Luận văn Giá trị văn hoá thực tiễn trong truyện cười dân gian Khmer Nam bộ

MS: LVVH-VHVN016 SỐ TRANG: 254 NGÀNH: VĂN HỌC CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM NĂM: 2008 CẤU TRÚC LUẬN VĂN LỜI CẢM ƠN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 6. Đóng góp mới của luận văn 7. Kết cấu của luận văn CHƯƠNG 1: BỐI CẢNH VĂN HÓA CỦA TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN KHMER NAM BỘ VÀ VẤN ĐỀ THỂ LOẠI 1.1. Không gian văn hóa của truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ 1.1.1. Đặc điểm văn hóa của người Khmer Nam Bộ 1.1.2. Ảnh hưởng của văn hóa Khmer trong các loại hình tự sự dân gian và truyện cười Khmer Nam Bộ. 1.2. Vấn đề phân loại truyện cười CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TƯ LIỆU VÀ VẤN ĐỀ SƯU TẦM, KHẢO CỨU TƯ LIỆU 2.1. Tình hình tư liệu 2.1.1. Những tư liệu đã được công bố 2.1.2. Nhóm tư liệu do sưu tầm, điền dã 2.2. Những nhận xét bước đầu về tư liệu 2.2.1. Tư liệu về loại truyện cười kết chuỗi 2.2.2. Tư liệu về loại truyện cười không kết chuỗi CHƯƠNG 3: TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN KHMER NAM BỘ DƯỚI GÓC ĐỘ VĂN HÓA 3.1. Ảnh hưởng của đời sống văn hóa trong kết cấu thể loại truyện cười Khmer Nam Bộ. 3.1.1. Loại truyện cười không kết chuỗi 3.1.2. Loại truyện cười kết chuỗi 3.2. Đầu óc thực tiễn và lối tư duy của người Khmer qua những tình huống gây cười 3.3. Lối sống, phong tục, tập quán của người Khmer Nam Bộ qua những mô típ, kiểu truyện cười 3.4. Vấn đề tâm thức phồn thực của người Khmer Nam Bộ qua tiếng cười trong truyện cười dân gian 3.5. Văn hoá kể truyện cười Khmer KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN TƯ LIỆU A. TRUYỆN CƯỜI KHÔNG KẾT CHUỖI I. TƯ LIỆU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TƯ LIỆU CỦA VŨ TUYẾT LOAN-NGUYỄN TẤN ĐẮC 1. Sọ Dừa lấy vợ TƯ LIỆU CỦA ANH ĐỘNG 2. Ông thầy bói hại người 3. Kén rể không chửi thề TƯ LIỆU CỦA HUỲNH NGỌC TRẢNG 4. Ông “tà” linh thiêng 5. Ăn tưởng tượng 6. Thầy cả và đệ tử 7. Ông già kén rể 8. Con chó biết nói TƯ LIỆU CỦA LÂM ES, SƠN PHƯỚC HOAN 9. Chuyện anh chàng đi ở rể nhà vợ 10. Không nên 11. Ông bà dạy khác nhau 12. Thầy thuốc mắc cỡ 13. Khổ ai 14. Dạy sao nói vậy 15. Tại sao dám khẳng định 16. Công việc gì cũng phải biết 17. Xin cho biết cảm tưởng 18. Nói xa nói gần 19. Lo xa 20. Hai người đội chung cái nón 21. Bắt chước 22. Chưa vừa 23. Học ăn 24. A Chi chắc smốc TƯ LIỆU CỦA CHU XUÂN DIÊN TRONG “VĂN HỌC DÂN GIAN BẠC LIÊU” 25. Phú ông kén rể 26. Chuyện sui gia 27. Chắc –Sa –Mốc TƯ LIỆU CỦA CHU XUÂN DIÊN TRONG “VĂN HỌC DÂN GIAN SÓC TRĂNG” 28. Học ăn 29. Tàu cập bến 30. Bằng và Uổl 31. Công ty “chinh háp” 32. Ta không phải là ta 33. Lỡ rồi ba ơi! 34. Chuyện thằng cùi 35. Không sợ súng đạn 36. Chưa vừa 37. Thầy bói tiên tri 38. Kén rể 39. Không biết ai là vua 40. Kén chồng 41. Mua bò 42. Vú con đâu? II. TRUYỆN SƯU TẦM ĐIỀN DÃ TRUYỆN SƯU TẦM Ở TRÀ VINH 43. Làm ngày một lên, ăn ngày một xuống 44. Ông “chệt” mua heo 45. Lục cụ tac tư te to 46. Thằng điếc đi bắt chim 47. Thằng mù và thằng què đi coi hát 48. Ba lần ba là mấy 49. Kén rể có c. nhỏ 50. Bứt dây thả tuốt 51. Thằng đui đi bắn le le 52. Thằng ăn trộm xui xẻo 53. Coi bói SƯU TẦM Ở AN GIANG 54. Tòa xử vụ mất xà rông 55. Kén rể 56. Một người giết hai 57. Con rể nông thôn và con rể thành thị 58. Thầy Ak-Ay 59. Chàng gáo dừa SƯU TẦM Ở SÓC TRĂNG 60. Chuyện Lek Prai chia của 61. Chọn sãi cả 62. Ông nhà giàu ghét cứt chó 63. Chồng ham ăn 64. Tại tao thương mẹ con mày quá 65. Lục cụ tác tư te to 66. Nhìn không lầm 67. Cha vợ dê con dâu 68. Tui không chỉ đâu 69. Chia của 70. Sao vợ ní mày giống má tao quá 71. Cha vợ và chàng rể 72. Ông đánh con tui thì tui đánh con ông 73. Ông kẹ ơi đừng lôi ông cọp nữa 74. Thằng mù và thằng què đi coi hát 75. Đi ở rể 76. Con ma chống lại (khmoit to day) 77. Chồng ham ăn 78. Sao tóc ba bạc? 79. À Tô, À La B. TRUYỆN CƯỜI KẾT CHUỖI I. TƯ LIỆU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ TƯ LIỆU CỦA VŨ TUYẾT LOAN-NGUYỄN TẤN ĐẮC 80. Thmênh Chây 81. Chàng Lêu thông minh TƯ LIỆU CỦA CHU XUÂN DIÊN TRONG “VĂN HỌC DÂN GIAN BẠC LIÊU” 82. Truyện Liền Chi TƯ LIỆU CỦA LÂM ES, SƠN PHƯỚC HOAN 83. Tha Nanh Chi bị mắc lừa ông phú hộ 84. Tha Nanh Chi trả thù ông phú hộ 85. À Lêu lấy vợ 86. À Lêu câu cá TƯ LIỆU CỦA CHU XUÂN DIÊN TRONG “VĂN HỌC DÂN GIAN SÓC TRĂNG” 87. Đặt bẫy cò 88. Achi đi rước ông lục 89. Achi được vợ 90. Cuộc sống vợ chồng Achi TƯ LIỆU CỦA TRƯƠNG SĨ HÙNG 91. Thơ Mênh Chây TƯ LIỆU CỦA KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 92. Tha Ninh Chi TƯ LIỆU CỦA NGUYỄN GIAO CƯ 93. Thơ Mênh Chây II. TRUYỆN DO SƯU TẦM ĐIỀN DÃ KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ở TỈNH AN GIANG 94. À Lêu gạt sãi cả 95. A lêu lừa sãi cả ăn phân chó 96. Th’nênh Chi thua cốm dẹp 97. Coi vườn và chăn bò Ở TỈNH SÓC TRĂNG 98. À Lêu chơi khăm sư 99. A Chi nhìn mặt vua 100. A Chi căn dặn trước lúc chết PHẦN THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC

pdf254 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giá trị văn hoá thực tiễn trong truyện cười dân gian Khmer Nam bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ mất ngai vàng, vì sự thông minh tuyệt đỉnh của Thơmênh Chây. Vua cho gọi chàng đến và xử nhũn: - Thơmênh Chây! Ở chốn cung vua chật hẹp, ta cho phép người được sống tự do thoải mái ở ngay cạnh biển Hồ. Đó là xứ sở tự do của người, người được sống riêng biệt, muốn làm ăn gì, tùy sở thích. Chàng từ bỏ cung vua, tạm biệt mẹ già ra dựng lều ở ven hồ ở. Sau khi ổn thỏa, Thơmênh Chây nói lại lệnh vua cho mọi người trong vùng biết và ra một số điều quy định: - Đức vua đã ban cho ta được toàn quyền mọi việc trên lưu vực biển Hồ. Ta quy định: Nếu ai có thuyền bè ra vào, làm ăn sinh sống ở khu vực sông nước này, đều phải báo cho ta biết. Ta căn cứ vào thực tế của từng loại rồi sẽ định thuế thích hợp, số tiền thuế thu được ta sẽ nộp vào ngân khố quốc gia chứ không chi dùng riêng. Ai không thi hành, vi phạm luật định thì tùy tội nặng nhẹ mà chịu tội! Ai đến buôn bán cũng phải được ta thỏa thuận và cũng phải nộp thuế thì mới được đi lại. Lối ra vào Biển Hồ, Thơmênh Chây cho người lấy tre trồng thành hàng rào quây kín. Trên ngọn tre có treo những lá dừa hình cờ đuôi nheo. Cạnh cổng treo một cái giỏ tre to, dưới giỏ kèm theo một cái xích sắt và một cái roi mây coi đó là biểu tượng răn đe của luật định. Thơmênh Chây lại dùng một chiếc thuyền nhỏ, đi tham quan hết các luồng lạch sông ngòi, đất cát quanh vùng. Chàng phát hiện ra được từng vùng đất, tên đất, bến bãi, tên sông.. như: Đảo Quạ, Sông Cát, Bến Bạc và cái tên Tông lê–sáp cũng có từ đấy! Chàng còn tập hợp mọi người, khơi nguồn một dòng thác và tưới cho những cánh đồng lúa phì nhiêu bát ngát. Một thời gian sau, có một người vi phạm luật định của Thơmênh Chây. Chàng kiên quyết phạt 4 đồng bạc trắng. Bực