Luận văn Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên

1 Tính cấp thiết của đề tài Phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) có một vị trí hết sức quan trọng trong quá trình tồn tại, duy trì và phát triển của mỗi doanh nghiệp kinh doanh. Nghiên cứu phát triển SXKD là vấn đề bức thiết của tất cả mọi doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực SXKD tạo ra của cải vật chất phục vụ đời sống con người. Đối với đất nước đang phát triển như Việt Nam, nơi có nền kinh tế còn ở mức thấp so với thế giới, còn nhiều doanh nghiệp tham gia SXKD tạo ra sản phẩm chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của sự phát triển SXKD trong doanh nghiệp thì việc nghiên cứu phát triển SXKD là rất cần thiết. Chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Chính phủ đã mang lại những kết quả to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Song song với các ngành kinh tế trọng điểm đã được Chính phủ ưu tiên phát triển là các chương trình nâng cấp, cải tạo các cơ sở hạ tầng cho các khu vực đô thị và nông thôn trong toàn quốc như: giao thông, điện và cấp thoát nước, v.v . nhằm nâng cao điều kiện sống của nhân dân và cuốn hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2001 – 2010, chỉ rõ: "Cung cấp đủ nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp và cho 90% dân cư nông thôn” [1]. Như vậy, đặt ra cho ngành cấp nước những vai trò lớn lao trong việc nâng cao chất lượng đời sống con người và bảo vệ, cải thiện môi trường sinh thái. Đối với Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên (Công ty), sản xuất và tiêu thụ nước sạch là hoạt động SXKD chủ yếu. Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào tại Thái Nguyên về vấn đề tìm ra các giải pháp để phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch, trong khi cấp nước là một ngành hạ tầng cơ sở kỹ thuật quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe, chất lượng cuộc sống cộng đồng con người, được Chính phủ coi như một ngành cần cho quốc kế dân sinh. Mặt khác, Thái Nguyên là một tỉnh miền núi, trung tâm An toàn khu trong thời kỳ kháng chiến, tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội, là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc với đồng bằng Bắc Bộ. Hiện nay, lượng nước Công ty sản xuất ra chỉ phục vụ cho khoảng 34.442 hộ ở thành phố Thái Nguyên, bằng khoảng 57,24% số hộ dân ở thành phố Thái Nguyên; và khoảng 3.150 hộ dân ở thị xã Sông Công, chiếm khoảng 39,74% tổng số hộ dân của thị xã. Trong số hộ dân được sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên thì mới chủ yếu nằm ở khu vực thành phố, còn khu vực nông thôn thì số lượng người được sử dụng nước sạch còn rất ít. Như vậy, nhu cầu sử dụng nước sạch còn rất cao. Muốn đáp ứng được việc cung cấp nước sạch đến được với mọi người dân, mọi vùng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, trong đó đặc biệt là khu vực nông thôn, mọi người dân đều được sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng, tránh được các bệnh do việc sử dụng nước thiếu vệ sinh như: bệnh phụ khoa, bệnh dịch tả ., môi trường nông thôn phải được cải thiện. Sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh cũng là một biện pháp hữu hiệu nhất để nâng cao chất lượng cuộc sống, thúc đẩy sự phát triển của xã hội, và góp phần cải thiện môi trường do sử dụng nguồn nước hợp lý. "Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên" sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dân và mục tiêu cấp nước sạch của Chính phủ. 2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2.1 Mục tiêu chung Tìm giải pháp phát triển SXKD nước sạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng (thành thị và nông thôn) trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và thị trấn Ba Hàng - huyện Phổ Yên . Đáp ứng được nhu cầu phát triển của kinh tế thị trường. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về phát triển SXKD, về SXKD nước sạch: Khái niệm, đặc điểm, những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển SXKD, đến tình hình cấp nước sạch và vai trò của nó trong việc xây dựng các giải pháp phát triển SXKD nước sạch tại Công ty. - Đánh giá thực trạng SXKD nước sạch tại Công ty. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển SXKD nước sạch tại Công ty. 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến việc phát triển SXKD nước sạch tại Công ty như: khai thác, tiêu thụ và tổ chức. 3.2 Phạm vi nghiên cứu * Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng SXKD nước sạch và các giải pháp phát triển SXKD nước sạch tại Công ty. * Về địa điểm nghiên cứu: Đề tài được thực hiện nghiên cứu tại Công ty. * Về thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu, phân tích thực trạng SXKD nước sạch từ năm 2003 - 2006. Đưa ra các giải pháp để phát triển SXKD nước sạch tại Công ty trong giai đoạn 2007-2010. 4 Ý nghĩa khoa học của luận văn Từ việc nghiên cứu thực trạng SXKD nước sạch của Công ty, đưa ra những giải pháp thiết thực nhất nhằm phát triển SXKD nước sạch của Công ty. 5 Bố cục của Luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận. Luận văn bao gồm các chương sau: Chương 1: Cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu đề tài Chương 2: Thực trạng SXKD nước sạch tại Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên. Chương 3: Các giải pháp chủ yếu phát triển SXKD nước sạch tại Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên.

pdf109 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 1737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh nước sạch tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ụng nước Sông Cầu để ăn uống và sinh hoạt mặc dù đã được qua xử lý đạt tiêu chuẩn. Ngoài ra còn có Hồ Núi Cốc với trữ lượng nước khoảng 175 triệu m3 nước. Nhu cầu sử dụng nước cho tất cả các hoạt động của tỉnh Thái Nguyên như ăn uống, sinh hoạt, tưới tiêu nông nghiệp, sản xuất công nghiệp vào khoảng: 211.424 m3/năm. Như vậy mới chiếm một phần rất nhỏ so với trữ lượng nước hiện có của tỉnh Thái Nguyên. Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, chất lượng tốt có thể dùng cho sinh hoạt và công nghiệp. Trữ lượng nước khoảng 1,5 – 2 tỷ m3, có thể khai thác đạt 63.500m 3/ngày, trong đó tập trung chủ yếu ở khu vực TP Thái Nguyên (41.700m 3/ngày), huyện Đồng Hỷ (10.500 m3/ngày), huyện Phổ Yên (11.300 73 m 3/ngày), riêng Đại Từ và Sông Công có trữ lượng thấp, các lỗ khoan chỉ khai thác dưới 100 m3/ngày nên sử dụng nguồn nước mặt là chủ yếu. 3.1.2.3 Lượng khách hàng tương lai Với việc thực hiện đầu tư các Dự án cấp nước, Công ty đã có thể mở rộng mạng lưới tiêu thụ nước ra nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, dự báo lượng khách hàng tương lai sẽ tăng lên đáng kể do các nguyên nhân như: +/ Mức sống người dân ngày càng được tăng lên. +/ Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. +/ Do việc thực hiện các dịch vụ về chăm sóc khách hàng. +/ Do niềm tin của người sử dụng nước sạch đối với chất lượng sản phẩm nước sạch do Công ty cung cấp. 3.2 Phƣơng hƣớng và mục tiêu 3.2.1 Phƣơng hƣớng phát triển SXKD nƣớc sạch 3.2.1.1 Đổi mới tổ chức quản lý từ Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên sang Công ty Cổ phần vào năm 2010. Để phù hợp với tình hình phát triển của đất nước và nền kinh tế Việt Nam được hoà nhập với nền kinh tế Thế giới. Công ty cũng đã dần từng bước chuyển đổi mô hình Công ty từ Công ty Cấp nước sang Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên và tiến tới là Công ty Cổ phần gắn trách nhiệm của người lao động với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty, công ty hoạt động theo Luật Doanh nghiệp ra ban hành năm 2006 . 