Luận văn Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án tạị sở giao dịchI-Ngân hàng công thương Việt Nam

Chất lượng thẩm định dự án đầu tư có vai trò quyết định tới chất lượng các khoản vay. Trong đó thẩm định tài chính dự án đầu tư lại là phần quan trọng nhất. Với sự phát triển kinh tế đất nước như hiện nay thì việc chuyển sáng cho vay theo dự án ngày càng trở thành tất yếu. Công tác thẩm định giúp cho các nhà Ngân hàng trả lời câu hỏi: dự án có hiệu quả không? Có nên cho vay không? Ngoài ra qua việc thẩm định dự án, Ngân hàng có thể chỉ ra những thiếu sót của dự án từ đó yêu cầu chủ đầu tư có những điều chỉnh thích hợp để trách việc bỏ qua những cơ hội tốt cho kinh doanh. Việc thẩm định cũng giúp cho việc loại bỏ những dự án không hiệu quả gây mất vốn của Ngân hàng cũng như ngân sách nhà nước. Trong thời gian qua, Sở giao dịch I- ngân hàng công thương việt nam với mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình đã và đang thực thi các biện pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Việc tiến hành thực thi các giải pháp này rất khó khăn và cũng cần nhiều thời gian. Đề tài của bản chuyên đề có ý nghĩa rất lớn nhưng không phải là không phức tạp. Với trình độ và thời gian hạn chế, trong bài viết không tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên, em hy vọng rằng các giải pháp và kiến nghị trong bài viết sẽ đóng góp phần nào để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương việt nam. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Đàm Văn Huệ và các cán bộ tín dụng tại sở giao dịch I nói chung và của phòng khách hàng số I nói riêng đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề này.

doc66 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1184 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án tạị sở giao dịchI-Ngân hàng công thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tổ chức tuyển dụng, đào tạo cán bộ, các chính sách vè tiền lương, BHXH và chi tiêu nội bộ… tại sở giao dịch theo đúng chủ trương, chính sách của nhà nước của NHCTVN. Phòng kế toán giao dịch: thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của nhà nướcvà của ngân hàng công thương việt nam. Cung cấp các dịch vụ ngân hàng, quản lýhệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt trong ngày. Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàngvề sản phẩm của ngân hàng. Phòng kế toán tài chính: thực hiện công tác tài chính và chi tiêu nội bộ. Phòng tổng hợp tiếp thị: thực hiện công tác kế hoạch tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, thự hiện công tác thi đua, tiếp thị khách hàng và báo cáo hoạy động hàng năm của sở giao dịch. Phòng kho quỹ: có nhiệm vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt, ứng và thu tiền cho các quỹ tiét kiệm,các điểm giao dịch trong và ngoài quầy Phòng tài trợ thương mại: thực hiện các hoạt động về tài trợ thương mại như: mua bán, thanh toán và chuyển tiền ngoại tệ. Phòng thông tin điện toán:thực hiện công tác duy trì hệ thống,bảo trì bảo dưỡng máy tính tại sở giao dịch I. Phòng kế toán nội bộ: có chức năng giúp giám đốc giám sát và kiểm tra các mặt kinh doanhcủa sở giao dịch I nhằm đảm bảo thực hiện theo đúng pháp luật của nhà nước và theo đúng quy chế của nghành. 3-Kết quả hoạt động của sở giao dịch I- ngân hàng công thương Việt Nam: 3.1-Tình hình huy động vốn: Với bất kỳ một ngân hàng nào , huy động vốn và sử dụng vốn luôn là hai mặt quan trọng nhất trong hoạt động kinh doang của mình . Hai chỉ tiêu này được đánh giá là yếu tố quyết định kết quả hoạt động kinh doanh của một ngân hàng nào đó. Bởi huy động vốn và sử dụng vốn như thế nào sẽ thể hiện uy tín , hiệu quả hoạt động kinh doanh. Xét về mặt huy độnh vốn nói chung của NHCT nói chung và của Sở giao dịch nói riêng thì luôn đạt ở mức cao. Thể hiện qua con số vốn huy động được của Sở giao dịch I qua những năm gần đây : -Tổng vốn huy động năm 1999 đạt 7779 tỷ đồng. -Tổng vốn huy động năm 2001 đạt 9263 tỷ đồng. -Tổng vốn huy động năm 2002 đạt 11587 tỷ đồng. -Tổng vốn huy động năm 2003 đạt 14605 tỷ đồng. -Tổng vốn huy động năm 2004 đạt 14025 tỷ đồng Nguồn vốn huy động được tại Sở giao dịch số I luôn chiếm khoảng 20% tổng số vốn huy động được trong toàn hệ thống NHCTVN có thời điểm số dư tiền gửi đạt gần 12000 tỷ đồng và cơ cấu nguồn vốn huy độnh được cũng hết sức đa dạng. 3.2-Tình hình sử dụng vốn: Hơn 10 năm qua, hoạt động đầu tư và cho vay của Sở giao dịch I không ngừng mở rộng góp , phần thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế Hà Nội . Công tác tín dụng của Sở giao dịch I thực sự khởi sắc trong năm 2003. Tổng doanh số cho vay đạt 2801 tỷ đồng , tăng 14 % so với năm 2001 . Doanh số thu nợ đạt 2467,5 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2001, Tổng dư nợ tín dụng đạt 2060 tỷ đồng tăng koảng 38% so với năm 2002. Trong đó: +Dư nợ tín dụng ngắn hạn đạt 772 tỷ đồng tăng khoảng 63 % so với năm 2001. Sở giao dịch I đã đáp ứng đầy đủ , kịp thời , hiệu quả nhu cầu vốn lưu động của khách hàng , tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nắm bắt kịp thời cơ hội kinh Bảng 2 : Tình hình huy động vốn của Sở giao dịch NHCTVN. Đơn vị:tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Tổng Tổng Tổng Tổng Tổng nguồn vốn huy động 9263 11587 14605 14025,565 I .phân theo đối tượng 1.Tiền gửi DN +VNĐ +Ngoại tệ qui VNĐ +Không kỳ hạn +Có kỳ hạn 6256 6235 21 5190 1066 8113 8066 47 6829 1284 10817 10776 41 9446 1431 9918,275 9821,892 96,383 8436,551 1481,724 2.Tiền gửi dân cư +VNĐ +Tiền tệ qui VNĐ +Không kỳ hạn +Có kỳ hạn 2997 700 2277 46 2930 3409 810 2599 73 3336 3728 1099 2629 72 3656 3397,290 1418.075 1979,215 18,795 3378,495 3 Tiền gửi khác 30 65 60 710 II Phân theo loại tỷ giá 1.VNĐ 2.Ngoại tệ qui VNĐ 6943 2319 8940 2647 11934 2671 11949,967 2075,598 III. Phân theo kỳ hạn 1. Không kỳ hạn 2. Có kỳ hạn 5236 4026 6903 4684 9518 5087 8383,759 5642,806 Nguồn: Báo cáo tổng kết hàng năm của phòng nguồn vốn Qua bảng trên , ta thấy với nguồn vốn rồi dào giúp Sở giao dịch I chủ động trong kinh doanh ,thoát khỏi sự lệ thuộc vào NHCTVN . Không những thế Sở giao dịch I còn thường xuyên gửi vốn về NHCTVN để điều hòa vốn cho các chi nhánh còn thiếu trong hệ thống NHCT, giúp cho NHCTVN có điều kiện tham gia thị trường vốn. Bảng 3 : Tình hình cho vay XNK tại Sở giao dịch I- NHCTVN Đơn vị :triệu VNĐ Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Cho vay Doanh số 96.854 115.116 142.426 165.212 Ngắn hạn Dư nợ 62.910 84.699 97.519 114.823 Cho vay Doanh số 38.877 48.078 63.786 76.240 Dài hạn Dư Nợ 33749 48713 40521 43096 Tổng dư nợ 135.731 163.194 206.212 241.450 Tổng doanh số 96.659 113.412 138.040 158.729 Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm của SGDI- NHCTVN Từ bảng 3 trên ta thấy, tổng doanhh số cho vay tín dụng bằng nội tệ và ngoại tệ hỗ trợ cho hoạt động xuất- nhập khẩu có xu hướng tăng lên qua các năm. Các khách hàng xuăt khẩu tại Sở giao dịch I thường ít và có doanh số xuất khẩu thấp (Khoảng < 1 triệu USD ). trong khi nguồn vốn tăng nhanh (. 