Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1.Hơn nửa thế kỷ qua, văn xuôi viết về miền núi có những đóng góp quan trọng trong văn học hiện đại nước nhà. Thành tựu của mảng đề tài này thể hiện ở cả đội ngũ sáng tác ở sự phát triển trên bề rộng và sự kết tinh ở không ít tác giả, tác phẩm. Trong văn học từ sau Cách mạng, đề tài miền núi luôn có một vị trí đặc biệt. Quá trình cách mạng hoá, “kháng chiến hoá văn hoá và văn hoá hoá kháng chiến” diễn ra trước hết ở địa bàn vùng cao, nơi có căn cứ địa cách mạng. Văn xuôi về miền núi, với sức chứa rộng rãi của thể loại, có vai trò như một biên niên sử về cuộc đổi đời vĩ đại của các dân tộc anh em trong cách mạng dân tộc - dân chủ và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đã có những tác phẩm văn xuôi viết về đề tài miền núi đứng ở vị trí hàng đầu trong nền văn học cách mạng, được dịch ra nhiều thứ tiếng và giảng dạy trong nhà trường. Tô Hoài, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng - những nhà văn dành phần lớn công sức, tâm huyết cho đề tài miền núi cũng là những cây bút chủ lực trong văn học hiện đại nước nhà. Văn học viết về miền núi là khu vực duy nhất trong nền văn học có sự hiện diện khá đông đủ bộ mặt văn học các dân tộc anh em trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Với khả năng khơi sâu vào cái riêng, cái đặc sắc của mỗi dân tộc, vùng miền, văn xuôi các dân tộc thiểu số đã đem lại sự phong phú, đa dạng và tầm vóc riêng cho cả nền văn xuôi hiện đại. Đặc biệt, những nét đặc thù trong thiên nhiên và khí chất con người miền núi đã tạo sức gợi riêng, so với văn xuôi viết về đô thị, đồng bằng nói như Phong Lê: “văn xuôi miền núi chiếm lĩnh được một vẻ đẹp riêng, không thay thế được, không ai bắt chước được”. 1.2. Trong đội ngũ nhà văn là người dân tộc thiểu số Việt Nam. Cao Duy Sơn là cây bút trẻ có bút lực sung mãn ở mảng đề tài viết về người dân tộc miền núi. Tuy mới xuất hiện trên văn đàn nhưng tác phẩm của ông đã tạo được tiếng vang lớn và đạt được nhiều giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam. Nhà văn Cao Duy Sơn tên thật là Nguyễn Cao Sơn dân tộc Tày - sinh năm 1956 tại Thị trấn Cô Sầu (huyện Trùng Khánh - tỉnh Cao Bằng). Là hội viên nhà văn Việt Nam, hội viên hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí văn hoá các dân tộc. Chánh văn phòng Hội văn hoá nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam. Cao Duy Sơn là một trong số ít nhà văn người dân tộc thiểu số đã thành công khi tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả. Cao Duy Sơn là một cái tên hiện đang được rất nhiều người biết đến khi tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối đạt giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam 2008, mang giá trị vượt ra ngoài các giải thưởng văn học trong nước với đề cử giải thưởng Văn học ASEAN của Hoàng gia Thái Lan năm 2009. Tuy nhiên cho đến nay vẫn còn ít những công trình nghiên cứu chuyên biệt về Cao Duy Sơn, nếu có cũng chỉ là một vài bài báo hoặc những ý kiến nhỏ lẻ trong cả một công trình, bài viết về văn học các dân tộc thiểu số nói chung. Những kết quả nghiên cứu này chưa đủ để tái dựng một chân dung Cao Duy Sơn với những đứa con tinh thần của ông . Vì vậy việc tìm hiểu sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa khoa học. 1.3. Là một người làm công tác giảng dạy nơi núi rừng Việt Bắc - quê hương của nhà văn Cao Duy Sơn, việc thực hiện đề tài đối với chúng tôi còn có ý nghĩa tri ân của thế hệ đàn em đối với một người anh- một nhà văn tiêu biểu của quê hương mình đã mang sắc màu riêng của con người, của cuộc sống dân tộc mình đến khắp mọi miền của tổ quốc và thật mừng vui và tự hào hơn khi sắc màu dân tộc là “đặc sản” vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Những kết quả đạt được của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những người yêu văn học trong cả nước. Từ đó, có thể giúp họ hiểu thêm và yêu quí thêm văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, nhà văn Cao Duy Sơn nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề: 2.1. Là tác giả trẻ trong nền văn học đương đại, Cao Duy Sơn đã khẳng định được phong cách riêng và độc đáo trong sáng tác văn chương Ông được đánh giá là nhà văn có những đóng góp lớn ở mảng đề tài viết về miền núi. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay công trình nghiên cứu riêng về Cao Duy Sơn và những tác phẩm của nhà văn còn rất ít. Những tác phẩm của ông mới chỉ được giới thiệu chung chung trên phương tiện thông tin đại chung như báo, tạp chí và chương trình giới thiệu sách trên đài phát thanh truyền hình. Có thể kể tên các bài viết sau: - Cao Duy Sơn - Từ chú cày hương đến chàng gấu rừng già tác giả Trung Trung Đỉnh, (Trích nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam - Đời và Văn, Lò Ngân Sủn (chủ biên) NXB Văn hoá DT , 2003). - Đàn trời - Tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, NXB Văn hoá Dân tộc 2006 tác giả Thạch Linh, thể thao văn hoá, 5/2006 - Đàn trời ai đọc nấy nghe Tác giả Vũ Xuân Tửu - tạp chí Văn hoá các Dân tộc số 7/2006. - Cõi nhân gian như cổ tích - Đọc Đàn trời, tiểu thuyết của Cao Duy Sơn, NXB Văn hoá DT - Hà Nội 2006 - tác giả Nguyễn Chí Hoan. Văn nghệ tết Đinh Hợi - 2007 - Đàn trời cất tiếng ca vang - tác giả Mai Hồng www.vo.vnews.vn8/2007. - Cả đời tôi chỉ đeo đuổi về đề tài miền núi - tác giả Hứa Hiếu Lễ - báo văn nghệ 11/2008. - Nhà văn người co xàu đoạt giải văn chương - tác giả Hứa Hiếu Lễ - Báo văn hoá văn nghệ Cao Bằng. - Văn xuôi độc chiếm giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 - tác giả Hà Linh - Báo văn nghệ Quân đội. - Phản ánh đánh giá của Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh về tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối. - Viết văn là một cuộc viễn du về với cội nguồn - tác giả Võ Thị Thuý - Báo kinh tế đô thị. - Viết văn phải có sự ám ảnh - Tác giả Huy Sơn - Trang văn hoá giải trí. - Bông hoa sen đang ngát - tác giả Hứa Hiếu Lễ - Việt Nam net. - Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 với tác giả Ngôi nhà xưa bên suối - Tác giả Mai Thi - Báo Hà Nội mới. - Ban mai có một giọt sương - Tác giả Đỗ Đức - Báo văn nghệ.2008 Đây là những bài viết về nhà văn Cao Duy Sơn được đăng tải trên báo chí. Hầu hết là những bài phỏng vấn về sự ra đời của tác phẩm, những cảm nghĩ của nhà văn khi viết và khi được nhận giải thưởng, có một số ít bài đi vào nội dung tác phẩm như: Cõi nhân gian như cổ tích của tác giả Nguyễn Chí Hoan viết về tiểu thuyết Đàn trời. Tác giả nhận xét : Chủ đề Hai hàng của cuốn tiểu thuyết được khai triển song song trên hai tuyến thời gian quá khứ và hiện tại ( .). Bằng cách ấy, tiểu thuyết này kể cho chúng ta một câu chuyện cổ tích qua một phiên bản hiện đại .? [10; tr17] Trong bài phỏng vấn của phóng viên báo Văn nghệ quân đội, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam Hữu Thỉnh nhận xét . “Cao Duy Sơn đem đến cho người đọc mảng sống đậm đặc, tươi sáng về những con người miền núi, vừa cổ kính vừa hiện đại mộc mạc, chân chất. Không để đánh mất mình trong những hoàn cảnh éo le, đau đớn. Với bút pháp không khoa trương không màu mè. Cao Duy Sơn đã dựng lên một loạt chân dung với những đường nét, góc cạnh riêng biệt nhưng rất đỗi hồn nhiên, dung dị, tạo nên sức hút với người đọc”. Tác giả Đỗ Đức nhận xét nhà văn Cao Duy Sơn khi đọc Ngôi nhà xưa bên suối qua bài viết trên báo văn nghệ Ban mai có một giọt sương : “Văn trong tập này của Cao Duy Sơn giống tổ chim gáy ấy. Nó không cầu kì thoáng đọc còn cảm thấy nó quềnh quàng vụng dại. Nhưng truyện nào cũng có những câu khiến người ta giật mình về sự sắc sảo trong quan sát cuộc sống và gọi nó ra bằng chính ngôn ngữ của người vùng mình” . Có lẽ, người nghiên cứu sâu sắc và có nhiều nhận định xác đáng về Cao Duy Sơn hơn cả là nhà phê bình Lâm Tiến - tác giả của một số công trình nghiên cứu về văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, khi nhận xét về cá tính sáng tạo của nhà văn Cao Duy Sơn ông viết : “Ông miêu tả nhân vật dưới góc độ đời tư, có số phận riêng và một sự tự ý thức. Điều đó càng được thể hiện rõ trong những truyện ngắn sau này của ông ( ) Nhân vật của ông thường khoẻ khoắn, mạnh mẽ, có cuộc sống nội tâm phong phú, phức tạp dữ dội, nhưng lại lặng lẽ kín đáo. Truyện của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật, hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống căng thẳng gay gắt, bất ngờ. Với cách viết đó Cao Duy Sơn đã đem lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một cảm nhận mới về con người và cuộc sống của các dân tộc” [28; tr151] Năm 2007, trong luận văn thạc sĩ nghiên cứu về Cao Duy Sơn (đề tài : Thi pháp nhân vật tiểu thuyết, trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn) - Tác giả Đặng Thuỳ An (trường Đại học Sư phạm Hà Nội) đã đưa ra một số nhận xét. Cao Duy Sơn đã thực sự kế thừa và phát huy những nét độc đáo trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của văn học truyền thống, từ đó khẳng địnhphẩm chất tốt đẹp và giá trị tâm hồn của người dân miền núi. Nhưng luận văn khoa học này chỉ dừng lại nghiên cứu ở hai tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn. Như vậy ngoài các bài báo, bài phỏng vấn nhà văn Cao Duy Sơn được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng có thể coi đây là công trình nghiên cứu khoa học đầu tiên về nhà văn Cao Duy Sơn. Đến nay chưa có một công trình chuyên biệt nào nghiên cứu truyện ngắn của Cao Duy Sơn việc tìm hiểu nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của nhà văn Cao Duy Sơn vì thế cũng được đặt ra như một đòi hỏi tất yếu. 3. Đối tượng nghiên cứu - Văn xuôi miền núi đương đại và sáng tác của Cao Duy Sơn - Hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn - Một số phương diện nghệ thuật trong tryện ngắn Cao Duy Sơn 4. Phạm vi nghiên cứu - Tập truyện ngắn Những chuyện ở lũng Cô Sầu - NXB QĐND (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 1997). - Tập truyện ngắn Những đám mây hình người - NXB VHDT (giải B của Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam - 2003) - Tập truyện ngắn Ngôi nhà xưa bên suối - NXB VHDT (giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - 2008). 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê - Phương pháp phân tích - Phương pháp đối chiếu và so sánh 6. Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn bao gồm ba chương. MỤC LỤC A. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài . 1 2. Lịch sử vấn đề 3 3. Đối tượng nghiên cứu 6 4. Phạm vi nghiên cứu 6 5. Phương pháp nghiên cứu . 6 6. Bố cục của luận văn . 7 Chương 1. Văn xuôi miền núi đương đại và sự xuất hiện của nhà 10 văn Cao Duy Sơn 1. Diện mạo, đặc điểm và thành tựu của văn xuôi miền núi đương đại . 10 1.1. Một cách hiểu về văn xuôi miền núi đương đại . 10 1.2. Phác thảo về diện mạo văn xuôi miền núi đương đại 12 1.2.1. Quá trình vận động và đội ngũ nhà văn 12 1.2.2. Những thành tựu và hạn chế của văn xuôi miền núi đương đại . 16 2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn . 20 2.1. Vài nét về tiểu sử nhà văn Cao Duy Sơn . 20 2.2. Quá trình sáng tác của nhà văn Cao Duy Sơn 22 3. Những tương đồng và khác biệt của Cao Duy Sơn với các tác giả văn 23 xuôi miền núi đương đại 3.1. Những nét tương đồng 23 3.2. Những nét khác biệt 24 Chương 2. Hiện thực và con người miền núi trong truyện ngắn Cao 27 Duy Sơn 1. Quan niệm nghệ thuật về hiện thực và con người trong truyện ngắn 27 Cao Duy Sơn . 1.1.Quan niệm nghệ thuật về hiện thực trong truyện ngắn Cao Duy Sơn . 27 1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn Cao Duy Sơn . 28 2. Bức tranh xã hội miền núi với những xung đột “Ngầm” và in đậm bản sắc văn hoá Tày . 29 2.1. Hiện thực xã hội miền núi với những xung đột vừa dữ dội vừa lâu dài 29 2.1.1. Xung đột lịch sử - dân tộc . 30 2.1.2. Xung đột thế sự - đời tư 30 2.2. Hiện thực xã hội miền núi in đậm bản sắc văn hoá Tày . 32 3. Hình tượng con người miền núi với một số nét đặc trưng 37 3.1. Con người miền núi với số phận bi kịch 37 3.2. Con người tha hoá và sám hối 40 3.3. Con người thánh thiện 42 Chương 3. Một số phương diện nghệ thuật trong truyện ngắn 47 Cao Duy Sơn 1. Cốt truyện . 47 1.1. Khái niệm Cốt truyện . 47 1.2. Cốt truyện trong ba tập truyện ngắn Cao Duy Sơn 48 2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật . 52 2.1. Khái niệm nhân vật văn học . 52 2.2.Kiểu nhân vật trung tâm trong truyện ngắn Cao Duy Sơn 54 2.2.1. Kiểu nhân vật lí tưởng . 56 2.2.2. Kiểu Nhân vật dị dạng về nhân cách . 58 2.3. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật 59 2.4. Nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật . 65 2.5. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật 67 3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn . 73 3.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng thủ pháp so sánh . 73 3.2. Sử dụng lối diễn đạt của người dân tộc 79 Kết luận 84 Thư mục tài liệu tham khảo 89

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1919 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Cao Duy Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Chính chi tiết ấy vừa biểu hiện nét tính cách gian xảo, không đàng hoàng của Sìu, vừa “báo trước” hành động tội lỗi sẽ diễn ra sau này của hắn: Giả danh Du để ân ái với chị dâu. Nếu với nhân vật Sìu, nhà văn chỉ thông qua một chi tiết ngoại hình để phản ánh tính cách của nhân vật thì với nhân vật Hử trong truyện ngắn Những đám mây hình người tác giả sử dụng thủ pháp cường điệu để “tô đậm” cái xấu xí từ ngoại hình đến nhân cách cuả nhân vật này. Ngoại hình của Hử đã biểu hiện tính cách ham mê nhục dục của thị: “Người thấp, chỉ có Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 đôi vú to, cong, nhọn, mông rộng, da mượt mịn như mỡ động là đáng kể” (Tr.43). Bản chất con buôn của Hử bộc lộ rõ nhất khi thị nóng giận với hàng loạt động thái ngoại hình: “Mặt nổi lửa như phát ban, tóc xổ tung không khác một con điên (...) lúc lắc nhịp đi như đuôi con rắn chết” (tr.38-39). Nhân vật Làn Dì trong truyện ngắn Thằng Hoán cũng được khắc hoạ tính cách lẳng lơ của mình qua chi tiết ngoại hình là đôi mắt: “nước da xanh tái, các nét khuôn mặt khá gọn, đôi mắt to có đuôi dài, luôn chực cười vui vẻ với mọi người” (Tr.153). Như vậy bằng bút phát nghệ thuật thay đổi linh hoạt, vửa mang tính truyền thống vừa hiện đại Cao Duy Sơn đã khắc hoạ thành công những bức chân dung ngoại hình có ý nghĩa hàm ý - Qua ngoại hình có thể đoán định được tính cách và nhân phẩm của nhân vật. Chỉ có một ngoại lệ ở nhân vật lí tưởng với bút pháp tương phản: ở đó cái xấu của ngoại hình lại mang trong nó cái đẹp về nhân phẩm, tính cách (nhân vật Hoán trong Thằng Hoán) . Các nhân vật của Cao Duy Sơn dù là loại nhân vật nào, được miêu tả như thế nào đều đầy “hương vị” của vùng cao, nếu không còn “hương vị” ấy thì sẽ ít nhiều mất đi vẻ hấp dẫn của nó. 2.4. Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua hành động Trong tác phẩm văn học, các nhân vật được khắc hoạ tính cách chủ yếu qua bốn phương diện cơ bản: Ngoại hiện, hành động, ngôn ngữ và đời sống nội tâm. Trong đó hành động và ngôn ngữ của nhân vật là hai phương diện nghệ thuật quan trọng nhất để bộc lộ tính cách, xây dựng hình tượng nhân vật của nhà văn. Nhưng với riêng ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn, các hành động của nhân vật lại có ý nghĩa đặc biệt hơn. Nhân vật trung tâm của truyện ngắn Cao Duy Sơn là con người miền núi - những con người được ví như núi đá biên thuỳ trầm lặng, ít nói , giấu bao nhiêu sục sôi, dữ dội trong im lặng tính Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 cách của nhân vật chủ yếu được bộc lộ qua hành động và ngôn ngữ. Các hành động của nhân vật hoặc đi kèm với lời nói hoặc tồn tại độc lập, có thể nhận xét rằng: Nhân vật của Cao Duy Sơn chủ yếu nói bằng hành động - những hành động vừa mang tính biểu cảm, vừa có sức “gợi” rất lớn, để lại bao âm vang trong lòng người đọc. Những hành động (dù mang ý nghĩa tích cực của nhân vật lý tưởng hay mang ý nghĩa tiêu cực của nhân vật phản diện, tiêu cực “dị dạng” về nhân cách) thì đều quyết liệt, bất ngờ “bùng nổ” mang đậm bản sắc riêng của con người miền núi. Trong truyện ngắn Thằng Hoán nhân vật vốn hiền lành ít nói khi bắt gặp sự phản bội của vợ đã bộc lộ sự tức giận, căm thù của mình chỉ qua một hành động rất quyết liệt, bất ngờ: rạch mặt tay thợ cả và đập tan ngôi nhà mới. Những hành động bất ngờ, quyết liệt không có suy tính trước sau kỹ càng như thế cũng xuất hiện trong truyện ngắn Song Sinh Sìu đóng giả anh trai là Du để ân ái với chị dâu. Du trong khoảnh khắc đã quyết định giải quyết tình huống bi kịch này mà không cần đắn đo cân nhắc bắt Sìu biến thành Du quay trở về đơn vị làm công việc nguy hiểm phó thác cho Sìu sự may rủi. Nhân vật lão Sấm trong truyện ngắn Người ở muôn nơi có một hành động cao cả: nhịn ăn đến chết đói để nhường cơm cho lũ trẻ. Trước và trong khi thực hiện hành động đó chúng ta không hề thấy lão Sấm cân nhắc thiệt hơn hay triết lí về nghĩa cử cao cả của mình. Mọi hành động Thiện hay Ác của nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn xuất hiện gần như hồn nhiên bản năng, tức thời đúng như tính cách của con người miền núi. Trong truyện ngắn Mùa én gọi bầy nhân vật Thùng lập tưc có hành động chốt chặt cửa, châm lửa đốt nhà để giết chết vợ mình và tình địch. Nhân vật Ban trong truyện ngắn Âm vang vong hồn vì yêu mến Khuề đã không đắn đo khoả thân trước Khuề trong hang đá lạnh. Trong truyện ngắn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 Dưới chân núi Nục Vèn ta bắt gặp hành động bất ngờ cưỡng hiếp cô gái Câm trên nương thuốc phiện của Khàng. Trái ngược với hành động của Khàng là hành động cao thượng của Khin – con trai Khàng khi anh quyết định cứu cô gái mà anh vừa yêu thương, vừa oán giận và định trả thù trước đó: “Khin bật nhanh người bằng hai mũi chân êm nhẹ, áp sát gần bọn thám báo...”Bắn thôi! Không thì Cạ nguy mất” (Tr.214). Cũng tương tự như thế trong truyện ngắn Những đám mây hình người các hành động thật bất ngờ không thể đoán định trước: hành động bất ngờ đánh ngã Ký của Hử, hành động đột ngột bỏ quê hương ra đi của Lơ... Như vậy qua sự xuất hiện hàng loạt hành động cả thiện và ác trong truyện ngắn Cao Duy Sơn dữ dội, quyết liệt về cường độ, bất ngờ trong tình thế, hành động xuất hiện không có sự đắn đo suy tính, bột phát... thể hiện tính đặc thù trong tư duy của con người miền núi nhà phê bình Lâm Tiến nhận xét, đánh giá về nghệ thuật miêu tả nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn : .. “Truyện ngắn của Cao Duy Sơn còn hấp dẫn người đọc ở cách viết giàu cảm xúc, giàu hình tượng với cách cảm nhận sự vật hiện tượng tinh tế, chính xác, sắc sảo với những tình huống căng thẳng, gay gắt, bất ngờ. Với cách viết đó Cao Duy Sơn đã đem lại cho văn xuôi các dân tộc thiểu số một cảm nhận mới về con người và cuộc sống của các dân tộc” [28 - tr 151]. 2.5. Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật Thế giới nội tâm con người là công cụ, phương tiện để thể hiện tính cách do đó thể hiện thế giới nội tâm nhân vật được đánh giá cao trong văn học nghệ thuật hiện đại. Thế gipí nội tâm con người vô cùng phong phú và biến chuyển rất phức tạp bởi vậy thể hiện thế giới nội tâm và những sắc thái thường xuyên biến chuyển của thế giới đó là một trong những thước đo quan trọng đánh giá tài năng của nhà văn trong lĩnh vực sáng tạo. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Lep Tonxtoi - Nhà văn được cả thế giới thừa nhận tài năng “phép biện chứng tâm hồn” đã đánh giá rất cao khả năng biểu hiện tâm hồn con người của văn học. Với ông, văn học là công cụ sắc bén giúp chúng ta hiểu được đời sống nội tâm cực kỳ đa dạng và phức tạp của con người. Đúng vậy, không một giáo trình tâm lý học hay một nhà nghiên cứu tâm lý nào có thể chỉ ra hay khái quát hết các hiện tượng, quy luật tâm lý được văn học khám phá. Là nhà văn của những người miền núi, cuộc sống, phong tục, văn hoá của các dân tộc miền núi ngấm vào thẳm sâu tâm hồn Cao Duy Sơn và khởi phát nên thứ văn chương dung dị, thắm đượm hướng sắc núi rừng. Thế giới tâm hồn người dân miền núi qua ngòi bút Cao Duy Sơn trở nên sống động và hấp dẫn lạ kỳ. Nghệ thuật biểu hiện sắc thái nội tâm nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn tập trung ở sắc thái nội tâm nhân vật đa dạng, nhiều chiều, nhiều cung bậc và luôn luôn biến chuyển. Sắc thái nội tâm nhân vật thể hiện trực tiếp bằng dòng ý thức, qua sắc điệu lời nói và qua những nét biến chuyển, thay đổi về ngoại hình, sắc thái nội tâm nhân vật thể hiện gián tiếp qua sự miêu tả, nhận định, đánh giá của đối tượng khác. Miêu tả những sắc thái nội tâm của nhân vật chính là con đường khám phá “cái tôi” bí ẩn của con người. Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn những con người miền núi với “cái tôi” riêng biệt, đầy bí ẩn như được hé lộ qua từng trang sách. Ông tập trung hướng vào “cái tôi” nội cảm, hướng vào thế giới nội tâm với những diễn biến đầy phức tạp. Một số nhà văn khi viết về cuộc sống con người miền núi thường chủ quan, chụp mũ cho nhân vật những thói xấu, những tính cách dữ tợn, thô thiển, hay nhẹ dạ ngờ nghệch, khờ khạo…Nên nhân vật người miền núi của họ chỉ được miêu tả như những con người bất động. Cao Duy Sơn đã khắc phục được những quan niệm mang tính chủ quan đó. Nhà văn nhìn nhận nhân vật bằng con mắt ưu ái, với tư tưởng nhân đạo sâu sắc, nên các nhân vật của ông dù đứng ở thái cực nào của quan Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 niệm cuộc sống vẫn được tự do và chủ động bộc lộ bản chất của mình qua những vận động biến chuyển trong thế giới nội tâm. Khi miêu tả suy nghĩ và thế giới nội tâm của nhân vật Cao Duy Sơn dùng những hình ảnh so sánh gần gũi với cuộc sống, tâm thức của người miền núi: “Lão có cái tai ở ngoài sông, có cái mắt ở trên núi. Giờ Lão như con rắn bò ra cửa vào nhà nào là nhà ấy có truyện rối như chui vào bụi gai kim anh. Mấy trận pháo kích vừa rồi càng làm cho lão có cớ nói cái lời con thú về rừng, cái núi to sắp đổ, cho dân bản run cái chân, cái tay (…) sao đến bây giờ miệng lão còn nhiều cái lá độc thế?” [37 - tr 210 - 211]. Hoặc là: “Sinh buồn như con suối thu cạn nước” [36 - tr 164]; “Trong người Khin như có trăm nghìn tiếng ông sấm bà sét đuổi đánh nhau” [37 - tr 209]; “Mắt chàng như có đám mây che khuất, giọng chàng bỗng nhiên như con nước gặp bờ chắn” [36 - tr 123]. Đây là lời trách giận của bà Ban sau ba mươi năm gặp lại lão Khuề: “Giờ tôi như cái cây cho quả, già quá rồi, quả cũng đã khô héo, như cái trăng trên trời muộn quá rồi không còn tròn nữa. Ngày ông không dám cướp lấy tôi, như trái cây chín mọng mà không ăn, như cái trăng lúc còn tròn mà không ngắm, giờ quả chỉ còn xơ, trăng giờ đã héo, ăn không được nhìn chỉ buồn” [36 - tr 156]; “Lu thấy tai mình, óc mình như có đàn mèng mò cả triệu con đang vỗ cánh” [36 - tr 170]; “Trong lòng Dình chợt trào dâng niềm vui - nàng đã có người con trai ngỏ lời, như con chim đã có đôi, con suối có bóng núi làm bạn” [42 - tr 109]; “Nàng chợt thấy trong người như có một dòng sông ăm ắp trôi cùng tiếng lượn Hèo phươn vang lên trong vắt…” [42 - tr 110]. Khi miêu tả nội tâm nhân vật tác giả Cao Duy Sơn sử dụng thủ pháp độc thoại nội tâm để miêu tả nhân vật, qua đó, nhân vật tự bộc lộ thế giới tinh thần của mình. Độc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là những ý nghĩ thầm kín của nhân vật, là lời nhủ thầm của nhân vật. Độc thoại nội tâm là một trong những thủ pháp hữu hiệu nhất giúp nhà văn phơi bày nội tâm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 nhân vật, miêu tả nó từ bên trong làm lộ rõ con người tinh thần – “Con người bên trong” của nhân vật. Trong ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn, độc thoại nội tâm có vai trò quan trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật. Độc thoại nội tâm trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn thường xuất hiện dưới hai dạng: Dạng thứ nhất: Tác giả chỉ rõ nhân vật tự nghĩ, tự nhủ, hoặc tự nói với mình: “Không phải thú?... Thim khẳng định – đây là tiếng chân người: Ai thế nhỉ? Người nào lại vào rừng sớm vậy?”