Luận văn Giải pháp phát hành trái phiếu đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ

LỜI MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, các thành phố lớn trong cả nước, nhất là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hằng năm đều dành phần lớn ngân sách để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và chính quyền địa phương xem đây là vấn đề trọng tâm hàng đầu để phát triển đô thị bền vững, hiện đại. Việc đầu tư này, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, người có thu nhập thấp sẽ được hưởng các phúc lợi xã hội, giảm bớt thiệt thòi cho người nghèo do áp lực của quá trình đô thị hóa, Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư là vô hạn nhưng nguồn tài chính hằng năm thì có hạn. Bên cạnh đó Trung ương đang thực hiện chính sách phi tập trung hóa ngân sách nhà nước, Trung ương sẽ giảm dần các khoản hỗ trợ ngân sách từ Trung ương cho ngân sách các địa phương, theo cơ chế này các địa phương muốn đầu tư phát triển nhanh hạ tầng thì việc vay nợ của chính quyền địa phương trở thành một vấn đề quan trọng trong chiến lược của mỗi địa phương. Do vậy, việc phải huy động nhiều nguồn lực tài chính cho ngân sách là vấn đề không thể tránh. Có nhiều cách để chính quyền địa phương huy đông vốn, nhưng trên thực tế các địa phương thường sử dụng 2 cách là: vay từ các ngân hàng thương mại và vay thông qua thị trường tài chính bằng cách phát hành trái phiếu. Trong quá trình đúc kết kinh nghiệm và xu hướng phát triển thị trường tài chính hiện đại thì huy động vốn qua phát hành trái phiếu được lựa chọn vì những lợi ích thiết thực nó mang lại. Trái phiếu địa phương ngoài mục đích huy động vốn, nó còn tạo áp lực buộc chính quyền địa phương phải cải tiến trong quản lý, tăng cường tính minh bạch, nâng cao uy tín và nhất là phải công khai trong việc chi tiêu ngân sách địa phương, ngoài ra còn giúp địa phương nâng cao hiệu các dự án đầu tư công cộng, phát triển sản phẩm cho thị trường tài chính, tạo chủ động trong chiến lược hoạch định chính sách phát triển ở các địa phương. Sau khi trở thành đô thị loại một, trực thuộc Trung ương thành phố Cần Thơ càng có điều kiện hơn trong việc phát triển đô thị, song song đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm xứng tầm với thành phố trung tâm là việc bắt buộc phải tiến hành. Với áp lực nhu cầu vốn rất lớn, đòi hỏi thành phố Cần Thơ phải xây dựng một chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả. Để giải quyết nhu cầu vốn nhanh, thành phố Cần Thơ cần mạnh dạn triển khai giải pháp huy động vốn qua thị trường trái phiếu sau khi đã tham khảo bài học kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh, nhằm thúc đẩy xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển nhanh, toàn diện và là trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên. Tác giả chọn đề tài “Giải pháp phát hành trái phiếu đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ” để làm luận văn thạc sĩ. Trên cơ sở đó nhằm đề ra các giải pháp từ phía nhà nước để góp phần phát triển thị trường trái phiếu tại thành phố Cần Thơ. II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phát hành trái phiếu đô thị đối với các nước trên thế giới nói chung và các thành phố lớn trong cả nước nói riêng không phải là vấn đề xa lạ. Nhưng đến nay đề án phát hành trái phiếu đô thị cho thành phố Cần Thơ vẫn chưa được thực hiện, dù có nhiều tranh cãi khác nhau, song hình thức tài trợ này vẫn phải được thực hiện trong thời gian tới. Việc đề án phát hành trái phiếu đô thị tại thành phố Cần Thơ đang rất được quan tâm của chính quyền địa phương. Để thực hiện thành công đề án này chúng ta cần làm rõ thêm vấn đề lý luận và thực tiễn về trái phiếu đô thị, nguồn vốn cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở nhận thức và thực tiễn của vấn đề tác giả đưa ra phương hướng, các giải pháp để phát hành trái phiếu đô thị nhằm huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho thành phố Cần Thơ. III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về trái phiếu đô thị, thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng tại thành phố Cần Thơ qua đó đưa ra các giải pháp huy động vốn bằng trái phiếu đô thị. IV- PHẠM VI NGHIÊN CỨU Huy động vốn qua phát hành trái phiếu đô thị chính quyền địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư tại địa phương đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực nghiên cứu rộng, phức tạp và cần rất nhiều thời gian. Do đó, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu về hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng tại thành phố Cần Thơ để huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho thành phố Cần Thơ qua phát hành trái phiếu đô thị. V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp chuẩn tắc để đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn. Đồng thời, số liệu nghiên cứu được lấy từ nguồn thứ cấp và sơ cấp, kết hợp với các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế, để hoàn thành luận văn này. VI- BỐ CỤC CHUNG CỦA LUẬN VĂN Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Tổng quan về trái phiếu đô thị và thị trường trái phiếu đô thị. Chương 2: Thực trạng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sự cần thiết phải phát hành trái phiếu đô thị tại thành phố Cần Thơ. Chương 3: Các giải pháp phục vụ phát hành trái phiếu đô thị tại thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, không kể phần mở đầu, kết luận luận văn còn có các phần: Lời cam đoan; lời cảm ơn; danh mục các từ viết tắt; danh mục các bảng biểu; mục lục; các phụ lục kèm theo và tài liệu tham khảo.

pdf99 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1662 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát hành trái phiếu đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạo lập thị trường với vai trò rất quan trọng để tăng tính thanh khoản cho thị trường của từng loại trái phiếu. Đây là các tổ chức có khả năng về vốn, có sự am hiểu về thị trường tài chính nói chung và TTCK nói riêng. Với khả năng và tiềm lực của mình, các tổ chức này sẽ tạo nên một thị trường linh hoạt cho các trái phiếu mà họ nắm giữ. Để có các nhà tạo lập thị trường ngay từ lúc phát hành chứng khoán, người phát hành đã xác định tổ chức tài chính sẽ đóng vai trò tạo lập thị trường cho trái phiếu của mình. Mặt khác, Bộ Tài chính và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cần phối hợp với NHNN tạo cơ chế tái lập vốn và hạn mức tín dụng thuận lợi cho các tổ chức tài chính đảm nhận vai trò tạo lập thị trường. Về lâu dài, cần phát triển các nhà đầu tư có tổ chức vì về cơ bản thị trường trái phiếu là thị trường bán buôn. Các nhà đầu tư có tổ chức chủ yếu trên thị trường này là các Quỹ Đầu tư, Quỹ Hưu trí, Công ty Bảo hiểm, Ngân hàng,… mà ở Việt Nam còn rất thiếu hoặc chưa có. Đẩy mạnh công tác đào tạo phổ biến kiến thức cho người đầu tư, đặc biệt các là -Trang 60- nhà đầu tư. Cần phổ cập kiến thức về cách tính giá, cách xác định rủi ro của trái phiếu, cách phân