải đi lấy nước từ nơi khác về để sinh hoạt hàng ngày (chủ yếu cho nấu nướng và tắm giặt). Trong 80% hộ dân phải đi lấy nước từ các vòi hoặc các giếng công cộng này thì có tới 60% hộ dân khi được phỏng vấn cho biết họ phải mất trung bình 45 phút và 20% hộ dân còn lại cho rằng họ phải mất tới 60 phút cho việc đi lấy nước. Theo phần phân tích tính toán ở trên, tổng số dân của 8 xã là 62.792 người, trung bình mỗi hộ có 6 người thì tổng số có 10.465 hộ. Bên cạnh đó, theo thống kê ta biết thu nhập bình quân của người dân huyện Thanh Trì khoảng 630.000 đồng/tháng. Các xã này có nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trung bình mỗi ngày người nông dân phải làm 10 giờ /ngày. stt Thời gian lấy nước trong một ngày (giờ). Tỷ lệ đi lấy nước của hộ gia đình. (%) Số hộ gia đình. (hộ) Tổng thời gian. (giờ) 1 0,45 60 6.279 2.826 2 1 20 2.093 2.093 3 0 20 2.093 0 4 Tổng 100 10.465 4.919 Điều tra từ xã Lĩnh Nam và xã Vĩnh Tuy Bảng 23: Bảng thể hiện số hộ và số thời gian đi lấy nước trong một ngày. Thu nhập /tháng (đồng) Thu nhập / ngày. (đồng) Số giờ làm việc/ ngày (giờ) Thu nhập / giờ (đồng) Chi phí cơ hội/giờ đi lấy nước (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em đi lấy nước, giả sử năng suất lao động của họ chỉ bằng 50% thu nhập trung bình). (đồng) 630.000 21.000 10 2.100 1.000 Nguồn: Phòng Kế hoạch và đầu tư huyện Thanh Trì. Bảng 24:Bảng tính chi phí cơ hôi cho một giờ đi lấy nước của người dân. Như vậy, chi phí cho một giờ đi lấy nước của người dân ở các xã chưa có hệ thống cấp nước sinh hoạt là 1. 000 đồng/giờ. Và khi có hệ thống các trạm cấp nước tập trung cung cấp nước sinh hoạt cho người dân thì họ sẽ tiết kiệm được 1.000 đồng/giờ do việc không phải đi lấy nước như trước đây nữa. Từ đó, ta tính được tổng lợi ích kinh tế do giảm 4.919 giờ/ngày là: 4.919 (giờ/ngày) * 1.000 (đồng/giờ) = 4.919.000 (đồng/ ngày). Vậy, lợi ích kinh tế thu được khi có hệ thống các trạm cung cấp nước tập trung phục vụ cho sinh hoạt của các hộ dân trong một năm là: 4.919.000 (đồng/ ngày) * 365 (ngày/năm) = 1.795.435.000 (đồng/năm). Ta thấy rằng lợi ích từ việc tiết kiệm thời gian là rất lớn, đIều này càng khẳng định tầm quan trọng của các trạm cấp nước tập trung phục vụ cho sinh hoạt cuả người dân thuộc 8 xã kể trên của huyện Thanh Trì. Lợi ích kinh tế của dự án trong việc nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng dân cư do tiết kiệm chi phí chữa các bệnh liên quan đến sử dụng nước sinh hoạt. Chúng ta đều biết rằng, nước là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng, 3 / 4 trái đất là nước và 3 / 4 cơ thể chúng ta cũng là nước. Nước là nguồn tài nguyên hữu hạn không thể thay thế. Vì thế, nước là một nhu cầu tất yếu và không thể thiếu trong cơ thể mỗi chúng ta. Tuy nhiên, nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt của con người phải đảm bảo về chất lượng theo những tiêu chuẩn cho phép, nếu không chính nguồn nước đó lại là nguyên nhân dẫn đến cho con người những bệnh tật khá nghiêm trọng, nó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và trí tuệ của con người. Những bệnh thường hay mắc do sử dụng nước không đảm bảo chất lượng là các bệnh như: Bệnh tiêu chảy; Bệnh