Luận văn Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10

PHẦN MỞ ĐẦU 1 - Lý do chọn đề tài 1.1. Thế kỉ XX đã trôi qua, cả nhân loại đang bước vào thế kỉ mới. Một trong những đặc điểm cơ bản của thế kỉ này là cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển như vũ bão, thời đại của nền “kinh tế tri thức” đã và đang dẫn đến sự bùng nổ thông tin. Trước tình hình đó, để hội nhập với xu thế phát triển chung của thế giới, của thời đại, một yêu cầu hết sức cấp bách đang đặt ra với nền giáo dục nước ta là: phải liên tục đổi mới, hiện đại hóa nội dung và phương pháp dạy học. Mục đích cuối cùng là để từng cá nhân, mỗi cá thể, mỗi công dân tự mình có ý thức tạo được một cuộc cách mạng học tập trong bản thân mỗi con người. Nhà trường phải giúp cho từng HS thay đổi triệt để quan niệm và phương pháp học tập phù hợp với yêu cầu của thời đại - thời đại mà mỗi người phải học tập suốt đời. Để học tập không ngừng, học tập cả đời, mỗi người phải biết cách tự học, biết phát huy cao độ tiềm năng của bản thân. Vì vậy, tự học là một vấn đề cốt lõi thuộc mục tiêu của giáo dục hiện đại. Tiến hành một cuộc cách mạng học tập trong nhà trường và trong bản thân mỗi người phải là một chiến lược cấp bách của thế kỉ XXI. Trong cuộc cách mạng ấy, chiến lược cốt lõi là cuộc cách mạng về phương pháp. Hiện nay, sự chuyển biến về phương pháp dạy học ở trường phổ thông, phương pháp đào tạo ở trường sư phạm chưa có sự rõ rệt, phổ biến vẫn là cách dạy thông báo các kiến thức có sẵn, cách học thụ động. Mặc dù trong những năm gần đây đã có nhiều sự chuyển biến về phương pháp, nhiều GV đã tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động tự chiếm lĩnh tri thức mới. Nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế. Trước sự thay đổi, sự tiến bộ của xã hội như vậy thì việc dạy và học một cách thụ động sẽ không đáp ứng được những yêu cầu của xã hội. Sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, sự thách thức đòi hỏi phải thay đổi về phương pháp dạy và học. Đây không phải là vấn đề riêng của nước ta mà là vấn đề đang được quan tâm trên mọi quốc gia trong việc phát triển nguồn lực con người phục vụ các mục tiêu kinh tế – xã hội. 1.2. Cuộc cách mạng về phương pháp đã và đang diễn ra liên tục và mang tính toàn cầu. Ở Việt Nam, đổi mới phương pháp trong những năm gần đây đang trở thành vấn đề được quan tâm đặc biệt trong nhà t rường. Phương pháp dạy – học văn cũng không nằm ngoài quỹ đạo đó. Làm sao tạo được bước chuyển mang lại hiệu quả mạnh mẽ, toàn diện trong dạy – học văn đang là nỗi lo, nỗi trăn trở của các nhà phương pháp. Thực tế việc dạy văn nói chung, việc dạy văn học sử (VHS) nói riêng vẫn còn nằm trong cách dạy, cách học cũ không phát huy được năng lực của học sinh. Cách dạy văn hiện nay vẫn là lối dạy thuyết trình, kết quả đánh giá tùy thuộc vào khả năng tái hiện lượng kiến thức nhiều hay ít theo lời thầy giảng hoặc t heo sách giáo khoa. Do đó, khả năng độc lập, tìm tòi sáng tạo của HS không có cơ hội phát triển. Đối với các bài học VHS, do đặc thù của bài nên nhiều GV chưa có sự đầu tư đúng mức để HS thực sự quan tâm. Phương pháp tái hiện kiến thức, thuyết trình vẫn chiếm đa số trong các bài dạy. Vì vậy, dẫn tới tình trạng HS thờ ơ với bài giảng, thụ động, ngại tư duy. Từ đó, vô hình chung đã làm mất đi khả năng tự học, tự nghiên cứu của HS. Quá trình dạy – học văn trong nhà trường nói chung và dạy các bài VHS nói riêng đang đổi mới cơ bản về nội dung và phương pháp dạy học, để từng bước khắc phục tình trạng HS thụ động trong lĩnh hội tri thức, khẳng định vai trò HS là trung tâm, của quá trình dạy – học, HS là bạn đọc sáng tạo. Vậy làm như thế nào để tiếp cận được mục đích giáo dục? Làm thế nào để phát huy năng lực tự học, tự nghiên cứu của người học? Đó là những vấn đề cụ thể đang cần tìm được lời giải đáp của các nhà sư phạm chúng ta. Đối với các bài VHS, làm thế nào để HS không thờ ơ với bài giảng, hứng thú say mê tìm hiểu? Làm thế nào để HS rèn luyện được những thói quen tốt trong học tập? Làm thế nào để HS hiểu rõ hơn về nền văn học Việt Nam? Vì vậy, đặt vấn đề hình thành thói quen tự học cho HS THPT qua các bài VHS là một việc làm cần thiết, sát thực, đúng với xu thế đổi mới phương pháp, phù hợp với chiến lược “phát huy nội lực của người học”, đáp ứng mục tiêu của giáo dục, như nghị quyết II của Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã ghi: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện hình thành nếp tư duy sáng tạo của người học, phát triển mạnh mẽ phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân .” Một trong những hướng đổi mới phương pháp dạy học lịch sử văn học trong nhà trường là hình thành năng lực tự học cho HS qua từng bài học. Đó là lí do khiến chúng tôi chọn đề tài này để nghiên cứu MỤC LỤC Phần mở đầu 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Lịch sử vấn đề .5 2.1. Tự học trong nhà trường nói chung 5 2.2. Tự học trong môn Ngữ văn 7 2.3. Tự học đối với bài học văn học sử 8 3. Mục đích nghiên cứu .9 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 10 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .10 6. Phương pháp nghiên cứu .10 7. Bố cục luận văn .11 Phần nội dung 12 Chương I: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành năng lực tự học cho HS trong giảng dạy văn học sử ở THPT .12 1.1. Cơ sở lí luận 12 1.1.1. Khái niệm tự học .12 1.1.2. Khái niệm năng lực tự học .14 1.1.2.1. Đặc điểm và bản chất của hoạt động tự học .18 1.1.2.2. Điều kiện để tự học có hiệu quả .22 1.1.3. Tự học đối với các bài học về văn học sử trong SGK .26 1.1.3.1. Mục tiêu của bài học văn học sử 26 1.1.3.2. Nội dung của bài học văn học sử 26 1.1.3.3. Hình thức của bài học văn học sử .26 1.1.3.4. Hình thành năng lực tự học cho HS theo các kiểu bài văn học sử .26 1.2. Cơ sở thực tiễn 28 1.2.1. Tình hình tự học các bài học về văn học sử của HS THPT .28 1.2.1.1. Về tinh thần tự học các bài học văn học sử của HS THPT 28 1.2.1.2. Về hoạt động tự học bài học văn học sử của HS THPT .29 1.2.2. Thực trạng về dạy học văn học sử theo hướng hình thành năng lực tự học cho HS 30 1.2.2.1. Đối với GV .30 1.2.2.2. Đối với HS 31 Chương II: Những biện pháp hình thành và phát triển năng lực tự học qua các bài học văn học sử 32 2.1. Biện pháp 1: Hình thành năng lực nhận diện các loại văn bản trong SGK Ngữ văn 10 33 2.2. Biện pháp 2: Hình thành kĩ năng phát hiện ghi nhớ các nhận định của SGK về lịch sử văn học .37 2.3. Biện pháp 3: Hình thành kĩ năng làm các bài tập nâng cao về văn học sử trong SGK Ngữ văn 10 43 2.4. Biện pháp 4: Đổi mới giờ học văn học sử theo hướng tổ chức HS trình bày kết quả tự học 51 Chương III: Một số thiết kế bài học văn học sử theo hướng dạy cách tự học .5 8 3.1.Thiết kế bài học “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” 58 3.2. Thiết kế bài học “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” 6 2 3.3. Thiết kế bài học “Nguyễn Du” .73 Phần Kết luận 78 Tài liệu tham khảo .81