mình, họ kéo nhau đến tâu với đức vua: - Muôn tâu đức vua, hiện giờ Thơmênh Chây đã biến vùng quanh Biển Hồ, thành những ruộng trồng cây lúa, vì vậy thuyền của chúng tôi ra vào sơ ý nên có bị dập nát chút ít, anh ta giữ thuyền và người lại, bắt chúng tôi nộp phạt 4 đồng bạc trắng mới tha tội. Chúng tôi đau xót vô cùng, xưa nay chưa có vị đức vua nào ban hành Luật định như vậy. Cúi xin đức vua rộng lòng thương cứu vớt chúng tôi! Vua ngạc nhiên vô cùng, liền cho quân lính đi gọi Thơmênh Chây về triều gặp vua ngay. Biết được sự việc, chàng nói: - Thưa đức vua! Khi được phép đức vua cho tôi được sống tự do ở vùng Biển Hồ, tôi đã cùng bà con làm ăn sinh sống định ra việc trồng lúa, đánh cá làm chính. Tôi không hề làm điều gì phiền phức đến triều đình và đời sống dân chúng. Việc tôi có những quy định cụ thể, xử phạt nghiêm minh là để cho mọi người tự giác bảo vệ lấy của cải do người lao động làm ra. Ngay cả đối với một quốc gia cũng vậy, cần phải có luật pháp! Có luật pháp sẽ đảm bảo được quyền sống của con người. Còn bất cứ một hình thức thu thuế nào hay tôi có xử phạt bằng tiền của ai, đều thu vào ngân khế quốc gia. Tôi nghĩ rằng: việc này phải được tồn tại mãi mãi! - Nhà ngươi nói rất đúng! Song hiện tại mức thuế ngươi đề ra quá nặng, chỉ nên thu mỗi người một bạt là vừa! Cúi vâng lệnh trước vua. Thơmênh Chây trở về. Chàng tìm đến một nhà sư, mượn được một cái bạt và cứ theo lời nhà vua mà thu mỗi người bị xử phạt đầy một bạt bạc. Tưởng nhà vua xử thế nào, chứ thuế theo như cũ chỉ có 4 đồng bạc, bây giờ sau khi họ đã tâu bầy với vua lại phải nộp bạc bằng cách lấy bạt mà đong cho đầy thì biết bao nhiêu cho đủ? Họ lại tìm đến kêu lại với đức Vua. Vua lại cho người tìm Thơmênh Chây đến. Chàng lý giải: - Thưa đức vua, sau khi được yết kiến, tôi không thu thuế 4 đồng bạc một xuất như trước nữa. Tôi đã làm theo lệnh vua mà thu mỗi người đúng một bạt*. * Bạt là một từ chỉ đơn vị tiền cổ Campuchia đồng âm với từ bạt chỉ một dụng cụ của nhà sư dùng để đựng đồ quyên góp. - Ta nói một bạt có nghĩa là một đồng bạc trắng chứ có phải lấy cái bạt đi quyên góp của nhà sơ mà đong đâu. Từ nay người đừng đong tiền như đong thóc gạo nữa nhé! 23. O! HO! HO! Nói dịu dàng như trên với Thơmênh Chây xong đức vua càng cảm thấy tức tối với chàng ta, không thể lường hết được mọi sự xảy ra bất cứ lúc nào. Hơn nữa, đến lúc Thơmênh Chây đã biết dùng tài thông minh tháo vát của mình, lo vào những công việc của quốc gia. Dân chúng ở vương quốc Khơme đang xôn xao dư luận bàn tán về sự việc Thơmênh Chây khơi ngòi dẫn nước, quy hoạch trồng lúa, định ra pháp luật… Chắc rằng vì con người tài giỏi ấy mà dân chúng đang gieo rắc đầu mối nghi ngờ ta – người đứng đầu vương quốc. Nghĩ vậy đức vua kiên quyết sai quân đem Thơmênh Chây đi xử tử. Bọn đao phủ thét to lên ba tiếng, như mọi lần thi hành lệnh vua phải giết chết một người. Chúng đẩy chàng xuống thuyền độc mộc và canh phòng rất cẩn thận, coi như giờ hành quyết đã và đang đến gần lắm rồi. Thơmênh Chây nhẹ nhàng nói: “Hỡi các bạn! Những con người yêu quý, cuộc sống đẹp biết bao! Biết rằng giờ chết của tôi sắp đến, nhưng tôi vẫn muốn được vui đùa ca hét cùng các bạn dù chỉ là một vài phút. Và như vậy tôi hoàn toàn thanh thản với cái chết của mình, mà chẳng có gì để lại sự sợ hãi trong tâm trí các bạn!”. - Các bạn cứ cởi trói cho tôi đi! Tôi không có tài nào chạy trốn các bạn được đâu mà sợ! Bọn đao phủ cởi trói cho chàng và chàng đứng lùi xuống phía cuối con thuyền. Thơmênh Chây hát vui thỉnh thoảng lại điệp khúc ca vang: A! Ha! Ha! Ô! Ô! Hô! Hô Mọi người say sưa vào hò hát, không ai nghĩ gì đến điều gì đã và sẽ xảy ra. Thừa cơ chàng nhảy xuống nước lúc nào không biết. Không còn cách nào hơn bọn đao phủ đành phải chèo thuyền trở về và nói dối đức vua: - Tâu đức vua! Thi hành lệnh của người, chúng tôi đã trói chặt Thơmênh Chây lại dùng thuyền độc mộc đưa xử tội. Nhưng thật là liều lĩnh, hắn sợ cái giờ phút nhục hình ấy, nên khi thuyền đi được gần đến nơi xử tội, còn đang trôi giữa dòng nước xiết, thì hắn đã nhảy xuống nước trong khi tay bị trói chặt! Nó đã chết! Muôn tâu đức vua, chúng tôi đã trở về xin chịu tội. Đức vua phân: - Như vậy là tên Thơmênh Chây chết thật rồi! 24. TẠI SAO LẠI KHÔNG CHÂY? Bẵng đi một thời gian khá lâu, đức vua coi như việc xử lí Thơmênh Chây là chuyện đi rồi, không nghĩ ngợi gì nữ. Song thực ra sau chuyến “trốn chết” Thơmênh Chây đã tìm đến một ngôi chùa trong vùng và đi tu. Vui với cảnh nhà Phật đã được vài năm, chàng muốn trở lại cung vua xem lại cảnh triều đình, âu cũng là lần nữa xem xét thái độ của đức vua như thế nào, sau khi vua đã ra lệnh giết chàng. Thơmênh Chây nghĩ rằng: “Mình mặc áo nhà tu hành, mang bạt đến lạc quyên đức vua, bình thường như các nhà tu hành khác. Lúc giáp mặt, nếu đức vua không nhận ra mình tức là mọi chuyện cũ vua đã quên hẳn. Nếu đức vua nhận ra mình, hèn hạ mà xoay lại chuyện cũ, làm hại mình thì chỉ còn cách mình lặng thinh không nói hoặc tỏ vẻ gì, tức khắc vua phải nghĩ lại ngay là vua nhìn nhầm. Thế là đằng nào mình cũng yên ổn!”. Quả nhiên khi đoàn người tu hành lần lượt diễn qua mắt vua để lạc quyên, gần cuối đoàn, đức vua hơi ngờ ngợ trước một vị sư và nói bâng quơ: - Ta cảm thấy nhà tu hành này giống như Chây? Vị sư Thơmênh Chây liền đáp: - Chắc chắn Chây. Tại sao lại không phải Chây! Rồi tiếp tục bước chân đi. Đức vua đứng lặng không hiểu thực hư thế nào. 25. CHỈ CÒN MỘT NGƯỜI CŨNG ĐÁNH Tin đức vua Khơme đã xử tử Thơmênh Chây đến tai hoàng đế Trung Hoa. Tham vọng thôn tính đất nước Khơme của vua Trung Hoa lại cồn cào nổi lên. Muốn vậy phải có cớ mới được. Hoàng đế Trung Hoa cho triệu tập các quan đại thần lại họp, bàn mưu tính kế. Họ tính rằng: có lẽ đất nước Khơme chỉ có một người tài giỏi nhất như Thơmênh Chây, thì đã bị vua nước ấy bắt xử tử mất rồi. Chi bằng ta cho mấy học giả cao minh, cùng thuyền chiến sang Khơme, bắt vua Khơme phải giải đáp tiếp những câu đố khó. Nếu chúng không giải được, ắt là ta dễ dàng chiếm được toàn bộ đất nước. Hoàng đế Trung Hoa y lời bàn của các quan đại thần cho bốn vị học giả cầm bốn con thuyền chiến lại sang Khơme, giờ trò đố giải như lần trước và điều kiện dứt khoát là kẻ nào thua phải giao đặt vận mệnh của đất nước mình dưới sự đô hộ của kẻ thắng! Đoàn thuyền của các sứ giả Trung Hoa cập bến của đất nước Khơme. Sau khi nhận được lời tuyên bố ngạo mạn của hoàng đế Trung Hoa, vua Khơme rất băn khoăn lo ngại. Trời ơi! Nếu ta chưa giết chết Thơmênh Chây, thì giờ đây việc giải đáp những câu đố hóc búa này dễ dàng biết chừng nào? Đang rối ren đầu óc, chợt đức vua Khơme nghĩ đến buổi gặp một nhà sư đi quyên ăn hôm trước. Biết đâu, Thơmênh Chây vẫn còn sống và đã náu mình ở chùa nào đó! Đức vua liền ra lệnh cho các cận thần đi tìm Thơmênh Chây trong các chùa trên mọi miền đất nước. Khi tìm được Thơmênh Chây về triều, đức vua liền xun xoe