Luận văn Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân

PHẦN MỞ ĐẦU Nguyễn Tuân là một tên tuổi lớn của văn học Việt Nam hiện đại.Sự nghiệp sáng tác của ông trải ra trên hai chặng đường: Trước năm 1945 ông là một nhà văn lãng mạn tiêu biểu và sau năm 1945 ông đứng trong đội ngũ những nhà văn gắn bó với sự nghiệp cách mạng. Sáng tác của Nguyễn Tuân thuộc nhiểu thể loại: tùy bút, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, phóng sự, tự truyện, bút kí phê bình Về truyện ngắn ông là cây bút xuất sắc. Vang bóng một thời của ông được đánh giá như một tác phẩm “gần đạt đến độ toàn thiện, toàn mỹ” (Vũ Ngọc Phan). Trong truyện ngắn Nguyễn Tuân tồn tại một thể tài – thể tài yêu ngôn như cách ông đã từng định danh cho nó. Đây là một thể tài đặc biệt, in đậm dấu vết sáng tạo của Nguyễn Tuân. Sau một thời gian dài, những truyện này ít được nhắc tới và từ những năm chín mươi thế kỉ XX mới được tập hợp đầy đủ, được nhìn nhận như một mảng tác phẩm có những nét riêng độc đáo trong toàn bộ sáng tác của ông. 2. Yếu tố kì ảo, chất huyền kì đang là một hướng đi, một hướng tìm tòi tạo nên những đột phá quan trọng của nghệ thuật tự sự đương đại. Chất kì ảo quái dị từng làm nên một dòng truyện đặc sắc nửa đầu thế kỉ XX trong đó có Yêu ngôn của Nguyễn Tuân đang được tiếp tục dòng chảy của nó vào văn học đương đại, tạo nên sự khởi sắc của văn xuôi hôm nay. 3. Chọn đề tài “ Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân” luận văn mong muốn làm rõ một thế giới nghệ thuật độc đáo trong văn Nguyễn Tuân, đồng thời góp phần nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, vốn được nhìn nhận chủ yếu ở thể tùy bút cùng với thành tựu đỉnh cao của tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Đồng thời nghiên cứu Yêu ngôn cũng là để làm rõ những giá trị, những kinh nghiệm và truyền thống của loại “truyện kỳ ảo” mà cây bút bậc thầy Nguyễn Tuân đã từng khai phá và sáng tạo đang tiếp tục được vận dụng trong văn học đương đại, và cũng qua đó hiểu thêm và đánh giá đúng hướng đi này của văn học đương đại . 4. Đã có nhiều công trình, luận án, luận văn quan tâm đánh giá, nghiên cứu toàn diện hoặc nhiều khía cảnh nội dung, nghệ thuật tác phẩm Nguyễn Tuân: quan điểm nghệ thuật, phong cách nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu, đặc trưng kí, tùy bút. Tuy vậy, mảng truyện Yêu ngôn của Nguyễn Tuân cho đến nay chưa được nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ như một chỉnh thể, một thể tài riêng với các khía cạnh nội dung và nghệ thuật có tính đặc thù. Do vậy, đề tài mà luận văn lựa chọn sẽ cố gắng tập trung vào hướng khảo sát còn mới mẻ này. MỤC LỤC Phần mở đầu I. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 1 II. Lịch sử vấn đề 2 III. Phạm vi nghiên cứu 3 IV. Phương pháp nghiên cứu 4 V. Đóng góp của luận văn 4 VI. Cấu trúc luận văn 4 Nội dung Chương 1: Yêu ngôn - một thế giới nghệ thuật huyền kỳ 5 1.1. Một cõi riêng trong văn chương Nguyễn Tuân và văn chương 5 đương thời 1.2. Một thế giới nghệ thuật đặc thù 14 Chương 2: Đặc trưng thi pháp Yêu ngôn 19 2.1. Không gian - thời gian nghệ thuật của Yêu ngôn 19 2.1.1. Không gian nghệ thuật 19 2.1.2. Thời gian nghệ thuật 33 2.2. Thế giới nhân vật với số phận dị biệt và tính cách phi thường 37 2.3. Phương thức nghệ thuật tạo dựng thế giới Yêu ngôn 54 2.3.1. Nghệ thuật trần thuật 54 2.3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật 66 2.3.3. Giọng điệu 74 Chương 3: Sự dung hợp, thăng hoa của cái đẹp và những giá trị nhân bản 77 3.1. Cái đẹp và những giá trị văn hoá 78 3.2. Triết lý nhân sinh, chiều sâu nhân bản 85 Phần kết luận 96 Thư mục tham khảo 100

pdf107 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2133 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chúa hay giở mặt, nước nông mà lại hay có sóng ngầm ” (Đới Roi). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 Còn đây là niềm xót thương trước người nghệ sĩ đang đổi mạng sống của mình để lấy tiếng đàn: “Bá Nhỡ ngồi trước mặt kia, sinh mệnh chỉ còn dính vào cuộc đời bằng một vài khổ đàn nữa thôi. Tắt bản đàn là cuộc đời người đang xuống cái đầu gẩy bằng sừng bò tót kia cũng hết luôn. Hơi tơ thiểu não như lời gửi gấm giối giăng. Nó buồn rộng ra nhoè quá một tiếng lên đường. Thôi thì đây cũng là những tiếng cuối cùng của đời”. (Chùa Đàn). Có thể nói Yêu Ngôn với giọng địêu trữ tình là giọng chủ đạo đã mang vẻ đẹp riêng trong phong cách của Nguyễn Tuân. Khác với các tùy bút, các truyện khác thường có giọng khinh bạc, sâu cay hoặc trào phúng giễu nhại, Yêu ngôn có giọng điệu chủ yếu là giọng trữ tình ấm cúng đôn hậu, bắt nguồn từ sự xúc động của nhà văn về con người, cảnh vật, biểu hiện những tình cảm đã được lắng sâu, chiêm nghiệm, thích hợp để tạo một không khí Liêu trai huyền kỳ và sự luyến tiếc những vẻ đẹp xưa cũ. Chƣơng 3 SỰ DUNG HỢP THĂNG HOA CỦA CÁI ĐẸP VÀ NHỮNG GIÁ TRỊ NHÂN BẢN Đọc tác phẩm Nguyễn Tuân, điều dễ nhận thấy là ông hết sức nâng niu, trân trọng và khao khát cái đẹp. “Ông luôn muốn mỗi ngày sống, mỗi trang đời của mình cũng là một trang nghệ thuật. Đó là thái độ thẩm mĩ đặc biết riêng của ông đối với cuộc sống” [27, tr 534]. Giới nghiên cứu phê bình đã dành những lời trân trọng nhất để đánh giá về điều này trong sáng tác của Nguyễn Tuân: “ Một nhà văn kính trọng và yêu mến cái đẹp” (Thạch Lam); “Nguyễn Tuân người đi tìm cái đẹp, cái thật” (Nguyễn Đình Thi); “ Nguyễn Tuân, nhà nghệ sĩ ngôn từ đã đưa cái đẹp thăng hoa” (Hoài Anh); “ Phong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 cách nghệ thuật Nguyễn Tuân có yếu tố bao trùm và là yếu tố bất biến từ trước đến sau cách mạng tháng Tám: đó là tư tưởng suốt đời săn tìm cái đẹp của con người” [27, tr194]... Trân trọng, chắt chiu cái đẹp trong cuộc sống cũng như trong nghệ thuật- Con người tôn thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa đó đã có những phát hiện hết sức mới mẻ, vừa tinh tế vừa hấp dẫn về cái đẹp nhiều khi khuất lấp và mơ hồ trong cuộc đời. Đặc điểm này thể hiện phong phú và luôn sống động trong nhiều sáng tác của Nguyễn Tuân trong Yêu ngôn. 3.1. Cái đẹp và những giá trị văn hóa: 3.1.1. Trân trọng tài hoa và cái đẹp: Là người say mê cái đẹp, Nguyễn Tuân luôn bày tỏ lòng ngưỡng mộ những cốt cách tài hoa nghệ sĩ, những con người có tư thế sang trọng bởi sinh ra trong một đất nước có hàng nghìn năm văn hiến. Ngay từ thưở Vang bóng một thời , Nguyễn Tuân đã đi vào những chủ đề thách đố đối với văn chương mà ít nhà văn dám bước vào: nghề ăn chơi, nghề đao phủ, nghề trộm cướp, nghề uống trà, nghề thả thơ, nghề đánh thơ, nghề sống... và Nguyễn Tuân đã nâng tất cả những ngành nghề ấy lên hàng nghệ thuật. Gắn