Luận văn Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà nội

Phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nền kinh tế nói chung, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói riêng là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thủ đô Hà Nội trong quá trình “Xây dựng Thủ Đô văn minh giàu đẹp”. Nhưng để thực hiện mục tiêu cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết chỉ mới đề cập chủ yếu tới các giải pháp tín dụng Ngân hàng nhằm phát triển CNSX HTD trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, bài viết đã hệ thống hoá những yếu tố cơ bản về hàng tiêu dùng và SX HTD đặc biệt là xác định vai trò của HTD trong nền kinh tế. Đồng thời nêu rõ vai trò của tín dụng Ngân hàng trong việc phát triển SX HTD. - Thông qua các số liệu thống kê được công bố chính thức bài viết đã phân tích thực trạng SX HTD trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó tìm ra những tồn tại và nguyên nhân làm cho lĩnh vực SX HTD trên địa bàn phát triển chưa tương xứng. - Qua phân tích tình hình đầu tư tín dụng phát triển CNSX HTD của các Ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế. Bài viết cũng chỉ ra rằng chất lượng tín dụng bảo lãnh phát triển không cân sứng với khả năng quanr lý nghiệp vụ cho vay trả góp còn nhiều sơ hở. Công tác quản lý chưa đồng bộ, pháp luật chưa hoàn thiện không đủ đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động của Ngân hàng thương mại. - Trên cơ sở phương hướng phát triển CNSX HTD thành phố Hà Nội đến năm 2003 và 2010, bài viết đã nêu lên các giải pháp về huy đọng vố và sử dụng vốn trên đại bàn thành phố nói chugn và đôí với các Ngân hàng thương mại ói riêng nhằm tác động tích cực tới một số kiến nghị cụ thể đối với nhà nước, UBNDthành phố đối với Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp CNSX HTD trên đại bàn thành phố Hà Nội nhằm tạo điều kiện tiền đề để thực thi các giải pháp nêu trên. Với sự hiểu biết cong hạn chế, tác giả rất mong nhận được nhièu ý kiến đóng góp để bài viết có điều kiện được bổ xung hoàn chỉnh. Tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Tiến Sĩ. Nguyễn Thu Thảo người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản bài viết. Cảm ơn các thày cô giáo khoa tài chính Ngân hàng - Khoa sau đại học - Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội - Ban lãnh đạo cơ quan và các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện, động viên giúp đỡ tác giả hoàn thành bản bài viết này.

doc102 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1078 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tín dụng ngân hàng nhằm phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nghệ cần được thay đổi. Khả năng cung cấp gỗ của các tỉnh miền băca cho Hà Nội sẽ giảm dần và ở mức độ hạn chế. Vì thế công nghiệp chế biến gỗ phẩm cấp thấp chế biến đồ gỗ dân dụng hợp thị hiếu của nhân dân thành phố phù hợp với xu thế chung của thế giới và phát triển ở mức độ nhất định sản xuất gỗ xuất khẩu. Hiện nay năng lực chế biến gỗ của Hà Nội càn tới 45 - 50 vạn m3/năm. Trong khi những năm tới các tỉnh miền bắc chỉ có thể cung cấp cho Hà Nội khoảng 20 - 25 vạn m3 mỗi năm hướng dẫn về phương hướng thay đổi công nghệ. Hiện đại hoá trang thiết bị dùng, sử dụng đồ nhôm sắt thép, nhựa thay đồ gỗ. Đối với công nghiệp sản xuất giấy tập trung làm giấy vệ sinh, giấy lau miệng, giấy bao bì (nhất là loại cao cấp) giấy lẻ và đóng các loại vở học sinh...phục vụ nhu cầu tiêu dùng của Hà Nội. Thực hiện phương hướng đổi mới cơ cấu và tăng tốc độ phát triển CNSX HTD nói trên bằng cách: Đầu tư phát triển theo chiều sâu, mở rộng liên doanh với tư bản trong nước và tư bản nước ngoài, tổ chức sắp xếp lại các doanh nghiệp, hình thành một số tập đoàn kinh tế mạnh, chuyển dần hình thức gia công sang hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, chát lượng cao mẫu mã đẹp giá thành hạ, ngăn chặn hàng ngoại nhập lậu tăng khả năng cạnh tranh và tăng kim ngạch xuất khẩu, thay thế dần nhập khẩu hàng tiêu dùng. 3.1.1.3 - Tổ chức hợp lý và đổi mới công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng theo lãnh thổ. Hà Nội là một trung tâm công nghiệp lớn cần phát triển mạnh. Hà Nội là một trung tâm công nghiệp lớn, cần phát triển thành những khu tập trung, hạn chế bố trí rải rác và đơn lẻ, dãn bớt độ tập trung công nghiệp ở nội thành để không gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và đặc trưng lịch sử - văn hoá, sạch đẹp thủ đô. Bên cạnh việc tổ chức sắp sếp lại, nâng cấp đầu tư chiều sâu các khu công nghiệp hiện có, phải nhanh chóng hình thành các khu chế xuất, các khu công nghiệp tập chung kỹ nghệ cao. Theo hướng trên việc tổ chức sắp xếp lại và đổi mới được chia thành hai loại: khu công nghiệp cũ và khu công nghiệp mới. a - Đối với các khu công nghiệp tập chung hiện có. Hà Nội hiện nay có 9 khu công nghiệp tập trung, phần lớn được hình thành từ năm 1960. Đó là các khu công nghiệp: Minh Khai - Vĩnh Tuy - Thượng Đình, Đông Anh, Cầu Diễn - Nghĩa đô, Gia Lâm - Yên Viên, Trương Định - Đuôi Cá, Văn Điển - Pháp Vân, Chèm, Cầu Bươu. Nhìn chung các khu công nghiệp này phần lớn kỹ thuật thuộc loại cũ. Cơ sở hạ tầng xuống cấp, sử dụng nhiều lao động, hiệu quả kinh tế không cao, phân tán, thiếu gắn bó với nhau về công nghệ, lại xen lẫn với các khu dân cư tập trung, việc xử lý chất thải không tốt nên đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái. Hướng đổi mới và phát triển các khu công nghiệp nói trên thì nay đến năm 2010 là: chủ yếu đầu tư chiều sau từng bước thay đổi thiết bị và công nghệ nhằm hoàn thiện việc đổi mới thiết bị hiện đại, giảm lực lượng lao động còn hơn 4 vạn người góp phần làm cho các giờ cao điểm bớt căng thẳng trong giao thông đi lại. - Các khu tập trung công nghiệp còn nhiều đất xây dựng như: Cầu diễn - Nghĩa Đô, Chèm, Đông Anh, Cầu Bươu cần tiếp tục bổ xung thên xí nghiệp cùng tính chất sản xuất hoặc các xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất hoặc các xí nghiệp có quan hệ chặt chẽ với nhau trong quá trình sản xuất nhàm tận dụng hết phế thải, tạo điều kiện cho việc đầu tư chống ô nhiễm môi trường. - Cần tập trung đầu tư khác phục sự xuống cấp của cơ sở hạ tầng (Cấp, thoát nước, cấp điện...) và đầu tư chốnh ô nhiễm môi trường làm mất cân bằng sinh thái. Các khu công nghiệp tập trung hiện có sau khi sắp xếp lại, đổi mới, nâng cấp từ nay đến năm 2010, giá trị csản lượng theo dự báo quy hoạch sẽ đạt được qua bảng số liệu sau: Bảng 12. Dự báo giá trị sản lượng công nghiệp trong đó có CNSX HTD của các khu công nghiệp tập trung cũ đến năm 2010. Theo giá 1989 Đơn vị tính: Tỷ đồng Các khu công nghiệp Giá trị sản lượng Đến năm 2003 Đến năm 2010 1. Minh khai - Vĩnh tuy 312 1.250 2. Thượng đình 335 1.340 3. Đông anh 73 290 4. Trương Định - Đuôi cá 83 330 5. Văn điển - Pháp Vân 105 