Luận văn Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam

Trên thế giới mỗi quốc gia độc lập thường xuyên phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, ngoại giao trong đó quan hệ kinh tế thường chiếm vai trò quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên, tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia. Từ đó đặt ra nhu cầu thực hiện các hoạt động TTQT. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế và hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì TTQT trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Trong quá trình phát triển, hoạt động TTQT của các NH nảy sinh những vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp cho hoạt động này phát triển. Hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành NH nói chung và SGD nói riêng. Song bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn thách thức buộc các NH phải nỗ lực vượt qua để tự khẳng định mình.

doc42 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1601 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hoặc huỷ bỏ bất cứ lúc nào mà không cần đến sự đồng ý của người hưởng lợi L/C. - Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C): là loại thư tín dụng mà sau khi được mở thì người yêu cầu mở L/C không được tự ý sửa đổ, bổ sung hay huỷ bỏ những nội dung của nó nếu không được sự đồng ý của người thụ hưởng. - Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận - Thư tín dụng không thể huỷ ngang có thể chuyển nhượng - Thư tín dụng giáp lưng - Thư tín dụng đối ứng - Thư tín dụng tuần hoàn - Thư tín dụng điều khoản đỏ - Thư tín dụng dự phòng Trong thực tế hiện nay, các hợp đồng thương mại giữa các nước thường sử dụng loại thư tín dụng không thể huỷ ngang. Khi áp dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì có các ưu nhược điểm sau: - Ưu điểm : + Đây là một phương thức thanh toán có quy trình chặt chẽ nhằm đảm bảo cho các bên trực tiếp tham gia. + Đối với người xuất khẩu: Vì L/C là cam kết trả tiền của NH nên trong mọi trường hợp khi người xuất khẩu đã thực hiện đầy đủ quy định trong L/C thì chắc chắn nhận được tiền hàng hoá. Mặt khác, người xuất khẩu có thể sử dụng L/C như một phương thức tài trợ khi dùng bộ hàng hoá chứng từ xuất khẩu để chiết khấu hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu L/C. + Đối với người nhập khẩu: Có thể nhận được hàng hoá theo đúng quy định đã thoả thuận trong hợp đồng ngoại thương về số lượng, chất lượng, thời gian giao hàng…. + Đối với NH: Có thu nhập dưới hình thức thủ tục phí ( phí mở L/C, phí thông báo…); đồng thời có điều kiện mở rộng các dịch vụ NH khác nhờ vào mối quan hệ giữa NH với khách hàng. - Nhược điểm: + Đây là phương thức thanh toán khá phức tạp, diễn ra nhiều công đoạn nên cần nhiều thời gian, công sức. + Đối với người nhập khẩu: Người nhập khẩu trong nhiều trường hợp phải ký quỹ mở L/C nên bị ứ đọng vốn. Do việc trả tiền trên L/C hoàn toàn dựa trên các chứng từ mà không dựa vào thực tế hàng hoá, nên người nhập khẩu có thể gặp rủi ro nếu người xuất khẩu có hành vi lừa dối, lừa đảo trong việc giao hàng. Do quy trình thanh toán L/C phức tạp nên NH phải thu phí cao hơn so với các hình thức thanh toán khác nên người nhập khẩu sẽ chịu tốn kém hơn. + Đối với người xuất khẩu: chỉ cần một sơ suất nhỏ trong quá trình lập chứng từ thì người xuất khẩu có thể bị từ chối thanh toán. Trên đây là những nội dung cơ bản về phương thức TTQT hiện nay, việc lựa chọn phương thức thanh toán nào trong thanh toán là do hai bên xuất nhập khẩu quyết định dựa trên các điều kiện cụ thể nhằm thoả mãn quyền lợi của cả hai bên. 1.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động TTQT của NHTM Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng hoạt động TTQT của NHTM nhưng có thể phân thành hai nhóm nhân tố cơ bản là nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan. 1.2.6.1 Nhóm các nhân tố khách quan ( nhân tố bên ngoài NH ) * Các chính sách vĩ mô của nhà nước: Đây là nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp – các khách hàng của NH và ảnh hưởng trực tiếp tới chính hoạt động kinh doanh của NHTM như chính sách quản lý ngoại hối ( nới lỏng hay thắt chặt ); chính sách thuế (mức thuế cao hay thấp); chính sách về ngoại thương ( bảo hộ hay tự do hoá mậu dịch)… đều có tác động đến hoạt động TTQT. * Sự thay đổi chế độ kinh tế, chính trị của nước bạn hàng: hoạt động TTQT chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sang đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên. * Tình hình phát triển kinh tế của các nước: Kinh tế của các nước tham gia xuất nhập khẩu tăng trưởng hay suy thoái, ổn định hay lạm phát đều có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động TTQT. Ngoài ra, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, khả năng tài chính, trình độ nghiệp vụ ngoại thương, hành vi đạo đức của khách hàng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động TTQT của NHTM. 1.2.6.2 Nhóm các nhân tố chủ quan ( nhân tố bên trong NH ) * Mô hình tổ chức quản lý điều hành hoạt động TTQT của NHTM: một hệ thống quản lý điều hành thống nhất từ trung ương đến chi nhánh theo một quy trình cụ thể, gọn nhẹ, giao quyền chủ động cho chi nhánh sẽ tiết kiệm được chi phí, thời gian thanh toán nhanh chóng và an toàn là tác nhân thu hút khách hàng đến với NH nhiều hơn vì quyền lợi của họ được đảm bảo. * Năng lực tài chính quả NHTM: Một NH có nguồn lớn, đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ thì sẽ có ưu thế trong hoạt động TTQT. Khi có nguồn vốn lớn, NH có thể mở rộng quy mô và số lượng các nghiệp vụ TTQT. Do đó sẽ thu hút được một số lượng lớn khách hàng. * Uy tín của NHTM ở trong nước và quốc tế: Đối với hoạt động TTQT, uy tín của NH là khá quan trọng. khách hàng thường lựa trọn những NH có uy tín để giao dịch trong quan hệ thương mại quốc tế. * Mạng lưới đại lý, chi nhánh của NH ở nước ngoài: Một NH có mạng lưới NH đại lý rộng khắp sẽ là điều kiện thuận lợi để các nghiệp vụ TTQT được tiến hành trôi chảy và có hiệu quả cao và ngược lại nếu một NH bị hạn chế về mạng lưới NH đại lý thì nghiệp vụ TTQT không phát triển được. Ngoài ra, trình độ của nhân viên NH về nghiệp vụ TTQT, trình độ trang bị kỹ thuật và công nghệ trong thanh toán, hoạt động marketing của NH cũng là những nhân tố bên trong NH tác động đến quy mô của hoạt động TTQT của NHTM. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SGD NHNo&PTNT VIỆT NAM 2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ SGD NHNo&PTNT VIỆT NAM 2.1.