với những nghề ấy là những con người dù họ trong sạch, thanh cao hay tăm tối, mê lạc, tội lỗi, dù họ là ông Huấn Cao, cụ Kép làng Mọc, cụ Sáu hay là Bát Lê, Lý Văn, Phó Kình..., thì những con người ấy đều có một điểm chung, chung nhau chữ nghề, họ là những tay nghề, những nghệ sĩ trong nghề của mình, trung thành với cái đẹp. Tiếp tục quan niệm ấy đến Yêu ngôn, những con người tinh hoa độc đáo, tài hoa nghệ sĩ cùng các thú chơi, lối sống của kẻ mang phong vận kỳ tài vẫn là những nhân vật lí tưởng của Nguyễn Tuân. Người chủ đồn điền trong Lửa nến trong tranh là một con người đặc biệt. Có một sản nghiệp đáng giá nhưng niềm đam mê của ông không phải là việc làm giàu. Ông có một cái “cốt tài tử”, đó là thú ham sưu tầm tranh cổ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 Vào nhà ông “ người ta tưởng đấy là một nhà bảo tàng chứa tranh Tầu”. Tiền của mỗi vụ cà phê thu về rất nhiều nhưng ông đều cho đi mua tranh hết, đến nỗi “ người ta ngờ việc mở đồn điền chỉ là một cái cớ và mục đích muốn đạt được thì phải là một bảo tàng Viện cổ họa Trung Quốc kia”. Đã từ rất lâu rồi, ông ao ước được sở hữu một bức tranh quý, “nó vẽ một ông tướng già đang ngồi xem sách đêm trong quân trướng. Trên án sách có một ngọn nến cháy trên đế son. Góc phải bên án, có vẽ một thanh bảo kiếm tuốt trần ghếch lên cái hộp tướng ấn...”. Và lần này, để thỏa nguyện, ông cho người đi lùng bằng được bức tranh dù phải bỏ ra một khoản tiền rất lớn. Khi bức cổ họa được đưa về, niềm hạnh phúc tràn trề của ông lại bị thay bằng nỗi thất vọng bởi bức tranh không còn nguyên bản, nó đã bị đánh tháo mất ruột, nghĩa là cái chỗ quý giá nhất đã không còn. Ông không tiếc tiền mà “ chỉ hận tiếc mình đã chẳng có duyên với vật báu”. Và để cho bức tranh cổ họa được một lần cháy sáng, ông đã chấp nhận sự hi sinh, đem tranh Hàn Kỳ ra “ châm lửa nến thí nghiệm” để cho công chúng một phen được thưởng thức cái lạ kỳ của bức cổ họa đó. Người chủ đồn điền quả thực là con người có lối tiêu khiển trang nhã, một lối sống văn hóa tuyệt vời thanh cao. Qua hình tượng này, Nguyễn Tuân dạy người ta nghệ thuật sống để tận hưởng cái ý vị tinh túy, sâu sắc của cuộc sống. Những nhân vật chính diện trong Yêu ngôn của Nguyễn Tuân đều là những con người hiện thân cho sự phong nhã, thanh cao, “ những con người tài hoa, nhiều tình cảm, kinh lịch nhiều, sống kỹ lưỡng, sống rộng rãi không bao giờ chịu gò bó vào một khuôn khổ nào nhất định” [27, tr 54]. Người ta có thể nghĩ đến một chủ đề về văn hoá nhân cách, rải khắp những trang văn Nguyễn Tuân và ngay cả trên những trang kỳ dị Yêu ngôn. Ấm Đới (Đới Roi) có một cuộc đời đậm chất tiểu thuyết. Thuở trai trẻ phong lưu, Ấm Đới nặng lòng với chữ tình. Cậu say cô Tám như điếu đổ. Để làm đẹp lòng tình Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 nương, Ấm Đới đã lấy bộ chén ngọc liệu của nhà thờ họ chuyên dùng vào việc giỗ kỵ, “đem bán đắt bán rẻ đi sắm giường Hồng Kông” để cô Tám ngủ cho đỡ đau lưng, còn bao nhiêu thì “uống sâm- banh dần với tình”. Con người ấy cũng thật tài hoa trong làng chơi: đánh trống, chơi đàn...Cái gì cũng hay. Rồi cuộc sống đến lúc xế chiều, tiền hết, sức khỏe hết, cái tài hoa còn giữ lại được thì cũng chỉ là thừa, “tài tình như thế cũng hóa ra hão huyền”, Ấm Đới lâm vào cảnh cùng đường, “giờ sống bằng nghề chuốt roi chầu và vót gọng ô nan hoa xe đạp làm tiêm bán cho các tiệm”. Tên gọi Đới – Roi từ đấy mà ra. Cái tên ấy cũng thực xứng với cái tài chuốt thứ roi chầu quý. Ấm Đới có đôi roi chầu mà “ đánh đến một nghìn bài Thét Nhạc rồi mà đời một cái roi vẫn cứ lành vẹn”. Đôi roi được tạo nên “ một cây bằng gỗ Khổng, một cây bằng gỗ Nguyệt Quế. Roi gỗ Khổng khắc cả một bài Hữu Sở Tư chữ lệ và riêng mấy câu “ mỹ nhân hề mỹ nhân – Bất chi vi mộ Vũ hề vi chiêu vân – Tương tư nhất dạ...” thì viết theo lối hành thư. Roi gỗ Nguyệt Quế khắc một câu Thiên Thai Thanh đào bạch thạch dĩ thanh trần”. Đó là những nét khắc tinh xảo, là cái tình với đàn, với trống với kỹ viện của Ấm Đới. Khi sa cơ, gặp người khách biết cái giá trị của đôi roi chầu, Ấm Đới cũng chỉ bán đi một cây, còn một cây giữ làm kỷ niệm cho cái đời đàn hát của mình. Ấm Đới có thể chuốt loại roi chầu gỗ găng tầm thường kém giá trị để kiếm sống, nhưng lại không chịu sống bằng lòng thương hại của người tri kỷ. “ Đới – Roi hiểu Vy thương mình lắm. Nhưng gắn cái thân mình vào đời Vy chàng thấy là buộc một quả chì vào đời người ta để rồi mà chịu ơn đời đời. Mà từ sau phút này, từ chối Vy nữa, chàng thấy sống là một sự hết cả vui”. Người nghệ sĩ cùng đường ấy đã chọn cái chết để chấm dứt cuộc sống vô vị, để nguyên vẹn một nhân cách. Cái cốt cách sang trọng ấy cũng có thể thấy ở Bá Nhỡ (Chùa Đàn), ở Bố Ô (Rượu bệnh). Qua hàng loạt nhân vật trong Yêu ngôn, có thể thấy Nguyễn Tuân quan niệm về con người khác hẳn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 các cây bút đương thời. Ông chia thế giới nhân vật của mình theo tiêu chí thẩm mỹ. Tất cả những nhân vật chính diện được ông mô tả như những tâm hồn nghệ sĩ tài hoa. Còn những nhân vật phản diện hiện lên như những kẻ phàm phu tục tử, thô lỗ, ngu độn, dốt nát, chỉ biết phụng sự đồng tiền. Những nhân vật có tâm hồn tài hoa nghệ sĩ được ông thể hiện rất phong phú, sinh động, đa dạng. Họ rất đẹp, nhưng luôn khiến người đọc bị ám ảnh bởi cảm giác mong manh, dễ đổ vỡ, dễ tan biến. Đó phải chăng là sự bạc mệnh muôn đời của tài hoa . Những vẻ đẹp ấy như được bao bọc bởi một màn sương mờ ảo có thể tan biến bất cứ lúc nào, và khi đó nó chỉ còn để lại chút vang bóng một thời. 3.1.2. Tái hiện những khung cảnh sống, những nét đặc thù văn hóa. Nguyễn Tuân sinh ra tại phố Hàng Bạc, giữa nơi ba mươi sáu phố phường nghìn năm của Hà Nội. Quê ông ở ngoại thành, làng Mọc, một vùng đất quê nổi tiếng của nhiều danh nho đời cũ. Thân sinh của ông là một nhà nho tài hoa đậu khoa thi Hán học cuối cùng. Từ nhỏ ông đã được sống trong nền văn hóa dân tộc, với những cảnh sắc, phong tục, nền nếp, với cách ăn ở vui chơi từ một thời xưa đang tàn dần. Có thể nói Nguyễn Tuân là một tài tử nhà nòi, đã sống thật chín cái cái nếp sống của một thời vang bóng kia và cái hồn dân tộc, cái chất văn hóa truyền thống của dân tộc đã ngấm vào máu thịt nhà văn. Điều đó đã tạo nên một Nguyễn Tuân luôn biết trân trọng cái đẹp, cái quý của văn hóa. Khi viết về những cái xưa cũ, những cái thuộc về quê hương đất nước hay những cái có thể tưởng tượng nhớ đến quê hương đất nước, ông viết tinh vi và sâu sắc” (Vũ Ngọc Phan). Những giá trị tích cực nhất của sáng tác Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám là tinh thần dân tộc biểu hiện qua việc khai thác và gìn giữ cái đẹp truyền thống. Cái