20%/ năm ) thì việc cho vay tại Sở giao dịch tăng chậm từ 8-15% nên có thể nói là không tương xứng với tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn. Sở giao dịch I cho vay tất cả các nghành nghề :công nghiệp 102 tỷ đồng, xây dựng 9 tỷ , nghành giao thông vận tải là 1034 tỷ đồng , nghành thương nghiệp vạt tư 495 tỷ đồng và các nghành nghề khác . Tại Sở giao dịch luôn có những khách hàng giao dịch lớn , truyền thồng, làm ă có hiệu quả như : Tổng công ty bưu chính viễn thông , Công ty điện lực Việt nam , Công ty dược phẩm trung ương ...Sở giao dịch mở rộng cho vay xuất ngập khẩu , nghiệp vụ bả lãnh trong và ngoài nước tạo cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam thắng thầu thâm nhập thị trường quốc tế . 3.3- Kinh doanh ngoại tệ: Phòng kinh doanh đối ngoại thực hiên việc mua bán các ngoại tệ chủ yếu sau :USD , JPD , DEM , EUR , CHF...Nhờ kinh doanh ngoại tệ mà phòngkinh doanh đối ngoại đã đem lại doanh thu ( khoản chênh lẹch doanh số bán và doanh số mua ) cho Sở giao dịch I lần lượt các năm là 618 triệu VNĐ (năm 1999) , 780 triệu VNĐ (năm 2000) , 900 triệu VNĐ (năm 2001) ,zvà gần 1 tỷ đồng trong năm 2002 (xem bảng 4 ). Bảng 4 : Tình hình kinh doanh ngoại tệ của Sở giao dịch I NHCTVN. Đơn vị nghìn Năm Doanh số mua Doanh Số bán Chênh lệch VND USD ĐEM EUR JPY USD ĐEM EUR JPY 2000 52246 1600 60000 90782 60107 1605 60000 92588 618.000 2001 76000 11000 2226 35000 75000 11000 2226 35000 780.000 2002 117324 41942 24125 975619 112025 42034 23641 975649 900.000 2003 106410 - 48353 5973356 110773 - 48798 597155 965.886 Nguồn Báo cáo hoạt động nghiệp vụ NHQT tại sở giao dịch NHCT7 Trên thực tế hiện nay , Sở giao dịch I chủ yếu thực hiên nghiệp vụ chính là giao ngay và theo kỳ hạn còn các nghiệp vụ khác hầu như ít thực hiện và đang được hoàn thiên dần về nghiệp vụ gắn với sự phát triển của thị trường vốn , thị trường chứng khoán và thể chế pháp luật . Tuy nhiên một khúc mắccủa Sở giao dịch I cũng như của các ngân hàng khác là việc mua bán ngoại tệ phải thông qua Hội sở chính . 3.4-Hoạt động tiền tệ kho quỹ : Năm 2002 ,do các hoạt động của Sở giao dịch I-NHCTVN đều mở rộng và phát triển , khối lượng giao dịch về ngân quỹ tăng khá lớn . Doanh số thu chi ngoại tệ và VNĐ đạt 1117,737 tỷ đồng tăng 8,3% so với năm 2002 .Trong đó doanh số thu chi VNĐ chiếm khoảng 71% còn lại là thu chi ngoại tệ .Mặc dù khối lượng giao dịch lớn nhưng công tác ngân quỹ của Sở giao dịch I trong năm vẫn đảm bảo an toàn và tạo được lòng tin cho khach hàng đến giao dịch . Đội ngũ cán bộ làm công tác ngân quỹ của Sở giao dịch I luôn giữ được đức tính liêm khiết , trung thực , đã trả lại tiền thừa và tiền bị bỏ quên của khách hàng nhưng cũng đồng thời nghiêm khắc tịch thu và hủy tiền khi phát hiện tiền giả . 3.5-Công tác thông tin điện toán : Năm 2001 với khối lượng công việc lớn nhưng phòng thông tin điện toán đã hoàn thành tốt công tác cập nhật chứng từ , báo quyết toán năm chíng xác , phục vụ kịp thời cho cho Ban lãnh đạo ngân hàng và các phòng ban trong cơ quan. Đã làm tốt một số việc như sau : +Bảo dưỡng an toàn máy vi thính và máy in cùng các trang thiết bị khác , bố trí để các trang thiết bị ở nơi khô ráo . +Toàn bộ máy vi tính có tốc độ xử lý cao vào phần lớn các chương trình ứng dụng trong công tác hach toán kế toán ngân hàng . +Chấp hành tốt các qui định về bảo quản trang thiết bị. +Đã phối hợp chặt chẽ với phòng kế toán tài chính ,phòng tổ chức hành chính viết chương trình phần mềm ứng về lương mới phục vụ công tác chi trả lương cho cán bộ công nhân viên. 3.6-Các mặt công tác khác: Để đạt được những kết quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ tiền tệ còn có sự đóng góp đáng kể của các mặt công tác như ; Công tác tổ chức cho phù hợp với yêu cầu của các phòng ban , công tác thi đua khen thưởng , hoạt động các tổ chức đoàn thể. -Công tác cán bộ : Bố trí , xắp xếp cán bộ công nhân viên có kế hoạch đào tạo và bố trí nghiệp vụ đấp ứng yêu cầu của từng nghiệp vụ. Phối hợp với phòng kế toán thực hiện chế độ trả lương kinh doanh của NHCTVN. -Công tác thi đua: Hướng dẫn phong trào thi đua yêu nước trong năm 2003 đã đề ra các đợt thi đua ngắn ngày với nhiều hình thức hoạt động có sơ kết khen thưởng “Huy chương vì sự nghiệp ngân hàng “ của thống đốc ngân hàng Việt Nam. -Công tác hành chính quản trị : Tổ chức phục vụ tốt công tác hội nghị của chi nhánh , sửa chữa một số quỹ tiết của chi nhánh, mua sắm trang tiết bị các nhu cầu cần thiết . Vận chuyển tiền đến các quỹ tiết kiêm an toàn . Thực hiện tốt lịch trực bảo vệ chuyên trách và lực lượng tăng cường vào các ngày nghỉ , ngày lễ tết , đảm bảo an toàn tài sản . Tổ chức học tập và thực hành công tác phòng cháy chữa cháy , có các đợt xung kích làm lòng cốt ,đảm bảo vệ sinh an toàn trong cơ quan . -Các hoạt độn phong trào có sự kết hợp giữa chính quyền công doàn , doan thanh niên như : Tổ chức hội thi kiểm ngan hàng giỏi, hội thi bóng đá , bóng bàn... II. Thực trạng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại sở giao dịch I- ngân hàng công thương Việt Nam: 2.1 Nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư: Người ta thường vận dụng những nội dung kỹ thuật và những nội dung kinh tế tổng quát sau để thẩm định dự án: 2.1.1. Nội dung kỹ thuật: Kiểm tra chủ đầu tư: Tư cách pháp nhân của chủ đầu tư. Năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của chủ đầu tư. Năng lực tài chính của chủ đầu tư bao gồm: vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, khả năng tự tìm kiếm nguồn vốn, các khoản NHTM vay nợ và khả năng thanh toán của chủ đầu tư. Mức độ đầu tư và hiệu suất vốn đầu tư, mức độ và tỷ lệ sinh lời. Kết quả sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư trong 2 năm liên tục trước khi đầu tư (đối với các dự án mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ). Khả năng phát triển của chủ đầu tư. Uy tín của chủ đầu tư. Về dự án đầu tư: Khả năng thực hiện. Chất lượng sản phẩm. Khả năng mở rộng của nhà máy. Bối cảnh kỹ thuật của dự án. Ưu điểm địa lý của vị trí xây dựng. ảnh hưởng kỹ thuật của dự án. Trình độ kỹ thuật và năng lực quản lý của ban giám đốc nhà máy. Nhu cầu còn phải đáp ứng đối với sản phẩm mà dự án sản xuất. Khả năng phân phối sản xuất. Khả năng thực hiện về tài chính. Hiệu suất vồn đầu tư (khả năng sinh lời của dự án). Khả năng trả nợ của dự án... 2.1.2. Nội dung kinh tế tổng quát: Về mặt xuất khẩu: Khả năng xuất khẩu với nguyên vật liệu trong nước. Khả năng xuất khẩu với nguyên liệu nhập khẩu. Khả năng xuất khẩu tại chỗ. Khả năng so sánh về các tiêu chuẩn quốc tế với hàng nước ngoài. Thay thế hàng nhậo khẩu: Các lĩnh vực khác: Mức độ phù hợp với đường lối chính sách phát triển kinh tế của quốc gia. Mức độ phù hợp với cơ hội đầu tư. Khả năng thu hút nhân lực. Khả năng tận dụng nguyên, vật liệu trong nước. Khả năng đóng góp cho ngân sách. Khả năng phát triển dây chuyền. Khả năng phát triển địa phương... 