Luận văn Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối giao duyên tiếng Việt

MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Ca dao Việt Nam được xem là tấm gương phản ánh trung thực hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Đó là kho tài liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động. Lời ca dao cũng chính là tình cảm chân thành, sâu sắc của người bình dân xưa đối với quê hương đất nước, với ông bà cha mẹ, với bạn bè, người yêu Cũng chính nhờ vào cách thể hiện tình cảm ý nhị tinh tế và sâu sắc mà ca dao có một sức hấp dẫn lạ lùng đối với người đọc qua nhiều thế hệ. Đặc sắc nhất là mảng ca dao về tình yêu với lối hát đối đáp giao duyên thể hiện tình yêu đôi lứa trong lao động, trong hội hè đình đám của các chàng trai, cô gái. Nội dung của các câu ca dao này phản ánh mọi biểu hiện sắc thái cung bậc tình yêu. Đó là những tình cảm thắm thiết, những niềm mơ ước, những nỗi nhớ nhung da diết trong hoàn cảnh may mắn, hạnh phúc hay những cảm xúc, lời than thở, oán trách nảy sinh trước những tình huống rủi ro, ngang trái đau khổ. Do đó, nghiên cứu ca dao cũng là hành trình tìm hiểu tâm hồn, văn hoá dân tộc. Ngôn ngữ là công cụ không thể thiếu trong quá trình giao tiếp của loài người. Con người sử dụng ngôn ngữ để thể hiện nhận thức về sự vật, hiện tượng và trao đổi tâm tư, tình cảm, nguyện vọng, vì thế bản sắc dân tộc luôn được thể hiện qua ngôn ngữ. Ca dao, thông qua những tín hiệu ngôn ngữ, đã thể hiện phong phú và linh hoạt những hình tượng thẩm mỹ văn học, phản ánh mọi mặt của cuộc sống sinh hoạt, những suy tư và diễn biến tình cảm của con người. Ca dao đối đáp giao duyên được sản sinh ra từ trong môi trường diễn xướng. Qua những buổi lao động sinh hoạt văn hóa cộng đồng trên đồng ruộng, bãi lúa, ven sông, những buổi hội làng, các chàng trai cô gái đã sử dụng các tín hiệu ngôn ngữ thực hiện các cuộc đối thoại bằng những câu thơ, điệu hát như: Chàng trai bày tỏ tình cảm bằng câu hỏi lịch thiệp, tế nhị: Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng? Cô gái chấp nhận tình cảm của chàng trai bằng lời đáp mang hình thức hỏi: Đan sàng thiếp cũng xin vân, Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng? Hoặc, cô gái từ chối tình cảm và trách chàng trai đã quá vội vàng: Chàng hỏi thì thiếp xin thưa, Tre non đủ lá đan chưa được sàng. Ngoài chợ có thiếu gì giang, Mà chàng lại nỡ đan sàng tre non. Nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp hiện nay đang được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu. Nghiên cứu ca dao từ góc độ dụng học cũng là một hướng nghiên cứu khá mới mẻ. Hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu ca dao theo hướng này. Việc tìm hiểu ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên cũng là cách thể hiện sự trân trọng với các giá trị văn hoá cổ truyền dân tộc, trân trọng cách tư duy, cách biểu hiện tình cảm ý nhị sâu sắc của người dân lao động, bên cạnh đó là góp một phần đóng góp nhỏ cho khoa học chuyên ngành. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Trước đây, việc tìm hiểu ca dao nói chung và ca dao đối đáp giao duyên nói riêng chỉ tập trung chủ yếu vào việc sưu tầm ca dao và miêu tả những hình thức sinh hoạt ca hát dân gian. Các nhà nho biên soạn ca dao với mục đích cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu lịch sử thơ ca dân gian như Vương Trịnh Duy (1903) soạn Thanh Hoá quan phong; Nguyễn Văn Mại (1914) soạn Việt Nam phong sử; Vũ Công Thành (1925) soạn Nam âm sự loại Các nhà trí thức Tây học, với ý thức giữ gìn di sản văn hoá dân tộc đã quan tâm đến việc sưu tầm, miêu tả ca dao như Nguyễn Văn Huyên (1934) với công trình có giá trị về mặt phương pháp luận là Hát đối của nam nữ thanh niên Việt Nam; Nguyễn Văn Ngọc (1928) với Tục ngữ phong dao có giá trị cao về mặt sưu tầm tuyển chọn; Nguyễn Can Mộng (1936) với Ngạn ngữ phong dao Những năm gần đây, việc nghiên cứu ca dao đã có bước phát triển vượt bậc. Các nhà nghiên cứu đã chú ý đến nhiều lĩnh vực của ca dao như thi pháp, thể thơ, kết cấu, lời, thời gian không gian nghệ thuật, hình ảnh biểu tượng, đặc điểm ngôn ngữ , đặc biệt là các biện pháp tu từ ẩn dụ, so sánh với những hình tượng mang tính biểu trưng như cái cầu, con cò, con bống, hoa mai, hoa nhài Nhiều công trình có giá trị ra đời như Tục ngữ ca dao dân ca của Vũ Ngọc Phan; Kho tàng ca dao người Việt của Vũ Xuân Kính, Phan Đang Nhật (chủ biên); Thi pháp ca dao của Nguyễn Xuân Kính; Bình giảng ca dao của Hoàng Tiến Tựu; Tục ngữ ca dao Việt Nam của Mã Giang Lân; Những thế giới nghệ thuật ca dao của Phạm Thu Yến Nhìn chung, công trình nghiên cứu ca dao có khá nhiều. Tuy nhiên, phần lớn chỉ nghiên cứu ca dao ở góc độ văn học còn về góc độ ngôn ngữ học thì còn rất hạn chế. Tuy các công trình nghiên cứu ca dao nhìn từ góc độ văn học ít nhiều có đề cập đến đặc điểm ngôn ngữ ca dao nhưng chỉ mang tính khái quát, không đi sâu vào nghiên cứu chuyên biệt. Tìm hiểu ca dao dưới góc độ ngôn ngữ học, luận văn chỉ tìm thấy có một số bài viết và công trình nghiên cứu sau: Bài “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam” của Mai Ngọc Chừ, đăng trên tạp chí Văn học số 2,1991. Bài viết đã có cái nhìn khái quát về ngôn ngữ ca dao. Tác giả cho rằng “Ngôn ngữ ca dao đã kết tụ những đặc điểm nghệ thuật tuyệt vời nhất của tiếng Việt: nó có cả những đặc điểm tinh tuý của ngôn ngữ văn học đồng thời nó còn là sự vận dụng linh hoạt, tài tình có hiệu quả của ngôn ngữ chung, ngôn ngữ hội thoại vào một loại ngôn ngữ truyền miệng. Chính sự kết hợp giữa ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại với ngôn ngữ văn học tạo nên những đặc điểm riêng biệt độc đáo của ca dao.”. Cách thức mà ca dao dân ca sử dụng để tạo nên vẻ riêng biệt, độc đáo là sử dụng các biện pháp tu từ. Bài “Ngôn ngữ của người Nam Bộ trong ca dao-dân ca”, tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 6,1999 của Nguyễn Thế Truyền và “Một số đặc điểm ngôn ngữ của ca dao dân ca Nam Bộ”, tạp chí Ngôn ngữ số 1,1984 của Bùi Mạnh Nhị đã cho người đọc cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ ca dao- dân ca Nam Bộ. Đây có thể xem là những thành tựu ban đầu về nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ địa phương qua ngôn ngữ ca dao. Trong công trình nghiên cứu Thi pháp ca dao (1993), Nguyễn Xuân Kính dành một phần nghiên cứu sâu về các từ chỉ tên đất, tên người và cách dùng số từ trong ca dao. Tác giả chỉ ra xu hướng dân gian và xu hướng thuần Việt trong cách sử dụng lớp từ đó. Trong bài viết “Bài ca dao Tát nước đầu đình từ góc nhìn ngữ dụng học” đăng trên tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7,2004, Đỗ Thị Kim Liên đã vận dụng lí thuyết hành động ngôn ngữ và lí thuyết chiếu vật và chỉ xuất để xác định các hành động nói và vai giao tiếp, thời gian và không gian trong một bài ca dao từ góc độ tiếp cận văn bản. Lê Đức Luận (2005), trong luận án tiến sĩ ngữ văn với đề tài: Cấu trúc ca dao trữ tình người Việt, đã vận dụng lí thuyết cấu trúc hệ thống ngôn ngữ, chỉ ra đặc trưng cơ bản về cấu trúc hình thức và nội dung của hệ thống các cấp độ ngôn ngữ ca dao người Việt. Hoàng Kim Ngọc (2009) với công trình nghiên cứu So sánh và ẩn dụ trong ca dao trữ tình - dưới góc nhìn ngôn ngữ - văn hoá học, đã tiếp cận ca dao từ góc nhìn của lí thuyết giao tiếp bằng ngôn ngữ và phân tích diễn ngôn; xem lối đối đáp giao duyên là một hình thái đặc biệt của giao tiếp bằng ngôn ngữ, từ đó vận dụng các lí thuyết về so sánh và ẩn dụ của ngôn ngữ học để nghiên cứu ẩn dụ và so sánh trong ca dao. Liên quan đến đề tài còn có một số công trình nghiên cứu về lí thuyết ngữ dụng học và ứng dụng lí thuyết ngữ dụng học vào phân tích hội thoại tiếng Việt: Trước hết phải kể đến các công trình về ngữ dụng học: “How to do things with words” của John Austin (1962) với lí thuyết hành động ngôn ngữ đã đi sâu vào nghiên cứu mặt ngữ dụng của ngôn ngữ một cách có hệ thống. Phát triển lí thuyết hành động nói của Austin, Searle (1969) với Speech acts, xem hành động nói là đơn vị cơ bản của giao tiếp và tập trung xem xét