...(Người săn gấu –Tr.15)... Độc thoại nội tâm dưới dạng này không nhiều trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn. Dạng thứ hai: Tác giả trực tiếp phơi bày, phân tích tâm lý nhân vật nhưng đến một lúc nào đó thì tác giả hoà quyện vào giọng nhân vật khiến ta khó phân biệt rạch ròi. Đây là lời độc thoại của Làn Dì: “Trời ơi! Thị khiếp lắm, thị không sao chịu nổi khi nhìn thấy bộ dạng thân thể của nó. Làn Dì bỗng mỉm cười khi nghĩ đến tay thợ cả: “Tay ấy thế mà có duyên, suýt nữa thì... thôi thế cũng là may... Hừ. Cái thằng lùn vượn cào, sao lúc ấy trong nó dữ tợn thế? Khoẻ đến phát sợ đi được. Thôi thế là đi tong cái nhà” (Thằng Hoán –Tr.69). Trong lời độc thoại này ta bắt gặp cả lời trực tiếp của nhân vật và nửa lời trực tiếp của tác giả. Hoặc là: “Nhiều lúc cô tự hỏi: “Vì sao chàng lại tránh gặp ta? Ta đã làm gì để chàng giận?” Những câu hỏi ấy cứ lặp đi lặp lại nhưng cô gái không sao giải thích nổi” (Tượng trắng - Tr.322). “Hèn quá, ngu quá Khuề ơi! Lão nguyền rủa cái tên mình. Thế mà vẫn còn vác mặt đến cầu hôn...” (Âm vang vong hồn – Tr.158). Qua ngôn ngữ miêu tả độc thoại nội tâm, một thủ pháp nghệ thuật chiếm ưu thế trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn . Nhà văn đã thành công trong việc xây dựng các nhân vật một cách tự nhiên, sống động, như những con người thật ở đời. Nhà phê bình Lâm Tiến viết: “Gần đây các tác giả dân tộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 thiểu số thường hay triết lí về con người, về tính nhân văn của con người dân tộc và miền núi, họ thường viết dưới hình thức tượng trưng. Nhưng nội dung câu chuyện thường đơn giản thiếu chiều sâu tư tưởng cần thiết. Thành công về mặt này phải kể đến Cao Duy Sơn (...) Nếu như hình tượng con người lao động miền núi cao lớn, mạnh mẽ, khoẻ khoắn đã có trong Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân, Gặp lại anh hùng Núp của Nguyễn Khắc Trường, Miền rừng lửa đỏ của Xuân Thiều thì đến Cao Duy Sơn mới thể hiện con người đó một cách cụ thể, sinh động, tinh tế như nó vốn có (...). Nhân vật của ông thường có cuộc sống nội tâm phong phú phức tạp, mạnh mẽ, dữ dội nhưng lại lặng lẽ kín đáo” [28 - tr 14-15]. Việc miêu tả nội tâm nhân vật và qua thế giới nội tâm để bộc lộ số phận, tính cách nhân vật, trang viết về những dòng miêu tả độc thoại nội tâm đầy đau đớn xót xa, thấm đẫm nước mắt của lão Sinh với Ếm: - “Về a Ếm ơi? Anh biết em bỏ anh khác đi một mình rồi, anh đâu dám trách Ếm. Ba xuân rồi anh đến mà không còn được gặp em, anh biết em nghe được lời anh nói... Anh mua bát canh ngon này cho em ăn, anh thả cơm nắm vào canh cho em làm rau, anh biết Ếm thường thích ăn như thế... Dừng một lúc lão lấy trong túi nải một quả bầu cổ thắt, rồi cẩn thận rót rượu vào hai chiếc chén nhỏ... uống đi Ếm à? Rượu này nhạt dễ uống lắm. Uống xong anh sẽ nói – Lão cầm hai chén lên ngang mặt rồi tự cụng vào nhau. - Uống được thôi là Ếm? Đấy có say đâu? Bây giờ thế này thôi chợ từ nay không có chúng mình nữa, không có em không còn chợ... em biết anh quý nhất thứ gì không? Đôi giày này đấy? Anh đã đem theo bên mình bằng cả mười lăm đời ngựa... giày này tay em khâu, anh chỉ đi cho một mình em nhìn thấy, giờ không có em anh đi cho ai ngắm đây? Bây giờ anh gửi nó theo em, nó mang theo hồn vía của Sinh này, hãy chậm chân cho nhau kịp bước với Ếm ơi ...” (Chợ tình-Tr168-169). Đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật này Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 thật cảm động, đáng thương, tình thương của người đọc dành cho nhân vật là tình thương đối với một con người nhỏ bé bất hạnh đầy khát khao yêu thương hạnh phúc, khát khao tình yêu mà tình yêu không tròn, dang dở, đổ vỡ... Đọc đến đây ta không thể không liên tưởng đến độc thoại nội tâm của Thuý Kiều Đoạn trường tân thanh trong đêm trao duyên, trao kỷ vật cho em gái Thuý Vân. Thuý Kiều cũng đã có lời tâm sự với người yêu vắng mặt bằng những lời xót xa, thống thiết đầy nước mắt như thế. Cao Duy Sơn như đã hoá thân vào nhân vật để nếm trải và biểu hiện nỗi lòng của nhân vật, từ đó tâm trạng các nhân vật được phản ánh tạo nên sức sống và khả năng tác động ám ảnh mạnh mẽ của hình tượng nhân vật. Trong truyện ngắn Hấp hối giấc mơ của ông Kình là ác mộng xuất hiện trong ý thức sám hối của ông, có thể coi đây là dòng ý thức của nhân vật (một kiểu độc thoại nội tâm đã xuất hiện trong thể loại tiểu thuyết “Dòng ý thức” ở phương Tây) được hiện hữu qua hình thức một giấc mơ đầy ám ảnh. Trong giấc mơ ấy, quá khứ trở về như cuốn phim quay chậm để nhân vật đối diện với tội ác và lương tâm của mình. Trong truyện ngắn Cao Duy Sơn nội tâm của nhân vật chủ yếu hiện lên qua lời kể, ít khi hiện lên qua “lời nội tâm” của nhân vật. Khi xây dựng hình tượng các nhân vật dị dạng về nhân cách, Cao Duy Sơn cũng đã chú ý khắc hoạ đời sống nội tâm của nhân vật, phanh phui mổ xẻ tâm hồn nhân vật, khiến nó phải phơi bày toàn bộ tính cách. Nhà văn đã đi đến tận cùng căn nguyên của những hành động tội lỗi trong những con người xấu xa, bẩn thỉu nhưng nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn thường ít giằng xé đấu tranh, dằn vặt, day dứt trong tâm hồn, những kẻ ác và những kẻ làm điều ác thường ít băn khoăn về hành động tội lỗi của mình. Trong việc thể hiện thế giới nội tâm nhân vật để đạt đến hay chưa đạt đến yêu cầu của “phép biện chứng tâm hồn” điều này chỉ để nói về đặc điểm về sở trường hay sở đoản của nhà văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 chứ bản thân nó chưa bao hàm sự đánh giá chất lượng tác phẩm. Vì có những nhà văn tài năng, có tên tuổi nhưng cũng không có sở trường về biện pháp miêu tả nội tâm nhân vật trong xây dựng nhân vật. 3. Đặc điểm ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn Là một nhà văn dân tộc, Cao Duy Sơn luôn ý thức rất sâu sắc việc thể hiện bản sắc dân tộc trong tác phẩm của mình, ý thức đó đã được thể hiện trên những trang viết của ông và đã đem lại cho tác phẩm của ông một bản sắc dân tộc đậm đà. Bản sắc ấy đã trở thành một đặc điểm nổi bật trong ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn. 3.1. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, sử dụng thủ pháp so sánh Một trong những đặc điểm về cách diễn đạt của người miền núi nói chung và người dân tộc Tày nói riêng là hay so sánh, liên tưởng, nói có hình ảnh. Truyện ngắn Cao Duy Sơn đã thể hiện rất rõ đặc điểm này trong cả lời người kể truyện và ngôn ngữ nhân vật. Tác giả hay sử dụng thủ pháp so sánh, mật độ các từ “như” đặt giữa hai vế so sánh rất cao, những cách so sánh, liên tưởng này mang màu sắc rất riêng và chí có ở một nhà văn đích thực là người con của quê hương miền núi, thấu hiểu nếp cảm, nếp nghĩ của dân tộc mình: “Hai bắp chân đỏ như lõi cây nghiến” [36 - tr 13]. Khi miêu tả ngoại hình hai anh em sinh đôi: “Du và Sìu có vẻ ngoài giống nhau như hai cái cày mới cùng một tay người đẽo” [42 - tr59]; “Bốn con ngựa đực mình dài như cót thóc” [42 - tr 51]; “Ghen tuông trong người nó cứ trỗi dậy theo mỗi lời Pá nói như những mũi gai nhọn hoắt châm chích đau buốt vào óc” [37 - tr 209]; “Một ý nghĩ độc ác như con thú nằm ngủ trong người lão đã lâu bỗng thức dậy. Khin đang chìm trong cơn hoảng loạn bởi những tiếng lào thào như ma gà, ma xó, đang thì thầm với nhau” [37 - tr 208]. Miêu tả sự thanh sạch của cô gái: “Bây giờ em thanh sạch như nước Bó Slao ấy”; “thảo nào bọn đàn ông cứ bám như vắt” [37 - tr 115]; “Tôi nghe có người nói tuổi con gái đi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 nhanh như trăng qua núi chẳng mấy mà héo” [42 - tr 186]…Trong tất cả những hình ảnh so sánh ấy người đọc có thể cảm nhận được rằng bên cạnh một số hình ảnh quen thuộc được chắt lọc từ chính ngôn ngữ đời sống của những người dân miền núi, Cao Duy Sơn còn sáng tạo ra rất nhiều hình ảnh so sánh theo cách cảm, cách nghĩ của họ. Ngôn ngữ truyện ngắn Cao Duy Sơn vì thế có thể nói là phong phú hơn ngôn ngữ ngoài đời. Trong cách so sánh bên cạnh điểm gần gũi, người Tày cũng có nét riêng so với người Kinh, truyện ngắn Cao Duy Sơn thể hiện rất rõ điều đó. Chẳng hạn khi người Kinh nói về vẻ đẹp của một thiếu nữ thường ví “đẹp như hoa”, “tươi như hoa”. Nhưng đó chỉ là “hoa” chung chung chứ không gắn với cái tên cụ thể. Còn người đẹp trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn được ví với những loài hoa với những cái tên, mang màu sắc vừa hư vừa thực của núi rừng Việt Bắc: Hoa kim anh, hoa đào, mác hủ, hoa gạo… Có thể thấy rõ rằng miêu tả ngoại hình các thiếu nữ dân tộc Cao Duy Sơn thường lấy hoa làm chuẩn mực đây chính là một biểu hiện của tâm hồn Tày đó cũng là cách tư duy, cách nói của dân gian Tày: Dân gian Tày thường nói: “Đẹp như hoa, sáng như hoa, trẻ như hoa, trắng như hoa…” Người Tày “múc nước thành hoa, vục nước thành hoa” Hoa - Biểu tượng cho lòng tin và bản lĩnh “Hoa em bốn mùa không héo. Hoa này lửa đốt không cháy, hoa này thả nước không trôi” hoặc “Hoa em ngời tận mắt, hoa em sáng tận mặt” chính cách tư duy ấy, cách biểu hiện của tâm hồn Tày lấy hoa làm chuẩn mực này đã thấm đẫm trong trang viết của Cao Duy Sơn: “Gã mơ màng nhìn nàng thả vào nồi nước đang sôi trên bếp một nắm hoa cúc khô vàng rồi lại một nắm hoa đào tháng ba đỏ bầm như những giọt máu cô đặc, cuối cùng bàn tay thon hồng cuả nàng buông những bông bưởi trắng muốt như những chú chim câu bé xíu lao mình xuống những bong bóng nước quyên sinh. Cả ba màu vàng, trắng, đỏ phút chốc nở tung trên mặt nước toả hương quyến rũ …” [37 - tr 63]. Những bông hoa, những sắc màu như hoà quyện lại gột rửa những nhơ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 nhớp của cuộc đời cô gái để rồi: “Khoảnh khắc tất cả đều hoá một màu trắng dịu dàng, thanh khiết” [37 - tr 63]. Có thể nói dân gian Tày lấy hoa làm cảm xúc, lấy hoa làm tiêu chí, tình yêu lấy hoa làm chuẩn mẫu, một quan niệm đạo đức lấy hoa làm nền tảng… Trong tâm thức dân gian Tày suốt bao thế hệ chắc chắn đều có nguồn gốc từ tín ngưỡng hoa. Chúng tôi trích dẫn thêm ví dụ: “Mặt nàng đẹp như bông đào trong nắng. Nụ cười bẽn lẽn, mắt chớp như cánh vẫy của loài bướm hoa” [42 - tr 97]; “Làn Dì giống như bông hoa kim anh rực rỡ nhưng thân cành tua tủa gai góc” [37 - tr 160]; “Cô gái có đôi mắt đẹp như con chim lửa, cổ trắng như ruột cây chuối rừng, môi đỏ như cánh hoa gạo” [37 - 196]. Như vậy trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn có thể tìm thấy rất nhiều hình ảnh so sánh, liên tưởng. Trong những hình ảnh so sánh ấy, vế so sánh thường là những hình ảnh quen thuộc, gần gũi đối với người dân miền núi. Có lẽ ngòi bút của Cao Duy Sơn thể hiện màu sắc trữ tình lãng mạn nhất là khi viết về ngôn ngữ tình yêu - tình yêu của các chàng trai cô gái dân tộc họ nói với nhau những “Lời có cánh” bằng cách ví von để diễn tả tâm tư tình cảm trong trái tim yêu thương của mình: “Nếu em chưa có “người” anh sẽ đem ngựa đón em về giữa ban ngày, bước qua đống lửa vào nhập ma nhà anh. Nếu em có “ người” rồi thì anh sẽ đem dây đến cướp em về giữa lúc đêm, bước qua lối sau vào nhập ma nhà anh” [36 - tr 38]. Tất cả những lời nói ấy của chàng trai thể hiện sự khẩn khoản, quả quyết, mong mỏi một điều lấy được cô gái đó làm vợ. Hay là: “Nhà dù trên trời anh cũng tìm ra đấy. Anh sẽ đợi cho đến khi nào em hé môi hoa nhận lời anh ngỏ. Dù phải trồng cây đá trước cửa nhà em cho đến khi nó nảy mầm để đợi lời hoa anh cũng sẽ đợi” [42 - tr 98]. Và đây là những lời nhớ thương thấm đượm nỗi buồn của Dình khi phải xa người yêu: “Khơ ơi! Kể từ nay một ngày không nhìn thấy anh là một ngày thế gian không có nắng, không có gió, rừng không có hoa nở và không có cả tiếng chim hót” [42 - tr 112]. Ở đây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 người đọc cảm nhận được sự thú vị nhưng cũng thấy đó chỉ là ngôn ngữ của tiểu thuyết, ngôn ngữ của các chàng, các nàng trong huyền thoại, cổ tích. Thực ra nếu tìm hiểu ta thấy Cao Duy Sơn dường như có ảnh hưởng bởi lối diễn đạt “Phuối pác, Phuối rọi” của người Tày Việt Bắc: “Trong cuộc sống muôn vẻ đời thường, Phuối pác (nói miệng bằng câu có vần) hoặc Phuối rọi (câu nói gồm cả một chuỗi vần như hát), có thể coi là kiểu nói - hát ứng tác xuất khẩu thành chương của trai non gái nụ, nam thanh nữ tú bày tỏ nỗi niềm trao gửi tình nghĩa. Môi trường để người ta “Phuối rọi” với nhau thường là trong một cuộc gặp không hẹn trước. Nội dung “Phuối pác” có thể là những lời gợi khơi kỷ niệm của một thời, có thể hỏi thăm nhau về công việc làm ăn, có thể dùng ý tứ nhún nhường…Vì lẽ đó, Phuối pác trong một cuộc có khi chẳng êm ái chút nào ở cái vẻ bề ngoài nhưng lại đầy ấn tượng trong lòng những đôi lứa sau lần gặp nhau” [19 - tr 223]. Ngôn ngữ nhân vật trong tác phẩm tự sự như truyện ngắn, tiểu thuyết bao giờ cũng mang tính cá thể hoá cao độ. Nếu xem xét tính cá thể hoá về ngôn ngữ nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn theo đúng nội hàm của khái niệm “cá thể hoá” thì ngôn ngữ nhân vật của Cao Duy Sơn chưa thật sự thành công ở phương diện này. Còn ít nhân vật có “giọng riêng” và “lời riêng” theo đúng tính cách và hoàn cảnh phát ngôn của nó. Nhưng nếu xét theo nghĩa rộng của khái niệm “cá thể hoá” thì ngôn ngữ nhân vật của Cao Duy Sơn đã có tính riêng độc đáo ở phạm vi tổng thể đó là: Cao Duy Sơn đã chú ý tới cách diễn đạt, lời ăn tiếng nói của người miền núi. Đó vẫn là cách nói quen thuộc, ngoài lối ví von so sánh, còn dùng cách nói giàu hình ảnh. Cách nói ấy sẽ mang lại màu sắc miền núi cho ngôn ngữ nhân vật và từ đó cho tác phẩm của nhà văn. Đây là lời chúc ngọt ngào đầu xuân mới đầy hình ảnh: “Bươn chiêng pi mấư khai vài xuân a... ngần sèn khảu tu nả à, mò mả khảu tu lăng ơ...Cần ké lục đếch khảu pi mấư à a... Phù sần au khen Slử lòng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 da... Khảu, nặm, ngần sèn tim rườn la cung hỷ phát sói... (Tháng giêng năm mới đến khai xuân... chúc cho tiền bạc như nước chảy vào cửa trước, ngựa bò chen đầy cửa sau, trẻ già cùng bước vào năm mới, đều được tay áo thần linh che chở... gạo, nước, tiền bạc đầy nhà... vui vẻ phát tài). Để nói lên nỗi buồn thương nhớ trào dâng trong lòng với người yêu Dình nói: “Khơ ơi, kể từ nay một ngày không nhìn thấy anh là một ngày thế gian này không có nắng, không có gió, rừng không có hoa nở và không cả tiếng chim hót... anh hãy sớm trở về đây để cho em được nhìn thấy mặt. trên đời này em chỉ biết nhớ thương có một Khơ thôi...” (Hoa bay cuối trời -112). Đây là lời đối thoại giữa hai vợ chồng mới cưới mộc mạc giản dị mang đậm bản sắc ngôn ngữ Tày. - Múc dác xằng dè? (Đói bụng chưa) - Cưu dá nhằng dác ca lăng mòn! (ăn rồi làm sao còn đói) - Ờ nỏ! (Ờ nhỉ) - Múc dác xằng dè? - Bả da vá, xam lăng lai Pần nẩy ( Điên rồi sao? hỏi gì nhiều thế?) - Ờ nỏ (Ờ nhỉ) - Nắm mì toẹn răng xam nao lỏ? (không còn chuyện gì hỏi sao) - Mì ớ! (Có chứ) - Toẹn răng mòn phjuối mà ngòi? (Có chuyện gì nói ra xem) - Kha nắt bấu dè? (Chân mỏi không) - Lố, bả a né! (Đúng là điên thật rồi) - Nắt nắt ca lăng mòn? Đay khua pỏ (mỏi mỏi cái gì nói nghe buồn cười quá thôi). Tất cả : “Những câu văn đó là những hạt ngọc lấp lánh trong ngôn ngữ vùng mà anh đã kịp nhặt ra đưa về mảnh đất cổ lâu rải lên các trang sách để người đọc phải bám theo riết mạch truyện. Khiến cho lối dẫn chuyện quyềnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 quàng không chau chuốt bộc lộ đúng như lối sống mộc mạc của người dân Tày trở thành thủ pháp văn chương khá hấp dẫn” (Ban mai có một giọt sương – Báo Văn nghệ - Đỗ Đức). Trong các biện pháp xây dựng nhân vật, Cao Duy Sơn chủ yếu dùng biện pháp khắc hoạ nhân vật qua ngôn ngữ của chính nhân vật. Và ngôn ngữ các nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn mang đậm bản sắc dân tộc. Bản sắc dân tộc, bản sắc miền núi thể hiện ở cách nói giàu hình ảnh, hay ví von, so sánh. Và hình ảnh ví von, so sánh thường gần gũi với đời sống, thiên nhiên, núi rừng, thường gắn với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống của người dân miền núi. Đây là lời của ông chủ đất nhận xét về thầy Hạc trong bữa cơm ông mời: “Người mỏng như màng tre! Chắc lâu không được bữa no” [42 - tr 29]. Để biểu hiện tình yêu chung thuỷ của mình suốt một thời gian dài dằng dặc Lão Sinh nói: “Đôi giày này đấy? Anh đã đem theo bên mình bằng cả mười lăm đời ngựa... [36 - tr 168]. Để thể hiện nỗi buồn, nỗi đau, nỗi tuyệt vọng của mình khi bị chồng ghen vì nghi ngờ quan hệ với em chồng Lu nói: “Du ơi! Sao nói lời đau hơn dao đâm thế?”