2.2. Trình tự thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch I: Quy trình thẩm định dự án đầu tư: Bước1: tiếp nhận hồ sơ xin vay vốn của khách hàng. Nếu hồ sơ xin vay vốn của khách hàng theo đúng quy định thì cán bộ tín dụng sẽ ký giao nhận hố sơ và tiến hành thẩm định DAĐT. Nếu hồ sơ vay vốn chưa hợp lệ hoặc chưa đầy đủ để thẩm định thì cán bộ tín dụng có thể hướng dãn khách hàng hoàn thiện hồ sơ. Bước 2: thực hiên công tác thẩm định DAĐT. Cán bộ tín dụng sẽ tiến hành thẩm định dựa trên cơ sở đối chiếu với các quy định, thông tinvà các nội dung hướng dẫn của bộ, ngành, NHCTVN và các sở ban ngành để xem xét. Tuy nhiên, tuỳ theo quy mô và tính phức tạp của dự án để tiến hành thẩm định cho phù hợp. Đối với các dự áncó quy mô lớn, thì viêc thẩm định thường được tiến hành qua 2 bước ; thẩm định sơ bộ và thẩm định chính thức +Thẩm định sơ bộ nhầm đánh giá khái quat về dự án thưc chất các vấn đề về dự án, các giả pháp chủ yếu và những lợi ích chủ yếuthu được từ dự án, Trên cơ sở đó thì xác định và dự kiến các công việ cần phải đi tìm sâu phân tích thêm. +thẩm định chính thức là đi sâu phân tích đánh giá một cách toàn diện tất cả các nội dung có liên quan, ảnh hưởng đến tính sinh lời của công cuộc đầu tư. Bước 3: lập báo cáo kết quả thẩm định. Kết thúc quá trình thẩm định, cán bộ tín dúngẽ lập báo cao kết quả thẩm định để từ đó đưa ra nhận xét, ý kiến đề xuất của bản thân đối với dự án, sau đó trình lên trưởng phaòng tín dụng.. Bước 4: Trưởng phòng tín dụng đánh giá, kiểm tra và nhận xét, sau đó trình lên giám đốc để xem xét và phê duyệt lần cuối. Quy trình thẩm định được tiến hành trong vòng 10 ngày kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ của khách hàng đối với những dự án vay vốn ngắn hạn và không quá 30 ngày với những dự án vay vốn trung và dài hạn. Để thấy rõ hơn về quy trình thẩm định tại sở giao dịch I-ngân hàng công thương việt nam ta có sơ đồ sau: Khách hàng Cán bộ tín dụng Trưởng phòng tín dụng Ban lãnh đạo Nhu cầu Yêu cầu Bổ sung Thông báo Cho khách Hàng Tiếp nhận Kiểm tra Hồ sơ đủ Ký giao nhận hồ Sơ để thẩm định Thẩm định tài Chính DAĐT Lập tờ trình Thẩm định và đưa ra nhận xét Yêu cầu bổ Xung Hoàn thiện HĐTD Soạn thảo văn bản từ chối cho vay (nêu lý do) Thiếu Kiểm tra, xem xét đồng ý cho vay Trình BLĐ Đủ Xem xét, Phê duyệt 2.2.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư: Việc phân tích kinh tế tuỳ thuộc rất nhiều vào những dữ liện tài chính. Thiếu chính xác, mọi ước lượng hay dự kiến các chi phí và lợi ích của dự án khó có thể có giá trị thật sự. Vì vậy, khi thẩm định phương diện tài chính cần quan tâm đến tính chất hiện thực của nhu cầu vốn đầu tư, bảng dự trù lãi lỗ, bảng chiết khấu tính giá thành. Tài chính là phương diện quan trọng của dự án vì đó là kết quả của các yếu tố kỹ thuật, quản lý, thị trường, và là thước đo giá trị những đóng góp kinh tế của dự án. Đối với Ngân hàng, việc thẩm định về phương diện tài chính là đánh giá khả năng sinh lời và khả năng trả nợ của dự án, bảo đảm thu hồi được nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn quy định. Cũng như trong lý thuyết nói tới ở phần trên chi nhánh thẩm định phương diện tài chính dự án dựa trên các nội dung sau: Nhu cầu vốn đầu tư và nguồn vốn bảo đảm. Mục đích cụ thể và hướng sử dụng vốn đầu tư và vốn vay. Bố trí vốn cho thi công xây dựng công trình. Tính toán hiệu suất vốn đầu tư. Tính toán các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của dự án: Tính toán chỉ tiêu lợi nhuận dự án. Tính toán các tỷ lệ sinh lời của dự án. Điểm hoà vốn lãi lỗ. Thời gian thu hồi vốn vay. Phân tích độ nhạy dự án. Khả năng trả nợ của dự án: tính toán các chỉ tiêu: Điểm hoà vốn trả nợ. Tỷ lệ khả năng trả nợ. Thời hạn cho vay. Thời gian trả nợ. … 2.2.3. Thẩm định dự án nhà máy thép Nam Đô tại Hải Phòng: 2.2.3.1. Giới thiệu dự án: Tên dự án: dự án đầu tư xây dựng nhà máy thép Nam Đô tại Hải Phòng. Chủ đầu tư: Công ty trách nhiệm hữu hạn thép Nam Đô. Tổng mức vốn đầu tư thực tế: 46.000.000.000 đồng Trong đó dự tính khi dự án đi vào hoạt động: - Vốn cổ phần: 18.000.000.000 đồng - Vốn từ lợi nhuận: 2.000.000.000 đồng - Vốn vay Ngân hàng: Ngân hàng TMCP hàng hải: 2.432.000.000 đồng(trung hạn) 2.352.000.000 đồng(ngắn hạn) Ngân hàng TMCP EXIMBANK: 1.323.420.000 đồng(trung hạn) 400.000.000 đồng(ngắn hạn) - Vốn trung hạn khác: 8.000.000.000 đồng - Vay nợ khác (ngắn hạn): 4.000.000.000 đồng - Trả chậm nhà thầu: 7.492.580.000 đồng Cơ sở pháp lý của dự án: UBND thành phố Hải Phòng cấp giấy phép đầu tư xây dựng nhà máy thép cán nóng 01/09/1998. UBND thành phố Hải Phòng cấp “giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư về việc giảm thuế doanh thu, thuế lợi tức và thuế nhập khẩu nguyên vật liệu” ngày 17/12/1998. Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường cấp “giấy chứng nhận bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường” ngày 20/08/1998. Trình độ công nghệ và chất lượng sản phẩm: Trình độ công nghệ vào loại trung bình tiên tiến, sử dụng công nghệ cán liên tục, giá cán 2 trục theo công nghệ của Nhật Bản và Italy. Sử dụng dây chuyền (mới trên 80%) so với trong nước vào loại tương đối hiện đại. Như vậy, thì việc sản xuất ra sản phẩm có chất lượng sẽ tạo cơ hội cho việc cạnh tranh và tiêu thụ sản phẩm. Môi trường xã hội: Đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường. Thu hút tạo việc làm cho hơn 100 lao động. Cung cấp lượng lớn đáp ứng nhu cầu thép xây dựng trong khu vực. Công ty dự kiến vay 4.000.000.000 đồng trong 4 năm với mục đích vay: sử dụng đầu tư tiếp vào mua mấy móc thiết bị, xây dựng, lắp đặt và hoàn thiện các hạng mục còn lại của nhà máy dựa trên các hợp đồng đã ký kết. Tài sản cầm cố là các thiết bị (dự án có kèm theo danh sách các thiết bị và đơn giá) với tổng giá trị của tài sản cầm cố 9.157.224.513 