40 6. Cầu Diễn - Nghĩa đô 34 140 7. Gia lâm - Yên Viên 85 340 8. Chèm 15 30 9. Cầu Bươu 12 50 Nguồn dự báo tổng thể kinh tế Hà Nội năm 2010 - 2020 b - Sớm hình thành và đưa vào hoạt động các khu tập trung công nghiệp mới trong đó có CNSX HTD. Trong một số năm trước mắt, Hà Nội tập trung và thúc đảy sự hình thành các khu công nghiệp “Sài đồng, Đông Anh, Sóc sơn - Nội bài, Bắc và Nam cầu Thăng Long...Những nơi đây đã xây dựng xong từng phần, cần sớm đưa vào hoạt động phát huy hiệu quả nhanh”. Thứ nhất: Khu chế xuất Sóc Sơn - Nội Bài. Sóc Sơn nằm ở Bắc sân bay quốc tế Nội Bài dù Hà Nội không có cảng biển, nhưng lại có sân bay quốc tế Nội Bài. Theo kinh nghiệm của các chu chế xuất Shanon (Cộng hoà Ailen), khu chế xuất Penang (Malaixia) cho thấy vẫn có thể thành công khi chỉ vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu và khu chế xuất bằng đường hàng không trong những năm tới, theo dự báo sân bay Nội Bài ngoài việc đón nhận 5 - 7 triệu hành khách, còn phải vận tải khoảng 8 vạn tấn hàng hoá vào năm 2003. Khu vực này đất đai thuộc loại đất nông nghiệp không màu mỡ, có mặt bằng và địa chất công trình khá tốt, gần nguồn năng lượng dồi dào và ổn định, gần mạng lưới thông tin liên lạc và gần đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài. Khu vực này còn có Hồ Đông quan có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Trong tương lai theo quy hoạch tổng thể, thì khu chế xuất này cũng có thể hình thành một đo thị cỡ thành phố mang tên Nội Bài có qui mô khoảng 10 -15 vạn dân. Những yếu tố thuận lợi nói trên, cùng với nguyện vọng của các nhà đầu tư nước ngoài, khu chế xuất Sóc Sơn - Nội Bài đã được khẳng định và tập đoàn Renông (Malayxia) dự kiến đầu tư vào khu vực này. Khu Sóc Sơn - Nội Bài trong tương lai gần sẽ là một khu công nghiệp lớn với hàng trăm nhà máy, tạo được một lượng lao động lớn và làm tăng khối lượng hàng hoá qua sân bay. Khu vực này sẽ sản xuất các loại sản phẩm như điện tử, sản phẩm máy vi tính (các mạch IC lắp ráp bằng điều khiển, các mạch IC khác), các loại điện thoại, máy trả lời, lắp ráp máy tình, các thiết bị nghe nhìn (sản xuất trở, tụ và biến áp); sản phẩm quang học (gọng kính nhựa, kim loại, kính dâm các loại); đồ chơi các loại; đồng hồ. Để có thể tiến hành xây dựng kho công nghiệp Sóc Sơn - Nội Bài theo dự báo trong thời gian trước mắt, phải tập trung kết cấu hạ tầng về cấp điện, theo kinh nghiệm của những khu chế xuất tương tự thì nhu cầu cho nó theo tiêu chuẩn tạm tính là 275 kW/ha, nhu cầu là 28MW ở giai đoạn đầu và khi hoàn thành toàn bộ sẽ là 120MW. - Về cấp nước, dự kiến sẽ sử dụng nguồn nước ngầm (theo kết quả thăm dò 1 giếng ở khu vực này cho trữ lượng 1,5 triệu lít/ngày tức 1500m3/ngày) và trữ lượngcó thể cung cấp cho trước mắt và lâu dài, chắc chắn phải có một nhà máy nước sẽ đến từng hộ tiêu dùng theo đường ống. - Về giao thông, tuyến đường phục vụ cho khu vực này là tuyến đường nội thị trấn Sóc Sơn với quốc lộ II. Trong tương lai, đường cao tốc Hà Nội - Bắc Thăng Long có thể tiếp nối thị trấn Sóc Sơn qua quốc lộ 3 lên Thái Nguyên và về ga Đông Anh - Hà Nội theo đường sắt ra cảng hải Phòng, hoặc theo đường sắt sang Trung Quốc, Mông cổ, Triều Tiên, Liên bang Nga và các nước Châu âu. Sự hình thành và phát triển khu công nghiệp này cho phép làm tăng nhanh giá trị sản lượng CNSX HTD và tăng xuất khẩu, góp phần làm thay đổi bộm ặt Hà Nội theo hướng hiện đậi. Có thể hình dung khu chế xuất Sóc Sơn - Nội Bài qua biểu đồ mặt bằng (trang 108) Thứ hai: Khu công nghiệp Sài Đồng Sài Đồng là khu công nghiệp mới thuộc địa phận huyện Gia Lâm bám sát hai bên đường quốc lộ 5 và tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng gần sát sân bay Gia Lâm, cách Hà Nội 8 km về phía Đông, cách Hải Phòng 92km, thuận tiện cả 2 đường sắt và đường bộ ra cảng Hải Phòng, Khu công nghiệp Sài Đồng - Gia Lâm có nguồn lao động dồi dào nămg gần nguồn năng lượng và ở khu có mạng lưới thông tin liên lạc viễn thông phát triển; gần các viện nghiên cứu và các trường đại học, thuận lợi cho việc cấp nước và thải nước ra sông hồng. Khu công nghiệp Sài Đồng với vị thế thuận lợi cho phép gọi vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài. Sản phẩm của khu công nghiệp này có thể tiêu thụ trong nước và xuất khẩu có khả năng tiếp nhận, chuyển giao công nghệ mới, đào tạo lực lượng lao động lành nghề và đi đầu trong việc xây dựng nghệ thuật quản lý tiên tiến cho Hà Nội và cả nước. Công ty DEAWOO (Nam Triều Tiên) đầu tư sản xuất đèn hình (đèn ti vi màu và đen trắng) đi theo đó là sản xuất vỏ nhựa, xốp trần, bao bì, cáp thông tin. Ngoài ra nó có thể phát triển công nghiệp nhẹ, công nghiệp chế biến kim loại, chế tạo máy móc công nghiệp thực phẩm và đồ uống, khu công nghiệp này dự kiến có mặt bằng với tổng diện tích là 350ha. Cho đến nay một bộ phận đã xây dựng hoàn thành, bước dầu đã đưa vào sử dụng, sản phẩm của nó sẽ có mặt ngày càng nhiều đem lại sự gia tăng giá trị sản lượng CNSX HTD và giá trị kim ngạch xuất khẩu trong thời kỳ 1999 đến năm 2003 và 2010 trên đại bàn Hà Nội. Công ty TNHH đèn hình Orion - Hanel với tổng số vốn đầu tư 178 triệu USD, sản phẩm và nguyên liệu sản xuất: đèn hình màu 1,6 triệu chiếc (năm, đèn hình đơn sắc 0,6 triệu chiếc/năm dùng cho ti vi và màn hình máy vi tính. Nưm 1998 đã sản xuất và bán 189.492 chiếc đèn hình với số tiền hơn 7 triệu USD, trong đó 80% sản phẩm xuất khẩu sang các nước Âu, Mỹ, Đức, Singapore, Thái Lan...Công ty TNHH điện tử DEAWOO - hanel năm 1999 cho ra thị trường 317.000 ti vi màu, 68.000 tủ lạnh, 50 máy giặt, 2676 linh kiện điện tử vvới tổng số tiền hơn 75 triệu USD. Thứ ba: Khu công nghiệp Đông Anh Khu công nghiệp Đông Anh năm trên địa bàn huyện Đông Anh, là khu công nghiệp tập trung đã có trong những năm 60 - 70. Đây là khu vực có mặt bằng diện tích khoảng 200ha, có điều kiện giao thông thuận lợi, nằm trên quốc lộ 5 gần đường sắt đi Hải Phòng và ra cảng Cái lân (Quảng Ninh). Trong tương lai có thể nâng cấp đường 18 thành đường cao tốc tạo điều kiện thuận lợi cho khu vực này nối với cảng Cái Lân có thể tạo ra mối quan hệ hợp tác sản xuất với khu công nghiệp Gò Đầm - Phổ Yên (Bắc Thái). Nhìn chung đây là khu vực rất thích hợp, thuận lợi về giao thông, điện nước để phân bố ngành công nghiệp nặng và công trình kỹ thuật lớn. Hiện nay khu vực này đang tập trung chủ yếu là công nghiệp cơ khí như cơ khí sửa chữa và đại tu ô tô, chế tạo thiết bị, cơ khí tiêu dùng và đồ điện, xí nghiệp lắp ráp ô tôcủa công ty Mê Kông. Trong tương lai sẽ thu hút nhiều ngành công nghiệp: cơ khí. 3.1.2: Định hướng đầu tư tín dụng ngân hàng đối với công nghiệp thành phố nói chung và công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng nói riêng: 3.2.2.1. Nhu cầu vốn đầu tư phát triển công nghiệp. Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ VIII, dự báo nhu cầu vốn đầu tư cả nước trong kế hoạch 5 năm (1999 - 2003) là “để đảm bảo tốc độ GDP tăng 9 - 10 %/năm thì vốn đầu tư toàn xã hội trong 5 năm tới phải đạt 41 - 42 tỷ USD (tính theo mặt bằng giá 1998) trong đó vốn trong nước chiếm 10%, về cơ cấu vốn đầu tư trong nước thì vốn đầu tư ngân sách chiếm 25% vốn tín dụng nhà nước chiếm 14%, vốn doanh nghiệp chiếm 28% vốn của dân chiếm 33% trong đó định hướng đầu tư cho ngành công nghiệp 43% chiếm tỷ lệ cao nhất so với tất cả các ngành. (Nguồn văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII trang 224 - 230) Theo định hướng chung của cả nước Hà Nội định hướng nhu cầu và cơ cấu vốn đầu tư trong giai đoạn 1999 - 2003 dự báo là: Để thực hiện các muc trên phát triển kinh tế xã hội trong 5 năm tới tốc độ tăng GDP bình quân 15%/năm, GDP bình quân trên đầu người là 11%/năm đạt khoảng 1.100USD vào năm 2003 và tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 17%/năm. Dự kiến nhu cầu và cơ cấu vốn của Hà Nội là: “phải huy động được từ 137.000 đến 138.000 tỷ đồng VNĐ kể cả vốn đầu tư ngắn hạn vốn đầu tư trung dài hạn. Trong đó dự kiến nguồn huy động trong nước từ 50.000 à 53.000 tỷ VNĐ. (Nguồn báo cáo số 61/BC - UB -UBND Thành phố Hà Nội 9 -10 - 95) 3.1.2.2. Các nguồn vốn cần tập trung khai thác và dưa vào sử dụng để phát triển công nghiệp: a- Nguồn vốn trong dân cư: Đây là nguồn vốn rất lớn tiềm ẩn nhà nước và ngành ngân hàng của Hà Nội cần có chính sách và biện pháp đồng bộ với nhiều hình thức đa dạng gắn liền với lợi ích kinh tế để huy động và đưa vào sử dụng nhằm phát triển công nghiệp trong đó có CNSX HTD. Cách huy động vốn trong dân là tạo mọi điều kiện thuận lợi vềpháp lý, chính sách cơ chế...phát huy cao độ kinh tế nhiều thành phần để người dân tự đầu tư. b - Nguồn vốn từ các doanh nghiệp nhà nước: Đúng là nguồn vốn tự tích luỹ tái đầu tư tập trung phần lớn ở khu vực kinh tế quốc doanh và vốn của nhà nước bỏ vào công ty cổ phần hoặc liên doanh nước ngoài. Hướng huy động và sử dụng nguồn vốn này trong giai đoạn tới là “các doanh nghiệp chủ động tím kiếm và tự khai thác là chính thành phố chỉ tạo mọi điều kiện về chính sách, cơ chế...chứ không cấp vốn từ nguồn ngân sách cho các nhu cầu đầu tư tại các doanh nghiệp. (nguồn báo cáo số 61 của UBNHTPHN 10 - 95) c - Nguồn huy động và sử dụng nước ngoài gồm nguồn viện tự phát triển (ODA) và nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI): (Trang 116-117) d - Nguồn vốn tài trợ phát triển chính thức ODA Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII đã chỉ rõ: “Tranh thủ thu hút nguồn vốn ODA đa phương và song phương tập trung chủ yếu cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội, nâng cao trình độ khoa học công nghệ và quản lý, đồng thời giành một phần vốn tín dụng đầu tư cho các ngành nông, lâm, ngư nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng...các dự án sử dụng vốn phải có phương án trả nợ vững chắc: Xác định rõ trách nhiệm trả nợ, không gây thêm gánh nặng nợ nếu không trả được. Phải sử dụng nguồn vốn ODA có hiệu quả và kiểm tra, quản lý chặt chẽ, chống lãng phí tiêu cực. Như vậy nguồn vón ODA với lãi xuất thấp, ưu đãi, thời gian trả nợ dài giúp chonước ta có điều kiện sử dụng vốn nước ngoài kết hợp với vốn ngân sách, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho CNH - HĐH, phát triển kinh tế - xã hội, mà kết quả cuả nó có tác động không nhỏ đến phát triển CNSX HTD mà từng doanh nghiệp thu hút vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Nhà nước còn dành một phàn vốn ODâ để đầu tư vào các ngành kinh tế được ưu tiên trong đó có CNSX HTD , khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư kỹ thuật - công nghệ hiện đại để có nhiều sản phẩm xuất khẩu đủ sức cạnh tranh với hàng hoá của nước trên thị trường trong nước và ngoài nước. Tuy nhiên vay vốn ODA với nhứng điều kiện ràng buộc rất chặt chẽ nên phương án đầu tư phải có tính khả thi cao đặc biệt là phải xác định rõ trách nhiệm trả nợ. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp (FDI). Đây là nguồn vốn huy động được chủ yếu từ các chủ thể kinh tế tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển và thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động từ nước ngoài. Thực tế những năm qua, từ khi nhà nước ban hành luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, cùng với các chính sách khác về thuế, về thời hạn đầu tư...dòng vốn nước ngoài chảy vào nước ta nói chung và Hà Nội nói riêng có tăng lên. Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội “nguồn vốn đầu tư trực tiếp qua các dự án (liên doanh 100% vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh, chiém tỷ trọng lớn nhất (khoảng 70 - 80%) Mặc dù xét về cơ bản và lâu dài, vốn trong nước giữ vai trò quyết định, song Hà Nội ý thức rằng đối với một nước nghèo lại đang trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, thì vốn nước ngoài cũng rất quan trọng. Theo dự kiến Hà Nội trong 5 năm tới sẽ thu hút vốn đầu tư nước ngoài đang ký ước đạt 7 - 8 tỷ USD, trong đó số được thực hiện khoảng 25%(chưa kể số vốn đầu tư các năm trước chuyển sang thực hiện), chiém khoảng 55%(vốn trong nước ước đạt 45%)có như vậy mới đạt tốc độ tăng giá trị sản xuất công nghiệp 17%năm. d - Nguồn vốn đầu tư tín dụng ngân hàng. Vốn tín dụng ngân hàng - nguồn vốn bổ xung rất quan trọng trong phần vốn thiếu hụt của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp CNSX HTD nói riêng. Phương hướng đặt ra cho hệ thống ngân hàng thủ đô trong thời gian tới là: Về huy động vốn: Tiếp tục thực hiện chương trình huy động vốn theo chỉ đạo của thành uỷ - UBND thành phố và ngân hàng Trung ương. Mở rộng huy động vốn gắn với khả năng mở rộng cho vay và đầu tư vào chương trình phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là các chương trình ngành kinh tế và các dự án có hiệu quả. Tiếp tục duy trì và hoàn thiện các hình thức huy động vốn như: Nhận vốn uỷ thác đầu tư vốn tài trợ...Trên cơ sở sử lý hài hoà lợi ích giữa người gửi, ngân hàng thương mại và người vay vốn thông qua việc định lãi xuất huy động và lãi xuất cho vay thích hợp. Tăng tỷ trọng huy động vốn trung dài hạn từng bước khắc phục tình trạng thừa vốn ngắn hạn thiếu vốn trung dài hạn. Việc đẩy mạnh huy động vốn trung dài hạn là yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài của ngành ngân hàng thủ đô nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn đầu tư trung dài hạn của nền kinh tế. - Từng ngân hàng hoặc từng nhóm ngân hàng trên cơ sở cơ chế chính sách tích cực mở rộng quan hệ vay vốn bằng nhiều hình thức với các ngân hàng và các tổ chức tài chính quốc tế khác để tạo thêm nguồn vốn phục vụ đầu tư. - Nghiên cứu thực hiện phương thức ngân hàng thương mại phối hợp với các doanh nghiệp xây dựng dự án để gọi vốn liên doanh vay vốn nước ngoài. - Phát triển các dịch vụ về kiều