Luận văn Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh

MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Hiệu quả tiếp thu tri thức, kỹ năng, kỹ xảo trong học tập không những bị ảnh hưởng bởi những điều kiện bên ngoài, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan như: nhu cầu, động cơ, thái độ, hứng thú, lý tưởng của người học. Nếu không có động cơ học tập, người học sẽ thiếu đi sự khởi động, hướng dẫn, thúc đẩy, điều khiển và điều chỉnh hành vi, cũng như duy trì các hành động học tập và hoạt động học tập sẽ trở nên kém hiệu quả. Qúa trình hội nhập và phát triển ở Việt Nam đang đặt ra những cơ hội và thách thức, đòi hỏi phải có nhận thức sâu sắc và toàn diện về đất nước, về vị thế Việt Nam đối với khu vực và thế giới trong bối cảnh khu vực hoá và toàn cầu hoá đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Nghiên cứu và đào tạo về Việt Nam đã trở thành nhu cầu cấp thiết, một mặt đối với sự phát triển và hội nhập của Việt Nam, mặt khác đối với quá trình đầu tư và hợp tác của các nước và các tổ chức quốc tế với Việt Nam. Cùng với sự phát triển của nhiều lĩnh vực giáo dục, việc đào tạo Việt Nam học ở bậc đại học và sau đại học đang được thực hiện ở nhiều trường đại học và viện nghiên cứu. Ở nước ta, ngành khoa học Việt Nam học xuất hiện chậm hơn sơ với khá nhiều nước trên thế giới. Trong khi từ năm 1990, những người nghiên cứu Việt Nam ở Nhật Bản đã thành lập Hội Việt Nam học, đến nay Hội Việt Nam học đã được tổ chức ở nhiều nước như ở Hàn Quốc, ở Bắc Mỹ, hay mô hình EuroViet ở Châu Âu thì ở nước ta Việt Nam học chỉ thực sự được nhiều người quan tâm từ sau Hội thảo quốc tế I về Việt Nam học, diễn ra vào năm 1998 tại Hà Nội. Về mục đích đào tạo, Việt Nam học hướng tới người nước ngoài có nhu cầu tiếp cận để tạo cơ hội làm ăn. Với đối tượng trong nước, Việt Nam học nhằm giúp sinh viên tìm hiểu các kiến thức xã hội về Việt Nam. Đó là những vấn đề về lịch sử văn minh và phát triển văn hoá, những vấn đề xã hội, dân tộc, những vấn đề đổi mới kinh tế, về ngôn ngữ Vì thế, đào tạo ngành Việt Nam học không chỉ đáp ứng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao trong nước mà còn góp phần đào tạo một số lượng đáng kể các chuyên gia Việt Nam học của nhiều quốc gia trên thế giới phục vụ chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam. Trong giai đoạn hiện nay, ngày càng có nhiều sinh viên người nước ngoài theo học ngành Việt Nam học tại Việt Nam cho thấy sự quan tâm của họ đối với Việt Nam, và vị thế của Việt Nam dần được khẳng định. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM là việc làm cần thiết. Trong nghiên cứu này chúng tôi quan niệm: động cơ học tập của sinh viên là một yếu tố tâm lý quy định sự lựa chọn, định hướng và duy trì hoạt động học tập nhằm chiếm lĩnh những tri thức khoa học, kinh nghiệm lịch sử - xã hội, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, góp phần hình thành và hòan thiện nhân cách người sinh viên. Động cơ vừa là mục đích, vừa là yếu tố thúc đẩy hoạt động học tập. 2. Mục đích nghiên cứu * Khảo sát động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM. * Trên cơ sở khảo sát, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ngành Việt Nam học cho sinh viên người nước ngoài. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu * Sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn TPHCM. 3.2. Đối tượng nghiên cứu * Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM. 4. Giả thuyết nghiên cứu * Đa số sinh viên người nước ngoài chọn học ngành Việt Nam học tại TPHCM xuất phát từ động cơ tích cực. * Động cơ học tập tốt ảnh hưởng một cách hiệu quả đến kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận liên quan đến đề tài: * Động cơ, động cơ học tập * Đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên * Ngành Việt Nam học 5.2. Nghiên cứu thực trạng * Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài * Mối liên hệ giữa động cơ và hiệu quả học tập * So sánh động cơ học tập giữa sinh viên nam và nữ. * So sánh động cơ học tập giữa sinh viên các khối lớp. * So sánh động cơ học tập giữa sinh viên các nước khác nhau: Hàn Quốc, Nhật Bản và nhóm các nước khác (gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ). 5.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo Việt Nam học cho sinh viên người nước ngoài 6. Phương pháp nghiên cứu Trong đề tài này, người nghiên cứu đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: * Nhóm phương pháp lý luận: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu nhằm tổng hợp tài liệu làm cơ sở lý luận cho đề tài. * Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp phỏng vấn: Nhằm mục đích làm rõ những ý nghĩ, động cơ của sinh viên người nước ngoài khi chọn ngành Việt Nam học. - Phương pháp điều tra bằng phiếu câu hỏi: Nhằm làm rõ thực trạng về các động cơ của sinh viên người nước ngoài. Dụng cụ nghiên cứu là bảng thăm dò ý kiến được tiến hành qua hai giai đoạn: + Giai đọan 1: Trên cơ sở lý luận và những đề tài có liên quan, người nghiên cứu tiến hành sọan thảo bảng thăm dò mở gồm 7 câu hỏi: Câu 1: Lí do bạn chọn học ngành Việt Nam học? Câu 2: Động cơ học tập hiện nay của bạn là gì? Câu 3: Bạn có kế hoạch học tập như thế nào? Câu 4: Những khó khăn bạn gặp phải trong quá trình học? Câu 5: Bạn đang có nhu cầu học tập hàng đầu về vấn đề nào? Câu 6: Mục đích học ngành Việt Nam học ở trường của bạn là gì? Câu 7: Bạn thường đến lớp vì lí do gì? Phiếu này được phát cho 60 sinh viên ngành Việt Nam học trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM trả lời. Sau khi thu về, người nghiên cứu đọc, phân loại các câu trả lời trong từng câu hỏi theo phương pháp phân tích nội dung. + Giai đọan 2: Từ kết qủa thăm dò mở, tiếp tục tham khảo các công trình nghiên cứu trước và các vấn đề lý luận của đề tài, người nghiên cứu tiến hành xây dựng bảng thăm dò chính thức gồm 10 phần, có hướng dẫn cách trả lời rõ ràng, chi tiết cho từng câu (xin xem phần phụ lục). Phần 1: Lí do chọn học ngành Việt Nam học. Phần 2: Động cơ học tập hiện nay. Phần 3: Kế hoạch học tập. Phần 4: Khó khăn trong quá trình học tập. Phần 5: Nhu cầu học tập hàng đầu hiện nay. Phần 6: Mục đích học tập. Phần 7: Kết quả học tập học kì vừa qua Phần 8: Lí do đến lớp. Phần 9: Hứng thú học tập. Phần 10: Hành vi học tập. Việc phát và thu thập số liệu ở giai đoạn 2 được tiến hành như sau: Người nghiên cứu chọn tòan bộ sinh viên ngành Việt Nam học người nước ngoài thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn làm khách thể nghiên cứu của đề tài, được chia cho cả nam và nữ và cho cả 4 năm: I, II, III, IV. Việc phát và thu việc được thực hiện thông qua thư ký và giảng viên của Bộ môn Việt Nam học. Sau khi loại bỏ những phiếu trả lời không đúng quy cách, mẫu nghiên cứu sử dụng trong đề tài là 104 sinh viên người nước ngoài thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM. - Phương pháp tóan thống kê: Xử lý thống kê theo chương trình SPSS For Wins 11.5. Tính