xoa dịu: - Hòa thượng Chây! Ngươi có còn mang niềm uất hận với ta không? Ta mong ngươi bỏ qua chuyện cũ, để giúp ta giải đáp câu đố của Hoàng đế Trung Hoa mà quyết giữ lấy giang sơn! Và nếu được, xin người vui lòng trút bỏ áo cà sa cứu nước! Thơmênh Chây vui vẻ nhận lời. Theo lời Thơmênh Chây, đức vua Khơme cho người đến báo cho các sứ giả Trung Hoa, sau ba ngày nữa sẽ tiến hành cuộc đố giải. Đúng hẹn, quan quân Trung Hoa kéo quân lên bờ vào cuộc đò trì. Thơmênh Chây đã gọn gàng y phục chủ động đón họ đến. Vừa gặp nhau, một vị học giả nghe chừng uyên thâm, giơ một ngón tay chỉ thẳng lên trời; Chây cũng dùng tay chỉ vào đúng mặt trời. Người ấy lại chỉ ngón tay về phía chân trời; Chây xòe bàn tay lên không trung. Người ấy chỉ tay xuống đất; Chây chỉ tay vào người chàng. Đến đây các nhà học giả Trung Hoa liền hỏi: - Tại sao khi thấy chúng tôi làm như thế, ông lại đáp lại bằng ba tình huống ấy? Trước hết việc chúng tôi chỉ một nóng tay lên trời, nghĩa là thế nào? Thơmênh Chây lãnh đạm trả lời: - Tôi hiểu ý các ông hỏi trên trời có cái gì? Tôi trả lời bằng hành động cụ thể là trên trời chỉ có mặt trời! Khi các ông chỉ về phía chân trời, tôi trả lời là ở chân trời chỉ có biển cả, nơi đó còn có dãy núi Chakralavat và khi tôi chỉ vào chính tôi, biết các ông hỏi trên mặt đất có gì, tôi đã trả lời là trên mặt đất có con người!  Ngày hôm sau, cuộc thi đố lại tiếp tục. Hành động thách đố của sứ Trung Hoa là một vị sứ giả xòe năm ngón tay ra rồi khoanh một vòng tròn. Thơmênh Chây hiểu ngay ý đồ của họ, chàng liền giơ cùi tay chĩa thẳng vào vị sứ giả, sau đó một ngón tay chỉ vào chính mình. Bốn vị sứ giả cùng quan quân tím bầm mặt mũi lủi thủi bỏ cuộc, về thuyền vì thua cuộc. Đức vua Khơme cho người hỏi Chây ý nghĩa những hành động đó. Chàng giải thích: Sứ Tàu xòe năm ngón tay rồi khoanh một vòng tròn – ý nói sẽ thôn tính đất nước ta nhẹ nhàng như người xách một cái đó chắn cả. Tôi giơ tay ý nói cho họ biết, dân tộc tôi quyết đánh, họ có quân đông đúc như năm ngón tay – tôi trỏ một ngón tay chỉ vào người – ý nói người Khơme dù chỉ con một người cũng đánh đến cùng. 25. HAI CÁCH GIẢI THÍCH Sau khi hiệp đấu trí, Thơmênh Chây cũng vẫn là người chiến thắng. Mọi người cùng một tâm trạng hả hê với đức vua. Một nhà sư đến hỏi chàng về ý nghĩa, những cử chỉ thi đấu. Thơmênh Chây lý giải: - Thưa hòa thượng. Khi bọn xứ Tầu xòe năm ngón tay rồi khoanh một vòng tròn, nghĩa là họ muốn nói: “Với cái đó ta bắt được cá” Tôi giơ cùi tay trả lời: “Cũng với cái đó ấy, tôi lại bắt được những con cá to như cái cùi tay”! Nghe thế nhà sư lấy làm thỏa mãn.  Một vị quan chức trong triều đình Khơme cũng tìm đến Thơmênh Chây để hỏi ý nghĩa từng việc trong cuộc thi đố cho rõ. Chàng trả lời: - Bọn sứ Tàu có bốn người mệnh danh là Cao Minh họ giơ năm ngón tay – ý hỏi năm đức phật được nói đến ở kỷ nguyên nào? Tôi chỉ một ngón tay để trả lời: “Có năm đức phật nhưng đến nay mới biết có bốn, còn một vị chưa ai biết đáp (ý nói kể cả hoàng đế và bọn sứ Trung Hoa). Họ khoanh một vòng tròn, muốn hỏi tôi có gì trên mặt đất – Tôi giơ cùi tay trả lời giữa khoảng trời và đất có núi Moron! Vị quan chức cho lý lẽ đó là phải. * * * Khi hội kiến sau thắng lợi của hai cuộc giải đố, đức vua nói lại cách giải thích của Thơmênh Chây với mình cho các quân thần nghe. Vị quan chức và nhà sư cũng chiếu theo phép vua mà thuật lại hai cách giải thích khác. Cuối cùng đức vua Khơme kết luận: - Mỗi người hỏi Thơmênh Chây giải thích ý nghĩa các hành động đó giải một cách khác nhau, lạ thay, cách nào cũng đúng nhất như Thơmênh Chây. 27. KÍNH TẶNG HOÀNG ĐẾ TRUNG HOA Hai cuộc thi đấu vừa qua, Thơmênh Chây đều giành thắng lợi hoàn toàn, đức vua Khơme tỏ ra ưu đãi chàng, vuốt ve chàng. - Nhà bác học thông thái Thơmênh Chây ơi, ngươi hãy đến gần ta, ngươi thật sự là con người tài hoa lỗi lạc. Một con người cao quý, từ cõi tu hành, đã trở về với ta! Còn một cuộc giải đố nữa, ngươi hãy chiến thắng! Trước khi đến lần thứ ba đọ trí lực tài ba, Thơmênh Chây bố trí sẵn một số trẻ nhỏ vào một căn buồng ngồi tập trung ê a bên những trang giấy có viết vẽ sẵn một loại hình chữ do chính tay chàng tạo ra. Bốn nhà học giả cùng quan quân đi sứ của Trung Hoa, đến nhà Thơmênh Chây. Chàng tỏ ra niềm nở đón tiếp. Đang lúc vui vẻ uống nước, bất chợt Thơmênh Chây im lặng, không khí thân mật tự nhiên trầm tĩnh. Đúng lúc ấy, tiếng trẻ con rì rào trong căn buồng cứ tự nhiên mà vào tai mọi người. Các sứ giả Trung Hoa bèn yêu cầu Thơmênh Chây cho tham quan xem sự thể thế nào! Chàng nhận ời, dẫn khách vào xem. Nhân lúc chúng cao hứng tò mò, Thơmênh Chây lên tiếng thách thức: - Thưa các vị “sứ giả” các vị có biết đây là thứ chữ gì không? Cả bọn quan thầy đều câm họng, lắc đầu. Thơmênh Chây lại thắng cuộc. Thơmênh Chây cả quyết kết luận: - Các ông nhớ cho, hôm nay là ngày thứ ba chúng ta gặp nhau, theo quy định của Hoàng đế Trung Hoa với đức vua Khơme, sự thực là các ông đã hoàn toàn thất bại! Chúng tôi không cần các ông ở lại làm gì cả, và cũng không có lương tâm nào để các ông lại đi bộ về gặp lại Hoàng đế. Chúng tôi chỉ thu lại toàn bộ trang bị vũ khí, còn bốn chiếc thuyền, cấp lại cho các ông trở về! Riêng điều giao ước: “Kẻ nào thua phải tự đặt vận mệnh của đất nước mình dưới sự đô hộ của kẻ thắng” Bây giờ cái đó thuộc về ai chắc chắn các ông đã rõ. Lẽ ra đất nước Trung Hoa của các ông đã phải giao lại cho chúng tôi đúng như lời giao ước: song, đối với chúng tôi, điều đó không cần thiết, chúng tôi gửi lời các ông: Đem đất nước Trung Hoa kính tặng Hoàng đế Trung Hoa! 23. CUNG PHI CHỈ LÀ ĐÀN BÀ Sau mấy lần, đức vua khi dùng, khi bỏ Thơmênh Chây, đến lúc này vua không thể bỏ rơi chàng một cách dễ dãi nữa. Vua ban thưởng cho chàng một khu nhà đẹp đẽ khang thang và khuyên chàng đi tìm vợ. - Thơmênh Chây, con yêu quý của ta. Con đã giúp ta làm nên việc lớn, đuổi được bọn sứ giả Trung Hoa ngạo mạn, dẹp được ý đồ thôn tính đất nước Khơme. Con xứng đáng được tùy ý chọn một người vợ trong số các cung phí ở triều đình. Thơmênh Chây liền đáp: - Thưa đức vua! Tôi vẫn mong muốn có được một người vợ. Được vua cho phép như vậy thật là ân huệ. Nhưng tôi cũng xin thú thực các bà cung phi ở triều cũng chỉ là đàn bà mà thôi! Vì thế tôi chưa thấy một ai có thể làm một người vợ! Đức vua lại nói: - Theo ý nhà ngươi thì nhà ngươi tìm đâu được một người vợ? - Tâu đức vua! Nếu được phép, đức vua cho tôi nghỉ một thời gian dài, xin đức vua cho tôi xin một số vải lụa tôi sẽ đi tìm bằng được và xin dẫn nàng về triều! Mọi ý nguyện được như ý, Thơmênh Chây khăn gối lên đường. 