phong vị thắm đượm trên nhiều trang viết của Nguyễn Tuân là tấm lòng gắn bó máu thịt ân tình với văn hóa dân tộc – từ cảnh vật, không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 khí của quê hương đất nước cho đến nếp sống, điệu cảm quen thuộc với mỗi người Việt Nam. Nguyễn Tuân là một nhà văn “đặc Việt Nam” (chữ dùng của Vũ Ngọc Phan) và chính ông cũng tự “ cảm thấy lòng tôi vẫn là một tấm lòng An Nam hoàn toàn giữa một ngày 29 tết” [55, tr 286]. Tinh thần dân tộc ở Nguyễn Tuân là nội lực chủ yếu giúp ông hồ hởi “ lột xác”, là mãnh lực níu ông lại trên triền dốc xê dịch ăn chơi để giữ mình khỏi thành sa đọa. Thẳm sâu trong ông thắm đượm tình cảm với từng chút hương xưa của đất nước. Trong văn chương Việt Nam, Nguyễn Tuân là người đầu tiên làm sống lại thời cũ với những vẻ đẹp riêng, cũng là người luôn quan tâm đến những giá trị văn hóa cả vật chất lẫn tinh thần thuần túy dân tộc như vậy. Những trang đượm phong vị Việt Nam ấy, như giáo sư Hoàng Như Mai nhận định, đã “ bảo tồn, lưu truyền những tinh hoa của dân tộc... là phong độ, là lối sống của con người Việt Nam từ nghìn xưa mà nghìn sau có trách nhiệm phải thừa kế, tài bồi”.Ở những trang tuyệt bút của Yêu ngôn nhà văn luôn nung nấu thiết tha một nỗi niềm dân tộc. Dẫu Gốc Dó thần đã kết tinh thành nàng tiên ngọc (Xác ngọc lam) thì nàng tiên ngọc ấy vẫn cần ăn chất vỏ dó, cần được sưởi ấm bằng chất đó quê hương: “ Hồn đá này phải ăn chất vỏ dó”, thiếu dó thì dẫu có là thần tiên thì cũng sẽ chết khô. Tinh túy của cái đẹp là gì nếu không phải là đã kết tinh từ cội nguồn văn hóa dân tộc. Văn hóa là một dòng chảy liên tục từ quá khứ đến hiện tại. Với Nguyễn Tuân, quá khứ là nơi hội tụ những tinh túy của tâm hồn Việt, văn hóa Việt. Trong “ Vang bóng một thời” người đọc được đón nhận bao nhiêu kiến thức văn hóa tinh tế: pha một ấm trà như thế nào để có được một chén trà ngon, để trong chén trà ấy có sự kết đọng của trời, của đất, của sương đêm, của hương hoa...và đặc biệt là cả tấm lòng, cả tâm hồn của người pha trà, để uống trà không chỉ là chuyện ăn uống mà trở thành cả một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 nghệ thuật, nếu chưa phải là trà đạo thì chí ít cũng phải là nghệ thuật của ẩm thực; một nét chữ được viết ra sao để nó không chỉ là nghệ thuật thư pháp mà nét chữ ấy còn là nét người, là cái chí, cái hoài bão tung hoành của đời người; cách ra chữ để đố một câu thơ, làm sao để chữ ấy có thần nhất, tài hoa nhất...Tất cả những kiến thức ấy là hồn dân tộc, là chất Việt Nam, văn hóa Việt Nam, đến Yêu ngôn không hề vơi cạn đi mà ngược lại vẫn hết sức đậm đà và có thêm những diện mạo phong phú hơn. Ý thức dân tộc, lòng yêu nước ở Yêu ngôn thể hiện bằng tình yêu cái đẹp quá khứ hiện diện trong không gian, thời gian, cảnh vật, con người, đời sống quá khứ, từ Xác ngọc lam, Trên đỉnh non Tản, Khoa thi cuối cùng, Rượu bệnh. Trong Rượu bệnh nhà văn đã tái hiện một khung cảnh Hà Nội xa xưa mà rất đỗi quen thuộc với những cửa Ô, cảnh buôn bán tấp nập trên bến dưới thuyển, cảnh những cô gái gánh hàng rong đi bán khắp phố phường, những người hành khất nay cửa ô này mai cửa ô khác sống nhờ vào lòng thương của người đời mà cốt cách vẫn rất hào hoa, để rồi khi vắng bóng họ thì phố phường chợt trở nên hoang vu lạnh lẽo, thiếu sinh khí... Ở Khoa thi cuối cùng nhà văn giúp ta biết cách chọn một tờ giấy, một cây bút, một thỏi mực thật đúng cách cho sĩ tử và trường thi: bút lông phải là thứ bút “ Tảo Thiên Quân lông trắng”; mực viết phải là “ thỏi Hoàng Tam Xương vàng” giấy phải là “ giấy lịch Bưởi”... Nhà văn không chỉ tỏ ra am hiểu sâu sắc về giấy bút mực nơi trường ốc mà còn như đặt cả tâm hồn mình vào những tên gọi xa xưa đầy chất văn hóa ấy! Và không chỉ có vậy Khoa thi cuối cùng còn tài tình biết bao khi dựng không khí một mùa thi với sự náo nức, tất bật của sĩ tử. Năm nay nhà nước lại mở khoa thi, có những ông đồ già râu tóc đã ngả màu vì sự đùa nhả của công danh đánh lừa suốt mấy phen, chuyến này cũng cố chen ra hồ vớt lấy một chút phấn hương cuối chầu của triều đình. Trường Hà Nam hợp thi khoa Mậu Ngọ còn nhộn nhịp gấp mấy khoa Ất Mão trước và đây là cảnh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 trường thi vô cùng quen thuộc người đọc từng gặp trong thơ Tú Xương, thơ Nguyễn Khuyến, trong “ Lều chõng” của Ngô Tất Tố. Đây là cảnh tượng trong Khoa thi cuối cùng: khi tiếng loa đồng xoáy sâu vào màn mưa lạnh, thân hình các nho sinh “chỉ là một thân cột cứng đờ mà sự thi cử đã mắc vào đấy biết bao nhiêu thứ múi, dây lòng thòng, dây lều, dây chõng, dây buộc bộ gọng, ống quyển...” Làm nên một đất nước Việt Nam cổ kính, không thể không nhắc tới những làng nghề thủ công truyền thống. Trong Yêu ngôn thấy hiện lên khá dồi dào “bách nghệ trong nước” lừng danh thiên hạ không chỉ bởi cái đẹp mà còn bởi sự tài hoa của bàn tay con người, bởi sự “lành nghề” của một dân tộc có hàng nghìn năm văn hiến. Có thể nói làm nên linh hồn những trang viết tài hoa nhất của Nguyễn Tuân là một tình cảm dân tộc thiết tha gắn liền với những giá trị văn hóa cổ truyền của đất nước mà tổ tiên ông bà đã gửi gắm lại. Nguyễn Tuân xứng đáng được gọi là nhà văn của một dân tộc có văn hóa, có thẩm mĩ. Không chỉ ở Vang bóng một thời mà trong Yêu ngôn dù là truyện ma thì vẫn là truyện ma của một thời đã lùi vào quá vãng, cái thời còn có những anh khóa văn hay chữ tốt nhưng trời không cho đỗ đạt nên bị hồn ma báo oán; cái thời mà các lò giấy làng Hồ Khẩu chuyên chế loại giấy ngự chỉ tiến vua và đóng quyển thi cho các sĩ tử, cái thời mà sách vở thánh hiền còn in bản gỗ, bìa đánh cây, gáy sơn son và người có chữ nghiêm trang ngồi đọc bên chiếc lư trầm tỏa làn khói nhạt; cái thời mà sơn thần Tản Viên thường xuống cõi trần gọi thợ lên sửa đền trên đỉnh Ba Vì sau mỗi lần đụng độ dữ dội của hai kẻ tình địch. Mượn câu chuyện người thợ được thần núi Tản triệu lên dựng đền, Nguyễn Tuân cho độc giả thấy các sức mạnh bốn nghìn năm của dân tộc, khí thiêng sông núi vẫn còn đó, vẫn lẫm liệt uy nghi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 Đó chính là văn hóa Việt, tâm hồn Việt mà Nguyễn Tuân biết kế thừa khai thác, phát huy để làm nên cho Yêu ngôn một thế giới nghệ thuật riêng, rộng dài hơn rất nhiều chủ đề huyễn tưởng ma mị vốn là một kiểu tư duy nghệ thuật đặc thù của Yêu ngôn. 3.2. Triết lý nhân sinh, chiều sâu nhân bản: Văn học nhận thức và phản ánh cuộc sống con người, thể hiện tư tưởng tình cảm, ước mơ và khát vọng của nhà văn. Tác phẩm văn học là nơi nhà văn kí thác, nơi khẳng định quan điểm nhân sinh, lý tưởng thẩm mĩ. Những tác phẩm văn học có chiều sâu luôn dành cho người đọc những điều mới mẻ để phát hiện, chiêm