Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư

MS: LVVH-VHVN038 SỐ TRANG: 157 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2008 CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN MỘT SỐ QUY ƯỚC CHUNG PHẦN DẪN NHẬP 01.Lý do chọn đề tài 02.Lịch sử vấn đề 03.Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu 04.Phương pháp nghiên cứu 05.Đóng góp của luận văn 06.Cấu trúc của luận văn Phần Nội dung Chương 1. Khái quát về Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác 1.1. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư Chương 2. Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật 2.1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 2.1.1. Cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ 2.1.2. Cảm hứng về con người Nam Bộ 2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 2.2.1. Những nhân vật làm ruộng, làm vườn 2.2.2. Những nhân vật sống kiếp thương hồ 2.2.3. Những nhân vật làm nghề “xướng ca” 2.2.4. Những nhân vật làm nghề chăn vịt chạy đồng 2.2.5. Nhân vật loài vật Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kiến tạo tình huống 3.1.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và chọn lọc chi tiết 3.1.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện tâm lý nhân vật 3.3. Trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 3.4.1. Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 3.4.2. Giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Phần Kết luận Tài liệu tham khảo Phụ lục

pdf157 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2649 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, HN. 25. Nguyễn Công Hoan (1997), Hỏi chuyện các nhà văn, NXB Tác phẩm mới, HN. 26. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, NXB GD, HN. 27. Tô Hoài (1977), Sổ tay viết văn, NXB Tác phẩm mới, HN. 28. Tô Hoài (2001), O chuột, NXB Văn nghệ TPHCM. 29. Trang Thế Hy (1964), Nắng đẹp miền quê ngoại, Sài Gòn. 30. M.B.Kharapchenco (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học, NXB Tác phẩm mới, HN. 31. M.B.Kharapchenco (1985), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực con người, NXB Khoa học xã hội, HN. 32. Nguyễn Thị Dư Khánh (1995), Phân tích tác phẩm văn học từ góc độ thi pháp, NXB GD, TPHCM. 33. Nguyễn Khải (2003), Nghề văn cũng lắm công phu, NXB Trẻ. 34. Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945-1975, NXB ĐHQG, HN. 125 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo 35. Lê Đình Kỵ (1984), Cơ sở lí luận văn học, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, HN. 36. Lã Duy Lan (2001), Văn xuôi viết về nông thôn - tiến trình và đổi mới, NXB KHXH. 37. Phong Lê (chủ biên) (1990), Văn học và hiện thực, NXB KHXH, HN. 38. Phương Lựu - Trần Đình Sử - Nguyễn Xuân Nam – Lê Ngọc Trà – Lã Khắc Hòa –Thành Thế Thái Bình (2002), Lý luận văn học, NXB GD, HN. 39. Nguyễn Đăng Mạnh (1993), Dẫn luận nghiên cứu tác giả văn học, NXB ĐHSP, HN. 40. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, NXB GD, HN. 41. Trần Đồng Minh (1994), Tiếng nói tri âm, NXB Trẻ. 42. Sơn Nam (1967), Nói về miền Nam, NXB Lá Bối, Sài Gòn. 43. Sơn Nam (1984), Đất Gia Định xưa, NXB TPHCM. 44. Sơn Nam (1992), Văn minh miệt vườn, NXB Văn hóa, TPHCM. 45. Sơn Nam (1993), Hương rừng Cà Mau, tập 1, NXB Trẻ, TPHCM. 46. Sơn Nam (1994), Lịch sử khẩn hoang miền Nam, NXB Văn nghệ, TPHCM. 47. Sơn Nam (1999), Hương rừng Cà Mau, tập 2, NXB Trẻ, TPHCM. 48. Sơn Nam (2001), Hương rừng Cà Mau, tập 3, NXB Trẻ, TPHCM. 49. Dạ Ngân (1990), Con chó và vụ ly hôn, NXB Hội nhà văn. 50. Dạ Ngân (1995), Dạ Ngân truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn học. 51. Dạ Ngân (2008), Nước nguồn xuôi mãi, NXB Phụ nữ. 52. Phùng Quý Nhâm (1991), Thẩm định văn học, NXB Văn nghệ, TPHCM. 53. Phùng Quý Nhâm – Lâm Vinh (1994), Tiếp cận văn học, ĐHSP TPHCM 54. Phùng Quý Nhâm (2000), “Cái nhìn của nhân vật”, Tạp chí văn học số 10. 55. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn, NXB Văn nghệ, TPHCM. 126 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo 56. Bùi Mạnh Nhị (1980), Hò Nam Bộ và cuộc sống người dân ở phương Nam tổ quốc, Văn nghệ TPHCM (133) 08/08. 57. Nhiều tác giả (1984), Từ điển văn học, NXB KHXH, HN. 58. Nhiều tác giả (1995), Phê bình văn học, NXB Văn nghệ. 59. Nhiều tác giả (1996), Tuyển tập Kim Lân, NXB Văn học, HN. 60. Nguyễn Phúc (2004), Văn học sáng tạo và thẩm định, NXB KHXH, HN. 61. Huỳnh Như Phương (1994), Những tín hiệu mới, NXB Hội nhà văn, TPHCM. 62. Thạch Phương - Hồ Lê (1992), Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ, NXB KHXH, HN. 63. M. Pospelov (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, NXB GD, HN. 64. Phạm Quang (1985), Đồng bằng sông Cửu Long, NXB Cửu Long, NXB Mũi Cà Mau. 65. Trần Quang (1965), Con người miền Nam, Tạp chí văn học số 4, HN. 66. Vũ Tiến Quỳnh (biên soạn) (1994), Phê bình lí luận văn học (Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Sơn Nam), NXB Văn nghệ, TPHCM. 67. Nguyễn Quang Sáng (1996), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Hội nhà văn. 68. Trần Đình Sử (1996), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ Giáo dục và đào tạo - Vụ Giáo viên, HN. 69. Trần Đình Sử (1996), Lý luận và phê bình văn học, NXB Hội nhà văn, HN. 70. Trần Đình Sử (chủ biên) (2003), Tự sự học, NXB ĐHSP, HN. 71. Lê Ngọc Trà (1990), Lý luận và văn học, NXB Trẻ, TPHCM. 72. Vũ Thăng (2001), Một vài đặc điểm thi pháp truyện Nam Cao, NXB Quân đội nhân dân, HN. 73. Bùi Việt Thắng (1994), “Vấn đề tình huống trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu”, Tạp chí văn học số 2. 74. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB ĐHQG, HN. 127 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo 75. Nguyễn Quang Thắng (2001), Tuyển tập Bình Nguyên Lộc, Tập 1, NXB Văn học, TPHCM. 76. Đào Thản (1994), “Đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật thể hiện trong văn xuôi”, Tạp chí văn học số 2. 77. Nguyễn Phương Thảo (1994), Văn hoá dân gian Nam Bộ - Những phác thảo, NXB GD, HN. 78. Nguyễn Thành Thi (1999), Đặc trưng truyện ngắn Thạch Lam, NXBGD. 79. Nguyễn Huy Thiệp (2003), Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, NXB Trẻ. 80. Nguyễn Ngọc Tư (2000), Ngọn đèn không tắt, NXB Trẻ. 81. Nguyễn Ngọc Tư (2003), Biển người mênh mông, NXB Kim Đồng. 82. Nguyễn Ngọc Tư (2003), Giao thừa, NXB Trẻ. 83. Nguyễn Ngọc Tư (2004), Nước chảy mây trôi, NXB Văn nghệ. 84. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hóa. 85. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ. 86. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Trẻ-Thời báo Kinh tế Sài Gòn. 87. Nguyễn Ngọc Tư (2007), Ngày mai của những ngày mai, NXB Phụ nữ. 88. Phùng Văn Tửu (1996), “Một phương diện của truyện ngắn”, Tạp chí văn học số 2. 89. Phi Vân (2003), Đồng quê, NXB Văn học, TPHCM. Website: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 128 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 129 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo PHỤ LỤC Tính từ chỉ tính chất của sự vật, hiện tượng Tính từ chỉ trạng thái của con người long tong, quắt quằn quặt, cườm cườm, chỏng chơ, bù xù, xi cà que, tỏn tỏn, te te, đầm đầm, bảnh, chừng chừng, chạng vạng, lùng nhùng, lóc cóc, mắc dịch, lom lom, ráo lơ, lạt nhách, hẹp te, binh binh, trổng không, cong vênh, nhóc, bời bời, nèo nẹo, mềm xèo, cùi cụi, tròn dình, chom hom, lổn nhổn, lùm lùm, ngọt xớt, tươi rói, rần rần, lỉnh lảng, thù lù, y thinh, y chang, bậy, sồn sồn, chằm chằm, dột te, thông thống, mắc toi, sùi sụt, tè tè, lọc cọc, mốc meo, chèm bẹp, nhểu nhão, lòng thong, rờn rờn, mỏng te, chách bụp, chủm, loằn ngoằn, láp giáp, thúi ủm, khơi khơi, tùm lum, trớt quớt, bời rời, lủm củm, ứ hự, tém tẻ, lom đom, phập phều, trõm lơ, rúc rắc, riu riu, lòng khòng, hơn hớn, lững đững, gọn hơ, mê miết, tinh tang, ngộ, lửng tửng, lòe xòe, oặt quẹo, lủ khủ, cụt ngủn, kìn kìn, khao khao, sỏi, tèm nhèm, thùm thùm, lẹt xẹt, điếc đát, ướt nhẹp, lụp cụp, tạch tè, rẻ rề, ong ỏng, rình rang, ngược ngạo, láng o, nghễu nghện, rối nùi, non nhuốt, ú na ú nần, cưng, lẫm đẫm, sập sận, teo héo, bộn, lều phều, nhỏ nhẫm, lé xẹ, lục cục lòn còn, tròm trèm, huỡn đãi, nhơ nhởn, bùm xùm, nèo nẹo, quặt quẹo, xơ rơ, khọm rọm, lủm đủm, hơ hỏng,… lông bông, đủng đỉnh, xấp xãi, thắc thỏm, thê thiết, thẹn thùa, buồn xo, lãng xẹt, lựng khựng, lượng sượng, chẩng hẩng, chong chong, chưng hửng, lãng, ngờ ngợ, te tái, tưng tưng, mát dây, cun cút, ngoi ngóp, trèo trẹo, đểnh đoảng, vén khéo, cạn ráo, trù trừ, lăng xăng, nín thinh, nhộn nhạo, quang quẻ, lợt lạt, mắc cỡ, dớn dác, cắc cớ, leo lẻo, ngần ngừ, phừng phừng, bằn bặt, hể hả, đủng đa đủng đỉnh, vùng vằng, nguầy nguậy, kẹt, rành, quạu quọ, dằn dỗi, sương sương, tài khôn, lơ láo, xởi lởi, khật khừng, tở phở, rầu, hụp hửi, vung vinh, cù bơ cù bất, rúm ró, lử lả, luýnh quýnh, nôn nả, trợn trạo, khờ ịt, xinh xẻo, lật bật, lẩm đẩm, hào hển, cắc củm, xênh xang, lanh, láu cá, chù ụ, hịch hụi, nằng nặc, chèo queo, rỗi rãi, lùi lũi, rề rà, lúp xúp, cà tưng, tha thểu, chao chát, lu bù, trầy trật, tẩn mẩn, lụ khụ, hịch hạc, thao láo, trùng trình, lít chít, cù lần, lu bu, khật khờ, lặt lè, mủ mỉ, bì sì, chèo queo, hào hển, lúc cúc, nhát hít, tha thểu, cụm nụm, xìu co, lồm cồm, thò lỏ, xăng xái, nhấm nhẳn, bệu bạo, bịu xịu, cắc cớ, câu mâu, lơn tơn, chao ngáo, tở mở, xửng vửng, khọm rọm, phều phào, tong tả, chùng chình, bầy hầy, lôi thôi, bê bối, lừ đừ, hỉ hả, lạch bạch, hì hụi, lon ton,… 130 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo TÓM TẮT LUẬN VĂN DẪN NHẬP 03. Lý do chọn đề tài Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ Nam Bộ đang trên đường định hình phong cách sáng tác. Những năm gần đây chị đã gặt hái được nhiều thành công ở thể loại truyện ngắn, tiêu biểu là Giải I cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 với tập truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” vào năm 2000. Do đó, trước tiên vì lòng yêu mến của bản thân đối với văn chương của Nguyễn Ngọc Tư, cũng như đối với văn học đồng bằng sông Cửu Long hiền hoà và nhân hậu, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài luận văn là “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư” như chút tấm lòng của người con Nam Bộ tâm huyết với văn chương của quê hương. Thời điểm chúng tôi tiến hành thực hiện luận văn này, Nguyễn Ngọc Tư đã có trong tay hơn năm mươi truyện ngắn. Đây quả là một con số ấn tượng đối với một nhà văn trẻ. Vì lẽ đó, chúng tôi thiết nghĩ việc kịp thời tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của tác giả trẻ này là một công việc có ý nghĩa thực tiễn cao để bổ sung kịp thời cho công tác phê bình-nghiên cứu văn học hiện nay một phong cách sáng tác đặc biệt mang đậm dấu ấn Nam Bộ. Nghiên cứu truyện ngắn của chị một cách khoa học và có hệ thống không chỉ có ý nghĩa đối với công việc nghiên cứu-phê bình văn học đơn thuần mà nó còn có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu về văn hóa nông thôn Nam Bộ và ngôn ngữ Nam Bộ. 04. Lịch sử vấn đề Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn trẻ có khối lượng tác phẩm xuất bản khá lớn chỉ trong một thời gian ngắn. Đồng thời chị đã được trao tặng nhiều giải thưởng văn học có uy tín cũng như nhận được nhiều sự yêu mến và kì vọng lớn lao từ độc giả. Do 131 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo đó, có lẽ không quá võ đoán khi khẳng định Nguyễn Ngọc Tư đã đạt được những thành công nhất định trên con đường định hình một phong cách Nam Bộ đặc sắc trong sáng tác. Thế nhưng, hiện tại công việc nghiên cứu đặc điểm truyện ngắn của chị lại có vẻ khá chậm chạp so với những bước tiến trong nghề nghiệp của nhà văn này. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn tiếp cận phần “Lịch sử vấn đề” này dưới con mắt của lý thuyết tiếp nhận, tức là thu thập và phân loại những ý kiến đánh giá của công chúng khi tiếp cận truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư qua từng thời kì với những tập truyện khác nhau. Xuất hiện lần đầu tiên với tập truyện “Ngọn đèn không tắt”, Nguyễn Ngọc Tư ngay lập tức chiếm được cảm tình của đông đảo độc giả bằng một văn phong nhẹ nhàng, một tấm lòng trong trẻo, một sự tài hoa mộc mạc đầy nắng gió phương Nam. Từ sự hứng khởi ban đầu đó, người đọc tiếp tục chào đón những tập truyện khác của chị như: Nước chảy mây trôi, Giao thừa và Cánh đồng bất tận… với một sự thích thú đặc biệt. Chính vì thế khi thu thập tài liệu về Nguyễn Ngọc Tư chúng tôi nhận thấy không có nhiều ý kiến không đồng tình hay bác bỏ tài năng của chị. Những nhận định trái chiều về Nguyễn Ngọc Tư bắt đầu xuất hiện khi truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” ra đời, kéo theo đó là nhiều ý kiến đánh giá, nhận xét khác nhau về Nguyễn Ngọc Tư được đăng tải rộng rãi trên các báo tạo thành một “hiện tượng văn học” đáng chú ý của năm 2005. Xem xét tình hình nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các báo, chúng tôi nhận thấy có rất nhiều bài viết có giá trị khoa học và thể hiện được sự tâm huyết và tài năng của