giun sán; Bệnh đau mắt hột; Bệnh ngoài da; Bệnh phục khoa; Qua phần trình bầy trên, tôi đã phân tích những bệnh tật và bất lợi của những xã chưa được cấp nước sạch so với các xã đã có hệ thống cung cấp nước sạch. Phần lớn các xã có số lượt người phải đến khám các bệnh liên quan đến việc sử dụng nước sinh hoạt năm 2001 ít nhất đều là các xã có hệ thống cấp nước sạch trong sinh hoạt, còn xã có số lượt người đến khám các bệnh trên nhiều hầu hết là xã không có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt của người dân. Ta thấy rằng, tình trạng sức khoẻ của người dân ở các xã chưa có nước sạch phục vụ cho sinh hoạt là rất đáng lo ngại, nó ảnh hưởng không chỉ mang tính hiện thời mà nó để lại những hậu quả khó mà khắc phục được nếu không có ngay các hệ thống cấp nước sạch để phục vụ cho sinh hoạt của họ. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình khám chữa bệnh của người dân các xã chưa có hệ thống nước sạch cho sinh hoạt. STT Tên xã Số lượt người khám chữa bệnh trung bình năm Tiêu chảy Giun sán Mắt hột Ngoài da Phụ khoa 1 Yên Mỹ 35 42 25 60 97 2 Duyên Hà 106 143 75 102 180 3 Vạn Phúc 120 120 150 90 250 4 Hữu Hoà 192 100 120 310 280 5 Định Công 65 250 52 35 200 6 Lĩnh Nam 120 20 50 50 216 7 Vĩnh Tuy 150 500 350 350 100 8 Ngũ Hiệp 85 98 72 88 72 9 Tổng 873 1.273 824 995 1.389 Nguồn: Phòng kế hoạch - đầu tư huyện Thanh Trì. Bảng 25: Tình hình khám chữa bệnh ở 8 xã chưa có nước sạch cho sinh hoạt. Như vậy, khi chưa có hệ thống cấp nước sạch cho sinh hoạt thì có tới 5.354 người bị nhiễm các bệnh nêu trên, tức chiếm khoảng 8,53% trong tổng số dân 8 xã. Theo sự điều tra và so sánh với các xã đã có hệ thống cấp nươc sinh hoạt thì khi có hệ thống cấp nước sinh hoạt thì tỷ lệ mắc các chứng bệnh này giảm khoảng 50% so với trước, tương đương với số người mắc bệnh của các xã này sẽ giảm là: 50% * 5.354 = 2.677 (người/năm). Chi phí chữa bệnh bình quân cho mỗi bệnh nhân khoảng: 500.000 đồng/năm/người. Do đó, ta dễ dàng tính được lợi ích kinh tế thu được từ việc giảm được chi phí cho y tế do có hệ thống nước sạch cho sinh hoạt như sau: 2.677 (người/năm) * 500.000 (đồng/người/năm) = 1.338.500.000 (đồng/năm). Như vậy, nếu được cung cấp nước sạch cho sinh hoạt một cách đầy đủ thì mỗi năm các xã này tiết kiệm được 1.338.500.000 đồng/năm cho chi phí chữa các bệnh liên quan đến việc sử dụng nước sạch, góp phần nâng cao sức khoẻ cho người dân và nâng cao đời sống của họ. b.Lượng hoá chi phí mang tính xã hội Chi phí do chiếm dụng đất: Trung bình mỗi trạm cung cấp nước tập trung chiếm khoảng từ 26 –76 m2 (khoảng 51 m2). Như vậy, tổng số diện tích mà 13 trạm chiếm là khoảng: 663m2. Theo giá đất hiện nay trung bình là 3.000.000 đồng/ m2. Như vậy, tổng chi phí do chiếm dụng đất là: 1.989.000.000 đồng Như vậy, ta sẽ tính được chi phí về chiếm dụng đất trong một năm là: (1+ 0,03)25 *0,03 1.989.000.000 *ắắắắắắắắắắ = 114.224.036 (đồng/năm) (1+ 0,03)25 - 1 3.2.3 Phân tích định tính các chi phí và lợi ích không lượng hoá được. a.Những tác động tích cực (lợi ích mang tính xã hội): - Thứ nhất, lợi ích kinh tế thu được do việc làm tăng năng suất của người lao động. Khi được cung cấp đầy đủ về nước sạch sẽ góp phần