nghiệm, suy ngẫm bởi đó là “thông điệp thẩm mỹ” mà tác giả gửi đến cho bạn đọc. Với Yêu ngôn, các vấn đề văn hóa, lịch sử, số phận con người mà Nguyễn Tuân đặt ra đã đạt tới tầm triết lý nhân sinh, tới chiều sâu nhân bản. Cả tám truyện của Yêu ngôn đều thể hiện sâu sắc điều đó và điều này góp phần không nhỏ vào việc tạo nên tính chất đặc biệt “một mình một cõi” của tác phẩm. Trên đỉnh non Tản đưa người ta vào một chốn Thiên Thai – cõi tiên kỳ ảo- mà con người được chiêm ngưỡng, được tận hưởng trong một dịp hiếm hoi. Đó là thế giới của ngọt ngào huyền diệu, của sự bất tử vĩnh hằng mà muôn đời con người vẫn mơ ước. Những người thợ mộc Chàng Thôn với đôi tay tài hoa của họ đã từng chạm tới cái đẹp vĩnh hằng ấy như trong một giấc mơ để rồi khi tỉnh lại thì giấc mơ ngọt ngào biến mất. Họ trở về cuộc đời thực với bao nuối tiếc và đối diện với những bất trắc của số phận. Giấc mơ chốn bồng lai tiên cảnh là một ảo ảnh luôn chập chờn trước mắt họ, tưởng như gần đấy mà lại khó nắm bắt, nó giống như những hòn cuội có nhân trên thế giới bí mật của non Tản, khi “ đem thả vào bát nước mưa...lấy thìa múc uống thấy say ngát vô cùng”, nhưng khi đã “hạ sơn” đã “ăn cơm hạ giới” thì người ta chỉ “còn phảng phất mà thôi”. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 Giấc mơ bao giờ cũng đẹp, còn đời thực thì lại quá đỗi bình thường, thậm chí ẩn chứa đầy bất trắc. Mỗi người thợ mộc khi đã hạ sơn đều đem theo trong mình một lời đe doạ của Thần Non cao- một con dao bằng lá trúc có phép thuật kết liễu cuộc đời kẻ nảo dám tiết lộ bí mật của ngàn xanh. Và thế là giấc mơ mãi mãi chỉ là giấc mơ, đẹp đấy nhưng không bao giờ con người nắm giữ được. Với Khoa thi cuối cùng (hay là Báo oán) người đọc có thể thấy câu chuyện đậm màu sắc triết lý của dân gian về sự quả bảo “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”. Một người thiếp tài hoa bị chết oan uổng, kẻ “thất đức” đã khiến lòng nàng chất chứa đầy oán giận, muốn “ cho nó bị tội cả nhà”. Nỗi hận ấy nàng trút vào cả hai người con trai của chồng: Đầu Xứ Anh và Đầu Xứ Em. Hai nho sinh tài hoa, tuấn tú, giỏi giang chữ nghĩa, vậy mà cả anh và em hễ bước chân vào chốn trường thi là bị những cơn đau tối tăm mặt mũi, trời đất thì đảo điên và oan hồn của người đàn bà hiện lên quấy phá. Họ đều trở thành những kẻ hỏng thi trong kì thi cuối cùng - Điều ấy đồng nghĩa với sự chấm dứt của một danh gia vọng tộc bởi con đường duy nhất để một nam tử lập thân chỉ có thể là con đường khoa bảng. Một khi sự thi cử thất bại thì con đường hiển đạt cũng đóng lại trước họ. Thế là chỉ vì việc làm sai quấy của người cha mà hậu quả “ kẻ khát nước”, “kẻ gặt bão” lại chính là thế hệ sau của họ. Có lẽ chính vì ý nghĩa sâu sắc của truyện mà Khoa thi cuối cùng còn có tên gọi là Báo oán, cái ân oán dai dẳng của hồn oan đòi được báo thù. “Ân đền, oán trả”, là triết lý sống muôn đời của nhân dân với mơ ước về một lẽ công bằng ở đời nhưng qua trí tưởng tượng của Nguyễn Tuân, triết lý ấy trở nên đượm màu sắc ma mị, huyền hồ, khiến người đọc “ không thể hiểu nổi” đâu là thực, đâu là hư cấu mà nhà văn sáng tạo nên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 87 Gần gũi với triết lý sống ấy, truyện Loạn âm đặt ra vấn đề lối sống ân nghĩa, có trước có sau. Cũng là một hồn ma hiện về dương gian nhưng quan ôn họ Lương không đi tìm kẻ đã khiến mình bị thác oan để báo thù. Khi “ hành hạt” về dương thế tuyển lính bắt phu, quan ôn Lương muốn tìm cơ hội để đền đáp ân tình lòng thương của thày học cũ, đã tiết lộ danh sách “ nạn nhân sẽ bị bắt làm phu đinh ở cõi âm”, ngỏ ý muốn giúp Kinh Trịnh – con trai của thày học, cũng là bạn đồng môn cứu vớt thân thích của ông. Khi kinh Trịnh chối từ, quan Ôn Lương đã phật ý, coi đó như hành vi gián tiếp đoạn giao, định rũ áo bỏ đi. Trước tình thế ấy, Kinh Trịnh đành nhượng bộ, chỉ xin cho kẻ tiểu bộc hầu hạ mình, bởi “ cố nhân gia ơn cho mà không nhận thì thật là lỗi với đạo bằng hữu”. Như vậy trong Loạn âm, Nguyễn Tuân còn đặt ra vấn đề “ quan hệ con người trong gia ân và thụ ân” [30, tr 114 - 144]. Người được nhận ơn thì không muốn “ chuyện ẩn nặc có thể gây lụy” cho quan Ôn Lương lúc thừa hành công vụ, sự từ chối xuất phát từ cái tâm của kẻ sĩ, không để tư tình can dự và hủy hoại đạo trời (mà cũng là đạo người, dẫu cho tư tình ấy ở mức cá nhân – thân thích hay ở cấp độ cộng đồng). Con người gia ân thì chỉ một tâm nguyện: khi có cơ hội thì thi ân là điều nên làm, bởi “ cái thế tôi có thể làm được thì mới nói”. Tấm lòng của quan ôn Lương thật thiết tha, sâu nặng, làm cảm động Kinh Trịnh con người liêm chính chưa bao giờ “ làm điều gì khuất tất trong lòng”. Người đọc Loạn âm có thể nhận ra một sự hư cấu rất thú vị: Nguyễn Tuân hình dung và lí giải việc nhân gian chịu cảnh tang tóc thê thảm (vốn do thảm sát ôn dịch – bệnh dịch tả) là bởi dưới âm phủ thiếu phu đắp đường, “ giao thông ở dưới âm bây giờ bận rộn lắm. Các oan hồn thác xuống nhiều quá, không tiêu tan hết... nên ngày đêm họ nhan nhản trên đường” Để mở thêm đường Diêm Vương tuyển lính và bắt phu của dương thế. Sự tưởng tượng thật chất phác hồn nhiên như dân gian nhưng lại giàu chất hiện thực: những đại dịch gieo Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 88 rắc cái chết tàn khốc cho con người vốn không ít trong lịch sử. Có thể nói những chi tiết như thế in đậm dấu ấn tài hoa trong bút pháp của Nguyễn Tuân. Tác phẩm văn chương vốn đa nghĩa. Tính đa nghĩa phức tạp của Yêu ngôn được bộc lộ đậm nét trong Xác ngọc lam, trong Chùa Đàn và ngay cả trong Đới Roi hoặc Lửa nến trong tranh cũng vậy. ở Đới Roi nhân vật Ấm Đới đã tiêu cả sự nghiệp vào giọng hát tiếng đàn để rồi trở thành kẻ sa cơ lỡ vận, kiếm sống bằng nghề chuốt roi chầu. Phải chăng qua cuộc đời của con người này, Nguyễn Tuân muốn nói tới sự tha hóa của một kiếp rong chơi tài tử? Và cái chết dữ dội của Ấm Đới chính là tiếng nói cuối cùng của lòng tự trọng để trở thành một trang nam nhi coi trọng tình người. Ấm Đới thà chọn cho mình một kết cục bi kịch là cái chết chứ không muốn trở thành gánh nặng của người khác, không muốn sống trong sự thương hại của người đời- dẫu người đó có là hồng nhan tri kỷ. Cái chết của Ấm Đới đã hoàn trả cho chàng một nhân cách chính trực, khẳng khái, để ở cõi âm chàng là một hồn ma tài hoa tài tử vẫn nặng lòng với nhịp trống tiếng đàn. Cùng với Vang bóng một thời, Chùa Đàn được đánh giá là tác phẩm văn xuôi độc đáo, có cấu trúc nghệ thuật toàn bích. Người đọc có thể tìm thấy trong Chùa Đàn những thông điệp sâu sắc, đó là sự tương đố và tương giao giữ cuộc sống tự nhiên và văn minh cơ khí; bi kịch và phục sinh; bế tắc và lối thoát, cá nhân ích kỷ và cộng đồng... Bi kịch của