Luận văn Giải pháp hoàn thiện thị trường thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Nó không chỉ cung cấp cho người sử dụng nhiều tiện ích, mang lại lợi nhuận cho khách hàng mà còn giảm chi phí giao dịch cho nền kinh tế. Điều đó khiến cho thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến ở khắp các quốc gia trên thế giới. Mặc dù hiện nay sự phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta không vì thế mà phủ nhận nó, mà ngược lại nên khách quan nhìn nhận rằng thanh toán thẻ là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong tương lai không xa, chắc chắn thẻ tín dụng sẽ đi vào đời sống và sẽ trở thành thói quen trong chi tiêu của mọi người. Thẻ tín dụng sẽ góp phần làm cho phương thức thanh toán của chúng ta trở nên văn minh hơn.

doc57 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1351 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện thị trường thẻ tín dụng tại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cho thẻ tín dụng. Nước Pháp dự tính, trong một vài năm tới tỷ trọng thanh toán séc và thẻ sẽ ngang nhau và tới năm 2020, thanh toán bằng thẻ sẽ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu thanh toán. Về mặt pháp lý, tuy ở pháp không có luật về thanh toán thẻ nhưng có các quy ước về thanh toán thẻ, các nguyên tắc về phát hành, sử dụng thẻ, quy trình nghiệp vụ và các chế tài chi tội làm thẻ giả và sử dụng thẻ bất hợp pháp. d.Thị trường thẻ tín dụng ở khu vực Châu á- Thái Bình Dương: Châu á - Thái Bình Dương là một khu vực năng động nhất trên thế giới. Hầu hết các nước trong khu vực là các nước đang phát triển. Chính vì vậy, đây được coi là một thị trường đầy tiềm năng đối với tất cả các loại hình dịch vụ ngân hàng. Khó khăn lớn nhất khi kinh doanh thẻ ở những quốc gia thuộc khu vực này là chưa có một bộ luật riêng điều chỉnh các hoạt động có liên quan đến thẻ. Điều đó gây sự chồng chéo trong vận dụng các bộ luật khi có tranh chấp phát sinh, thêm vào đó là môi trường đầu tư chưa hoàn toàn ổn định sau ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực. Tuy vậy, theo dự báo, trong vòng năm năm nữa, Mỹ sẽ là thị trường dẫn đầu thế giới về doanh số giao dịch thẻ, Châu Âu đứng hàng thứ hai và khu vực Châu á Thái Bình Dương đứng hàng thứ 3. Sẽ có sự chuyển dịch tỷ trọng của thị trường. Tỷ trọng của khu vực Châu á - Thái Bình Dương ngày càng tăng và ngày càng có triển vọng là một thị trường phát triển. Có thể khẳng định rằng thị trường thẻ khu vực Châu á - Thái Bình Dương sẽ là một thị trường đứng đầu thế giới trong tương lai. Chương II Thực trạng công tác phát hành và kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng ngoại thương việt nam. I - Vài nét về Vietcombank và thị trường thẻ tín dụng Việt Nam 1.Lịch sử hình thành và tình hình kinh doanh của VCB : Kể từ ngày thành lập 1/4/1963 ngân hàng Ngoại thương Việt Nam luôn được biết đến là ngân hàng thương mại uy tín và hoạt đông hiệu quả nhất. Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tài trợ đầu tư và trung gian thanh toán cho các giao dịch của nền kinh tế . Trong giai đoạn đổi mới của đất nước, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã có những bước tiến vững chắc : phát triển các chi nhánh tại tất cả các thành phố chính, hải cảng quan trọng và trung tâm thương mại phát triển, duy trì quan hệ đại lý với hơn 1000 ngân hàng tại 85 nước trên thế giới, trang bị hệ thống máy tính hiện đại nối mạng SWIET quốc tế. Đội ngũ cán bộ nhiệt tình, được đào tạo lành nghề . Đó là chìa khoá và động lực chính cho sự phát triển vững chắc, cung cấp dịch vụ chất lượng cao, giữ chữ tín với đông đảo bạn hàng trong và ngoài nước. Hệ thống ngân hàng Ngoại thương Việt nam có 23 chi nhánh ở hầu hết các thành phố và trung tâm buôn bán của cả nước, đảm bảo sự nhịp nhàng trong thanh toán thương mại và giao dịch xuất nhập khẩu. Ngoài ra ngân hàng còn có ba văn phòng đại diện ở liên bang Nga, Cộng hoà Pháp và Singapore, liên doanh với 3 đơn vị nước ngoài Hàn quốc, Nhật Bản và Singapore. Những thành quả của ngân hàng Ngoại thương đã được ghi nhận qua việc tạp chí Asian Money - Tạp chí tiền tệ uy tín nhất ở Đông nam á - bình chọn là ngân hàng hạng nhất của Việt Nam năm 95 và được nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp hạng đăc biệt. Trong một vài năm qua, bên cạnh những thuận lợi cơ bản, VCB đang đứng trước những khó khăn lớn. Đó là môi trường kinh tế vĩ mô nổi lên những vấn đề làm ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và Vietcombank nói riêng như tốc độ tăng trưởng kinh tế chững lại, tình hình thiểu phát xuất hiện..., thêm vào đó là cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, ảnh hưởng của nó là tác động trực tiếp đến hoạt động ngoại hối của ngân hàng Ngoại thương. Trong bối cảnh như vậy, ngân hàng Ngoại thương đã có nhiều nỗ lực vượt qua khó khăn để đứng vững và hoàn thành các mục tiêu đã đề ra. * Nguồn vốn: Trong năm 1999, tổng nguồn vốn của NHNT tăng trưởng liên tục và đạt 46272 tỷ VNĐ tại thời điểm 31/12/99, tăng 31,7 % so với cuối năm trước. Nếu loại trừ yếu tố tỷ giá thì tổng nguồn vốn tăng 24,7%, vượt chỉ tiêu kế hoạch ( 15% đề ra từ đâù năm). Bảng 1: Số liệu tổng nguồn vốn năm 98, 99 của NHNT Đơn vị : tỷ VNĐ, triệu USD Tỷ giá: USD/VND =14016 (12/99 ); 12985 (12/98 ) Chỉ tiêu 31.12.98 31.12.99 Tăng Số dư Tỷ trọng (%) Số dư Tỷ trọng (%) Giảm 1.VNĐ 11 456 32.6 13 154 28.4 14.8 2.Ngoại tệ 1 824 2 363 29.5 Ng.tệ quy VNĐ 23 687 67.4 33 118 71.6 TÔNG(QUY VNĐ) 35 143 100 46 272 100 31.7 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác năm 98, 99 của NHNT ) - Nguồn vốn ngoại tệ đạt 2 363 triệu USD (tương đương 33 118 tỷ VNĐ), chiếm 71,6% tổng nguồn vốn, tăng 29,5% so với cuối năm trước; - Nguồn vốn VNĐ đạt 13 154 tỷ đồng, chiếm 28,4% tổng nguồn vốn, tăng 14,8%. So với 31/12/98 cơ cấu nguồn vốn ngoại tệ và VNĐ trong tổng nguồn vốn thay đổi như sau : tỷ trọng vốn ngoại tệ tăng từ 67,4% lên đến 71,6% ; ngược lại tỷ trọng vốn VNĐ giảm từ 32,6% xuồng còn 28,4%. Theo số liệu về nguồn vốn có thể thấy nguồn vốn bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng lớn ( (71,6%) trong tổng nguồn vốn của ngân hàng Ngoại thương. Điều đó chứng tỏ chính sách huy động vốn ngoại tệ của VCB rất hiệu quả trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt. Vietcombank không còn thế độc quyền trong kinh doanh ngoại tệ, ngoài các ngân hàng trong nước còn có cả các ngân hàng nước ngoài vốn rất giàu kinh nghiệm và có ưu thế vượt trội về kỹ thuật nghiệp vụ và công cụ thanh toán. Công tác huy động vốn trong dân cư cũng