Luận văn Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Từ Liêm 2001 - 2010

Trong quá trình CNH – HDH đất nước thì nguồn nhân lực là một vấn đề tất yếu – Nó góp phần lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế , tương xứng với vai trò động lực của con người . Để đáp ứng được đòi hỏi này thì mỗi một con người phải được đào tạo một cách chu đáo về cả trình độ chuyên môn kỷ thuật và cả nhân cách , trình độ văn hoá Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên nước ta nói chụng và trên địa bàn huyện Từ Liêm nói riêng là công việc hết sức cần thiết đòi hỏi có sự quan tâm của các nhà chức trách Giải pháp nâng cao chất lượng NNL có nhiều, song với một số giải pháp nêu trên được tìm hiểu trong thời gian thực tập, em hy vọng sẽ phần nào đóng góp cho công tác nghiên cứu xây dựng và phát triển NNL có chất lượng cao hơn,. nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Từ Liêm trong quá trình đi lên CNH-HDH cùng cả nước

doc69 trang | Chia sẻ: linhlinh11 | Lượt xem: 774 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Từ Liêm 2001 - 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng và nhân dân chủ động khắc phục khó khăn tích cực phấn đấu đẩy nhanh phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, bộ mặt đô thị được đổi mới nhanh chóng, các vấn đề xã hội như giáo dục, y tế, VHTT- TT, chính sách xã hội được quan tâm giải quyêt, đời sống nhân dân được ổn định và nâng cao một bước, an ninh trật tự bảo đảm. Nhận thức của cộng đồng dân cư và bản thân người lao động, người nghèo đói được nâng lên một bước trong việc tham gia và phấn đấu giải quyết lao động, xoá đói giảm nghèo. Trong 4 năm qua 2000-2003 toàn huyện đã tạo thêm 14776 chỗ làm việc mới. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 4,9%, tỷ lệ thiếu việc làm giảm xuống còn 4,5%. Hệ số sử dụng lao động ở nông thôn tăng từ 72,06% lên 75,26%. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng trong lao động khu vực sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, dịch vụ du lịch, giảm tỷ trọng lao động khu vực nông nghiệp. Bên cạnh đó chất lượng nguồn lao động tăng lên rõ rệt, biểu hiện ở trình độ văn hoá của người lao động nâng lên theo từng năm, khoảng cách chênh lệch trình độ văn hoá giữa nam và nữ; được thu hẹp lại. Để đạt được kết quả đó là do : + Đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị kỹ thuật phương tiện, giảng dạy cho trung tâm dạy nghề của huyện để tăng cường khả năng tổ chức dạy nghề được nhiều nghề, đáp ứng được yêu cầu của người lao động + Tìm thị trường khôi phục một số ngành nghề như : May Cổ Nhuế, rèn Xuân Phương, dệt len xã Trung Văn đẩy mạnh chế biến bún Mễ Trì, bánh mứt kẹo Xuân Đỉnh. Liên kết và tìm thị trường tiêu thụ.. + Về năng suất lao động Năng suất lúa tăng trong các năm qua Năm NSTB(tạ/ha) 2001 2002 2003 Lúa 72 74.8 79 + Về tổng giá trị sản xuất Năm GO (Triệu.đ) 2001 2002 2003 Tổng số 854.186 951.237 1.100,470 N – L – thuỷ Sản 236.595 246.020 245.370 Tmại -DV -Vận tải 214.372 253.840 296.400 Công nghiệm – và XD 403.321 451.377 558.700 Qua đó ta thấy :Do tốc độ tăng trưởng cao ( tăng 21.5% ) , nên tỷ trọng giá trị sản xuất tăng mạnh từ 47.5% ( năm2002 ) lên 50.8% (năm2003) ,tỷ trọng Giá trị sản xuất ngành thương mại tăngtừ 26.7% (năm2002) lên 27% (năm 2003) . tỷ trọng ngành nông nghiệp tiếp tục giảm từ 25.8% (năm 2002) xuống còn 22.2% ( năm 2003 ) + Về thể lực :Do thực hiện có hiệu quả các chương trình ytế , đảm bảo và chăm sóc sức khoẻ số người được khám bệnh tăng lên lên . Duy trì các vệ sinh phòng dịch an toàn thực phẩm , các chương trình tiêm chủng phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em nên chất lượng nguồn nhân lực dược tăng lên . Ngoài ra phong trào thể dục thể thao tăng lên với cuộc vận động “ toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống van hoá “ 2. Những mặt hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác giải quyết việc làm cho người lao động ở huyện Từ Liêm trong thời gian qua còn một số hạn chế đó là: - Trình độ kinh tế, sản xuất kinh doanh phát triển châm chưa tạo được cơ sở vững chắc và lâu dài đảm bảo giải quyết việc làm tăng thêm của huyện. - Tỷ lệ thất nghiệp thiếu việc làm của lao động nông nghiệp còn khá cao, tuy nhịp độ phát triển trên mọi lĩnh vực có khá hơn nhưng so với nhu cầu thì kinh tế phát triển còn chậm, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, năng suất lao động còn thấp, sức thu hút việc làm còn hạn chế, hiệu qủa việc làm còn thấp. - Chất lượng lao động thấp, cả về trình độ chuyên môn và trình độ văn hoá của người lao động còn thấp không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường lao động và yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. - Tỷ lệ sử dụng quỹ thời gian lao động trong năm ở nông thôn hiện nay chỉ đạt ở mức 75,26% dẫn tới số người lao động thiếu việc làm ở nông thôn còn khá cao khoảng 7856 người. - Cơ hội cho người lao động vào làm việc ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài còn khó khăn. Xuất khẩu lao động còn ít. - Đời sống của một số bộ phận nông dân gặp nhiều khó khăn, thu nhập còn thấp - Nhận thức về lao động việc làm của cộng đồng và của người lao động chưa đồng bộ. Một bộ phận những người lao động tuy thất nghiệp nhưng kén chọn việc không muốn làm những việc lam lũ vất vả hoặc thu nhập thấp. - Sự quan tâm chỉ đạo của xã, đơn vị, cơ sở về giải quyết việc làm chưa thường xuyên, các cấp các ngành chưa thật sự chú ý bố trí nhiệm vụ này trong xây dựng quy hoạch, kế hoạch và đầu tư. 3. Nguyên nhân: 3.1 Nguyên nhân đạt được Đường lối đổi mới kinh tế xã hội do Đảng đề xướng và lãnh đạo , là đúng đắn ,đã được nhân dân đồng tình ủng hộ phát huy hết tác dụng trong cuộc sống Huyện đã thành lập trung tâm dạy ngề , đa dạng hoá các hình thức dạy nghề và mở rộng các ngành nghề đào tạo nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từng bước phái triển một số ngành nghề mới Được tiếp thu kinh nghiệm tốt của nhiều địa phương và nước ngoài Huyện đã có những chính sách khuyến kích mọi thành phần kinh tế , mọi công dân ,mở mang ngành nghề tạo việc làm ,có chính sách đầu tư hỗ trợ cho cơ sở hạ tầng , đưa tiến bộ khoa học vào lĩnh vực sản xuất 3.2 Nguyên nhân chưa đạt được - Do xuất phát điểm về kinh tế huyện thấp + Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn nhỏ bé nên không thu hút được nhiều về lao động. + Mức tăng trưởng kinh tế chưa đáp ứng yêu cầu nên hạn chế việc đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất kinh doanh, đầu tư về công nghiệp. . .nên việc thu hút lao động gặp nhiều khó khăn. - Trình độ chuyên môn kỹ thuật và trình độ văn hoá của người lao động thấp, số lao động được đào tạo ít. - Các xã có làng nghề truyền thống đang dần bị thu hẹp sản xuất vì không tìm được thị trường tiêu thụ sản phẩm, công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như trình độ của người lao động thủ công không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. - Lao động ở ngoại tỉnh đến nhập khẩu làm ăn sinh sống trên địa bàn làm tăng tỷ lệ thất nghiệp như ở thị trấn Cầu Diễn. Trình độ dân trí ở các xã còn hạn chế. Do đó nhận thức chưa chuyển kịp, do thói quên của cách thức làm ăn cũ còn in sâu và đụng chạm đến lợi ích cá nhân dẫn đến tư tưởng trì trệ. 3.Tác động của chất lượng NNL đến đời khinh tế xã hội a) Tình hình kinh tế xã hội của từ liêm trong những năm qua kinh tế vẫn tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá , bình quân 6.70% , trongđó nông nghiệp tăng bình quân 4.10% , công nghiệp tăng 7.2% , thương mại dịch vụ tăng trưởng 9.30% Cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực , tăng tỷ trọng ngành công nghiệp 18.3%(1990) lên 31.4% (1995) và đạt được 40.10% năm 2003,giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 44.4%(1995) xuống 35.4%(2000) và xuống 29.5%(2003) Trong quá trình phát triển nông nghiệp , do tích cực tăng cường áp dụng những tiến bộ của khoa học kỷ thuật , nắm bắt được thị trường , dã chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng mới nuôi trồng các loại cây con có giá trị bình quân từ 40.6 triệu /ha (1995) tới 55.6 triệu/ha (2000) đạt mức cao nhất trong các huyện ngoại thành Hà Nôị Ngành công nghiệp tuy còn khó khăn ,hạn chế nhưng huyện đã khôi phục và phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp , vừa kế thừa nâng cấp ngành nghề truyền thống vừa xây dựng thêm những ngành nghề có công nghệ và kỷ thuật cao Công tác xây dựng cơ sở hạ tầng đã đặt được những thành tựu đáng kể , hệ thống dẫn diện , hệ thống cung cấp nước sạch dã xây dựng được nhiều tuyến ... và đến nay đã có 100% hộ dùng diện và 58% hộ dùng nước sạch Công tác giáo dục được đảm bảo cả về số lượng và chất lượng đào tạo , tỷ lệ tốt nghiệp tăng từ 99.2% lên 100% , trung học phổ thông tăng từ 51%lên 87% tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng từ 85% lên 88% .Toàn huyện dã phổ cập hết cấp II Công tác ytế dã có sự quan tâm hơn trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân . Công tác KHHGD ,từng bước vào nề nếp , góp phần hạ tỷ lệ sinh đẻ 1.79%(1995) xuống còn 1.51%(2000) -Tình trạng thất nghiệp của Từ Liêm hiện nay tuy cũng đã giảm nhiều so với mấy năm trước do huyện đã có nhiều biên pháp khuyến khích người nông dân đầu tư vào sản xuất nông nghiệp và tích cực thu hút sự đầu tư của của các nhà đầu tư vào phát triển các ngành nghề, các doanh nghiệp trong khu vực nông thôn và vào các khu công nghiệp nhằm thu hút thật nhiều lao động. Từ năm 2000 có tỷ lệ 7,65%(12126 người) đã giảm xuống còn 10,5%(10145 người) năm 2001, ta thấy tỷ lệ này vẫn là cao. Cứ như tình hình hiện nay với tốc độ tăng dân số củaTừ Liêm vẫn còn mức rất cao (1,2% năm 2003 ) thì tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn là vấn đề bức xúc của huyện trong quá trình đô thị hoá mạnh như hiện nay. Biểu 10 : Tình trạng thất nghiệp ở huyện Từ Liêm Đơn vị: Người,%. Chỉ tiêu 2000 2001 2002 Số lượng % so với TSLĐ Số lượng % so với TSLĐ Số lượng % so với TSLĐ 1.Thất nghiệp 2.Thiếu việc làm (tgsd lao động) 12126 6512 7,65 4,1 10145 8123 6,1 4,9 8756 7985 4,9 4,5 Nguồn: Báo cáo chương trình giải quyết việc làm huyện Từ Liêm Chương III . Phương hướng và giải pháp nâng cao chất kượng nguồn nhân lực trên địa bàn huyện Từ Liêm I . Các cơ sở khoa học để xác định phương hướng cải tiến nguồn nhân lực Phân tích và dự báo NNL đến năm 2010 1.1 Về dân số và lao động Dựa vào tình hình biến động dân số và lao động, thực hiện công tác dân số KHHGD, kết qủa tổng điều tra dân số năm 1997 và điều tra lao động việc làm năm 2000, căn cứ vào quy hoạch huyện đến năm 2020. Dự báo dân số và lao động từ năm 2001 đến 2010 của huyện như sau: Biểu 15: Dự báo dân số - lao động huyện đến 2010. Đơn vị :Người Chỉ tiêu đv tính 2001 2002 2003 2004 2005 2010 Tổng dân số Ds từ 15 tuổi trở lên LĐ trong độ tuổi Người Người Người 158.126 95.825 104.363 167.235 100.341 110.375 177.248 106348 117.167 185.625 111.375 122.542 196.758 118.054 129.860 204.632 122.779 135.057 Nguồn: Đề án phát triển kinh tế xã hội huyện đến năm 2010 Đến năm 2010, dân số huyện có khoảng 204.632 người, tăng 46.506 người so với năm 2001. Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên khoảng 122.779 người, lao động trong độ tuổi năm 2010 khoảng 135.057 người, so với năm 2001 tăng 30.694 người. Về hệ thống giáo dục Chỉ tiêu ĐV 2001 2002 2003 2004 2005 2010 Cấp I Cấp II Người Người 22295 17396 22357 16879 22370 17650 22419 18425 22498 18657 26700 22159 Qua bảng số liệu ta thấy Số người đi học cấp I dược dự báo đến năm 2010 là 26700 người tăng19.75% so với năm 2001 ứng với một lượng 4405 người do dân sốcủa huyện tăng lên đồng thời có chính sách phổ cập giáo dục lên 100% Số người đi học cấp II được dự báo đến năm 2010 tăng lên 12.73% so với năm 2001 ứng với một lượng 4762 người Đối hệ thống đào tạo ( các trường đại học , trung học cao đẳng ..) Dựoc củng cố và nâng cấp một số trường đại học , cao đảng được xây dựng kiên cố khang trang ở khu vực Cổ Nhuế , Thuỷ Phương như trường mỏ địa chất Xây dựng một số trương Đại học mở như đại học Luật , cao đẳng sư phạm .. ở khu vực Mỹ Trì , Tây Mỗ .. 1.3 Về hệ thống các bệnh viện trạm xá Đến năm 2010 ngoài việc nâng cấp hết các bệnh viện hiện có của các ngành trungương và của thành phố Hà Nội sẽ xây dựng thêm 3 bệnh viện đa khoa tại trungtâm huyện và ở 2 xã Cổ Nhuế và Trung Văn , mỗi bệnh viện có quy mô 200 –500 giường bệnh . Huyện bố trí mộy số bệnh xã liên xã cũng như củng cố , nâng cấp toàn bộ 16 trạm tại các xã và thị trấn 1.4. Cơ cấu kinh tế của huyện trong 10 năm tới: bểu 16: Cơ cấu kinh tế của huyện trong 10 năm tới. Đơn vị:% Chỉ tiêu 2001 2005 2010 + Du lịch-Dịch vụ + Công nghiệp - Xây dựng + Nông–Lâm-Thuỷ sản 25 41 34 30 45 25 31 54 15 Nguồn: Đề án phát triển kinh tế xã hội huyện Từ Liêm Lựa chọn cơ cấu kinh tế giai đoạn 2001-2010: Cơ cấu kinh tế Công nghiệp – Dịch vụ – Nông nghiệp cụ thể như sau : - Từ 2001-2005: Phát triền mạnh dịch vụ, thương mại, du lịch và hạ tâng cơ sở cho công nghiệp, nông nghiệp. - 2006-2010: Phát triển công nghiệp ở mức độ cao, du lịch, nông nghiệp. + Ngành dịch vụ, thương mại: Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ phục vụ cho đời sống và cho sản xuất. Các dịch vụ ngân hàng, tài chính, thương mại, dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, dịch vụ phục vụ cá nhân và công cộng. . .Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế: Ước tính doanh thu toàn bộ các hoạt động dịch vụ, thương mại đến năm 2010 đạt 1.260 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân hằng năm (về doanh thu) là 16%/1năm, tỷ trọng của ngành thương mại – du lịch chiếm 28% GDP, thu hút khoảng 24% tổng số lao động làm việc trong ngành này. - Ngành công nghiệp : ưu tiên các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, các ngành sản xuất hàng tiêu dùng và các ngành hướng về xuất khẩu. Chú trọng các ngành nghề chế biến nông sản thực phẩm để tác động mạnh mẽ đến công nghiệp hoá nông thôn. Mục tiêu phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm trong 5 năm 2001-2005 tăng 16,2%, tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm trong 10 năm: 19,5%. Đến 2010 công nghiệp tăng bình quân hằng năm 24,4% ( công nghiệp quốc doanh tăng 22,8%; ngoài quốc doanh tăng 27,2%); Xây dựng tăng bình quân hàng năm 13,5% và tỷ trọng công nghiệp – xây dựng chiếm 43,8% GDP. Sản xuất công nghiệp thu hút 30% số lao động trên địa bàn. Ngành nông - lâm - thủy sản đạt giá trị sản lượng tăng bình quân hàng năm khoảng 4,5%. Đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP khoảng 10,4%; Tỷ trọng ngành chăn nuôi trong tổng giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 40-45%. Lao động trong những năm 2010 chiếm 29,6% lao động trong độ tuổi. Một số vấn đề tác động tới nguồn nhân lực trong thời gian tới - Dân số trung bình tiếp tục tăng nhưng tốc độ tăng giảm dần. Năm 2001dân số tăng 4.97% so với năm 2000, trong năm 2002 cả huyện có167.235 người tăng 5.76% so với dân số trung bình năm 2001. Trong cơ cấu dân số thì dân số ở thành thị chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng tăng với mức cao hơn so với ở khu vực nông thôn (năm 2002 dân số thị trấn là 41808, chiếm 25% dân số, tăng 2,3% so với năm 2001 còn dân số nông thôn tăng 0,98%) dân số là nữ chiếm tỷ trọng lớn hơn dân số năm (Nữ: 50,8%, Nam: 49,2%). Dân số tăng là nguyên nhân chính dẫn đến sự gia tăng của LLLĐ: năm 2001 tăng4.71% so với năm2000, năm 2002 tăng 4.85 so năm 2001. Tuy nhiên, do tốc độ tăng LLLĐ thấp hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế nên tỷ lệ thất nghiệp thành thị giảm dần (năm 2002 giảm 0,27% so với năm 2001) và tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lao động trong độ tuổi khu vực nông thôn tăng lên 75,3% năm 2002. Do kinh tế tiếp tục tăng trưởng và giá cả tương đối ổn định nên nhìn chung đời sống dân cư đã được cải thiện hơn so với trước, cả ở thị trấn và nông thôn: ởthị trấn , thu nhập bình quân một tháng năm 2002 của một lao động trong khu vực Nhà nước đạt 999,3 nghìn đồng (năm 2001 là 889,6 nghìn đồng), trong đó lao động thuộc Trung ương quản lý đạt 1297,2 nghìn đồng và lao động địa phương quản lý đạt 787,4 nghìn đồng còn ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp ổn định, thực phẩm tăng nên đời sống người nông dân đã được cải thiện. Tình trạng thiếu đói giảm nhiều so với trước. Hoạt động thể dục thể thao diễn ra sôi động và rộng khắp trên phạm vi cả huyện . Hiện có khoảng 19% dân số tham gia luyện tập thể dục thể thao thường xuyên; số trường học thực hiện trương trình giáo dục thể dục thể chất tăng, trong đó có 20% số trường học có phong trào thể dục thể thao ngoại khoá; trên 90% cán bộ chiếm sĩ lực lượng vũ trang đạt tiêu chuẩn rèn luyện thể thao theo quy định. Phòng trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" tiếp tục đẩy mạnh. Nhiều xã đã thực hiện tốt phong trào này bằng các hình thức như xây dựng làng văn hoá, khu phố vă hoá, gia đình văn hoá, tích cực đưa các hoạt động văn hoá thông tin về cơ sở, khai thác và phát huy vốn văn hoá dân gian, cổ truyền bảo tồn các lễ hội. II . Quan điểm , mục tiêu nâng cao nguồn nhân lực 1.Các quan diểm Quan điểm của đảng và nhà nước Vấn đề phát triển con người luôn luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm hàng đầu trong phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Với quan điểm mang tư tưởng chỉ đạo và chủ đạo thể hiện tính định hướng mục tiêu phát triển của nguồn nhân lực của thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp CNH-HĐH. Quan điểm này được thể hiện qua Đại hội Đảng lần thứ VIII và Nghị Quyết TW2 (khoá VIII) là: 1. Phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững của công cuộc CNH- HĐH đất nước. 2. Quan điểm coi “Phát triển giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu để có được một nguồn lực có chất lượng cao. Phát triển nguồn nhân lực là vấn đề có liên quan với nhiều lĩnh vực và ngành khác nhau. 3. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực (nhằm tạo điều kiện để đề đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao) luôn phải đi trước một bước và phải đầu tư cho phát triển toàn diện cho con người từ khi sinh ra cho tới lúc trưởng thành. 4. Phát triển nguồn nhân lực phải gắn với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, những tiến bộ khoa học công nghệ. Thực hiện sự gắn bó chặt chẽ giữa “Đào tạo - sử dụng - việc làm” có chính sách sử dụng đãi ngộ đúng giá trị nguồn nhân lực được đào tạo. 5. Quan điểm tôn trọng quyền tự do của con người trong sinh đẻ, học tập và làm việc. Như vậy, để phát triển nguồn nhân lực phải kết hợp nhiều lĩnh vực, nhiều vấn đề cần giải quyết, song phát triển giáo dục là có mối quan hệ chặt chẽ nhất, cần được phân tích, làm cơ sở xây dựng chính sách nhà nước để phát triển nguồn nhân lực một cách phù hợp với yêu câù CNH-HĐH đất nước trong những năm đầu thế kỷ 21. Trong Nghị Quyết Đại Hội Đảng lần thứ IX tiếp tục kế thừa quan điểm trước của Đảng coi “giáo dục-đào tạo là quốc sách hàng đầu, nhằm nâng cao dân trí và bồi dưỡng nhân tài”. Cho nên, trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2001-2010, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam về việc phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thế hệ trẻ Việt Nam là “ Đặt con người vào vị trí trung tâm khơi dậy mọi tiềm năng cá nhân và cả cộng đồng dân tộc, kết hợp hài hoà phát triển kinh tế với phát triển văn hoá xã hội, giữa đời sống vật chất với đời sống tinh thần của nhân dân, coi phát triển kinh tế là cơ sở là phương tiện và tiền đề để thực hiện những chính sách xã hội, vừa là động lực, vừa tạo sự ổn định về chính trị xã hội làm cơ sở cho việc tăng trưởng kinh tế bền vững”. 