giảm cường độ lao động cho người dân do được sử dụng nước sạch tại chỗ; thêm vào đó do mắc ít các bệnh nêu trên nên người lao động có đIều kiện để nâng cao sức khoẻ, từ đó có cơ hội tăng năng suất lao động đ làm tăng thu nhập cho gia đình, cải thiện đời sống, đồng thời giảm thiều nguy cơ mắc các bệnh mãn tính gây ảnh hưởng tiêu cực lâu dài. - Thứ hai, lợi ích kinh tế thu được do tăng giá trị đất. Nếu dự án được đi vào thực hiện, hệ thống các trạm cấp nước tập trung được xây dựng, hệ thống cơ sở hạ tầng được nâng cấp thì môi trường sống của con người được cải thiện, dân trong vùng sẽ được dùng nước sạch đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh môi trường. Như vậy, kết quả là làm cho giá trị sử dụng đất tăng lên. - Thứ ba: lợi ích thu được từ việc thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu vực: Đối với các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ thì nước sạch là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, đặc biệt là với sản xuất công nghiệp nhẹ và các ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ du lịch. Nếu nước được cung cấp đầy đủ thì sẽ góp phần tăng năng suất lao động cho các ngành này và đặc biệt là tăng lượng khách du lịch do đảm bảo được tốt nhu cầu về nước sạch của họ. - Thứ tư: lợi ích thu được do nâng cao tính bình đẳng và công bằng về nhu cầu và đáp ứng nhu cầu về nước sạch cho sinh hoạt. Khi nước sạch cho sinh hoạt được cung cấp đầy đủ thì tạo ra cơ hội ngang nhau về một mặt của hệ thống cơ sở hạ tầng, nâng cao tính cạnh tranh trong thu hút đầu tư, từ đó tạo ra sự phát triển lành mạnh giữa các khu vực. Đảm bảo sự ổng định về kinh tế, chính trị, xã hội; tạo ra sự hoà nhập của khu vực đó vào trong sự phát triển chung của cả nước và góp phần tạo ra sự hoà nhập của Việt Nam với thế giới; Từ đó đem lại giá trị lợi ích hết sức to lớn cho khu vực đó nói riêng và cho cả nước nói chung. -Thứ năm: Lợi ích thu được do nâng cao sức khỏe, trí tuệ của trẻ em đ lợi ích lâu dài. Nước có ý nghĩa quan trọng đặc biệt tới trẻ em. Trẻ em là tương lai của đất nước nên việc nâng cao sức khoẻ và trí tuệ cho trẻ em được cả xã hội quan tâm. Để tạo cho trẻ có sự phát triển bình thường, tích cực thì vấn đề nước sạch phải được quan tâm hàng đầu. Nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nước sinh hoạt ở trẻ em rất cao nhất là các bệnh về đường ruột. Nếu trẻ em được cung cấp đầy đủ nước sạch cho sinh hoạt thì sẽ hạn chế bớt bệnh tật giúp cho trẻ phát triển khoẻ mạnh tạo ra lợi ích lớn về lâu dài cho đất nước. - Thứ sáu: Sự phát triển đồng bộ giữa cấp nước và các công trình hạ tầng khác sẽ làm thay đổi bộ mặt của nông thôn, mang lại lợi ích kinh tế – xã hội to lớn. Ta biết rằng hệ thống cấp, thoát nước là một trong các mặt cấu thành của hệ thống cơ sở hạ tầng, các xã này khi có hệ thống cấp nước sạch thì sẽ làm tăng cơ hội thu hút vốn đầu tư. Các công trình cấp nước được xây dựng sẽ làm cho tình hình cấp nước ổn định với chất lượng cao, thúc đẩy phát triển công nghiệp, thương mại. Sự phát triển đồng bộ giữa cấp nước và các công trình hạ tầng khác như giao thông, cấp điện, thoát nướcsẽ góp phần làm thay đổi bộ mặt của nông thôn mới, mang lại lợi