Luận văn Hành vi chào hỏi của người Việt và hệ thống bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh tiểu học

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 PHẦN NỘI DUNG 8 Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 8 A. CƠ SỞ LÍ LUẬN 8 I. HÀNH VI NGÔN NGỮ 8 1. HVNN – Động từ ngữ vi (ĐTNV), biểu thức ngữ vi (BTNV) và phát ngôn ngữ vi (PNNV) 8 1.1 HVNN 8 1.2 ĐTNV, BTNV và PNNV 9 2. HVNN ở lời trực tiếp và HVNN ở lời gián tiếp 10 2.1 HVNN ở lời trực tiếp 10 2.2 HVNN gián tiếp 12 II. SỰ KIỆN LỜI NÓI 14 1. Tham thoại 14 2. Cặp thoại (cặp trao đáp) 14 3. Sự kiện lời nói 15 1. HV, NGHI THỨC VÀ SKLN CHÀO HỎI TRONG HỘI THOẠI. 16 1. HVCH 16 1.1 HVCH 16 1.2 Hành vi đáp lời chào (hành vi chào hỏi hồi đáp) 17 1.3 HVCH trong hội thoại và phép lịch sự trong giao tiếp 17 2. Nghi thức chào hỏi (NTCH) 19 2.1 NTCH 19 2.2 NTCH trong hội thoại 20 3. SKLN chào hỏi (SKLNCH) 21 B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 21 I. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HS TIỂU HỌC 21 1. Đặc điểm nhận thức 22 1.1 Đặc điểm nhận thức cảm tính 22 1.2 Đặc điểm nhận thức lí tính 22 2. Đặc điểm ngôn ngữ 22 o CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ VIỆC DẠY HỘI THOẠI 23 23 1. Mục tiêu – Nội dung chương trình Tiếng Việt tiểu học 23 1.1 Mục tiêu chương trình Tiếng Việt tiểu học 23 1.2 Nội dung chương trình Tiếng Việt tiểu học 23 2. Hội thoại và hành vi chào hỏi trong chương trình Tiếng Việt tiểu học 25 2.1 Hội thoại trong chương trình Tiếng Việt tiểu học 25 2.2 Hành vi chào hỏi trong chương trình tiểu học 29 3. Bài tập dạy hành vi chào hỏi ở tiểu học 30 II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HỘI THOẠI, DẠY HVCH CHO HS TIỂU HỌC HIỆN NAY 32 1. Thực trạng dạy hội thoại ở trường tiểu học 32 2. Thực trạng học HVCH ở trường tiểu học 34 Tiểu kết chương I 35 Chương II: HVCH CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY HVCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 36 A. HVCH VÀ VĂN HOÁ CHÀO HỎI (VHCH) CỦA NGƯỜI VIỆT 36 I. HVCH CỦA NGƯỜI VIỆT 36 1. Mở đầu cuộc giao tiếp 36 1.1 HVCH trực tiếp và HVCHHĐ 36 1.1.1 Kiểu 1: HVCH có chứa động từ “thưa” 36 1.1.2 Kiểu 2: HVCH có chứa động từ “chào” 38 1.1.2.1 Chỉ có hành động chào 38 1.1.2.2 Hành động chào kết hợp với HĐNN khác 44 1.1.3 Kiểu 3: HVCH có chứa động từ “kính chào” 46 1.1.4. Kiểu 4: HVCH có chứa động từ “chào mừng, chào đón” 48 1.1.5 Kiểu 5: HVCH có chứa cụm động từ “((xin) cho phép) Sp1 được gửi đến (tới) Sp2 lời chào ” 49 1.2 HVCH gián tiếp và HVCHHĐ 49 1.2.1 Dùng lời hô gọi để chào 50 1.2.2 Hỏi để chào 55 1.2.3 Khen để chào 60 1.2.4 Chê để chào 61 1.2.5 Tự giới thiệu để chào 62 1.2.6 Mời để chào 63 1.2.7 Chúc mừng để chào 64 1.2.8 Thông báo để chào 65 1.2.9 Trách móc để chào 66 1.2.10 Xin lỗi để chào 68 1.2.11 Xin phép để chào 68 1.2.12 Chửi để chào 69 2. Kết thúc cuộc giao tiếp 70 2.1 HVCH trực tiếp và HVCHHĐ 70 2.1.1 Kiểu 1: HVCH có chứa động từ thưa. 71 2.1.2 Kiểu 2: HVCH có chứa động từ (xin) chào. 71 2.1.3 Kiểu 3: HVCH có chứa ĐTNV (xin) kính chào 72 2.1.4 Kiểu 4: HVCH có chứa ĐTNV tạm biệt 72 2.2 HVNN gián tiếp và HVCHHĐ 73 2.2.1 Kiểu 1: Hứa hẹn để chào 73 2.2.2 Kiểu 2: Thông báo để chào 74 2.2.3 Kiểu 3: Mời để chào 74 2.2.4 Kiểu 4: Chúc để chào 75 2.2.5 Kiểu 5: Đề nghị để chào 76 2.2.6 Kiểu 6: Xin phép để chào 76 3. Các yếu tố phi ngôn ngữ trong chào hỏi 76 II. NTCH CỦA NGƯỜI VIỆT 78 III. SKLNCH CỦA NGƯỜI VIỆT 78 1. Một số đặc điểm khái quát của SKLNCH 79 2. Cấu trúc của SKLNCH 79 2.1 SKLNCH mở đầu cuộc giao tiếp 79 2.2 SKLNCH kết thúc cuộc giao tiếp 81 IV. VHCH CỦA NGƯỜI VIỆT 84 1. Đặc điểm lời chào của người Việt 84 1.1 Mang tính lịch sử 84 1.2. Chịu sự chi phối bởi mối quan hệ liên cá nhân, tình huống giao tiếp 85 1.3 Có sự khác biệt giữa các vùng, miền, thành thị và nông thôn 86 1.4 HVCH có thể được thực hiện gián tiếp thông qua các HVNN khác 87 2. Sự ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài trong lời chào của người Việt 88 Tiểu kết phần A – Chương II 89 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY HVCH CHO HSTH 91 I. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BÀI TẬP 91 1. Đảm bảo tính khoa học 91 2. Đảm bảo tính sư phạm 92 3. Gợi nhu cầu, hứng thú của HS khi thực hiện bài tập 92 II. GIỚI THIỆU TỔNG THỂ HỆ THỐNG BÀI TẬP 92 1. Giới thiệu tổng thể hệ thống bài tập 92 2. Mục đích xây dựng bài tập 93 III. MÔ TẢ HỆ THỐNG BÀI TẬP 97 IV. SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP 118 Tiểu kết phần B – Chương II 118 CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 119 I. KHÁI QUÁT CHUNG 119 1. Mục đích thực nghiệm 119 2. Đối tượng thử nghiệm 119 3. Nội dung thử nghiệm 119 4. Thời gian thử nghiệm 120 II. TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM 120 1. Chuẩn bị thử nghiệm 120 2. Tiến hành thử nghiệm 120 3. Kết quả thử nghiệm 120 III. KẾT QUẢ RÚT RA TỪ THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 123 PHẦN KẾT LUẬN 125 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

pdf173 trang | Chia sẻ: maiphuongtl | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành vi chào hỏi của người Việt và hệ thống bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
(cô) trình bày những ý kiến, thực trạng dạy học hội thoại của mình. Câu 7: Giáo viên lớp 1 và 2 trả lời Câu 9: GV lớp 2 trả lời Các câu còn lại: Tất cả giáo viên trả lời Nội dung phiếu 1. Đánh dấu X vào câu trả lời thầy (cô) chọn: Theo thầy (cô) mục đích chính để dạy hội thoại là: a. Cung cấp cho HS những kiến thức về hội thoại b. Để HS luyện nói c. Để giúp HS giao tiếp tốt hơn trong các môi trường hoạt động khác nhau 2. Nội dung dạy học hội thoại ở trường tiểu học? Lớp 1: ………………………………………………………………… Lớp 2: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Lớp 3: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Lớp 4: ………………………………………………………………… ………………………………………………………………………… Lớp 5: ………………………………………………………………… 3. Đánh dấu X vào ô chỉ mức độ quan tâm của thầy (cô) (thường xuyên, thỉnh thoảng, không quan tâm) đối với các yếu tố sau khi dạy hội thoại cho HS tiểu học: Mức độ Các yếu tố Thường xuyên Thỉnh thoảng Không quan tâm Nhân vật giao tiếp Nội dung giao tiếp Hoàn cảnh giao tiếp Mục đích giao tiếp Các yếu tố kèm lời và các yếu tố phi lời 4. Theo thầy (cô) HS có hứng thú khi học hội thoại không? 142 A. Có B. Không 5. Đánh dấu X vào chữ cái trước ý kiến mà thầy (cô) đồng ý Thầy (cô) có nhận xét gì về hệ thống bài tập dạy hội thoại trong sách giáo khoa hiện nay. a. Phù hợp b. Chưa phù hợp. Nếu chưa phù hợp, thầy (cô) hãy đề xuất một số biện pháp khắc phục. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 6. Khi sử dụng hệ thống bài tập trong S K để dạy hội thoại, thầy (cô) thường xử lí thế nào? a. Sử dụng nguyên bài tập trong SGK b. Có sửa đổi một số bài c. Sử dụng hoàn toàn bài tập tự thiết kế 7. Khi dạy hội thoại thầy (cô) thường sử dụng những phương pháp dạy học nào? Phương pháp nào được thầy cô sử dụng thường xuyên nhất? ………………………………………………………………………………… 8. Những hình thức dạy học thầy (cô) thường sử dụng khi dạy hội thoại cho HS. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 9. Những khó khăn thường gặp khi thầy (cô) dạy Nghi thức lời nói cho HS. Đề xuất một số giải pháp khắc phục. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 10. Kể tên một số kiểu chào người Việt thường sử dụng mà thầy (cô) biết. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 11. Những tình huống nguời Việt thường sử dụng Nghi thức chào hỏi. ………………………………………………………………………………… 12. Thầy (cô) thường dạy cho HS lớp mình những kiểu chào hỏi nào? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 13. Theo thầy (cô) nên dạy những kiểu chào hỏi nào cho HS tiểu học và nên dạy ở những lớp nào? ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Họ và tên: …………………………………………………………… Trường: ………………………………………………………………… Đang dạy lớp: ………………………………………………………… Chúng tôi chân thành cảm ơn quý thầy (cô) đã nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi trong quá trình điều tra thăm dò ý kiến về thực trạng dạy và học hội thoại nói chung, dạy Nghi thức lời nói (đặc biệt là Nghi thức chào hỏi) nói riêng ở nhà trường tiểu học hiện nay. 143 ĐỀ KIỂM TRA KHẢO SÁT THỰC TRẠNG Họ và tên học sinh: ………………………………………………… Lớp : ………………………………………………… Trường : ………………………………………………… Bài 1: ạch chân những lời chào trong các đoạn sau: a. Lan gặp mẹ của Tuấn ở trường: - Lan: Cháu chào bác ạ. - Mẹ Tuấn: Lan đấy à? b. Lan chuẩn bị đi học - Lan: Mẹ ơi, con đi học nhé. - Mẹ: Con đi học đi. Học ngoan nhé! - Lan: Dạ. Mẹ ơi, bữa nay mẹ rước con sớm nha. - Mẹ: Ừ, mẹ hứa. Chào con gái ngoan. - Lan: Chào mẹ. c. Dắt xe ra cửa, tôi lễ phép thưa: - Thưa ba, con xin phép đi học nhóm. Ba tôi mỉm cười: - Ờ, nhớ về sớm nghe con! (Chị em tôi – Liên Hương) Bài 2: Điền từ hay những lời chào thích hợp vào chỗ chấm: a. Chị tổng phụ trách vào thăm lớp 21: - Chị tổng phụ trách: Chị chào …. - Lớp trưởng: …………. b. Giờ ra chơi, Lan vào phòng cô hiệu phó: - Lan: …… - Cô hiệu phó: Có gì không em? - Lan: Cô ơi, cho con nộp tập của các bạn thi “Vở sạch chữ đẹp ạ”. - Cô hiệu phó: Con để trên bàn đi. - Lan: Dạ. ........ - Cô hiệu phó: Chào con. c. Minh đi học về, đã thấy mẹ Nam đứng trước nhà mình: - Minh: …. - Mẹ Nam: Chào cháu. - Minh: Bác ơi, bác đến nhà cháu có gì không ạ. Cháu mời bác vào nhà. - Mẹ của Nam: Bác đến nhờ cháu xin phép cho bạn Nam mai nghỉ học. Nam bị ốm cháu à. - Minh: Dạ, vâng ạ. - Mẹ Nam: Chào … - Minh: ……… d. Minh và Nam đang chơi, một cụ già đi tới: - Minh: ………… - Nam: Cháu chào cụ ạ. - Cụ già: ……….. 144 Bài 3: Đánh dấu X vào ô trống đặt sau câu chào mà bạn cho là thích hợp nhất trong các tình huống sau: 1. Khi cô chủ nhiệm đến nhà em, em chào thế nào? a. Chào cô.  b. Dạ, em chào cô.  c. Cô ạ.  d. Chào cô kính mến ạ.  2. Khi đi học về, bạn chào bà thế nào? a. Kính chào bà ạ.  b. Bà.  c. Bà ạ.  d. Chào bà thân mến.  3. Khi xin phép mẹ đi chơi, bạn chào mẹ thế nào? a. Con qua nhà bạn chơi mẹ nhé!  b. Con đi chơi đây.  c. Chào mẹ nhé!  d. Kính thưa mẹ cho con đi chơi ạ.  4. Khi qua nhà bạn chơi, bạn và mẹ của bạn rất thân thiết, bạn chào thế nào? a. Cô ạ, có Tuấn nhà không cô?  b. Xin chào cô, có Tuấn nhà không cô?  c. Kính chào cô, có Tuấn nhà không cô?  d. Thân chào cô, có Tuấn nhà không cô?  5. Khi chuẩn bị về nhà, bạn chào bạn của bạn như thế nào? a. Bạn.  b. Bạn ạ.  c. Mình về đây!  d. Thưa bạn mình về.  Bài 4: Thực hành chào và đáp lời chào trong tình huống sau (2 cách): a. Khi bạn xin phép ba đi học. Mẫu: - Bạn: Thưa ba con đi học ạ. - Ba: Con đi học ngoan nha. Cách 1: Em: ............................................................................................................. Ba: .............................................................................................................. cách 2: Em: ............................................................................................................. Ba: .............................................................................................................. b. Khi sang nhà bạn chơi, lúc về em chào bạn như thế nào? Cách 1: Em: ............................................................................................................. Bạn: ............................................................................................................ cách 2: Em: ............................................................................................................. Bạn: ............................................................................................................ 145 ĐÁP ÁN LỚP 1 Bài 1: Nghe và nêu những câu chào trong các đoạn sau: 1. Em chào cô ạ. 2. Chào Hồng – Chào Lan 3. Chào Tuấn – Chào cậu 4. Tuấn – A, Lan 5. Cháu chào bà ạ! – A, cháu của bà. 6. Cháu chào ông ạ! – Chào cháu 7. Cháu chào bác ạ! – Chào cháu Chào bác cháu về ạ! – Chào cháu Bài 2 Lời chào sai Sửa lại 1. Chào mày. Chào Hồng 2. Cô hiệu phó ơi! Con chào cô ạ! 3. Chào ông nội. A, Hùng. 4. Bác Cháu chào bác ạ! Bài 3: Điền từ hay lời chào thích hợp vào chỗ chấm 1. Chào Hồng 2. Chào Hồng – Chào hai bạn 3. Cháu chào bà ạ! – Cháu chào thím ạ! 4. Chào bà cháu đi học ạ! 5. Cháu chào bà ạ! – Em chào chị. 6. Cháu chào chú ạ! – À, chào cháu. 7. Tí. – Em chào chị ạ! Bài 4: Đánh dấu X vào ô trống đặt sau câu chào mà em cho là thích hợp nhất trong các tình huống sau: 1. C 2. D 3. B 4. A 5. B 6. D 7. C 8. B 9. B 10. D Bài 5: Nói lời chào của bạn trong các trường hợp sau: 1. Con đi học bố mẹ nhé! 2. Chào bố mẹ đi học. 3. Mẹ về đi, con vào lớp đây ạ. 4. Chào cậu. 5. Cháu chào bác ạ. Nhà cháu có thư hả bác? 6. Cháu chào cô ạ. 7. Chào em. 8. Chào bà cháu về ạ. 9. Chào chú cháu về ạ. 10. Mình về bạn nhé! LỚP 2 Bài 1: Nghe và nêu những câu chào trong các đoạn sau: 1. Cháu chào bác ạ! – Lan đấy à? 2. Mẹ ơi, con đi học nhé! – Con đi học đi. – Chào con gái ngoan. – Chào mẹ. 3. Bố! – Cháu chào bác ạ! 4. Thưa ba, con xin phép đi học nhóm. - Ờ, nhớ về sớm nha con. 146 Bài 2 Lời chào sai Sửa lại 1. Chị! Em chào chị. 2. Cô hiệu phó ơi! Con chào cô ạ! 3. Bà. Cháu chào bà ạ. 4. Xí, chào chị. Em chào