2. Phương hướng hoàn thiện 2.1 Phương hướng - Nâng cao thể lực và tầm vóc của nguồn nhân lực bằng cách tăng khầu phần dinh dưỡng cho nhân dân lên 3.500 Kcalo/ người/ngày, tăng chiều cao trung bình thanh niên lên 1,64 m và tuổi thọ bình quân người dân lên 70 tuổi vào năm 2005. - Để đảm bảo nâng cao thể chất cho nguồn nhân lực tương lai, phải nhanh chóng xoá bỏ tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em và phụ nữ có thai. Dự tính đến năm 2005 sẽ giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn khoảng 22-25%. Đồng thời, thực hiện tiêm chủng trẻ em và phụ nữ có thai đạt 100%, tiến hành chăm sóc sức khoẻ ban đầu, ngăn chặn phòng ngừa dịch bệnh phải là những công việc thường xuyên lâu dài của ngành y tế. Mục đích đến năm 2005 cung cấp 50% nhu cầu thuốc chữa bệnh sản xuất trong toàn huyện - Thực hiện giáo dục dinh dưỡng với phương pháp chế biến món ăn hợp lý, đủ chất kết hợp giáo dục với bảo vệ, phòng dịch bệnh, tổ chức cuộc sống trong môi trường lành mạnh đến từng người dân, phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Bên cạnh, nhân rộng phong trào toàn dân thực hiện rèn luyện thân thể thông qua các hoạt động thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ cho người dân. - Ngoài ra, nguồn nhân lực chịu ảnh hưởng rất lớn bởi môi trường sống của dân cư. Vì vậy đặt ra mục tiêu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn cần cải thiện, bảo vệ môi trường sống, tăng cường các biện pháp bảo vệ, an toàn lao động. Trong năm 2005 dự kiến sẽ cung cấp nước sạch cho 60% dân số nông thôn, xử lý nước thải và chất thải công nghiệp ở thành phố đảm bảo xây dựng các “thành phố xanh sạch đẹp”. - Thực hiện công bằng xã hội trong chăm sóc sức khoẻ, quan tâm đến những người có công với đất nước, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, những người tàn tật. 2.2 Mục tiêu cụ thể -Xây dựng huyện vững mạnh , đảm bảo ổn định vững chắc chính trị an ninh quốc phòng ,không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân . Đến năm 2010 cơ bản xây dựng xong nền tảng VCKT của cả hai vùng đô thị và nông thôn mới trên địa bàn toàn huyện , bảo đảm thể hiện tính văn minh hiện đại đậmm đà bản sắc dân tộc -Trong thời gian tới cần phát triển và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tại chỗ đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động có yêu cầu việc làm. Mọi thành phần kinh tê, mọi công dân mở mang ngành nghề, tự tạo việc làm cho mình và cho người khác. Bên cạnh đó thực hiện các biện pháp để trợ giúp người thất nghiệp nhanh chóng có việc làm hoặc những việc làm hiệu quả hơn. Thông qua đó để giải quyết hợp lý mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với việc làm cho người lao động góp phần tích cực xây dựng, phát triển huyện. Mục tiêu cụ thể là: - Trong 6 năm tới tạo việc làm mới cho 20874 lao động. Bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho 3478 lao đông. - Giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống còn 2,8% vào năm 2005 và 1,5% vào năm 2010. - Giảm tỷ lệ thiếu việc làm xuống còn 6,28% (hiện tại) xuống còn 4,47% năm 2005 và 3,38% vào năm 2010. - Nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 80% năm 2005 và 85% vào năm 2010 - Phấn đấu mỗi năm tăng 2% tỷ lệ lao động đã qua đào tạo. III . Các giải pháp 1.Nâng cao trình độ văn hoá , trình độ chuyên môn kỷ thuật cho người lao động ã Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong sự nghiệp phát triển giáo dục- đào tạo hiện nay Trong quá trình đổi mới đất nước, đến nay, mặc dù có nhiều khó khăn, sự nghiệp giáo dục-đào tạo có nhiều tiến bộ và phát triển, nhưng so với yêu cầu phát triển đất nước, hoạt động giáo dục-đào tạo của Từ Liêm còn nhiều yếu kém, đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết. Những vấn đề cơ bản đó là: + Nâng cao chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục-đào tạo: Cho đến nay, chất lượng và hiệu quả giáo dục của cả huyện còn thấp, biểu hiện sự giảm sút nghiêm trọng ở mức báo động. Trình độ văn hoá nghề nghiệp, năng lực thực hành, hiểu biết về xã hội nhân văn của học sinh còn yếu.. + Đối với cơ cấu hệ thống giáo dục trong toàn huyện cần tăng cường cơ sở vật chất-kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục-đào tạo. Hiện tại, cơ cấu hệ thống giáo dục còn bất hợp lý, cơ sở vật chất-kỹ thuật xuống cấp và thiếu thốn nghiêm trọng cần được khắc phục kịp thời. + Một tỷ lệ đáng kể giáo viên hiện nay còn yếu kém về chuyên môn và bị xói mòn về tư cách đạo đức, bất cập với yêu cầu đổi mới giáo dục quốc dân. Sự đổi mới quản lý của các cơ sở giáo dục-đào tạo còn chuyển biến chậm, sự phân công, phân cấp trách nhiệm, quyền hạn giữa các ngành, các cấp chưa hợp lý. Việc sử dụng và quản lý các nguồn đầu tư cho giáo dục-đào tạo còn ít hiệu quả, chưa tập trung vào những hướng ưu tiên. Phần đông cán bộ quản lý giáo dục- đào tạo các cấp chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính. ã Giải pháp giáo duc-đào tạo cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 1.1. Thực hiện giáo dục-đào tạo trên nguyên tắc xã hội hoá, dân chủ hoá và nhân văn hóa Xã hội hoá giáo dục và đào tạo là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân với sự quản lý của Nhà nước; là giáo dục cho mọi người, toàn dân giáo dục suốt đời; là mọi người cho giáo dục, vì giáo dục; là mỗi người phải tự học, tự đào tạo qua thực tiễn. Xã hội hoá giáo dục và đào tạo sẽ làm giàu cho giáo dục, đào tạo đáp ứng được những nhu cầu đa dạng, phong phú của xã hội, của từng ngành, từng địa phương, biến nhà trường từ một thể chế xã hội- Nhà nước, một hệ thống mở đa dạng, mềm dẻo gắn liền với quá trình kinh tế-xã hội. Dân chủ hoá giáo dục là động lực quan trọng thúc đẩy tính năng động, năng lực sáng tạo, tích cực xã hội của chủ thể và khách thể giáo dục, do đó chất lượng giáo dục được nâng cao. Sự bình đẳng về cơ hội học nghề là một trong những mục tiêu trọng yếu của dân chủ hóa giáo dục. Nghĩa là, Nhà nước bảo đảm sao cho mỗi người đều có cơ hội học tập thích đáng để có được một nghề nghiệp xứng đáng. Dân chủ hoá giáo dục sẽ đảm bảo cho mọi người phát huy tốt những năng khiếu bẩm sinh, họ sẽ tự lựa chọn cho mình con đường học tập theo khả năng và ý thích riêng của mình. Nhân văn hoá giáo dục nhằm hướng tới việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho học sinh. Nó đòi hỏi qúa trình giáo dục đem đến cho học sinh không chỉ có kiến thức khoa học, trình độ học vấn mà còn hàng loạt phẩm chất cần thiết ở con người. Đó là niềm tin trên cơ sở hiểu biết, là tinh thần phê phán, tôn trọng sự thật và chân lý, thái độ trong thực tiễn và hiệu quả, là những quan niệm đúng đắn về lẽ sống, các chuẩn mực đạo đức, các giá trị thẩm mĩ và thể chất, về cội nguồn văn hoá, phương pháp tư