Luận văn Giải pháp phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010

Cùng với sự tăng trưởng chung của nền kinh tế trong năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân của sản xuất bông là 16% năm cả về diện tích và sản lượng nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho khoảng 1.600.000 lao động đã có những tiến bộ mới về áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất và chế biến bông nên năng suất, chất lượng bông không ngừng được nâng cao, thu nhập được nhiều thắng lợi cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đóng góp nhiều cho thu nhập quốc dân và tăng trưởng kinh tế của cả nước. Tuy nhiên thực trạng của ngành công nghiệp bông nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: quy mô sản xuất còn nhỏ, sản xuất lại phân tán, manh mún, sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước cả về số lượng và chất lượng (hiện nay mới đáp ứng được 10%). Khoa học kỹ thuật có đổi mới tuy nhiên vẫn còn lạc hậu và chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và chế biến. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như giao thông, thuỷ lợi,. các cơ sở chế biến còn thiếu thốn và lạc hậu, hạn chế sự phát triển của ngành bông. Dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức để tồn tại và phát triển. Trước ngưỡng cửa hội nhập với mục tiêu chiến lược cần đạt được, ngành dệt may Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp trong đó giải pháp để tiến tới năm 2010 về cơ bản tự túc được nguyên liệu là một trong những giải pháp lớn và quan trọng. Và để đạt được điều này thì Tổng Công ty Dệt May Việt Nam cùng Tổng Công ty bông Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu bông như: chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng và bố trí sử dụng đất cho trồng bông, đầu tư các yếu tố đầu vào như giống, khoa học công nghệ, thuỷ lợi, giao thông, đầu tư cho nông dân, đầu tư cho các cơ sở chế biến (xây dựng mới, nâng cấp nhà máy cán bông và ép dầu. Đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và tay nghề của công nhân kỹ thuật. Để thực hiện các biện pháp trên từ nay đến năm 2010 ngành bông cần huy động đầu tư khoảng 1.505 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách 605 tỷ, vốn tín dụng đầu tư 600 tỷ, vốn tự huy động 300 tỷ đồng. Để có lượng vốn này cần kêu gọi huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài, vốn trong dân và vốn của Nhà nước. Để đạt được mục tiêu của ngành bông đến năm 2010 thì ngoài việc đưa ra các giải pháp và thực hiện thì cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách khuyến khích ưu đãi như thuế, tín dụng, tiêu thụ,. để ngành bông Việt Nam có những bước đi mạnh mẽ trước ngưỡng cửa hội nhập. Đề tài đã thu được nhiều thành công song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong cô giáo và các cô chú trong cơ quan cho em lời nhận xét. Đề tài được hoàn thành nhờ có sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị Kim Dung và các cô chú ở cơ quan thực tập đặc biệt là chú Trần Tuấn, người trực tiếp hướng dẫn.

doc81 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Công ty Bông thường ký hợp đồng và công bố giá tối thiểu ngay tư đầu vụ, và giá này đều bằng hoặc tăng so với vụ trước, đây là việc làm đúng với xu hướng văn minh của nền sản xuất nông nghiệp hàng hoá. Nhưng đảm bảo được xu hướng này là việc làm rất khó, trong những năm giá bông thị trường thế giới tụt thấp hoặc giá các mặt hàng nông sản khác có cạnh tranh với cây bông lại tăng cao lên. * Đầu tư cho nông dân, khả năng thu hồi đầu tư, thất thoát đầu tư mặc dù đã xác định, có đầu tư đủ thì diện tích, năng suất, sản lượng bông mới tăng... nhưng vẫn đang là bài toán nan giải, các ngân hàng địa phương vẫn đứng ngoài cuộc. *Hiện nay, hầu hết diện tích trồng bông vải dựa vào nước trời, nên 70% kết quả sản xuất phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên. Khi thì mưa lũ, khi thì gió bão, nên thiếu chủ động trong kế hoạch sản xuất cũng như năng suất, chất lượng bông xơ. *Chưa có quy hoạch tổng thể các vùng phát triển cây bông trong nước, nên nhiều địa phương có khả năng trồng bông chưa đưa cây bông vào cơ cấu cây trồng tại địa phương, chưa có kế hoạch sản xuất. Hiện nay, đất đai giành để trồng bông chủ yếu là đất xấu, diện tích còn quá manh mún và việc phát triển cây bông chủ yếu dựa vào các Doanh nghiệp. *Cơ sở hạ tầng giao thông ở các vùng trồmg bông chưa tốt, đặc biệt là ở các huyện, xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào các dân tộc …làm cho việc chuyên trở cung cấp vật tư đầu tư và tiêu thụ sản phẩm của cây bông gặp nhiều khó khăn. Những tồn tại trên đây cần sớm được khắc phục thì mới phát triển được bông vải, tự túc được nguyên liệu. Chương III Giải pháp phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. I. Phương hướng và mục tiêu phát triển nguyên liệu bông. 1. Nhu cầu bông ở nước ta. Nhu cầu tiêu thụ bông xơ và các sản phẩm của bông trong nước rất lớn. Hiện nay, nước ta có khoảng trên 20 nhà máy kéo sợi,trong đó có gần 10 nhà máy kéo sợi được trang bị máy móc hiện đại có công suất lớn từ 15000- 50000 cọc sợi đã nâng tổng số cọc sợi trong nước lên trên một triệu cọc sợi, đẻ đáp ứng đủ nguyên liệu bông xơ pha chế kéo sợi cho nhà máy cần khoảng 60-70 nghìn tấn/năm. Với chiến lược phát triẻn tăng tốc ngành dệt - may đã được thủ tướng chính phủ phê duyệt, phấn đấu đạt mức tăng trưởng bình quân của ngành dệt- may hàng năm 15-20% và nhằm để đạt những mục tiêu cụ thể như sau: Đến năm 2005, bông xơ sản xuất trong nước đạt 30000 tấn, sản xuất 800 triệu mét vải, giá trị xuất khẩu 4-5 tỷ USD, giải quyết việc làm 2.5-3.0 triệu lao động. Đến năm 2010 bông xơ sản xuất trong nước đạt 80000 tấn,. Sản xuất 1400triệu mét vải, giá trị xuất khẩu 8-9tỷ USD, giải quyết khoảng 4.0-4.5 triệu lao động có việc làm. Hiện nay nhu cầu bông của ngành dệt may cần khoảng 60 - 70 nghìn tấn/năm tương đương với khoảng 200 nghìn tấn bông hạt, nhưng hiện nay sản lượng bông xơ trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu. Mức tăng trưởng của ngành dệt may bình quân hàng năm 14% cho nên thị trường bông xơ trong nước còn rất lớn, ổn định và lâu dài. Cho nên chúng ta không sơ sản xuất ra thừa, khó tiêu thụ như một số loại nông sản khác. Dự báo nhu cầu bông xơ của ngành dệt may đến năm 2005 là 150 nghìn tấn, đến năm 2010 là 216 nghìn tấn (tính cả nhu cầu bông cho gia công, nếu chỉ tính nhu cầu trong nước thì đến năm 2005 cần 80 nghìn tấn, năm 2010 cần 120 nghìn tấn bông xơ) Do vậy, nhu cầu nguyên liệu bông xơ cho thị trường tiêu thụ trong nước còn rất lớn, có tính ổn định và lâu dài. Hiện nay lượng bông xơ nội địa chỉ đáp ứng khoảng 10-15% nhu cầu, phần còn lại phải nhập khẩu. Do vậy chúng ta không sợ bông