pdf84 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2562 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Day học văn học sử theo hướng hình thành và phát triển năng năng lực tự học ở học sinh lớp 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hiểu biết của chính mình. Tuy vậy, không phải mọi văn bản đều có chung một cách trình bày, mọi phần trong văn bản đều có chung một cách lập luận. Có văn bản đòi hỏi người đọc phải nỗ lực trí tuệ mới nắm bắt được hệ thống luận điểm trong đó. Bởi vậy, quá trình tự học của HS cần có sự dẫn dắt, khơi gợi của thầy. 2.4.3. Sự khơi gợi, dẫn dắt của thầy để HS tự học và trình bày kết quả tự học có thể diễn ra trong giờ học theo hai hình thức sau đây: - Nếu HS đã có chuẩn bị bài ở nhà (từng cá nhân hay từng nhóm) thì ngay từ đầu giờ học, thầy có thể mời HS trình bày kết quả tự học theo từng mục trong văn bản ở SGK. Một em trình bày, cả lớp đều nghe, có trao đổi, bổ sung, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 tranh luận. Đây là loại giờ học được tổ chức dưới hình thức “xêmina” – hội thảo. - Nếu HS chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trước giờ học, thầy sẽ giành thời gian đầu cho HS âm thầm, lặng lẽ đọc văn bản trong SGK. Sau đó, căn cứ vào các đề mục trong SGK, thầy nêu ra từng câu hỏi để HS trả lời và trao đổi ngay trên lớp. Sau đây là một ví dụ cụ thể về loại giờ học này: Bài học về tác gia Nguyễn Trãi Bài viết về Nguyễn Trãi trong SGK “Ngữ văn 10” (bộ chuẩn và bộ nâng cao) đều có hai phần: phần đầu là nói về “Cuộc đời”, phần sau nói về “Sự nghiệp văn học”. HS mỗi người đọc thầm văn bản theo từng phần trong SGK, tự thu lượm kiến thức và trình bày trước lớp những kiến thức có được từ SGK, dưới sự điều khiển của thầy cô giáo. 1 – Cuộc đời Nguyễn Trãi GV: Sau khi tự học phần viết về cuộc đời Nguyễn Trãi trong SGK, anh (chị) thu nhận được những tri thức nào về cuộc đời của Nguyễn Trãi? (năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình, thời đại, những sự kiện quan trọng, con người...) 1.1. GV: Năm sinh, năm mất, quê hương, gia đình? HS: - Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, thọ 62 tuổi. - Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình quý tộc thời nhà Trần. Mẹ là Trần Thị Thái, con gái quan tư đồ Trần Nguyên Đán (thừa tướng triều Trần), bố là Nguyễn Phi Khanh, vốn học trò nghèo, nhưng học giỏi, thi đỗ thái học sinh (tiến sĩ). - Quê quán: Chí Linh, Hải Dương. Sau dời về Nhị Khê, huyện Thường Tín, Hà Tây 1.2. GV: Nguyễn Trãi sống trong một thời đại đầy biến động dữ dội. Đó là những biến động nào? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 HS: - Triều đại phong kiến nhà Trần suy vi. Hồ Quý Li lên thay lập ra nhà Hồ. - Quân Minh (Trung Quốc) sang xâm lược. Nhà Hồ thất bại. Giặc Minh bắt cha con Hồ Quý Li và các triều thần sang Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh (cha của Nguyễn Trãi). - Lê Lợi khởi nghĩa Lam Sơn – Nguyễn Trãi tham gia và được Lê Lợi tin dùng. Cuộc khởi nghĩa thắng lợi, đánh thắng giặc Minh, Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê. Nguyễn Trãi vẫn làm quan trong triều đình nhà Lê, nhưng không được tin dùng nữa vì Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn (cháu nội Trần Nguyên Đán mưu phản). 1.3. GV: Những sự kiện quan trọng nào xảy ra trong cuộc đời Nguyễn Trãi? HS: - Năm 1400, Nguyễn Trãi thi đỗ Thái học sinh, cùng cha làm quan trong triều nhà Hồ. - Năm 1407, giặc Minh xâm lược nước ta. Cha của Nguyễn Trãi là Nguyễn Phi Khanh bị giặc bắt sang Trung Quốc. Muốn giữ đạo hiếu, Nguyễn Trãi đã cùng em trai theo cha sang Trung Quốc. Nhưng đến ải Nam Quan, theo lời cha dặn, Nguyễn Trãi quay về tìm cách trả “nợ nước, thù nhà”. - Sau khi thoát khỏi sự giam lỏng của giặc Minh, Nguyễn Trãi từ Đông Quan (Hà Nội ngày nay) tìm vào Lam Sơn (Thanh Hóa) tham gia khởi nghĩa, giúp Lê Lợi đánh thắng giặc Minh, giành lại độc lập cho dân tộc (1428). - Lê Lợi lên ngôi vua, lập ra triều Hậu Lê. Nguyễn Trãi tiếp tục giúp Lê Lợi xây dựng đất nước. Nhưng sau đó, nội bộ triều đình nhà Lê lục đục. 1429, Lê Lợi nghi ngờ Trần Nguyên Hãn làm phản, Nguyễn Trãi không được tin dùng (1429 - 1439). Năm 1439, Nguyễn Trãi cáo quan về ở ẩn tại Côn Sơn (Chí Linh – Hải Dương). Nhưng năm sau (1440), Lê Thái Tông lại vời ông ra giúp nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 - Không ngờ tai họa thảm khốc đã ập xuống đời ông. Năm 1442, vua Lê Thái Tông trên đường kinh lí trở về, rẽ qua Lệ Chi Viên (trại vải ở Gia Lương, Bắc Ninh) và chết đột ngột ở đó. Lấy cớ, Nguyễn Thị Lộ ở bên cạnh nhà vua, bọn gian thần vu cho Nguyễn Trãi âm mưu giết vua và khép ông vào án “tru di tam tộc” (bị giết cả ba họ). Đây là một vụ án oan lớn nhất trong lịch sử Việt Nam. - Mãi đến 22 năm sau (1464), vua Lê Thánh Tông mới minh oan cho Nguyễn Trãi. 1.4. Kết luận: Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, tổ chức Giáo dục - Khoa học – Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới. 2. Sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi 2.1. GV: Hãy kể tên những tác phẩm của Nguyễn Trãi? HS: Nguyễn Trãi là một tài năng lỗi lạc hiếm có. Ông để lại cho dân tộc ta một di sản văn chương to lớn. - Những tác phẩm được viết băng chữ Hán gồm có: + Quân trung từ mệnh tập + Bình Ngô đại cáo + Ức Trai thi tập + Chí Linh sơn phú + Băng Hồ di sự lục + Lam Sơn thực lục + Văn bia Vĩnh Lăng + Văn loại - Những tác phẩm viết bằng chữ Nôm: + Quốc âm thi tập (254 bài) + Dư địa chí (bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 2.2. GV: Nguyễn Trãi được coi là nhà văn chính luận kiệt xuất. Hãy làm sáng tỏ điều đó? HS: Trong di sản văn chương mà Nguyễn Trãi để lại cho dân tộc ta có hai áng văn chính luận đặc sắc: - “Quân trung từ mệnh tập”: đây là tập thư từ được viết bằng chữ Hán do Nguyễn Trãi viết ra để thay mặt Lê Lợi gửi cho các tướng giặc và những giấy tờ giao thiệp với triều nhà Minh (Trung Quốc). Đây là một cống hiến to lớn của Nguyễn Trãi cho văn hóa nước nhà, bởi tập văn chính luận này phản ánh đầy đủ chiến lược “công tâm” (đánh vào lòng người) của nghĩa quân Lam Sơn, bởi văn chính luận của Nguyễn Trãi sắc bén, giàu nhân nghĩa và đầy tính chiến đấu. Nhà sử học Phan Huy Chú đã đánh giá về sức tác động của nó rằng: “Có sức mạnh của mười vạn quân”. - “Bình Ngô đại cáo” là áng “thiên cổ hùng văn”trong lịch sử văn học dân tộc. Bài cáo này đã tổng kết một cách đầy đủ và xúc động về cuộc kháng chiến anh dũng chống quân Minh của dân tộc ta và cũng là một bản tuyên ngôn về lòng nhân nghĩa, lòng yêu hòa bình của dân tộc Việt Nam... 2.3. GV: Nguyễn Trãi còn là một nhà thơ tài ba. Anh (chị) đã biết được những bài thơ nào của Nguyễn Trãi và biết được những gì về tâm hồn Nguyễn Trãi qua thơ ông? HS: - Nguyễn Trãi không chỉ là một nhà văn chính luận kiệt xuất mà còn là một nhà thơ trữ tình sâu sắc. Ông vừa làm thơ bằng chữ Hán (ức Trai thi tập) vừa làm thơ bằng chữ Nôm (Quốc âm thi tập). Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi vừa trữ tình, đằm thắm vừa trí tuệ sâu sắc. Thơ Nôm của ông thấm đẫm trải nghiệm về cuộc đời, ngôn ngữ lại điêu luyện trong sáng. - Nguyễn Trãi đã phơi trải tiếng lòng của mình qua thơ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 Trước hết, đó là tấm lòng yêu nước, thương dân của ông: Bui một tấc lòng ưu ái cũ Đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng (Thuật hứng – bài 2) Dành còn để trợ dân này. (Tùng) Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng Dân giàu đủ khắp đòi phương (Cảnh ngày hè) Nguyễn Trãi cũng dành nhiều tình cảm cho thiên nhiên đất nước: Nước biếc non xanh thuyền gối bãi Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu (Bảo kính cảnh giới – bài 26) Cây rợp tán che am mát Hồ thành nguyệt hiện bóng tròn Rùa nằm hạc ẩn nên bầy bạn U ấp cùng ta làm cái con (Ngôn chí – bài 20) Thơ Nguyễn Trãi thể hiện những trải nghiệm cuộc đời của ông nên có những triết lí thế sự rất sâu sắc: Phượng những tiếc cao diều hãy liệng Hoa thường hay héo cỏ thường tươi (Tự thuật – bài 9) Nên thợ nên thầy vì có học No ăn no mặc bởi hay làm (Bảo kính cảnh giới – bài 26) Áo mặc miễn là cho cật ấm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 Cơm ăn chẳng lọ kém mùi ngon (Dạy con trai) 2.4. Kết luận: Thơ văn Nguyễn Trãi là đỉnh cao chói lọi của nền văn học dân tộc ta. Ông là người có nhiều cống hiến to lớn cho văn học dân tộc. Đúng như vua Lê Thánh Tông đã nói: “Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo” Trên đây là một số biện pháp hình thành năng lực tự học cho HS THPT qua các bài học văn học sử ở lớp 10. Chắc chắn còn rất nhiều những biện pháp nữa có thể vận dụng để hình thành năng lực tự học. Với những biện pháp này, chúng tôi hy vọng sẽ có tác dụng phát huy tính độc lập, chủ động tích cực, tự giác và sáng tạo của HS trong học tập. Đồng thời khơi dậy niềm ham mê, sự hứng thú của các em khi khám phá, lĩnh hội tri thức cũng như vận dụng chúng trong những trường hợp cụ thể, trong những tình huống khác nhau. Chương III Một số thiết kế bài học văn học sử theo hướng dạy cách tự học 3.1. Thiết kế bài học “Khái quát văn học dân gian Việt Nam” 3.1.1. HS tự học và trình bày về cấu trúc văn bản Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 GV: Bài “Khái quát văn học dân gian” có cấu trúc như thế nào? HS: Bài này có cấu trúc như sau: I - Đặc trưng cơ bản của văn học dân gian. II - Hệ thống thể loại của văn học dân gian. III – Những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. 3.1.2. HS trình bày hiểu biết về những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam GV:Em hãy nêu những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam? HS: Văn học dân gian Việt Nam có những đặc trưng cơ bản sau: - Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền miệng) + Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ bởi vì chất liệu để làm nên tác phẩm văn học dân gian là ngôn từ, những ngôn từ có hình ảnh, có cảm xúc, tạo nên nội dung, ý nghĩa và thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học dân gian. + Văn học dân gian có tính truyền miệng bởi vì những sáng tác dân gian được người ta ghi nhớ và truyền miệng cho nhau (chứ không phải bằng chữ viết). Nó được truyền miệng trong không gian, theo thời gian. Quá trình truyền miệng thường được thực hiện qua diễn xướng dân gian (nói, kể, hát, diễn tác phẩm văn học dân gian). - Văn học dân gian là sản phẩm của quá trình sáng tác tập thể (tính tập thể) Tập thể là bao gồm nhiều cá nhân. Lúc đầu, tác phẩm do một cá nhân nào đó sáng tác ra; sau đó được các cá nhân khác sửu chữa, bổ sung cho phong phú, hoàn thiện hơn; và cuối cùng không biết chính xác tác phẩm là của ai và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 người ta cũng không cần biết ai là tác giả. Cũng do vậy mà tác phẩm dân gian thường có dị bản. Tính truyền miệng và tính tập thể là những đặc trưng cơ bản chi phối, xuyên suốt quá trình sáng tạo và lưu truyền tác phẩm văn học dân gian, thể hiện sự gắn bó mật thiết của văn học dân gian với các sinh hoạt khác nhau trong đời sống cộng đồng. Trong xóm, trong làng, mọi người cùng nhau cày lúa, làm cỏ, kéo gỗ, dựng nhà, vui chơi, ca hát, đình đám, hội hè...Văn học dân gian được ra đời, truyền tụng và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt đó. 3.1.3. HS trình bày về hệ thống thể loại của văn học dân gian Việt Nam GV:Văn học dân gian có 12 thể loại. Để dễ nhớ hơn, ta có thể sắp xếp các thể loại đó vào một số cụm được không? HS: Có thể sắp xếp 12 thể loại đó vào bốn cụm sau đây: - Truyện dân gian: thần thoại, sử thi, truyền thuyết, thần thoại, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn, truyện cười, truyện thơ. - Thơ dân gian: ca dao, vè. - Câu nói dân gian: tục ngữ, câu đố - Sân khấu dân gian: chèo, tuồng, cải lương... GV: Hãy nêu ngắn gọn định nghĩa từng thể loại và cho ví dụ cụ thể với mỗi thể loại? HS: - Thần thoại: là tác phẩm tự sự dân gian thường kể về các vị thần, nhằm giải thích tự nhiên, thể hiện khát vọng chinh phục tự nhiên và phản ánh quá trình sáng tạo văn hóa của con người thời cổ đại. (Thần trụ trời; Nữ Oa vá trời...) - Sử thi: là tác phẩm tự sự dân gian có quy mô lớn, sử dụng ngôn từ có vần, nhịp, xây dựng những hình tượng nghệ thuật hoành tráng, hào hùng để kể về một hoặc nhiều biến cố lớn diễn ra trong đời sống cộng đồng của cư dân thời cổ đại. (sử thi Đam Săn; Đẻ đất đẻ nước...). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 - Truyền thuyết: là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân dân đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cộng đồng cư dân của một vùng. (Bà Trưng, Bà Triệu; An Dương Vương và Mị Châu, Trọng Thủy...). - Truyện cổ tích: là tác phẩm tự sự dân gian mà cốt truyện và hình tượng được hư cấu có chủ định, kể về số phận con người bình thường trong xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo và lạc quan của nhân dân lao động. (Cây tre trăm đốt; Sọ Dừa, Tấm Cám...) - Truyện ngụ ngôn: là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loại vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc về triết lí nhân sinh. (Ôm cây đợi thỏ; Đẽo cày giữa đường...) - Truyện cười: là tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười, nhằm mục đích giải trí, phê phán. (Chàng Ngốc,; Nhưng nó bằng hai mày; Tay ải tay ai...) - Tục ngữ: là câu nói ngắn gọn, hàm súc, phần lớn có hình ảnh, vần nhịp, đúc kết kinh nghiệm thực tiễn, thường được dùng trong ngôn ngữ giao tiếp hằng ngày của nhân dân. (Uống nước nhớ nguồn; Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây...) - Câu đố: là những bài văn vần hoặc câu nói thường có vần, mô tả vật đố bằng những hình ảnh, hình tượng khác lạ để người nghe tìm lời giải nhằm mục đích giải trí, rèn luyện tư duy và cung cấp những tri thức về đời sống. (Cây cong queo, quả khòng khèo, cây khó trèo, quả khó ăn. Là cây gì?; Vừa bằng bó củi, lủi thủi bờ ao. Là gì?...) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 - Ca dao: là lời thơ trữ tình dân gian, thường kết hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác nhằm diễn tả đời sống con người. (Thuyền về có nhớ bến chăng? Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền; Thân em như hạt mưa rào. Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày...) - Vè là tác phẩm tự sự dân gian bằng văn vần, có lối kể mộc mạc, phần lớn nói về các sự vật, sự kiện thời sự của làng, của nước. (vè con voi, vè học dốt...) - Truyện thơ: là tác phẩm tự sự dân gian bằng thơ, giàu chất trữ tình, phản ánh số phận và khát vọng của con người khi hạnh phúc lứa đôi và sự công bằng xã hội bị tước đoạt. (Lời tiễn dặn...) - Chèo: là tác phẩm sân khấu dân gian, kết hợp các yếu tố trữ tình và trào lộng để vừa ca ngợi những tấm gương đạo đức, vừa phê phán, đả kích cái xấu trong xã hội (ngoài chèo, sân khấu dân gian còn có những hình thức khác như tuồng dân gian, múa rối, các trò diễn mang tích truyện...) (Quan âm thị kính; Nghêu Sò ốc Hến...) 3.1.4. HS trình bày về những giá trị cơ bản của văn học dân gian Việt Nam. GV: Văn học dân gian có những giá trị cơ bản nào? Hãy nêu rõ từng giá trị? HS: Văn học dân gian có ba giá trị cơ bản: - Văn học dân gian là kho tri thức vô cùng phong phú về đời sống các dân tộc: + Tri thức trong văn học dân gian thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống: tự nhiên, xã hội và con người. + Tri thức dân gian phần lớn là những kinh nghiệm lâu đời được rút ra từ thực tiễn cuộc sống và được trình bày bằng ngôn ngữ nghệ thuật nên rất dễ phổ biến. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 + Tri thức dân gian thể hiện trình độ và quan điểm nhận thức của nhân dân về tự nhiên, xã hội và con người. + Là kho tàng của 54 dân tộc. - Văn học dân gian có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm người: + Văn học dân gian giáo dục tinh thần nhân đạo và lạc quan (tôn trọng, yêu thương con người, dám đấu tranh bảo vệ và giải phóng con người khỏi sự bất công, niềm tin vào chiến thắng của chính nghĩa). + Văn học dân gian có khả năng hình thành ở con người những phẩm chất tốt đẹp: yêu nước, trung thực, thẳng thắn, vị tha, dũng cảm, bất khuất,... - Văn học dân gian có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền văn học dân tộc: + Văn học dân gian đã có những đỉnh cao về nghệ thuật làm rung động trái tim bao thế hệ (những truyện kể hay, những sử thi nổi tiếng, những câu ca dao mượt mà...). + Khi văn học viết còn chưa ra đời thì văn học dân gian đóng vai trò chủ đạo trong nền văn học dân tộc. Còn khi văn học viết đã hình thành thì văn học dân gian vẫn là nguồn nuôi dưỡng văn học viết, làm cho nền văn học Việt Nam phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc. 3.2. Thiết kế bài học “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX” 3.2.1. HS tự học và trình bày về cấu trúc văn bản GV: Bài “Khái quát văn học Việt Nam từ thế kí X đến hết thế kỉ XIX” gồm mấy phần? Nêu các mục nhỏ trong từng phần? HS: Bài viết ở SGK gồm 4 phần: - Các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 + Văn học chữ Hán + Văn học chữ Nôm - Các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: + Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV + Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII + Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX + Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX - Những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: + Chủ nghĩa yêu nước + Chủ nghĩa nhân đạo + Cảm hứng thế sự - Những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX: + Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm + Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dị + Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài. 3.2.2. HS trình bày về các thành phần của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX GV: Văn học thời trung đại gồm hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm. Em hãy giới thiệu về từng thành phần văn học đó ở các phương diện: khoảng thời gian tồn tại, ý nghĩa, những thành tựu chủ yếu? HS: * Khoảng thời gian tồn tại: - Văn học chữ Hán ra đời sớm (từ thế kỉ X) và tồn tại suốt quá trình hình thành và phát triển của văn học trung đại (trong 10 thế kỉ – từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 - Văn học chữ Nôm ra đời muộn hơn (cuối thế kỉ XIII) và tồn tại, phát triển đến hết thời kì văn học trung đại. * Về thể loại: - Văn học chữ Hán có thơ và văn xuôi, chủ yếu tiếp thu từ văn học Trung Quốc: + Về văn xuôi: chiếu, biểu, hịch, cáo, truyện truyền kì, tiểu thuyết chương hồi, kí sự. + Về thơ: thơ cổ phong, thơ Đường luật... - Văn học chữ Nôm chủ yếu là thơ, rất ít tác phẩm văn xuôi: + Có một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: phú, văn tế. + Có một số thể loại tiếp thu từ Trung Quốc nhưng đã được dân tộc hoá như: thơ Nôm viết theo thể Đường luật (thơ Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương...), thơ Đường luật thất ngôn xen lục ngôn (thơ Nguyễn Trãi). + Còn phần lớn sáng tác theo các thể loại văn học của dân tộc như: ngâm khúc (thất ngôn lục bát như Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc), truyện thơ lục bát (Truyện Kiều), hát nói (thơ tự do kết hợp với âm nhạc như thơ Nguyễn Công Trứ). * Hai thành phần văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm tạo nên hiện tượng song ngữ ở văn học trung đại. Hai thành phần văn học ấy không đối lập nhau mà bổ sung cho nhau trong quá trình phát triển của văn học dân tộc. 3.2.3. HS trình bày về các giai đoạn phát triển của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX a, Giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV GV: Văn học giai đoạn từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV phát triển trong hoàn cảnh lịch sử nào? Có những bước ngoặt lớn nào? Có những đặc điểm lớn gì về phương diện nội dung và phương diện nghệ thuật? Kể tên những sáng tác tiêu biểu? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 HS: - Hoàn cảnh lịch sử: + Dân tộc ta giành được quyền độc lập tự chủ. Chế độ phong kiến Việt Nam ra đời và phát triển. + Dân tộc ta lập nhiều kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược phương Bắc (quân Tống, quân Mông – Nguyên) và trong công cuộc xây dựng đất nước hoà bình. - Các bước ngoặt lớn: + Bên cạnh văn học dân gian, văn học viết chính thức ra đời. + Văn học viết chủ yếu là văn học chữ Hán, có văn học chữ Nôm xuất hiện vào cuối thế kỉ XIII. - Về phương diện nội dung: văn học giai đoạn này mang một nội dung yêu nước với âm hưởng hào hùng. Các sáng tác tiêu biểu: Vận nước – Pháp Thuận, Chiếu dời đô - Lí Công Uẩn, Sông núi nước Nam tương truyền của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn, Phò giá về kinh – Trần Quang Khải, Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão, Phú sông Bạch Đằng – Trương Hán Siêu... - Về phương diện nghệ thuật: văn học giai đoạn này có các đặc điểm nổi bật: + Văn học chữ Hán có thành tựu lớn về văn chính luận (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ), văn xuôi viết về lịch sử, văn hoá (Đại Việt sử kí – Lê Văn Hưu, Việt điện u linh tập – Lí Tế Xuyên,...) và về thơ phú (sáng tác của Pháp Thuận, Trần Quang Khải, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn...) + Văn học chữ Nôm đặt những viên gạch đầu tiên với một số bài thơ, bài phú Nôm. b, Giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII GV: Văn học giai đoạn từ thế kỉ XV đến hết thế kỉ XVII phát triển trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Có những sự kiện gì đáng chú ý và có những đặc điểm gì về nội dung và nghệ thuật? Hãy nêu những tác phẩm tiêu biểu? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 HS:- Hoàn cảnh lịch sử: + Nhân dân ta tiếp tục làm nên kì tích trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. + Chế độ phong kiến đạt tới đỉnh cao (nửa đầu thế kỉ XV) và có biểu hiện khủng hoảng (thế kỉ XVI). - Những sự kiện đáng chú ý: + Văn học viết chính thức có hai thành phần: văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm, văn học chữ Nôm có những thành tựu nghệ thuật đáng kể. + Hiện tượng “văn sử triết bất phân” đến giai đoạn này đã mờ nhạt, nhường chỗ cho những sáng tác giàu chất văn chương, hình tượng. - Đặc điểm nội dung: từ nội dung yêu nước mang âm hưởng ngợi ca ở giai đoạn trước chuyển sang nội dung phản ánh, phê phán hiện thực xã hội phong kiến. Các tác phẩm tiêu biểu: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi (thế kỉ XV), Truyền kì mạn lục – Nguyễn Dữ và các sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm (thế kỉ XVI), Thiên Nam ngữ lục (thế kỉ XVII). - Đặc điểm nghệ thuật: + Văn học chữ Hán phát triển với nhiều thể loại: văn chính luận (Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập – Nguyễn Trãi), văn xuôi tự sự (Thánh Tông di thảo, Truyền kì mạn lục). + Văn học chữ Nôm có sự Việt hoá các thể loại tiếp thu từ Trung Quốc: thơ Nôm Đường luật xen lục ngôn (Quốc âm thi tập – Nguyễn Trãi, Hồng Đức quốc âm thi tập – các tác giả thời Lê Thánh Tông, Bạch Vân quốc ngữ thi – Nguyễn Bỉnh Khiêm); khúc ngâm, khúc vịnh viết theo thể song thất lục bát (Tứ thời khúc vịnh – Hoàng Sĩ Khải); diễn ca lịch sử viết theo thể lục bát (Thiên Nam ngữ lục – khuyết danh) và song thất lục bát (Thiên Nam minh gián – khuyết danh). c, Giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 GV: Văn học giai đoạn từ thế kỉ XVIII đến nửa đầu thế kỉ XIX phát triển trong hoàn cảnh lịch sử như thế nào? Tại sao giai đoạn này được gọi là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam? Nêu những sáng tác tiêu biểu? HS: - Hoàn cảnh lịch sử có nhiều biến động: + Chế độ phong kiến đi từ khủng hoảng đến suy thoái. + Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ hai tập đoàn phong kiến Đàng Trong và Đàng Ngoài, đánh tan cuộc xâm lược của quân Xiêm ở phía nam và quân Thanh ở phía bắc. + Nhưng sau đó nhà Nguyễn đánh bại Tây Sơn, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế. - Đây là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học trung đại Việt Nam: + Về phương diện nội dung: xuất hiện trào lưu nhân đạo chủ nghĩa trong các sáng tác văn học (đòi quyền sống, đòi hạnh phúc và đấu tranh giải phóng con người, trong đó có phần con người cá nhân, nhất là người phụ nữ). Các tác phẩm tiêu biểu: Chinh phục ngâm - Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm (?), Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều, thơ Hồ Xuân Hương, bà huyện Thanh Quan, Hoàng Lê nhất thống chí – Ngô gia văn phái, thơ chữ Hán và Truyện Kiều – Nguyễn Du, thơ Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát... + Về phương diện nghệ thuật: đạt được nhiều thành tựu lớn cả về văn học chữ Hán và chữ Nôm, cả văn xuôi và văn vần. Văn học chữ Nôm và những thể loại văn học dân tộc đạt tới đỉnh cao. Văn học chữ Hán cũng đạt nhiều thành tựu nghệ thuật lớn (tiểu thuyết chương hồi: Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái; kí: Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ...) d, Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 GV: Văn học giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX phát triển trong hoàn cảnh đất nước như thế nào? Có những đặc điểm gì về nội dung và nghệ thuật? Kể tên những tác giả và tác phẩm tiêu biểu? HS: - Hoàn cảnh lịch sử có những sự kiện lớn: thực dân Pháp xâm lược nước ta. Xã hội Việt Nam chuyển dần từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến. Văn hoá phương Tây bắt đầu có ảnh hưởng tới đời sống xã hội. - Văn học giai đoạn này có đặc điểm: + Về nội dung: văn học yêu nước phát triển mạnh, mang âm hưởng bi tráng (thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị, Nguyễn Thông, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Thượng Hiền...). Thơ ca trữ tình – trào phúng đạt thành tựu xuất sắc với sáng tác của Nguyễn Khuyến và Tú Xương. Văn điều trần của Nguyễn Trường Tộ bức xúc với tư tưởng canh tân đất nước. + Về nghệ thuật: sáng tác văn học chủ yếu vẫn theo thể loại và thi pháp truyền thống. Văn học chữ Hán và văn học chữ Nôm vẫn là chính, mặc dù đã xuất hiện một số tác phẩm viết bằng chữ quốc ngữ của Trương Vĩnh Kí, Huỳnh Tịnh Của... 3.2.4. HS trình bày những đặc điểm lớn về nội dung của văn học từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX a, Chủ nghĩa yêu nước GV: SGK nhận định rằng: “Chủ nghĩa yêu nước là nội dung lớn xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của văn học trung đại Việt Nam”. Hãy chứng minh nhận định đó? HS: Hệ thống luận điểm để chứng minh nhận định trên: - Chủ nghĩa yêu nước thẫm đẫm trong nhiều sáng tác ra đời từ thời phong kiến (Lí, Trần, Lê) cho đến thời đất nước bị rơi vào tay thực dân Pháp, từ Chiếu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 dời đô, Sông núi nước Nam, Đại cáo bình Ngô, Phú sông Bạch Đằng cho đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc... - Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại gắn liền với tư tưởng “trung quân ái quốc” – nét đặc thù của tư tưởng yêu nước thời kì này. - Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại thể hiện phong phú đa dạng về giọng điệu văn chương: khi thì bi tráng, khi thì hào hùng, khi thì thiết tha... - Chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại được thể hiện tập trung ở một số phương diện: + Ý thức độc lập tự chủ, tự cường, tự hào dân tộc (Sông núi nước Nam, Đại cáo bình Ngô...). + Lòng căm thù giặc và ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược (Hịch tướng sĩ, Đại cáo bình Ngô...). + Tự hào trước chiến công thời đại (Phò giá về kinh), trước lịch sử dân tộc (Phú sông Bạch Đằng). + Biết ơn ca ngợi những người hy sinh vì đất nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). + Tình yêu thiên nhiên đất nước (trong thơ thời Lí – Trần, trong thơ Nguyễn Trãi, Nguyễn Khuyến...). b, Chủ nghĩa nhân đạo GV: Chủ nghĩa nhân đạo cũng là nội dung lớn, xuyên suốt trong văn học trung đại Việt Nam. Chủ nghĩa nhân đạo là gì? Bắt nguồn từ đâu? Được biểu hiện ở những tác phẩm nào? HS: * Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ở lòng thương người; tố cáo những thế lực tàn bạo chà đạp lên con người; đề cao phẩm chất và tài năng của con người, đề cao những quan hệ tốt đẹp về đạo đức và đạo lí giữa người với người; Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 đấu tranh cho khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của con người, khát vọng về công lí, chính nghĩa... * Chủ nghĩa nhân đạo với những nội dung trên được bắt nguồn từ truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, từ văn học dân gian và từ ảnh hưởng tư tưởng nhân văn tích cực vốn có