Luận văn Đánh giá kết quả sản xuất rau vụ đông theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) ở thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh

Hiện tại các hộ áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn tại địa phương còn rất ít và chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Muốn sản xuất rau an toàn có được kết quả khả quan thì các hộ nông dân cần: Không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ đài báo, tivi và những hộ sản xuất giỏi để cùng nhau tiến bộ. Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn đồng thời phải thực hiện nghiêm túc các quy định trong sản xuất rau an toàn. Đầu tư cho sản xuất rau một cách hợp lý và khoa học để đạt được năng suất cao.

doc149 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2166 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đánh giá kết quả sản xuất rau vụ đông theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) ở thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hợp (IPM), quy trình sản xuất rau hữu cơ và gần đây là quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). 2. Sản xuất rau an toàn ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như đã hình thành được một số vùng sản xuất rau an toàn, bước đầu đã sản xuất thành công sản phẩm rau an toàn cho tiêu dùng và xuất khẩu. Bên cạnh đó trong sản xuất rau an toàn cũng tồn tại không ít những bất cập: chất lượng rau chưa đảm bảo an toàn ở mức cao do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân lớn nhất vẫn là do kiến thức, lương tâm nghề nghiệp của người sản xuất còn thiếu và yếu, chưa có sự giám sát chặt chẽ của các cơ quan chức năng tổ chức sản xuất rau an toàn…, dẫn đến sản xuất rau an toàn chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. 3. Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả an toàn tại Việt Nam (VietGAP) đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành vào tháng 1/2008 nhằm hướng dẫn cho các tổ chức cá nhân nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả trong sản xuất rau. Đây là quy trình được đánh giá là quy trình kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm dễ áp dụng, ít tốn kém nhưng đem lại hiệu quả cao, thích hợp với nhiều loại rau. Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi an toàn tại Việt Nam (VietGAP) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức cá nhân sản xuất thu hoạch, sơ chế đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. Quy trình VietGAP được xây dựng trên cơ sở của ASEAN GAP, GLOBAL GAP và FRESHCARE, có gắn với điều kiện sản xuất thực tế ở nước ta và cũng hướng tới 4 tiêu chuẩn: (1) Tiêu chuẩn về kỹ thuật, (2) Tiêu chuẩn về ATTP, (3) Môi trường làm việc, (4) Truy nguyên nguồn gốc. 4. Thị xã Từ Sơn là địa phương phát triển mạnh các ngành CN-TTCN, Trong những năm qua thị xã có tốc độ tăng trưởng khá cao, tổng giá trị sản xuất bình quân qua 3 năm (2006-2008) tăng 23,09 %, trong đó giá trị sản xuất của ngành CN-TTCN tăng 22,81% và các ngành TMDV tăng 26,28%. Với lợi thế trong sản xuất các ngành CN-DV thì địa phương đang chú trọng phát triển các ngành này, nhưng không phải thế mà ngành nông nghiệp bị coi nhẹ. Với đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất rau là diện tích đất manh mún và phân tán nên hướng chỉ đạo trong sản xuất của địa phương là nâng cao giá trị sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và sản xuất. Sản xuất rau an toàn ở thị xã trong những năm gần đây đã được quan tâm phát triển, thị xã đã hỗ trợ một phần kinh phí cho việc xây dựng mô hình nhà lưới sản xuất rau an toàn. Diện tích, sản lượng rau vụ đông của thị xã trong những năm qua vẫn duy trì được ở mức cao mặc dù có đôi chút biến động. Diện tích trồng rau có xu hướng giảm dần nhưng do áp dụng hình thức sản xuất mới và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nên năng suất các loại rau không ngừng tăng đã làm sản lượng luôn giữ được ở mức cao. Qua phân tích chi phí và kết quả, hiệu quả sản xuất một số loại rau vụ đông được các hộ nông dân trồng thì kết quả cho thấy: Không có sự chênh lệch lớn về đầu tư chi phí cũng như hiệu quả kinh tế ở các vụ của các nhóm hộ. Trong 2 loại rau vụ đông phân tích thì cây su hào có hiệu quả kinh tế thấp hơn so với cải bắp, hiệu quả sản xuất su hào trong nhà lưới thấp hơn so với hiệu quả sản xuất su hào ngoài nhà lưới. Đây là vấn đề đặt ra hiện nay đối với sản xuất rau an toàn ở Từ Sơn nói riêng cũng như ở Việt Nam nói chung. Điều này là do chi phí đầu tư cho sản xuất nhà lưới lớn hơn rất nhiều so với sản xuất ngoài đồng ruộng nhưng do sản phẩm chưa có thương hiệu nên giá bán các loại rau này thấp và không có sự chênh lệch đáng kể so với rau được sản xuất theo quy trình bình thường. 5. Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt đã bước đầu được triển khai tại Từ Sơn và có được một số kết quả nhất định: Người dân đã nhận thức được phần nào các vấn đề của sản xuất rau an toàn, như việc tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất rau an toàn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… Các điều kiện sản xuất rau an toàn ở địa phương, bước đầu đã đáp ứng được các quy định của quy trình sản xuất nông nghiệp tốt như về đất, nước… nhưng cũng còn tồn tại nhiều khó khăn như cơ sơ hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau an toàn còn thiếu, vùng sản xuất chưa được quy hoạch đồng bộ… nên đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất theo quy trình nông nghiệp tốt. 6. Sản xuất rau an toàn theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt vẫn còn chưa đi