sản xuất ra sẽ thứa và khó tiêu thụ như một số loại nông sản phẩm khác. 2. Phương hướng phát triển bông 2.1. Phát triển cao độ lợi thế so sánh thị trường Phát huy cao độ lợi thế so sánh thị trường trong xu thế ngành dệt may ngày càng mở rộng thị trường mới và tăng quy mô xuất khẩu để phát triển trồng bông với tốc độ cao nhất với những bước đi chắc chắn và phát triển bền vững, có sự linh hoạt trong từng giai đoạn, phù hợp với tiến bộ kỹ thuật về cây bông, đem lại hiệu quả cho người trồng bông và lợi ích cho Nhà nước. Những nhu cầu bức bách đặt ra ch Nhà nước ta là phải phát triển các vùng trồng bông để từng bước giải quyết nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dệt, thay thế hàng nhập khẩu tiến tới xuất khẩu. Trước mắt ngành bông rất cần một lượng vốn đầu tư và Nhà nước cũng cần đầu tư cho ngành kể cả vốn ngoại tệ để ngành bông có đủ các điều kiện xây dựng cơ sở vật chất, phát triển sản xuất bông trên quy mô lớn, tạo ra nhiều sản phẩm bông xơ đáp ứng nhu cầu cho ngành dệt. Qua nhiều năm sản xuất cây bông vải, đến nay có thể nói trên địa bàn của 4 vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long đã được nông dân và các cấp chính quyền lãnh đạo đánh giá cây bông là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao. Để phát triển cây bông vải với tốc độ nhanh, ổn định và bền vững, tạo tiền đề thực hiện thắng lợi kế hoạch tăng tốc mở rộng diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng bông xơ trong những năm tới. Ngoài những vấn đề chủ trương chính sách, vấn đề khoa học kỹ thuật trong sản xuất công nghệ chế biến, tổ chức sản xuất đến trong tiêu thụ, giá thành, giá cả là rất cần thiết. 2.2. Phát triển vùng sản xuất nguyên liệu bông tập trung. Phát triển sản xuất nguyên liệu bông theo hướng hộ nông dân là đơn vị cơ bản ở các vùng, tạo nên vùng sản xuất hàng hoá tập trung theo quy hoạch, cung cấp bông xơ ổn định cho các nhà máy dệt. ở dây người sản xuất bông là chủ thể sản xuất. Quan điểm này làm tri thức, kinh nghiệm và trình độ sản xuất của người trồng bông càng phong phú, thông tin về giá cả thị trường thường được nhanh chóng và chuẩn xác. Hình thành vùng sản xuất tập trung Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long phải quán triệt đầy đủ các vấn đề đặt ra có tính tiên quyết cho sự phát triển của sản xuất đó là: sản xuất với chủng loại gì, chế biến thế nào và tiêu thụ ở đâu? Bông vải sẽ căn cứ vào những yêu cầu đó để tạo ra những vùng bông ổn định trong 4 vùng, có chất lượng càng cao và khối lượng sản phẩm ngày càng lớn cung cấp bông xơ ổn định cho các nhà máy dệt. Phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu của ngành dệt may là rất cần thiết đối với nền kinh tế quốc dân. Do vậy, phát triển nguyên liệu bông tập trung phải dựa vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việc sản xuất nguyên liệu bông là một hệ thống bao gồm nhiều công đoạn như: sản xuất - chế biến - thu mua - công nghiệp dệt, ở vùng sản xuất bông phải được bố trí tập trung thành vùng sản xuất lớn, phải tính toán đầy đủ toàn diện, phát triển đồng bộ các công đoạn trên theo lịch trình của sản xuất gắn nông nghiệp với cây công nghiệp và thị trường. Hình thành phát triển vùng sản xuất nguyên liệu bông tập trung ở 4 vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long theo kiểu sản xuất hàng hoá đòi hỏi phải thâm canh cao, chuyên môn hóa kết hợp với kinh doanh tổng hợp và tham gia vào quá trình phân công lao động của toàn vùng. 2.3. Hình thành vùng sản xuất bông thâm canh cao trong điều kiện có tưới. Cây bông là cây có khả năng phát triển trong điều kiện thời tiết bất lợi (khả năng kéo dài sinh trưởng phát triển khi mưa nhiều, khả năng chịu hạn do hệ rễ cọc...) nhưng theo những dự báo về khí tượng thì tính chất phức tạp của thời tiết ngày càng trầm trọng hơn vì vậy cần phải tìm những biện pháp ổn định hơn nhằm nâng cao năng suất cây trồng hơn. Đó là phải hình thanh những vùng thâm canh cao trong điều kiện có tưới. Sản xuất bông trong điều kiện có tưới sẽ cho năng suất bông cao từ 2 - 3 tấn/ha, để làm được việc này phải nâng cao trình độ thâm canh của nông dân, phải có sự đầu tư hợp lý, đặc biệt là đầu tư về khoa học kỹ thuật, các công trình thủy lợi và chính những điểm này sẽ tác động đến sự phát triển bền vững và ổn định của sản xuất bông. 2.4. Sản xuất hạt giống và hướng dẫn kỹ thuật. Các đơn vị quốc doanh làm nhiệm vụ sản xuất hạt giống, hướng dẫn kỹ thuật, dịch vụ hai đầu và chế biến bông xơ. Khuyến khích nông dân, các thành phần kinh tế khác đầu tư sản xuất một phần hạt giống, sơ chế bông, chế biến sản phẩm phụ của bông và dịch vụ khác, tạo điều kiện để nông dân tham gia mua cổ phần, góp vốn, ký hợp đồng kinh tế... nhằm gắn quyền lợi của người trồng bông với các nhà máy chế biến. 2.5. Sử dụng đầy đủ, nguồn lao động trong nông nghiệp. Sử dụng đầy đủ, nguồn lao động lao động trong nông nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu lao động. Đưa cây bông vào cơ cấu sản xuất nông nghiệp, mở rộng thêm diện tích trồng bông bằng khai hoang, phục hóa và bố trí gieo trồng 2 vụ sản xuất cây ngắn ngày trong mùa mưa, để đảm bảo diện tích gieo trồng các cây khác, vừa có địa bàn sản xuất bông tập trung theo quy mô nhất định, đáp ứng được yêu cầu về nguyên liẹu bông xơ cho công nghiệp dệt trong nước. Bố trí sản xuất theo hướng nêu trên sẽ tạo ra việc làm mới, khai thác và sử dụng đầy đủ nguồn lao động đồi dào hiện có, bởi lẽ đó cây bông được bố trí sản xuất trong vụ thu đông (vụ 2) và thu hoạch chế biến vào những tháng đầu năm mùa khô (đối với vùng trồng bông nhờ nước trời). Đối với vùng trồng bông có tưới nước chủ động thì bố trí vào vụ đông xuân. Sử dụng đầy đủ nguồn lao động đặt ra yêu cầu định hướng phát triển bông phải bố trí đến một quy mô cần thiết và bố trí thời vụ sản xuất bông một cách hợp lý trong hệ thống luân canh cây trồng để phát huy hiệu quả trong việc sử dụng đầy đủ nguồn lao động nông nghiệp, từng bước chuyển đổi cơ cấu sản xuất, cơ cấu lao động, từ sản xuất tự túc lên sản xuất hàng hoá, từ lao động thuần nông sang một bộ phận đáng kể làm công nghiệp nông thôn và dịch vụ sản xuất đời sống làm thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn. 3. Mục tiêu phát triển. * Đến năm 2005 diện tích đạt khoảng 115.000 ha, sản lượng 80.000 tấn bông xơ, bảo đảm 50% nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp dệt và đến năm 2010 diện tích đạt khoảng 230.000 ha, năng suất bình quân trên 22 tạ/ha với sản lượng gần 500 nghìn tấn bông hạt tương đương gần 180 nghìn tấn bông xơ, đáp ứng khoảng 70% yêu cầu nguyên liệu bông xơ cho ngành dệt, thay thế dần bông xơ nhập khẩu, tiến tới tự túc nguyên liệu từ nguồn sản xuất trong nước. * Khai thác sản phẩm phụ bằng công nghệ hiện đại, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến khai thác như: dầu thực vật, chế biến thức ăn gia súc, phân bón. Đến năm 2010 đạt khoảng 30 nghìn tấn dầu, hơn 200 nghìn tấn khô dầu. * Góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, giải quyết khâu tiêu thụ nông sản cho nông dân. * Về mục tiêu xã hội: Góp phần thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo của Chính phủ (công bằng phát triển nhanh ở vùng sâu, vùng xa, đầu tư ít, hiệu quả nhanh, tận dụng sức lao động). Thực hiên chương trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. II. Các giải pháp phát triển nguyên liệu bông đáp ứng nhu cầu ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010. 1. Chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng và bố trí sử dụng đất cho trồng bông. 1.1. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng sang trồng bông: Các vùng trồng bông chính ở nước ta là các vùng: Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Căn cứ vào điều kiện của từng vùng ta có hướng chuyển đổi cây trồng sang trồng bông như sau: * Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: Chuyển 42.000 ha lúa đông xuân trên chân đất cao, gò cao khó khăn về nước tưới sang trồng bông. Chuyển 9.200 ha đất màu cây công nghiệp ngắn ngày ở vùng đất thấp có điều kiện để giải quyết nước tưới sang trồng bông. Chuyển 20.000 ha đất cây trồng cạn rừng đồi sang trồng bông vụ 2. Diện tích còn lại là mở rộng khai hoang tập trung chủ yếu tại Bình Thuận. * Vùng Tây Nguyên: Chuyển 5.000 ha diện tích dự kiến bố trí sản xuất lúa xuân sang trông bông (tập trung chủ yếu ở Easoup, Eayunpa, Krongpa... ) Tăng vụ (vụ2) trên đất trồng cạn ngắn ngày 15.000 ha. Chuyển 9.000 ha đất trồng đậu tương, đậu xanh, ngô... vụ 2 sang trồng bông. * Vùng Đông Nam Bộ: Chuyển 8.500 ha đất trông lúa vụ đông xuân sang trồng bông (Tập trung chủ yếu ở Xuân Lộc - Đồng Nai, Xuyên Mộc và Long Đất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Chuyển 10.000 ha đất cây trồng cạn vụ 2 bao gồm đậu xanh, đậu tương, ngô sang trồng bông. * Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Chuyển 77.000 ha lúa đông xuân trên đất phù sa ngọt sang trồng bông. Chuyển 3.000 ha cây trồng cạn vụ 2 thuộc tỉnh An Giang sang trồng bông. 1.2. Bố trí sử dụng đất cho trồng bông. Đưa cây bông vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nhièu vùng có điều kiện thích hợp, tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết 09-2000 của Thủ tướng Chính phủ về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Đối với cây bông tiêu chuẩn được đánh giá dựa trên yêu cầu canh tác, yêu cầu về khí hậu và đất đai. Kết quả phân tích đánh giá qua các số liệu sẵn có và khảo sát thực địa đất đai phù hợp cho cây bông phát triển ở các tỉnh trong 5 vùng có khác nhau. Kết quả trên là cơ sở chủ yếu để bố trí đất trồng bông cho vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải Nam Trung Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long từ nay đến năm 2010. Quy mô phát triển bông ở 4 vùng trên như sau: Nhưng vấn đề khoa học công nghệ cân giải quyết để phát trển bông đến năm 2010. * Vùng Tây Nguyên: Khả năng đất thích hợp và rất thích hợp cho trồng bông trong vùng là: 496.900 ha. Năm 2005 có thể đưa lên trồng được 25.000 ha, năm 2010 là 40.000 ha. Số liệu trên cho thấy vùng này có tiềm năng đất đai rất lớn, trồng bông thuần hay xen canh với cây trồng khác ở vụ 2 cho hiệu quả cao và không cạnh tranh đất với các cây trồng khác. Tuy nhiên bông trồng ở đây chủ yếu dựa vào nước trời chiếm khoảng 90% diện tích nên chất lượng ít ổn định. Vùng này hạ tầng cơ sở còn yếu kém, đặc biệt là hệ thống giao thông đến các huyện, xã ở nông thôn và đến các buôn làng bà con dân tộc, vùng chưa có quy hoạch trông bông (mới có quy hoạch vùng bông ở Đắc Lắc và Gia Lai). Vì vậy, để khai thác diện tích đất ở vùng này cho phát triển vùng nguyên liệu bông thì trước mắt cần thiết phải đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông đến các thôn xã trồng bông và có các chính sách ưu đãi cho các nông dân trồng bông, đặc biệt là bà con dân tộc. * Vùng Đông Nam Bộ: Quỹ đất thích hợp và rất thích hợp cho cây bông là 1.609.500 ha, phấn đáu đến năm 2005 diện tích cây bông được trồng là 15.000 ha và năm 2010 là 35.000 ha. Số liệu trên cho thấy vùng này có quỹ đất thích hợp cho trồng bông là rất lớn. Đất trồng bông ở gần các trung tâm công nghiệp và hạ tầng cơ sở tương đối tốt nên rất thuận lợi cho phát triển cây bông ở đây. Tuy nhiên phần lớn diện tích trồng bông là vào mùa mưa nhờ nước trời chiếm tới 67% diện tích, nhưngành thời tiết khí hậu thường thay đổi nên năng suất bông cũng không ổn định, so với cây trồng khác thì đất dành để trông bông xấu hơn nên ảnh hưởng đên năng suất bông. Do có nhiều đơn vị, tổ chức sản xuất bông nên thiếu thống nhất về chính sách đầu tư cho nông dân, xảy ra hiện tượng tranh mua, tranh bán trong những năm thuận lợi, còn những năm không thuận lợi thì gây khó khăn cho nông dân trong việc tiêu thụ bông. Vì vậy, để phát triển tối đa diện tích đất trông bông của vùng cần phải: Quy hoạch lại vùng bông và dành đất thích hợp để trồng bông và đưa các đơn vị sản xuất bông vào một hệ thống tổ chức thống nhất và hiệu quả. * Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: Quỹ đất thích hợp và rất thích hợp cho cây bông là 246.200 ha, phấn đấu đến năm 2005 diện tích bông được trồng là 35.000 ha và năm 2010 là 75.000 ha. Toàn bộ diện tích đất trồng bông đều có điều kiện thích hợp cho cây bông phát triển. Tuy nhiên hạ tầng cơ sở còn nhièu thiếu thốn, đặc biệt là hệ thống tưới tiêu. Cho nên cần chuyển một số diện tích lúa nước, vụ xuân không chủ động nước, hiệu quả thấp sang trồng bông và xây dựng những vùng bông thâm canh có tưới năng suất cao, chất lượng tốt. * Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long: Có quỹ đất thích hợp và rất thích hợp cho cây bông là 905.000 ha. Năm 2005 phấn đấu đưa diện tích trồng bông lên 40.000 ha và năm 2010 là 80.000 ha chuyên canh có tưới để thay thế một phần diện tích sản xuất lúa hiện nay, đặc biệt là vụ khô. Hiện nay việc xuất khẩu gạo gặp nhiều khó khăn, cây bông có thời cơ góp phần vào chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trông trong vùng. Tuy nhiên vùng này chưa có quy hoạch phát triển cây bông, điều kiện giao thông nông thôn khó khăn, nông dân quen trồng lúa nên việc chuyển sang trồng bông gặp nhiều khó khăn. Vì vậy để phát triển tốt cây bông ở vùng này cần sớm có quy hoạch vùng bông và đầu tư cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông nông thôn trong vùng. Cây bông có thể trồng thuần hoặc trồng xen, gối với các loại cây trồng khác như các loại đậu, bắp vụ 2, nên không tranh chấp đất đai với các loại cây trồng khác. Ngoài