29. ĐÓ CHỈ LÀ NGƯỜI CÁI Đi khá xa khỏi cung điện của đức vua, Thơmênh Chây lững thững bước chân vào một phum nhỏ. Gặp một người con gái dáng vẻ thướt tha, chàng từ tốn hỏi: - Chào người, xin người cho tôi hỏi, trong phum ta có phụ nữ không? Cô gái thản nhiên trả lời: - Dạ thưa ngài, ở phum tôi có nhiều phụ nữ chứ! Đang giữa những cuộc đối đáp bất ngờ thì có dăm bảy cô gái đi ngang qua. Nhìn lướt qua một lượt, Thơmênh Chây cười nói: - Tôi chắc rằng ở đây không tìm được một người phụ nữ! Những người này do thượng đế nặn ra họ, họ chỉ thuộc người giống cái mà thôi! Hôm sau chàng lang tháng đến một phum khác. Gặp người của phum, Thơmênh Chây lặp lại những lời nói kỳ quặc như hôm trước, một phụ nữ nông dân lên tiếng hỏi: - Thưa ngài, chúng tôi không hiểu câu hỏi của ngài! Chúng tôi xin hỏi lại, tất cả những người thuộc phái nữ có thể gọi là phụ nữ được không? Thơmênh Chây trả lời với một thái độ điềm đạm: - Thưa không! Có thể đó chỉ là một loại những người cái mà thôi. 30. CON XIN KÍNH DÂNG TẤT CẢ TẤM LÒNG THÀNH! Ngày thứ ba, Thơmênh Chây đến phum của Nàng Sao vào lúc chập choạng tối. Bất ngờ chàng gặp cô gái đang ngồi bên cửa sổ. Thơmênh Chây lên tiếng: - Chào cô gái thân mến! Xin cô cho tôi hỏi ở đây có phụ nữ không? Lập tức cô gái hỏi lại: - Thưa người khách lạ quý mến! Xin hỏi lại nơi ngài có nam giới không? Ngay từ giây phút tiếp xúc đầu tiên, Thơmênh Chây đã cảm thấy điều may mắn đã đến với mình rồi! Phải chăng đây là người con gái sẽ mang lại hạnh phúc cho mình! Chàng ngừng giây lát mới trả lời cô gái: - Ở nơi tôi có một nam giới? Cô có biết con người này không? - Tôi chắc rằng người nam giới này có tên gọi là Chây vì Chây là tên gọi cho tất cả những chàng trai thông minh, tuấn tú! Còn ông, ông có biết đến một người phụ nữ không? Như suối mát đầu nguồn tuôn chảy Thơmênh Chây đáp lại lời cô gái: - Tôi biết vì sao nàng được gọi tên là phụ nữ! Người phụ nữ đem đến niềm hạnh phúc, đẹp lung linh như những vì sao đêm trên bầu trời rộng trải. Rồi Thơmênh Chây hỏi tiếp luôn: - Phải chăng nàng đã sợ hay nàng không sợ? - Tôi chưa biết sợ là gì cả! Còn ông, ông đã biết lo hoặc không lo? - Tôi cũng chẳng lo gì hết! Nhưng xin hỏi một điều, cô hiểu thế nào khi tôi hỏi cô đã sợ hay không sợ? - Tôi hiểu ý ông muốn hỏi đã kết hôn với ai chưa vì nếu tôi đã kết hôn rồi thì phải biết sợ, không dám trao đổi với người nam giới nào khác. Câu chuyện giữa hai người đang dang dở thì cha mẹ Nàng Sao về bắt gặp. Nàng Sao đỡ chiếc túi vải của vua ban trên vai Thơmênh Chây xuống, bầy giải lụa xin dâng bố mẹ. - Thưa bố mẹ kính mến! Con đã mang theo vải lụa quý giá để lên đường đi tìm vợ. May mắn cho con đã được gặp Nàng Sao. Nếu bố mẹ có lòng thương đến chúng con, con xin được làm con của bố mẹ, bố mẹ cho con được gánh nước, kiếm củi, xay lúa, quét nhà. Con sung sướng được làm mọi việc mà không bao giờ dám lười nhác. Một lát sau, bố mẹ Nàng Sao mới hỏi lại Thơmênh Chây: - Chúng ta muốn biết thực tâm của chàng như thế nào? Chàng nghiêm nghị trả lời: - Thưa bố mẹ, con xin kính dâng tất cả tấm lòng thành của con! - Thôi được rồi! Con hãy trở về tìm: lợn, gà, ba ba cho đúng thủ tục làm lễ đính hôn! Nếu không có ba ba thì chủ hôn không chấp nhận đâu con ạ! Thơmênh Chây vui vẻ trở về làng, tìm người làm chủ hôn, tìm bà mối và đủ các lễ vật. Chọn ngày lành tháng tốt, ông chủ hôn đến nhà Nàng Sao, bà mối vào buồng Nàng Sao ngủ, trang điểm cho cô. Sáng hôm sau, chủ hôn và bà mối mới dẫn Thơmênh Chây đến, Thơmênh Chây và Nàng Sao chính thức trở thành vợ chồng. 31. RA LỆNH CHO VUA Chung sống với Nàng Sao ít lâu, Thơmênh Chây xin phép bố mẹ và tạm biệt vợ, trở lại triều đình, với ý định đòi các quan trả nợ. Vừa bước chân đến sân triều đình, gặp một số quan đại thần, mọi người xúm lại hỏi chuyện. Vẫn câu chuyện khách khí ban đầu, Thơmênh Chây bèn hỏi ngay các quan: - Này, các quan có dám đánh cuộc với tôi là tôi sẽ ra lệnh cho đức vua làm một việc gì đó trong chốc lát, buộc nhà vua phải nghe theo không? - Chính tôi đã sẵn sàng đồng ý sự đánh cuộc ngốc nghếch đó của ông! Nếu ông làm được, chúng tôi phải nộp tiền ngày cho ông! - Vâng! Về phần tôi, tôi cũng bảo đảm như vậy! Nếu thua cuộc, tôi phải nộp ngay tiền cho các ông! Chúng ta hãy viết giấy biên nhận “món nợ” này trước cho nhau thế! Xong đâu đấy, Thơmênh Chây mới nói: - Bây giờ là lúc sắp vào cuộc, các ông có gặp đức vua thì cứ thông báo trước với đức vua là Thơmênh Chây sẽ đến gặp đức vua và ra lệnh cho người trong lát nữa! Các quan ý phép tâu bày, mưu đồ gây cho đức vua nổi giận mà trị Thơmênh Chây. Nghe lời, đức vua vô cùng tức giận về những lời xấc láo ấy, cho người gọi ngay Thơmênh Chây đến: - Này Chây! Có thực nhà ngươi vừa nói với các quan trong triều là sẽ ra lệnh cho ta không? - Vâng! Thưa đức vua, nhưng tôi không làm làm điều này trước mặt đức vua. Nếu đức vua vui lòng quay mặt về phía sau tôi mới dám thực hiện. Vua liền lặng lẽ quay mặt đi. Đợi một lúc lâu, không thấy có điều gì xảy ra, đức vua quay lại hỏi: - Ta đã quay mặt đi rồi mà sao không thấy nhà ngươi dám ra lệnh! - Thưa đức vua, khi tôi nói để đức vua phải quay mặt đi… phải chăng đó cũng là một mệnh lệnh, chúng tôi đâu dám ra lệnh cho đức vua, phải hát hay phải cười? Đức vua chịu đuối lý và các quan cứ y phép biên nhận ký cược mà nộp phạt cho Thơmênh Chây. 32. “NGƯỜI TRUNG HOA PHẢI TIỄN TÔI VỀ” Đức vua tức giận, các quan căm ghét Thơmênh Chây vì đã nhiều vố họ thua đau, cụt lý. Bằng thái độ xiểm nịnh, các quan trong triều bàn định với nhà vua đem chàng bán cho người Trung Hoa. Với điều kiện sống ở đấy, nếu Chây còn tỏ ra ngang bướng thì vua Trung Hoa sẽ nổi giận mà giết chết chàng. Vua Khơme không mang tiếng giết Thơmênh Chây và mọi việc yên lành. Lệnh vua ban hành, đức vua Khơme cho một chiếc thuyền đưa Thơmênh Chây đi. Gần đến đất Trung Hoa, chàng nhắn mấy tay chèo về nước dặn lại vợ rằng: - Nhờ các ông giúp tôi, nhắn lại vợ tôi cứ yên tâm chờ đợi. Tôi không chết được đâu, chỉ một thời gian ngắn thôi người Trung Hoa sẽ phải cử người tiễn tôi ra về, trở lại đất nước Khơme một cách long trọng!  Bước chân lên đất Trung Hoa, Thơmênh Chây xin vào làm thuê cho một viên quan đại thần. Viên quan cho rằng đây cũng chỉ là một người làm công bình thường. Trong khi làm việc, Thơmênh Chây dành dụm một chút vốn liếng mua gạo, làm ra miến sợi theo cách làm của người Khơme. Mặt hàng mới của chàng được một số người ưa dùng khi ở Trung Hoa chưa có. Người ta đồn đại miến ngon do người Khơme chế biến. Chẳng bao lâu, tin đến tai Hoàng đế Trung Hoa. Hoàng đế cho gọi Thơmênh Chây đến gặp: - Có phải nhà ngươi là người đã chế biến bột gạo thành bánh dài không? Chàng nhận sự việc đúng như vậy. Sau khi được lệnh vua ban, chàng làm một mẻ thật ngon, nấu nướng tử tế mang dâng vua ăn nếm. Hoàng đế ăn miến nấu của Thơmênh Chây dâng khen ngon đáo để. Nhân đà, chàng nói thêm: - Thưa Hoàng đế, món ăn chế biến từ bột gạo tôi vừa dâng người, ở nước Khơme chúng tôi gọi là miến sợi. Nếu đức vua muốn thưởng thức nó một cách tuyệt vời nhất xin người cứ tự nhiên ngửa đầu lên trời, dang rộng hai tay, há miệng thật to để từng ít một từng sợi, từng sợi miến từ từ chảy vào họng! Thế mới tuyệt! Hoàng đế lập tức làm theo. Thơmênh Chây trực tiếp đổ miến. Đúng lúc vua Trung Hoa đang hào hứng, chàng liền kêu to: - Thế là ta đã nhìn thấy hết mặt mũi, gân guốc của Hoàng đế Trung Hoa! Mặt vua Trung Hoa giống hết mặt một con chó – mặt vua Khơme – đẹp như mặt trăng tròn! Bị đốp chát bất ngờ bằng lời nói nhạo báng cay độc, Hoàng đế Trung Hoa cho người giam chàng vào ngục tối. Cùng một buồng giam với Thơmênh Chây là một tử tù người Trung Hoa. Vì hầm lạnh lẽo để gây ra cái chết, chàng kéo người bạn tù cùng nhảy nhót chồng lộn cho người ấm lại khỏe mạnh. Vài ngày sau, tưởng hai người đã chết, quân lính mở nắp hầm thấy họ vẫn khỏe mạnh. Nhân lúc ấy Thơmênh Chây nhặt nhạnh, kiếm dây nhợ, ống tre đem vào hầm giam. Chàng khoét sáo, làm diều. Đêm tối, chàng thả diều, sáo kêu vi vút. Có lúc gió rít sao diều thảm thiết trên không trung, vọng vào tai Hoàng đế. Thấy sự lạ, vua cho hỏi nguyên do tiếng kêu, không ai hay biết. Hôm sau, Hoàng đế Trung Hoa cho mời thấy địa lý đến hỏi. Thầy địa lý phán: - Con quái ác này kêu rít suốt đêm, vì trong triều đình vừa xảy ra một sự việc không bình thường! Nếu không có cách trừ đi thì tôi e hậu họa lớn cho vận mệnh đất nước Trung Hoa! Chắc chắn sự việc Hoàng đến làm trái ý trời. Hoàng đế Trung Hoa lo sợ, khẩn khoản yêu cầu thầy địa lý tìm phương cứu giúp. Ông thầy lại thua: - Thưa Hoàng đế, vừa qua có một con người tài ba lỗi lạc của xứ Khơme bị vua Khơme cho đày sang đất Trung Hoa! Hoàng đế đã xúc phạm đến người đó, làm trái ý trời. Đây chính là nguyên nhân của tiếng kêu rít thảm khốc! Hoàng đế phải tìm cách đưa ngay con người này về xứ sở Khơme, mọi việc sẽ trở lại bình thường! Hoàng đế Trung Hoa càng run sợ, cho người giải thoát ngục tối cho Thơmênh Chây, mời chàng đến gặp Hoàng đế. Hoàng đế kính cẩn nói: - Ta xin người đừng giận sự hồ đồ, lầm lẫn của ta. Hãy tha thứ cho ta, ta sẽ cho người và đầy đủ phương tiện để người trở lại xứ sở quê hương! Một trăm người tùy tùng phục dịch đi theo Thơmênh Chây trên một chiếc thuyền lớn – ngày hôm sau trở về đất nước Khơme. Cuộc tiễn đưa do Hoàng đế Trung Hoa trực tiếp đứng đầu diễn ra long trọng. Người Trung Hoa phải đưa Thơmênh Chây trở về với vợ con. 33. PHẢI KÍNH NỂ ĐỨC VUA KHƠME Về nước, Thơmênh Chây gặp lại đức vua Khơme và mọi người thân quên. Chàng kể lại tất cả sự thật. Vua Khơme cho Thơmênh Chây dạy cách làm diều sáo cho dân. Tiếng sáo diều vi vút, ngân vang trên bầu trời tự do. Khoảng một thời gian sau, Thơmênh Chây lâm bệnh nặng. Đức vua Khơme thân chính đến thăm hỏi chàng: - Thơmênh Chây, người lâm bệnh nặng lắm phải không? Chàng chì còn nói được rất nhỏ: - Vâng! Xin đức vua hãy ghé lại gần tôi, tôi không thể nói to hơn được nữa! Đức vua ơi, muốn yên thân phải hiểu được thôn dân! Có những việc đơn giản nhưng cũng phải biết cách. Chẳng hạn khi ăn cá prônol không nên róc vảy, khi ăn cá pra không nên bóc mang. Muốn nấu dầu cà pra cho ngon phải biết đủ gia vị! Đức vua cứ nhớ lời như vậy, người sẽ không phải lo ngại gì cả về tương lai! Đức vua Khơme tin vào những lời nói lúc Thơmênh Chây hấp hối! Các quan dân lấy đó làm vinh dự cho đức vua. Lúc sắp tắt thở, Thơmênh Chây đã truyền lại đức tính thông minh tháo vát cực kỳ cho đức vua. Vì vậy uy tín của đức vua ngày càng lan rộng. Mọi người càng kính nể đức vua hơn. 34. KHÔNG AI DÁM ỈA Trước khi chết, Thơmênh Chây dặn lại vợ: - Khi tôi chết, hãy chôn tôi, chứ đừng đốt xác hay thả trôi. Có một điều phải nhớ, trên nấm mồ và xung quanh nữa phải đóng thật chắc nhiều cọc tre nhọn! Nói xong chàng tắt thở. Tin Thơmênh Chây chết lan như cơn gió. Người nhà cứ ý lời dặn mà làm. Bọn quần thần, quan chức vốn là những tay đần độn, đã mắc hố nhiều lần với Thơmênh Chây, rủ bè, kéo mảng nhằm lúc trời tối, đến mồ Chây định ỉa bậy để trả thù. Nhưng việc chưa thành, mấy người vội vã đã bị cọc tre nhọn đâm vào chảy máu mông đít. Bọn chúng la hét bỏ chạy. Phải chăng, ngay cả lúc đã chết, con người cực kỳ khôn ngoan kia vẫn sẵn sàng trừng trị những kẻ ngu ngốc, đần độn. TƯ LIỆU CỦA KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 92. Tha Ninh Chi Ngày xưa, có một gia đình rất nghèo, hai vợ chồng làm việc vất vả, không có con. Đêm đến, người vợ nằm mộng thấy có một vì sao sa xuống bụng mình và chiếu hào quang. Hôm sau thức dậy, người vợ kể cho chồng nghe câu chuyện: Nghe xong người chồng bảo: “Chắc bà thụ thai”. Người chồng khuyên vợ đi xem bói. Đi đến nơi không có thầy bói ở nhà, chỉ gặp được bà vợ của ông thầy. Bà này cũng biết xem bói nên lấy quẻ cho người đàn bà và bảo: “Bà có thai và sẽ sinh đặng một nam nhi thông minh”. Nghĩ như thế, vợ người thầy bói ganh tị với người đàn bà nên mới lấy quẻ là: “Bà sanh được đứa con thông minh nhưng suốt đời không làm nên danh phận, chỉ ở đợ cho người ta”. Bà lão ra về, ít lâu sau sinh được một đứa con trai khôi ngô đặt tên là Tha Ninh Chi. Đứa bé càng lớn càng thông minh. Một hôm đứa bé đến nhà ông phú hộ chơi, nó ở dưới sàn nhà. Bà phú hộ ngủ trưa không được bèn đi dệt vải. Nhưng dết không quen tay nên con thoi rơi xuống sàn nhà. Bà nhìn xuống thấy đứa bé và bảo: “ Mầy hãy lượm con thoi cho tao, tao sẽ cho mầy nhiều cốm dẹp”. Lượm xong, bà phú hộ đưa cho Chi một chén cốm dẹp. Thấy thế đứa bé lắc đầu không nhận. Bà lão hốt từ một chén đến một tô, một thau, một thúng nhưng đứa bé không nhận và nói: “Hãy còn ít” bởi vì lúc nãy bà hứa cho con thật nhiều. Đứa bé khóc ầm lên làm cho ông phú hộ thức giấc hỏi: “Có chuyện gì mà la ầm ĩ lên thế?”. Bà phú hộ kể lại đầu đuôi câu chuyện. Ông phú hộ bèn lấy một cái nia và để vào một chén cốm dẹp và phân ra làm hai phần, một phần nhiều và một phần ít rồi hỏi đứa bé: “Hai phần này, phần nào nhiều?”. Đứa bé chỏ phần nhiều và nói: “Phần này nhiều”. Ông phú hộ nói: “Thế mày hãy lấy phần đó”. Đứa bé tức giận trở về nhà và nghĩ thầm: “Ta sẽ trả thù”. Sau đó đứa bé xin cha mẹ đến ở đợ nhà ông phú hộ. Công việc đứa bé rất nhẹ nhàng, nó chỉ có việc cầm tráp đi theo ông chủ mỗi khi ông đi họp. Một ngày kia, phú hộ có việc phải đi hầu quan, ông cưỡi ngựa đi trước còn đứa bé đi bộ theo sau. Vì sợ trễ nên ông phú hộ phi ngựa thật nhanh, đứa bé chạy theo làm trầu cau và những vật dụng rơi xuống. Khi đến nơi ông phú hộ muốn chứng tỏ quyền lực của mình mới bảo đứa bé mang trầu cau đến cho mình nhưng khi mở tráp thì thấy trống không. Ông phú hộ tức giận quát: “Tại sao mầy làm rơi vật dụng của tao mà mầy không lượm”. Đứa bé trả lời: “Vì tôi không theo kịp ông nên tôi không dám lượm”. Phú ông dặn: “Sau này thấy vật gì rơi mầy phải hốt không bỏ sót”. Lần sau đứa bé đi theo ông phú hộ, ngựa ông phú hộ ỉa, đứa bé nhặt hết bỏ vào tráp. Khi đến nơi ông sai đứa bé đem tráp lại, ông mở tráp ra thì thấy toàn là những cục phân ngựa, ông phú hộ tức giận quát: “Tại sao mầy để phân ngựa vào đây?”. Đứa bé trả lời: “Hôm qua ông bảo con thấy gì rơi thì phải nhặt cho hết bỏ vào tráp”. Vị phú hộ tức giận nhưng không biết làm sao nên bảo: “Ngày mai mầy ở nhà khỏi đi theo tao”. Đứa bé ở nhà đi chăn bò. Nó cho bò ăn hết hoa màu của người hàng xóm. Buổi chiều những người hàng xóm đến mách với ông phú hộ: “Tha Ninh Chi nó cho bò ăn hết hoa màu của tôi, ông phải đền tôi”. Ông phú hộ gọi đứa bé lên và hỏi: “Tại sao mầy để bò ăn hết hoa màu của người ta để to phải đền?”. Đứa bé trả lời: “Ông bảo con coi bò thì con coi bò, còn chuyện nó ăn hoa màu thì con không biết”. Ông phú hộ không cho đứa bé chăn bò nữa. Vài ngày sau, vị phú hộ có việc phải đi họp ngoài đình, bà phú hộ bảo đứa bé mời ông vào ăn cơm. Đứa bé vừa đi vừa hét: “Ông ơi bà gọi ông vào ăn cơm”. Đến nơi ông phú hộ gọi đứa bé lại bảo: “Mầy đừng làm như vậy, sau này có việc gì mày hãy nói nhỏ cho tao nghe”. Ít lau sau ông phú hộ lại đi chầu, ở nhà bị cháy nhà, bà bảo đứa bé đi gọi ông về. Đến nơi đứa bé kê vào tai ông nói nhỏ: “Ông ơi nhà cháy bà gọi ông về”. Ông phú hộ nghe không rõ, đứa bé nói đến bốn năm lần ông mới rõ. Ông quát: “Tại sao nhà cháy mà lại đi nói nhỏ như vậy?”. Đứa bé nói rằng: “Vì ông bảo con có chuyện gì thì hãy nói nhỏ cho ông nghe”. Ông phù hộ bảo: “Mầy hãy chạy về nhà xem có vật gì nhẹ thì đem ra khỏi nhà đừng cho nó cháy”. Đứa bé chạy một mạch về nhà khiêng toàn những ổ gà. Khi ông phú hộ về thấy thế hỏi: “Tại sao mầy không đem vàng ra?”. Đứa bé trả lời: “Vì ông bảo đem cái gì nhẹ, con thấy có ổ gà là nhẹ”. Ông phú hộ nghĩ để đứa bé trong nhà thì có ngày mình mất mạng bèn đem đứa bé dâng cho đức vua. Sau khi ông phú hộ ra về, vua gọi Tha Ninh Chi đến và bảo: “Tha Ninh Chi, nghe nói mầy nói láo giỏi lắm phải không?”. Đứa bé trả lời: “Tôi nói láo theo sách”. Đức vua nói: “Sách của mầy để ở đâu?”. -Sách để ở đầu tủ nhà tôi. Nhà vua sai quân lính đi lấy sách, khi quân trở về vua hỏi: -Sách đâu? -Làm gì có sách Vua hỏi đứa bé: “Mầy bảo có sách, vậy sách đâu?”. Đứa bé trả lời: “Làm gì có sách nói láo, chỉ có tôi nói láo vua thôi”. Vua tức giận quát: “Ngày mai mầy phải đem gà đến chọi với gà của tao”. Khi đứa bé về vua truyền lệnh không ai được bán gà cho đứa bé. Chú bé về nhà ẵm lên một chú gà con. Hôm sau đứa bé đem gà đến chọi với gà của vua. Thấy chú gà con mọi người cười ồ lên, chú gà con vì xa mẹ nên chạy rút vào bụng gà cồ của vua. Chú gà cồ của vua chạy ra ngoài. Thế là đứa bé thắng. Vua bèn nghĩ cách khác. Một hôm vua truyền lệnh cho các mỹ nữ đi tắm và trao cho mỗi người một trứng gà. Vua truyền cho mỗi người phải tìm được một trứng gà nếu không sẽ bị chém đầu. Đứa bé vừa lặn xuống nhưng không kiếm được trứng gà, nó bèn nghĩ cách gáy ò ó o lên và bảo: “Tôi là gà trống tôi chỉ biết đạp mái chớ không đẻ”. Lần khác vua lại tìm cách hại đứa bé bằng cách báo cho các quan tìm ngựa trước để đi săn. Lúc đi, vua truyền lệnh cho mỗi người phải mang theo ngựa, ai không tuân sẽ bị chém đầu. Đứa bé tìm ngựa không được bèn lấy con ngựa trong bàn cờ vua. Mọi người đến thật lâu đứa bé mới tới. Vua hỏi đứa bé: “Ngựa của mi đâu?”. Đứa bé trả lời: “Ngựa của tôi rất nhỏ”. Vừa nói vừa đưa con ngựa cờ ra, vua không thể bắt tội được. Một lần vua mượn tiền đứa bé và nói: “Trăng hai mới trả”. Đứa bé cho vua vay tiền. Lâu quá không thấy vua trả, đứa bé biết vua thử sức mình. Nhân một ngày đẹp trời đứa bé cùng vua đi xem biển, đứa bé chỉ trăng trên trời và bóng trăng dưới nước rồi hỏi vua: “Tâu đức vua cái đó là gì?”. Vua trả lời: “Là trăng”. Cậu bé liền nói: “Thế là trăng hai, xin bệ hạ hãy trả tiền cho tôi”. Một hôm các nịnh thần trong triều tìm cách hại đứa bé. Các quan đang bàn bạc mưu kế với nhau. Đứa bé ngồi mãi ở cổng thành và nói mãi một câu “Người trong nước có một ý”. Chuyện này lọt đến tai vua, vua nói đứa bé phải giải thích tại sao người trong nước chỉ có một ý? Cậu bé chỉ vào mặt các quan và hỏi: “Có thương vua không?”. Tất cả mọi người trả lời có. Đứa bé nói: “Đấy! Tất cả mọi người chỉ có một ý, tất cả đều thương vua”. Vua không biết cách nào hại được đứa bé, bèn đuổi đứa bé và nói: “Ta không muốn gặp mặt mi nữa”. Đứa bé về nhà đóng kín cửa chỉ chừa một lỗ nhỏ đủ để đưa mắt giả ló ra. Khi vua đi ngang qua đứa bé bôi vôi vào mông đích và đưa qua lỗ nhỏ. Vua bắt tội, đứa bé liền phân trần: “Vì vua không cho gặp mặt nên tôi phải đưa đít”. Vua giận lắm bảo đứa bé làm thế nào vua giận cùng một lúc hai lần thì vua sẽ tha chết bằng không vua sẽ giết. Một buổi chiều hoàng hậu bệnh, vua buồn ra dạo ở vườn hoa, cậu bé đến nắm gò má vua. Vua giận quá cho là cậu bé khi quân. Cậu bé nói: “Dạ con tưởng là hoàng hậu”. Vua lại giận lần nữa. Thế là cậu bé được vua tha tội. Bắt đầu từ đó cậu bé bất chấp cả lệnh triều đình ỷ vào tài trí thông minh của mình. Vua tức giận truyền lệnh bắt giam cậu bé trong lồng sắt chờ ngày đem đi giết. Ngày kia có một người đi ngang qua thấy cậu bé bị nhốt trong lồng sắt lấy làm lạ hỏi: “Tại sao anh lại ở trong này?”. Cậu bé trả lời: “Vua bảo tôi lên làm vua, tôi không chịu nên nhốt ở đây”. Người lạ nghe nói đến làm vua thích quá bèn muốn vào thay cho cậu để được làm vua. Ông ta nói: “Vậy anh để tôi thay anh được không?” – “Được, nhưng anh phải bịt mắt lại để vua không khỏi thấy mặt”. Cậu bé trả lời. Thế là cậu bé thoát nạn. Hôm sau vua truyền lệnh xô lồng sắt xuống sông. Người lạ kia chết. Vài ngày sau những người trong triều lại gặp Tha Ninh Chi, hỏi tại sao mầy còn sống. Ninh Chi trả lời: “Tôi ngồi trong lồng sắt bị xô xuống sông, gặp lại tổ tiên của vua nên thả tôi về, nhờ tôi nhắn lại với vua rằng họ muốn gặp mặt vua”. Vua mừng quá hỏi: “Thế ta xuống bằng cách nào?”. Ninh Chi trả lời: “Vua hãy đi bằng cách của hạ thần”. Vua mừng quá vào lồng sắt và bị đẩy xuống sông. Vua bị ngộp nước và chết. (Đa Lộc - Châu Thành - Cửu Long) TƯ LIỆU CỦA NGUYỄN GIAO CƯ 93. Thơ Mênh Chây So với tư liệu của Trương Sĩ Hùng, truyện của Nguyễn Giao Cư có số lượng ít hơn. Chỉ có 01 truyện sau đây có nội dung khác. Hôm sau, hai vợ chồng phú hộ dậy sớm, diện quần áo đẹp, sữa soạn ra đi. Lão chủ gọi Thơmênh Chây bảo : - Mày ở nhà gánh nước đổ đầy lu rồi « đâm bai ». Đến trưa tao với bà mày mới về. Tiếng Khome « đâm bai » vừa có nghĩa là nấu cơm, vừa có nghĩa là chôn gạo. Thơmênh Chây chỉ gánh chiếu lệ hai hũ nước đổ thêm vào lu, rồi lấy nồi ra đổ đấy gạo vào. Thay vì nấu cơm, Chây đào lỗ chôn cả nối gạo dưới đất. Lão phú hộ về, thấy nước không đầy lu, bếp núc lạnh tanh, cơm nước chưa có. Lão tức lắm, quát gọi Chây. - Sao mày dám sai lời tao dặn ? Bảo gánh nước đổ đầy lu rồi « đâm bai », mà bây giờ lu chưa đầy nước, bếp lại lạnh tanh là nghĩa làm sao ? - Ông bà chủ ra đi từ khi chưa rạng sáng, là tôi gánh liền đầy lu nước. Bây giờ đã gần chiều, trời nắng như thiêu như đốt thế này thì nước nó bốc hơi bớt đi hồi nào tôi không hay. Còn « đâm bai » là tôi y theo lời ông chủ. Tôi « đâm bai » ở đây, dấu còn sờ sờ ra đó. Vừa nói Chây chỉ chỗ đất mới lấp, nói có chôn nồi gạo. Lão