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển SGD NHNo&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định 232/QĐ/HĐQT – 02 ngày 13/05/1999 của chủ tịch hội đồng quản trị trên cơ sở sắp xếp cơ cấu lại Sở kinh doanh hối đoái NHNo&PTNT Việt Nam. SGD..NHNo&PTNT Việt Nam là đơn vị hạch toán phụ thuộc, đại diện theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam và một số chức năng có lien quan đến chi nhánh theo phân cấp uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam. SGD NHNo&PTNT Việt Nam có trụ sở tại toà nhà số 2 Láng Hạ, Quận Ba Đình, Thành phố Hà Nội, có con dấu và bảng tài khoản riêng. 2.1.2 Chức năng của SGD NHNo&PTNT Việt Nam Theo quy chế tổ chức và hoạt động của SGD NHNo&PTNT Việt Nam ban hành theo quyết định số 195/QĐ/HĐQT – TCCB ngày 19/05/2004 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam, SGD NHNo&PTNT Việt Nam có những chức năng chủ yếu sau: Làm đầu mối trong việc thực hiện một số nhiệm vụ theo uỷ quyền của NHNo&PTNT Việt Nam và theo lệnh của tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam. Trực tiếp kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội : từ ngày 01/11/2003 chức năng mua bán ngoại tệ cho toàn bộ hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam được chuyển lên trụ sở chính NHNo&PTNT Việt Nam. Từ đó SGD NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện mua bán ngoại tệ bình thường như một chi nhánh bình thường của NHNo&PTNT Việt Nam. 2.1.3. Nhiệm vụ của SGD NHNo&PTNT Việt Nam * SGD NHNo&PTNT Việt Nam Làm đầu mối quản lý ngoại tệ của NHNo&PTNT Việt Nam - Quản lý ngoại tệ tiền mặt của NHNo&PTNT Việt Nam - Đầu mối các dự án uỷ thác đầu tư của chính phủ, các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài nước và tham gia vào các dự án đồng tài trợ. - Theo dõi, hạch toán kế toán các khoản đầu tư của NHNo&PTNT Việt Nam * Huy động vốn - Khai thác và nhận tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, có thời hạn, tiền gưi thanh toán của các tổ chức cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong nước và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ. - Phát hành chứng chỉ tiền gửi,trái phiếu, kì phiếu, và thực hiện các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam - Được vay vốn của các tổ chức tài chính tín dụng khác trong nước khi tổng giám đốc của NHNo&PTNT Việt Nam cho phép - Vay vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam * Cho vay - Cho vay ngắn hạn nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất , kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước. - Cho vay trung và dài hạn nhằm thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đời sống cho các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. * Các hoạt động khác Hoạt động kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối, phát hành bảo lãnh, tái bảo lãnh, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ và các dịch vụ khác về ngoại hối theo chính sách quản lý ngoại hối của chính phủ, ngân hang nhà nước và NHNo&PTNT Việt Nam. - Hoạt động thanh toán: thanh toán séc du lịch, thanh toán thẻ, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán điện tử, chuyên tiền ngoại tệ qua mạng SWIFT. - Dịch vụ ngân quỹ: chi trả lương qua tài khoản, qua thẻ ATM, thu hộ, chi hộ, thực hiện các dịch vụ thanh toán khác theo quy định của NHNo&PTNT Việt Nam. - Kinh doanh các nghiệp vụ ngân hang theo luật các tổ chức tín dụng: mua bán vàng bạc, máy rút tiền tự động, dịch vụ thẻ, két sắt, nhận bảo quản, cất giữ các loại giấy tờ có giá, thẻ thanh toán, nhận uỷ thác cho vay của các tổ chức tài chính, cá nhân trong và ngoài nước mà NHNo&PTNT Việt Nam cho phép. - Đầu tư dưới hình thức như: hùn vốn liên doanh, mua cổ phần, và các hình thức đầu tư khác với các doanh nghiệp của các tổ chức kinh tế khác khi được NHNo&PTNT Việt Nam uỷ quyền. 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của SGD NHNo&PTNT Việt Nam (Sơ đồ 05 ) 2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của SGD NHNo&PTNT Việt Nam 2.1.5.1 Tình hình huy động vốn Không như các loại hình doanh nghiệp khác NH là một tổ chức kinh doanh tài chính tiền tệ đặc biệt đóng chức năng vai trò trung gian tài chính trong nền kinh tế. Vốn tự có của NH chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn được sử dụng cho mục đích kinh doanh, hay nói cách khác vốn tự có của NH không thể đáp ứng đủ nhu cầu thoả đáng của KH trong hoạt động tín dụng và không đủ đáp ứng các hoạt động khác của NH như việc phát triển sản phẩm mới, các hoạt động đầu tư…do vậy, đối với hoạt động NH nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng thì nguồn vốn huy động đóng va trò quyết định sự tồn tại và phát triển của NH. Trong hoạt động tín dụng NH thì nguồn vốn huy động không những tạo ra nguồn phục vụ chon h cầu vay mà còn là chi phí đầu vào của hoạt động này, từ đó mà nó mang tính chất chi phối, quết định giá cả, thời hạn của các khoản cho vay. Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn vốn huy động trong hđkd của mình SGD NHNo&PTNT Việt Nam luôn quan tâm đúng mực và đặt công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong hđkd của SGD. Để thấy được tình hình huy động vốn tại SGD trong 3 năm 2007,2008,2009 ta xét bảng 1.2 (trang 16) Qua bảng 1.2 ta thấy tình hình huy động vốn tại SGD liên tục tăng qua các năm đặc biệt là năm 2009. Năm 2008 tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động đạt mức cao với tổng nguồn vốn huy động đạt 8.221 tỷ đồng tăng 1.733 tỷ đồng (tăng 26,7%) so với năm 2007. Trong đó lượng tiền huy động được từ các tổ chức kinh tế và từ dân cư tăng nhanh, mạnh với các tổ chức kinh tế đạt 5.705 tỷ đồng tăng 1.163 tỷ đồng (tăng 25,6%) so với năm 2007. Dân cư đạt 2.500 tỷ đồng tăng 678 tỷ đồng (tăng 37,2%). tỷ trọng hai nguồn vốn này cũng có tăng trong tổng nguồn vốn huy động so với năm trước. Tuy nhiên nguồn vốn huy động từ các TCTD giảm mạnh chỉ còn 16 tỷ giảm 108 tỷ( 87%) so với năm 2007. Năm 2009 tổng nguồn vốn huy động đạt 10.990 tỷ đồng tăng 2.769 tỷ đồng so với đầu năm. Nguồn vốn có sự tăng trưởng cao nhất so với những năm gần đây. Bảng 1.2 : Tình hình huy động vốn tại SGD trong 3 năm gần đây Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền chênh lệch so với năm trước % So với năm trước Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền chênh lệch so với năm trước % So với năm trước Tổng vốn huy động 6.488 100 8.221 100 1.733 126,7 10.990 100 2.769 133,6 Phân loại theo TPKT 1.TG dân cư 1.822 28 2.500 30,4 678 137,2 2.859 26 359 114,4 2.TG TCKT 4.542 70 5.705 69,4 1.163 125,6 8.019 73 2.314 140,6 3.TG TCTD 124 2 16 0,2 -108 13 112 1 96 700 Phân loại theo tiền 1.Nội tệ 5.236 80,7 6.463 78,6 1.227 123,4 9.012 