Lãnh Út khởi đầu từ “ tai nạn đoàn hỏa xa lật úp xuống vực gần hầm Sen ga Liên Chiểu” khiến người vợ trẻ của Lãnh Út tử nạn. Sự kiện thảm khốc ấy đã khiến Lãnh Út trở nên “ một kẻ thù ghê gớm của thời đại cơ khí” . Phản ứng của Lãnh Út với văn minh cơ giới là sự phản ứng quyết liệt: Đầu tiên, Lãnh Út quay lưng với tiến bộ: “Thời đại khoa học phát sinh ra được máy móc nào là Cậu ngoảnh mặt đi đến đấy. Thậm chí Cậu dằn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 89 dỗi cả với những vật dụng cần thiết hàng ngày do đời cơ khí chế tạo ra”. Một tuần sau tang lễ vợ, Lãnh cho dựng chòi canh quanh ấp, ai vào ấp “ đều bị dân hàng ấp giữ lại khám xét rất kĩ xem có giắt theo vật dụng gì có tính cách máy móc không”. Khi nghe tin người Pháp sẽ mở rộng đường sắt men theo chân ấp Mê Thảo, Lãnh Út mất ngủ đến nửa tháng và định sẽ bán rẻ ấp rồi lùi vào rừng. Thái độ phản ứng của Lãnh Út có phần tiêu cực, bởi đâu phải tất cả những gì là thành tựu của văn minh cơ khí đều xấu mà ngược lại nó thúc đẩy sự phát triển của xã hội, thời đại. Tuy nhiên, về một phương diện nào đó, thái độ của Lãnh Út cũng có thể được người đọc cảm thông chia sẻ. Câu chuyện muốn nhắc nhở rằng, văn minh cơ giới, ở mặt trái của nó cũng gây nên những đau khổ cho con người (vợ Lãnh Út chết bởi tai nạn xe hỏa là một ví dụ). Vấn đề đặt ra là làm thế nào để dung hòa cân bằng giữa cuộc sống tự nhiên với văn minh cơ giới. Nhưng điều Nguyễn Tuân muốn gửi gắm qua bi kịch của Lãnh Út không chỉ có thế. Nỗi đau mất vợ không chỉ khiến Lãnh Út quay lưng lại với những tiến bộ của thời đại văn minh cơ khí. Nội tâm trầm uất đã dẫn Lãnh Út tới những hành động bạo ngược, trở thành kẻ “ tai ngược”, “gàn dở”, thành một “ bạo chúa” trong con mắt dân ấp Thảo. Dân phu nhọc nhằn ca thán: “chơi lạ chỉ có Chúa Trịnh ngày trước mới như thế”. Những người dân ấp vốn trước đây trọng sự hào phóng trong đối đãi của chủ, thì giờ đây họ là nạn nhân hứng chịu mọi sở thích quái gở, thất thường của chủ ấp. Lãnh chúa ấy đã cơ hồ mất cả nhân tính, trở nên bạo ngược. Đoạn văn tả đoàn người theo lệnh của Lãnh Út còng lưng đánh cây gạo cổ thụ từ suối Vầu qua sông Tấm về ấp vào ngày giỗ của vợ chủ đã thể hiện đầy đủ sự ngông cuồng trong con người này: những trai tráng lực lưỡng là thế mà phải oằn người, xiêu vẹo “như xống ngọn cỏ bị gió lùa mau”, mồ hôi nhễ nhại và mình đầy thương tích, để đưa được thứ cây chẳng có giá trị gì về trồng trước nhà, chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 90 để thỏa mãn một kiểu giỗ vợ quái lạ của Lãnh Út. Như vậy vấn đề nhà văn đặt ra ở đây còn là vấn đề con người cá nhân ích kỷ và cộng đồng. Lãnh Út thực sự trở thành kẻ mê lầm, mông muội, thành kẻ thù của cộng đồng cần được thức tỉnh và cứu rỗi. Chính Bá Nhỡ đã gánh lấy cái trách nhiệm ấy để Chùa Đàn hiển lộ một chủ đề khác: bi kịch và phục sinh, bế tắc và lối thoát. Khi người chủ trại như hóa dại sau cái chết của vợ, Bá Nhỡ muốn chủ “ tục huyền với đời sống” bằng cách thỏa mãn tất cả với ước muốn dù là vô lý nhất của chủ: bồi rượu, bình cổ văn, ngâm thơ Đường, diễn tuồng, hát chèo, đóng đủ loại vai, “sắm hết vai nam lại sắm qua vai nữ, một mình không làm vui nổi cho cậu Lãnh thì Bá Nhỡ nhờ đến đoàn thể chuyên nghiệp, dựng nhà rạp rồi tìm phường ca công...Lúc chủ ấp thôi tất cả những trò ấy, cả thể xác và tâm hồn “ đã đến cái bực lì”, thì hậu quả thật thê thảm. “Thân hình cậu Lãnh khô sắt chẳng khác gì thân hình kẻ vận hỏa tâm ra để tự diệt mình...còn cả khối óc thì hình như đã trót cầm cho Rượu và cho Tương Tư, cầm lâu ngày quá đến không chuộc được về rồi”. Để thức tỉnh Lãnh Út lúc này, cần phải có một chấn động mạnh mẽ, và Bá Nhỡ quyết định liều mình, cầm cây đàn định mệnh vào cuộc chơi mà biết chắc phải trả giá bằng sinh mạng của mình. Lựa chọn sự phục sinh cho Lãnh Út tức là phải chọn cái chết cho mình. Bá Nhỡ đã trải qua sự trăn trở dữ dội đến bạc trắng cả mái đầu và cuối cùng trở thành người nghệ sĩ mà tài hoa chỉ sáng lên một lần rồi tắt lịm, chỉ là sự hy sinh cuối cùng vì sự sống của một người khác. Chính cái chết đẹp – chết vì nghĩa tình ấy của Bá Nhỡ đã hồi sinh Lãnh Út, kéo Lãnh Út ra khỏi cái chết từ từ, quyết định “ sinh ly” với đàn hát, cắt đứt nguồn “ nước độc” đoạn tuyệt với quá khứ, trở thành “ người tình nhân của cách mạng”. Nhiều trang viết của Nguyễn Tuân tạo cho người đọc niềm thích thú trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 tình yêu vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp của những nghề truyền thống cũng là một chủ đề nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Tuân. Đó là những nhà nho cũ đã lui về với vườn tược, hàng ngày “ phụng sự lũ hoa thơm cỏ quý”, lấy cái trí cái tình ra mà đối đãi với giống hoa cỏ không bao giờ biết lên tiếng kia (Vang bóng một thời). Con người nồng hậu ân cần nâng niu hoa bởi hoa là báu vật là tinh túy của trời đất: tưới rượu cho hoa, đánh đàn thập lục trước những giò lan nở... Đến khi chủ gặp gia biến thì lan cũng tạ chủ, cả cỏ cây Túy lan trang cũng đều một loạt ủ rũ để tang cho người (Vườn xuân lan tạ chủ). Con người và thiên nhiên có mối giao hòa của tình tri kỷ. Đến Xác ngọc lam thì vấn đề mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, tình yêu vẻ đẹp cuộc sống với tư cách một triết lý nhân bản nhất lại được Nguyễn Tuân bao phủ trong lớp khói sương huyền ảo thơ mộng của mối tình lãng mạn giữa một đôi trai tài gái sắc, mối tình của nàng Dó – linh hồn của ngàn thiêng cao cả - với cậu Năm, người con trai của dòng họ Chu chuyên làm nghề giấy ở làng Hồ Khẩu bên Hồ Tây. Say mê thanh sắc và tiếng hát huyền hồ của cô Dó, cậu Năm đã quyết đi tìm lên đến chỗ cỏ cây muôn năm xanh tươi, đòi gặp bằng được người con gái của rừng xanh. Cảm động trước tấm chân tình của người con trai vùng xuôi, cô Dó đã từ biệt rừng xanh, theo cậu Năm xuống núi, về với nước Hồ Tây và đá phiến làng Hồ Khẩu “lấy cái xanh của nước thay tạm cho cái xanh của lá, lấy cái lành vững của đá thay cho cái mềm lạnh của cây” . Người sơn nữ thần vu quy, nương Dó mất tiếng hát, gốc Dó Thần đổ vật. Cái đẹp đã ra đi, đất này trơ lại những héo sầu, nhưng mà từ nay ven Hồ Tây và trên dòng sống Tô Lịch lại có tiếng cô Dó bây giờ xuống hát dưới đồng bằng. Hát riêng cho cậu Năm nhà họ Chu nghe thôi. “Ái tình và cần lao” khiến vợ chồng cậu Năm vui vẻ. nói khôn nên lời. Ở ven Hồ Tây, cảnh đêm đông không còn lặng lạnh nữa. Đêm đêm cậu Năm làm giấy và cô Dó cũng lách mình ra khỏi đá nghè giấy giúp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 chồng.Từ đấy lò chế giấy nhà cậu Năm trở nên nổi tiếng, giấy thơm và đẹp lên. Biết đó là cái công ơn của người vợ hiền đã nhiều đêm cần cù vì