ích lớn về kinh tế –xã hội. -Thứ bảy: Chi phí sử dụng nước sạch phù hợp với thu nhập trung bình của người dân. Theo số liệu của Phòng Kế hoạch và Đầu tư của huyện Thanh Trì thì mức thu nhập bình quân hàng tháng của mỗi gia đình ở các xã này là khoảng 700.000 đồng/tháng. Trung bình mỗi hộ gia đình sử dụng 10 m3/tháng. Như vậy với giá tiêu thụ nước là: 2.200 đồng/ m3, thì mỗi tháng các hộ gia đình chỉ phải chi: 2.200 (đồng/m3 ´ 10 (m3/tháng) =22.000 (đồng/tháng). Tức là chỉ chiếm 3,14% tổng thu nhập. Đây là mức phí có thể chấp nhận được. b.Những tác động tiêu cực (chi phí mang tính xã hội): - Thứ nhất, chi phí về sự chiếm dụng đất. Trung bình mỗi trạm cung cấp nước tập trung chiếm khoảng từ 26 –76 m2 (khoản 50 m2). Như vậy, tổng số diện tích mà 13 trạm chiếm là khoảng: 650 m2.so sánh với giá đất hiện nay ở các khu vực đó: 5 triệuđồng/m2. Việc xây dựng công trình phải trưng dụng đất và di chuyển một bộ phần dân cư ra khỏi khu vực công trình, có thể gây hậu quả không tốt về mặt xã hội, làm ảnh hưởng tới điều kiện sống của một số người dân. Tuy nhiên, quy mô công trình này thường không lớn nên hậu quả do nó gây ra cũng là nhỏ. - Thứ hai, chi phí xã hội do việc phải chịu những tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng và vận hành các trạm nước tập trung. Trong giai đoạn xây dựng và vận hành các trạm cấp nước tập trung, nếu quản lý kém sẽ làm thay đổi điều kiện tự nhiên của nước ngầm, nước mặt, gây ảnh hưởng đến môi trường khôngkhí do có mùi khó chịu. Đồng thời người dân còn bị ảnh hưởng của độ rung, tiếng ồn và phế thải xây dựng. Ngoài ra, việc xử lý và vận chuyển bùn thải của quá trình xử lý nước cũng có tác động xấu nhất định. Tuy nhiên những tác động này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, đồng thời các trạm có quy mô nhỏ nên không gây ảnh hưởng nghiêm trọng. - Thứ ba, chi phí do phải tăng cường qúa trình xử lý chất thải sinh hoạt Khi các Nhà máy nước được xây dựng và vận hành ổn định, cùng với việc được sử dụng nước với tiêu chuẩn cao hơn và tiện ích hơn sẽ khuyến khích người tiêu dùng sử dụng nước nhiều hơn, nghĩa là lượng thải cũng ngày càng tăng. Nếu không có hệ thống xử lý nước thải và thoát nước thải đồng bộ đi cùng sẽ làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường. Như vậy, hoặc là chúng ta phải tăng cường xử lý nước thải sinh hoạt hoặc là để cho môi trường bị ô nhiễm và từ đó gây ảnh hưởng xấu về lâu dài đối với kinh tế – xã hội. - Thứ tư, chi phí về tài nguyên nước: Như tôi đã phần tích ở các phần trước, nước ngọt là nguồn tài nguyên có hạn chỉ chiếm 1% trong tổng lượng nước trên thế giới, mặt khác tài nguyên nước ngọt đang trong tình trạng bị ô nhiễm, nhất là tầng nước mặt. Hiện nay, nước đang là vấn đề nóng bỏng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, nước là nguyên nhân của một số các cuộc tranh trấp về chính trịĐã đến lúc con người phải tính giá một cách đầy đủ cho tài nguyên nước để nhằm sử dụng nguồn nước một cách hiệu quả và bền vững góp phần phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con người. Các công trình này đã khai thác 700 m3/h. Với tốc độ khai thác 14 tiếng/ngày, thì tổng số m3/ngày khai thác được là: 