người viết. Tiêu biểu nhất và sớm nhất có thể kể đến bài viết “Nguyễn Ngọc Tư, đặc sản miền Nam” (Viet-studies) của GS.Trần Hữu Dũng. Nhìn chung tình hình nghiên cứu Nguyễn Ngọc Tư ở nước ta hiện nay còn ít ỏi và chưa có hệ thống. Đa phần các bài viết đều được đăng tải trên các báo, chưa có một công trình nghiên cứu chính thức được in thành sách. Ngoài ra, đa phần các bài viết đều trên tinh thần giới thiệu một tập truyện của chị vừa xuất bản, hay phê bình một truyện ngắn cụ thể nào đó. 132 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo Điều này cũng dễ hiểu vì đề tài của luận văn này là tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn của một tác giả trẻ, do đó dĩ nhiên chưa thể có những công trình nghiên cứu dày dặn và thấu đáo để người viết tham khảo. Các nguồn tư liệu chủ yếu được thu thập trên các trang web văn học như: Viet-studies, E-văn, Vietnamnet, Văn nghệ Sông Cửu Long…, trên các tờ báo giấy uy tín như: Văn nghệ, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, Người lao động, Tiền Phong, Công an nhân dân…và chúng tôi còn tham khảo trên các diễn đàn văn học, blog cá nhân của tác giả và những nhà văn, nhà nghiên cứu khác để có thêm tư liệu. Không thể nói tư liệu về Nguyễn Ngọc Tư ít ỏi, nhưng trước sự đa dạng của các ý kiến cũng như các nguồn tư liệu, chúng tôi buộc phải tỉnh táo và khách quan để “gạn đục khơi trong”, để tìm ra những tư liệu, những bài viết có giá trị nhằm phục vụ tốt cho luận văn này. 03. Giới hạn đề tài và phạm vi nghiên cứu Trong nội dung của luận văn, chúng tôi sẽ dành ra một chương để tìm hiểu đôi nét khái quát về tác giả Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác của chị. Sau đó, sẽ đi vào tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các bình diện sau: - Cảm hứng nghệ thuật - Thế giới nhân vật - Nghệ thuật dựng truyện - Nghệ thuật xây dựng nhân vật - Nghệ thuật trần thuật - Ngôn ngữ và giọng điệu Từ những nghiên cứu có tính chất cơ sở đó, chúng tôi sẽ cố gắng chỉ ra những đóng góp của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư trên các mặt nội dung tư tưởng (như cảm hứng về thân phận con người và hiện thực của nông thôn Nam Bộ, thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư…) và hình thức nghệ thuật (như sự đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ…) 133 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi khảo sát tất cả những truyện đã được xuất bản của Nguyễn Ngọc Tư, gồm 6 tập truyện: -Ngọn đèn không tắt, NXB Trẻ, 2000 -Biển người mênh mông, NXB Kim Đồng, 2003 -Giao thừa, NXB Trẻ, 2003 -Nước chảy mây trôi (tập truyện và ký), NXB Văn Nghệ, 2004 -Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, NXB Văn hóa, 2005 -Cánh đồng bất tận, NXB Trẻ, 2005 Thêm vào đó là những truyện chỉ mới được đăng trên trang web “Viet-studies” của Trần Hữu Dũng (chưa xuất bản) như: Trò chơi quên nhớ, Sông dài con cá lội đâu, Vết chim trời, Núi lở, X-năm một ngàn chín trăm năm xưa, Núi ở lại. 04. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này người viết đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: -Phương pháp thống kê -Phương pháp so sánh -Phương pháp phân tích và tổng hợp Bên cạnh đó người viết cũng cố gắng hết sức vận dụng những kiến thức Thi pháp học của thể loại văn xuôi tự sự (đặc biệt là Tự sự học) vào công việc nghiên cứu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ngõ hầu có thể đóng góp một chút không khí mới mẻ cho tình hình nghiên cứu văn học nói chung và nghiên cứu truyện ngắn nói riêng hiện nay. 05. Đóng góp của luận văn Luận văn này tập trung tìm hiểu “Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư”, nhằm mục đích bước đầu chỉ ra những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư đối với nền văn học Việt Nam hiện đại, đồng thời tìm hiểu sơ bộ để làm rõ hơn những nét đặc trưng 134 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo của phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Đặc biệt luận văn này sẽ giúp người đọc thấy rõ hơn chất Nam Bộ đậm đặc trong ngôn ngữ văn chương Nguyễn Ngọc Tư. Thực hiện luận văn này chúng tôi mong đóng góp một chút công sức cho công tác nghiên cứu-phê bình Văn học Việt Nam hiện đại về cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư. Hơn nữa, từ trước đến nay việc khảo sát và nghiên cứu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư chưa nhiều và chưa có hệ thống. Tính đến thời điểm luận văn này được tiến hành thì chưa có một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nào về đề tài này ra đời. Do đó, chúng tôi đã dụng công nghiên cứu để có thể bổ sung thêm một số nhận định xác đáng và có giá trị bên cạnh những ý kiến đã có trước đây về vấn đề này. 06. Cấu trúc của luận văn Luận văn gồm ba phần chính: Ngoài phần Dẫn nhập và Kết luận, phần Nội dung được chia làm ba chương dựa trên nội dung nghiên cứu: -Chương 1. Khái quát về Nguyễn Ngọc Tư và sự nghiệp sáng tác. -Chương 2. Cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. -Chương 3. Đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 135 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo NỘI DUNG CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC 1.1. Giới thiệu nhà văn Nguyễn Ngọc Tư 1.1.2. Tiểu sử tác giả Tác giả Nguyễn Ngọc Tư tên thật là Nguyễn Ngọc Tư, sinh năm 1976, quê quán ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau. Hiện chị sống và làm việc tại TP Cà Mau. Nguyễn Ngọc Tư cũng là Hội viên Hội Nhà Văn trẻ tuổi nhất hiện nay. Chị từng đạt giải nhất cuộc thi "Văn học tuổi 20 lần thứ 2" của Nhà xuất bản Trẻ, Hội nhà văn TP HCM, báo Tuổi Trẻ tổ chức năm 2000 với tập truyện "Ngọn đèn không tắt" và Giải thưởng Văn học của Hội nhà văn Việt Nam năm 2001 cũng với tập truyện này. Nguyễn Ngọc Tư là một trong những nhà văn trẻ viết khỏe và viết đều khi chỉ trong vòng ba năm đã cho ra đời bốn tập truyện ngắn (không kể tạp văn). Điều đó chứng tỏ chị là một nhà văn miệt mài lao động, miệt mài sống và tích lũy vốn sống để nuôi dưỡng cảm hứng và năng lực sáng tác, chứ không chỉ nhờ vào năng khiếu thiên bẩm. Qua chặng đường bảy năm cầm bút, tung hoành trên cả hai thể loại truyện ngắn và tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư đã phần nào khẳng định được vị trí của mình trong đội ngũ những người sáng tác trẻ của cả nước, đã xác lập được một phong cách sáng tác riêng biệt mang dấu ấn “Nguyễn Ngọc Tư”-một văn phong rặt chất Nam Bộ hiền hòa, hào sảng vang bóng một thời nhưng vẫn hồn hậu nồng nàn đến tận ngày nay. 1.1.3. Quan niệm sáng tác Nguyễn Ngọc Tư có một quan điểm khá hồn nhiên và nhẹ nhàng về nghề nghiệp. Tuy vẫn nhận ra sự chuyên biệt của nghề viết so với những nghề nghiệp khác, nhưng không vì thế mà chị sùng bái văn chương như cái gì cao cả hơn cuộc sống. Chính vì thế mà truyện ngắn của Tư thấm đẫm sự hồn nhiên, chất phác. Nhưng nếu chỉ có hồn nhiên thì Nguyễn Ngọc Tư đã không đứng vững cho đến bây giờ. Ở chị sự hồn 136 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo nhiên vô tư không có dây mơ rễ má với sự lạnh lùng, vô tâm. Văn chương Nguyễn Ngọc Tư đau đáu ân tình và đầy trách nhiệm, trách nhiệm của công dân với xã hội, trách nhiệm của đứa con với quê hương, trách nhiệm với gia đình, với những người xa lạ mà thân quen với mình, nhưng chỉ có điều chúng được cất lên bởi một giọng hồn nhiên, tưng tửng, nhẹ nhõm như không có gì, nhưng thật ra đằng sau nó là cả một sự nghèn nghẹn và chua xót không thể thốt nên lời. 1.2. Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư 1.2.1. Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Ngọc Tư từ khi xuất hiện cho đến nay vẫn được xếp vào đội ngũ những nhà văn trẻ, những người mang trên vai trọng trách làm rạng danh cho nền văn học nước nhà, những người đủ tài và lực để mang đến những luồng gió mới cho văn chương trên cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Bằng những truyện ngắn dung dị về đề tài nông thôn, thân phận và đời sống tình cảm của người nông dân Nam Bộ thời hiện đại, chị đã đóng góp cho khuynh hướng văn học hiện thực một cái nhìn hồn hậu, với lối viết chân tình, thẳng thắn nhưng lại cũng rất hồn nhiên và nhẹ nhàng. Đóng góp lớn nhất của chị cho tới nay ở địa hạt truyện ngắn chính là một văn phong Nam Bộ giản dị, thuần phác với sự điêu luyện trong việc sử dụng chất liệu ngôn ngữ Nam Bộ như một ngôn ngữ văn học giàu giá trị biểu đạt và ẩn chứa tiềm lực sáng tạo đến vô tận. 1.2.2. Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư Cuối tháng 12 năm 2005, Nhà xuất bản Trẻ phối hợp với Thời báo Kinh tế Sài Gòn đã trình làng cuốn tạp văn đầu tiên của Nguyễn Ngọc Tư mang tên “Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư”. Quyển sách khá dày dặn với ba mươi lăm tạp văn thấm đẫm tình cảm của chị với quê hương Cà Mau, với bạn bè, với ba má và chất chứa đầp ắp những kỷ niệm tuổi thơ, những gì mộc mạc, nhỏ bé, nhưng hết sức thân thương và gắn bó với mình. Đến tạp văn “Ngày mai của những ngày mai”, chúng ta nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư đã trưởng thành hơn rất nhiều, giọng văn của chị đã bắt đầu mang nhiều chất 137 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo triết lý và suy ngẫm. Nếu so sánh với mảng truyện ngắn của tác giả này, chúng ta sẽ thấy có một sự tương đồng về mặt bút pháp. Đó vẫn là giọng văn nhẹ nhàng, trầm tĩnh đôi lúc như bông đùa, giễu cợt, thế nhưng khi viết về những vấn đề “nghiêm túc” thì lại hết sức chân thành hay nói cách khác, Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn luôn biết tiết chế và làm chủ ngòi bút của mình. CHƯƠNG 2. CẢM HỨNG NGHỆ THUẬT VÀ THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 2.1. Cảm hứng nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 2.1.1. Cảm hứng về hiện thực đời sống Nam Bộ Có thể nói Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn của những tình tự nông thôn, những sáng tác của chị là bức tranh những vấn đề bức xúc của nông thôn Nam Bộ bởi chị là một trong số ít ỏi những nhà văn hiện nay có khả năng bao quát và phát hiện những góc khuất của đời sống nông thôn, những điều tưởng như đơn giản nhưng quan trọng trong cuộc sống con người Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tư như nói hộ cho những người nông dân bằng chính “giọng” của họ về hiện thực đời sống nghèo nàn, thiếu thốn của mình, những thương tổn tình cảm của mình mà hoàn cảnh đã góp phần gây ra. 2.1.1.1. Hiện thực thiếu thốn của nông thôn Nam Bộ ở các lĩnh vực y tế, giao thông, giáo dục 2.1.1.2. Môi trường sống của nông thôn Nam Bộ đang bị tàn phá nghiêm trọng 2.1.1.3. Thái độ vô trách nhiệm và sự tha hoá của một số cán bộ lãnh đạo 2.1.1.4. Lịch sử và vết thương chiến tranh vẫn còn in dấu trong tâm tư con người Nam Bộ 2.1.2. Cảm hứng về con người Nam Bộ Nguyễn Ngọc Tư viết nhiều và viết hay về quê hương và con người Nam Bộ ở thời hiện đại (trong so sánh với Sơn Nam là thời cha ông đi khẩn hoang và thời kháng chiến) như ca ngợi những truyền thống lịch sử tốt đẹp, những vẻ đẹp hiển hiện và tiềm 138 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo ẩn của con người Nam Bộ trong đời sống thường nhật, trong cách cư xử với nhau. Chữ “tình” và chữ “lòng” là nét đặc sắc trong tính cách của con người Nam Bộ (so với các vùng miền khác) và nói đến tình cảm của con người Nam Bộ mà bỏ mất chữ “thương”, chữ “nghĩa” cũng là một sai sót rất lớn. 2.1.2.1. Những con người có đời sống vật chất nghèo nàn 2.1.2.2. Những con người khao khát tình thương 2.1.2.3. Con người với những tình cảm đẹp 2.1.2.4. Con người tha hoá 2.1.2.5. Con người với những mối tình ngang trái, lặng thầm Điểm qua một loạt các truyện ngắn được gợi hứng từ những vấn đề bức xúc của hiện thực Nam Bộ và thân phận của con người Nam Bộ, chúng ta thấy cái nhìn của cây bút trẻ Nguyễn Ngọc Tư vừa rộng về diện lại vừa sâu về chất. Rộng và sâu bởi vì chị không chỉ phản ánh đơn thuần những vấn đề tồn tại ở nông thôn Nam Bộ mà chị còn chú ý vào tâm tư và tình cảm của những người nông dân Nam Bộ. Đó mới chính là điều chị quan tâm và muốn gởi gắm tới độc giả, Nguyễn Ngọc Tư không muốn gởi tới chúng ta những bức tranh phong cảnh đồng quê yên ả hay bão tố với tư cách những bài phóng sự sinh động, dễ thương nhưng vô hồn, vô cảm. Và một điều nữa chúng tôi muốn xác quyết là Nguyễn Ngọc Tư không hề ngây thơ trong việc nhìn nhận và đánh giá hiện thực xã hội xung quanh mình, có thể chị chưa nhìn xa nhưng chị không hề ảo tưởng với những gì mình viết. Ngòi bút Nguyễn Ngọc Tư luôn tỉnh táo và đầy trách nhiệm nhưng không phải với thái độ lên gân, cứng nhắc mà hết sức nhẹ nhàng, tinh tế, nên dễ khơi dậy ở người đọc một sự cảm thông, chia sẻ. 2.2. Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 2.2.1. Những nhân vật làm ruộng, làm vườn Cái nhìn của Nguyễn Ngọc Tư về người nông dân Nam Bộ mới lạ và phong phú hơn rất nhiều so với những tác phẩm của các nhà văn tiền bối như Hồ Biểu Chánh, Phi Vân, Sơn Nam…Đó là hình ảnh người nông dân trong những mối quan hệ rộng lớn 139 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo hơn cánh đồng của họ, nếp nhà của họ. Số phận của họ gắn chặt và chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những vấn đề thời sự của xã hội. Và những người nông dân ấy trong mối quan hệ với nhau cũng được Nguyễn Ngọc Tư ghi nhận dưới góc nhìn tinh tế hơn, riêng tư hơn, mang ý nghĩa cá nhân nhiều hơn là đại diện cho giai cấp của mình. Nhẹ nhàng nhưng quyết liệt, vô tư nhưng không vô tâm, ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư từ những ngày đầu tiên đã chọn cho mình một nơi chốn để dụng võ đó chính là đồng đất quê hương của chị với những người nông dân một nắng hai sương quen thuộc và yêu dấu. 2.2.2. Những nhân vật sống kiếp thương hồ Bằng một sự quan sát tinh tế và tấm lòng nhân hậu, Nguyễn Ngọc Tư đã vẽ nên cho người đọc những bức chân dung tâm hồn sâu sắc và giàu cảm xúc của các nhân vật sống kiếp thương hồ. Đa phần họ đều nghèo khó, thiệt thòi về những điều kiện sống so với những con người trên bờ nhưng họ vẫn sống và yêu tha thiết dòng sông của mình như Ông Chín, Giang (Nhớ sông)… hay một đời gắn bó với sông như người đàn bà vợ của cha nhân vật “tôi” (Dòng nhớ). Bởi vì họ biết thương, biết nhớ nên những dòng sông trôi chảy miên man như vô tình ấy cũng không phụ lòng mà lúc nào cũng chảy tràn, ăm ắp tình thương để vỗ về và cưu mang những phận người trót mang kiếp sống lưu lạc hải hồ. 2.2.3. Những nhân vật làm nghề “xướng ca” Không biết có phải là vì “cùng một lứa bên trời lận đận” hay không mà Nguyễn Ngọc Tư, một người trẻ viết văn, lại có thể có một cái nhìn vừa sâu sắc vừa nhân hậu đối với những người nghệ sĩ miệt vườn đến vậy? Đằng sau vẻ rực rỡ và hào nhoáng, các nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư đã cho chúng ta thấy những khoảng tối trong tâm hồn họ mà ánh đèn sân khấu không soi rọi tới được, chỉ có thể bằng cái tâm thì mới cởi bỏ được từng lớp xiêm áo diêm dúa để thông cảm với những nhục nhằn, những hy sinh, những lầm lạc, nỗi niềm thầm kín của những con người suốt đời đem lời ca tiếng 140 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo hát, nước mắt nụ cười của mình để mua vui cho thiên hạ, gạt bỏ đời đau để sống hết mình trên thánh đường sân khấu mà không phải ai cũng được bồi đền xứng đáng. 2.2.4. Những nhân vật làm nghề chăn vịt chạy đồng Những nhân vật làm nghề chăn vịt chạy đồng xuất hiện trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư phần lớn như những nhân vật loại hình với những nét tính cách chung như lang thang, phiêu bạt giống ông già chăn vịt trong truyện ngắn “Cái nhìn khắc khoải” hay nhân vật Sáng trong “Một dòng xuôi mải miết”. Những người chăn vịt đồng thời cũng là những con người rất cô đơn, không ai bầu bạn, vì sống một mình thì ai cũng buồn hết huống chi là một mình giữa đồng không mông quạnh. Còn một điểm chung nữa giữa họ là nghèo, nghèo thì mới phải chọn cái nghề cực khổ, rày đây mai đó, không ổn định, nhiều rủi ro này (đàn vịt có thể chết vì dịch bất cứ lúc nào) nhưng hết thảy họ đều có tấm lòng rộng như đồng khơi, sẵn sàng cưu mang giúp đỡ người khác khi hoạn nạn, khó khăn. Riêng truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” lại xây dựng một gia đình chăn vịt chạy đồng đặc biệt. Qua đó cuộc sống của những người chăn vịt chạy đồng được Nguyễn Ngọc Tư phơi bày một cách trần trụi và đậm đặc, ngòi bút của chị đã vẽ ra những bức tranh tăm tối chưa từng thấy của nông thôn Nam Bộ, khắc họa những con người hình như chỉ sống bằng bản năng nguyên thủy của mình với đồng loại ngay giữa thời hiện đại. 2.2.5. Nhân vật loài vật Nhân vật loài vật là một khám phá kì thú của chúng tôi khi thưởng thức truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, bọn chúng có khi là “phát ngôn viên” tình cảm cho nhân vật chính, có khi lại là phương tiện để chị xây dựng nên cốt truyện của mình. Các nhân vật ấy có thể là vịt hay cóc, những con vật hết sức gần gũi với cuộc sống của con người. Có thể nói với ngòi bút của Nguyễn Ngọc Tư, những nhân vật loài vật ấy đã góp phần đắc lực vào việc miêu tả nội tâm của nhân vật “con người”, đảm nhiệm xuất sắc vai trò của “người dẫn chuyện” tài tình, làm nên giọng điệu hài hước cho tác phẩm và 141 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo hơn thế nữa chúng góp phần làm phong phú thêm cho thế giới nhân vật “con người” của chúng ta. Là một người trẻ mới khởi nghiệp viết văn, sự nghiệp văn chương chưa thật sự dày dặn, phong cách nghệ thuật chưa thật sự định hình cũng như phong độ chưa thật sự ổn định, thế nhưng Nguyễn Ngọc Tư đã kịp ghi lại dấu ấn của mình trên văn đàn bằng việc xây dựng trong các truyện ngắn của mình một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng mà kiểu nhân vật nào cũng đầy đặn và có những nét đặc sắc riêng. Thế giới nhân vật ấy là khúc xạ của những con người bằng xương bằng thịt sống xung quanh chị, những con người dù sinh sống nơi đồng ruộng hay chốn thị thành, dù làm bất cứ nghề nghiệp nào cũng tỏa sáng một tính cách rộng rãi, nhân hậu, nghĩa khí rất đặc trưng của con người Nam Bộ. CHƯƠNG 3. ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kiến tạo tình huống 3.1.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và chọn lọc chi tiết 3.1.1.1. Cốt truyện đơn giản Về phương diện kết cấu và quy mô về nội dung, cốt truyện của Nguyễn Ngọc Tư thường là cốt truyện đơn tuyến, hệ thống sự kiện được kể đơn giản về số lượng và rất gọn gàng, ít nhân vật và tính cách nhân vật thường được mô tả một cách rất tập trung và cô đọng, nhiều khi chỉ là một lát cắt của cuộc sống được phản chiếu hay chỉ một đoạn đời nào đó của nhân vật chính được quan tâm mà thôi. Qua khảo sát nhìn chung có thể kết luận, đa số truyện ngắn của chị có cốt truyện khá mờ nhạt, nhiều truyện có thể nói là không có cốt truyện (nó có thể chỉ là một nét tâm trạng, một tình huống, một hoàn cảnh của nhân vật) và một số truyện ngắn của chị chịu sự thâm nhập mạnh mẽ của một thể loại trữ tình là thơ mà chúng tôi tạm gọi đó là những truyện ngắn trữ tình hoá. 142 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo 3.1.1.2. Chi tiết hấp dẫn Nguyễn Ngọc Tư cũng là một nhà văn rất tinh tế trong việc lựa chọn và sáng tạo chi tiết, do đó tuy những truyện của chị thường chỉ xoay quanh cuộc sống sinh hoạt trong gia đình, làng xóm nhưng vẫn không tạo cho người đọc cảm giác đơn điệu, nhàm chán. Nét đặc trưng của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là trong những câu chuyện đời thường luôn có những “chi tiết phát sáng” làm nên giá trị cho tác phẩm và chúng ta có thể xem những chi tiết như thế là những chi tiết có tính nghệ thuật hàm chứa rất lớn cảm xúc và tư tưởng của tác giả. 3.1.2. Nghệ thuật xây dựng tình huống Tình huống truyện hiểu nôm na là một duyên cớ, một nguyên nhân nào đó mà dựa vào đấy tác giả có thể triển khai câu chuyện của mình. Vì thế, khi lựa chọn được một tình huống đặc sắc thì xem như tác giả đã có được một bộ khung lý tưởng để từ đó triển khai toàn bộ tác phẩm của mình. Xem xét truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy bên cạnh tài năng khám phá những điều mới lạ từ những sự kiện đời thường, khả năng mô tả tâm lý nhân vật một cách điêu luyện thì Nguyễn Ngọc Tư cũng khá xuất sắc trong việc tạo ra những tình huống trớ trêu, những nút thắt bất ngờ. Những tình huống trong truyện của chị thường không phải là những xung đột xã hội dữ dội về mặt tính cách giữa các nhân vật, mà đó thường là những tình huống mang tính chất gần gũi, đời thường nhưng khá trớ trêu và cay nghiệt. 