Luận văn Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay

Đây là công trình chuyên khảo đầu tiên trong khoa học pháp lý Việt Nam ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học, nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về tội làm nhục người khác dưới hai góc độ: pháp lý hình sự và tội phạm học. Có thể xem những nội dung sau đây là những đóng góp mới về khoa học của luận văn: - Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận chung về tội làm nhục người khác; những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc trưng của tội phạm này trong pháp luật hình sự hiện hành. - Phân tích, đánh giá những quy định về tội làm nhục người khác trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới nhằm rút ra những giá trị hợp lý về lập pháp hình sự, để vận dụng có chọn lọc, bổ sung cho những luận cứ và giải pháp được đề xuất trong luận văn. - Đánh giá thực đúng thực trạng tình hình tội làm nhục người khác ở Việt Nam, phân tích, làm rõ nguyên nhân, điều kiện của thực trạng đó. - Đề xuất hệ thống các giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác.

docx122 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1947 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm hại bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”. Hiện nay, mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định là 350.000đ, như vậy mức bồi đắp tổn thất về tinh thần chỉ được tối đa là 3.500.000đ (ba triệu năm trăm nghìn đồng). Quy định này rõ ràng chỉ mang tính tượng trưng, không có tác dụng phòng ngừa các tội xâm phạm danh dự, nhân phẩm của con người, trong đó có tội làm nhục người khác. Vì vậy, theo chúng tôi, cần phải sửa đổi khoản 2 Điều 611 Bộ luật Dân sự 14-06-2005 như sau: 2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp về tinh thần do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 3.2.2. Đẩy mạnh việc nâng cao dân trí, giáo dục đạo đức, văn hóa, xây dựng lối sống mới, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Tội làm nhục người khác xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của con người, cho nên để loại trừ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm này, phải tăng cường nâng cao dân trí, giáo dục đạo đức, văn hóa, xây dưng lối sống mới, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Ngày nay, nhân loại đang tiến lên, không phải bằng đôi chân chậm chạp, mà bằng cái đầu thông tuệ của mình. Trí tuệ trở thành một động lực quan trọng đối với công cuộc xây dựng đất nước nói chung, đấu tranh phòng, chống tội phạm nói riêng. Nâng cao dân trí vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là nhu cầu lâu dài của xã hội; trong điều kiện khoa học và công nghệ đang phát triển nhanh chóng và đang đóng vai trò là lực lượng sản xuất trực tiếp, thì nâng cao dân trí là nâng cao điều kiện chủ quan để có thể đón nhận và sử dụng kịp thời những thành tựu văn hóa của loài người, nhất là các giá trị về danh dự, nhân phẩm mà loài người đã đạt được. Để đạt được mục tiêu nâng cao dân trí, cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống giáo dục, tiếp tục đổi mới các phương pháp học và dạy học, tạo ra thế hệ học sinh mới có khả năng làm biến đổi diện mạo đời sống tinh thần của đất nước theo hướng nhân đạo, nhân văn, nhân bản, dân chủ và tiến bộ; đồng thời cần tiến hành xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; tiếp tục nâng cao hiệu quả giáo dục của các cơ quan văn hóa, nghệ thuật, khoa học, thông tin đại chúng; quan tâm đến chất lượng của các cơ quan giáo dục ngoài nhà trường như nhà văn hóa, câu lạc bộ, thu viện, bảo tàng, công viên văn hóa… Về giáo dục đạo đức, cần chú trọng giáo dục các giá trị đạo đức truyền thống cao đẹp của dân tộc, trong đó lòng yêu nước là động lực tình cảm lớn nhất của đời sống dân tộc, đồng thời là bậc thang cao nhất trong hệ thống giá trị đạo đức của dân tộc. Chúng ta phải giáo dục cho các thế hệ tự hào về đất nước ta – một quốc gia hình thành từ rất sớm và không chịu khuất phục trước bất cứ một thế lực ngoại xâm mạnh mẽ và tàn bạo thế nào. Sức mạnh của chúng ta, bí quyết của chúng ta chính là lòng yêu nước. Bên cạnh đó, lao động cần cù và sáng tạo cũng là một giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc ta.. Chính với truyền thống lao động cần cù đó, dân tộc ta đã phát huy được sức mạnh vô địch của mình trong những cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Dân tộc ta còn có truyền thống nhân đạo, lòng yêu thương và quý trọng con người. Tình thương yêu ấy thể hiện trong quan hệ gia đình, thôn xóm và rộng hơn là quan hệ của mỗi người đối với số phận của nhân dân, sự tồn vong của Tổ quốc. Lòng nhân ái, bao dung là nét đẹp cao quý trong tâm hồn con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Nó được hình thành trên cơ sở tiếp nối và phát huy các giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc, là tinh thần đoàn kết, sự gắn bó cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ, đùm bọc nhau trong khó khăn, hoạn nạn. Bản chất tộc loại của con người là con người cần đến con người: gắn bó với nhau, nương vào nhau để phát triển đời sống xã hội của mình. Người Việt Nam tâm niệm “thương người như thể thương thân”, đó là đạo lý, là lẽ sống của dân tộc ta được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Việc giáo dục tình thương yêu con người không phải chỉ bằng cách thuyết giáo đạo đức mà phải bằng hành động cụ thể như quan tâm đến cuộc sống con người, nhằm làm cho chất lượng các mối quan hệ con người trong cả đời sống cá nhân và cộng đồng ngày càng hướng tới chỗ được coi trọng hơn. Cần giáo dục sự tôn trọng lợi ích của cộng đồng và quyền tự do, quyền được tôn trọng nhân phẩm, danh dự của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Phê phán nghiêm khắc sự thờ ơ, thái độ bàng quan trước đau khổ của người khác. Đặc biệt, chú ý giáo dục thế hệ trẻ biết trân trọng, yêu mến thế hệ những người đi trước. Theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nó trở thành đặc trưng nhân cách, lối sống, cách ứng xử văn hóa Việt Nam trong mỗi con người và mỗi thế hệ. Đó là những giá trị đạo đức sâu sắc và bền vững của các thế hệ người Việt Nam. Thông qua giáo dục đạo đức, các giá trị đó được nhân lên mãi mãi. Trong giáo dục đạo đức hiện nay, cần chắt lọc những mặt tích cực của lễ giáo Nho giáo, đưa vào đó những nội dung mới để nó trở thành quy tắc, chuẩn mực đạo đức của cuộc sống, làm cho mọi người có thái độ lễ phép với nhau, kính trên, nhường dưới, tôn trọng kỷ cương, phép nước. Trong nhà trường, cũng nên phát huy những mặt tích cực của Lễ, làm cho truyền thống “tôn sư trọng đạo” được giữ gìn, phát huy, làm cho mọi hành vi của thầy và trò thực hiện theo Lễ, để cho “thầy ra thầy, trò ra trò”. Tránh khuynh hướng hiểu Lễ đơn giản là lễ phép, cho nên giáo dục Lễ phải được xác định là một nội dung của giáo dục công dân, cần đưa những nội dung mới như biết quý trọng của cải vật chất và những giá trị tinh thần do quần chúng nhân dân sáng tạo ra, lòng yêu quê hương đất nước, lễ phép với nhân dân, có thái độ kính trọng và biết ơn sự hy sinh của các thế hệ đi trước vì độc lập, tự do của dân tộc, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách thế hệ trẻ. Bên cạnh đó, giáo dục ý thức lao động cũng là một nội dung quan trọng của giáo dục đạo đức. Lao động là cơ sở tiến bộ xã hội, là điều kiện để thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. là điều kiện cần thiết để phát triển nhân cách, là nghĩa vụ cơ bản của mỗi công dân trong xã hội [23, tr. 142]. Giá trị đạo đức của lao động là ở chỗ, thông qua lao động có ích, con người biết sống và thấy cần phải sống bằng lao động trung thực của mình. Sự thấu hiểu, cảm thông giữa những con người trong lao động là cơ sở hình thành những tình cảm đạo đức trong sáng. Những tình cảm đạo đức đó là động lực thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi đạo đức nhằm sáng tạo ra các giá trị đạo đức. Có thể nói, thái độ yêu lao động là tình cảm đạo đức cơ bản đầu tiên, là cội nguồn của những phẩm chất đạo đức khác của cá nhân như tính trung thực, tính tập thể, tính kỷ luật, khiêm tốn. Vì vậy, giáo dục thái độ yêu lao động là nội dung quan trọng của giáo dục đạo đức. Cùng với việc giáo dục giá trị truyền thống, việc giáo dục các quy tắc ứng xử, các chuẩn mực đạo đức, hình thành văn hóa giao tiếp là một nội dung không thể thiếu của giáo dục đạo đức trong điều kiện đổi mới hiện nay. Việc giáo dục quy tắc ứng xử, các chuẩn mực đạo đức phải hình thành và củng cố trong con người một niềm tin sâu sắc vào những giá trị đích thực và bền vững. Ngoài việc giáo dục đạo đức, phải xây dựng được một lối sống mới xã hội chủ nghĩa mang tính nhân văn cao đẹp. Lẽ sống là bộ phận cốt lõi nhất của lối sống, vào trò của nó giống như chiếc hoa tiêu chỉ đường cho mọi người tiến tới. Chúng chọn lẽ sống “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người” làm nguyên tắc ứng xử của các công dân trong xã hội. Để thực hiện được lẽ sống cao đẹp ấy, mỗi xã hội lại phải lựa chọn một bảng giá trị phù hợp, làm hướng phấn đấu cho mọi người. Bảng giá trị là những chuẩn mực và tiêu chí mà mỗi thành viên ra sức cần thực hiện để bảo đảm sự ổn định và phát triển của cộng đồng. Thực hiện những nội dung trên là một quá trình lâu dài và hết sức khó khăn, vì vậy phải phát huy vai trò giáo dục của các tổ chức chính trị, xã hội để xây dựng nền văn hóa đạo đức bằng cách thông qua tôn chỉ mục đích, điều lệ của tổ chức để giáo dục đạo đức cho các thành viên. Thông qua các hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của các tổ chức, đoàn thể và hội nghề nghiệp để ngăn ngừa sự vi phạm đạo đức, ngăn ngừa vi phạm pháp luật. Trong sinh hoạt của các tổ chức có nội dung nêu gương người tốt, việc tốt và phê phán các thói hư , tật xấu để tạo ra bầu không khí đạo đức lành mạnh. Bên cạnh đó, cần thông qua các hoạt động tinh thần của xã hội để giáo dục đạo đức. Mọi hoạt động tinh thần của xã hội đều phải chứa đựng nội dung giáo dục đạo đức như vui chơi, giải trí, du lịch, thể thao… Đặc biệt, chú ý vai trò to lớn của nghệ thuật, phê phán và lên án cái ác, ca ngợi và biểu dương cái thiện bằng các hình tượng nghệ thuật. Tích cực đấu tranh với mọi tàn dư đạo đức cũ bảo thủ, lạc hậu. Các cơ quan nghiên cứu về đạo đức cần đi sâu nghiên cứu thực tiễn nền văn hóa đạo đức để dự báo phương hướng và quy luật phát triển của nền văn hóa đạo đức trong từng giai đoạn. Thực hiện được những yêu cầu trên, chắc chắn con người sẽ tôn trọng danh dự, nhân phẩm của nhau hơn và sẽ dần dần loại trừ được tội làm nhục người khác ra khỏi đời sống xã hội Việt Nam. 3.2.3. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người và tội làm nhục người khác Hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền con người nói chung, tội làm nhục người khác nói riêng là hoạt động truyền đạt, giải thích rộng rãi đến mọi tầng lớp dân cư, mọi lứa tuổi để mọi người đều biết các quy định của pháp luật về lĩnh vực này, nhằm thuyết phục, vận động họ làm theo pháp luật, tạo thành thói quen hành vi của mọi người dân luôn tuân thủ, tôn trọng quyền con người, danh dự, nhân phẩm của người khác trong toàn xã hội, với tính cách như là một đòi hỏi tất yếu của mỗi công dân trong xã hội văn minh. Vì vậy phải coi công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người nói chung và tội làm nhục người khác nói riêng là biện pháp cơ bản, thường xuyên, có ý nghĩa quyết định trong các biện pháp đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác. Bản chất của việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là hoạt động định hướng có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục, tác động lên đối tượng giáo dục nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của hệ thống pháp luật. Trong lĩnh vực quyền con người, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không thể chờ đợi, ỷ lại vào các điều kiện khách quan mà phải bằng nỗ lực chủ quan, tức là bằng hoạt động có tổ chức, có định hướng, có ý thức cao của chủ thể giáo dục nhằm hình thành tri thức, tình cảm và thói quen tôn trọng pháp luật về quyền con người, quyền được tôn trọng về danh dự, nhân phẩm của đối tượng giáo dục trong xã hội. Với quan niệm về bản chất của giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật về quyền con người nói riêng như trên thì ở nước ta, trong điều kiện hiện nay việc trang bị tri thức pháp luật về quyền con người, bồi dưỡng tình cảm và thói quen tôn trọng danh dự, nhân phẩm của con người của mọi người dân trong xã hội là trách nhiệm của các tổ chức Đảng, của tất cả các cơ quan trong bộ máy nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, nhưng trước hết thuộc về các cơ quan chức năng như Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, Tư pháp… Muốn nâng cao hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, bên cạnh việc nâng cao trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức kinh tế, xã hội, cần thiết phải đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ làm công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền con người như giáo viên giảng dạy pháp luật trong các nhà trường, phóng viên, biên tập viên chuyên mục bảo đảm quyền con người của các báo, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình, các luật gia đang công tác tại cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Tư pháp, các tổ chức nghề nghiệp (Hội luật gia, Đoàn luật sư, Tư vấn pháp lý...). Chính việc bồi dưỡng, đào tạo, chuyên môn hóa đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên về quyền con người, sẽ nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người trên thực tế. Để có thể nâng cao hiệu quả của biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, tội làm nhục người khác, cần phải xác định rõ các mục đích của biện pháp này. Từ đó đề ra nội dung cũng như hình thức, phương tiện thực hiện biện pháp này sao cho đáp ứng được mục đích. Theo chúng tôi, mục đích của biện pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người và tội làm nhục người khác là: - Trang bị tri thức pháp luật về quyền con người, trong đó có quyền được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự; - Bồi dưỡng tình cảm về sự tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự của người khác; - Hướng dẫn hình thành thói quen xử sự tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Ở cả ba cấp độ, mục đích trang bị tri thức pháp luật về quyền con người giữ vị trí quan trọng nhất, có tính chất tiền đề để hình thành nhận thức đúng đắn và khả năng lựa chọn hành vi hợp pháp tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Vì vậy, nội dung phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền con người và tội làm nhục người khác, phải bao gồm một phạm vi tương đối rộng, đó là: - Các thông tin pháp luật về quyền con người và tội làm nhục người khác (bao gồm kiến thức pháp luật cơ bản và các văn bản pháp luật thực định). - Các thông tin về việc thực hiện pháp luật trong lĩnh vực quyền con người, về các hành vi vi phạm cũng như tình hình tội làm nhục người khác, trong đó đặc biệt chú ý đến hậu quả thiệt hại về tinh thần, cũng như về việc điều tra, xử lý các hành vi vi phạm và tội phạm này. Trong lĩnh vực này, cần chú ý đến một loại phương tiện đặc thù của giáo dục pháp luật là các quyết định của các cơ quan, các cá nhân có thẩm quyền trong hoạt động thi hành pháp luật về quyền con người, trong việc xử lý tội làm nhục người khác. Tất cả những hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người và tội làm nhục người khác, chỉ thật sự có ý nghĩa tích cực, tác động lành mạnh đến ý thức và hành vi tuân thủ pháp luật của người dân khi họ thấy được các quyết định đúng đắn, nghiêm minh, công bằng trong việc áp dụng các điều luật cụ thể để giải quyết các hành vi xâm phạm nhân phẩm và danh dự của người khác cụ thể. Bản thân các quy phạm pháp luật, các quyết định của các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong lĩnh vực quyền con người đã chứa đựng yếu tố giáo dục rất lớn và là phương tiện truyền tải nội dung giáo dục pháp luật trực tiếp nhất. - Các thông tin khái quát về kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học thuộc lĩnh vực thực hiện pháp luật về quyền con người. - Các thông tin hướng dẫn hành vi pháp luật về quyền con người cụ thể của công dân (quyền, nghĩa vụ và trình tự, thủ tục để bảo vệ quyền con người, trong đó có nhân phẩm, danh dự của mình. Thông qua việc cung cấp, trang bị thường xuyên những loại thông tin trên, người được giáo dục sẽ có những tri thức cần thiết về pháp luật và thực tiễn pháp luật trong lĩnh vực quyền con người, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người, từ đó định hướng cho hành vi của mình. Việc xác định chính xác nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người và tội làm nhục người khác cho từng đối tượng là yếu tố có ý nghĩa quyết định cho việc đạt tới mục đích của giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật không thể tự thân đi vào nhận thức, tình cảm của người được giáo dục, mà phải qua các kênh truyền tải thông tin, các cách thức và biện pháp tác động nhất định, phù hợp với khả năng tiếp cận của đối tượng. Do đó, hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người và tội làm nhục người khác, không chỉ phụ thuộc vào nội dung mà còn phụ thuộc vào các hình thức, phương tiện và phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cũng như phụ thuộc vào sự phù hợp của nội dung, hình thức, phương tiện và phương pháp này với từng loại đối tượng cụ thể. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chúng tôi thấy, cần phải thực hiện các hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sau đây: - Phổ biến, nói chuyện về quyền con người và tội làm nhục người khác tại các địa bàn dân cư và các trường học, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, trong đó phải đặc biệt chú ý tới các địa bàn dân cư phức tạp về mâu thuẫn xã hội. - Tổ chức các câu lạc bộ pháp luật, các đội thông tin cổ động, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật về quyền con người, về việc tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người. Đưa các văn bản pháp luật về quyền con người vào tủ sách pháp luật theo chương trình của Bộ Tư pháp. - Tuyên truyền pháp luật về quyền con người thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các báo chí, đài phát thanh, vô tuyến truyền hình nên có chuyên mục pháp luật về quyền con người. Cần có nhiều phóng sự điều tra sâu sắc, toàn diện, có hệ thống về những vụ xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người để thu hút khán độc giả. - Sáng tác các loại panô, áp phích tuyên truyền pháp luật về quyền con người, về sự cần thiết phải tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người. - Tổ chức dạy và học pháp luật nói chung, pháp luật về quyền con người ở tất cả các cấp học hiện nay với các nội dung và phương pháp phù hợp với từng loại đối tượng. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người và tội làm nhục người khác nếu được thực hiện đúng theo các yêu cầu về mục đích, nội dung, hình thức, phương tiện và phương pháp giáo dục đã trình bày ở trên thì đối tượng được tác động sẽ được trang bị những tri thức, tình cảm, hành vi pháp luật cần thiết về quyền con người, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người. Từ đó, dần dần loại trừ từng bước các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người. Đây là một biện pháp cơ bản, có tầm quan trọng đặc biệt. 3.2.4. Nâng cao hiệu quả công tác hòa giải ở cơ sở Trong cuộc sống cộng đồng, những va chạm, xích mích, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, thường xảy ra và khó tránh khỏi. Từ những mâu thuẫn đó, nếu không được giải quyết tận gốc và triệt để, có thể trở thành những vụ việc phức tạp, thậm chí phát sinh thành những vụ án hình sự, trong đó có những vụ án về tội là nhục người khác. Đây là một trong những mầm mống gây mất ổn định và trật tự, an toàn xã hội ở cộng đồng dân cư, làm xói mòn tình cảm tương thân, tương ái và mối đoàn kết gắn bó, vốn là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong điều kiện kinh tế – xã hội ở nước ta hiện nay, để giải quyết các mâu thuẫn này, góp phần phòng ngừa tội phạm, trong đó có tội làm nhục người khác, công tác hòa giải ở cơ sở có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Là một bộ phận không thể thiếu được của công tác vận động quần chúng, góp phần ổn định xã hội, công tác hòa giải đòi hỏi sự quan tâm, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền và tổ chức xã hội ỏ cơ sở. Để hoạt động hòa giải ở cơ sở đi vào nề nếp, cần thực hiện một số việc sau đây: Thứ nhất, chính quyền địa phương cần thành lập các tổ hòa giải theo cụm dân cư và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ hòa giải hoạt động thường xuyên, có hiệu quả. Thành phần tổ hòa giải bao gồm đại diện một số đoàn thể như Mặt trận Tổ quốc, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội luật gia, Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Cơ cấu tổ hòa giải cần có nam, nữ, người cao tuổi, thanh niên, nên có đảng viên làm nòng cốt. Thành viên tổ hòa giải cần bảo đảm tiêu chuẩn: có phẩm chất đạo đức, có uy tín trong nhân dân, có hiểu biết trong nhân dân, có hiểu biết pháp luật, nhiệt tình tham gia công tác xã hội, có thái độ công tâm, khách quan, trung thực, công tâm; bản thân và gia đình gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Trên cơ sở những tiêu chí này, thành viên tổ hòa giải được nhân dân ở cơ sở tín nhiệm cử ra, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận. Thứ hai, hoạt động hòa giải ở cơ sở phải trên cơ sở quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Để giải quyết dứt điểm vụ việc, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, công tác hòa giải phải quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là những quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân trong từng lĩnh vực có liên quan. Trong khi hòa giải, có thể vận dụng những truyền thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc đã khắc sâu và trở thành tiềm thức trong lòng người Việt Nam. Thứ ba, hoạt động hòa giải phải được thực hiện trên cơ sở tìm đúng nguyên nhân của tranh chấp, mâu thuẫn để có biện pháp giải quyết tận gốc, triệt để. Mỗi mâu thuẫn, tranh chấp đều do một hoặc nhiều nguyên nhân. Để hòa giải thành công, có hiệu quả, trước mỗi vụ việc tranh chấp xảy ra, thành viên tổ hòa giải cần tìm đúng nguyên nhân chủ yếu, trực tiếp. Nếu chỉ căn cứ vào hiện tượng bên ngoài, thì hoạt động hòa giải sẽ không đi đến kết quả hoặc không giải quyết dứt điểm vụ việc, thậm chí gây nên hậu quả xấu do không biết được ý đồ, động cơ của mỗi bên. Thứ tư, hoạt động hòa giải phải làm cho các bên thực sự hiểu biết đúng đắn, tôn trọng nhau, tự nguyện cùng nhau giải quyết mâu thuẫn. Giữa các bên có mâu thuẫn bao giờ cũng có suy nghĩ, thái độ khác nhau, bên nào cũng có những căn cứ, lý lẽ của mình, không ai chịu ai. Thành viên tổ hòa giải cần tìm cách giúp họ bình tĩnh, làm dịu cơn nóng, để họ tỉnh táo tìm ra sự thật, thấy rõ lợi hại của mặt này, mặt khác, cái đúng, cái sai của bên này, bên kia hoặc của cả hai bên. Chỉ khi nào họ hiểu đúng đắn, thông cảm cho nhau, thì mới giải quyết được mâu thuẫn. Thứ năm, phải kiên trì, chủ động phòng ngừa, ngăn chặn kịp thời vi phạm pháp luật và tội phạm có thể xảy ra. Trong số các mâu thuẫn mà tổ hòa giải phải giải quyết, có những vụ việc đơn giản, một bên chỉ cần xin lỗi là bên kia sẽ bỏ qua, mẫu thuẫn được giải tỏa. Không ít việc phức tạp đã âm ỉ, kéo dài từ lâu, thậm chí nhiều năm, có thể dẫn đến hậu quả xấu, thậm chí có nguy cơ bùng nổ thành vụ án hình sự nói chung, vụ án về tội làm nhục người khác nói riêng. Vì vậy, thành viên tổ hòa giải cần kiên trì, chủ động kịp thời ngăn chặn hậu quả xấu hoặc phòng ngừa vi phạm pháp luật và tội phạm có thể xảy ra. 3.2.5. Nâng cao hiệu quả hoạt động của Cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Tòa án về tội làm nhục người khác 3.2.5.1. Đối với Cơ quan Công an Trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội làm nhục người khác nối riêng, Công an các cấp cần phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương, tăng cường sự phối hợp với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội. Cơ quan Công an cần chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời tích cực thực hiện các nhiệm vụ đã được phân công trách nhiệm trong chương trình phối hợp hành động theo các Nghị quyết, Kế hoạch liên tịch giữa Công an với các ngành đoàn thể trong phong trào quần chúng bảo vệ An ninh Tổ quốc. Trước mắt, lực lượng công an phải chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương chỉ đạo quyết liệt và sâu sát việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP về tăng cường công tác phòng, chống tội phạm trong tình hình mới và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm, để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức cho mọi cán bộ, đảng viên, các cấp, các ngành đoàn thể đưa Nghị quyết số 09 và Chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm thực sự đi vào cuộc sống. Cần chú ý đưa vào nội dung phòng ngừa tội phạm vào hoạt động thường xuyên của các cấp, các ngành, đoàn thể. Gắn các biện pháp có ý nghĩa phòng ngừa xã hội cơ bản trong các nội dung của chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm với các chương trình phát triển kinh tế xã hội, văn hóa và các công tác lớn của địa phương, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên trong hoạt động của mình. Qua đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ đồng bộ trên các lĩnh vực nhằm kiềm chế tốc độ gia tăng của tội phạm nói chung, tội làm nhục người khác nói riêng, từng bước làm giảm tội phạm, góp phần bảo đảm sự ổn định vững chắc