đồng. Như vậy tỷ lệ tiền vay trên tổng giá trị tài sản thế chấp là : 44% Bảng dự kiến kế hoạch sản xuất trong 4 năm tới Đơn vị: 1.000 Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Sản lượng(tấn) 36000 42000 48000 60000 Đơn giá(1000đ/1tấn) 4300 4300 4300 4300 I.Doanh thu 154800000 180600000 206400000 258000000 II. Chi phí sản xuất 154809154 177980289 201151424 247690837 1. Giá thành công xưởng 134521668 156941946 179362224 224202780 2. Chi phí gián tiếp 20287486 21038343 21789200 23488057 – Khấu hao cơ bản 6571429 6571429 6571429 6571429 – Khấu hao sửa chữa lớn 1642857 1642857 1642857 1642857 – Tiền thuê đất 480000 480000 480000 480000 – Thu hồi nguyên vật liệu -3600000 -4200000 -4800000 -6000000 – Tãi vay vốn cố định 3360000 3162857 2965714 2768571 – Lương gián tiếp 648000 648000 648000 648000 – Chi phí bán hàng 4644000 5418000 6192000 7740000 – Chi phí quảng cáo 774000 903000 1032000 1290000 – Lãi vay vốn lưu động (15 tỷ) 1800000 1800 1800 1800 – Chi phí quản lý và chi phí khác 2322000 2709000 3096000 3870000 – Dự phòng 1548000 1806000 2064000 2580000 – Chi phí khác 97200 1895400 1895400 1895400 III. Chênh lệch -9154 2619711 5248576 10309163 Thuế (50% thuế TNDN từ năm thứ 3) 0 0 839772 1649466 IV. Lợi nhuận ròng -9154 2619711 4408804 8659697 V. Trả nợ 6571429 7571429 9571429 11571429 1.Nguồn khấu hao 6571429 6571429 6571429 6571429 2.Lợi nhuận để lại 0 1000000 3000000 5000000 Kế hoạch trả nợ Ngân hàng: công ty vay vốn trong thời gian 4 năm, lãi phát sinh trả theo tháng, nợ gốc trả định kỳ 6 tháng, bắt đầu trả sau 1 năm, theo kế hoạch trả nợ sau: Đơn vị: VND Số thứ tự Kỳ trả nợ Thời gian Trả gốc 1 I 7/2001 500.000.000 2 II 1/2002 500.000.000 3 III 7/2002 700.000.000 4 IV 1/2003 700.000.000 5 V 7/2003 800.000.000 6 VI 1/2004 800.000.000 2.2.3.2. Thẩm định tài chính dự án đầu tư: Công ty TNHH thép Nam Đô (177A Lê Duẩn, Hà Nội) là một khách hàng lâu năm của chi nhánh, hiện có dư nợ tại chi nhánh: 4 tỷ vốn vay ngắn hạn.Số liệu này do phòng tín dụng của chi nhánh cung cấp, có thể nói đây là một khách hàng có quan hệ làm ăn lâu dài với Ngân hàng. Cũng qua tài liệu này cung cấp thì đây là một khách hàng có khả năng tài chính lớn, thanh toán nợ gốc và lãi vay đầy đủ cộng với tốc độ quay vòng vốn nhanh. Ngoài nguồn số liệu này, chi nhánh cũng tiến hành thu thập thêm số liệu từ các Ngân hàng có quan hệ tín dụng với công ty. Đó là hai Ngân hàng thương mại cổ phần: Ngân hàng TMCP Hàng Hải – chi nhánh Hà Nội: 3.932 triệu đồng. Ngân hàng TMCP EXIMBANK – chi nhánh Hà Nội: 232.000 USD. (Số liệu lấy từ trung tâm thông tin tín dụng CIC) Theo số liệu thu thập trong quan hệ tín dụng này, công ty Nam Đô đã thanh toán trả nợ 2 kỳ đầu tiên cho mỗi khoản tương ứng 1.000 triệu đồng và 50.000 USD số nợ còn lại tương ứng 2.932 triệu đồng và 182.000 USD. Tình hình trả nợ gốc và lãi theo đúng thời hạn. Như vậy có thể khẳng định, công ty là một khách hàng có chất lượng cao, có uy tín lớn. Từ số liệu trong hồ sơ Nam Đô cung cấp, công ty mới thành lập có số vốn cổ phần là 18 tỷ. Tại thời điểm thẩm định (6/1999) thì tổng vốn cổ phần mới chỉ huy động được hơn 12 tỷ, song theo điều lệ công ty thì khi chính thức đi vào hoạt động (1/2000) công ty sẽ đảm bảo tổng mức vốn cổ phần như đã cam kết, hiện tại công ty đang ra sức kêu gọi phần thiếu này. Nếu như thời điểm dự án đi vào hoạt động với tổng vốn tự có 18 tỷ thì tỷ trọng vốn cổ phần trong tổng vốn đầu tư là khá lớn: 18 tỷ/46 tỷ 39%. Tổng mức vốn đầu tư 46 tỷ, đây là mức vốn nhỏ của một công ty trong ngành thép. Với tổng vốn nhỏ như vậy, mức khấu hao sẽ thấp như thế công ty có khả năng cao trong cạnh tranh với các cơ sở trong nước cũng như nước ngoài ở trên địa bàn tỉnh Hải Phòng. Tỷ suất lợi nhuận trong những năm đạt hiệu suất 100% (bắt đầu từ năm thứ 4 trở đi) trên toàn tổng vốn là 9,5%, đây là một tỷ lệ sinh lợi cao trong ngành thép. Với mức tăng trưởng như thế, công ty thừa sức đảm bảo cho việc trả nợ, đồng thời nếu công ty thấy thị trường có triển vọng thì phần này có thể dùng để tiến hành mở rộng sản xuất. Về khối lượng vay 4 tỷ, vay nhằm mục đích là trang trải chi phí mua sắm nguyên, nhiên vật liệu từ các nhà cung cấp. Ngân hàng chấp nhận cho vay với khối lượng này, sau khi đã trình cho sở chính xem xét (vì đây là mức cho vay lớn đòi hỏi phải có sự đồng ý của sở chính). Khấu hao nhà máy sẽ tiến hành trong 7 năm tức là mức khấu hao mỗi năm là 46 tỷ/7 năm = 6,57 tỷ. Với mức khấu hao này công ty vừa đảm bảo tính cạnh tranh cho mặt hàng của mình,đồng thời vừa có khả năng tích luỹ để thay thế dây truyền máy móc. Nhìn vào kế hoạch sản xuất trong 4 năm tới (2000 - 2003) có thể thấy dù lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là nhỏ nhưng nguồn trả nợ cho Ngân hàng của doanh nghiệp còn được đảm bảo bằng nguồn khấu hao khá lớn 6,57 tỷ đồng chi trả cho cả 3 khoản tín dụng tại 3 Ngân hàng có quan hệ tín dụng. Về việc tiến hành thẩm định lại chi phí và doanh thu của dự án. Cán bộ tín dụng tiến hành thu thập số liệu định mức tiêu hao nguyên vật liệu, tiêu hao sản xuất từ các quy định của ngành thép so sánh với dự án và chấp nhận toàn bộ các tính toán về chi phí của công ty đưa cho. Còn các thông tin về thị trường đầu vào và đầu ra của sản phẩm, do hạn chế về nhân lực cũng như về thời gian không cho phép chi nhánh đã có sự đồng ý về số liệu công ty Nam Đô đưa ra. Tính toán điểm hoà vốn: Ngân hàng tiến hành tính toán điểm hoà vốn cho toàn bộ dự án. Sản lượng hoà vốn = Định phí Giá bán đơn vị sản phẩm - Biến phí phân bổ cho đơn vị SP Tổng định phí: 17.058.560 triệu đồng. Tổng biến phí: 170.273.560 triệu đồng. = = 37.542 tấn Mức sản lượng thấp hơn mức sản xuất năm thứ 2 trở đi. Như vậy tuy năm thứ nhất dự án chịu lỗ do mức sản xuất 36.000 < 37.542 tấn Còn từ năm thứ hai trở đi thì dự án có lãi, vì từ đây trở đi mức sản lượng sản xuất lớn hơn mức sản lượng tại điểm hoà vốn. Như vậy có thể thấy rằng trong kế hoạch sản xuất 4 năm tới công ty trình lên thì dự án chỉ chịu lỗ trong năm đầu còn từ đây về sau dự án đạt lợi nhuận mức lợi nhuận này cao hơn so với mức lỗ năm đầu. Vậy có thể kết luận là dự án này có tính khả thi, hiệu quả tài chính cao. Doanh thu điểm hoà vốn = Sản lượng điểm hoà vốn * giá bán đơn vị SP = 37.542 *3.736.000 = 140,258 tỷ đồng. Cũng như chỉ tiêu trước thì chỉ tiêu này cũng cho kết luận tương tự. Điểm hoà vốn= Định phí / tổng sản lượng Giá bán đơn vị SP – Biến phí cho 1 sảnphẩm = 0,68 Như vậy hoạt động 68% công suất trở lên công ty sẽ có lãi. Theo dự án này thì mức độ hoạt động của công ty trong 4 năm đầu tương ứng là: 60%; 70%; 80%;100%; Như vậy, qua