3.1.2.1. Tình huống tâm lý Chúng tôi tạm chia những tình huống-tâm lý trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thành những kiểu như: - Tình huống chối bỏ - Tình huống đi tìm - Tình huống trò đùa (hay trò chơi) 143 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo - Tình huống “yêu thầm” Nhiều bài viết về truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đều cho rằng về mặt nội dung, truyện ngắn của chị đa phần là những vấn đề hết sức gần gũi với cuộc sống đời thường, đặc biệt là những mối tình nông thôn hiền lành, lặng thầm, trắc trở. Cô gái trẻ miệt Cà Mau ấy rất có tài thâm nhập vào những góc khuất của những mối tình quê để đau thật sâu với những nỗi buồn của họ. Những “trường hợp” lỡ làng trong truyện ngắn của chị là những tình huống rất đỗi bình thường, dễ bị che lấp giữa bộn bề cuộc mưu sinh, nếu như không có một tấm lòng và sự đồng cảm sâu sắc thì người ta rất khó nhận ra. Những tình huống “yêu thầm” của chị đặc sắc không bởi những chi tiết gây sốc, giật gân mà đặc sắc ở những dòng tâm trạng, độc thoại nội tâm. “Một mối tình” là một truyện ngắn có kiểu tình huống tâm lý như thế. Dòng hồi tưởng của nhân vật “tôi” trở về nhà sau một mùa lưu diễn bắt đầu khi nhớ về thời thơ ấu lúc mới biết yêu Trọng. Miên man theo những cảm xúc ấy là nỗi khát khao cháy bỏng trong lòng chỉ chực chảy tràn ra thành lời mà sao vẫn nghẹn ngào của nhân vật “tôi. Chỉ có vậy, có thể không đáng gọi là một tình huống truyện, nhưng đối với một tác giả giỏi nghề thì chỉ cần một khoảnh khắc, một nét tâm trạng cũng là một duyên cớ để tác giả xây dựng nên tác phẩm. Nhìn chung, đa phần truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư được xây dựng từ những tình huống tâm lý, hay nói cách khác là lấy tâm trạng của các nhân vật làm tâm điểm cho việc xây dựng tác phẩm của mình. Những tình huống tâm lý đặc sắc trong một số truyện ngắn chứng tỏ Nguyễn Ngọc Tư rất tài tình trong việc phơi bày những tình cảm che giấu của nhân vật, khám phá tính cách thật của họ, để cùng họ phiêu lưu vào thế giới nội tâm sâu thẳm của mình. Và kiểu tình huống tâm lý này hấp dẫn người đọc cũng bởi sự chậm rãi và nhẹ nhàng, không bộc phát, không nhiều xung đột gay gắt của nó. 3.1.2.2. Tình huống tượng trưng 144 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo “Núi lở” là một câu chuyện kể về dự án làm phim nhưng phim phải kể về núi và núi nhất định phải lở chỉ trong một buổi chiều, lở đến cụt ngọn. Nhưng tại sao lại phải như vậy? Núi phải lở để phơi bày tất cả sự lở lói trong lòng người, sự lạnh lùng, nhẫn tâm của con người trong giây phút quyết định giữa sống và chết, núi phải lở để thiên nhiên lên tiếng bằng tất cả sự cuồng nộ của mình, núi phải lở để chúng ta biết được đâu đó trên đời vẫn tồn tại những con người “đang rú lên mừng thoát nạn mà đã chết rồi”. Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận, “núi lở” trong truyện ngắn này là một tình huống kỳ dị và có lẽ là không có thật, nó mang ý nghĩa ẩn dụ và tượng trưng nhiều hơn thực tế. Chính tình huống mang nhiều màu sắc hoang đường này đã tạo nên một bầu không khí đặc biệt cho truyện ngắn này, một chút kỳ bí, liêu trai, một chút ghê sợ và thấp thỏm. Nó là một tình huống mở, gợi nhiều trăn trở cho người đọc khi khám phá các tầng ý nghĩa của tác phẩm. Tình huống “núi lở” ở đây có thể xem như là một khối thuốc nổ được giấu kín giữa câu chuyện, để rồi bất ngờ bộc phát buộc các nhân vật phải hành động để phơi bày bản chất của mình. Nhìn chung, kiểu tình huống tượng trưng không phải là “cánh tay thuận” của Nguyễn Ngọc Tư trong việc kiến tạo truyện ngắn, ít nhiều những truyện ngắn có kiểu tình huống này còn chưa giấu kín được ý đồ của tác giả đến cùng. Tuy nhiên, nét hấp dẫn của nó chính là lớp sương mờ huyền ảo từ những hình ảnh biểu tượng lan tỏa ra toàn bộ tác phẩm, với những nhân vật kì lạ với những hành động khó hiểu và bất ngờ làm cho câu chuyện trở nên không thể đoán trước được. Đó cũng chính là ưu điểm của kiểu tình huống tượng trưng. 3.1.2.3. Tình huống thắt nút Tình huống thắt nút trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có thể hiểu như là những tình huống khá căng thẳng do hàng loạt những sự kiện được tác giả tổ chức theo kiểu tăng tiến mức độ nóng bỏng và ngày càng siết chặt vòng vây để giải quyết những mâu thuẫn dồn dập và đan xiết đã được tác giả khéo léo dàn dựng. Tuy nhiên, những tình huống thắt nút mà chúng tôi tìm hiểu (trừ “Cánh đồng bất tận”) đa phần không 145 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo phải là những xung đột xã hội gay gắt, đòi hỏi phải được giải quyết theo kiểu “một mất một còn”, mà đó chỉ là những tình huống ứng xử tâm lý đời thường, được nhìn nhận dưới góc độ cá nhân và sự “thắt nút” cũng được tác giả khai thác dưới khía cạnh đấu tranh nội tâm của từng nhân vật hơn là sự mâu thuẫn giữa các tuyến nhân vật. “Cánh đồng bất tận” có thể được hiểu như là hành trình trả thù miệt mài và trốn tránh cuộc đời của một người chồng bị phản bội, người cha quên mất mình có những đứa con, kéo theo đó là hành trình bị đày ải của Nương và Điền, hai sinh linh nhỏ bé và “duy nhất” trong cuộc truy đuổi mệt nhoài, để học cách sinh tồn giữa vòng vây trần gian mù mịt và đầy bất trắc. Đắm mình vào trò chơi báo thù tàn nhẫn với biết bao người đàn bà, người cha bắt đầu có dấu hiệu mệt mỏi thì chị, cô gái điếm bị người ta đổ keo dán sắt vào cửa mình, xuất hiện như một sự thách thức, một hiểm họa, báo hiệu một điều gì đó thật dữ dội và xáo trộn sắp xảy ra bên cạnh những cơn cuồng nộ dữ dội của thiên nhiên ngày càng vây riết và truy đuổi họ. Người đàn bà nguy hiểm và ham hố đó tìm đủ mọi cách chinh phục