82 2.549 140 2.Ngoại tệ 1.252 19,3 1.758 21,4 506 140,4 1.978 18 220 112,5 Phân theo kỳ hạn 1.Không kỳ hạn 2.479 38,2 3.491 42,5 1.012 140,8 5.606 51 2.115 160,6 2.Có kỳ hạn 4.009 61,8 4.730 57,5 721 118 5.384 49 654 113,8 Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2007 đến năm 2009 của SGD Ta thấy cong tác huy động vốn của SGD năm 2009 có sự chuyển biến tích cực trong nhiều mặt cả về số lượng, cơ cấu, tính chất của nguồn vốn…có được điều này là do SGD luôn chủ động tích cực trong công tác huy động vốn với hình thức đa dạng, khuyến mại hấp dẫn; các kỳ hạn và lãi suất huy động được điều chỉnh linh hoạt phù hợp với diễn biến của lãi suất trên thị trường. Do vậy mà kết quả huy động vốn từ dân cư đặc biệt là vốn ngoại tệ đạt hiệu quả tốt. 2.1.5.2 Tình dư nợ cho vay Hoạt động của NHTM là đi vay để cho vay, với nhiệm vụ là huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế và cho vay đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn hợp pháp, có dự án hiệu quả khả thi. Xác định vai trò của công tác huy động vốn và sử dụng vốn, SGD luôn chú trọng và đề cao công tác bảo toàn vốn, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả được thể hiện qua các năm: Về tổng dư nợ: Dư nợ tín dụng của SGD có xu hướng tăng mạnh qua các năm, đến năm 31/12/2009 dư nợ là 4.290 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 44,4%. Tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh so với chi nhánh khác trên địa bàn thành phố Hà Nội. Nguyên nhân do thực hiện đề án phát triển kinh doanh trên đô thị loại 1, được NHNo&PTNT Việt Nam giao nhiệm vụ làm đầu mối thu xếp đồng tài trợ cho vay các dự án trọng điểm lớn như dự án điện, xi măng, khai thác dầu khí, than khoáng sản…,vì vậy về quy mô tín dụng tăng mạnh. Đặc biệt thực hiện định hướng đề ra, SGD đã và đang cơ cấu lại dư nợ theo thành phần kinh tế theo hướng giảm dần cho vay DNNN. kết quả đã giảm tỷ trọng dư nợ cho vay DNNN từ 85,3% năm 2007 xuống còn 60% năm 2009, tăng cường cho vay DN ngoai QD năm 2007 tỷ trọng cho vay DN ngoài QD là 11% nhưng đến năm 2009 thì tỷ trọng này đã tăng 23,3%, đồng thời cho vay các cá nhân cũng tăng lên năm 2007 tỷ trọng là 3,7% nhưng năm 2009 tỷ trọng đã tăng mạnh đạt 16,7%. SGD tăng cường cho vay DN ngoài QD và các cá nhân nhằm tăng tỷ trọng dư nợ cho vay có tài sản đảm bảo, hạn chế khả năng mất vốn khi có rủi ro. đồng thời có điều kiện cho vay ra với lãi suất cao hơn nên mang lại LN cao hơn. Bảng 2.2: Tình hình cho vay tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam Từ năm 2007 - 2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với năm trước (+/-) so với năm trước (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Chênh lệch so với năm trước (+/-) so với năm trước (%) Tổng dư nợ 2.058 100 2.933 100 875 42,5 4.290 100 1.357 46,3 I.Theo thời gian 1.Nợ ngắn hạn 432 21 919 31,33 487 112,7 1.895 44,2 976 106,2 2.Nợ TD dài hạn 1.626 79 2.014 68,67 388 24 2.395 55,8 381 18,9 II.Theo thành phần kinh tế 1.DN nhà nước 1.755 85,3 2.595 88,5 840 47,8 2.570 60 -25 -1 2.DN ngoài QD 227 11 253 8,6 26 11,5 999 23,3 746 295 3.Cá nhân 76 3,7 85 2,9 9 11,8 721 16,7 636 748,23 III.Theo loại tiền 1.Nội tệ 811 39,4 1.597 54,5 786 97 2.595 60,5 998 62,5 2.Ngoại tệ 1.247 60,6 1.336 45,5 89 7,14 1.695 39,5 359 27 Nguồn: Báo cáo của tổng kết hoạt động kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2009 của SGD 2.1.5.3 Kết quả tài chính của SGD Bảng 3.2: kết quả tài chính của SGD NHNo&PTNT Việt Nam từ năm 2007 đến năm 2009 Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Số tiền Tốc độ tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%) 1.Tổng thu 500,4 641 28,01 859,5 34,08 2.Tổng chi 368,5 492 33,51 576,18 17,11 3.Chênh lệch thu chi 113,9 149 30,82 283,3 90,13 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SGD từ năm 2007 đền năm 2009 Qua bảng trên ta thấy tình hình thu nhập của hoạt động tài chính của SGD qua các năm đều dương và liên tục tăng và đầy triển vọng, tăng cao nhất trong năm 2009 có chênh lệch thu chi là 283,3 tỷ đồng tăng124,3 tỷ đồng (90,13%) so với năm 2008. Hơn nữa SGD còn không ngừng chăm lo đời sống vật chất, cho các cán bộ công nhân viên thong qua các hoạt động tăng lương, thưởng và tổ chức hoạt động vui chơi giải trí…quỹ tiền lương của SGD ngày càng tăng, SGD luông kết thúc năm tài chình đảm bảo chi đủ lương, thưởng theo hệ số quy định, thu nhập và đời sống của công nhân viên không ngừng được nâng cao. 2.1.5.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ và kiều hối Bảng 4.2: Kết quả hoạt động KDNT và kiều hối (Đơn vị : triệu USD) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Số tiền So với năm 2007 (%) Số tiền So với năm 2008 (%) Doanh số mua ngoại tệ 240.1 372.74 155,24 332.52 89,2 Doanh số bán ngoại tệ 240.14 377.54 140,56 272.56 68,9 Thanh toán kiều hối 7.15 5.74 80,28 6.72 117,07 Nguồn: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2009 Tuy hoạt động trong bối cảnh khó khăn song hoạt động khác của SGD năm 2008 vẫn tăng trưởng ổn định so với năm 2007 cả về số lượng giao dịch và doanh số thanh toán, còn mức tăng trưởng năm 2009 so với năm 2008 nhìn chung la giảm, chủ yếu là do giá cả hàng nhập khẩu giảm. vì thế trong năm 2009 hoạt động khác của SGD tuy có giảm so với năm 2008, nhưng tất cả các nghiệp vụ phát sinh đều sử lý an toàn, không sảy ra sai sót, thực hiện đúng theo chủ chương và chỉ đạo của ban giám đốc kinh doanh đảm bảo có lãi. 2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI SGD NHNo&PTNT VIỆT NAM 2.2.1 Khái quát hoạt động TTQT tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam Trong những năm qua, với đường lối đổi mới của đảng và nhà nước đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt kinh tế của nước ta. Với xu hướng hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nền kinh tế Việt Nam thực sự phát triển mạnh mẽ theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua tăng lên nhanh chóng. Do vậy, hoạt động TTQT cũng ngày càng được mở rộng và phát triển qua hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và các chi nhánh nói riêng. *Về phương thức TTQT: Hiện nay SGD sử dụng các nghiệp vụ TTQT sau: Nhờ thu, tín dụng chứng từ , chuyển tiền. Tuy nhiên, phương thức nhờ thu SGD không thực hiện vì các nhà xuất khẩu và nhập khẩu thường sử dụng phương thức tín dụng chứng từ vì nó an toàn và đảm bảo cho các bên tham gia trực tiếp, còn nếu nhà xuất khẩu và nhập thực sự có độ tin tưởng, tín nhiệm cao thì họ lại áp dụng phương thức chuyển tiền để cho đơn giản, còn phương thức nhờ thu phức tạp hơn phương pháp chuyển tiền mà lại không đảm bảo an