duy lịch sử, sự kết hợp truyền thống và hiện đại, và về những định hướng giá trị trong con người Việt nam cần vươn tới Những yếu tố này sẽ tạo nên sức mạnh to lớn cho con người. Vì vậy, Nhật Bản và các nước “công nghiệp mới” châu á rất chú trọng đến tính nhân văn trong giáo dục của họ. 1.2. Tiếp tục đổi mới nội dung giáo dục-đào tạo Mục tiêu chung của giáo dục-đào tạo là tạo ra nền tảng học vấn cho công dân, phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng và đào tạo nhân tài, xây dựng một đội ngũ chuyên gia giỏi về khoa học kỹ thuật, công nghệ quản lý và kinh doanh đủ sức phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá. Vì vậy nội dung của giáo dục-đào tạo phải luôn bám sát thực tiễn. Việc thiết kế hệ thống kiến thức giáo dục-đào tạo cần thực hiện theo phương châm: hiện đại, thiết thực bám sát yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước và xu thế tiến bộ của thời đại. Nội dung giáo dục phải bao gồm không chỉ những kiến thức thuần tuý về khoa học, kỹ thuật, công nghệ mà còn cả những kiến thức về văn hoá, nhân văn, những giá trị nhân văn sâu sắc của con người Việt nam. Phải giáo dục cho thế hệ trẻ Việt nam lòng quyết tâm, ý trí vươn lên, không cam chịu đói nghèo lạc hậu từ khi còn nhỏ. Đồng thời phải giáo dục đạo đức thể chất, giáo dục văn hoá lao động công nghiệp, ý thức tiết kiệm, trách nhiệm công dân, ý thức dân tộc, trang bị cho người học vấn hiểu biết môi trường sinh thái, về văn hoá pháp luật và văn hoá dân chủ, chuẩn bị cho họ thói quen sống và làm việc trong một xã hội công dân có kỷ cương, pháp luật nghiêm minh. Nghĩa là nội dung giáo dục phải là yếu tố quyết định trong việc tạo ra những con người có nhân cách phù hợp với sự phát triển của đất nước. Đào tạo kiến thức chuyên ngành là để người lao động có được những kỹ năng làm việc khi hoạt động thực tiễn. Vì vậy, nội dung đào tạo phải chuyên sâu, phải gắn chặt với nhu cầu sản xuất, làm sao cho sinh viên, học sinh ra trường sẽ sử dụng ít nhất 50% kiến thức được đào tạo vào công việc sản xuất kinh doanh. Đào tạo cán bộ nói chung hiện nay gồm 3 loại: Đào tạo cán bộ quản lý, đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, đào tạo công nhân kỹ thuật. Việc đổi mới nội dung đào tạo phải đảm bảo kiến thức cơ bản gắn liền với nghề nghiệp tương ứng, không học chung chung, dàn trải như hiện nay, dẫn đến nhiều kiến thức thừa trong khi lại không hiểu sâu về kiến thức cần. Đào tạo chuyên ngành cũng cần tăng thực hành để có thể hiểu sâu sắc hơn lý thuyết. Cần hướng cho sinh viên làm quen và tìm lời giải cho tình huống thực tiễn. Cập nhật kiến thức hiện đại, làm tiền đề cho sự phát huy năng lực công tác thực tế 1.3. Đổi mới phương pháp giảng dạy Phương pháp giáo dục và đào tạo cũng cần đổi mới thực sự. Phương pháp giáo dục và đào tạo bao gồm nhiều con dường, cách thức, biện pháp nhưng phương pháp chung có hiệu quả cao và đang trở thành xu hướng có tính phổ biến là quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo. Phương pháp có tác dụng kích thích, phát huy tính chủ động tích cực, thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và khai thác khả năng sáng tạo của người học, giúp họ hình thành năng lực và phương pháp tư duy khoa học. Không có năng lực tư duy khoa học không thể có sự phát triển trí tuệ thật sự và do đó nhân cách sẽ bị thiếu hụt-một thành tố tối quan trọng, làm cho người ta dễ dao động và không có sức mạnh tự thân. Giờ đây, hiệu quả của giáo dục-đào tạo không chỉ tính bằng lượng kiến thức đã truyền đạt mà chủ yếu phải tính bằng sự phát triển của năng lực sáng tạo, phương pháp tư duy khoa học, khả năng thích nghi và khả năng biến tri thức thành kỹ năng lao động. Đây chính là điều cần thiết cho người học, là nền tảng và phương tiện quan trọng, giúp họ đạt hiệu quả cao không chỉ trong hoạt động thực tiễn mà cả trong quá trình tiếp tục đào tạo, cập nhật kiến thức thường xuyên sau này, nếu không muốn tụt hậu. + Giáo dục phổ thông phải đảm bảo phản ánh đầy đủ nhất những kiến thức về tự nhiên và xã hội, giúp người học sinh có được những hiểu biết chung về thể giới mà họ đang sống, để chuẩn bị cho mình đáp ứng những nhu cầu của cuộc sống. Nội dung giáo dục cũng không được chồng chất như hiện nay, phải sắp xếp một cách khoa học nội dung sách giáo khoa cùng với việc bố trí giờ học, các chương trình học tập phù hợp đảm bảo cho người học sinh có thể tiếp thu tốt nhất những tri thức mà không bị nhàm chán. + Giáo dục phổ thông phải kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, cùng phát hiện, định hướng nghề nghiệp cho học sinh, giúp họ có được kiến thức vững chắc cho tương lai. + Giáo dục đại học cần củng cố và tăng cường mối liên hệ giữa giảng dạy và nghiên cứu, giáo viên và sinh viên cùng nghiên cứu sẽ giúp cho người giáo viên nâng cao những khả năng sư phạm, truyền đạt kiến thức một cách hiệu quả, sinh viên sẽ nắm bắt được các công nghệ hiện đại và hướng ngay vào sản xuất kinh doanh, đem lại tri thức học được phục vụ công cuộc phát triển đất nước. Đây là một hướng quan trọng để tiếp tục đổi mới giáo dục-đào tạo đi vào thế kỷ XXI, làm cho giáo dục dần dần thực hiện vai trò nền tảng của xã hội trong thời đại mới. 1.4. Xây dựng đội ngũ giáo viên mạnh về số lượng và chất lượng Chất lượng giáo dục-đào tạo phần lớn do trình độ giáo viên quyết định, một giáo viên không thể đảm bảo chất lượng cho nhiều học sinh mà cũng không thể có học sinh giỏi nếu không có thầy dạy tốt. Vì vậy, phải nhanh chóng xây dựng đội ngũ giáo viên đầy đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng, có trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, tập trung tâm lực vào sự nghiệp giáo dục. Để giải quyết nhiệm vụ đó, Nhà nước cần đưa ra chính sách để lựa chọn tạo nên một đội ngũ giáo viên giỏi, có phẩm chất đạo đức để đào tạo bồi dưỡng làm thầy, phải chăm lo đời sống giáo viên, nâng cao mức sống và điều kiện làm việc cho giáo viên xác lập được vị trí cao quý của người thầy trong xã hội trên tinh thần kế thừa và phát huy truyền thống “tôn sư trọng đạo” của dân tộc, tạo môi trường cho người thầy giáo nâng cao trình độ học vấn bằng nghiên cứu sâu những chuyên đề, học bằng để nâng cao trình độ học vấn. 1.5. Đa dạng hoá các loại hình, các phương thức đào tạo Nhằm huy động thêm nhiều nguồn lực cho việc phát triển nhanh nguồn nhân lực Nhà nước đã thực hiện đa dạng hoá các loại hình giáo dục và đào tạo. Cho đến nay, hệ thống giáodục-đào tạo tồn tại các loại hình tổ chức như sau: + Hệ thống các trường quốc lập. + Hệ thống các trường bán công dân lập + Hệ thống các trường tư thục + Hệ thống các trường trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2010 