... [42 - tr.78] Do hình tượng con người miền núi được miêu tả thiên về hành động nên ngôn ngữ trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn sử dụng dày đặc các động từ đặc biệt là động từ mạnh để diễn tả những con người vùng cao lặng thầm mà quyết liệt, chủ yếu bộc lộ tính cách và tâm trạng của mình qua các hành động mạnh, quyết liệt bất ngờ. Chỉ trong một tập truyện ngắn Những chuyện ở Lũng cô sầu chúng tôi thấy các động từ mạnh như: “Đâm - chém- đạp - đẩy - chạy- rít – rú – lao - vồ - chồm...” xuất hiện tới 150 lần. Đi kèm với các động từ chỉ hoạt động mạnh với tần số cao ấy là các phó từ chỉ thời gian xuất hiện đột ngột: “Bỗng - chợt - bất ngờ - thoắt - ngoắt - đột nhiên - bỗng dưng...” Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 xuất hiện tới 236 lần. Đây là minh chứng cụ thể cho một đặc điểm nổi bật của nghệ thuật miêu tả hành động nhân vật là con người miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn. 3.2. Sử dụng lối diễn đạt của ngƣời dân tộc Chú trọng đến lối diễn đạt của dân tộc mình, Cao Duy Sơn đã sử dụng thành ngữ, tục ngữ, dân ca Tày để thể hiện lời ăn tiếng nói và tâm tư tình cảm của các nhân vật và sử dụng cả lối diễn đạt ấy trong ngôn ngữ của người kể chuyện. Khi miêu tả giọng nói, cách nói, tính chất lời nói của các nhân vật, người kể chuyện thường kể theo lối diễn đạt của người dân tộc: “Phủ là thằng con trai mộc mạc, ăn ở thuỷ chung, trọng người khí phách, không thể tự dựng chuyện núi lở đá lăn như thế” [42 - tr 118]. Đây là lời tỏ tình của chàng trai với người con gái: “Dình ơi! Em không ngại nhà anh phải đi qua sông lửa, không sợ leo đèo Khau Liêu làm nhạt muối mồ hôi, anh muốn được ngỏ lời yêu, nay mai được đón em về ở chung một nhà…” [42 - tr 108 - 109]; Hoặc là khi miêu tả sự độc ác, dữ tợn khiến mọi người phải khiếp sợ ở nhân vật Khàng: “Không ít người đã đến nhà Khàng nói lời lửa lời gió đổ cây nhưng đều lấm lét bỏ đi khi thấy Khàng lừ lừ cầm con dao chém đứt cổ trâu ra cửa. Bụng nó nghĩ thế nào làm thế ấy nên ai cũng ngại chạm vào cái đứa ngang như cành mác púp, giữ như con hổ đói trên rừng” [37 - tr 199]. Đây là ý nghĩ của lão Khàng trước khi đến thuyết phục lão Pạc: “Tối nay ta sẽ sang nhà lão tìm cái lời gió nhẹ chui vào tai, nói cái điều quả núi to sắp đổ, thì cái đầu lão sẽ chuyển thôi…” [37 - tr 201]. Đây là ý nghĩ ghen thầm của Khin với Thào và Cạ: “Khin ngấm ngầm ghen thù như cái chớp trời đợi cái sấm to.” [37 - tr 204]. Đây là lời khuyên bảo của lão Khàng với con trai là Khin: “Không việc gì phải nghĩ, phải buồn. Tao đã phải ngậm cái lá đắng bao nhiêu mùa lá rụng, lá mọc. Đến bây giờ cái lá đắng sắp được nhổ vào mặt rách, mặt đen chúng nó. Cái gió thổi mãi hòn đá cũng phải mòn. Công tao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 bỏ ra cũng không phí. Bọn nó đang rủ nhau trốn khỏi cái đất nóng, đất lạnh rồi đấy! Chỉ cần tìm cái lời mềm như gió nhẹ chui vào được lỗ tai lão Pạc là xong. Lúc ấy lão ta chỉ cần phất tay một cái là những đứa gan con chuột, con thỏ đi ngay thôi. Cái đám ruộng ấy sẽ lại về tay ta” [37 - tr 206]. Hoặc là: “Khin! cái tai mày không bị con ruồi độc chui vào, cái mắt mày không bị nhện đái chứ?...” [37 - tr 207]. Và đây là lời đáp lại của Khin với lão Khàng: “Hừ! người ta nói Pá có con mắt ở trên núi, có cái tai ở ngoài sông, nhưng bây giờ cái tai của Pá bị rêu chui vào, cái mắt của Pá bị cái lá rừng che mất rồi” [37 - tr 206]… “Nhưng nó coi mày như chiếc lá han không thèm chạm tay, như con rắn chết ba ngày đi qua bịt mũi”. Mày không nghe dân bản nói gì sao? Hử? …Nó đã đi với thằng khác làm điều bậy bạ. Cái lá, hoa rừng nhìn thấy phải tránh mặt. Chúng nó sẽ như con rắn, con mèo quấn nhau…” [37 - tr 208]… Như vậy những hình ảnh dùng để biểu đạt trong lời văn của Cao Duy Sơn chủ yếu là hình ảnh rất gần gũi với đời sống của người dân miền núi phù hợp với cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ của họ. Kiểu tư duy, diễn đạt ấy thể hiện trên nhiều trang viết của ông chẳng hạn khi nói về thửa ruộng rộng của nhà lão Khàng: “Con trâu khoẻ cày đi ba đường về ba đường đã đòi về nghỉ ăn cỏ” Hay là sự vất vả của đám người lao động đi làm công ở nhà lão Khàng vào mùa thuốc phiện: “Họ đi làm từ lúc con gà nhà nó gáy lần thứ nhất đến lúc ông mặt trời về ngủ bên kia núi Nục Vèn mới về nghỉ” [37 - tr 195 - 196]. Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn ngoài việc khắc hoạ ngôn ngữ nhân vật bằng những hình ảnh ví von, so sánh gần gũi với đời sống Cao Duy Sơn còn sử dụng thành ngữ, tục ngữ, lối nói quen thuộc của người miền núi chẳng hạn để khẳng định chắc chắn lời nói, người miền xuôi có câu: “Nói chắc như định đóng cột” thì Cao Duy Sơn viết theo cách liên tưởng của miền núi: “Nói Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 chắc như búa sắc ăn gỗ thực mực” [42 - tr 13]. Người miền xuôi nói: “Khóc như mưa như gió” thì người miền núi liên tưởng “Khóc như bị cướp đánh vào pù (mắt)...” [42 - tr 13]... Người Kinh nói: “ Trẻ cậy cha già cậy con” Cao Duy Sơn biến thể trong truyện ngắn của mình: “Trẻ trông già học, già tựa trẻ sống” [42 - tr 59]. Người miền xuôi có câu: “Giữ người ở lại, đâu giữ được người ra đi” thì người Tày có câu: “Rễ cây ngắn, rễ người dài, người ta chỉ có thể giữ được tay, được chân, sao có thể giữ được lòng nhau” [42 - tr 156]. Truyện ngắn của Cao Duy Sơn viết bằng tiếng Việt nhưng ông không chỉ sử dụng lối nói của người Kinh mà chủ yếu khai thác vốn văn hoá và cách biểu đạt của dân tộc mình. Sử dụng lối diễn đạt của người dân tộc, có khi Cao Duy Sơn còn sử dụng cả tiếng dân tộc Tày trong tác phẩm. Việc sử dụng ngôn ngữ Tày trong một chừng mực nhất định sẽ góp phần tạo không khí miền núi cho tác phẩm. Trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn nhiều khi tác giả để nguyên văn từ ngữ tiếng Tày mà không dịch sang tiếng Kinh hẳn không chỉ để tạo không khí miền núi mà còn vì nếu dịch sang tiếng Kinh không thể diễn đạt hết ý nghĩa sâu xa của nó trong tiếng Tày. Truyện ngắn Súc Hỷ là một ví dụ. Ngay nhan đề truyện, từ “Súc” là một từ của người Tày dùng để gọi “chú”, trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn có những từ ngữ chỉ sự vật, hiện tượng: “Pẻng mẻ” (một loại bánh làm bằng gạo nếp trộn đều với tro rơm nếp trong dịp tết) . “Khoắn mà” (khi bất ngờ bị giật mình thì người Tày thường thốt lên câu này). “Khai Vài Xuân” (lời chúc phúc đầu xuân)… Trong ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn chúng tôi thấy xuất hiện 4 lần âm thanh lẻ loi, dữ dội để bộc lộ tâm trạng nhân vật, tạo thành một mô típ nghệ thuật vừa là sáng tạo cá nhân của nhà văn vừa có “cội rễ” sâu xa trong cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào dân tộc miền núi. Những tiếng hú của người đi rừng gọi nhau, của người thợ săn báo hiệu