toàn cho các bên tham gia. *Về tình hình TTQT tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam: xem bảng 5.2 (trang 30) 2.2.2 Quy trình thực hiện các phương thức TTQT tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam Hoạt động TTQT là hoạt động đòi hỏi phải có một quy trình thống nhất trong việc thực hiện để đảm bảo được tính chính xác, an toàn và hệ thống khi thanh toán. Vì vậy NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành “ Quy chế về TTQT” để phục vụ việc thanh toán thống nhất trong hệ thống. Mọi hoạt động TTQT của toàn bộ NHNo&PTNT Việt Nam đều được thông qua một đầu mối duy nhất là hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam bằng mạng SWIFT thông qua một chương trình phần mềm thống nhất, qua hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam thực hiện việc quản lý và thanh toán vốn tập trung trong toàn hệ thống. NHNo&PTNT Việt Nam là pháp nhân duy nhất được đặt quan hệ đại lý, mở và duy trì tài khoản NOSTRO tại các NH đại lý nước ngoài, mở tài khoản tiền gửi, tiền vay bằng ngoại tệ tại các NH nước ngoài và các NHTM khác trên lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, NHNo&PTNT cũng được phép mở rộng và quản lý các tài khoản cho các NH nước ngoài và các NHTM khác ở Việt Nam. Trong quan hệ với chi nhánh, hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam mở các tài khoản điều chuyển vốn ngoại tệ cho từng chi nhánh. Hàng quí, NHNo&PTNT Việt Nam thông báo hạn mức sử dụng vốn ngoại tệ cho các chi nhánh để chủ động giải quyết quan hệ với khách hàng - mọi nghiệp vụ TTQT Phát sinh từ NH khởi tạo và kết thúc ở NH nhận đều phải hạch toán tập trung tại hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam. TTQT tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam là đơn vị trực thuộc, hoạt động như một chi nhánh trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. Chi nhánh không được mở tài khoản tại các NH nước ngoài mà mọi tài khoản ngoại tệ đều được thực hiện thông qua Hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam. Do vậy, hoạt động TTQT được thực hiện theo các nguyên tắc sau. Các giao dịch phát sinh đều được phản ánh ghi chép trép trên chứng từ sổ sách kế toán bằng ngoại tệ (USD, EUR, JPY…). Đồng thời ngoại tệ được chuyển đổi thành Việt Nam đồng theo tỷ giá mua ngoại tệ chuyển khoản cuối tháng do NHNo&PTNT Việt Nam quy định để tổng hợp vào cân đối chung của SGD NHNo&PTNT Việt Nam. Cuối tháng SGD kết chuyển toàn bộ số dư vào tài khoản thu nhập, chi phí, thuế VAT đầu vào, VAT phải nộp đang được phản ánh nguyên tệ sang tài khoản tương ứng bằng VND thông qua tài khoản mua bán, thanh toán ngoại tệ. Quan hệ thanh toán ngoại tệ giữa các NH trong cùng hệ thống hoặc trong tổ chức tín dụng khác đều phải thong qua Hội sở chính của NHNo&PTNT Việt Nam và thực hiện thông qua tài khoản TK5191.01 (Điều chuyển vốn giữa trụ sở chính với chi nhánh cấp I) Nội dung hạch toán tài khoản này tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam: Bên nợ: ghi các tài khoản gửi hoặc trả vốn từ SGD vào hội sở chính Bên có: ghi các khoản nhận vốn hoặc vay vốn của hội sở chính. Dư nợ: Số ngoại tệ SGD đang gửi ở hội sở chính Dư có: Số ngoại tệ SGD đang nợ hội sở chính ( số dư này không được vượt hạn mức do NHNo&PTNT Việt Nam duyệt cho SGD) Quan hệ thanh toán với nước ngoài được thực hiện thông qua mạng SWIFT. Thông qua hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam – là thành viên của hiệp hội thanh toán viễn thong liên NH toàn cầu (SWIFT). Dưới đây là quy trình thanh toán cụ thể các nghiệp vụ TTQT tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam 2.2.2.1 Phương thức chuyển tiền 2.2.2.1.1 Chuyển tiền đi Khi nhận được chứng từ, hồ sơ do khách hang nộp, kế toán viên phòng TTQT thực hiện: Kiểm tr hồ sơ chuyển tiền đi - Hồ sơ pháp lý (nếu khách hàng là tổ chức, giao dịch lần đầu ) + Quyết định thành lập, quyết định bổ nhiệm giám đốc, kế toán trưởng + Giấy phép đăng ký kinh doanh +Giấy chứng nhận đăng ký mã số xuất nhập khẩu - Hồ sơ chuyển tiền + Hợp đồng ngoại thương ( nếu thanh toán cho hàng hoá, dịch vụ ) + Bộ chứng từ thanh toán kèm theo : hoá đơn, chứng từ, vận đơn, tờ khai hải quan…( nếu áp dụng hình thức chuyển tiền sau ) + Lệnh chuyển tiền có đủ chữ ký theo thẩm quyền + Nguồn thanh toán ( kể cả phí chuyển tiền và các chi phí liên quan) + Các giấy phép kèm theo ( nếu có) Căn cứ lệnh thoanh toán của khách hàng, lập điện theo mẫu SWIFT gửi hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam Nhận được lệnh của khách hàng yêu cầu SGD chuyển tiền đi, tại SGD hạch toán như sau: - Trường hợp khách hàng gửi lệnh chuyển ngoại tệ đi Nợ TK 4221 “Tiền gửi ngoại tệ của khách hàng trong nước” Có TK 519101 “Điều chuyển vốn giữa hội sở chính với chi nhánh cấp I” - Trường hợp khách hàng nộp tiền mặt ngoại tệ để chuyển Nợ TK 1031** “ Tiền mặt ngoại tệ” – chi tiết ngoại tệ tương ứng Có TK 519101 “Điều chuyển vốn giữa hội sở chính với chi nhánh cấp I” Đồng thời thu phí: Nợ TK tiền gửi của khách hang Có TK 711002 “Thu nhập từ phí dịch vụ thanh toán” Có TK 453101 “Thuể GTGT phải nộp” Ví dụ: Ngày 08/09/2009 Công ty TNHH Nam phương gửi uỷ nhiệm chi trích tài khoản tiển gửi ngoại tệ 20.500 USD chuyển trả cho khách hàng có tài khoản tại HUA XIA BANK. SGD hạch toán: Nợ TK TG ngoại tệ công ty TNHH Nam Phương: 20.541 USD Có TK 519101: 20.500 USD Có TK 711002: 41 USD ( 20.500USD*0,2%) 2.2.2.1.2 Chuyển tiền đến Nhận được lệnh chuyển tiền từ nước ngoài do hội sở chính chuyển đến, SGD thực hiện: * Kiểm tra tính xác thực hoàn chỉnh của lệnh chuyển tiền * Kiểm tra tính hợp pháp của các khoản tiền thu vào thu vào tài khoản tiền gửi ngoại tệ theo quy định của NHNN và hưởng dẫn của NHNo&PTNT Việt Nam * Hạch toán, báo có cho khách hàng, thu phí dịch vụ theo quy định Việc hạch toán được tiến hành như sau: Nợ TK 519101 “Điều chuyển vốn giữa hội sở chính và chi nhánh cấp I” Có TK 4221 “Tiền gửi bằng ngoại tệ của khách hàng trong nước” Đối với các chuyển tiền kiều hối nhận từ nước ngoài (Do hội sở chính chuyển đến ), SGD thực hiện: Kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của khoản chuyển tiền đến và hạch toán: Nợ TK 519101 “Điều chuyển vốn giữa hội sở chính với chi nhánh cấp I” Có TK 455** “chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ” (tên người thụ hưởng) Sauk hi lập giấy báo có cho người thụ hưởng đến lĩnh tiền. Khi người thụ hưởng trình giấy báo kèm giấy chứng minh nhân dân ( hoặc sổ hộ khẩu ) để lĩnh tiền, SGD thực hiện trả tiền và hạch toán: Nợ TK 455**(Số tiền chuyển đến) Có TK1031 (Số tiền chuyển đến trừ phí thanh toán) Có TK thu phí dịch vụ thanh toán Ví