ra bông có thể trồng xen với các cây trông công nghiệp lâu năm trong giai đoạn chưa khép tán làm tăng thu nhập và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy phát triển bông gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, đưa cây bông vào hệ thống luân canh hợp lý ở từng vùng, từng tỉnh. Bảng 16: Dự kiến diện tích trồng bông của các vùng từ 2005 và 2010 Đơn vị tính: ha TT Vùng, tỉnh 2001 - 2002 2005 2010 Tổng Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời Tổng Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời Tổng Vụ khô có tưới Vụ mưa nước trời I DNTB 7.700 3.500 4.200 35.000 25.350 9.650 75.000 51.200 23.800 1 Quảng Nam - - - 1.000 1.000 - 2.000 2.000 - 2 Quảng Ngãi 1.500 1.000 500 1.000 800 200 3.000 2.500 500 3 Bình Định 900 500 400 2.000 1.500 500 5.000 4.000 1.000 4 Phú Yên 500 300 200 2.000 1.500 500 5.000 3.000 2.000 5 Khánh Hoà 400 200 200 2.000 1.500 500 5.000 3.000 2.000 6 Ninh Thuận 1.000 500 500 4.500 2.550 1.950 10.000 6.500 3.500 7 Bình Thuận 3.400 1.000 2.400 22.500 16.500 6.000 45.000 30.200 14.800 II TN 14.600 500 14.100 25.000 4.000 21.000 40.000 6.000 34.000 1 Kon Tum - - - 1.000 - 1.000 2.000 - 2.000 2 Gia Lai 2.050 500 1.550 5.000 2.000 3.000 10.000 3.000 7.000 3 Đăk Lăk 12.550 - 12.550 18.000 2.000 16.000 25.000 3.000 22.000 4 Lâm Đồng - - - 1.000 - 1.000 3.000 - 3.000 III ĐNB 7.700 600 7.100 15.000 6.000 9.000 35.000 10.000 25.000 1 Bình Phước 1.000 - 1.000 3.500 - 3.500 10.000 - 10.000 2 Đồng Nai 5.200 500 4.700 8.000 3.000 5.000 15.000 5.000 10.000 3 BàRịa-VũngTàu 1.500 100 1.400 3.500 3.000 500 10.000 5.000 5.000 IV ĐBSCL 1.150 1.150 - 40.000 38.500 1.500 80.000 77.000 3.000 1 Đồng Tháp 150 150 - 5.000 5.000 - 10.000 10.000 - 2 Vĩnh Long - - - 5.000 5.000 - 10.000 10.000 - 3 Trà Vinh 150 150 - 5.000 5.000 - 10.000 10.000 - 4 Bến Tre - - - 2.5000 2.500 - 5.000 5.000 - 5 An Giang 150 150 - 7.500 6.000 1.500 15.000 12.000 3.000 6 Cần Thơ 600 600 - 7.500 7.500 - 15.000 15.000 - 7 Sóc Trăng 100 100 - 7.500 7.500 - 15.000 15.000 - Tổng 31.150 5.750 25.400 115.000 73.850 41.150 30.000 144.200 85.800 Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT 2. Những vấn đề khoa học công nghệ cần giải quyết để phát triển bông đến năm 2010. 2.1. Mục đích của nghiên cứu khoa học công nghệ cho phát triển nguyên liệu bông đến năm 2010. * Để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất, sản lượng: nhưng phải tạo được sự ổn định trong hoàn cảnh rất đa dạng về mặt sinh thái, trình độ dân trí và khả năng đầu tư năng suất bông hạt hiện nay trung bình là 1000 kg/ha ở những vùng khó khăn, năng suất chỉ đạt 700 - 800 kg/ha vùng đất tốt đạt từ 1.200 - 1.500 kg/ha. Tăng diện tích đồng thời nâng năng suất bình quân lên 1.500 kg/ha là một thử thách vì lúc này trình độ thâm canh bông phải cao, mức độ đầu tư phải lớn và chính điểm này tác động đến sự ổn định vốn có của sản xuất bông. Một trong các yếu tố phải giải quyết để tiếp tục sự ổn định đó là giải quyết vấn đề về sâu bệnh và vấn đề được quan tâm nhất trong thời gian tới là việc chuyển gen BT kháng sâu dục trái vào các giống bông hiện có ở Việt Nam và nhanh chóng đưa ra những giống bông kháng sâu bệnh vào những năm tới. * Giảm sự phụ thuộc của sản xuất bông vào nước trời. Sản xuất bông có tưới đưa lại năng suất từ 2 - 3 tấn/ha dự kiến năm 2010 diện tích có tưới đạt 63%, còn 37% diện tích vẫn còn phải dựa vào nước trời. Theo những dự báo về khí tượng thì tính chất phức tạp về thời tiết ngày càng trầm trọng hơn. Hiện Elnino và Lanina là những yếu tố cần phải được xem xét kỹ càng trong chương trình khoa học công nghệ, trong đó việc nghiên cứu đồng bộ tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng trễ vụ do thời tiết, do cây trồng vụ 1 trễ kéo theo tình trạng thối quả do mưa muộn cuối vụ. * Hình thành vùng sản xuất lớn. Mở rộng sản xuất, nhưng muốn có hiệu quả cao phải hình thành các vùng sản xuất lớn. Một khi đã hình thành các vùng sản xuất lớn thì tính chất vùng phải được chú trọng trong đó nổi lên là: sử dụng những loại đất phù hợp; xác định cơ cấu cây trồng có bông nhằm đảm bảo hiệu quả cao, không ảnh hưởng đến các mục tiêu khác; phải có chương trình phòng trừ sâu bệnh có hệ thống. * Tạo được tính đa dạng về mặt sản phẩm. Sản xuất bông nhằm mục đích thay thế nhập khẩu. Nếu đạt được mục tiêu của năm 2010 chúng ta cơ bản tự túc được nguyên liệu cho ngành dệt may. Điều này có nghĩa là chúng ta vừa thỏa mãn được về mặt số lượng nhưng cũng phải đáp ứng được về mặt chủng loại vốn cũng rất đa dạng về mặt nguyên liệu. Hiện nay, chúng ta mới chỉ sản xuất được bông xơ nhóm trung bình, còn các nhóm khác mặc dù có tiềm năng nhưng chúng ta chưa sản xuất được. Trong những năm tới, xu thế xuất khẩu hàng dệt may càng được đẩy mạnh. Việc tạo ra nguyên liệu để sản xuất vải cho may xuất khẩu là một thị trường rộng mở có hiệu quả nhưng cũng đầy thử thách. Sản xuất những giống bông có xơ dài là một trong những yêu cầu của chế biến và tiêu thụ. Điều này không những cho phép tận dụng được nhiều điều kiện về đất đai, khí hậu cũng như trình độ canh tác của người dân, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế cao không thua kém sản xuất các giống hiện nay. Những tiến bộ nghiên cứu, bông xơ mịn cũng cần được đẩy mạnh. Cây bông ngoài sản phẩm chính là xơ bông dùng làm nguyên liệu cho dệt may, còn có sản phẩm phụ có giá trị đó là hạt. Hạt bông có lượng dầu,hàm lượng đạm thực vật không thua kém các loại hạt có dầu khác.Do vậy các nghiên cứu cũng phải trú ý tỷ lệ dầu trong hạt bông, hàm lượng đạm trong hạt bông nhằm tăng hiệu quả trong sản xuất bông. 2.2. Một số nội dung nghiên cứu khoa học chính từ nay đến năm 2010 2.2.1. Tâp trung nghiên cứu lai tạo giống mới (cả giống bông lai và bông thường). Tập trung nghiên cứu lai tạo giống mới nhằm tạo được những giống bông có năng sất cao,chống chịu sâu bệnh tốt, chất lương phù hợp với nhu cầu của nghành dệt may, nhất là nhu cầu về sợi chất lượng cao cho dệt may xất khẩu. nhanh chóng chuyển gen kháng sâu BT vào các giống bông tốt ở việt nam để tạo nhiều giống bông mới có gen BT kháng sâu bệnh, có năng sất cao, chất lượng tốt. Xúc tiến nghiên cứu và tiến hành sản xất gióng bông lai f1 nhằm hạ giá thành hạt lai từ 25-30% so với hiện nay. Phải tạo được giống bông phù hơp với từng vùng sinh thái và phải có các đặc điểm sau: + Có tính kháng sâu cao( kháng rầy xanh sâu xanh sâu hồng ) + Có tính kháng bệnh chết cây con vá thối lá, bệnh giác ban... Nghiên cứu các loại giống cho năng suất cao: 20 - 30 tạ/ha đối với các vùng đất có tưới, 15 - 25 tạ/ha đối với vùng Đông Nam Bộ, 18 tạ/ha đối với vùng Tây Nguyên, 18 tạ/ha (vùng không tưới) và 20 - 25 tạ/ha (đối vói vùng có tưới) ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, 25 tạ/ha đối với vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tỷ lệ bông xơ cao trên 39%, chất lượng xơ bông thỏa mãn nhu cầu của ngành dệt may, bao gồm 3 nhóm chính: xơ dài (29 - 35 cm), xơ trung bình (26 - 29 cm), xơ ngắn (nhỏ hơn 26 cm). Ngoài ra còn có thể sản xuất các loại bông có màu theo nhu cầu. 2.2.2. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu bệnh. Nghiên cứu hoàn thiện hệ thống phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại bông, chú trọng đến việc duy trì cân bằng sinh học cho việc phòng trừ sâu bệnh trong điều kiện thâm canh cây bông cao. Kết hợp chặt chẽ với các nhà tạo giống để nghiên cứu đưa ra các giống chống chịu sâu bệnh (rầy xanh, sâu xanh, sâu hồng, bệnh chết cây con, thối lá, mốc xám) ra phục vụ cho sản xuất. Nghiên cứu sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả, sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh hợp lý (rầy xanh, rệp, sâu xanh, sâu hồng, sâu đo, bệnh cây con thối lá, mốc xám...) để phòng trừ sâu bệnh một cách có hiệu quả. 2.2.3. Nghiên cứu biện pháp thâm canh tăng năng suất. Nghiên cứu về mật độ phân bón, giống thích hợp cho từng vùng và từng điều kiện sản xuất bông, chú trọng việc nghiên cứu sử dụng phân vi lượng để cung cấp đủ dinh dưỡng trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây bông. Nghiên cứu sử dụng các chất điều hòa sinh trưởng để điều tiết sự sinh trưởng của cây bông theo hướng nâng cao năng suất cây bông. Nghiên cứu sử dụng thuốc trừ cỏ cho cây bông trên những vung bông chính, thiếu nhân công. Nghiên cứu các mô hình trồng bông có hiệu quả cho từng vùng sản xuất. 2.2.4. Nghiên cứu về mùa vụ. Trồng bông mùa mưa nhờ nước trời (bông sinh trưởng mùa mưa và thu hoạch vào mùa khô), sản xuất bông vụ mưa không phải đầu tư công trình tưới nước nên giá thành sản xuất thấp, tận dụng đất đai, có điều kiện mở rộng diện tích. ở các tỉnh phía Nam, mùa mưa có thể sản xuất được 2 vụ: vụ 1 có thể trông ngô, đậu tương, đậu xanh, lạc... vụ 2 trồng bông, ngô, đậu tương, đậu xanh... hầu hết diện tích trồng bông vào vụ 2 (trồng vào mùa mưa, thu hoạch vào đầu mùa khô). Tuy nhiên trồng bông mùa mưa thường gặp thiên tai nên năng suất không ổn định. Trồng bông mùa khô có nhiều thuận lợi: thứ nhất là không bị ảnh hưởng thiên tai, thứ hai là trồng trong điều kiện có tưới cây bông sinh trưởng tốt, năng suất cao, ổn định... Bông vụ khô bố trí trên chân đất: lúa mùa - bông đông xuân hoặc trên đất chuyên màu có tưới vụ đông xuân. 3. Đầu tư phát triển nguyên liệu bông. 3.1. Đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất nguyên liệu bông. 3.1.1. Đầu tư sản xuất giống bông lai F1. Căn cứ vào kế hoạch phát triển và mở rộng diện tích 4 vùng từ nay đến năm 2010 phải đạt diện tích khoảng 230 nghìn ha với tốc độ phát triển 25 - 30% trong những năm đầu và từ nay đến năm 2005 các giống bông lai chiếm cơ cấu 85 - 90% những năm về sau. Nhu cầu hạt giống tăng để đáp ứng nhu cầu cho nông dân trồng bông, ngoài các giống hiện nay như giống bông lai VN20, VN35,..., còn sử dụng các giống lai có tiềm năng năng suất cao trong tương lai. Bảng 17: Dự kiến số lượng giống sản xuất và tiêu thụ giai đoạn 2001 - 2005 và năm 2010 Đơn vị:Dt ha; Sl tấn Năm 2000 2001 2002 2003 2003 2004 2004 2005 2005 2006 2010 2011 Diện tích SL giống lai SL giống thuân 31.150 100 27 50.000 170 30 80.000 275 45 100.00 340 60 120.00 390 70 230.00 920 0 Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT Đến năm 2010 lượng giống lai cần là rất lớn trong điều kiện canh tác hợp lý, mỗi ha gieo trồng cần 4 kg hạt giống lai. Nhu cầu hạt giống cần đến năm 2010 (chưa kể dự phòng) là trên 920 tấn hạt giống tương đương với diện tích sản xuất hạt giống cần phải có là 670 ha. Quan điểm chung: cơ sở sản xuất hạt giống phải được xây dựng trên vùng thuận lợi về khí hậu, thời tiết, đất đai và dồi dào lao động. Cần xác định giống bông thích hợp với từng loại đất và từng vùng sinh thái để từ đó bố trí mạng lưới sản xuất hạt giống F1. Những năm đầu, sản xuất giống bông lai F1: tập trung chủ yếu tạu xi nghiệp giống cây trồng và viện nghiệ cứu bông và có sợi Nha Hố. Khi nhu cầu số lượng tăng có thể sản xuất ngoài dân ở các vùng lân cận. Diện tích của Viện nghiên cứu coa khoảng 270 ha để sản xuất giống. Năng lức sản xuất giống 1 năm 2 vụ là 2 tấn/ha/năm thì Viện Nghiên cứu bông và cây có sợi xí nghiệp giống cây trồng có thể sản xuất, cung cấp cho dân khoảng 540 tấn. Chuẩn bị điều kiện để tổ chức các cơ sở sản xuất giống cho giai đoạn sau. Những năm tiếp theo cần phải tổ chức thêm các trại giống để sản xuất, bước đầu sản xuất các giống bất dục hoặc lai bình thường với quy mô từ 100 - 200 ha để làm quen với kỹ thuật và quy trình sản xuất nhằm dự phòng các phương án sản xuất khi có nhu cầu lớn. Các trại giống này nên tổ chức mạng lưới sản xuất đến từng hộ nông dân sản xuất bông giỏi, biết tiếp thu khoa học kỹ thuật, dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của trại và trại thu mua lại toàn bộ số bông, tổ chức cán và thu hạt để xử lý thành giống. Sản xuất giống theo phương pháp này rất có lợi vì đầu tư Nhà nước sẽ không nhiều nhưng các cơ sở sản xuất giống hạt phải quản lý, giám sát chặt chẽ việc sản xuất giống, không để lọt những giống xấu vào sản xuất. 3.1.2. Đầu tư cho thủy lợi, giao thông. Tập trung cho đầu tư thủy lợi kết hợp với giao thông để tưới cho bông ở 2 vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải Nam Trung Bộ. Đây là 2 vùng bông có tưới thâm canh cao. Diện tích gần 130 nghìn ha. * Đồng Bằng Sông Cửu Long: 77.000 ha làm bông vụ khô chuyển từ tưới cho lúa đông xuân sang tưới cho bông. Do đó không cần đầu tư xây dựng mới cho thủy lợi khi chuyển đất lúa đông xuân sang trồng bông mà chỉ cần kiên cố hóa kênh mương. * Vùng Ninh Thuận, Bình Thuận: Gần 40.000 ha bông có tưới. Giải pháp tưới là xây dựng các hồ, đập và các công trình thủy lợi tưới cho bông và các cây trồng khác. Bao gồm các công trình sau: Hệ thống sông, lòng sông (bắt đầu xây dựng): 1.500 ha được tưới trong đó đã tưới 300 ha. Hệ thống PhanRí - Phan Thiết: 25.000 ha bông có tưới, thuộc 3 công trình sông Lũy, sông Cà Dây và sông Quao (xây dựng mới hồ sông Lũy). Hệ thống hồ sông Dinh 3 (xây dựng mới): 4.000 ha bông có tưới. Hệ thống hồ Tà Pao (xây dựng mới): 8.000 ha bông có tưới Hệ thồng hồ Tân Giang (Ninh Phước): 25.000 ha bông có tưới. Mức đầu tư trung bình cho 1 ha canh tác có tưới là 50 triệu đồng, 1 ha gieo trồng có tưới từ 20 - 25 triệu đông. Lượng nước sử dụng tưới cho bông bằng 1/3 lượng nước tưới cho lúa. Chích mức đầu tư để tưới cho 1 ha gieo trồng bông từ 7 - 10 triệu đồng. Tổng đầu tư tưới cho vùng bông Ninh Thuận, Bình Thuận khoảng từ 350 - 450 tỷ đồng. * Các vùng khác: Diện tích bông có tưới hơn 30.000 ha chuyển đất