vào thực tiễn sản xuất của các hộ nông dân ở Từ Sơn là do ảnh hưởng của những yếu tố bên trong và bên ngoài hộ. Điều kiện sản xuất rau an toàn của hộ còn thiếu và chưa được đầu tư ở mức cao, lại chưa có quy hoạch sản xuất cụ thể và đồng bộ nên hiệu quả từ các chương trình sản xuất rau an toàn còn ở mức thấp. 7. Để quy trình sản xuất nông nghiệp tốt có thể đưa vào sản xuất thực tiễn một cách có hiệu quả thì trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng loạt các biện pháp về quy hoạch vùng sản xuất, về đào tạo tập huấn, về quản lý và cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn cho các hộ sản xuất. 5.2 Kiến nghị Để thực hành sản xuất nông nghiệp tốt là mục tiêu trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất rau nói riêng của các hộ nông dân ở Từ Sơn, chúng tôi có một vài kiến nghị như sau: 5.2.1 Đối với nhà nước: Việc ban hành các quy định về sản xuất rau an toàn cũng như những chính sách hỗ trợ của nhà nước là điều cần thiết đối với các hộ sản xuất rau an toàn. Vì thế trong thời gian tới để khuyến khích được người nông dân tham gia sản xuất rau an toàn nhằm đảm bảo sức khoẻ cho người tiêu dùng, người sản xuất và môi trường thì Nhà nước phải có sự đầu tư thích đáng bằng các chính sách đầu tư vốn, cơ sở hạ tầng cho các dự án trồng rau an toàn, cho các hộ nông dân trồng rau vay vốn với lãi suất thấp. Bên cạnh đó cần phải có chính sách hỗ trợ sản phẩm đầu ra cho người sản xuất, trong đó chú trọng mối liên kết giữa các doanh nghiệp kinh doanh, chế biến rau với hộ sản xuất để nâng cao hiệu quả trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. 5.2.2 Đối với thị xã Thị xã nên chú trọng nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất như hệ thống thuỷ lợi, hệ thống giao thông nội đồng để có thể phục vụ tốt hơn cho quá trình sản xuất rau an toàn của địa phương. Đề nghị trạm khuyến nông, trạm BVTV thị xã tăng cường các hoạt động tập huấn về sản xuất rau an toàn, xây dựng các mô hình trình diễn đồng thời thường xuyên cử cán bộ chuyên môn xuống địa phương để tìm hiểu và giải đáp những vướng mắc của người dân trong quá trình sản xuất giúp họ nâng cao hiệu quả sản xuất, 5.2.3 Đối với các hộ nông dân Hiện tại các hộ áp dụng quy trình sản xuất rau an toàn tại địa phương còn rất ít và chưa thực sự đem lại hiệu quả cao. Muốn sản xuất rau an toàn có được kết quả khả quan thì các hộ nông dân cần: Không ngừng học hỏi kinh nghiệm sản xuất từ đài báo, tivi và những hộ sản xuất giỏi để cùng nhau tiến bộ. Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn về sản xuất rau an toàn đồng thời phải thực hiện nghiêm túc các quy định trong sản xuất rau an toàn. Đầu tư cho sản xuất rau một cách hợp lý và khoa học để đạt được năng suất cao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo trình kinh tế chính trị học Mác-LêNin (2006), NXB Chính trị quốc gia. 2. Hoàng Thị Kim Nhị (2005) “Thực trạng và định hướng nâng cao kết quTả sản xuất rau vụ đông ở vùng núi phía Đông Bắc, huyện Thường Tín - Hà Tây”, Luận văn tốt nghiệp đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp I, Hà Nội. 3. http: www.agroviet.gov.vn 4. http: www.khuyennongvn.gov.vn 5. Ngô Thị Thuận và Phạm Hùng Anh (2005) “Rau hữu cơ ở vùng phụ cận Hà Nội”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật nông nghiệp, Trường Đại học Nông Nghiệp I Hà Nội, tập 3 số 5-2005 6. PGS.TS Trần Khắc Thi và Trần Ngọc Hùng(2005) “Kỹ thuật trồng rau sạch (Rau an toàn)”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội 7. PGS.TS. Tạ Thu Cúc (2007) “Giáo trình cây rau”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội 8. Phạm Thị Thuỳ (2006) “ Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành sản xuất nông nghiệp tốt”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội 9. Phạm Vân Đình và Đỗ Kim Chung(1997) “Giáo trình kinh tế nông nghiệp”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội 10. TS. Đỗ Kim Chung và TS. Kim Thị Dung (2002) “Đánh giá kinh tế-xã hội của quản lý dịch hại tổng hợp trong sản xuất lúa”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội 11. TS. Trần Văn Đức và cộng sự (2006) “Giáo trình kinh tế vi mô”, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN NGHIÊN CỨU VIỆT-GAP Những giải pháp kinh tế tổ chức thực hiện qui trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) cho rau vụ đông vùng ven đô đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN Bảng câu hỏi số: _______ Người phỏng vấn: ______________________ Ngày phỏng vấn: _____________ Được kiểm tra/chỉnh sửa bởi____________ Ngày kiểm tra/chỉnh sửa: _____________ Địa chỉ:________________________________________________________________ I. THÔNG TIN CHUNG 1. Họ và tên chủ hộ (người được phỏng vấn):_____________________________________ 2. Giới tính: 1 – Nam 2 – Nữ 3. Tuổi: 4. Trình độ học vấn cao nhất: 1 Không biết chữ 1 Cấp I 1 Cấp II 1 Cấp III 1 Trung cấp, CĐ, ĐH 5. Loại hộ (theo chuẩn nghèo 2005): 1 Nghèo 1 Trung bình 1 Khá 1 Giàu 6. Nguồn thu nhập chính của hộ: STT Các hoạt động Mức độ (theo thứ tự 1 là quan trọng nhất) Ghi chú 1 Trồng trọt 2 Chăn nuôi 3 Cá 4 Đi làm thuê 5 Thương mại dịch vụ 6 Hoạt động tiểu thủ công nghiệp 7. Tỷ lệ thu nhập từ trồng rau trong tổng thu nhập của hộ (%):________ 8. Số lao động của hộ(bao gồm cả người được phỏng vấn):____Trong đó lao động nông nghiệp:___ 9. Tổng diện tích đất nông nghiệp (m2):____ II. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT RAU CỦA HỘ TRONG NĂM 2008 10. Ông (bà) sản xuất rau từ năm nào?