Luận văn Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở ngoại thành Hà Nội

Hà Nội là thủ đô của nước, là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị khoa học kỹ thuật lớn, cùng với quá trình phát triển Hà Nội đang phấn đấu là một thành phố văn minh hiện đại. Nông nghiệp Hà Nội mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn là ngành có vị trí quan trọng, cung cấp khối lượng nông sản hàng hoá đáng kể cho nhu cầu thực phẩm của nội thành, giữ vững ổn định chính trị xã hội ở nông thôn ngoại thành giữ cân bằng sinh thái trong quá trình đô thị hoá. Nông thôn ngoại thành là nơi đất chật người đông hơn bất kỳ vùng nông thôn nào khác ở đồng bằng sông Hồng, mặt khác lại đang bị sức ép của quá trình đô thị hoá và ngày càng nhanh làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đòi hỏi bức bách trong chuyển dịch sản xuất nông nghiệp là phải tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, hướng trước mắt là đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và đẩy mạnh thâm canh, đặc biệt là những giống cây trồng, vật nuôi được thu hút tham gia vào hoạt động của ngành công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp .

doc89 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở ngoại thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụ nông sản. Phát triển nông nghiệp đảm bảo tạo điều kiện thuận lời cho quá trình đô thị hoá đồng thời gìn giữ nét đẹp truyền thống, tinh hoa văn hoá lịch sử ngoại thành, hiện đại hoá kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế đa dạng ở ngoại thành trong thập kỷ này. Phần III Phương hướng và những giải pháp đẩy mạnh cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá- Hiện đại hoá ở ngoại thành Hà Nội. I. Phương hướng và mục tiêu phát triển cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá - Hiện đại hoá ở ngoại thành. 1. Quan điểm và phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp Hà Nội 1.1. Quan điểm phát triển. Hà Nội là thủ đô, do vậy trong các năm tới nông nghiệp ngoại thành phải đi trước, đi nhanh trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nông nghiệp là cơ sở cho việc chỉ đạo nông nghiệp của cả nước. Quá trình thực hiện công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nông nghiệp vơi việc đầu tư tập trung trong 3 lĩnh vực lớn: Thực hiện tập trung và chuyên môn hoá các loại sản phẩm chủ yếu như: Rau, hoa, cây ăn quả, lợn, bò sữa, gia cầm, cá đáp ứng nền sản xuất hàng hoá theo yêu cầu của thị trường. Thực hiện cơ giới hoá sâu rộng trong nhiều công đoạn của sản xuất từ bảo quản, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Từng bước điện khí hoá trong sản xuất nông nghiệp, để chuyển dần từ nền sản xuất thủ công theo hướng công nghệ hiện đại. Với đặc điểm là nền nông nghiệp ven đô, do đó cần thực hiện sâu sắc 3 quan điển sau: Nông nghiệp phải tạo ra các loại sản phẩm cao cấp, đó là các loại sản phẩm có chất lượng cao, đặc sản, sản phẩm sạch an toàn thực phẩm và các loại sản phẩm xuất khẩu. Đẩy nhanh việc thực hiện hiện đại hoá quá trình sản xuất nông nghiệp nhất định và công nghệ sinh học trong các lĩnh vực tạo giống, công nghệ bảo quản và chế biến thực phẩm, để khép kín chu trình từ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm. Phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao, thực hiện công nghiệp hoá để tham gia vào quá trình đô thị hoá nông thôn và hoà nhập vào sự phát triển kinh tế xã hội của thủ đô. Nông nghiệp ngoại thành phát triển theo hướng chất lượng cao, hiệu quả kinh tế lớn, song được dựa trên một nền nông nghiệp tổng hợp, nông nghiệp sinh thái đáp ứng quá trình phát triển bền vững. 1.2. Phương hướng phát triển sản xuất nông nghiệp. - Phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn liền với thị trường, tập trung vào các loại sản phẩm quan trọng: Rau, hoa, cây ăn quả, thịt, sữa, trứng... Hình thành các vùng tập trung sản xuất, đầu tư thâm canh cao, áp dụng rộng rãi tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại trong tất cả các khâu từ sản xuất bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm để tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới. - Phát triển nông nghiệp gắn với quá trình công nghiệp hoá, nền kinh tế thủ đô để thực hiện nhanh hiện đại hoá nông nghiệp. Hình thành những sản phẩm mũi nhọn, phát triển nhanh công nghệ chế biến, cùng với hệ thống dịch vụ đa dạng, trong mối liên hệ chặt chẽ của kinh tế nông nghiệp Hà Nội với vùng Đồng Bằng Bắc Bộ và các tỉnh phía Bắc. - Nhận thức sâu sắc phát triển nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn ngoại thành, do yêu cầu thúc đẩy nhanh, đồng bộ, lâu bền, gắn hiệu quả kinh tế với hiệu quả văn hoá- xã hội và môi trường sinh thái. Tạo thêm nhiều việc làm thu hút lao động dư thừa và thời gian nông nhàn trong nông nghiệp tạo ra hiệu quả tổng hợp và động lực cho quá trình đô thị hoá nông thôn phù hợp với phát triển không gian đô thị của thủ đô Hà Nội. Phát triển nông nghiệp trên cơ sở huy động mọi nguồn lực trong nước và ngoài nước, đặc biệt trong lĩnh vực kêu gọi vốn đầu tư vào khoa học công nghệ, phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế để phát triển một cơ cấu hợp lý giữa trồng trọt- chăn nuôi- dịch vụ. Định hướng phát triển của ngành nông nghiệp trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của ngoại thành Hà Nội. Từng bước cao cấp hoá sản phẩm nông nghiệp hiện đại hoá công nghệ nông nghiệp, đô thị hoá nông thôn. Phát triển nông nghiệp gắn với việc phát triển kinh tế ngoại thành theo hướng nông nghiệp đô thị, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân giai đoạn 2001-2005 là 4%/năm, giai đoạn 2006- 2010 là 3%/năm. Từng bước hiện đại hoá nông nghiệp làm cơ sở phát triển mạnh mẽ các ngành trồng trọt- chăn nuôi- thuỷ sản. Chuyển đổi cơ cấu sản xuất tạo nhiều sản phẩm có giá trị cao, chú trọng sản xuất các loại nông phẩm đặc sản. Tập trung đầu tư phát triển công nghệ sinh học, phát triển chế biến lương thực, thực phẩm, công nghệ xử lý bảo quản sau thu hoạch. Xây dựng và phát triển tập trung chuyển giao công nghệ cung cấp giống theo phương thức sản xuất tiên tiến hiện đại và công nghệ sinh học cao. Quy hoạch một số vùng sản xuất hàng hoá chuyên canh như: sản xuất, rau sạch, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, vùng chăn nuôi bò sữa, lợn nạc, gia cầm... Phát triển loại hình kinh tế hợp tác đa dạng, phát triển kinh tế hộ, phát triển các làng nghề truyền thống thu hút lao động tại chỗ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá- Hiện đại hoá