ở Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo: - Truyền thống nhân đạo của người Việt Nam biểu hiện qua lối sống “Thương người như thể thương thân”, “Lá lành đùm lá rách” và đạo lí làm người của dân tộc ta. - Tư tưởng nhân văn vốn có trong học thuyết của các tôn giáo được truyền bá vào Việt Nam là: + Ở Phật giáo là từ bi, bác ái (từ: hiền từ, hiền lành - bi: thương xót - từ bi là thương người;bác: rộng - ái: yêu – bác ái là lòng yêu thương rộng rãi, coi mọi người như anh em). +Ở Nho giáo là học thuyết nhân nghĩa và tư tưởng thân dân. +Ở Đạo giáo là sống thuận theo tự nhiên, hào hợp với thiên nhiên. * Các tác phẩm tiêu biểu: Cáo bệnh bảo mọi người – thiền sư Mãn Giác, Tỏ lòng – Không Lộ...; Đại cáo bình Ngô, Tùng, Cảnh ngày hè... – Nguyễn Trãi; Chuyện người con gái Nam Xương, Chuyện chức phán sự đền Tản Viên... – Nguyễn Dữ. Chủ nghĩa nhân đạo đặc biệt nổi bật ở các tác phẩm thuộc giai đoạn văn học thế kỉ XVIII đến giữa thế kỉ XIX: Cung oán ngâm khúc – Nguyễn Gia Thiều; Chinh phục ngâm - Đặng Trần Côn và Đoàn Thị Điểm (?); Bánh trôi nước, Mời trầu, Tự tình... – Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều – Nguyễn Du; Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu... c, Cảm hứng thế sự GV: Cảm hứng thế sự là gì? Cảm hứng thế sự trong văn học trung đại biểu hiện rõ nét ở những tác phẩm nào? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 HS: Thế sự là việc đời (thế: đời; sự: sự việc). Cảm hứng thế sự là cảm hứng về cuộc sống, hiện thực xã hội. Cảm hứng thế sự thể hiện rõ nét trong thơ viết về nhân tình thế thái của Nguyễn Bỉnh Khiêm, về hiện thực xã hội trong Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, Vũ trung tuỳ bút của Phạm Đình Hổ, đời sống nông thôn trong thơ Nguyễn Khuyến, xã hội thành thị trong thơ Tú Xương... 3.2.5. HS trình bày những đặc điểm lớn về nghệ thuật của văn học thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX a, Tính quy phạm và sự phá vỡ tính quy phạm GV: Em hiểu thế nào là tính quy phạm? Tính quy phạm được thể hiện như thế nào trong văn học trung đại Việt Nam? HS: Nói tính quy phạm là nói tới những quy định chặt chẽ theo khuôn mẫu mà người sáng tác văn học phải tuân theo. Ông cha ta từ thời trung đại thường tuân theo nếp nghĩ và những quy định sau đây khi sáng tác văn học: - Mục đích của sáng tác thơ là để giáo huấn: bộc lộ ý chí (thi dĩ ngôn chí – thơ để nói chí) và để bày tỏ đạo lí làm người (văn dĩ tải đạo – văn để chở đạo). - Sáng tác theo những kiểu mẫu nghệ thuật có sẵn đã thành công thức (tư duy nghệ thuật) - Sáng tác theo những thể loại văn học đã có sẵn với những quy định chặt chẽ về số câu, số chữ, về niêm, luật, đối, bố cục... - Thường sử dụng những thi liệu, văn liệu, điển tích, điển cố có trong văn học Trung Hoa và đã trở nên quen thuộc đối với những người có vốn Hán học. Do vậy mà văn học trung đại thiên về ước lệ, tượng trưng. Song, những tác giả tài năng một mặt tuân thủ tính quy phạm, mặt khác lại phá vỡ tính quy phạm, phát huy cá tính sáng tạo trong nội dung cảm xúc và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 hình thức biểu hiện: “Ông cha ta một tay bị trói chặt vào tính quy phạm chỉ còn múa một tay mà vẫn múa hay” (Phan Ngọc). b, Khuynh hướng trang nhã và xu hướng bình dân GV: Tính trang nhã được thể hiện như thế nào trong văn học trung đại Việt Nam? HS: Trang nhã là nghiêm trang và thanh tao. Văn học trung đại Việt Nam có tính trang nhã được thể hiện ở các mặt sau đây: - Về đề tài, chủ đề: hướng tới cái cao cả, trang trọng. - Về hình tượng nghệ thuật: hướng tới vẻ tao nhã, mĩ lệ. - Về ngôn ngữ nghệ thuật: chất liệu ngôn ngữ cao quý, diễn đạt trau chuốt, hoa mĩ. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, văn học trung đại Việt Nam dần chuyển sang xu hướng bình dị, gắn bó với đời sống hiện thực. c, Tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa văn học nước ngoài GV: Ông cha ta thời trung đại đã tiếp thu và dân tộc hoá tinh hoa của văn học Trung Quốc như thế nào? HS: - ở thời trung đại, ông cha ta đã tiếp thu tinh hoa của văn học Trung Quốc là chủ yếu. Đó là sự tiếp thu ở ba lĩnh vực: + Về ngôn ngữ: dùng chữ Hán để sáng tác. + Về thể loại: sáng tác theo các thể loại của văn học Trung Quốc (về thơ có thơ cổ phong và thơ Đường luật; về văn có hịch, cáo, chiếu, biểu, truyện kí, tiểu thuyết chương hồi...) + Về thi liệu: sử dụng thi liệu và điển cố Hán văn. - Không chỉ tiếp thu, ông cha ta còn dân tộc hoá những tinh hoa của văn học Trung Quốc. Cụ thể là: + Sáng tạo ra chữ Nôm và dùng nó để sáng tác văn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 + Việt hoá thể thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật và thể thất ngôn xen lục ngôn. - Sáng tạo ra các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, ngâm khúc, truyện thơ, hát nói. 3.3. Thiết kế bài học về “Nguyễn Du” 3.3.1. HS trình bày về cuộc đời Nguyễn Du GV: Tại sao nói: “Nguyễn Du may mắn được tiếp nhận truyền thống văn hóa của nhiều vùng quê khác nhau?” HS: Nguyễn Du sinh năm 1765, mất năm 1820, thọ 55 tuổi. Cha Nguyễn Du quê ở Hà Tĩnh, mẹ Nguyễn Du quê ở Bắc Ninh, vợ Nguyễn Du quê ở Thái Bình. Những người ruột thịt đó đã mang đến cho Nguyễn Du truyền thống văn hóa của miền Trung (Hà Tĩnh), của vùng Kinh Bắc xưa (Bắc Ninh) và của đồng bằng sông Hồng (Thái Bình). Nguyễn Du đã tiếp nhận những truyền thống ấy và đó là tiền đề thuận lợi cho sự tổng hợp nghệ thuật của đại thi hào dân tộc. GV: Những thăng trầm trong cuộc đời đã góp phần hình thành tài năng và bản lĩnh sáng tạo văn chương cho Nguyễn Du như thế nào? HS: - Thời thơ ấu và niên thiếu: Nguyễn Du sống trong một gia đình quý tộc phong kiến quyền quý thuộc triều Lê –Trịnh. Nhờ vậy ông có dịp hiểu biết về cuộc sống phong lưu, xa hoa của giới quý tộc phong kiến, về thân phận đau khổ của ca nhi, kĩ nữ. Những hiểu biết đó đã để lại dấu ấn trong sáng tác thơ ca của Nguyễn Du. - Thời thanh niên: Năm 1783 (18 tuổi), ông thi Hương đỗ Tam trường và được nhận một chức quan nhỏ ở Thái Nguyên. - Sau đó ông lâm vào tình cảnh khốn đốn. Lịch sử có nhiều biến cố: quân Tây Sơn kéo ra Bắc (lần thứ nhất: 1786; lần thứ hai: 1789) quét sạch quân Thanh xâm lược và đánh đổ triều Lê – Trịnh. Vốn là một nhà Nho được giáo dục lòng “trung quân ái quốc”, Nguyễn Du không hợp tác với triều Tây Sơn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 Ông về sống ở quê vợ (Thái Bình) và sau khi vợ mất ông về quê Hà Tĩnh. Gần 15 năm lăn lộn chật vật ở hai vùng nông thôn Thái Bình và Hà Tĩnh (từ 1789 đến 1802) là dịp để Nguyễn Du thấu hiểu cuộc sống khốn khó, nghèo đói của nhân dân và nắm vững lời ăn tiếng nói hàng ngày của dân ta. Đây là vốn hiểu biết rất cần thiết cho sự hình thành phong cách ngôn ngữ của các tác phẩm thơ Nôm của ông. - Thời trung niên và tuổi già (từ 1802 đến 1820): năm 1802, lịch sử lại biến động lớn, Nguyễn ánh đánh bại triều Tây Sơn, lập nên nhà Nguyễn, Nguyễn Du ra làm quan cho triều Nguyễn. Ông đã từng giữ các chức Tri huyện, Tri phủ, Đông Các điện học sĩ. Năm 1813 được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc. Chuyến đi này cũng để lại dấu ấn sâu đậm trong thơ văn