phú hộ nghẹn họng kêu trời : - Ối ông Tà ơi ! Thôi mày đừng lý sự, đi nhóm kửa mau cho bà mày nấu cơm. Tao đói quá rồi ! Mày hãy ras ao gánh nước vào cho tao « Nguốc tức, nguốc phốc » kẻo nóng quá. Tiếng Khơme thường nói tắm là « Nguồc tức, nguồc phốc » nghĩa đen là « tắm nước, tắm bùn ». Nhóm lửa xong, Chây liền đội hủ ra ao múc cả nước lẫn bùn, rồi đem về cho lão phú hộ tắm. Đến khi lão phú hộ dội phải vào người thứ nước bùn tanh tưởi, bầy nhầy, lão tức lộn gan lên, quát tháo ầm ĩ : - Thằng Thơmênh Chây chó chết ! Mày gánh nước bùn cho tao tắm hả ? - Bùn chứ không bùn là gì hả ! - Ai bảo mày gánh bùn ? - Ông chủ bảo chứ còn ai ? Ông bảo gánh nước về cho ông « Nguồc tức, nguồc phốc » chứ gì nữa. Từ đó lão ghét Chây thậm tệ. Nhưng đuổi hắn về thì sợ mất tiền. Lão đang tính kế... II. TRUYỆN DO SƯU TẦM ĐIỀN DÃ KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Ở TỈNH AN GIANG 94. À Lêu gạt sãi cả Có một dạo, À Lêu sống trong chùa với sãi cả. hằng ngày À Lêu phải đi kiếm củi, nấu cơm phục vụ sãi cả, tối tối À Lêu phải lên nhà trên để bóp tay chân cho sãi cả. Lần nào bóp chân, À Lêu chũng bóp nhầm “cái ấy” của ông sãi cả, làm cho nó to lên như củ khoai do đi tu từ nhỏ nên ông sãi cũng không để ý chuyện này, lần lần bao qui đầu tuột mất khi nào không hay. Một hôm, À Lêu đi ra chợ gặp một người Chà Và đi bán vải, sau lưng vác một bao vải to tướng. Ông Chà Và hỏi À Lêu: -Có biết chỗ nào bán thỏ hay không? -Để làm gì? -Tao mua để ăn, tao rất thích ăn thỏ, nhưng ở chợ này không ai bán. À Lêu liền nghĩ ra một mẹo và nói với người Chà Và rằng ở chùa có rất nhiều thỏ, sãi cả bắt mỗi ngày nhưng không ăn. À Lêu còn dặn thêm hễ khi nào đến chùa mà thấy có người chạy ra phía sau thục mạng là người đang rượt bắt thỏ, lúc ấy kêu ông Chà Và phải chạy theo để bắt tiếp. Dặn dò xong À Lêu ba chân bốn cẳng chạy về chùa trước và nói với sãi cả rằng: -Ở dưới chợ có người đang tìm bắt nhà sư nào có c. lỏ để nộp cho làng nước trị tội, thầy nên trốn đi. Sãi cả chưa tin. Lúc ấy người Chà Và đã vác bao vải đến trước cổng chùa. À Lêu thấy vậy chỉ tay và nói: “Đấy, con nói có sai đâu, người ta đem bao đến bắt đấy”. Sãi cả nghe thấy thế sợ quá, biết mình đã bị tuột quy đầu nên vội hỏi À Lêu trốn bằng cách nào. À Lêu khuyên thầy nên đi ra phía cửa sau chùa trốn. Sư nghe lời trốn ra phía sau, người Chà Và thấy thế tưởng là người bắt thỏ liền đuổi theo, nhà sư sợ quá chạy thục mạng, người Chà Và sợ không bắt được thỏ càng chạy nhanh hơn. Chạy được một đoạn, nhà sư mệt quá mới dừng lại, kéo quần xuống và thú thật là mình có c. lỏ, ai muốn bắt thì bắt. Người Chà Và cũng ngớ người và thuật lại cơ sự. Cả hai lúc ấy mới biết mình bị À Lêu lừa. Khi trở về chùa, À Lêu đã ôm bao vải trốn mất. Ông Chau Soc Bai, 63 t., thị trấn Tri Tôn, h. Tri Tôn 95. A lêu lừa sãi cả ăn phân chó Có một dạo À Lêu ở nhờ trong chùa với sãi cả. Trong sóc, đám trẻ thường đến chùa chơi, hay nghịch phá làm bẩn chánh điện, thêm vào đó À Lêu mê chơi nên thường để cho chó vào ỉa đầy sân chùa. Sãi cả giận lắm, bảo À Lêu phải trông coi cẩn thận hơn, không được đi chơi, nếu còn phân chó trong chùa thì bắt À Lêu phải ăn hết. À Lêu về nhà nói với mẹ nấu cơm nếp thật nhão rồi ngào đường trộn chung, có thêm mè và đậu phộng, làm hình dáng giống phân chó. À lêu đem thứ ấy vứt thành đống trong chánh điện. Ông thầy phát hiện, tức quá bắt À Lêu phải ăn cho hết. À Lêu lượm từng cục ăn ngon lành. Ông thầy thấy vậy hỏi: -À lêu, phân chó ăn được sao mà thấy mày ăn ngon lành vậy? -Trời ơi thầy không biết sao, phân chó ăn rất ngon. Ông thầy yêu cầu À Lêu kiếm phân chó cho ông ăn. À Lêu vâng dạ rồi vào xóm, mượn một con chó thật mập mạp về chùa đánh nó đến vãi phân ra đầy chính điện. Sau đó À lêu múc đầy một dĩa phân chó cho ông thầy ăn. Ông thầy mới ăn có một miếng, thấy hôi thối vô cùng và nôn mửa mấy ngày sau. À Lêu được dịp bỏ đi chỗ khác. Chau Sâm Muôl, 18 tuổi, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên 96. Th’nênh Chi thua cốm dẹp Một bữa A Chi chơi trước nhà phú hộ, bà phú hộ dệt vải không may lỡ tay làm rơi con thoi xuống đất. Bà kêu A Chi lượm con thoi đưa cho bà. A Chi hỏi: “lượm xong bà cho tui cái gì?”. “Cốm dẹp”, bà phú hộ trả lời. “Nhiều hay ít”, A Chi hỏi tiếp. Bực mình bà trả lời: -Nhiều! A Chi liền đi lên nhà sàn đưa con thoi cho bà. Bà liền lấy lon xúc cho nó một lon cốm dẹp. Nhưng A Chi không chịu, chê ít. Bà bấm bụng xúc thêm một lon nữa. A Chi vẫn không chịu. Bà bực mình quát lên, la mắng A Chi. Ông phú hộ ở sau nhà nghe thấy tiếng quát mắng liền đến xem sao. Bà phú hộ phân trần với ông đầu đuôi sự việc. Ông liền lấy cái nia, trải cốm dẹp vào trong, lấy tay can đều ra. Sau đó ông vạch một đường chia ra hai phần, bên nhiều bên ít. Ông hỏi A Chi: -Bên nào nhiều cốm dẹp? A Chi liền chỉ bên nhiều và nói: “bên này”. -Vậy thì mày mang phần cốm dẹp nhiều về đi, đúng như lời mày muốn rồi đó. A Chi biết mình bị lừa. Nó rắp tâm trả thù ông phú hộ nên về nhà xin mẹ cho đi ở đợ nhà phú hộ. (Chau Sâm Muôl, 18 tuổi, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên 97. Coi vườn và chăn bò Phú hộ rất giận A Chi vì nhiều lần làm bẽ mặt mình bèn bắt Chi ra coi vườn, giữ rẫy. Chi vâng lời, sáng ngày ra vườn bắt võng nằm ngủ mặc cho trâu bò phá hoại hoa màu nát bét hết. Chiều ra vườn phú ông giận dữ quát: “À Chi, sao mày để trâu bò phá vườn nát hết vậy”. Chi thản nhiên đáp: “Dạ ông kêu con coi vườn thì vườn vẫn còn nguyên có mất đâu. Ông đâu có dặn coi hoa màu”. Lào phú ông bèn sai A Chi đi chăn bò. À Chi liền dắt bò ra đồng, cột lại một chỗ rồi nằm ngủ. Chiều về phú hộ thấy bò đói meo, quát hỏi om xòm. A Chi đáp tỉnh rụi: “Ông đâu có dặn con cho bò ăn”. Chau Sâm Muôl, 18 tuổi, xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên Ở TỈNH SÓC TRĂNG 98. À Lêu chơi khăm sư À Lêu có thời gian sống trong chùa. Vốn bản chất tinh nghịch, một hôm cậu nghĩ ra một cách để gạt mấy nhà sư trẻ. Cậu tìm đến một vị sư trẻ, nhẹ dạ lại có tính hay “dê gái”, thích ngắm gái đẹp. Cậu nói: -Tôi có quen một cô gái xinh đẹp, dịu dàng. Tôi sẽ làm mai cho sư. Chỉ cần sư trả công cho tôi một bát tiền (*) thôi. Sư nghe nói nhận lời ngay. À Lêu tiếp tục đi ra chợ gặp một anh bán thịt heo cũng có tính hay dê và lặp lại câu chuyện cũng giống như đã nói với nhà sư trẻ. Lấy tiền xong, À Lêu hẹn anh bán thịt heo địa điểm gặp là ở sau chùa vào lúc trời chạng vạng tối. Y hẹn sư lấy khăn trùm đầu và ngồi ở phía sau chùa chờ đợi. Anh bán thịt heo vào chùa thấy có một bóng người ngồi đấy liền chạy đến ôm chầm. Cả hai vật lộn một hồi mới phát hiện ra mình bị lừa. Nhưng nhà sư không dám nói tiếng nào vì sợ trụ trì phạt. Hôm sau, À Lêu đến đòi tiền, sư đưa một bát. À Lêu không chịu và làm ầm lên, đòi phải là một bát đựng đầy tiền. Sư sợ sự việc bại lộ phải bấm bụng vay mượn trả cho À Lêu. (Lâm Huyền, 32 tuổi, xã Liêu Tú, Long Phú) 99. A