chị ạ! 5. Về nha bà. Chào bà cháu về! 6. Chào con khùng! Chào nha Chào em! Em chào hai anh! 7. Ê! Chào bà chằng! Hồng! Chào cậu. 8. Bà! Cháu chào bà ạ! Bài 3: Điền từ hay lời chào thích hợp vào chỗ chấm 1. các em – Chúng em chào chị! 2. Con chào cô ạ! – Con chào cô. 3. Chào Minh. Mình là Tuấn 4. Em chào hai anh! – Chào hai anh em về ạ! 5. Chào bà và bố con mới đi học về ạ! Bài 4: Đánh dấu X vào o trống đặt sau câu chào mà em cho là thích hợp nhất trong các tình huống sau: 1. B 2. D 3. C 4. A 5. D 6. C 7. B 8. D 9. D Bài 5: Thực hành chào và đáp lời chào trong các tình huống sau (2 cách): 1. Cách 1: Em: Chào bố con đi học! Bố: Chào con. Cách 2: Em: Con đi học bố nhé! Bố: Ừ, con học ngoan nhé! 2. Cách 1: Em: Cháu chào bác ạ. Bác hàng xóm: Ôi, chào cháu. Cách 2: Em: Bác bị bệnh sao đấy à? Bác hàng xóm: Dạo này bác hay đau lưng. 3. Cách 1: Em: Cô ơi! Cô hiệu trưởng: Có gì không em? Cách 2: Em: Con chào cô ạ! Cô hiệu trưởng: Chào con. 4. Cách 1: Em: Cháu chào bác cháu về ạ. Bố mẹ của bạn: Chào cháu. Cách 2: Em: Cháu xin phép bác cháu về ạ! Bố mẹ của bạn: Cháu về, hôm khác lại đến chơi với Hương nha! 5a. Cách 1: Em: Tạm biệt em nha! Em của bạn: Chào anh ạ! 5b. Cách 1: Em: Anh về nha bé! Em của bạn: Anh về ạ. 147 Cách 2: Em: Chào em anh về. Em của bạn: Em chào anh ạ! Cách 2: Em: Anh về đây. Em của bạn: Mai anh lại đến nữa nha! Bài 6: Xử lí các tình huống sau: 1. Trường hợp 1: Em: Cháu chào cô ạ! Mẹ Lan: Chào cháu. Cháu đi học về đấy à? Em: Vâng ạ. Chào cô cháu về ạ. Mẹ Lan: Chào cháu. Trường hợp 2: Em: Cháu chào cô. Sao hôm nay Lan nghỉ học vậy cô? Mẹ Lan: Chào cháu. Hôm nay Lan bị sốt cháu à. Em: Thế bạn ấy khoẻ hơn chưa cô? Mẹ Lan: Cám ơn cháu. Lan khoẻ nhiều rồi cháu ạ. Em: Vậy mai Lan có đi học được không cô? Mẹ Lan: Cô cũng chưa biết. Thôi chào cháu, cô phải đi đây. Em: Cháu chào cô ạ. .... Các tình huống sau tương tự LỚP 3 Bài 1: Nghe và nêu những câu chào trong các đoạn sau: 1. Chào bác sĩ. 2. Chào chị. – Dạ chào mừng quý khách, chúng tôi rất hân hạnh phục vị quý khách. – Chào cô. – Tạm biệt cô nha! Bài 2 Lời chào sai Sửa lại 1. Ê, nhóc, có anh Nam nhà không? Chào em, có Nam nhà không em? 2. Bác sĩ. Cháu chào bác sĩ ạ. 3. Thầy. Em chào thầy ạ. 4. Chào các ông các bà. Cháu chào các ông các bà ạ. Bài 3: Đánh dấu X vào o trống đặt sau câu chào mà em cho là thích hợp nhất trong các tình huống sau: 1. C 2. D 3. B 4. D 5. C 6. A 7. A 8. A 9. A 10. A Bài 5: Thực hành chào và đáp lời chào trong các tình huống sau (bằng 2 cách): 1. Cách 1: Em: Con chào thầy ạ. Thầy: Chào con. 2. Cách 1: Em: Chào cô bé. Bé hàng xóm: Em chào chị. 148 Cách 2: Em: Thầy ạ. Thầy đi dạy mới về ạ? Thầy: Chào em. Thầy mới đi dạy về. Cách 2: Em: Bé đi với ai đấy? Bé hàng xóm: Dạ em đi một mình. Các tình huống còn lại làm tương tự... Bài 6: Xử lí các tình huống sau: 1. Trường hợp 1: Em: Em chào anh ạ. Anh Hùng: Chào em. Trường hợp 2: Em: Anh. Anh Hùng: Em. .... Các tình huống sau tương tự LỚP 4 Bài 1: Nghe và nêu những câu chào trong các đoạn sau: 1. Ôi, các cậu. Vào nhà đi. - Chào cậu. 2. Bà ơi, con giành giải nhất trong cuộc thi cờ vua của trường đấy. - Cháu của bà giỏi quá. 3. Xe làm sao đấy Tuấn? - Cậu mới đến đấy à? Vào nhà chơi đi. 4. Chào chú, chú sang chơi à ? - Hiệp đấy à? Có bố mẹ nhà không cháu? - Chào cháu. - Dạ chào chú. Bài 2 Lời chào sai Sửa lại 1. Bạn. Bạn dạo này thế nào? Chào bạn. Dạo này bạn thế nào? 2. Xin chào cụ ạ. Cháu chào cụ ạ. 3. Chào bà Giang. Cháu chào bà ạ. 4. Thầy. Chúng em chào thầy ạ. 5. Bác ơi, bác bảo vệ ơi. Cháu chào bác ạ. 6. Cô. Về nha cô. Cô ạ. Chào cô ạ. Bài 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ chấm: 1. Em chào chị ạ. – Vậy chào chị em về ạ. 2. Chào em. – Chào thầy ạ. 3. Chúng con chào dì ạ. – Chào hai bạn. 4. Ông ới, ông đã khoẻ chưa ạ? Bài 4: Đánh dấu X vào ô trống đặt sau câu chào mà em cho là thích hợp nhất trong các tình huống sau: 1. C 2. B 3. D 4. C Bài 5: Thực hành chào và đáp lời chào trong các tình huống sau (bằng 2 cách): 1. Cách 1: 2. Cách 1: 149 Em: Chào bạn. Bạn: Loan đấy à? Cách 2: Em: Lan ơi, cho tớ xin lỗi cậu nhé. Bạn: Cậu vào nhà đi. Em: Chào bạn. Bạn: Loan đấy à? Cách 2: Em: Lan ơi, tuần sau đến dụ sinh nhật mình nhé! Bạn: Tuần sau sinh nhật cậu à? Các tình huống còn lại làm tương tự... Bài 6: Xử lí các tình huống sau: a. Em: Tuấn. Bạn: Minh. Cậu mới học về à? Em : Bạn học trường mới thế nào ? Bạn: Cũng vui. Nhưng cũng nhớ lớp cũ lắm. Em : Trong lớp nhiều bạn cũng hay nhắc cậu lắm. Bạn : Vậy à? Cậu còn giận tớ không ? Em : Giận gì cớ ?.... .... Các tình huống sau tương tự LỚP 5 Bài 1: Nghe và nêu những câu chào trong các đoạn sau: 1. Xin lỗi cho tớ đi nhờ với. - Chào cậu. - Lát gặp sau nha. - Vậy cậu đi đi. 2. Cậu đi đâu đấy? - Chào cậu. Tớ qua nhà bà. - Vậy cậu đi đi.- Tạm biệt nha. 3. Đi đâu mà đẹp vậy? - (cười). Tớ qua nhà bà ăn giỗ. - Vậy chào cậu. - Tạm biệt. 4. Chào cậu, chúc mừng cậu đã giành giải nhất. - (cười), nhờ sự cỗ vũ của các bạn đấy. 5. Nga ơi, mai qua nhà tớ chơi nha.- Hồng à, nếu rãnh tớ sẽ qua. - Vậy tạm biệt nha, mai gặp lại. - Tạm biệt. 6. Minh. - Minh à? Cậu vào nhà đi. - Chào cậu. - Vậy cậu về. Bài 2 Lời chào sai Sửa lại 1. Chào mày. Chào Tuấn 2. Thầy. Kính chào thầy. Em chào thầy ạ. Chào thầy ạ. 3. Ê. Chào hai bé. Chào Hồng. Chúc cậu sinh nhật vui vẻ. Chào hai bạn. 4. Thằng quỷ. Chào cậu. 150 Bài 3: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ chấm: 1. Chào cậu. – Chào hai bạn. – Chào Hùng. 2. Chào hai em. – Chúng em chào thầy ạ. – Vậy chào thầy chúng em về ạ. – Chào hai em. Bài 4: Đánh dấu X vào ô trống đặt sau câu chào mà em cho là thích hợp nhất trong các tình huống sau: 1. C 2. C 3. C 4. A Bài 5: Thực hành chào và đáp lời chào trong các tình huống sau (bằng 2 cách): 1. a. Em: Chào liên chi đội trưởng. Hương: Chào đồng chí. b: Em: Hương. Hương: Lan à? c. Em: Chào cậu. Hương: Cậu mới đến đấy à? Các tình huống còn lại làm tương tự... Bài 6: Xử lí các tình huống sau: a. Chào bạn. – Hồng. – Ôi, Hồng. – Trời đất, Hồng. – Chào. – Sao lâu quá không ghé nhà mình chơi, chuyển trường là quên bạn luôn à? .... Các tình huống sau tương tự 151 ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU VÀO Họ và tên học sinh: …………………………………………………………… Lớp: …………………………………………………………………………… Trường: ……………………………………………………………………… Bài 1. Gạch chân những lời chào trong đoạn sau: Lan chuẩn bị đi học - Lan: Mẹ ơi, con đi học nhé. - Mẹ: Con đi học đi. Học ngoan nhé! - Lan: Dạ. Mẹ ơi, bữa nay mẹ rước con sớm nha. - Mẹ: Ừ, mẹ hứa. Chào con gái ngoan. - Lan: Chào mẹ. Bài 2. ạch chân dưới lời chào sai rồi sửa lại cho đúng: Lan đến nhà chị Hương chơi với bé Na: Chị Hương: Chào cô bé. Lan: Xí, chào chị. Sửa lại: …………………………………………………………………………............. Bài 3. Điền lời chào thích hợp vào chỗ chấm Trong lớp học, Minh đang làm quen với Tuấn, cậu bạn mới chuyển đến: - Minh: Chào cậu. Mình là Minh. - Tuấn: ………………………………………………………………… Bài 4: Đánh dấu X vào ô trống đặt sau câu chào mà bạn cho là thích hợp nhất trong các tình huống sau: 1. Khi cô chủ nhiệm đến nhà em, em chào thế nào? A. Chào cô.  