tần số, tỉ lệ phần trăm, tính trung bình, độ lệch tiêu chuẩn, kiểm nghiệm Chi-square, tính hệ số tương quan, xếp thứ hạng. 7. Giới hạn phạm vi nghiên cứu * Giới hạn về không gian nghiên cứu: Do tại TPHCM, chỉ có trường Đại học Khoa Học Xã Hội & Nhân Văn có đào tạo ngành Việt Nam học cho đối tượng sinh viên người nước ngoài, nên chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu ở trường này. * Giới hạn về nội dung nghiên cứu: Chúng tôi chỉ tiến hành nghiên cứu về động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo. 8. Kế hoạch nghiên cứu * Tháng 09/2009: + Đọc tài liệu, chọn đề tài + Viết đề cương nghiên cứu * Tháng 10-11/2009: + Hoàn thành cơ sở lý luận * Tháng 12/2009: + Phát phiếu câu hỏi mở sơ khởi, để xây dựng bảng câu hỏi chính thức * Tháng 01/2010: + Xây dựng bảng câu hỏi chính thức * Tháng 02-03/2010: + Phát phiếu điều tra, thu thập và xử lí số liệu * Tháng 04-05/2010: + Trên cơ sở số liệu thu thập được, viết lời bình * Tháng 06-08/2010: + Hoàn chỉnh luận văn, chỉnh sửa theo yêu cầu của giảng viên hướng dẫn

pdf121 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sinh viên Hàn Quốc lựa chọn với tỷ lệ cao nhất (54.8%), cao hơn Nhật Bản (33.3%) và các nước khác (25.9%). - Mục đích “Học để thăng tiến sau này” cũng có sự khác biệt giữa các nước, sinh viên các nước khác có mục đích thăng tiến (29.6%), cao hơn sinh viên Nhật Bản (26.7%), và các nước khác (8.4%). Như vậy, sinh viên nhóm các nước khác có nhu cầu thăng tiến cao nhất. 2.5.7. So sánh giữa sinh viên các nước khác nhau về kết qủa học tập. Bảng 36: Bảng kết quả so sánh giữa các nước về kết quả học tập. STT Nội dung Hàn Quốc Nhật Bản Các nước khác P F % F % F % 1 Xuất sắc 4 6.5% 0 0% 0 0% .244 2 Giỏi 6 9.7% 4 26.7% 2 7.4% .134 3 Khá 12 19.4% 4 26.7% 8 29.6% .436 4 Trung bình – khá 25 40.3% 6 40% 13 48.1% .275 5 Trung bình 13 21% 1 6.7% 3 11.1% .281 6 Yếu 2 3.2% 0 0% 1 3.7% .265 Qua kết quả bảng 36 ta thấy: - Nhìn chung không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất α = 0.05 giữa sinh viên đến từ các nước khác nhau về kết qủa học tập. Tuy nhiên, khi xét cụ thể từng mức độ học lực cho thấy: - Có (6.5%) sinh viên Hàn Quốc có mức học lực xuất sắc, trong khi đó, không có sinh viên nào từ Nhật Bản và các nước khác đạt mức học lực này. - (26.7%) sinh viên Nhật Bản đạt học lực giỏi, cao hơn Hàn Quốc (9.7%) và sinh viên các nước khác (7.4%). Như vậy, sinh viên Nhật Bản có học lực giỏi cao nhất. - Tỷ lệ sinh viên đạt học lực khá giữa các nước là ngang bằng nhau: Các nước khác (48.1%), Hàn Quốc (40.3%) và Nhật Bản là (40%). - Học lực trung bình - khá được sinh viên các nước khác chiếm tỷ lệ cao nhất (29.6%), cao hơn Nhật Bản (26.7%) và Hàn Quốc (19.4%). - Học lực trung bình: sinh viên Hàn Quốc chiếm tỷ lệ cao nhất (21%), trong khi nhóm các nước khác là (11.1%) và Nhật Bản chỉ có (6.7%). - Học lực yếu: Sinh viên các nước khác và Hàn Quốc có mức học lực yếu ngang nhau (3.7% và 3.2%). Không có sinh viên nào của Nhật Bản bị học lực yếu. 2.5.8. So sánh giữa sinh viên các nước khác nhau về lí do đến lớp. Bảng 37: Bảng kết quả so sánh giữa các nước về lí do đến lớp. STT Nội dung Hàn Quốc Nhật Bản Các nước khác P F % F % F % 1 Được điểm danh 14 22.6% 0 0% 3 11.1% .073 2 Uy tín của giảng viên 5 8.1% 2 13.3% 2 7.4% .780 3 Sự cuốn hút của môn học 11 11.7% 8 53.3% 12 44.4% .004 4 Tiếp thu tri thức và phương pháp 32 51.6% 5 33.3% 10 37% .271 Qua kết quả bảng 37 ta thấy: - Nhìn chung không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất α = 0.05 giữa sinh viên đến từ các nước khác nhau về lí do đến lớp. Khi xét cụ thể từng lí do cũng chỉ có 1 lí do thể hiện sự khác biệt: - Lí do “Sự cuốn hút của môn học” có tỷ lệ (53.3%) sinh viên Nhật Bản lựa chọn, cao hơn sinh viên nhóm các nước khác (44.4%), và sinh viên Hàn Quốc 11.7%. Như vậy, sinh viên Nhật Bản đến lớp vì sự cuốn hút của môn học cao nhất. 2.5.9. So sánh giữa sinh viên các nước khác nhau về mức độ hứng thú đối với chương trình học. Bảng 38: Bảng kết quả so sánh giữa các nước về mức độ hứng thú đối với chương trình học. STT Nội dung Hàn Quốc Nhật Bản Các nước khác P F % F % F % 1 Say mê 7 11.3% 1 6.7% 3 11.1% .668 2 Hứng thú 35 56.5% 12 80% 18 66.7% .209 3 Không hứng thú 16 25.8% 2 13.3% 5 18.5% .305 4 Đôi khi chán 5 8.1% 0 0% 1 3.7% .221 Qua kết quả bảng 38 ta thấy: - Nhìn chung không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất α = 0.05 giữa sinh viên đến từ các nước khác nhau về mức độ hứng thú đối với chương trình học. Khi xét cụ thể từng mức độ cũng không có mức độ nào có sự khác biệt: - Mức độ “Say mê” được (11.3%) sinh viên Hàn Quốc lựa chọn, cao hơn các nước khác (11.1%) và cao hơn Nhật Bản (6.7%). - Mức độ “Hứng thú” được tới (80%) sinh viên Nhật Bản lựa chọn, cao hơn các nước khác (66.7%) và Hàn Quốc (56.5%). - Mức độ “Không hứng thú” được (25.8%) sinh viên Hàn Quốc lựa chọn, cao hơn các nước khác (18.5%) và Nhật Bản (13.3%). Như vậy, có nhiều sinh viên Hàn Quốc không hứng thú với chương trình học nhất. - “Đôi khi chán” có (8.1%) sinh viên Hàn Quốc lựa chọn, cao hơn sinh viên các nước khác (3.7%). Không có sinh viên nào của Nhật Bản cảm thấy “đôi khi chán” với chương trình học ngành Việt Nam học. 2.6. Tương quan giữa động cơ học tập và kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM. Kết quả học tập của sinh viên ngành Việt Nam học được chia thành 6 mức độ: - Học lực xuất sắc - Học lực giỏi - Học lực khá - Học lực trung bình - khá - Học lực trung bình - Học lực yếu Các chỉ báo được dùng để đánh giá các mặt của động cơ gồm: nhu cầu, hứng thú, thái độ và hành động học tập…. Vì vậy, để tính toán tương quan giữa động cơ học tập và kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài, trong việc nghiên cứu không thể bỏ qua tương quan giữa những yếu tố này với kết quả học tập. 2.6.1. Tương quan giữa động cơ học tập hiện nay và kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM. Bảng 39 Câu Học lực r p Câu Học lực r p Câu 2.1 Xuất sắc .015 .876 Câu 2.1 Giỏi -.033 .743 Câu 2.2 Xuất sắc .204 .038 Câu 2.2 Giỏi -.113 .251 Câu 2.3 Xuất sắc .099 .319 Câu 2.3 Giỏi .111 .262 Câu 2.4 Xuất sắc -.091 .356 Câu 2.4 Giỏi -.006 .951 Câu 2.5 Xuất sắc -.074 .457 Câu 2.5 Giỏi -.133 .178 Câu 2.6 Xuất sắc .029 .768 Câu 2.6 Giỏi .206 .036 Câu 2.7 Xuất sắc -.098 .324 Câu 2.7 Giỏi .053 .594 Câu 2.8 Xuất sắc .104 .292 Câu 2.8 Giỏi .188 .055 Câu 2.9 Xuất sắc -.066 .503 Câu 2.9 Giỏi -.059 .553 Câu 2.10 Xuất sắc -.079 .426 Câu 2.10 Giỏi -.054 .584 Câu 2.11 Xuất sắc -.058 .560 Câu 2.11 Giỏi -.104 .292 Câu 2.12 Xuất sắc -.049 .618 Câu 2.12 Giỏi .040 .689 Câu Học lực r P Câu Học lực r P Câu 2.1 Khá .066 .505 Câu 2.1 TB-khá -.004 .972 Câu 2.2 Khá -.022 .821 Câu 2.2 TB-khá . 