nông thôn. 2. Mục tiêu phát triển. Mục tiêu chung. Phát triển nhanh quy mô sản xuất các loại nông sản thực phẩm sạch, có chất lượng cao đáp ứng đúng nhu cầu về thực phẩm của nhân dân thủ đô. Từng bước mở rộng quy mô sản phẩm xuất khẩu, phấn đấu hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị sản xuất và đồng vốn đầu tư. Phát triển sản xuất gắn với bảo vệ môi trường thực hiện một nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Mục tiêu phát triển cụ thể. Về giá trị sản xuất và giá trị tăng GDP nông nghiệp phấn đấu đến năm 2010 đạt gía trị sản xuất là: 2.900-3.100 tỷ đồng và GDP là1500- 1700 tỷ đồng. Về tốc độ tăng trưởng đạt tốc độ về GDP nông nghiệp thời kỳ 2000 là 3,7-4,2%, tốc độ tăng trưởng về GDP bình quân đầu người dân cư / năm thời kỳ 2001-2010 là 6-8%/năm. Một số chỉ tiêu tới năm 2010. Giá trị thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp đạt từ 80-90 triệu đồng. Tỷ trọng giá trị sản phẩm hàng hoá đạt từ 80-85 %. Tỷ trọng giá trị sản phẩm xuất khẩu đạt từ 10-15% II. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngoại thành theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. 1. Dự báo quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Tính chung cho toàn ngành nông nghiệp. Biểu 14: Cơ cấu giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng của sản xuất nông nghiệp. Hạng mục Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 G.trị (tỷ.đ) C.cấu (%) T.Đ Tăng trưởng G.trị (tỷ.đ) C.cấu (%) T.Đ Tăng trưởng G.trị (tỷ.đ) C.cấu (%) T.Đ Tăng trưởng Tổng số 2024 100 3,6 1200 100 3,23 1543 100 4,1 I.N.N nghiệp 1021 99,7 4.25 1198 99,9 3,27 1541 99,9 4,20 Trồng trọt 714 70,0 3,0 733 61,1 0,5 820 53,2 1,65 Chăn nuôi 286 28,0 6,5 394 32,9 6,61 568 36,8 7,0 Dịch vụ 20 2,0 23,15 72 6,0 28,67 154 10,0 22,5 II. N.L. nghiệp 2,9 0,3 - 54,9 1,3 0,1 -14,4 1,8 0,1 - 15,9 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2010. Biểu 15: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và tốc độ chuyển dịch . (Đơn vị : %). Hạng mục Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Tốc độ chuyển dịch Tổng số 100 100 100 Ngành trồng trọt 70,3 62,9 55,4 - 2,7 Chăn nuôi-Thuỷ sản 27,7 31,1 34,6 + 2,8 Dịch vụ 2,0 6,0 10,0 + 17,5 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010. Như vậy, với tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đã được nêu trên, cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đã chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng giá trị của ngành chăn nuôi, thuỷ sản và dịch vụ nông nghiệp, đồng thời giảm dần tỷ trọng của ngành trồng trọt. Tốc độ chuyển dịch cơ cấu từ năm 2000 đến năm 2010 của ngành trồng trọt giảm bình quân 2,7%/ năm và dịch vụ là17,5%/ năm. 1.1 Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. Dựa trên các số liệu tính toán cụ thể từng loại nhóm cây trồng của ngành trồng trọt, xu hướng giá trị của ngành có tăng qua các năm từ 714 tỷ đồng năm 2000 tăng lên 820 tỷ vào năm 2010 đồng thời cũng có sự biến động thể hiện ở bảng sau: Biểu 16: Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt. (Đơn vị: tr.đ, %) Hàng mục Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 G.trị (tỷ.đ) C.cấu (%) G.trị (tỷ.đ) C.cấu (%) G.trị (tỷ.đ) C.cấu (%) Tổng số 714 100 733 100 820 100 Nhóm cây lương thực 380 53,1 286 39,10 220 27,0 Nhóm cây rau đậu 122 17,1 171 23,4 232 28,3 Nhóm cây lâu năm 82 11,5 107 14,7 155 18,9 Nhóm cây CNNN 36 5,0 31 4,2 23 2,9 Nhóm cây ngắn ngày khác 70 9,8 116 15,9 172 12,0 Sản phẩm phụ trồng trọt 24 3,5 21 2,9 17 2,0 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà nội đến năm 2010. Như vậy, cơ cấu gía trị sản xuất của ngành trồng trọt đã chuyển dịch khá rõ rệt ở cả 5 nhóm cây chính, ví dụ. Với nhóm cây lương thực, do quá trình mất đất, quá trình đô thị và chuyển đổi đất lúa mầu sang trồng các loại cây có giá trị như: rau, hoa, cây ăn quả... Do vậy tỷ trọng giá trị GDP của nhóm cây này đã giảm xuống 27,4% vào năm 2010. Quá trình chuyển dịch như trên phù hợp với xu thế phát triển của ngành là giảm quy mô sản xuất lương thực để chuyển sang sản xuất những sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Với nhóm cây rau đậu thực phẩm có sự chuyển dịch tương đối nhanh bình quân trong 10 năm có tốc độ tăng trưởng là 6,6%/ năm, tăng tỷ trọng trong cơ cấu từ 17,1% lên 25,0% vào năm 2010. Việc tăng tỷ trọng nhóm cây rau, đậu phù hợp với xu thế phát triển và yêu cầu của thành phố, nhằm cung cấp ngày càng nhiều rau xanh cho nhân dân thủ đô. 1.2.Quy mô và cơ cấu giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Biểu17: Quy mô phát triển ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Hạng mục Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 G.trị (tỷ.đ) C.cấu (%) G.trị (tỷ.đ) C.cấu (%) G.trị (tỷ.đ) C.cấu (%) Tổng số 258,8 100 393,6 100 567,6 100 Gia súc 153,3 53,6 198,1 50,3 254,3 44,8 Gia cầm 52,3 18,3 84,3 21,4 148,8 26,2 S.P không qua giết mổ 17,1 6,0 28,8 7,3 45,5 8,0 S.P phụ chăn nuôi 13,9 4,9 17,5 4,5 22,5 4,0 Thuỷ sản 49,2 17,2 64,8 16,5 96,6 17,0 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010. Như vậy, trong những năm tới để phát triển sản xuất của ngành chăn nuôi, cần tập trung vào phát triển các loại gia súc, gia cầm có thế mạnh, có thị trường và đầu tư công nghệ tiên tiến để phát triển theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. 2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp. Biểu 18: Định hướng sử dụng đất nông nghiệp. (Đơn vị tính: ha) Hạng mục Năm 2000 (ha) Năm 2005 Năm 2010 D.t (ha) C.cấu (%) B. động D.t (ha) C.cấu (%) B. động Tổng số 49274,9 45767 100 -4050,4 42342 100 -7475,4 I. Đ. N.nghiệp 42460 39055 85,3 -3947,6 35612 84,1 -7390,6 1. Đ.cây hàng năm 38300 32790 71,6 -6539,5 27432 64,8 -11897,5 - đ. Lúavà lúa màu 31023 25514 55,8 -8456,3 20497 48,4 -13473,3 -Đ. Cây hàng năm khác 7277 7276 15,9 1916,83 20497 16,4 1575,83 2. đất vườn tạp 300 -481,6 -481,6 3. đất trông cây lâu năm 550 2300 5,0 2000,17 3880 9,2 3580,17 4.Cây ăn quả hàng năm 500 1725 3,8 1461,6 3244 7,7 2981,6 5. Đất cây cỏ và T.A gia súc 110 165 0,4 76,3 300 0,7 211,3 6. Mặt nước thả cá 3200 3800 8,3 997,0 4000 9,5 1197 II. Đất Lâm nghiệp 6841,9 6712 14,7 -102,9 6730 15,9 -84,9 Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp Hà nội đến năm 2010. Như vậy tới năm 2005 đất nông- lâm nghiệp sẽ giảm 4050,4 ha và tới 2010 sẽ giảm 7390,62 là do lấy đất để phát triển đô thị mới. Đồng thời với việc sẽ diễn ra quá trình chuyển đổi các loại đất trong cơ cấu đất nông nghiệp, theo hướng ưu tiên để phát triển các loại sản phẩm