Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế từ năm 1986 đến nay

Tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia trong qúa trình phát triển đất nước. Đối với nước ta tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững sẽ giúp cho nước ta tránh được nguy cơ tụt hậu, đuổi kịp và vượt lên trước các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời nó còn góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác như ổn định chính trị, phát triển văn hóa, giáo dục Trong quá trình đổi mới vừa qua, nền kinh tế nước ta đã trải qua những bước thăng trầm: thành tựu đạt được cũng nhiều mà khó khăn gặp phải cũng không ít. Nhìn lại 17 năm thực hiện công cuộc đổi mới, xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam là một việc làm hết sức có ý nghĩa để hiểu thấu đáo hơn về nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Từ đó, góp phần xây dựng nên một mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp với điều kiện mọi mặt của nền kinh tế xã hội đất nước ở hiện tại và chuẩn bị hành trang phát triển kinh tế trong tương lai. Hiệu quả của việc xác định được các nhân tố đột phá - đòn bẩy cho quá trình tăng trưởng kinh tế là đưa ra các chính sách, biện pháp tác động kịp thời, thích hợp vào các nhân tố này làm tiền đề, tạo đà cho quá trình tăng trưởng kinh tế vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Sau quá trình thực tập tại Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được sự giúp đỡ chỉ bảo của các cô chú, anh chị trong Vụ đặc biệt là TS. Lê Việt Đức cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quang Dong, em đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc mọi công việc được giao tại Bộ và Vụ đồng thời hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Mấu chốt của đề tài là đi vào nghiên cứu khái quát về nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời kỳ đổi mới; đánh giá, phân tích những nhân tố đóng góp cho quá trình tăng trưởng của đất nước đồng thời nêu lên một số lý thuyết tăng trưởng kinh tế nhằm xác minh sự phù hợp của thực tiễn tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với các lý thuyết tăng trưởng đó. Mục đích cuối cùng là xây dựng nên một mô hình tăng trưởng kinh tế riêng có của Việt Nam từ đó góp phần đề ra các giải pháp thích hợp cho việc xây dựng và hoàn thiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế đất nước trong thời gian sắp tới đáp ứng được mục tiêu chung của toàn xã hội. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn, số liệu thu thập được thường không đồng bộ, thời gian thực tập không nhiều nhưng em đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt đề tài này. Tuy nhiên, kết qủa nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi có những thiếu sót, hạn chế nhất định. Em kính mong nhận được sự động viên, đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và bạn đọc để em có thể hoàn thiện hơn những vấn đề nghiên cứu trong tương lai sắp tới. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn !

doc75 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới kinh tế từ năm 1986 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h ra công nghệ mới rồi đưa vào sản xuất cho xuất khẩu. Với chu trình khép kín: nhập khẩu - sản xuất - xuất khẩu, các nước đang phát triển tiên tiến nhất đã từng bước nắm bắt được công nghệ hiện đại của thế giới, rút ngắn dần khoảng cách với các nước có nền kinh tế phát triển. Một nhân tố nữa đóng góp cho sự tăng trưởng thành công ở các nước này là tập trung phát triển nông nghiệp và cải tiến năng suất lao động trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng dân số lại giảm dần so với các nước đang phát triển khác trên thế giới làm thu nhập bình quân đầu người hàng năm tăng lên. Trên thực tế, không thể có một mô hình phát triển chung cho các nước đang phát triển rất đa dạng này. Mỗi một thời kỳ, tuỳ theo đặc điểm kinh tế của mỗi nước và việc lựa chọn mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp sẽ tạo ra bước tăng trưởng thần kỳ. 3. Mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. Từ đầu những năm 90, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam liên tục được cải thiện. Tăng trưởng nhanh trong thời kỳ này chủ yếu dựa vào vốn đầu tư sản xuất. Đầu tư ước tính tăng từ 15% GDP năm 1991 tới 25,5% GDP năm 1994 và đạt mức cao nhất vào năm 1997 là 28,3% GDP trong đó có sự đóng góp của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chính phủ cũng tăng chi tiêu đầu tư tư bản vào khoảng 7% năm 1994 từ mức thấp 3% vào năm 1991. Như vậy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam phù hợp với lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển. Từ sau cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ khu vực năm 1997-1998. Vốn đầu tư cho sản xuất đã giảm mạnh làm tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam có xu hướng giảm mạnh. Từ năm 1999 đến nay tăng trưởng ở Việt Nam đã được phục hồi do thực hiện chính sách kích cầu của chính phủ do đó tăng trưởng ở Việt Nam cũng phù hợp với lý thuyết Keynes. Ngoài ra tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam còn phù hợp với lý thuyết tăng trưởng nội sinh, thể hiện ở việc đầu tư theo chiều sâu, nâng cao vai trò của khoa học công nghệ kỹ thuật, tạo được môi trường, chính sách cho việc thúc đẩy, chuyển giao công nghệ thông qua các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài và tận dụng, phát triển năng lực sản xuất trong nước. Như vậy mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam là một mô hình tăng trưởng hỗn hợp dựa theo 3 dòng lý thuyết tăng trưởng chính là tân cổ điển, Keynes và tăng trưởng nội sinh. Chương II Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố cơ bản đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Mục đích của chương này là áp dụng toán học vào phân tích những nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Một trong những mục tiêu phân tích là xác minh sự phù hợp của quá trình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với lý thuyết tăng trưởng kinh tế được đề cập ở chương I. ở phần cuối cùng của chương I đã khẳng định mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là sự tổng hợp của 3 dòng lý thuyết tăng trưởng chính: tân cổ điển, Keynes và tân Keynes và tăng trưởng nội sinh. Như vậy, xuất phát từ mô hình lý thuyết, dựa vào bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam đưa ra mô hình các biến số có tính đến ảnh hưởng của các biến số này tới quá trình tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Sau khi lựa chọn được mô hình phù hợp, phần tiếp theo sẽ là kết quả ước lượng và một số kết quả rút ra từ mô hình, cuối cùng là các kiến nghị về mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam. I. Lựa chọn mô hình. Trước tiên, em xin giới thiệu các biến số kinh tế sẽ được sử dụng trong mô hình cũng như cách thức tính toán các biến số này. Số liệu sử dụng cho việc tính toán chủ yếu lấy từ niên giám thống kê của tổng cục thống kê các năm từ 1986 đến 2002 và số liệu được tính theo giá hiện hành. 1. Biến số được giải thích (biến phụ thuộc): Là tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng năm (RGDP). 