147 .135 Câu 2.3 Khá .075 .449 Câu 2.3 TB-khá -.086 .385 Câu 2.4 Khá -.237 .015 Câu 2.4 TB-khá -.009 .926 Câu 2.5 Khá .273 .005 Câu 2.5 TB-khá -.064 .520 Câu 2.6 Khá -.171 .083 Câu 2.6 TB-khá .138 .162 Câu 2.7 Khá .027 .789 Câu 2.7 TB-khá .022 .822 Câu 2.8 Khá -.147 .136 Câu 2.8 TB-khá -.024 .810 Câu 2.9 Khá .111 .262 Câu 2.9 TB-khá .050 .615 Câu 2.10 Khá -.110 .268 Câu 2.10 TB-khá -.082 .406 Câu 2.11 Khá -.101 .307 Câu 2.11 TB-khá -.072 .465 Câu 2.12 Khá .039 .698 Câu 2.12 TB-khá -.136 .170 Câu Học lực r p Câu Học lực r p Câu 2.1 Trung bình .008 .936 Câu 2.1 Yếu -.160 .106 Câu 2.2 Trung bình -.122 .219 Câu 2.2 Yếu -.054 .585 Câu 2.3 Trung bình -.101 .308 Câu 2.3 Yếu -.107 .279 Câu 2.4 Trung bình .279 .004 Câu 2.4 Yếu .225 .022 Câu 2.5 Trung bình -.124 .211 Câu 2.5 Yếu -.035 .728 Câu 2.6 Trung bình -.084 .398 Câu 2.6 Yếu -.084 .396 Câu 2.7 Trung bình -.018 .858 Câu 2.7 Yếu -.084 .396 Câu 2.8 Trung bình -.056 .572 Câu 2.8 Yếu .139 .160 Câu 2.9 Trung bình -.054 .584 Câu 2.9 Yếu -.145 .143 Câu 2.10 Trung bình .207 .035 Câu 2.10 Yếu .269 .006 Câu 2.11 Trung bình .165 .094 Câu 2.11 Yếu .381 .000 Câu 2.12 Trung bình .114 .251 Câu 2.12 Yếu -.043 .667 Qua kết quả của bảng 39 ta thấy: - Có sự tương quan giữa câu 2.2 “Học để hiểu về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam” với học lực xuất sắc; Giữa câu 2.6 “Học để phát triển, hòan thiện nhân cách” với học lực giỏi; Giữa câu 2.4 “Học để có bằng cấp”, câu 2.5 “Học để dễ kiếm việc làm, đảm bảo cuộc sống sau này” với học lực khá. Đây là tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức α < 0.05. Nói cách khác, muốn có kết quả học tập cao, phải xuất phát từ những động cơ học tập tích cực. - Có sự tương quan giữa câu 2.4 “Học để có bằng cấp”, câu 2.10 “Đáp ứng mong đợi của cha mẹ” với học lực trung bình; Giữa câu 2.10 “Đáp ứng mong đợi của cha mẹ”, câu 2.11 “Học để không thua kém bạn bè” với học lực yếu. Do P<0.05 nên đây là tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức α < 0.05. Nói cách khác, động cơ học tập không tích cực ảnh hưởng xấu đến hiệu quả học tập. 2.6.2. Tương quan giữa nhu cầu học tập hàng đầu hiện nay và kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM. Bảng 40 Câu Học lực r p Câu Học lực r p Câu 5.1 Xuất sắc .083 .400 Câu 5.1 Giỏi .020 840 Câu 5.2 Xuất sắc -.059 .552 Câu 5.2 Giỏi .178 .008 Câu 5.3 Xuất sắc -.098 .324 Câu 5.3 Giỏi -.100 .313 Câu 5.4 Xuất sắc -.045 .651 Câu 5.4 Giỏi -.081 .413 Câu 5.5 Xuất sắc .165 .094 Câu 5.5 Giỏi .040 .689 Câu Học lực r p Câu Học lực r p Câu 5.1 Khá .019 .027 Câu 5.1 TB-khá -.217 .127 Câu 5.2 Khá -.014 .890 Câu 5.2 TB-khá .119 .231 Câu 5.3 Khá .027 .789 Câu 5.3 TB-khá -.036 .719 Câu 5.4 Khá -.010 .916 Câu 5.4 TB-khá .197 .145 Câu 5.5 Khá -.045 .651 Câu 5.5 TB-khá .060 .544 Câu Học lực r p Câu Học lực r p Câu 5.1 Trung bình .043 .662 Câu 5.1 Yếu .259 .108 Câu 5.2 Trung bình -.091 .361 Câu 5.2 Yếu -.139 .159 Câu 5.3 Trung bình .180 .067 Câu 5.3 Yếu -.084 .396 Câu 5.4 Trung bình -.099 .316 Câu 5.4 Yếu -.039 .696 Câu 5.5 Trung bình -.109 .269 Câu 5.5 Yếu -.043 .667 Qua kết quả của bảng 40 ta thấy: - Có sự tương quan giữa câu 5.2 “Học tòan diện các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội của Việt Nam” với học lực giỏi, câu 5.1 “Học chuyên sâu về tiếng Việt” với học lực khá. Đây là tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức α < 0.05. Nói cách khác, khi việc học tập của sinh viên hướng đến những nhu cầu tích cực, chuyên sâu sẽ mang lại kết quả học tập cao. 2.6.3. Tương quan giữa mục đích học tập và kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM. Bảng 41 Câu Học lực r p Câu Học lực r p Câu 6.1 Xuất sắc .076 .446 Câu 6.1 Giỏi -.046 .646 Câu 6.2 Xuất sắc -.077 .435 Câu 6.2 Giỏi -.079 .424 Câu 6.3 Xuất sắc -.088 .372 Câu 6.3 Giỏi .085 .394 Câu 6.4 Xuất sắc .134 .174 Câu 6.4 Giỏi .025 .800 Câu 6.5 Xuất sắc -.045 .651 Câu 6.5 Giỏi .060 .548 Câu Học lực r p Câu Học lực r p Câu 6.1 Khá -.147 .136 Câu 6.1 TB-khá .138 .162 Câu 6.2 Khá .139 .160 Câu 6.2 TB-khá -.074 .454 Câu 6.3 Khá -.115 .243 Câu 6.3 TB-khá .066 .503 Câu 6.4 Khá .060 .548 Câu 6.4 TB-khá -.072 .468 Câu 6.5 Khá .120 .015 Câu 6.5 TB-khá -.016 .869 Câu Học lực r p Câu Học lực r p Câu 6.1 Trung bình -.010 .921 Câu 6.1 Yếu .109 .048 Câu 6.2 Trung bình .025 .800 Câu 6.2 Yếu -.038 .703 Câu 6.3 Trung bình .086 .386 Câu 6.3 Yếu -.076 .442 Câu 6.4 Trung bình -.048 .631 Câu 6.4 Yếu -.092 .354 Câu 6.5 Trung bình -.099 .316 Câu 6.5 Yếu .230 .019 Qua kết quả của bảng 41 ta thấy: - Có sự tương quan giữa câu 6.5 “Học để rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách” với học lực khá; Câu 6.1 “Học để làm bước đệm học ngành khác” với học lực yếu. Đây là tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức α < 0.05. Nói cách khác, mục đích học tập tích cực sẽ ảnh hưởng tốt đến hiệu quả học tập và ngược lại. 2.6.4. Tương quan giữa lí do đến lớp và kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM. Bảng 42 Câu Học lực r p Câu Học lực r p Câu 8.1 Xuất sắc .047 .637 Câu 8.1 Giỏi -.078 .430 Câu 2.2 Xuất sắc -.062 .535 Câu 2.2 Giỏi .103 .298 Câu 8.3 Xuất sắc -.130 .187 Câu 8.3 Giỏi .028 .779 Câu 8.4 Xuất sắc .120 .226 Câu 8.4 Giỏi -.026 .797 Câu Học lực r p Câu Học lực r p Câu 8.1 Khá -.221 .124 Câu 8.1 TB-khá -.119 .230 Câu 2.2 Khá .013 .893 Câu 2.2 TB-khá -.006 .950 Câu 8.3 Khá .038 .704 Câu 8.3 TB-khá .042 .670 Câu 8.4 Khá .122 .218 Câu 8.4 TB-khá .053 .594 Câu Học lực r p Câu Học lực r P Câu 8.1 Trung bình .297 .002 Câu 8.1 Yếu .390 .000 Câu 2.2 Trung bình -.044 .661 Câu 2.2 Yếu -.053 .593 Câu 8.3 Trung bình -.004 .969 Câu 8.3 Yếu -.112 .256 Câu 8.4 Trung bình -.192 .050 Câu 8.4 Yếu -.156 .113 Qua kết quả của bảng 42 ta thấy: - Có sự tương quan giữa câu 8.1 “Lí do đến lớp để được điểm danh” với học lực trung bình và học lực yếu. Đây là tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức α < 0.05. Nói cách khác, khi sinh viên người nước ngoài đến lớp vì lí do không tích cực, chỉ để được điểm danh thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả học tập của các bạn. 2.6.5. Tương quan giữa mức độ hứng thú đối với chương trình học và kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM. Bảng 43 Câu Học lực r p Câu Học lực r p Câu 9.1 Xuất sắc -.069 .488 Câu 9.1 Giỏi .365 .000 Câu 9.2 Xuất sắc .052 .603 Câu 9.2 Giỏi -.155 .115 Câu 9.3 Xuất sắc .014 .889 Câu 9.3 Giỏi -.120 .225 Câu 9.4 Xuất sắc -.049 .618 Câu 9.4 Giỏi .040 .689 Câu Học lực r P Câu Học lực r P Câu 9.1 Khá -.041 .677 Câu 9.1 TB-khá -.040 .687 Câu 9.2 Khá .302 .002 Câu 9.2 TB-khá -.094 .341 Câu 9.3 Khá -.269 .006 Câu 9.3 TB-khá .093 .347 Câu 9.4 Khá -.128 .194 Câu 9.4 TB-khá .060 .544 Câu Học lực r P Câu Học lực r P Câu 9.1 Trung bình -.152 .123 Câu 9.1 Yếu -.059 .550 Câu 9.2 Trung bình -.141 .153 Câu 9.2 Yếu -.104 .294 Câu 9.3 Trung bình .328 .001 Câu 9.3 Yếu .047 .639 Câu 9.4 Trung bình .002 .983 Câu 9.4 Yếu .204 .038 Qua kết quả của bảng 43 ta thấy: - Có sự tương quan giữa câu 9.1 “Say mê với chương trình học” với học lực giỏi; Câu 9.2 “Hứng thú với chương trình học” với học lực khá. - Có sự tương quan giữa câu 9.3 “Không hứng thú” với học lực khá; Câu 9.3 “Không hứng thú” với học lực trung bình; Câu 9.4 “Đôi khi chán” với học lực yếu. Đây là tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức α < 0.05. Như vậy, mức độ hứng thú với chương trình học càng cao thì học lực cũng cao theo và ngược lại. 2.6.6. Tương quan giữa hành vi học tập và kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM. Bảng 44 Câu Học lực r p Câu Học lực r p 10.1 Xuất sắc .071 .476 10.1 Giỏi .178 .071 10.2 Xuất sắc .092 351 10.2 Giỏi .117 .237 10.3 Xuất sắc -.038 .700 10.3 Giỏi .161 .012 10.4 Xuất sắc .515 .000 10.4 Giỏi .261 .033 10.5 Xuất sắc .020 .840 10.5 Giỏi .193 .006 10.6 Xuất sắc .104 .295 10.6 Giỏi -.004 .971 10.7 Xuất sắc .056 .571 10.7 Giỏi .102 .305 10.8 Xuất sắc .468 .000 10.8 Giỏi .280 .025 10.9 Xuất sắc .152 .124 10.9 Giỏi .315 .011 10.10 Xuất sắc -.051 .604 10.10 Giỏi .246 .022 10.11 Xuất sắc -.061 .538 10.11 Giỏi .120 .032 10.12 Xuất sắc .240 .000 10.12 Giỏi .284 .006 10.13 Xuất sắc -.203 .039 10.13 Giỏi .269 .017 10.14 Xuất sắc .352 .031 10.14 Giỏi -.080 .417 10.15 Xuất sắc -.070 .480 10.15 Giỏi .049 .622 10.16 Xuất sắc -.036 .716 10.16 Giỏi -.112 .257 10.17 Xuất sắc .250 .010 10.17 Giỏi .103 .298 Câu Học lực r p Câu Học lực r p 10.1 Khá .107 .278 10.1 TB-khá .003 .976 10.2 Khá .170 .085 10.2 TB-khá .026 .792 10.3 Khá .074 .452 10.3 TB-khá .035 .725 10.4 Khá .028 .782 10.4 TB-khá .031 .756 10.5 Khá .262 .027 10.5 TB-khá -.094 .344 10.6 Khá .043 .667 10.6 TB-khá -.006 .955 10.7 Khá . 051 .607 10.7 TB-khá -.031 .752 10.8 Khá .099 .317 10.8 TB-khá -.127 .197 10.9 Khá .014 .886 10.9 TB-khá -.050 .613 10.10 Khá .026 .791 10.10 TB-khá -.012 .901 10.11 Khá .104 .294 10.11 TB-khá .096 .331 10.12 Khá -.021 .831 10.12 TB-khá .125 .204 10.13 Khá -.016 .873 10.13 TB-khá .037 .709 10.14 Khá .197 .145 10.14 TB-khá .211 .025 10.15 Khá .125 .205 10.15 TB-khá -.026 .797 10.16 Khá .210 .132 10.16 TB-khá .044 .658 10.17 Khá . 117 .236 10.17 TB-khá .075 .450 Câu Học lực r P Câu Học lực r p 10.1 Trung bình 300 .006 10.1 Yếu -.083 .402 10.2 Trung bình -.291 .012 10.2 Yếu -.253 .103 10.3 Trung bình -.224 .052 10.3 Yếu -.077 .437 10.4 Trung bình -.231 .118 10.4 Yếu -.128 .196 10.5 Trung bình -.243 .213 10.5 Yếu -.095 .338 10.6 Trung bình -.070 .482 10.6 Yếu -.070 .480 10.7 Trung bình -.076 .441 10.7 Yếu -.162 .101 10.8 Trung bình -.098 .324 10.8 Yếu -.098 .322 10.9 Trung bình -.240 .114 10.9 Yếu -.162 .100 10.10 Trung bình -.169 .024 10.10 Yếu -.085 .393 10.11 Trung bình -.126 .204 10.11 Yếu -.239 .012 10.12 Trung bình -.213 .130 10.12 Yếu -.164 .097 10.13 Trung bình -.090 .365 10.13 Yếu -.128 .194 10.14 Trung bình -.074 .456 10.14 Yếu -.062 .535 10.15 Trung bình -.079 .425 10.15 Yếu -.144 .145 10.16 Trung bình -.202 .240 10.16 Yếu -.031 .754 10.17 Trung bình -.229 .034 10.17 Yếu -.053 .593 Qua kết quả của bảng 44 ta thấy: - Có sự tương quan giữa câu 10.4 “Nghiên cứu đầy đủ tài liệu tham khảo theo yêu cầu của môn học, câu 10.8 “Tìm kiếm cách học cho phù hợp”, 10.12 “Sử dụng nhiều hình thức tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp”, câu 10.14 “Rèn luyện kỹ năng nghe”, câu 10.17 “Rèn luyện kỹ năng viết, học từ, ngữ pháp” với học lực xuất sắc. - Có sự tương quan giữa câu 10.3 “Tích cực phát biểu, đặt vấn đề, xây dựng bài”, câu 10.4 “Nghiên cứu đầy đủ tài liệu tham khảo theo yêu cầu của môn học”, câu 10.5 “Tham gia các buổi thảo luận, semina”, câu 10.8 “Tìm kiếm cách học cho phù hợp”, câu 10.9 “Mạnh dạn hỏi giảng viên khi chưa hiểu hoặc có ý kiến khác”, câu 10.10 “Xây dựng đề cương cho các câu hỏi ôn tập”, câu 10.11 “Tích cực trao đổi, tranh luận với bạn cùng lớp”, câu 10.12 “Sử dụng nhiều hình thức tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp”, câu 10.13 “Vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, giao tiếp với người Việt Nam” với học lực giỏi. - Có sự tương quan giữa câu 10.5 “Tham gia các buổi thảo luận, semina” với học lực khá; Câu 10.14 “Rèn luyện kỹ năng nghe” với học lực trung bình – khá. - Có sự tương quan giữa câu 10.1 “Đi nghe giảng đầy đủ, đúng giờ”, câu 10.2 “Chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ, khoa học”, câu 10.10 “Xây dựng đề cương cho các câu hỏi ôn tập”, câu 10.17 “Rèn luyện kỹ năng viết, học từ, ngữ pháp” với học lực trung bình. - Có sự tương quan giữa câu 10.11 “Tích cực trao đổi, tranh luận với bạn cùng lớp” với học lực yếu. Đây là những tương quan có ý nghĩa thống kê ở mức α < 0.05. Nói cách khác, những hành vi học tập tích cực dẫn đến kết quả học lực cao: xuất sắc, giỏi, khá, trung bình khá. Tóm lại: động cơ học tập ảnh hưởng đến hiệu quả học tập của sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM. Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ngành Việt Nam học cho sinh viên người nước ngoài tại TPHCM. 3.1. Cơ sở để đề xuất một số giải pháp Dựa trên quá trình nghiên cứu về: - Cơ sở lý luận của đề tài. - Thực trạng động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM - Thực tế của sinh viên. Người nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ngành Việt Nam học cho sinh viên người nước ngoài tại TPHCM như sau: 3.2. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo ngành Việt Nam học cho sinh viên người nước ngoài tại TPHCM. - Giải pháp 1: Giúp sinh viên có định hướng đúng trước khi chọn ngành Việt Nam học: + Nhà trường, Bộ môn Việt Nam học cần tổ chức các buổi tư vấn về ngành Việt Nam học cho sinh viên trước khi chọn ngành để các bạn có sự định hướng đúng đắn, động cơ tích cực khi thi vào ngành Việt Nam học. + Tổ chức các buổi giao lưu giữa sinh viên muốn thi vào với sinh viên đã học ngành Việt Nam học để các bạn có thêm thông tin về ngành học, môi trường học tập. - Giải pháp 2: Nghiên cứu, xây dựng một chương trình về Việt Nam học phù hợp với sinh viên người nước ngoài: + Chương trình chú trọng phát triển cả 4 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt cho sinh viên người nước ngoài. + Trong chương trình học phải đưa được những yếu tố về lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam. + Cân đối giữa số tiết lý thuyết và thực hành. + Trong các tiết thực hành, người sinh viên tham quan các khu di tích, văn hóa, lịch sử của Việt Nam để các bạn hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của đất nước ta. - Giải pháp 3: Gây hứng thú học tập cho sinh viên người nước ngoài, bằng cách: + Tổ chức các buổi thảo luận, semina + Tổ chức học nhóm, học tổ, học với bạn người Việt Nam. + Tổ chức các câu lạc bộ Việt Nam học, thường xuyên hoạt động với những chủ đề hấp dẫn, để sinh viên có cơ hội giao lưu, rèn luyện khả năng phát âm tiếng Việt. + Phối hợp, giao lưu, học hỏi với các khoa khác trong trường, với ngành Việt Nam học của các trường khác. + Tổ chức các chuyến du lịch tìm hiểu về lịch sử, văn hóa nhằm giúp sinh viên người nước ngoài học hỏi, tìm hiểu thêm về lịch sử, văn hóa, xã hội… của Việt Nam. - Giải pháp 4: Cần có đội ngũ giảng viên chuyên giảng dạy cho sinh viên người nước ngoài + Tuyển chọn, đào tạo đội ngũ giảng viên có chuyên môn về ngành Việt Nam học + Đào tạo, tuyển chọn đội ngũ giảng viên hiểu biết tâm lý của sinh viên người nước ngoài. + Thông thạo tiếng Anh, hoặc tiếng bản địa của sinh viên. + Thường xuyên bồi dưỡng kỹ năng sư phạm cho đội ngũ giảng viên giảng dạy cho sinh viên người nước ngoài. - Giải pháp 5: Giải pháp về thư viện, chỗ tự học. Sinh viên người nước ngoài học tập không chỉ ở giảng đường Đại học, mà còn mở rộng và đào sâu kiến thức của mình bằng nhiều cách như: học ở thư viện trường, học thêm ở khoa khác, trường khác, học trên các phương tiện truyền thông, để đáp ứng nhu cầu này cần: + Trang bị thư viện với các đầu sách về Việt Nam học cho sinh viên người nước ngoài: sách rèn luyện khả năng tiếng Việt, sách lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam. + Thư viện phải có hệ thống máy tính kết nối internet để thuận tiện cho sinh viên trong việc học tập, tra cứu. + Liên kết với thư viện các trường khác có ngành Việt Nam học cho sinh viên người nước ngoài để sinh viên có được nguồn sách đa dạng hơn từ thư viện trường bạn. + Trang bị phòng tự học riêng cho sinh viên người nước ngoài + Trang bị phòng học, phòng thực nghiệm với các máy móc, thiết bị thuận tiện cho việc dạy và học phát huy các kỹ năng tiếng Việt của sinh viên. - Giải pháp 6: Tạo môi trường sống và học tập cho sinh viên người nước ngoài. Để sinh viên người nước ngoài có sự thích ứng tốt khi đến sống và học tập tại Việt Nam cần: + Cho sinh viên giao lưu, học tập chung với sinh viên Việt Nam. + Tổ chức cho sinh viên đến từ các nước khác nhau học nhóm, học tổ chung với nhau. + Trong giảng dạy, giao tiếp với sinh viên người nước ngoài, thầy cô chú ý đưa các yếu tố về văn hóa, phong tục Việt Nam để sinh viên hiểu thêm và ứng dụng trong thực tế cuộc sống. + Tổ chức các buổi tham quan di tích lịch sử, văn hóa Việt Nam. + Tổ chức các chuyến dã ngoại, thâm nhập thực tế cuộc sống người Việt Nam. - Giải pháp 7: Biên soạn từ điển tiếng Việt + Từ điển phù hợp cho sinh viên người nước ngoài sử dụng. + Thống nhất giữa từ trong từ điển và từ từ thầy cô giảng dạy trên lớp. - Giải pháp 8: Hướng hoạt động học tập của sinh viên theo hướng độc lập, tự chủ và sáng tạo. + Tổ chức cho sinh viên tham gia các buổi thảo luận, semina. + Tổ chức cho sinh viên học nhóm, học tổ. + Giao bài tập cá nhân, bài tập về nhà với các chủ đề về lịch sử, văn hóa, xã hội Việt Nam để phát huy tính độc lập, tinh thần tự học của sinh viên. + Tăng cường thuyết trình cá nhân. + Cho sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học, làm tiểu luận. + Việc giảng dạy của giáo viên phải có sự phối hợp đa dạng các phương pháp: thảo luận nhóm, đàm thoại, thuyết trình, nêu vấn đề… để phát huy tính độc lập, tự chủ và sáng tạo của sinh viên. Điều rất quan trọng là sinh viên người nước ngoài phải tìm ra phương pháp học tập mới ở bậc Đại học. Phương pháp đó phải phù hợp với những chuyên ngành Việt Nam học mà họ theo đuổi. Không tìm ra được cách học khoa học, sinh viên không thể đạt được kết quả học tập tốt vì khối lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo họ phải lĩnh hội trong những năm ở trường Đại học là rất lớn, rất đa dạng và sinh viên người nước ngoài phải học bằng một ngôn ngữ khác, không phải bằng tiếng mẹ đẻ đó là tiếng Việt. - Giải pháp 9: Rèn luyện tính kiên nhẫn. + Đưa phẩm chất kiên nhẫn vào nội dung bài giảng + Giao các bài tập cao hơn khả năng của sinh viên một mức, để có thể giải quyết được sinh viên phải kiên nhẫn tìm tòi. Yếu tố kiên nhẫn là hàng đầu vì việc nghiên cứu chuyên sâu Việt Nam học cần rất nhiều thời gian để tìm tòi, khám phá ra những nguồn tư liệu quý giá của lịch sử. Phải tiếp cận và so sánh, giúp sinh viên hiểu tốt hơn, và điều này rất có lợi cho việc hiểu văn hóa và cho tiến trình hội nhập văn hoá của Việt Nam. - Giải pháp 10: Đa dạng hóa đầu ra + Đưa sinh viên thực tập tại các công ty nước ngoài tại Việt Nam ngay từ khi còn học ở trường. + Liên kết với các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc… tại Việt Nam để sinh viên người nước ngoài ra trường có nhu cầu sống tại Việt Nam sau khi ra trường có thể làm việc tại các công ty này. + Liên kết với các tổ chức chính phủ, các Đại sứ quán, Lãnh sự quán đóng tại Việt Nam của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, để sinh viên ngành Việt Nam học ra trường có thể công tác tại các đơn vị này. - Giải pháp 11: Trong giảng dạy chú ý đến những yếu tố tâm lý của sinh viên Động cơ học tập chính là nội dung tâm lý của hoạt động học tập. Động cơ này bị chi phối bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Để sinh viên người nước ngoài có động cơ đúng khi chọn ngành, cần chú ý đến những yếu tố tâm lý bên trong chủ thể như: hứng thú, tâm thế, niềm tin, thế giới quan, lý tưởng sống… Và những yếu tố nằm ngoài bản thân chủ thể như những yêu cầu của gia đình, xã hội. Động cơ học tập cũng có thể nảy sinh do chính hoạt động và những hòan cảnh, điều kiện cụ thể của hoạt động mang lại như: nội dung, phương pháp dạy học, nhân cách của thầy, cô giáo, các điều kiện, thiết bị dạy học, thư viện. Để làm được điều này cần phải: + Thường xuyên tổ chức các hoạt động dã ngoại, câu lạc bộ, giao lưu để gây hứng thú cho sinh viên trong học tập. + Tạo bầu không khí thoải mái để tạo tâm thế cho sinh viên dễ dàng tiếp thu bài. + Thường xuyên liên lạc, tiếp xúc với gia đình để hiểu hơn về hòan cảnh từng sinh viên, qua đó có cách giảng dạy sát với từng sinh viên + Bên cạnh việc rèn kỹ năng tiếng Việt, đưa những yếu tố về văn hóa, lịch sử Việt Nam vào nội dung giảng dạy vì nhiều sinh viên quan tâm tìm hiểu văn hóa, lịch sử, xã hội Việt Nam + Sử dụng các phương pháp giảng dạy: thảo luận nhóm, semina, thuyết trình cá nhân, để phát huy tính chủ động, tích cực và tăng hứng thú cho sinh viên. + Trang bị thiết bị dạy học như: máy chiếu, máy tính, internet, máy cát sét để giảng dạy cho sinh viên ngành Việt Nam học. + Thư viện với đa dạng đầu sách về chuyên ngành Việt Nam học cho sinh viên người nước ngoài. Chương 4: KẾT LUẬN 1. Đối chiếu kết quả nghiên cứu với mục đích, nhiệm vụ và giả thuyết, đề tài “Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM” đã đạt được: 1.1. Về lý luận: Chúng tôi đã phát triển thêm các lý luận về động cơ: + Từ thời cổ đại, vấn đề nguyên nhân thúc đẩy bên trong hoạt động của con người đã được các nhà khoa học đặt ra. Tuy nhiên, các nhà triết học cổ đại có sự hiểu nhầm rằng, cái thúc đẩy con người hành động là ý thức của anh ta về cái đó. Sai lầm ấy xuất phát từ việc quen giải thích hoạt động con người từ tư duy. Thực ra, cái thúc đẩy con người hoạt động không phải ý thức, nhận thức hay tư duy mà là nhu cầu. + Tâm lý học hành vi cổ điển của John B.Watson chỉ quan tâm đến những sự kiện, hành vì bên ngoài mà không xét đến yếu tố tiềm ẩn đằng sau nó, thúc đẩy con người hoạt động. Chủ nghĩa hành vi cổ điển coi hoạt động của con người chỉ là một dòng phản ứng theo công thức S->R. Cả chủ nghĩa hành vi cổ điển lẫn chủ nghĩa hành vi mới đều mắc phải sai lầm là đã sinh vật hóa con người, “xóa mọi