hối và các dịch vụ khác nhằm thu hút ngoại tệ, tăng nguồn thu ngoại tệ, đáp ứng nhu cầu vốn ngoại tệ cho hoạt động kinh doanh, phù hợp chính sách quản lý ngoại hối và tăng dự trữ ngoại tệ cho nhà nước . Về cho vay: Mở rộng cho vay đến tất cả các thành phần chú trọng và tăng tỷ trọng cho vay đối với các doanh nghiệp địa phương, nhất là các doanh nghiệp thuộc các ngành sản xuất công nghiệp, mở rộng cho vay vốn trung dài hạn phục vụ yêu cầu đổi mới công nghệ, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư của thủ đô. - Đẩy mạnh sử dụng các hình thức phương thức cho vay truyền thống, đồng thời mở rộng và đa dạng hoá các hình thức cho vay, tài trợ mới, phát triển cả nghiệp vụ bán buôn và bán lẻ và chuẩn bị các điều kiện để sử dụng các hình thức kinh doanh trên thị trường chứng khoán. - Đảm bảo nâng cao chất lượng tín dụng bằng việc xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược khách hàng phù hợp nâng cao trình độ thẩm định các CNSX HTD dự án cho vay, thực hiện nghiêm các cơ chế, quy chế tín dụng đảm bảo an toàn vốn cho vay. - Phấn đấu đảm bảo được các chỉ tiêu cụ thể như sau: + Tăng mức huy động vốn bình quân năm từ 25 - 30% giai đoạn 1999 - 2003 và từ 30 - 35% năm giai đoạn 2005 - 2010. + Mức tăng dư nợ bình quân từ 20 - 30% năm 1999 - 2003 và giữ vững mức này cho giai đoạn 2010. + Chất lượng tín dụng theo chỉ tiêu nợ quá hạn ở mức dưới tổng dư nợ toàn thành phố 2002 và giảm thấp tối thiểu vào năm 2003 và 2010 - Kiềm ché lạm phát mức một con số. (nguồn: định hướng đổi mới của ngành ngân hàng Hà Nội đến năm 2003 và 2010) 3.2. Những giải pháp cơ bản phát huy vai trò tín dụng ngân hàng đối với việc phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn Hà Nội. 3.2.1.Các giải pháp về huy động vốn: Không thể phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng theo hướng công nghiệp hoá hiện đại hoá nếu không có vốn để khai thác tối đa các nguồn vốn cần thấu suốt các điểm sau: - “Dựa vào nguồn lực trong nước là chính đi đôi với tranh thủ tối đa nguồn lực bên ngoài” - “Công nghiệp hoá - hiện đại há là sự nghiệp của toàn dân, của mọi thành phần kinh tế ...“ - “ Động viên toàn dân cần kiệm xây dựng đất nước, không ngừng tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển “ (Văn kiện đai hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII trang 84 - 85 NXB Chính trị quốc gia) Dựa vào các quan điểm trên và kinh nghiệm chọn lọc của các nước có thể hình dung việc huy động vốn trong thời gian tới sẽ diến ra thông qua nhiều nguồn, song có thể tập trung ở cácnguồn sau: Huy động vốn trong dân cư: Huy động vốn từ các doanh nghiệp Huy động vốn từ tích luỹ ngân sách nhà nước Huy động vốn nước ngoài Huy động vốn tín dụng ngân hàng Với mục tiêu và đối tượng nghiên cứu đã đặt ra, bài viết chỉ tập trung phân tích các giải pháp về huy động vốn từ tín dụng ngân hàng. 3.2.1.1. Nâng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại, tạo cơ sở để có thể mở rộng khả năng huy động của các tổ chức này: - Vốn điều lệ và các quĩ dự trữ (cong gọi là cốn tự có của ngân hàng thương mại) + Đối với ngân hàng thương mại quốc doanh đây là nguồn vốn ban đầu được cấp hay được ngân sách nhà nước đầu tư. + Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần đây là nguồn vốn ban đầu được hình thành do góp cổ phẩn hay bán cổ phiếu. Ngoài ra là phần vốn tự bổ xung hàng năm từ kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại. ở nước ta hiện nay, nguồn vốn này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số nguồn huy động của ngân hàng thương mại, nhưng lại là vốn quan trọng nhất vì nó là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác. Nó cho thấy thực lực, quy mô hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần đẻ sàng lọc, củng cố từ đó hình thành những ngân hàng lớn mạnh về thực lực, uy tín hoạt động, công nghệ Ngân hàng tốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố. Các Ngân hàng thương mại cổ phần không có khả năng tăng vốn điều lệ theo qui định, không đạt tỷ lệ qui định tối thiểu cổ phần từ các doanh nghiệp. Nhà nước hoặc trong hoạt động thiếu lành mạnh, nhiều sai phạn thì phải được sắp xếp, tổ chức lại một cách kiên quyết, dứt khoát theo hai hướng: Thu hẹp phạm vi chức năng hoạt động, sát nhập vào Ngân hàng thương mại cổ phần khác hoặc thu hồi giấy phép hoạt động cho thanh lý giải thể. 3.2.1.2 Đa dạng hoá và cải tiến các hình thức huy động thông qua hệ thống dịch vụ, lãi xuất và chiến lược khách hàng . a- Đa dạng hoá các hình thức huy động. Tiếp tục hoàn thiện các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm truyền thống. Tiết kiệm không thời hạn, có kỳ hạn, cùng với việc hay trả lãi với gốc cùng một lần khi đáo hạn. Mặt khác mở rộng thêm nhiều hình thức huy động khác phù hợp với nhiều mức lãi xuất, nhiều thời hạn, nhiều phườn thức gửi và thanh toán khác nhau: tiền gửi tiết kiệm tuần, tháng, 3 tháng, 6 tháng. Ngoài ra có thể mở thêm các hình thức huy động khác như: tiền gửi có thời hạn kinh hoạt, tài khoản cá nhân thanh toán bằng thẻ nhựa, rút tiền tự động qua máy ATM... Để thu hút vốn ngoại tệ qua các tổ chức thu nhận tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngoại tệ ở tất cả các chi nhành và phòng giao dịch. Triển khai rộng rãi các công tác chi trả kiều hối, tìm kiếm, thu nhận mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ các tổ chức quốc tế, các cá nhân và người nước ngoài. Đẩy mạnh công tác thanh toán quốc tế và nghiệp vụ xuất nhập khẩu. b - Xây dựng chiến lược khách hàng đối với người gửi tiền: Ngân hàng thương mại phải tạo uy tín đối với khách hàng trên mọi phương diện: ân cần tiếp đón khách hàng, tổ chức tốt việc thu chi tiền mặt, nhanh gọn chính xác và không để khách hành chờ đợi. Ngân hàng không thể hoãn chi tiến tiết kiệm vì bất cứ lý do gì và việc chi trả cũng phải đáp ứng yêu cầu về tiền mặt cho khách hàng (Chẳng hạn như nhu cầu về tiền mới, tiền có mệnh giá lớn...) Phải thực sự tôn trọng khách hàng, vô tư và đảm bảo bí mật số dư của họ để khách hàng tin tưởng, yên tâm gửi tiền vào ngân hàng. c - Xây dựng và thực hiện chiến lược lãi xuất huy động vốn. Sự gia tăng nguồn vốn huy động, đặc biệt là nguồn vốn trung dài hạn, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải xử lý hài hoà lợi ích giữa người gửi tiền và Ngân hàng thương mại thông qua công cụ lãi xuất. Sử dụng tốt đòn bẩy lãi xuất tiền gửi, giải quyết thoả đáng mối quan hệ giữa lãi xuất tiền gửi và tỷ lệ lạm phát, thực hiện lãi xuất tiền gửi thực dương đối với khách hàng gửi tiền. Mặt khác, triệt để tiết kiệm nhằm giảm chi phí Ngân hàng, trên cơ sở đó có thể tăng lãi xuất đầu vào, hấp dẫn khách hàng nhưng ngân hàng không bị lỗ. 3.2.1.3. Tổ chức tốt nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt qua ngân hàng, sử dụng linh hoạt các nguồn vốn trong thanh toán của hệ thống Ngân hàng. - Vốn trong thanh toán: thể hiện trên số dư các tài khoản tiền gửi thanh toán nhưng chưa thanh toán của khách hàng, là vốn tạm thời nhàn rỗi mà ngân hàng có thể huy động. - Thông qua việc ứng dụng công nghệ mới, làm tăng khối lượng thanh toán quan ngân hàng, cùng với việc sử dụng linh hoạt các nguồn vốn trong thanh toán, tiết kiệm vốn ứ đọng, làm tăng khối lượng tiền sử dụng. - Cải tiến công nghệ thanh toán, phục vụ thanh toán nội bộ từng Ngân hàng thương mại và thanh toán tiền Ngân hàng đảm bảo nhanh chóng an toàn. - Thông qua việc đầu tư thích đáng một phần nguồn vốn cho chương trình mở rộng thanh toán đối với các cá nhân như mua máy móc thiết bị, mời chuyên gia tư vấn, tăng cường tuyên truyền trên các thông tin đại chúng, tổ chức hội nghị khách hàng nhằm cho họ hiểu rõ lợi ích và quy trình mở tài khoản cá nhân, sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt. 3.2.1.4. Phát hành trái phiếu Ngân hàng (trung dài hạn) trên cơ sở các dự án đầu tư của các doanh nghiệp. - Việc phát hành trái phiếu trung dài hạn của các Ngân hàng thương mại hiện nay nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng thực hiện các dự án mở rộng sản xuất và đầu tư chiều sâu bằng vốn trong nước. - Khi lựa chọn được những dự án khả thi. Ngân hàng thương mại phát hàn trái phiếu, thời gian lãi xuất huy động tính theo tiến độ và khả năng hoàn vốn của dự án. Trong điều kiện nước ta hiện nay, tính ổn định giá trị của VNĐ chưa cao. Tâm lý của người có tiền không muốn gửi ngân hàng trong thời gian dài. Do đó Ngân hàng thương mại cấn áp dụng phương pháp chỉ số hoá trong việc tính lãi xuất huy động vốn dài hạn theo dự án. Ví dụ: lãi xuất huy động bằng lãi xuất “cứng” trong suốt thời gian huy động cộng với lãi xuất “phụ thêm” tính theo chỉ số trượt giá hàng năm (có thể lên xuống theo sự biến động của mức lạm phát tiền tệ trong nền kinh tế). Như vậy, người gửi tiền có thể an tâm hơn và gửi tiền dài hạn vào Ngân hàng nhiều hơn. Việc phát hành trái phiếu Ngân hàng huy động vốn dài hạn trong nước còn có tác dụng khuyến khích và phát huy tiềm năng chất xám của thành phố trong việc nghiên cứu, chế tạo thiết bị công nghệ phục vụ cho công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn. 3.2.1.5. Vay của ngân hàng nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế để tạo nguồn vốn ngoại tệ. Để khai thác tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nước ngoài qua kênh tín dụng Ngân hàng, các Ngân hàng thương mại có thể đứng ra vay trực tiếp các Ngân hàng nước ngoài và các tổ chức kinh tế, sau đó cho các doanh nghiệp trong nước vay theo dự án đầu tư, Tuy nhiên, các Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp phải đảm bảo sử dụng vốn có hiệu quả, lựa chọn đúng các dự án đầu tư, không đầu tư tràn lan, lãng phí. Có như vậy mới thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài và trên cơ sở đó tạo nguồn vốn ngoại tệ cho phát triển kinh tế. - Tranh thủ vốn nước ngoài phải đi đôi với tiếp thu công nghệ mới, hiện đại. Vốn huy động của nước ngoài cần đầu tư tập trung cho dự án các ngành công nghiệp mũi nhọn, quan trọng và các dự án thiết bị công nghệ nước ngoài. Vấn đề mấu chốt ở đây là việc thẩm định và triển khai thực hiện dự án. Nếu thẩm định dự án triển khai không tốt sẽ lãng phí và hó thu hồi vốn để trả nợ nước ngoài. - Các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố cần mở rộng quan hệ vay vốn song phương hoặc đa phương với các Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực dưới nhiều hình thức. Cần xử lý tốt nợ cũ và nợ đang phát sinh để làm lành mạnh môi trường vốn vay. 3.2.1.6. Nâng cao chất lượng tín dụng, hạn chế phát sinh nợ quá hạn và sử dụng tốt nợ quá hạn đã phát sinh trong thời gian trước. Như đã đề cập trong chương 2, một trong những tồn tại của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố thời gian qua là vốn thu hồi làm ảnh hưởng đến nguồn vốn hoạt động của ngân hàng. Đối với những khoản nợ khó đòi, nợ khê đọng, cần sử dụng trong hai biện pháp. + Khai thức và sử dụng tài sản thế chấp là bất động sản để cho thuê, làm nhà kho, làm trụ sở, phong giao dịch... để thu hồi vốn dần hoặc mua lại để kinh doanh nếu xét thất có hiệu quả. - Thanh lý bằng biện pháp 1 không tiện lợi. Trong nhiều trường hợp việc thanh lý chỉ nên tiến hàng sau khi đã thực hiện một vài hình thức khai thác nào đó nhưng không có kết quả. - Đối với nợ trong hạn, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đảm bảo vốn vay phát huy hiệu quả, tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng cũng là một biện pháp tăng nguồn vốn và đảm bảo an toàn vốn vay ngân hàng. 3.2.2. Các giải pháp về sử dụng vốn: Trong mục 3.2.1 bài viết đã đề cập đến những biện pháp nhằm khơi tăng nguồn vốn đáp ứng cho nhu cầu phát triển sản xuất hàng tiêu dùng trên đại bàn Hà Nội. Vấn đề đặt ra tiếp theo là phải sử dụng nguồn vốn đã huy động sao cho có hiệu quả nhất. Muốn vậy cần: 3.2.2.1. Đa dạng hoá các hình thức cho vay trên cơ sở đó bám sát nhu cầu của khách hàng. a - Đa dạng hoá các loại cho vay cả nội tệ và ngoại tệ với nội dung kinh tế khác nhau, thời hạn khác nhau: - Tiếp tục phát triển các loại cho vay cả nội tệ truyền thống như cho vay vốn lưu động (ngắn hạn) cho vay vốn cố định (trung dài hạn) nhằm bổ xung vốnlưu động và đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư chiều sâu, đổi mới kỹ thuật - công nghệ cho các doanh nghiệp SX HTD trên địa bàn thành phố . - Cần phát triển cả cho vay xuất khẩu và cho vay nhập khẩu cho vay bằng nội tệ và cho vay bằng ngoại tệ. Các Ngân hàng thương mại cần tiếp tục chính sách cho vay ưu đãi đối với sản xuất, chế biến hàng cuất khẩu, có thể tài trợ xuất khẩu, sản xuất và chế biến hàng xuất khẩu, rồi chiết khấu bộ chứng từ thanh toán hàng xuất để các doanh nghiệp sớm thu hồi vốn tiếp tục luân chuyển vòng sau. b - Xây dựng và thực hiện chiến lược khách hàng đối với người vay vốn là các doanh nghiệp công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng. - Trên cơ sở phải nắm vững các đặc điểm của sản xuất hàng tiêu dùng gắn với khách hàng đến vay vốn, từ đó Ngân hàng thực hiện các biện pháp phụ vụ tốt hơn nhằm giữ được khách hàng cũ, thu hút thêm nhiều khách hàng sao cho vừa thúc đẩy sản xuất hàng tiêu dùng phát triển vừa đảm bảo an toàn cho vốn vay. - Các Ngân hàng thương mại cần tiến hành phân loại khách hàng vay vốn theo những tiêu chuẩn thức nhất định trên cơ sở: + Xem xét uy tín của khách hàng + Xem xét hiệu quả của sản xuất kinh doanh + Xem xét năng lực tài chính Qua việc xem xét phân loại khách hàng, từ đó áp dụng biện pháp tín dụng thích hợp. - Dựa trên lợi thế thông tin của mình, Ngân hàng cần coi trọng vấn đề tư vấn cho khách hàng về việc xác định thị trường, mặt hàng sản xuất, thiết bị công nghệ...Ngân hàng nhằm xây dựng mối quan hệ giữa Ngân hàng