trông lúa và các cây trông khác hiệu quả không bằng bông ở vung Ajunpa, Bình Định, Phú Yên sang trồng bông vụ khô thâm canh. Xây dựng mới công trình nhỏ, kiên cố hóa kênh mương với tổng đầu tư khoảng 50 tỷ đồng. 3.1.3. Đầu tư nghiên cứu khoa học công nghệ. Tập trung nghiên cứu lai tạo, chọn lọc và nhập nội giống bông lai, kháng sâu bệnh cho năng suất cao, chất lượng tốt để cung cấp cho nhu cầu sản xuất của nông dân. Tập trung đầu tư các cơ sở nghiên cứu, sản xuất giống bông bao gồm giống gốc, giống bố mẹ và giống lai F1, nhập khẩu giống gốc có năng suất và chất lượng cao. Hoàn chỉnh kỹ thuật công nghê sản xuất bông lai, xây dựng mạng lưới sản xuất giống, bảo đảm đủ giống cho nhu cầu sản xuất. Các Viện Nghiên cứu cây bông Nha Hố, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền nam, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Viện Cây ăn quả miền nam, Viện Khoa học nông, lâm nghiệp Tây Nguyên, Viện Di truyền nông nghiệp và Trung tâm nghiên cứu khoa học nông nghiệp Miền trung (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật nông nhiệp Việt Nam) phải có chương trình kế hoạch nhgiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, khoa học và công nghệ về cây bông từ giống, canh tác, chế biến, nhất là việc tạo giống bông bằng công nghệ sinh học để có những bộ giống bông có năng suất, chất lượng cao phù hợp điều kiện sinh thái từng vùng, cung cấp cho nhu cầu sản xuất. Cần phải nghiên cứu trong công nghệ chế biến xơ, ép dầu bông tận dụng sản phẩm phụ. Mỗi năm ngành bông cần 4,5 tỷ đồng cho nghiên cứu và đào tạo cán bộ (trong nước cũng như du học ở nước ngoài). Triển khai rộng rãi các biện pháp phòng trừ tổng hợp đối với cây bông. Tăng cường công tác khuyến nông cây bông theo hướng xã hội hóa công tác khuyến nông gồm khuyên nông Nhà nước, khuyến nông của doanh nghiệp (qua nhiều năm tổng kết để mở rộng thêm 1 ha diện tích bông công ty bông phải chi 300.000 đồng, Nhà nước cần xem xét cấp mỗi năm 15 tỷ đồng cho công tác khuyến nông), khuyến nông tự nguyện... để chuyển giao nhanh tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới về trồng bông, chế biến. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng nguyên liệu, phân cấp bông xơ nhằm đảm bảo chất lượng vải từ nguyen liệu bông xơ trong nước, phục vụ nhu cầu ngày càng cao của nhân dân và sản xuất hàng dệt may xuất khẩu. 3.1.4. Đầu tư ban đầu cho nông dân trồng bông. Nông dân trồng bông rất nghèo, đang phải lo bữa ăn hàng ngày, không có tích lũy. Đầu tư cho nông dân để giúp cho ngưới nông dân đầu tư thâm canh vào sản xuất bông lai, đạt năng suất cao, chất lượng tốt và có hiệu quả kinh tế cao. Cụ thể: Cần hỗ trợ giá giống thương phẩm cho nông dân trong thời gian 2 năm, năm thứ nhất 60% và năm thứ (2) 50% theo giá tại thời điểm. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng cho vay đối với người trồng bông theo quyết định số 67/1999-QĐ-TTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn, phối hợp với hộ nông dân, hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam mở rộng hình thức tổ chức tín dụng tiết kiệm, tổ tương hỗ vay vốn để nông dân vay vốn được thuận lợi hơn và sử dụng vốn có hiệu quả, trả được nợ vay. Ngân hàng phục vụ người nghèo, chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm ưu tiên dành vốn cho vùng phát triển bông nguyên liệu để cho dân vay vốn trồng bông góp phần xóa đói giảm nghèo. 3.2. Đầu tư cho cơ sở chế biến 3.2.1. Công nghệ chế biến. Cần phải hoàn chỉnh gấp quy trình chế biến bông trước mắt cần nhập một dây chuyền hoàn chỉnh về chế biến và dựa theo những kỹ thuật tiên tiến, từng bước cải thiện hệ thống chế biến sẵn có để nâng cao toàn diện chất lượng xơ trong toàn ngành. 3.2.2. Quy mô chế biến. Dựa vào sự kiến kế hoạch sản xuất bông 2001 - 2010, cân đối theo sản lượng bông từng vùng và tính chất sản xuất bông có thể bố trí quy mô sản xuất bông như sau: Cần xây dựng những nhà máy chế biến công suất từ 10 - 30 ngàn tấn/năm. Tùy theo số lượng hàng năm mà mở rộng thêm quy mô nhằm tiết kiệm vốn đầu tư. Các vùng sản xuất bông sản lượng còn thấp từ 1000 - 2000 tấn/năm thì xây dựng các cụm chế biến quy mô nhỏ, trang thiết bọ máy móc... công suất thấp từ 10 đến 20 tấn/ngày hoặc trang bị các máy móc nhập đơn lẻ theo dây chuyền và các máy sản xuất trong nước đã cải tiến dựa theo các dây truyền hiện đại. Đối với các đơn vị sản xuất giống như các trung tâm..., trạm trại giống, nông trường sản xuất giống, thì trang bị nhiều máy công suất thấp hơn 1,2 tấn/các để dễ dàng làm vệ sinh máy nhằm tránh lẫn giống. Những địa bàn với diện tích trồng bông còn xa cụm chế biến trung tâm thì xây dựng cụm chế biến nhỏ trang bị 2 - 3 máy công suất 1,2 tấn/ca nâng cao hiệu quả chế biến. 3.2.3. Bố trí nhà máy chế biến. * Nâng cấp các nhà máy hiện có. Để đảm bảo chất lượng bông xơ trong những năm tới cần đầu tư mở rộng các nhà máy chế biến hiện có, cụ thể: + Nhà máy chế biến bông Đắc Lắc 1 Đặt tại Buôn Mê Thuột: Hiện nay có công suất cán 8.000 - 10.000 tấn/năm, nâng công suất lên 15.000 tấn/năm. + Hai nhà máy chế biến bông Đồng Nai. Nhà máy đặt tại xã Hố Nai 3, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai, hiện nay có công suất cán bông 5.000 đến 6.000 tấn/năm, nâng công suất lên 20.000 tấn/năm. Nhà máy dặt tại khu công nghiệp Biên Hòa, nâng công suất lên 20.000 tấn/năm. +, Nhà máy chế biến bông Bình Thuận. Đặt tại khu công nghiệp thị xã Phan Thiết, hiện nay có công suất cán 2.000 - 3.000 tấn/năm, nâng công suất lên 50.000 tấn/năm. +, Nhà máy chế biến bông Nha Trang. Đặt tại Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa hiện nay có công suất cán bông 3.000 - 3.500 tấn/năm, nâng công suất lên 15.000 tấn/năm. * Xây dựng mới. +, Nhà máy cán bông hạt. Vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ: ở Bình Thuận: Xây dựng mới 2 nhà máy cán bông trong đó 1 nhà máy công suất 15.000 tấn/năm đặt tại Tánh Linh và một nhà máy 30.000 tấn đặt tại thị xã Phan Thiết. ở Ninh Thuận: Xây dựng mới một nhà máy công suất 15.000 tấn/năm đặt tại Phan Rang - Tháp Chàm. ở Bình Định (Quy Nhơn) xây dựng 1 nhà máy cán bông công suất 30.000 tấn/năm. Vùng Tây Nguyên: ở Đắc Lắc: Xây dựng mới 2 nhà máy cán bông: Nhà máy cán bông Tâm Thắng (Đắc Lắc 2) đặt tại huyện Cư Jút công suất 15.000 tấn/năm (vào năm 2002, 2003) và một nhà máy Đắc Lắc 3 công suất 15.000 tấn/năm, sau năm 2005 đặt tại Buôn Mê Thuột. ở Gia Lai: Xây dựng 2 cụm chế biến bông ở Chưsê và An Khê tương ứng công suất 12.000 tấn/năm và 6.000 tấn/năm. Vùng Đông Nam Bộ: ở Bình Phước: Xây dựng mới 1 nhà máy công suất 15.000 tấn/năm ở Bà Rịa - Vũng Tàu: Xây dựng mới một nhà máy công suất 200.000 tấn/năm. Cụ thể ở Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Trà Vinh, Đồng Tháp. + Nhà máy ép dầu: Xây