đến ý nghĩa của phát ngôn như là các hành động chứa nội dung giao tiếp. Paul Grice (1975), trong Logic and Conversation, đã đề ra nguyên tắc cộng tác hội thoại và tìm hiểu nghĩa ngôn ngữ trong hội thoại, đặc biệt là nghĩa hàm ẩn. George Yule (1997), Dụng học- Một số dẫn luận nghiên cứu đã xem ngữ dụng học tập trung vào nghiên cứu ý nghĩa thuộc về người nói, ý nghĩa của ngữ cảnh, những cách giúp thông báo được nhiều hơn những gì nói ra bằng lời, thể hiện khoảng cách tương đối. Ở Việt Nam, ngữ dụng học và dụng học Việt ngữ được quan tâm nghiên cứu từ những năm 80 của thế kỉ XX: Hoàng Phê với công trình Logic ngôn ngữ học (1989), đã tiến hành nghiên cứu nghĩa ngôn ngữ trên bình diện ngữ dụng, cụ thể là nghĩa của từ và nghĩa của lời trong quá trình giao tiếp. Tiếp theo là Cao Xuân Hạo với Tiếng Việt, sơ thảo ngữ pháp chức năng (1991), đã nghiên cứu về cấu trúc câu trong văn bản và phân loại câu theo lực ngôn trung và nghĩa biểu hiện. Với các công trình Đại cương ngôn ngữ học- Ngữ dụng học (1993) của Đỗ Hữu Châu và Ngữ dụng học (2001) của Nguyễn Đức Dân, Dụng học Việt ngữ (2000) của Nguyễn Thiện Giáp, lần đầu tiên các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học như: chiếu vật, chỉ xuất, lí thuyết hành động ngôn ngữ, lí thuyết lập luận, lí thuyết hội thoại, nghĩa tường minh, hàm ẩn được trình bày một cách có hệ thống trên ngữ liệu tiếng Việt. Từ đó đến nay, có rất nhiều nhà nghiên cứu Việt ngữ học đã vận dụng các lí thuyết ngữ dụng học vào tìm hiểu nhiều khía cạnh của tiếng Việt, đã có những thành công như: Hoàng Tuệ (1991), với bài viết “Hiển ngôn và hàm ngôn”, Lê Đông, Phạm Hùng Việt (1995), với bài viết “Nhấn mạnh như một hiện tượng ngữ dụng và đặc trưng ngữ nghĩa ngữ dụng của một số trợ từ nhấn mạnh trong tiếng Việt”; Chu Thị Thanh Tâm (1995), với bài “Sự cộng tác hội thoại để hình thành đề tài diễn ngôn và các hành vi dẫn nhập đề tài diễn ngôn”, Nguyễn Văn Hiệp (2007), với công trình Cơ sở phân tích ngữ nghĩa cú pháp Cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt một cách chuyên biệt. Vì vậy, chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu vấn đề này. Trong luận văn của chúng tôi, những công trình nghiên cứu nêu trên sẽ là những cơ sở lí thuyết, lí luận quan trọng. 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Luận văn tìm hiểu đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên với mong muốn có cái nhìn đầy đủ hơn về ngữ nghĩa của lời ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt trong hoạt động giao tiếp; vị trí, chức năng của ca dao trong đời sống văn hoá cộng đồng. Bên cạnh đó, luận văn còn có thể làm rõ thêm về đặc trưng văn hoá Việt Nam biểu hiện qua lời ca dao. Trong quá trình đối đáp, lời trao đáp không chỉ nhằm trao đổi thông tin mà còn tạo lập các mối quan hệ tình cảm giữa người và người, nên luận văn cũng góp phần làm rõ một số khía cạnh của đời sống tâm hồn của người Việt. 4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Khảo sát vấn đề ngữ dụng của ca dao đối đáp giao duyên, luận văn tập trung vào những vấn đề sau: Theo quan niệm dụng học thì ngữ nghĩa của phát ngôn là một thể hợp nhất giữa hiệu lực tại lời và nội dung mệnh đề. Quan niệm truyền thống chỉ quan tâm đến nội dung mệnh đề (nội dung sự tình). Nghiên cứu ca dao theo hướng ngữ dụng, luận văn sẽ tìm hiểu sâu các hành động ngôn từ dựa trên sự thống nhất giữa hiệu lực tại lời và nội dung mệnh đề có trong ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt. Nghĩa của phát ngôn không chỉ được nói ra nhờ các yếu tố ngôn ngữ mà còn được thể hiện thông qua ngữ cảnh, ngôn cảnh, các quy tắc điều khiển hành vi ngôn ngữ, điều khiển hội thoại ; do đó, luận văn đi sâu vào tìm hiểu vấn đề hàm ngôn và các phương thức, phương tiện biểu hiện hàm ngôn thuộc bình diện dụng học của ca dao đối đáp. Các ngữ liệu khảo sát là những lời ca dao đối đáp giao duyên nam, nữ người Việt ( lời của cô gái/chàng trai nói với một hoặc vài chàng trai/cô gái nào đó, lời của đôi bạn đang nói với nhau) được rút ra từ các công trình sưu tầm và tuyển chọn ca dao của các nhà nghiên cứu văn học dân gian như: Vũ Ngọc Phan, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào, Vương Trung Hiếu. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU 5.1 Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, ngoài những phương pháp, thủ pháp nghiên cứu khoa học chung, luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp phân tích ngữ dụng học: chúng tôi tiến hành phân tích các đơn vị ca dao để làm rõ hiệu lực tại lời của chúng. Để lí giải được đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của các đơn vị ca dao, phương pháp phân tích luôn bám vào các nhân tố ngữ cảnh, văn cảnh như ngữ cảnh tình huống, ngữ cảnh văn hóa, mục đích giao tiếp - Phương pháp miêu tả - phân loại và hệ thống hoá: phương pháp này dùng để xác định tập hợp các đặc trưng khu biệt của từng hành động ngôn từ và phân chia các hành động ngôn từ thành từng nhóm, từng tiểu loại. - Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: phương pháp này được sử dụng để xử lí khối ngữ liệu như: thu thập ngữ liệu, thống kê ngữ liệu, tính tần số để phân loại, xếp hạng, đánh giá. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: luân văn vận dụng những thành tựu của các ngành khoa học khác như: văn học, văn hóa học, xã hội học, tâm lí học để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến đề tài. 5.2 Nguồn tư liệu Nguồn tư liệu về ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt được chọn lọc từ: Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1994), Ca dao trữ tình Việt Nam, NXB Giáo dục. Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. Vương Trung Hiếu (2006), Ca dao Việt Nam, ca dao tình yêu, NXB Tổng hợp Đồng Nai. Vũ Ngọc Phan (2007), Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam, NXB Văn học. Viện Nghiên cứu văn hóa, Ca dao (quyển 9), NXB KHXH, 2009. Website: Ca Dao Tục Ngữ Việt Nam Luận văn sẽ khảo sát 1514 câu ca dao đối đáp giao duyên lựa chọn từ nguồn trích dẫn trên và chia thành 2 nhóm: nhóm ca dao có một lượt lời và nhóm có hai lượt lời. 6. GIÁ TRỊ KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỄN - Về lí thuyết Ngữ dụng học là một lĩnh vực quan trọng của ngôn ngữ học. Tìm hiểu ca dao đối đáp giao duyên từ góc độ lí thuyết ngữ dụng học sẽ góp thêm một công trình vận dụng ngữ dụng học vào nghiên cứu ngôn ngữ. Đề tài có thể góp phần làm rõ thêm một số vấn đề về lí thuyết hành động ngôn từ, lí thuyết hội thoại và hàm ngôn . Ngoài ra, đề tài còn chỉ ra có mối liên hệ giữa ngôn ngữ và văn hoá, ngôn ngữ và tâm lí Thực hiện đề tài người viết mong muốn có sự lí giải xác đáng ngữ nghĩa của lời ca dao đối đáp giao duyên theo hướng ngữ dụng một cách thuyết phục, góp phần làm sáng rõ giá trị to lớn của kho tàng ca dao Việt Nam - Về thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài có thể ứng dụng vào giảng dạy văn học dân gian phần ca dao cho học sinh phổ thông và là tài liệu tham khảo cho sinh viên ngành ngữ văn. 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những cơ sở lí thuyết liên quan đến đề tài Trong chương một, luận văn trình bày khái niệm ca dao đối đáp giao duyên và khái quát các vấn đề cơ bản của ngữ dụng học như: ngữ cảnh, lí thuyết hành động ngôn từ, lí thuyết hội thoại, lí thuyết lập luận, nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn. Chương 2: Hành động tại lời trong ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt Trong chương hai, luận văn đi vào phân tích những đặc điểm cấu trúc hội thoại ngữ cảnh của ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt và phân loại, miêu tả các nhóm hành động tại lời thường gặp trong ca dao đối đáp giao duyên như: hành động hỏi, cầu khiến, trần thuật, biểu cảm Chương 3: Một số phương thức tạo hàm ngôn trong ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt Trong chương ba, luận văn sẽ tìm hiểu vấn đề hàm ngôn và miêu tả một số cơ chế tạo hàm ngôn thường gặp ở ca dao đối đáp giao duyên tiếng Việt