B. Con chào cô ạ.  C. Cô.  D. Xin chào cô.  2. Khi sang nhà bạn chơi, em chào mẹ của bạn như thế nào? A. Cháu chào cô ạ!  B. Cháu chào cô!  C. Chào cô!  D. Xin chào cô!  Bài 5: Chào và đáp lời chào trong tình huống sau: Chào bố mẹ của Lan để ra về khi em sang nhà Lan chơi: Em:.............................................................................................................. Bố mẹ của Lan:............................................................................................ 152 PHIẾU BÀI TẬP1 Họ và tên : ................................................................................................................. Lớp : ................................................................................................................. Trường :……………………………………………………………………… Bài 1. Nghe và nêu những lời chào trong các đoạn sau: 1. ………………………………………………………………………… ……..…..................................................................................................... 2. ………………………………………………………………………… ……..…..................................................................................................... 3. ………………………………………………………………………… ……..…..................................................................................................... 4. ………………………………………………………………………… ……..…..................................................................................................... ................................................................................................................... ................................................................................................................... Bài 2: Gạch chân dưới những lời chào sai rồi sửa lại cho đúng: 1. Mai vừa được ba mẹ dẫn đi công viên về. Vào nhà em đã thấy bạn của chị Hai (gặp lần đầu tiên): Mai: Chị! Bạn của chị: Em. Mới đi chơi về à? Sửa lại:…………………………………………………………………… 2. Tại sân trường vào giờ ra chơi: Minh: Cô hiệu phó ơi. Cô: Chào em. Sửa lại: …………………………………………………………………… 3. Tâm qua nhà bà chơi, ở đó em gặp bạn của bà: Tâm: Bà ạ. Bà: Tâm à? Đây là bạn của bà. Cháu chào bà đi. Tâm: Bà. Sửa lại: …………………………………………………………………… 4. Lan đến nhà chị Hương chơi với bé Na: Chị Hương: Chào cô bé. Lan: Xí, chào chị. Sửa lại: …………………………………………………………………… 5. Lan qua nhà ngoại: Lan: Thưa bà con mới qua. Bà ơi, cho mẹ con xin mấy quả ớt. Bà Lan: Lan à. Mở tủ lạnh lấy đi con. Còn gì nữa không con? Lan: Thôi. Về nha bà. Sửa lại: ........................................................................................................ 6. Tuấn và Hùng đang chơi, thấy bé Na đi tới: Tuấn: Chào con khùng! Na: Em chào hai anh! Hùng: Chào em! Em chơi với bọn anh cho vui. 153 Na: Dạ, không. Em phải đi mua đồ cho mẹ. Chào nha! Sửa lại: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 7. Lan và Hồng gặp nhau trong siêu thị, Lan gọi to: Lan: Ê! Hồng: Chào bà chằng. Mình đi lại chỗ kia đây. Lan: Chào bạn! Sửa lại: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 8. Hùng đến nhà Nam chơi, gặp bà của Nam, Hùng chào vội một câu rồi chạy vào chơi game với bạn: Hùng: Bà! Bà Nam: Cháu mới đến đấy à? Sửa lại: ........................................................................................................ 154 PHIẾU BÀI TẬP2 Bài 1: Điền từ hay những lời chào thích hợp vào chỗ chấm 1. Chị tổng phụ trách vào thăm lớp 21: - Chị tổng phụ trách: Chị chào …............................................................. - Lớp trưởng: …………............................................................................ 2. Giờ ra chơi, Lan vào phòng cô hiệu phó: - Lan: ……................................................................................................ - Cô hiệu phó: Có gì không em? - Lan: Cô ơi, cho em nộp tập của các bạn thi “Vở sạch chữ đẹp ạ”. - Cô hiệu phó: Em để trên bàn đi. - Lan: Dạ. .................................................................................................. - Cô hiệu phó: Chào em. 3. Trong lớp học, Minh đang làm quen với Tuấn, cậu bạn mới chuyển đến: - Minh: Chào bạn. Mình là Minh. - Tuấn: ….................................................................................................. 4. Tuấn và Hùng đang chơi, thấy bé Na đi tới - Tuấn: Na à. - Na: …...................................................................................................... - Hùng: Chào em. Em chơi với bọn anh cho vui! - Na: Dạ, không. Em phải đi mua đồ cho mẹ. ………….......................... 5. Em đi học về đã thấy bà ngồi trong nhà nói chuyện với bố: - Em: …………………………................................................................. - Bà: Con mới đi học về đấy à? - Bố: Con vào nhà thay quần áo đi. Bài 2: Đánh dấu X vào ô trống đặt sau câu chào mà bạn cho là thích hợp nhất trong các tình huống sau. 1. Khi cô chủ nhiệm đến nhà em, em chào thế nào? A. Chào cô.  B. Dạ, em chào cô.  C. Cô.  D. Xin chào cô.  2. Khi gặp bạn Hồng (học cùng lớp) ở siêu thị, bạn chào thế nào? A. Thân chào bạn.  B. Xin chào.  C. Ê.  D. Hồng.  3. Khi đi học về, bạn chào bà thế nào? A. Cháu kính chào bà ạ.  155 B. Kính chào bà ạ.  C. Bà ạ.  D. Chào.  4. Khi xin phép mẹ đi chơi, bạn chào mẹ thế nào? A. Con qua nhà bạn chơi mẹ nhé!  B. Con đi chơi đây.  C. Mẹ ạ!  D. Chào mẹ.  5. Khi đến nhà bác chơi, em chào bác thế nào? 1. Cháu kính chào bác ạ.  2. Kính chào bác.  3. Xin chào bác.  4. Cháu chào bác.  6. Khi gặp người bạn nước ngoài trong lớp học nhạc (gặp lần đầu tiên), bạn chào thế nào? A. Chào bạn thân mến.  B. Bạn thân mến.  C. Chào bạn.  D. Bạn.  7. Khi sang nhà Sơn chơi, người ra mở cửa là mẹ của Sơn, em sẽ chào thế nào khi: A. Cô ạ, có Sơn nhà không cô?  B. Cháu chào cô ạ, có Sơn nhà không cô?  C. Cô. Có Sơn nhà không cô?  D. Chào cô. Có Sơn nhà không cô?  8. Khi chuẩn bị về nhà, em chào mẹ của bạn A. Chào cô!  B. Chào cô ạ!  C. Con về cô nhé!  D. Chào cô cháu về!  9. Khi chuẩn bị về, em chào ông thế nào? A. Xin chào ông!  B. Kính chào ông ạ!  C. Chào ông!  