9.800 m3/ngày. 3.3 Kết luận về lợi ích ròng chung của dự án. Qua phần phân tích trên, ta thấy không những dự án khả thi về mặt tài chính mà còn khả thi về mặt kinh tế – xã hội. Trong phần lượng hoá chi phí và lợi ích có thể lượng hoá được thì lợi ích lớn hơn chi phí. Mặt khác đối với các chi phí lợi ích mang tính xã hội nhưng không thể lượng hoá được nhưng đã được tôi phân tích định tính ở trên thì lợi ích cũng lớn hơn gấp nhiều lần so với chi phí. Lợi ích tài chính ròng thu được từ dự án: 42.395.955.000 (đồng). Lợi ích kinh tế ròng có thể lượng hoá được : 1.795.435.000 + 1.338.500.000 –114.224.036 =3.019.710.964 (đồng.) Tổng lợi ích ròng là: 42.395.955.000 (đồng)+3.019.710.964 (đồng) =45.415.665,96(đồng). (Chưa tính đến những lợi ích không thể lượng hoá được) Như vậy, dự án này nếu được thực hiện trong thực tế thì sẽ đem lại nhiều lợi ích không chỉ về mặt tài chính mà còn cả về mặt kinh tế – xã hội, góp phần thúc đẩy nền kinh tế các địa phương này phát triển và từ đó có những tác động tích cực đến nền kinh tế của đất nước. IV. Một số Kiến nghị và giảI pháp nhằm nâng cao tính hiệu quả của dự án cấp nước sạch sinh hoạt cho 8 xã thuộc huyện thanh trì. Các dịch vụ cấp nước, vệ sinh và thuỷ lợi là những vấn đề nan giải hiện nay ở quy mô toàn cầu. Phát triển về quản lý tài nguyên nước vẫn chưa đạt được mức độ bền vững. Trên thế giới vẫn còn 1 tỷ người thiếu nước an toàn và 1,7 tỷ người không có cá điều kiện vệ sinh đầy đủ. Mặc dù đầu tư nhiều, chất lượng và độ tin cậy của các dịch vụ cấp nước và vệ sinh vẫn còn rất thấp, dẫn đến tình trạng hàng năm có tới 4 triệu trẻ em chết vì các bệnh lây bằng đường nước. Các chính sách về cấp nước, vệ sinh và thuỷ lợi thường khôngđược cập nhật, thiếu thể chế, thiếu cán bộ được đào tạo, các công nghệ không thích hợp và cơ chế tài chính thiếu hiệu lực, là những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng trên. Hiện nay, tài nguyên nước càng trở nên khan hiếm do khai thác quá mức, sử dụng lãng phí và gây ô nhiễm. Trong khi đó dân số thế giới vẫn gia tăng cộng với nhịp độ tăng trưởng nhanh về kinh tế, xã hội và công nghiệp hoá, càng làm cho nhu cầu về nước thêm phần căng thẳng hơn bao giờ hết. Trầm trọng hơn, quản lý sai nguồn tài nguyên nước gây huỷ hoại nghiêm trọng đối với môi trường ở quy mô chưa từng có trong lịch sử. Thiếu các dịch vụ cấp nước cũng như quy mô cạnh tranh nước sạch ngày càng gay gắt đang đặt ra một nhu cầu bức bách về quản lý và quy hoạch tổng hợp nguồn tài nguyên nước và việc sử dụng nước, xây dựng năng lực quản lý tài nguyên nước trở thành yếu tố quan trọng đảm bảo phát triển bền vững ngành cấp nước. Như vậy, việc cung cấp nước sạch cho người dân đã quan trọng thì việc quản lý nguồn tài nguyên nước và quản lý hệ thống cấp nước một cách khoa học và cẩn trọng còn quan trọng hơn nhiều lần. Dự án xây dựng hệ thống cấp nước sạch cho 8 xã còn lại của huyện Thanh Trì là rất cần thiết nhưng để quản lý việc cấp nước và bảo vệ bền vững tài nguyên nước là việc không phải dễ. Với khả năng hạn chế của mình tôi xin được đưa ra một vài kiến nghị và giải pháp sau nhằm nâng cao hiệu quả của dự án cấp nước tập trung nông thôn này. 4.1 Quản lý quy hoạch mạng lưới cấp nước: Theo luật tài nguyên nước, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội thực hiện quyền quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn lãnh thổ dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Nông nghiệp và PTNT và UBND Thành phố Hà Nội. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, UBND Thành phố Hà Nội cần giao cho Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND huyện quản lý, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch. Các công trình xây dựng xong sẽ bàn giao cho địa phương (thôn, xã) trực tiếp quản lý khai thác sử dụng. Để công trình hoạt động ổn định, lâu dài nên tổ chức bộ máy quản lý dưới dạng các ban quản lý hoặc hợp tác xã dịch vụ chịu sự quản lý điều hành của UBND các xã. Qua tổng kết kinh nghiệm hoạt động của những trạm cấp nước đang hoạt động rất hiệu quả ở địa bàn huyện Thanh Trì thì bộ máy tổ chức đều dưới dạng hợp tác xã dịch vụ (khoảng 7 – 14 người, trong đó có trưởng ban, kế toán và công nhân vận hành, lắp đặt, sửa chữa, bảo trì và ghi thu tiền nước). Với giá nước trung bình 2000đồng/m3 là hợp lý và phù hợp với đIều kiện kinh tế của nông thôn Hà Nội hiện nay (đặc biệt là các xã ven đô). 4.2 Quản lý hệ thống cấp nước sinh hoạt tập trung: Trạm cấp nước tập trung quy mô thôn, xã được hoạt động như một đơn vị kinh tế độc lập dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND xã. Đơn vị quản lý phải được hạch toán trên cơ sở chi phí quản lý và doanh thu tiền bán nước. Kinh phí thu được do bán nước được sử dụng vào việc duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống cấp nước và chi phí cho công tác quản lý. Việc lắp đặt đường ống tiêu thụ và đồng hồ đo nước tuân thủ theo hợp đồng dùng nước giữa đơn vị quản lý hệ thống cấp nước và người tiêu dùng. Như phần điều tra, tính toán ở trên thì lượng nước thất thoát hàng năm là rất lớn (gần 20% tổng công suất) nên để sử dụng nguồn nước có hiệu quả nhằm tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và đảm bảo bền vững cho nguồn nước khai thác thì vấn đề đặt ra là phải có những giải pháp hữu hiệu để làm giảm thiểu lượng nước bị thất thoát này. Theo tôi để làm được việc này thì đòi hỏi phải có được một đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn tốt để tham gia quản lý và vận hành hệ thống cấp nước sinh hoạt, bên cạnh đó thì phải giáo dục ý thức cho người dân thấy được trách nhiệm và nghĩa vụ phải quản lý nguồn nước của chung và của chính mình, tránh ăn cắp nước, sử dụng nghiêm túc đồng hồ đo nước. Không để đồng hồ đo nước ở ngay nhà dân mà để vào một trạm tập trung nhỏ để dễ quản lý và cán bộ quản lý cũng phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh những quy định về sử dụng nước sinh hoạt của mỗi xã. Nhân lực bố trí để đảm bảo cho hệ thống cấp nước hoạt động liên quan tuỳ theo quy mô, công suất của trạm gồm: Khoảng 3 – 6 người chịu trách nhiệm vận hành hệ thống theo nhu cầudùng nước hàng ngày của nhân dân cũng như cho các mục đích khác. Khoảng 3 – 5 người chịu trách nhiệm sửa chữa đường ống và ghi thu tiền nước hàng tháng. Khoảng từ 2—3 người có nhiệm vụ quản lý chung. Trước khi giao nhận công trình để quản lý, những người vận