3.2.1.2 Huy động mọi nguồn lực đầu tư Để Công ty tồn tại và phát triển, SXKD sản phẩm nước được người tiêu dùng tin dùng thì cần phải huy động mọi nguồn lực đầu tư để doanh nghiệp không bị thụt lùi so với xã hội. +/ Huy động nguồn vốn bằng các cách như: vay vốn nước ngoài, vốn ngân sách tỉnh, bằng nguồn vốn tự có dành cho đầu tư phát triển của Công ty và bằng nguồn vốn do chính người dân trong khu vực có nhu cầu được cấp nước đóng góp. 74 +/ Nguồn lực con người: Trong bất cứ một lĩnh vực kinh doanh nào, thì yếu tố con người vẫn là một trong những yếu tố quan trọng nhất bởi vì nguồn lực con người là thế mạnh, là chìa khoá thành công trong kinh doanh. Nó quyết định sự tồn tại phát triển hay suy vong của cả một doanh nghiệp. Lựa chọn được những lao động có trình độ, có tay nghề sẽ là một nguồn vốn vô giá cho doanh nghiệp. Đối với Công ty, cần phải tìm ra những biện pháp để cải thiện chất lượng lao động như: tuyển dụng mới, đào tạo lại, bồi dưỡng thêm chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị…. +/ Nguồn lực trang thiết bị, tài sản cố định, máy móc chuyên dụng: đây cũng là một nguồn lực quan trọng, hỗ trợ cho việc phát triển SXKD của Công ty. Có các máy móc, thiết bị hiện đại, chuyên dụng sẽ tiết kiệm được lượng lao động đáng kể, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí, hỗ trợ doanh nghiệp quản lý, lưu trữ hệ thống, khoa học, tiết kiệm thời gian. 3.2.1.3 Phát triển khách hàng, mở rộng thị trường cấp nước Với việc thực hiện các dự án, nâng công suất các NMN, mở rộng hệ thống đường ống thì cần phải có một lượng khách hàng tương ứng để các NMN phát huy hết công suất sản xuất theo thiết kế. Các chi phí đầu tư vào việc mở rộng, nâng cấp hệ thống đường ống và nhà máy là rất lớn so với các Công ty trong ngành, giá trị tài sản cố định, nhà cửa vật kiến trúc tăng cao khoảng 160 tỷ vào năm 2006. Trong khi đó nguồn thu chính của Công ty là nước sạch bán cho người tiêu dùng. Vì vậy nếu Công ty không quan tâm đến khách hàng, không tìm mọi biện pháp mở rộng khách hàng thì sẽ không có nguồn thu để bù đắp chi phí bỏ ra. 3.2.1.4 Làm tốt công tác chống thất thoát, giảm thất thoát nước Mọi cố gắng về đầu tư sản xuất, phát triển, mở rộng khách hàng sẽ là vô nghĩa nếu Công ty không kiểm soát được lượng nước thất thoát. Vì vậy vấn đề chống thất thoát nước phải được quan tâm và tìm biện pháp để hạn chế tối đa. 3.2.1.5 Duy trì và nâng hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 đã được Công ty thực hiện từ năm 2004 và vẫn được duy trì thường xuyên. Tuy nhiên để nâng cao hiệu lực hơn nữa của hệ thống Công ty cần thường xuyên xem xét, tìm ra những lỗi hoặc những điểm chưa phù hợp của các quy trình đang sử dụng để có biện pháp khắc phục, phòng ngừa. 75 Nghiên cứu, ban hành những quy trình mới có tác dụng cao hơn trong việc quản lý chất lượng của công ty. Thực hiện tốt Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2000 cũng là một cách chứng minh chất lượng sản phẩm nước sạch do Công ty sản xuất ra và tạo được niềm tin cho người sử dụng nước. 3.2.1.6 Nâng cao trình độ cán bộ, nhân viên Trình độ cán bộ công nhân viên trong Công ty cần phải có kế hoạch đào tạo lại và tuyển dụng mới để phù hợp với từng vị trí công việc, nhằm phát huy hết năng lực công tác của mỗi cá nhân. Khuyến khích người lao động tham gia vào việc học tập, trau dồi thêm kiến thức về chuyên môn lẫn chính trị. Có những động viên bằng cả tinh thần lẫn vật chất đối với những lao động có ý thức tham gia học tập nâng cao trình độ. 3.2.1.7 Trang thiết bị - tài sản cố định Trang thiết bị tài sản cố định của Công ty ngày càng tiên tiến và hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên để phát triển SXKD nước sạch thì trang thiết bị, tài sản cố định của Công ty cần được quan tâm, đổi mới theo từng giai đoạn, thời kỳ cho phù hợp và để đạt hiệu quả cao nhất về kinh tế. 3.2.1.8 Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật Thông qua các dự án đầu tư, mở rộng mạng lưới đường ống đã giúp cho Công ty có được những trang thiết bị hiện đại, được áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên để có hướng phát triển lâu dài, không tụt hậu so với bên ngoài, Công ty vẫn phải liên tục đầu tư, đổi mới, nâng cấp các trang thiết bị, tài sản cố định, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong việc khai thác, sản xuất, xử lý sản phẩm nước sạch. 3.2.1.9 Chuẩn bị thực hiện các dự án đầu tư Tiếp tục thực hiện các Dự án đầu tư cải tạo và mở rộng, nâng cấp hệ thống mạng lưới nước sạch để phát triển SXKD, tăng lượng khách hàng mở rộng vùng thị trường và đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần vào sự phát triển của xã hội. 3.2.1.10 Tăng thu nhập cho người lao động trong Công ty SXKD phát triển sẽ giúp cho Công ty đứng vững trên thị trường và có khả năng tăng thu nhập cũng như nhiều phúc lợi cho người lao động. Tạo niềm tin cho người lao động, là động lực giúp cho họ an tâm và gắn bó hơn với đơn vị. 76 3.2.2 Mục tiêu phát triển SXKD nƣớc sạch - Sản lượng nước tiêu thụ đạt tỷ lệ tăng trưởng bình quân 12% trở lên. - Đủ 100% việc làm, thực hiện đủ mọi chế độ cho người lao động. - Thu nhập bình quân của người lao động tăng từ 10% trở lên. - Phát triển khách hàng dùng nước sạch: đến năm 2010 đạt trên 42.000 hộ - Tỷ lệ thất thoát nước: Phấn đấu đến năm 2010 giảm còn dưới 25% - Nộp ngân sách và các nghĩa vụ khác: Nộp đủ và kịp thời theo thực tế phát sinh, tỷ lệ nộp tăng hàng năm từ 15% trở lên 3.3 Một số giải pháp nhằm phát triển SXKD nƣớc sạch cho Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nƣớc sạch Thái Nguyên Từ thực trạng SXKD nước sạch của Công ty thì để phát triển SXKD nước sạch, cần có các giải pháp hữu hiệu nhất để thực hiện. Sau khi nghiên cứu thực trạng sản xuất và tiêu thụ của Công ty trong giai đoạn 2003 – 2006, người viết thấy rằng Công ty cần quan tâm, thực hiện tốt 3 giải pháp cơ bản, quan trọng để phát triển SXKD, đó là: 3.3.1 Mở rộng khách hàng, đối tƣợng sử dụng nƣớc sạch 3.3.1.1 Căn cứ đề xuất giải pháp Trong Doanh nghiệp SXKD thì yếu tố khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất được đặt lên hàng đầu. Có nhiều doanh nghiệp SXKD đã luôn nhắc nhở và cho rằng: “khách hàng là thượng đế” hay “khách hàng là người trả lương cho chúng ta”, để thấy được tầm quan trọng của khách hàng trong mỗi doanh nghiệp. Công ty cũng không nằm ngoài quy luật đó. Lượng khách hàng của Công ty quyết định việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm và quyết định sự tồn tại hay suy vong của Công ty; muốn vậy, Công ty phải có nguồn tài chính ổn định, lành mạnh và an toàn. Như thế, sản phẩm nước sạch phải tạo được uy tín đối với khách hàng, thu hút được đông đảo người sử dụng, có được thị trường tiêu thụ vững chắc. Đó là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, là nơi Công ty thể hiện khả năng kinh doanh của mình và chứng tỏ sức mạnh của Doanh nghiệp. 