được ngân hàng chú trọng vì đây là nguồn vốn có chi phí rẻ nên việc tăng tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn sẽ làm giảm tương đối chi phí vốn huy động. Năm 99 nguồn huy động tiết kiệm từ dân cư đạt 13 595 tăng 34,2% so với năm ngoái. * Hoạt động tín dụng: Công tác tín dụng luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của VCB. Trong thời kỳ bao cấp, hoạt động tín dụng và đầu tư của VCB được thực hiện theo kế hoạch nhà nước. Khách hàng vay vốn chủ yếu là các doanh nghiệp chuyên doanh xuất nhập khẩu hàng hoá hoặc thực hiện theo yêu cầu của chính phủ. Hoạt động cho vay của ngâh hàng lúc đó còn mang nặng tính bao cấp. Bước sang thời kỳ đổi mới, VCB từng bước đổi mới hoạt động tín dụng của mình . Các hình thức sử dụng vốn được đa dạng hoá nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển mới của nền kinh tế. Ngoài các hình thức cho vay thông thường, Vietcombank còn thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính (leasing), mua trái phiếu Kho bạc, góp cổ phần liên doanh.... Vốn tín dụng đã được VCB đầu tư cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau: từ sản xuất đến thương mại, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng. Vốn tín dụng của VCB chủ yếu đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn, các tổng công ty lớn của nhà nước, các lĩnh vực liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, các dự án và các vùng được nhà nước ưu tiên, khuyến khích phát triển như: dầu khí, đường dây tải điện 500KV, hiện đại hoá ngành bưu chính viễn thông, xuất khẩu lương thực, lâm hải sản.... Cụ thể trong năm 99 : đến cuối tháng 12 tổng dư nợ cho vay trực tiếp đạt 11 498 tỷ, tăng 0,8% so với cuối năm ngoái. Doanh số cho vay và thu nợ đều tăng so với năm 98. Doanh số cho vay năm 99 đạt 28 395 tỷ quy VNĐ, tăng 9,8% . Doanh số thu nợ đạt 27831 tỷ quy VNĐ, tăng 7,0%. Đặc biệt cho vay trung dài hạn có tốc độ tăng cao cả về doanh số cho vay lẫn thu nợ. Doanh số cho vay trung dài hạn đạt 1385 tỷ VNĐ, tăng 30%. Doanh số thu nợ trung dài hạn là 180 tỷ, tăng 123%. * Hoạt động bảo lãnh: Ngay từ khi mới thành lập, ngân hàng Ngoại thương đã chủ trương phát triển nghiệp vụ này. Hàng năm doanh số bảo lãnh nhập khẩu luôn ổn định ở mức vài tỷ USD.Đặc biệt, trong những năm 90, khi nền kinh tế còn hết sức khó khăn, Vietcom bank đã bảo lãnh cho các doanh nghiệp nhập tư liệu sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu thông qua hình thức L/C trả chậm với khối lượng rất lớn, tạo điều kiện cho công cuộc ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Trong năm 99, dư nợ bảo lãnh nước ngoài chỉ còn 75,95 triệu USD, giảm 20,42 triệu tức là giảm 21% so với năm 98. Dư nợ bảo lãnh trong nước đạt 7 triệu USD và 110 tỷ đồng. Bảng 2: Số liệu công tác bảo lãnh của NHNT Đơn vị : triệu USD Chỉ tiêu Dư nợ Bảo lãnh Quá hạn 31/12/98 31/12/99 +/- % 31/12/98 31/12/99 +/- % Tổng số 96.37 75.95 -21 41.60 28.90 -31 -L/Ctrả chậm 68.15 49.60 -27 37.24 23.95 -36 -Thư bảo lãnh 28.22 26.35 -7 4.36 4.95 + 14 (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác 98, 99 của NHNT) * Hoạt động thanh toán quốc tế: Thanh toán quốc tế là một trong những nghiệp vụ truyền thống và cũng là điểm mạnh của VCB. Thông qua các quan hệ đối ngoại và thanh toán quốc tế, Vietcombank đã phục vụ tốt các mục tiêu kinh tế đặt ra trong từng giai đoạn phát triển cụ thể cuả đất nước. Trong những năm gần đây, mặc dù có ngày càng nhiều ngân hàng trong nước và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tham gia thanh toán quốc tế nhưng giá trị thanh toán xuất nhập khẩu của Vietcombank hàng năm vẫn tăng ổn định. Cụ thể đến cuối năm 99 tổng kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu qua ngân hàng Ngoại thương đạt 6 577 triệu USD, chiếm 28% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, tăng 580 triệu USD so với năm 1998.Trong đó: doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 3 242 triệu USD tăng 28%, chiếm 28% kim ngạch xuất khẩu của cả nước.; doanh số thanh toán nhập khẩu đạt 1335 triệu USD, chiếm 29% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. * Hoạt động kinh doanh ngoại tệ: Kinh doanh ngoại tệ là nghiệp vụ mang tính đặc trưng của một ngân hàng chuyên đối ngoại như VCB. Với một mạng lưới kinh doanh ngoại tệ được tổ chức tốt và một đội ngũ nhân viên tinh thông nghiệp vụ, VCB luôn thu được những kết quả khả quan trong lĩnh vực này. Bảng 3: Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của NHNT (31/12/99) Đơn vị : triệu USD chỉ TIÊU 1998 1999 +/- % 1.Kinh doanh ngoại tệ trong nước Doanh số mua vào +NHNN&TCTD +Doanh nghiệp & cá nhân Doanh số bán ra +NHNN & TCTD +Doanh nghiệp & cá nhân 2 244 257 1 987 2 301 79 2 222 2 995 159 2 836 3 026 787 2 239 +34 -38 -43 +32 +896 +1 2.Kinh doanh ngoại tệ nước ngoài a-Doanh số mua vào b-Doanh số bán ra 1 836 1 830 2 659 2 650 +45 +45 (Nguồn : Báo cáo tổng kết công tác năm 98, 99 của NHNT ) + Hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong nước: doanh số mua vào và bán ra tương ứng đạt 2 295 triệu USD và 3 026 triệu USD , tăng 34% và 32% so với năm 98. Doanh số mua ngoại tệ từ các khu vực doanh nghiệp và cá nhân lại có xu hướng tăng mạnh hơn với tốc độ tăng 43%, từ 1987 triệu USD năm 1998 lên 2 836 triệu USD. Kết quả này có được là do giá trị xuất khẩu tăng mạnh. Trong năm 99, lượng ngoại tệ bán trên thị trường liên ngân hàng lớn gấp 10 lần so với năm 98, đạt 787 triệu USD. +Hoạt động kinh doanh ngoại tệ nước ngoài: doanh số mua vào và bán ra đạt tốc độ tăng trưởng cao ở mức 45%. Tiếp tục thực hiện định hướng phát triển 10 năm của ngân hàng Ngoại thương theo phương châm “ An toàn – Hiệu quả - Phát triển “, căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Nhà nước. Năm 2000 ngân hàng Ngoại Thương đã đặt ra các chỉ tiêu kinh doanh chính của năm 2000 : 1.Tăng trưởng nguồn vốn : 20% 2.Tăng trưởng dư nợ tín dụng : 15% 3.Tỷ lệ nợ quá hạn/ tổng dư nợ : dưới 4% 4.Thị phần thanh toán xuất nhập khẩu: giữ mức 28% 2.Quá trình hình thành và phát triển thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam: Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán không dùng tiền mặt được lưu hành trên thế giới và rất phổ biến ở những nước phát triển ngay từ những năm 70. Thị trường thẻ Việt Nam chỉ biết đến thẻ tín dụng khi năm 90, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam tiến hành nghiệp vụ thanh toán thẻ tín dụng quốc tế với vai trò ngân hàng đại lý thanh toán cho các ngân hàng và tổ chức tài chính nước ngoài. Giai đoạn đầu, Vietcombank với các ưu thế