ông. Năm 1820, lại được cử làm Chánh sứ một lần nữa, nhưng chưa chưa kịp đi thì ông mất. Như vậy, Nguyễn Du đã sống qua ba triều đại (Lê – Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn), khi thì làm quan, khi thì làm dân; đã từng sống cuộc sống trong nhung lụa và cũng từng sống trong đói khổ, gian truân. Những trải nghiệm cuộc sống xã hội trong thời loạn lạc và khủng hoảng của chế độ phong kiến đã giúp ông thấu hiểu cuộc sống của nhân dân và số phận con người, góp phần tạo nên giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo cho sáng tác của ông. - Năm 1965, Nguyễn Du được Hội đồng Hòa bình thế giới công nhận là danh nhân văn hóa thế giới. 3.2. HS trình bày về sự nghiệp văn học của Nguyễn Du a, Các sáng tác chính GV: Hãy kể tên các tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm của Nguyễn Du, nói rõ thời điểm sáng tác của từng tác phẩm? HS: - Nguyễn Du để lại ba tập thơ bằng chữ Hán: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 + Thanh Hiên thi tập (Tập thơ của Thanh Hiên). Tập thơ này được viết chủ yếu trong những năm tháng gian truân, trước khi làm quan cho nhà Nguyễn. Gồm 78 bài. + Nam trung tạp ngâm (Các bài thơ ngâm khi ở phương Nam). Tập thơ này ông sáng tác khi làm quan ở Quảng Bình và Huế. Gồm 40 bài. + Bắc hành tạp lục (Ghi chép trong chuyến đi sứ sang phương Bắc). Đây là tập thơ được làm trong chuyến đi sứ sang Trung Quốc. Gồm 131 bài. - Về thơ văn viết bằng chữ Nôm, Nguyễn Du để lại Truyện Kiều bất hủ và Văn chiêu hồn (nguyên tên là Văn tế thập loại chúng sinh tức là văn tế mười loại chúng sinh). Thời điểm sáng tác chưa được xác định cụ thể. b, Một vài đặc điểm về nội dung và nghệ thuật của thơ văn Nguyễn Du. ` GV: Xét về nội dung, nét nổi bật trong sáng tác của Nguyễn Du là gì? HS: Luận điểm quan trọng mà SGK nêu ra về đặc điểm nội dung sáng tác của Nguyễn Du là: Nếu như nhiều nhà Nho xưa làm thơ để nói chí, thì Nguyễn Du lại đề cao xúc cảm, tức là đề cao tình. Luận điểm đó đã được làm sáng tỏ bằng các luận cứ sau: - Chiếm vị trí hàng đầu trong các sáng tác chính của Nguyễn Du là tình cảm chân thành, là sự cảm thông sâu sắc của tác giả dành cho cuộc sống và con người, đặc biệt là những con người nhỏ bé, bất hạnh, người phụ nữ. Người ăn mày, người mù hát rong, những ca nhi, kĩ nữ... được nhà thơ nói đến bằng tấm lòng trân trọng, thương yêu. - Những triết lí của ông về cuộc đời, về thân phận con người thường mang tính khái quát cao và thẫm đẫm cảm xúc. + Ông triết lí về thân phận người phụ nữ: “Đau đớn thay phận đàn bà - Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (Truyện Kiều); “Đau đớn thay phận đàn bà - Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?” (Văn chiêu hồn). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 + Ông khái quát bản chất độc ác của xã hội phong kiến rất sâu sắc, mạnh mẽ “Hậu thế nhân nhân giai Thượng Quan - Đại địa xứ xứ giai Mịch La” (Phản “Chiêu hồn”). - ý nghĩa xã hội sâu sắc của thơ văn Nguyễn Du gắn chặt với tình đời, tình người bao la của nhà thơ. - Lần đầu tiên trong văn học trung đại, Nguyễn Du đã nêu lên một cách tập trung vấn đề thân phận của những người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương nghệ thuật. Xã hội cần phải trân trọng những giá trị tinh thần như thơ ca, nhạc họa và tôn trọng những chủ nhân đã sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó. GV: Xét về mặt nghệ thuật, thơ văn Nguyễn Du có những đặc điểm gì? HS: - Nguyễn Du là nhà thơ có học vấn uyên bác. Ông nắm vững nhiều thể thơ Trung Quốc và đã sáng tác theo các thể thơ ấy một cách sáng tạo. Trong thơ chữ Hán, thể thơ nào ông cũng có những bài xuất sắc (Độc Tiểu Thanh kí, Sở kiến hành, Thái Bình mại ca giả, Phản “Chiêu hồn”). - Đặc biệt phải nói đến tài năng nghệ thuật của Nguyễn Du ở bộ phận thơ Nôm: + Ông đã góp phần trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc, góp phần làm giàu tiếng Việt qua việc Việt hóa nhiều yếu tố ngôn ngữ ngoại nhập. + Đến Truyện Kiều, ông đã làm cho thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn của thể loại truyện thơ. 3.3. HS khắc sâu ấn tượng về bài học GV: Tại sao Nguyễn Du được coi là thiên tài văn học? Hãy dựa vào những tư liệu và những nhận định của SGK để trả lời câu hỏi đó? HS: Nguyễn Du được coi là một thiên tài văn học bởi vì: - Ông để lại cho đời sau một di sản văn học có giá trị: hai tập thơ bằng chữ Hán (Thanh Hiên thi tập, Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục – ở thể Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 loại nào cũng có những bài xuất sắc), hai sáng tác bằng chữ Nôm (Văn chiêu hồn và Truyện Kiều – trong đó Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam). - Nguyễn Du là người đầu tiên trong văn học trung đại đã nêu lên một cách tập trung vấn đề thân phận người phụ nữ có sắc đẹp và tài năng văn chương nghệ thuật (thơ, nhạc, họa...). Ông đã đề cập đến một vấn đề rất mới: xã hội cần phải trân trọng những giá trị tinh thần như nghệ thuật, thi ca, do đó cần phải trân trọng chủ nhân sáng tạo ra những giá trị tinh thần đó. - Qua tác phẩm Truyện Kiều, Nguyễn Du đã có những đóng góp to lớn trong việc làm giàu tiếng Việt, trau dồi ngôn ngữ văn học dân tộc và làm cho thể thơ lục bát có khả năng chuyển tải nội dung tự sự và trữ tình to lớn. KẾT LUẬN 1.Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX với quan điểm “Phát triển GD và ĐT” chỉ rõ: “Để đáp ứng yêu cầu về con người và nguồn nhân lực là nhân tố quyết định sự phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hoá - hiện đại hoá, cần tạo sự chuyển biến cơ bản, toàn diện về giáo dục vầ đào tạo” để “đào tạo lớp người lao động có kiến thức cơ bản, làm chủ kĩ năng nghề nghiệp, quan tâm hiệu quả thiết thực, nhạy cảm với cái mới, có ý thức vươn lên về khoa học và công nghệ”. Do đó, để có một lớp người năng động, sáng tạo, tự chủ, có tri thức, có kĩ năng cần phải quan tâm đúng mức đến giáo dục nhà trường, phải là khâu đột phá quan trọng để xây dựng nguồn lực con người thành nhân tố cơ bản, thành động lực cho sự phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực. Giáo dục trong nhà trường phải có biện pháp để hình thành và phát triển năng lực tự học, khả năng tự thân vận động chiếm lĩnh tri thức để đáp ứng được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 yêu cầu của thời đại.Việc tự học của mỗi thành viên trong xã hội, của mỗi HS trong nhà trường phải được coi là một bộ phận quan trọng của cuộc cách mạng học tập, của chiến lược phát triển giáo dục của nước ta trong giai đoạn mới. 2. Vấn đề được đặt ra ở luận văn: Hình thành năng lực tự học các bài học văn học sử cho HS THPT. Tự học nói chung và tự học các bài học văn học sử nói riêng, với HS THPT là nhân tố quan trọng, có tính chất quyết định tới sự trưởng thành của người học và hiệu quả đào tạo của nhà trường. Nó có quan hệ chặt chẽ tới hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS. Tự học với HS THPT là một hoạt động mang tính chất tập nghiên cứu, khám phá dưới sự hướng dẫn, điều khiển của GV. Do đó, cần được GV, HS nhận thức một cách đầy đủ và có hướng giải quyết cụ thể. 3. Để giải quyết được vấn đề đã nêu ra, luận văn đã dựa trên cơ sở lí luận của tâm lí học lứa tuổi, tâm lí học nhận thức, dựa trên đặc trưng của bộ môn Ngữ văn, bản chất của các bài học văn học sử...