2. Các biến số giải thích (biến độc lập). 2.1. Tỷ lệ đầu tư so GDP (IGDP): Là tỷ số giữa đầu tư trên GDP (I/GDP). Trong đó I là toàn bộ vốn đầu tư xã hội bao gồm cả vốn của khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực đầu tư nước ngoài. Như đã nêu trong chương I, đầu tư có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế theo 2 cách: một mặt là về phía cung nó sẽ làm tăng khả năng sản xuất trong tương lai, một mặt về phía cầu nó đóng góp vào tăng trưởng kinh tế theo lý thuyết số nhân đầu tư của trường phái Keynes. 2.2. Tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP (CGGDP): Là tỷ số giữa chi tiêu Chính phủ và GDP (CG/GDP), đây là tỷ lệ chi tiêu cho các hoạt động hành chính nhà nước. Trong bối cảnh kinh tế xã hội gần đây, tiêu dùng Chính phủ chính là thực hiện chính sách kích cầu, phát triển sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. 2.3. Tỷ lệ tăng trưởng lao động (RLAB): Bất kỳ quốc gia nào, khi nói đến tăng trưởng kinh tế cũng cần phải có nguồn lao động. Đó là nguồn lực qúy nhất và là nguồn lực quyết định nhất trong tất cả các nguồn lực. Đặc biệt đối với Việt Nam, khi nguồn vốn còn hạn chế, công nghệ kỹ thuật còn lạc hậu, trong khi đó dân số thì đông, lao động dồi dào do đó nguồn lao động càng trở nên quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Lao động là một nhân tố quyết định quan trọng đến tăng trưởng kinh tế nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, do đó tỷ lệ tăng trưởng lao động cao sẽ có lợi cho tăng trưởng GDP và ngược lại tức là tồn tại quan hệ cùng chiều giữa lao động và tăng trưởng kinh tế. 2.4. Độ mở của nền kinh tế (OGDP): Trong bối cảnh tự do hoá thương mại trở thành trào lưu chính trên thế giới và Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN, của APEC và tiến tới gia nhập WTO, thì yếu tố bên ngoài có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam đặc biệt là nhân tố thương mại quốc tế: nó dẫn đến chuyên môn hoá quốc tế, mở rộng thị trường, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật và kích thích sản xuất. Xuất phát từ nhận định này hầu hết các quốc gia đều công nhận ưu điểm của chính sách mở cửa. Nhiều nước đang phát triển trên thế giới áp dụng chính sách mở cửa kinh tế bằng cách chú trọng vào việc nâng cao khả năng cạnh tranh và đặc biệt là thúc đẩy xuất khẩu. So sánh thấy sự khác biệt giữa một bên là kinh tế yếu kém của Châu Mỹ La Tinh và một bên là tăng trưởng nhanh chóng của các nước Đông Nam á dẫn đến việc thiên về mở cửa kinh tế và tự do mậu dịch. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tranh cãi xoay quanh tác động của mở cửa đến tăng trưởng kinh tế. Trong bài viết này sẽ phân tích tác động của mở cửa kinh tế đối với sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam thông qua tỷ lệ giữa tổng giá trị xuất nhập khẩu đóng góp vào GDP: Độ mở của nền kinh tế =(xuất khẩu +nhập khẩu)/ GDP 2.5. Hệ số giá ngoại thương (EXIMIN): Hệ số này được sử dụng để chỉ mối quan hệ giữa chỉ số giá xuất khẩu và chỉ số giá nhập khẩu, nó phản ánh lượng hàng hoá cần xuất khẩu để duy trì được một đơn vị hàng hoá nhập khẩu nhất định. Trong các mô hình kinh tế ở các nền kinh tế nhỏ như Việt Nam thì biến số này được coi là ngoại sinh vì sử dụng giá theo thị trường thế giới chứ không tự định ra giá, do đó biến động giá xuất nhập khẩu trên thị trường thế giới sẽ có ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta theo quan hệ là: nếu giá của hàng hoá xuất khẩu tăng trong khi giá của hàng hoá nhập khẩu giảm hoặc giá cả hàng hoá xuất khẩu tăng nhanh hơn so với mức tăng giá cả hàng hóa nhập khẩu thì sẽ có lợi cho tăng trưởng GDP và ngược lại thì sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP. Như vậy, biến số hệ số giá ngoại thương có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ tăng trưởng GDP: Hệ số giá ngoại thương=chỉ số giá xuất khẩu/chỉ số giá nhập khẩu ở Việt Nam, có rất ít người quan tâm, đề cập đến tác động của yếu tố này đến tăng trưởng kinh tế. Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu đề tài em mạnh dạn đưa thêm biến số này vào mô hình để phân tích ảnh hưởng của yếu tố sốc ngoại sinh này đến tỷ lệ tăng GDP. Biến giả (Di): Biến giả phản ánh năm đặc biệt. Như chúng ta biết, hơn 80% hàng hoá và dịch vụ xuất nhập khẩu của Việt Nam được thực hiện trên thị trường các nước khu vực Đông Nam á, điều này cho thấy sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc khá lớn vào chiến lược thương mại quốc tế với các nước trong khu vực. Mọi sự biến động, những cơn sốc trên thị trường các nước này đều làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của nền kinh tế nước ta theo quan hệ cùng chiều tức là: nếu có khủng hoảng kinh tế tại các nước này thì sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế ở nước ta và ngược lại. Di = 1 nếu quan sát là năm i. 0 nếu quan sát không phải là năm i. Ước lượng và cải tiến mô hình. 1. Ước lượng mô hình. Xuất phát từ mô hình lý thuyết, mô hình thực nghiệm về tăng trưởng của Việt Nam được biểu diễn dưới dạng phương trình sau: RGDP=C1*IGDP+C2*OGDP+C3*CGGDP+C4*RLAB+C5*EXIMIN+C Trong đó Ci là hệ số của biến số tương ứng. Bảng 5 dưới đây là các kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) với sự trợ giúp của phần mềm EVIEWS. Nhìn vào bảng 5 ta thấy, kết quả ước lượng phương trình theo mô hình lý thuyết (phương trình 1) không được như mong đợi: trong thời kỳ 1986- 2002, tất cả các biến độc lập được đưa vào mô hình đều không có ý nghĩa giải thích trong mô hình vì các giá trị P-value của chúng rất lớn so với mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên nó vẫn thoả mãn các tiêu chuẩn thống kê cần thiết do đó phải xem xét cải tiến mô hình. Bảng 5: Kết quả ước lượng mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (sample: 1986-2002). Tên biến Phương trình 1 Phương trình 2 Phương trình 3 Phương trình 4 Phương trình 5 RGDP IGDP Coefficient t- Statistic Prob. 0,131102 (1,672349) [0,1226] 0,045261 (0,314159) [0,7606] CGGDP Coefficient t- Statistic Prob. 1,034397 (1,615164) [0,1346] 0,411301 (0,512291) [0,6208] -0,099911 (-0,137762) [0,8938] 0,597272 (1,050487) [0,3242] 0,482552 (1,125147) [0,2976] OGDP Coefficient t- Statistic Prob. -0,006018 (-0,258959) [0,8004] -0,009297 (-0,401090) [0,6977] 0,004413 (0,161280) [0,8759] EXIMIN Coefficient t- Statistic Prob. -0,049469 (-0,410347) [0,6894] 0,033585 (0,268088) [0,7947] 0,275029 (1,580803) [0,1526] 0,533925 (3,652678) [0,0065] 0,555756 (5,051717) [0,0015] RLAB Coefficient t- Statistic Prob. 0,399560 (0,718690) [0,4873] 1,233889 (1,828952) [0,1007] 1,301322 (1,882424) [0,0965] 1,790509 (3,821316) [0,0051] 1,662237 (4,683485) [0,0023] C Coefficient t- Statistic Prob. 0,429747 (0,028345) [0,9779] -5,925314 (-0,428560) [0,6783] -26,50733 (-1,454125) [0,1840] -58,82472 (-3,632117) [0,0067] -59,65978 (-4,906302) [0,0017] RGDP (-1) Coefficient t- Statistic Prob. 0,476777 (0,809786) [0,4389] 1,034976 (2,358716) [0,0461] 1,201632 (4,120505) [0,0033] 1,145078 (5,207451) [0,0012] IGDP (-2) Coefficient t- Statistic Prob. -0,159883 (-1,225039) [0,2554] -0,368457 (-3,523357) [0,0078] -0,341865 (-4,321217) [0,0035] OGDP (-1) Coefficient t- Statistic Prob. 0,061402 (2,839473) [0,0218] 0,055131 (3,362160) [0,0120] D99 Coefficient t- Statistic Prob. -2,070400 (-2,683473) [0,0314] R-Squared 0,621043 0,690721 0,697096 0,848648 0,925395 Adjusted R-Squared 0,448790 0,484535 0,469918 0,735133 0,850790 D.W 1,410153 1,450315 2,067537 2,429972 2,712712 F-Statistic Prob. 3,605410 0,035548 3,349989 0,050946 3,068498 0,072799 7,476136 0,006085 12,40395 0,001820 Tư tưởng của việc cải tiến mô hình bằng cách đưa vào các biến trễ và bổ sung thêm một số biến ngoài mô hình đó là: ở Việt Nam, vốn đầu tư cho phát triển toàn xã hội chủ yếu là đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp cơ bản vì cả hai đều rất cần cho sự phát triển của toàn nền kinh tế, mà đặc trưng của việc đầu tư này đáng được lưu ý là tính dài hạn và qui mô vốn: tức là đòi hỏi một khối lượng vốn lớn và phải mất một thời gian để xây dựng cơ sở vật chất. Sau đó các công trình này mới được đưa vào sử dụng và phát huy tác dụng, đem lại hiệu quả kinh tế. Như vậy trung bình độ trễ của biến IGDP thường là 2 năm, sau 2 năm bỏ vốn đầu tư thì kết quả của việc đầu tư này mới có tác động đến tăng trưởng GDP. Đối với biến độ mở của nền kinh tế thì có thể quan hệ thương mại quốc tế trong năm nay nhưng đến năm sau mới có tác động đến tăng trưởng GDP do đó lấy độ trễ của biến này là một năm. Tiếp đến, tỷ lệ tăng trưởng GDP năm nay không chỉ phụ thuộc vào các biến độc lập trong mô hình mà nó còn có thể phụ thuộc vào tỷ lệ tăng trưởng GDP của năm trước. Sau 3 phương án cải tiến, kết quả ước lượng (phương trình 2,3,4) đã được trình bày trong bảng 5 thì phương trình 2 và 3 đều cho kết quả tương tự như phương trình đầu: Tất cả các biến độc lập đều không có ý nghĩa giải thích trong mô hình còn phương trình 4 thì cho thấy chỉ có biến tỷ lệ chi têu Chính phủ trên GDP là không có ý nghĩa giải thích trong mô hình vì giá trị P-value của nó = 0,3242 lớn hơn mức ý nghĩa 5%. Các biến số độc lập còn lại trong mô hình có ý nghĩa giải thích rất tốt cho mô hình: các biến này cho phép giải thích tới 85% sự biến động của tỷ lệ tăng trưởng GDP. Tuy nhiên dấu của biến IGDP(-2) không được như mong đợi vì hệ số của biến này bằng -0,368457 do vậy mô hình này không thể sử dụng được. Từ đây dẫn đến ý tưởng đưa thêm biến giả vào mô hình. Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997-1998 đã làm cho tỷ lệ tăng trưởng GDP ở Việt Nam năm 1999 giảm mạnh đến mức thấp nhất là 4,77% do đó cần đưa thêm biến D99 vào mô hình để phản ánh tác động của cú sốc ngoại sinh này đến tỷ lệ tăng GDP của Việt Nam. Cải tiến mô hình bằng phương trình 5 trong bảng 5 cho thấy kết quả ước lượng mô hình tương tự như phương trình 4, ngoại trừ biến CGGDP là không có ý nghĩa giải thích trong mô hình còn lại các biến khác có ý nghĩa giải thích đến 93% biến động của tỷ lệ tăng GDP và dấu của biến IGDP(-2) cũng không khác gì so với phương trình 4 tức là vẫn mang dấu âm. Mặc dù đã có nhiều cải tiến khác nhau, kể cả sử dụng các biến trễ và bổ sung thêm một số biến khác ngoài mô hình nhưng kết qủa vẫn không được như mong đợi. Như vậy, có thể kết luận không dùng được mô hình trên để giải thích cho quá trình tăng trưởng GDP ở Việt Nam. Trong quá trình cải tiến mô hình, em có suy nghĩ rằng phải chăng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội có tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP là do vốn đầu tư này được cấu thành từ 3 khu vực kinh tế là khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực đầu tư nước ngoài, mà không phải khu vực nào cũng hoạt động có hiệu quả dựa trên đồng vốn của họ ví dụ như: khu vực đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư FDI và vốn ODA, nếu những nguồn vốn này hoạt động không hiệu quả sẽ đem lại một khối lượng nợ nần chồng chất, khi đó sẽ có tác động tiêu cực đến tăng trưởng GDP. Từ đó, nếu tổng hợp lại thành vốn phát triển toàn xã hội sẽ có tác động triệt tiêu nhau đến tăng trưởng GDP nghĩa là: hoạt động đầu tư kém hiệu quả ở một khu vực kinh tế nào đó lớn hơn hoạt động đầu tư hiệu quả của tất cả các khu vực kinh tế khác trong nền kinh tế thì tác động cuối cùng đến tăng trưởng GDP có thể là tác động âm. Mặt khác, xét về tỷ lệ đầu tư trên GDP thì thấy tỷ lệ này tăng liên tục trong suốt thời kỳ đổi mới trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng GDP lại biến động tăng, giảm tùy từng thời kỳ: tăng trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, giảm đột ngột trong giai đoạn 1996-1999 sau đó lại tăng lên; phải chăng vì thế mà tác động của tỷ lệ đầu tư trên GDP đến tỷ lệ tăng trưởng GDP phản ánh không xác thực. Minh họa biến động của tỷ lệ tăng trưởng GDP và tỷ lệ đầu tư so với GDP trong suốt thời kỳ đổi mới được thể hiện trên đồ thị 5. Nguồn số liệu: Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư 2. Cải tiến mô hình. Từ suy nghĩ trên, buộc phải xem xét cải tiến mô hình dựa thêm vào một số lý thuyết kinh tế khác mà không được trình bày trong đề tài này nhưng phù hợp với nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên vẫn phải giữ lại những biến then chốt vì chúng rất cần thiết để nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến tỷ lệ tăng trưởng GDP. Bên cạnh đó, thay vì sử dụng biến tỷ lệ đầu tư trên GDP và tỷ lệ tiêu dùng Chính phủ trên GDP có thể sử dụng biến tỷ lệ tăng trưởng đầu tư hàng năm (RI) và tỷ lệ tăng trưởng tiêu dùng Chính phủ hàng năm (RCG). Từ đây phương trình xuất phát là: RGDP=C1*RI+C2*OGDP+C3*RCG+C4*RLAB+C5*EXIMIN+C Trong đó Ci là hệ số của biến số tương ứng. Bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) với sự trợ giúp của phần mềm EVIEWS cho kết quả ước lượng mô hình theo cách tiếp cận mới được trình bày ở bảng 6. Phân tích kết qủa cho ở bảng 6 ta thấy, kết qủa ước lượng mô hình xuất phát (phương trình 1) vẫn không được như mong đợi: các biến độc lập trong mô hình đều không có ý