_____ 11. Ông (bà) đã áp dụng những quy trình kỹ thuật nào trong sản xuất rau? ______________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ Hiểu biết về sản xuất rau theo tiêu chuẩn ViệtGAP 12. Ông/Bà có biết gì về tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn ViệtGap không? 1 Có 1 Không 13. Ông bà biết được những thông tin này từ đâu? 1 Qua khuyến nông 1 Qua TV, đài, báo.. 1 Qua các lớp tập huấn 1 Qua bạn bè, người thân Khác (Ghi rõ): ____________________________________________________ 14. Theo Ông/bà tiêu chuẩn Việt GAP là gì?______________________________________ __________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________ 15. Theo Ông/Bà có nên áp dụng Việt-GAP vào sản xuất rau không? 1 Có 1 Không 16. Nếu có, Tại sao?__________________________________________________________ __________________________________________________________________________ 17. Nếu không, Tại sao?__________________________________________________ _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________Nguồn lực đất cho sản xuất rau 18. Diện tích đất canh tác của hộ (m2)?______________ 19. Diện tích đất có thể trồng rau của hộ(m2) ?______________ TT Diện tích sở hữu (m2) Loại đất Điều kiện tưới tiêu Có thể trồng cây gì Đã được đánh giá chưa Gia đình Đi thuê 1 2 3 4 5 Loại đất : 1 : Đất vàn cao 2: Đất vàn 3 : Đất vàn thấp 4: Đất bãi. Hình thức sở hữu : 1: Gia đình ; 2 : đi thuê Điều kiện tưới tiêu : 1: chủ động ; 2: bán chủ động ; 3: không chủ động Tình hình sử dụng lao động và vốn 20. Số người tham gia trồng rau (người) ?______________ Trong đó: Thuộc gia đình :___________________ Thuê ngoài :______________________ Số người được tập huấn về kỹ thuật trồng rau :_________ 21. Ông bà có vay vốn cho sản xuất rau không ? 1 Có 1 Không 22. Cơ cấu vốn trồng rau (%) : Tự có_______ Đi vay:____ 23. Tình hình vay vốn cho sản xuất? Khoản vay (1000đ) Nguồn vay Lãi suất (%) Thời hạn % vốn được sử dụng cho sản xuất rau 1 2 3 4 5 Cơ sở vật chất cho sản xuất rau theo tiêu chuẩn ViệtGAP 24. Ông (bà) có những loại tư liệu gì phụ vụ sản xuất rau ? TT Loại tài sản Đơn vị tính Số lượng Nguyên giá Năm mua Ghi chú 1 Nhà lưới m2 2 Nhà kho chứa sp m2 3 Kho chứa vật liệu sản xuất.. m2 4 Xe tải Cái 5 Xe máy Cái Xe thồ Cái Máy bơm Cái Bình phun thuốc sâu Bình Dụng cụ (quang gánh…) Nguồn vật tư khác cho sản xuất rau 25. Ông (bà) mua giống chủ yếu ở đâu (đánh thứ tự 1, 2, 3…)? 1 Đại lý giống cây trồng 1 Công ty giống 1 HTX 1 Khác, ghi rõ_____________ 26. Theo ông bà chất lượng giống như thế nào? 1 Tốt 1 Trung bình 1 Kém 27. Ông bà mua phân bón, thuốc trừ sâu ở đâu ? 1 Đại lý phân bón ngoài chợ 1 HTX 1 Khác, ghi rõ________________ 28. Theo Ông (bà), giá cả phân bón, thuốc trừ sâu có ổn định không ? 1 Có 1 Không 1 Không biết 29. Ông (bà) có sử dụng phân hữu cơ/vi sinh cho sản xuất rau không ? 1 Có 1 Không 30. Nếu có, bao nhiêu % ?________ Kết quả sản xuất rau 31. Diện tích một số loại rau vụ đông chính của của hộ? TT Loại rau Vụ sớm Vị chính Vụ muộn Diện tích (m2) Sản lượng (kg) Diện tích (m2) Sản lượng (kg) Diện tích (m2) Sản lượng (kg) V.G BT V.G BT V.G BT V.G BT V.G BT V.G BT 1 Su hào 2 Cải bắp 3 Súp lơ 4 5 32. Chi phí, thu nhập cho một mảnh rau lớn nhất ? SU HÀO : diện tích (m2) :_________________ Khoản mục ĐVT Rau vụ đông Vụ sớm Vụ chính Vụ muộn Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) VG BT VG BT VG BT VG BT VG BT VG BT I. Sản lượng kg II. Chi phí TG 1000đ Chi phí vật chất - Giống 1000đ - Phân bón +Hữu cơ, vi sinh Kg + Đạm Kg + Lân Kg + Kali Kg + NPK Kg - Thuốc BVTV 1000đ - Nhiên liệu 1000đ - Chi phí khác 1000đ Chi phí dịch vụ + Làm đất bằng máy M2 + Làm đất thủ công M2 + Chi phí lãi suất 1000đ - Thuê vận chuyển (nếu có) 1000d Chi phí công lao động hộ + Làm đất + Trồng Công + Chăm sóc Công + Vận chuyển Công + Sơ chế, bảo quản Công Thuê đất (nếu có) Khấu hao tài sản cố định 1000đ Thuế 1000đ Khác 1000 đ CẢI BẮP: diện tích m2:________ Khoản mục ĐVT Rau vụ đông Vụ sớm Vụ chính Vụ muộn Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) VG BT VG BT VG BT VG BT VG BT VG BT I. Sản lượng kg II. Chi phí TG 1000đ Chi phí vật chất - Giống 1000đ - Phân bón +Hữu cơ, vi sinh Kg + Đạm Kg + Lân Kg + Kali Kg + NPK Kg - Thuốc BVTV 1000đ - Nhiên liệu 1000đ - Chi phí khác 1000đ Chi phí dịch vụ + Làm đất bằng máy M2 + Làm đất thủ công M2 + Chi phí lãi suất 1000đ - Thuê vận chuyển (nếu có) 1000d Chi phí công lao động hộ + Làm đất + Trồng Công + Chăm sóc Công + Vận chuyển Công + Sơ chế, bảo quản Công Thuê đất (nếu có) Khấu hao tài sản cố định 1000đ Thuế 1000đ Khác 1000đ SÚP LƠ: diện tích m2_______ Khoản mục ĐVT Rau vụ đông Vụ sớm Vụ chính Vụ muộn Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) VG BT VG BT VG BT VG BT VG BT VG BT I. Sản lượng kg II. Chi phí TG 1000đ Chi phí vật chất - Giống 1000đ - Phân bón +Hữu cơ, vi sinh Kg + Đạm Kg + Lân Kg + Kali Kg + NPK Kg - Thuốc BVTV 1000đ - Nhiên liệu 1000đ - Chi phí khác 1000đ Chi phí dịch vụ + Làm đất bằng máy M2 + Làm đất thủ công M2 + Chi phí lãi suất 1000đ - Thuê vận chuyển (nếu có) 1000d Chi phí công lao động hộ + Làm đất + Trồng Công + Chăm sóc Công + Vận chuyển Công + Sơ chế, bảo quản Công Thuê đất (nếu có) Khấu hao tài sản cố định 1000đ Thuế 1000đ Khác 1000đ XÀ LÁCH: diện tích m2_________ Khoản mục ĐVT Rau vụ đông Vụ sớm Vụ chính Vụ muộn Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) VG BT VG BT VG BT VG BT VG BT VG BT I. Sản lượng kg II. Chi phí TG 1000đ Chi phí vật chất - Giống 1000đ - Phân bón +Hữu cơ, vi sinh Kg + Đạm Kg + Lân Kg + Kali Kg + NPK Kg - Thuốc BVTV 1000đ - Nhiên liệu 1000đ - Chi phí khác 1000đ Chi phí dịch vụ + Làm đất bằng máy M2 + Làm đất thủ công M2 + Chi phí lãi suất 