có thú dữ, của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 buồn vui trong lòng bột phát thành âm thanh... Tất cả đã được nghệ thuật hoá thành mô típ nghệ thuật. Đó là tiếng hú đau khổ phẫn uất của người mẹ trong truyện ngắn Nơi đây không một bóng người khi ôm xác con trong vòng tay bất lực. Đó còn là tiếng hú đột ngột của lão Khuề trong Âm vang vong hồn biểu hiện niềm vui sướng khi được Ban thương yêu. Đó là tiếng hú của ông Kình trong Hấp hối biểu hiện sự hậm hực, tiếc rẻ khi cô gái bị cưỡng hiếp lúc tối đã trốn thoát. Đó là tiếng gió bất ngờ gào thét trong hang núi kiếm vọng về biểu hiện sự phẫn nộ của thiên nhiên trước sự huỷ hoại môi sinh của con người (Cuộc báo thù cuối cùng). Những âm thanh lẻ loi, dữ dội bất ngờ xuất hiện ấy là một loại “ngôn ngữ đặc biệt” – ngôn ngữ không cần lời nói cụ thể đầy biểu cảm, là sự “bùng nổ” tâm trạng nhân vật chỉ cần qua một âm thanh. Loại “ngôn ngữ đặc biệt này” lại rất tương hợp với bối cảnh, không khí truyện, nhân vật với vùng rừng núi biên thuỳ hoang sơ, với những con người sống gần thiên nhiên hoang dã. Tìm hiểu ngôn ngữ trong truyện ngắn Cao Duy Sơn chúng ta hiểu rõ hơn một yếu tố quan trọng mang lại bản sắc dân tộc đậm đà trong văn chương của ông đó là cách sử dụng phong phú nghệ thuật so sánh và ngôn ngữ giàu hình ảnh, cách sử dụng thành ngữ, tục ngữ giàu biểu cảm, mang hơi thở tự nhiên của cuộc sống miền núi. Thứ ngôn ngữ “tươi ròng” ấy đã xây dựng nên hai hình tượng thẩm mĩ đặc sắc: Bức tranh thiên nhiên xã hội miền núi vừa thơ mộng vừa sôi sục với những xung đột nghệ thuật. Hình tượng con người miền núi với những phẩm chất tốt đẹp ngời sáng trong bi kịch. Ở phương diện ngôn ngữ Cao Duy Sơn đã không chỉ phản ánh được tâm hồn của dân tộc mình mà bằng tác phẩm của mình, nhà văn đã góp phần lưu giữ, bảo tồn, phát huy vẻ đẹp của tâm hồn ấy - Đó là sự bảo tồn vẻ đẹp văn hoá bằng văn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 Trong chương 3 chúng tôi đã tập trung khảo sát, phân tích, đánh giá nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Cao Duy Sơn thể hiện sự đặc sắc ở một số phương diện: Cốt truyện đơn tuyến vừa theo mô típ truyền thống, vừa có những sáng tạo mang tính hiện đại. Đặc biệt trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, Cao Duy Sơn đã chú ý tới việc miêu tả ngoại hình nhân vật, miêu tả nội tâm nhân vật, miêu tả hành động nhân vật bằng bút pháp truyền thống và hiện đại, với lối diễn đạt của người dân tộc đã tạo nên trong truyện ngắn Cao Duy Sơn nghệ thuật tự sự có bản sắc riêng, nóng hổi hơi thở của cuộc sống đồng bào dân tộc miền núi, mang một "hương vị" riêng hấp dẫn, ám ảnh đối với người đọc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 KẾT LUẬN Bước đầu tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của Nhà văn Cao Duy Sơn chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1. Trong văn học Việt Nam hiện đại, có một khoảng riêng của văn học các dân tộc thiểu số. Cao Duy Sơn đã góp vào khoảng riêng ấy những tác phẩm văn chương với những sắc màu không dễ lẫn. Sắc màu ấy toả ra từ hệ thống hình tượng, từ cấu trúc ngôn từ, tác các thủ pháp nghệ thuật ... mang đậm sắc màu của miền núi Việt Bắc. Nó giúp người đọc hiểu thêm con người Việt Nam, và hiểu thêm chính bản thân mình. Nó cũng giúp cho mỗi người dân miền núi Việt Nam nói chung và người dân Việt Bắc nói riêng thêm hiểu cả những vinh quang và cay đắng của dân tộc mình. Từ đó biết trân trọng, giữ gìn và phát huy nhưng vẻ đẹp, những giá trị truyền thống của quê hương mình. Trong đội ngũ các nhà văn là người dân tộc Tày, bên cạnh các tên tuổi như: Vi Hồng, Triều Ân, Nông Minh Châu, Ma Trường Nguyên... gần đây tên tuổi Cao Duy Sơn đã thu hút sự yêu mến, quan tân của bạn đọc và các nhà nghiên cứu phê bình văn học. Vì thế chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: Truyện ngắn Cao Duy Sơn vừa để tìm hiểu, khảo sát, đánh giá những thành công, đóng góp của tác giả vào mảng đề tài miền núi, vừa để khẳng định sự khởi sắc phát triển của văn học các dân tộc thiểu số trong lòng nền văn học Việt Nam đương đại. 2. Cao Duy Sơn là một nhà văn có cá tính sáng tạo, có niềm đam mê nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của một người cầm bút. Những quan niệm nghệ thuật dẫn tới các tác phẩm văn chương của Cao Duy Sơn đều được khơi nguồn từ một trái tim giàu lòng nhân đạo biết căm thù và cũng biết yêu thương. Đó là trái tim của một người con của núi rừng Việt Bắc có tình yêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 tha thiết với quê hương mình, có niềm tự hào sâu sắc về những giá trị văn hoá, tinh thần của quê hương. Không những thế ông còn tài tạo và luôn gìn giữ những giá trị đáng quí đó. Trong quá trình sáng tác văn chương của mình Cao Duy Sơn đã có những thành công với thể loại truyện ngắn. Thành công ấy thể hiện ở hai phương diện : nội dung và hình thức nghệ thuật. Nhà văn đã tái tạo và xây dựng được một thế giới nhân vật dù chưa phong phú, đông đảo, nhưng đã có một diện mạo riêng, góp phần làm nên diện mạo chung của thế giới nhân vật trong văn học Việt Nam hiện đại. Trong thế giới nhân vật ấy, có thể chưa có những nhân vật điển hình theo đúng khái niệm của loại nhân vật này, chưa có những nhân vật thật sự tiêu biểu và có cá tính đậm nét, gây được ấn tượng sâu đậm trong tâm hồn độc giả nhưng cũng đã có những nhân vật thành công ơ chừng mực nào đó. Những nhân vật ấy đã giúp người đọc hiểu rõ hơn số phận cuộc đời của những người dân miền núi với tất cả những bất hạnh khổ đau và cả những hạnh phúc ngọt ngào, với cả những mặt thiện - ác, tốt - xấu. Cao Duy Sơn đã viết về họ với tất cả nhiệt huyết từ một trái tim. 3. Trong ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn, chúng tôi thấy nổi bật lên hai hình tượng thẩm mĩ đặc sắc: Đó là bức tranh xã hội miền núi và hình tượng con người miền núi. Với bức tranh xã hội miền núi, chúng tôi thấy hai đặc điểm nổi bật là: Bản sắc văn hóa Tày đậm nét trong bối cảnh thiên nhiên, bối cảnh xã hội và trong đời sống lao động, sinh hoạt, chiến đấu của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao phía Bắc tổ quốc, đó là cuộc sống sôi sục những xung đột vừa mang tính thời sự, vừa có tính vĩnh hằng của con người miền núi. Tuy nhiên, xung đột lịch sử - dân tộc chỉ xuất hiện trong hai truyện ngắn trên tổng số 22 truyện, còn lại 20 truyện đều phản ánh xung đột thế sự và đời tư. Với hình tượng con người miền núi, xuất hiện ba loại hình tượng đặc trưng: Con người ngời sáng phẩm chất cao đẹp trong bi kịch; Con người tha Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 hóa và sám hối, con người thánh thiện. Nhìn chung hình tượng con người miền núi trong truyện ngắn Cao Duy Sơn vừa quen, vừa lạ với bạn đọc: Quen vì mang những đặc điểm của đồng bào miền núi ít nói, chất phác, dữ dội và bộc trực... lạ vì tính cá thể hóa sắc nét nhờ tài năng và cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn. 4. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tự sự của Cao Duy Sơn là sự xuất hiện phổ biến kiểu cốt truyện đơn tuyến vừa truyền thống vừa hiện đại, ít nhiều đã có dấu ấn sáng tạo của nhà văn trong việc xử lý mối quan hệ giữa cốt truyện biên niên và cốt truyện trong trần thuật, việc đảo lộn thời gian trần thuật đã mang hơi thở của văn xuôi hiện đại vào tác phẩm. Hai kiểu nhân vật trung tâm phổ biến trong ba tập truyện ngắn của Cao Duy Sơn: Kiểu nhân vật lý tưởng, kiểu nhân vật dị dạng về nhân cách. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn biểu hiện đặc sắc ở một số phương diện: Miêu tả ngoại hình nhân vật, miêu tả nội tâm nhân vật và đặc biệt qua hệ thống hành động bột phát, bất ngờ phù hợp với tính cách của con người miền núi. Những con số thống kê về số lần xuất hiện những động từ mạnh và phó từ chỉ thời gian mang tính đột biến đã nói lên điều đó. Riêng ở phương diện miêu tả nội tâm nhân vật, Cao Duy Sơn chủ yếu sử dụng lời nửa trực tiếp để diễn tả những biến động trong tâm trạng của nhân vật. Về phương diện ngôn ngữ chúng tôi thấy nhà văn không "sao chép" ngôn ngữ đời thường của người miền núi mà chắt lọc lấy tinh hoa và nghệ thuật hóa chất liệu ấy đưa vào tác phẩm. Bởi vậy, khi đọc tác phẩm người đọc không thấy ngôn ngữ nhân vật của Cao Duy Sơn đậm đà sắc màu miền núi, độc đáo, gần gũi, thân quen mà không lạ lẫm. Đây là thành công mà không phải nhà văn viết về đề tài dân tộc thiểu số nào cũng đạt tới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 5. Tìm hiểu truyện ngắn Cao Duy Sơn ở hai bình diện nội dung và nghệ thuật, chúng tôi khẳng định thành công của tác phẩm và cá tính sáng tạo độc đáo của nhà văn, từ đó khẳng định một bước tiến mới của văn xuôi dân tộc thiểu số trong quá trình hội nhập vào dòng chảy chung của nền văn học Việt Nam hiện đại. Với sự hiểu biết sâu sắc về đời sống và tâm hồn con người miền núi, với tài năng và một tầm văn hóa cao, Cao Duy Sơn không chỉ xây dựng thành công một thế giới nghệ thuật chân thực, điển hình về đất và người nơi vùng cao biên ải mà còn in đậm cá tính sáng tạo của mình trong hành trình phản ánh, lý giải số phận, tâm hồn người miền núi. 6. Cao Duy Sơn đã sử dụng những thủ pháp nghệ thuật trong lĩnh vực xây dựng nhân vật, đặt trọng tâm của nghệ thuật xây dựng nhân vật vào việc miêu tả thế giới nội tâm nhân vật, vận dụng tài tình thủ pháp miêu tả nội tâm qua độc thoại nhằm bộc lộ thế giới nội tâm nhân vật. Kế thừa thủ pháp xây dựng nhân vật trong nghệ thuật văn chương truyền thống, kết hợp nhuần nhuyễn với thủ pháp xây dựng nhân vật trong nghệ thuật văn chương hiện đại, nhà văn đã thổi sức sống vào thế giới nhân vật của mình. Bởi vậy, nhân vật trong truyện ngắn của Cao Duy Sơn vừa mang đặc điểm của nhân vật văn học truyền thống với tính cách thẳng thắn, bộc trực, quả cảm, bao dung... vừa mang đặc điểm của nhân vật văn học hiện đại ở khía cạnh khai thác nhân vật từ chiều sâu tâm hồn, tạo nên nhân vật với thế giới nội tâm phong phú nhiều chiều và luôn biến chuyển. Bút pháp truyền thống trong nghệ thuật xây dựng nhân vật còn thể hiện trong việc nhà văn xây dựng nên hình tượng nhân vật mang màu sắc sử thi huyền thoại trong tác phẩm, mang nội dung hiện thực xã hội giai đoạn hiện tại. 7. Có rất nhiều vấn đề của văn chương Cao Duy Sơn cần có thời gian để tiếp tục nghiên cứu: các vấn đề về thi pháp tác giả, tác phẩm Cao Duy Sơn ; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 mối quan hệ giữa văn hoá dân gian, văn hoá dân tộc và văn chương Cao Duy Sơn, mối quan hệ giữa nhà văn dân tộc thiểu số Cao Duy Sơn với một số nhà văn dân tộc thiểu số Việt Nam và một số nước Châu Á, Châu Âu... Hi vọng rằng trong tương lai sẽ còn có những công trình nghiên cứu về Cao Duy Sơn. Và những gì chúng tôi thực hiện được trong đề tài này mới chỉ là một trong những bước khởi đầu của quá trình tìm hiểu văn học của Cao Duy Sơn - nhà văn - người con của núi rừng Việt Bắc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Đặng Thuỳ An (2007) - Thi pháp nhân vật tiểu thuyết trong tiểu thuyết Người lang thang và Đàn trời của Cao Duy Sơn - Luận văn thạc sỹ ngữ văn - ĐHSP Hà Nội [2]. Hoàng Quyết - Tuấn Dũng (1994)- Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Nam - NXB Văn hoá dân tộc - Hà Nội. [3]. Hà Minh Đức (1993) - Lí luận văn học - NXB Giáo dục [4]. Phạm Văn Đồng (1980) - Góp phần nghiên cứu bản lĩnh, bản sắc các dân tộc ở Việt Nam - NXB Khoa học xã hội - Hà Nội. [5]. Nguyễn Đăng Điệp (2007) - Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi (II)- NXB Giáo dục [6]. Phong Lê - Đinh Đăng Định (1985) - 40 năm văn hoá nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam 1945- 1985 - NXB Văn hoá dan tộc - Hà Nội. [7]. N.A.Gulaiep (1982) - Lí luận văn học- NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp - Hà Nội. [8]. Lê Sĩ Giáo (1995) - Dân tộc học đại cương - NXB Giáo dục Hà Nội. [9]. Chu Thu Hằng (2008) - Cả đời tôi chỉ theo đuổi về đề tài miền núi - Báo văn nghệ [10]. Nguyễn Chí Hoan (2007) - Cõi nhân gian như cổ tích - Đọc Đàn trời Tiểu thuyết của Cao Duy Sơn - Báo văn nghệ số tết Đinh Hợi. [11]. Nguyễn Đăng Mạnh (2000) - Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn - NXB Giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 [12]. Phan Đăng Nhật (1981) - Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trước Cách mạng tháng tám - NXB văn hoá [13]. Võ Quang Nhơn (1983) - Văn học các dân tộc ít người ở Việt Nam - NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp. [14]. Nhiều tác giả (2005) - Từ điển văn học (bộ mới) - NXB thế giới. [15]. Nhiều tác giả (1988) - Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại - NXB Văn hoá dân tộc. [16]. Nhiều tác giả (1984) - Ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam - NXB Khoa học xã hội. [17]. Nhiều tác giả (1985) - 40 năm Văn hoá - nghệ thuật các dân tộc thiểu số 1945 - 1985- NXB Văn hoá [18]. Hứa Hiếu Lễ (2008) - Nhà văn Người Cô Sầu đoạt giải văn chương - Báo văn nghệ Cao Bằng. [19]. Hoàng Ngọc La - Hoàng Hoa Toàn - Vũ Anh Tuấn (2002) Văn hóa dân gian Tày Sở văn hóa thông tin Thái Nguyên. [20]. Hứa Hiếu Lễ (2008) - Bông hoa sen đang ngát - Vietnamnet. [21]. Hà Linh (2008) - Văn xuôi độc chiếm giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam - Báo đời sống văn nghệ. [22]. Phong Lê (1998) - Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại - NXB Văn hoá dân tộc [23]. Phương Lựu (2004) - Lí luận văn học - NXB Giáo dục [24]. Nguyễn Văn Toại (1981) - Một vài biểu hiện đặc điểm dân tộc qua một số tiểu thuyết miền núi - Tạp chí văn học số 4. [25]. Trần Mạnh Tiến (2001) - Lí luận phê bình văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX - NXB Giáo dục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 [26]. Vũ Xuân Tửu (2006) - Đàn trời ai đọc nấy nghe - Báo Văn hoá các dân tộc - Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam. [27]. Dương Thuấn (2003) - Vấn đề phát triển Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số trong thời kì mới - Vietnamnet [28]. Lâm Tiến (2002) - Văn học và miền núi - NXB Văn hoá dân tộc [29]. Lâm Tiến (1995) - Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại- NXB Văn hoá các dân tộc. [30]. Lâm Tiến (1997) - Văn học các dân tộc thiểu số - NXB Văn hoá các dân tộc. [31].Lâm Tiến (1999) - Về một mảng văn học dân tộc - NXB Văn hoá dân tộc [32]. Mai Thi (2008) - Giải thưởng Hội nhà văn Việt Nam 2008 với tác giả Ngôi nhà xưa bên suối. [33]. Võ Thị Thuý (2008) - Nhà văn Cao Duy Sơn : Viết văn là một cuộc viễn du về cội nguồn . [34]. Lã Văn Lô - Hà Văn Thư (1984) - Văn hoá Tày - Nùng - NXB Văn hoá Hà Nội. [35]. Huy Sơn (2008) - Viết văn phải có sự ám ảnh - Trang văn hoá giải trí [36]. Cao Duy Sơn (1997) - Những truyện ở Lũng Cô Sầu- NXB Quân đội nhân dân. [37]. Cao Duy Sơn (2002) - Những đám mây hình người - NXB Văn hoá dân tộc. [38]. Cao Duy Sơn (2004) - Hoa mận đỏ - NXB Văn hoá dân tộc. [39]. Cao Duy Sơn (2005) - Cực lạc - NXB Hà Nội. [40]. Cao Duy Sơn (2005) - Người lang thang - NXB Hội nhà văn. [41]. Cao Duy Sơn (2006) - Đàn trời - NXB Hội nhà văn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 [42]. Cao Duy Sơn (2008) - Ngôi nhà xưa bên suối - NXB Văn hoá dân tộc. [43]. Trần Đình Sử (2003) - Giáo trình lí luận văn học tập 1 - NXB Đại học sư phạm [44]. Trần Đình Sử (2007) - Giáo trình lí luận văn học tập 2 - NXB Giáo dục [45]. Trần Đình Sử (2005) - Tuyển tập I- NXB Giáo dục [46]. Trần Đình Sử (2005) - Tuyển tập II- NXB Giáo dục [47]. Trần Đình Sử (1994) - Bản sắc dân tộc trong Văn học Việt Nam và con đường của thơ - Tạp chí văn học số 1. [48]. Trần Đình Sử - Lê Bá Hán - Nguyễn Khắc Phi (1996) - Từ điển thuật ngữ văn học - NXB Giáo dục. [49]. Lò Ngân Sủn (2003) - Nhà văn dân tộc thiểu số - Đời và văn - NXB Văn hoá dân tộc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc.pdf