là rất lớn . Vì vậy phải đẩy mạnh khuyến khích các loại trường tư thục, trường trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia để giảm bớt gánh nặng cho Nhà nước, đồng thời phát huy vai trò của các trường bán công dân lập để nâng cao trình độ dân trí, thu hút những người có điều kiện tiếp tục học và học lên cao khi trình độ còn yếu. 1.6. Đầu tư tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập, nghiên cứu Chất lượng giáo dục-đào tạo sẽ được nâng lên khi có một điều kiện cơ sở vật chất phục vụ đầy đủ, hiện đại. Vì vậy cần đầu tư xây dựng trường lớp, bàn ghế, sân chơi ngoài giờ học, trang bị đèn, quạt đầy đủ cho các cấp học, nhất là ở các vùng dân tộc ít người. ở cấp giáo dục phổ thông cần phải có thư viện, phòng thí nghiệm để các em tham khảo, thực hành, giúp nâng cao tầm nhận thức và nhận thức sâu hơn. Còn giáo dục chuyên ngành càng phải trang bị hơn hệ thống thư viện, máy tính, ký túc xá v.v. hiện đại đảm bảo cho sinh viên được học tập, nghiên cứu trong điều kiện tốt nhất, ở các trường dạy nghề phải trang bị dụng cụ thực hành, đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Ngoài ra để đảm vai trò chủ đạo của giáo dục đối với phát triển nguồn nhân lực cần thực hiện tốt các biện pháp sau: 1.7. Các giải pháp khác Phát triển hệ thống thông tin về thị trường lao động Những thông tin về thị trường lao động; lao động của mỗi loại ngành nghề, nhu cầu tìm việc làm, giúp các cơ sở đào tạo xác định được cầu về đào tạo để chuẩn bị “cung” lao động, xác định mức tuyển sinh để đáp ứng yêu cầu một cách phù hợp. Thông tin này còn giúp tìm người có đủ khả năng, năng lực để bố trí có hiệu quả vào từng loại công việc hợp lý. Hướng đột phá trong giáo dục-đào tạo Trước hết tập trung phát triển những ngành mũi nhọn đã lựa chọn. đào tạo với chất lượng cao: Xây dựng một số trường trọng điểm hiện đại để trong 5-10 năm trước mắt thực sự có tác dụng mong đợi. Đó là sự chuẩn bị nguồn nhân lực cho hội nhập quốc tế có hiệu quả. Phù hợp với tính chất phát triển nhanh của xã hội, kể cả sự phát triển về việc làm, cần tập trung vào đào tạo một số năng lực trội sau đây: năng lực thích ứng, năng lực sáng tạo, năng lực làm viêc tập thể, đồng đội, tự học thường xuyên, suốt đời. Có hai kỹ năng cần sớm giúp cho người học nắm được đó làm kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và biết cách tự tìm, tự tạo việc làm. Cần có biện pháp mạnh mẽ cho đông đảo thầy giáo thực hiện đổi mới phương pháp đào tạo, chủ động rèn luyện phẩm chất, khuyến khích sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học, phát triển phần mềm dạy học. Hướng đột phá trong quản lý giáo dục-đào tạo Hướng đột phá này là thực hiện chính sách sử dụng tài năng đội ngũ giáo viên và quản lý giáo dục đào tạo. Đi đôi với hướng đột phá vào đổi mới cách sử dụng năng lực của ngành, đề nghị cải tiến mạnh mẽ tổ chức cơ chế vận hành của hệ thống giáo dục theo tinh thần cải cách hành chính chung, với sự nhấn mạnh ý tưởng cần trao đổi nhiều hơn cho trường quyền tự quản và chịu trách nhiệm xã hội đặc biệt là các trường đại học và chuyên nghiệp dạy nghề là nơi có quan hệ trực tiếp với nhu cầu về đào tạo nhân lực. Nhìn chung, hướng đột phá nêu trên đều có liên quan đến sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để thu thập xử lý thông tin đầy đủ kịp thời với khối lượng lớn. Cho nên, hướng đột phá hàng đầu là phổ biến nhanh chóng việc sử dụng công nghệ thông tin trong xã hội. Trước hết, ở những khu vực trọng điểm của từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương, từng tổ chứcThực tế đó là cuộc cách mạng về công cụ làm việc: công cụ lao động trí óc, tạo điều kiện cho mọi người, mọi nhân lực được phát triển trí tuệ. 2. Hoàn thiện cơ chế chính sách của Đảng và nhà nước 2.1. Nhóm chính sách liên ngành . Chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình định hướng vào giảm dân số, tăng chất lượng dân số và nguồn nhân lực + Tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình, đặc biệt quan tâm để giảm nhanh hơn nữa tỷ lệ sinh đi đôi với chăm sóc sức khỏe sinh sản đối với phụ nữ, nhóm dân cư nghèo, dân cư khu vực nông thôn, đồng bào các dân tộc thiểu số, các vùng kém phát triển nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng dân số. + Cải thiện điều kiện sống dân cư bằng các biện pháp: - Xây dựng chính sách hướng dẫn tiêu dùng để khuyến khích sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. - Hoàn thiện các quan hệ phân phối thu nhập điều tiết thu nhập để nâng cao mức sống dân cư. - Xây dựng chính sách phát triển nhà ở, có chính sách giải quyết nhà ở cho tầng lớp dân nghèo ở đô thị. Nhà nước phải có quy hoạch các điểm dân cư, hỗ trợ một phần và huy động các nguồn lực trong dân, tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phù hợp với các điểm dân cư. - Bằng các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả, thuế và phân phối. Nhà nước điều hành nền kinh tế và điều tiết thu nhập, đảm bảo cải thiện đời sống cho mọi tầng lớp cư dân và thực hiện công bằng xã hội. - Xây dựng và thực hiện các chính sách tác động đến điều kiện sống dân cư nhằm phát triển nguồn nhân lực. Xây dựng nếp sống văn hóa, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường. + Chính sách khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế Đây là chính sách cơ bản phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, phát huy sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế, thu hút ngày càng nhiều lao động vào việc làm, đặc biệt khuyết khích phát triển mạnh mẽ khu vực kinh tế ngoài quốc doanh để tạo nhiều chỗ làm cho lao động đang dư thừa kịp thời sau khi học đã được đào tạo. Như vậy, người lao động sẽ tránh được thời gian chờ việc lâu làm quên lãng kiến thức đã học, sẽ không mất công để đi đào tạo lại. Phát triển kinh tế nhiều thành phần là huy động mọi nguồn nhân lực vào phát triển kinh tế, tăng sức sản xuất trong nền kinh tế lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và cải thiện mức sống dân cư. Cần có chính sách khuyến khích thúc đẩy phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phát triển mô hình kinh tế trang trại, kinh tế hộ nông thôn. Chính sách hỗ trợ về tài chính, thông tin thị trường, tạo sự bình đẳng cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. + Huy động vốn để đào tạo nguồn nhân lực Tạo vốn cho các hộ gia đình các doanh nghiệp làm nghề, khắc phục tình trạng thiếu vốn như hiện nay. Giải pháp tạo vốn có thể bằng 4 con đường sau đây: Tự giải quyết quy mô hộ gia đình: Cách tạo vốn này cần phải được khuyến khích đối với những ngành nghề giản đơn, quy