về trật tự xã hội trên phạm vi toàn quốc. Cơ quan Công an các cấp cũng cần tăng cường phối hợp với các ngành có liên quan trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về quyền con người, nâng cao ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người của các tầng lớp nhân dân, làm chuyển biến nhận thức của mỗi người về trách nhiệm công dân đối với nhiệm vụ phòng, chống tội phạm và giữ gìn an ninh trật tự. Từ đó tự giác đóng góp sức lực, tinh thần, vật chất vào hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung, tội làm nhục người khác nói riêng. Tích cực triển khai các biện pháp phòng ngừa tội phạm đến từng gia đình, tổ dân phố các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ các cơ quan doanh nghiệp, trường học, đơn vị lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn. Xây dựng hoàn thiện các quy ước, quy định bảo đảm an ninh trật tự trong cơ quan, đơn vị và cộng đồng dân cư, xây dựng và nhân rộng mô hình “Nhóm liên gia tự quản”, “Gia đình an toàn - văn hóa”, cụm dân cư, tổ dân phố “Không còn tội phạm và tệ nạn xã hội” trong địa bàn, … góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm. Tổ chức thực hiện có chiều sâu, hiệu quả các nội dung của chương trình phối hợp hành động trong phong trào bảo vệ An ninh Tổ quốc theo các Nghị quyết, Kế hoach liên tịch giữa Công an với các ngành, đoàn thể, nhất là trong đấu tranh bài trừ văn hóa phẩm đồi trụy, bạo lực. Củng cố tăng cường hoạt động của các tổ chức quần chúng cơ sở như: Bảo vệ dân phố, Dân phòng, Đội vây bắt tội phạm, Đội tự quản, Đội thanh niên tình nguyện làm công tác xã hội, Tổ hòa giải, Ban thanh tra nhân dân. Tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho các tổ chức quần chúng cơ sở tích cực tham gia quản lý giáo dục người vi phạm pháp luật tại cơ sở, hòa giải mẫu thuẫn nội bộ nhân dân, phát hiện ngăn chặn những hành vi vi phạm cho cơ quan Công an. Để xây dựng những tổ chức quần chúng nói trên trở thành người cộng tác đắc lực và là cơ sở xã hội vững chắc của lực lượng Công an, cán bộ, chiến sĩ được phân công làm công tác xây dựng phong trào của Công an địa phương phải tích cực tham mưu, hướng dẫn xây dựng và tổ chức hoạt động đối với các tổ chức quần chúng, tạo nên sức mạnh chung của toàn xã hội trong phòng ngừa tội phạm nói chung, tội làm nhục người khác nói riêng, ở địa phương. Trong tình hình dân trí về quyền con người ở nước ta chưa cao, ý thức tự giác chấp hành pháp luật về quyền con người, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người, thì việc thường xuyên phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người sẽ là một biện pháp có hiệu quả làm giảm tội làm nhục người khác. Phương châm của công tác phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của con người là phải kiên quyết xử lý các vi phạm hành chính để giảm đầu vào của tội làm nhục người khác, làm gương cho mọi người, từng bước hình thành thói quen nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về quyền con người, tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người khác. Nội dung nguyên tắc xử lý kiên quyết và triệt để mọi hành vi xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác là: đã có vi phạm là phải xử lý theo đúng quy định của pháp luật; không được xử lý tùy tiện. Cơ sở pháp lý quan trọng nhất của việc thực hiện nguyên tắc này là Nghị định số 49/CP ngày 15-08-1996 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự. Cần phát hiện, xử lý hành chính kịp thời những hành vi sau: - Có cử chỉ thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. - Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ, có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác. Công tác điều tra các vụ án phạm tội làm nhục người khác có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là giai đoạn đầu của hoạt động tố tụng hình sự, để xác định có vụ phạm tội xảy ra hay không, tính chất, mức độ của hành vi phạm tội; ai là người phạm tội, các tình tiết tăng nặng và giảm nhẹ trách nhiệm hình sự... làm cơ sở cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Nếu làm tốt công tác điều tra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét xử và tuyên truyền, giáo dục pháp luật về quyền con người, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con nguời. Ngược lại nếu công tác điều tra làm kém sẽ gây khó khăn rất lớn cho việc xác định tội phạm và người phạm tội cũng như việc xét xử của Tòa án, nhiều khi làm giảm lòng tin của nhân dân đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật. Vì vậy, phải tổ chức làm tốt công tác điều tra ngay từ đầu cho tới khi kết thúc cuộc điều tra. Để hoạt động điều tra các vụ án phạm tội làm nhục người khác đạt hiệu quả cao, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cần chấn chỉnh tổ chức, bộ máy từ thành phố đến các quận, huyện. Ở cấp thành phố, cần bổ sung cán bộ có kiến thức về quyền con người, kiến thức pháp lý và nghiệp vụ điều tra cho đội điều tra các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Ở Công an các quận, huyện cần thành lập các tổ chuyên trách điều tra loại án này. Cần nghiên cứu biên chế cho lực lượng này số lượng cán bộ hợp lý, đảm bảo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Mặt khác, lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hôi cần có sự phối hợp chặt chẽ với Công an phường, xã là lực lượng thường xuyên có mặt tại các địa bàn dân cư, phát hiện sớm nhất các vụ xích mích, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, dẫn đến các vụ xâm phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Đối với các vụ xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội cần phối hợp với Viện Kiểm sát bàn bạc, thống nhất phương pháp, cách thức giải quyết, tạo điều kiện cho cuộc điều tra đúng hướng, nhanh chóng và xử lý chính xác nhưng vẫn đảm bảo không bị oan sai, bỏ lọt tội phạm. Cần xây dựng tốt mối quan hệ và cơ chế trao đổi thông tin về kết quả điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, giữa Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Viện Kiểm sát và Tòa án các cấp. Trong quá trình điều tra, cần tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình điều tra bảo đảm số vụ án phạm tội làm nhục người khác được chuyển truy tố trước pháp luật đạt chất lượng cao, không để trả lại hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc điều tra bổ sung. Công an các cấp cần tổ chức một hội nghị chuyên đề rút kinh nghiệm công tác điều tra, xử