3.3.1.2 Thực hiện giải pháp Để thực hiện được giải pháp, Công ty cần: 77 a/ Cấp nƣớc: - Với chất lượng tốt nhất. - Không hạn chế về lưu lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng. b/ Giá bán Công ty cần tính toán đưa ra một mức giá bán ổn định, phù hợp trong một số năm, tránh việc tăng giá bán hàng năm gây tâm lý bực bội cho khách hàng. Và giá tiêu thụ nước sạch phải: - Khuyến khích các đối tượng sử dụng nước ngày càng tham gia đông hơn. - Khuyến khích bản thân doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ cấp nước, đáp ứng yêu cầu của khách hàng. - Khuyến khích bản thân doanh nghiệp SXKD nước sạch quan tâm đến vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm thất thoát nước. c/ Có chính sách ưu đãi khuyến khích người sử dụng nước, như: - Không thu tiền phương tiện đo đếm. - Không giới hạn về chiều dài tối thiểu đường ống cấp nước vào từng hộ gia đình. - Hoàn thiện quy trình cấp nước, giảm thiểu các thủ tục không cần thiết trong quản lý khách hàng: như phải có bìa đỏ, hộ khẩu…. d/ Làm tốt công tác tiếp thị, tuyên truyền, quảng cáo về ích lợi của việc sử dụng nước sạch, muốn vậy Công ty cần phải: - Thường xuyên đảm bảo chất lượng nước sạch do Công ty sản xuất ra, tạo được niềm tin và ấn tượng tốt cho người sử dụng. - Thực hiện công tác thông tin, quảng cáo về ích lợi của việc sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt, nâng cao sức khoẻ cho công đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng như: báo chí, truyền hình. - Tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn tại địa phương về các chủ đề liên quan đến việc bảo vệ và sử dụng nguồn nước sạch do Công ty cung cấp với các Ban ngành liên quan tham gia, thông tin của các hội nghị này được công bố rộng rãi trên báo chí và đài truyền hình để nhiều người dân được biết. 78 - Đào tạo, huấn luyện để mỗi một lao động trong Công ty thành một tuyên truyền viên cho việc quản lý và sử dụng nước sạch. - Phát hành các tờ rơi về ích lợi của việc sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. - Tổ chức hội nghị khách hàng, thông qua hội nghị này tuyên truyền và vận động khách hàng cùng tuyên truyền về sử dụng nước sạch. - Phối hợp cùng với các tổ chức xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như: Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh…. xây dựng các chương trình hoạt động liên quan đến việc bảo vệ và sử dụng nước sạch. 3.3.1.3 Hiệu quả của giải pháp Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì từ năm 2006 – 2010, tỷ lệ tăng dân số là 0,72%. Năm 2006, dân số tỉnh Thái Nguyên là 257 nghìn người ở thành thị và 870,2 nghìn người ở nông thôn, với mức bình quân 4 người/hộ ở thành thị và 5 người/hộ ở nông thôn thì đến năm 2010 dân số và hộ dân tỉnh Thái Nguyên sẽ tăng theo bảng tính dưới dây: Bảng 3.1 Dự kiến tăng dân số và hộ dân cho thành phố Thái Nguyên và Thị xã Sông Công tỉnh Thái Nguyên từ 2007 – 2010 TT Năm Khu vực Thành phố Thái Nguyên Thị xã Sông Công Dân số (nghìn ngƣời) Hộ dân (hộ) Dân số (nghìn ngƣời) Hộ dân (hộ) 1 2007 241.433,8 60.358,45 39.687,1 7.937,41 2 2008 243.172,1 60.793,03 39.972,8 7.994,56 3 2009 244.923,0 61.230,74 40.260,6 8.052,12 4 2010 246.686,4 61.671,60 40.550,5 8.110,10 Tổng số 976.215,3 244.053,8 119.920,5 32.094,2 Căn cứ vào thực trạng khách hàng của Công ty từ năm 2003 – 2006, tác giả thấy rằng số lượng khách hàng là các hộ dân sử dụng nước sạch trong khu vực cấp 79 nước của Công ty mới chỉ ở mức trên dưới 50%, vì vậy lượng khách hàng Công ty có thể khai thác được còn gần một nửa. Năm 2006, các cơ quan hành chính sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, các trường đại học, cao đẳng, trung học, dạy nghề…… đóng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào khoảng 1.198 cơ quan, trường học. Trong đó, nếu tiếp thị và thuyết phục được các khách hàng là trường học đóng trên địa bàn thành phố và thị xã thì lượng nước bán ra của Công ty cũng sẽ tăng mạnh vì đây là những địa điểm có số lượng học sinh, sinh viên sống và học tập rất đông đúc và các đối tượng khách hàng này cũng là những đối tượng có trình độ nhận thức cao, ý thức được các mối nguy hại từ việc sử dụng nguồn nước không hợp vệ sinh cho nên họ sẽ dễ dàng chấp nhận sử dụng nguồn nước của Công ty. Ngoài ra các đối tượng khách hàng sản xuất vật chất có khoảng 612 đơn vị, kinh doanh dịch vụ khoảng 18.895 hộ và công cộng là 62 đơn vị. Đây là những đối tượng khách hàng đang chịu giá nước cao nhất, là đối tượng mang lại doanh thu cao nhất cho Công ty và là đối tượng khách hàng Công ty cần tập trung ưu tiên khai thác để tăng doanh thu và có được lợi nhuận.. Như vậy, thấy rằng lượng khách hàng tiềm năng của Công ty trong khu vực được cấp nước còn rất lớn so với lượng khách hàng hiện tại của Công ty. Tuy nhiên, nếu Công ty không thực hiện các biện pháp để thu hút, khuyến khích sử dụng nước, thì số lượng khách hàng hàng năm của Công ty cũng tăng lên không đáng kể, như lượng khách hàng năm 2006 tăng hơn năm 2005 chỉ là hơn một nghìn hộ. Bảng 3.2 Khách hàng chƣa khai thác, tiếp cận của các đối tƣợng khác TT Đối tƣợng khách hàng Chi tiết Số lƣợng hiện có Đã khai thác Chƣa khai thác, tiếp cận Số lƣợng Tỷ lệ %/ hiện có Số lƣợng Tỷ lệ% /hiện có 1 Hành chính sự nghiệp + trường học 1.198 429 36 769 64 2 Sản xuất vật chất + công cộng 674 299 44 375 56 3 Kinh doanh dịch vụ 18.895 196 01 18.699 99 Tổng cộng 20.767 924 19.843 80 Để đạt được trên 42.000 hộ khách hàng vào năm 2010, thì Công ty cần phải đưa ra lượng khách hàng dự kiến và phấn đấu thực hiện. Bảng 3.3 Dự kiến lƣợng khách hàng đạt đƣợc từ năm 2007-2010 của Công ty ĐVT: khách hàng TT Khách hàng Năm 2007 2008 2009 2010 1 Hộ dân 37.968 38.348 38.731 39.118 2 Hành chính sự nghiệp 450 473 497 521 3 Sản xuất vật chất 274 288 302 317 4 Kinh doanh dịch vụ 372 708 1.344 2.554 5 Công cộng 40 42 44 46 Tổng số 39.105 39.858 40.918 42.558 Do đối tượng khách hàng kinh doanh dịch vụ có giá bán cao nhất, và lượng khách hàng là các hộ dân có vị trí mở mạng dễ đã được Công ty khai thác hết, chỉ còn những hộ dân ở quá xã khu vực trung tâm và nhu cầu sử dụng nước thấp, cho nên trong thời gian từ 2007-2010, Công ty tập trung tiếp thị để mở rộng lượng khách hàng kinh doanh dịch vụ để tranh thủ mức giá bán cao, mặt khác cũng cần phải quan