nghĩa giải thích trong mô hình vì giá trị P- value của chúng rất lớn so với mức ý nghĩa 5%. Cũng với tư tưởng cải tiến mô hình đã nêu ở phần trước tức là đưa thêm vào các biến trễ và bổ sung thêm một số biến mới ngoài mô hình: thay biến tỷ lệ tăng đầu tư bằng biến tỷ lệ tăng đầu tư trễ đi 2 năm và thay biến độ mở của nền kinh tế bằng biến độ mở của nền kinh tế trễ đi 1 năm đồng thời đưa thêm biến tốc độ tăng GDP trễ đi 1 năm và biến giả D99 vào mô hình. Bảng 6: Kết quả ước lượng mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (sample:1986-2002) theo cách tiếp cận mới. Tên biến Phương trình 1 Phương trình 2 Phương trình 3 Phương trình 4 RGDP RI Coefficient t- Statistic Prob. 0,003357 (0,359845) [0,7264] 0,004173 (0,554830) [0,5925] RCG Coefficient t- Statistic Prob. -0,016076 (-1,932988) [0,0820] -0,008627 (-1,179478) [0,2684] 0,042943 (2,503945) [0,0463] 0,095966 (11,59760) [0,0001] OGDP Coefficient t- Statistic Prob. -0,055969 (-1,904347) [0,0860] -0,030876 (-1,203443) [0,2595] EXIMIN Coefficient t- Statistic Prob. 0,081581 (0,740111) [0,4762] 0,087678 (0,987356) [0,3493] 0,263852 (2,844927) [0,0294] 0,308608 (11,13476) [0,0001] RLAB Coefficient t- Statistic Prob. 1,519126 (1,964875) [0,0778] 1,302441 (2,072472) [0,0681] 3,132765 (4,426010) [0,0044] 5,202045 (15,76901) [0,0000] C Coefficient t- Statistic Prob. 0,249310 (0,023108) [0,9820] -6,091297 (-0,673710) [0,5174] -30,46760 (-2,374591) [0,0552] -47,35158 (-11,00958) [0,0001] RGDP(-1) Coefficient t- Statistic Prob. 0,563170 (2,533852) [0,0320] 0,571866 (2,387224) [0,0542] 0,788632 (10,49911) [0,0001] RI(-2) Coefficient t- Statistic Prob. -0,003717 (-1,171070) [0,2860] 0,012480 (5,637969) [0,0024] OGDP(-1) Coefficient t- Statistic Prob. -0,011226 (-0,492459) [0,6399] 0,056346 (5,258862) [0,0033] D99 Coefficient t- Statistic Prob. -2,185623 (-2,248840) [0,0655] -1,201589 (-3,880766) [0,0116] INF Coefficient t- Statistic Prob. -0,098403 (-8.061883) [0,0005] R-Squared 0,539306 0,731119 0,915416 0,993958 Adjusted R-Squared 0,308959 0,551866 0,816334 0,984290 D.W 1,156162 1,668928 3,066166 3,098357 F-Statistic Prob. 2,341274 0,118199 4,078685 0,029556 9,276462 0,007421 102,8133 0,000040 Sau 2 phương án cải tiến, kết quả ước lượng (phương trình 2,3) được trình bày trong bảng 6 thì thấy kết qủa cũng không mấy khả quan hơn so với phương trình ban đầu: hầu hết các biến độc lập đều không có ý nghĩa giải thích trong mô hình hoặc là dấu của một số biến không được như mong đợi. Như vậy, vẫn chưa chọn được mô hình tăng trưởng phù hợp với nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Phải chăng còn có biến nào khác góp phần có ý nghĩa giải thích cho mô hình cần thiết phải đưa vào mô hình? Thật vậy, như chúng ta thấy, quan hệ giữa “tăng trưởng kinh tế” và “lạm phát” cũng là một trong những quan hệ trung tâm của quản lý kinh tế vĩ mô, trong đó lạm phát được coi là môi trường cho quá trình tăng trưởng: tỷ lệ lạm phát thấp sẽ mở ra môi trường sản xuất kinh doanh ổn định và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao; ngược lại tỷ lệ lạm phát cao sẽ tạo ra môi trường sản xuất kinh doanh không ổn định, dẫn tới đầu tư thấp và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp. Trong khi tỷ lệ lạm phát ở nước ta có xu hướng giảm mạnh trong suốt thời kỳ đổi mới từ mức siêu lạm phát ở mức 3 con số là 774,6% năm 1986 giảm xuống còn 67,5% năm 1990-1991 và giảm tiếp xuống còn -0,6% năm 2000 nhờ có các chính sách kinh tế thích hợp nhất là chính sách tiền tệ chặt, thì tỷ lệ tăng trưởng GDP liên tục tăng. Như vậy, có thể thấy một mối quan hệ âm giữa tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam, tức là tồn tại một đường cong Philip. Nhờ tỷ lệ lạm phát giảm mạnh, tâm lý lạm phát và tỷ lệ lạm phát dự báo giảm dần dẫn đến việc Ngân hàng Trung ương có thể giảm lãi suất danh nghĩa để giảm mạnh lãi suất thực, làm tăng tỷ suất lợi nhuận đầu tư từ đó khuyến khích đầu tư và tăng trưởng kinh tế. Như vậy, giảm tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn này có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Hiện tượng xẩy ra ở Việt Nam cũng giống như ở nhiều nước đang phát triển khác.Theo tổng kết của Hagger A.J(1977) “Inflation: Theory and policy”, The Macmillan Press LTD, thì trong các nước đang phát triển có tỷ lệ lạm phát cao trên 20%/năm thường tồn tại một quan hệ âm giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát. Tuy nhiên, trên một khía cạnh nào đó, giảm phát quá nhanh cũng gây ra hậu qủa bất lợi là làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế (tức là có quan hệ dương) vì theo phân tích ở trên, do tỷ lệ lạm phát giảm qúa nhanh ngoài dự kiến sẽ làm lãi suất tăng mạnh, làm tổng cầu giảm đột ngột (bên cạnh việc giảm do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu á) kéo theo giảm nhu cầu đầu tư và ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng kinh tế. Đưa thêm biến Tỷ lệ lạm phát (INF) vào mô hình tăng trưởng đang xét và ước lượng mô hình này bằng phương pháp ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS) được kết qủa là phương trình 4 trong bảng 6. Nhìn vào phương trình 4 ta thấy chất lượng của mô hình rất tốt, các biến độc lập của nó cho phép giải thích tới 99% biến động của tỷ lệ tăng trưởng GDP và dấu của các hệ số ứng với các biến là phù hợp với lý thuyết và có ý nghĩa về mặt kinh tế. Như vậy, cuối cùng đưa ra kết luận là: có thể chọn phương trình 4 trong bảng 6 để giải thích tiến triển của tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong suốt thời kỳ đổi mới. III. Một số kết qủa rút ra từ mô hình. Phương trình tốt nhất của mô hình là phương trình sau: (4) RGDP=0,096*RCG+0,309*EXIMIN+5,202*RLAB+0,789*RGDP(-1) + 0,013*RI(-2) + 0,056*OGDP(-1) - 1,202*D99 - 0,098*INF - 47,35 R2=0,994; R2-điều chỉnh= 0,984; D.W=3,098; F=102,813 [p=0,00004]. Theo phương trình này, các biến tỷ lệ tăng chi tiêu Chính phủ, tỷ lệ tăng lao động, hệ số giá ngoại thương, tỷ lệ tăng vốn đầu tư trễ đi 2 năm, độ mở của nền kinh tế trễ đi 1 năm và tỷ lệ tăng GDP trễ đi 1 năm có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng GDP còn biến giả D99 và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ lệ tăng trưởng GDP. Trong đó, lao động là biến có ảnh hưởng nhiều nhất đến tăng trưởng GDP: khi tỷ lệ lao động tăng thêm 1% thì tỷ lệ tăng GDP tăng thêm 5,2%; tiếp đến, vốn đầu tư trễ đi 2 năm và chi tiêu Chính phủ có ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP thể hiện là: khi tăng vốn đầu tư thêm 1% thì 2 năm sau sẽ làm cho tỷ lệ tăng GDP tăng 0,013%; khi tăng chi tiêu Chính phủ thêm 1% thì tỷ lệ tăng GDP sẽ tăng 0,096%; khi độ mở của nền kinh tế tăng thêm 1% thì sẽ làm cho tỷ lệ tăng GDP của một năm sau tăng thêm 0,056%; khi hệ số giá ngoại thương tăng thêm 1% thì tỷ lệ tăng GDP sẽ tăng thêm 0,309% đồng thời khi RGDP tăng thêm 1% trong năm nay sẽ làm RGDP năm tiếp theo tăng thêm 0,789%. Ngược lại, khi tỷ lệ lạm phát tăng thêm 1% thì tỷ lệ tăng GDP lại giảm đi 0,098% đồng thời khi xẩy ra khủng hoảng kinh tế trong khu vực sẽ có tác động tiêu cực đến tỷ lệ tăng trưởng GDP tức là làm cho tỷ lệ tăng GDP giảm 1,202%. Tuy nhiên, tỷ lệ tăng GDP không phải là tăng mãi hoặc là giảm mãi tức là nó không có tính xu thế do đó xét về dài hạn nó sẽ hội tụ về cùng một điểm, khi đó có thể coi RGDP=RGDP(-1). Lúc này phương trình 4 sẽ trở thành: (1-0,789)*RGDP=0,096*RCG + 0,309*EXIMIN + 5,202*RLAB - 47,35 + 0,013*RI(-2) + 0,056*OGDP(-1) - 1,202*D99 - 0,098*INF. Tương đương với phương trình sau: (5) RGDP= 0,45*RCG + 1,46*EXIMIN + 24,65*RLAB + 0,062*RI(-2)+ 0,27*OGDP(-1) - 5,7*D99 - 0,46*INF - 224,4. Như vậy, trong dài hạn, tác động của các nhân tố đến tỷ lệ tăng GDP được thể hiện ở phương trình 5. Nhìn từ phương trình 5 ta thấy, trong dài hạn, khi lao động tăng thêm 1% thì tỷ lệ tăng GDP tăng thêm 24,65%; khi vốn đầu tư tăng thêm 1% thì 2 năm sau sẽ làm cho tỷ lệ tăng GDP tăng thêm 0,062%; tiếp đến, khi tăng chi tiêu Chính phủ thêm 1% thì tỷ lệ tăng GDP tăng thêm 0,45%; khi độ mở của nền kinh tế tăng thêm 1% thì 1 năm sau sẽ làm cho tỷ lệ tăng GDP tăng thêm 0,27% đồng thời khi hệ số giá ngoại thương tăng thêm 1% sẽ làm cho tỷ lệ tăng GDP tăng thêm 1,46% còn đối với biến lạm phát: khi tỷ lệ lạm phát tăng thêm 1% thì tỷ lệ tăng GDP sẽ giảm 0,46% và khi có khủng hoảng kinh tế xẩy ra, tỷ lệ tăng GDP sẽ giảm đi 5,7%. IV. Một số kiến nghị. Từ việc xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới có thể đưa ra một số kiến nghị nhằm góp phần đề ra kế hoạch phát triển kinh tế ở nước ta trong những năm tới, phù hợp với đường lối và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước ta. Trong văn kiện Đại hội Đảng IX đã nêu mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển 10 năm 2001-2010 là: “Đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế được nâng cao”. Một trong những quan điểm mà Đảng ta xác định là phải gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Theo mô hình tăng trưởng đã lựa chọn cho nền kinh tế Việt Nam, các nhân tố có tác động đột phá đến tăng trưởng kinh tế chính là nhân tố lao động, vốn, các chính sách của Nhà nước và quan hệ kinh tế quốc tế. Như vậy, để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế cần có các biện pháp tác động đồng thời, phù hợp vào các nhân tố đột phá này. 1- Giải pháp về lao động. Đối với một nước tương đối đông dân như nước ta thì lực lượng lao động là nguồn vốn vật chất to lớn của quá trình phát triển kinh tế – xã hội bởi lẽ nguồn lực con người quyết định mọi sự thành công, do đó chúng ta cần có biện pháp huy động và sử dụng tốt nguồn lao động nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. a) Trước hết phải giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lực lượng lao động để tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nước ta cũng chính là làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. Đây là công việc đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành: cần tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa; hoàn thiện đồng bộ các yếu tố của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là hình thành thị trường lao động góp phần giải quyết, ổn định việc làm cho người lao động. Mặt khác, cần phải hoàn thiện hệ thống các trung tâm tư vấn, dạy nghề, giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động; cần có luật pháp, chính sách về các trung tâm này, tránh tình trạng gian lận đối với người lao động tìm việc làm. b) Bên cạnh tạo ra việc làm cho lực lượng lao động, vấn đề nâng cao chất lượng lao động cũng là đòi hỏi bức thiết cần được giải quyết. Người lao động nước ta nhìn chung là khéo léo, cần cù, chịu khó, thông minh, có đầu óc sáng tạo, có khả năng nắm bắt khoa học, công nghệ, kỹ thuật mới nhanh. Đây là điểm mạnh của lực lượng lao động Việt Nam, tuy vậy người lao động nước ta phần đông không qua đào tạo, trình độ tay nghề yếu, tầm vóc và thể lực kém hơn so với các nước trong khu vực. Chính vì vậy, chúng ta cần có biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cả về mặt trí lực lẫn thể lực, nâng cao trình độ của người lao động phục vụ cho quá trình tăng trưởng kinh tế. Để nâng cao thể lực của nguồn lao động Việt Nam cần phát triển mạng lưới y tế, chăm sóc sức khỏe; bảo đảm sự bình đẳng thụ hưởng các dịch vụ y tế trong mọi tầng lớp dân cư; hoàn thiện và mở rộng các loại hình bảo hiểm y tế. Hơn nữa gần đây còn xuất hiện thêm nhiều căn bệnh mới-căn bệnh thế kỷ rất nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của con người như HIV/AIDS và nhất là SARS. Do đó chúng ta còn cần phải phát triển y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe và tuổi thọ của người dân; cải thiện các chỉ tiêu sức khỏe, nâng thể trạng và tầm vóc của người Việt Nam lên cao hơn; phát triển công nghiệp dược phẩm, nâng cao chất lượng sản xuất thuốc chữa bệnh. Bên cạnh đó chúng ta cũng cần loại trừ các hiện tượng tiêu cực trong chăm sóc sức khỏe nhân dân, nâng cao năng lực và đạo đức của đội ngũ y bác sỹ… Thể lực của người lao động cũng phụ thuộc rất nhiều vào thu nhập của họ. Do vậy, Nhà nước cần tiếp tục cải cách chế độ tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp; tiền lương phải bảo đảm căn bản đủ mức sống cho người lao động. Bên cạnh đó, chúng ta cần tiếp tục thực hiện một cách có hiệu qủa công tác xóa đói, giảm nghèo; nâng dần mức sống của các hộ gia đình đã thoát khỏi đói nghèo; có biện pháp loại trừ tái nghèo. Nâng cao chất lượng lao động về mặt trí lực đòi hỏi phải tăng cường phát triển giáo dục đào tạo; đổi mới cơ chế, chính sách đối với giáo dục đào tạo; khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển giáo dục ở các cấp; mở rộng đào tạo công nhân, kỹ thuật viên và nhân viên nghiệp vụ theo nhiều trình độ, phù hợp với nhu cầu xã hội. Thu hút các nguồn trí lực trong và ngoài nước, đặt giáo dục đào tạo trong môi trường sư phạm lành mạnh, nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế. Cần biết cách sử dụng và đãi ngộ trí thức, trọng dụng và tôn vinh nhân tài; chú trọng phát huy tiềm năng của đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu về giáo dục đào tạo với các nước và tổ chức trên thế giới. 2- Giải pháp về vốn. Như phần trên đã nói rất nhiều đến vai trò quan trọng của vốn đầu tư đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, vậy làm thế nào để thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế? Để tăng cường có hiệu quả nguồn vốn đầu tư xã hội cho tăng trưởng kinh tế chúng ta cần chú trọng đến những