lý các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người để nâng cao chất lượng công tác điều tra loại án này trong những năm tới. Lực lượng Cảnh sát điều tra phải có trách nhiệm thông báo cho Công an phường, xã kết quả điều tra, xử lý các vụ án phạm tội làm nhục người khác nhằm tăng cường sự phối hợp, giám sát lẫn nhau và phục vụ cho công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này có hiệu quả. 3.5.2.2. Đối với Tòa án Đối với ngành Tòa án, thì việc áp dụng pháp luật đúng đắn trong công tác xét xử các vụ án phạm tội làm nhục người khác là vấn đề rất quan trọng. Có xét xử đúng mới có điều kiện phát huy tính giáo dục, phòng ngừa của biện pháp xử lý và mới có thể chỉ ra được nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm để có kiến nghị xác đáng. Vì vậy, Tòa án các cấp cần thường xuyên tổ chức cho Thẩm phán và Hội thẩm nghiên cứu các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhằm quán triệt yêu cầu, nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới. Nắm vững đường lối, phương châm xét xử và những thông tư liên ngành của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp; Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng thống nhất pháp luật trong công tác xét xử nhất là việc định tội danh và những căn cứ cụ thể để quyết định hình phạt; nguyên tắc vận dụng tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ… Đây là những vấn đề cơ bản cần được quán triệt sâu sắc để bảo đảm cho việc xét xử các vụ án phạm tội làm nhục người khác được nghiêm chỉnh và đúng pháp luật. Theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, những vụ án về tội làm nhục người khác, được quy định tại khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999, chỉ được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Vì vậy, trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm, người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, thì vụ án phải được đình chỉ. Tuy nhiên, Tòa án các cấp cần chú ý, nếu có căn cứ xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án. Ngoài ra, theo quy định tại khoản 3 Điều 51 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Trong trường hợp vụ án được khởi tố theo yêu cầu của người bị hại quy định tại Điều 105 Bộ luật này thì người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ trình bày lời buộc tội trước phiên tòa”. Như vậy, đối với các vụ án về tội làm nhục người khác được quy định tại khoản 1 Điều 121 Bộ luật hình sự năm 1999, Tòa án phải tuân thủ quy định này để người bị hại thực hiện được “quyền tư tố” theo quy định của pháp luật. Tòa án các cấp phải cùng với Cơ quan điều tra và Viện Kiểm sát tiến hành rà soát, phân loại những vụ án xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người nói chung, các tội làm nhục người khác nói riêng thuộc thẩm quyền xét xử của cấp mình (mới phát hiện hoặc đã điều tra xong). Tập trung nghiên cứu, tùy theo tính chất và mức độ của tội phạm mà xử phạt nghiêm khắc theo đúng pháp luật, công bố tội trạng và kết quả xét xử trên các phương tiện thông tin đại chúng để đồng loạt tấn công vào bọn phạm tội xâm phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người, hỗ trợ cho nhân dân tham gia đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi và bài trừ những hành vi thiếu văn hóa trong xử sự với con người. Đối với những trường hợp gây dư luận xấu, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của những văn nghệ sĩ, trí thức lớn, thái độ khai báo ngoan cố, tái phạm hoặc phạm tội nhiều lần thì phải áp dụng mức án cao trong khung hình phạt và không cho hưởng án treo. Đối với những trường hợp bị cáo mắc bệnh hoặc hoàn cảnh gia đình khó khăn, thì không thể coi đây là lý do để xử nhẹ, càng không phải lý do để cho hưởng án treo, mà phải thấy đây là việc cần giải quyết ở khâu thi hành án (hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù theo quy định tại các Điều 261, 262 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Cần lưu ý là những vụ án về tội làm nhục người khác thường rất phức tạp trong khâu thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ, do đó phải rất thận trọng, xem xét khách quan, toàn diện các chứng cứ, không vì xét xử khẩn trương, nghiêm khắc mà xét xử ẩu, làm oan người không có tội. Đề cao trách nhiệm của Chủ tọa phiên tòa khi xử sơ thẩm cũng như khi xử phúc thẩm. Chủ tọa phiên tòa phải nắm vững nội dung vụ án, nắm vững pháp luật và bảo đảm nguyên tắc xét xử tập thể, quyết định theo đa số nhưng phải giúp cho các thành viên Hội đồng xét xử, nhất là ở cấp sơ thẩm, Hội thẩm chiếm đa số, nắm vững pháp luật, đường lối và phương châm xét xử đối với tội làm nhục người khác trong tình hình hiện nay để quyết định đúng pháp luật, đáp ứng yêu cầu chính trị. Ngoài việc quyết định hình phạt, Hội đồng xét xử cần chú ý giải quyết về trách nhiệm dân sự, trong đó cần chú ý buộc bị cáo bồi thường một khoản tiền thỏa đáng để bù đắp tổn thất về tinh thần. Trường hợp thấy quyết định của bản án tuy là đa số, nhưng rõ ràng là không nghiêm khắc, đúng mức thì đại diện Viện Kiểm sát ở phiên tòa phải kháng nghị theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự để Tòa án cấp trên xét xử theo trình tự phúc thẩm. Nếu Viện Kiểm sát không kháng nghị thì chủ tọa phiên tòa hoặc Chánh án phải làm báo cáo kiến nghị Viện trưởng Viện Kiểm sát kháng nghị; trường hợp xử phúc thẩm thì báo cáo Chánh án Tòa án cấp trên, kèm theo hồ sơ để Chánh án Tòa án cấp trên xem xét theo trình tự giám đốc thẩm. Để phòng ngừa tội phạm, qua xét xử vụ án phạm tội làm nhục người khác, nếu phát hiện thấy sơ hở, thiếu sót hoặc những vi phạm khác trong công tác quản lý con người, phương tiện của các cơ quan nhà nước, tổ chức Đảng, đoàn thể đã là những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, thì ngoài việc ra bản án đối với bị cáo, cần ra quyết định yêu cầu cơ quan hoặc tổ chức liên quan áp dụng những biện pháp cần thiết để khắc phục những nguyên nhân đó theo quy định tại Điều 225 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003. Đây là vấn đề một số Tòa án ít quan tâm, giải quyết và là một thiếu sót cần khắc phục. Bên cạnh đó, Tòa án nhân dân tối cao cần phối hợp với Bộ Tư pháp, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an cần có kế hoạch hướng dẫn thi hành về tội làm nhục người khác, tội vu khống là hai tội còn có nhiều ý kiến khác nhau về thế nào là xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, để việc áp dụng