tâm, chăm sóc các đối tượng khách hàng khác để giữ vững lượng khách hàng của Công ty. Bảng 3.4 Dự kiến sản lƣợng tiêu thụ và tỷ lệ sử dụng nƣớc theo đối tƣợng khách hàng năm 2007 TT Khách hàng Sản lƣợng tiêu thụ (m3/năm) Tỷ lệ/sản lƣợng tiêu thụ (%) 1 Hộ dân 4.783.958 58,45 2 Hành chính sự nghiệp 1.621.620 19,81 3 Sản xuất vật chất 986.580 12,05 4 Kinh doanh dịch vụ 759.696 9,28 5 Công cộng 32.558 0,40 Tổng số 8.184.412 100,00 Năm 2007, với lượng nước sử dụng bình quân 1 người/ngày đêm là 70 lít và bình quân 5 người/1 hộ gia đình thì với 37.968 hộ dân thì sản lượng nước tiêu thụ đạt được một năm của Công ty là: 4.783.958m3/năm. Sản lượng sử dụng cho khách hàng 81 hành chính sự nghiệp, sản xuất vật chất sử dụng bằng mức năm 2006 là 300m3/tháng, tính cho cả năm là: 2.608.200 m3/năm. Kinh doanh dịch vụ sử dụng bình quân 170/tháng, tính cho cả năm là: 759.696m3/năm. Đối tượng khách hàng công cộng là 68m 3/tháng, tính cho cả năm là: 32.558m3/năm 3.3.2 Tập trung đầu tƣ mở rộng, phát triển sản xuất kinh doanh tại địa bàn thành phố cũng nhƣ các huyện trong tỉnh Thái Nguyên 3.3.1.1 Căn cứ đề xuất giải pháp Hiện tại, công suất nước khai thác của NMN nước Tích Lương đã đạt trên 80% công suất được thiết kế, với giải pháp phát triển khách hàng và thay đổi tỷ lệ đối tượng sử dụng khách hàng trong những năm tới thì khả năng khai thác vượt công suất của NMN Tích Lương có thể xảy ra. Tương tự như vậy công suất nước của NMN Túc Duyên cũng đang ở mức gần với công suất được thiết kế. Vậy để đáp ứng nhu cầu trong tương lai của khách hàng thì công ty cần nỗ lực không ngừng để phát triển sản xuất kinh doanh. Ngoài ra Công ty cần hướng tới lượng khách hàng ở các khu vực thị trấn, thị tứ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. 3.3.1.2 Nội dung giải pháp Để thực hiện được giải pháp, Công ty cần: a/ Huy động nguồn vốn tiếp tục đầu tư xây lắp đường ống mạng cấp 3 Hiện tại, các đối tượng khách hàng ở vị trí thuận lợi đã được Công ty khai thác hết, chỉ còn lại những khách hàng nằm trong những ngõ, xóm nhỏ hẹp, các hộ làm nông nghiệp trong thành phố…., đây là những đối tượng rất khát khao được sử dụng nước sạch, nhưng do nguồn vốn vay ADB không đủ để thực hiện đường ống nhánh vào các trục đường này nên không được Công ty ưu tiên làm trước. Vì vậy, Công ty có thể lập phương án để có thể bán nước sạch cho các đối tượng này, bằng các giải pháp về vốn như: +/ Nguồn vốn ngân sách của tỉnh: Do sản phẩm nước là một sản phẩm đặc thù, nó không những đem lại hiệu quả kinh tế cho doanh nghiệp mà còn có hiệu quả về xã hội rất cao. Vì thế ủy ban nhân dân tỉnh cần có kế hoạch bố trí nguồn vốn cho Doanh nghiệp đầu tư, phát triển sản xuất. 82 +/ Nguồn vốn huy động người dân: Với việc huy động nguồn vốn này, giúp cho người dân có ý thức cao hơn trong việc bảo vệ mạng lưới và sử dụng nước vì có phần đóng góp của họ và việc họ bỏ vốn ra là phục vụ cho chính lợi ích của họ, nên sẽ không gặp khó khăn trong việc huy động vốn. +/ Nguồn vốn của Công ty: Phát triển, mở rộng khách hàng là mục tiêu chính của Công ty để tăng sản lượng nước tiêu thụ, vì vậy Công ty cũng cần phải đóng góp chi phí vào để xây lắp mạng lưới đường ống. b/ Lập kế hoạch cấp nước phù hợp theo thời điểm, nhu cầu sử dụng Căn cứ vào thời điểm sử dụng nước trong ngày ở phần thực trạng, Công ty xây dựng một kế hoạch cấp nước theo thời điểm phù hợp với nhu cầu sử dụng của khách hàng. Giải pháp này sẽ giúp cho Công ty tiết kiệm được: - Chi phí sản xuất nước. - Hạn chế được lượng nước thất thoát. - Thuận lợi cho việc kiểm tra việc sử dụng nước trái phép của khách hàng. - Tăng tuổi thọ của máy móc thiết bị vận hành. c/ Giảm thất thoát nước Đây là một trong những giải pháp quan trọng nhất để Công ty phát triển SXKD. Các chuyên gia của Hội nước Quốc tế đã tính toán rằng nếu đầu tư để giảm 1m 3 nước thất thoát thì chi phí chỉ bằng 1/3 chi phí đầu tư xây dựng mới để có thêm 1m 3 nước sạch. Để giảm lượng thất thoát nước cần phải coi việc chống thất thoát nước là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Công ty. Phải có chương trình hành động tổng thể về chống thất thoát nước: - Thực hiện các biện pháp kỹ thuật: lắp đồng hồ nước 100%, đấu nối chuyển mạng để cắt bỏ những tuyến ống cũ nát còn lại không kiểm soát được, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, sửa chữa kịp thời những điểm rò rỉ trên mạng… - Tuyên truyền, khuyến khích mọi lao động, khách hàng cùng tham gia vào việc chống thất thoát nước. - Xây dựng mức giá bán hợp lý. - Tăng cường năng lực quản lý như thành lập tổ chống thất thoát nước để thường xuyên kiểm tra hệ thống đường ống trên mạng. 83 d/ Nghiên cứu đổi mới trang thiết bị, tiết kiệm chi phí đầu vào SXKD Lựa chọn những trang thiết bị phù hợp, hiện đại và loại những trang thiết bị đã lạc hậu, cùng với việc tiết kiệm chi phí sản xuất (ngoài những chi phí đã có quy định định mức sử dụng như Clo, phèn…) như điện năng, chi phí quản lý, chi phí lao động để có kết quả kinh doanh tốt nhất. e/ Đẩy mạnh việc thực hiện các dự án đầu tư để mở rộng địa bàn kinh doanh nước sạch. */ Lập phương án trả nợ vay và lãi vay dự án đã thực hiện Công ty cần lập một số phương án trả nợ và lãi vay để tìm ra phương án tối ưu nhất, có lợi nhất cho Công ty để thực hiện. Qua nghiên cứu tình hình thực hiện dự án ADB của Công ty. Tác giả có xây dựng thêm 2 phương án trả nợ và lãi vay để tìm ra phương án phù hợp, hiệu quả nhất để Công ty áp dụng (Chi tiết tại phụ lục). Qua hai phương án mà tác giả xây dựng và phương án do Công ty lập kế hoạch, sau khi xem xét tác giả thấy rằng sử dụng phương án 1 là tốt nhất. Vì tổng số tiền trả nợ và lãi vay một bán niên thấp, Công ty có thể tận dụng khoản chênh lệch đó để tiếp tục đầu tư kinh doanh thu lợi nhuận. Còn ở phương án 2, tuy rằng tổng số tiền phải trả nợ và lãi vay thấp hơn nhưng số nợ và lãi vay phải trả của từng kỳ lại cao hơn và với tình hình hiện tại Công ty đang cần tập trung vào sản xuất tiêu thụ để đạt được doanh thu hoà vốn tránh việc bị lỗ nhiều năm gây thiệt hại cho sản xuất và cho uy tín của Công ty. Còn phương án trả nợ của Công ty thì tổng chi phí trả nợ và lãi vay cũng gần bằng với phương án 1 mà người viết đã xây dựng, nhưng mức trả mỗi bán niên lại cao hơn. */ Các dự án mới đang chuẩn bị thực hiện và tìm kiếm thêm: Ngoài những dự án đã và đang thực hiện, Công ty cần không ngừng tìm kiếm những nguồn vốn đầu tư thông qua Chính phủ, địa phương hoặc bằng chính bản thân doanh nghiệp để ngày càng nâng cao hiệu quả sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm. g/ Giá bán Như đã phân tích ở phần thực trạng, vấn đề về giá bán của Công ty đang là một vấn đề nhạy cảm, gây tâm lý bực bội cho người tiêu dùng. Vì vậy Công ty sẽ không tăng giá bán trong thời gian tới từ năm 2007 đến 2010 mà chỉ nên tập trung vào việc 84 giảm thất thoát nước để bù đắp lại lượng giá bán bị thiếu hụt, bên cạnh đó cần khuyến khích các hộ kinh doanh dịch vụ sử dụng nước của Công ty để tăng