pdf154 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2977 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm ngữ dụng của ca dao đối giao duyên tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ình tại ai? [3-264] 110. Em có thương anh thì nói thật tình, Đừng để anh lên xuống một mình bơ vơ. [2-187] 111. Em còn bé dại thơ ngây, Mẹ cha ép uổng từ ngày thiếu niên. Cho nên duyên chẳng vừa duyên, Có thương thì vớt em lên hỡi chàng. [2-187] 112. Em như hoa đã nở rồi, Xin chàng che lấy mặt trời cho tươi.[2-197] 113. Em như cây quế giữa rừng, Thơm cay ai biết ngát lừng ai hay. Anh như cây phướn nhà chay, Em như chiếc đũa sánh tày sao nên. [2-196] 114. Em chê thuyền thúng chẳng đi, Em đi thuyền ván có khi gập ghềnh. Ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, Có khi đổ ngửa đổ nghiêng thiệt thòi.[1-41] 115. Em không chân trắng má hồng, Dám đâu lại ước tơ hồng xe duyên. [1-41] 116. Em là con gái tổng trên, Em đi bắt cáy xuống lên ngõ này. Tình cờ gặp được anh đây, Có cho chung mẹ chung thầy hay không? [1-42] 117. Em rầu nỗi mẫu thân mất sớm, Chữ nhớ thương đau ốm một mình. Phận em vô đệ vô huynh, Không nơi nương tựa, cui cút một mình bớ anh. [3-277] 118. Em thương anh bất tận vô hồi, Ngủ quên thời nhớ, thức dậy thời thương.[3-278] 119. Em về ngoảnh mặt lại đây Để anh ngó chút cho khuây cơn buồn. [2-205] 120. Gà lạc bầy gà kêu cháo chác, Cá lạc bầy, cá tìm bóng mát dựa nương. Trai như anh đây chưa vợ sao em không thương, Em lại tìm nơi có vợ náu nương làm gì? [1-43] 121. Gặp đây anh nắm cổ tay, Hỏi rằng duyên ấy tình này là sao? Trên trời có mấy ông sao, Sông sâu mấy trượng mây cao mấy tầng? Trần gian có mấy cánh đồng, Sông bao nhiêu cá vẫy vùng bấy nhiêu. [1-44] 122. Gặp đây anh nắm cổ tay, Anh hỏi câu này, có lấy anh không? [web] 123. Gặp đây anh nắm cổ tay, Nhờ vá cái áo nhờ may cái quần. [1-44] 124. Gặp anh đây nắm cổ tay, Anh yêu vì nết, anh say vì tình. Ngược xuôi chi nữa hỡi mình, Duyên ta đã bén với tình thì thôi. [1-44] 125. Gặp đây anh hỏi thực nàng, Còn không hay đã đá vàng cùng ai? Còn không để chúng anh chờ, Hay là đã có nơi nhờ thì thôi? [2-210] 126. Gặp đây em xơi miếng trầu, Gọi là tỏ giải mấy câu tư tình. Xin em đừng có cậy mình, Một mai quá lứa, xuân xanh hết thì. [1-45] 127. Gặp anh không ăn cũng no, Đau đầu cũng nhẹ, hen ho cũng lành. [1-46] 128. Gặp anh đây bụng mừng phơi phới, Cẳng bước tới miệng nọ liền chào. Anh ở làng chi tổng chi, nói cho em hiểu đặng em vào làm quen. [3-281] 129. Gặp nhau đây giữa đò vạn khách đông, Cho anh trộm lời ướm hỏi: Thân phụ già đã kết nghĩa mặn nồng với ai chưa? [1-48] 130. Gặp nhau đường vắng thì chào, Gặp nhau giữa chợ lao xao xin đừng. [1-48] 131. Gặp nhau ghé nón không chào, Hay là em đã có người nào hơn anh? [1-49] 132. Gần nhà, xa ngõ, chịu khó đi quanh, Bóng khế lộn với bóng chanh, Duyên ai nấy gặp, dỗ dành làm chi. [web] 133. Ghe lui khỏi vịnh, em thọ bịnh đau liền, Không tin anh hỏi xóm giềng mà coi. [3-285] 134. Ghe lên ghe xuống dầm dề, Sao anh không gửi thư về thăm em? [1-50] 135. Giếng Ngọc Hồ vừa trong vừa mát, Vườn Ngọc Hồ thơm mát gần xa. Hỡi cô gánh nước tưới hoa, Có cho anh được vào ra vườn này. [1-51] 136. Gió đưa gió đẩy duyên đưa, Gặp đâu hay đó, em kén lừa làm chi? [1-52] 137. Gió đưa bụi chuối se tàu, Chàng Nam thiếp Bắc làm giàu ai ăn? [2-224] 138. Gió đưa nước, nước sao vời vợi, Gió đưa mây, mây hỡi mịt mù. Anh với em duyên nợ sầm sờ, Em còn thủ tiết, mà chờ đợi ai?[1-53] 139. Gió đánh đò đưa gió đập đò đưa, Sao cô mình lơ lửng mà chưa có chồng. Gió đánh cành hồng, gió đập cành hồng, Hỡi cô mình đã muốn lấy chồng hay chưa? [1-53] 140. Gió đông em sợ lạnh lùng, Đêm đông em sợ chiếu mùng cô đơn. [3-286] 141. Gió vàng hiu hắt đêm thanh, Đường xa, dặm vắng xin anh đừng về. Mảnh trăng đã trót lời thề, Sao anh để gánh nặng nề riêng em? [1-54] 142. Gió thổi pho pho, đưa đò lên Huế, Trăng non đoài vội xế về Vinh. Em đây vốn thiệt một mình, Có ai vô gầy dựng duyên nợ, gá nghĩa chung tình cho vui. [1-54] 143. Gió xuân thổi ngọn phù dung, Lòng anh như sắt em nung cũng mềm. [1-55] 144. Gió xoay vần cát vận bờ đê, Phụ mẫu anh cậy mai tới nói, sao em chê anh nghèo? [3-290] 145. Hạc chầu thần, hạc đứng uy nghi, Sầu anh tôi đứng dựa ghế nghi khóc ròng. [3-202] 146. Hoa thơm hoa ở trên cây, Đôi mắt em lúng liếng, dạ anh say lừ đừ. [2-234] 147. Hoa thơm mất nhụy đi rồi, Còn thơm đâu nữa mà người ước ao. [2-234] 148. Hỏi chàng quê quán nơi đâu, Mà chàng thả lới buông câu chốn này. [2-235] 149. Hỏi chồng bậu nói rằng không, Con đâu bậu ẵm, bậu bồng trên tay? [3-297] 150. Hồi buổi ban đầu, Em biểu anh têm ba miếng trầu cùng li rượu lạt, Anh lắc đầu sợ tốn, Giờ em đã có chồng, anh rủ trốn theo anh? [3-298] 151. Hồi hôm coi bói ông thầy, Sáng nay xuống đám ruộng này gặp em. [3-298] 152. Hồi hôm tôi có lại đình, Ông thần ổng biểu hai đứa mình kết đôi. [web] 153. Hột thủy tinh đây nhìn sáng rỡ, Để dành chờ thuở, làm nhẫn đeo tay. Dầu ai năn nỉ hỏi nài, Anh đợi người biết đạo, của nầy anh sẽ trao. [3-299] 154. Hỡi cô cắt cỏ một mình, Cho anh cắt với chung tình làm đôi! Cô còn cắt nữa hay thôi, Cho anh cắt với làm đôi vợ chồng! [1-56] 155. Hỡi cô thắt lưng bao xanh, Có cho anh gửi một cành kim thoa! Nàng về hỏi mẹ cùng cha, Có cho anh gửi kim thoa hay đừng? [1-57] 156. Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi? [2-244] 157. Hỡi anh đi đường cái quan , Em xem khăn gói anh mang những gì? Hay là giận vợ ra đi, Anh cứ thú thật em thì mang cho. [1-58] 158. Hỡi anh đi ngựa hồng mao, Để em đi đất làm sao cho đành? Cho em lên ngựa với anh, Như chim loan phượng đậu cành có đôi. [2-241] 159. Hỡi chàng da trắng tóc dài, Em đã chờ đợi một hai năm trời. Cho nên mặt ủ chẳng tươi, Sợ chúng bạn cười chẳng dám nói ra. Nhớ chàng lòng những xót xa, Làm thơ mà dán cây đa giữa đồng. Phòng khi qua lại chàng trông, Thời chàng mới thấu nỗi lòng nhớ thương. Mối sầu là mối tơ vương, Ai mà gỡ khỏi thiếp thương trọn đời. [2-242] 160. Hỡi người gánh nước Truông Mây, Cho xin một gáo tưới đây tơ hồng.[1-60] 161. Hôm qua anh đi chợ trời, Thấy ông Nguyệt Lão đang ngồi ở trên. Tay thì cầm bút cầm nghiên, Tay cầm tờ giấy đang biên rành rành. Biên ta rồi lại biên mình, Biên đây lấy đấy, biên mình lấy ta. Chẳng tin lên hỏi trăng già, Trăng già cũng bảo rằng ta lấy mình. Chẳng tin lên hỏi thiên đình, Thiên đình cũng bảo rằng mình lấy ta. [2-237] 162. Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen. Em được thì cho anh xin, Hay là em để làm tin trong nhà? Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu, Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng. Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến lúc có chồng anh lại giúp cho. Giúp em một thúng xôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm. Giúp cho đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi tằm em đeo. Giúp em quan tám tiền cheo, Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau. [1-61] 163. Hòn đá đóng rong vì dòng nước chảy, Hòn đá bạc đầu vì bởi sương sa. Em thương anh không dám nói ra. Sợ mẹ bằng biển, sợ cha bằng trời. Anh với em cũng muốn kết đôi, Sợ vầng mây bạc trên trời mau tan. [1-61] 164. Khăn bàng lông, chin chỉ, nón nỉ quai hường, Duyên đây em không kết, kiếm đường đi đâu? [3-301] 165. Khoan khoan xin đó buông chèo, Đợi đây theo với, nước bèo hiệp nhau. [2-257] 166. Khi xưa bể rộng sông dài, Sao lưới chả mắc, sao chài chẳng quăng? Bây giờ sông đã chắn đăng, Còn mang lưới mắc, chài quăng làm gì? [2-259] 167. Khi xưa một hẹn thì nên, Bây giờ chín hẹn em quên cả mười. [2-259] 168. Khuyên đừng thở vắn than dài, Lâu mau chi cũng ba ngày em lên. [3-304] 169. Làm chi trong dạ ngập ngừng. Đã có nơi đấy thì đừng nơi đây. Thôi đừng bắt cá hai tay, Cá thì xuống bể, chim bay về ngàn. [2-261] 170. Lâu ngày mới gặp một lần, Chuyện chi trong dạ phân trần với anh, Bờ quanh dòng nước chảy quanh, Thấy anh có nghĩa ưng anh cho rồi. [1-68] 171. Lấy ai thì cũng một chồng, Lấy ta ta bế, ta bồng trên tay.