biệt các loại lãi suất như lãi suất thực, danh nghĩa, hiện hành, đáo hạn làm căn cứ để so sánh đối chiếu các công cụ đầu tư khác. Đặc biệt là nhấn mạnh lợi ích của việc đầu tư trái phiếu so với tiền gửi tại các ngân hàng thương mại như lãi suất cao hơn, không có rủi ro về thất thoát, làm giả với các trái phiếu niêm yết, việc thực hiện quyền sở hữu (thanh toán, gốc lãi,…) được các công ty chứng khoán hỗ trợ. Mặt khác, do trái phiếu luôn gắn với mặt bằng lãi suất thị trường cũng chính là gắn liền với nền kinh tế nên giá trị đầu tư luôn được đảm bảo phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế (khác với vốn tiền gửi, người đầu tư sẽ nhận được khoản tiền cố định theo lãi suất ban đầu mà không tính đến sự thay đổi về lãi suất thị trường hiện hành). Đồng thời còn phải cải thiện tình hình cung cấp thông tin để công chúng đầu tư thấy rõ được mục đích huy động và hiệu quả sử dụng vốn, cách thức trả nợ gốc và lãi, để họ tin tưởng hơn vào trái phiếu Chính phủ, tạo nên tính hấp dẫn cho công chúng đầu tư. 3.2.4 Đẩy nhanh việc hình thành cơ quan xếp hạng tín nhiệm Ở thị trường tài chính các nước, chính quyền địa phương nhất là ở các nước đang phát triển, đã xem xét việc tiếp cận với thị trường vốn như là một giải pháp bổ sung, phục vụ cho yêu cầu huy động nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong phạm vi và vai trò mà cộng đồng đòi hỏi trong giới hạn được phân cấp bởi chính quyền trung ương. Tuy nhiên, việc tiếp cận thị trường vốn thực ra không hề đơn giản. Một trong những yêu cầu đầu tiên mà địa phương thực hiện trước khi có thể tham gia vào thị trường này đó là phải tổ chức xếp hạng tín nhiệm cho địa phương theo từng mục tiêu cụ thể. Nhưng ở Việt Nam hiện nay chưa có một tổ chức xếp hạng tín nhiệm được thành lập với các cấp độ khác nhau. Vì vậy, việc hình thành cơ quan xếp hạng tín nhiệm là rất cần thiết nếu định hướng trong tương lai của chúng ta là phát triển thị trường trái phiếu nói chung và thị trường trái phiếu đô thị nói riêng. Với những kinh nghiệm quốc tế và những lợi ích của -Trang 61- việc xếp hạng tín nhiệm thì chính phủ cần nhanh chóng thành lập cơ quan định mức tín nhiệm để đem lại lợi ích trước tiên là cho thị trường trái phiếu và sau cùng là vì sự phát triển ổn định của TTCK. Ngoài ra, để có thể đưa ra một mức tín nhiệm chính xác thì yếu tố quyết định vẫn là có một đội ngũ chuyên viên giỏi chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu của thị trường cả về số lượng lẫn chất lượng nhân lực không phải là vấn đề đơn giản. Vì vậy, ngay từ đầu phải chú trọng đến việc đào tạo nguồn nhân lực không chỉ về lý thuyết mà còn cả về mặt thực hành. Cần có những chương trình đào tạo cả ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài, mời các chuyên gia của tổ chức danh tiếng nước ngoài như Standard & Poor’s Corporation, Moody’s Investors Services,…để đào tạo cho các chuyên gia trong nước. Thêm vào đó có thể đưa một số ý kiến về định mức tín nhiệm vào giảng dạy ở các trường đại học chuyên ngành tài chính để định hướng nguồn nhân lực về lâu dài. Đi đôi với đào tạo thì cũng cần có những quy định nhằm thu hút được nhân tài tham gia vào lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm. Thực hiện những bước đi trên một các đồng bộ sẽ thúc đẩy nhanh quá trình hình thành và hoạt động hiệu quả của tổ chức xếp hạng tín nhiệm - một phần không thể thiếu đối với sự phát triển thị trường trái phiếu đô thị nói riêng, thị trường chứng khoán nợ nói chung. 3.2.5 Hoàn thiện hoạt động của các Công ty kiểm toán độc lập Chính phủ cần quan tâm hơn nữa đến việc hoàn thiện các hoạt động của các Công ty kiểm toán, bởi vì báo cáo kiểm toán có ảnh hướng rất lớn đến hoạt động xếp hạng tín nhiệm. Thông tin mà cơ quan kiểm toán độc lập đã kiểm toán sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ quan xếp hạng tín nhiệm trong cùng lĩnh vực mà cả hai đều có trách nhiệm. Đưa ra các văn bản pháp lý quy định rõ ràng, quy định nghĩa vụ báo cáo tài chính công khai phải được kiểm toán. Ban hành các văn bản pháp quy điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các tổ chức kiểm toán độc lập. Bổ sung sửa đổi các Luật và văn bản pháp luật có liên quan đến tính chất pháp lý và hoạt -Trang 62- động của tổ chức kiểm toán độc lập. Soạn thảo và ban hành các chuẩn mực kế toán, chuẩn mực kiểm toán tạo điều kiện cho các công ty kiểm soát có đủ cơ sở hành nghề, trong đó đặc biệt chú trọng đến chuẩn mực có liên quan đến đạo đức hành nghề của kiểm toán viên. Bộ Tài chính cần phối hợp các bộ, ngành liên quan để đưa ra các quy định về tiêu chuẩn công ty kiểm toán về quy mô công ty, trình độ kiểm toán viên. Đồng thời cần sớm thành lập hiệp hội độc lập nhằm giúp Bộ Tài chính đánh giá và kiểm tra chất lượng kiểm toán của các công ty. 3.3 Các giải pháp từ chính quyền địa phương 3.3.1 Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước và bảo đảm phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập Đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng đối với chính quyền địa phương. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, chúng ta đã và đang đối mặt với nhiều vấn đề cấp thiết về cơ sở hạ tầng đô thị phục vụ cho sự phát triển của thành phố. Vấn đề đặt ra ở đây là chiến lược đầu tư phải được thực hiện trước, theo kịp nhu cầu của thành phố Cần Thơ. Để việc đầu tư xây dựng chiến lược phát triển có kết quả tốt cần lưu ý đến các vấn đề như sau: a) Tăng cường giao lưu kinh tế và hợp tác khu vực ở cấp độ địa phương dưới nhiều hình thức như: ký kết hợp tác phát triển kinh tế - xã hội giữa cá tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông cửu Long, thành phố kết nghĩa, trao đổi kinh nghiệm trong tất cả các lĩnh vực,… Với các thành phố lớn trong nước và thế giới. Thông qua đó trao đổi, học hỏi về các kinh nghiệm phát triển của nước bạn. Từ đó, đề ra các chiến lược phát triển phù hợp với từng giai đoạn phát triển mà chúng ta đã và đang đối mặt. b) Xây dựng chính sách chiến lược phải bắt nguồn từ nhu cầu phát triển thực sự của thành phố. Với tầm vóc của một đô thị lớn, chúng ta cần phải có một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm (trong và ngoài nước) thực hiện nghiên cứu và đánh giá thực trạng hiện tại và các chính sách phát triển của đô -Trang 63- thị trong tương lai. Thực tế cho thấy rằng: bên cạnh những thành tựu đạt được chúng ta đã mắc nhiều sai lầm, tắc trách. Nguyên nhân do việc hoạch định chiến lược phát triển của ta chưa phù hợp, các chính sách cho phát triển chưa đáp ứng được quy luật phát triển khách quan của nền kinh tế, chưa được tham luận rộng rãi đã thực hiện, do đó khi gặp phải nhiều vấn đề phát sinh hầu như không thể giải quyết được, gây mất thời gian và tiền của. c) Chiến lược phát triển cần phải được xây dựng đồng bộ, kiên trì và có trách nhiệm (tiếp cận với thực tế và thay đổi kịp thời cho phù hợp) nhằm đáp ứng kịp thời vận hội cho phát triển của thành phố. Thành phố Cần Thơ đang trong giai đoạn phát triển nhanh, các nhu cầu phát sinh liên tục và luôn thay đổi. Do đó, chiến lược đặt ra phải có giá trị cho nhiều năm tiếp theo, đồng nghĩa với việc những nhà hoạch định và thực hiện chiến lược phải thực hiện đồng bộ, kiểm tra bổ sung kịp thời thông qua các chính sách. Có như vậy, chúng ta mới nắm chắc cơ hội của mình. 3.3.2 Nâng cao hiệu quả trong quản lý tài chính và chi tiêu công Việc nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công không chỉ đơn thuần là đặt ra các giải pháp cho địa phương để nhằm tăng cường năng lực quản lý và cải thiện tính minh bạch tài chính ở địa phương các cấp. Nâng cao hiệu quả quản lý chi tiêu công ở cấp địa phương đồng thời cũng cũng nằm trong chiến lược quản lý chung của cả quốc gia, thể hiện qua khuôn khổ pháp lý chi tiêu ngân sách như việc phân cấp, phân bổ ngân sách và phân định trách nhiệm quản lý ở các cấp, các cơ quan một cách hợp lý và hiệu quả. Để quản lý chi tiêu công một cách hiệu quả, cần chú trọng đến các giải pháp căn bản như sau: a) Cần xác định rõ mục tiêu chiến lược quản lý chi tiêu công đảm bảo kỹ luật tài chính tổng thể. Phân phối nguồn lực tài chính phù hợp với những ưu thế chiến lược về tăng trưởng kinh tế, bảo đảm công bằng. b) Nâng cao hiệu quả trong phân bổ nguồn lực và hiệu quả hoạt động. Việc phân bổ các nguồn lực phải hợp lý và dựa trên các kế hoạch về đầu tư, -Trang 64- phát triển với các tiêu chi thích hợp để xác định hợp lý các thứ tự ưu tiên. Điều này còn liên quan đến việc thiết lập một mối liên kết chặt chẽ giữa các kế hoạch phát triển, kết quả của cải cách hành chính công và đảm bảo nguồn nhân lực hành sự có tâm huyết và trình độ. Nhà nước phải làm vai trò quản lý của mình phù hợp với năng lực, đáp ứng được mục tiêu phát triển kinh tế, cụ thể là phải xây dựng các thể chế nhằm tạo ra sự một khu vực công năng động, bao gồm xây dựng các thể chế về chính sách trong việc lựa chọn mục tiêu chiến lược; phân bổ nguồn lực gắn kết với kế hoạch và chính sách; thực hiện, kiểm soát và đánh giá kết quả các hoạt động; công thức phải có động cơ và năng lực quản lý tốt, ngăn chặn nạn tham nhũng,… c) Cải thiện tính minh bạch trong quản lý công có tầm quan trong trong việc giải trình trước công dân, nhà tài trợ, nhà đầu tư, về việc phân bổ và chất lượng sử dụng các nguồn lực. d) Phát triển hệ thống thông tin quản lý tài chính và hệ thống kế toán công. Tăng cường chất lượng những thông tin ngân sách, tính rõ ràng của các mục tiêu chính sách. Một xu hướng cũng cần được lưu ý trong vận dụng là “phi tập trung hoá”, phân cấp mạnh cho chính quyền cấp dưới, nhất là những dịch vụ hay những lĩnh vực mà họ có khả năng. Thực tế cũng đã chứng minh gần đây Chính phủ cần phân cấp quyền hạn cho thành phố và sự phân cấp tiếp theo với các cấp chính quyền là một bước chuyển mới nhưng hình như còn chậm dù hiệu quả của việc phân cấp này thì thể hiện khá rõ. Việc quản lý chi tiêu công và mở rộng ra là việc quản lý tài chính địa phương hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của vốn đầu tư, tạo lòng tin cho các nhà bảo lãnh, các nhà đầu tư trong và ngoài nước,… từ đó khuyến khích sự tham gia của họ vào việc góp thêm tiềm lực tài chính cho đầu tư phát triển ở cấp độ quốc gia lẫn địa phương, nâng cao thêm uy tín cho các loại chứng khoán được phát hành. -Trang 65- 3.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực nhằm triển khai các chiến lược đạt hiệu quả cao Trong tất cả mọi lĩnh vực, con người luôn là nhân tố quyết định, có ý nghĩa quyết định đến mọi thành công. Vai trò của nguồn nhân lực trong xây dựng và hoạch định chiến lược, giải quyết được hàng loạt vấn đề quan trọng nhất của địa phương. Trên cơ sở các giải pháp xây dựng và hoạch định chiến lược cơ sở hạ tầng đô thị, đối với thành phố Cần Thơ, chúng ta cần phải thành lập ngay một đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm bằng nhiều biện pháp như: tự đào tạo hoặc liên kết đào tạo với các trường đại học, các viện nghiên cứu trong và ngoài nước mà quan trong nhất là mời gọi các chuyên gia hàng đầu trên thế giới về các lĩnh vực liên quan, tổ chức các hội thảo chuyên đề. Thông qua đó, tạo tiền đề khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng và hoạch định chiến lược, sẵn sàng giải quyết các vấn đề phát sinh trong từng giai đoạn phát triển hiện tại và tương lai. Nâng cao kiến thức về phát triển và quản lý đô thị cho đội ngũ quản lý các cấp. Đưa kiến thức về đô thị học và khoa học quản lý đô thị vào trường học với nhiều mức độ khác nhau. Tổ chức ngân hàng tri thức về những vấn đề này và tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, tăng cường giáo dục thông qua thực tiễn hoạt động phát triển, xây dựng và quản lý đô thị từ việc hay và cả việc dở. Thực hiện chiến lược “nguồn nhân lực mở” trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển hạ tầng đô thị. Nâng cao trình độ thẩm định dự án của các chuyên viên. Với từng chính sách thực hiện, các dự án được triển khai phải được thẩm định chính xác và kịp thời theo tốc độ phát triển của thành phố. Tránh tình trạng dự án bị thẩm định sai hoặc quá chậm so với nhu cầu dẫn đến sự chồng chéo giữa nhiều vấn đề khiến cho vấn đề xây dựng đô thị gặp khó khăn. 3.3.4 Xây dựng một chính sách quản lý nợ địa phương phù hợp -Trang 66- Muốn đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường tín dụng địa phương nói chung và thị trường trái phiếu đô thị nói riêng, nhất thiết phải có chính sách quản lý nợ địa phương phù hợp. Hiện nay ở Việt Nam nợ công chỉ được quan tâm ở cấp quốc gia. Nợ ở cấp địa phương chưa được quan tâm vì việc địa phương trực tiếp hoặc các pháp nhân của địa phương chưa được quan tâm vì việc địa phương trực tiếp hoặc các pháp nhân của địa phương lập kế hoạch vay nợ còn ít. Tuy nhiên trong thời gian tới nếu nhiều địa phương sử dụng công cụ này thì đây là vấn đề cần được quan tâm. Chính sách quản lý nợ sẽ cung cấp cho chính quyền địa phương những công cụ quản lý rủi ro khi vay nợ, khi tham gia vào thị trường tài chính nhất là khi thị trường vốn của địa phương còn nhỏ bé và đầy biến động. Đồng thời, với chính sách quản lý nợ địa phương còn có cơ hội tối thiểu hoá được chi phí vay nợ đồng thời cũng làm tăng uy tín trên thị trường. Ở cấp độ địa phương lớn có đủ khả năng về nguồn nhân lực có thể đưa ra chính sách quản lý nợ riêng của mình theo cách tiếp cận đang phổ biến trên thế giới là phương pháp quản lý nợ tài sản ALM (asset liability management). Ngoài ra, chính sách quản lý nợ phải quan tâm đúng mức tới các hình thức chế tài đối với chính quyền địa phương không tuân theo. Trong thực tế có những địa phương đi vay tự do và có đủ khả năng trả nợ nhưng vẫn dây dưa không chịu trả và với hệ thống hành chính còn kém hiệu quả của Việt Nam thì việc áp đặt các chế tài còn khó hơn nhiều việc đưa ra các quy định chính sách. Theo kinh nghiệm thế giới thì có 4 phương pháp chính để kiểm soát nợ ở các địa phương là: (i) Dựa trên qui luật thị trường; (ii) Sự hợp tác của các cấp chính quyền trong việc phác thảo và thi hành việc kiểm soát nợ; (iii) Kiểm soạt dựa trên các qui định như