so sánh có thể thấy năm thứ nhất công ty hoạt động dưới công suất hoà vốn, từ năm thứ hai trở đi thì công ty hoạt động trên công suất có lãi tức là cũng cho kết luận giống chỉ tiêu sản lượng điểm hoà vốn. Thời gian thu hồi vốn đầu tư= Tổng vốn đầu tư Lợi nhuận ròng bình quân năm = = 10,13 năm Đây là thời gian khá dài so với kế hoạch khấu hao của doanh nghiệp. Thời gian thu hồi vốn vay= = Tổng vốn vay KH hàng năm + LNR trả nợ + Nguồn khác = = 2,63 năm Tỷ lệ 90% là tỷ lệ trích lợi nhuận để lại để trả nợ. Thời gian này thấp hơn thời gian xin vay rất nhiều. Kết luận của ban thẩm định dự án: Đây là dự án có chất lượng cao. Thời gian cho vay dài hơn thời gian thu hồi vốn vay như vậy hoàn toàn có khả năng thu hồi đủ nợ gốc và lãi. Điểm hoà vốn thấp, công suất hoà vốn là 68% như vậy chỉ cần hoạt động đến năm thứ hai dự án bắt đầu có lãi. Phòng tín dụng tín dụng xong và đưa tờ trình thẩm định lên ban giám đốc để xin duyệt cho vay vốn: khối lượng vốn vay 4 tỷ, thời gian vay 4 năm, lãi vay trung hạn: 0,85%/tháng. III. Đánh giá công tác thẩm định tài chính dự án tại sở giao dịch I: Kết quả: Ngân hàng tiến hành thẩm định theo đúng quy trình thẩm định dự án đầu tư của chi nhánh đề ra. Điều tra thông tin về khách hàng khá kỹ càng. Trong thẩm định tài chính dự án có quan tâm rất lớn tới quan hệ tín dụng của công ty với các tổ chức tín dụng khác. Đánh giá khả năng trả nợ của dự án dựa trên các chỉ tiêu thời gian hoàn vốn đầu tư, và thời gian hoàn vốn vay. Đánh giá tính khả thi của dự án dựa trên tính toán điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn đầu tư. Hạn chế Cán bộ tín dụng của Ngân hàng chỉ tập trung vào phân tích các chỉ tiêu khả năng trả nợ thông qua hệ thống chỉ tiêu điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn đầu tư, thời gian thu hồi vốn vay. Các chỉ tiêu liên quan đến giá trị thời gian của tiền như NPV, IRR, PI cán bộ tín dụng không tính toán đến, mặc dù đây là chỉ tiêu cần phải có trong phân tích và thẩm định dự án đầu tư. Việc tính toán kết luận dựa vào các chỉ tiêu điểm hoà vốn, thời gian thu hồi vốn là không chính xác. Mặt khác, khi tính toán chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn công thức là chưa hợp lý. Nguyên nhân: Nguyên nhân chủ quan: Trong quy trình tín dụng của mình chi nhánh quy định khá chung chung về việc tính các chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn, chưa có sự phân biệt và ý nghĩa các chỉ tiêu này nên gây nhầm lẫn cho nhân viên tín dụng trong tính toán chỉ tiêu. Thiếu các dữ liệu để có thể tính toán các chỉ tiêu liên quan tới giá trị thời gian của tiền. Do trình độ nhân viên tín dụng hạn chế vì nếu đưa thêm các giả định vào thì có thể tính được. Công thức tính chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn là chưa chính xác. Nếu dựa trên công thức lý thuyết thì thiếu dữ liệu tính toán, nhưng nếu áp dụng công thức nhân viên tín dụng đưa ra thì sai do chia cho Lợi nhuận ròng trung bình của dự án, lợi nhuận ròng trung bình này tính cho 4 năm sản xuất của kế hoạch trình lên, nhưng dự án còn được tiến hành trong các năm tiếp theo. Nhân viên tín dụng không chú trọng vào việc phân tích độ nhạy của dự án. Dự án kinh doanh thép tuy tập trung vào ngành có nhu cầu ngầy càng cao trong tương lai (do nước ta đang thực hiện Công Nghiệp Hoá, Hiện Đại Hoá) nhưng cũng cần phải đánh giá sự thay đổi trong yếu tố đầu vào như chi phí tăng. Công ty có tiến hành vay vốn bằng ngoại tệ nhưng cũng không đánh giá sự tác động của tỷ giá tới hoạt động kinh doanh. Như vậy, có thể nhận thấy rằng chi nhánh có rất ít kinh nghiệm trong thẩm định dự án đầu tư trung và dài hạn. Điều này là dễ hiểu do Ngân hàng không tập trung vào loại hình cho vay này lắm, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ nhỏ 7,5% trong năm 2002. Chủ yếu Ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn, giải quyết các vấn đề trước mắt tạm thời của doanh nghiệp. Nguyên nhân khách quan: Một nguyên nhân lớn để nhân viên tín dụng không tính được NPV, IRR, PI xuất phát từ phía doanh nghiệp xin vay là do cung cấp dự án thiếu số liệu để tính toán: tỷ lệ chia vốn cổ phần (chi phí vốn cổ phần) để tính toán tỷ lệ chiết khấu của dự án; dự trù kế hoạch sản xuất trong các năm tiếp theo dẫn đến không tính được NPV, IRR. Chương III: giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án tạisở giao dịch I- ngân hàng công thương việt nam 1. Định hướng hoạt động cho vay và thẩm định dự án tại sở giao dịch I- ngân hàng công thương việt nam: Kể từ khi thành lập và hoạt động cho tới nay chi nhánh đã luôn hoàn thành tốt các chỉ tiêu kinh doanh do trung tâm giao cho, duy trì sự phát triển và tăng trưởng ổn định. Qua đó đóng góp một phần lớn vào sự phát triển của thủ đô và nền kinh tế nước nhà. Bước sang thế kỷ 21 tình hình kinh tế trong và ngoài nước có sự biến động lớn ảnh hưởng không nhỏ tới các hoạt động của hệ thống Ngân hàng nói chung và của sở giao dịch số I nói riêng, trong đó có những nhân tố thúc đẩy cũng như thuận lợi cho quá trình kinh doanh nhưng cũng không phải là không có những khó khăn đang đặt ra trước mắt. Khi môi trường kinh doanh có nhiều cải thiện: Thị trường chứng khoán ra đời và đi vào hoạt động đã tạo thêm cho sự sôi động của thị trường tiền tệ, một sự sôi động cần thiết khi mà trước đây các Ngân hàng luôn phàn nàn là ứ đọng vốn, không cho vay được nay đã có thêm kênh dẫn vốn; Luật doanh nghiệp mới đã có hiệu lực, cùng hàng loạt các văn bản khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và quốc tế tham gia, vì thế nhu cầu vốn trong nền kinh tế đã được đẩy lên khá cao để đáp ứng cho sự phát triển như vũ bão này; Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết, mở ra nhiều cơ hội cho các nhà xuất nhập khẩu trong nước; Những điều chỉnh gần đây về luật thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, luật khuyến khích đầu tư,… càng tạo nhiều thuận lợi không chỉ cho doanh nghiệp sản xuất mà cho cả Ngân hàng. Chính nhờ các biện pháp kịp thời như vậy, hệ thống Ngân hàng đã khắc phục được tình trạng đóng băng tiền gửi, tạo sự tăng trưởng trong huy động vốn và cho vay. Tuy nhiên, hệ thống Ngân hàng đang trong giai đoạn tái cấu trúc lại, cùng sự mở cửa hội nhập khu vực và quốc tế làm tăng tính cạnh tranh trong hệ thống Ngân hàng. Nhận thức rõ điều này, sở giao dịch I đã xây dựng một chiến lược phát triển lâu dài đến năm 2010 với mục tiêu phấn đấu trở thành một NHTM lớn với mạng lưới trên cả hai thành phố lớn nhất nước, mục tiêu hoạt động đa năng, mở rộng các dịch vụ Ngân hàng, phục vụ phát triển kinh tế trong nước. Dưới sự chỉ đạo của