D. Chào ông cháu về ạ!  156 PHIẾU BÀI TẬP3 Bài 1: Thực hành chào và đáp lời chào trong các tình huống sau (2 cách): 1. Khi xin phép bố đi học. Cách 1: Em: ............................................................................................................. Bố: .............................................................................................................. Cách 2: Em: ............................................................................................................. Bố: .............................................................................................................. 2. Khi gặp bác hàng xóm ở bệnh viện. Cách 1: Em: ............................................................................................................. Bác hàng xóm: ............................................................................................ Cách 2: Em: ............................................................................................................. Bác hàng xóm: ............................................................................................ 3. Khi bạn gặp cô hiệu trưởng ở trường. Cách 1: Em: ............................................................................................................. Cô hiệu trưởng: .......................................................................................... Cách 2: Em: ............................................................................................................. Cô hiệu trưởng: ........................................................................................... 4. Xin phép bố mẹ của bạn để về nhà Cách 1: Em: ............................................................................................................ Bố mẹ của bạn: ........................................................................................... Cách 2: Em: ............................................................................................................ Bố mẹ của bạn: ........................................................................................... Bài 2: Chọn các câu thích hợp trong bảng sau để điền vào các chỗ trống trong đoạn sau: 157 a. Kể từ khi Lan chuyển trường gần 1 năm, Hồng mới tình cờ gặp Lan ở gần nhà mình: - Hồng: ………………………………. - Lan: Bạn có khoẻ không? - Hồng: ……………………………… - Lan: Mình cũng khoẻ. - Hồng:Bạn học ở trường mới có vui không? - Lan: Cũng vui. - Hồng: Mình phải về thôi, chắc mẹ đang đợi. - Lan: Ừ, cậu về đi. Chào cậu nha! - Hồng: ………………………………… b. Nga! Lan! Tớ đi với chị hai. Còn cậu? Em chào chị ạ! Mình về đi Lan. Ừ, cậu về. Chị và Lan về ạ. Lan và Nga gặp nhau trong công viên: Lan: ………………………… Nga: Cậu đi với ai vậy? Lan: ………………………………. Nga: Tớ đi với bà. Trong lúc đó, chị Lan tới: Nga: ................................................ Chị Lan: Chào em. .................................. Lan: Mình về nha Nga. Nga:.................................................... Chị Lan: Chào em. Nga: ………………………………… Lan! Ôi, Hồng. Mình vẫn khoẻ. Còn bạn? Chào cậu! 158 ĐỀ KIỂM TRA ĐẦU RA Họ và tên : ................................................................................................................... Lớp : ................................................................................................................... Trường : ................................................................................................................... Bài 1: Nghe và ghi lại lời chào trong đoạn sau: ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Bài 2. Gạch chân dưới những lời chào sai rồi sửa lại cho đúng: Tuấn và Hùng đang chơi, thấy bé Na đi tới: Tuấn: Chào con nhóc! Na: Em chào hai anh! Hùng: Chào em! Em chơi với bọn anh cho vui. Na: Dạ, không. Em phải đi mua đồ cho mẹ. Chào nha! Sửa lại: ............................................................................................................................. ............................................................................................................................ Bài 3: Điền lời chào thích hợp vào chỗ chấm Giờ ra chơi, Lan vào phòng cô hiệu phó: - Lan: …… - Cô hiệu phó: Có gì không em? - Lan: Cô ơi, cho em nộp tập của các bạn thi “Vở sạch chữ đẹp ạ”. - Cô hiệu phó: Em để trên bàn đi. - Lan: Dạ. ........ - Cô hiệu phó: Chào em. Bài 4: Đánh dấu X vào ô trống đặt sau câu chào mà em cho là thích hợp nhất trong các tình huống sau. 1. Khi sang nhà Sơn chơi, người ra mở cửa là mẹ của Sơn, em sẽ chào thế nào? 159 A. Cô ạ. Có Sơn nhà không cô?  B. Cháu chào cô ạ. Có Sơn nhà không cô?  C. Cô. Có Sơn nhà không cô?  D. Chào cô. Có Sơn nhà không cô?  2. Khi sang nhà ông chơi, lúc về em chào ông thế nào? A. Xin chào ông cháu về!  B. Kính chào ông cháu về ạ!  C. Chào ông!  D. Chào ông cháu về ạ!  Bài 5: Thực hành chào và đáp lời chào trong tình huống sau (bằng hai cách): Khi sang nhà bạn chơi, lúc về em chào bạn thế nào? Cách 1: Em: ............................................................................................................. Bạn: ............................................................................................................ Cách 2: Em: ............................................................................................................ Bạn: ............................................................................................................ Bài 6: Xử lí các tình huống sau: Em đến chơi nhà bà: - Ngày nào em cũng qua nhà bà. ..................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. - Mỗi tháng mẹ dẫn bạn qua nhà bà một lần. ..................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. 