mức tối đa của tổng nợ; (iiii) Kiểm soát mang tính chất hành chính như là việc hàng năm áp đặt những giới hạn đối với toàn bộ nợ cho chính quyền cấp tỉnh, thành phố. -Trang 67- Tùy theo từng giai đoạn phát triển mà chúng ta có thể áp dụng từng phương pháp thích hợp. Theo kinh nghiệm của thế giới, địa phương nào muốn đảm bảo cho quá trình vay nợ không rủi ro thì nhất thiết đều phải đưa ra chính sách quản lý nợ cho phù hợp. Vì vậy, để đảm bảo phát triển ổn định bền vững các địa phương ở nước ta cần phải có chính sách quản lý nợ tương thích, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương mình. Với thành phố Cần Thơ, để có thể sử dụng công cụ trái phiếu đô thị một cách hiệu quả và bền vững thì phải có một chính sách quản lý nợ hữu hiệu; tạo cơ sở nền tảng của một chiến lược huy động vốn qua vay nợ; bảo đảm quyền lợi và mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư, nâng cao uy tín và giúp thành phố quản lý tốt hơn các nguồn lực của mình,… Một chính sách như vậy cần thiết phải làm rõ các nội dung như: Mục đích và lý do để có thể phát hành trái phiếu và vay nợ; thẩm quyền phát hành trái phiếu; các điều khoản nhằm hạn chế phát hành trái phiếu và quản lý mức nợ; các loại trái phiếu được phép phát hành và tiêu chuẩn để phát hành cho mỗi loại trái phiếu; đặc tính của trái phiếu; xếp hạng tín nhiệm; nâng cao mức tín nhiệm của trái phiếu; phương pháp bán trái phiếu; qui định về sử dụng và phương pháp lựa chọn các cơ quan tham gia từ bên ngoài; công khai thông tin; chính sách hoán nợ; sử dụng tiền bán trái phiếu; quy trình phát hành Để quản lý nợ hiệu quả cũng cần thiết phải có sự liên kết và phối hợp giữa các sở, ban, ngành có liên quan của thành phố Cần Thơ như: Văn phòng UBND thành phố Cần Thơ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thuế thành phố,… 3.3.5 Nâng cao uy tín vay nợ của địa phương Khi đã vay nợ thì vấn đề uy tín vay nợ thường được đặt lên hàng đầu, có uy tín thì việc vay nợ rất dễ dàng. Nhất là khi chính quyền thành phố đi huy động vốn trong dân thì việc đảm bảo uy tín vay nợ lại càng phải xem trọng. Nâng cao uy tín vay nợ bao gồm một loạt các biện pháp như: đảm bảo nguồn -Trang 68- chi trả và thời hạn chi trả đúng hợp đồng, bảo đảm phát triển kinh tế bền vững. Thực tế hiện nay các dự án được quản lý một cách rất lỏng lẽo nhất là đối với các dự án xây dựng. Như đã trình bày ở Chương 2, với một loạt các sai phạm trong các dự án xây dựng đều là do buông lỏng kiểm soát ở các khâu thiết kế, thi công và giám sát gây ra những thiệt hại cho nền kinh tế và giảm sút lòng tin. Vì vậy, cần thiết phải có sự kiểm tra chặt chẽ hơn nữa trong tất cả các khâu của quá trình xây dựng công trình và địa phương cần phải giải ngân cho phù hợp với tiến độ thi công tránh tình trạng công trình đang thi công thì thiếu vốn. Thêm vào đó là việc tăng cường trang thiết bị, kỹ thuật thi công công trình để đạt hiệu quả cao tránh tình trạng thi công lạc hậu chưa kịp sử dụng đã lỗi thời. Phát huy hơn nữa tính dân chủ trong các dự án chuẩn bị thi công để người dân có thể tiếp xúc, hiểu nhiều hơn về trái phiếu đô thị. Đây cũng là một phương pháp quảng cáo có hiệu quả về trái phiếu đô thị. Nếu tình hình quản lý dự án được cải thiện thì cách nhìn của người dân về trình độ làm việc của địa phương sẽ lạc quan hơn và từ đó sẽ nâng cao uy tín về quyết tâm đổi mới, cải cách, dám nghĩ, dám làm. Đảm bảo nguồn chi trả và thời hạn chi trả là một biện pháp làm tăng uy tín vay nợ của chính quyền địa phương. Khi bỏ tiền ra cho vay bất kỳ ai cũng mong muốn có lãi, bảo toàn số vốn và đảm bảo chi trả đúng thời hạn. Vì vậy, địa phương với tư cách là “con nợ” cũng phải có nghĩa vụ thanh toán lãi và trả nợ gốc trên cơ sở sòng phẳng, có lợi cho cả đôi bên, tiết kiệm và hiệu quả. Việc thanh toán phải diễn ra thuận lợi, dễ dàng không phiền hà cho người đầu tư. Tránh tình trạng khi vay vốn thì dễ dàng, còn khi thanh toán thì tạo mọi sự khó khăn, cản trở. Nếu không tránh được những sai lầm trên thì uy tín vay nợ của địa phương sẽ giảm sút và sẽ khó khăn trong các đợt huy động vốn tiếp theo. Đảm bảo phát triển kinh tế bền vững để có được sự quan tâm của công chúng. Vì vậy, để có thể tạo sự thu hút đầu tư không chỉ ở trong nước mà cả ở -Trang 69- nước ngoài thì bản thân các địa phương phải phát huy được tất cả sức mạnh nội lực của mình. Bằng mọi cách phải “marketing địa phương” với những dự án khai thác tiềm lực kinh tế địa phương thật hấp dẫn, thật khả thi thì mới mong thu hút sự khai thác tiềm lực kinh tế địa phương hấp dẫn, thật khả thi thì mới mong thu hút sự chú ý quan tâm của giới đầu tư. Đó là trường hợp của những địa phương chưa thực sự năng đông trong kinh tế, còn đối với những địa phương mà kinh tế phát triển bền vững thì ngoài ra những biện pháp trên còn cần phải tiếp tục duy trì tăng trưởng, ổn định kinh tế, thực hiện thành công các dự án đã đề ra. Đồng thời, đưa ra những dự án táo bạo nhưng khả thi để đảm bảo sự thu hút nguồn vốn cả ở trong và ngoài nước. 3.3.6 Hình thành Quỹ đầu tư phát triển đô thị Thành phố Hồ Chí Minh đã hình thành quỹ và đi vào hoạt động hơn 5 năm qua, quỹ là một công cụ huy động các nguồn lực tài chính đa dạng và phong phú. Thành phố Cần Thơ cần đẩy nhanh tiến độ lập Quỹ đầu tư phát triển đô thị nhằm có nguồn vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng theo chủ trương của địa phương. Vì vậy, để các kế hoạch của địa phương được thực hiện dễ dàng thì phải phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của quỹ Để mô hình quỹ đầu tư phát huy tác dụng tốt, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 138/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2007 về tổ chức và hoạt động của Quỹ Đầu tư phát triển địa phương, qua đó đã có một khung pháp lý rõ ràng và chặt chẽ hơn, khuyến khích các quỹ đầu tư phát triển địa phương thành lập các quỹ đầu tư trái phiếu chính quyền địa phương. Điều này không những làm tăng uy tính của quỹ trong việc huy động vốn trong dân chúng, mà còn tạo niềm tin cho công chúng trong việc đầu tư chứng khoán. Việc lập Quỹ đầu tư phát triển đô thị thành phố Cần Thơ, cần đặt mục tiêu đáp ứng được nhu cầu phát triển của thành phố. Tuy vậy, để quỹ phát huy hết tác dụng của mình, cùng thành phố thực hiện các mục tiêu phát triển đô thị thì ngoài các giải pháp nêu trên, chính quyền thành phố Cần Thơ cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho Quỹ phát triển. Chẳng hạn như: do đặc điểm dự án -Trang 70- cơ sở hạ tầng cần nguồn vốn đầu tư tương đối lớn và gắn liền với đời sống xã hội, để thực hiện tốt hơn việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội của địa phương, thành phố cần nghiên cứu cơ chế quản lý trên cơ sở giao cho: các tổ chức tài chính như Quỹ đầu tư làm chủ đầu tư dự án, giao nhiệm vụ thi công cho các công ty chuyên ngành xây dựng hoặc kinh doanh đơn thuần, giao nhiệm vụ quản lý và khai thác dự án cho đơn vị chuyên ngành sau khi dự án hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng. Theo cơ chế này, với tư cách là