1000đ - Thuê vận chuyển (nếu có) 1000d Chi phí công lao động hộ + Làm đất + Trồng Công + Chăm sóc Công + Vận chuyển Công + Sơ chế, bảo quản Công Thuê đất (nếu có) Khấu hao tài sản cố định 1000đ Thuế 1000đ Khác 1000 đ RAU GIA VỊ: Diện tích m2________ Khoản mục ĐVT Rau vụ đông Vụ sớm Vụ chính Vụ muộn Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) Số lượng Đơn giá (1000đ/kg) VG BT VG BT VG BT VG BT VG BT VG BT I. Sản lượng kg II. Chi phí TG 1000đ Chi phí vật chất - Giống 1000đ - Phân bón +Hữu cơ, vi sinh Kg + Đạm Kg + Lân Kg + Kali Kg + NPK Kg - Thuốc BVTV 1000đ - Nhiên liệu 1000đ - Chi phí khác 1000đ Chi phí dịch vụ + Làm đất bằng máy M2 + Làm đất thủ công M2 + Chi phí lãi suất 1000đ - Thuê vận chuyển (nếu có) 1000d Chi phí công lao động hộ + Làm đất + Trồng Công + Chăm sóc Công + Vận chuyển Công + Sơ chế, bảo quản Công Thuê đất (nếu có) Khấu hao tài sản cố định 1000đ Thuế 1000đ Khác 1000 đ 33. Chi phí cho sản xuất rau theo tiêu chuẩn Việt-GAP so với sản xuất rau thông thường ? 1 Cao hơn 1 Như trước 1 Thấp hơn III. THU HOẠCH, BẢO QUẢN VÀ TIÊU THỤ Thu hoạch và bảo quản 34. Thời gian tính từ lần phun thuốc cuối cùng đến khi thu hoạch là bao lâu (ngày)?_____ 35. Ông/Bà thu hoạch rau vào lúc nào trong ngày: 1 Buổi sáng sớm 1 Buổi chiều tối 1 Cả ngày 1 Cần lúc nào thu hoạch lúc ấy 36. Khi thu hoạch ông/bà để rau ở đâu? 1 Dưới đất 1 Đựng vào các vật đựng ( rổ, rá… ) 1 Khác (Nêu rõ)__________ 37. Khi thu hoạch xong ông/bà có rửa rau không? 1 Có 1. Không 38. Nếu có thì rửa lại bằng nước gì? 1 Nước mương ( đồng ) 1 Nước giếng 1 Nước ao, hồ 1 Nước khác 39. Rau được đem đi đâu sau khi thu hoạch? 1 Đem về nhà 1 Đem ra chợ bán 1 Bán tại ruộng 1 Khác (ghi rõ(_________________ 40. Gia đình dùng loại dụng cụ nào để chở rau? 1 Xe tải 1 Xe máy 1 Xe thồ 1 Xe thô sơ (ngựa, trâu, bò) 1 Dụng cụ thô sơ khác (quang gánh…) 41. Sau khi thu hoạch, các loại rau có được kiểm tra chất lượng không? 1 Có 1 Không 42. Nếu có, ai kiểm tra?______________________________________________________ 43. Có cơ quan nào công nhận về rau an toàn theo quy trình Viet GAP ở địa phương chưa? 1 Có 1 Không Nếu có, ghi rõ cơ quan nào?________________________________________________ __________________________________________________________________________ 44. Sản phẩm sau khi thu hoạch có qua bảo quản không? 1 Có 1 Không 45. Nếu có, bảo quản theo hình thức nào ? 1 Túi/bao nilong 1 Nhà kho lạnh có khử trùng 1 Nhà kho lạnh không khử trùng 1 Nhà kho thông thường có khử trùng 1 Nhà kho thông thường không khử trùng 1 Khác 46. Sản phẩm rau sau khi thu hoạch có được đóng gói, nhãn mác không? 1 Có 1 Không 47. Rau trồng theo VietGAP về mẫu mã có đẹp hơn rau thường không ? 1 Đẹp hơn 1 Như nhau 1 kém hơn 48. Rau trồng theo VietGAP có hương vị tốt hơn rau thường không ? 1 Tốt hơn 1 Như nhau 1 Kém hơn 49. Rau trồng theo VietGAP có lâu hỏng hơn rau thường không ? 1 Lâu hơn 1 Như nhau 1 Nhanh hơn Tiêu thụ 50. Hình thức tiêu thụ rau của hộ? Bán buôn (%):____Bán lẻ (%): ____ 51. Nơi tiêu thụ: 1 Tại ruộng/tại nhà 1 Ngoài chợ 1 Nơi khác (ghi rõ)________ 52. Đối tượng tiêu thụ rau chính? 1 Đại lý 1 Người thu gom 1 Bán lẻ tại chợ 1 Bán cho HTX 1 Khác (Ghi rõ) : _________________________ 53. Ông (bà) có ký kết hợp đồng tiêu thụ không ? 1 Có 1 Không 54. Tiêu thụ rau sản xuất theo tiêu chuẩn Việt GAP có dễ không ? 1 Dễ 1 Bình thường 1 Khó 55. Giá bán các sản phẩm rau được áp dụng theo tiêu chuẩn Viet-GAP so với giá rau bình thường trước đây như thế nào ? 1 Cao hơn 1 Như trước 1 Thấp hơn 56. Ông bà có muốn xây dựng nhãn hiệu sản phẩm cho rau của gia đình không? 1 Có 1 Không 1 Không biết 57. Nếu muốn tại sao?________________________________________________________ _______________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 58. Nếu không tại sao?______________________________________________________ ________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ ________________________________________________________________________ Iv. CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 59. Ông (bà) có nhận được hỗ trợ gì cho sản xuất rau không ? 1 Có 1 Không Nếu theo tiêu chuẩn ViệtGAP có hỗ trợ gì khác nữa không? 1 Có 1 Không 60. Nếu có, hỗ trợ gì ? Hỗ trợ gì Ai hỗ trợ Nhận xét chất lượng (Tốt, trung bình, kém) Giống rau Phân bón Kỹ thuật (qua tập huấn 61. Từ chương trình sản xuất rau gì? 1 Việt GAP 1 Các chương trình sản xuất khác 62. Ông/Bà có được tham gia các buổi tập huấn về sản xuất rau không? Lần tập huấn Thời gian tập huấn (ngày) Nội dung tập huấn* Đơn vị tổ chức tập huấn % áp dụng được vào thực tiễn 1 2 3 4 5 * 1: Quy trình sản xuất rau 2: Phương pháp sử dụng các trang thiết bị dụng cụ 3: Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động 4: Sử dụng an toàn hóa chất vệ sinh cá nhân 5: Khác 63. Nếu không, Tại sao? 1 Không được tập huấn 1 Bận công việc 1 Không muốn tham gia 1 Khác (Ghi rõ nguyên nhân):_________________________________________ _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 64. Nếu không ứng dụng, Tại sao?: _____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ 65. Ông/Bà có dự định áp dụng ViệtGAP cho sản xuất rau của hộ trong thời gian tới không? 1 Có 1 Không 1 Không biết 66. Theo Ông/Bà những khó khăn chính khi áp dụng ViệtGAP là gì? 1 Kỹ thuật 1 Chi phí 1 Lao động 1 Đất đai 1 Khác (ghi rõ):_________________________________________ ________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ _________________________________________________________________________ 67. Những khó khăn bảo quản chế biến?