trái tim chai đá của người cha, còn đứa con trai thì theo đuổi chị trong tuyệt vọng, vòng quay tình ái đó cứ thế xoay tròn đều đặn và bức bối, chợt tan vỡ vào giây phút định mệnh khi chị quyết định đánh đổi thân xác để cứu bầy vịt mà người đàn ông “độc ác mười” đó vẫn dửng dưng. Chị thua cuộc và ra đi, Điền chạy theo chị. Vậy là chỉ còn lại hai cha con trên những cánh đồng và Nương lờ mờ nhận ra món quà mà Điền để lại, người cha đã bắt đầu quan tâm đến Nương nhưng muộn rồi. Không còn kịp để lấy lại những ánh mắt hận thù, không còn kịp để ngăn chặn sự ra đời của những thằng mất dạy, hằn học nhìn đời và lúc nào cũng chực chờ “đánh chết mẹ những thằng chăn vịt”, không còn kịp để lấp đầy những hố sâu ngăn cách cha con từ bao nhiêu năm qua, không còn kịp cho một dự định dừng lại của người cha…Tất cả đã muộn màng bởi Nương cảm nhận giờ báo thù đã đến, giờ khắc mà quy luật nhân quả sẽ lộ diện với bộ mặt khắc nghiệt và nhẫn tâm. Không phải đợi đến thời khắc Nương phải trả giá, người đọc đã lờ mờ nhận thấy một sự bất an lan tỏa trong từng chi tiết nhỏ xoay quanh các nhân vật như là những đám mây đen đã tích đủ 146 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo điều kiện cần thiết tạo thành một cơn bão. Tuy kết thúc truyện có phần gắng gượng nhưng vẫn không làm giảm giá trị một tình huống thắt nút và siết chặt vòng vây đặc sắc của Nguyễn Ngọc Tư. Điều sâu sắc nhất mà chúng tôi đúc kết được khi xem xét tình huống truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là dẫu cho xây dựng tình huống tâm lý, tình huống tượng trưng, tình huống thắt nút hay bất kì kiểu tình huống nào thì tài năng của chị vẫn là ở chỗ đã chọn được cho mình những tình huống nhẹ nhàng nhưng có sức gợi lớn, có khả năng đánh động sâu sắc vào tâm hồn của người đọc, là cái sườn chắc chắn để tác giả triển khai toàn bộ tác phẩm. 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 3.2.1.1. Những cái tên dân dã, hiền lành 3.2.1.2. Ngoại hình lam lũ, xấu xí Nguyễn Ngọc Tư ít chú trọng miêu tả ngoại hình nhân vật với mục đích khắc họa tính cách mà thiên về giới thiệu hoàn cảnh hoặc nghề nghiệp của nhân vật để hướng người đọc tới chủ đề tác phẩm. Đối với truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư thì ngoại hình của nhân vật thường thống nhất với tính cách nhân vật, nó thường là đường dẫn để người đọc tiếp cận thế giới nội tâm của nhân vật. 3.2.2. Nghệ thuật miêu tả và biểu hiện tâm lý nhân vật 3.2.2.1. Khắc họa tâm lý qua những biểu hiện bên ngoài 3.2.2.2. Biện pháp miêu tả trực tiếp tâm lý nhân vật 3.2.2.3. Độc thoại nội tâm của nhân vật Nguyễn Ngọc Tư rất chú trọng việc xây dựng tâm trạng của nhân vật, đôi khi chỉ bằng một chi tiết nhỏ như ánh nhìn, nụ cười, những cử chỉ vu vơ thôi là chị đã khiến người đọc thấy được sự dồn nén và che giấu tâm trạng thật sự của nhân vật. Nhiều khi tâm lý nhân vật còn được miêu tả bằng những lời nói (trái với lòng mình) 147 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo hay một thái độ đối nghịch hoàn toàn với nội tâm (sẽ bị lật tẩy bởi một nhân vật khác hay một bởi hành động nào đó tiếp theo). 3.3. Trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Tự sự học vốn là một nhánh của Thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng nó chuyên nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề có liên quan. Tự sự học phân biệt rõ giữa “kể cái gì” và “kể như thế nào”, tức là có sự phân biệt giữa khái niệm “câu chuyện” và “cốt truyện”, từ đó làm nổi bật vai trò chủ thể trong trần thuật (tức là vai trò của người kể chuyện). Tham khảo bài viết: Về khái niệm “Truyện kể ở ngôi thứ ba” và “người kể chuyện ở ngôi thứ ba” [70, tr.134-145] của TS.Lí luận ngôn ngữ học Nguyễn Thị Thu Thủy chúng tôi đã nhận thức rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm “người tiêu điểm hóa” và “người kể chuyện”. Theo đó “Người tiêu điểm hóa là người thể hiện quan điểm, đánh giá của nhân vật về thế giới nhân vật, sự kiện trong tác phẩm-người mà qua những hành động, cảm nhận, suy nghĩ-làm điểm tựa cho người kể chuyện thực hiện hành vi kể”; còn “Người kể chuyện là người thực hiện hành vi kể, ghi lại những gì mà nhân vật thấy, nhận vật nghĩ…”. Bài viết cũng làm rõ khái niệm “người kể chuyện hiển ngôn” và “người kể chuyện hàm ẩn”. Vận dụng những hiểu biết đó vào việc tìm hiểu nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi sẽ khảo sát những kiểu người kể chuyện (NKC) như sau: 3.3.1. Người kể chuyện hiển ngôn 3.3.1.1 Người kể chuyện xưng “tôi” kể theo điểm nhìn của chính mình 3.3.1.2 Người kể chuyện xưng “tôi” đóng vai trò dẫn truyện 3.3.2. Người kể chuyện hàm ẩn 3.3.2.1 Người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn của chính mình 3.3.2.2 Người kể chuyện hàm ẩn kể theo điểm nhìn của nhân vật Vận dụng những hiểu biết về “Tự sự học”, với tư liệu khảo sát (có chọn lọc) gồm 40 truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy có 10 truyện có người kể 148 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo chuyện hiển ngôn và 30 truyện có người kể chuyện hàm ẩn. Trong đó ở những truyện có NKC hiển ngôn thì kiểu NKC xưng “tôi” kể theo điểm nhìn của chính mình chiếm ưu thế hơn (8 truyện) còn kiểu NKC xưng “tôi” đóng vai trò dẫn chuyện chỉ xuất hiện trong 2 truyện. Như số liệu đã nêu, chúng ta thấy Nguyễn Ngọc Tư có xu hướng thiên về xây dựng kiểu NKC hàm ẩn trong những truyện ngắn của mình. Thống kê 30 truyện ngắn còn lại, chúng tôi nhận thấy có 20 truyện ngắn có kiểu NKC hàm ẩn kể theo điểm nhìn của chính mình và 10 truyện ngắn có kiểu NKC hàm ẩn kể theo điểm nhìn của nhân vật. Những con số này càng củng cố cho nhận xét Nguyễn Ngọc Tư thiên về lối trần thuật truyền thống trong truyện ngắn. 3.4. Ngôn ngữ và giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 3.4.1. Ngôn ngữ truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư 3.4.1.1. Từ ngữ chỉ địa hình, sản vật Nam Bộ 3.4.1.2. Từ ngữ chỉ trạng thái, hành động theo kiểu Nam Bộ 3.4.1.3. Diễn đạt kiểu Nam Bộ trong lối kể chuyện 3.4.1.4. Đặc điểm câu văn trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Căn cứ vào số lượng tác phẩm đã xuất bản cũng như những đóng góp đã được công nhận của chị, có thể rút ra nhận xét sở trường của Nguyễn Ngọc Tư là sáng tác bằng ngôn ngữ Nam Bộ, tiếp nối truyền thống có từ Hồ Biểu Chánh, đến Sơn Nam, Anh Đức, Nguyễn Quang Sáng, Dạ Ngân…Đó là truyền thống viết văn như nói, không cầu kì, trau chuốt làm mất đi sự góc cạnh và sức sống tươi rói của chữ nghĩa. Đặc biệt ở Nguyễn Ngọc Tư, ngôn ngữ kể chuyện