Chi nhìn mặt vua Có lần vua giận quá ra lệnh từ nay không muốn nhìn mặt A Chi nữa. Khi vua đi ngang nhà A Chi bèn khoét lỗ vách, vẽ cái mặt người lên mông mình đưa ra. Vua thấy lạ liền sai người đến xem, bắt được A Chi. Vua hỏi nguyên do. A Chi nói: “Tại vua không muốn nhìn mặt tôi thì tôi phải nhìn vua bằng cách này vậy”. (Liêng Pinh, 79 tuổi, xã Trường Khánh, huyện Long Phú) 100. A Chi căn dặn trước lúc chết Biết vua sẽ giết mình, A Chi căn dặn người nhà khi chôn mình thì nên chôn sấp, úp mặt xuống. Bởi vì thế nào bọn xấu cũng đến quật mồ A Chi. Nhưng người nhà A Chi tội nghiệp quá không nỡ chôn úp mặt nên chôn ngửa. Quả nhiên bọn xấu * Đơn vị tiền cổ của Campuchia đến đào mồ A Chi và lật úp xác chàng lại. Từ đó, người Khmer không còn thông minh nữa. (Liêng Pinh, 79 tuổi, xã Trường Khánh, Long Phú, Sóc Trăng) PHẦN THỐNG KÊ KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁ TRỊ VĂN HOÁ THỰC TIỄN TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN KHMER NAM BỘ Nếu không phiền, xin quý vị hãy cho chúng tôi một số thông tin dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào phương án nào mà quý vị cho là đúng nhất. Mỗi câu hỏi chỉ xin quý vị chọn duy nhất 01 câu trả lời. 1. Kết quả tổng hợp 1. Quí vị có thể nhớ và kể được bao nhiêu truyện cười? 48% a. Dưới 5 truyện 31% b. Từ 6 đến 10 truyện 4% c. Khoảng 15 truyện 17% d. Con số khác: ……… 2. Người Khmer thường kể truyện cười vào lúc nào? 36% a. Lúc sinh hoạt gia đình 19% b. Trong lễ hội, có người lớn tuổi 24% c. Lúc bạn bè cùng trang lứa ăn uống, nhậu 21% d. Các hoàn cảnh khác 3. Truyện cười có ý nghĩa giáo dục không? 58% a. Có 3% b. Không 38% c. Có một phần 1% d. Ý kiến khác 4. Quý vị biết bao nhiêu truyện cười về nhân vật Th’nênh Cheay? 43% a. 5 truyện 12% b. 10 truyện 2% c. 15 truyện 43% d. Con số khác: …… 5. Khi kể truyện cười có cần thiết phải lí giải ý nghĩa giáo dục của nó không? 31% a. Rất cần thiết 46% b. Cần thiết 22% c. Không cần thiết 1% d. Ý kiến khác 6. Tỉ lệ yếu tố tục trong truyện cười của người Khmer là: 14% a. Rất nhiều truyện 7% b. Không có truyện nào 73% c. Một vài truyện 6% d. Ý kiến khác 7. Truyện về con thỏ và một số loài vật (khỉ, voi, cọp, cá sấu, …) có phải là truyện cười không? 18% a. Phải 13% b. Không phải 61% c. Có một phần 8% d. Ý kiến khác 8. Số truyện cười với nội dung đề cập đến hình ảnh nhà sư có phải là châm biếm hay không? 54% a. có 46% b. không có 9. Quý vị thường nghe/ biết đến truyện cười do ai kể? 66% a. Ông bà, cha mẹ, họ hàng 24% b. Bạn bè, láng giềng 5% c. Nhà sư ở trong chùa 5% d. Người khác 10. Để truyện cười được hấp dẫn, theo quý vị người kể chuyện phải là người? 71% a. Có năng khiếu 8% b. Bất cứ ai biết truyện 19% c. Những người lớn tuổi có kinh nghiệm 2% d. Ý kiến khác KẾT QUẢ XỬ LÍ THĂM DÒ (THEO ĐỘ TUỔI) DƯỚI 20 TUỔI C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 Lựa chọn a 11 52% 5 24% 15 71% 2 10% 5 24% 1 5% 2 10% 10 48% 16 76% 18 86% Lựa chọn b 4 19% 5 24% 1 5% 3 14% 8 38% 1 5% 3 14% 11 52% 3 14% 0 0% Lựa chọn c 1 5% 4 19% 5 24% 0 0% 7 33% 19 90% 16 76% 0 0% 0 0% 3 14% Lựa chọn d 5 24% 7 33% 0 0% 16 76% 1 5% 0 0% 0 0% 0 0% 2 10% 0 0% TỪ 20 ĐẾN 35 C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 Lựa chọn a 19 39% 20 41% 31 63% 18 37% 11 22% 4 8% 12 24% 20 41% 29 59% 31 63% Lựa chọn b 18 37% 7 14% 1 2% 6 12% 31 63% 6 12% 8 16% 29 59% 14 29% 6 12% Lựa chọn c 2 4% 11 22% 17 35% 2 4% 7 14% 33 67% 23 47% 0 0% 3 6% 10 20% Lựa chọn d 10 20% 11 22% 0 0% 23 47% 0 0% 6 12% 6 12% 0 0% 3 6% 2 4% TỪ 51 ĐẾN 65 C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 Lựa chọn a 10 59% 4 24% 6 35% 14 82% 9 53% 4 24% 1 6% 14 82% 12 71% 11 65% Lựa chọn b 6 35% 6 35% 1 6% 2 12% 3 18% 0 0% 2 12% 3 18% 3 18% 2 12% Lựa chọn c 0 0% 5 29% 10 59% 0 0% 5 29% 13 76% 13 76% 0 0% 2 12% 4 24% Lựa chọn d 1 0% 2 12% 0 0% 1 6% 0 0% 0 0% 1 6% 0 0% 0 0% 0 0% TRÊN 65 C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 Lựa chọn a 7 78% 6 67% 4 44% 7 78% 5 56% 4 44% 2 22% 6 67% 6 67% 9 100% Lựa chọn b 2 22% 0 0% 0 0% 1 11% 3 33% 0 0% 0 0% 3 33% 3 33% 0 0% Lựa chọn c 0 0% 3 33% 5 56% 0 0% 1 11% 5 56% 7 78% 0 0% 0 0% 0 0% Lựa chọn d 0 0% 0 0% 0 0% 1 11% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% TỪ 36 ĐẾN 50 C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 Lựa chọn a 1 25% 1 25% 2 50% 2 50% 1 25% 1 25% 1 25% 4 100% 3 75% 2 50% Lựa chọn b 1 25% 1 25% 0 0% 0 0% 1 25% 0 0% 0 0% 0 0% 1 25% 0 0% Lựa chọn c 1 25% 1 25% 1 25% 0 0% 2 50% 3 75% 2 50% 0 0% 0 0% 2 50% Lựa chọn d 1 25% 1 25% 1 25% 2 50% 0 0% 0 0% 1 25% 0 0% 0 0% 0 0% KẾT QUẢ XỨ LÍ THĂM DÒ (THEO GIOI TINH) NỮ GIỚI C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 Lựa chọn a 18 47% 17 45% 28 74% 15 39% 10 26% 1 3% 6 16% 20 53% 29 76% 27 71% Lựa chọn b 11 29% 7 18% 1 3% 4 11% 22 58% 5 13% 7 18% 18 47% 7 18% 2 5% Lựa chọn c 2 5% 5 13% 9 24% 1 3% 6 16% 30 79% 23 61% 0 0% 0 0% 8 21% Lựa chọn d 7 18% 9 24% 0 0% 18 47% 0 0% 2 5% 2 5% 0 0% 2 5% 1 3% NAM GIỚI C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 Lựa chọn a 30 48% 19 31% 30 48% 28 45% 21 34% 13 21% 12 19% 34 55% 37 60% 44 71% Lựa chọn b 20 32% 12 19% 2 3% 8 13% 24 39% 2 3% 6 10% 28 45% 17 27% 6 10% Lựa chọn c 2 3% 19 31% 29 47% 1 2% 16 26% 43 69% 38 61% 0 0% 5 8% 11 18% Lựa chọn d 10 16% 12 19% 1 2% 25 40% 1 2% 4 6% 6 10% 0 0% 3 5% 1 2% KẾT QUẢ XỬ LÍ THĂM DÒ (THEO NGHỀ NGHIỆP) LÀM RUỘNG C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 Lựa chọn a 17 61% 14 50% 11 39% 14 50% 14 50% 11 39% 4 14% 22 79% 19 68% 23 82% Lựa chọn b 8 29% 4 14% 1 4% 6 21% 8 29% 0 0% 2 7% 6 21% 7 25% 2 7% Lựa chọn c 0 0% 7 25% 16 57% 1 4% 6 21% 17 61% 19 68% 0 0% 1 4% 3 11% Lựa chọn d 3 11% 3 11% 0 0% 7 25% 0 0% 0 0% 3 11% 0 0% 1 4% 0 0% HS-SV C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 Lựa chọn a 22 46% 17 35% 34 71% 14 29% 12 25% 1 2% 11 23% 20 42% 36 75% 31 65% Lựa chọn b 11 23% 12 25% 1 2% 3 6% 24 50% 6 13% 4 8% 28 58% 5 10% 5 10% Lựa chọn c 1 2% 9 19% 13 27% 0 0% 11 23% 36 75% 30 63% 0 0% 3 6% 10 21% Lựa chọn d 14 29% 10 21% 0 0% 31 65% 1 2% 5 10% 3 6% 0 0% 4 8% 2 4% CAN BO-GV C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 Lựa chọn a 7 35% 4 20% 13 65% 13 65% 3 15% 1 5% 2 10% 8 40% 9 45% 16 80% Lựa chọn b 11 55% 2 10% 1 5% 3 15% 13 65% 1 5% 7 35% 12 60% 10 50% 1 5% Lựa chọn c 2 10% 7 35% 6 30% 1 5% 4 20% 17 85% 9 45% 0 0% 1 5% 3 15% Lựa chọn d 0 0% 7 35% 0 0% 3 15% 0 0% 1 5% 2 10% 0 0% 0 0% 0 0% CÁC NGHỀ KHÁC C1 C2 C3 C4 C5 C6 C7 C8 C9 C10 Lựa chọn a 2 50% 1 25% 0 0% 2 50% 2 50% 1 25% 1 25% 4 100% 2 50% 1 25% Lựa chọn b 1 25% 1 25% 0 0% 0 0% 1 25% 0 0% 0 0% 0 0% 2 50% 0 0% Lựa chọn c 1 25% 1 25% 3 75% 0 0% 1 25% 3 75% 3 75% 0 0% 0 0% 3 75% Lựa chọn d 0 0% 1 25% 1 25% 2 50% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% 0 0%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLVVHVHVN016.pdf
Tài liệu liên quan