[1-66] 172. Lấy ai thì lấy một người, Tàu bè chi mà chở tám chín mười khúc sông. [2-266] 173. Liệu cơm mà gắp mắm ra, Liệu cửa liệu nhà em lấy chồng đi. Nữa mai quá lứa lỡ thì, Cao thì chẳng tới thấp thì chẳng thông. [1-68] 174. Lòng qua như đinh sắt, Nguyện nói chắc một lời, Qua không có dạ đổi dời như ai. [3-310] 175. Lời nguyền chứng có ông tơ hồng, Thác thời mới dứt, sống không bỏ chàng. [3-312] 176. Lộ bất hành bất đáo, Tôi thương anh thương thiệt, Không thương láo, anh ôi! Tôi thương anh để trong dạ, Không để ngoài môi đâu mà anh phiền. [3-311] 177. Lộc còn ẩn bóng cây tùng, Thuyền quyên đợi khách anh hùng vãng lai. [2-272] 178. Lời giao ngôn đá nát vàng phai, Dặn em đừng nhẹ dạ thương ai bao giờ. [3-312] 179. Lời nguyền chứng có ông tơ hồng, Thác thời mới dứt, sống không bỏ chàng. [3-312] 180. Lụa lành mười lăm, anh chê rằng lụa vụn, Mắc phải lụa hồ, đành bụng anh chưa? [3-312] 181. Mạ non bắt nhẽ cấy biền, Anh thương em đứt ruột, chạy tiền không ra. [3-314] 182. Mạ úa cấy lúa chóng xanh, Gái dòng chóng đẻ sao anh hững hờ? [2-275] 183. Màn rồng một bức giăng giăng, Tôi với mình trời định, tam cương ngũ thường. Mình về thưa lại thung đường, Qua đây gá nghĩa cang thường với em. [3-315] 184. Mãn mùa thăm lúa dạo đồng, Hỏi thăm em bậu có chồng hay chưa? [3-315] 185. Mặt trăng sánh với mặt trời, Sao hôm sánh với sao mai chằng chằng. Mình ơi có nhớ ta chăng, Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời. [2-277] 186. Mặt trời đỏ tựa lửa đốt, Mặt trời tốt tựa bông hường, Lấy chồng lựa người chữ nghĩa văn chương, Quang minh trí tuệ cao cường hơn em. [3-317] 187. Mấy khi rồng gặp mây đây, Để rồng than thở với mây vài lời. Nữa mai rồng ngược mây xuôi, Biết bao giờ lại nói lời rồng mây.[2-279] 188. Mía sâu có đốt nhà dột có nơi, Mình có thương, mình cắt tóc mình thề. Chỉ trời, vạch đất chớ hề bỏ nhau. [1-72] 189. Mình ơi ta hỏi thiệt tình, Còn thương nhau nữa hay mình muốn thôi ? [web] 190. Mình ơi ta hỏi thực mình, Còn không hay đã chung tình với ai? Hôm xưa tát nước gầu giai, Có phải nhân ngãi hay ai tát cùng? [1-73] 191. Mình ơi tôi nhớ thương mình, Mẹ cha chửi mắng chữ tình nặng thêm. [1-73] 192. Mình ở trên đất làm chi, Năm sào ba mẫu bán đi xuống thuyền. Mình ở trên đất ta dưới thuyền, Làm sao cho hợp nhân duyên hở mình? [1-73] 193. Mình nói dối ta mình hãy còn son, Ta đi qua ngõ thấy con mình bò. Con mình những trấu cùng tro, Ta đi gánh nước tắm cho con mình. [1-74] 194. Mình nói với ta mình chửa có chồng, Ta đi qua ngõ thấy mình bồng con ra. Con mình khéo giống con ta, Con mình thì bẩy, con ta ba phần. [1-74] 195. Mình về sao được mà về, Mặt trăng còn đó, lời thề còn đây. [1-77] 196. Mình về ta ngóng ta trông, Ta về mình chẳng chút công đoái hoài. [1-78] 197. Mình về ta dặn câu này, Dặn dăm câu nhớ dặn vài câu thương. Dặn cho đến chiếu đến giường, Đâu hơn thì kết đâu bằng chờ anh. [2-292] 198. Mong sao anh biến ra tằm, Em thành dâu lá, ta nằm chung cơi. Khi nào cho hợp hai hơi, Ghé tai thủ thỉ những lời thủy chung. [2-293] 199. Một lòng kết tóc xe tơ, Một niềm chỉ đợi chỉ chờ một anh. [1-79] 200. Một năm một tuổi một già, Ba năm một tuổi chi mà đợi anh. [2-301] 201. Một ngày ngồi tựa mạn rồng, Còn hơn muôn kiếp ở trong thuyền chài. [2-302] 202. Một nhành tre, năm ba nhành gãy, sáu bảy nhành chà, Em thấy anh có một mẹ già, Để em vô phụ trong nhà được không? [3-321] 203. Một niềm vàng đá khăng khăng, Ba thu cũng đợi, chín trăng cũng chờ. [2-302] 204. Một thương hai nhớ ba trông, Bốn chờ năm đợi sáu mong duyên nàng. [2-303] 205. Mua cau chọn lấy buồng sai, Mua trầu chọn những trăm hai lá vàng. Cau tiện ngang trầu vàng ngắt ngọn, Thời buổi này kén chọn làm chi. Thà rằng lấy quách nhau đi, Kẻo sau quá lứa lỡ thì làm sao? [2-306] 206. Muốn cho sông cạn đò đầy, Muốn cho anh chung mẹ chung thầy với em. 207. Muốn cho trước giếng sau chùa, Không yêu ta cũng bỏ bùa cho yêu. [1-81] 208. Mù u bông trắng, lá quắn, nhụy huỳnh, Người ta không nghĩ đến mình thì thôi. [3-323] 209. Mưa sa lác đác gió táp lạnh lùng, Thấy em lao khổ anh mủi lòng nhớ thương. Đàng đi biết mấy dặm trường, Hỏi em đã kết cang thường đâu chưa ? [1-70] 210. Nam Kỳ chẳng thiếu gái xinh, Đến đây thấy bậu nết lành anh thương. [3-325] 211. Nay em còn cha còn mẹ còn cô còn bác, Nên em không dám tự tung tự tác một mình. Anh có thương em cậy mai dong đến nói, Cha mẹ đành em cũng sẽ ưng. [1-92] 212. Này anh Bảy đó ơi, Nhà họ giàu thì đầu heo nọng thịt, Còn đôi mình nghèo thì cặp vịt với bông tai. [3-326] 213. Năm ngoái năm xưa em còn kha khá, Năm nay nghèo quá nên đội nón lá bung vành, Đứt quai nên nón tròng trành, Hỏi anh xin cắc bạc mua nón lành đội chơi. [3-327] 214. Nắm tay em tròn như ống chỉ, Lòng dạ anh đây phỉ chí muốn kết duyên. Ngày nay hỏi thiệt bạn hiền thương không? [1-83] 215. Này người đứng ở bên sông, Tay đeo nhẫn bạc, có chồng hay chưa? [192] 216. Nếu em còn ngại, qua thề lại cho em hết nan phân, Đứa nào được Tấn quên Tần, Xuống sông cọp ních, lên rừng xấu tha. [3-329] 217. Ngày nay hỏi gấp bạn mình, Còn thương như cũ hay tình. hết thương [1-95] 218. Ngày xuân em đi Chợ Hạ, Mua cá thu về, chợ hãy còn đông. Ai nói với anh rằng em đã có chồng, Tức mình em đổ cá xuống sông em về.[1-96] 219. Ngắn tay với chẳng tới kèo, Cha mẹ anh nghèo, cưới chẳng được em! [1-93] 220. Nghe anh được lúc bây giờ, Mai sau trứng nước con thơ ai nhìn. [1-96] 221. Nghe lời ăn nói đậm đà, Chồng con chẳng phải, vậy mà em thương! [1-97] 222. Nghe lời quân tử như ru, Nhưng còn e ngại giấm chua lửa nồng. [1-97] 223. Nghe tin anh có vợ rồi, Như ai dội bát nước sôi trong lòng. [1-97] 224. Ngó lên đàng tóc rẽ tư, Tại bụng em ừ, chẳng phải tại anh. [3-332] 225. Ngó lên mây bạc mây hồng, Thương em hỏi thiệt có chồng hay chưa? [1-98] 226. Ngó lên trời, trời trong lại trắng, Ngó xuống nước, nước trắng lại trong, Gái như em chắc dạ bền lòng, Lỡ duyên thì em chịu, đóng cửa loan phòng đợi anh. [3-334] 227. Ngó lên trên trời có đám mây xanh, Chính giữa mây trắng, chung quanh mây vàng. Anh chào nàng rồi lại hỏi nàng, Phụ mẫu nhà đã định đức đông sàng hay chưa? [1-98] 228. Ngọc lành còn đợi giá cao, Em chờ người quân tử em giao nghĩa tình. [3-335] 229. Ngọc lành còn đợi giá cao, Kim vàng cũng đợi lụa đào mới may. [2-326] 230. Ngỡ rằng cây cả bóng cao, Thiếp ẩn mình vào tránh nắng cùng mưa. Ai ngờ cây cả lá thưa, Ẩn nắng nắng hắt, ẩn mưa mưa vào. [1-94] 231. Ngỡi nhân bạc tợ con mèo, Hỏi xin đồng bạc than nghèo không cho. Người ta cho bạc cho vàng, Ngỡi nhân của em, xin thước vải vá quàng cũng không cho. [3-337] 232. Ngủ quên một giấc hừng đông, Hẹn lỡ lời hẹn mình trông không mình? [3-337] 233. Người chê đã có anh yêu, Nhan sắc mà nỡ bỏ liều sao em ? [1-92] 234. Người ta trắng nõn trắng nà, Mình đen thui thủi như là củi thui. Trách bà mụ khéo trêu người, Nặn người thế ấy, nặn tôi thế này. [2-332] 235. Người xinh cái bóng cũng xinh, Người giòn cái tỉnh tình tinh cũng giòn. [1-93] 236. Nhà em cao hàng rào em kín, Nhà em tám, chín, mười từng. Con ong bay vô không lọt, Biểu con bướm đừng xôn xao. Anh về sắm lễ cho cao, Cậy mai dong cho giỏi, Mới bước vào nhà em. [1-102] 237. Nhác trông lên mái tam quan, Thấy người lịch sự khôn ngoan có tài. Cho nên em chả lấy ai, Dốc lòng chờ đợi một hai lấy mình. [1-105] 238. Nhạn lạc bầy, kêu sương nơi viễn bắc, Em thương anh rồi, em hứa chắc một lời, Anh có thương em hay không nói thiệt, chớ có gạt gái lỡ vời, bớ anh. [3-341] 239. Nhện sa trước miễu nhện phân tình, Mình có chồng chưa, tôi chưa biết, tôi thấy mình tôi thương. [3-342] 240. Nhìn lên thấy một cành hoa, Thấy cánh tim tím hương bay ngạt ngào. Lòng riêng anh cũng muốn vào, Cửa buồng khóa chặt mở sao hở nàng? Then bằng sắt, khóa bằng vàng, Lòng anh muốn ngỏ, thì nàng nghĩ sao? [2-344] 241. Nhớ chàng lắm lắm chàng ơi! Nhớ chỗ chàng đứng nhớ nơi chàng nằm. Vắng chàng em vẫn hỏi thăm, Nào em đã bỏ mấy năm mà hờn! Chàng nghe kẻ đặt người đơm Chàng nghe thấy tiếng chàng hờn cho cam. Chàng ơi! em nhớ chàng thay Nỡ nào chàng dứt mối dây cho đành. [2-347] 242. Nhớ ai ai nhớ ta không, Hay đã có chồng chẳng nhớ đến ai! [1-100] 243. Niên kỷ cũng đồng niên kỷ, Phu thê cũng xứng phu thê, Gá duyên chồng vợ, chỉ sợ anh