pháp luật được thống nhất, bảo đảm xét xử nghiêm minh, đúng pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền được tôn trọng nhân phẩm, danh dự của người dân. 3.5.2.3. Đối với Viện kiểm sát Với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, thực hành quyền công tố trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, Viện kiểm sát nhân dân có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả phòng ngừa và đấu tranh chống tội làm nhục người khác. Để phát huy vai trò này, ngành Kiểm sát các cấp cần tiến hành một số công việc sau: - Thực hiện Quyết định số 36/VP của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, ngành Kiểm sát cần làm tốt công tác quản lý, xử lý thông tin về các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, trong đó có tội làm nhục người khác, đưa công tác này vào kế hoạch phối hợp liên ngành giữa Cảnh sát điều tra tôi phạm về trật tự xã hội, Viện kiểm sát, Tòa án. Các cơ quan này phải thông tin kịp thời về các hành vi vi phạm cũng như tội làm nhục người khác cho Viện kiểm sát. Viện kiểm sát các cấp cần chú trọng kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án về tội làm nhục người khác, với phương châm chống làm oan người vô tội, chống bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, kiểm sát ngay từ đầu các vụ án gây dư luận xấu. Cùng với việc đẩy nhanh tiến độ giải quyết án trong thời hạn luật định, Viện kiểm sát ở hai cấp cần phối hợp với cơ quan Công an, Tòa án xác định một số vụ phạm tội làm nhục người khác, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng về tinh thần cho người bị hại, làm án trọng điểm để răn đe những người thường có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác. Các Viện kiểm sát cần chú trọng kiểm sát xét xử các vụ án về tội làm nhục người khác, bố trí kiểm sát viên có năng lực, có kiến thức về quyền con người, trực tiếp nghiên cứu và duy trì quyền công tố tại phiên tòa. Viện kiểm sát cần phối hợp chặt chẽ với Tòa án đưa một số vụ án về tội làm nhục người khác xét xử lưu động tại một số khu vực dân cư, để nâng cao tác dụng giáo dục ý thức tôn trọng nhân phẩm, danh dự của con người cho nhân dân. Những vụ án có mức hình phạt không đúng so với quy định của pháp luật cần được Viện kiểm sát kháng nghị theo luật định. Viện kiểm sát cấp tỉnh, thành phố cần tổ chức kiểm tra Viện kiểm sát các quận, huyện trong việc thực thi nhiệm vụ liên quan đến án về tôi làm nhục người khác. Các vụ án cần được chú ý là các vụ án đã được đình chỉ điều tra, các vụ án có bị cáo cho hưởng án treo... nhằm uốn nắn, chấn chỉnh công tác kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của các đơn vị và có kết luận rút kinh nghiệm chung. Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên, Viện kiểm sát các cấp cần chú trọng công tác xây dựng ngành trong sạch, vững mạnh, từng bước kiện toàn củng cố tổ chức, rèn luyện, giáo dục phẩm chất đạo đức người cán bộ kiểm sát. Tiếp tục xây dựng và thực hiện lề lối làm việc phù hợp, trong đó chú ý chỉ đạo việc kiểm sát đối với hoạt động điều tra, xét xử các vụ án về tội làm nhục người khác được nhanh, chính xác, đúng pháp luật. KẾT LUẬN 1. Tội làm nhục người khác lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985, Bộ luật hình sự năm 1999 của nước ta, có ý nghĩa về mặt lập pháp hình sự hết sức to lớn. Nó đánh dấu sự trưởng thành về kỹ thuật lập pháp hình sự của nước ta trong lĩnh vực bảo vệ quyền con người nói chung, bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng. Việc chính thức ghi nhận về mặt pháp lý hình sự tội làm nhục người khác trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành là một biểu hiện cụ thể của vịêc quy định về quyền con người tại Điều 50 Hiến pháp năm 1992: "Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, những quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật" [7, tr. 139]. 2. Tình hình vi phạm nhân phẩm, danh dự của con người, tình hình tội làm nhục người khác ở nước ta trong thời gian qua diễn ra rất phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu là do: công tác giáo dục văn hóa, đạo đức, lối sống mối chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều thiếu sót; hệ thống pháp luật về quyền con người nói chung về bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng, còn thiếu động bộ, chưa phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mới của đất nước; công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn nhiều hạn chế, kém năng động, thiếu sức thuyết phục chưa phù hợp với từng loại đối tượng; các cơ quan bảo vệ pháp luật còn thiếu đồng bộ, nghiêm khắc và kiên quyết trong đấu tranh phòng, chống vi phạm nhân phẩm, danh dự của con người, tội làm nhục người khác… Vì vậy, cuộc đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác chỉ có tác dụng và đạt kết quả thực sự khi khắc phục được những nguyên nhân nói trên. 3. Tình hình vi phạm quyền con người nói chung, vi phạm nhân phẩm, danh dự của con người nói riêng là một trong những vấn đề cần quan tâm trong xã hội ta, bởi lẽ một đất nước muốn có kinh tế phát triển bền vững, ngoài những chỉ tiêu tăng trưởng về kinh tế, còn đòi hỏi sự phát triển về văn hóa, giáo dục, về mức độ tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm, danh dự của con người. Tình hình vi phạm nhân phẩm, danh dự của con người hiện nay vẫn còn đang là vấn đề bức xúc trong xã hội và hễ có sự buông lỏng trong đấu tranh của các cơ quan bảo vệ pháp luật, của các cấp, các ngành, vấn đề này lại tiếp tục phát triển. Vì vậy, đấu tranh phòng, chống vi phạm nhân phẩm, danh dự của con người, tội làm nhục người khác là một nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với Đảng, Nhà nước và toàn dân ta. Phải coi đây là cuộc đấu tranh của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp, các ngành đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy Đảng. Phải phát động cho được phong trào quần chúng rộng rãi, thường xuyên tham gia đấu tranh, phòng, chống tội làm nhục người khác, đồng thời phát huy được vai trò tham mưu, nòng cốt của các lực lượng Công an, Tư pháp, sự tham gia tích cực của các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng. Trong lãnh đạo, chỉ đạo phải luôn luôn bám sát các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những đặc điểm riêng của từng địa phương, để có những chủ trương, biện pháp sát thực, hiệu quả, tránh dập khuôn máy móc, phô trương hình thức. Phải coi công tác giáo dục đạo