chính của Hà Nội là: Rau xanh, hoa, cây ăn quả, đất dành cho chăn nuôi, mặt nước nuôi thả cá và diện tích cây xanh. Mất đất nông nghiệp cho quá trình phát triển đô thị, diễn ra trên các loại đất, song tới 80-85% trên làng các loại đất lúa và lúa màu, các loại đất khác có mất nhưng không đáng kể. Quá trình chuyển đổi đất, chủ yếu là từ đất lúa và lúa màu có hiệu quả thấp để chuyển sang trồng rau, hoa, cây ăn quả, do vậy diện tích đất lúa và lúa màu sẽ giảm đi khá lớn trong các năm tới. 3. Định hướng chuyển dịch cơ cấu loại sản phẩm theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá. 3.1 Dự kiến phát triển chăn nuôi lợn: Dự kiến theo ước tính hàng năm ở Hà Nội có nhu cầu trên 7 vạn tấn thịt lợn với nhu cầu bình quân từ 13- 15% tổng sản lượng thịt. Các xã ngoại thành Hà Nội có tiềm năng để phát triển chăn nuôi lợn, để cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt, thu hút nhiều lao động và tốn ít diện tích. Căn cứ nhu cầu và khả năng đầu tư, khoa học kỹ thuật, dự kiến tốc độ tăng GDP bình quân của ngành chăn nuôi lợn từ 5,5- 6,5%, vào các năm 2001- 2010 đồng nhờ tăng tỷ lệ giống lợn nạc đạt 75% vào năm 2005 và 85% vào năm 2010. Biểu 19: Dự kiến quy mô đàn lợn . (Đơn vị tính :con) Hạng mục Năm2005 Năm2010 Quy mô đàn lợn (con) 395.550 422.650 482.050 539.350 Trong đó -Lợn nái (con) 47.000 50.000 58.000 64.000 -Lợn thịt (con) 348.400 372.500 423.900 475.150 Sản lượng(tấn) 40.850 43.700 49.700 55.700 Tỷ lệ giống lợn(%) 72 75 82 85 Nguồn: Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp đến năm 2010. Vùng chăn nuôi lợn tập trung từ 133.800- 237.700 con chiếm tỷ trọng từ 34-44% tổng quy mô đàn lợn. Thể hiện ở các huyện ngoại thành như sau. - Huyện thanh trì: Quy mô từ 28.000 - 30.000 con phân bố trên địa bàn 7 xã : Tả Thanh Oai, Hữu Hoà, Vĩnh Quỳnh, Ngọc Hới, Ngũ Hiệp, Đông Mỹ (thuộc tiểu vùng xa đô thị ). - Huyện Từ Liêm : Có quy mô tập trung từ 30.000 - 35.000 con, phân bố trên địa bàn 8 xã. - Huyện Gia Lâm : Có quy mô tập trung từ 35.000 - 40.000 con phân bố trên địa bàn 10 xã. - Huyện Đông Anh : Có quy mô tập trung từ 65.000 - 70.000 con phân bố trên địa bàn 12 xã. - Huyện Sóc Sơn : Có quy mô từ 50.000 - 55.000 con phân bố đều trên địa bàn 7 xã. 3.2. Phát triển chăn nuôi thủy sản. Phát triển thuỷ sản là lĩnh vực có thế mạnh ở Hà nội, có ưu thế về nhu cầu thị trường vừa là yêu cầu cải thiện môi trường sinh thái cần tăng mặt nước điều hoà khí hậu, do đó phương hướng phát triển thuỷ sản là: Khai thác tốt tiềm năng về các mặt sử dụng hợp lý, có hiệu quả các loại mặt nước, đẩy nhanh chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản theo hướng sản xuất hàng hoá các sản phẩm thuỷ sản có giá trị cao và an toàn vệ sinh. ứng dụng nhanh các công nghệ môi trường thuỷ sản tiên tiến ở trong và ngoài nước để từng bước phát triển theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá Phát triển nuôi trồng thuỷ sản bền vững gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, tôn tạo cảnh quan du lịch, khu vui chơi giải trí của nhân dân. Biểu 20 :Mục tiêu phát triển ngành thuỷ sản đến năm 2010. Danh mục Đơn vị tính Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 D.T nuôi trồng thuỷ sản Trong đó: Nuôi đặc sản (tôm càng xanh). 2. Sản lượng thuỷ sản nuôi Trong đó: Thuỷ đặc sản (tôm càng xanh). 3. Năng suất nuôi thuỷ sản Trong đó: Thuỷ đặc sản (tôm càng xanh). Ha Tấn Tấn / Ha 3.200 5 7.500 5 2,34 1 3.800 50 10.000 75 2,63 1,5 4.000 100 15.000 200 3,75 2 Nguồn: Bào cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà nội đến năm 2010. 3.3. Phát triển chăn nuôi gia cầm. Chăn nuôi gia cầm là lĩnh vực có thế mạnh của Hà nội và có ưu thế về nhu cầu thị trường tiêu thụ lớn và có điều kiện tiếp thu nhanh những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào trong sản xuất, do đó chăn nuôi gia cầm có thể tăng với tốc độ khá lớn, sự kiến quy mô tăng trưởng đàm gia cầm trong thời kỳ 2001- 2010 từ 8- 10%, để đảm bảo cung cấp 75- 80% nhu cầu của nội thành và xuất khẩu. Biểu 21: Quy mô đàn gia súc. (đơi vị: 1000 con) Hạng mục Năm 2000 Năm 2005 năm 2010 P.A I P.A II P.A I P.A II P.A I P.A II Quy mô đàn (1000) con 2786 2892 4093 4657 6592 8207 - đàn gà 2578 2676 3787 4309 6100 7594 - đàn vị, ngan, ngỗng 208 261 306 348 492 613 Sản lượng thịt tổng số (tấn) 7898 8225 11605 13247 18686 23345 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà nội đến năm 2010. Đàn gia súc phát triển theo hướng, vừa tập trung, vừa phân tán. Phân tán trong đại bộ phận các hộ nông dân ngoại thành, theo cách nuôi có đầu tư. Nuôi tập trung ở địa bàn của hại huyện Đông Anh và Sóc Sơn, là huyện có quỹ đất rộng, dân thưa hơn, thông thoáng ít bị ô nhiễm môi trường. Các hộ nuôi gà công nghiệp có thể nuôi quy mô từ 200- 300 con/ hộ. Các hộ có điều kiện có thể nuôi từ 1000- 3000 con gà thịt/ lứa hoặc 1000- 2000 gà trứng/ hộ. Song song với việc phát triển đàn gia cầm theo hướng lấy thịt đồng thời tổ chức sản xuất nuôi gia cầm theo hướng lấy trứng, mặc dù quy mô so với hướng lấy thịt còn nhỏ hơn. Dự kiến tốc độ tăng đạt 10- 12%, để có thể đạt quy mô sản lượng trứng từ 65-81 triệu quả ( năm 2010) khả năng đáp ứng nhu cầu trứng cho thị trường đạt từ 30- 35% so với yêu cầu. 3.4 Phát triển chăn nuôi bò thịt và bò sữa. Theo dự báo, dự báo thịt bò và sữa bò có nhu cầu lớn ở thị trường nội thành và nhu cầu đó còn tăng trong năm tới, song do quỹ đất nông nghiệp ở Hà Nội có hạn, không thể dành nhiều đất cho việc trồng cây lấy thức ăn cho gia súc do đó quy mô phát triển đàn bò thịt và bò sữa theo dự kiến như sau: Biểu 22: Dự kiến quy mô phát triển đàn bò thịt và bò sữa. Hạng mục Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 PA 1 PA 2 PA1 PA 2 PA1 PA 2 Tổng số đàn bò (con) 37.700 38.450 43.700 46.770 50.700 56.900 Sản lượng thịt bò (tấn) 680 700 1.400 1.500 2.250 2.500 Trong đó: Quy mô đàn bò sữa (con) 1.600 1.600 3.000 3.500 4.000 5.000 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà nội đến năm 2010. Dự báo sản lượng thịt bò và sữa bò sản xuất tại ngoại thành Hà Nội chỉ đáp ứng nhu cầu chung của thành phố từ 20- 22%. Vùng chăn nuôi bò sữa tập trung: có quy mô từ 4000- 4500 con chiếm tỷ trọng 80- 90% trong tổng quy mô đàn bò sữa toàn Hà Nội, phân bố đều trên các huyện Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn. 3.5 Định hướng phát triển rau xanh. Rau xanh là một trong những sản phẩm thiết yếu, có nhu cầu rất lớn của thành phố và có yêu cầu rải đều trong cả năm, theo dự báo tới năm 2010 tổng nhu cầu rau xanh từ 24.000- 28.000 tấn rau các loại. Mục tiêu phát triển