trung tâm chi nhánh quyết tâm hoàn thành tốt các chỉ tiêu với phương châm “tăng trưởng - an toàn - hiệu quả”. Các định hướng cụ thể: Định hướng hoạt động tín dụng: Phấn đấu đạt mức tăng trưởng dư nợ tín dụng hàng năm từ 15 –17% trở lên. Tăng tỷ lệ dư nợ tín dụng trung và dài hạn lên 10–12%. Hiện nay tỷ lệ này chỉ đạt 7,5%. Mở rộng các nghiệp vụ cho vay, bảo lãnh. Duy trì và phát triển các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, thu hút vốn nhàn rỗi của dân cư và doanh nghiệp, củng cố uy tín trong và quốc tế, tranh thủ tiếp nhận các nguồn uỷ thác. Hoạt động tín dụng đảm bảo: tăng trưởng– tốc độ tăng trưởng tín dụng phù hợp với tăng trưởng và nhu cầu vốn trong nền kinh tế; an toàn–tập trung vào các dự án hiệu quả, bảo vệ nguồn vốn của Ngân hàng, đồng thời đảm bảo các chỉ tieu an toàn trong hoạt động; hiệu quả – lợi nhuận, Ngân hàng phải đạt được mức lợi nhuận tối thiểu đề ra, lợi nhuận là thước đo đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng. Phải tận dụng lợi thế của mình trong hoạt động. Do là Ngân hàng thương mại mục tiêu trước mắt là phải tăng cường chất lượng đi đôi dần mở rộng sang cho vay dài hạn. Để tăng cường chất lượng thì cần có các giải pháp về khai thác tài sản cầm cố thế chấp, xử lý nợ khó đòi,… nhằm thu hồi và bảo toàn vốn cho Ngân hàng. Để thực hiện tốt định hướng trên thì chất lượng công tác thẩm định phải nâng cao tương xướng. Muốn vậy công tác thẩm định tài chính dự án phải được chú trọng đúng mức cả về nhận thức, tổ chức thực hiện. Định hướng công tác thẩm định dự án đầu tư: - Để thực thi một cách hữu hiệu các giải pháp cho công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư, chi nhánh đã có những định hướng sau: +Thẩm định tài chính phải đứng trên quan điểm của người cho vay để xem xét tính khả thi, hiệu quả của dự án, nhận thức rõ lợi ích của Ngân hàng gắn bó với lợi ích của chủ dự án. + Công tác thẩm định tài chính dự án phải được quán triệt trong toàn hệ thống. Việc thẩm định không chỉ riêng của cán bộ tín dụng mà còn của cả các bộ phận liên quan. Công tác thẩm định không chỉ diễn ra một lần mà thường xuyên trong các giai đoạn của quá trình vay vốn và thẩm định phải tiến hành với tất cả các dự án xin vay. Thẩm định tài chính dự án phải được quy trình hoá, công nghệ hoá, nhưng phải chú trọng sự phù hợp với định hướng phát triển hoạt động cho vay của chi nhánh. Quy trình này không phải bất biến mà phải đòi hỏi có sự linh hoạt trong phân tích. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn khó có thể thực hiện ngay được điều này. Thẩm định tài chính dự án phải đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định cho vay. II. Giải pháp hoàn thiện hoạt động thẩm định tài chính dự án tại sở giao dịch I- ngân hàng công thương việt nam: Trong giai đoạn hiện nay tỷ trọng nguồn thu từ nghiệp vụ tín dụng còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của Ngân hàng: khoảng trên dưới 80%, đây là tất yếu khi trong nền kinh tế nước ta hoạt động nghiệp vụ hết sức đơn điệu, còn hoạt động truyền thống nhiều Ngân hàng chưa có sự đầu tư thích đáng. Qua quá trình thực tập tại sở giao dịch I- ngân hàng công thương việt nam, được tìm hiểu thực tế công tác thẩm định, xem xét hồ sơ dự án và học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ thẩm định, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư. Như đã biết sở giao dịch I là một trong 2 sở giao dịch của ngân hàng công thương việt nam . Hoạt động tín dụng tập trung vào cho vay ngắn hạn, tỷ lệ cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ lệ khá nhỏ so với các Ngân hàng khác trong địa bàn. Tỷ lệ này ở chi nhánh là 7,5% trong khi đó của các Ngân hàng thương mại trong nước là 30 – 40% quá chênh lệch. Với mục tiêu tăng múc dư nợ cho vay trung và dài hạn của chi nhánh thì cần phải tiến hành các biện pháp nâng cao chất lượng tín dụng loại hình cho vay này,cũng tức là hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Dựa trên các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động thẩm định dự án đầu tư, thì giải pháp được chia thành các nhóm sau: Giải pháp về quy trình thẩm định. Giải pháp về con người. Giải pháp về thông tin. Giải pháp về tổ chức điều hành. Giải pháp về trang thiết bị. 2.1. Hoàn thiện quy trình thẩm định: Về thẩm định vốn đầu tư và nguồn trả nợ, doanh thu và chi phí: Về thẩm định tổng vốn đầu tư: ngoài nội dung thẩm định như trình bày trên cần phải có sự tham khảo, so sánh với các dự án tương tự, với trình độ kỹ thuật, tránh tình trạng như hiện nay là chỉ dựa vào kế hoạch chủ đầu tư trình lên. Ngoài ra, vì các dự án là trung và dài hạn vì thế vốn thường bỏ ra trong nhiều năm nên Ngân hàng cần phải phân tích sự biến động của tổng vốn đầu tư với tình trạng lạm phát và biến động tỷ giá. Về thẩm định doanh thu và chi phí: cần phải thấy rằng đây là các dữ liệu quan trọng và đầu tiên trong việc xác định dòng tiền dự án. Sự chính xác của số liệu này phụ thuộc nhiều vào việc phân tích thị trường đầu ra, đầu vào của sản phẩm. Đặc biệt về chi phí sản xuất, các loại chi phí như chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi vay vốn lưu động Ngân hàng không nên mặc nhiên chấp nhận cách tính toán của doanh nghiệp mà cần phải có sự tính toán lại, so sánh với các dự án tương tự, cần tham khảo các dịnh mức kỹ thuật của ngành nghề kinh doanh. Với các dự án lớn việc thẩm định có những khó khăn nhất định về thẩm định thị trường đầu ra, đầu vào, thẩm định công nghệ, nếu thấy cần thiết thì Ngân hàng nên thuê tư vấn thẩm định. Phương pháp thẩm định: Ngân hàng phải luôn có sự thay đổi, tích cực áp dụng các phương pháp thẩm định mới, hiện đại trên cơ sở tham khảo, học hỏi của các Ngân hàng hiện đại trong nước và trên thế giới. Các phương pháp thẩm định hiện đại rất sẵn có trong nhiều tài liệu khác nhau nhưng vấn đề là lựa chọn những phương pháp nào và có sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của chi nhánh ra sao, lựa chọn những chỉ tiêu nào, coi trọng chỉ tiêu nào hơn. Việc sử dụng chỉ tiêu để đánh giá tài chính: hệ thống chỉ tiêu là nội dung của phương pháp thẩm định. Ngân hàng nên coi trọng hơn các chỉ tiêu liên quan có tính đến giá trị thời gian của tiền. Trong thẩm định dự án nhà máy thép Nam Đô thì việc xác định các chỉ tiêu NPV, IRR, PI, là khó do công ty chỉ đưa ra kế hoạch sản xuất trong 4 năm vay vốn nhưng ta có thể đưa thêm các giả định để tính toán như: trong các năm tới hoạt động của công ty không có sự mở rộng sản xuất, mức sản lượng vẫn chỉ đạt mức hoạt động công suất tối đa như năm thứ 4: 60.000 tấn; chi phí sản xuất vẫn giữ nguyên, lãi