ranh giới có tính nguyên tắc giữa hành vi động vật và hành vi con người”, đồng nhất tâm lý con người và tâm lý động vật. Các tác giả này cũng chưa giải thích được nguyên nhân nào thúc đẩy con người thực hiện các hành động. Họ cho rằng, nhu cầu con người cũng tương đương với nhu cầu của động vật, bỏ qua tính chất xã hội của con người. + Lý thuyết Phân tâm nhìn nhận động cơ con người như những bản năng. Cách lý giải của Phân tâm học về động cơ dẫn đến chỗ đối lập cá nhân với xã hội và xem xét môi trường sống chỉ như những điều kiện để bản năng con người vốn có từ lúc sinh ra, được bộc lộ dần trong quá trình phát triển của cá thể. + Tâm lý học Mac-xít dựa trên cơ sở phương pháp luận Triết học Mac-Lenin, xem con người là sản phẩm của lịch sử, xã hội, và là thực thể mang những phẩm chất, những thuộc tính được hình thành trong quá trình lao động và trong mối quan hệ giao tiếp giữa con người với con người trong xã hội. Quan điểm này không quá đề cao yếu tố xã hội, cũng không phủ nhận yếu tố sinh học trong bản thân con người. K.Marx chỉ ra rằng: “con người là một thực thể tự nhiên trực tiếp. Với tư cách là một thực thể tự nhiên, con người được phú cho những sức mạnh tự nhiên, những sức sống đã trở thành thực thể tự nhiên hoạt động”. Một số kết luận về động cơ hoạt động của các tác giả theo quan điểm tâm lý học Mac-xit: - Động cơ chính là những yếu tố kích thích, thúc đẩy con người hoạt động. Nội dung của động cơ là mối quan hệ giữa chủ thể và môi trường. - Hoạt động của động cơ con người có một hệ thống động cơ thúc đẩy theo cấu trúc thứ bậc. Động cơ nào chiếm ưu thế sẽ qui định xu hướng hành vi của con người. - Về vấn đề phân loại động cơ của Tâm lý học Mac-xit dựa trên nhiều bình diện khác nhau: + Trên bình diện nhân cách thì có động cơ “tạo ý” và động cơ “kích thích”. + Trên bình diện quan hệ chủ thể và khách thể có động cơ xã hội và động cơ được nhận thức. + Trên bình diện diễn biến của quá trình hoạt động có động cơ quá trình và động cơ kết quả. Nói tóm lại, trong tâm lý học có rất nhiều định nghĩa khác nhau về động cơ hoạt động của con người. Tuy nhiên, các định nghĩa đều thống nhất trong cách nhìn nhận động cơ là một hiện tượng tâm lý thúc đẩy, quy định sự lựa chọn và hướng của hành vi, nhằm lý giải nguyên nhân dẫn đến hành vi đó. Ta có thể kết luận định nghĩa về động cơ như sau: “Động cơ là cái được phản ánh trong đầu óc con người và thúc đẩy con người hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu nhất định”. Hay nói cách khác, động cơ là cái thúc đẩy hoạt động của con người khi nhu cầu bắt gặp đối tượng có thể thỏa mãn được nó. 1.2. Về thực trạng: Kết quả nghiên cứu động cơ chọn ngành học Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM (cụ thể là sinh viên người nước ngoài tại trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TPHCM) cho thấy: - Sinh viên người nước ngoài tại TPHCM đã có những nhận thức tích cực về lí do chọn học ngành Việt Nam học. Những lí do mà sinh viên đưa ra mang tính chiều sâu, bên trong, có sự cân nhắc, suy nghĩ chín chắn về ngành học mà mình chọn. - Động cơ học tập hiện nay của sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM xuất phát từ các động cơ bên trong, mang tính tích cực, thể hiện sự quan tâm đến đất nước Việt Nam. Các bạn có động cơ chủ yếu là tìm hiểu về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam, và động cơ học để biết tiếng Việt. Khi xét về động cơ học tập hiện nay của sinh viên, không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên các khối lớp và giữa sinh viên đến từ các nước khác nhau. - Về kế hoạch học tập: Đa số sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM có kế hoạch học tập rõ ràng, tích cực. Những kế hoạch học tập này mang tính thiết thực, gắn liền với những hoạt động thực tế như: Đọc sách, báo, xem tivi, xem phim, nghe nhạc Tiếng Việt; Giao tiếp thường xuyên với người Việt, đi chơi, học tập chung với người Việt, được đa số sinh viên lựa chọn. Những hoạt động này rất phù hợp, vì chúng không những giúp cho sinh viên người nước ngoài nâng cao kiến thức, trau dồi thêm khả năng tiếng Việt mà còn hiểu thêm về văn hóa của Việt Nam. Không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên các khối lớp và giữa sinh viên đến từ các nước khác nhau về việc hoạch định kế hoạch học tập. - Việc du học bao giờ cũng gây cho sinh viên những khó khăn nhất định về ngôn ngữ, văn hóa, giao tiếp… Đa số sinh viên người nước ngoài học ngành Việt Nam học tại TPHCM gặp khó khăn trong môn viết, sai chính tả, nhầm lẫn ngữ pháp, và khó khăn trong việc phát âm. Bởi vì sự phong phú của tiếng Việt với những thanh dấu, sắc thái, ngôn ngữ khác nhau, đặc điểm phát âm của từng vùng,... gây nhiều khó khăn cho sinh viên nước ngoài trong việc học ngôn ngữ tiếng Việt. Giữa nam và nữ, giữa các khối lớp và giữa các quốc gia khác nhau không có sự khác biệt ý nghĩa thống kê khi xét về những khó khăn trong quá trình học tập. - Trong những vấn đề sinh viên có nhu cầu học tập hàng đầu hiện nay thì chiếm tỷ lệ nhiều nhất vẫn là học tòan diện các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội của Việt Nam; Và học chuyên sâu về tiếng Việt. Không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên các khối lớp và giữa sinh viên đến từ các nước khác nhau khi xét về nhu cầu học tập hàng đầu hiện nay. - Sinh viên người nước ngoài có nhận thức đúng đắn trong mục đích học ngành Việt Nam học. Mục đích của các bạn khá đa dạng, và phần lớn là hướng tới những mục đích thiết thực cho bản thân và cho công việc chuyên môn. Bởi vì chiếm tỷ lệ nhiều nhất là mục đích học để dễ tìm việc làm; Và học để nâng cao trình độ chuyên môn. Không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên các khối lớp và giữa sinh viên đến từ các nước khác nhau khi xét về mục đích học tập. - Học lực của sinh viên người nước ngoài học ngành Việt Nam học tại Việt Nam ở mức cao. Có gần 40% sinh viên đạt học lực xuất sắc, giỏi, khá. Đây là một kết quả khá cao và đáng khích lệ. Học lực này phản ánh đa số sinh viên người nước ngoài có động cơ tích cực và ý thức học tập tốt. Khi xét về kết qủa học tập, không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất α = 0.05 giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên các khối lớp và giữa sinh viên đến từ các nước khác nhau. - Lí do đến lớp của sinh viên là mang tính tích cực, có thể nhận thấy lý do phổ biến nhất thúc đẩy sinh viên đến lớp là việc tiếp thu tri thức và phương pháp, và sự cuốn hút của môn học. Tỷ lệ lựa chọn như thế là sự biểu hiện tích cực trong động cơ học tập của sinh viên. Không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất α = 0.05 giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên các khối lớp và giữa sinh viên đến từ các nước khác nhau về lí do đến lớp. - Sinh viên hứng thú với chương trình học tập ngành Việt Nam học ở mức độ khả quan. Không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất α = 0.05 giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên các khối lớp và giữa sinh viên đến từ các nước khác nhau khi xét về mức độ hứng thú đối với chương trình học. - Sinh viên người nước ngoài tập trung vào những hành động học tập tích cực đối với ngành Việt Nam học như: Nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử; Đi nghe giảng đầy đủ, đúng giờ; Rèn luyện kỹ năng nói, phát âm... Những thói quen học tập này của sinh viên thể hiện tính tích cực, tự giác, chủ động trong học tập, gắn việc học với những hoạt động thực tiễn. Tuy nhiên, trong đó còn có một số sinh viên chưa bao giờ tham gia các buổi thảo luận, semina; Và nhiều sinh viên hiếm khi tích cực phát biểu, đặt vấn đề, xây dựng bài. Tuy nhiên, nếu xem xét một cách tổng thể, hành vi học tập của sinh viên ngành Việt Nam học người nước ngoài là mang tính tích cực, chủ động. Không có sự khác biệt ý nghĩa về mặt thống kê ở mức xác suất α = 0.05 giữa sinh viên nam và sinh viên nữ, giữa sinh viên các khối lớp và giữa sinh viên đến từ các nước khác nhau khi xét về những biểu hiện hành vi học tập. - Đa số sinh viên người nước ngoài chọn học ngành Việt Nam học tại TPHCM xuất phát từ những động cơ tích cực. - Từ những động cơ học tập tích cực đó, đã ảnh hưởng một cách hiệu quả đến kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài đang học ngành Việt Nam học tại TPHCM. Như vậy, tất cả những thực trạng mà chúng tôi khảo sát được rất phù hợp với giả thuyết mà chúng tôi đã đề ra là: “Đa số sinh viên người nước ngoài chọn học ngành Việt Nam học tại TPHCM xuất phát từ động cơ tích cực” và “Động cơ học tập tốt ảnh hưởng một cách hiệu quả đến kết quả học tập của sinh viên người nước ngoài”. 1.3. Về giải pháp: Từ những kết quả khảo sát, chúng tôi đã đưa ra được 11 giải pháp, đặc biệt là các giải pháp: 1. Cần có một thời gian nhất định để sinh viên người nước ngoài làm quen, thích ứng với hoạt động học tập, hoạt động xã hội cũng như các sinh hoạt trong đời sống tập thể sinh viên tại Việt Nam. Để có sự thích ứng đó, rất cần sự giúp đỡ của giáo viên, Bộ môn và của Nhà trường. 2. Cần tổ chức các buổi tư vấn, định hướng để các bạn có sự định hướng đúng đắn, động cơ tích cực trước khi vào học ngành Việt Nam học. 3. Nghiên cứu, xây dựng một chương trình về Việt Nam học phù hợp với đối tượng sinh viên người nước ngoài. 4. Để gây hứng thú cho sinh viên trong học tập, cần tổ chức các câu lạc bộ, giao lưu với sinh viên các khoa khác trong trường và với các trường khác. 5. Cần có một đội ngũ giảng dạy hiểu biết tâm lý của sinh viên người nước ngoài, vừa kết hợp việc giảng dạy trên lớp với sử dung từ điển, và hoạt động thực tế. Như vậy, đề tài của chúng tôi đã đem lại một số điểm mới tuy chưa lớn. 2. Tuy vậy, đề tài nghiên cứu của chúng tôi vẫn còn một số hạn chế như sau: - Vì hạn chế về mặt thời gian, khả năng và điều kiện cho phép nên trong đề này, người nghiên cứu chỉ mới khảo sát động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại TPHCM. Đề tài chưa nghiên cứu trên sinh viên ngành Việt Nam học người Việt Nam, cũng như chưa có sự so sánh, đối chiếu giữa sinh viên Việt Nam với sinh viên nước ngoài học ngành Việt Nam học. Vậy, người nghiên cứu mong muốn các công trình nghiên cứu sau sẽ tiếp tục nghiên cứu các vấn đề: - Đi sâu nghiên cứu động cơ học ngành Việt Nam học của sinh viên Việt Nam để có sự so sánh, đối chiếu với sinh viên người nước ngoài. - So sánh động cơ học tập của sinh viên có hòan cảnh khác nhau. - Các biện pháp hỗ trợ nhằm nâng cao động cơ học tập tích cực cho sinh viên người nước ngoài học ngành Việt Nam học. 3. Giới thiệu sự ứng dụng của kết quả nghiên cứu. Đề tài này có thể làm tài liệu cho các trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn trên cả nước tham khảo, ứng dụng vào việc biên sọan tài liệu, thiết kế chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy phù hợp… nhằm tạo động cơ, hứng thú học tập cho sinh viên ngành Việt Nam học người nước ngoài. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. CÁC TÁC GIẢ VIỆT NAM 1. Tác giả Phạm Thị Thiều Anh. “Tìm hiểu động cơ chọn nghề của học sinh lớp 12, ở một số trường THPT tại nội thành thành phố Hồ Chí Minh”. Luận văn tốt nghiệp đại học. 1996. 2. Nguyễn Ngọc Bích. Tâm lý học nhân cách. NXBGD.1998. 3. Vũ Dũng. Từ điển Tâm lý học. NXB KHXH. 2000. 4. Phạm Minh Hạc. Hành vi và hoạt động. NXBGD. 1989. 5. Phạm Minh Hạc. Một số công trình tâm lý học của A.N.Leonchiev. NXBGD. 2003. 6. Phạm Minh Hạc. Một số vấn đề nghiên cứu tâm lý học nhân cách. NXBCTQG Hà Nội. 2004. 7. Phạm Minh Hạc. Tâm lý học (Sách giáo khoa dùng trong các trường cao đẳng sư phạm). NXNGD. 1989. 8. Phạm minh Hạc- Phạm hoàng Gia- Lê Khanh- Trần trọng Thuỷ. Tâm lý học (Tập I-II). NXB Giáo dục. 1989. 9. Trần Hiệp. Tâm lý học xã hội- Những vấn đề lý luận, Hà Nội. 1996. 10. Lê Văn Hồng. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm. NXBĐHQGHN. 1999. 11. Nguyễn Văn Lê. Chuyên đề tâm lý học. NXBGD. 1999. 12. Phan Trọng Ngọ. Các lý thuyết phát triển Tâm lý học. Đại học Sư phạm Hà Nội. 2003. 13. Vũ Thị Nho. Tâm lý học phát triển. Đại học Quốc gia Hà Nội. 2000. 14. Bùi Ngọc Oánh. Tâm lý học (tập 1). Trường Đại học Sư phạm. 1993. 15. Bùi Ngọc Oánh. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm (tập 3). Trường Đại học Sư phạm. 1993. 16. Nguyễn Thạc – Phạm Thành Nghị. Tâm lý học sư phạm đại học. NXB Giáo Dục. 1992 17. Thái Duy Tiên. Giáo dục học hiện đại. NXB ĐHQG. 2001 18. Nguyễn Khắc Viện (chủ biên). Từ điển tâm lí học. NXB Thế Giới. 1995. II. CÁC TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI 19. A.N. Leonchiev - Hoạt động – Ý thức – Nhân cách – NXBGD. 1989. 20. Aristote. Tác phẩm siêu hình. 21. Lomov. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học. NXB Đại học quốc gia Hà Nội. 22. M.H.A. Motivation theory and research. III. CÁC TÀI LIỆU KHÁC 23. 24. l 25. 26. 27. PHỤ LỤC PHIẾU CÂU HỎI MỞ CHO SINH VIÊN Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: “Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh”, rất mong các bạn vui lòng cung cấp cho chúng tôi những thông tin về vấn đề này bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây. Xin trân trọng cảm ơn! 1. Lí do bạn chọn học ngành Việt Nam học? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… 2. Động cơ chọn học Việt Nam học? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… 3. Bạn có kế hoạch học tập như thế nào? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………… 4. Những khó khăn bạn gặp phải trong quá trình học? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… 5. Bạn đang có nhu cầu học tập hàng đầu về vấn đề nào? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… 6. Mục đích học ngành Việt Nam học ở trường của bạn là gì? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………… Câu 7: Bạn thường đến lớp vì lí do gì? ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………… …………… PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA Hiện nay chúng tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài “Động cơ chọn học ngành Việt Nam học của sinh viên người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh” Rất mong các bạn cung cấp cho chúng tôi những thông tin về vấn đề này bằng cách trả lời các câu hỏi sau đây. Xin chân thành cảm ơn các bạn! Xin các bạn vui lòng đánh dấu (X) vào ô mà các bạn cho là thích hợp nhất - Hiện tại, bạn đang là sinh viên năm: + Năm thứ: Thứ 1 Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 + Giới tính: Nam Nữ + Bạn đến từ đất nước nào?......................... Từ câu 1 đến câu 4, bạn vui lòng chọn 3 ý. Câu 1. Lí do bạn chọn học ngành Việt Nam học? 1. Thích học tiếng Việt. 2. Để có thể giao tiếp thành thạo tiếng Việt 3. Muốn tìm hiểu về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam 4. Muốn tìm hiểu về kinh tế Việt Nam 5. Hiện nay tôi đang sống ở Việt Nam, chưa nói được tiếng Việt nên chọn ngành này 6. Học ngành Việt Nam học để sau này có thể sống ở Việt Nam 7. Để sau này có thể dễ dàng làm việc ở Việt Nam 8. Việt Nam là nước đang phát triển, sẽ có nhiều nước khác đầu tư vào Việt Nam 9. Tôi tin rằng học tiếng Việt sẽ có nhiều thành công trong tương lai 10. Giúp gia đình quản lý công ty ở Việt Nam 11. Gia đình khuyến khích tôi làm việc ở Việt Nam 12. Thực hiện ước mơ trở thành thông dịch viên 13. Học ngành Việt Nam học sẽ đầy đủ hơn, toàn diện hơn là chỉ học Tiếng Việt 14. Là bước đệm để học các chuyên ngành Khoa học khác tại Việt Nam: Lịch sử, Văn hóa, Kiến trúc… 15. Kinh tế ở đất nước tôi đang xuống dốc, nên khó tìm việc, tôi muốn tìm việc ở Việt Nam 16. Học ngành Việt Nam học để sau này làm việc cho các cơ quan ngoại giao 17. Tôi đang đi làm tại Việt Nam, nên phải biết Tiếng Việt 18. Để sau này tôi về nước, làm công việc liên quan đến Tiếng Việt 19. Vì người nước ngoài ở Việt Nam chỉ được chọn ngành này, trước khi học các ngành khác 20. Ngành Việt Nam học dễ thi vào 21. Không muốn, do gia đình bắt học 22. Đơn giản chỉ là để học một trường đại học 23. Lỡ vào rồi thì học luôn 24. Lí do khác (nếu có vui lòng viết ra)………… Câu 2: Động cơ học tập hiện nay của bạn là gì? 1. Học để biết tiếng Việt 2. Học để hiểu về đất nước, lịch sử, văn hóa, con người Việt Nam 3. Học để nâng cao kiến thức 4. Học để có bằng cấp 5. Học để dễ kiếm việc làm, đảm bảo cuộc sống sau này 6. Học để phát triển, hòan thiện nhân cách 7. Học để phát triển Việt Nam 8. Học để về phục vụ quê hương, đất nước tôi 9. Học để có nghề nghiệp chuyên môn cao 10. Đáp ứng mong đợi của cha mẹ 11. Học để không thua kém bạn bè 12. Học để được mọi người ngưỡng mộ 13. Ý kiến khác (nếu có vui lòng viết ra)…………………. Câu 3. Kế hoạch học tập của bạn như thế nào? 1. Luyện nói 2. Luyện nghe băng, đĩa, nghe CD của sách 3. Luyện viết 4. Đọc hiểu 5. Phát âm 6. Ngữ pháp 7. Tập trung học thuộc lòng nhiều từ 8. Giao tiếp thường xuyên với người Việt, đi chơi, học tập chung với người Việt 9. Đọc sách, báo, xem tivi, xem phim, nghe nhạc Tiếng Việt nhiều 10. Xin làm trong công ty, vừa học vừa làm 11. Tập làm thông dịch viên tiếng Việt 12. Quen bạn gái/bạn trai người Việt Nam 13. Đi du lịch nhiều nơi ở Việt Nam để tìm hiểu di tích lịch sử, văn hóa 14. Nghiên cứu thêm các lĩnh vực: Kinh tế, Văn hóa, Lịch sử Việt Nam 15. Đến lớp thường xuyên để nghe giảng bài 16. Học bài, làm tất cả bài tập thầy cô cho và ôn tập ở nhà 17. Thường xuyên tự học 18. Biết sắp xếp thời gian và học tập tốt 19. Rất lười học, không có kế hoạch gì cả 27. Chưa có kế hoạch học tập gì, vì sắp đi quân ngũ Câu 4. Khó khăn trong quá trình học tập? 1. Khó học từ mới 2. Khó phát âm 3. Khó khăn nghe băng, đĩa 4. Tiếng Việt có đến 6 dấu nên dễ nhầm 5. Một từ tiếng Việt có nhiều nghĩa 6. Gặp khó khăn trong môn viết, sai chính tả, nhầm lẫn ngữ pháp 7. Thời gian học không phù hợp 8. Qúa nhiều bài tập 9. Giao thông bất tiện, thời tiết nóng, nên việc đi học vất vả 10. Tâm lý ngại giao tiếp bằng tiếng Việt với người Việt 11. Giáo viên người Việt nói nhanh, không nghe kịp 12. Không theo kịp bài giảng trên lớp 13. Hòan cảnh sống một mình, nhớ gia đình, bạn bè ở quê 14. Nhiều sinh viên trong lớp rất giỏi, nên tôi theo không kịp các bạn 15. Thư viện đông đúc và ồn ào 16. Không đủ chỗ tự học 17. Môi trường học không vệ sinh 18. Có nhiều điểm khác giữa từ thầy cô dạy và từ trong từ điển 19. Tôi vừa đi học, vừa đi làm, mà thời gian học tập chia ra làm 02 buổi, gây khó khăn và lãng phí 20. Khó khăn trong làm việc nhóm 21. Yêu cầu học tập rất cao 22. Xã hội và văn hóa khác nhau 23. Mỗi người Việt phát âm một giọng khác nhau nên tôi khó nghe được 24. Thời gian học tập nhiều, không có thời gian ôn tập 25. Không có khó khăn gì nhiều Ý kiến khác………………… Từ câu 5 đến câu 9, bạn vui lòng chọn 01 ý phù hợp nhất Câu 5. Nhu cầu học tập hàng đầu của bạn hiện nay? (Chọn 1 ý phù hợp nhất) 1. Học chuyên sâu về tiếng Việt 2. Học tòan diện các lĩnh vực: lịch sử, văn hóa, xã hội của Việt Nam 3. Học một ngoại ngữ khác. 4. Học tin học 5. Học về quản lý Ý kiến khác (vui lòng viết ra nếu có)………………. Câu 6. Mục dích học tập của bạn? (Chọn 1 ý phù hợp nhất) 1. Học để làm bước đệm học ngành khác 2. Học để dễ tìm việc làm 3. Học để thăng tiến sau này 4. Học để nâng cao trình độ chuyên môn 5. Học để rèn luyện phẩm chất đạo đức, nhân cách Ý kiến khác (vui lòng viết ra nếu có)………………. Câu 7. Kết quả học tập học kì vừa qua của bạn? (Chọn 1 trong các ý sâu đây) 1. Xuất sắc 2. Giỏi 3. Khá 4. Trung bình – khá 5. Trung bình 6. Yếu 7. Kém Câu 8: Bạn thường đến lớp vì lí do gì? (Lí do đến lớp của sinh viên) (Chọn 1 trong các ý sâu đây) 1. Được diểm danh 2. Uy tín của giảng viên 3. Sự cuốn hút của môn học 4. Tiếp thu tri thức và phương pháp Câu 9: Bạn hứng thú với chương trình học tập ngành Việt Nam học ở mức độ nào? (Chọn 1 trong các ý sâu đây) 1. Say mê 2. Hứng thú 3. Không hứng thú 4. Đôi khi chán 5. Rất chán Câu 10: Hành vi học tập của bạn được thể hiện như thế nào? (Đối với câu 10, xin các bạn vui lòng đánh dấu (X) vào ô mà các bạn cho là thích hợp nhất). Stt Các biểu hiện hành vi Luôn luôn Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ 1 Đi nghe giảng đầy đủ, đúng giờ 2 Chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ, khoa học 3 Tích cực phát biểu, đặt vấn đề, xây dựng bài 4 Nghiên cứu đầy đủ tài liệu tham khảo theo yêu cầu của môn học 5 Tham gia các buổi thảo luận, semina 6 Độc lập giải quyết nhiệm vụ học tập 7 Nghiêm túc trong kiểm tra, thi cử 8 Tìm kiếm cách học cho phù hợp 9 Mạnh dạn hỏi giảng viên khi chưa hiểu hoặc có ý kiến khác 10 Xây dựng đề cương cho các câu hỏi ôn tập 11 Tích cực trao đổi, tranh luận với bạn cùng lớp 12 Sử dụng nhiều hình thức tự học, tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp 13 Vận dụng kiến thức vào tình huống thực tiễn, giao tiếp với người Việt Nam 14 Rèn luyện kỹ năng nghe 15 Rèn luyện kỹ năng nói, phát âm 16 Rèn luyện kỹ năng đọc 17 Rèn luyện kỹ năng viết, học từ, ngữ pháp Xin chân thành cảm ơn các bạn!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVTLH026.pdf
Tài liệu liên quan