sản xuất rau xanh của Hà Nội nói chung là khai thác ở mức tối đa khả năng sản xuất tại chỗ với việc ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, để đầu tư thâm canh đạt năng suất cao, phẩm chất tốt, đảm bảo yêu cầu vệ sinh, phấn đấu đảm bảo từ 80- 85% nhu cầu về rau xanh chung cho thủ đô. Dự kiến có khoảng 25 loại rau xanh được đầu tư sản xuất, trong đó 4 loại rau sản xuất trong vụ đông xuân, và từ 5- 10 loại rau sản xuất trong vụ hè và hè thu. Biểu 23: dự kiến bố trí quy mô sản xuất rau ở các thời kỳ sau. Hạng mục Năm 2000 Năm 2005 Năm2010 PA I PA II PA I PA II PA I PA II T.D tích gieo trồng (ha) 7.000 7.000 8500 9500 10500 12500 - vụ đông xuân 5.000 5.000 6.000 6.500 7.000 8.000 - vụ hè thu 2.000 2.000 2.500 3.000 3.500 4.500 Tốc độ sản lượng (tấn) 124.440 124.440 165.980 186.600 216.975 260.000 Tốc độ tăng trưởng (%) 6,6 6,6 5,3 7,6 4,8 6,1 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà nội đến năm 2010. Để sản xuất rau xanh cần đầu tư ở tất cả các lĩnh vực: diện tích, năng suất và chất lượng sản phẩm, phấn đấu rải vụ rau xanh để có đều rau trong cả năm . 3.6 Định hướng sản xuất cây ăn quả. Cũng như rau xanh, quả là thực phẩm không thể thiếu trong bữa ăn của người dân. Theo dự tính nhu cầu của Hà Nội đến năm 2010 vào khoảng 230.000 - 260.000 tấn, là khối lượng khá lớn mà ngành nông nghiệp ngoại thành đáp ứng với một tỷ lệ thích hợp. Tuy nhiên quy đất nông nghiệp ở ngoại thành không lớn, phải đồng thời sản xuất nhiều loại cây trồng quan trọng khác, do vậy hướng phát triển sản xuất cây ăn quả ngoại thành trong các năm tới như sau: - Đầu tư thâm canh diện tích đã có và mở rộng diện tích, tăng sản lượng và giá trị để đáp ứng mức cao nhất nhu cầu quả tươi của thành phố: Dự tình đạt từ 30- 35% nhu cầu quả. - Đầu tư sản xuất cây ăn quả theo hướng thâm canh tăng năng suất, nâng cao phẩm chất quả, tạo ra hiệu quả kinh tế cao trên đơn vị sản xuất. Đặc biệt khai thác hiệu quả các loại đặc sản: Cam tranh, Bưởi Diễn, hồng xiêm Xuân Đỉnh và các loại cây ăn quả mới có giá trị. Thế mạnh là ngoại thành Hà Nội có tiềm lực về khoa học về công nghệ tiên tiến cần phải được áp dụng mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất cây ăn quả, trong đó trước tiên là công tác giống, sản xuất giống cây ăn quả có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu tại chỗ và cung ứng dịch vụ cho các tỉnh lân cận. Biểu 24: Quy mô sản xuất cây ăn quả. Hạng mục Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 P.A I P.A II P.A I P.AII P.A I P.A II Tổng diện tích(ha) 3238 3235 4180 6501 5800 10000 Diện tích thu hoạch(ha) 2903 2970 3057 3970 4185 7500 Năng suất bình quân(tạ/ha) 75 78 80 82 82 85 Sản lượng quả(tấn) 39963 38641 42597 47674 53049 71254 Tốc độ tăng trưởng(%) 1,6 2,3 2,8 3,4 Giá trị sản phẩm (tỷ đg) 106,7 103,2 113,7 127,3 141,6 190,3 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2010. 3.7. Phát triển sản xuất hoa. Cũng như giống cây rau, cây hoa ở Hà Nội có lợi thế đặc biệt mà nhiều địa phương khác trong cả nước không có được, đó là: - Có thị trường tiêu thụ, với nhu cầu ngày càng lớn về chủng loại và chất lượng. - Có điều kiện về sinh thái, để có thể sản xuất nhiều loại hoa với chất lượng yêu cầu từ bình dân đến cao cấp. - Đã có đầy đủ các điều kiện về kỹ thuật, trình độ lao động vốn và cơ sở hạ tầng, để tổ chức sản xuất theo hướng thâm canh, công nghệ cao. Về hiệu quả sản xuất thì cây hoa thu được giá trị kinh tế rất cao, trên đơn vị canh tác trung bình từ 70-100 triệu đồng/ha, cao hơn gấp nhiều lần so với sản xuất lúa, hoa màu. Biểu 25: Quy mô sản xuất hoa. Hạng mục Năm 2000 Năm 2005 Năm2010 PAI PAII PAI PAII PAI PAII Quy mô diện tích (ha) 1150 1200 1500 2000 2000 3000 Giá trị / 1ha(tr.đ) 65 70 70 75 75 80 Giá trị (tỷ đồng) 89,2 84,7 105,9 141,2 141,2 211,8 Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp đến năm 2010. Dự kiến chủng loại hoa chính, sản xuất với quy mô lớn như: cúc, hồng, lê rơn, đào, phong lan, đồng tiền... Hoa trồng quanh năm chiếm tới 65% diện tích và sản lượng bao gồm các loại cúc, hồng, phăng, các loại này có sức tiêu thụ lớn giá trị kinh tế cao và đã hình thành một số vùng tập trung ở Tây Tựu, Định Công, Vân Nội. Trồng hoa theo mùa vụ: vụ xuân hè có hoa loa kèn, huệ, nhài, chiếm khoảng 10% diện tích. Vụ thu đông có đào, thược dược, violet... chiếm 20-25% diện tích trồng tập trung ở Nhật Tân, Phú Thượng, Đông Ngạc và một số nơi ở Gia Lâm và Đông Anh. 4. Định hướng chuyển dịch cơ cấu theo thành phần kinh tế. Kinh tế hộ: Thành Phố cần tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn các hộ nông dân về vốn, kỹ thuật, công nghệ giống, tiêu thụ sản phẩm...Để thời gian tới các hộ từng bước tham gia vào kinh tế hợp tác hoặc làm"vệ sỹ" cho các doanh nghiệp của nền kinh tế. Kinh tế hợp tác: Thành Phố sẽ định hướng tổ chức quản lý lại các hợp tác xã hiện nay đang hoạt động ở mức trung bình và kém để đưa các hợp tác xã này làm ăn hiệu quả hơn nữa, để từng bước kinh tế hợp tác xã cùng với kinh tế Nhà nước dần dần trở thành nền tảng cho ngành nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Kinh tế trang trại: Hiện nay toàn thành phố Hà Nội có khoảng 1000 trang trại, tạo ra một khối lượng nông sản khá lớn góp phần đáp ứng nhu cầu nhân dân thủ đô. Đồng thời đã tạo ra nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nhiều lao động ở nông thôn.Trong giai đoạn 2001-2010 thành phố Hà Nội sẽ có chính sách đầu tư thoả đáng và cung cấp các thông tin cần thiết để thúc đẩy loại hình kinh tế này phát triển . Doanh nghiệp quốc doanh nông - lâm thuỷ sản: Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục đổi mới và phát triển loại hình kinh tế này để đảm bảo những mục tiêu mà thành phố đã đề ra hoạt động của doanh nghiệp quốc doanh nông lâm thuỷ sản sẽ tập trung vào các khâu như nghiên cưú, sản xuất giống cây, con để cung cấp vốn cho các hộ nông dân, thực hiện các khâu đổi mới, cải tạo san ủi đồng ruộng, tưới tiêu, điện... Để đổi mới và tiếp tục phát triển doanh nghiệp quốc doanh nông lâm thuỷ sản thành phố sẽ phân loại và sắp xếp theo hướng: + Tập trung kiện toàn và nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp lớn, hoạt động tốt khả năng tham gia vào thị trường trong nước và ngoài nước để các doanh nghiệp này trở thành đầu đàn trong tất cả các khâu sản xuất nông nghiệp (từ cung ứng các yếu tố đầu vào đến bao tiêu sản phẩm đầu ra) cổ phần hoá cho thuê khoán đổi với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, làm ăn không có hiệu quả,có vai trò không quan trọng. + Hoàn thiện hệ thống chính