và các doanh nghiệp không chỉ thuần tuý là mối quan hệ giữa người vay và người cho vay, mà thông qua đó Ngân hàng cung cấp thêm các thông tin kinh tế - Kỹ thuật cho khách hàng Ngân hàngằm không ngừng mở rộng và thúc đẩy sản xuất phát triển chỉ có trên cơ sở sự phát triển của các doanh nghiệp, ngân hàng mới có thể ngày càng mở rộng và phát triển. c - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của các Ngân hàng thương mại đối với các doanh nghiệp CNSX HTD Ngân hàngằm nâng cao chất lượng tín dụng. - Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng thực hiện theo hướng đơn giản về thủ tục, chặt chẽ về hồ sơ pháp lý tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để khách hàng vay vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Tăng cường công tác thẩm định, nhằm đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, an toàn và đảm bảo có đồng thời không xem nhẹ việc kiểm soát trong và sau khi vay. Kiên quyết chỉ xét duyệt cho vay khi khách hàng thực hiện đầy đủ các điều kiện vay vốn theo quy định. Đặc biệt đối với cho vay trung và dài hạn, Ngân hàng cần tham gia vào quá trình xây dựng các dự án mà thực chất đó là việc tăng cường khâu kiẻm soát trước nhằm xem xét các thông số kỹ thuật của thiết bị công nghệ đảm bảo tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất; cũng như là việc đánh giá tính hiệu quả và khả thi của dự án nhằm nâng cao hiệu quả và khả thi của các dự án và hạn chế rủi ro trong đầu tư của bản thân doanh nghiệp cũng như của Ngân hàng. 3.2.2.2. Sử dụng linh hoạt các nguồn vốn dùng một phần vốn huy động ngắn hạn để cho vay trung dài hạn: - Theo quy định dự thảo của ngân hàng nhà nước: Các tổ chức tín dụng nhà nước được sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn tối đa là 25%. Thực tế tại các Ngân hàng thương mại ở Hà Nội trong thời gian qua đã dùng một phần nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn để cacs doanh nghiệp đầu tư cải tiến kỹ thuật mở rộng sản xuất nhằm tạo cơ hội mở rộngcho vay vốn lưu động. Qua số liệu thống kê ở các Ngân hàng thương mại tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn dùng để cho vay trung dài hạn so với tổng nguồn vố huy động diễn biến trong khoảng tư 10 - 15%. Đơn cử: Tại Ngân hàng Công Thương tính đến 31/12/2001 tổng nguồn vốn ngắn hạn là 29.584 tỷ VNĐ tổng cho vay trung dài hạn (đã trừ đi số dư nợ được bù đắp = nguồn vốn trung dài hạn) là: 326 tỷVNĐchiếm tỷ lệ 11,05%. Nếu tính các các khoản nợchở sử lý, nợ liên quan đến các vụ án, các khoản trả thay trong bảo lãnh, các khoản nợ ngắn hạn nhưng phải giải quyết trong thời gian dài nên được coi là dài hạn thì tỷ lệ này vượt lên 34,4%. (nguồn chiến lược phát triển Ngân hàng công thương năm 2010). Đối với các Ngân hàng thương mại cổ phần thì tỷ lệ này thấp hơn tối đa là 10%. - Với phương thức này có thể mở rộng đầu tư trung dài hạn trên cơ sở đó đáp ứng nhu cầu vốn mở rộng sản xuất công nghiệp hàng tiêu dùng theo cà bề rộng và bề sâu, đưa cái mới và hiện đại vào sản xuất, tạo đà cho kinh tế phát triển mạnh mẽ, bền vững. 3.2.2.3. Mở rộng và phát triển hình thức tín dụng thuê mua nhằm đổi mới công nghệ các doanh nghiệp SXHTD: Một hình thức giúp cho các doanh nghiệp CNSX HTD có vốn để nhập công nghệ mới của các nước tiên tiến. Hiện nay các Ngân hàng thương mại quốc doanh tại Hà Nội đã thành lập các công ty thuê mua nhưng hoạt động các công ty này còn ở mức thấp. Tuy nhiên theo thể lệ tín dụng thuê mua ban hành theo thông tư số 03/thị trường - NH5 ngày 9-2-1999 của thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép tài sản thuê là máy móc thiết bị và động sản khác. Như vậy các Ngân hàng thương mại không thể tham gia đầu tư vốn cho việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất để cho thuê nhà, cho thuê xưởng. Bởi vậy Chính phủ và Ngân hàng cần bổ xung thêm qui định về tài sản cho thuê vào đối lượng bất động sản để Ngân hàng có thể mở rộng thên các đối tượng đầu tư. 3.2.2.4 - Thực hiện nghiệp vụ đồng tài trợ đối với các khách hàng lớn và các dự án công nghiệp lớn trọng điểm triênr khai ứng dụng công nghệ mới. - Đối với các dự án lớn, nhu cầu vốn nhiều, các Ngân hàng thương mại có thể cùng nhau xem xét tính khả thi của dự án và cùng tham gia đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu vốn vay, vừa chia sẻ rủi ro. - Đối với các công trình trọng điểm, công trình triển khai ứng dụng công nghệ cao, đầu tư đưa nhanh tiến bộ khoa học - công nghệ vào sản xuất tín dụng có thể bổ xung thêm vào vốn đầu tư phát triển khoa học - công nghệ mà ngân sách đầu tư còn thiếu hoặc doanh nghiệp CNSX HTD chưa đủ vốn. 3.2.2.5 - Ngân hàng đầu tư trực tiếp vào doanh nghiệp bằng mua cổ phần: Đây là một hình thức một giải pháp đầu tư mới ở nước ta song ở các nước tư bản đã xuất hiện sớm từ đầu thế kỷ 20 gắn liền với sự ra đời của các tổ chức độc quyền công nghiệp và tổ chức độc quyền Ngân hàng. Ngân hàng là người cho vay mặc dù có tham gia vào việc kinh doanh của doanh nghiệp, nhưng không tham gia với tư cách là người ngoài cuộc. Ngân hàng với tư cách là người “trong cuộc” chịu ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả rủi ro của doanh nghiệp, với tư cách là một cổ đông lớn của doanh nghiệp CNSX HTD, Ngân hàng tham gia vào hội đồng quản trị góp tiếng nói vào việc quyết định phương hướng sản xuất, kinh doanh và các phương án đầu tư sau cho có hiệu quả điều này đã đem lại lợi ích cho cả 2 bên doanh nghiệp và Ngân hàng. Để thực hiện được giải pháp này thì cần phải: - Các doanh nghiệp nói chung trong đó có các doanh nghiệp CNSX HTD phải được cổ phần hoá để hình thành tình hình doanh ngiệp cổ phẩn có phát hành cổ phiếu doanh nghiệp. Về phía Ngân hàng phải sớm có đội ngũ cán bộ có năng lực phẩm chất và thạm gia vào các doanh nghiệp với tư cách là người đại diện cổ đông lớn nhất. Để làm được việc đó phải biết tuyển chọn thực tiễn và thông qua đào tạo để hình thành đội ngũ này. 3.2.3 - Một số giải pháp liên quan: 3.2.3.1. Tăng cường vai trò quản lý và hỗ trợ của Ngân hàng nhà nước đối với Ngân hàng thương mại trên địa bàn về đầu tư tín dụng sản xuất hàng tiêu dùng: - Cùng với cơ chế ckích thích các Ngân hàng thương mại tìm kiếm dự án có hiệu quả để cho vay. Ngân hàng nhà nước Hà Nội cần phối hợp với UBND thành phố Hà Nội cấp tài liệu hoặc tổ chức hội thảo để các nhà doanh nghiệp và Ngân hàng gặp nhau giới thiệu về các dự án cần vay vốn và khả năng cung ứng vốn của mỗi ngân hàng. - Tổ chức tốt hoạt động của trung tâm thông tin kinh tế đặc bịtt là thông tin về tình hình tài chính tiền tệ, tình hình, sản xuấy kinh doanh của các doanh nghiệp vói chung trong đó có doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, thông tin về phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra, thông tin về tình hình ua bán cổ phiếu, tình hình thị trường vốn và thị trường chứng khoán sau khi ra đời và hoạt động. Điều quan trọng là thông tin đó phải cập nhật, phải đạt yêu cầu kịp thời, chính xác cần coi trọng thông tin cũng là hàng hoá nhằm phục vụ tốt hơn cho hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn vốn cho các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. 