về uy tín quốc tế và kinh nghiệm hoạt động trong thanh toán thương maị xuất nhập khâủ là ngân hàng Việt Nam duy nhất cung cấp dịch vụ về thẻ. Những lợi ích thiết thực và lợi nhuận kinh doanh từ hoạt động kinh doanh thẻ đã thu hút các ngân hàng khác tham gia. Do vậy việc chia sẻ thị trường là không thể tránh khỏi. Các ngân hàng đều chọn hướng đi giống nhau đó là: thí điểm làm đại lý thanh toán cho các ngân hàng nước ngoài, sau đó mới trực tiếp phát hành thẻ. Hình thức này đã đem lại một mức hoa hồng chắc chắn, kinh doanh và sự thận trọng kinh doanh cần thiết. Năm 1993, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam phát hành thẻ ngân hàng đầu tiên, đưa công nghệ thẻ thông minh, là một trong những công nghệ hiện đại nhất thế giới, vào thị truờng Việt Nam. Tháng 4 năm 1995, cùng với ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, 3 ngân hàng thương mại khác ở Việt Nam: ngân hàng á Châu, First Vinabank, ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ Quốc tế Mastercard. Đến tháng 8 năm 1996, ngân hàng Ngoại thương VN chính thức đứng trong tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA. Tiếp theo sau đó là ngân hàng á Châu, ngân hàng Công thương VN và ngân hàng Sài Gòn công thương lần lượt trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ tín dụng quốc tế VISA. Vào cuối năm1997, loại thẻ tín dụng quốc tế thứ 2 – thẻ Visa đã được phát hành tại Việt Nam. Thị trường thẻ càng trở nên sôi động khi càng nhiều ngân hàng tham gia, ngoài các ngân hàng thương mại Việt Nam, còn có khoảng 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam như UOB, Hongkongbank...Đây đều là những ngân hàng có kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán và phát hành các loại thẻ ngân hàng, bởi vậy tạo ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc cạnh tranh. Vào tháng 8 năm 1996, Hội các ngân hàng thanh toán thẻ ở Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động với 4 thành viên là Vietcombank, ACB, EXIMBANKvà FIRST VINABANK nhằm tạo thống nhất trong hoạt động kinh doanh thẻ trên lãnh thổ Việt Nam, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh. 3.Đặc điểm thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam : Thị trường thẻ tín dụng ở Việt Nam là thị ttrường phụ thuộc chặt chẽ vào lượng thương nhân và khách du lịch vào Việt Nam . Từ năm 91 đến năm 96, tốc độ phát triển thanh toán thẻ trung bình khoảng 200% / năm. Nhưng từ năm 97 do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong khu vực đã làm giảm số lượng khách nước ngoài vào Việt Nam ( chín tháng cuối năm 1997 giảm 11% so với cùng kỳ 1996, chín tháng đầu năm 1998 vẫn tiếp tục giảm ) kéo theo doanh thu thẻ bị giảm. Môi trường pháp lý chưa được hoàn thiện vì chưa có một văn bản pháp qui chính thức nào ngoài qui định số 74/UD - nhà nước ngày 10/4/1993 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước về thể lệ tam thời phát hành sử dụng thẻ thanh toán. Mức phí và lãi áp dụng còn nhiều bất cập. Bên cạnh những khó khăn thị trường thẻ tín dụng Việt Nam còn có nhiều triển vọng mới : Mạng lưới các cơ sở chấp nhận thẻ ngày càng được mở rộng. Ngoài các loại hình cơ sở truyền thống như khách sạn, nhà hàng, siêu thị, các cửa hàng bán lẻ cũng tham gia mạng lưới cơ sở chấp nhận thẻ. Đến tháng 9/98 tổng số các đơn vị thanh toán thẻ trên toàn quốc đạt khoảng 3500 đơn vị, tăng 75%. Việc đầu tư công nghệ, thực hiện tự động hoá qui trình chấp nhận và thanh toán thẻ được quan tâm. Hiện nay khoảng 70% giao dịch thẻ được xử lý tự động thông qua các thiết bị EDC, CAT . II Thực trạng kinh doanh thẻ ở Vietcom bank : 1.Vietcombank - ngân hàng đi đầu trong việc thanh toán và phát hành thẻ tín dụng: Kinh doanh thẻ ngân hàng là một lĩnh vực hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam. Vietcombank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai nghiệp vụ thanh toán thẻ (từ năm 1990 ) và phát hành thẻ tín dụng quốc tế ( Vietcom bank chính thức phát hành thẻ Master vào tháng 8/1996) . Bởi vậy Vietcom bank đã có ưu thế của người đến trước trong việc chiếm lĩnh thị trường còn hết sức mới mẻ. Trong suốt 5 năm ( từ năm 90 đến 94 ) Vietcom bank luôn chiếm vị trí độc tôn trong hoạt động thanh toán thẻ tín dụng tín dụng quốc tế ở Việt Nam. Từ năm 1995 khi có các ngân hàng khác cùng tham gia vào thị trường thẻ, thị phần chiếm giữ thị trường của Vietcom bank đã giảm dần qua các năm. Năm 1996 Vietcom bank chiếm 75% thị phần, năm 97 tỷ lệ đó giảm còn 62% năm 98 chiếm 50% và năm 99 còn 48%. Điều đó không phải là sự suy giảm hoạt động kinh doanh mà chỉ thuần tuý là do sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường thẻ . Bên cạnh đó Vietcom bank còn là ngân hàng Việt nam đầu tiên mạnh dạn đưa máy ATM vào hoạt động trong điều kiện viễn thông chưa ổn định, trình độ dân trí về sản phẩm này còn hạn chế .., điều này đã chứng minh vai trò tiên phong của ngân hàng Ngoại thương Việt nam trong việc đổi mới công nghệ, giúp cho việc mở rộng và phát triển kinh doanh thẻ trong những năm tới. 2.Hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietcombank : 2.1 Một số quy định về thẻ tín dụng Vietcombank: Thẻ tín dụng do VCB phát hành là thẻ tín dụng quốc tế (VCB Mastercard và VCB Visacard) lưu hành trên phạm vi toàn cầu. Thẻ tín dụng được phát hành trên cơ sở bằng đồng Việt nam, sử dụng để thanh toán hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng và để rút tiền mặt tại máy ATM hoặc các ngân hàng đại lý. Trong trường hợp sử dụng thẻ thanh toán ở nước ngoài, Tổ chức thẻ sẽ chuyển đổi sang USD theo tỷ giá thị trường do Tổ chức thẻ quốc tế công bố và báo nợ cho ngân hàng ngoại thương(NHPH). NHNT sẽ quy đổi số tiền đó ra VND theo tỷ giá trung bình giữa giá mua và giá bán do NHNT VN công bố vào ngày ghi nợ tài khoản thẻ.Trường hợp CSCNT tính giá hàng hoá dịch vụ bằng ngoại tệ thì NHNT cũng quy đổi ngoại tệ đó ra VND theo tỷ giá trung bình giữa giá mua và giá bán do NHNT công bố vào nhày ghi nợ tài khoản thẻ. *Đối tượng sử dụng thẻ: +Cá nhân người Việt nam và người nước ngoài làm việc ở Việt nam được các tổ chức nơi cá nhân công tác đứng ra yêu cầu ngân hàng cho cá nhân sử dụng thẻ với trách nhiệm thanh toán của chính tổ chức đó. Các tổ chức đứng ra yêu cầu ngân hàng cho sử dụng thẻ có thể có tài khoản hoặc không có tài khoản ở VCB, tuỳ thuộc vào uy tín của tổ chức đó và do giám đốc chi nhánh quyết định. +Người Việt nam có thu nhập cao, ổn định và có địa chỉ nơi ở, công tác rõ ràng, chấp nhận mở tài khoản ở VCB và được cơ quan hàng tháng chuyển lương thẳng vào tài khoản . +Người Việt nam có tài khoản cá nhân, tiền gửi tiết kiệm tại VCB, dùng làm ký quỹ hoặc có tài sản thể chấp cho VCB theo chế độ tín dụng thẻ. +Các cá nhân người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt nam thuộc các văn phòng tổ chức quốc tế, cơ quan ngoại giao, thương mại, các công ty có vốn nước ngoài chấp nhận mở tài khoản cá nhân tại VCB, có thời gian làm việc còn lại ở Việt nam không dưới 2 năm, có nguồn thu nhập ổn định. *Phạm vi sử dụng thẻ : +Thanh toán hàng hoá và dịch vụ tại các cơ sở chấp nhận thẻ trong và ngoài nước. +ứng tiền mặt tại các quầy, phòng giao dịch của VCB, cũng như tại các ngân hàng đại lý thanh toán của VCB. +Hưởng một số dịch vụ do VCB cung cấp: <ứng tiền mặt từ máy ATM của VCB cũng như của các ngân hàng khác ở trong và ngoài nước. <Xem số dư tài khoản và các thông tin khác liên quan đến tài khoản của chủ thẻ. <Giao dịch điện thoại, thanh toán chuyển khoản. 