________________________________________ _________________________________________________________________________ 68. Những khó khăn trong tiêu thụ? 1 Thị trường 1 Giá 1 Khác (ghi rõ):_________________________________________ 69. Ông/Bà có đề xuất hoặc kiến nghị gì với Nhà nước về sản xuất rau an toàn không? _________________________________________________________________________ __________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________ ________________________________________________________________________ Xin cảm ơn Ông/Bà! PHỤ LỤC 2 Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN về quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN ------ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ------------ Số: 379/QĐ-BNN-KHCN Hà Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH BAN HÀNH QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT CHO RAU, QUẢ TƯƠI AN TOÀN BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 3 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Căn cứ Nghị định số 163/2004/NĐ-CP ngày 7 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Vệ sinh an toàn thực phẩm; Theo đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, QUYẾT ĐỊNH Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn. Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. Nơi nhận: - Như trên; - Văn phòng Chính phủ; - Các Bộ: Y tế, KHCN, Công Thương; - Lưu VP , KHCN. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Bá Bổng QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT CHO RAU QUẢ TƯƠI AN TOÀN TẠI VIỆT NAM (VietGAP) (Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Chương 1. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng 1.1. Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch. 1.2. Đối tượng áp dụng: VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam, nhằm: 1.2.1. Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn thực phẩm. 1.2.2. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận VietGAP 1.2.3. Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm. 1.2.4. Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất rau, quả tại Việt Nam. 2. Giải thích từ ngữ 2.1. Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam (gọi tắt là VietGAP; Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm. 2.2. VietGAP cho rau, quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP, EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản xuất nông nghiệp bền vững. 2.3. Tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả an toàn theo VietGAP. Chương 2. NỘI DUNG QUY TRÌNH THỰC HÀNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TỐT CHO RAU, QUẢ TƯƠI AN TOÀN 1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất 1.1. Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả. Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn. 1.2. Vùng sản xuất rau, quả có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP. 2. Giống và gốc ghép 2.1. Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất. 2.2. Giống và gốc ghép tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, xử lý cây con, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý. Trong trường hợp giống và gốc ghép không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép (nếu có). 3. Quản lý đất và giá thể 3.1. Hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước. 3.2. Cần có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất. Các biện pháp này phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ. 3.3. Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể, tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép và lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý. 3.4. Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu hoạch. 4. Phân bón và chất phụ gia 4.1. Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả. 4.2. Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả. Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. 4.3. Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý. 4.4. Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên. 4.5. Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn và đóng gói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước. 4.6. Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua). 4.7. Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón). 5. Nước tưới 5.1. Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau, quả phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng. 5.2. Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho: tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng cho bảo quản, chế biến, xử lý sản phẩm, làm sạch và vệ sinh, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ. 5.3. Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ. 5.4. Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch. 6. Hóa chất (bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật). 6.1. Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn. 6.2. Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật. 6.3. Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. 6.4. Chỉ được phép mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. 6.5. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại rau, quả tại Việt Nam. 6.6. Phải sử dụng hóa chất đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa hoặc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn cho vùng sản xuất và sản phẩm. 6.7. Thời gian cách ly phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ghi trên nhãn hàng hóa. 6.8. Các hỗn hợp hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết cần được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường. 6.9. Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh làm ô nhiễm môi trường. 6.10. Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho. 6.11. Không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các thuốc dạng bột. 6.12. Hóa chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi hóa chất sang bao bì, thùng chứa khác, phải ghi rõ đầy đủ tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc. 6.13. Các hóa chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ trong sổ sách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà nước. 6.14. Ghi chép các hóa chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hóa chất, lý do, vùng sản xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử dụng). 6.15. Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất, người bán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng). 6.16. Không tái sử dụng các bao bì, thùng chứa hóa chất. Những vỏ bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của nhà nước. 6.17. Nếu phát hiện dư lượng hóa chất trong rau quả vượt quá mức tối đa cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn giảm thiểu ô nhiễm. Phải ghi chép cụ thể trong hồ sơ lưu trữ. 6.18. Các loại nhiên liệu, xăng, dầu và hóa chất khác cần được lưu trữ riêng nhằm hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả. 6.19. Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất và dư lượng hóa chất có trong rau, quả theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức năng có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. 7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 7.1. Thiết bị, vật tư và đồ chứa 7.1.1. Sản phẩm sau khi thu hoạch không được để tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn chế để qua đêm. 7.1.2. Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc trực tiếp với rau, quả phải được làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm. 7.1.3. Thiết bị, thùng chứa hay vật tư phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. 7.1.4. Thùng đựng phế thải, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất nguy hiểm khác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm. 7.1.5. Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm. 7.1.6. Thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất giữ riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có các biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm. 7.2. Thiết kế và nhà xưởng 7.2.1. Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ khi thiết kế, xây dựng nhà xưởng và công trình phục vụ cho việc gieo trồng, xử lý, đóng gói, bảo quản. 7.2.2. Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm rau quả phải tách biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm. 7.2.3. Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước. 7.2.4. Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp chống vỡ. Trong trường hợp bóng đèn bị vỡ và rơi xuống sản phẩm phải loại bỏ sản phẩm và làm sạch khu vực đó. 7.2.5. Các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm có rào ngăn cách đảm bảo an toàn. 7.3. Vệ sinh nhà xưởng 7.3.1. Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hóa chất thích hợp theo qui định không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường. 7.3.2. Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ. 7.4. Phòng chống dịch hại 7.4.1. Phải cách ly gia súc và gia cầm khỏi khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản rau, quả. 7.4.2. Phải có các biện pháp ngăn chặn các sinh vật lây nhiễm vào các khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản. 7.4.3. Phải đặt đúng chỗ bả và bẫy để phòng trừ dịch hại và đảm bảo không làm ô nhiễm rau, quả, thùng chứa và vật liệu đóng gói. Phải ghi chú rõ ràng vị trí đặt bả và bẫy. 7.5. Vệ sinh cá nhân 7.5.1. Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ. 7.5.2. Nội qui vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ thấy. 7.5.3. Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh và duy trì đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động. 7.5.4. Chất thải của nhà vệ sinh phải được xử lý. 7.6. Xử lý sản phẩm 7.6.1. Chỉ sử dụng các loại hóa chất, chế phẩm, màng sáp cho phép trong quá trình xử lý sau thu hoạch. 7.6.2. Nước sử dụng cho xử lý rau, quả sau thu hoạch phải đảm bảo chất lượng theo qui định. 7.7. Bảo quản và vận chuyển 7.7.1. Phương tiện vận chuyển được làm sạch trước khi xếp thùng chứa sản phẩm. 7.7.2. Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm. 7.7.3. Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận chuyển. 8. Quản lý và xử lý chất thải 8.1. Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm. 9. Người lao động 9.1. An toàn lao động 9.1.1. Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến thức và kỹ năng về hóa chất và kỹ năng ghi chép. 9.1.2. Tổ chức và cá nhân sản xuất cung cấp trang thiết bị và áp dụng các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao động bị nhiễm hóa chất. 9.1.3. Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn tại kho chứa hóa chất. 9.1.4. Người được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hóa chất hoặc tiếp cận các vùng mới phun thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc. 9.1.5. Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để chung với thuốc bảo vệ thực vật. 9.1.6. Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc. 9.2. Điều kiện làm việc 9.2.1. Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý. 9.2.2. Điều kiện làm việc phải đảm bảo và phù hợp với sức khỏe người lao động. Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ. 9.2.3. Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết bị điện và cơ khí) phải thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho người sử dụng. 9.2.4. Phải có quy trình thao thác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro di chuyển hoặc nâng vác các vật nặng. 9.3. Phúc lợi xã hội của người lao động 9.3.1. Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam 9.3.2. Khu nhà ở cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và có những thiết bị, dịch vụ cơ bản. 9.3.3. Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với Luật Lao động của Việt Nam 9.4. Đào tạo 9.4.1. Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những nguy cơ liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn. 9.4.2. Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực dưới đây: - Phương pháp sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ. - Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động. - Sử dụng an toàn các hóa chất, vệ sinh cá nhân. 10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm. 10.1. Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo VietGAP phải ghi chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán sản phẩm, v.v… 10.2. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ hồ sơ đã đạt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và phải được lưu trong hồ sơ. 10.3. Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành VietGAP và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất. 10.4. Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan quản lý. 10.5. Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số của lô sản xuất. Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ. 10.6. Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng. 10.7. Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm. 10.8. Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, phải cách ly lô sản phẩm đó và ngừng phân phối. Nếu đã phân phối, phải thông báo ngay tới người tiêu dùng. 10.9. Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý. 11. Kiểm tra nội bộ 11.1. Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần. 11.2. Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá; sau khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ. 11.3. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu. 12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại 12.1. Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu. 12.2. Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ. KT. BỘ TRƯỞNG THỨ TRƯỞNG Bùi Bá Bổng Các Module kết hợp trong ASEAN GAP Nội dung An toàn thực phẩm Quản lý môi trường Sức khoẻ, ATLĐ Chất lượg rau quả 1.Kế hoạch chất lượng x 2.Lịch sử khu vực quản lý và sản xuất x x 3.Vật liệu gieo trồng x x x 4.Đất và chất nền x 5. Phân bón và các chất phụ trợ cho đất x x x 6. Nước x x x 7. Hoá chất x x x x 8.Thu hoạch và bảo quản rau quả x x x 9. Chất thải và hiệu quả x 10. Đa dạng sinh học x 11. Không khí 12.Điều kiện làm việc 13. Phúc lợi xã hội cho người lao động x 14. Khả năng truy nguyên x x x LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, chưa được sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu nào. Các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ. Hà Nội ngày 22 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Thuỷ LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đang giảng dạy tại khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn- Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội đã dìu dắt và dạy dỗ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường. Với lòng biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn cô giáo PGS.TS Ngô Thị Thuận, thầy Nguyễn Hữu Nhuần, thầy Dương Nam Hà - Bộ môn phân tích định lượng, những người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thành viên trong phòng Kinh tế, UBND thị xã Từ Sơn, UBND 2 phường Tân Hồng và Đình Bảng, trạm BVTV, trạm khuyến nông thị xã Từ Sơn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu và điều tra hộ nông dân. Và cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình tôi đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Hà Nội ngày 22 tháng 5 năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Thuỷ TÓM TẮT KẾT QUẢ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: “Đánh giá kết quả sản xuất rau vụ đông theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt tại thị xã Từ Sơn - Bắc Ninh” Họ tên : Nguyễn Thị Thuỷ. Lớp : KT50C Giáo viên hướng dẫn: PGT.TS. Ngô Thị Thuận Thời gian thực hiện: Từ 08/01/2009 - 22/05/2009 Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng sản xuất và kết quả trong sản xuất rau vụ đông theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt mà đề xuất một số biện pháp thúc đẩy thực hiện quy trình này cho thị xã trong thời gian tới. Phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng để thực hiện đề tài này đó là phương pháp thống kê sử dụng vào chọn điểm nghiên cứu và phân tích số liệu để phân tích và đánh giá kết quả hiệu quả sản xuất rau vụ đông tại địa phương. Những kết quả đạt được của nghiên cứu Sản xuất rau an toàn đã được hình thành và phát triển ở nước ta từ những năm 1998 trở lại đây với nhiều quy trình sản xuất khác nhau như: quy trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quy trình sản xuất rau hữu cơ và gần đây là quy trình sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Sản xuất rau an toàn ở nước ta trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như hình thành được các vùng sản xuất rau an toàn đảm