hành hệ thống cấp nước phải được đào tạo tay nghề và các kỹ thuật cần thiết cơ bản. Việc đào tạo phải do các cán bộ kỹ thuật có chuyên môn cao đào tạo, hướng dẫn. 4.3 Nguồn vốn thực hiện dự án: Để thực hiện được dự án một cách có hiệu quả phải yêu cầu nguồn vốn đầu tư cao hơn nhiều so với mức đầu tư cho xây dựng các công trình cấp nước trong những năm qua. Do đó phải huy động mọi nguồn vốn tham gia đầu tư. Nguồn vốn Ngân sách vẫn là nguồn vốn chủ đạo có tính chất quyết định, chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng các công trình đầu mối: Giếng khoan, công trình xử lý mạng ống truyền dẫn chính và nhánh vào các ngõ xóm. Thông thường chiếm khoảng 80% tổng giá thành công trình. Để thực hiện dự án này một cách tốt nhất cần tập trung vận động các tổ chức Quốc tế tài trợ dưới mọi hình thức: viện trợ nhân đạo không hoàn lại, cho vay lãi suất thấp hoặc không tính lãi, trực tiếp đầu tư theo hình thức BOT. Huy động nhân dân đóng góp vốn đầu tư theo tinh thần Nhà nước và nhân dân cùng làm. Nguồn vốn dân đóng góp chủ yếu tập trung đầu tư phần đường ống vào từng hộ gia đình, lắp đồng hồ đo nước. Thông thường chiếm khoảng 20% tổng giá thành công trình. Việc huy động vốn trong nhân dân còn có ý nghĩa nâng cao nhận thức của mọi người về trách nhiệm đối với cộng đồng trong việc xây dựng , quản lý, bảo vệ các công trình lợi ích công cộng nói chung và các trạm cấp nước nói riêng. Ngoài ra, có thể vận động các cá nhân, tổ chức đóng góp vốn đầu tư xây dựng công trình cấp nước theo hình thức BOT như một số tỉnh miền Nam hiện nay đang phát triển hình thức này. 4.4 Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cho việc thực hiện các dự án xây dựng các trạm nước phục vụ cho sinh hoạt Nhà nước cần có những chính sách cho vay không lãi hoặc lãi suất ưu tiên đối với các tổ chức cá nhân để xây dựng các công trình cấp nước sạch. Đất để xây dựng các công trình nước sạch được nhà nước chuyển giao quyền sử dụng đất. Miễn thuế giá trị gia tăng cho các đơn vị xây dựng, kinh doanh nước sạch nông thôn. Bù giá nước cho nhân dân nông thôn trong vài năm đầu (không tính khấu hao, bù tiền sửa chữa, vận hành). Với các đối tượng chính sách, Nhà nước cần hỗ trợ một phần hoặc toàn phần kinh phí cho các gia đình nghèo khó, hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng xã hội khác. Kết luận Nước sạch phục vụ cho sinh hoạt đã, đang và sẽ vẫn là vấn đề mang tính thời sự của tất cả các quốc gia trên thế giới không trừ một quốc gia nào. Việc cung cấp nước sạch cho nền kinh tế luôn luôn được các quốc gia đặt lên hàng đầu. Với tốc độ đô thị hoá cao như hiện nay thì nhu cầu nước sạch sinh hoạt hàng ngày, nước sản xuất dịch vụ, công cộngngày càng đòi hỏi nhiều hơn. Nước sạch nông thôn đã và đang trở thành vấn đề cấp thiết được các ngành các cấp quan tâm. Để đạt được mục tiêu 100% dân số toàn huyện Thanh Trì được dùng nước sạch thì cần phải đầu tư nhiều công sức, tiền của để cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới các hệ thống công trình cấp nước sạch cho người dân nông thôn một cách khoa học và hiệu quả. Trong quá trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới như hiện nay, để tạo ra sự hội