2.2Kết quả hoạt động thanh toán và phát hành thẻ tín dụng : Là ngân hàng đầu tiên cung ứng dịch vụ thẻ hiện Vietcombank có thị phần kinh doanh thẻ tín dụng lớn nhất, đến cuối năm 98 nó vẫn chiếm 50% doanh số. Tuy nhiên cũng như các ngân hàng khác, vì kinh doanh thẻ tại Vietcombank lệ thuộc nặng nề vào dòng khách nước ngoài. Khi lượng khách quốc tế giảm, kéo theo doanh số thanh toán thẻ tín dụng cũng giảm theo. Hơn nữa giữa môi trường cạnh tranh gay gắt Vietcombank khó có thể duy trì vị trí “ độc tôn “ của mình trên thị trường thẻ Việt Nam. Hiện nay, VCB đang thực hiện thanh toán 4 loại thẻ là: Visa, Mastercard, American express, JCB Từ chỗ chiếm 100% thị phần thanh toán thẻ tín dụng đến năm 1997 Vietcom bank chỉ còn 35% thị phần thanh toán thẻ Master Card và 55% thị phần thanh toán thẻ Visa card, doanh số thanh toán năm 97 của Vietcombank giảm 23% so với năm 96, sang năm 98 doanh số tiếp tục giảm 21% so với năm 97. Năm 99 tình hình khả quan hơn, doanh số thanh toán thẻ chỉ giảm 7% so với năm 98 chủ yếu do các ngành dịch vụ du lịch, dịch vụ ăn uống giảm mạnh, doanh số thanh toán thẻ JCB giảm mạnh vì JCB đã ký hợp đồng với một số ngân hàng khác tại Việt nam . Bảng 4 : Doanh số thanh toán thẻ tín dụng quốc tế từ năm 1991 - quý 1 năm 2000 Đơn vị : triệu USD Loại thẻ 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 Q1/ 2000 VISA 65588 11012 18.686 39.287 55.761 55.299 38.702 32.8 34 8,9 Mastecard 1.2 4.031 8.368 17444 24.321 26.204 19.144 14.5 15 3,8 JCB 0.1 0.5 0.847 1.718 3.265 4.0 2.598 1.8 24.5 3,9 AMEX 19.438 38.921 41.000 35.944. 27 1.1 0,4 Tổng 7.858 15543 27.901 77.884 112.268 126.503 96.115 76.3 74,6 17,0 ( Nguồn : Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán thẻ tín dụng của VCB ) Từ số liệu của bảng trên ta có được đồ thị biểu hiện giá trị thanh toán thẻ tín dụng quốc tế qua các năm : Sơ đồ 3: giá trị thanh toán thẻ tín dụng quốc tế qua các năm Đơn vị: triệu USD 140 120 100 80 60 40 20 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động thanh toán thẻ tín dụng của VCB) a. Hoạt động thanh toán thẻ : Từ năm 1991 đến năm 1996 tốc độ tăng bình quân của doanh số thanh toán thẻ tín dụng là 250%/ năm. Đặc biệt năm 1996, doanh số thanh toán cao nhất là 129 triệu, càng về sau doanh số thanh toán càng giảm, đột biến nhất là năm 1997, giảm tới 23% so với năm 1996, đây là kết quả của ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế. Tuy vậy, từ năm 98 đến năm 99 tỷ lệ giảm chỉ còn là 7% do nền kinh tế trong khu vực đã được khôi phục, ngày càng có các nhà đầu tư đến Việt nam để tìm cơ hội đầu tư. Với sự nỗ lực của Vietcom bank thì trong những năm tới doanh số thẻ tín dụng sẽ tăng cao. b. Hoạt động phát hành thẻ : Trên thực tế mảng thị trường phát hành thẻ không mang lại lợi nhuận đáng kể cho Vietcombank nhưng đây là thị trường tiềm năng trong tương lai. Theo số liệu cuả trung tâm thẻ Vietcom bank trong năm 1999, số thẻ tín dụng phát hành là 1370 thẻ, trong đó: - Thẻ VCB Master Card 650 thẻ - Thẻ VCB Visa Card 720 thẻ Tốc độ phát hành thẻ rất chậm chạp qua các năm không hoàn toàn tương xứng với tiềm năng phát triển. Tổng dư nợ của 2 loại thẻ này là 75 tỷ đồng, trong đó ( VCB Master Card chiếm 2,9 tỷ đồng , VCB Visa Card chiếm 36 tỷ đồng.) Bảng 5: Số liệu phát hành , sử dụng thẻ tín dụng quốc tế Đơn vị : tỷ đồng STT Loại thẻ Số lượng phát hành năm 99 (thẻ) Số tiền sử dụng năm 99 Số lượng phát hành Q1 / 2000 Số tiền sử dụng Q1/ 2000 1 VCB Master card 650 29 65 7,3 2 VCB Visa card 720 36 248 8,3 3 Tổng 1370 75 898 15,6 ( Nguồn: Số liệu của Trung tâm thẻ Vietcombank ) Sự chênh lệch giữa hoạt động thanh toán và hoạt động phát hành thẻ là do khách quốc tế sử dụng thẻ tín dụng do các ngân hàng nước ngoài phát hành vào Việt nam để thực hiện các giao dịch. Còn các thẻ tíndụng do VCB phát hành chủ thẻ được sử dụng ở nước ngoài ( 84 - 87 % doanh số sử dụng thẻ ).Đây là một bất cập trong hoạt động phát hành thẻ của VCB và các ngân hàng khác. 3.Đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng của VCB : 3.1.Những kết quả đạt được: Là ngân hàng đi đầu trong việc phát hành và thanh toán thẻ tín dụng ở Việt nam, Vietcombank ngày càng khẳng định vị trí của mình. Mặc dù việc kinh doanh thẻ của VCB trong những năm gần đây gặp khó khăn bởi ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực làm doanh số thanh toán thẻ giảm nhưng nhờ kinh nghiệm và sự nỗ lực của mình, VCB vẫn giữ vững vị trí đi đầu trong các ngân hàng tham gia phát hành và thanh toán thẻ. Số lượng các cơ sở chấp nhận thẻ của VCB tăng tương đối qua các năm.Năm 91, số cơ sở chấp nhận thẻ của VCB là 255, đến nay đã lên tới 2275 cơ sở, con số này tuy không đủ đánh giá hết hiệu quả công tác thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của VCB nhưng cũng đủ để thấy được sự cố gắng rất lớn của VCB trong lĩnh vực Makerting thẻ. 3.2.Những khó khăn gặp phải : a. Tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong nền kinh tế : Theo nhận xét và đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài, Việt nam là một quốc gia đang sử dụng quá nhiều tiền mặt. Điều này có thể thấy rõ trong hệ thống ngân hàng có tới 13% trên tổng số nhân viên làm các công việc thu nhận, kiểm đếm, thu nhận tiền mặt .... Thói quen dùng tiền mặt đã bén rễ quá lâu trong cộng đồng người Việt Nam gần như coi tiền mặt là phương tiện không thể thay thế. Vì vậy rất khó tạo ra một bước nhảy vọt lớn nào nếu người dân chưa quen với một phương tiện thanh toán mới cho dù nó có tiện ích đến đâu. Xét về mặt chỉ tiêu cá nhân, chưa có một công cụ thanh toán không dùng tiền mặt nào thâm nhập vào đời sống. Người dân vẫn còn rất xa lạ với các giao dịch với ngân hàng và các dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Bởi vậy số người dân có tài khoản tại các ngân hàng còn rất ít, mọi khoản thu nhập gồm lương, thưởng hàng tháng đều được trả bằng tiền mặt, trong khi đó phát hành thẻ tín dụng lại căn cứ rất nhiều vào tài khoản cá nhân và thu nhập thực tế của khách hàng. Đây là một khó khăn không thể khắc phục một sớm một chiều mặc dù nó có thể được cải thiện bằng nỗ lực Maketing của các ngân hàng. b. Cơ sở kỹ thuật và công nghệ : Việc phát triển loại hình thẻ dịch vụ thẻ tín dụng đòi hỏi phải có hệ thống thiết bị và công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế từ công đoạn sản xuất thẻ đến quy trình thanh toán đều phải đầu tư hệ thống máy móc kiểm tra như ECD, POS, máy rút tiền tự động ( ATM). Khoản chi này khiến tiền lợi nhuận thu được từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tín dụng không đủ bù đắp. Điểm yếu này càng khiến cho VCB khó khăn trong việc cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài có đủ khả năng về tài chính cũng như kinh nghiệm .Ví dụ như giữa năm 96, khi mới bắt đầu kinh doanh, UOB đã trang bị máy ECD cho các điểm tiếp nhận thẻ. Họ đã kéo được nhiều CSCNT của Vietcom bank về với họ như : OMINI Hotel, Sài gòn Star Hotel, Century Hotel. c. Sự bất cập trong tính phí và lãi : Một sản phẩm mới, bản thân nó đã chứa đựng nhiều yếu tố cạnh tranh. Sản phẩm có chất lượng với giá cả hợp lý sẽ có sức phổ cập lớn. Ngược lại dù sản phẩm có tiện ích đến đâu nhưng mức giá vượt quá mức đánh giá của thị trường thì sẽ không thể tiêu thụ được. Thẻ tín dụng là một sản phẩm mới, bởi vậy việc xác định một mức phí và lãi hợp lý trong điều kiện người tiêu dùng chưa biết gì về nó là điều rất khó khăn. Hiện nay mức tính phí và lãi của VCB bị khách hàng đánh giá là quá cao . Phí rút tiền tại phòng thẻ sỏ giao dịch VCB là 4% cho mỗi giao dịch phát sinh . Chưa kể đến nếu thẻ tín dụng quốc tế do VCB phát hành được sử dụng để rút tiền ở một ngân hàng không phải VCB, chủ thẻ còn phải trả thêm lệ phí 3% cho ngân hàng thanh toán. Như thế nếu một khách hàng của VCB sử dụng thẻ để rút tiền ỡ nước ngoài , khoản phí phải chịu lên tới 7% cho mỗi giao dịch . Với các giao dịch hàng hoá dịch vụ tại các Merchant, về nguyên tắc khách hàng không phải chịu phí. Bù lại ngân hàng sẽ tính lãi cho phần doanh số phát sinh. Mức được áp dụng hiện nay là 1,2% và cao hơn mức lãi cho vay dài hạn. Mặc dù khách hàng sẽ được miễn lãi nếu thanh toán ngay do sao kê, nhưng do rất ít khách hàng thanh toán toàn bộ nên họ vẫn phải chịu lãi trên phần dư nợ còn lại. Hơn thế trong cơ chế thanh toán của thẻ tín dụng với phần dư nợ chậm thanh toán khách hàng sẻ phãi chịu một khoản phí 3% .Trường hợp khách hàng sử dụng thẻ quá hạn mức ngân hàng còn tính phí 8% cho số tiền quá hạn mức từ 01- 05 ngày , 10% cho thời hạn quá hạn mức từ 06 - 16 ngày và 15% cho thời hạn trên 15 ngày Tất cả các khoản phí trên đem lại cho Vietcombank một phần thu thoả đáng nhưng khi khách hàng chưa hiểu và chưa đánh giá hết tác dụng của việc sử dụng thẻ thì việc áp dụng mức phí và lãi trên sẽ tạo ra khó khăn trong công tác phát hành thẻ . d. Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện : Hiện nay chưa có đầy đủ hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động kinh doanh thẻ . Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển dịch vụ thẻ. Ngân hàng Nhà nước chưa có qui chế chung cho toàn bộ hệ thống nên đa số các văn bản đang áp dụng hiện nay có nhiều điểm chưa thống nhất và chưa phù hợp. Cho đến nay hoạt động thanh toán cho ngân hàng có một số văn bản pháp lý sau: * Nghị định 91/CP , ngày 25/11/1993 của Chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt * Nghị định 30/CP ngày 9/5/1996 của Chính phủ ban hành quy chế phát hành thanh toán séc * Thông tư 07/TT – NH, ngày 27/12/1996 của Ngân hàng nhà nước hướng dẫn thực hiện nghị định 30/CP * Điều 66 Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 1/10/1998 quy định về dịch vụ thanh toán *Quyết định 196/TTG , ngày 1/4/1997 của Thủ tướng chính phủ về việc sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán của ngân hàng. * Thể lệ mở ra sử dụng tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp tư nhân và cá nhân * Quyết định 74/QD - NH ngày 10/4/1993 của Thống đốc ngân hàng nhà nước ban hành thể lệ tạm thời phát hành sử dụng thẻ thanh toán Như vậy có thể thấy chưa có đầy đủ văn bản pháp lý quy định việc kinh doanh phát hành thẻ tín dụng . Điều này không những gây cho các ngân hàng kinh doanh dịch vụ thẻ rất nhiều khó khăn mà còn tạo ra những bất cập nẩy sinh giữa cơ chế phát hành, kinh doanh thẻ tín dụng quốc tế với các quy định quản lý hiện hành. Lớn nhất là sự bất cập với quy định quản lý ngoại hối. Thứ nhất:. Quy chế hiện hành không cho phép một cá nhân mang quá 7000 USD tức là khoảng 90 triệu VND ra nước ngoài. Tuy nhiên hầu hết các loại thẻ đều áp dụng chế độ tín dụng tuần hoàn tức là sau khi đã trả toàn bộ dư nợ cuối kỳ hạn mức tín dụng được sử dụng trên thẻ sẽ tự động lập lại như cũ. Chủ thẻ có thể yêu cầu nhiều loại thẻ hoặc sử dụng thẻ do nhiều ngân hàng phát hành . Như vậy số ngoại tệ thực tế sử dụng ở nước ngoài sẽ vượt quá số ngoại tệ được phép mang ra nước ngoài .Thứ hai: Việc rút tiền mặt và chi trả bằng USD của thẻ cũng tạo ra mâu thuẫn . Hiện nay trên thực tế các giao dịch thực hiện giữa ngân hàng phát hành với các cơ sở chấp nhận thẻ ở Việt Nam nhưng ngoài hệ thống ngân hàng mình đều được thực hiện bằng đô la Mỹ. Điều này là hoàn toàn không phù hợp với chế độ ngoại hối hiện hành . Cuối cùng việc hạch toán giữa chủ sử dụng thẻ và ngân hàng phát hành khi đến kỳ hạn đều được thực hiện đồng Việt Nam, bất kể trường hợp chủ sử dụng thẻ đã chi tiêu hay rút tiền mặt bằng đô la Mỹ hay tiền Việt nam. Như vậy là chủ sử dụng thẻ được tự do chuyển đổi từ đồng Việt nam ra ngoại tệ để phục vụ cho nhu cầu của mình mà không cần xin phép bất kỳ cơ quan nào. Đây là một trong những sơ hở và bất hợp lý của việc sử dụng và thanh toán thẻ quốc tế đối với các qui định về quản lý ngoại hối hiện hành. e. Rủi ro trong kinh doanh: Theo báo cáo của tổ chức Master Card Quốc tế, số vụ giả mạo, gian lận thẻ tín dụng trên phạm vi toàn cầu đã đến mức báo động. Sáu tháng đầu năm 1999 số tiền bị mất là 226.539.171 đôla Mỹ. Tại Việt nam, số vụ giả mạo và gian lận kể cả phát hành và thanh toán là 26.279 USD. Mặc dù hiện nay VCB chưa gặp rủi ro lớn nào trong kinh doanh thẻ do áp dụng những biện pháp thận trọng nhưng cũng đang đứng trước nguy cơ tấn công của