bảo tiêu chuẩn và bước đầu sản xuất thành công các sản phẩm an toàn cho tiêu dùng và xuất khẩu…Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều vấn đề trong sản xuất đó là chất lượng các sản phẩm thấp, tính an toàn trong sử dụng chưa được chú trọng nhiều do chưa có sự giám sát thực sự chặt chẽ của các cơ quan chức năng, ý thức sản xuất của người dân chưa cao… Thị xã Từ Sơn, với đặc điểm trong sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất rau là diện tích đất manh mún và phân tán nên hướng chỉ đạo trong sản xuất của địa phương là nâng cao giá trị sử dụng đất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và sản xuất. Sản xuất rau an toàn ở thị xã trong những năm gần đây đã được quan tâm phát triển, thị xã đã hỗ trợ một phần kinh phí cho việc xây dựng mô hình nhà lưới sản xuất rau an toàn. Quy trình sản xuất nông nghiệp tốt đã bước đầu được triển khai tại Từ Sơn và có được một số kết quả nhất định: Người dân đã nhận thức được phần nào các vấn đề của sản xuất rau an toàn, như việc tuân thủ các quy định về điều kiện sản xuất rau an toàn để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm… Các điều kiện sản xuất rau an toàn ở địa phương, bước đầu đã đáp ứng được các quy định của quy trình sản xuất nông nghiệp tốt như về đất, nước… nhưng cũng còn tồn tại nhiều khó khăn như: cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất rau an toàn còn thiếu, vùng sản xuất chưa được quy hoạch đồng bộ… nên đã phần nào ảnh hưởng đến kết quả sản xuất theo quy trình nông nghiệp tốt. Sản xuất rau an toàn theo quy trình sản xuất nông nghiệp tốt vẫn còn chưa đi vào thực tiễn sản xuất của các hộ nông dân ở Từ Sơn một phần là do điều kiện sản xuất của hộ chưa đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất rau an toàn, một phần là do chưa có những chính sách hỗ trợ trong sản xuất cũng như tiêu thụ cho các hộ nông dân từ phía cơ quan nhà nước. Để quy trình sản xuất nông nghiệp tốt có thể đưa vào sản xuất thực tiễn một cách có hiệu quả thì trong thời gian tới cần phải thực hiện đồng loạt các biện pháp về quy hoạch vùng sản xuất, về đào tạo tập huấn, về quản lý và cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn cho các hộ sản xuất. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1 Tốc độ tăng (giảm) BQ năm về diện tích, năng suất rau và hoa quả một số nước trên thế giới giai đoạn 1980 –2002 23 Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng rau phân theo vùng của Việt Nam 25 Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của thị xã Từ Sơn qua 3 năm 2006-2008 36 Bảng 3.2 Tình hình dân số, lao động của thị xã Từ Sơn qua 3 năm 2006-2008 38 Bảng 3.3 Đặc điểm cơ sở hạ tầng của thị xã năm 2008 39 Bảng 3.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của thị xã Từ Sơn qua 3 năm 2006-2008 41 Bảng 3.5 Tổng hợp số hộ đại diện được chọn khảo sát 42 Bảng 4.1 Diện tích, sản lượng cây vụ đông của thị xã qua 3 năm (2006- 2008) 48 Bảng 4.2 Nguồn kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà lưới sản xuất rau tại thôn Dương Lôi (Tân Hồng) 51 Bảng 4.3 Đặc điểm của chủ hộ điều tra 56 Bảng 4.4 Đặc điểm của hộ điều tra 56 Bảng 4.5 Tình hình đất đai và lao động của các hộ điều tra 58 Bảng 4.6 Một số tư liệu chủ yếu sử dụng cho sản xuất rau của các nhóm hộ 59 Bảng 4.7 Số năm trồng rau, chủng loại, thời vụ và quy trình kỹ thuật trong sản xuất rau của các hộ điều tra 60 Bảng 4.8 Diện tích, sản lượng một số loại rau vụ đông của các nhóm hộ có gieo trồng 62 Bảng 4.9 Chi phí cho 1 sào su hào của các hộ điều tra (Tính BQ cho 1 hộ có gieo trồng ) 65 Bảng 4.10 Chi phí cho 1 sào cải bắp của các nhóm hộ điều tra ( Tính BQ cho 1 hộ gieo trồng ) 67 Bảng 4.11 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất su hào của các nhóm hộ điều tra 69 Bảng 4.12 Kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cải bắp của các nhóm hộ điều tra 71 Bảng 4.13 Tỷ lệ người biết về Viet GAP và nhận thức của hộ về quy trình sản xuất nông nghiệp tốt 72 Bảng 4.14: So sánh các tiêu chí về điều kiện sản xuất rau ở Từ Sơn với quy trình VietGAP 75 Bảng 4.15 Nguồn cung ứng giống, phân bón và đánh giá của các hộ sản xuất 77 Bảng 4.16 Kết quả khảo sát về tình hình thực hiện các quy định trong thu hoạch và bảo quản rau vụ đông ở Từ Sơn 78 Bảng 4.17 Tỷ lệ hộ muốn áp dụng VietGAP và đánh giá khó khăn khi áp dụng 80 Bảng 4.18 Chi phí cho 1 sào su hào sản xuất trong nhà lưới và sản xuất ngoài nhà lưới ( Tính BQ cho nhóm hộ I) 82 Bảng 4.19 Kết quả và hiệu quả kinh tế của 1 sào su hào sản xuất trong nhà lưới và ngoài nhà lưới 84 Bảng 4.20 Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT) trong sản xuất rau ở thị xã 86 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1 Diện tích rau các vùng của Việt Nam năm 1999 và năm 2005 26 Biểu đồ 2.2 Sản lượng rau các vùng của Việt Nam năm 1999 và năm 2005 26 Biểu 3.1 Tỷ lệ các nguồn kinh phí xây dựng nhà lưới ở Dương Lôi 52 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ASEAN GAP ASEAN Good Agricultural Partices ASXH An sinh xã hội ATTP An toàn thực phẩm BQ Bình quân BVTV Bảo vệ thực vật CC Cơ cấu CN-TTCN Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp DT Diện tích ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng ĐHNN- HN Đại học Nông nghiệp - Hà Nội GAP Good Agricultural Partices HTX Hợp tác xã IPM Quy trình quản lý dịch hại tổng hợp MNPB Miền núi phía bắc NS Năng suất NTB Nam Trung Bộ SL Số lượng TMDV Thương mại dịch vụ UBND Ủy ban nhân dân VietGAP Vietnamese Good Agricultural ParticesO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc30. kakalot.doc
Tài liệu liên quan