mô nhỏ, công nghệ kỹ thuật đơn giản, ít cần đầu tư: tự sản xuất gia công hàng mây, tre đan, đồ nhựa, chế biến màu lương thực... Hỗ trợ vốn cho hộ gia đình thông qua HTX tín dụng, tiết kiệm. Cách này được coi trọng đối với những ngành nghề có lượng vốn yêu cầu tuy không lớn nhưng không thể thiếu. Đối với những hộ nghèo, hộ trung bình thì nguồn vốn tín dụng là một trong những giải pháp cơ bản để phát triển các ngành nghề. Hỗ trợ vốn thông qua quỹ quốc gia, tức là vay vốn từ các chương trình, dự án phát triển ngành nghề. Loại vốn này là hết sức qua trọng đối với việc tạo lập những ngành nghề truyền thống đòi hỏi vốn đầu tư lớn, ví dụ: chế biến rau quả, sản xuất cơ khí, xây dựng, sản xuất hàng tinh xảo hàng nhập khẩu... Tạo vốn qua hình thức hợp tác, liên kết giữa các hộ nông dân, tức là thông qua HTX tổ chức hợp tác, tổ liên gia... 2.2 Chính sách chuyên ngành + Chính sách đào tạo CB kỷ thuật , cán bộ công chức Nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Họ là những người trực tiếp sử dụng các phương tiện hiện đại, tiên tiến, là đội ngũ ứng dụng, chuyển giao công nghệ mới, đây là lực lượng quyết định tạo nên nội lực cho sự phát triển đất nước. Vì vậy cần phải có chính sách đào tạo ngưòi lao động có chuyên môn kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động của họ để phụ vụ đất nước. Vậy cần phải có chính sách đào tạo người lao động có CMKT thích hợp, nâng cao năng suất lao động của họ để phục vụ đất nước. Hiện nay, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật trên thế giới sự chuyển đổi sang cơ chế thị trường ở nước ta đã khiến đội ngũ cán bộ có CMKT của chúng ta có nhiều hẫng hụt nhất định. Từ thực tế đó, đặt ra cho ta yêu cầu phải đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ CMKT mới đáp ứng cho yêu cầu của sự nghiệp CNH-HĐH đất nước. Mỗi ngành, mỗi địa phương, các doanh nghiệp phải có kế hoạch cho mình, cụ thể sát thực. Mỗi cơ sở đào tạo cần có nội dung đào tạo, hình thức đào tạo lại đáp ứng yêu cầu thực tế theo nhiều hình thức: tại chức, từ xa ... Phù hợp với điều kiện của cơ sở vật chất và người học, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Đối với cán bộ công chức Nhà nước, quá trình làm việc lâu năm sẽ chỉ còn kinh nghiệm mà trình độ cập nhật kiến thức thì rất yếu. Vậy cần phải đào tạo bồi dưỡng những kiến thức chuyên môn và nâng cao việc tu dưỡng đạo đức, tránh tình trạng thoái hoá biến chất của một số bộ quản lý cấp cao, dẫn đến tình trạng tham nhũng như hiện nay. Về kinh phí đào tạo cán bộ, công chức có Nhà nước cấp, còn đối với các doanh nghiệp, xí nghiệp, theo luật doanh nghiệp Nhà nước cần có qui định được chi một số khoản trong doanh thu dành cho đào tạo lại. Đặc biệt cần khuyến khích và có chính sách tuyển chọn lao động đi nước ngoài đào tạo ở nước ngoài nhằm nâng cao kiến thức và trình độ, đẩy nhanh chuyển giao khoa học kỹ thuật và công nghệ. 3.Nâng cao thể lực cho người lao động + Đẩy mạnh hơn công tác xoá đói giảm nghèo cho những dân cư vùng miền núi, dân tộc thiểu số vì nghèo đói là nguyên nhân chính làm giảm chất lượng cuộc sống của người dân. Vấn đề này đòi hỏi Nhà nước phải đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng cho các vùng nghèo bằng huy động mọi nguồn lực, vận động cán bộ công nhân viên các tổ chức quốc tế cùng tham gia. Ngoài ra công tác xoá đói giảm nghèo về các lĩnh vực văn hoá, công tác quản lý kinh tế, kỹ thuật chuyên môn về sản xuất, đồng thời với việc đưa cán bộ tri thức trẻ về xã nhằm giúp đỡ các nghèo tự vươn lên trong sản xuất nâng cao đời sống. + Đối với các vùng bị thiên tai, bão lụt, các vùng miền núi còn nhiều khó khăn, cần hỗ trợ trước mắt và xây dựng phương án phòng tránh lâu dài để giảm thiểu tác động thiên tai, góp phần tiếp tục cuộc đấu tranh chống nghèo đói đối với các vùng này. Ngoài ra, các ngành, các cấp, các đoàn thể quần chúng cần triển khai những công việc cụ thể nhiều hơn để giúp đỡ các hộ nghèo, giảm bớt khó khăn, từng bước vươn lên ổn định cuộc sống. + Tiếp tục thực hiện công tác kế hoạch hoá gia đình nhằm giảm tốc độ tăng dân số với mục tiêu đạt được quy mô và cơ cấu dân số tối ưu. Đây là giải pháp hàng đầu, rất quan trọng. Giảm tỷ lệ sinh cho phép tiến tới hình thành và phổ biến trong toàn xã hội mô hình quy mô gia đình nhỏ, ít con, không chỉ góp phần nhanh chóng cải thiện đời sống trong mỗi gia đình mà còn đem lại lợi ích cho cả xã hội như: - Tạo điều kiện giải quyết vấn đề lương thực và giảm sức lãng phí về các dịch vụ xã hội vốn còn rất thiếu và yếu kém ở Việt Nam. - Giảm tỷ lệ sinh góp phần giải phóng phụ nữ, cải thiện điều kiện sống, tăng cường sức khỏe và tạo nhiều điều kiện cho họ có cơ hội thăng tiến, tham gia tích cực và có hiệu quả hơn những hoạt động chung của xã hội cộng đồng. + Không ngừng cải thiện công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao thể lực cho nguồn nhân lực. Để thực hiện nhiệm vụ này những vấn đề cần tập trung là: - Hình thành, phát triển hệ thống cơ sơ y tế, đặc biệt quan tâm đến chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân với việc xây dựng các trạm xá đến cấp xã, tạo sự bình đẳng các dịch vụ y tế ở thành thị và nông thôn. Hiện nay, ngoài sự yếu kém về trang bị cơ sở vật chất, vấn đề cung cấp dịch vụ y tế cho những người nghèo và những nhóm dân cư bị thiệt thòi, nhằm phát triển thể lực chính phủ về khám chữa bệnh không phải trả tiền đối với tất cả mọi người. Trước đây không còn hiệu lực và nhiều người trong số họ không có đủ tiền để trang trải. Nhằm khắc phục tình trạng trên và để giúp đỡ người nghèo nhà nước đã cấp bảo hiểm cho người nghèo và gia đình chính sách nhưng thực tế vấn đề đối xử với người bệnh có bảo hiểm dường như còn không tốt. Vậy cần phải có bệnh viên riêng miễn phí từ thiện dành cho người nghèo. - Để đảm bảo chữa và phòng tránh những bệnh hiểm nghèo cần phải có một số bệnh viện lớn, đủ trang bị cần thiết có chất lượng đặc biệt phải đào tạo các bác sỹ, chuyên gia giỏi, áp dụng khoa học vào chữa bệnh. Bên cạnh đó khuyến khích các bệnh viện tư kết hợp kiểm soát chặt chẽ chất lượng của Nhà nước để đảm bảo chăm sóc tốt nhất sức khoẻ của tất cả người dân. - Tăng cường vai trò của UB chăm sóc sức khoẻ trẻ em, các hoạt động từ thiện chăm sóc người có công, giúp đỡ người tàn tật, các nạn nhân chiến tranh, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa. - Đẩy mạnh các trương trình chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, như chương trình tiêm chủng, chống suy dinh dưỡng, chống các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh hiểm nghèo. Thực hiện giáo dục dinh dưỡng và phòng chống dịch bệnh kết hợp tuyên