sách tín dụng, đãi ngộ người lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh, gắn trách nhiệm và quyền hạn nghĩa vụ, sớm tiêu chuẩn hoá các chức danh. Đây là vấn đề hết sức quan trọng trong đổi mới các doanh nghiệp quốc doanh nông lâm thuỷ sản ngoại thành nâng cao hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh trong thời gian tới. Đổi mới theo phương hướng trên cần khắc phục sự bảo thủ, muốn duy trì kinh tế quốc doanh kiểu cũ, kém hiệu quả, mặt khác do tư tưởng muốn tư nhân tràn lan nền kinh tế và coi nhẹ kinh tế Nhà nước. 5. Định hướng chuyển dịch cơ cấu sản xuất theo vùng. Nhằm tiếp tục củng cố và hoàn thiện các vùng sản xuất chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp để sử dụng có hiệu quả đất đai, thuỷ lợi , sức lao động và các tài nguyên khác đồ ng thời góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, Sở Nông Nghiệp & Phát triển nông thôn Hà Nội đã có kế hoạch bố trí lại cơ cấu kinh tế ở trên từng huyện trong thời gian tới như sau: Huyện Gia Lâm: - Vùng I: 9 xã, 3 thị trấn diện tích 5916 ha, đất canh tác 1936 ha chuyên trồng hoa, cây cảnh rau, quả, cây thực phẩm + dịch vụ. - Vùng II: 5 xã, diện tích 3000 ha, đất canh tác 1637 ha chuyên trông cây lương thực, mùa vụ đông + chế biến thuỷ sản chế biến thức ăn gia súc + dịch vụ. - VùngIII: 5 xã ven sông, diện tích 1811,1 ha đất canh tác 826 ha trồng các loại cây xanh bóng mát khu nghỉ cuối tuần. - Vùng IV: 5 xã diện tích 3028 ha, đất canh tác 1810 ha trồng các loại rau hoa màu, cây công nghiệp cây ăn quả, nuôi bò sữa+ nuôi lợn hướng nạc. - Vùng V: 7 xã, 1 thị trấn diện tích 3798,5 ha đất canh tác là 2131 ha chuyên trồng lúa + nuôi bò sữa + nuôi lợn giống nạc+ nuôi gà công nghiệp * Huyện Đông Anh - Vùng I: 5 xã diện tích 4101 ha đất canh tác 2769 ha chuyên trồng lúa chất lượng cao + nuôi lợn hướng nạc. - VùngII: 5 xã diện tích 3552 ha đất canh tác 2051 ha. Vùng này sẽ giảm 7-8% diện tích trồng cây lương thực tập trung phát triển các loại rau, hoa có giá trị kinh tế cao dịch vụ + cây công nghiệp. - Vùng III: 5 xã diện tích là 4917 ha đất canh tác 2602 ha vùng này phát triển lúa + cây công nghiệp ngắn ngày. - Vùng IV: 8 xã diện tích 4917 ha đất canh tác 2750 ha chuyên trồng lúa, nuôi trâu bò thịt , sữa. * Huyện Từ Liêm: - Vùng I: Diện tích 5185 ha đất canh tác 2068 ha vùng này chuyên trồng hoa, cây cảnh, chăn nuôi lợn, sinh vật cảnh. - Vùng II: Diện tích 2704 ha đất canh tác 1473 ha vùng này sẽ trồng rau cao cấp, cây ăn quả, bò thịt, bò sữa +gia cầm. Vùng III: Diện tích 2698 ha đất canh tác 1760 ha trồng lúa + nuôi lợn hướng nạc + thuỷ đặc sản. * Huyện Thanh Trì: - Vùng I: 4 xã diện tích 1264 ha đất canh tác 621 ha chuyên trồng hoa cây cảnh, rau, chim, cá cảnh... - Vùng II: 5 xã diện tích 2901 ha đất canh tác 1849 ha trồng rau hoa cá cảnh chế biến lương thực thực phẩm. - Vùng III: 12 xã diện tích 3952 ha đất canh tác 1948 ha chuyên trồng lúa nuôi cá+ lợn hướng nạc + bò sữa+ vịt, cây lương thực * Huyện Sóc Sơn: - Vùng giữa: 5 xã có diện tích 12944 ha đất canh tá 3136 ha vùng này chuyên trồng cây công nghiệp ngắn ngày + cây ăn quả. - Vùng đồi núi: 8 xã diện tích 8970 ha đất canh tác 3981ha phát triển phố vườn cây ăn quả + nuôi trâu bò thịt. - Vùng ven sông: 13 xã, diện tích 8970 ha đất canh tác 6084 ha phát triển lúa một vụ + nuôi cá + nuôi vịt. III. Các giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá ở ngoại thành Hà Nội 1. Giải pháp về thị trường. Quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội luôn gắn liền với quá trình đổi mới kinh tế của toàn thành phố theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Trong nền kinh tế thị trường sản xuất, phát triển, loại sản phẩm nào số lượng bao nhiêu, chất lượng chủng loại như thế nào không chỉ phụ thuộc vào tiềm lực sãn có của tự nhiên, của người sản xuất, của từng địa phương mà còn phụ thuộc rất lớn vào khả năng tiêu thụ sản phẩm của thị trường. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp có thành công hay không, tốc độ tăng hay chậm là do thị trường quyết định, ngược lại một cơ cấu kinh tế có hoàn hảo đến bao nhiêu nhưng không đáp ứng được nhu cầu thị trường thì cơ cấu đó cũng là vô nghĩa. Bởi vậy muốn chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp thì phải căn cứ vào thị trường, lấy thị trường làm nền tảng, do đó cần tập trung vào một số giải pháp sau: - Tổ chức lại hệ thống thương mại nông thôn, tập trung quy hoạch phát triển các chợ ở những nơi có đầu mối giao thông thuận góp phần lưu thông hàng hoá nông sản, tăng cường hiệu quả các doanh nghiệp quốc doanh. Định giá bán cho các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là giá thóc, ngô... khi vụ thu hoạch đến. - Mở rộng thị trường xuất khẩu nhưng phải hết sức coi trọng thị trường trong nước trong đó thị trường tiêu thụ nông sản rất lớn ở thủ đô. Phát huy lợi thế so sánh của ngoại thành về các sản phẩm hàng hoá chủ lực như lúa đặc sản, thịt gia cầm, thịt bò, cá, sữa, trứng, cây cảnh... Tìm mọi biện pháp tạo việc làm tăng thu nhập cho dân cư nông thôn, đa dạng hóa cơ cấu kinh tế nông thôn, thúc đẩy sự tăng trưởng cơ cấu kinh tế ngoại thành để từ đó nâng cao nhu cầu và khả năng thanh toán của nhu cầu nông thôn. Như vậy giữa đa dạng hoá và chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế thị trường có quan hệ biện chứng với nhau, thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện phát triển. 2. Phát triển công nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ gắn với sản xuất nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ trước hết nhằm thúc đẩy sản xuất nông lâm thuỷ sản chuyển mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với công nghiệp chế biến, gắn với nhu cầu thị trường, tạo tiền đề cho sự phân công lao động trong nông nghiệp nông thôn. Cần thực hiện các công việc sau: - Xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển các khu công nghiệp dịch vụ nông thôn. Trong đó hoàn thiện quy hoạch quỹ đất cho công nghiệp và dịch vụ. Quá trình quy hoạch phát triển phải hết sức coi trọng việc gắn với xây dựng các tụ điểm dân cư theo hướng đô thị hoá và hiện đại hoá nông thôn. - Cần có hoạch định phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp hướng vào phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn. Khuyến khích mọi người dân tự tạo vốn và tìm vốn để phát triển sản xuất. - Công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản ngoại thành cần được tổ chức theo hướng gắn liên hoàn với vùng và đơn vị, các hộ nông dân trước trong và sau sản xuất. ở khâu này phải hết sức chú trọng phát triển vì sản phẩm của ngành nông nghiệp thường bảo quản không dễ, bị phân huỷ dưới tác động của môi trường tự nhiên vì vậy cần có các cơ sở chế biến tại chỗ để nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp. Giữa chế biến và tiêu thu cần tạo hành lang thông suất từ nơi cung cấp nguyên liệu (hộ nông dân) đến thị trường tiêu thụ sản phẩm cuối cùng. Trong đó bằng mọi cách phải làm cho cac nhà máy chế biến là nơi tiêu thụ sản phẩm và tin cậy của người nông dân. Cơ khí hoá, tưới tiêu, vận chuyển, xay xát chế biến, công nghệ sau thu hoạch, sản xuất phân bón vi sinh, sản xuất nông cụ cầm tay và cơ khí sửa chữa kiên cố hoá kênh mương. Phải có cơ chế khuyến khích hộ nông dân mua sắm máy móc, xây dựng nhà xưởng, mở mang làng nghề.... 3. Giải pháp về vốn. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp có thành công hay không, nhanh hay chậm còn phụ thuộc rất lớn vào đầu tư nông nghiệp. Đây là một trong những yếu tố quyết định của sự thành công trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Đối với thành phố Hà Nội hiện nay chính sách về vốn nông nghiệp cần đặt lên hàng đầu bằng một số biện pháp sau: - Nâng tỷ lệ vốn đầu tư cơ bản cho ngoại thành (trong đó có nông nghiệp từ 4-5% như hiện nay tăng lên 7,5-8,5% hoặc cao hơn nữa so với vốn đầu tư cơ bản toàn thành phố trong thời gian tới, trong đó cần dành thoả đáng cho xây dựng kết cấu hạ tần phục vụ cho nông nghiệp nông thôn. - Đổi mới chính sách và cơ chế đầu tư, hỗ trợ vốn từ nguồn ngân sách Nhà nước ngân sách thành phố để tập trung vào các công trình trọng điểm, các vùng trọng điểm. - Cần phân cấp cụ thể trách nhiệm của các cấp ngân sách trong đầu tư vốn kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp nông thôn, chẳng hạn như ngân sách đầu tư cho công trình thuỷ lợi, đầu mối tuyến đường liên huyện và hỗ trợ một phần vốn cải tạo nâng cấp các trục giao thông liên xã, liên thôn, xây dựng các trạm bơm thứ cấp kênh mương II....Số còn lại do ngân sách huyện, xã đầu tư kết hợp với vốn góp của dân. Cần tăng cường quản lý vồn ngân sách, khai thác nguồn thu có hiệu quả, đồng thời có quy định tỷ lệ trong ngân sách mỗi cấp cho xây dựng cơ sở hạ tầng ngoại thành Hà Nội. Hợp pháp hoá việc huy động của nhân dân, các cơ quan và các doanh nghiệp trên địa bàn, đồng thời phải ra sức phát huy vai trò của các trung gian tài chính. Trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của các ngân hàng nông nghiệp, ngân hàng người nghèo của thành phố, của huyện trong việc cung cấp vốn cho người nông dân. Ngoài ra, thuế, chính sách thuế cũng có tác dụng kích thích hỗ trợ quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và tăng nguồn ngân sách để tái đầu tư. Đối với chính sách tín dụng đặc biệt là đối tượng cho vay, lãi suất vay. Đối tượng chính trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp là hộ nông dân, mà để làm được điều đó bản thân người nông dân thường không có hoặc thiếu vốn, bởi vậy đại bộ phận nông dân ngoại thành có thu nhập chưa cao. Tính bình quân chỉ khoảng 270.000 đồng/1 tháng/năm2000 trong khi đó hơn 90% thu nhập là dùng để chi tiêu phục vụ cuộc sống hàng ngày, do đó hầu như là không có tích luỹ để đầu tư và tái sản xuất mở rộng. Vì vậy thành phố cần có chính sách về lãi suất ưu đãi cho hộ nông dân vay, trong đó phải chú ý đến việc vay vốn dài hạn của hộ nông dân. Củng cố và phát triển thị trường vốn ngắn hạn ở nông thôn ngoại thành, thông qua việc mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng xuống các xã, thực hiện chương trình mở tài khoản cá nhân, huy động tiền gửi tiết kiệm, mở rộng dịch vụ thanh toán đến từng người nhằm xây dựng mới quan hệ giữa các ngân hàng, các tổ chức với hộ nông dân đặc biệt với những hộ nông dân nghèo. Từng bước thành lập thị trường vốn dài hạn ở nông thôn ngoại thành bằng việc phát hành trái phiếu, cổ phiếu dài hạn để các chủ trang trại hoặc các hộ gia đình có quy mô sản xuất lớn hơn huy động được vốn đầu tư. 4. áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ thuật mới vào lĩnh vực nông nghiệp ngoại thành. Trong điều kiện cách mạng khoa học kỹ thuật đang bùng nổ như hiện nay, việc áp dụng những thành tựu đó vào trong sản xuất và đời sống kinh tế xã hội là một tất yếu. Sự xuất hiện các thành tựu khoa học kỹ thuật vào công nghệ mới có tác dụng trực tiếp đến quá trình sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động cho phép tạo sự phân công lao động mới. Đây là một yếu tố vật chất quan trọng thúc đẩy sản xuất nông nghiệp. Cách mạng sinh học và việc ứng dụng vào nông nghiệp đã tạo nhiều giống cây, con mới có năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu cao của con người. Hiện nay ở ngoại thành người nông dân đã áp dụng thành công một số giống cây con mới bước đầu đạt kết quả tốt như luá cao sản, bò sữa cao sản, lợn hướng nạc, gà , vịt siêu trứng, rau sạch... Trong thời gian tới cần có các biện pháp đưa ra phát triển đại trà các giống cây, con này, góp phần làm giàu cho người nông dân ngoại thành. Hiện nay các sản phẩm nông nghiệp ở ngoại thành Hà Nội cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước giá bán thường thấp, nguyên nhân chủ yếu là chất lượng chưa cao, chưa qua chế biến hoặc chỉ sơ chế. Vì vậy để nâng cao chất lượng sản phẩm thì thành phố cũng như Trung ương cần đầu tư phát triển công nghiệp chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp ngoại thành giúp hộ nông dân tiêu thụ sản phẩm . Để đưa nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, cần phải hướng các cơ quan nghiên cứu vào lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn ngoại thành. Cần có các chính sách khoa học trong lĩnh vực này để họ có thể yên tâm vào nghiên cứu các giống cây, con mới. Đồng thời phải kêt hợp các thành phần khoa học công nghệ với những kinh nghiệm quý báu của nông dân ngoại thành sao cho thích hợp nhất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hình thành các tổ chức khuyến nông ở các huyện, các xã để tuyên truyền những thành tựu khoa học mới cho người nông dân, đồng thời hướng dẫn họ các quy trình công nghệ trong trồng trọt chăn nuôi. Đây cũng là một trong những biện pháp rất quan trọng thúc đẩy người nông dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng và vật nuôi. Trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải hết sức chú ý: Đó là việc ứng dụng có chọn lọc, tránh việc đưa những thành tựu đó vào sản xuất bừa bãi, vô tổ chức ảnh hưởng không tốt tới môi trường, đất đai, chất lượng sản phẩm... 5. Hoàn thiện chính sách ruộng đất. Hiện nay