Chủ đầu tư, Quỹ đầu tư sẽ huy động vốn cho dự án và đây là là nhiệm vụ trọng tâm của quỹ. Đồng thời thành phố cần xây dựng chiến lược đầu tư thích hợp với đặc thù hoạt động của Quỹ đầu tư, chú trọng phương thức đầu tư trực tiếp đối với các dự án phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ mới, cơ cấu lại nguồn vốn của doanh nghiệp,… dưới hình thức đầu tư tài chính, đẩy mạnh hình thức đồng chủ đầu tư với các đơn vị chuyên ngành trong quá trình thực hiện triển khai thực hiện dự án, trong đó Quỹ đầu tư chỉ tham gia quản lý tài chính. Với mô hình các Quỹ đầu tư tồn tại bên cạnh hệ thống cấp phát của tài chính và song song với hệ thống các tổ chức tín dụng, các tổ Quỹ đầu tư sẽ có tác dụng như cầu nối giữa hệ thống cấp phát tài chính và hệ thống cho vay của các tổ chức tín dụng. 3.3.7 Các giải pháp hỗ trợ khác tại thành phố Cần Thơ a) Tăng thu ngân sách địa phương bằng cách tăng cường hiệu quả thu thuế Hiệu quả thu thuế có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với khả năng trả nợ của thành phố Cần Thơ khi phát hành trái phiếu. Trong thời gian qua công tác thu thuế đã được những thành tích đáng kể, đáp ứng được cơ bản nhu cầu vốn phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập khiến hiệu quả thu thuế chưa như mong muốn. Để đáp ứng những yêu cầu trong tình hình mới, để tăng cường nguồn vốn hoàn trả nợ trái phiếu khi được phát hành, công tác thu thuế cần thực hiện tốt những yêu cầu sau: -Trang 71- - Cải tiến cơ bản cơ chế quản lý thu thuế và xử lý vi phạm. Công việc đăng ký mã số thuế phải được thực hiện nghiêm túc, nhằm đưa các cơ sở kinh doanh vào diện quản lý của cơ quan thuế. Tăng cường tin học hóa công tác thu thuế, quản lý dữ liệu bằng công nghệ thông tin, cho phép cập nhật những biến động trong sản xuất kinh doanh đến từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ thu thuế phải được phân công rõ ràng, theo dõi, kịp thời phát hiện những sai sót trong kê khai, nộp thuế. Cần có những quy định cụ thể, rõ ràng các quy định pháp luật thuế trong việc cưỡng chế thuế, để phát huy tác dụng đối với những trường hợp cố tình trốn thuế, trì hoãn nộp thuế, vi phạm về nộp thuế,… nhằm đảm bảo chống thất thu thuế. - Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ thuế, kiện toàn bộ máy. Đây là một trong những nhân tố quan trọng quyết định sự thành công trong việc chấp hành chính sách thuế nói chung và chống thất thu thuế nói riêng. Để làm được điều này, cần có sự phân loại, đánh giá cán bộ theo tiêu chuẩn thi đua về đạo đức, nghiệp vụ; phân công nhiệm vụ theo đúng trình độ. Khen thưởng các cá nhân làm tốt, đồng thời xử lý các cán bộ vi phạm. - Tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến các kiến thức về chính sách thuế, nâng cao ý thức tự giác, tự nguyện nộp thuế của người dân cũng như các doanh nghiệp. Đây là biện pháp lâu dài và khó khăn trong thực hiện, nhưng chỉ khi thực hiện thành công thì mới đảm bảo công tác thu thuế đạt được hiện quả cao nhất. Mặc khác, qua đó còn tạo nên cầu nối giữa cơ quan thuế và người nộp thuế, giúp phản ánh những thông tin nhằm kịp thời sửa đổi, bổ sung để có chính sách thuế ngày càng hoàn thiện. b) Huy động các nguồn lực khác Cải cách bộ máy hành chính và thủ tục hải quan. Nhằm thu hút đầu tư thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào thành phố Cần Thơ. Để làm được điều này đòi hỏi chính quyền địa phương cần có quyết tâm, đề ra lộ trình và các giải pháp thực hiện. Một là, công khai hóa các chính sách, quy định đối với -Trang 72- đầu tư nước ngoài, phải đảm bảo tính nhất quán và phù hợp của các chính sách từ trung ương đến địa phương. Hai là, công bố một cách kịp thời sự thay đổi các văn bản tới doanh nghiệp và phải hướng dẫn các doanh nghiệp nghiên cứu, thi hành kịp thời. Ba là, Thủ tục hải quan cần phải nhanh chóng kịp thời, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. c) Hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng đúng tiến độ Vốn huy động từ trái phiếu đô thị gắn với nguyên tắc phải hoàn trả đúng cho cả lãi và nợ gốc nên việc sử dụng vốn huy động hiệu quả là yêu cầu hàng đầu để người đi vay thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình. Vốn trái phiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, do đó, các công tác trực tiếp liên quan đến xây dựng cơ sở hạ tầng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc góp phần vào hiệu quả của công trình cũng như thành công của việc phát hành trái phiếu đô thị. Thực tế, trong thời gian qua cho thấy ngay cả khi có đủ vốn thì nhiều trường hợp việc xây dựng cơ sở hạ tầng vẫn có nhiều trở ngại, chậm hoàn thành không chỉ gây ứ đọng lãng phí vốn mà còn thiệt hại cho kinh tế - xã hội. Vì thế, nên song song với việc huy động vốn từ trái phiếu cần thực hiện tốt nhưng công việc sau: - Quy hoạch cơ sở hạ tầng đồng bộ nhất quan làm căn cứ cho việc xây dựng các dự án đầu tư phát triển đô thị. Hạn chế thay đổi qui hoạch làm dự án cần phải điều chỉnh, bổ sung gây tốn kém. - Các cơ quan chức năng cung cấp thông tin có chất lượng liên quan đến đầu vào của dự án như: lưu lượng xe trong một ngày đêm, nhịp độ tăng trưởng lưu lượng, các thông tin tài chính như thuế, lãi suất, ưu đãi đầu tư, tạo điều kiện làm tốt công tác dự đoán thẩm định tính khả thi và hiệu quả của dự án. Dự án càng chính xác thì mức độ rủi ro càng thấp, càng thuận lợi trong việc trả nợ. Với đặc thù thành phố Cần Thơ hiện nay khối lượng công việc đầu tư các dự án phát triển kết cấu hạ tầng rất lớn. Vì vậy, cần phân loại công trình, lựa chọn thứ tự ưu tiên để bố trí nguồn vốn thích hợp. Cụ thể: các công trình mang tính trọng điểm phục vụ cả cộng đồng rộng lớn và khó thu hồi vốn -Trang 73- thì tập trung vốn ngân sách và vốn trái phiếu nợ chung để đầu tư dứt điểm, sớm hoàn thành đưa vào bảng sử dụng. Các công trình có khả năng tạo nguồn thu tốt và quy mô nhỏ hơn thì có thể áp dụng vốn huy động từ trái phiếu công trình. Mặt khác, cần hết sức cân nhắc có đánh giá tác động về mặt kinh tế - xã hội của công trình có thu phí một cách thận trọng, đầy đủ, tránh tình trạng lạm dụng trái phiếu công trình thì sẽ gây áp lực rất lớn lên đời sống dân cư cũng như làm tăng chi phí đầu vào của các doanh nghiệp. - Thực hiện việc giám sát thi công cũng như tổ chức nghiệm thu, thanh toán, quyết toán chặt chẽ; phát hiện kịp thời và có biện pháp xử lý nghiêm khắc các hành vi bớt xén vật tư, thi công gian dối, lãng phí làm giảm chất lượng công trình, thất thoát vốn đầu tư. Tình trạng này vốn trở nên vô cùng bức xúc trong những năm qua, nếu không kịp thời chấn chỉnh thì nhà đầu tư không cảm thấy yên tâm khi bỏ tiền mua trái phiếu đô thị. - Thực hiện giải ngân kịp thời theo tiến độ thi công tạo điều kiện cho công trình hoàn thành đưa vào sử dụng đúng thời hạn. Để làm được điều này cần quy định thủ tục theo cơ chế một cửa gọn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo tính chặt chẽ, đúng quy định pháp luật. - Một trong những trở ngại lớn nhất làm chậm tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng là ách tắc ở khâu giải phóng mặt bằng mà nguyên nhân trực tiếp cũng bởi công tác đền bù chưa thỏa đáng, việc bố trí tái định cư chưa được quan tâm tới nơi tới chốn. Vì vậy, nhằm khắc phục nên sớm đưa vào khung giá đất mới sát thị trường đồng thời chuẩn bị sẵn chỗ tái định cư với địa điểm cũng như giá cả hợp lý ngay từ lúc bắt dầu xây dựng dự án. Điều này sẽ tiến hành thuận lợi hơn một khi xây dựng được quỹ nhà cho thành phố Cần Thơ Kết luận Chương 3 Những giải pháp trên được căn cứ trên cơ sở thực tiễn phát triển hạ tầng tại thành phố Cần Thơ và nhu cầu nguồn vốn ngân sách cần đầu tư để phát triển cơ sơ hạ tầng, trước khi Cần Thơ chính thức trở thành đô thị loại 1 vào năm 2010, theo như mục tiêu đã đề ra tại Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17 -Trang 74- tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị. Hy vọng rằng, các giải pháp trên sẽ là cơ sở tham khảo, góp phần tích cực vào sự thành công trong thu hút các nguồn vốn mới cho Cần Thơ, và sẽ là tiền đề xây dựng đề án huy động vốn bằng việc phát hành trái phiếu đô thị, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội ngang tầm với các thành phố lớn trong cả nước, góp phần tích cực đối với sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. -Trang 75- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Hiện nay, cơ sở hạ tầng có vai trò vô cùng quan trong không chỉ riêng đối với thành phố Cần Thơ mà xa hơn là sự phát triển kinh tế của cả vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển, để tiếp tục nhịp tăng trưởng kinh tế như những năm qua, phát huy vị trí trung tâm vùng, cơ sở hạ tầng thành phố Cần Thơ cần được phát triển nhanh và cân đối với các ngành kinh tế khác, ở trong chừng mực nào đó cần được ưu tiên đi trược một bước, làm tiền đề vật chất cho các ngành kinh tế khác cùng phát triển. Trong những năm qua, thành phố Cần Thơ đã cố gắng vận dụng một số hình thức đầu tư vốn phát triển cơ sở hạ tầng bên cạnh nguồn ngân sách hạn hẹp nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn. Trong bối cảnh ấy, trái phiếu đô thị là giải pháp thích hợp hứa hẹn tạo ra bước đột phá nhờ khả năng huy động nguồn vốn tiềm ẩn trong nhân dân. Qua đề tài này, tác giả muốn góp phần làm rõ nhận thức về trái phiếu đô thị có tham khảo kinh nghiệm các nước; đồng thời, phân tích thực trạng các hình thức đầu tư vốn phát triển cơ sở hạ tầng thành phố Cần Thơ thời gian qua. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề ra những giải pháp cần thực hiện để phát hành trái phiếu đô thị, cả cho trước mắt lẫn lâu dài cũng như những biện pháp mang tính hỗ trợ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, trái phiếu đô thị chính là một công cụ vay nợ của địa phương. Chính vì thế, nó liên quan đến nhiều lĩnh vực và có phạm vi tác động rất lớn. Đáp ứng yêu cầu vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị đồng thời đảm bảo khả năng trả nợ là một thách thức lớn mà thành phố Cần Thơ cần vượt qua. Đề tài đã đề cập khá nhiều nội dung, nhưng để giải pháp trái phiếu đô thị thành công vẫn rất cần sự đồng tình ủng hộ, sự kết hợp các cấp, các ngành, trên cơ sở đó từng bước khắc phục thiếu sót, rút kinh nghiệm hoàn thiện thêm cơ chế huy động, đảm bảo trái phiếu đô thị là công cụ huy động vốn hiệu quả. -Trang 76- II. KIẾN NGHỊ Qua nghiên cứu đề tài “Giải pháp phát hành trái phiếu đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ”, tác giả xin đưa ra một số kiến nghị, với thành phố Cần Thơ và các đơn vị quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính, kế hoạch và đầu tư,… nhằm giúp cho chính quyền địa phương khai thác tối đa thị trường trái phiếu để tài trợ cho các dự án phát triển đô thị, góp phần làm tăng nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho thành phố Cần Thơ. Về phía chính quyền địa phương. Trước mắt, cần phải xây dựng ngay đề án huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thành phố Cần Thơ qua phát hành trái phiếu đô thị; nâng cao năng lực của cán bộ làm công tác tài chính, đầu tư; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, gọn nhẹ nhằm rút ngắn thời gian và giảm chi phí lập dự án đầu tư các công trình trọng điểm, cần có chính sách ưu đãi cho các công trình xây dựng hạ tầng phát triển đô thị,... Bên cạnh đó các chính sách ưu đãi phải đưa ra minh bạch rõ ràng, không phức tạp và phải thống nhất từ trung ương đến địa phương, tránh tình trạng các văn bản được ban hành mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau. Về chính sách từ Trung ương, cần ban hành cơ chế, chính sách tài chính ưu đãi cho thành phố Cần Thơ, nhằm huy động các nguồn tài chính cho đầu tư phát triển như: Ban hành chính sách cụ thể cho thành phố Cần Thơ được tổ chức huy động vốn đầu tư trong nước thông qua hình thức phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các hình thức huy động khác theo quy định; được huy động vốn vay ngoài nước để thực hiện những dự án, công trình quan trọng thuộc nhiệm vụ của ngân sách thành phố; được thực hiện cơ chế hỗ trợ một phần lãi suất cho các tổ chức khi các tổ chức vay vốn để đầu tư vào các dự án quan trọng có khả năng thu hồi vốn (đầu tư khu công nghiệp, các dịch vụ môi trường, vệ sinh công cộng, thoát nước...); ưu tiên bố trí cho thành phố Cần Thơ nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) phần ngân -Trang 77- sách vay về cấp cho các dự án không có khả năng thu hồi vốn, để đầu tư các dự án, kết cấu hạ tầng quan trọng./. -Trang 78- -Trang 79- Phụ lục 1: Tính toán tỷ suất lợi tức của trái phiếu: Các công cụ nợ có thu nhập cố định thường thoả thuận trả lãi cho chủ sở hữu theo định ký và trả lại vốn gốc hoặc số tiền theo mệnh giá khi đáo hạn. Lợi nhuận của chủ sở hữu đối với loại công cụ có thu nhập cố định tính theo tỷ lệ % trên giá trị của công cụ. Thước đo tỷ suất lợi nhuận, đơn giản nhất (dù không phải là tốt nhất) được biết như là tỷ suất phiếu lãi, có thể tính ra bằng cách lấy thu nhập lãi hàng năm của một trái phiếu chia cho mệnh giá hoặc vốn gốc (hoặc số tiền ngang bằng) của chứng khoán đó. chúng ta có phương trình sau: Lãi trả hàng năm theo thoả thuận Tỷ suất phiếu lãi = Giá trị vốn gốc Khó khăn chính trong việc sử dụng phiếu lãi làm thước đo tỷ suất lợi tức của một chứng khoán là giá trị thị trường của một chứng khoán thì thường không ngang bằng giá trị gốc. Trên thực tế, giá trị thị trường thường chỉ bằng hoặc gần bằng giá trị gốc vào thời điểm công cụ đó được tạo ra. Một khi giá trị thị trường tách xa khỏi giá trị gốc , thì rõ ràng là tỷ suất lợi nhuận của một nhà đầu tư trên quỹ đầu tư không thể được diễn giải một cách chính xác bằng tỷ suất phiếu lãi. Trong trường hợp đó, tỷ suất lợi tức hiện hành phải được tính bằng cách chia lãi trả hàng năm cho giá trị thị trường của chứng khoán chứ không phải chia cho giá trị gốc. Ta có phương trình sau: Khoản trả lãi hàng năm theo thoả thuận Tỷ suất lợi nhuận hiện hành = Giá trị thị trường Tỷ suất lợi tức hiện hành và tỷ suất phiếu lãi có một số tương quan với nhau . Thí dụ nếu như giá