cũng như ngôn ngữ nhân vật đều mang đầy đủ những đặc trưng của ngôn ngữ Nam Bộ trên các phương diện như: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và cả phong cách diễn đạt. 3.4.2. Giọng điệu truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Ngôn ngữ là một trong những yếu tố góp phần tạo nên giọng điệu của tác phẩm văn xuôi, bên cạnh những yếu tố khác như cú pháp, nhịp điệu, cách diễn đạt…Đi tìm giọng điệu trong văn xuôi, chúng ta có thể đứng trên hai bình diện. Ở bình diện vi mô 149 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo (tức là ngôn ngữ của người kể chuyện), chúng ta thấy hiện lên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư một lối kể chuyện hấp dẫn, tự nhiên, hóm hỉnh với lối dẫn chuyện hồn nhiên, tựa như không còn khoảng cách giữa người kể chuyện và nhân vật, người kể chuyện và độc giả. Xét trên bình diện vĩ mô (tức là giọng điệu chung của cả tác phẩm), chúng ta thấy truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có một giọng điệu nhẹ nhàng, đằm thắm và sâu lắng. Giọng văn ấy không chỉ thể hiện ở lối kể chuyện chậm rãi, thong dong mà còn thể hiện ở cả ngôn ngữ của nhân vật, ở những đoạn miêu tả nội tâm của nhân vật. Văn Nguyễn Ngọc Tư giàu cảm xúc vì những nhân vật của chị thiên về cảm nhận hơn hành động, nhân vật thích chìm đắm trong cảm xúc, trong thế giới tinh thần của mình hơn là hành động hướng ra bên ngoài. Khảo sát bốn mươi truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi tạm phân loại truyện ngắn của chị theo những kiểu “giọng” như sau: 3.4.2.1. Giọng thủ thỉ, tâm tình 3.4.2.2. Giọng hài hước, tưng tửng 3.4.2.3. Giọng buồn bã, hiu hiu, đượm đượm 3.4.2.4. Giọng triết lý bình dân Xem xét một cách tổng quát, chúng tôi nhận thấy truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư có sự đa dạng trong giọng điệu như đã trình bày ở trên, nhưng nổi bật nhất vẫn là giọng kể chuyện, tâm tình buồn buồn, thủ thỉ, nhẹ nhàng, mơ màng quá khứ, hoài niệm dĩ vãng của lịch sử, của quê hương, của những số phận cá nhân nhỏ nhoi nhưng không hề bị khuất lấp và lãng quên. Văn Nguyễn Ngọc Tư dễ khiến người đọc đồng cảm chính vì những vấn đề chị đề cập không to tát và xa lạ, nó gần gũi nhưng lại được tâm tình bằng một giọng điệu có thể khơi gợi sự cảm thông, khiến người ta dễ dàng cởi mở lòng mình. 150 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo KẾT LUẬN 1. Mục đích chính của luận văn là tìm hiểu đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, tuy nhiên nhằm làm rõ thêm cho vấn đề đang nghiên cứu, chúng tôi cũng tìm hiểu một cách khái lược về cuộc sống, quan niệm văn chương và những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư đã được xuất bản cho tới thời điểm luận văn này được tiến hành. Có thể nói, đây là một nhà văn trẻ có cuộc sống bình dị, quan niệm văn chương đơn giản nhưng nghiêm túc. Sáng tác đều tay và thành công trên cả hai thể loại là truyện ngắn và tạp văn, Nguyễn Ngọc Tư đang từng bước khẳng định vị trí của mình trên văn đàn bằng những tác phẩm giàu giá trị hiện thực và xã hội, mang màu sắc và hơi hướng đặc trưng của đất và người Nam Bộ. Đóng góp lớn nhất của chị cho tới thời điểm này, theo chúng tôi, đó là văn phong Nam Bộ với sự độc đáo trong việc sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ như là một chất liệu đặc biệt để sáng tác văn chương. 2. Sau khi tìm hiểu một cách hệ thống cảm hứng nghệ thuật và thế giới nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi nhận thấy cây bút này có nhiệt huyết dẫn dắt người đọc đi qua từng cánh đồng, từng phận người với tư cách một người trong cuộc, một thân phận thiết tha chia sẻ và đồng cảm với những thân phận khác bất hạnh hơn mình. Dẫu còn đó trên trang văn rất nhiều nỗi đau, rất nhiều nỗi bức xúc vì thiếu thốn, vì nghèo nàn, thậm chí vì quê mùa mà không chạm đến được hạnh phúc nhưng đâu đó chúng ta vẫn thấy được những nụ cười hạnh phúc, những ánh nhìn yêu thương, những tình cảm ấm áp của những con người nhân hậu chốn đồng bằng dành cho nhau, dìu dắt nhau qua những cơn bão tố cuộc đời với một tinh thần ham sống, lạc quan, dẫu biết cuộc đời còn đó nhiều giông tố và đe dọa nhưng vẫn muốn sống và hễ sống là phải sống cho “ngon lành”. Đó cũng chính là tâm hồn và khí phách từ bao đời của con người và quê hương Nam Bộ. 151 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo 3. Từ việc phân tích những thủ pháp nghệ thuật Nguyễn Ngọc Tư đã sử dụng trong truyện ngắn của mình, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn có biệt tài trong việc miêu tả tâm lý nhân vật, và chị đã thành công trong việc xác lập cho truyện ngắn của mình một văn phong Nam Bộ điển hình, một phong cách sáng tác độc đáo mang “văn hiệu” Nguyễn Ngọc Tư không thể lẫn lộn. Đóng góp lớn nhất hiện nay của chị trong lĩnh vực văn chương là một giọng văn hiền lành, nhân hậu, đầy tinh thần trách nhiệm của một công dân với xã hội, của một con người biết sống nhiệt huyết và tận tụy với người cũng như với mình. Tinh tế nhưng không quá sắc sảo, hồn nhiên nhưng không vô tâm, Nguyễn Ngọc Tư bằng những truyện ngắn nhỏ bé của mình đã góp phần đánh động lương tâm xã hội, thanh lọc tâm hồn của chúng ta bằng những chuỗi khóc cười, buồn bã bi ai cùng với những số phận, những cuộc đời thấp thoáng đằng sau trang viết. 4. Dĩ nhiên tác giả Nguyễn Ngọc Tư vẫn còn đó những nhược điểm trong nghệ thuật viết truyện, cũng như người đọc bắt đầu cảm giác có sự sáo mòn trong hệ thống đề tài của chị trên cả hai thể loại truyện ngắn và tạp văn, thế nhưng chúng tôi tin rằng bằng sự vững vàng và sáng suốt, chị sẽ biết cách thay đổi để làm mới văn chương của mình. Nam Bộ là một mảnh đất màu mỡ, là một tiểu vùng văn hoá đa dạng để Nguyễn Ngọc Tư có thể duy trì hoạt động khai thác cho đến tận cùng con đường văn chương. Vấn đề quan trọng là Nguyễn Ngọc Tư có làm chủ được kho tàng ngôn ngữ Nam Bộ giàu có ấy hay không, có biết cách vận dụng nó một cách sáng tạo hay không để hình thành cho mình một phong cách đặc sắc, một bản lĩnh sáng tạo mới. Bằng những thành công đã đạt được, chúng ta tin rằng Nguyễn Ngọc Tư sẽ còn tiến xa hơn trên con đường văn chương của mình. 152 Đặc điểm truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư Nguyễn Thành Ngọc Bảo Học viên: NGUYỄN THÀNH NGỌC BẢO Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Tên đề tài luận văn: ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN NGUYỄN NGỌC TƯ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ HỒNG HÀ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN038.pdf