bọn tội phạm. Hơn nữa, môi trường pháp lý ở Viêt nam chưa có chế tài về tội gian lận và giả mạo thẻ do đó gây khó khăn trong việc xử lý. Một rủi ro nữa trong kinh doanh là vấn đề cân đối ngoại tệ phục vụ khâu thanh toán. Khó khăn này phát sinh tỷ lệ thuận với phạm vi và qui mô phát triển thị trường thanh toán thẻ. Đơn cử một ngân hàng phát hành có 10.000 chủ thẻ phát hành 2 loại thẻ chi tiêu ở nước ngoài, như vậy lượng ngoại tệ mà ngân hàng phát hành có nghĩa vụ bán cho chủ thẻ sẽ là: 10.000 người x 2thẻ x7000 USD x 12 tháng =1.680.000.000 USD ,một con số khổng lồ với bất cứ một ngân hàng nào. Giả sử 2332 thẻ Visa Card đã phát hành đến Q1/ 2000 đều được mang ra nước ngoài để chi tiêu số ngoại tệ mà VCB phải thanh toán cho chủ thẻ sẽ là : 2332 x 7000 USD x12 tháng =195.888.000 USD. Con số này nhỏ hơn nhiều so với số giả định nhưng cũng là con số đáng kể. Rủi ro cũng có thể phát sinh do chênh lệch tỷ giá thanh toán . Khi chế độ tỷ giá ở Việt Nam chưa được ổn định và hay có biến động, sự cách biệt giữa ngày giao dịch và ngày thanh toán sẽ làm cho chủ thẻ hoặc ngân hàng bị thiệt .Tỷ lệ thiệt hại đó bằng tỷ lệ giảm giá ( thiệt hại do chủ thẻ chịu ) của đồng Việt Nam trong thời gian đó . Nếu trong một chu kỳ chủ thẻ chi tiêu 10 triệu USD, tỷ giá USD/ VND tăng 100 đồng, thiệt hại sẻ là 10.000.000 USD x 1000 USD = 10 tỷ VND. f. Môi trường cạnh tranh : Không chỉ riêng VCB mà các ngân hàng trong nước đều phải được đương đầu với áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngoài. Trong khi bản thân các ngân hàng trong nước còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, đang phải xây dựng từng bước qui trình làm việc và nghiên cứu thì các ngân hàng nước ngoài với các ưu thế về tài chính, kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh thẻ sẵn sàng đầu tư mạnh để chiếm lĩnh thị trường. Thị phần thanh toán thẻ tín dụng quốc tế qua các năm của VCB bị giảm sút ngoài lý do khủng hoảng kinh tế mà còn có nguyên nhân quan trọng hơn là vấp phải sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường. Chương III Giải pháp phát triển thị trường thẻ tín dụng tại VCB I.Định hướng hoạt động và công tác kinh doanh thẻ tín dụng của VCB: Trong những năm tới thị trường thẻ tín dụng sẽ là thị trường rộng lớn, mở ngỏ cho các ngân hàng, các tổ chức tài chính trong và ngoài nước. Hiện nay, ngoài các ngân hàng đi trước như VCB, Sài gòn công thương, INDO VINA Bank ... , đã và đang có nhiêu ngân hàng nhập cuộc với nhiều mức độ khác nhau. Theo dự báo của 2 tổ chức thẻ quốc tế Master Card, Visa International, trong 5 năm tới, Châu á Thái Bình Dương sẽ là thị ttrường lớn thứ 3 trên thế giới với tổng doanh số thanh toán là 1407,33 tỷ USD . Cũng theo 2 tổ chức này, nếu giữ vững được tỷ lệ tăng trưởng bình quân 200% thời kỳ 91 - 96, năm 2005 thị trường thẻ VN sẽ đạt tới con số 500 triệu USD về doanh số thanh toán. Sự cạnh tranh và tiềm năng phát triển của thị trường thẻ tín dụng đang đặt ra những cơ hội và thách thức mới cho VCB. Định hướng phát triển thẻ tín dụng của VCB phải mang tính tập trung, đồng bộ đều khắp ( vì đối tượng sử dụng thẻ là cá nhân ), vừa kết hợp tận dụng mọi khả năng mọi tiềm lực của VCB. Dựa trên qui chế cho nghiệp vụ thẻ của ngân hàng Nhà nước, ngân hàng Ngoại thương sẽ đưa ra các điều kiện phát hành thẻ mang tính khuyến khích hơn đối với khách hàng nhưng vẫn đảm bảo được an toàn tín dụng. Đưa ra các chương trình makerting quảng cáo, khuyến mại nhằm giới thiệu rộng rãi sản phẩm của ngân hàng. Xem xét nghiên cứu việc liên kết phát hành thẻ với các tổ chức tín dụng khác, nghiên cứu nhằm đa dạng hoá các sản phẩm thẻ tín dụng, phục vụ các nhu cầu sử dụng thẻ khác nhau của ngân hàng. Đầu tư trang thiết bị công nghệ tại các CSCNT, mở rộng mạng lưới các CSCNT đến các điểm cung cấp hàng hoá, dịch vụ mới. Tăng cường sự hợp tác với các ngân hàng trong và ngoài nước để mở rộng mạng lưới ngân hàng đại lý và ngân hàng thanh toán. Bên cạnh đó vấn đề tổ chức nhân sự vẫn được hết sức quan tâm . VCB sẽ có đầu tư thích đáng cho tổ chức nhân sự tại một số chi nhánh lớn và các vùng kinh tế phát triển. Trong thời gian tới ngân hàng Ngoại Thương sẽ có chương trình đào tạo tập huấn ở trong và ngoài nước hàng năm cho cán bộ quản lý cũng như cán bộ nghiệp vụ thẻ. II.Các giải pháp phát triển thị trường thẻ tín dụng tại Vietcombank : 1.Cải tiến phương thức phát hành : Số lượng thẻ phát hành mỗi năm của Vietcom Bank rất hạn chế do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do phương thức phát hành mà VCB đang áp dụng chỉ dựa trên nguyên tắc thế chấp. Mức thế chấp mà VCB đặt ra đối với chủ thẻ 125% hạn mức . Cách thức này đã phát huy hiệu quả : Thời gian qua VCB không phải chịu bất cứ một rủi ro nào liên quan đén chủ thẻ mất khả năng thanh toán hay không chịu trả nợ. Thế nhưng thế chấp quá cao sẽ không thể phát hành thẻ một cách đại chúng. Khách hàng sử dụng thẻ không phải chỉ thuần tuý để làm phương tiện thanh toán mà còn để nâng cao khả năng tài chính ngắn hạn. Nếu họ đã có tiền thế chấp thì sử dụng thẻ không có ý nghĩa đi vay nữa. Họ sẽ lựa chọn các hình thức thanh toán khác với chi phí thấp hơn thẻ tín dụng. Bởi vậy, tạm thời VCB có thể giảm bớt tỷ lệ thế chấp của khách hàng cho số dư hạn mức. Bên cạnh đó Vietcom bank cần xúc tiến phát triển hệ thống tài khoản cá nhân, từ đó làm cơ sở cho việc phát hành thẻ tín dụng ( thông qua theo dõi thu nhập ). Hiện nay Vietcom bank chỉ hướng tới khách hàng có khả năng về tài chính và tiếp nhận theo từng cá nhân riêng rẽ chứ chưa chú trọng tới từng nhóm khách hàng. Vietcom bank có nhiều lợi thế do nhiều năm hoạt động kinh doanh mang lại đó là có quan hệ giao dịch tốt với nhiều tổng công ty lớn . Ngoài ra có những công ty liên doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng có quan hệ mật thiết với Vietcom bank. Đó chính là cơ hội để VCB thực hiện trả lương qua ngân hàng, để có thể đẩy mạnh công tác phát hành thẻ dựa trên theo dõi thu nhập định kỳ của các cá nhân . 