truyền những lối sống lành mạnh (không xa đà vào các tệ nạn xã hội); bảo vệ môi trường trong sản xuất và trong sinh hoạt, chấp hành tốt luật lệ giao thông. Tăng cường cơ sở vật chất kỷ thuật cho ngành ytế xây dựng đội ngũ ytế có năng lực , để nâng cao khả năng đề phòng , chữa bệnh của các cơ sở khám , chữa bệnh trên địa bàn huyện đồng thời tăng cường kết hợp thành phố và trung ương để giải quyết vấn đề ytế vượt quá khả năng Huyện đầu tư cải tạo nâng cấp của 15 xã và thị trấn . Cùng với đầu tư xây dựng một số bệnh viện đa khoa liên xã huyện khuyến khích mỗi gia đình lập tủ thuốc vười cây thuốc để chữa bệnh + Khuyến khích phong trào thể dục, thể thao, rèn luện sức khoẻ theo gương Bác Hồ vĩ đại. Đẩy mạnh việc khôi phục lễ hội truyền thống của các làng xã với nội dung được chọn lọc Trên địa bàn huyện xây dựng các tổ , các nhốm các câu lạc bộ hoạt động tự nguyện chơi thể dục thể thao IV . Kiến nghị 1. Cần cải tiến công tác kế hoạch phát triển nguồn nhân lực Cần xây dựng kế hoạch phát triển NNL cho cả nước và các đơn vị lãnh thổ. Kế hoạch này có ý nghĩa hướng dẫn, chỉ đạo, điều phối. Nhiều bộ phận của kế hoạch này phải, xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và quản lý phát triển NNL một cách toàn diện. Có rất nhiều cơ quan có liên quan đến vấn đề này nhưng phân tán, manh mún, ít phối hợp thiếu sự điều hành vĩ mô theo một chiến lược chung. Có rất nhiều nghị quyết, chính sách nhưng vẫn còn rời rạc, thiếu tính hệ thống, khoa học. Chưa có một cơ chế quản lý đồng bộ, sự phát triển con người, xã hội. Chúng ta đã có khá nhiều cơ chế quản lý kinh tế để điều chỉnh hành vi của con người trong phát triển kinh tế nhưng cách làm vẫn thiên về sự lựa chọn và ban hành những điều “cho phép” mà những điều đó lại quá nhiều song vẫn không đủ. Vậy nên chăng cần phải xây dựng một tổ chức để chuyên tâm việc nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch phát triển NNL một cách tập trung, đồng thời với chuyển sang xây dựng cơ chế với việc lựa chọn những điều “cấm”, còn lại là tự do được lồng ghép với những kế hoạch thuộc các ngành, lĩnh vực khác. Nhằm phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của cấp cơ sở, quá trình lập và thực hiện kế hoạch phát triển NNL cần được phi tập trung hoá. Vì người dân thường sinh sống và làm việc trên một lãnh thổ nhất định nên trong quá trình này vai trò của chính quyền địa phương các cấp phải được đề cao hơn nữa. Hiện nay, chưa có một tổ chức nào nghiên cứu sẽ phát huy tốt hơn sự năng động của con người. 2. Tăng cường nguồn vốn cho phát triển nguồn nhân lực Mặc dù thực hiện đa dạng hoá các nguồn vốn và hình thức cho phát triển những lĩnh vực chủ yếu của phát triển NNL như giáo dục, đào tạo và y tế nhưng trong vài năm trước mắt chưa thể tăng nhanh tổng nguồn vốn được do đó cần từng bước tăng nguồn chi ngân sách cho phát triển NNL sao cho sau năm 2002 tỷ trọng chi từ ngân sách cho phát triển giáo dục-đào tạo và y tế phải tiến dần tới tương đương với các nước trong khu vực (khoảng 7-8% tổng vốn đầu tư toàn xã hội). Các giải pháp trên cần thực hiện một cách đồng bộ và thường xuyên mới phát huy tác dụng trong đó vai trò của Nhà nước có vai trò cần thiết đam bảo cho việc nâng cao chất lượng NNL nói riêng và phát triển NNL nói riêng. 3. Đối với lĩnh vực giáo dục và chính sách giảt quyết việc làm Để thực hiện tốt nguồn lao động và đào tạo nguồn lao động ở Huyện đến năm 2010 đề nghị Thành Phố, Huyện cần tập trung giải quyết vấn đề sau : Huyện cần tăng cường cơ sở vật chất hơn nữa cho giáo dục-đào tạo như các trang thiết bị dạy học, các dụng cụ thực hành cho học sinh, đảm bảo cho học sinh nông thôn cũng có điều kiện tiếp xúc các công cụ hiện đại như máy vi tính...có như vậy mới từng bước khắc phục được tình trạng chênh lệch về trình độ văn hoá giữa hai khu vực. - Cần có sự thống nhất quản lý của Nhà Nước đối với hệ thống dạy nghề tiêu chuẩn hoá dạy nghề. - Ngoài việc duy trì và phát huy các làng nghề, ngành nghề truyền thống. Đề nghị Huyện có thêm các phương án mở các làng nghề mới như nghề mộc xã Thượng Cát, Liêm Mạc... - Khuyến khích các hình thức tổ chức sản xuất của các thành phần kinh tế tư nhân, đặc biệt khuyến khích các cơ sỏ tư nhân thành lập doanh nghiệp, phát triển sản xuất tạo những việc làm cho người lao động. - Khuyến khích vận động nhân dân đổi ruộng để hình thành và phát triển kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu kinh tế cây trồng vật nuồi để phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay. - Tạo sự tin cậy giữu các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Quan hệ tin cậy giữa nhà nước với nhân dân không những được thiết lập bằng giáo dục thuyết phục mà bằng các biện pháp chính sách cụ thể. Nhà nước tạo điều kiện môi trường thuận lợi, bảo hộ cho mọi công dân phát triển sản xuất kinh doanh, tạo nhiều việc làm mới. Trước mắt tập trung sản xuất kinh doanh, nâng cấp cơ sở hạ tầng ( đường, trường, điện, nước...) cần hỗ trợ hơn nữa về vốn miễn giảm thuế, miễn giảm thuế để mọi người có cơ sở đẩy mạnh sản xuất kinh doanh. Kết luận Trong quá trình CNH – HDH đất nước thì nguồn nhân lực là một vấn đề tất yếu – Nó góp phần lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế , tương xứng với vai trò động lực của con người . Để đáp ứng được đòi hỏi này thì mỗi một con người phải được đào tạo một cách chu đáo về cả trình độ chuyên môn kỷ thuật và cả nhân cách , trình độ văn hoá Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên nước ta nói chụng và trên địa bàn huyện Từ Liêm nói riêng là công việc hết sức cần thiết đòi hỏi có sự quan tâm của các nhà chức trách Giải pháp nâng cao chất lượng NNL có nhiều, song với một số giải pháp nêu trên được tìm hiểu trong thời gian thực tập, em hy vọng sẽ phần nào đóng góp cho công tác nghiên cứu xây dựng và phát triển NNL có chất lượng cao hơn,. nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở Từ Liêm trong quá trình đi lên CNH-HDH cùng cả nước Hoàn thành đề tài này, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, song em khó tránh khỏi những thiếu sót và những đánh giá còn chưa sát thực , chuyên sâu. Em rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của thầy giáo hướng dẫn, cùng với các cán bộ trong phòng kế hoạch huyện Từ Liêm. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn tới Thầy giáo trực tiếp hướng dẫn em -TS : LÊ HUY Đức, trong thời gian qua đã dành nhiều thời gian, tận tình chỉ bảo, cùng với cán các cán bộ trong phòng KH huyện Từ Liêm đã giúp đỡ cho em trong thời gian thực tập . Contents

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNKT093.doc
Tài liệu liên quan