mình, cậu Năm “đê mê vì chân hạnh phúc và thú cần lao”. Niềm hạnh phúc lứa đôi bền vững trong cuộc đời lao động đã tạo nên những điều kỳ diệu, khiến giấy nhà họ Chu lên ngôi với phẩm chất sang trọng, quý phái bởi ở đó hội tụ tất cả những gì là tinh hoa nhất của thiên nhiên, của con người. Đến khi nàng Dó sa vào tay kẻ vụ lợi, “đê hạ”, sự tham lam ô trọc đã giết chết nàng. Thần Dó chết thì linh hồn của nghệ thuật làm giấy cũng ra đi theo nàng. Dù Nàng Dó có là thần tiên thì sự sống của nàng vẫn không thể thiếu được chất dó của quê hương. Nghề làm giấy của dòng họ Chu sa sút dần và rồi trở thành câu chuyện cổ tích. Tình yêu cuộc sống, yêu vẻ đẹp của những nghề truyền thống và sự am hiểu sâu sắc cái hồn của dân tộc của dân tộc đã khiến Nguyễn Tuấn viết nên những trang văn thấm đẫm chất thơ. Từ câu chuyện này, Nguyễn Tuân đã gửi đến người đọc một thộng điệp thiết tha: hãy nâng niu trân trọng thiên nhiên, hãy đối xử với thiên nhiên một cách có văn hóa; một khi con người phũ phàng, tàn bạo với thiên nhiên (như hành động vô tình của Chiêu Hiện hay hành động cố tình của Huyện Khỏe) thì thiên nhiên sẽ dời bỏ con người, từ chối nâng đỡ con người và kết cục sẽ là hậu quả bi thảm mà con người phải gánh chịu. Triết lý nhân sinh này đâu chỉ có ý nghĩa một thời đó còn là vấn đề của muôn đời. Nghệ sĩ là người say mê cái đẹp. Chính sự nhạy cảm với cái đẹp và cách nhìn sự vật nghiêng về góc thẩm mỹ ấy đã góp phần tạo nên một Nguyễn Tuân “ khao khát cái đẹp trong trời đất và muốn được thấy một tí đẹp ấy ngay trong lòng mình, trong một ngày hằng sống và tin tưởng”. Khát vọng mà nhà văn muốn vươn tới và thể hiện trong tác phẩm của mình là cái đẹp và chỉ cái đẹp mà thôi. Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Tuân khao khát vươn tới cái đẹp, tôn thờ cái đẹp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 Thương tiếc cho cái đẹp vốn mong manh là một chủ đề truyền thống của văn chương Đông Tây kim cổ. Trong Yêu ngôn, đây là vấn đề xuyên thấm qua nhiều tác phẩm, từ Xác ngọc lam, Chùa Đàn, Lửa nến trong tranh, Trên đình non Tản... Như vậy, chiều sâu nhân văn trong Yêu ngôn, đó còn là sự tôn vinh cái đẹp, đồng thời cũng là những cảm nhận tinh vi của tác giả về sự mong manh của cái đẹp trên đời. Ông Tây già Lê Bích Xa – bậc thầy chơi đồ cổ ở truyện Lửa nến trong tranh khao khát có đựoc bức tranh cổ vẽ tướng Hân Kỳ bên ngọn bạch lạp. Thưở còn đương chức, muốn giữ sự trong sạch của lương tâm, ông đã từ chối tặng vật chính là bức tranh này. Giờ đây ông đã có được báu vật, báu vật đã ở trong tay ông một cách đàng hoàng, chính đáng, cái đẹp đã thuộc về ông, ông là chủ nhân của cái đẹp toàn bích đang trong tay ông, trong tầm mắt ông. Nhưng sự đời thật oái oăm, cái đẹp tưởng như đã nắm bắt trong tay lại bất ngờ tuột đi mất. Bức tranh đã bị tháo mất ruột bởi một kẻ sành chơi tranh nào đó và dẫu có muốn cũng chẳng biết nó lạc vào đâu mà săn tìm. Cuộc đời là như thế, cái đẹp mong manh, khó nắm bắt, nó chập chờn tưởng như gần đấy mà hóa ra lại hư ảo, xa xôi. Và sự săn đuổi cái đẹp là một trò ú tim không có hồi kết. Khúc Vĩ thanh lơ lửng ấy như khích lệ, như giục giã con người tham gia vào một hành trình đầy gian nan, mà cũng vô cùng háo hức thích thú. Cũng ở Lửa nến trong tranh, nhà văn cũng rất tinh tế đề nghị với người đọc về một thái độ văn hóa đối với nghệ thuật. Người chủ đồn điền tài tử, sau khi đã hi sinh một cách không xứng đáng bức tranh quý cho một công chúng tầm thường, chỉ biết quý những cái thiết thực quá, đến nỗi gần như dửng dưng với nghệ thuật, đã khẳng định: “Họ phải chịu lấy sự hình phạt nặng nề nhất là suốt đời chỉ là những người thô tục”. Đó chính là tiếng nói tôn vinh giá trị của nghệ thuật và ý nghĩa của thưởng thức nghệ thuật trong cuộc sống con người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 Nếu Lửa nến trong tranh là sự săn đuổi cái đẹp không có hồi kết thì Chùa Đàn lại đi liền với một triết lí: Cái đẹp có khi hiện lên rõ và sáng nhất ngay trong bi kịch để rồi sau sự huỷ diệt, nó lại tái sinh trong một hình hài khác. Khi Bá Nhỡ ôm cây đàn bước vào cuộc chơi tuyệt mệnh cũng là lúc vẻ đẹp tâm hồn của người nghệ sĩ tỏa sáng rực rỡ. Có nét gì đó thật gần gũi giữa Bá Nhỡ và Huấn Cao (trong truyên Chữ người tử tù) trong giây phút cuối cùng của cuộc đời. Họ cùng sáng tạo ra cái đẹp vào khoảnh khắc mà cái chết đang đến trong từng giây phút. Bá Nhỡ đánh đàn, mỗi âm thanh vang lên đều như được rứt ra từ xương thịt của Bá Nhỡ. Người nghệ sĩ ấy đã đi đến tận cùng của khát vọng dâng hiến cho cái đẹp. Hành trình thác sinh trong nghệ thuật quả là một hành trình bí mật, đầy huyền hoặc, đam mê. Cái đẹp chào đời, người nghệ sĩ đã thoát xác để đạt tới cực điểm nghệ thuật, thì cũng là lúc họ ký vào bản án tử hình của chính mình. Ở phương diện này, Chùa Đàn có thể được xem như một tượng đài tôn vinh nghệ thuật, tôn vinh cái đẹp. Một ngôi chùa mọc lên một năm sang ngày Bá Nhỡ mất. Chùa dựng lên để tưởng nhớ người quản ấp nọ. Chùa chưa kịp có tượng Phật thì ở sau bát hương đã đặt “một tảng gỗ đẽo có ngọn vút lên”, trông xa như một gốc trầm, lại gần nhìn kỹ thì là cả một cây đàn đáy với những nét chính của nhạc khí tạc vào gỗ mộc. Chính vì thế mà dân ấp gọi đấy là Chùa Đàn. Chùa không chỉ để tưởng nhớ một con người đã hết lòng vì nhân sinh mà còn là tượng đài tôn vinh cái đẹp. Cái đẹp có thể bị huỷ diệt nhưng cái đẹp luôn bất tử, bởi chính sự hy sinh này của Bá Nhỡ đã phục sinh cho một kiếp mê lầm. Lãnh Út thề độc không bao giờ còn nghe đàn hát và cầm lấy một chén rượu nào trong cuộc đời này. Anh ta bỏ ấp, xuất dương, tìm con đường cách mạng. Con người đã từng sống trong cái vỏ cá nhân, từng suýt chết vì rượu vì đàn hát nay đã hướng vào cái Đẹp, cái Say khác để thành người “tình nhân” của cách mạng. Đó là cái đẹp của đấu tranh, của phụng sự, để hát – Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 “trước hát cho dăm bảy kẻ nghe trong một khung cảnh ích kỷ, ốm yếu, giờ hát cho cả một quê hương đang vi vu gió mới và lồng lộng một trời cao rộng chói lòa”. Triết lý sống ấy cũng thể hiện một thái độ quyết liệt của nhà văn trong việc “diệt hết những con người cũ” trong bản thân mình và kêu gọi một thái độ sống mới, thể hiện sự hào hứng tin tưởng đón chào cách mạng. Đó là tấm lòng của Nguyễn Tuân với cuộc đời. Nói về thân phận mong manh của cái đẹp, Yêu ngôn cũng nói nhiều đến cái chết của những kiếp tài hoa tài tử (tài tử nào rồi cũng chuốc lấy cái chết, cái chết của họ dường như tiền định). Xét đến cùng, nói đến cái chết, cách chết cũng là để dựng lại một kiếp sống, một thân phận và một cách sống ở đời. Một thứ triết lý nhân sinh thầm lặng cất tiếng qua những cái