2.Nâng cao tiện ích của thẻ : Thị trường thẻ Việt nam phụ thuộc chặt chẽ vào dòng khách nước ngoài, sử dụng thẻ do ngân hàng nước ngoài phát hành nhưng khi có sự biến động, dòng khách nước ngoài giảm xuống kéo theo doanh số thanh toán cũng giảm xuống. Để hạn chế tình trạng này, chỉ có một phương thức là phát hành thẻ tín dụng nội địa, nâng cao tỷ lệ doanh số thanh toán trong nước. Nhưng đối với phần đông người Việt nam hiện nay thẻ tín dụng là một sản phẩm lạ lẫm, họ chưa hiểu và chưa biết khai thác các tiện ích vốn có của thẻ tín dụng. Hơn nữa, tỷ lệ phí, lãi áp dụng cho các giao dịch thẻ của Vietcombank là quá cao và vì thế họ cho rằng sử dụng thẻ là không kinh tế. Bởi vậy trong thời gian đầu, Vietcombank nên xem xét để giảm bớt mức phí, lãi áp dụng nhằm khuyến khích khách hàng. Một điểm nữa cần quan tâm trong việc nâng cao tiện ích của thẻ đó là việc phát triển mạng lưới các điểm chấp nhận thẻ. Số lượng các điểm chấp nhận thẻ không ngừng tăng qua các năm những vẫn chỉ tập trung vào các khách san, nhà hàng , siêu thị nơi có nhiều khách nước ngoài. Do đó không khuyến khích được việc phát hành thẻ một cách rộng rãi. Vì vậy Vietcombank cần quan tâm đến việc phát triển mạng lưới Merchant tới các đơn vị có số lượng người đến mua hàng hoá dịch vụ lớn không phải là khách hàng nước ngoài . 3.Không ngừng mở rộng mạng lưới chấp nhận thẻ : Các cơ sở chấp nhận thẻ là “ cầu nối “ giữa khách hàng sử dụng thẻ với ngân hàng .Vấn đề về cơ sở chấp nhận thẻ là vấn đề mang tính sống còn đối với cả ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán. Việc phát triển mạng lưới chấp nhận thẻ Vietcom bank cần đẩy mạnh trên cơ sở tăng cường quan hệ với các điểm tiếp nhận cũ và phát triển các điểm tiếp nhận mới. Hiện nay các cơ sở chấp nhận thẻ của Vietcom bank phân bố không đồng đều, chỉ tập trung ở nhiều nơi có khách nước ngoài, bởi vậy cũng cần lưu ý phát triển và các điểm tiếp nhận thẻ có tìêm năng trong tương lai . Vietcombank cần đầu tư hơn nữa các trang thiết bị máy móc ở các điểm tiếp nhận thẻ. Tình trạng hoạt động của các máy thường xẩy ra các lỗi kỹ thuật khiến giao dịch thẻ không thực hiện được.Theo số liệu thống kê của ngân hàng Ngoại Thương năm 1997, mạng lưới chấp nhận thẻ có khoảng 135.000 đơn vị, trong đó chỉ có hơn 200 cơ sở được trang bị hệ thông kiểm tra thẻ và nối mạng tự động với tổ chức thẻ quốc tế 24/24 h. Con số này còn quá khiêm tốn .Đây cũng là một trong các nguyên nhân các cơ sở chấp nhận thẻ của VCB bị các ngân hàng khác lôi kéo làm đại lý cho họ . Thời gian tới VCB cần đầu tư hợp lý cho các phương tịên máy móc để tăng uy tín với khách hàng . Một vấn đề nữa gây khó khăn cho việc phát triển các cơ sở chấp nhận thẻ là tỷ lệ chiết khấu áp dụng tới các tiếp điểm nhận thẻ là quá cao : 3% trên doanh số thanh toán . Như vậy các tiếp điểm nhận thẻ sẽ bị mất 3% lợi nhuận khi bán hàng bằng thẻ . Trong khi thẻ tín dụng chưa phổ biến, các tiếp điểm nhận thẻ vẫn có thể bán được hàng mà không cần chấp nhận thẻ. Bởi vậy VCB và các ngân hàng phát hành thanh toán thẻ nên giảm lệ tỷ chiết khấu để khuyến khích sự tham gia các cơ sở kinh tế vào mạng lưới tiếp nhận thẻ. Hơn nữa VCB nên áp dụng khuyến khích dưới hình thức trích lại số phần trăm hoa hồng trong tổng số doanh số thanh toán thẻ của đơn vị này khi đat hoặc vượt mức nào đó chẳng hạn như 5000 USD / tháng 4.Tăng cường các biện pháp makerting : Thẻ tín dụng là một sản phẩm mới của ngân hàng, còn lạ lẫm với nhiều người . Bởi vậy giới thiệu nó ra công chúng là điều hết sức cần thiết. Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay rất hiếm khi thấy giới thiệu về hoạt động hay dịch vụ của ngân hàng nào. Vietcom bank và các ngân hàng phát hành, kinh doanh thẻ đã xem nhẹ vai trò của thông tin truyên tuyền... đối với các tầng lớp dân cư, trong khi họ là những khách hàng tiềm năng trong tương lại.. Bằng cách khác ít chi phí hơn, Vietcom bank có thể thiết lập một “đường dây nóng “ chuyên giải đáp miễn phí những thông tin về thẻ. Trong thời đại thông tin hiện nay, đây tỏ ra là một cách thức có hiêu quả giữa khách hàng với ngân hàng để có thể cập nhật thông tin về thẻ. Đồng thời Vietcom bank cần duy trì mối quan hệ tốt với các khách hàng truyền thống, thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi dưới hình thức giảm phí thanh toán, miễn lãi nếu khách hàng thanh toán trước hạn, tặng quà kỷ niệm .. 5.Đào tạo cán bộ kinh doanh thẻ: Sau một thời gian kinh doanh, Vietcombank đã có một đội ngũ cán bộ kinh doanh thẻ khá năng động. Bên cạnh những cán bộ có kinh nghiệm, hiểu biết rộng thực hiện công việc kinh doanh thẻ ngay từ lúc mới hình thành nghiệp vụ, đội ngũ cán bộ trẻ cũng hết sức năng động, họ đã đảm trách tốt công tác của mình. Tuy nhiên, xét khối lượng công việc thì nhân sự còn mỏng so với yêu cầu. Trong xu thế cạnh tranh, hoạt động kinh doanh thẻ ngày càng khó khăn đội ngũ cán bộ luôn có nhu cầu được đào tạo một cách cơ bản, có hệ thống, việc xây dựng đội ngũ nhân viên, tiến hành trau dồi chuyên môn kỹ thuật về nghiệp vụ thẻ phải được coi trọng hàng đầu và là vấn đề cấp bách trong quá trình phát triển thẻ. Trước mắt có thể áp dụng một số biện pháp : + Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ kinh doanh thẻ . + Gửi cán bộ đi học hỏi kinh nghiệm của nước ngoài + Phối hợp với các trường đại học nói chuyện với các sinh viên chuyên ngành ngân hàng để nâng cao trình độ hiểu biết cho lực lượng cán bộ tiềm năng trong tương lai. III Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra A. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước: 1.Ban hành các văn bản pháp qui về thẻ tín dụng : Bất cứ một nghiệp vụ nào của ngân hàng cũng phải có những văn bản pháp qui qui định cụ thể cách thức thực hiện. Hiện nay VCB và tất cả các ngân hàng kinh doanh thẻ đều đang trong tình trạng vừa thực hiện vừa chờ đợi những qui chế điều phối chính thức. Sự bất cập giữa cơ chế kinh doanh thẻ tín dụng và các qui chế quản lý hiện hành đã nêu ở phần trên đang là vấn đề mang tính thời sự . Để đảm bảo việc sử dụng và thanh toán thẻ tuân thủ theo chế độ quản lý ngoại hối hiện hành, cần thực hiện điều chỉnh đối với tất cả các loại thẻ bất kể do ngân hàng Việt nam hay ngân hàng nước ngoài phát hành như sau : + Nên qui định phân biệt loại thẻ có mệnh giá bằng đồng Việt nam phát hành để sử dụng tại Việt nam và thẻ có mệnh giá bằng ngoại tệ phát hành để sử dụng ở nước ngoài, đồng thời cũng ban hành qui chế pháp lý rõ ràng đối với 2 loại thẻ này . + Đối với các giao dịch bằng thẻ ngân hàng, toàn bộ các giao dịch rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động ATM trong nước và tại các cơ sở chấp nhận thẻ phải thực hiện bằng đồng Việt nam. Ngân hàng phát hành thẻ chỉ cho phép các chủ thẻ rút tiền mặt bằng ngoại tệ tại các quầy giao dịch ở ngân hàng để phục vụ cho những mục đích phù hợp với qui chế quản lý ngoại hối hiện hành . + Các cơ sở chấp nhận thẻ ở trong nước ( trừ các đơn vị chấp nhân thẻ được phép thu ngoại tệ ) chỉ được giao dịch, thanh toán và hạch toán bằng đồng Việt nam khi chi tiền hàng hoá và thanh toán dịch vụ . + Ngân hàng phát hành thẻ phải thực hiện kiểm tra, giám sát