vay bằng 0 do trả hết vay vốn Ngân hàng, còn tỷ lệ chiết khấu lấy là lãi vay Ngân hàng; Với những giả định này thì hoàn toàn tính được NPV, IRR, PI, các chỉ tiêu bắt buộc khi phân tích tài chính dự án đầu tư (tính cho toàn bộ vốn vay của công ty 28 tỷ đồng) Tỷ lệ chiết khấu: i = 10% Chọn thời gian hoạt động là 7 năm bằng số năm khấu hao tài sản (trong thực tế có thể còn cao hơn) Giá trị hiện tại ròng: NPV = 14,035 tỷ > 0 Tỷ lệ hoàn vốn nội bộ: IRR = 17,01% > 10% Trong các tính toán trên không tính tới giá trị thu hồi của tài sản khi đến cuối kỳ dự án, chỉ tính đến năm thứ 7 dự án đã mang lại lợi nhuận cho chủ đầu tư (trong thực tế thì thời gian tiến hành có thể hơn rất nhiều) Với những tính toán lại của dự án có thể nhận thấy dự án là rất khả thi có lợi cho cả chủ đầu tư và người tài trợ mà ở đây là 3 tổ chức tín dụng. Dự án có thể chịu chi phí vốn bình quân cao nhất là 17,01%. Về khả năng trả nợ của dự án là rất lớn, tuy trong 4 năm đầu của dự án LNST thấp song cộng với nguồn khấu hao cơ bản nữa thì dự án hoàn toàn có thể hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi cho các tổ chức tín dụng theo đúng thời hạn trong hợp đồng. (các tính toán trên chưa tính tới giá trị thanh lý cũng như tài sản lưu động ròng- do chưa đủ số liệu) Về quy định trong việc tính toán dòng tiền hiện nay là: Tính thuế thu nhập doanh nghiệp, nếu năm trước thua lỗ thì phần thua lỗ năm trước phải được cộng vào LNTT của năm nay để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Xử lý các khoản thu hồi: các khoản thu hồi từ dự án , nếu các máy móc đã khấu hao hết thì chuyển toàn bộ giá trị đó vào LNTT để tính thuế TNDN. Còn nếu chưa khấu hao hết thì tách ra 2 phần, một phần khấu hao chuyển vào LNST còn phần còn lại chuyển vào LNTT. Riêng khoản thu hồi tài sản lưu động ròng thì chuyển toàn bộ vào LNST để tính dòng tiền dự án. Với các dự án thành lập mới cần lưu ý các văn bản của nhà nước về khuyến khích doanh nghiệp vừa và nhỏ: miễn thuế 2 năm đầu, giảm thuế một vài năm tiếp theo. Còn nếu không phải là dự án thành lập mới thì tính thuế như bình thường từ năm đầu, cần chú ý các lĩnh vực, khu vực được miễn giảm thuế. Về phân tích độ nhạy của dự án với trình độ cũng như khả năng cho phép của chi nhánh thì chỉ dừng lại ở phân tích tình huống với nội dung như sau: Xác định một số trường hợp xảy ra: tốt nhất, xấu nhất, xảy ra nhiều nhất. Mỗi trường hợp gắn với một xác suất xảy ra. Với mỗi phương án tính toán lại các chỉ tiêu tài chính quan trọng: NPV, IRR, Từ đó so sánh và rút ra kết luận về các khả năng xảy ra của các chỉ tiêu này. 2.2. Nâng cao trình độ cán bộ thẩm định Con người là nhân tố trung tâm,, là động lực cho sự phát triển. Vì vậy, muốn có sự thay đổi về chất trong bất kể một vấn đề gì thì cần tác động ngay tới nhân tố con người. Và để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư cơ sở quan trọng cần phải có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đáp ứng cho công việc này. Nếu như, trước đây cán bộ tín dụng chỉ quan tâm tới các nghiệp vụ đơn thuần thì giờ đây cán bộ tín dụng cũng cần phải biết tới và biết rõ công tác thẩm định dự án. Công việc này đòi hỏi người cán bộ phải có kiến thức tổng hợp về nhiều vấn đề: kinh tế vi mô, vĩ mô, về thị trường, về tài chính doanh nghiệp, về quản lý dự án, vì đó là các vấn đề được đề cập và phải tiến hành thẩm định trong một dự án đầu tư. Người cán bộ phải có đủ các yếu tố về năng lực chuyên môn, năng lực, tinh thần trách nhiệm cao. Về trình độ chuyên môn: Cán bộ tín dụng làm thẩm định tài chính dự án ít nhất phải là người tốt nghiệp đại học, có kiến thức chuyên môn về Ngân hàng – Tài chính, có hiểu biết sâu rộng về một số vấn đề liên quan đến công việc. Đồng thời phải là người nhanh nhạy, sáng tạo, sử dụng tốt các phần mềm ứng dụng cho công việc. Về tuyển dụng cán bộ : Trong công tác tuyển dụng cán bộ cần chọn được người đáp ứng được yêu cầu công việc, việc lựa chọn tốt sẽ giúp Ngân hàng giảm bớt chi phí đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Chi nhánh cần có chính sách thu hút các chuyên gia, cán bộ thẩm định giỏi, dần dần nâng cao chất lượng, trình độ cán bộ của chi nhánh. Khi tuyển dụng xong cần có sự bố trí và hiệp tác công việc một cách hợp lý, đây là công việc rất khó khăn, vì rất khó lựa chọn ra một êkip làm việc hiệu quả ngay được. Về bồi dưỡng, đào tạo cán bộ: Đây là công tác thường xuyên được Ngân hàng tiến hành, vì ngành Ngân hàng - Tài Chính đòi hỏi phải có sự năng động cao hơn so với các ngành khác. Hàng năm, Ngân hàng nên tổ chức lớp tập huấn, đào tạo ngắn hạn cho cán bộ thẩm định với sự tham gia của các cán bộ cấp cao, nếu có điều kiện có thể cử cán bộ đi học tập kinh nghiệm ở nước ngoài rồi về truyền đạt lại kinh nghiệm đã tiếp thu được. Ngân hàng nên có sự khuyến khích, tạo điều kiện cho cán bộ tự đào tạo, nâng cao trình độ. Và vấn đề không thể thiếu là cần có chế độ khen thưởng, ưu đãi cho các cán bộ có năng lực và hoàn thành tốt công tác của mình, ngược lại cũng cần phải phê bình xử lý nghiêm khắc các cán bộ vi phạm, gây tổn thất vốn của Ngân hàng. Trong điều kiên hiện nay của chi nhánh việc thẩm định toàn bộ nội dung của dự án đầu tư là hoàn toàn không thể, việc thuê chuyên gia đối với những dự án lớn là rất cần thiết, vừa bảo đảm an toàn cho nguồn vốn Ngân hàng, vừa đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư. 2.3. Về thông tin: Thông tin đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại. Một nhà kinh tế từng nói rằng người chiến thắng là người nắm được thông tin sớm hơn đối thủ của mình. Chất lượng thẩm định dự án phụ thuộc nhiều vào chất lượng thông tin thu thập. Thông tin có thể được thu thập từ nguồn bên trong cũng có thể từ nguồn bên ngoài. Nâng cao chất lượng thông tin tức là tăng cường hai hệ thống thông tin này. Hệ thống thông tin nội bộ: Những thông tin liên quan tới dự án cần phải được cung cấp nhanh chóng, đầy đủ, chính xác và thông suốt trong toàn hệ thống. Ngân hàng cần phải khai thác hệ thông máy tính nối mạng của mình. Cần có một bộ phân chuyên xử lý thông tin, phân loại thông tin, đánh giá độ tin cậy của thông tin, điều phối thông tin trong nội bộ. Những thông tin có sự biến động như: thông tin kinh tế xã hội chung, thông tin văn bản pháp luật,thông tin thị trường,…càng phải đòi hỏi cập nhật hàng ngày và xử lý thường xuyên. Thông tin từ bên ngoài: Ngân hàng cần tăng thêm nguồn thu thập số liệu này từ nhiều nguồn khác như: từ các báo chí chuyên ngành, từ các tổ chức tín dụng cùng có quan hệ tín dụng với khách hàng, từ các công ty kiểm toán để đánh giá một cách chính xác số