chê em nghèo. [3-344] 244. Nón em nón bạc quai vàng, Thì em mới dám trao chàng cầm tay. Tiếc vì nón lá quai mây, Nên em chẳng dám trao tay chàng cầm. [1-106] 245. Nón cụ quai tơ có tờ giấy đỏ, Anh ở khác tỉnh, xa làng sao rõ tên em? [3-44] 246. Nơi không thương thì thầy mẹ ép, Nơi tình đẹp thì thầy mẹ khiến đừng. Trong dạ em cứ bối rối nữa chừng, anh ơi ! [1-85] 247. Nước bưng bậu không uống, bậu uống nước bàu, Chê đây lấy đó, ai giàu hơn ai? [3-345] 248. Nước chảy liu riu lục bình trôi riu ríu, Anh ở một mình khi đau yếu ai nuôi. [1-85] 249. Nước chảy xuôi con cá buôi lội ngược, Anh mảng thương nàng có được hay không? [web] 250. Nước chảy re re con cá he nó xòe đuôi phụng, Cả tỉnh này anh đành bụng có một mình em. [1-85] 251. Nước cùng một giếng múc ra, Đó chê đây đục, đó mà hơn chi. [2-359] 252. Nước dưới sông lững lờ, Gió đưa mây vật vờ, Tơ duyên đã sờ sờ, Qua đay, bậu đó, còn chờ đợi chi? [1-85] 253. Nước Hồ Tây vừa trong vừa mát, Đường chợ Bưởi lắm cát dễ đi. Cô kia bóng bẩy làm chi, Để cho anh ấy đi đi về về? [2-358] 254. Nước lên cuốn sáo nhổ đăng, Trong tay em có ngọc, cũng không bằng có anh. [2-358] 255. Nước trong còn ở nguồn xanh, Trà thơm có đợi chén sành hay không? [2-361] 256. Nước trong cá lượn bên bờ, Hỏi em mấy tuổi mà chưa lấy chồng? [1-88] 257. Nước trong xanh chảy quanh Bình Thuỷ, Trách lòng chàng không nghỉ đến em. [3-351] 258. Ôi anh đi cái ô vàng, Có trầu xin miếng hỡi chàng đi ô? [1-109] 259. Ông tơ hồng nói nhỏ anh nghe, Để xong mùa cấy, ổng sẽ xe cho hai đứa mình. [3-352] 260. Ớ người quen ơi! Nghe anh, em cũng muốn thương nhiều, Nhưng hoa đã có chủ, khó chìu lòng anh. [3-352] 261. Ớt non mà trổ hoa cà, Lấy em không đặng, ở già vậy thôi. [3-353] 262. Phải căn duyên nhà lá cột chà là, Không phải căn duyên nhà ngói đôi ba toà cũng không ham. [3-353] 263. Phải chăng vườn mới thêm cây, Cành chia thêm nụ thì đây lui về? [2-367] 264. Phụ mẫu đánh em treo ở hàng rào, Lễ nghi chưa có, sao anh dám vào can ngăn? [3-356] 265. Ra về chi vội bạn ơi! Ta đang vui với bạn, bạn vội rời bỏ ta. [2-375] 266. Ra về dặn bạn cho bền, Dù ai xoay hướng trở nền mặc ai. [2-375] 267. Ra về dặn rứa nghe không, Đừng đứng núi nọ mà trông núi này. [2-375] 268. Răng đen ai nhuộm cho mình, Để duyên mình thắm, để tình ta say? [2-382] 269. Răng đen như thể hạt dưa, Miệng cười tủm tỉm như chưa có chồng. Chưa chồng anh kiếm chồng cho, Chưa con anh kiếm cho con mà bồng. [2-383] 270. Rồng giao đầu phượng giao đuôi, Nay tui hỏi thiệt, Mình thương tui không mình? [1-112] 271. Rừng hoang sóc nhảy tưng bừng, Hoa chưa nở nhụy bướm đừng lao xao. [2-386] 272. Rượu ngon bất luận ve chai, Thương em bất luận sợ ai chê cười. [3-364] 273. Rượu ngon trong hũ rót ra, Để lâu cũng nhạt nữa là duyên em. [2-386] 274. Sáng ngày em đi hái dâu, Gặp hai anh ấy ngồi câu thạch bàn. Hai anh đứng dậy hỏi han, Hỏi rằng cô ấy vội vàng đi đâu. Thưa rằng tôi đi hái dâu, Hai anh mở túi đưa trầu mời ăn. Thưa rằng bác mẹ em răn, Làm thân con gái chớ ăn trầu người. [1-113] 275. Sông sâu nước chảy ngập kiều, Dầu anh có phụ, còn nhiều nơi thương. [2-393] 276. Sợ đó không ưng, Chớ đó ưng đây bụng mừng biết mấy, Hễ anh thấy thương rồi, cha mẹ thấy cũng thương. [3-370] 277. Tai nghe phảng phất gió Tây, Vợ anh còn, con anh có, còn thương gió nhớ mây cái nỗi gì? [3-372] 278. Tay cầm cành bứa lệ ứa hàng hàng, Thuở xuân xanh sao không gặp, Đến lúc hoa tàn mới gặp nhau. [1-115] 279. Tay cầm quyển sách bìa xanh, Xem trong số mệnh, tuổi anh hợp nàng. Tay cầm quyển sách bìa vàng, Xem trong số mệnh, tuổi nàng hợp anh. [2-400] 280. Tay em tay bạc tay vàng, Sao chàng không chuộng, chuộng nàng tay không? [3-375] 281. Tằm ơi say đắm nơi đâu, Mà tằm bỏ nghĩa cành dâu không nhìn? [2-402] 282. Tham vàng bỏ ngãi anh ơi! Vàng thì ăn hết ngãi tôi vẫn con. [403] 283. Thân anh như phụng lạc bầy, Thấy em lẻ bạn anh muốn gầy duyên loan. [1-117] 284. Thân em như đóa hoa rơi, Phải chăng chàng thật là người yêu hoa? [2-412] 285. Thân em như cái sập vàng, Chúng anh như mảnh chiếu rách giữa đàng bỏ quên. Lạy trời cho cả gió lên, Cho manh chiếu rách trải trên sập vàng. [2-411] 286. Thấy anh em cũng muốn theo, Em sợ anh nghèo anh bán em đi. Lấy anh em biết ăn gì, Lộc sắn thì chát, lộc si thì già. Lấy anh không cửa không nhà, Không cha không mẹ biết là cậy ai. [1-118] 287. Thấy em, anh cũng muốn thương, Nước thì muốn chảy nhưng mương chẳng đào. Em về lo liệu thế nào, Để cho nước chảy lọt vào trong mương. [2-419] 288. Thấy anh có một mẹ già, Muốn vô nuôi dưỡng biết là đặng không? [3-379] 289. Thèm trầu mà chẳng dám xin, Thương em mà chẳng dám nhìn mặt em. [1-122] 290. Thiếp chờ chàng ba bốn năm ni, Chờ không thấy bạn thiếp phải ra đi lấy chồng. [2-421] 291. Thiếp gặp chàng vào hội không may, Vô duyên giặt áo phải ngày trời mưa. [1-123] 292. Thiếp xa chàng như rồng nọ xa mây, Như con chèo bẻo xa cây măng vòi. [1-124] 293. Thôi đây anh không giận thì đó em cũng chớ hờn, Kiếp tái sanh sẽ nối phiếm đờn tri âm. [3-384] 294. Thôi thôi đã lỡ nước cờ. Có thương xin hãy đợi chờ kiếp sau. [3-384] 295. Thuyền đây nhớ bến vô cùng, Ngặt vì đồn bót ngại ngùng khó qua. Thuyền đây ý cũng muốn qua, Thuế má đóng đủ, gẫy cha... cái cột buồm. [1-125] 296. Thuyền rồng bất ngãi bỏ trôi, Đò ngang có ngãi ta ngồi đò ngang. [1-128] 297. Thuyền sao chẳng bẻ lái cho, Thuyền còn lơ lửng để chờ đợi ai? [1-128] 298. Thương ai chẳng nói khi đầu, Để cho thầy mẹ ăn trầu người ta. [2-432] 299. Thương anh lắm lắm nhiều nhiều, Còn anh thương lại bao nhiêu mặc lòng.[2-434] 300. Thương chi thương cũng uổng công, Chừng nào thiệt vợ thiệt chồng hãy thương. [3-388] 301. Thương em không lấy được em, Anh về ở vậy chẳng thèm lấy ai. [2-437] 302. Thương thì mở nắp bưng cơi, Không thương đặt xuống cho người khác bưng. [2-440] 303. Tôi thương anh Sáu, sợ mất lòng anh Năm, Thôi thà thương hết đồng tâm hai người. [3-395] 304. Tiếc công anh đóng giá chờ gàu, Đó đã phụ khó tham giàu thì thôi. [1-129] 305. Trách ai đem khóa rẽ chìa, Vu oan giá họa mình lìa tôi ra. [3-399] 306. Trách cha trách mẹ em lầm, Cho nên em phải khóc thầm hôm mai. Trách chàng chẳng dám trách ai, Trách chàng chè nụ hoa nhài không thơm. [2-452] 307. Trách lòng em bậu đãi đưa, Gạt anh dãi nắng dầm mưa nhọc nhằn. [3-400] 308. Trách lòng tham đó bỏ đăng, Thấy lê quên lựu, thấy trăng quên đèn. [3-400] 309. Trách người quân tử bạc tình, Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao. [2-455] 310. Trăng lên khỏi núi trăng tròn, Em bao nhiêu tuổi mà giòn thế em? [1-138] 311. Trăng lên khỏi núi khuất bụi chuối con trăng mờ, Anh biết em bao nhiêu tuổi mà đợi chờ cho uổng công. [2-466] 312. Trăng thanh nguyệt rạng mái đình, Chén son chưa cạn sao tình đã quên? [1-138] 313. Trăng lên con nước rong đầy, Anh đừng đến nữa má rầy khổ em. [1-138] 314. Trầu này têm tối hôm qua, Giấu cha, giấu mẹ đem ra cho chàng.. Trầu này không phải trầu hàng, Không bùa, không thuốc, sao chàng không ăn? Hay là chê khó chê khăn. Xin chàng đứng lại mà ăn miếng trầu. 315. Trèo lên cây khế giữa nửa ngày, Ai làm chua xót lòng này khế ơi! Mặt trăng sánh với mặt trời, Sao hôm sánh với sao mai chằng chằng. Mình ơi có nhớ ta chăng? Ta như sao vượt chờ trăng giữa trời. [1-144] 316. Tua rua đã xế ngang đầu, Em còn ở lại làm giàu cho cha. Giàu thì chia bảy chia ba, Phận em là gái được là bao nhiêu? [1-147] 317. Vàng rơi xuống chiếu, sợi chỉ điểu ân tình, Mình xa tôi tôi nhớ, sao tôi xa mình, mình quên? [3-413] 318. Vợ anh như ngọc như ngà, Anh còn chẳng chuộng nữa là thân tôi. Vợ anh như thể đĩa xôi, Anh còn phụ bạc, nữa tôi cơm đùm. [1-150] 319. Xa xôi chi đó mà lầm, Phải hương hương bén, phải trầm trầm thơm. [2-512] 320. Xin đừng phụ thiếp làm chi, Thiếp như cơm nguội đợi đỡ khi đói lòng. [2-514] B. Ca dao có hai lượt lời 1. Ai về nhắn nhủ ông câu, Cá ăn thì giật, để lâu mất mồi. - Mất mồi này ta câu mồi khác, Cá biển hồ xao xác thiếu chi? [4-203] 2. Anh cầm cổ tay, anh chỉ cổ tay, Ngày xưa em trắng sao rày em đen? - Bởi chưng em lấy chồng hèn, Mò cua bắt ốc em đen thế này. [4-203] 3. Anh đến tìm hoa thì hoa đã