vấn đề sau: a) Tăng cường huy động nguồn vốn đầu tư từ các khu vực kinh tế, cả trong và ngoài nước, nhất là huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Vốn đầu tư từ trong dân cư bao gồm tiết kiệm của hộ gia đình và đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân. Thực tế cho thấy, nguồn vốn đầu tư này trong những năm vừa qua vẫn chưa thực sự được quan tâm. Nguồn tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp tư nhân có thể được sử dụng để đầu tư vào sản xuất kinh doanh như: thành lập doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hộ kinh doanh sản xuất nhỏ,… mà đây là hướng đầu tư tích cực nhất làm tăng sản lượng hàng hóa và tăng GDP của khu vực kinh tế ngoài quốc doanh, góp phần vào tăng trưởng kinh tế chung của cả nước, hơn nữa đây cũng là một hình thức huy động nguồn lao động dư thừa, góp phần vào việc giải quyết công ăn việc làm. Do đó cần khuyến khích, thu hút nguồn vốn này nhiều hơn. Mặt khác, nguồn tiết kiệm này có thể được dùng để đầu tư vào bất động sản, tích trữ ngoại tệ mạnh như vàng, bạc, đồ trang sức, hàng hóa có giá trị cao. Thực chất nguồn tiết kiệm này không trở thành một khoản đầu tư phát triển nên gây lãng phí một phần vốn đầu tư toàn xã hội. Ngoài ra, người dân có thể gửi tiền vào ngân hàng hoặc thậm chí cho vay lấy lãi, chơi hụi, chơi họ,... Cần khuyến khích nhân dân gửi tiền tiết kiệm, hoặc cho người khác vay để kinh doanh. Để làm được điều này phải hoàn thiện hệ thống ngân hàng, ổn định lãi suất tiền gửi, lãi suất cho vay, kiềm chế lạm phát. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần có biện pháp loại trừ các loại hình đầu tư trái pháp luật, loại trừ gian lận trong tín dụng. Bên cạnh đó, cần có những biện pháp phối hợp đồng bộ nhằm huy động có hiệu qủa hơn nữa nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế; khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài đầu tư về nước bằng các chính sách thích hợp và tạo ra môi trường kinh doanh ổn định, gây sức hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. b) Hoàn thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Trước hết, chúng ta cần hoàn thiện đồng bộ hệ thống luật pháp về đầu tư, tránh hiện tượng chồng chéo trong các bộ luật: thực tế cho thấy luật đầu tư nước ngoài đã có tác động tích cực trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, tuy nhiên vẫn còn tiềm ẩn nguồn lực rất lớn trong dân cư. Do đó, trong thời gian tới đây, nước ta cần tiếp tục tạo dựng môi trường pháp lý đồng bộ, thông thoáng, ổn định cho các hoạt động đầu tư trong và ngoài nước, tăng cường tính hấp dẫn và cạnh tranh của môi trường đầu tư Việt Nam so với các nước trong khu vực và trên thế giới bằng cách: cải tiến, giảm thiểu các thủ tục hành chính phiền hà trong các khâu thẩm định, cấp giấy phép đầu tư, cấp giấy phép xây dựng môi trường môi sinh, an toàn lao động, giấy phép quyền sử dụng đất,… tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chúng ta cần mở rộng các hoạt động dịch vụ đầu tư như: tư vấn pháp luật, tài chính, tín dụng; các hoạt động bảo hiểm, kiểm toán, tiến tới đa dạng hóa các hình thức đầu tư; cho phép các nhà đầu tư mua cổ phần của các doanh nghiệp nhà nước, bán cổ phần ở thị trường Việt Nam; hoàn thiện thị trường chứng khoán. Tiến hành đổi mới và hoàn thiện hệ thống ngân hàng để thực hiện tốt các hoạt động tín dụng, thanh toán bảo lãnh trong cơ chế tạo vốn. Huy động được vốn đầu tư đã là một việc khó nhưng sử dụng đồng vốn đó sao cho có hiệu quả thì lại càng khó hơn. Như trên đã nêu, nếu như sử dụng vốn đầu tư một cách kém hiệu quả như: lãng phí vốn đầu tư, đầu tư không đúng nơi, đúng chỗ,… thì sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế. Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đầu tư cần nâng cao trình độ và năng lực cho đội ngũ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực đầu tư thông qua đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho họ; nâng cao khả năng tiếp thu trình độ, kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư từ các thế hệ đi trước một cách có khoa học và sáng tạo để tránh thất thoát, lãng phí vốn đầu tư. Tập trung đầu tư phát triển các ngành, vùng kinh tế mũi nhọn là những ngành mà đất nước ta có ưu thế (ưu thế về vốn, lao động, khoa học, công nghệ). Các ngành này có tốc độ tăng trưởng cao sẽ làm “đầu tầu”, tạo đà hỗ trợ cho các ngành kinh tế khác phát triển nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế chung của cả nước. Trong thời gian tới đây, tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội vẫn là một công cụ hữu hiệu để một mặt thúc đẩy tổng cầu trong ngắn hạn đồng thời tạo cơ sở cho phát triển kinh tế trong dài hạn. Tuy nhiên, để tăng hiệu quả của hoạt động đầu tư, cần tăng cường thêm các công cụ quản lý kinh tế vĩ mô nhằm tránh tình trạng tham nhũng và lãng phí. Ngoài ra, cần tăng tỷ trọng vốn của khu vực tư nhân trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội và Nhà nước nên rút dần ra khỏi lĩnh vực mà tư nhân có khả năng thực hiện. Tạo điều kiện phát triển khu vực kinh tế tư nhân thông qua cải thiện môi trường đầu tư, thủ tục hành chính là biện pháp đem lại hiệu quả cao vì ý nghĩa của nguồn vốn này không chỉ ở số lượng mà còn ở hiệu quả: tạo thêm công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bài học của những năm đổi mới cho thấy, vào những giai đoạn khó khăn nhất thì khu vực tư nhân sẽ làm điểm mấu chốt giải quyết được nhiều vấn đề. Tiềm năng trong dân còn lớn, cần khai thác một cách tối ưu để góp phần tăng động lực không nhỏ cho phát triển kinh tế. 3- Hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô. Hệ thống các chính sách của Nhà nước là công cụ hữu hiệu để quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội đất nước: Chính sách đầu tư của Nhà nước cần được điều chỉnh theo hướng tăng đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực, đầu tư cho kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động;… từ đó nâng cao hiệu qủa kinh tế - xã hội của đầu tư nhà nước. Tập trung đầu tư từ ngân sách nhà nước vào các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, các dự án khó có khả năng thu hồi vốn; hỗ trợ cho các vùng gặp khó khăn về kinh tế, cho các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình kinh tế trọng điểm của nhà nước. Cần tiếp tục cải cách hệ thống chính sách thuế theo hướng tăng cường nguồn thu, thực hiện công khai, minh bạch, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích nhà nước với lợi ích của các chủ thể sản xuất kinh doanh khác, bảo đảm công bằng xã hội. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần có các chính sách giảm, miễn thuế đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực then chốt, trọng yếu, các vùng kinh tế khó khăn,… Ngoài ra, Nhà nước cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh nhằm tạo thêm công ăn việc làm, nhất là khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân tự bỏ vốn kinh doanh bằng các biện pháp như: thực hiện chính sách ưu đãi cho khu vực này, giảm thuế kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục đăng ký kinh doanh; hỗ trợ về vốn bằng biện pháp giảm lãi suất cho vay đối với các hộ kinh doanh (đặc biệt là đối với các ngành nghề mũi nhọn, các ngành nghề thu hút nhiều lao động; hỗ trợ, tư vấn về công nghệ, về đầu tư kinh doanh…). Về chính sách tiền tệ, trong thời gian sắp tới chúng ta cần xây dựng và thực hiện chính sách tiền tệ nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng, kích thích đầu tư phát triển, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng cao và bền vững. Chúng ta cần đổi mới hệ thống chính sách tiền tệ theo hướng vận dụng các công cụ, chính sách gián tiếp: thực hiện chính sách tỷ giá, lãi suất, nghiệp vụ thị trường mở theo cung cầu trên thị trường, từng bước nâng cao khả năng chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam. Đồng thời, Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Quốc tế hóa đời sống kinh tế là một xu hướng khách quan, là sự phát triển tất yếu của nền sản xuất xã hội trên cơ sở sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Xu hướng này đã lôi kéo tất cả các nước trên thế giới, dù muốn hay không cũng phải từng bước hội nhập vào quỹ đạo chung của nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những đặc điểm riêng và những lợi ích riêng, có vai trò và vị trí khác nhau trên trường quốc tế nên mỗi quốc gia phải tìm cách thích ứng với tình hình, vừa hội nhập, vừa tranh thủ cơ hội nhằm phát huy tối đa lợi thế so sánh, các tiềm năng của đất nước, củng cố, duy trì vai trò và vị trí của đất nước trên trường quốc tế, bảo vệ lợi ích và giữ gìn bản sắc dân tộc. Đối với nước ta, việc trở thành thành viên chính thức của ASEAN, tham gia vào AFTA, gia nhập diễn đàn APEC và tiến tới gia nhập WTO Việt Nam đã theo đuổi mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư, ký kết hiệp định thương mại song phương Việt - Mỹ đã tạo ra nhiều cơ hội to lớn cho Việt Nam. Tuy nhiên Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thử thách gay gắt. Trước tình hình đó Việt Nam cần đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Nhà nước cần tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, tích cực chuẩn bị các điều kiện để thực hiện thành công quá trình hội nhập. Trong thời gian sắp tới cần thúc đẩy xuất khẩu, chuẩn bị chương trình đưa ra chính sách thúc đẩy xuất khẩu toàn diện. Chương trình bao gồm: cải tiến việc cung cấp tài chính cho xuất khẩu, thu hút nhiều hơn nữa khu vực tư nhân tham gia xuất khẩu, cải thiện việc đảm bảo cơ sở hạ tầng về thể chế cho thương mại, thành lập cơ quan chuyên nghiệp về phát triển thương mại và quy định thoả đáng về các khu công nghệ cao; xóa bỏ các hạn chế về hành chính còn lại đối với các hoạt động thương mai như việc: quy định giá tối thiểu, các hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu, kiểm soát ngoại hối. Nói tóm lại, theo mô hình tăng trưởng kinh tế đã chọn cần phải tác động vào các nhân tố chủ chốt là lao động và vốn, thực hiện đồng bộ các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, ổn định môi trường sản xuất kinh doanh, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, đa dạng, đa phương hoá các hoạt động kinh tế đối ngoại là các nhân tố động lực, khâu đột phá cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong thời gian tới. Kết luận Tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao và bền vững luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia trong qúa trình phát triển đất nước. Đối với nước ta tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững sẽ giúp cho nước ta tránh được nguy cơ tụt hậu, đuổi kịp và vượt lên trước các nước trong khu vực và trên thế giới đồng thời nó còn góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội khác như ổn định chính trị, phát triển văn hóa, giáo dục… Trong quá trình đổi mới vừa qua, nền kinh tế nước ta đã trải qua những bước thăng trầm: thành tựu đạt được cũng nhiều mà khó khăn gặp phải cũng không ít. Nhìn lại 17 năm thực hiện công cuộc đổi mới, xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam là một việc làm hết sức có ý nghĩa để hiểu thấu đáo hơn về nguồn gốc của sự tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong những năm qua. Từ đó, góp phần xây dựng nên một mô hình tăng trưởng kinh tế phù hợp với điều kiện mọi mặt của nền kinh tế xã hội đất nước ở hiện tại và chuẩn bị hành trang phát triển kinh tế trong tương lai. Hiệu quả của việc xác định được các nhân tố đột phá - đòn bẩy cho quá trình tăng trưởng kinh tế là đưa ra các chính sách, biện pháp tác động kịp thời, thích hợp vào các nhân tố này làm tiền đề, tạo đà cho quá trình tăng trưởng kinh tế vì mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”. Sau quá trình thực tập tại Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, được sự giúp đỡ chỉ bảo của các cô chú, anh chị trong Vụ đặc biệt là TS. Lê Việt Đức cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Quang Dong, em đã thực hiện đầy đủ, nghiêm túc mọi công việc được giao tại Bộ và Vụ đồng thời hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Mấu chốt của đề tài là đi vào nghiên cứu khái quát về nền kinh tế Việt Nam trong suốt thời kỳ đổi mới; đánh giá, phân tích những nhân tố đóng góp cho quá trình tăng trưởng của đất nước đồng thời nêu lên một số lý thuyết tăng trưởng kinh tế nhằm xác minh sự phù hợp của thực tiễn tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam với các lý thuyết tăng trưởng đó. Mục đích cuối cùng là xây dựng nên một mô hình tăng trưởng kinh tế riêng có của Việt Nam từ đó góp phần đề ra các giải pháp thích hợp cho việc xây dựng và hoàn thiện kế hoạch tăng trưởng kinh tế đất nước trong thời gian sắp tới đáp ứng được mục tiêu chung của toàn xã hội. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn, số liệu thu thập được thường không đồng bộ, thời gian thực tập không nhiều… nhưng em đã cố gắng hết sức để hoàn thành tốt đề tài này. Tuy nhiên, kết qủa nghiên cứu đề tài không thể tránh khỏi có những thiếu sót, hạn chế nhất định. Em kính mong nhận được sự động viên, đóng góp ý kiến từ các thầy cô giáo và bạn đọc để em có thể hoàn thiện hơn những vấn đề nghiên cứu trong tương lai sắp tới. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội ngày 30 tháng 5 năm 2003 Sinh viên Nguyễn Thị Kim Nhung Danh mục tài liệu tham khảo Giáo trình Kinh tế lượng, tập 1,2, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội-2001, 2002. Giáo trình Kinh tế phát triển, tập 1, NXB Thống kê, Hà Nội-1999. Niên giám thống kê của Tổng cục thống kê các năm từ 1986 đến năm2002. Lê Đăng Doanh , “Tăng trưởng kinh tế và chính sách xã hội ở Việt Nam trong qúa trình chuyển đổi từ năm 1991 đến nay, kinh nghiệm của các nước ASEAN”. Tạp chí Kinh tế và dự báo các số năm 2000, 2001, 2002,2003. Tạp chí Kinh tế và phát triển, trường ĐHKTQD các số năm 2000, 2001, 2002, 2003. Tạp chí Phát triển kinh tế, Thành phố HCM các số năm 2000, 2001, 2002, 2003. Tạp chí Nghiên cứu kinh tế các số năm 2000, 2001, 2002, 2003. Thời báo kinh tế Việt Nam các số năm 2000, 2001, 2002, 2003. Tạp chí tài chính các số năm 2000, 2001, 2002, 2003. Tạp chí Những vấn đề kinh tế thế giới các số năm 2001, 2002. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay các số năm 2002. Tạp chí Thông tin tài chính các số năm 2000, 2001, 2002. Phụ lục Phụ lục 1 : Giải thích các biến số. RGDP : Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (%). IGDP : Tỷ lệ vốn đầu tư trên GDP (%). CGGDP : Tỷ lệ chi tiêu Chính phủ trên GDP (%). RCG : Tỷ lệ tăng tiêu dùng Chính phủ (%). RI : Tỷ lệ tăng vốn đầu tư toàn xã hội (%). EXIMIN : Hệ số giá ngoại thương = chỉ số giá xuất khẩu / chỉ số giá nhập khẩu (%). OGDP : Độ mở của nền kinh tế = (xuất khẩu+nhập khẩu) / GDP (tính theo giá hiện hành) (%). RLAB : Tỷ lệ tăng trưởng lao động (%). INF : Tỷ lệ lạm phát (%). D99 : Biến giả. D99 = 1 nếu quan sát là năm 1999. 0 nếu quan sát không phải là năm 1999. Phụ lục 2: Kết qủa ước lượng mô hình tăng trưởng kinh tế xuất phát. Dependent Variable: RGDP Method: Least Squares Date: 04/27/03 Time: 19:00 Sample(adjusted): 1987 2002 Included observations: 16 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. RCG -0.016076 0.008317 -1.932988 0.0820 EXIMIN 0.081584 0.110232 0.740111 0.4762 RI 0.003357 0.009330 0.359845 0.7264 OGDP -0.055969 0.029390 -1.904347 0.0860 RLAB 1.519126 0.773141 1.964875 0.0778 C 0.249310 10.78896 0.023108 0.9820 R-squared 0.539306 Mean dependent var 6.820999 Adjusted R-squared 0.308959 S.D. dependent var 1.815510 S.E. of regression 1.509214 Akaike info criterion 3.941051 Sum squared resid 22.77726 Schwarz criterion 4.230772 Log likelihood -25.52841 F-statistic 2.341274 Durbin-Watson stat 1.156162 Prob(F-statistic) 0.118199 Phụ lục 3: Kết qủa ước lượng mô hình tăng trưởng kinh tế chọn cuối cùng sau các phương án cải tiến mô hình. Dependent Variable: RGDP Method: Least Squares Date: 04/27/03 Time: 19:21 Sample(adjusted): 1989 2002 Included observations: 14 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. RCG 0.095966 0.008275 11.59760 0.0001 EXIMIN 0.308608 0.027716 11.13476 0.0001 RI(-2) 0.012480 0.002214 5.637969 0.0024 RGDP(-1) 0.788632 0.075114 10.49911 0.0001 INF -0.098403 0.012206 -8.061883 0.0005 OGDP(-1) 0.056346 0.010714 5.258862 0.0033 RLAB 5.202045 0.329890 15.76901 0.0000 C -47.35158 4.300943 -11.00958 0.0001 D99 -1.201589 0.309627 -3.880766 0.0116 R-squared 0.993958 Mean dependent var 7.106215 Adjusted R-squared 0.984290 S.D. dependent var 1.698335 S.E. of regression 0.212868 Akaike info criterion -0.000199 Sum squared resid 0.226563 Schwarz criterion 0.410624 Log likelihood 9.001391 F-statistic 102.8133 Durbin-Watson stat 3.098357 Prob(F-statistic) 0.000040 Phụ lục 4: Kiểm định một số giả thuyết kinh tế lượng. 1. Kiểm định giả thuyết về phân bố của U. Kiểm định H0: U có phân bố chuẩn. H1: U không có phân bố chuẩn. Sử dụng thống kê Jarque-Bera (JB): Ta có: JB=1,035. Với a=5%, xác suất nhỏ nhất để bác bỏ H0: P=0,6. Trong trường hợp này không có cơ sở để bác bỏ H0 tức là U có phân bố chuẩn. 2. Kiểm định tính dừng của phần dư e. ADF Test Statistic -6.756659 1% Critical Value* -2.7760 5% Critical Value -1.9699 10% Critical Value -1.6295 *MacKinnon critical values for rejection of hypothesis of a unit root. Augmented Dickey-Fuller Test Equation Dependent Variable: D(E) Method: Least Squares Date: 05/04/03 Time: 23:31 Sample(adjusted): 1990 2002 Included observations: 13 after adjusting endpoints Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. E(-1) -1.585981 0.234729 -6.756659 0.0000 R-squared 0.791818 Mean dependent var 0.003031 Adjusted R-squared 0.791818 S.D. dependent var 0.233342 S.E. of regression 0.106467 Akaike info criterion -1.568164 Sum squared resid 0.136022 Schwarz criterion -1.524706 Log likelihood 11.19306 Durbin-Watson stat 2.843665 Dùng tiêu chuẩn kiểm định ADF để kiểm định tính dừng của phần dư e. Ta có thống kê t= -6,7566; trong khi t0,01= -2,776; t0,05= -1,97; t0,1= -1,63. Như vậy, phần dư (e) là chuỗi dừng hay e là nhiễu trắng. 3. Kiểm định tính tự tương quan. Breusch-Godfrey Serial Correlation LM Test: F-statistic 2.485311 Probability 0.201972 Obs*R-squared 13.22574 Probability 0.023291 Sử dụng tiêu chuẩn BG để kiểm định: H0: Không tồn tại tự tương quan trong mô hình. H1: Tồn tại tự tương quan trong mô hình. Ta thấy, với mức ý nghĩa a=1%, thì không có cơ sở để bác bỏ H0. Điều đó có nghĩa là không tồn tại tự tương quan trong mô hình. 4. Kiểm định dạng hàm. Ramsey RESET Test: F-statistic 0.723197 Probability 0.443006 Log likelihood ratio 2.326683 Probability 0.127173 Test Equation: Dependent Variable: RGDP Method: Least Squares Date: 04/28/03 Time: 03:58 Sample: 1989 2002 Included observations: 14 Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob. RCG 0.170693 0.088283 1.933468 0.1253 EXIMIN 0.557612 0.294190 1.895414 0.1309 RI(-2) 0.022495 0.011995 1.875367 0.1340 RGDP(-1) 1.428671 0.756581 1.888324 0.1320 INF -0.171091 0.086392 -1.980411 0.1187 OGDP(-1) 0.099206 0.051592 1.922920 0.1268 RLAB 9.107255 4.604676 1.977828 0.1191 C -87.84755 47.82451 -1.836873 0.1401 D99 -1.782049 0.753248 -2.365819 0.0772 FITTED^2 -0.051229 0.060241 -0.850410 0.4430 R-squared 0.994883 Mean dependent var 7.106215 Adjusted R-squared 0.983369 S.D. dependent var 1.698335 S.E. of regression 0.219016 Akaike info criterion -0.023533 Sum squared resid 0.191872 Schwarz criterion 0.432936 Log likelihood 10.16473 F-statistic 86.41056 Durbin-Watson stat 2.899240 Prob(F-statistic) 0.000320 Kiểm định F: H0: dạng hàm đúng. H1: dạng hàm sai. Ta có F=0,723197; với mức ý nghĩa a=5%, xác suất nhỏ nhất để bác bỏ giả thuyết H0: P=0,443. Do a<<P nên không có cơ sở để bác bỏ H0. Như vậy dạng hàm lựa chọn là đúng. 5. Phương trình cuối cùng chọn được: RGDP = C1*RCG + C2*EXIMIN + C3*RI(-2) + C4*RGDP(-1) + C5*INF + C6*OGDP(-1) + C7*RLAB + C8 + C9*D99. RGDP = 0.09596578113*RCG + 0.3086078363*EXIMIN + 0.01247968553*RI(-2) + 0.7886317911*RGDP(-1) - 0.09840322167*INF + 0.05634572554*OGDP(-1) + 5.20204529*RLAB - 47.35157712 - 1.201588617*D99. Mục lục Trang

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc36996.doc
Tài liệu liên quan