liệu mà doanh nghiệp cung cấp. Hiện nay, ở nước ta trung tâm thông tin tín dụng CIC, chuyên cung cấp các thông tin cho ngân hàng về khách hàng trong lĩnh vực tiền tệ và tín dụng. 2.4. Về tổ chức điều hành: Cơ chế hoạt động có hiệu quả cũng góp phần vào việc phát huy tối đa trình độ của từng thành viên. Và để có được cơ chế đó, đòi hỏi chi nhánh cần: Hoàn thiện hệ thống thẩm định, quán triệt quan điểm thẩm định dự án không chỉ là trách nhiệm và nhiệm vụ của riêng phòng tín dụng mà cần có sự phối hợp giữa các phòng. Củng cố vai trò quan trọng của phòng tín dụng đặc biệt của bộ phận thẩm định dự án. Đó là bộ phận tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc ra quyết định cho vay hay từ chối cho vay. Căn cứ vào năng lực, trính độ, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ mà có sự xếp đặt và phân công công việc hợp lý. Phân công sao cho phải phát huy tối đa ưu điểm từng người đồng thời có sự bổ sung hỗ trợ cho nhau. Trong khi bố trí công tác trên không được quên một cơ cấu đội ngũ cán bộ gọn nhẹ, hướng vào nâng cao hiệu quả hoạt động. Không để bộ máy cồng kềnh kém hiệu quả hoạt động. 2.5. Hoàn thiên về trang thiết bị: Trung tâm chưa có sự đầu tư thích đáng về cơ sở vật chất và trang thiết bị. Trong thời gian tới, để hội nhập kinh tế khu vực và trên thế giới đòi hỏi có sự đầu tư lớn về cơ sở vật chất này. Công tác thẩm định dự án với trang thiết bị hiện đại sẽ giúp việc khai thác, xử lý, lưu trữ thông tin được tốt hơn. Cũng như giúp nâng cao hiệu quả thẩm định, rút ngắn thời gian khách hàng phải chờ đợi, tăng tính cạnh tranh. Ngân hàng cũng phải thường xuyên cập nhật các phần mềm hiện đại để quản lý và thẩm định dự án. III. Một số kiến nghị : Để đảm bảo nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư, ngoài những giải pháp chủ quan của chi nhánh cần có sự phối hợp giữa các chính sách của các ngành các cấp. 3.1. Kiến nghị với nhà nước và các cơ quan chức năng: Môi trường kinh tế xã hội ổn định là tiền đề cho các hoạt động đầu tư. hệ thống chính sách của Đảng, nhà nước ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, nhất là ngành Ngân hàng - Tài Chính, một lĩnh vực khá nhậy cảm với các thay đổi dù nhỏ của môi trường kinh tế vĩ mô. Một vấn đề muôn thủa của hệ thống luật pháp nước ta là tính ổn định và nghiêm minh. Đối với riêng hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư hệ thống các văn bản hướng dẫn thi hành chưa đồng bộ, có lĩnh vực chưa có những quy định cần thiết. Và nhất là các văn bản còn mang tính chung chung là nhiều, gây khó khăn cho thực hiên công việc. Chính vì vậy, trong thời gian tới đây, nhà nước cần nhanh chóng hoàn thiện môi trường pháp lý, đảm bảo tính thống nhất, đầy đủ của các văn bản tài chính. Ngoài các chính sách hỗ trợ cho Ngân hàng trên, nhà nước cùng Bộ tài chính cũng hoàn thiện chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các văn bản tiêu chuẩn hoá các báo cáo của doanh nghiệp. Việc này tạo cơ sở cho thực hiện công tác tiêu chuẩn hoá các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, từ đó giúp Ngân hàng đễ dàng trong phân tích các báo cáo này. Vấn đề thông tin cũng đóng vâi trò quan trọng. Nhà nước không thể không quan tâm tới vấn đề này. Các Ngân hàng thực hiên kinh doanh nên việc bỏ thêm chi phí cho công tác thu thập thông tin là rất hạn chế,cho nên nhà nước mà cụ thể là NHNN có hệ thống cung cấp thông tin tốt cho hệ thống Ngân hàng nói riêng và hệ thống doanh nghiệp nói chung. 3.2. Kiến nghị với NHNN: NHNN chịu trách nhiệm trong lĩnh vực Ngân hàng – Tài chính, các văn bản hướng dẫn về thực hiện thẩm định dự án đầu tư là do NHNN phụ trách. Tăng cường công tác cung cấp thông tin tài liệu cho các NHTM. Ngày càng phải nâng cao vai trò điều phối thông tin của trung tâm CIC. NHNN cũng cần phải có những biện pháp tích cực buộc các Ngân hàng thương mại có sự trao đổi thông tin cũng như có sự hợp tác giúp đỡ trong công tác thẩm định dự án đầu tư. 3.3. Kiến nghị với ngân hàng công thương: Thị trường ngoài của ngân hàng là khá lớn, vì vậy cần có sự đầu tư nhiều hơn nữa trong, nhất là việc tăng cường cơ sở vật chất của chi nhánh. Hiện tại trang thiết bị máy móc của chi nhánh một phần đã lỗi thời đòi hỏi có sự thay thế và nâng cấp lên mới đáp ứng được yêu cầu trong tương lai. Kết luận Chất lượng thẩm định dự án đầu tư có vai trò quyết định tới chất lượng các khoản vay. Trong đó thẩm định tài chính dự án đầu tư lại là phần quan trọng nhất. Với sự phát triển kinh tế đất nước như hiện nay thì việc chuyển sáng cho vay theo dự án ngày càng trở thành tất yếu. Công tác thẩm định giúp cho các nhà Ngân hàng trả lời câu hỏi: dự án có hiệu quả không? Có nên cho vay không? Ngoài ra qua việc thẩm định dự án, Ngân hàng có thể chỉ ra những thiếu sót của dự án từ đó yêu cầu chủ đầu tư có những điều chỉnh thích hợp để trách việc bỏ qua những cơ hội tốt cho kinh doanh. Việc thẩm định cũng giúp cho việc loại bỏ những dự án không hiệu quả gây mất vốn của Ngân hàng cũng như ngân sách nhà nước. Trong thời gian qua, Sở giao dịch I- ngân hàng công thương việt nam với mục tiêu mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của mình đã và đang thực thi các biện pháp hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư. Việc tiến hành thực thi các giải pháp này rất khó khăn và cũng cần nhiều thời gian. Đề tài của bản chuyên đề có ý nghĩa rất lớn nhưng không phải là không phức tạp. Với trình độ và thời gian hạn chế, trong bài viết không tránh khỏi những sai sót. Tuy nhiên, em hy vọng rằng các giải pháp và kiến nghị trong bài viết sẽ đóng góp phần nào để nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Sở giao dịch I ngân hàng công thương việt nam. Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn của TS. Đàm Văn Huệ và các cán bộ tín dụng tại sở giao dịch I nói chung và của phòng khách hàng số I nói riêng đã giúp em hoàn thành bản chuyên đề này. Tài liệu tham khảo Giáo trình lập và quản lý dự án đầu tư, Nguyễn Ngọc Mai, Khoa Đầutư, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 1998. Giáo trình tài chính doanh nghiệp, Tiến sĩ Lưu Thị Hương, Khoa NH-TC, Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2002. Quản trị và nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, Peter Rose, tái bản lần thứ tư. Thẩm định dự án đầu tư, Vũ Công Tuấn, Tp. Hồ Chí Minh. Quy trình nghiệp vụ tín dụng, ngân hàng công thương việt nam Báo cáo hoạt động kinh doanh Sở giao dịch I-ngân hàng công thương việt nam năm 2000, 2001, 2002, 2003. Mục lục Lời nói đầu 1

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0339.doc
Tài liệu liên quan