nở, Anh đến tìm đò thì đò đã sang sông, Anh đến tìm em thì em đã lấy chồng. Em yêu anh như rứa có mặn nồng chi mô? - Hoa đến kỳ thì hoa phải nở, Đò đã đầy thì đò phải sang sông, Đến duyên thì em phải lấy chồng. Em yêu anh như rứa đó còn mặn nồng thì tùy anh. [web] 4. Anh đồ ơi hỡi anh đồ, Có cơm ăn tấm trộn ngô thì vào? - Cơm tấm còn đãi dưới ao, Ngô thì chưa bẻ anh vào làm chi? [1-12] 5. Anh đi ghe rổi chín chèo, Bởi anh thua bạc nên nghèo nợ treo. - Nợ treo mặc kệ nợ treo, Em bán bánh bèo trả nợ nuôi anh. [1-14] 6. Anh đi lấy vợ cách sông, Để tôi lấy chồng cách ngõ anh ra. - Có lấy thì lấy xa xa, Đừng lấy trước ngõ anh ra anh buồn. [1-15] 7. Anh ngồi bờ cỏ xót xa, Vô đây em trải chiếu hoa cho ngồi. - Chiếu hoa để cha mẹ em ngồi, Phận anh là rể không dám ngồi chiếu hoa. Tới đây ngồi tạm lá dừa Chiếu trải mặc chiếu anh chưa dám ngồi. [4-96] 8. Anh như cây gỗ xoan đào. Em như câu đối dán vào nên chăng? - Em như cây kiểng trong chùa, Anh như con bướm, đậu nhờ nên chăng? [4-96] 9. Anh xích lại đây, anh dịch lại đây, Chiếu hoa em trải, ghế mây anh ngồi. - Anh xích lại rồi, anh dịch lại rồi, Chiếu hoa em trải, ghế ngồi anh đâu? [4-99] 10. Anh về chi nữa anh ơi, Ở đây em dạm một mơi thanh nhàn. - Anh về chẻ nứa đan sàng, Bện dây đan võng cho nàng ru con.[1-2] 11. Anh về thắc rế kim cang, Bán đôi đũa bếp cưới nàng còn dư. - Anh về bán ruộng cây da, Bán cặp trâu già, chẳng cưới được em.[1-24] 12. Anh về mua lụa bọc trời, Mua thuyền chở núi, em thời theo ngay. - Anh nỏ mua lụa mà mất nhiều tiền, Anh sai người thổi gió mây lên che trời. [4-98] 13. Anh về xẻ ván cho dày, Bắc cầu sông cái cho thầy mẹ sang. - Thầy mẹ sang em cũng theo sang. Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo. [1-24] Anh về xẻ ván cho dày, Bắc cầu sông cái cho thầy mẹ sang. - Thầy mẹ sang em cũng theo sang. Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo. [1-24] 14. Anh về ráng học chữ nhu, Chín trăng em đợi, mười thu em chờ. - Anh gắng công anh học, chứ đâu có để bơ thờ, Ở nhà em gìn giữ, chớ em hững hờ, chắc anh xa. [4-98] 15. Anh về sao được mà về, Dây giăng tứ phía tính bề ngăn anh. - Dây giăng mặc kệ dây giăng, Ông tơ, bà nguyệt, đón ngăn cũng về. [4-98] 16. Anh ra về, em cũng muốn về theo, Sợ truông cát nóng, sợ đèo đá dăm. - Đá dăm anh đã lượm rồi. Truông kia cát nóng, anh đã bồi đất thêm. [4-97] 17. Anh về anh cạo râu đi, Mai sau trẻ lại anh thì đến chơi. - Tức cái phận, giận cái duyên, Ba cái râu mọc sớm để gái thuyền quyên giày vò. [4-205] 18. Anh về bên ấy mấy đò, Mấy cầu mấy quán, em cho mượn tiền. - Anh về bên ấy đàng liền, Không cầu không quán mượn tiền làm chi? [4-205] 19. Anh về để áo lại đây, Đêm khuya em đắp gió tây lạnh lùng. - Đêm khuya em tạm đắp mền bông. Để áo anh mặc, về không mẹ rầy. [1-21] 20. Anh về chẻ lạc bó tro, Rán sành ra mỡ em cho làm chồng. - Em về đục núi lòn qua, Vắt cổ chầy ra nước, thì ta làm chồng. [4-205] 21. Anh về kiếm vảy con cá trê vàng, Kiếm gan con tép bạc thì nàng theo không. - Em về tìm vú con công, Tìm đuôi con cóc, mới hòng theo anh.[3-173] 22. Áo anh rách miếng bên vai, Cậy nàng vá giúp để mai đi làm. - Anh về sắm bạc cùng vàng, Sắm cho đủ lễ đến đây nàng vá cho.[1-25] 16. Áo vá quàng xiên xiên mũi mác Con gái đất này bạc ác khó ve. - Nói chi cao cách khó nghe, Ngọc vàng khó kiếm, củi tre thiếu gì? [4-206] 17. Áo vắt vai đi đâu hăm hở, Em có chồng rồi mắc cở lêu lêu. - Áo vắt vai anh đi thăm ruộng, Anh cũng có vợ rồi chẳng chuộng bậu đâu. [3-176] 18. Ba năm tượng rách còn thờ, Hường nhan như bậu ngó bề đứng côi. - Anh đừng nói vậy anh ơi, Hình dáng khô héo có đôi ba người.[3-178] 19. Bây giờ em mới hỏi anh, Trầu vàng nhá với cau xanh thế nào? - Cau xanh nhá với trầu vàng, Tình anh sánh với duyên nàng đẹp đôi.[2-53] 20. Bây giờ mận mới hỏi đào, Vườn hồng đã có ai vào hay chưa? - Mận hỏi thì đào xin thưa, Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào![2-54] 21. Bấy lâu còn lạ chưa quen, Hỏi hồ đã có hoa sen chua hồ? - Hồ còn leo lẻo nước trong, Bấy lâu chỉ dốc một lòng đợi sen! [2-56] 22. Bấy lâu anh mắc công chi, Để em nhắn gửi thư đi từ về? - Bấy lâu anh mắc cấy cầy, Trồng khoai trỉa đỗ, lâu ngày nhớ em. [4-101] 23. Búp sen lai láng giữa hồ, Anh đưa tay bẻ, sợ trong chùa có sư. - Có sư thì mặc có sư, Anh đưa tay ra bẻ, có hư em đền. [4-102] 24. Bửa ni anh mới tới nhà, Hỏi chàng coi thử ở xa hay gần? - Trước Lam Thủy, sau Hồng sơn, Nhà nào đọc sách gảy đờn nhà anh. [4-102] 25. Bướm đeo dưới dạ cây bần, Anh muốn vào kết nghĩa châu trần nên chăng? - Em còn bán tín bán nghi, Chưa đem vào dạ, chưa ghi vào lòng. [4-207] 26. Cách nhau có đó với đây, Biết là xe mấy lần dây cho liền. - Xe mãi cũng liền, nối mãi cũng liền, Chỉ e em có chồng riêng ở nhà. [4-103] 27. Cau già quá lứa bán buôn, Em già quá lứa có buồn không em? - Cau già quá lứa bửa phơi, Em già quá lứa có nơi đợi chờ.[2-75] 28. Cửa nhà gia thế, thế nao? Răng ở đây anh ở lân la không về? - Có gà diều mới lượn quanh, Vì em, anh phải tu hành xóm ni.[1-29] 29. Cha tôi già mẹ tôi yếu, con tôi còn nhỏ xíu mắc nợ tứ giăng, Muốn mượn anh vô trả thế, sợ anh nói nợ không ăn anh phiền. - Thương em rồi anh dẹp lấy ưu phiền, Nợ tào khang nặng nhất, đâu phải vì bạc tiền em ơi! [3-212] 30. Cha mẹ bậu thách cưới một trăm, Qua đi chín chục thêm trăm đi ngoài. Cha mẹ bậu thách cưới đôi hoa tai, Qua ra thợ bạc, đánh hai đôi liền. - Trăm quan thử hỏi mấy tiền, Nghìn xưa ai có mua duyên bằng tiền. [4-208] 31. Chiếc tàu Nam Vang chạy ngang Cồn Cát, Xuồng câu tôm đậu sát nhành da, Thấy em có chút mẹ già, Muốn vô hoạn dưỡng biết là đặng không? [3-217] - Chiếc tàu Nam Vang đậu ngang Cồn Cát, Xuồng câu tôm dậu sát mé bờ, Biểu anh cưới vợ đừng chờ, Em còn ở vậy cha mẹ nhờ đôi năm. [3-217] 32. Chiều chiều bướm đậu vườn hoa, Có cho bướm đậu hay lùa bướm đi? - Bướm đậu ai dám lùa đi, Vườn hoa thêm đẹp, người thì có đôi. [4-109] 33. Chim khôn mắc phải lưới hồng, Ai mà gỡ được đền công lạng vàng. - Đền vàng anh chẳng lấy vàng, Lòng anh chí quyết lấy nàng mà thôi. [4-110] 34. Chờ anh em hết sức chờ, Chờ cho rau muống lên bờ trổ bông. - Rau muống trổ bông lên bờ nó trổ. Ai biểu anh chờ, mà anh giở công ơn? [3-226] 35. Có trầu cho miếng đỏ môi, Có rượu cho chén thêm tươi má hồng, - Trầu cũng sẵn đây, thuốc cũng sẵn đây Nhân duyên chưa định, miếng trầu này chưa trao. [4-210] 36. Cô kia má đỏ hồng hồng, Dừng tay tôi hỏi có chồng hay chưa? - Có chồng năm ngoái năm xưa, Năm nay chồng bỏ như chưa có chồng.[web] 37. Cô kia xách giỏ đi đâu? Cho tôi gửi trầu cô xách giùm tôi. - Trầu anh trầu đắng trầu nồng, Em không dám nhận sợ chồng em ghen. [4-211] 38. Cúc đương xanh sao cúc vội tàn, Kiểng đương xanh, sao kiểng héo, tôi hỏi nàng tại ai? - Mắt nhìn luỵ nhỏ hàng hai, Cúc tàn kiểng héo tại hai đứa mình. [3-241] 39. Dâu cỏ nhỏ lá chàng ơi, Chàng nên đi chọn những nơi dâu tàu. - Dâu cỏ nhỏ lá mà xinh, Dâu tàu to lá mà mình không ưng. [4-115] 40. Dẫu mà không lấy được em, Anh về đóng cửa, cài rèm đi tu. - Tu mô cho em tu cùng, May ra thành Phật thờ chung một chùa. [1-29] 41. Dây rau bấc bò trên ngõ chuối, Ai đối đặng rồi, giá thú nghênh hôn. - Con chim huýt cô đậu cửa nhà dì. Ta đà đối đặng, bạn thì theo không. [1-29] 42. Dưới có đất rộng trên có trời cao, Tại cha cùng mẹ, chớ em nào phụ anh. - Thôi đừng tráo trở giấu quanh, Mắt đà thấy rõ em tham sang giàu. [4-212] 43. Đèn hết dầu đèn tắt, Nhan hết vị hết thơm, Anh đừng lên xuống đêm hôm, Thế gian đàm tiếu, tiếng đồn tội em. - Thế gian sao khéo lạ kì, Ta thương, ta tới, mắc gì đón ngăn. [4-117] 44. Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng: Cau xanh ăn với trầu vàng xứng chăng ? - Trầu vàng nhá lẫn cau xanh, Duyên em sánh với tình anh tuyệt vời. [1-33] 45. Đêm khuya thiếp mới hỏi chàng, Chạc rơm gánh đá vũng vàng chi không? - Chạc cày gánh đá vứt đi, Chạc rơm gánh đá có khi vững bền. [4-118] 46. Đêm trăng thanh, anh mới hỏi nàng: Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng? - Ðan sàng thiếp cũng xin vâng. Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng? [1-34] 47. Đến đây hỏi thật chủ nhà, Vườn hồng nghiêm cấm hay là cho chơi? - Vườn xuân nghiêm cấm chín từng, Quan ngang, khách tạm xin đừng có vô. [4-213] 48. Đến đây hỏi bạn một lời, Đường dây mối chỉ, có người nào chưa? - Anh hỏi thì em xin thưa, Gần xa đã có mà chưa vừa lòng. [4-120] 49. Đôi mình mới gặp hôm nay, Cho hun một chút em Hai đừng phiền. - Có hun thì hun cho liền, Đừng có làm bộ láng giềng cười em. [4-125] 50. Đồng nào mà chẳng có chim, Sao anh vác súng đi tìm non cao? - Tay anh cầm khẩu súng đạn vàng, Lăm le muốn bắn, phương hoàng trên cây. [4-126] 51. E khi thắm lạt vàng phai, Sắc tàn nhị mất anh lại bỏ hoài không thương. - Anh thề có bóng trăng đây, Núi kia có lỡ tấm lòng này vẫn nguyên. [4-131] 52. Em đà thuận lấy anh chưa? Để anh đốn gỗ rừng Nưa làm mhà. - Có lòng xin giã ơn lòng, Xa xôi cách lế đèo bòng mần răng? [4-215] 53. Em có chồng rồi em nói rằng chưa Tội riêng em đó, chẳng lừa được anh. - Không không chưa có nơi đâu, Con tằm soan đang đợi nương dâu nhà người. [4-127] 54. Em đây như chiếc chuông vàng Trên tỉnh Hà Nội ba ngàn quân canh. - Anh đây là lính xứ Thanh Ra tỉnh Hà Nội, lên thành thử chuông.[4-128] 55. Em mà không lấy được anh, Thì em tự vẫn gốc chanh nhà chàng, - Anh mà không lấy được nàng, Thì anh tự vẫn giữa gia đàng nhà em. [4-130] 56. Em như bánh lá bóc trần, Có chi anh phải dò gần hỏi xa. Nhân duyên bởi tại trăng già, Có nên thời nói người ta yên lòng. - Được như lời ấy thì thôi, Anh về giết lợn đồ xôi cưới liền. [4-130] 57. Em thấy anh em cũng muốn chào, Sợ anh chồng cũ nó đứng bờ rào hắn trông. - Hắn trông thì mặc hắn trông, Đã quyết một lòng ta sẽ lấy nhau. [1-39] 58. Em thương anh cuốn gối cho tròn, Chờ ba má ngủ em bước lòn cửa sau. - Anh ơi! Ơn cha em chưa trả, nghĩa mẹ em chưa đền, Sao anh dám biểu em ôm mền theo anh?[3-278] 59. Em về thưa với mẹ cha, Có cho em lấy chồng xa quê người? - Em về hỏi mẹ thầy rồi, Chồng xa cũng lấy, chồng người cũng đi. [1-42] 60. Em gặp anh sao không hỏi không chào, Hay em đã có chốn sang giàu hơn anh? - Tối tăm em biết mít là gai, Biết quen hay lạ, biết ai mà chào. [4-134] 61. Gặp đây anh hỏi thực nàng, Tre non đủ lá đan sàng được chăng? - Chàng hỏi thì thiếp xin thưa, Tre non đủ lá đan chưa được sàng. Ngoài chợ có thiếu gì giang, Mà chàng lại nỡ đan sàng tre non. Đan sàng có gốc tre già, Tre non đủ lá được là bao nhiêu. [2-210] 62. Gặp em giữa chốn vườn đào Kẻ giàu người khó làm sao nên tình? - Thế gian chuộng của, chuộng tài, Em đây chuộng nghĩa chẳng nài giàu sang. [4-134] 63. Gặp nhau anh muốn tỏ tường, Xin nàng cho biết quê hương nơi nào? - Chàng hỏi em phải nói ra, Bắc Ninh là tỉnh, huyện nhà không sai. …… [4-135] 64. Gặp nhau đây đâu phải điều trăng gió, Xin hỏi một lời đã có chồng chưa? Xin hỏi cô một lời, cô cứ thật phân qua. - Quê em đây chính nơi Trang Lãnh, Thuyên huyên sớm dời nên muộn cảnh chồng con. Anh cố hỏi nằn, em xin thật phân qua. [4-135] 65. Gánh nặng mà đi đường dài, Để anh gánh đỡ một vai nên chồng. - Gánh nặng thì chị trả công, Mặt em chẳng đáng làm chồng chị đâu.[1-43] 66. Gần nhà mà chẳng sang chơi, Để em hái ngọn mồng tơi bắc cầu. - Bắc cầu anh chẳng đi cầu, Để tốn công thợ để sầu lòng em.[1-43] 67. Gió vàng hiu hắt đêm thanh, Đường xa, nhà ngái, sao anh vội về? - Anh về vài bữa anh ra, Để em với mẹ về nhà ở chung. [4137] 68. Hái dâu ngọn ngắt, ngọn chừa, Ba cô đã lớn mà chưa có chồng. - Hái dâu ngọn ngắt, ngọn không, Lêu lêu mắc cỡ, đã có chồng sạch trơn.[1-55] 69. Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím, Em đã có chồng em trả yếm lại anh. - Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh, Yếm em, em mặc, yếm anh sao anh đòi! [2-232] 70. Hoa kia tươi tốt rườm ra, Tuy rằng tươi tốt nhưng mà ong châm. - Anh ở trong ấy anh ra, Cớ sao anh biết vườn hoa chị tàn. Hoa tàn nhưng nhụy chưa tàn, Muốn xem chị vén bức màn cho xem. [4-218] 71. Hoa tàn bướm chẳng vãng lai, Tình nghĩa anh đã phụ trúc mai xá gì? - Vậy chớ bạn há chẳng xét suy, Anh vì cha mẹ phải chia li bạn vàng. [4-218] 72. Hỏi anh, anh bảo học trò, Sao em lại thấy cưỡi bò hôm qua? - Em ơi, bò ấy bò nhà, Đứa ở đi khỏi anh ra thăm đồng. Nếu mai nên vợ, nên chồng, Anh lại đi học, em trông bò giùm. [3297] 73. Hỏi anh chìa khóa ai cầm, Giang sơn ai giữ, việc tảo tần ai lo. - Chìa khóa đã có mẹ anh cầm, Giang sơn anh giữ, việc tảo tần em lo. [4-138] 74. Hỏi chàng khách lạ đường xa, Đến đây cân sắc hay là kết duyên? - Sa chân bước xuống cõi tiên Trước là cân sắc sau kết duyên Châu Trần. [1-56] 75. Hỏi chàng quê quán nơi đâu Mà chàng thả lới buông câu chốn này? - Quê anh ở phủ Hưng Nguyên, Phù Long là tổng, Liệu Xuyên là làng. [4-139] 76. Hỏi chàng quê quán nơi nao Sao chàng chẳng biết vườn đào có huê? - Anh là khách lạ đàng xa, Biết đây có gái đào hoa tới tìm. [4-140] 77. Hỡi cô bán đèn giấy hồng, Đèn hồng cô bán má hồng bán không? - Má hồng phải hỏi song thân, Em đây chỉ bán cho anh đèn hồng. [web] 78. Hỏi nàng đã có chồng chưa, Hay là chưa có anh thưa vài lời? - Cũng chưa lược giắt trâm cài, Cũng chưa duyên hán phận hài chi mô. [4-140] 79. Hỡi người vác cuốc thăm đồng, Thăm lúa, thăm mạ, hay lòng thăm ai? - Anh nay vác cuốc thăm khoai, Nào ai có dám thăm ai ngoài đồng. [2-249] 80. Hỡi người bạn cũ tri âm, Đôi ta thương trộm nhớ thầm đã lâu. - Đôi ta thương trộm nhớ thầm, Đừng cho người khác biết tri âm người cười. [4-141] 81. Khách tri âm đã tới sân hòe, Mời ngòi chiếu phượng mà nghe thiếp đàn, - Chậm chân là kẻ đi sau, Vườn huê đã chật lấy đâu mà ngồi. [4-142] 82. Khăn lông rút mối, đẹp tợ như rồng, Muốn mua cho em đội, sợ chồng em ghen. - Vịt bầu đòi tắm ao sen, Chồng tôi chưa có, anh ghen nỗi gì. [3-301] 83. Khoan khoan buông áo em ra, Để em đi bán kẻo hoa em tàn. - Hoa tàn thì mặc hoa tàn, Mấy thuở găp nàng nàng biểu buông ra. [2-257] 84. Kìa kìa sao mai đã mọc, Để anh ra về đi học kẻo trưa. - Mù sương nhỏ đượm nư mưa, Xin anh ở lại đến trưa hãy về.[4-144] 85. Lạ lùng bắt gặp chàng đây, Có mấy câu nầy em đoán chưa ra. Nếu mà anh giảng cho ra, Thì em kết nghĩa giao hòa cùng anh. Cái gì trong trắng ngoài xanh, Cái gì soi tỏ mặt anh mặt nàng, Cái gì xanh đỏ trắng tím vàng, Cái gì ăn phải dạ càng tương tư. Cái gì năm đợi tháng chờ, …….?[1-64] - Lạ lùng bắt gặp nàng đây Quả bí đao trong trắng ngoài xanh Gương tàu soi tỏ mặt anh mặt nàng Chỉ ngủ sắc xanh đỏ trắng tím vàng Bùa yêu ăn phải dạ càng tương tư Nhân duyên năm đợi tháng chờ ……….. Anh nay đã giải hết liền, Vậy anh xin kết nhân duyên cùng nàng. [1-65] 86. Mình về có nhớ ta chăng? Ta như lạt buộc khăng kgăng nhớ mình. - Ta về ta cũng nhớ mình, Nhớ yếm mình mặc nhớ tình mình trao. [4-149] 87. Mình về ngoài ấy mau vô, Cho anh sắm sửa cau khô để dành. - Cau khô anh bổ để dành, Bao giờ cau có trầu xanh mới về. [4-149] 88. Miếng trầu của đáng là bao, Chẳng ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng. - Thưa rằng: bác mẹ em răn, Làm thân con gái chớ ăn trầu người. [4-218] 89. Một cây em bẻ lấy một nhành, Anh tên chi, thứ mấy cắt nghĩa rành đặng em kêu? - Cây bần gie con đom đóm đạu cheo lao, Anh tên tư, thứ tám kêu thế nào thì kêu. [3-321] 90. Một bên quần rộng áo dài, Một bên cày cấy, lấy khoai đổ bồ? Hai bên em chuộng bên mô? - Hai bên em chuộng bên bồ khoai lang. [4-150] 91. Một bên đèn sách văn chương Một bên chèo đẩy em thương bên nào? - Chữ nghĩa còn đợi giá cao Quần nâu áo vải chân sào em thương.[1-78] 92. Mời anh đi quá cổng ngăn, Em ra đỡ túi, nâng khăn anh vào. - Anh vào anh cũng muốn vào, Anh sợ thầy mẹ cây cao lá dài. [4-152] 93. Mời chàng mãi mãi không vào, Bán mua chi đó, làm cao rứa chàng? - Lạ lùng đứng chút ngoài sân Khi mô kết ngãi châu trần sẽ vô. [4-152] 94. Mừng nay phụ mẫu song toàn, Hỏi thăm anh đã kết nguyền mô chưa? - Anh đang thanh cảnh một mình, Chưa hề chung ý chung tình với ai.