dụ: Ngày 09/10/2009 SGD nhận được một lệnh chuyển tiền từ ngân hàng đại lý của NHNo&PTNT việt Nam CITI BANK, HONGKONG chuyển về ( chuyển tiền kiều hối) số tiền là 8500 USSD, người thụ hưởng là ông Hạ Đức Trung. – Khi SGD nhận được điện Nợ TK 519101: 8500 USD Có TK Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ ( Hạ ĐứcTrung): 8500 USD – Khi trả tiền cho ông Hạ Đức Trung Nợ TK Chuyển tiền phải trả bằng ngoại tệ : 8500USD Có TK Tiền mặt ngoại tệ: 8.483 USD Có TK Thu phí dịch vụ thanh toán : 17 USD (8500 USD*0,2%) 2.2.2.2 Phương thức tín dụng chứng từ 2.2.2.2.1 Nghiệp vụ thư tín dụng nhập khẩu Thanh toán L/C nhập khẩu là việc SGD NHNo&PTNT Việt Nam với vị trí là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, thực hiện mở L/C và thanh toán cho người xuất khẩu theo thư hoặc điện đòi nợ của NH xuất khẩu. * Doanh số thanh toán L/C nhập khấu Đơn vị: triệu USD Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Số tiền So với năm 2007 (%) Số tiền So với năm 2008 (%) Mở L/C 179.85 154.66 85,99 214.48 138,68 Thanh toán L/C 129.29 188.88 146,09 237.63 125,81 Nguồn : Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2009 * Quy trình nghiệp vụ thanh toán (1) Mở L/C * Thanh toán viên tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra và lập hồ sơ theo dõi ngày mở L/C, số L/C… * Xác định mức kí quỹ vào TK 4282 “Tiền gửi kí quỹ để mở L/C” trường hợp khách hàng có vốn ngoại tệ để mở L/C và kí quỹ đủ 100% giá trị L/C thì phòng TTQT hướng dẫn khách hàng lập uỷ nhiệm chi trích tài khoản để kí quỹ. Trường hợp khách hàng kí quỹ mức thấp hơn giá trị L/C xin mở thì hồ sơ được chuyển giao cho phòng tín dụng xem xét. (2) Thông báo cho NH thanh toán NH được chỉ định thanh toán L/C phải là NH đại lý chính thức của NHNo&PTNT Việt Nam và giữ tài khoản của NHNo&PTNT Việt Nam. Trong giấy uỷ nhiệm chi thanh toán có thể cho phép tự động ghi nợ tài khoản tiền gửi của NHNo&PTNT Việt Nam. (3) Thanh toán L/C cho NH bên xuất khẩu - Khi nhận được giấy đòi nợ kèm chứng từ hàng hoá từ NH nước ngoài Nhập TK ngoại bảng 9124 “Chứng từ có giá trị ngoại tệ do NH nước ngoài gửi đền đợi thanh toán”, khi thanh toán ghi Xuất TK9124. + Trường hợp kí quỹ đủ 100% giá trị L/C Nợ TK 4282 “ Tiền gửi kí quỹ mở L/C” Có TK 519101 “Điều chuyển vốn giữu hội sở chính với chi nhánh cấp I” Lập lệnh chuyển có chuyển trả NH nước ngoài qua hội sở chính. + Trường hợp kí quỹ dưới giá trị L/C SGD mời khách hàng đến lập giấy nhận nợ Nợ TK 4282 “tiền kí quỹ mở L/C” Nợ TK 2141 “ cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ” (trừ đi phần đã kí quỹ) Có TK 519101 “Điều chuyển vốn giữa hội sở chính và chi nhánh cấp I” Lập lệnh chuyển có chuyển trả NH nước ngoài qua hội sở chính. - Khi nhận được báo nợ từ NH nước ngoài (đối với L/C trả ngay) Nhận được lệnh chuyển nợ từ hội sở chính NHNo&PTNT Việt Nam, SGD hạch toán: + Trường hợp kí quỹ đủ 100% giá trị L/C Nợ TK 4282 “ Tiền gửi kí quỹ mở L/C” Có TK 519101 “Điều chuyển vốn giữu hội sở chính với chi nhánh cấp I” + Trường hợp kí quỹ dưới giá trị L/C Căn cứ vào giấy nhận nợ đã kí của khách hàng khi nộp hồ sơ mở L/C. Giấy nhận nợ ghi số tiền chênh lệch giữa số tiền ghi trên L/C và mức kí quỹ. Hạch toán: Nợ TK4282 “Tiền kí quỹ mở L/C” Nợ TK 2141 “ cho vay ngắn hạn bằng ngoại tệ” (trừ đi phần đã kí quỹ) Có TK5191 (toàn bộ giá trị L/C) Đồng thời thu phí: Nợ TK TG bằng VND của khách hàng Có TK Thu phí dịch vụ thanh toán Ví dụ: Ngày 11/07/2009, công ty thương mại XNK Ánh Sao có tài khoản và có quan hệ tín dụng tốt với SGD NHNo&PTNT Việt Nam, đến chi nhánh xin mở một L/C trị giá 17.890 USD với mức kí quỹ 20% để trả cho người xuất khẩu có tài khoản ngân hàng đại lý của NHNo&PTNT Việt Nam ANZ Bank, Tokyo. Thanh toán viên tiệp nhận và kiểm tra hồ sơ xin mở L/C, trình lãnh đạo kí duyệt Đồng ý cho khách hàng kí quỹ 20% trị giá L/C (17.890 USD) và yêu cầu khách hàng làm đơn xin vay và giấy nhận nợ theo mẫu. SGD thông báo cho ANZ Bank, Tokyo biết công ty thương mại XNK Ánh Sao đã mở L/C số tiền 17.890 USD. Kế toán ghi Nhập TK ngoại bảng 9215 “ cam kết bảo lãnh L/C trả chậm đưa ra” số tiền là 17.890 USD. Hạch toán nội bảng số tiền kí quỹ Nợ TK TG ngoại tệ công ty thương mại XNK Ánh Sao: 3.578 USD( 17.890 USD*20%) Có TK 4282 “tiền gửi đảm bảo thanh toán thư tín dụng” :3.578 USD - Ngày 17/07/2009 , nhận được giấy báo nợ từ ANZ Bank, Tokyo gửi tới (qua hội sở chính ) SGD hạch toán: Nhập ngoại bảng TK9124 “chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán” và thông báo cho khách hàng biết để thanh toán và nhận hồ sơ. Khi thanh toán, SGD hạch toán: Nợ TK4282 :3.578 USD Nợ TK 2141**:14.312 USD Có TK519101: 17.890 USD SGD tiến hành thu phí bằng VND và hạch toán: Nợ TK TG bằng VND của công ty TM XNK Ánh Sao: 612.338,92 VND Có TK thu phí dịch vụ thanh toán: 612.338,92 VND (17.890USD*0,2%*17.114) Xuất TK ngoại bảng 9124 “ chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ do nước ngoài gửi đến đợi thanh toán” Xuất TK ngoại bảng 9215 đồng thời thoả thuận với công ty thương mại XNK Ánh Sao về kì hạn nợ của số tiền vay 14.312 USD. Gửi giấy báo nợ cho công ty thương mại XNK Ánh Sao. 2.2.2.2.2 Nghiệp vụ thư tín dụng xuất khẩu * Doanh số thanh toán L/C hàng xuất khẩu Đơn vị : triệu USD Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Số tiền So với năm 2007 (%) Số tiền So với năm 2008 (%) Thông báo L/C 55.82 51.51 92,28 17.56 34,09 Thanh toán L/C 47.58 55.79 117,26 19,25 34,5 Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2009 * Quy trình thanh toán (1) Tiếp nhận thông báo L/C từ NH nước ngoài gửi đến. Khi nhận được L/C do NH nước ngoài chuyển đến. SGD tiến hành: + Kiểm tra tên, địa chỉ người thụ hưởng, các chỉ dẫn của NH phát hành L/C, kiểm tra chữ kí của NH phát hành. + Lập thong báo theo mẫu gửi khách hàng ( người thụ hưởng ). Thư thông báo lập thành hai bản ( một bản gửi khách hàng, một bản lưu hồ sơ L/C ). + Lập phiếu thu phí dịch vụ + Thông báo bằng điện cho NH phát hành về việc nhận được L/C và ý kiến của khách hàng về sửa đổi L/C ( nếu có) Nhận chứng từ do người xuất khẩu trình Khi nhận được bộ chứng từ do người xuất khẩu trình kèm theo bản gốc L/C và thư thông báo L/C, thanh toán viên thực hiện các công việc sau: tính + Kiểm tra số lượng chứng từ, tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ. + Vào sổ theo dõi L/C và nhập các dữ liệu vào máy vi tính. + Ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra chứng từ hàng xuất khẩu rồi chuyển toàn bộ hồ sơ cho trưởng phòng hoặc kiểm soát viên kiểm tra lại toàn bộ chứng từ và ghi ý kiến của mình trên phiếu kiểm tra, ký tên và chuyển lại cho thanh toán viên. Đòi tiền Các chứng