trị thị trường của chứng khoán vượt quá vốn gốc, hoặc là mệnh giá (trong trường hợp đó thì chứng khoán được gọi là công cụ trên giá), thì tỷ suất lợi tức hiện hành sẽ thấp hơn là tỷ suất phiếu lãi. Ngược lại nếu giá trị của thị trường chứng khoán thấp hơn vốn gốc , hoặc mệnh giá (trong trường hợp này thì chứng khoán được coi là công cụ dưới giá ), thì tỷ suất lợi tức hiện hành sẽ cao hơn tỷ suất phiếu lãi. Chỉ ngoại trừ trường hợp giá trị thị trường bằng giá trị vốn gốc thì tỷ suất lợi tức hiện hành mới bằng tỷ suất phiếu lãi. Phụ lục 2: THU – CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ: Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2002 2003 2004 2005 I. Tổng thu ngân sách trên địa bàn (giá so sánh 1994) tỷ đồng 463,7 1.019,0 1.230,3 1.547,9 1.476,6 1.666,1 1. Thu nội địa 508,2 585,7 767,4 862,0 892,7 - Thuế công thương nghiệp tỷ đồng 255,6 248,5 349,7 433,5 504,8 - Thuế nông nghiệp tỷ đồng 41,1 10,5 1,5 0,5 0,0 - Các khoản thu khác tỷ đồng 211,6 326,8 416,2 427,8 387,8 2. Thu thuế suất – nhập khẩu tỷ đồng 85,2 184,9 189,5 187,7 182,4 3. Tỷ lệ NS/GDP % 14,13 22,43 22,03 25,73 22,1 20,24 II. Tổng chi ngân sách trên địa bàn (giá so sánh 1994) tỷ đồng 309,7 619,9 641,5 876,9 830,7 1.039,1 - Chi đầu tư tỷ đồng 205,9 258,8 305,1 327,6 465,4 - Chi hành chính sự nghiệp – chi khác tỷ đồng 414,0 382,8 571,8 503,1 573,7 Ghi chú: Do thành phố Cần Thơ mới chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ từ năm 2004 nên có một số dữ liệu năm 1995 không thể tách được. Phụ lục 3: MỘT SỐ CHỈ TIÊU VỀ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ CẦN THƠ: Chỉ tiêu Đơn vị 1995 2000 2001 2002 2003 2004 2005 I. Mạng lưới giao thông 1. Đường bộ - Tổng chiều dài km + Quốc lộ km + Tỉnh lộ km + Huyện lộ km + Đường đô thị km + Đường nông thôn km - Theo chất lượng đường km + Đường nhựa km + Đá cấp phối km 2. Tổng chiều dài đường thủy km II. Khối lượng luân chuyển - Khối lượng hàng hoá luân chuyển 103Tấn/km 282.101 612.831 673.774 683.955 685.483 692.988 700.620 - Khối lượng hành khách luân chuyển 103ng.km 822.920 1.296.884 1.418.333 1.557.834 1.669.649 1.837.365 2.021.997 III. Một số chỉ tiêu bình quân - Số km đường bộ/1km2 DTTN km 1,90 Ghi chú: Do thành phố Cần Thơ mới chia tách từ tỉnh Cần Thơ cũ từ năm 2004 nên có một số dữ liệu năm 1995 không thể tách được. Phụ lục 4: DANH MỤC DỰ ÁN, CÁC CÔNG TRÌNH ƯU TIÊN GIAI ĐOẠN 2006 – 2010, 2011 – 2015 VÀ SAU 2015 CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ: Tên dự án Nội dung dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng, giá HH) Nguồn vốn Thời gian thực hiện NÔNG – LÂM – NGƯ NGHIỆP Phát triển kinh tế vườn Xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện canh tác và thương mại hoá kinh tế vườn 1.273 Trong dân, tín dụng, có hỗ trợ của ngân sách 2006-2015 Cơ giới hoá nông nghiệp Phát triển cơ giới hoá nông nghiệp 598 Trong dân, tín dụng, có hỗ trợ ngân sách 2006-2015 Cải thiện chăn nuôi Chuyển dịch địa bàn, cải thiện điều kiện chuồng trại, quy mô chăn nuôi 377 Trong dân, tín dụng, có hỗ trợ của ngân sách 2011-2020 Cải thiện điều kiện đánh bắt thuỷ sản Cải thiện phương tiện đánh bắt nhằm hạn chế lạm sát và tăng cường hiệu quả đánh bắt 68 Trong dân, tín dụng, có hỗ trợ ngân sách 2006-2010 Cải thiện mặt bằng nuôi trồng thuỷ sản Xây dựng mặt bằng nuôi trồng, cải thiện biện pháp nuôi trồng 1.011 Trong dân, tín dụng, có hỗ trợ của ngân sách 2006-2015 Xây dựng thuỷ lợi Hoàn chỉnh hệ thống kiểm soát lũ và điều tiết nội đồng 1.391 Ngân sách, trong dân 2006-2010 Khu NN công nghệ – kỹ thuật cao Xây dựng 1 khu NNCNNC và các khu NNKTC vệ tinh 458 Ngân sách doanh nghiệp 2011-2015 CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG NM chế biến thuỷ sản (QD) Xây dựng mới 823 Doanh nghiệp 2011-2017 Tên dự án Nội dung dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng, giá HH) Nguồn vốn Thời gian thực hiện Cơ sở sơ chế rau quả (NQD) Xây dựng mới 98 Doanh nghiệp 2006-2018 NM nước trái cây cô đặc (NN) Xây dựng mới 312 Doanh nghiệp 2009-2020 NM chế biến súc sẩn (NQD) Xây dựng mới 95 Doanh nghiệp 2007-2017 NM chế biến thực phẩm đóng hộp (QD) Xây dựng mới 307 Doanh nghiệp 2006-2020 NM sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản (NN) Xây dựng mới 441 Doanh nghiệp 2006-2020 NM sản xuất thức ăn gia súc (NN) Xây dựng mới 468 Doanh nghiệp 2006-2019 NM sản xuất cấu kiện bê tông (NN) Xây dựng mới 562 Doanh nghiệp 2008-2020 NM sản xuất ván gỗ MDF (NQD) Xây dựng mới 1.384 Doanh nghiệp 2009-2020 NM dệt bao PP (NQD) Xây dựng mới 523 Doanh nghiệp 2006-2017 NM quần áo may sẵn (NQD) Xây dựng mới 175 Doanh nghiệp 2007-2018 NM gia công giấy xuất khẩu (NN) Xây dựng mới 354 Doanh nghiệp 2010-2020 NM cán tôn (NQD) Xây dựng mới 163 Doanh nghiệp 2010-2020 NM đóng và SC tàu biển có trọng tải lớn (QD) Xây dựng mới 536 Doanh nghiệp 2008-2010 NM sản xuất máy móc các loại (NN) Xây dựng mới 175 Doanh nghiệp 2006-2016 NM lắp ráp ô tô (NN) Xây dựng mới 1.156 Doanh nghiệp 2011-2015 NM sản xuất thiết bị điện (NQD) Xây dựng mới 1.273 Doanh nghiệp 2007-2018 NM sản xuất gạch men cao cấp (NQD) Xây dựng mới 269 Doanh nghiệp 2006-2017 NM sản xuất ống nhựa cao cấp (NQD) Xây dựng mới 423 Doanh nghiệp 2015-2020 NM sản xuất dụng cụ y tế, dụng cụ chính xá (NN) Xây dựng mới 1.316 Doanh nghiệp 2015-2020 NM sản xuất sơn các loại (NN) Xây dựng mới 206 Doanh nghiệp 2006-2016 NM sản xuất dược phẩm (QD) Xây dựng mới 1.989 Doanh nghiệp 2007-2019 NM sản xuất thuốc thú y (NQD) Xây dựng mới 128 Doanh nghiệp 2007-2008 NM sản xuất kem đánh răng cao cấp (NN) Xây dựng mới 1.554 Doanh nghiệp 2014-2020 Tên dự án Nội dung dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng, giá HH) Nguồn vốn Thời gian thực hiện NM sản xuất dầu gội đầu cao cấp (NN) Xây dựng mới 1.028 Doanh nghiệp 2012-2018 NM sản xuất thiết bị vệ sinh (NQD) Xây dựng mới 432 Doanh nghiệp 2009-2020 NM sản xuất thiết bị văn phòng, máy tính (NN) Xây dựng mới 342 Doanh nghiệp 2012-2017 xd KCN Trà Nóc II Xây dựng mới 1.063 Doanh nghiệp, có hỗ trợ ngân sách nhà nước 2006-2016 Xây dựng KCN Hưng Phú I.II Xây dựng mới 1.602 Ngân sách, doanh nghiệp 2006-2016 Xây dựng KCN Ô Môn I.II Xây dựng mới 2.192 Doanh nghiệp, có hỗ trợ ngân sách nhà nước 2006-2016 Xây dựng cụm CN – TTCN Vĩnh Thạnh Xây dựng mới 113 Doanh nghiệp, có hỗ trợ ngân sách nhà nước 2007-2016 Xây dựng cụm CN – TTCN Cờ Đỏ Xây dựng mới 83 Doanh nghiệp, có hỗ trợ ngân sách nhà nước 2009-2012 Xây dựng cụm CN – TTCN Cái Răng Xây dựng mới 99 Doanh nghiệp, có hỗ trợ ngân sách nhà nước 2006-2016 Xây dựng TT CN – TTCN Thốt Nốt Xây dựng mới 1.526 Doanh nghiệp, có hỗ trợ ngân sách nhà nước 2006-2020 Đầu tư của các cơ sở CN hiện có (NQD) Xây dựng mới 45.292 Doanh nghiệp, có hỗ trợ ngân sách nhà nước 2006-2020 Đầu tư cho ngành xây dựng (NQD) Xây dựng mới 107.653 Doanh nghiệp, có hỗ trợ ngân sách nhà nước 2006-2020 THƯƠNG MẠI – DỊCH VỤ Cải thiện phương tiện vận tải Xây dựng mới 16.693 Doanh nghiệp, NS 2006-2015 Phát triển chợ, trung tâm thương mại Xây dựng mới 101.694 Doanh nghiệp 