cơ cấu sử dụng nước giữa các đối tượng của Công ty để tranh thủ được giá bán cao của đối tượng này. h/ Khống chế định mức sử dụng nước tối thiểu Qua thực tế nghiên cứu, cho thấy lượng khách hàng sử dụng nước sạch ở mức thấp từ 0 – 3 m3/tháng chiếm tỷ lệ khá lớn 28,82%/ tổng số hộ dân sử dụng nước. Điều đó cho thấy nếu cứ để tình trạng này tiếp diễn, thì hiệu quả SXKD của Công ty không cao. Công ty cần quy định mức nước sử dụng tối thiểu cho một hộ gia đình, điều đó vừa giúp doanh nghiệp đạt hiệu quả SXKD, giảm chi phí phục vụ cho những đối tượng này, mặt khác cũng giúp người dân sử dụng hoàn toàn nguồn nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt để nâng cao chất lượng cuộc sống. i/ Tạo thế và lực tham gia cạnh tranh, quyết định sự tồn tại khi hội nhập. Bằng chất lượng sản phẩm, bằng uy tín với khách hàng, bằng bề dày kinh nghiệm, Công ty sẽ có đủ những yếu tố cần thiết để có thể cạnh tranh khi có nhiều đơn vị cùng sản xuất sản phẩm nước. 3.3.1.3 Hiệu quả giải pháp Để đạt được lợi nhuận như mong muốn ngoài giá bán thì còn có một yếu tố mang tính quyết định đó là tỷ lệ nước thất thoát có khống chế được hay không, mức nào là đủ để Công ty căn cứ vào đó để phấn đấu thực hiện. Căn cứ tỷ lệ nước thất thoát bình quân toàn Công ty năm 2006 là 31,15%. Vậy để đến năm 2010 tỷ lệ nước thất thoát toàn Công ty ở mức dưới 25%, thì bình quân mỗi năm Công ty phải giảm được 1,54% tỷ lệ nước thất thoát để đạt được mục tiêu, bằng các phương pháp, giải pháp đã nêu ở mục c và mục h của phần giải pháp 2 này. Bảng 3.5 Mức dự kiến tỷ lệ thất thoát từ 2007-2010 ĐVT: % TT Nhà máy nƣớc Năm 2007 2008 2009 2010 1 Tích Lương + Túc Duyên 28,62 27,08 25,54 24,00 2 Sông Công 30,57 29,03 27,49 25,95 Bình quân toàn Công ty 29,60 28,06 26,52 24,98 85 Cùng với lượng và tỷ lệ khách hàng dự kiến ở giải pháp khách hàng và lượng nước thất thoát theo bảng trên và giả sử giá bán giữ nguyên như năm 2006. Tính toán mức sản xuất để doanh nghiệp đạt được sản lượng và doanh thu hoà vốn. Bằng các biện pháp để tăng tỷ lệ khách hàng là các cơ sở kinh doanh dịch vụ, năm 2007 – 2010, Công ty sẽ thay đổi được cơ cấu khách hàng và ứng với đó là tăng được sản lượng nước tiêu thụ cho các đối tượng này. Từ năm 2007-2010, Công ty phấn đấu khuyến khích người dân sử dụng nước sạch ở mức bình quân 70lít/người/ngày đêm, các đơn vị hành chính sự nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ sẽ vẫn giữ nguyên mức sử dụng như những năm trước là khoảng 250-300 m3/tháng; riêng đối tượng kinh doanh dịch vụ với mức sử dụng 120 m3/tháng. a/ Sản lượng tiêu thụ Công ty cần đạt được để bằng với giá thành sản xuất. Gọi: Gi : Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm Bi : Biến phí 1 đơn vị sản phẩm Fc : Tổng định phí QHV : Sản lượng hoà vốn Ta có công thức: Fc QHV = Gi - Bi Áp dụng vào tình hình sản xuất của Công ty: Gi Giá bán bình quân 1 đơn vị sản phẩm : 5.400 Bi Biến phí 1 đơn vị sản phẩm 2.315 Fc Tổng định phí 25.248.911.122 25.248.911.122 QHV = = 8.184.412 m 3 /năm 5.400 – 2.315 Vậy để hoà vốn năm 2007, Công ty cần phải tiêu thụ được 8.184.412m3 nước sạch, với điều kiện là tỷ lệ thất thoát phải giảm ở mức như đã dự kiến và đối tượng khách hàng kinh doanh dịch vụ cũng phải tăng như dự kiến. Năm 2006, giá thành sản xuất một đơn vị sản phẩm là: 1.250 đ/m3. Để tính được giá thành một đơn vị sản phẩm 86 tiêu thụ năm 2007, ta lấy giá thành sản xuất năm 2006 nhân với sản lượng hoà vốn vừa tính được để biết được giá thành toàn bộ cho một m3 nước sạch tiêu thụ. Bảng 3.6 Giá thành tiêu thụ sản phẩm năm 2007 TT Chỉ tiêu ĐVT Số tiền 1 Giá thành sản xuất đồng 14.409.098.745,9 2 Chi phí bán hàng đồng 9.326.730.598,0 3 Chi phí quản lý doanh nghiệp đồng 3.888.621.155,0 4 Nợ + lãi vay dự án đồng 5.160.878.560,4 5 Khấu hao tài sản cố định đồng 6.897.444.808,9 Tổng cộng đồng 39.682.773.868,2 Giá thành / 1m 3 nước tiêu thụ đồng 4.848,6 b/ Doanh thu hoà vốn: Doanh thu hoà vốn = QHV x Gi Chia theo tỷ lệ tiêu thụ dự kiến theo đối tượng khách hàng Bảng 3.7 Doanh thu hoà vốn năm 2007 TT Khách hàng Tỷ lệ sử dụng nƣớc Sản lƣợng tiêu thụ chia theo đối tƣợng Giá bán Doanh thu theo đối tƣợng 1 Hộ dân 58,45 4.783.958 4.272 20.437.068.576 2 Hành chính sự nghiệp 19,81 1.621.620 5.272 8.549.180.640 3 Sản xuất vật chất 12,05 986.580 4.727 4.663.563.660 4 Kinh doanh dịch vụ 9,28 759.696 7.727 5.870.170.992 5 Công cộng 0,41 32.558 5.000 162.790.000 Tổng cộng 100,00 8.184.412 39.682.773.868 Để đạt được doanh thu hoà vốn này, ngoài việc sản lượng tiêu thụ của Công ty phải đạt đúng bằng sản lượng hoàn vốn đã tính thì Công ty cũng cần phải tập trung khai thác được đối tượng khách hàng mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty và tiết kiệm hơn nữa mọi chi phí sản xuất, quản lý của Công ty. 87 3.3.3 Giải pháp tổ chức bộ máy 3.3.3.1 Sắp xếp bộ máy tổ chức phù hợp với tình hình phát triển kinh tế hiện tại của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế. Từ thực trạng ngành cấp nước tỉnh Thái Nguyên, tác giả nhận thấy rằng để Công ty có thể tăng trưởng ổn định thì phải tổ chức lại. Năm 2006, Công ty đã tổ chức, sắp xếp chuyển đổi thành Công ty TNHH một thành viên kinh doanh nước sạch Thái Nguyên chịu sự quản lý nhà nước của Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên môi trường và các ban ngành liên quan. Công ty TNHH một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhân đầy đủ và hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Chủ sở hữu là ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên. Tuy nhiên, đây cũng không phải là mô hình Công ty phù hợp với cơ chế thị trường, vẫn được nhà nước bảo hộ vì hiện tại Công ty đang quản lý và sử dụng 100% vốn nhà nước. Trong tương lai, Công ty sẽ chuyển đổi thành Công ty Cổ phần, người lao động được mua cổ phần và tham gia vào làm chủ doanh nghiệp; được quyết định chiến lược cũng như định hướng phát triển của Công ty thông qua cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Mô hình tổ chức này, giúp cho người lao động được tham gia vào vận mệnh của Công ty, họ sẽ gắn bó với Công ty hơn bởi sự thành công hay thất bại của Công ty đều gắn liền với quyền lợi của bản thân người lao động. Với lợi thế SXKD loại sản phẩm đặc biệt, Công ty khi chuyển đổi mô hình sẽ hoạt động có lãi vì khi đó Công ty không thể trông chờ vào Nhà nước mà phải tự chịu trách nhiệm trước mọi hoạt động, phương án SXKD của doanh nghiệp. Đây là giải pháp giúp Công ty được chủ động hơn trong hoạt động SXKD của mình và tiến gần hơn đến nền kinh tế thế giới. 3.3.3.2 Xây dựng quy chế quản lý cho phù hợp với cơ chế thị trường Với mô hình mới, Công ty tạo điều kiện cho các xí nghiệp trực thuộc được tự chủ trong SXKD, được ký kết những hợp đồng có giá trị nhỏ, mở rộng quyền dân chủ, gắn trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân với công việc được giao. 3.3.3.3 Làm tốt công tác quy hoạch đào tạo, tiêu chuẩn hóa cán bộ Cách đây khoảng 500 năm về trước, Thân Nhân Trung – một danh sỹ thời Lê đã từng nhận định “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”. Qua đó cho thấy rằng biết sử dụng người tài sẽ là vốn quý đưa đất nước phát triển kinh tế, xã hội, chính trị…. Ở 88 mỗi doanh nghiệp cũng vậy, biết sử dụng người tài sẽ giúp cho doanh nghiệp phát triển và tồn tại. Trong khảo sát “Benchmarking” của Ngân hàng Thế giới thực hiện tại Việt Nam, chỉ rõ có đến 94% các công ty Cấp nước “thiếu nguồn nhân lực có năng lực cao”. Như vậy để SXKD phát triển, Công ty cần phải sử dụng một đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, có khả năng thích ứng với công việc được giao, khả năng thích ứng vào nhiều vị trí công việc, nhiều cương vị công tác. Thực hiện biện pháp tuyển dụng công khai để lựa chọn được những người có năng lực thực sự. Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên nhằm nâng cao khả năng nhận thức cũng như trau dồi, tích luỹ thêm kiến thức phục vụ tốt nhất cho công việc được giao. Đào tạo, đào tạo lại những đối tượng không đủ tiêu chuẩn, chất lượng để thực hiện công việc được giao. Khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tìm ra những biện pháp tối ưu nhất để giải quyết công việc. Bằng các biện pháp đào tạo, bồi dưỡng… sẽ nâng cao được chất lượng lao động đúng với yêu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên, với thực trạng cán bộ hiện nay Công ty không thể có ngày một đội ngũ cán bộ công nhân viên lao động như mong muốn, mà phải tiến hành từng bước vững chắc và thận trọng. Thông qua phân tích thực trạng, thấy rằng lực lượng nhân sự của Công ty không thiếu về số lượng, chỉ thiếu những người có năng lực, kiến thức chuyên ngành và quan trọng là cơ cấu lao động phải thay đổi lại. Do vậy, giải pháp đặt ra là chỉ tuyển mộ thêm những lao động có trình độ cao như kỹ sư cấp thoát nước, số còn lại phải biên chế, đào tạo lại cho phù hợp. 3.3.3.4 Thực hiện và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001-2000 Thông qua việc thực hiện hệ thống quản lý sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được lòng tin đối với khách hàng mình, họ sẽ tin dung loại sản phẩm mà đã được hệ thống đánh giá chất lượng công nhận dù có thể giá bán sẽ cao hơn một chút, đây là yếu tố tâm lý của người tiêu dung mà doanh nghiệp cần phải biết tận dụng. Mặc dù vậy Công ty cũng phải luôn tìm hiểu, đánh giá để loại bỏ những quy trình lạc hậu và thay thế, bổ sung bằng những quy trình mang tính thời sự. 3.3.3.5 Xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương nội bộ hợp lý Căn cứ vào các văn bản quy định, hướng dẫn của Chính phủ, Công ty thực hiện xây dựng định mức lao động, đơn giá tiền lương nội bộ cho mình. Với nguyên tắc: 89 hợp lý, đảm bảo công bằng giữa các bộ phận, không vì mục đích cá nhân để làm động lực kích thích người lao động hăng say sản xuất và ngày càng gắn bó, có trách nhiệm với Công ty. Mức đơn giá tiền lương xây dựng chi tiết cho từng bộ phận, vị trí công việc có đánh giá kết quả hàng tháng để làm căn cứ tính lương, có chế độ khen thưởng những lao động có thành tích trong công việc để làm động lực thúc đẩy thi đua lao động sản xuất giữa cá nhân các bộ phận và giữa các bộ phận trong Công ty với nhau. 3.3.3.6 Tăng cường kỷ luật, thiết chặt kỷ cương. Đây là một biện pháp giúp Doanh nghiệp có thể quản lý, sử dụng người lao động một cách hiệu quả nhất. Có chế độ thưởng, phạt rõ ràng, tạo điều kiện cho người lao động phấn đấu trong công việc và có ý thức chấp hành nội quy, quy định của Công ty. Thường xuyên tổ chức các buổi học về nội quy, quy chế của Công ty, pháp luật hiện hành của Nhà nước, có biện pháp răn đe, nhắc nhở người lao động chấp hành tốt, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc. 3.3.3.7 Tham gia, tổ chức các hội nghị chuyên đề nghiệp vụ: Việc này giúp cho Công ty tìm những giải pháp tốt hơn cho công việc và giúp người lao động nâng cao trình độ tự học, tự rèn. Tận dụng được những kinh nghiệm quý báu, phù hợp từ các Công ty khác để áp dụng cho doanh nghiệp. 3.3.3.8 Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin vào quản lý Khoa học công nghệ thông tin là một công cụ rất hữu hiệu giúp Doanh nghiệp quản lý ngày các tốt hơn như các phần mềm quản lý nhân sự, quản lý mạng đường ống, quản lý khách hàng, kế toán…., giảm thiểu các động tác chân tay, giảm lao động gián tiếp dẫn đến tiết kiệm được chi phí cho lao động. 3.3.3.9 Bảo vệ nguồn nước, hạn chế khả năng ô nhiễm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ nguồn nước. Công ty cần tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về khai thác, bảo vệ tài nguyên nước theo Luật tài nguyên nước. Khu vực các giếng khoan nước của Công ty không được chăn thả gia súc, gia cầm, trồng cấy hoa màu để tránh gây ô nhiễm nguồn nước. Kết hợp với Ban Quản lý khu du lịch Hồ Núi Cốc, Ban Quản lý kênh Hồ Núi Cốc để có những biện pháp tích cực nhất nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm của nguồn nước Hồ núi Cốc. Tuyên truyền, giáo dục người dân có ý thức trong việc sử dụng nước và xử lý các chất thải gia đình… 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên, trong quá trình hình thành và phát triển đã nỗ lực không ngừng để tồn tại và phát triển trong từng giai đoạn, Công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền sản xuất để chất lượng sản phẩm nước sạch ngày càng được nâng cao, được người sử dụng tin dùng. Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên là một trong những công ty trong ngành cấp nước Việt Nam có dây chuyền công nghệ, hệ thống đường ống cấp nước hiện đại được mua từ Châu Âu. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, ngoài Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên thực hiện SXKD sản phẩm nước sạch, còn có các đơn vị khác như Công ty Cấp nước Chùa Hang hay các Trạm cấp nước của các huyện. Nhưng chỉ có Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên là có quy mô sản xuất kinh doanh lớn nhất và độ bao phủ của dịch vụ cũng cao nhất , có kết quả kinh doanh sản phẩm nước khá tốt và phát triển đồng đều qua các năm. Các đơn vị còn lại vẫn phải chịu sự bao cấp của Nhà nước, chưa có giải pháp để phát triển hệ thống cấp nước hay mở rộng khách hàng. Đến năm 2006, toàn bộ khách hàng sử dụng nước sạch của Công ty là 37.592 khách hàng là hộ dân, trong đó có 34.442 khách hàng ở khu vực thành phố Thái Nguyên, đạt 57,24 %/tổng số hộ dân thành phố và 3.150 khách hàng ở khu vực thị xã Sông Công, đạt 39,74 %. Ngoài ra, Công ty còn có khoảng gần 1.000 đối tượng khách hàng khác. So với tình hình dân số và các đơn vị, cơ sở SXKD, dịch vụ đóng trên địa bàn hiện tại, thì lượng khách hàng tương lai mà Công ty có thể khai thác được còn rất cao, tuy nhiên Công ty chưa có những nghiên cứu về mảng khách hàng, chỉ mới quan tâm phát triển khách hàng là các hộ dân mà bỏ quên lượng khách hàng là các đối tượng khác, chỉ thực hiện khi khách hàng có yêu cầu, nên rất thụ động, mặt khác đây chính là những đối tượng có thể