từ sau khi kiểm tra nếu phù hợp thanh toán viên lập thư hoặc điện đòi tiền gửi NH phát hành L/C ( qua hội sở chính ) và hạch toán vào tài khoản ngoại bảng Nhập TK9123 “ chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu” Khi nhận được thông báo của NH nước ngoài ( qua hội sở chính) SGD tiến hành thanh toán cho người xuất khẩu. Hạch toán: Nợ TK 519101 “Điều chuyển vốn giữa hội sở chính với chi nhánh cấp I” Có TK tiền gửi ngoại tệ của khách hàng Đồng thới ghi Xuất tài khoản ngoại bảng 9123 “ chứng từ có giá trị ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu” Vị dụ: Ngày 18/10/2009, SGD nhận được một thông báo L/C trị giá 14.560 USD từ ABN Amro Bank, Kuala Lumpur gửi đến ( qua hội sở chính ) để trả cho công ty TNHH An Khánh có tài khoản tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam - Khi nhận được thông báo L/C, SGD tiến hành kiểm tra và xác nhận chữ kí của NH phát hành L/C, sau đó lập thông báo gửi khách hàng - Tiếp nhận bộ chứng từ đòi nợ của khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ và hoá đơn bán hàng - Gửi chứng từ đòi tiền ABN Amro Bank, Kuala Lumpur ( qua hội sở chính ), đồng thời hạch toán: Nhập TK ngoại bảng 9123 “ chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu”- Khi nhận được thông báo của ABN Amro Bank, Kuala Lumpur (qua hội sở chính) hạch toán: Nợ TK 519101 : 14.560 USD Có TK TG ngoại tệ công ty TNHH An Khánh :14.530,88 USD Có TK thu phí dịch vụ thanh toán:29,12 USD (14.560 USD * 0,2%) Đồng thời hạch toán Xuất tài khoản ngoại bảng 9123 “chứng từ có giá trị bằng ngoại tệ gửi đi nước ngoài nhờ thu” 2.2.3 Kết quả hoạt động thanh toán quốc tế của SGD Bảng 5: Kết quả hoạt động TTQT (Đơn vị: triệu USD) Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Chuyển tiền 327.73 58,17 375.09 64,53 98.29 29,76 L/C 235.67 41,83 206.17 35,47 232.04 70,24 Tổng cộng 563.4 100 581.26 100 330.33 100 Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2007 đến năm 2009 Năm 2009 doanh số giao dịch chuyển tiền đến giảm mạnh nguyên nhân chủ yếu là do các món giảm ít nhưng giá trị thanh toán giảm rất nhiều, do KH thanh toán hàng XK trực tiếp tại SGD bằng vốn tự có với phương thức thanh toán chuyển tiền. Nhu cầu KH thanh toán phổ biến bằng đồng USD, tuy nhiên tất cả các NH niêm yết giá mua và bán của USD bảng nhau. việc thu hút mua ngoại tệ đã dẫn đến việc thu lãi từ KDNT rất thấp trong năm 2009.Công ty vàng bạc đá quý không thực hiện thanh toán qua SGD, cùng kỳ năm 2008 doanh số thanh toán của ông ty rất lớn chiểm 50% doanh số chuyển tiền qua SGD. với tổng doanh số là 120 triệu USD. Bên cạnh nguyên nhân nói trên nguyên nhân chính là không có ngoại tệ đáp ứng nhu cầu thanh toán. Phương thức tín dụng chứng từ chiếm đa số trong quan hệ thanh toán, chiểm tỷ trọng cao nhất vào năm 2009 ( tỷ trọng chiểm 70,24%). 2.2.4 Doanh thu từ hoạt động TTQT Đơn vị: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Doanh thu TTQT 74,4 133,92 110,08 Tổng Doanh thu của SGD 500,4 641 859,5 Tỷ trọng (%) 12,94 17,28 11,44 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động KD từ năm 2007 đến năm 2009 Qua bảng trên ta thấy doanh thu của hoạt động TTQT tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam còn rất thấp so với tổng doanh thu của SGD, thấp nhất là vào năm 2009 có tỷ trọng là 11,444% tương ứng là 110,08 tỷ đồng, cao nhất là năm 2008 có tỷ trọng là 17,28% tương ứng là 133,92 tỷ đồng. Ngày nay nhu cầu về xuất nhập khẩu càng cao, dẫn tới nhu cần về TTQT ngày càng lớn, điều đó đòi hỏi SGD nói riêng và các NHTM nói chung phải mở rộng và nâng cao chất lượng của hoạt động TTQT, từ đó giúp cho nền kinh tế của Việt Nam phát triển vững mạnh hơn. CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT VÀ GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SGD NHNo&PTNT VIỆT NAM 3.1 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SGD NHNo&PTNT VIỆT NAM 3.1.1 Những kết quả đạt được Nhìn chung vào hoạt động TTQT của SGD NHNo&PTNT Việt Nam tăng trưởng khá tốt và ngày càng chứng tỏ thể mạnh của mình trong hoạt động kinh doanh của SGD. Một là: Hoạt động TTQT trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn nhưng vẫn đạt được kết quả đáng khích lê, đem lại nguồn lợi nhuận đáng kể cho SGD. Hai là: Hoạt động TTQT đang từng bước được cải thiện về chất lượng và đa dạng hoá các phương thức TTQT. Ba là: Trình độ cán bộ làm nghiệp vụ TTQT được nâng cao qua các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn ở trong nước và ngoài nước. Bốn là: SGD đã đưa nhiều chính sách khách hàng hợp lý, với mục tiêu mở rộng thị phần và thu hut khách hàng. Năm là: Hoạt động TTQT của SGD cũng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh khác như hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại tệ đạt được những kết quả tốt đẹp trong những năm qua. Hoạt động TTQT của SGD góp phần thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các dịch vụ của SGD. Song bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục để nâng cao công tác TTQT. 3.1.2 Một số tồn tại Trong những năm qua, SGD đã phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ và luôn vượt mức các chỉ tiêu đề ra. Hoạt động TTQT của SGD đã ngày càng được hoàn thiện, có nhiều đóng góp nhằm thúc đẩy hoạt động XNK ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc. Một là: Quy mô hoạt động TTQT còn hạn chế Hai là: Công tác Marketing chưa có hiệu quả Ba là: Công tác kiểm tra, kiểm soát về các nghiệp vụ TTQT chưa được tiến hành thường xuyên, sâu sát. Bốn là: Cơ sở vật chất kĩ thuật, trụ sở làm việc còn chật chội, chưa đáp được yêu cầu của một NH hiện đại. Năm là: Trình độ năng lực của đa số cán bộ tuy đã được nâng lên song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Số cán bộ giỏi ngoại ngữ, tin học còn hạn chế, do đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận khai thác chương trình công nghệ mới phục vụ cho khách hàng. 3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TTQT TẠI SGD NHNo&PTNT VIỆT NAM Bước vào năm 2010, trên cơ sở kết quả kinh doanh của năm 2009 và căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ và các biện pháp kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam. SGD NHNo&PTNT Việt Nam đã đặt ra phương hướng phát triển cho hoạt động TTQT năm 2010, cụ thể như sau: - Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại một cách đồng bộ và toàn diện nhằm tối ưu hoá khả năng cạnh tranh, đem lại lợi nhuận cho SGD. Phát triển mạnh và tạo nhiều sản phẩm dịch vụ mới gắn kết với nhau để tạo lập, giữ vững và mở rộng thị phần. – Nâng cao chất lượng công tác thanh toán XNK, đảm bảo cạnh tranh