để có thể bàn đến việc hình thành năng lực tự học cho HS THPT. Trên cơ sở lí luận, thực tiễn đó, luận văn đã đề xuất một số biện pháp nhằm hình thành năng lực tự học các bài học văn học sử cho HS THPT. Điều này là phù hợp với quan niệm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về vấn đề phát triển giáo dục đào tạo và phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn hiện nay. Vì vậy, nó cần được quan tâm và tổ chức thực hiện một cách khoa học. Qua việc nghiên cứu và thực hiện luận văn này, chúng tôi nhận thấy hiệu quả của hoạt động tự học các bài học văn học của HS THPT phụ thuộc vào: kĩ năng tự học, thời gian tự học, năng lực và phương pháp giảng dạy của GV. Hoạt động tự học các bài học văn học sử nói riêng, môn Ngữ văn nói chung của HS THPT chỉ có được kết quả cao khi nó được tổ chức một cách hợp lí, khi HS Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 thực sự tích cực trong hoạt động học tập. Vì vậy, chúng tôi có một số kiến nghị sau: - Tự học là hoạt động gắn liền với động cơ và thái độ học tập của HS. Vì vậy, GV Ngữ văn nên quan tâm tới việc giáo dục động cơ và thái độ học tập của HS. - Để nâng cao hiệu quả tự học của các bài học văn học sử cho HS THPT, GV nên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học viên. - Thay đổi việc kiểm tra và thi theo hướng hình thành năng lực tự học cho HS. Kiểm tra nên thường xuyên hơn sau mỗi bài học. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến việc hình thành năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá cho HS. - Cần cân đối giữa thời gian tự học trên lớp với thời gian tự học ở nhà của HS sao cho hợp lí. Cung cấp các tài liệu học tập cho HS và cần hiện đại hóa các phương tiện dạy học. 4. Qua việc nghiên cứu và thực hiện luận văn, chúng tôi cũng thấy luận văn của mình còn một số hạn chế sau: - Đề tài mới chỉ đi sâu nghiên cứu những biện pháp nhằm hình thành năng lực tự học cho HS THPT qua các bài học văn học sử. - Do thời gian hạn chế nên thời gian thực nghiệm, khảo sát chưa được nhiều, còn hạn chế nên vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục giải quyết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Vũ Quốc Anh, Tạo ra năng lực tự học sáng tạo của HS THPT, Vụ THPT – Bộ Giáo dục - Đào tạo. 2. Nguyễn Ngọc Bảo, Phát triển tính tích cực, tính tự lực của HS trong quá trình dạy học, NXBHN, 1995. 3. Lê Khánh Bằng, Cơ sở khoa học của tự học và hướng dẫn tự học, NXBGD, HN, 1998. 4. TS. Hoàng Hữu Bội, TS. Nguyễn Huy Quát (sưu tập và biên soạn), Tài liệu tham khảo về phương pháp dạy – học Văn trong nhà trường, TN, 1997. 5. TS. Hoàng Hữu Bội, Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10 (phần Văn học), NXBGD, 2006. 6. Nguyễn Duy Cần – Thu Giang, Tôi tự học, NXB Thanh niên, 1999. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV, BCHTW Đảng cộng sản Việt Nam khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục đào tạo, Nghiên cứu giáo dục, số 2, 1993. 7. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 BCHTW Đảng khóa VIII, NXBCTQG, HN,1997. 8. Trần Thanh Đạm, Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo thể loại, NXBGD, HN, 1978. 9. Phạm Văn Đồng, Thư gửi hội thảo “Nghiên cứu và phát triển tự học – tự đào tạo”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 2, 1998. 10. Phạm Văn Đồng, Dạy Văn là một quá trình rèn luyện toàn diện, Tạp chí nghiêm cứu Giáo dục, số 28, 1973. 11. Hoàng Ngọc Hiến, Hãy nâng cao việc tự học – tự đào tạo, Tạp chí tự học, số 9, 2000. 12. Nguyễn Trọng Hoàn, Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10, tập 1 + 2 (chương trình chuẩn), NXBHN, 2006. 13. Trần Bá Hoành, Vị trí của tự học – tự đào tạo, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 7, 1998. 14. Lê Văn Hồng, Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm, Tài liệu dùng cho các trường ĐHSP, CĐSP, HN, 1995. 15. Nguyễn Thị Bích Hường, Rèn luyện năng lực tự học cho HS THPT qua những giờ văn học sử (bài khái quát giai đoạn), Luận văn Thạc sĩ, 2001. 16. I.F.Kharlamôp, Phát huy tính tích cực học tập của HS như thế nào, tập 1 + 2, NXBGD, 1978. 17. Nguyễn Xuân Kính, Thi pháp ca dao, NXBGD. 18. Phan Trọng Luận, Cảm thụ văn học, giảng dạy văn học, NXBGD, HN, 1983. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 19. Phan Trọng Luận, Mấy vấn đề giảng dạy văn học sử ở trường phổ thông cấp III, NXBGD, HN, 1962. 20. Phan Trọng Luận, Rèn luyện tư duy qua giảng dạy văn học, NXBGD, HN, 1969. 21. Phan Trọng Luận (chủ biên), Phương pháp dạy học văn, NXBĐHSP, 2007. 22. Phan Trọng Luận – Nguyễn Thanh Hùng, Phương pháp giảng dạy văn, tập 2, NXBGD, HN, 1991. 23. Phan Trọng Luận, Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông, NXBGD, 1997. 24. Phan Trọng Luận, Văn học giáo dục thế kỉ XXI, NXBĐHQG, HN, 2002. 25. Phan Trọng Luận, Tự học – Chìa khóa vàng, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 2, 1998. 26. Thái Văn Long, Khơi dậy và phát huy năng lực tự học sáng tạo của người học trong giáo dục đào tạo, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, số 9, 1999. 27. Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam, NXBGD, HN, 1997. 28. Phan Trọng Ngọ, Tâm lí học hoạt động và khả năng ứng dụng, NXBĐHQG, HN, 1998. 29. N.A.Rubakin, Tự học như thế nào, NXB Thanh niên, HN, 1984. 30. Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXBGD, HN. 31. Đào Văn Phán, Những hình thức tích cực hóa hoạt động tiếp nhận của HS trong giờ văn học sử ở trường THPT, Luận văn Thạc sĩ. 32. Nguyễn Cảnh Toàn, Luận bàn và kinh nghiệm tự học, NXBGD, 1999. 33. Nguyễn Cảnh Toàn, Quá trình dạy tự học, NXBGD, HN, 1997. 34. Nguyễn Cảnh Toàn, Khơi dậy khả năng tự học là con đường phát triển lực nội sinh của dân tộc, Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học. 35. Nguyễn Cảnh Toàn, Tự học – Tự đào tạo – Tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục, Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học, NXBGD, 1998. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 36. Trịnh Quang Từ, Những tổ chức hoạt động tự học cho sinh viên các trường quân sự, Luận án tiến sĩ, HN, 1995 37. Nguyễn Đức Thâm, Tự học, tự đào tạo, tư tưởng chiến lược của phát triển giáo dục Việt Nam, NXBGD, HN, 1998 38. Lê Khánh Tùng, Hình thành năng lực nghiên cứu cho HS THPT qua giờ văn học sử, Luận văn Thạc sĩ. 39. Nguyễn Ngọc Quang, Nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lí luận dạy học, NXBGD, HN, 1998. 40. Vũ Thị Sáu, Hình thành thói quen tự học cho HS THPT qua bài văn học sử (tác gia), Luận văn Thạc sĩ, 2003. 41. Luật Nhà nước. 42. Ngữ văn 10, tập 1 + 2 (bộ chuẩn), NXBGD, 2006. 43. Ngữ văn 10, tập 1 + 2 (bộ nâng cao), NXBGD, 2006. 44. Ngữ văn 10, tập 1 + 2 (SGV – bộ chuẩn), NXBGD, 2006. 45. Ngữ văn 10, tập 1 + 2 (SGV – bộ nâng cao), NXBGD, 2006. 46. Từ điển tiếng Việt 47. Văn kiện ĐH Đảng VIII – NXBCTQG. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc229.pdf
Tài liệu liên quan