160 VÍ DỤ MINH HOẠ CHO MỘT SỐ KIỂU CHÀO 1. Mở đầu cuộc giao tiếp 1.1 HVCH trực tiếp 1.1.1 Kiểu 1: Kiểu 1: HVCH có chứa động từ “thưa” (1) Đông Hà đứng yên ở ngưỡng cửa. Cậu mợ Phong vào nhà. Cả hai người đều có vẻ mệt mỏi. Ngày chủ nhật đối với người công chức như cậu không phải là ngày dành cho việc đi chơi. Cậu và mợ phải lo cho xong việc sang một sạp hàng để cho mợ buôn bán. Thời buổi khó khăn, một mình cậu lo không xuể gia đình. Đông Hà chào: - Thưa cậu mợ mới về. (Nguyễn Thị Mỹ Thanh – Đông Hà) (2) Nói rồi bà Mây thanh thoát ra đi. Chôn cất xong, mẹ con Huệ mới ra kịp. Chị xin được xé khăn tang, ông Bái đồng ý, nhưng Tuyến phản đối. Minh thay mặt mẹ lên thưa với họ hàng. Lần này chàng trai chủ động tự tin hơn. - Thưa ông bà cô bác. Khi hấp hối cha cháu mới cho cháu hay cháu là con bố Bình. Cháu tin vào sự thật này. Dù họ Vũ không thừa nhận thì đây vẫn là cội nguồn của cháu. Mẹ con cháu ra nhận bà là để hướng về tiền nhân chứ không có ý vụ lợi. Cái lớn nhất cháu được thừa hưởng là dòng máu ông bà truyền cho bố cháu, giờ đây đang chảy trong tim cháu. Cháu sẽ giữ gìn để sự sống của người trường tồn với nhân gian. Mẹ cháu không có di vật nào về câu chuyện tình hai mươi năm trước. Song pháp luật mới cần bằng cớ chứ tình cảm, lương tâm chỉ cần ở lòng thành. (Triệu Huấn – Giấc mộng cuối cùng) (3) Đoán đây là dì Hoa, Lãng Du nghiêng mình chào lịch sự. − Dạ thưa bác. (Hạ Thu – Con gái người tình) (4) Thư ký Giao Nguyệt đứng dậy cúi đầu chào: - Thưa ông trợ lý. (Trần Thị Thanh Du – Giấc mơ áo cưới) (5) Ông Cần đang đặt siêu nước lên bếp dầu, quay lại: (lời mời) - Anh Hảo, anh vào chơi. (Ma Văn Kháng - Mưa mùa hạ) 1.1.2 Kiểu 2: HVCH có chứa động từ “chào” 161 1.1.2.1 Chỉ có hành động chào: 3 dạng a. (Xin) Chào! (6) Chúng tôi đến nơi. Minh đang mắc võng ngủ trưa trên miệng hầm. Thành vừa đụng võng, anh ngồi bật dậy liền. Chào. - Thành nói: Phản ứng nhaỵ dữ ta. Vậy mới là quân sự chớ. Có đồng hương đây. Dậy làm quen đi. (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) (7) Ông Nhì kéo chăn ra khỏi đầu. Không thấy rõ mặt ông, chỉ thấy đôi mày rậm và cái cằm râu lởm chởm. - Xin chào ông Ông trưởng trạm nói và ngồi chực dậy, nhưng ông Là đè tay lên vai ông: - Ông cứ nằm nghỉ. (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) b. Chào + Sp2 (8) Chào các cô! Chào cô Vân! (Ma Văn Kháng – Mưa mùa hạ) (9) Giọng nói quen thuộc từ phía sau vang lên khiến Vân giật mình quay lại. Nàng trố mắt nhìn người quen quen mà lạ đấy. Thanh cũng tỏ vẻ ngỡ ngàng nhưng anh ta không cười và hỏi han nàng như mọi khi mà chỉ nói cụt ngủn một câu “Chào chị”, nét mặt chẳng rõ cảm xúc. (Trần Thu Trang – Phải lấy người như anh) (10) Một người đàn ông trắng, nhỏ con ra đón chúng tôi. Anh bắt chặt tay chín Khương: - Chào anh Chín. - Ờ! Tụi bây có nhà đủ mặt hết hả? (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) (11) Chợt nhìn thấy Phan Thanh nàng dừng lại nửa chừng, đôi mắt tròn xoe ngơ ngác. Phan Thanh cũng lật đật đứng dậy gật đầu chào. − Chào Hoài Thương. (Hạ Thu – Con gái người tình) (12) “Chào các anh”. Người đàn ông đen nhẻm, gầy đét kia chợt khựng lại. Khuôn miệng anh ta tròn vo: “Ơ… Hà…”. Giọng nói ấy trong thoáng chốc làm cho Hà chấn động tâm can. 162 Cô định thần nhìn kỹ người xưa: “Không ngờ gặp lại Phong”. Chủ tịch xã xởi lởi xoa tay: “Ủa, hai người biết nhau à? Vậy tôi khỏi giới thiệu. Tôi nói mục đích chính thôi nhé, hoàn cảnh của anh Phong đây tội nghiệp quá…” (Đỗ Thị Thanh Hương – Cố nhân) (13) - Chào cô gái làng Lim. - Chào hai anh. Hai anh đến có việc gì mà sớm vậy? (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) (14) Có tiếng chân lại gần… - Ồ, chào anh, chúng ta lại gặp nhau. Thanh ngẩng lên rồi đứng hẳn dậy, trước mặt chàng là đôi vợ chồng người Ý hôm qua. Họ mặc đồ tắm, không có vẻ gì khó chịu vì gió lạnh. (Trần Thu Trang – Phải lấy người như anh) (15) Thế mà hôm nay, ngay phút đầu, ông đã lấy trong cặp da ra một đống tài liệu to tướng, để sẵn trên bàn - Chào cô Dung. Ta bắt đầu nhé. Cô sẽ được giao những việc sau đây. Tôi mong rằng việc này không quá khả năng của cô, và cô có thể giúp ích cho tôi trong công việc sự vụ. (Nguyễn Hộ – Cô thư kí xinh đẹp) (16) Thiệt là trái đất tròn ! - Chị khỏi phải nói! Đây là Lắm, bạn thân của em, nó làm việc và ở chung nhà với em. Nhiều nhìn Lắm, rồi nói: - Chào cậu! - Chào chị! Lắm thấy Nhiều tay xách tùm lum. Cậu ta nhếch miệng cười, bộ điệu ga- lăng, liền nói:… (Việt Dương Nhân – Hoa tuyết đêm xuân) c. Sp1 + chào + Sp2 (17) Từ hôm Tân đi, hôm nay Hà mới đèo cu Nghĩa đến thăm bà Khương. Trong khi Hà đang dựng xe thì Nghĩa đã tới bên bà Khương chào: - Cháu chào bà ạ. 163 Bà Khương buông cành bưởi ngoái lại đang ngờ ngợ chưa kịp nói gì thì Hà cũng nhẹ nhàng chào: - Con chào bác ạ. - Vâng … Chào chị. (Nguyễn Thị Ngọc Trâm – Hương thị) 1.1.2.2 Hành động chào kết hợp với hành động ngôn ngữ khác a. Chào kèm theo hỏi (18) Khi chị vác đòn xóc quay trở lại gánh lượt thứ tư thì đầu máy đã kề ngay cạnh đường, chưa kịp nhận ra người lái là ai một giọng nói rất trẻ đã hỏi trước: - Chào cô Thoa, cô vẫn khỏe chứ? Chao ôi, anh ấy đây rồi, anh Doãn, con người mà từ hơn hai tháng nay chị chưa gặp mặt, nhưng không lúc nào không nhớ tới. Doãn quấn miếng vải dù trắng quanh cổ, bộ quần áo xanh và chiếc áo trấn thủ mặc ngoài loang lổ những vết đen của dầu máy giặt không sạch, đang nghiêng đầu nhe hàm răng nhỏ và đều nhìn khắp lượt cả mấy chị em. - Cám ơn anh, em thì bao giờ cũng khỏe. Các anh mới về đêm qua? (Nguyễn Khải – Chuyện người tổ trưởng máy kéo) (19) Cơm tối xong, tôi thay đồ, quần đen áo trắng, tóc chải rẽ ngôi rất phong lưu lững thững lên phòng thủ trưởng. Tới cửa phòng, tôi khựng lại, chút suy tư hiện trong đầu. Đích thị là con gái của thủ trưởng rồi. Mình đến một mình thế này mọi người cho là đánh quả lẻ. Nghĩ vậy, tôi liền quay về gọi thêm lão đồng hương. Lỡ xảy ra chuyện gì sẽ có đồng hương cùng gánh đỡ. Cửa phòng mở. Ánh điện từ trong hắt ra kẻ một đường sáng chạy xuống chân đồi. Thấy hai chúng tôi xuất hiện, Trung đoàn trưởng vẫy tay mời vào. - Chào các cậu, các cậu thấy đặc sản quê hương tớ thế nào? Chúng tôi khép nép ngồi vào ghế đối diện. Mắt sáng lên khi thấy cái điếu cày tre nhẵn thín nạm inox bóng loáng dựng ngay đầu bàn. Tôi nghĩ bụng, thủ trưởng đúng là một tay thuốc lào có hạng, lại cho lính cả bánh thuốc đủ thấy quý lính đến mức nào. Thấy hai chúng tôi ngắm nghía cái điếu, Trung đoàn trưởng Ngô khẽ mỉm cười. - Đồ xịn đấy! Mời các cậu! (Nguyên Thanh – Sợi tóc) 164 (20) - Chào hai em, hai em to nhỏ gì đấy? - Đàm vừa nói vừa dắt thẳng chiếc xe mini Tầu, trên xe thò ra chùm dâu da xoan. (Nguyễn Thị Thu Huệ - Xin hãy tin em) (21) Ông Ngộ gọi mấy món trên. Hai cha con đang ngồi ăn. Liễu ngồi quay mặt ra ngoài, cô nhìn thấy bà Trầm bưng mấy hộp bánh trên tay. Liễu nói với cha: - Ba, ba. Má anh Thăng kìa ba. Bà Trầm vừa bước vô. Liễu cười và chào: - Dạ, thưa dì Trầm. Dì bỏ bánh ở đây hả? - Ừa, sẵn có xe của thằng Thăng, dì nhờ nó chở lại đây để khỏi đi Mê- trô. Trời lạnh quá ! - Dạ, thưa ba, đây là má của anh Thăng... Dạ, thưa dì Trầm, ba con đó dì. (Việt Dương Nhân – Tình thắm đêm xuân) 1.2 HVCH gián tiếp 1.2.1 Dùng lời hô gọi để chào (22) Đã hai ngày Sìn lang thang trong thị trấn. Rựợu cất bằng hạt mã sa giúp Sìn đi tìm Seo Ly không biết mệt. Ngày thứ ba thì Sìn thấy Seo Ly run bần bật phía sau nhà thờ đá với một chiếc áo mưa mỏng tang trên người. Seo Ly choàng dậy toan chạy, nhưng Sìn đã kịp giữ lại: - Seo Ly! Seo Ly! - Mày