được với các NHTM hàng đầu trong nước. Thành lập một bộ phận chuyên nghiên cứu, phân tích các thông tin, tình hình hoạt động của các tổ chức tín dụng, thị trường tài chính, tiền tệ và kinh tế các nước có quan hệ kinh tế với Việt Nam, tạo điều kiện để phát triển hoạt động kinh doanh đối ngoại của SGD có hiệu quả và tăng cường khả năng tư vấn cho khách hàng. - Đầu tư thích đáng để công nghệ thông tin thực sự trở thành mũi nhọn, tạo nên sự đột phá cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ, tăng năng lực cạnh tranh. Con người và công nghệ được xem là hai yếu tố đặc biệt quan trọng đem lại sự thành công trong cạnh tranh và hội nhập của NHNo&PTNT Việt Nam trong năm tới. - Củng cố và hoàn thiện bộ máy nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại theo mô hình NHTM quốc tế. Nghiên cứu, điều chỉnh mô hình tổ chức hiện nay, chức năng và phân cấp quản lý kinh doanh đối với các bộ phận nghiệp vụ để phù hợp với xu thế phát triển trong mỗi giai đoạn. - Rà soát và hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ hiện có. - Tổ chức và triển khai tốt các hoạt động tiếp thị, nâng cao tính cạnh tranh với bên ngoài đồng thời đảm bảo tính thống nhất và sự phối hợp chặt chẽ trong SGD. 3.3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG TTQT Mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của SGD. Điều đó không những nâng cao hơn những uy tín của SGD mà còn tạo vị thế cho SGD trong khu vực và thế giới. Qua đánh giá thực trạng hoạt động TTQT tại SGD, có thể thấy bên cạnh những thành tích đã đạt được thì SGD cũng không tránh khỏi những tồn tại và hạn chế. Trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động TTQT của SGD và để hạn chế, khắc phục những tồn tại nói trên hoạt động TTQT của SGD NHNo&PTNT Việt Nam, luận văn đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động TTQT tại SGD NHNo&PTNT Việt Nam. 3.3.1 Xây dựng chiến lược thu hút khách hàng Khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với các hoạt động của doanh nghiệp, nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Hoạt động TTQT của SGD phải luôn coi khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu trong môi trường cạnh tranh. Để thu hút được khách hàng SGD cần xây dựng được chiến lược khách hàng hợp lý, tạo quan hệ bền vững với khác hàng chuyền thống và thu hút them khách hàng mới sử dụng dịch vụ của SGD. SGD NHNo&PTNT Việt Nam cần phân loại khách hàng để có những chính sách ưu đãi thích hợp: - Đối với khách hàng thường xuyên có hoạt động XNK, SGD cần có chính sách ưu đãi như miễn giảm một số loại phí, giảm lãi suất cho vay, ưu đãi về tỷ lệ kí quỹ khi mở L/C…để thu hút và duy trì mối quan hệ với khách hàng truyền thống. - Đối với khách hàng có ít kinh nghiệm trong thanh toán ngoại thương thì cán bộ TTQT có thể tư vấn, lựa chọn phương thức TTQT nào có lợi nhất, ràng buộc các điều khoản có lời cho khách hàng để giảm rủi ro, tạo long tin với khách hàng. - Đối với khách hàng cá nhân, cần có biện pháp linh hoạt trong việc xác định tài sản thế chấp, có thể thế chấp bằng chính lô hàng, giảm tỷ lệ kí quỹ để tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể thực hiện hợp đồng ngoại thương khi vốn có hạn nhưng cán bộ tín dụng phải bám sát hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 3.3.2 Tăng cường hoạt động Marketing Thông qua hoạt động Marketing, SGD có thể củng cố và tạo được hình ảnh tốt đẹp đối với các NH khác và khách hàng. Trên cơ sở đó giữ vững và thu hút thêm lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT của SGD. Bên cạnh đó, hoạt động Marketing cũng có thể giới thiệu và kích thích khách hàng sử dụng sản phẩm mới của SGD, từ đó giúp SGD tăng thị phần và doanh thu từ hoạt động này. Tăng cường mạnh mẽ công tác tiếp thị, quảng cáo: SGD cần coi đây là một công việc quan trọng trong hoạt động kinh doanh của mình. Trước mắt cần chủ động tiếp thị và thu hút các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh XNK lớn. Chú trọng đến các doanh nghiệp có khả năng tài chính mạnh, có uy tín trong quan hệ tín dụng, thanh toán, khách hàng có thế mạnh trong hoạt động XNK. – SGD có thể áp dụng nhiều hình thức tiếp thị khác nhau như: thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo, đài, truyền hình, internet) để giới thiệu về SGD hay in các tờ rơi, cuốn sổ kích thước nhỏ trình bày đẹp để làm quà tặng cho khách hàng hay để tại bàn giao dịch để họ biết được nhưng tiện ích ki sử dụng dịch vụ của SGD. - Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng nhằm củng cố quan hệ giữa khách hàng và SGD, nâng cao hiểu biết giữa khách hàng và SGD. Đồng thời tổ chức các cuộc nghiên cứu thị trường để tìm hiểu khách hàng và thấy được vị trí của hoạt động TTQT của SGD. 3.3.3 Nâng cao chất lượng và đa dạng hoá dịch vụ TTQT * Nâng cao chất lượng hoạt động TTQT: Đối với NH, chất lượng sản phẩm là sự đảm bảo đối với khách hàng về khả năng chi trả, thực hiện thanh toán không sai sót nhằm đảm bảo an toàn thanh toán cho khách hàng. Để nâng chất lượng thanh toán, SGD cần không ngừng hoàn thiện quy trình thanh toán và cải tiến kĩ thuật để đảm bảo an toàn và tốc độ thanh toán cho SGD và khách hàng. * Đa dạng hoá về dịch vụ TTQT: Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ NH hiện nay, SGD cần có định hướng rõ rang để áp dụng công nghệ hiện đại nhằm đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ NH. Bên cạnh các sản phẩm, dịch vụ truyền thống SGD cần phát triển thêm một số dịch vụ như: Thanh toán thẻ, séc du lịch…để mở rộng hơn nữa đối tượng phục vụ cho mình. 3.3.4 Nâng cao năng lực, trình độ cho cán bộ TTQT Năng lực của cán bộ thanh toán thể hiện trên các khía cạnh: trình độ nghiệp vụ, tính chuyên nghiệp trong công việc, xử lý thành thạo các quy trình nghiệp vụ cũng như thái độ, phong cách đối xử giao tiếp với khách hàng. Nhằm nâng cao trình độ cho thanh toán viên, SGD cần tổ chức các khoá học đào tạo thường xuyên hoặc các lớp tập huấn nghiệp vụ giúp cán bộ thanh toán có thể học hỏi nhiều kinh nghiệm trong quá trình xử lý nghiệp vụ, tránh những sai sót do thiếu kinh nghiệm trong quá trình thanh toán. Ngoài trình độ chuyên môn, đòi hỏi cán bộ TTQT phải có trình độ nhất định về tin học, có hiểu biết rộng rãi về các lĩnh vực khác có liên quan đến TTQT như: các tập quán thương mại quốc tế, thị trường trong nước và quốc tế, lĩnh vực vận tải ngoại thương, bảo hiểm hàng hoá, các rủi ro mà các doanh nghiệp Việt Nam thường gặp…Do vậy, SGD phải chú trọng them trong vấn đề đào tạo cán bộ nâng cao hiểu biết về các lĩnh vực này. SGD NHNo&PTNT Việt Nam cũng cần khuyến khích nhân viên TTQT phát huy tính sáng tạo, tham gia các công trình nghiên cứu khoa học, các hội nghị chuyên đề, đóng góp ý kiến để phát triển hoạt động TTQT. 3.3.5 Hoàn thiện và đổi mới công nghệ NH phục vụ công tác TTQT Trong thời công nghệ thông tin phát triển như vũ bão, SGD NHNo&PTNT Việt Nam cần chủ động nắm lấy thời cơ và mạnh dạn đầu tư công nghệ vào hoạt động NH để có thể hội nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình. Mạnh dạn đầu tư, ứng dụng công nghệ NH mới trên thế giới để nâng cao hiệu quả thanh toán. Đồng thời với việc hiện đại hoá công nghệ thì SGD cũng phải đảm bảo an toàn về công nghệ thông tin trong hoạt động NH để giữ vững uy tín trên thị trường. 