giúp Công ty đạt doanh thu và lợi nhuận cao nhất vì giá bán cao hơn giá bán cho khách hàng là các hộ dân. Doanh thu năm 2006 đạt 32.785,7 tỷ đồng, tuy nhiên chi phí sản xuất lại là 39.246,9 tỷ đồng, cao hơn 91 doanh thu thu được do Công ty có khoản nợ vay đầu tư lớn và tỷ lệ thất thoát nước còn quá cao chưa có biện pháp khống chế hữu hiệu. Vậy, để phát triển sản xuất kinh doanh hơn nữa thì quy mô và phạm vi hoạt động của Công ty cũng cần phải mở rộng hơn nữa, vươn xa tới thị trường là các huyện lỵ , thị trấn , thị tứ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, nơi chưa có nguồn và đơn vị nào cung cấp nước sạch , nhất là các vùng núi cao, là nơi có nhiều dãy núi đã vôi là ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước . Tạo điều kiện cho người dân được sử dụng nguồn nước sạch hợp vệ sinh, tránh được các nguy cơ bệnh tật và nâng cao chất lượng cuộc sống từ đó cũng làm tăng lên vị thế của Công ty. Thực hiện phương án trả nợ và lãi vay một cách nghiêm túc và hiệu quả nhất. Ba nhóm giải pháp cơ bản trên đây, sẽ giải quyết được một số vấn đề về sản xuất kinh doanh sản phẩm nước sạch mà Công ty chưa tìm ra, chưa đánh giá đến và chưa phân tích một cách nghiêm túc. Vì thời gian nghiên cứu có hạn, hơn nữa tác giả lại thực hiện trong bối cảnh vừa công tác vừa nghiên cứu nên luận văn không tránh khỏi thiếu sót, hạn chế. Rất mong các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và người đọc tham gia góp ý để luận văn hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn cao hơn. Qua đây, tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn tới cô giáo TS. Nguyễn Thị Gấm đã tận tình hướng dẫn tác giả thực hiện luận văn. Trân trọng cám ơn các thầy cô giáo trong khoa kinh tế, các bạn đồng nghiệp, các tổ chức và đơn vị đã tận tình giúp đỡ, cung cấp tư liệu và đóng góp ý kiến quý báu trong quá trình tác giả thực hiện luận văn. 2. Đề nghị Qua nghiên cứu đề tài ”Giải pháp phát triển SXKD nước sạch tại Công ty TNHH Một thành viên Kinh doanh nước sạch Thái Nguyên”. Người viết thấy rằng, Công ty là Doanh nghiệp sản xuất loại sản phẩm đặc biệt, có thị trường tiêu thụ riêng không bị ảnh hưởng bởi các loại sản phẩm khác, hầu như không có sự cạnh tranh của các đơn vị khác. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thì tình hình SXKD của Công ty lại không được phát triển theo như lợi thế sẵn có của nó, bởi các nguyên nhân như: chính 92 sách của Nhà nước, khả năng của chính bản thân Doanh nghiệp…. Vì thế, để tình hình SXKD sản phẩm nước sạch của Công ty ngày càng phát triển, đạt hiệu quả cao nhất, có thể đứng vững được trên thị trường trong thời kỳ tới, khi Việt Nam là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và đạt hiệu quả về xã hội, góp phần tăng mức sống người dân trong địa bàn. Nhà nước và bản thân doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa tới lĩnh vực cấp nước, bằng các giải pháp như tác giả đã nêu. - Thứ nhất: Chuyển đổi mô hình hoạt động của Công ty theo hướng có lợi nhất, sát gần với Thế giới và khu vực nhất, như: Chuyển Công ty TNHH Một thành viên sang Công ty Cổ phần. - Thứ hai: Khống chế được lượng nước thất thoát toàn Công ty ở mức dưới 25%, để thu được kết quả SXKD cao nhất. - Thứ ba: Mở rộng được khách hàng và đối tượng kháchh hàng sử dụng nước sạch của Công ty. - Thứ tư: Nhà nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng có những chính sách, ưu đãi riêng để Công ty có thể trả được nợ vay trong khi không thể thực hiện được giá bán như dự kiến bởi liên quan đến yếu tố xã hội. 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt 1 Báo cáo của Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khoá VIII tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng. 2 Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng (2005), Quyết định số 38/2005/QĐ-BTC về việc ban hành khung giá nước sạch sinh hoạt chung cho từng khu vực. 3 Bộ Xây dựng (2004), Quyết định số 14/2004/QĐ-BXD về việc ban hành định mức dự toấn công tác sản xuất nước sạch. 4 David Beg, Stanley Fischer & Rudiger Dornbusch (1992), Kinh tế học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 5 Bộ Xây dựng (1998), Báo cáo tham luận tại Hội nghị Cấp nước đô thị toàn quốc lần thứ III tại Hà Nội. 6 Bộ Xây dựng (2001), Báo cáo tham luận tại Hội nghị Cấp nước đô thị toàn quốc lần thứ IV tại Hà Nội. 7 Công ty Tư vấn Xây dựng công nghiệp và Đô thị Việt Nam (2002), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cấp nước thị trấn Trại Cau – Huyện Đồng Hỷ. 8 Công ty Tư vấn Xây dựng công nghiệp và Đô thị Việt Nam (2002), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cấp nước thị trấn Đu – Huyện Phú Lương. 9 Công ty Tư vấn Xây dựng công nghiệp và Đô thị Việt Nam (2002), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cấp nước thị trấn Đình Cả – Huyện Võ Nhai. 10 Công ty Tư vấn Xây dựng công nghiệp và Đô thị Việt Nam (2002), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Cấp nước thị trấn Yên Lãng – Huyện Đại Từ. 11 Công ty Tư vấn TNHH Nước và Môi trường Việt Nam (2003), Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án cải tạo và nâng cấp NMN Sông Công. 12 Công ty Cổ phần Thông tin Kinh tế Đối ngoại (2005), Thái Nguyên Thế và lực mới trong thế kỷ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 13 Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên (1999- 2003), NXB Thống kê năm 2004, Hà Nội. 14 Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2005, NXB Thống kê năm 2006, Hà Nội. 94 15 Cục Thống kê Thái Nguyên, Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên năm 2006, NXB Thống kê năm 2007, Hà Nội. 16 Hội Cấp thoát nước Việt Nam (2006), Nhu cầu dùng nước hộ gia đình, Công ty Quảng cáo báo chí truyền hình, Hà Nội. 17 Hyder John Taylor (1995), Báo cáo Khả thi dự án cấp nước và vệ sinh thành phố Thái Nguyên vay vốn ADB. 18 Bác sĩ Ngô Cao Lẫm (2006), “Các loại bệnh nhiễm trùng đường ruột và thời gian tồn tại của các vi khuẩn trong nước”, 19 Luật doanh nghiệp(2006), 20 Ngân hàng Thế giới (2002), Bechmarking Ngành nước đô thị Việt Nam, tập I: Báo cáo chính, Hà Nội. 21 Ngân hàng Thế giới (2002), Bechmarking Ngành nước đô thị Việt Nam, tập II: Phụ lục, Hà Nội. 22 Ngân hàng Thế giới (2003), Bechmarking Ngành nước đô thị Việt Nam, tập II: Phần phụ lục Chi phí vận hành, Hà Nội. 23 GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ (2001), Cấp nước và vệ sinh nông thôn, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 24 TS. Đỗ Văn Phức (2003), Khoa học Quản lý hoạt động kinh doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 25 Thủ tướng Chính phủ (1996), Chỉ thị số 487/TTg về tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước. 26 Thủ tướng Chính phủ (1998), Quyết định 63/1998/QĐ-TTg về việc phê duyệt phát triển cấp nước đô thị quốc gia đến năm 2020. 27 Thủ tướng Chính phủ (2000), Quyết định 104/2000/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020. 