dựng nhà máy ép dầu Đồng Nai công suất 50.000 tấn/năm. Xây dựng nhà máy ép dầu tại Bình Thuận công suất 90.000 tấn/năm Xây dựng 2 nhà máy ép dầu tại Đắc Lắc (đặt tại Buôn Mê Thuột): 1 nhà máy công suất 6.000 tấn/năm và 1 nhà máy công suất 4.000 tấn/năm. Tại Cần Thơ, xây dựng nhà máy ép dầu công suất 100.000 tấn/năm Bảng 18: Xây dựng hệ thống chế biến bông (2001 - 2010) Các vùng, tỉnh Nâng cấp Xây dựng mới Số lượng Công suất (Tấn/năm) Vốn (Tỷ đ) Số lượng Công suất (Tấn/năm) Vốn (tỷ đ) I.Duyên hải Nam Trung Bộ 1.Nhà máy cán bông -Bình Thuận: +TP Phan Thiết +Tánh Linh -Ninh Thuận (P.Rang, T. Chàm) -Khánh Hòa (Nha Trang) -Bình Định (Quy Nhơn) 2.Nhà máy ép dầu: B. Thuận 2 1 1 65.000 50.000 15.000 77 50 27 4 1 1 1 1 1 180.000 30.000 15.000 15.000 30.000 90.000 160 50 30 30 50 60 II.Tây Nguyên 1.Nhà máy cán bông -Đắc Lắc 1 (Buôn Mê Thuột) -Đắc Lắc 2 (Tam Thắng) -Đắc Lắc 3 (Buôn Mê Thuột) -Chư Sê (Gia Lai) - An Khê (Gia Lai) 2. Nhà máy ép dầu -Đắc Lắc (Buôn Mê Thuột) 1 1 15.000 15.000 31 31 4 1 1 1 1 1 48.000 15.000 15.000 12.000 6.000 40.000 139 46 46 27 20 35 III.Đông Nam Bộ 1. Nhà máy cán bông -Dồng Nai +Hố Nai +Biên Hòa -Bình Phước -Bà Rịa - Vũng Tàu 2.Nhà máy ép dầu +Đồng Nai 2 2 1 1 40.000 40.000 20.000 20.000 62 62 31 31 2 1 1 1 30.000 15.000 15.000 50.000 60 30 30 35 IV.Đồng Bằng SCL 1. Nhà máy cán bông -Cần Thơ -An Giang - Trà Vinh -Vĩnh Long -Bến Tre -Sóc Trăng -Đồng Tháp 2.Nhà máy ép dầu (Cần Thơ) 7 1 1 1 1 1 1 1 1 200.000 100.000 190 50 30 20 30 10 30 20 70 Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT 3.3. Đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và tay nghề của công nhân kỹ thuật. * Đối với khu vực chế biến Theo nghiên cứu tính toán thì cứ mỗi một nhà máy cần 4 kỹ sư cơ điện, 10 công nhân, 3 cán bộ quản lý. Như vậy, thống kê lại cần 56 kỹ sư, 60 công nhân và 80 cán bộ quản lý. * Đối với các vùng trông bông. Cứ 300 ha cần có 1 cán bộ khuyến nông, nâng tổng số cán bộ cần đào tạo lên 650 người. Bảng 19: Nhu cầu vốn đầu tư cho đề án phát triển bông đến năm 2010 Đơn vị: tỷ đồng Thị trường Hạng mục Vốn đầu tư cần có Bình quân năm Nguồn vốn 1 Điều tra quy hoạch 10 1,0 Ngân sách 2 Sự nghiệp khoa học 45 4,5 Ngân sách 3 Khuyến nông 150 15,0 Ngân sách 4 Đào tạo cán bộ mới (CBKT) 8 0,8 Ngân sách 5 Dự phòng hạt giống 80 Ngân sách 6 Đầu tư hạ tầng vùng bông 650 65,0 Ngân sách 7 Hỗ trợ 1% lãi suất dự trữ bông 150 Ngân sách 8 Đầu tư cho các cơ sở sản xuất giống 27 Ngân sách 9 Đầu tư chế biến: - Bông xơ - Dầu bông 920 720 200 92 72 20 Vay Vay Vay 10 Vốn cho sản xuất 460 46,0 Vay và huy động Tổng cộng 2.500 250 Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT III. Kiến nghị các chính sách và tổ chức thực hiện 1. Kiến nghị Chính sách Để ngành bông phát triển với tốc độ cao nhất với những bước đi vững chắc và bền vững cần có những chính sách thoả đáng và đồng bộ bao gồm những nội dung chính sau: 1.1. Đổi mới cơ chế quản lý. Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý các cơ sở chế biến bông hạt, từng bước thực hiện cổ phần hoá các xí nghiệp và nhà máy. Tổ chức lại bộ máy quản lý chi nhánh, gắn bộ máy chi nhánh và chế biến để tạo sự thống nhất, hiệu quả. Các chi nhánh rà soát và hình thành các trạm sản xuất phù hợp nhằm đảm bảo cho trạm đủ sức quản lý sản xuất trên địa bàn. Cùng địa phương chỉ đạo xây dựng thí điểm một số mô hình hợp tác xã kiểu mới trồng bông thông qua chương trình mục tiêu xoá đói giảm nghèo, trên cơ sở đó tổng kết nhân ra diện rộng. Có các bước đi thích hợp để chuyển Công ty hiện nay sang Công ty TNHH một thành viên theo luật pháp hiện hành. Bổ sung lãnh đạo Công ty theo yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. 1.2. Khuyến khích các thành phần kinh tế. Khuyến khích các thành phần kinh tế và nước ngoài đầu tư sản xuất giống, chế biến bông và các sản phẩm phụ, phát triển mô hình kinh tế trang trại trồng bông bằng các chính sách ưu đãi về thuế, về vay vốn và tiêu thụ sản phẩm. 1.3. Đầu tư, tín dụng và thuế. * Đầu tư: Xây dựng cơ sở nghiên cứu sản xuất giống gốc và giống lai F1, nhập các giống gốc có khả năng kháng sâu bệnh và cho năng suất, chất lượng cao. Đầu tư nâng cấp các cơ sở sản xuất giống bông ở các vùng trọng điểm để duy trì các giống bông gốc và sản xuất đủ các giống bông lai F1 cung ứng cho người trồng bông. Hỗ trợ giống, cho không giống gốc đối với các hộ nông dân tham gia sản xuất giống F1, trợ giá giống cho 3 năm đầu cho nông dân trồng bông. Năm đầu trợ giá 60%, năm thứ hai 50%, năm thứ ba 30%. Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu trồng bông, đầu tư công trình sử lý nước thải, xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới. * Về tín dụng: Đầu tư theo kế hoạch Nhà nước: xây dựng, nâng cấp đổi mới thiết bị các cơ sở chế biến. Các danh mục đầu tư này được vay vốn ưu đãi để đầu tư. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: chỉ đạo ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và các tổ chức tín dụng thực hiện quyết định số 67/1999/QĐTTg ngày 30/3/1999 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách tín dụng ngân hàng phục vụ phát triển nông nghiệp và nông thôn đảm bảo đủ vốn và kịp thời cho người trồng bông vay mua giống, nguyên liệu, vật tư phục vụ sản xuất bông hạt, cho các tổ chức cá nhân vay vốn tiêu thụ bông hạt. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tìm các nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư, liên doanh, phát triển sản xuất giống, sản xuất bông hạt quy mô lớn, đảm bảo yêu cầu chất lượng cho công nghiệp dệt may. * Về thuế: Được áp dụng mức khấu trừ đầu vào khi tính thuế VAT 5% (hiện nay là 2%) cho thu mua bông hạt. Không đánh thuế VAT đối với hạt giống sản xuất trong nước. 1.4. Về khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, tuyển chọn, lai tạo giống mới để nhanh chóng có giống bông hạt đạt năng suất trên 3 tấn/ha với nhiều tổ hợp lai, dùng bất dục của Việt Nam. Các Viện nghiên cứu khoa học nông nghiệp, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp nông nghiệp phối hợp với trung tâm nghiên cứu cây bông nghiên cứu lai tạo các giống có tính kháng sâu bệnh cho năng suất, chất lượng cao. Tập trung đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ khoa học cho Viện nghiên cứu bông và cây có sợi Nha Hố có đủ năng lực nghiên cứu, tạo giống bông có năng suất cao, chất lượng tốt đáp ứng được yêu cầu của ngành công nghiệp dệt may trong nước. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bố trí kế hoạch khuyến nông hàng năm trong kế hoạch khuyến nông của Bộ nhằm tăng cường công tác khuyến nông và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật đến hộ trồng bông, tổng kết những mô hình hộ nông dân trồng bông giỏi để phổ biến kinh nghiệm cho các hộ khác tham quan học tập, nghiên cứu. Tổng kết các mô hình phát triển bông ở các vùng sinh thái Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long để triển khai mở rộng. Nghiên cứu các mô hình canh tác xen canh, gối vụ để đưa cây bông vào cơ cấu cây trồng ổn định của một số vùng thâm canh cao ở các vùng đã có các công trình thuỷ lợi. 1.5. Về tiêu thụ và quỹ bảo hiểm cây bông. * Tiêu thụ: Bộ Công nghiệp, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp dệt may ưu tiên tiêu thụ bông xơ của các cơ sở chế biến, cán ép bông hạt trong nước. Giải quyết hài hoà lợi ích giữa các doanh nghiệp dệt may, chế biến bông hạt và người trồng bông. Trên cơ sở tham khảo ý kiến của Ban Vật giá Chính phủ, Tổng Công ty Dệt May Việt Nam thống nhất với UBND các tỉnh thành trông bông công bố giá mua bông hạt tối thiểu (giá sàn) cho người trồng bông ngay từ đầu vụ, đảm bảo lợi ích của người trồng bông có mức thu nhập cao hơn so với cây trồng khác trên một đơn vị diện tích. Chủ tịch UBND các tỉnh có trồng bông chỉ đạo, kiểm tra chặt chẽ việc tiêu thụ bông hạt trên địa bàn và không để các tổ chức, cá nhân ép giá, gây thiệt hại cho người trồng bông. Ký hợp đồng trước vụ về giá thu mua bông đảm bảo cho người trồng bông có lãi, phân loại bông để thu mua khuyến khích nâng cao chất lượng bông sản xuất ra. * Về quỹ bảo hiểm trồng bông. Hàng năm Bộ công nghiệp chỉ đạo Tổng Công ty Dệt May Việt Nam trích 1 - 2% trị giá nguyên liệu bông xơ nhập khẩu lập quỹ bảo hiểm cây bông. Lập quỹ bảo hiểm bông xơ theo sản lượng hàng năm. Hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho bông xơ giữ trong kho 3 tháng để ổn định sản xuất, mục đích của quỹ này là bảo hiểm cho những rủi ro về mất mùa, về sự biến động giá cả bông trên thị trường. 2. Kiến ngnghị tổ chức chỉ đạo thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về sản xuất nguyên liệu. Phối hợp với các tỉnh để quy hoạch, lập kế hoạch trồng bông lâu dài và từng năm. Đẩy mạnh hoạt động khuyến nông, công tácnghiên cứu về giống, kỹ thuật canh tác, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho nông dân. Bộ Công nghiệp chịu trách nhiệm mua hết bông xơ cho các cơ sở chế biến và quản lý Nhà nước về công nghệ chế biến sử dụng bông. UBND các tỉnh xây dựng kế hoạch hàng năm, quy hoạch các vùng trồng bông, chế biến tiêu thụ bông trong tỉnh. Tổng Công ty bông Việt Nam cùng với Tổng Công ty Dệt May Việt Nam chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng bông, chế biến bông hạt, sản xuất đủ giống lai tốt cung cấp cho sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư sản xuất, chế biến kinh doanh bông. Lập hiệp hội bông để bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và kinh doanh trong ngành bông. Kết luận Cùng với sự tăng trưởng chung của nền kinh tế trong năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân của sản xuất bông là 16% năm cả về diện tích và sản lượng nâng cao thu nhập và tạo công ăn việc làm cho khoảng 1.600.000 lao động đã có những tiến bộ mới về áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào sản xuất và chế biến bông nên năng suất, chất lượng bông không ngừng được nâng cao, thu nhập được nhiều thắng lợi cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Đóng góp nhiều cho thu nhập quốc dân và tăng trưởng kinh tế của cả nước. Tuy nhiên thực trạng của ngành công nghiệp bông nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế như: quy mô sản xuất còn nhỏ, sản xuất lại phân tán, manh mún, sản xuất chưa đáp ứng được nhu cầu trong nước cả về số lượng và chất lượng (hiện nay mới đáp ứng được 10%). Khoa học kỹ thuật có đổi mới tuy nhiên vẫn còn lạc hậu và chưa được áp dụng rộng rãi trong sản xuất và chế biến. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất như giao thông, thuỷ lợi,.... các cơ sở chế biến còn thiếu thốn và lạc hậu, hạn chế sự phát triển của ngành bông. Dệt may Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức để tồn tại và phát triển. Trước ngưỡng cửa hội nhập với mục tiêu chiến lược cần đạt được, ngành dệt may Việt Nam đang thực hiện nhiều biện pháp trong đó giải pháp để tiến tới năm 2010 về cơ bản tự túc được nguyên liệu là một trong những giải pháp lớn và quan trọng. Và để đạt được điều này thì Tổng Công ty Dệt May Việt Nam cùng Tổng Công ty bông Việt Nam phối hợp Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đưa ra các giải pháp phát triển nguồn nguyên liệu bông như: chuyển dịch nhanh cơ cấu cây trồng và bố trí sử dụng đất cho trồng bông, đầu tư các yếu tố đầu vào như giống, khoa học công nghệ, thuỷ lợi, giao thông, đầu tư cho nông dân, đầu tư cho các cơ sở chế biến (xây dựng mới, nâng cấp nhà máy cán bông và ép dầu. Đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ quản lý và tay nghề của công nhân kỹ thuật. Để thực hiện các biện pháp trên từ nay đến năm 2010 ngành bông cần huy động đầu tư khoảng 1.505 tỷ đồng trong đó vốn ngân sách 605 tỷ, vốn tín dụng đầu tư 600 tỷ, vốn tự huy động 300 tỷ đồng. Để có lượng vốn này cần kêu gọi huy động vốn từ các tổ chức nước ngoài, vốn trong dân và vốn của Nhà nước. Để đạt được mục tiêu của ngành bông đến năm 2010 thì ngoài việc đưa ra các giải pháp và thực hiện thì cần có sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua các chính sách khuyến khích ưu đãi như thuế, tín dụng, tiêu thụ,... để ngành bông Việt Nam có những bước đi mạnh mẽ trước ngưỡng cửa hội nhập. Đề tài đã thu được nhiều thành công song không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, mong cô giáo và các cô chú trong cơ quan cho em lời nhận xét. Đề tài được hoàn thành nhờ có sự hướng dẫn của cô giáo TS. Nguyễn Thị Kim Dung và các cô chú ở cơ quan thực tập đặc biệt là chú Trần Tuấn, người trực tiếp hướng dẫn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Nguyễn Đoàn Hiệp Tài liệu tham khảo 1. Chiến lược "tăng tốc" phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010. 2. Quy hoạch phát triển ngành Dệt May Việt Nam đến năm 2010. 3. Báo cáo tổng kết Tổng công ty bông Việt Nam năm 2001/2002 và năm 2002/2003. 4. Giáo trính Kinh tế phát triển 5. Quyết định số 532/ 1999/ QĐ - KHTT của Tổng Công ty Dệt may về giao kế hoạch tiêu thụ bông trong nước 1999 - 2000. 6. Quyết định số 17/2002/ QĐ - TTg của Thủ tướng Chính Phủ về việc định hướng và giải pháp phát triển bông công nghiệp thời kỳ 2001 - 2002. 7. Niên gián thống kê các năm 10. Tạp Chí Kinh tế và phát triển Mục lục Trang Lời cam đoan Tôi xin cam đoan, luận văn này là do tôi tự tìm hiểu và nghiên cứu độc lập, không có sự sao chép các bài viết và đề tài nghiên cứu của các cơ quan, tổ chức và các cá nhân khác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Sinh viên Nguyễn Đoàn Hiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37045.doc
Tài liệu liên quan