[4-153] 95. Năm ngoái anh còn kha khá, Năm nay anh nghèo quá nên đội lá bung vành, Hỏi cô công cấy bìa xanh, Có tiền dư cho anh mượn mua chiếc nón lành đội làm duyên? - Nón anh quai xanh, quai đỏ, đồ bỏ mái hè, Phận anh đi cấy mướn đòi hoa hoè làm chi? [3-327] 96. Nếp ngâm mà đậu chưa chà, Lòng em nói rứa, còn mẹ già nói sao? - Nếp ngâm thì đậu cũng xay, Lòng em nói rứa mẹ thầy cũng ưng. [4-155] 97. Nếu anh có dạ thương em, Xin cho sáu lễ mai đem tới nhà. - Thương nhau đâu quản đường xa, Anh nguyền trọn dạ đến nhà hỏi thưa. [4-155] 98. Nếu không thệ hải minh san, Làm sao biết được đá vàng chì thau. - Ngọc còn ẩn đá Vàng chẳng lộn than Em đây là phận hồng nhan Một lời đã hứa tào khang Trăm năm ghi tạc nghĩa chàng chàng ơi! [4-155] 99. Nghe em phân như dần khúc ruột Gần nhau chưa được lại nói cuộc chia xa. Thế nào cũng ráng chờ qua Tiền lo không kịp, qua bán nhà cưới em. - Hỏi thử anh cho biết tình nhơn ngãi Em đâu có ngại sự đợi chờ Một lời hứa đạo tóc tơ Trăm năm cũng chẳng hững hờ dạ riêng. [4-156] 100. Ngó lên mây bạc trời hồng, Thương em hỏi thật có chồng hay chưa? - Ngồi thêu bức gấm kim tòng, Nhiều nơi dàn dạt, trong lòng chưa ưng. [4-158] 101. Nhà anh nhà ngói, Nhà em nhà lá, Em đâu dám gá vợ chồng. Nồi đất mà đậy vung đồng ai coi? - Nàng nói sao không nghĩ lại coi, Bình sành người ta còn dùng nắp thiếc, Sao nàng không xét không soi cho tôi nhờ! [3-339] 102. Nhà em có nén vàng mười, Còn không, hay đã có người bỏ cân? - Nhà em thong thả chưa cần, Làng vàng cao giá có cân thì vào. Vàng thật, chẳng phải bán rao Có mua thời vác tiền vào mà mua. [4-160] 103. Nhác trông thấy bóng một người Răng đen nhưng nhức, miệng cười như hoa. Hai bên còn cả mẹ cha Có ai gánh đỡ hay là còn không? - Đây còn không, đấy cũng còn không Đây chưa có chồng, đấy chửa lấy ai [1-105] 104. Nước lên lai láng vườn dâu, Nhà anh ba bảy cha mẹ, biết đâu em chiều? - Quý hồ anh có lòng yêu, Ba bảy cha mẹ em chiều cũng xong. [4-166] 105. Phụ mẫu sơ sanh để phụ mẫu định, Trong việc vợ chồng chờ lệnh mẹ cha. - Em sợ mẹ cha cũng là sự phải, Anh không buộc điều phải trái, mà em ngại tấm lòng. Anh thề chứng có non sông, Miễn em ừ một tiếng, anh quyết không thay lời. [4-168] 106. Sông sâu nước chảy, con cá cháy giữa dòng, Thấy anh em lại vừa lòng, Tuổi em còn nhỏ, anh chờ đôi năm thế nào? - Em ơi tuổi xuân một thuở hoa đào, Phải duyên nên chồng vợ, đợi ong bướm ra vào làm chi? [web] 107. Sông sâu cá lội mất tăm, Chín tháng cũng đợi mười năm cũng chờ. - Sông sâu cá lặn vào bờ, Lấy ai thì lấy đợi chờ ta chi. [2-392] 108. Tai nghe em bậu chóng hồi, Cũng bằng anh uống một nồi nhơn sâm. - Nhơn sâm mắc lắm anh ôi! Tiền đâu mà uống một nồi nhơn sâm. [4-224] 109. Tay cầm quyển sách làm chi, Hỏi thăm chỗ lội đây thì nông sâu? - Đây em là gái chưa chồng, Nào em có biết nông sâu thế nào. [2-401] 110. Tay cầm tên bạc ná vàng, Lăm le muốn bắn phượng hoàng trên cây. - Tay cầm tên bạc ná vàng, Anh nhắm sao cho trúng được con phượng hoàng khen cho.[4-176] 111. Thân em như cá lội tranh mồi, Em tìm nơi sông lớn, vịnh bồi ẩn thân. - Anh đây như thể lão chài, Vực sâu anh thả lưới, bãi lài anh buông câu. [4-177] 112. Thân em như thể nước sông, Tuy là thấy mặt biết lòng cạn sâu. - Thân anh đây như sợi dây dài, Lòng sông sâu cạn, anh dò hoài cũng thông. [4-177] 113. Thấy em có chút dung nhan, Biết bao nhiêu kẻ chận đàng đón truông. - Mặc ai đón ngõ chận đường Em đây chỉ biết có thương một người. [3-380] 114. Thấy em có đôi bông nhận hột, cái chột bằng đồng, Phụ mẫu em sắm hay bên chồng em cho? - Anh ơi đừng hỏi vòng vo, Phụ mẫu em sắm chớ bên chồng cho hồi nào. [3-380] 115. Theo anh em cũng muốn theo, Em sợ anh nghèo anh bán em đi. - Nghèo thời bán cột bán nhà, Nào ai có bán vợ theo bao giờ. [1-122] 116. Thiếp như cá ở biển đông, Chờ khi nước cạn hóa rồng lên mây. - Phải chi anh có phép thần thông, Ngăn mây cưỡi gió, bắt rồng cưỡi chơi. [1-123] 117. Thiếu chi củi quế rừng ta, Kiếm chi củi mục rừng xa đem về? - Phải duyên túc đế ngoài Huế tôi cũng tầm, Không phải duyên củi quế dựa thềm tôi cũng nhổ quăng. [3-383] 118. Thiếu chi hoa lý hoa lài Mà anh đi chuộng hoa khoai cuối mùa? - Hoa khoai chịu nắng chịu mưa, Hoa lài hoa lý chưa tra đã rầu. 2-424] 119. Thuyền ai dù ngược dù xuôi, Có về Nam Định cho tôi về nhờ. - Sao cô ăn nói ỡm ờ? Thuyền anh chật mớm, em nhờ làm sao. [1-125] 120. Thương thương, nhớ nhớ, thương thương Một chiếu đôi giường biết trải nơi nao? - Có trải thời trải giường cao, Chớ trải giường thấp chiêm bao mơ màng. [4-186] 121. Tiếc cây nứa tốt có sâu Tiếc người lịch sự trên đầu có tang. Tang chồng thì bỏ tang đi, Tang cha tang mẹ ta thì tang chung. - Tang cha tang mẹ trên đầu Lẽ nào em dám bán sầu mua vui [1-129] 122. Tiện đây đưa một miếng trầu, Chẳng ăn cầm lấy cho nhau bằng lòng. - Trầu này ơn nặng như chì, Ăn thì đã vậy, lấy gì trả ơn. [4-187] 123. Trai tân đang đứng đang chờ, Ai bưng mắt em lại, em lại vơ cha dòng? - Cha dòng áo rách em thương, Trai tân quần lợt áo lương không dùng. [3-401] 124. Trăm hoa đua nở vườn đào, Mời chàng nho sĩ bước vào thăm hoa. - Trăm hoa phong nhụy một lần, Thung dung rồi sẽ bước dần vào chơi. [4-190] 125. Trăng lên đỉnh núi trăng tà, Mình yêu ta thực hay là yêu chơi ? - Trăng lên đỉnh núi trăng ngời Yêu thời yêu thực, yêu chơi làm gì ? [1-138] 126. Trăng lên khỏi núi trăng tròn, Em bao nhiêu tuổi mà giòn rứa em? - Trên đầu lược giắc trâm cài, Tảo tần khuya sớm chưa ai chung tình. [4-191] 127. Trăng tròn rồi sao lại thưa, Anh chơi hồi nữa em đưa đoạn đường, - Quý hồ em có lòng thương Bắt em đưa đón đoạn đường làm chi! [4-191] 128. Trầu xanh, cau trắng, khay vàng Cơi trầu bịt bạc, thiếp mời chàng ăn chung. - Trầu này trầu mẹ trầu cha, Hay là trầu bạn đưa ta hỡi nàng! [4-191] 129. Trầu vàng còn để trong cơi, Anh kia đũa mốc chớ chòi mâm son. - Trầu vàng đâu ở mãi trong cơi, Sợ mai trầu héo trầu ơi là trâu. [4-228] 130. Trèo lên cây bưởi hái hoa Bước xuống vườn cà, hái nụ tầm xuân Nụ tầm xuân nở ra cánh biếc Em đã có chồng, anh tiếc lắm thay - Ba đồng một mớ trầu cay Sao anh không hỏi từ ngày còn không. Bây giờ em đã có chồng, Như chim vào lồng, như cá cắn câu. Cá cắn câu biết đâu mà gỡ, Chim vào lồng biết thuở nào ra. [web] 131. Trèo lên cây bưởi ngắt ngọn thanh yên, Duyên em bán mấy, anh kiếm tiền anh mua? - Duyên em bán thiệt ba trăm, Anh mua chi nổi mà hỏi thăm cho rộn ràng. [web] 132. Trèo lên cây khế chua le, Anh muốn cưới vợ kiếm ba ghe tiền đồng. - Tiền đồng lấy đấu mà đong, Lấy xe mà chở bằng lòng em chưa? [4-191] 133. Trên trăng dưới nước anh giao ước một lời, Dẫu trăng mờ nước cạn chẳng đời nào phụ em. - Trời cao đất rộng, em vọng lời nguyền Phật trời còn đó em giữ thuyền thuỷ chung. [1-121] 134. Trên rừng ba mươi sáu thứ chim, Thiếu gì loan phượng đi tìm quạ khoang. - Quạ khoang có của có công, Tuy rằng loan phượng nhưng không có gì. [1-120] 135. Trước đây mỗi đứa mỗi nơi, Bây giờ giáp mặt, hỏi người tính sao? - Mẹ cha anh chẳng phải giàu, Thân anh làm mướn, tiền đâu cưới nàng. [4-231] 136. Từ rày anh dặn nàng hay, Sông sâu chớ lội đò đầy chớ đi. - Sông sâu ai lội làm chi, Dò đây ai chở mà đi đò đầy. [4-231] 137. Vắng mình ta ngóng ta trông, Vắng ta mình chẳng bỏ công đoái hoài. - Vắng mình ta lại hỏi thăm, Nào ai bỏ vắng trăm năm mà hờn. [4-196] 138. Vợ anh em chẳng dám bì, Vợ anh vàng bảy em thì than ba. Ước gì ta ở một nhà, Để xem vàng bảy than ba thế nào? - Vàng bảy anh vứt xuống ao Than ba anh để võng đào anh đưa. Dù ai đi sớm về trưa Anh ngồi nghỉ mát mà đưa võng đào. [2-509] 139. Vườn xuân im ỉm còn gài, Em mong khiến bẻ cho ai một cành. - Đã yêu anh bẻ cả cho anh, Giấu cha giấu mẹ rằng cành hoa rơi. [4-197] 140. Xăm xăm bước tới vườn hoa, Thấy nàng thục nữ mà ta vội mừng. - Vườn hoa từ lúc quen mình Quan san mấy dặm ân tình dài lâu. [4-197] NGUỒN TƯ LIỆU 1. Ca dao Việt Nam, ca dao tình yêu, Vương Trung Hiếu (2006), NXB Tổng hợp Đồng Nai. 1. Ca dao trữ tình chọn lọc, Vũ Thúy Anh, Vũ Quang Hào (1994), NXB Giáo dục. 3. Ca dao dân ca Nam Bộ, Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984), NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 4. Ca dao (quyển 9), Viện Nghiên cứu văn hóa, NXB KHXH, 2009. 5. Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam,Vũ Ngọc Phan, NXB Văn học, 2007. (tái bản lần thứ 15) (web) Website: www.e-cadao.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVNNH024.pdf
Tài liệu liên quan