chết của nhân vật Yêu ngôn. Nguyễn Tuân xem đó là cách để chiêm nghiệm các giá trị đích thực, ý nghĩa của cuộc sống. Giữa sống, chết, tình yêu và nghệ thuật tồn tại một mối liên hệ kín đáo khiến tác phẩm mang màu sắc huyền ảo, hấp dẫn. Là một nghệ sĩ tài năng, với kiến thức uyên bác và tâm hồn nhạy cảm, Nguyễn Tuân đã làm nên một thế giới nghệ thuật riêng trong Yêu ngôn mà ở đó thiên nhiên, con người, tâm hồn dân tộc, văn hóa, lịch sử, số phận con người... đặt ra trong tác phẩm của ông đã đạt tới tầm triết lý nhân sinh, tới chiều sâu nhân bản. Đó chính là cái gốc bền vững làm nên sức sống cho sáng tác của Nguyên Tuân giúp tác phẩm của ông sống đời sống của cái đẹp một cách mãnh liệt và tinh tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 PHẦN KẾT LUẬN 1. Nói đến Nguyễn Tuân, người ta nghĩ ngay đến thể tuỳ bút mà ông làm chủ và ngự trị như một thể văn đặc sắc của đời văn ông. Nhưng Nguyễn Tuân còn là một cây bút truyện ngắn đặc sắc. Tập truyện ngắn Vang bóng một thời với tư cách là tác phẩm đầu tay của ông đã được Vũ Ngọc Phan - tác giả Nhà văn hiện đại đánh giá là “một tác phẩm gần đạt tới độ toàn thiện, toàn mỹ”. Trong văn nghịêp Nguyễn Tuân còn có một mảng truyện đặc biệt, chúng kết hợp và hình thành nên một thể tài riêng - thể tài Yêu ngôn với những truyện đặc sắc như: Khoa thi cuối cùng, Rượu bệnh, Đới Roi, Xác ngọc lam, Loạn âm, Lửa nến trong tranh, Trên đỉnh non Tản và đặc biệt là truyện vừa Chùa Đàn - một tác phẩm xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác của văn xuôi nước nhà. Chọn đề tài “Đặc sắc thể tài yêu ngôn trong sáng tác của Nguyễn Tuân”, luận văn mong muốn làm rõ một thế giới nghệ thuật độc đáo trong văn Nguyễn Tuân, đồng thời góp phần nhìn nhận và đánh giá đầy đủ hơn về sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân, vốn được nhìn nhận chủ yếu ở thể tùy bút cùng với thành tựu đỉnh cao của tập truyện ngắn Vang bóng một thời. Đồng thời nghiên cứu Yêu ngôn cũng là để làm rõ những giá trị, những kinh nghiệm và truyền thống của loại “truyện kỳ ảo” đang tiếp tục được vận dụng trong văn học đương đại, qua đó hiểu thêm và đánh giá đúng hướng đi này của văn học đương đại. 2. Với Yêu ngôn, Nguyễn Tuân đã thực sự tạo ra một cõi riêng trong loại truyện ma quái, kỳ ảo đương thời và một cõi riêng ngay trong văn chương của ông. Những trang tuỳ bút Nguyễn Tuân dù dài, rộng không gian, phức tạp lòng người thì vẫn là những gì quen thuộc, vẫn là những hiện Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 thực gần gũi. Là một nhà văn thèm khát những cảm giác mới lạ, mãnh liệt, ông đã tìm cách phóng thoáng khỏi cái ranh giới hiện thực quen thuộc để tạo nên một thế giới khác - thế giới Yêu ngôn. Đó là thế giới của những cảnh tượng kỳ thú mê hoạch, của sự nhoà lẫn hai cõi âm - dương, của sự chung sống chuyện trò vui buồn giữa ma và người. Đây cũng chính là phương thức tư duy nghệ thuật đặc thù của Yêu ngôn. Với phương thức ấy, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong Yêu ngôn cũng mang những nét độc đáo. Đó có thể là một không gian quen thuộc của một làng nghề, một trường thi, một cửa ô Thăng Long xưa… Cũng chính ở đây người ta thấy được những khung cảnh thân quen của làng quê Việt Nam, tâm hồn Việt Nam. Đồng thời các chất liệu hiện thực ấy được lọc qua lăng kính huyền kỳ để trở thành quái dị hơn, ám ảnh hơn. Thời gian nghệ thuật cũng được xây dựng bằng những thủ pháp nghệ thuật để trở thành hư ảo, vĩnh hằng và cũng là thời gian chất chứa đầy tâm trạng. Yêu ngôn mở ra cả một thế giới nhân vật dị thường với những tính cách phi thường. Đó là những con người tài hoa nhưng lận đận, những con người thân phận nghèo hèn mà cốt cách nghĩa khí thuỷ chung. Thế giới nhân vật ma của Yêu ngôn cũng đặc biệt có sức ám ảnh, nó đóng vai trò như chiếc cầu nối giữa hai thế giới âm dương và chính nó cũng là cái bóng phản quang của cuộc đời và số phận con người. Cũng nằm trong xu hướng đẩy mọi sự vật, hiện tượng đến chỗ khác thường, dị biệt của chủ nghĩa lãng mạn và của tư duy nghệ thuật Nguyễn Tuân, trong Yêu ngôn người ta còn gặp những cảnh, những vật dị kỳ. Những kỳ nhân, kỳ vật ấy là sản phẩm của trí tưởng tượng phong phú, tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt của Yêu ngôn. Nhiều truyện của Yêu ngôn là sự nối dài, mô phỏng truyện dân gian và truyền kỳ của văn học truyền thống, nhưng lại rất hiện đại trong cách kể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 chuyện. Câu chuyện luôn được “lạ hoá”, và mỗi truyện như chứa đầy những biểu trưng hàm nghĩa trong một bút pháp phóng đại, đặc tả đầy phóng túng. Như mọi tác phẩm Nguyễn Tuân, ngôn ngữ nghệ thuật Yêu ngôn giàu giá trị tạo hình, tạo cảnh, đầy từ ngữ Hán Việt cổ kính… Nhưng rõ hơn ở đâu hết, chất liệu và chất kỳ ảo càng tăng thêm ma lực cho ngôn ngữ nghệ thuật Yêu ngôn, càng giàu độ nhoè và tính hàm nghĩa cùng tính nhạc tràn đầy. Toàn bộ thể tài Yêu ngôn, xét đến cùng, được kết tinh lại trong giá trị cơ bản của nó: đó là sự dung hợp, thăng hoa của cái đẹp và những giá trị nhân bản. Nhà văn đã có dịp thể hiện sự tôn vinh cái đẹp muôn vẻ của cuộc sống: những con người tài hoa, những nhân cách cao đẹp và đằng sau cái chết, hồn ma nhân vật đầy chất bi thương vẫn ánh lên sự bất tử của cái đẹp. Nhà văn tái hiện những khung cảnh sống, những nét đặc thù văn hoa của dân tộc và những trang Yêu ngôn là sự trân trọng xới lên những lớp trầm tích văn hoá của quá khứ. Mỗi câu chuyện Yêu ngôn không nhằm đến mục đích tạo cảm giác ghê sợ, hoang mang cho người đọc. Nhà văn ký thác trong đó những triết lý nhân sinh, những gợi mở nghĩ suy về số phận con người, về lòng trắc ẩn và tình người. Đó chính là cái gốc vững bền của Yêu ngôn, cho dù cành lá của nó toả rộng và sáng lên một thứ ánh sáng kỳ dị của huyền ảo, huyền kỳ. 3. Trong văn học đương đại, loại truyện kỳ ảo, truyện ma hoặc thấm đẫm chất kỳ ảo đang phát triển. Nó làm nên sự mới lạ và sự hấp dẫn cho những tiểu thuyết được dư luận chú ý như Thiên sứ (Phạm Thị Hoài); Giàn thiêu (Võ Thị Hảo); Người sông mê (Châu Diên); Cõi người rung chuông tận thế (Hồ Anh Thái). Có nhà phê bình coi chất kỳ ảo, dòng truyện huyền kỳ ma quái đang tạo nên mũi đột phá cho sự cách tân tiểu thuyết. Tiếp sức cho dòng truyện này là dòng truyện kỳ ảo của thời kỳ 1930 - 1945 - một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 dòng truyện mà Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn hiện đại đã coi là một mô hình khi phân loại tiểu thuyết, trong đó có Yêu ngôn. Và có thể nói, Yêu ngôn vẫn đang hoà vào dòng chung của văn học kỳ ảo hôm nay, với thế giới nghệ thuật độc đáo, với bút pháp phóng túng tài hoa. Về phương diện này, Yêu ngôn có ý nghĩa như một pho kinh nghiệm nghệ thuật quý báu cho văn chương đương đại. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 THƢ MỤC THAM KHẢO 1 Đoàn Trọng Huy (2007), Hình tượng không gian đa dạng trong văn xuôi nghệ thuật Nguiyễn Tuân - TC NCVH (số 6) tr 129 - 138. 2 Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, Nxb khoa học xã hội, Hà nội. 3 Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, tập 1, Nxb Giáo dục. 4 Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2006), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, tập 2, Nxb Giáo dục. 5 Văn Cao (1993), Thưởng Xuân, nhớ Nguyễn Tuân, Văn nghệ (24). 6 Nguyễn Minh Châu (1994), Trang giấy trước đèn, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội.. 7 Nguyễn Huệ Chi (1999), Truyện truyền kỳ Việt Nam, quyền 3, Nxb Giáo dục. 8 Hà Văn Đức (1991), Nguyễn Tuân và cái đẹp - Tạp chí khoa học số 5 - Đại học Khoa học và xã hội nhân văn, Hà Nội. 9 Hà Văn Đức (2000), Nguyễn Tuân một bậc thầy về ngôn ngữ, Văn nghệ, (9). 10 Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 11 Đoàn Trọng Huy (2007), Hình tượng không gian đa dạng trong văn xuôi nghệ thuật Nguyễn Tuân - TCNCVH (6). 12 Nguyễn Hoành Khung (1998), Lời giới thiệu văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945, tập 1, Nxb khoa học xã hội. 13 Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 14 Thuỵ Khuê, Thi pháp Nguyễn Tuân 15 Nguyễn Lai (1996), Ngôn ngữ với sáng tạo và tiếp nhận văn học, Nxb Giáo dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 16 Đặng Lưu(2007), Phép lạ hoá trong lời văn Nguyễn Tuân, TC Ngôn ngữ và đời sống, số (7). 17 Nguyễn Văn Long (2003), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18 M.B Kharapchenko (2002), Những vấn đề lý luận và phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 19 Hoàng Như Mai (1999), Chân dung và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 20 Nguyễn Đăng Mạnh (1991), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 21 Nguyễn Đăng Mạnh (1983), Nhà văn tư tưởng và phong cách, Nxb văn học, Hà Nội. 22 Nguyễn Đăng Mạnh (1990), Chân dung văn học, Nxb Thuận Hoá, Huế. 23 Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Giáo trình lịch sử Văn học Việt Nam 1930 - 1945, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 24 Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Những bài giảng về tác giả văn học trong tiến trình văn học hiện đại Việt Nam, tập 1, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 25 Nguyễn Đăng Mạnh (1981), Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Tuân, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 26 Nguyễn Thị Thanh Minh (1998), Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật, Nxb văn học, Hà Nội. 27 Tôn Thảo Miên (1998), Nguyễn Tuân về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 28 Nguyễn Đăng Na (2001), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại - những bước đi lịch sử, Tạp chí VH số (7). 29 Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, tập 1, Nxb Giáo dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 30 Nguyễn Nam (2006), Từ “Chùa Đàn” đến “Mê Thảo” liên văn bản trong văn chương và điện ảnh, TC NCVH, (12). 31 Nguyễn Thị Ninh (1999), Nguyễn Tuân với nghệ thuật đặt tên và tạo từ - TC ngôn ngữ và đời sống, số (7). 32 Nguyễn Thị Ninh (2004), Ngôn từ nghệ thuật Nguyễn Tuân, Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ văn, ĐHSP Hà Nội. 33 Nhiều tác giả (2000): Văn học Việt Nam 1900 - 1945, Nxb giáo dục. 34 Nhiều tác giả (2001), Hợp tuyển công trình nghiên cứu, Nxb giáo dục. 35 Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng tám, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 36 Nhiều tác giả (1990), Văn học Việt Nam 1945 - 1975, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 37 Nhiều tác giả (1990), Văn học Việt Nam 1945 - 1975, tập 2, Nxb Giáo dục Hà Nội. 38 Nhiều tác giả (1999), Giảng văn văn học Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 39 Nhiều tác giả (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục. 40 Nhà văn và tác phẩm trong trường phổ thông (1999), Nguyễn Tuân - Nxb giáo dục. 41 Phương Ngân (2000), Nguyễn Tuân cây bút tài hoa và độc đáo, Nxb văn hoá thông tin, Hà Nội. 42 Vương Trí Nhàn (1985): Nhà văn Nguyễn Tuân - Nhân dân (2) 43 Vương Trí Nhàn (2002), Cây bút đời người - Nxb trẻ. 44 Vương Trí Nhàn ( 2005), Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hoá trong Văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1975, Nxb Đại học Quốc gia, Hà nội. 45 Vương Trí Nhàn (2005), Nguyễn Tuân và một tư duy nghệ thuật kiểu “Liêu Trai”, Văn nghệ, (4). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 46 Phạm Thuỳ Nhân (2001): Từ “Chùa Đàn” đến “Thời vang bóng”, Thanh niên, (2). 47 Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, tập 1, Nxb khoa học xã hội, Hà Nội. 48 Nguyễn Khắc Phi (1999), Bàn thêm về hai chữ “Liêu trai” (Trong thơ văn cổ Trung Hoa mảnh đất quen mà lạ), Nxb Giáo dục. 49 Lan Phương (2001), Nguyễn Tuân, lãng tử, hào hoa, phong nhã, Tiền phong, số (5). 50 Vũ Dương Quỹ (1996), Nguyễn Tuân - Nxb Giáo dục. 51 Ngọc Trai (1990), Nguyễn Tuân như thế đấy, tác phẩm mới, (6). 52 Nguyễn Đình Thi (1987), Người đi tìm cái đẹp, cái thật, Văn nghệ, số (32). 53 Bùi Thanh Truyền (2005), Yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội. 54 Từ điển biểu tượng văn hoá thế giới (1997), Nxb Đà Nẵng và Trường viết văn Nguyễn Du. 55 Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 56 Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 57 Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội. 58 Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập 4, Nxb Văn học, Hà Nội. 59 Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân toàn tập, tập 5, Nxb Văn học, Hà Nội. 60 Nguyễn Tuân (2000), Nguyễn Tuân tuyển tập, tập 1, Nxb Văn học, Hà Nội. 61 Nguyễn Tuân (2002), Nguyễn Tuân tuyển tập, tập 2, Nxb Văn học, Hà Nội. 62 Nguyễn Tuân (2002), Nguyễn Tuân tuyển tập, tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội. 63 Nguyễn Tuân (1998): Yêu ngôn, Nxb Hà Nội nhà văn. 64 Nguyễn Tuân (2000), Vang bóng một thời, Nxb Đồng Nai. 65 Nguyễn Tuân (1996). Thiếu quê hương, Nxb Hải Phòng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 66 Trần Đình Sử (2001), Nguyễn Tuân toàn tập và di sản văn học của nhà văn, Văn nghệ, số (3). 67 Trần Đăng Suyền (2003), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb văn học, Hà nội. 68 Hoàng Xuân: (Tuyển soạn) (1997), Nguyễn Tuân - người đi tìm cái đẹp, Nxb Văn học, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc.pdf