3.2.3.2. Tăng cường công tác đào tạo nhằm nâng cao trình độ cán bộ Ngân hàng. - Sớm hình thành đội ngũ chuyên gia giỏi, tư vấn cho các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng khi lập phương án sản xuất kinh doanh khi cho vay và sau khi vay đảm bảo voón tín dụng Ngân hàng được sử dụng ở các doanh nghiệp một cách có hiệu quả. - Tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo trực tiếp điều hành công tác tín dụng trên cơ sở đó bố trí phù hợp để phát huy hết năng lực cán bộ. - Có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại để nâng cao trình độ, nâng cao nhận thức, có bản lĩnh và phong cách làm việc khẩn trương để đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh doanh của một Ngân hàng lớn. 3.3 - Những kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực thi các giải pháp. 3.3.1 Kiến nghị đối với chính hphủ và UBND thành phố Hà Nội. Đề nghị Chính phủ và UBND thành phố Hà Nội cần tập trung chỉ đạo có kết quả các vấn đề sau: - Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội trên địa bàn sớm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển CNSX HTD và hình thành các khu công nghiệp tập trung kỹ thuật công nghệ cao và khu chế xuất đã được lý kết. - Đẩy nhanh nhịp độ cổ phần hoá các doanh nghiệp CNSX HTD tạo điều kiện hình thành công ty cổ phần phát hành cổ phiếu ddể huy động vốn trung dài hạn góp phần hình thành thị trường chứng khoán trên địa bàn. - Thực hiện chính sách bảo trợ hàng tiêu dùng trong nước nhà nước cần sớm điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu hạn chế tối đa nhập khẩu những hàng hoá tiêu dùng mà trong nước sản xuất được. Đồng thời tăng cường nhập khẩu nguyên liệu máy móc, thiết bị hiện đại để đẩy mạnh sản xuất. - Sử lý nghiêm khắc việc nhập lậu hàng hoá dưới mọi hình thức thông qua chính sách thúe quan để kiểm soát thị trường hàng nhập lậu để bảo hộ sản xuất trong nước. - Nghiêm cấm xuất khảu nguyên liệu, bán thành phẩm khi trong nước đang có điều kiện sản xuất hàng tiêu dùng hình thành chính từ nguồn nguyên liệu đó. - Dành ưu tiên vốn vay theo chỉ định của nhà nước theo lãi suất ưu đãi đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng hàng xuất khẩu để các doanh nghiệp này có điều kiện đổi mới công nghệ sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. - Giảm hoăc miến thuế nhập khẩu máy móc thiết bị công nghệ hiện đại nguyên liệu phục vụ cho việc sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. - Điều quan trọng là phải ổn định mức thuế, trong một thời gian tương đối để các nhà sản xuất có thể cân nhắc tìm phương án sản xuất kinh doanh hiệu quả nhất. - Bảo vệ bản quyền kiểu dáng mẫu mã hàng công nghiệp tiêu dùng mà doanh nghiệp đã đăng ký, cần nghiêm trị mọi hành động sản xuất và tiêu thụ hàng giả. - Thành phố tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp CNSX HTD trên địa bàn tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và thị trường nước ngoài thông qua quan hệ kinh tế đối ngoại giữa các nước và thủ đô của các nước. - Các hợp đồng liên doanh với nước ngoài được coi trọng điều khoản gắn trách nhiệm của đối tác nước ngoài về tiêu thụ hàng hoá sản xuất ra của liên doanh, đặc biệt chú trọng phần xuất khẩu. - Nhà nước sớm thành lập công ty kinh doanh tài sản xiết nợ được nhà nước cấp vốn điều lệ và được phép huy động vốn để mua lại các tài sản ciết nợ của hệ thống ngân quốc doanh để lành mạnh hoá tình hình tài chính hệ thống Ngân hàng thương mại tạo đà cho các Ngân hàng thương mại có đủ nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp SX HTD. - Tạo môi trường đầu tư thông thoáng nhằm khuyến khích đầu tư kinh doanh phát triển kinh tế. - Cần có biện phàn kinh tế, hành chính hoặc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp lệnh kế toán thống kê, thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp. - Đề nghị uỷ ban nhân dân thành phó Hà Nội thành lập một tổ công tác gồm các ban ngành chức năng có đủ thẩm quyền để giúp Ngân hàng giải quyết những vướng mắc trong sử lý phát mại tài sản thế chấp để nhanh chóng thu hồi nợ quá hạn. Ngân hàng làm tăng thêm nguồn vốn cho vay. Vì trong thực tế hiện nay việc sử lý thêm nguồn vốn cho vay. Vì trong thực tế Ngân hàng làm tăng thêm nguồn vốn cho vay. Vì trong thực tế hiện nay việc xử lý này rất chậm trễ kéo dài, mất nhiều thời gian. 3.3.2 - Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước : Ngân hàng nhà nước là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ và hoạt động Ngân hàng nhằm làm ổn định giá trị đồng tiền thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chỉ nghĩa. Để thực hiện chức năng của mình Ngân hàng nhà nước đề ra các văn bản, chế độ hướng dẫn hoặc bắt buộc các Ngân hàng thương mại phải chấp hành. Tuy nhiên để các văn ản có tínhkhả thi đòi hỏi chúng phải thống nhất và phù hợp với thực tế. Hoạt động của Ngân hàng thương mại vừa phải tuân thủ các quy định của cấp trên vừa phải đả bảo tính cạnh tranh và sự vận động của cơ chế thị trường. Vì vậy với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cơ quan cấp trên mà đề ra các văn bản chế độ không phù hợp và thống nhất sẽ gây khó khăn cho các Ngân hàng thương mại thực hiện. Kiểm soát chặt ché các tổ chức tài chính tín dụng, nước ngoài các Ngân hàng thương mại quốc doanh và ngoài quốc doanh thực hiện theo đúng cơ chế tíndụng chung của nhà nước cải tổ tăng cường công tác thanh tra kiểm tra để từ đó phát hiện ra các sai lầm còn đang tiềm ânr mà các Ngân hàng thương mại chưa biết hoặc cố tình dấu. - Ngân hang nhà nước hoàn tất các khâu công việc chuẩn bị để sớm hình thành phát triển thị trường vốn để có thể huy động vốn của các thành phần kinh tế dân cư vào đầu tư phát triển kinh tế, giảm bớt lệ thuộc vốn của các thành phần kinh tế vào vốn vay Ngân hàng. - Ngân hàng nhà nước cần nới lỏng và tiến tới xoá bỏ các hạn chế về hoạt động và hạn chế về tham gia cổ phần của các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam nhằm thu hút các nguồn vốn từ nước ngoài đầu tư cho các ngành kinh tế trong đó có ngành CNSX HTD. 3.3.3 - Đối với các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bản thành phố. - Phải có sự phối hợp cạnh tranh của các Ngân hàng thương mại trên địa bàn. Cạnh tranh là động lực để tồn tại và chiếm ưu thế vượt trội. Sự cạnh tranh lành mạnh sẽ làm cho tín dụng Ngân hàng phát huy tốt hơn vai trò của mình. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại trên địa bàn diễn ra đa dạng, phức tạp và cũng gây nhiều tác hại cần được chấn chỉnh. Phải nhanh chóng nâng cao khả năng cạnh ranh loại bỏ ngay hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh làm giảm hiệu quả đầu tư tín dụng, thậm chí khó đòi được nợ như hạ thấp các điều kiện cho vay, cho vay đảo nợ để giữ khách hàng...đồng thời các Ngân hàng thương mại trên cùng đại bàn cần thống nhất cơ chế và mở rộng phương thức cho vay hợp vốn vào cùng một dự án, phải luôn tìm khả năng hợp tác với nhau để cùng tồn tại và phát triển. - Cần rà soát lại các quy trinhg nghiệp cụ cho vay ở các Ngân hàng thương mại trên cơ sở nâng cao trách nhiệm cá nhân của người được quyền quyết định cho vay. Việc phân quyền phía quyết định cho vay phải phù hợp với thủ tục của bản thân mỗi Ngân hàng, của cán bộ tín dụng và cán bộ điều hành tín dụng trên cơ sở nămg lực và đạo đức của họ. Cần xác định rõ hội đồng tín dụng trong các Ngân hàng thương mại không phải là tổ chức tư vấn mà phải là tổ chức có trách nhiệm đầy đủ trong xét duyệt từng món vay. 3.3.3.4 - Đối với các doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trên địa bàn. - Trên cơ sở làm tốt công tác tiếp thị theo nguyên tắc “người ta chỉ bán và xuất khẩu những gì mà thị trường trong nước và thị trường ngoài nước cần. chứ không bá và xuất khẩu những gì mình có” - Từ đó xác định một cách có căn cứ khoa học và khả thi phương án mặt hành sản xuất - tức đầu ra của sản xuất. - Thực hiện sớm chủ trương cổ phần hoá d đề sớm hình thành công ty cổ phần CNSX HTD phát hành vổ phiếu huy động và phát triển theo chiều sâu. - Đưa hoạt động doanh nghiệp theo qui chế hoạt động của hội đống quản trị, giám đốc điều hành do hội đồng quản trị cử ra thông qua bỏ phiếu tín nhiệm. Từng bước hình thành đội ngũ giám đốc chuyên nghiệp được tạo ra có hệ thống có năng lực quản lý điều hành các doanh nghiệp CNSX HTD những người có nghề - nghề giám đốc. Kết luận Phát triển công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng trong nền kinh tế nói chung, trên địa bàn Thủ đô Hà Nội nói riêng là một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế ở nước ta trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với thủ đô Hà Nội trong quá trình “Xây dựng Thủ Đô văn minh giàu đẹp”. Nhưng để thực hiện mục tiêu cần phải có sự phối hợp đồng bộ của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức tín dụng và các doanh nghiệp. Trong phạm vi bài viết chỉ mới đề cập chủ yếu tới các giải pháp tín dụng Ngân hàng nhằm phát triển CNSX HTD trên địa bàn thành phố Hà Nội. Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, bài viết đã hệ thống hoá những yếu tố cơ bản về hàng tiêu dùng và SX HTD đặc biệt là xác định vai trò của HTD trong nền kinh tế. Đồng thời nêu rõ vai trò của tín dụng Ngân hàng trong việc phát triển SX HTD. - Thông qua các số liệu thống kê được công bố chính thức bài viết đã phân tích thực trạng SX HTD trên địa bàn thành phố Hà Nội. Trên cơ sở đó tìm ra những tồn tại và nguyên nhân làm cho lĩnh vực SX HTD trên địa bàn phát triển chưa tương xứng. - Qua phân tích tình hình đầu tư tín dụng phát triển CNSX HTD của các Ngân hàng đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đổi mới cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần kinh tế. Bài viết cũng chỉ ra rằng chất lượng tín dụng bảo lãnh phát triển không cân sứng với khả năng quanr lý nghiệp vụ cho vay trả góp còn nhiều sơ hở. Công tác quản lý chưa đồng bộ, pháp luật chưa hoàn thiện không đủ đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động của Ngân hàng thương mại. - Trên cơ sở phương hướng phát triển CNSX HTD thành phố Hà Nội đến năm 2003 và 2010, bài viết đã nêu lên các giải pháp về huy đọng vố và sử dụng vốn trên đại bàn thành phố nói chugn và đôí với các Ngân hàng thương mại ói riêng nhằm tác động tích cực tới một số kiến nghị cụ thể đối với nhà nước, UBNDthành phố đối với Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng thương mại và các doanh nghiệp CNSX HTD trên đại bàn thành phố Hà Nội nhằm tạo điều kiện tiền đề để thực thi các giải pháp nêu trên. Với sự hiểu biết cong hạn chế, tác giả rất mong nhận được nhièu ý kiến đóng góp để bài viết có điều kiện được bổ xung hoàn chỉnh. Tác giả xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới Tiến Sĩ. Nguyễn Thu Thảo người đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành bản bài viết. Cảm ơn các thày cô giáo khoa tài chính Ngân hàng - Khoa sau đại học - Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội - Ban lãnh đạo cơ quan và các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện, động viên giúp đỡ tác giả hoàn thành bản bài viết này. Danh mục tài liệu tham khảo Báo cáo thống kê của ngân hàng nhà nước thành phố Hà Nội các năm 1999 - 2000 - 2001. Báo cáo quy hoạch phát triển công nghiệp nhẹ trên địa bàn Hà Nội - Bộ công nghiệp nhẹ. Báo cáo số 61/BC - VB của UBND thành phố Hà Nội 19 - 5 - 1998. Các mác - ăngghen toàn tập tập 25 NXB chính trị Quốc gia HCM. Các con đường phát triển của ASEAN - NXB Chính trị quốc gia HCM Con đường phát triển của một số nước châu á Thái Bình Dương. NXB Chính trị quốc gia HCM. Các tạp chí ngân hàng, tạp chí thông tin khoa học ngân hàng tạp chí thị trường tài chính tiền tệ các năm 1999 - 2000 - 2001. Các bộ luật: Luật doanh nghiệp nhà nước, luật công ty. luật doanh nghiệp tư nhân. luật phá sản doanh nghiệp. Các văn bản pháp luật về khuyến khích đầu tư trong nước. Chế độ về quản lý tài chính và cổ phẩn hoá doanh nghiệp nhà nước - Bộ tài chính NXB tài chính. Các loại thuyết kinh tế, lịch sử phát triển tác giả và tác phẩm Trường Đại học Kinh tế quốc dân Bộ môn lịch sử và các học thuyết kinh tế NXB Thống kê. Dự báo quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của Hà Nội đến năm 2010 và 2020 UBND thành phố Hà Nội 2001. FS Mish Kim - Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính NXB khoa học kỹ thuật 1998. Kinh tế các nước Đông Nam á - Nxb Giáo dục Hà Nội 2000. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (1999 - 2003) thành phố Hà Nội UBND thành phố Hà Nội tháng 3/1998. Mười năm đổi mới hoạt động ngân hàng nhà nước Hà Nội . Niên giám thống kê 1998 - 2001 cục thống kê thành phố Hà Nội 2001. Quy hoạch tổng thể phát triển khu vực Hà Nội UBND thành phố Hà Nội 2000. Trần Hoàng Kim: Kinh tế Việt Nam chặng đường 1945 - 1998 và triển vọng đến năm 2020 - NXB thống kê 1999. Võ Đại Lược: Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá Việt Nam đến năm 2003 - NXB khoa học xã hội Hà Nội 1999. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII Đảng cộng sản Việt Nam - NXB Chính trị quốc gia HCN - Hà Nội 1999. Văn kiện đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XII. NXB Hà Nội 1999. Viện quy hoạch đô thị nông thôn - quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội. Mục lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0037.doc
Tài liệu liên quan