tốc độ đô thị hoá ở ngoại thành Hà Nội cũng như toàn thành phố diễn ra với tốc độ rất nhanh, thành phố cần phải có chính sách sử dụng đất để quá trình đô thị hoá nông thôn không thu hẹp quá nhiều đất nông nghiệp vì vậy có thể nói là vành đai lương thực thực phẩm vững chăc của thủ đô Hà Nội. Đến năm 2005 diện tích đất nông nghiệp giảm: Còn lại 38370 ha đến năm 2010, diện tích nông nghiệp còn lại 27000 ha. - Việc chuyển đất nông nghiệp và mục đích khác sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của hộ nông dân vì quá trình chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ ở ngoại thành hiện nay còn chậm. Cho nên cùng với dự kiến của thành phố về mục đích sử dụng đất các thẩm quyền cần phân bố lại cho nhưỡng hộ nông dân hiện nay có hộ nằm trong khu vực quy hoạch của thành phố. - Giải quyết nhanh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho hộ nông dân, tạo cho hộ nông dân thực sự yên tâm đầu tư phát triển sản xuất, ngăn ngừa việc tranh chấp đất đai xẩy ra, đồng thời đẩy mạnh tốc độ giao đất. - Thành phố sớm ban hành các văn bản dưới luật liên quan đến quyền sử dụng ruộng đất, quyền chuyển nhượng, quyền chuyển đổi, quyền thế chấp và cho thuê. Góp phần tăng cường sự vận động của ruộng đất, sử dụng có hiệu quả ruộng đất, tích cực tìm mọi biện pháp giúp hộ nông dân đầu tư khai thác những diện tích đất hiện nay không phù hợp với sản xuất nông nghiệp những gò đồi hoang tạp, vùng trũng có độ PH cao. - Tạo điều kiện thuận lợi cho người đã được giao quyền sử dụng đất như lại không sống bằng nghề nông nghiệp mà bằng cách khác có thu nhập cao hơn để cho chuyển nhượng, cho người nông dân khác thuê. - Phải có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với việc sử dụng 5% quỹ công . - Tạo điều kiện tích tụ và tập trung ruộng đất, xoá bỏ thực trạng ruộng đất manh mún, rải rác như hiện nay. Đối với từng vùng đất loại đất cụ thể thì phải có cách hướng dẫn bà con trồng các loại cây cho phù hợp: Vùng đất phù xa Glây sông Hồng vùng này nên trồng lúa mầu lúa xuân, cây vụ đông (đậu tương, đay, lạc,...) lúa mùa, cây vụ đông, khoai tây, rau các loại. Vùng đất bạc mầu Glây trồng lạc, trồng đậu tương, đậu xanh, rau đông, cà chua, bắp cải, khoai tây, lúa xuân .... Trên đây là một số giải pháp chủ yếu về ruộng đất tuy nhiên trong quá trình thực hiện thành phố cần lưu ý vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái chung của toàn vùng, cần sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất. 6. Đổi mới quản lý, phát triển mạnh mẽ nhiều thành phần kinh tế ngoại thành Hà Nội. - Tiếp tục đổi mới hợp tác xã phát huy vai trò tự chủ kinh tế của hộ xã viên. Hợp tác xã phải hướng theo việc đảm nhận các khâu phục vụ phát triển phát triển, chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp mà các hộ xã viên không làm được. - Thực hiện nghiêm túc luật đất đai để các hộ nông dân yên tâm phát triển sản xuất, yên tâm đầu tư chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. ở những nơi có diện tích đất gò đồi nhu Sóc Sơn cần khuyến khích hình thành các trang trại nhỏ với cơ cấu hợp lý, vừa kết hợp trồng rừng, vườn cây ăn quả, cây lương thực, thực phẩm, chăn nuôi đại gia súc. - Đối với những hợp tác xã đã đổi mới theo chỉ thị 33 của UBND thành phố đang sản xuất, kinh doanh có hiệu quả cần phải tiếp tục hướng dẫn, đầu tư để tăng cường vai trò làm dịch vụ đầu vào, đầu ra hoặc các khâu thuỷ lợi, cung ứng giống, phòng trừ bệnh,chế và tiêu thụ sản phẩm . ở các khâu lập sổ thuế nông nghiệp nhất thiết phải lập đến từng hộ. Cần chú ý tập trung đổi mới 43,2% hợp tác xã hiện nay đang hoạt động ở mức trung bình và đặc biệt là 36,7% hợp tác xã hiện nay đang còn hoạt động kém hiệu quả. - Kiên trì khuyến khích nguyên tắc đa dạng hoá tổ chức sản xuất. Từng hộ xã viên có thể tham gia thêm các hoạt động hợp tác khác theo từng công đoạn, theo từng khâu sản xuất dưới sự quản lý mềm dẻo của chính quyền xã. - Phát triển mạnh mẽ các hình thức tổ chức sản xuất ở các ngành nghề như các tổ chức liên kết sản xuất theo hình thức tự nguyện và cơ chế quản lý của Nhà nước. Chú trọng phát triển các tổ chức sản xuất ở các như chăn nuôi bò sữa, nuôi hươu, nuôi gà công nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm, khai thác đất trồng đồi núi trọc, khai thác mặt nước lớn. Khuyến khích các hộ có vốn kể cả nội thành, đầu tư thuê đất, mở mang ngành nghề ở nông thôn ngoại thành, khuyến khích các tổ chức khuyến nông tự nguyện. Củng cố 103 hợp tác xã tín dụng hiện có, tổ chức thêm các hợp tác xã tín dụng nông thôn cùng với mạng lưới ngân hàng nông nghiệp Nhà nước tạo thành hệ thống tổ chức cho vay thuận tiện, chấm dứt tình trạng cho vay nặng lãi. - Đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà nước cùng với các doanh nghiệp TƯ đóng trên địa bàn Hà Nội, các xí nghiệp địa phương cấp thành phố và cấp huyện trước hết là sắp xếp lại một số xí nghiệp theo chuyên ngành có đủ sức tác động nhiều mặt cho sản xuất nông nghiệp. Hình thành hai hệ thống quốc doanh sau đây: + Hệ thống quốc doanh dịch vụ sản xuất gắn với mạng lưới bán lẻ ở nông thôn, cung ứng vật tư kỹ thuật kịp thời và thuận tiện, phát triển dịch vụ thương nghiệp góp phần lưu thông nông sản ở ngoại thành. + Hệ thống quốc doanh sản xuất chế biến nông sản xuất khẩu. Cần phối hợp chặt chẽ với quốc doanh của các ngành đóng trên địa bàn thủ đô, quy hoạch mạng lưới sản xuất và sơ chế nguyên liệu ở từng xã hoặc từng hộ gia đình. Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các đơn vị quốc doanh hiện có hoặc đã xây dựng tại Hà Nội các nhà máy chế biến như bánh kẹo, rượu, chế biến mắm, chè, thuốc lá., rau quả nước giải khát, sữa.... 7. Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp . Thành phố cần có chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp như: điện, nước, giao thông, thông tin và các công trình khác nhu trường học trạm y tế. Đây là cơ sở kỹ thuật nền cho sự phát triển nông nghiệp và phục vụ đời sống nhân dân, trong đó hệ thống giao thông cần được mở rộng, cải tiến trước một bước, nó đóng vai trò huyết mạch giao lưu kinh tế giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, đưa các vùng sản xuất nông nghiệp hoà mình vào giữa nông thôn và thành thị và hoà chung vào nền kinh tế, đồng thời giao lưu với các tỉnh lâm cận góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản . Cần khai thác triệt để các công trình thuỷ lợi ở các huyện nhu Sóc Sơn, Gia Lâm... để đảm việc tưới tiêu hàng ngày tốt. Hiện đại hoá các trạm bơm (bơm tưới, bơm tiêu), nạo vét hệ thống kênh mương hiện nay, bê tông hoá hệ thống kênh mương nội đồng để tránh thấp thoát nước. Phát triển hệ thống thông tin liên lạc trong nông thôn để giúp người dân nắm bắt được những thông tin cần thiết phục vụ sản xuất, thông tin về các yếu tố đầu vào, thông tin về công nghệ... 8. Đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực trong nông nghiệp. Con người là chủ thể của mọi hoạt động vì vậy thành phố cần đa dạng hoá các loại hình đào tạo cán bộ nông nghiệp ở các địa phương để đáp ứng được quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngoại thành theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Thành phố cần coi trọng việc đầu tư cho đào tạo cán bộ là mang tính chất trọng điểm, để từ đó làm sức bật cho chiến lược giáo dục, đào tạo một cách toàn diện, đều khắp lao động trong nông nghiệp ngoại thành Hà Nội . Đối với những cán bộ chủ chốt cần đào tạo cán bộ vững chắc về ngành, vững vàng về chính trị, am hiểu về pháp luật, giỏi về chuyên môn, năng động trong công việc. Động thời với quá trình này phải rà soát lại những cán bộ bị thoái hoá, biến chất tham nhũng, cửa quyền, ỷ lại... để từng bước làm sạch đội ngũ cán bộ lãnh đạo của ngành tạo lòng tin cho nhân dân đầu tư. 9. Tăng cường trang bị máy móc, thiết bị để nâng cao trình độ cơ giới hoá. Thành phố cần có chính sách vốn để trang bị máy móc, thiết bị phục vụ cho nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy tiêu thụ nông sản hàng hoá. Xây dựng các cơ sở chế biến trang bị máy móc mới, máy cày kéo bảo quản chất lượng nông sản, nhằm nâng cao trình độ cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn ở ngoại thành Hà Nội. Kết luận và kiến nghị Hà Nội là thủ đô của nước, là trung tâm kinh tế văn hoá chính trị khoa học kỹ thuật lớn, cùng với quá trình phát triển Hà Nội đang phấn đấu là một thành phố văn minh hiện đại. Nông nghiệp Hà Nội mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong cơ cấu kinh tế nhưng vẫn là ngành có vị trí quan trọng, cung cấp khối lượng nông sản hàng hoá đáng kể cho nhu cầu thực phẩm của nội thành, giữ vững ổn định chính trị xã hội ở nông thôn ngoại thành giữ cân bằng sinh thái trong quá trình đô thị hoá. Nông thôn ngoại thành là nơi đất chật người đông hơn bất kỳ vùng nông thôn nào khác ở đồng bằng sông Hồng, mặt khác lại đang bị sức ép của quá trình đô thị hoá và ngày càng nhanh làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Đòi hỏi bức bách trong chuyển dịch sản xuất nông nghiệp là phải tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân, hướng trước mắt là đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi và đẩy mạnh thâm canh, đặc biệt là những giống cây trồng, vật nuôi được thu hút tham gia vào hoạt động của ngành công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp ... Muốn quá trình phân công lại lao động nông nghiệp diễn ra một cách mạnh mẽ, cần giải phóng họ khỏi sự ràng buộc với đất đai, mà chiếc chìa khoá của việc giải phóng họ khỏi sự ràng buộc là việc hoàn thành nhanh việc giao đất cho hộ nông dân lâu dài. Đây là việc làm cực kỳ khó khăn đối với nông nghiệp ngoại thành Hà Nội nên không thể trì hoãn được. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn ra ngay trên từng cánh đồng, từng làng xã và ngay trong cả các hộ. Có như vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu mới có thể bắt đầu từ trong nội bộ ngành nông nghiệp. Hiện nay số hộ thuần nông ở ngoại thành còn chiếm khoảng 45 % trong tổng số hộ. Khuynh hướng chung là tỷ lệ hộ thuần nông giảm, tăng hộ kiêm sản xuất. Điểm xuất phát của quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ở các vùng, tiểu vùng ngoại thành là không đồng đều về trình độ. Việc giảm bớt những chênh lệch đó cũng là một nhiệm vụ trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội phải theo hướng công nghiệp hoá- hiện đại hoá, gắn với quá trình phát triển các ngành khác như công nghiệp, thương mại, dịch vụ... để tạo nền tảng phát triển toàn diện kinh tế xã hội ngoại thành. Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngoại thành phải đặc biệt coi trọng việc bảo vệ môi trường, nhanh chóng xây dựng nền nông nghiệp sạch, nông nghiệp sinh thái bền vững. Để đảm bảo thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp ngoại thành Hà Nội diễn ra có hiệu quả và đạt đúng tiến độ. Nhà nước, Trung ương và thành phố Hà Nội cần quan tâm đến một số kiến nghị sau: - Chỉ đạo việc khẩn trương giao đất ổn định lâu dài cho nông dân, tạo cơ chế thúc đẩy đến sự tích tụ ruộng đất. - Dành một khoản ngân sách thích đáng đầu tư vào các khâu trọng điểm, tăng cường nguồn vốn vay ưu đãi cho hộ nông dân. - Ban hành một số chính sách kinh tế để tạo đòn bẩy trong việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp. - UBND thành phố Hà Nội cần sớm thực hiện một số vấn đề sau: + Công bố quy hoạch cụ thể và kế hoạch sử dụng đất nông nghiệp cho xây dựng cơ bản trên toàn địa bàn. + Hướng dẫn thực hiện chỉ thị 247/ TTg ngày 4-5-1995 của Thủ tướng Chính phủ về khắc phục giảm diện tích gieo trồng lúa nước. Ngoài tinh thần chung của chỉ thị, đối với những nơi khô hạn kém hiệu quả cần cho phép chuyển sang trồng các loại cây khác. + Chỉ đạo việc nghiên cứu, đề xuất và ban hành chính sách đầu tư trong và ngoài nước đối với nông nghiệp ngoại thành Hà Nội. Tài Liệu Tham Khảo Giáo trình " kinh tế nông nghiệp " - khoa Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1996. Giáo trình Quản trị doanh nghiệp nông nghiệp - Khoa Kinh tế nông nghiệp và phát triển nông thôn năm 1996. Báo cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội và kết quả thực hiện trương trình 06 của Thành Uỷ Hà Nội . Những định hướng phát triển nông nghiệp tới năm 2010 ( Sở Nông Nghiệp và Phát Triển nông thôn Hà Nội ) Niên giám thống kê thành phố Hà Nội 1996- 2000. Các đề án chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nông thôn ngoại thành Hà Nội . Tạp trí kinh tế và dự báo - Bộ Kế hoạch và Đầu Tư -/1996- 2000. PGS.TS. Lê Đình Thắng - Pts. Phạm Văn Khôi "Đổi mới và hoàn thiện chính sách nông nghiệp nông thôn - Nhà xuất bản Nông gnhiệp Hà Nội 1995. Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng về phát triển kinh tế nông nghiệp . Đề tài nghiên cứu khoa học " Nghiên cứu ảnh hưởng của quá trình đô thị hoá đến nông nghiệp nông thôn vùng ngoại thành Hà Nội. Báo cáo quy hoạch phát triển nông nghiệp Hà Nội đến năm 2010. Nghiên cứu động thái chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở ngoại thành Hà Nội giai đoạn 1996-2000.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33930.doc
Tài liệu liên quan