chỉ cho phép sử dụng thẻ mua ngoại tệ sau khi được các cơ quan có thẩm quyền cho phép và chuyển mức ngoại tệ được phép chuyển không phải khai báo hoặc mức ngoại tệ mà chủ sử dụng thẻ đã được phép để chuyển ra nước ngoài . + Cho phép các ngân hàng thương mại của Việt nam được linh hoạt áp dụng một số những ưu điểm nhất định ( trong khuôn khổ luật pháp cho phép ) để đảm bảo tính cạnh tranh của các loại thẻ mà ngân hàng của Việt nam phát hành so với thẻ do ngân hàng nước ngoài phát hành . Tóm lại, để nghiệp vụ thẻ tín dụng phát triển ở Việt nam, Ngân hàng nhà nước cần sớm kịp thời đưa ra những văn bản qui ước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng nhằm đảm bảo thuận lợi cho việc phát hành và thanh toán thẻ, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ triệt để các qui định hiện hành của nhà nước trong lĩnh vực quản lý ngoại hối. 2.Thành lập Trung tâm bù trừ thanh toán thẻ giữa các thành viên trong nước : Thực tế hiện nay các ngân hàng quản lý phát hành và thanh toán thẻ theo mạng riêng của mình, điều này có lợi là phù hợp với chức năng hoạt động kinh doanh, kinh phí đầu tư thiết bị công nghệ của từng ngân hàng. Nhưng thực tế cũng cho thấy sự phức tạp khi thẻ của một ngân hàng được đem rút tiền mặt ở một ngân hàng khác trong nước khác hệ thống. Lúc đó giao dịch sẽ phải thực hiện thông qua trung tâm thanh toán của tổ chức thẻ quốc tế và phải chịu một khoản phí do tổ chức này qui định . Bởi vậy, thành lập một Trung tâm bù trừ thanh toán thẻ giữa các ngân hàng thành viên trong nước sẽ giảm tính phức tạp về hình thức thanh toán các giao dịch nội bộ trong nước, tăng tốc độ thanh toán nhanh, giải quyết được vấn đề chênh lệch tỷ giá và sẽ thống nhất được về chủ trương giao dịch thẻ ở Việt Nam chỉ dùng đồng Việt nam. Hơn nữa, Trung tâm bù trừ thanh toán sẽ giúp các ngân hàng quan hệ chặt chẽ hơn trong mọi lĩnh vực như : * Các thành viên phát hành và thanh toán thẻ sẽ cập nhật nhanh nhất những thông tin rủi ro và giả mạo, tránh thất thoát cho các thành viên . * Kết hợp in ấn các danh sách thẻ cấm lưu hành, giảm được chi phí cho các thành viên. * Có qui chế thống nhất về đồng tiền thanh toán, mức phí,tỷ giá tạo ra một khí thế cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thẻ tín dụng tại thị trường Việt nam. B. Kiến nghị với Nhà nước: 1. Đẩy mạnh công tác đấu tranh chống tội phạm : Cùng với việc phát triển của thẻ tín dụng là sự xuất hiện một loại tội phạm gian lận và giả mạo thẻ tín dụng .Đây là một loại tội phạm mới trong thời đại điện tử với kỹ thuật cao, rất khó phát hiện thủ phạm . ở Việt nam chưa có rủi ro phát sinh nhưng với tốc độ phát triển như hiện nay luôn đặt các ngân hàng kinh doanh thẻ trước nguy cơ bị tấn công. Trong khi đó chúng ta lại chưa có chế tài pháp luật điều chỉnh các hành vi giả mạo thẻ . Vì vậy, ngay từ bây giờ cần có định hướng cho công tác chống tội phạm trện lĩnh vực ngân hàng, đồng thời cần phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an kinh tế và cơ quan cảnh sát quốc tế Interpol. 2.Đầu tư kỹ thuật và hạ tầng cơ sở : ở Việt Nam dịch vụ thẻ còn hết sức mới mẻ. Việc thực hiện nghiệp vụ thẻ còn đang chập chững dựa trên hệ thống thiết bị chưa hiện đại. Nhằm nâng cao hiệu quả mở rộng thị trường thẻ tín dụng, chúng ta phải hiện đại hoá hệ thống phục vụ thanh toán để theo kịp các nước trong khu vực. Hiện nay chúng ta phải nhập thẻ trắng từ nước ngoài nên giá thẻ của ta đắt hơn các nước khác: 10USD/ thẻ.do cơ sở vật chất của ta còn thấp nên chưa thể tự sản xuất được thẻ. Tuy nhiên trong tương lai, khi mà sử dụng thẻ trở nên thông dụng thì không thể tiếp tục nhập thẻ trắng như bây giờ. Nhà nước cần có chính sách đầu tư hợp lý cho hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ phục vụ thanh toán, phát hành thẻ. Sở dĩ phải đầu tư hợp lý vì công nghệ thông tin đang phát triển rất nhanh, nhiều kỹ thuật tiên tiến cách đây vài năm đã trở nên lỗi thời. Công nghệ ứng dụng cũng không nằm ngoài xu thế ấy. Thực tiễn cho thấy trước đây nhiều ngân hàng nước ngoài đã bỏ ra những khoản đầu tư khổng lồ để phát triển hệ thống đầu cuối sử dụng thẻ từ, khi thẻ thông minh thay thế, sự thay đổi gây ra tổn thất rất lớn.Với lợi thế của người đi sau, chúng ta có điều kiện tiếp thu những công nghệ mới nhất. Bởi vậy Nhà nước và các ngân hàng kinh doanh thẻ cần phát triển hệ thống máy móc đầu cuối theo hướng tương thích với hệ thống thế giới. Kết luận Thẻ tín dụng là phương thức thanh toán tiên tiến, hiện đại trên thế giới. Nó không chỉ cung cấp cho người sử dụng nhiều tiện ích, mang lại lợi nhuận cho khách hàng mà còn giảm chi phí giao dịch cho nền kinh tế. Điều đó khiến cho thẻ tín dụng ngày càng trở nên phổ biến ở khắp các quốc gia trên thế giới. Mặc dù hiện nay sự phát triển thị trường thẻ ở Việt Nam còn gặp rất nhiều khó khăn nhưng chúng ta không vì thế mà phủ nhận nó, mà ngược lại nên khách quan nhìn nhận rằng thanh toán thẻ là xu hướng phát triển tất yếu của thế giới và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong tương lai không xa, chắc chắn thẻ tín dụng sẽ đi vào đời sống và sẽ trở thành thói quen trong chi tiêu của mọi người. Thẻ tín dụng sẽ góp phần làm cho phương thức thanh toán của chúng ta trở nên văn minh hơn. Là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực thẻ tín dụng ở Việt Nam, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã và đang có nhiều cố gắng để phát triển hơn nữa dịch vụ này ở ngân hàng mình. Mong rằng với những thành tựu khả quan đã đạt được và những chủ trương chiến lược kinh doanh phù hợp, ngân hàng Ngoại thương Việt Nam vẫn tiếp tục duy trì được vị thế của mình trên thị trường thẻ ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, do tính mới mẻ của vấn đề và sự hạn chế năng lực của bản thân cho nên có rất nhiều vấn đề chưa được xem xét đến hoặc chỉ dừng lại ở phần liệt kê. Nhiều giải pháp chỉ mang tính chất tạm thời chứ không có ý nghĩa lâu dài. Rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn. Hà nội 18/06/2000 Sinh viên Lê Thu Thuỷ. Tài liệu tham khảo Tạp chí Ngân hàng chuyên đề tháng 11 năm 1998 Tạp chí Ngân hàng Thủ đô 12-1997 Báo cáo thường niên năm 1996, 1997 của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Báo cáo tổng kết công tác năm 1998, 1999 của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Văn bản phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ tín dụng quốc tế của ngân hàng Ngoại thuơng Việt Nam Ngân hàng thương mại- Edward W. Reed & Eward K.Gille

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc34238.doc
Tài liệu liên quan