nhập thì một điều tất yếu là phải hoàn thành tốt cơ sở hạ tầng và hệ thống cung cấp nước sạch là một trong những mặt đó. Qua phần phân tích trên, chúng ta đều thấy được lợi ích ròng của dự án là rất lớn, nó không những đáp ứng nhu cầu bức thiết về nước sạch sinh hoạt của người dân vùng “trắng” nước sạch sinh hoạt mà còn thu được lợi ích tài chính, kinh tế - xã hội lớn đóng góp vào sự phát triển của từng xã và sự phát triển chung của cả nền kinh tế quốc dân. Một lần nữa, tôi xin được khẳng định, nếu dự án này được đi vào thực hiện thì sẽ đem lại hiệu quả kinh tế – xã hội lớn lao và sẽ tạo ra nhiều cơ hội phát triển mọi mặt trong đời sống của người dân. Các tài liệu tham khảo Trong quá trình đi thực tập và tìm kiếm tài liệu, tôi đã nghiên cứu khá nhiều tài liệu, sau đây tôi xin được liệt kê những tài liệu chính (còn rất nhiều tài liệu mà tôI không thể nói ra hết được). 1. Chiến lược xây dựng hệ thống cấp nước sinh hoạt của Việt Nam. Chương trình – Kế hoạch đầu tư – phát triển đến năm 2005 và 2010. 2. Dự án cấp nước huyện Gia Lâm. 3. Dự án cấp nước huyện Thanh Trì, giai đoạn 1996-1999. 4. Giáo trình Lập và quản lý dự án đầu tư (trường đại học KTQD Hà Nội). 5. Giáo trình Phân tích chi phí – lợi ích (CBA).(trường đại học KTQD Hà Nội). 6. Giáo trình Kinh tế Môi trường của PGS.TS Nguyễn Thế Chinh và GVC Lê Trọng Hoa. 7. Niên giám thống kê y tế, kinh tế, xã hội năm 2001,2002,2003 8.Tài liệu về điều chỉnh bổ sung quy hoạch cấp nước huyện Thanh Trì. 9. Tạp trí thông tin Môi trường,số 7-1995. 10. Tạp trí thông tin Môi trường, số 6 –1997. 11. Tạp trí thông tin Môi trường số chuyên đề phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường năm 2001. 12. Tạp trí Bảo vệ Môi trường số24 –năm 1998. 13. Tạp trí thông tin Môi trường, số 10 –2002. 14. Tạp trí Bảo vệ Môi trường số 12 –2002. 15. Tham khảo các luận văn các khoá trước. 16. Tiêu chuẩn chất lượng môi trường nước của Việt Nam và của WHO. 17. Tình hình quản lý và phát triển cấp nước thị trấn, thị tứ Việt Nam đến năm 2000. Phụ lục Phiếu hỏi hộ dân ở các xã chưa có hệ thống nước sạch cho sinh hoạt. Nhằm mục đích xây dựng hệ thống trạm cấp nước tập trung để cung cấp nước sạch cho các hộ dân trong các xã còn chưa có nước sạch để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt đề nghị ông/bà trả lời giúp các câu hỏi trong phiếu đIều tra sau đây. Những thông tin được cung cấp trong phiếu đIều tra này sẽ chỉ được dùng cho mục đích nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn ! 1.Họ tên người trả lời phiếu. 2Thôn: 3.Xã:.. 4.Số nhân khẩu trong hộ: 5.Thu nhập bình quân của hộ/tháng. 6.Nơi lấy nước sinh hoạt thường xuyên của hộ: Giếng khoan của UNICEP Ao hồ tự nhiên Bể nước mưa Bể nước tập trung 7.Thời gian đi lấy nước của các hộ dân: 1 giờ 0,45phút 8.Số giờ làm việc trung bình một ngày: 8 giờ 9 giờ 10 giờ 11 giờ 12 giờ 9.Gia định có người mắc các bệnh sau: Bệnh đau mắt hột Bệnh tiêu chảy Bệnh giun sán Bệnh ngoài da Bệnh phụ khoa 10. Ông bà có mong muốn được xây dựng một trạm cung cấp nước sạch cho sinh hoạt. Không cần thiết Cần Rất cần Mơ ước được có nước sạch để sử dụng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT134.doc
Tài liệu liên quan