28 TS. Nguyễn Văn Tín (2001), Cấp nước, tập I: Mạng lưới cấp nước, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 29 Tổng Cục Thống kê (2006), Kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004, Hà Nội. 30 Trang báo điện tử, http:www.dwrm.gov.vn, của Cục quản lý tài nguyên nước – 95 Bộ Tài nguyên và môi trường. 31 Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (2004), Quyết định số 2367/2004/QĐ-UB về việc mức thu lệ phí chế độ thu nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. 32 Từ điển mở Wikipedia, http//:www.vi.wikipedia.org Tiếng Anh 33 Từ điển bách khoa toàn thư, encyclopedia.com 34 Từ điển, Sciteclabs.com 35 Trang báo điện tử, của Tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc. 96 PHỤ LỤC CỦA LUẬN VĂN 97 Phƣơng án 1 Thời gian trả nợ 20 năm. Lãi suất 1 bán niên: 3,055% Chênh lệch trả lãi giữa mười năm đầu và mười năm cuối là 2 lần. Bảng 3.5 Phƣơng án trả nợ và lãi vay 1 TT Ngày trả nợ Dƣ nợ (đồng) Trả gốc (đồng) Trả lãi (đồng) Tổng số tiền trả (đồng) 1 1/6/2005 80.043.064.091 135.123.673 2.445.315.608 2.580.439.281 2 1/12/2005 79.907.940.418 139.251.701 2.441.187.580 2.580.439.281 3 1/6/2006 79.768.688.717 143.505.840 2.436.933.440 2.580.439.280 4 1/12/2006 79.625.182.877 147.889.944 2.432.549.337 2.580.439.280 5 1/6/2007 79.477.292.933 152.407.981 2.428.031.299 2.580.439.280 6 1/12/2007 79.324.884.952 157.064.045 2.423.375.235 2.580.439.280 7 1/6/2008 79.167.820.907 161.862.352 2.418.576.929 2.580.439.281 8 1/12/2008 79.005.958.555 166.807.247 2.413.632.034 2.580.439.281 9 1/6/2009 78.839.151.308 171.903.208 2.408.536.072 2.580.439.280 10 1/12/2009 78.667.248.100 177.154.851 2.403.284.429 2.580.439.280 11 1/6/2010 78.490.093.249 182.566.932 2.397.872.349 2.580.439.281 12 1/12/2010 78.307.526.317 188.144.352 2.392.294.929 2.580.439.281 13 1/6/2011 78.119.381.965 193.892.161 2.386.547.119 2.580.439.280 14 1/12/2011 77.925.489.804 199.815.567 2.380.623.714 2.580.439.280 15 1/6/2012 77.725.674.237 205.919.933 2.374.519.348 2.580.439.281 16 1/12/2012 77.519.754.304 212.210.786 2.368.228.494 2.580.439.281 17 1/6/2012 77.307.543.518 218.693.826 2.361.745.454 2.580.439.280 18 1/12/2012 77.088.849.692 225.374.922 2.355.064.358 2.580.439.280 19 1/6/2013 76.863.474.770 232.260.126 2.348.179.154 2.580.439.280 20 1/12/2013 76.631.214.644 239.355.673 2.341.083.607 2.580.439.280 21 1/6/2014 76.391.858.971 2.827.107.269 2.333.771.292 5.160.878.561 22 1/12/2014 73.564.751.702 2.913.475.397 2.247.403.164 5.160.878.561 23 1/6/2015 70.651.276.305 3.002.482.070 2.158.396.491 5.160.878.561 24 1/12/2015 67.648.794.235 3.094.207.897 2.066.670.664 5.160.878.561 25 1/6/2016 64.554.586.338 3.188.735.948 1.972.142.613 5.160.878.561 26 1/12/2016 61.365.850.390 3.286.151.832 1.874.726.729 5.160.878.561 27 1/6/2017 58.079.698.558 3.386.543.770 1.774.334.791 5.160.878.561 28 1/12/2017 54.693.154.788 3.490.002.682 1.670.875.879 5.160.878.561 29 1/6/2018 51.203.152.106 3.596.622.264 1.564.256.297 5.160.878.561 30 1/12/2018 47.606.529.842 3.706.499.074 1.454.379.487 5.160.878.561 98 31 1/6/2019 43.900.030.768 3.819.732.621 1.341.145.940 5.160.878.561 32 1/12/2019 40.080.298.147 3.936.425.453 1.224.453.108 5.160.878.561 33 1/6/2020 36.143.872.694 4.056.683.250 1.104.195.311 5.160.878.561 34 1/12/2020 32.087.189.444 4.180.614.924 980.263.638 5.160.878.561 35 1/6/2021 27.906.574.520 4.308.332.709 852.545.852 5.160.878.561 36 1/12/2021 23.598.241.811 4.439.952.274 720.926.287 5.160.878.561 37 1/6/2022 19.158.289.537 4.575.592.816 585.285.745 5.160.878.561 38 1/12/2022 14.582.696.721 4.715.377.176 445.501.385 5.160.878.561 39 1/6/2023 9.867.319.545 4.859.431.949 301.446.612 5.160.878.561 40 1/12/2023 5.007.887.596 5.007.887.595 152.990.966 5.160.878.561 Tổng cộng 80.043.064.090 74.783.292.740 154.826.356.830 Phƣơng án 2 Thời gian trả nợ 20 năm Lãi suất 1 bán niên = 3,055% Chênh lệch trả lãi giữa mười năm đầu và mười năm cuối là 1,5 lần. Bảng 3.6 Phƣơng án trả nợ và lãi vay 2 TT Ngày trả nợ Dƣ nợ (đồng) Trả gốc (đồng) Trả lãi (đồng) Tổng số tiền trả (đồng) 1 1/6/2005 80.043.064.091 523.101.550 2.445.315.608 2.968.417.158 2 1/12/2005 79.519.962.541 539.082.302 2.429.334.856 2.968.417.158 3 1/6/2006 78.980.880.239 555.551.266 2.412.865.891 2.968.417.158 4 1/12/2006 78.425.328.973 572.523.358 2.395.893.800 2.968.417.158 5 1/6/2007 77.852.805.615 590.013.946 2.378.403.212 2.968.417.158 6 1/12/2007 77.262.791.669 608.038.872 2.360.378.285 2.968.417.158 7 1/6/2008 76.654.752.797 626.614.460 2.341.802.698 2.968.417.158 8 1/12/2008 76.028.138.337 645.757.532 2.322.659.626 2.968.417.158 9 1/6/2009 75.382.380.805 665.485.424 2.302.931.734 2.968.417.158 10 1/12/2009 74.716.895.381 685.816.004 2.282.601.154 2.968.417.158 11 1/6/2010 74.031.079.377 706.767.683 2.261.649.475 2.968.417.158 12 1/12/2010 73.324.311.694 728.359.435 2.240.057.722 2.968.417.158 13 1/6/2011 72.595.952.259 750.610.816 2.217.806.342 2.968.417.158 14 1/12/2011 71.845.341.443 773.541.977 2.194.875.181 2.968.417.158 15 1/6/2012 71.071.799.466 797.173.684 2.171.243.474 2.968.417.158 16 1/12/2012 70.274.625.782 821.527.340 2.146.889.818 2.968.417.158 17 1/6/2012 69.453.098.442 846.625.000 2.121.792.157 2.968.417.158 99 18 1/12/2012 68.606.473.442 872.489.394 2.095.927.764 2.968.417.158 19 1/6/2013 67.733.984.048 899.143.945 2.069.273.213 2.968.417.158 20 1/12/2013 66.834.840.103 926.612.793 2.041.804.365 2.968.417.158 21 1/6/2014 65.908.227.310 2.439.129.392 2.013.496.344 4.452.625.737 22 1/12/2014 63.469.097.918 2.513.644.795 1.938.980.941 4.452.625.737 23 1/6/2015 60.955.453.123 2.590.436.644 1.862.189.093 4.452.625.737 24 1/12/2015 58.365.016.479 2.669.574.483 1.783.051.253 4.452.625.737 25 1/6/2016 55.695.441.996 2.751.129.984 1.701.495.753 4.452.625.737 26 1/12/2016 52.944.312.012 2.835.177.005 1.617.448.732 4.452.625.737 27 1/6/2017 50.109.135.007 2.921.791.662 1.530.834.074 4.452.625.737 28 1/12/2017 47.187.343.345 3.011.052.397 1.441.573.339 4.452.625.737 29 1/6/2018 44.176.290.948 3.103.040.048 1.349.585.688 4.452.625.737 30 1/12/2018 41.073.250.900 3.197.837.922 1.254.787.815 4.452.625.737 31 1/6/2019 37.875.412.978 3.295.531.870 1.157.093.866 4.452.625.737 32 1/12/2019 34.579.881.108 3.396.210.369 1.056.415.368 4.452.625.737 33 1/6/2020 31.183.670.739 3.499.964.596 952.661.141 4.452.625.737 34 1/12/2020 27.683.706.143 3.606.888.514 845.737.223 4.452.625.737 35 1/6/2021 24.076.817.629 3.717.078.958 735.546.779 4.452.625.737 36 1/12/2021 20.359.738.671 3.830.635.720 621.990.016 4.452.625.737 37 1/6/2022 16.529.102.951 3.947.661.641 504.964.095 4.452.625.737 38 1/12/2022 12.581.441.310 4.068.262.705 384.363.032 4.452.625.737 39 1/6/2023 8.513.178.605 4.192.548.130 260.077.606 4.452.625.737 40 1/12/2023 4.320.630.475 4.320.630.476 131.995.261 4.452.625.737 Tổng cộng 80.043.064.092 68.377.793.795 148.420.857.900

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfTNU Pham Thi Thanh Ngan.pdf
Tài liệu liên quan