2006-2020 Tên dự án Nội dung dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng, giá HH) Nguồn vốn Thời gian thực hiện Phát triển hệ thống dịch vụ Xây dựng mới 1.114 Doanh nghiệp 2008-2020 KẾT CẤU HẠ TẦNG Cảng Cái Cui Nâng cấp 984 Doanh nghiệp, NS 2006-2015 Cảng Cần Thơ Nâng cấp 372 Doanh nghiệp, NS 2008-2017 Bến tàu khách Xây dựng mới, cải tạo 22 Doanh nghiệp, NS 2010-2011 Bờ kè sông Hậu, sông Cần Thơ Xây dựng mới 52 Ngân sách 2006-2015 Bến tàu 5 quận huyện Xây dựng mới, cải tạo 1 Doanh nghiệp, ngân sách 2007-2009 Nạo vét kênh rạch do TP quản lý 18 Ngân sách 2006-2013 QL80 Nâng cấp 31km cấp III 251 Ngân sách 2013-2018 ĐT921 32,4 km cấp IV 218 Ngân sách 2009-2018 ĐT922 23,2 km – cấp IV 166 Ngân sách 2008-2017 ĐT Thới Lai 15 km – cấp Iv 161 Ngân sách 2011-2020 ĐT932 9,5 km – cấp IV 35 Ngân sách 2006-2010 QLÂ 11 km – cấp III, 1 cầu 166m, H30 95 Ngân sách 2011-2014 QL91 50 km – cấp III 359 Ngân sách 2011-2020 QL91B 7 km – cấp II, 9 km cấp III 105 Ngân sách 2006-2009 ĐT922+929 36,6 km – cấp IV 415 Ngân sách 2008-2018 ĐT934 26 km – cấp IV 178 Ngân sách 2011-2020 ĐT924 8,3 km – cấp III 47 Ngân sách 2006-2010 ĐT923 25,8 km – cấp III 229 Ngân sách 2009-2014 ĐT934B 2,5 km – cấp III 15 Ngân sách 2011-2012 Đường cấp VI Mỗi năm mở mới 20km đường cấp IV 819 Ngân sách, nhân dân 2006-2020 Tên dự án Nội dung dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng, giá HH) Nguồn vốn Thời gian thực hiện Hệ thống đường nội thị Cải tạo, mở mới 848 Ngân sách 200-2020 Hệ thống đường xã ấp Cải tạo, mở mới 756 Ngân sách, nhân dân 2006-2020 Hệ thống bến xe Cải tạo, mở mới 49 Ngân sách, doanh nghiệơ 2006-2010 ĐD trung thế Xây dựng h thống lưới trung thế 325 Cty điện lực 2006-2020 ĐD hạ thế Xây dựng hệ thống lưới hạ thế 407 Cty điện lực 2006-2020 Trạm hạ thế Hoàn chỉnh hệ thống hạ tế nhằm gia tăng tỷ lệ điện khí hoá 616 Cty điện lực 2006-2020 Cải tạo lưới trung thế Cải tạo hệ thống lưới trung thế 22 Cty điện lực 2006-2010 Cải tạo lưới hạ thế Cải tạo hệ thống lưới hạ thế 7 Cty điện lực 2006-2010 Phát triển hệ thống cấp nước Mở rộng công suất các nhà máy huyện thị, mở rộng mạng lưới cấp nước nông thôn 2.293 Cty cấp nước, doanh nghiệp 2006-2020 Xây dựng tuyến cáp quang Xây dựng các đường truyền cáp quang 68 Cty bưu chính viễn thông, ngân sách 2006-2017 Mở rộng mạng cáp treo tại các bưu cục Xây dựng các đường truyền cáp treo 1.667 Cty bưu chính viễn thông, ngân sách 2006-2020 Mở rộng dung lượng tại các Bưu cục Mở rộng dung lượng tại các Bưu cục 4.1667 Cty bưu chính viễn thông, ngân sách 2006-2020 Nâng cấp 3 bưu cục cấp II Nâng cấp 19 Cty bưu chính viễn thông, ngân sách 2011-2012 Xây dựng BĐ trung tâm Xây dựng mới 23 Cty bưu chính viễn thông, ngân sách 2006-2008 Xây dựng, nâng cấp điểm BĐ – VH xã Nâng cấp, xây dựng mới 6 Cty bưu chính VT, NS 2006-2020 Tên dự án Nội dung dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng, giá HH) Nguồn vốn Thời gian thực hiện Xây dựng hệ thống thoát nước Xây dựng hệ thống thoát nước mưa và xử lý nước thải cho các thị xã, hệ thống thoát nước mưa cho các thị trấn. 3.443 Ngân sách 2006-2020 Xây dựng hệ thống thải rác Xây dựng bãi rác và hệ thống xử lý rác thải cho khu vực đô thị 1.796 Ngân sách 2006-2015 Phòng học các cấp phổ thông Nâng cấp, xây dựng mới trường lớp phổ thông và giáo dục thường xuyên 2.042 Ngân sách, nhân dân 2006-2020 Thư viện các trường phổ thông Nâng cấp, xây dựng mới thư viện các trường phổ thông 8 Ngân sách, nhân dân 2006-2015 Campus Đại học Xây dựng mới 1.434 Doanh nghịêp, ngân sách, tổ chức xã hội 2014-2020 Trường đại học Tây Đô Xây dựng mới 25 Doanh nghiệp, tổ chức xã hội 2006-2010 Trường đại học tư thục Xây dựng mới 82 Doanh nghiệp, tổ chức xã hội 2011-2015 Trường đại học quốc tế Xây dựng mới 631 Doanh nghiệp, tổ chức xã hội 2011-2015 Bệnh viện đa khoa thành phố Nâng cấp, xây dựng mới 169 Ngân sách 2011-2016 M,,M.,bệnh viện đa khoa quận huyện Nâng cấp, xây dựng mới 499 Ngân sách 2006-2020 Bệnh viện chuyên ngành Nâng cấp, xây dựng mới 146 Ngân sách, doanh nghiệp 2006-2020 Bệnh viện phụ sản Nâng cấp, xây dựng mới 42 Ngân sách, DN 2011-2016 Tên dự án Nội dung dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng, giá HH) Nguồn vốn Thời gian thực hiện Bệnh viện nhi Nâng cấp, xây dựng mới 122 Ngân sách, doanh nghiệp 2006-2020 Bệnh viện y học dân tộc Nâng cấp, xây dựng mới 34 Ngân sách, doanh nghiệp 2006-2010 Trung tâm chẩn đoán và điều trị Nâng cấp, xây dựng mới 147 Ngân sách, doanh nghiệp 2006-2016 Phòng khám đa khoa khu vực Nâng cấp, xây dựng mới 30 Ngân sách 2006-2016 Nhà bảo sanh khu vực Nâng cấp, xây dựng mới 2 Ngân sách 2006-2016 Trung tâm y tế dự phòng Nâng cấp, xây dựng mới 19 Ngân sách 2006-2016 Trung tâm KHHCĐ Nâng cấp, xây dựng mới 19 Ngân sách 2006-2016 Trạm y tế xã phương Nâng cấp, xây dựng mới 24 Ngân sách 2006-2020 TT văn hoá thành phố Nâng cấp, xây dựng mới 14 Ngân sách 2006-2020 Nhà hát thành phố Nâng cấp, xây dựng mới 49 Ngân sách 2006-2020 TT điện ảnh Nâng cấp, xây dựng mới 15 Ngân sách 2006-2020 TT văn hoá thiếu nhi thành phố Nâng cấp, xây dựng mới 11 Ngân sách 2006-2020 TT văn hoá quận huyện Nâng cấp, xây dựng mới 26 Ngân sách 2006-2020 Điểm văn hoá dành cho thiếu nhi Nâng cấp, xây dựng mới 4 Ngân sách 2006-2020 Điểm văn hoá phường xã Nâng cấp, xây dựng mới 3 Ngân sách 2006-2020 Thuyền văn hoá Nâng cấp, xây dựng mới 1 Ngân sách 2006 Trường cao đẳng/ĐH VHNT Nâng cấp, xây dựng mới 40 Ngân sách 2006-2020 Thư viện thành phố Nâng cấp, xây dựng mới 8 Ngân sách 2006-2020 Thư viện quận huyện Nâng cấp, xây dựng mới 10 Ngân sách 2006-2020 Phòng đọc sách phường xã Nâng cấp, xây dựng mới 6 Ngân sách 2006-2020 Trung tâm văn hoá Tây Đô Nâng cấp, xây dựng mới 487 Ngân sách 2006-2020 Tên dự án Nội dung dự án Vốn đầu tư (tỷ đồng, giá HH) Nguồn vốn Thời gian thực hiện Nhà bảo tàng thành phố Nâng cấp, xây dựng mới 5 Ngân sách 2006-2020 TT thể dục thể thao quốc gia IV Nâng cấp, xây dựng mới 130 Ngân sách 2006-2020 TT TDTT thành phố Nâng cấp, xây dựng mới 7 Ngân sách 2006-2020 TT TDTTT quận, huyện Nâng cấp, xây dựng mới 13 Ngân sách 2006-2020 Sân vận động thành phố Nâng cấp, xây dựng mới 7 Ngân sách 2006-2020 Sân bóng đá quận huyện Nâng cấp, xây dựng mới 9 Ngân sách 2006-2020 Sân bóng đá phường xã Nâng cấp, xây dựng mới 4 Ngân sách, trong dân 2006-2020 Sân bóng chuyển Nâng cấp, xây dựng mới 4 Ngân sách, DN 2006-2020 Sân quần vợt Nâng cấp, xây dựng mới 22 Ngân sách, DN 2006-2020 Sân bóng rổ Nâng cấp, xây dựng mới 5 Ngân sách, DN 2006-2020 Trường cao đẳng TDTT/đại học Nâng cấp, xây dựng mới 43 Ngân sách 2006-2020 Đài TT thành phố Nâng cấp, xây dựng mới 10 Ngân sách 2006-2020 Đài TT quận, huyện Nâng cấp, xây dựng mới 15 Ngân sách 2006-2020 Đài TT phường xã Nâng cấp, xây dựng mới 2 Ngân sách 2006-2020 Đàu TH thành phố Nâng cấp, xây dựng mới 14 Ngân sách 2006-2020 Các công trình công ích và công cộng Xây dựng cơ sở công ích và công cộng khác 35.690 Ngân sách, trong dân 2006-2020

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuan van hoan chinh Ngo Anh Tin.pdf
Tài liệu liên quan