về đi Sìn à. - Seo Ly! Về đi... - Tao không về đâu, tao cũng không lấy được mày nữa đâu. (Nguyễn Xuân Thuỷ - Rừng mã sa hoa đỏ) (23) Khi Thường gặp chú, chú đang dắt chiếc xe kẹo kéo đi ra từ một con hẻm nhỏ, với chiếc thùng gỗ giăng đầy những đèn màu chớp nháy và tiếng nhạc xập xình phát ra từ cặp loa tăng âm hết cỡ. Chú Kiến nhìn thấy Thường trước. Chú kêu: - Thường! Nghe tiếng kêu, Thường ngạc nhiên quay lại và sau khi chớp mắt hai, ba cái, Thường mới nhận ra người quen và mừng rỡ chạy lại: - Chú! (Nguyễn Nhật Ánh – Bong bóng lên trời) 165 (24) Lúc ấy, ngoài cửa buồng có tiếng dép bước vội vàng. Người phụ nữ quay ra cửa, chưa kịp cất tiếng gọi thì một người phụ nữ trẻ, thanh mảnh đã nhanh nhẹn bước vào. - Chị Lý! - Người phụ nữ mới vào không giấu nổi sự mừng rỡ, thật thà. - Chị về muộn thế! Ối, chị sắm Tết nhiều thế kia à! Em rút bếp điện từ nãy cơ. (Ma Văn Kháng – Mùa lá rụng trong vườn) (25) Viễn lừng chừng trước cánh cổng rộng mở, hai bên những khóm cây nhót đang mùa quả chín trĩu cành. Có tiếng cần kéo nước vừa kít lên đã lắng ngay. Tiếng cần múc nước mách bảo Viễn giếng khơi vẫn ở chỗ cũ. Bước vào đến giữa sân Viễn thấy Làn đã đứng trước cửa nhà. - Anh Viễn... - Vâng – Viễn chỉ “vâng” được thế, cúi đầu như đứa em ham chơi bỏ nhà đi trở về đứng trước người chị nghiêm khắc. (Trần Văn Thước – Người trở lại) (26) Đúng là May rồi! Khuôn mặt ấy, đôi mắt một mí lanh lợi bạo dạn ấy, dáng người ấy… tôi chả còn nghe được May nói gì mặc dù ngồi kề ngay chiếc loa thùng. Giờ giải lao, tôi đứng chặn ở cửa. May như thả bước ra. - May! – Tôi gọi khẽ, tim đập thình thịch. - Ấy dà! Ai thế này? Anh Tuấn phải không? Phải rồi, thật rồi!… May cuống lên, ngỡ ngàng nhìn tôi. (Đỗ Bích Thuý – Hoa bạc hà vẫn nở) (27) Đang lúi húi nấu cơm sau bếp, nghe chuông cửa kêu binh bong, bong bong, Như Thủy vội lau tay vào chiếc khăn, và chạy lên nhà . Mắt Thủy sáng lên mừng rỡ – Ôi ! Bà Nội – Chỉ kêu được có thế, Như Thủy nhào tới ôm chầm lấy bà Hiền, cô mếu máo: - Con nhớ nội quá hà. Nội vô, sao không báo tin để chị em con ra đón. – Bà Hiền mắng đùa: - Coi kìa, con gái sắp lấy được chồng, còn mít ướt . Mời khách vào nhà chớ con. Đang giọt ngắn giọt dài, nghe nội nhắc, Như Thủy vội rời vai nội, cô chớp mắt, làm rơi những giọt lệ chưa kịp lau. Một đôi mắt rất sáng trên gương mặt hoàn hảo đang nhìn cô đầy tinh quái. Như Thủy quẹt nhanh những giọt nước mắt: (Hồng Kim – Ánh mắt đa tình) (28) Vừa lúc nghe cánh cửa buồng bên này bị giật mạnh, Trọng liền ngoảnh lại, đứng dậy, cất tiếng reo vồn vã: - Bác Tiễu! 166 (Ma Văn Kháng – Mưa mùa hạ) (29) Ai đạp xe đi đàng trước giống như là Diễm Phúc. Đúng nó rồi! Đông Hà chạy lẹ lên gọi. Diễm Phúc quay lại, mừng rỡ: - Đông Hà! - Mi đi đâu vậy? - Tới nhà mi chứ đi đâu. Tao ngồi ở nhà không được. - Sao vậy? (Nguyễn Thị Mỹ Thanh – Đông Hà) (30) Mới chớm tối, gió thổi vào mặt đã tê buốt, trời xanh lạnh lẽo dầy đặc những vầng sao. Từ đầu nhà mùi lá sả bỗng bay lên ngây ngất, say say như mùi tóc đàn bà. Khôi định đứng dậy thắp đèn làm việc chợt thoáng thấy bóng Thoa từ phía nhà ăn đi lướt qua, thân hình tròn lẳn, mỗi bước đi các bắp thịt như nẩy lên trên đôi guốc gót cao. Anh để đèn sang một bên, gọi qua khung cửa sổ: - Cô Thoa! Thoa ngơ ngác rồi ngoảnh lại phía gọi: - Ai đấy? - Tôi đây! Nhờ cái này một tí. Thoa ngần ngừ một chút: - Anh Khôi phải không, em cất bát đã nhé. (Nguyễn Khải – Người tổ trưởng máy kéo) (31) Sao mầy không cho tao biết là mầy có bà con ở bên Tây? - Tại tao tưởng không bao giờ gặp lại. Mà bữa nay chỉ hiện hình lên đàng kia kìa ! - Ừ! Thì mầy gọi chỉ đi ! Lung liền gọi lớn: - Chị Hai Nhiều! Chị Nhiều! - Nhiều ngẫng đầu xoay lại nhìn nhìn, nàng thấy Lung bèn mừng vui mà kêu hỏi lớn: - Lung ! Trời đất ơi ! Em ở đâu vậy? (Việt Dương Nhân – Hoa tuyết đêm xuân) 1.2.2 Hỏi để chào 167 a. Hỏi làm quen để chào (32) - Anh tên là gì? - Tên Trai, Trai đáp. - Còn tui tên là Gái Trai lắc đầu không tin. Nhưng cô gái nói quả quyết - Tui không giỡn đâu nha, tên cha mẹ đặt sao để vậy, không có sửa. Chưa cần. Khi nào đi bán bia ôm như con Lèo thì sửa tên lại là Mộng Ngọc cũng còn kịp. (Nguyễn Hộ - Chim phóng sinh) b. Hỏi thăm để chào (33) Vân viết mấy chữ nhắn lại cho Thìn về việc mình đi Sapa rồi đeo ba lô, khoác túi máy ảnh ra cửa. Một người hàng xóm đang chờ thang máy thấy nàng liền chào hỏi xã giao: - Cô Vân đi đâu muộn thế? - Dạ, cháu ra ga đi Lào Cai thực tế sáng tác. Bác đi tập thể dục? (Trần Thu Trang – Phải lấy người như anh) (34) Người phụ nữ đầu đội mũ lưỡi trai, mặt bịt kín khẩu trang, tay cầm chổi. Búi tóc to, nặng tựa sau gáy, thoảng mùi hương gió sông Hàn mê hoặc. Tôi rùng mình. - Hoá ra em làm việc ở đây? Được bao lâu? - Hai năm rồi. Em thích công việc này, quét lá rơi trên vỉa hè dọc bờ sông. Lá kiêu bông, lá bồ đề, ngày nào cũng rơi. - Để làm gì? (Kiều Bích Hậu – Gió sông Hàn) (35) - Làm sao mày khóc? Tao thấy đến mẹ mày ốm ở quê mày cũng không khóc cơ mà? - Thanh ngây mặt nhìn Hoài đang chống tay, lồm cồm bò dậy. - Anh Thắng bỏ tao rồi! Giọng Hoài hơi ngạt đi. (Nguyễn Thị Thu Huệ - Xin hãy tin em) (36) Ông giở chiếu ra cho thấy một ông lão có thân hình đồ sộ như một con gấu bị thương đang nằm im, mắt nhắm ghiền. - Sao vậy anh Tư? Ông lão trở mình một cách nặng nhọc nhưng không mở mắt, giọng ngái ngủ. 168 - Có sao đâu mậy. Hết oanh thì phải liệt thôi. Mày sao không ở ngoài Huế luôn đi, về đây làm gì? (Nguyễn Hộ - Hẻm sâu) c. Hỏi về hành động đang diễn ra với Sp2 (37) Sư Tịnh hỏi: - Ông giáo hôm nay không lên lớp à? Ông giáo Hội cười, lộ chiểc răng khểnh. Ông giáo Hội bảo: - Bạch thầy, hôm nay tôi không có giờ. Chẳng là có chai rượu của cậu học trò mang biếu. Nghĩ uống rượu một mình buồn nên mang lên chùa uống với thầy. Có được không ạ? Sư Tịnh bảo: - Được. (Nguyễn Huy Thiệp – Chăn trâu cắt cỏ) (38) Có tiếng nổ phạch phạch đặc trưng của một chiếc Vespa cổ vang lên ngay trước mặt làm Vân rời mắt khỏi những cành lộc biếc. Thanh, complet cà vạt chỉnh tề, đang cưỡi một chiếc Standard sơn sọc đen trắng kiểu ngựa vằn rất điệu. Anh ta ngồi nguyên trên xe nhìn nàng hỏi với giọng vui vẻ: - Chị trốn văn phòng à? Vân cười, không trả lời mà hỏi lại: - Cậu cũng thế? (Trần Thu Trang – Phải lấy người như anh) d. Hỏi – xác nhận để chào (39) Có vài tiếng lao xao. Có vài tiếng cười khúc khích. Hình như có cả lời bình phẩm. Tôi đứng yên, không một cảm nghĩ, cho đến lúc vị giáo sư rời bàn tiến đến gần tôi. Người gỡ cặp kính già ra, nhìn tôi đăm đăm. Tôi bỗng muốn kêu to lên một tiếng. Nhưng cổ họng như đã nghẹn cứng. Thầy tôi ngờ ngợ hỏi: - Anh…, con có