đức, lối sống mới, đồng thời đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, sự tôn trọng và bảo vệ danh dự, nhân phẩm của con người. Đây là những nhiệm vụ cơ bản, thường xuyên, liên tục có ý nghĩa quyết định thắng lợi của cuộc đấu tranh này. Đi đôi với việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền con người, cần phải kiên quyết xử lý hành chính và dân sự các trường hợp xâm hại đến danh dự, nhân phẩm của con người, kịp thời răn đe, giáo dục người vi phạm để ngăn ngừa họ tiếp tục vi phạm và có thể trở thành người phạm tội. Đồng thời cũng kiên quyết phải xử lý về hình sự những hành vi phạm tội làm nhục người khác để có tác dụng giáo dục, phòng ngừa chung. Trong việc xử lý này, cần tăng cường phối hợp hoạt động có hiệu quả giữa cơ quan Điều tra, Viện Kiểm sát và Tòa án, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng, chính quyền các địa phương để tạo thành sức mạnh tổng hợp. Giải quyết tình hình tội làm nhục người khác phải trên cơ sở giải quyết đúng đắn những mâu thuẫn nảy sinh trong xã hội, xây dựng gia đình, nhà trường, xã hội lành mạnh, mọi người tôn trọng lẫn nhau, phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương. Hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội làm nhục người khác phụ thuộc vào việc phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn bộ hệ thống chính trị, đẩy mạnh phong trào cách mạng của toàn dân, tính chủ động, tích cực của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội và các tầng lớp nhân dân tham gia phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn loại tội phạm này và tính đồng bộ của các biện pháp. TÀI LIỆU THAM KHẢO Văn kiện của Đảng, Văn bản pháp luật của Việt Nam, Công ước quốc tế và văn bản pháp luật của các nước trên thế giới. Đảng Cộng sản Việt Nam (1984), Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Bộ luật Dân sự Việt Nam (1996), Nxb Chính trị Quốc gia. Bộ luật hình sự Việt Nam (1997), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Bộ luật hình sự Việt Nam (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Hiến pháp Việt Nam (2002), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Liên hợp quốc (1976), Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị. Hoàng Việt luật lệ (1994), Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. Quốc triều Hình luật (1995), Nxb Chínht trị Quốc gia, Hà Nội. Bộ luật hình sự nước CHDCND Lào, Phunthophútthakhănty (người dịch), Kiều Đình Thụ (người hiệu đính). Bộ luật Hình sự Nhật Bản (1994), Nguyễn Văn Hoàn (người dịch), Uông Chu Lưu (người hiệu đính). Sách chuyên khảo, công trình nghiên cứu khoa học và bài báo của các tác giả. Lê Cảm (1999), Các nghiên cứu chuyên khảo về phần chung Luật Hình sự, tập 1, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. Lê Cảm (2000), "Luật hình sự Việt Nam thế kỷ XV - cuối thế kỷ XVIII", Dân chủ và pháp luật. Lê Cảm (2005), Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật hình sự (Phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Bùi Anh Dũng (2003), Tìm hiểu các tội xâm phạm quyền tự do, dân chủ của công dân, các tội xâm phạm chế độ hôn nhân gia đình, Nxb Lao động, Hà Nội. Phan Khắc Giảng (1933), Luật hình giải nghĩa và quy hình, Nxb Vĩnh Long, Sài Gòn. Nguyễn Văn Hào (1962), Bộ luật hình sự Việt Nam, xuất bản do sự bảo trợ của Bộ Tư pháp (chế độ Sài Gòn), Sài gòn. Nguyễn Văn Hảo (1974), Bộ luật Hình sự Việt Nam, Nxb Khai Trí. Phan Hiền (1987), Một số vấn đề chủ yếu trong Bộ luật Hình sự, Nxb Sự thật, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Hoà (2004), Cấu thành tội phạm lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội. Trần Văn Luyện (2000), Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học (tập 2), Nxb Giáo dục. Lê Thị Sơn (1996), "Hoàn thiện chế định cơ sở pháp lý của trách nhiệm hình sự", Luật học, (6). Kiều Đình Thụ, (1996), Tìm hiểu luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trần Quang Tiệp (2003), Lịch sử Luật hình sự Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đào Trí Úc (1994), Nghiên cứu về hệ thống pháp luật Việt Nam thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Đào Trí Úc (Chủ biên) (1995), Tội phạm học, Luật Hình sự và luật Tố tụng Hình sự, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. Bình luận khoa học Bộ luật Hình sự (1999), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Bộ Công An (2000), Tài liệu tập huấn chuyên sâu Bộ luật Hình sự 1999, Công ty in Ba Đình, Hà Nội. Bộ Tư pháp, Bộ luật Hình sự Thụy Điển. Bộ Tư pháp (1998), Chuyên đề về Luật Hình sự một số nước trên thế giới, Hà Nội. Bộ Tư pháp, (1957), Tập luật lệ về tư pháp, Nxb Bộ T pháp, Hà Nội. Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội (197), Giáo trình lịch sử Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (1999), Giáo trình Tội phạm học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2001), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần chung), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2003), Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần riêng), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. Toà án nhân dân tối cao (1975), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, tập 1, Hà Nội. Toà án nhân dân tối cao (1979), Tập hệ thống hoá luật lệ về hình sự, tập 2, Hà Nội. Toà án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết năm 2001, Hà Nội. Toà án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết năm 2002, Hà Nội. Toà án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết năm 2003, Hà Nội. Toà án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết năm 2004, Hà Nội. Toà án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết năm 2005, Hà Nội. Toà chính trị Đông Dương, Luật hình An nam thi hành ở Bắc Kỳ. Tổng cục thống kê (2004), Số liệu thống kê về tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị. Tổng cục thống kê (2004), Số liệu thống kê về thời gian lao động được sử dụng của những người trong độ tuổi lao động của khu vực nông thôn. Trường Đại học Luật Hà Nội (1999), Giáo trình luật hình sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. Trung tâm biên soạn từ điển Bách khoa Việt Nam, Từ điển Bách Khoa Việt Nam (tập 1) (1995). Các trang tin của Báo điện tử cand.com Các trang tin của Báo điện tử Dantri.com Các trang tin của Báo điện tử Vnexpresss.net

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxThS112.docx
Tài liệu liên quan