3.3.6 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng XNK, thanh toán trong nước và tăng cường nguồn ngoại tệ phục vụ hoạt động TTQT Việc đẩy mạnh hoạt động XNK có vai trò hết sức quan trọng trong việc toạ ra nguồn vốn phục vụ cho hoạt động TTQT của NHTM. Khi có nguồn vốn ngoại tệ đủ lớn, sẽ tạo điều kiện để phát triển phong phú và đa dạng sản phẩm dịch vụ TTQT nói chung cũng như thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Đồng thời sẽ đáp ứng được nhu cầu của khách hàng lớn về nguồn ngoại tệ phục vụ cho việc thanh toán với các đối tác nước ngoài. Để phát triển hoạt động này, cần thực hiện một số biện pháp sau: - Có một số ưu đãi về tín dụng XNK đối với một số khách hàng truyền thống có năng lực tài chính mạnh, có uy tín trong quan hệ tín dụng. - Có những ưu đãi hơn về những hợp đồng TTQT như giảm phí, thủ tục nhanh gọn đơn giản hơn. - Giảm mức kí quỹ, đồng thời mở rộng hạn mức đối với các hợp đồng thanh toán XNK, đặc biệt là đối với các hợp đồng thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ. 3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 3.4.1 Kiến nghị với NHNN - Hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý điều chỉnh hoạt động TTQT. Cần có những bổ sung sao cho phù hợp với tình hình và các quy tắc chung của hoạt động TTQT thế giới. - Tăng cường hoạt động quản lý và dự trữ ngoại hối nhằm ổn định thị trường ngoại hối, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động TTQT của các NHTM. - Có các chính sách phù hợp để cải thiện cán cân thương mại, tạo ra nguồn thu ngoại tệ ổn định cho nền kinh tế. Đây là nguồn cung ứng ngoại tệ đảm bảo sự ổn định cho hoạt động thanh toán ngoại thương của nền kinh tế nói chung và cho hoạt động thanh toán XNK của các NHTM nói riêng. - Hoàn thành thị trường ngoại tệ liên NH. Việc hoàn thiện và phát triển thị trường liên NH là một trong những điều kiện quan trọng để các NH mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ và thanh toán XNK, đáp ứng các nhu cầu mua bán của khách hàng trong nền kinh tế. Vì thế, NHNN phải mở rộng đối tượng tham gia vào hoạt động của thị trường ngoại tệ liên NH, đa dạng hoá các loại ngoại tệ, các hình thức giao dịch trên thị trường và giám sát thường xuyên hoạt động của thị trường, quản lý quá trình mua bán của các NH trên thị trường. - Xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với thị trường. Việc điều hành chính sách tỷ gía phải được tiến hành theo từng giai đoạn. Cần phải định hướng nhà nước không nên trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trường ngoại hối. - NHNN cũng cần có những biện pháp phân phối chặt chẽ giữa ban thanh tra của NHNN với bộ máy kiểm tra giám sát của các NHTM để nhanh chóng phát hiện những vướng mắc, sai phạm từ đó có những biện pháp kịp thời chấn chỉnh, xử lý. 3.4.2 Kiến nghị với NHNo&PTNT Việt Nam - Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam mới chỉ đưa ra các văn bản mang tính chất chung nhất quy định về các nghiệp vụ TTQT, do đó hoạt động TTQT còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, NHNo&PTNT Việt Nam cần ban hành các văn bản hướng dẫn chi tiết có liên quan đến TTQT như giải quyết các vấn đề như tranh chấp giữa bên mua và bên bán khi có những sai sót về chứng từ, về hạch toán… - NHNo&PTNT Việt Nam thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao chất lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho các thanh toán viên trong lĩnh vực thanh toán của toàn bộ hệ thống nói chung và của SGD nói riêng. Khi triển khai các nghiệp vụ TTQT mới, ngoài các văn bản hướng dẫn chi tiết, NHNo&PTNT Việt Nam cần có những hội nghị, khóa học phổ biến với từng chi nhánh, từng thanh toán viên quốc tế đồng thời tổ chức hội nghị chuyên đề để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm về công tác TTQT trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam. - Hỗ trợ SGD trong quá trình đổi mới máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác TTQT. Do việc đổi mới trang thiết bị máy móc rất tốn kém, khả năng của SGD là có hạn nên trong các chương trình hiện đại hoá máy móc, thiết bị, công nghệ phục vụ công tác thanh toán đề nghị NHNo&PTNT Việt Nam cần nhanh chóng phê duyệt các kế hoạch của SGD nhằm nâng cao chất lượng TTQT. KẾT LUẬN Trên thế giới mỗi quốc gia độc lập thường xuyên phải tiến hành những mối quan hệ đa dạng và phức tạp, trên mọi lĩnh vực: kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, ngoại giao…trong đó quan hệ kinh tế thường chiếm vai trò quan trọng và là cơ sở cho các mối quan hệ khác. Quá trình tiến hành các hoạt động nêu trên, tất yếu nảy sinh những nhu cầu chi trả, thanh toán tiền tệ giữa các chủ thể ở các quốc gia. Từ đó đặt ra nhu cầu thực hiện các hoạt động TTQT. Ngày nay, trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế và hoạt động thương mại quốc tế ngày càng phát triển thì TTQT trở thành một hoạt động cơ bản, không thể thiếu của các NHTM. Trong quá trình phát triển, hoạt động TTQT của các NH nảy sinh những vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra giải pháp giúp cho hoạt động này phát triển. Hội nhập với cộng đồng tài chính quốc tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội phát triển cho ngành NH nói chung và SGD nói riêng. Song bên cạnh đó cũng có nhiều khó khăn thách thức buộc các NH phải nỗ lực vượt qua để tự khẳng định mình. Để có đủ năng lực và tự tin đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, SGD NHNo&PTNT Việt Nam cần phải nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng đặc biệt là dịch vụ TTQT có thể theo kịp tốc độ phát triển nhanh chóng của hoạt động thương mại quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi và hạn chế rủi roc ho khách hàng. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Cô giáo TH. Văn Hoài Thu cùng các cô, chú, anh chị em trong phòng TTQT của SGD NHNo&PTNT Việt Nam đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26045.doc
Tài liệu liên quan