phải là Nghiêm đây không? Cảm xúc như sắp vỡ bờ, tôi cúi đầu đáp: - Dạ thưa thầy, đúng con là Nghiêm đây thầy ạ. - Nguyễn…Văn Nghiêm phải không? - Dạ. (Nguyễn Thị Mỹ Thanh – Khúc lan can gãy) 169 (40) Sư Tịnh bảo: - Năng đấy à? - Vâng. Sư Tịnh: - Đi cắt cỏ à? - Vâng. (Nguyễn Huy Thiệp – Chăn trâu cắt có) (41) Chính lúc ấy chú Hà hỏi, cái lời lạnh như đêm sương muối: - Ai như anh Tính? - Gì đấy? Ai hỏi gì? - Tôi đây! - A ông. Con tưởng ai. Con vừa mới về … (Lê Lựu – Thời xa vắng) (42) Huệ ngồi trên võng, anh chàng kia đứng sau lưng đẩy cánh võng, họ đang rất vui vẻ. Thấy có tiếng động, người con trai quay lại, chẳng biết hắn có nhận thấy ánh mắt căm uất của tôi không mà lại tỏ ra vui sướng reo lên: “Kìa Thành, Thành ghi ta phải không?” A, thì ra thằng Dung. Dung có biệt danh “chim gái” của đại đội 27… (Nguyễn Thành Đô – Cây đàn ghita) 1.2.3 Mời để chào (43) Bác Vĩnh! Hãy vào uống nước đã nào! (Ngọc Giao – Cô gái làng Sơn Hạ) 1.2.4 Trách móc để chào (44) Tám liêng liếng con mắt nhìn lên đầu máy, tiếng nói cứ như nổi bập bềnh trong bụi sương: - Anh tổ trưởng trẻ tuổi ơi, sao các anh ra muộn thế, chờ sưng cả mắt lên đấy! Cái con bé chanh chua này, chưa bao giờ nó nói được một câu đứng đắn với người khác. - Liệu có đốt kịp cho chúng tôi cày không đấy, vài ngọn lửa lèo tèo như trò trẻ. (Nguyễn Khải – Chuyện người tổ trưởng máy kéo) 170 (45) Ni đạp xe về nhà Tiến: "Sao Tiến không tới nữa?" Ni trách, rồi kể lể với Tiến. (Trần Thuỳ Mai – Cha nuôi) 1.2.5 Xin lỗi để chào (46) Con bé đang ngồi bó gối nhìn ngơ ngáo kia rồi, chắc là nó bực nàng lắm, vì xưa nay nó rất đúng giờ mà. Nàng dựng xe, không thèm khoá cổ, chạy ào về phía bạn: - Chủ nhật mà vẫn tắc đường. Đến là bực! Xin lỗi mày. - Không sao. Tao không bận gì, ngồi đây ngắm đường phố cũng vui. (Trần Thu Trang – Phải lấy người như anh) (47) - Xin lỗi các bà, cho tôi cái ký hoạ về những đường gân, múi bắp ở chân các bà bện vít như thanh thép xoắn, đầu các bà đội thúng phân bón nghiêng như tháp piza mà không thể đổ, nhá! - Ông phải gió à, sáng sớm đã mò sang đây rình. - Không rình sao tìm được cái đẹp. À này cô Lan, chốc nữa làm mẫu cho tôi bức nuy được không? (Nguyễn Quốc Hùng – Những người đàn bà trên sông) (48) Đang suy nghĩ miên man thì anh Thơ bước vào. Tôi giật mình đứng dậy. Anh đến bắt tay tôi: - Xin lỗi đồng chí nhé! Vì phải giải quyết công việc gấp nên đến trễ một chút. - Dạ. Tôi lễ phép nói: - Có gì đâu. (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) 2. Kết thúc cuộc giao tiếp 2.1 HVCH trực tiếp (49) Thôi, em vào lớp đi kẻo trễ. Có tin gì cô sẽ báo cho các em sau. Nhớ nhé, kỳ nầy mà bận chuyện riêng nữa thì cô giận luôn đó! - Dạ. Thưa cô em đi. (Nguyễn Thị Mỹ Thanh – Đông Hà) (50) Ba đứa con anh Bường líu ríu: Con chào bố. Anh Bường bảo: Vâng! Chào các ông các bà! Các ông các bà ăn no ngủ khỏe. Bố phải xa mẹ lăn lóc trên đường. (Nguyễn Huy Thiệp – Những người thợ xẻ) 171 (51) “Ông” tên là Nguyên, đừng gọi vậy tổn thọ Nguyên hết. Coi nè, một tay bé cầm tách cà phê, một tay cầm đĩa donut còn tay nào nữa đâu mà ôm sách đây. Hồi nãy Nguyên có gọi đó chứ nhưng bé nhìn qua kênh Nguyên một cái rồi bỏ đi tiếp, Nguyên đâu còn sự lựa chọn nào khác đâu. Mà thôi, sách nè, Nguyên có giờ rồi, chào cô bé nha. Hắn vụt chạy xuống lầu, tiếng “cảm ơn” của Lam còn vướng ở cổ... (Hoa Niên – Mùa hoa tuyết) (52) Tôi ngáp rồi đứng dậy dọn đồ đạc vào ba ga xe đạp. - Chào anh nhé! Tôi chào người lính gác, dắt xe ra đường, theo con lộ, cặp bờ sông, phóng về thành phố Hải Phòng. (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) 2.2 HVCH gián tiếp a. Chúc để chào (54) Tôi tưởng Khải cự anh một trận nhưng anh cười. Tôi nghĩ “Có thể tay này giả bộ nhưng trái tim thì gửi cho chị Y Mỹ”. (…). Tôi giơ tay cao lên: - Chúc mọi việc như ý! (Hàn Thế Khương - Sài Gòn mùa mai nở) (55) Phước bị chỉnh, biết thân tự rút êm. Anh đến nắm chặt tay tôi: - Tần đi mạnh khoẻ nghen! Chúc về đến Nam Bộ. Tôi xiết tay anh: - Chúc anh một ngày gần đây trở về Nam. (Hàn Thế Khương – Sài Gòn mùa mai nở) b. Đề nghị để chào (56) Tối qua nàng lục nó ra, nghĩ bụng đem cái này tặng cô nàng đỏng đảnh cho yên chuyện! Chìa hộp nước hoa trước mặt Hạnh Phương, nàng cười ngọt nhạt: - Chị gửi bạn mua ở sân bay đấy, không sợ hàng trôi nổi đâu. Chúc mừng sinh nhật, tiểu thư! “Tiểu thư” toét miệng cười vẻ hài lòng lộ rõ. Cầm lọ nước hoa làm điệu bộ đưa lên mũi ngửi rồi cô nàng thẽ thọt nói: - Tối chị qua sàn Millenium nhé, em tổ chức ở đó. Cấm vắng mặt đấy! (Trần Thu Trang – Phải lấy người như anh) c. Xin phép để chào 172 (57) Mô phật”, nhà sư đặt lên mặt bàn chiếc túi xách nhỏ: “Anh nhà đang rất bận việc không về cùng được. Anh có thư gửi chị ở trong túi này. Cảm ơn chị và các cháu. Tôi có việc gấp, xin phép phải đi ngay”. (Trần Văn Thước – Vợ chồng phó mộc) (58) Ông mệt mỏi buông người xuống ghế, nhắm mắt lại. Tôi nói: - Thưa thầy, con đã trình bày tình trạng ấy cho thầy rõ, vì con là trưởng lớp, hay đúng hơn, con là học sinh của trường, con không thể làm ngơ. Bây giờ xin phép thầy cho con về. - Cám ơn anh, anh về nhé! (Nguyễn Thị Mỹ Thanh – Khúc lan can gãy) 3. Các yếu tố phi ngôn ngữ (59) Khánh Dung mỉm cười rạng rỡ, gật đầu chào Tuấn Kha xong, nàng mới quay qua nói với Phan Thanh: (Hạ Thu – Con gái người tình) (60) Nàng quay lại nhìn vào cửa hàng kính thời trang và thấy ngay Hạnh Phương, cô con gái của bà chủ công ty nàng, đang đứng tươi cười trong bộ váy yếm bò nhí nhảnh. Thấy Vân đã nhìn ra mình, Phương duyên dáng gỡ cặp kính màu hồng đang thử ra khỏi mắt và kéo tay người đứng cạnh. Vân không có ý định bước vào cản trở việc cô chủ làm điệu với… vệ tinh nên chỉ giơ tay chào và tỏ ra hết sức thân thiện tươi tỉnh. Chợt nụ cười của nàng kém rạng rỡ đi một chút khi ánh mắt nàng lướt sang anh chàng tháp tùng Hạnh Phương. Anh chàng đầu đinh quần túi hộp lúc sáng cũng đang hết sức thân thiện và tươi tỉnh cười với nàng. Chỉ vào đồng hồ ra hiệu như mình có hẹn, Vân giơ tay vẫy vẫy chào Phương và cất bước sang bên kia đường. Nàng lẩn vào đám người xếp hàng mua kem đông nghịt. Nàng đã thừa kinh nghiệm với cái trò làm bộ làm tịch gọi người quen khi đang đi với đàn ông rồi! Chắc chắn người quen ấy sẽ đóng vai một mảnh vải xanh nhợt nhạt làm phông nền, hoặc cái bậc vàng sang trọng để người gọi leo lên, tuỳ vào hoàn cảnh. Hoàn cảnh của nàng lúc này có lẽ là cái phông nhợt nhạt thôi. Lại còn cả cái gã vệ tinh của Phương nữa chứ. (Trần Thu Trang – Phải lấy người như anh) 173

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHanh vi chao hoi cua nguo.pdf
Tài liệu liên quan